Page 4 of 4 FirstFirst 1234
Results 31 to 36 of 36

Thread: Bầu Cử Tổng Thống ở Mỹ 2012

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bầu Cử Tổng Thống ở Mỹ 2012
    Nếu kết quả bầu cử bất phân thắng bại ...

    Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
    2012-11-06

    Trong ít phút đồng hồ nữa, phần lớn các pḥng phiếu ở miền Đông sẽ đóng cửa, các pḥng phiếu ở miền Tây th́ v́ lư do giờ giấc chênh lệnh nên sẽ đóng cửa trễ hơn khoảng 3 tiếng đồng hồ.


    Người dân Mỹ xếp hàng đi bầu Tổng thống tại Arlington, Virginia sáng 06/9/2012
    Nếu mỗi ông giành 269 phiếu ...

    Suốt ngày hôm nay, các cuộc thăm ḍ được thực hiện với cử tri sau khi họ rời pḥng phiếu cho thấy số người bỏ phiếu cho ông Barack Obama của đảng Dân Chủ cũng đông, số người ủng hộ ông Mitt Romney của đảng Cộng Ḥa cũng nhiều. Chính điều này khiến cho cuộc bầu cử năm nay trở nên sôi động hơn so với những cuộc tranh cử trước đây, và biết đâu chừng tối nay sau khi cuộc kiểm phiếu kết thúc, không ông nào có được 270 phiếu đại cử tri để trở thành nhà lănh đạo nước Mỹ.

    Giả sử điều đó xảy ra, mọi chuyện sẽ trở nên rắc rối. Lư do là v́ nước Mỹ không bầu tổng thống dưới dạng phổ thông, tức là ông hay bà nào nhiều phiếu nhất sẽ đắc cử, mà bầu dưới dạng cử tri đoàn. Nói đơn giản là thế này: cử tri từng bang bỏ phiếu chọn một ứng cử viên, và trên nguyên tắc, cử tri đoàn sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đó.

    Nước Mỹ có 50 bang, nhưng chỉ có 26 bang có luật bắt buộc cử tri đoàn phải bỏ phiếu theo ư dân, thí dụ: dân chọn ông Obama, cử tri đoàn phải bỏ phiếu cho ông Obama, dân chọn ông Romney, cử tri đoàn phải bỏ phiếu cho ông Romney, 24 bang c̣n lại không có luật quy định điều đó, tức “trên nguyên tắc” 256 người được chọn vào cử tri đoàn của những tiểu bang này muốn bỏ phiếu cho ai th́ bỏ. Xin nói rơ hơn: thông thường, cử tri đoàn ở 24 tiểu bang này cũng bỏ phiếu cho ứng viên được đa số cử tri toàn tiểu bang chọn, nhưng chỉ cần 1 hoặc 2 người quyết định bỏ phiếu theo ư riêng của họ, kết quả cuộc bầu cử sẽ trở nên… khác hẳn ngay. Điều đó có nghĩa là nếu có một ông hay một bà nào xé rào, t́nh h́nh có thể sẽ đổi khác hẳn.

    Đó là chưa kể đến luật bầu cử ở hai tiểu bang Maine và Nebraska. 2 tiểu bang này c̣n có luật chia phiếu cử tri đoàn cho từng đơn vị bầu cử. Tôi xin lấy tiểu bang Nebraska làm thí dụ. Đây là tiểu bang được dự báo sẽ bỏ phiếu cho ông Romney của đảng Cộng Ḥa, giả sử ông Romney thắng ở Nebraska và có đúng 270 phiếu cử tri đoàn, nhưng v́ tiểu bang này chia phiếu cử tri đoàn cho các đơn vị bầu cử, do đó chỉ cần đại diện đơn vị Obama quyết định ủng hộ ông Obama, lấy lư do vị tổng thống đương nhiệm thắng ở thành phố này, lúc đó ông Romney đang từ 270 phiếu xuống c̣n có 269 phiếu. Hai ông sẽ huề nhau, nước Mỹ vẫn chưa có tổng thống.

    Cả 2 đảng Dân Chủ và Cộng Ḥa phải t́m đủ mọi cách để ngăn chận chuyện xé rào. Ngăn chận bằng cách nào? Câu trả lời là họ phải t́m đủ cách để đảm bảo chuyện đó không xảy ra, tức là nếu ứng viên Dân Chủ thắng ở một bang nào đó, th́ bắt buộc những người được đảng Dân Chủ đưa vào cử tri đoàn sẽ bỏ phiếu cho đảng, và ngược lại, nếu ứng viên Cộng Ḥa thắng ở một bang nào đó, th́ bắt buộc những người được đảng Cộng Ḥa đưa vào cử tri đoàn sẽ bỏ phiếu cho đảng, không có chuyện xé rào bất ngờ.

    Tối nay có thể xảy ra chuyện cả ông Obama và ông Romney mỗi ông có đúng 269 phiếu cử tri đoàn, dù xác suất không cao.

    Tuần trước ông Karl Rove của đảng Cộng Ḥa bảo “chắc chỉ 1% là cùng”, tuần rồi ông giáo sư toán học Nate Silver nói “chỉ 0.7% là tối đa”, mới đây lại nghe một đài phát thanh ở Washington D.C. cho biết “không thể cao hơn 0.34%”. Con số quả có khác biệt, nhưng tất cả đều chứng tỏ chuyện “nhức đầu chính trị” có thể xảy ra.

    Tôi c̣n nhớ có lần nh́n thấy các ông bà chuyên gia chụm đầu vào tấm bản đồ tranh cử toàn quốc, sau đó đưa ra kết luận cho biết ngoại trừ những tiểu bang đă thuộc về ông Romney hay đang nghiêng về ông Romney và những tiểu bang đă thuộc về ông Obama (hay đang nghiêng về ông Obama, vẫn c̣n 9 tiểu bang “định đoạt” số phận chính trị của cả ông Dân Chủ lẫn ông Cộng Ḥa. Theo tính toán th́ nếu ông Obama thắng ở Ohio, New Hampshire, New Mexico, Wisconsin và ông Romney thành công tại Florida, Virginia, Iowa, Nevada, Colorado, lúc đó 2 ông mỗi người sẽ có đúng 269 phiếu, cuộc bầu cử trở thành bất phân thắng bại.
    ... chuyện ǵ sẽ xảy ra?

    Hôm nay ở Mỹ là ngày mùng 6 tháng 11 người dân đi bầu, ngày 17 tháng 12 cử tri đoàn của từng tiểu bang gặp nhau để bỏ phiếu chọn tổng thống và phó tổng thống, kết quả sau đó sẽ được gửi lên Quốc Hội Liên Bang. Ngày mùng 6 tháng Giêng năm tới các vị dân cử liên bang sẽ đếm phiếu cử tri đoàn do tiểu bang gửi về, sau đó tuyên bố danh tánh người đắc cử cho dân chúng biết.

    Hiến pháp Hoa Kỳ quy định vấn đề sẽ được lưỡng viện lo, Hạ Viện bầu tổng thống, Thượng Viện bầu phó tổng thống. Hiến pháp cũng quy dịnh mỗi tiểu bang chỉ có một phiếu, tức các vị dân cử cùng tiểu bang sẽ gặp nhau và quyết định lá phiếu chọn ông chánh và ông phó cho người dân.

    Dựa theo t́nh h́nh bầu cử hiện giờ, gần như chắc chắn Hạ Viện tiếp tục do đảng Cộng Ḥa điều khiển, bên Thượng Viện đảng Dân Chủ sẽ nắm khối đa số. Do đó, sẽ không ai ngạc nhiên khi thấy Hạ Viện bỏ phiếu chọn ông Romney làm tổng thống, và ông Joseph Biden được Thượng viện chọn làm phó tổng thống. Lúc đó nước Mỹ sẽ có ông tổng Cộng Ḥa và ông phó Dân Chủ.

    Nhưng chuyện chưa chấm dứt ở đó! Trường hợp đă chọn xong phó tổng thống mà các ông bà dân biểu Hạ Viện vẫn không thể quyết định chọn ai th́ sao? Lúc đó, theo hiến pháp, Hạ Viện phải tiếp tục họp cho đến khi có kết quả. Cuộc họp này có thể kéo dài một vài tuần hay một vài tháng, trong lúc đúng ngày giờ theo hiến pháp quy định là ngày 20 tháng Giêng năm tới, tổng thống đương nhiệm là ông Obama sẽ măn nhiệm kỳ, và một vị tổng thống mới sẽ tuyên thệ nhậm chức. Vị tổng thống đó, có thể là ông Biden, người đứng phó cho ông Obama.

    Hy vọng chuyện nhức đầu này không xảy ra, tức là tối nay người Mỹ sẽ biết ai làm tổng thống.

  2. #32
    Member
    Join Date
    27-05-2011
    Posts
    187
    Báo Thái: Tại sao ASEAN muốn Obama thắng

    http://www.mizzima.com/edop/opinion/...ers-obama.html

    Một phần v́ họ nghĩ chính sách Obama thích hợp cho Đông Nam Á hơn Romney.

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bầu Cử Tổng Thống ở Mỹ 2012
    Tổng thống Obama tái đắc cử
    Kent Klein




    07.11.2012
    WASHINGTON DC — Ông Barack Obama đă tái đắc cử tổng thống cho nhiệm kỳ thứ nh́. Vị tổng thống đương nhiệm thuộc đảng Dân chủ đă đánh bại cựu thống đốc Mitt Romney thuộc đảng Cộng ḥa trong cuộc bầu cử hôm thứ ba.

    Vị tổng thống gốc Phi châu đầu tiên của nước Mỹ đă thắng hơn 270 phiếu cử tri đoàn cần thiết để lưu lại Ṭa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa.

    Sau khi giành được thắng lợi, ông Obama nói với đám đông gồm hàng vạn người ủng hộ ông tại Chicago rằng ông có quyết tâm và hứng khởi nhiều hơn bao giờ hết để khắc phục những thách thức của đất nước.

    "Các bạn đă bỏ phiếu cho hành động, chứ không phải cho đấu đá chính trị. Các bạn đă bầu cho chúng tôi để chúng tôi chú tâm lo liệu vấn đề công ăn việc làm của các bạn, chứ không phải công ăn việc làm của chúng tôi. Và trong những tuần và những tháng tới đây, tôi muốn bắt tay làm việc với các nhà lănh đạo của cả hai đảng để khắc phục những thách thức mà chỉ có làm việc chung với nhau chúng ta mới có thể giải quyết được".

    Tổng thống Obama cho biết trong nhiệm kỳ thứ nh́ ông sẽ giảm thiểu mức thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ, cải cách luật lệ về thuế khóa, cải cách hệ thống di trú và giảm bớt sự lệ thuộc của nước Mỹ vào dầu lửa ở nước ngoài.

    Tổng thống Barack Obama cùng Đệ nhất phu nhân Michelle Obama và con gái Malia và Sasha trong đêm bầu cử tại Chicago.
    ​​Ông Obama đă chúc mừng đối thủ ông về chiến dịch vận động tranh cử gay go và tán dương truyền thống phục vụ công chúng của ông Romney và gia đ́nh ông. Ông Obama nói rằng ông sẽ chủ động tiếp xúc và hợp tác với phe Cộng ḥa để giải quyết những vấn đề của đất nước.

    "Trong những tuần lễ tới đây tôi cũng muốn ngồi xuống với Thống đốc Romney để bàn về những việc mà chúng tôi có thể làm việc chung với nhau để đưa đất nước tiến về phía trước".

    Trước đó không lâu, ông Mitt Romney, cựu thống đốc tiểu bang Massachusetts, đă đọc bài diễn văn thừa nhận thất bại.

    Ông Romney nói: "Tôi vừa gọi điện thoại cho Tổng thống Obama để chúc mừng chiến thắng của ông. Những người ủng hộ ông và ban vận động của ông cũng xứng đáng được chúc mừng. Tôi cầu chúc mọi sự tốt đẹp cho họ, nhưng đặc biệt là cho tổng thống cùng với đệ nhất phu nhân và hai cô con gái của họ".

    Ông Romney nói rằng ông và người đứng chung liên danh, Dân biểu Paul Ryan, đă cố gắng hết sức ḿnh cho cuộc vận động tranh cử. Ông đă ngỏ lời cám ơn những người ủng hộ.

    "Tôi vô cùng ước ao là tôi có thể đáp ứng mối hy vọng của các bạn để lănh đạo đất nước đi theo một chiều hướng khác. Nhưng đất nước đă chọn một nhà lănh đạo khác, và v́ vậy, nhà tôi và tôi muốn cùng với các bạn tha thiết cầu nguyện cho ông ấy và cho đất nước vĩ đại này. Cám ơn các bạn và cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho nước Mỹ. Các bạn là những người tuyệt vời nhất. Cám ơn các bạn rất nhiều".

    Ông Obama đă giành được thắng lợi tại hầu hết các tiểu bang được gọi là “tiểu bang dao động” mà ông và ông Romney cần thắng để đắc cử.

    Người ủng hộ Tổng thống Barack Obama ăn mừng bên ngoài Ṭa Bạch Ốc ở thủ đô Washington, ngày 6/11/2011.
    ​​Các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không được định đoạt bởi số phiếu phổ thông, mà bởi số phiếu của Cử tri đoàn, trong đó ảnh hưởng của của mỗi tiểu bang đối với kết quả bầu cử tương xứng với dân số của tiểu bang.

    Hôm qua, cả hai ứng cử viên đă thực hiện những nỗ lực vận động giờ chót, hầu như cho tới lúc các pḥng phiếu đóng cửa. Tin tức cho biết tỉ lệ cử tri đi bầu ở mức cao tại nhiều nơi và một số cử tri đă phải xếp hàng nhiều giờ đồng hồ để bỏ phiếu, mặc dầu số người bỏ phiếu sớm lần này nằm ở mức cao kỷ lục.

    Tuy kinh tế là vấn đề chính trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Obama là vị tổng thống đầu tiên trong ṿng nhiều thập niên tái đắc cử trong lúc đất nước gặp nhiều khó khăn v́ tỉ lệ thất nghiệp cao.

    Diễn văn chiến thắng của Tổng thống Obama

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tổng thống Obama tái đắc cử
    Nguyễn Khanh, RFA
    2012-11-07

    Sau hơn 1 năm trời tranh cử đầy sôi nổi, cuộc bầu chọn Tổng Thống Hoa Kỳ đă thật sự kết thúc khoảng 10 giờ đồng hồ trước đây, với kết quả đương kim tổng thống Dân Chủ Barack Obama được cử tri tín nhiệm để tiếp tục lănh đạo quốc gia thêm 4 năm nữa.


    TT Obama tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 2. Chicago,7 tháng 11, 2012

    Thanh Quang của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với anh Nguyễn Khanh về kết quả cuộc bầu cử lần này.
    Những yếu tố đưa ông Obama đến thành công

    Thanh Quang: chào bạn Nguyễn Khanh. Muốn hỏi nhận xét của anh về kết quả cuộc bầu chọn tổng thống Hoa Kỳ năm nay, anh có ngạc nhiên không?

    Nguyễn Khanh: câu trả lời của tôi là có và không. Ngạc nhiên v́ không thể ngờ ông Obama thành công dễ dàng đến như thế, nhất là măi đến giờ cuối cùng mọi người vẫn bảo với nhau là chưa thể biết ai hơn, ai thua, trong cuộc bầu cử được coi là sôi nổi nhất nh́ trong chính trường của Hoa Kỳ.

    Tôi không ngạc nhiên khi thấy kết quả kiểm phiếu ở những bang được coi là quyết định ghế tổng thống năm nay, hầu hết đều nghiêng về phía ông Obama của đảng Dân Chủ, và ngay lúc đó, dù kết quả chính thức chưa công bố nhưng tất cả mọi người đều hiểu với nhau là mọi chuyện đă an bài. Ai cũng hiểu ông Romney bắt buộc phải thắng ở Ohio, Iowa, Virginia, Wisconsin, Pennsylvania v.v..., nên khi cử tri những bang này quyết định tiếp tục ủng hộ vị tổng thống Dân Chủ đương nhiệm, điều đó có nghĩa là cánh cửa Nhà Trắng đă khép lại với ông Romney của đảng Cộng Ḥa.

    Tôi cũng không ngạc nhiên khi thấy ông Obama thành công ở những bang này. Lư do là v́ ông Obama đă bỏ ra 5 năm trời để xây dựng một hệ thống vận động tranh cử thật quy mô tại những nơi đó, quy mô hơn những ǵ ông Romney và đảng Cộng Ḥa dựng được, và kết quả ông thành công.

    Thanh Quang: ngoài yếu tố đó ra, anh c̣n thấy có những yếu tố nào đưa ông Obama đến chiến thắng ở cuộc bầu cử lần này?

    Chúng ta thấy ngay sức mạnh của giới trẻ trong sinh hoạt của cả 2 đảng, nhưng nếu nh́n kỹ vào cuộc vận động của hai ông Obama và ông Romney, chúng ta thấy ngay một lực lượng hùng hậu mà ông Obama lôi kéo được từ khi ông mới bắt đầu xuất hiện ở chính trường cấp quốc gia

    Nguyễn Khanh: 3 yếu tố quan trọng mà tôi chú ư tới là lá phiếu của phụ nữ, thành phần cử tri trẻ và lá phiếu của cử tri da mầu. Mặc dù tới 48% cử tri toàn nước Mỹ nói kinh tế là điều họ quan tâm nhất, nhưng đa số phụ nữ Hoa Kỳ vẫn ủng hộ ông Obama, điển h́nh là tại bang Ohio. Tại sao? Tôi nghĩ các quan sát viên bầu cử Mỹ sẽ có hàng chục, hàng trăm câu trả lời, riêng tôi th́ tôi chỉ nghĩ đơn giản như thế này: phụ nữ ở nước nào cũng là người phải đối diện với kinh tế gia đ́nh hàng ngày, họ biết thành quả ông Obama đă làm được quả có chậm, nhưng họ không biết lời hứa hẹn sẽ làm nhanh hơn, hay hơn mà ông Romney đưa ra có được thực hiện đúng hay không. Kết quả: họ nắm lấy cái đang có, và họ bỏ phiếu tái tín nhiệm ông Obama.

    Yếu tố thứ nh́ là sự xuất hiện của giới trẻ. Nếu dự đại hội đảng Cộng Ḥa và đảng Dân Chủ, chúng ta thấy ngay sức mạnh của giới trẻ trong sinh hoạt của cả 2 đảng, nhưng nếu nh́n kỹ vào cuộc vận động của hai ông Obama và ông Romney, chúng ta thấy ngay một lực lượng hùng hậu mà ông Obama lôi kéo được
    Ông Mitt Romney...Cuộc tranh cử đă kết thúc. AFP
    Ông Mitt Romney...Cuộc tranh cử đă kết thúc. AFP
    từ khi ông mới bắt đầu xuất hiện ở chính trường cấp quốc gia. Tôi cũng phải nói rơ là theo những cuộc thăm ḍ th́ số người trẻ ủng hộ ông Obama không nhiều như 4 năm trước đây, nhưng vẫn là con số phải chú ư tới, vẫn là con số thật đáng kể.

    Điều thứ ba là lá phiếu của tập thể thiểu số. Người da đen bỏ phiếu cho ông Obama là chuyện không ai ngạc nhiên, nhưng muốn chiến thắng ở b́nh diện bầu cử quốc gia, đừng quên lá phiếu của những tập thể cử tri thiểu số khác, nhất là tập thể Latino, Hispanic. Tập thể này ủng hộ ông Obama ở nhiệm kỳ trước, họ không bỏ ông Obama ở cuộc đua lần này. Tôi tin rằng để có thể thành công trong các cuộc tranh cử tổng thống sắp tới, đảng Cộng Ḥa phải có sách lược hay hơn, để thu hút lá phiếu của phụ nữ, lôi cuốn được thành phần cử tri giới trẻ, và lá phiếu các cộng đồng thiểu số. Nói như lối nói của người Việt là “năng nhặt chặt bị”. Đó là thực tế, và điều đó được chứng minh bằng lá phiếu, bằng tổng số phiếu các tập thể tôi vừa nói tới.

    Những bất lợi của ông Romney

    Thanh Quang: anh nghĩ ǵ về cuộc vận động tranh cử của ông Romney?

    Nguyễn Khanh: nếu so với cuộc vận động Thượng Nghị Sĩ Cộng Ḥa John McCain đă làm cách đây 4 năm th́ ông Romney vận động hay hơn nhiều, nhưng bên cạnh đó cũng có một vài chỗ khiến ông bị bất lợi ngày từ những ngày đầu tiên, tức là từ mùa hè năm ngoái khi ông loan báo sẽ tranh cử tổng thống.

    Bất lợi thứ nhất đến từ ngay trong đảng Cộng Ḥa ở ṿng sơ bộ. Tất cả các chính trị gia của đảng, ư tôi muốn nói là những người nuôi mộng là tổng thống như ông Romney, đă đổ xô vào tấn công ông ta, khiến ông Romney mất sức lực để chống đỡ. Tôi c̣n nhớ lúc đó họ “đánh” ông Romney nặng tới mức ông McCain phải lên tiếng than, bảo rằng đối thủ là ông Obama của đảng Dân Chủ chứ không phải gà cùng một mẹ cứ đấu đá với nhau, cứ lôi từng sơ hở của nhau ra để khai thác. Nếu tôi nhớ không lầm th́ Cựu Đệ Nhật Phu Nhân Barbara Bush cũng lên tiếng, nói rằng bà thấy xấu hổ, thấy ngượng khi nh́n thấy các ông bà Cộng Ḥa cấu xé nhau.

    ...Bị tổn thương ở ṿng sơ bộ, nhưng đến khi được đảng đề cử th́ thành phần bảo thủ của đảng vẫn không ủng hộ ông, nhóm Tea Party vẫn thắc mắc, đại để cho rằng không biết ông Romney có phải là ứng viên mà họ trông đợi hay không...

    Ông Romney đă mất sức, bị tổn thương ở ṿng sơ bộ, nhưng đến khi được đảng đề cử th́ thành phần bảo thủ của đảng vẫn không ủng hộ ông, nhóm Tea Party vẫn thắc mắc, đại để cho rằng không biết ông Romney có phải là ứng viên mà họ trông đợi hay không. Măi đến khi ông Romney thông báo chọn ông Paul Ryan đứng chung liên danh, lúc đó, không phải là giới bảo thủ Cộng Ḥa mới thở phào nhẹ nhơm, mà phải nói cho đúng là họ mới hài ḷng.

    Điểm bất lợi thứ 3 là ông Romney không có sự lôi cuốn cử tri như ông Obama. Cử tri Hoa Kỳ thấy ông Romney có vẻ xa vời với họ, không gần gũi như ông Obama, có một số người c̣n bảo với tôi là họ không hiểu ông Romney có biết những điều cử tri Mỹ đang quan tâm hay không, có biết nỗi lo âu mà cử tri Mỹ phải trực diện hàng ngày hay không. Tôi c̣n nhớ một cử tri ở New York bảo ông Romney là ông nhà giầu, thành công mà họ với không tới, c̣n ông Obama b́nh dân hơn, dễ ḥa ḿnh với người dân hơn. Có lẽ biết điều này và cũng chính v́ điều này nên ông Romney luôn luôn nhắc nhở cho mọi người biết ông ra tranh cử để phục vụ mọi người, chứ không chỉ phục vụ một thành phần nào đó.

    Thanh Quang: ông Romney đă chấp nhận thua cuộc, vai tṛ của ông ta trong chính trường Hoa Kỳ và trong những ngày tới sẽ như thế nào?

    Nguyễn Khanh: hôm qua ông Obama có nói là sẽ gặp ông Romney để thảo luận với nhau để làm sao phục vụ dân chúng tốt hơn, để có được một chính sách hay hơn. Tôi tin rằng cuộc gặp đó sẽ diễn ra ở Nhà Trắng, và đó là lần cuối cùng ông xuất hiện trong chính trường.

    Thanh Quang: anh không nghĩ ông Romney sẽ tái tranh cử?

    Nguyễn Khanh: câu trả lời là không. Ông đă tranh cử năm 2008 nhưng không được đảng đề cử, ông đă tranh cử năm 2012 nhưng không thành công, năm nay ông 65 tuổi, tôi không nh́n thấy chuyện ông ra tranh cử một lần nữa.

    Thanh Quang: có khi nào ông Obama mời ông Romney tham gia chính phủ không?

    Nguyễn Khanh: chính trị th́ không thể biết được, nên rất khó trả lời, nhưng theo tôi th́ không. Đă từng có lần tôi tự nghĩ là nếu ở lại Nhà Trắng, biết đâu ông Obama mời ông Romney giữ một vai tṛ nào đó, chẳng hạn như Cố Vấn Ủy Ban Kinh Tế Quốc Gia, hay nắm bộ tài chánh, thay thế cho ông Tim Geithner mà tôi nghe nói sẽ từ chức không ở lại làm việc tiếp. Nghĩ như thế nhưng tôi không tin điều đó sẽ xảy ra.

    Thanh Quang: liệu có là quá sớm nếu hỏi anh về chuyện bầu cử 2016 hay không?

    Nguyễn Khanh: tôi không nghĩ là quá sớm đâu. Phải nói cho đúng là từ sáng hôm nay, những ai nghĩ đến chuyện ra tranh cử tổng thống năm 2016 sẽ bắt tay vào việc.

    Thanh Quang: theo anh, những người đó là ai?

    Nguyễn Khanh: bên Dân Chủ, có thể Phó Tổng Thống Joseph Biden. Ông Biden đến giờ chưa nói có mà cũng chẳng nói không, nhưng chừng 2 tháng trước đây tôi nghe tin hành lang Nhà Trắng cho biết một nhóm bạn thân của ông Biden đă tính đến chuyện thúc đẩy ông ra tranh cử. Ngoài ra, đừng quên bà Hillary Clinton.

    Thanh Quang: c̣n bên đảng Cộng Ḥa?

    Nguyễn Khanh: ít nhất tôi nh́n thấy 3 người. Ông Paul Ryan là một, ông Thống Đốc Chris Christie của bang New Jersey là hai, và người thứ ba là Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio của bang Florida. Hiện giờ cả 3 ông đều là nhưng ngôi sao sáng của đảng Cộng Ḥa.

    Thanh Quang: cám ơn anh Nguyễn Khanh. Hẹn gặp anh trong chương tŕnh phát thanh sáng mai để nói chuyện về những việc ông Obama phải làm trong 4 năm sắp tới.

    Nguyễn Khanh:cám ơn anh Thanh Quang.

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    THÁI ĐỘ CỦA CỬ TRI SAU NGÀY BẦU CỬ TỔNG THỐNG Hoa Kỳ

    Bác sĩ Nguyễn văn Bảo (Con C̣)



    Bầu cử đă xong, kết quả đúng như những polls đă dự đoán trong 2 ngày cuối cùng trước ngày bầu cử 6-11-2012. Cộng Ḥa vẫn giữ được Hạ Viện. Dân Chủ vẫn giữ được Thượng Viện. Đương kim tổng thống Barack Obama vẫn tái cử. Cử tri đă trở về với vai tṛ cố hữu của ḿnh, vai tṛ của “người công dân”.

    Có 2 việc mà cử tri thường làm sau ngày bầu cử:

    A/ Xét lại những lư do khiến phe ḿnh thắng hoặc thua để rút kinh nghiệm.

    B/ Nghiêm chỉnh tự đặt ḿnh dưới quyền của tân tổng thống để ông dễ dàng thực hiện những điều ông đă hứa.( nói cách khác, thái độ của cử tri sau ngày bầu cử)



    A/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI KẾT QUẢ

    CỦA CUỘC BẦU CỬ



    I/ Những Lư Do Khiến Mitt Romney Thua:

    1/ Không có kinh nghiệm về quốc pḥng: quan niệm sai lầm về các cuộc chiến Iraq, Afghanistan, Lybia, Syria và cuộc chiến chống terrorists.

    Ông nêu ra những cải cách không được hội đồng tướng lănh requested như tăng quân số cho Bộ binh và tăng số tầu chiến cho Hải quân. Ông không hiểu rằng sức mạnh của quân lực Mỹ trụ ở cái capability chứ không phải ở những điều ông chủ trương. Nói cách khác, không nên tăng quân số để dùng cẩu thả (như cuộc chiến Iraq) hoặc thêm tầu như một đàn vịt trên mặt biển (nhiều tướng lănh đă phát biểu như vậy)

    2/ Không có khả năng của một commander in chief:

    Ông tuyên bố bừa băi về quốc pḥng mà không tham khảo ư kiến của hội đồng tướng lănh. Ông chống đối việc ấn định ngày triệt thoái khỏi Afghanistan cuối năm 2014 (lấy lư do là sẽ nguy hiểm cho quân lực Mỹ) và đề nghị để lại đó khoảng 20 ngàn binh tác chiến sau ngày triệt thoái, trong khi bộ Quốc Pḥng (với sự đồng ư của các tướng lănh) đă quyết định trả lại nhiệm vụ giữ an ninh của Afghanistan cho người của nước này. Ông không biết rằng ấn định ngày triệt thoái là thúc đẩy chính quyền địa phương phải nỗ lực rèn luyện quân đội cho kịp thời. Nếu không, họ sẽ quá ỷ lại vào lực lượng của Mỹ.



    3/ Chống đối healthcare của đối thủ mà không có good solution để thay thế. Một vấn đề quá to lớn và quá trầm trọng như vậy (một nước siêu cường kinh tế mà để 40 triệu người làm việc full time không có bảo hiểm y tế trong hơn 40 năm) không dễ thực hiện và không ít tốn phí. Bắt buộc phải thử trước mới biết sẽ có trở ngại ở chỗ nào để điều chỉnh từ từ. Việc điều chỉnh mau hay chậm c̣n tùy thuộc vào thiện chí của đảng đối lập (đảng Cộng Ḥa).

    4/ Out of touch về ngoại giao:

    Những lời ông tuyên bố tại London về Olympic làm cho cả nước Anh tức giận. Câu ông tuyên bố ở Do Thái “không chấp nhận Palestine là một state” đă gây lo ngại cho các nước đồng minh Tây phương , (và cả đảng Cộng Ḥa của ông).

    5/ Không specific về việc fixing economy và deficit (đ́ều này quan trong nhất cho cuộc bầu cử 2012). Plan của ông add thêm 8 trillions cho spendings trong 4 năm mà không có tiền để pay for it.

    62% cử tri coi economy và unemployment (mà incumbant president failed) là quan trọng hàng đầu mà plan của ông chỉ là lời hứa xuông chứ không phải chương tŕnh cụ thể. Ông nói rằng v́ đă thành công trong việc điều hành hăng tư, đă fix được winter olympic ở Salt Lake city và đă balance được budget của Massachusetts nên ông cũng sẽ làm được như vậy cho nước Mỹ (không nêu rơ chi tiết sẽ làm như thế nào). Trong lời nói của ông, không có liên hệ giữa lập luận và kết luận (giống như một tiểu thương gia tuyên bố rằng: “I have run successfully a Sevent/Eleven so I can do the same with a Walmart?”.

    6/ Ông nói năng liên lẹo và vô trách nhiệm, tỷ dụ như câu: “ 47% of american people who voted for Obama did not pay taxes. I don’t care for them. They have to take care of themselve”.

    7/ Out of touch về đối nội: Ông tuyên bố sẽ dismiss FEMA, trả trách nhiệm cứu thiên tai cho tiểu bang và các cơ quan thiện nguyện để cắt giảm ngân sách. Các tiểu bang phản ứng rằng họ không thể có đủ phương tiện sẵn sàng để đối phó với thiên tai. Các cơ quan thiện nguyện như Red Cross th́ nói rằng đa số những donations thường là quần áo cũ và dồ dủng cũ, không có giá trị cứu giúp đáng kể.

    Rủi cho ông, cơn băo Sandy tàn phá 5 tiều bang miền đông bắc Hoa Kỳ, chỉ 6 ngày trước ngày bầu cử, đă cống hiến cho Obama độc quyền cứu trợ nạn nhân. Ít nhất đă có 3 kư giả hỏi ông (lúc đang campain tại Dayton, Ohio) về việc này và ông cứng họng, không thể trả lời được.



    II/ Những Lư Do Khiến Obama Thắng.

    Thoạt nh́n th́ thấy rằng sở dĩ Obama thắng (dù unemployment và deficit cao), là v́ 7 nhược điểm kể trên của đối thủ (nghĩa là ḿnh không giỏi, chỉ v́ đối thủ dở).

    Nhưng không phải v́ vậy mà cho rằng cử tri đă avoid the worst between the 2 bad guys trong việc chọn Obama làm tổng thống.

    Xin giải thích bằng 7 yếu tố sau đậy:

    1/ Ông đă thắng rất lớn, 332/206 electoral votes tức là 61.7% / 38.3% số electoral tổng cộng (hơn gấp rưỡi)

    2/ Hầu hết những tiều bang đứng đầu về văn hóa và chính trị của nước Mỹ như New York, New Jerjey, Massachusetts, New Hampshire, Pennsylvania, Virginia, Florida, Illinois, California đă bầu cho ông.

    3/ Tất cả những tiều bang chứa 5 trường đại học danh tiếng nhất thế giới ( Harvard, Yale, MIT, John Hopkin, Stanfort ) đă bầu cho ông.

    4/ Hầu hết những tiểu bang đông dân cư nhất của nước Mỹ ( New York, Florida, Pennsylvania, Illinois, California ) đă bầu cho ông.

    5/ Hầu hết những swing states quan trọng ( Pennsylvania, Ohio, Virginia, Florida ) đă bầu cho ông.

    6/ Liên danh Obama / Biden đă thắng những home states của ḿnh (Illinois, Delaware) và c̣n thắng luôn những home states của đối thủ (Masachusetts, Michigan của Romney và Wisconsin của Ryan).

    7/ Đa số trí thức trẻ và những người có vị thế yếu kém trong xă hội (đàn bà, da màu, người nghèo) đă bầu cho ông.



    B/ THÁI ĐỘ THƯỜNG T̀NH CỦA ĐA SỐ CỬ TRI MỸ

    SAU NGÀY BẦU CỬ



    Theo kinh nghiệm trong 50 năm gần đây th́ thái độ của đại đa số cử tri Mỹ sau ngày bầu cử đại lược như sau:

    1/ Nếu ứng cử viên tổng thống mà y bầu thắng cử, th́ y sẽ có nhiều lư do để vui mừng (từ lợi ích cá nhân đến lợi ích công cộng). Y sẽ tuân hành mọi hoạt động của tân tổng thống liên hệ tới nghề nghiệp, sức khỏe và an ninh của cá nhân y. Sau ngày bầu cử, hầu như y không c̣n quyền hạn ǵ đối với tổng thống nữa, ngoại trừ cái quyền lật đổ ông bằng lá phiếu của y trong 4 năm tới.

    2/ Quan niệm của người Mỹ về bầu cử tự do là: luật bầu cử là luật của đa số.

    V́ vậy, người được đa số bầu lên là người của mọi người. Nếu ứng cử viên tổng thống mà y bầu thất cử, th́ y chỉ bất măn (disappointed) nhất thời nhưng không v́ thế mà buồn nản. Y chấp nhận rằng người được đa số cử tri bầu (tuy y không bầu) giỏi hơn người mà y bầu (nhưng thất cử). Y có bổn phận phải kính trọng và tuân hành vị tổng thống này v́ ông là tổng thống của mọi người.

    3/ Trách nhiệm của tân tổng thống là phục vụ cho toàn dân kể cả những cử tri không bầu cho ḿnh.

    4/ Trách nhiệm của cử tri là kính trọng và tuân hành chính sách của tân tổng thống bất kể ḿnh đă bầu hoặc đă không bầu cho ông.

    Đó là lối suy nghĩ “thường t́nh” của đa số cử tri Hoa Kỳ sau mỗi cuộc bầu cử.

    Đó cũng là cái “thường t́nh căn bản” cho sự ổn định chính trị, khiến nước Mỹ giữ vững vai tṛ siêu cường lănh đạo thế giới suốt 2 thế kỷ 19 và 20, trong thời b́nh cũng như trong thời chiến, trong nội chiến cũng như trong thế chiến, trong thời kinh tế thịnh vượng cũng như trong khủng hoảng kinh tế thế giới. Không một quốc gia nào cạnh tranh nổi với nước Mỹ trong vai tṛ này.

    Liên bang Nga Sô đă nỗ lực, suốt 53 năm (1938 - 1992), ḥng cướp vai tṛ lănh đạo này nhưng đă thảm bại. Qúa nỗ lực cho mục tiêu này, kinh tế của Nga đă kiệt quệ v́ phải thi đua vơ khí chiến lược (star war) với Mỹ và phải yểm trợ các cuộc nổi dậy của những nước tiểu nhược.

    Hiện nay, Trung Cộng, với dân số 1,4 tỷ người, với đất đai rộng nhất thế giới (gồm Tây tạng, Tân Cương, Mông Cổ, Măn Châu và Trung Nguyên), với tài nguyên phong phú, đang lăm le thay thế Nga Sô để cạnh tranh với Mỹ và cũng đang sa lầy. Nếu cứ tiếp tục đà này th́ sẽ có biến động trong nội bộ: chính khách sẽ thanh toán lẫn nhau để tranh giành quyền lợi, nhân dân sẽ vùng dậy v́ đói khổ, vơ khí sẽ trở thành một khối vô dụng khổng lồ.

    Lư do khiến Nga Sô và Trung Cộng thảm bại rất đơn giản: Cây Dân Chủ không có rễ lành mạnh nên dễ chết yểu. Cử tri không có thực quyền nên chính khách được bầu sẽ bị họ khinh ghét, bất phục ṭng, bất cộng tác. Chính quyền không có cội rễ (dân chúng) vững chắc th́ chịu sao nổi băo tố của thời đại. Đó là nguyên do tại sao họ không thể cạnh tranh với Mỹ để bá chủ thế giới (chứ không phải chỉ v́ thiếu tài nguyên và vũ khí).



    C / THÁI ĐỘ BẤT XỨNG CỦA THIỂU SỐ CỬ TRI MỸ

    THIẾU TRÁCH NHIỆM SAU CUỘC BẦU CỬ

    Những người này rất hiếm, ước lượng khoảng dăm bảy vạn trong 300 triệu công dân Mỹ. Xin chia họ làm 3 hạng: Những cử tri kiêm ứng cử viên đắc cử của đảng đối lập, những cử tri kiêm ứng cử viên thất cử của đảng đối lập và những cử tri thường dân có hạnh kiểm xấu.

    1/ Thái Độ Bất Xứng Của Cử Tri Kiêm Ứng Cử Viên Đắc Cử Của Đảng Đối Lập

    Họ (không nhiều nhưng cũng không ít) thuộc dân biểu và thượng nghị sĩ tiểu bang, dân biểu và thượng nghị sĩ liên bang của đảng đối lập.

    Chỉ v́ quyền lợi cá nhân hoặc quyền lợi của đảng mà họ t́m mọi cơ hội để hạ uy tín hoặc lật đổ thống đốc và tổng thống của đảng đối lập.

    Hành động của họ đă làm suy giảm sức mạnh của nước Mỹ rất nhiều. Xin đưa ra 2 thí dụ điển h́nh:

    a/ Vụ lật đổ tổng thống Richard Nixon của đảng Cộng Ḥa năm 1973

    R. Nixon dính líu trong vụ nghe lén đảng Dân Chủ ở khách sạn Watergate rồi t́m cách cover-up tội của ḿnh. Tội này khá nặng nhưng chưa tới độ cần phải lật đổ trong lúc ông đang phải đối phó với chiến tranh Việt Nam và áp lực nặng nề của Nga Sô tại Âu châu.

    Đảng Dân Chủ lợi dụng lúc uy thế của ông đang xuống (unemployment cao và economy xấu), buộc ông phải từ chức.

    Phó tổng thống Ford (không được dân bầu mà được Nixon chỉ định sau khi phó TT Acnew phải từ chức v́ trốn thuế) không đủ kinh nghiệm và uy thế trong chức vụ tổng thống nên kinh tế tồi tệ thêm và t́nh h́nh Việt Nam suy sụp nhanh hơn.

    Nhờ cơ hội đó mà Jimmy Carter của đảng Dân Chủ được bầu làm tổng thống năm 1976.

    Nếu v́ lợi ích quốc gia mà áp dụng biện pháp chế tài nhẹ hơn để Nixon hoàn tất nhiệm kỳ th́ nước Mỹ đă bớt trở ngại (Nixon là một tổng thống có thủ đoạn cứng rắn với Cộng Sản)

    b/ Vụ impeach tổng thống Bill Clinton năm 1998

    Năm 1998, Bill Clinton liên hệ t́nh dục với Monica rồi nói dối trước ṭa (lying under oath) để che chở cho danh dự của ḿnh.

    Trường hợp của Clinton khác trường hợp của Nixon ở 4 điểm sau đây:

    b1/ Nghe lén của Nixon là một phạm pháp c̣n ngoại t́nh của Clinton chỉ là lỗi lầm (về hạnh kiểm).

    b2/ Nixon cover up cho một tội phạm c̣n Clinton cover up cho một lỗi lầm.

    b3/ T́nh trạng kinh tế và unemployment trong thời Nixon tồi tệ, c̣n t́nh trạng kinh tế và unemployment trong thời Clinton tuyệt vời.

    b4/ Tội của Nixon khó tha c̣n lỗi của Cliton đáng được giảm khinh.

    Clinton là một trong những tổng thống xuất sắc nhất của lịch sử Mỹ.

    Trước vụ này, quốc hội đang chuẩn bị bàn thảo về việc tạc tượng cho ông trên dẫy núi Mount Rushmore cùng với tượng của Wahington, Lincoln, Wilson và Rosevelt. Vậy giảm khinh cho ông là một việc rất đáng làm. Một reprimand letter cộng thêm sự hủy bỏ chương tŕnh tạc tượng cho ông cũng đủ nặng để trừng phạt cái lỗi ve gái rồi nói dối trước ṭa của ông.

    Kinh tế của Mỹ lúc đó thịnh vượng nhất từ 50 năm. Unemployment thấp nhất từ 30 năm. Deficit nhường chỗ cho surplus lần đầu tiên trong 40 năm.

    Đối ngoại thành công, ḥa b́nh bền vững. Tổng thống độc tài của Haiti phải đầu hàng khi quân lực của Mỹ vừa cất cánh khỏi phi trường quân sự Mỹ. Chiến tranh ở Serbia kết thúc sau 70 ngày không kích, không tốn một giọt máu của binh sĩ Mỹ .

    Nhưng đảng Cộng Ḥa (kiểm soát cả 2 viện), lănh đạo bởi speaker of the house Gingrich và trưởng khối đa số thượng viện Bob Doll quyết tâm impeach ông, mục đích chỉ để hạ bớt uy tín của ông cho đảng ḿnh tăng thêm uy thế.

    Tăng uy thế của ḿnh bằng cách hạ uy thế của người là một hành vi tồi bại nhưng họ vẫn dùng.

    Biết rằng không thể lật đổ ông được (v́ không đủ 2/3 số phiếu của thượng viện) nhưng họ cứ nỗ lực.

    Tệ hơn nữa, cái gọi là graphic description của việc làm t́nh là một cách hạ cấp và dơ bẩn nhất nhưng họ vẫn không từ (cách này chưa bao giờ được xử dụng tại bất cứ phiên ṭa nào, ở bất cứ quốc gia nào v́ nó qúa thô tục). Cựu TT Nixon đă khuyến cáo đảng Cộng Ḥa nên bỏ cuộc v́ sợ có backlash nhưng họ vẫn tiếp tục.

    Kết qủa:

    Tổng thống Clinton bị impeached ở Hạ viện, thoát hiểm ở Thượng viện.

    Gingrich mất chức v́ cũng vướng vào tội ve gái.

    Bob Doll mất uy tín (ông là một thượng nghị sĩ rất được kính nể v́ ông ôn ḥa và đóng vai compromise giữa 2 phe).

    Mọi việc của quốc gia tŕ trệ.

    Bill Clinton bị depressed nhưng nhờ tổng thống Mandela của Nam Phi khuyên câu: “vĩ nhân không phải là người không bao giờ ngă mà là người gượng dậy được sau khi ngă” mà ông phục hồi để tiếp tục lănh đạo quốc gia tới vinh quang.

    Hilary Clinton cũng nhân dịp này mà nổi tiếng là người vợ hiền thục và can đảm, đă cứu được một tổng thống vĩ đại của nước Mỹ.

    Nhiều lănh tụ Cộng Ḥa thất vọng v́ không lật đổ được vị tổng thống tài ba của nước ḿnh.



    II/ Thái Độ Bất Xứng Của Cử Tri Kiêm Ứng Cử Viên Thất Cử Của Đảng Đối Lập



    Họ là ứng cử viên thất cử trong những chức: dân biểu và thượng nghị sĩ tiểu bang, dân biểu và thượng nghị sĩ liên bang, thống đốc và tổng thống của đảng đối lập.

    Họ hiện đang thất nghiệp (cái nghiệp chính trị) và đang d́nh cơ hội để tái tranh cử. Họ không từ một thủ đoạn tàn độc nào để hạ đối thủ của đảng đối lập.

    Đôi khi chưởng của họ qúa nhẹ, chỉ đủ bôi nhọ đối thủ chứ không mang cho họ một lợi ích thiết thực nào nhưng họ vẫn hăm hở làm, không gớm tay, không kể tới thiệt hại của cộng đồng và quốc gia.

    Tôi chấm dứt mục (I) và (II) này bằng câu nói rất thâm thúy của Harry Truman, tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ: “ Sống trong ṭa Bạch Ốc 8 năm, nếu muốn có một người bạn thân th́ chỉ có thể nuôi một con chó”.



    III/ Thái Độ Bất Xứng Của Những Cử Tri Thường Dân Có Hạnh Kiểm Xấu

    Số người này đông nhất (gấp trăm lần tổng số hai loại người kể trên) và thuộc đủ mọi thành phần xă hội, từ lao động chân tay đến trí thức, từ công nhân tới thương gia, từ tín đồ tới tu sĩ, từ học sinh tới giáo sư, từ giới tiêu thụ tới giới sản xuất, từ độc giả tới kư giả.

    Họ cổ vơ cho việc bôi nhọ những lănh tụ địa phương, tiểu bang, liên bang bằng cách đón nghe những tin tức thiệt hoặc thất thiệt, nhiều khi không v́ một mục đích ǵ (không có ích cho quyền lợi của cá nhân họ hoặc của cộng đồng).

    Họ chỉ thích chống đối và thích nh́n nạn nhân gục ngă, giống như coi boxing!

    Họ sẽ thất vọng nếu nạn nhân chưa bị knocked out, bất kể nạn nhân là người tốt hay xấu, là tội phạm hay vô tội, là kẻ vô dụng hay người tài ba.

    Rất may là nước Mỹ đă sản xuất tương đối rất ít những người như họ (so sánh với các nước khác trên thế giới).

    Cũng rất may rằng nước Mỹ có rất nhiều người lương thiện (ngàn lần đông hơn bọn xấu nết này) cho nên những polls hỏi ư dân về việc chế tài tổng thống phạm lỗi thường kéo nước Mỹ ra khỏi những cơn băo chính trị tồi bại.

    Lời bàn về mục (C)

    Khía cạnh negative của mục này đă được tả ở những trang trên. Bây giờ thử t́m những lư do tại sao nền chính trị Hoa Kỳ lại duy tŕ sách lược này, một sách lược đă nhiều lần gây tổn thất lớn lao cho đất nước. Có 3 lư do chính:

    1/ Thượng tôn pháp luật

    Không ai (kể cả tổng thống) được phép vi phạm pháp luật (no one is above the law). Cái lợi hiển hiện của vấn đề là nhờ nó mà những lănh tụ chính trị phải giữ ḿnh nghiêm chỉnh và trong sạch.

    2/ Ngăn ngừa độc tài

    Nước Mỹ ghét độc tài hơn mọi thứ xấu xa trên đời. Tội độc tài có thể đối diện với án tử h́nh. T́nh nghi độc tài cũng có thể bị removed khỏi office. Bất cứ lời nói nào có vẻ độc tài cũng bị đảng đối lập và giới truyền thông khai thác triệt để. Năm 1984, Ronald Regan chỉ lỡ miệng nói “shut up” với một kư gỉa khi anh này hỏi một câu qúa chớn mà phải trịnh trọng xin lổi trước quốc dân. V́ vậy mà nước Mỹ luôn luôn lănh đạo thế giới về tự do, dân chủ.

    3/ Loại trừ (remove from office) một lănh tụ xấu trước nhiệm kỳ

    Bị kết tội phạm pháp th́ bị truất phế trước khi nhiệm kỳ dân cử chấm dứt. Cái lợi của điểm này là không phải chờ đợi qúa lâu để loại trừ một tổng thống phạm pháp (tỷ dụ nếu một tổng thống phạm pháp ngay sau khi đắc cử th́ không phải chờ gần 4 năm nữa quốc dân mới có một tổng thống lành mạnh thay thế).

    The bottom line là:

    Những chính khách đối lập phải biết tự kiềm chế, không làm qúa lố, không đi qúa chớn và phải đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của đảng ḿnh (điểm này chưa được nghiêm túc trong mấy chục năm gần đây). Phải biết cân nhắc nặng, nhẹ. Phải biết so sánh công, tội. Phải xử dụng common sense để xét tới sự giảm khinh cho tội trạng. Cuối cùng, phải lưu tâm đến t́nh trạng của đất nước trong thời gian xảy ra biến cố.

    Tới đây, thiết tưởng nên kể một chuyện xảy ra trong chính trường của nước Pháp để rút ra một bài học khi phải đối phó với một tổng thống có công lớn với quốc gia mà phạm lỗi ngoại t́nh:

    Trong một cuộc bầu cử tổng thống của nước Pháp (tôi không nhớ rơ năm nào, h́nh như trong thập niên 1970s), incumbant president Degaule và ông Mitterand dẫn đầu trong các polls với số phiếu của 2 người cộng lại chừng 70% tổng số phiếu. Những ứng cử viên khác chia nhau 30% số phiếu c̣n lại. Degaule hơn (theo polls)Mitterand khá xa nhưng chưa đủ 50% tổng số phiếu, theo luật định, để thắng cử. Vậy là sẽ phải tổ chức một cuộc bầu cử thứ 2 giữa Degaule và Mitterand để xem ai nhiều phiếu hơn (ai nhiều phiếu hơn, dù chỉ 1 phiếu, cũng đạt được trên 50% tổng số phiếu v́ các ứng cử viên khác từ hạng thứ 3 trở xuống đă bị loại khỏi cuộc bầu cử kỳ nh́ này). Một adviser của Degaule vừa săn được một tin rằng Mitterand có một người vợ ngoại hôn bất hợp pháp và đă có con riêng. Nếu tung tin đó ra th́ Degaule sẽ chiếm được một số phiếu đáng kể của Mitterand và sẽ không phải bầu lại lần thứ nh́ nữa.

    Degaule bác bỏ đề nghị đó và nói một câu lịch sử: “ Dù Mitterant không thắng lần này nhưng trong tương lai thế nào y cũng sẽ làm tổng thống. Không nên hạ nhục một tổng thống tương lai của nước Pháp như vậy”.

    Kết qủa: Tin đó được tuyệt đối dấu kín nhiều năm. Degaule thắng cử trong ṿng nh́ như đă dự liệu trước. 8 năm sau, Mitterand làm tổng thống nước Pháp và tin ông có vợ hai chỉ bị leak ra lúc ông về hưu.





    D/ THÁI ĐỘ CỦA NHỮNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT

    TRONG VIỆC BẦU CỬ

    Chú thích:

    Đoạn này có thể coi như một phụ chương v́ không đi sát với đề tài (không phải là thái độ của cử tri sau ngày bầu cử)



    Người Mỹ gốc Việt có 2 sai lầm về nhiệm vụ bầu cử:

    I/ Không sốt sắng đi bầu:

    Người Mỹ gốc Việt tại tiểu bang Virginia được kể là rất xiêng đi bầu nhưng tỷ số đi bầu cũng chỉ đạt tới 40%.

    Lười đi bầu là một tật của người Việt Nam có từ trong nước, khi c̣n VNCH.

    Để thúc đẩy người dân đi bầu, Cảnh sát Việt Nam đă được lệnh xét thẻ bầu cử của công dân (nhất là ở tỉnh nhỏ và quận lỵ) tại những bến xe đ̣ và bến phà. Ai không đi bầu th́ sẽ không được ra khỏi thôn xóm của ḿnh (mỗi lần đi bầu th́ thẻ bầu cử được đóng một dấu có ngày bầu cử).

    Tỷ số đi bầu của các cộng đồng gốc ngoại quốc khác tại Hoa Kỳ khá hơn nhiều:

    Gốc Thái Lan”: 50%.

    Gốc Phi luật Tân: 55%.

    Gốc Tàu: 54%.

    Gốc Đại Hàn 65%.

    Gốc Nhật Bản:66%.

    Gốc Mễ: 95%

    Không đi bầu sẽ có nhiều thiệt tḥi:

    1/ Không xử dụng được quyền công dân, một quyền lớn nhất của người Mỹ. Ḿnh có thể dùng lá phiếu của ḿnh để bổ nhiệm từ cảnh sát trưởng, prosecutor, judge, dân biểu tiểu bang, dân biểu liên bang, thượng nghị sĩ tiểu bang, thượng nghị sĩ

    liên bang, thống đốc, tổng thống.

    2/ Không bảo vệ được quyền lợi cá nhân của ḿnh. Có đi bầu, ḿnh mới có cơ hội lựa chọn được người có sách lược phù hợp với nguyện vọng của ḿnh.

    3/ Muốn chống Việt cộng ư? Cũng cần đi bầu. Dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ đôi khi chỉ v́ lá phiếu này mà thành chống Việt cộng. Vấn đề là: có qua, có lại (bạn bầu cho tôi, tôi sẽ khuyến cáo chính phủ khắt khe hơn với Việt cộng).

    4/ Có một người Mỹ gốc Việt nhờ một dân biểu gíup đỡ trong một trở ngại liên hệ tới chính quyền địa phương nhưng bị từ chối v́ anh đă không đi bầu trong cuộc bầu cử gần nhất.

    II/ Không hành xử đúng trách nhiệm bầu cử.

    Nhiều nguời Mỹ gốc Việt bầu cho đảng Cộng Ḥa v́ lầm tưởng rằng đảng này chống Việt Cộng hơn. Họ quên rằng tham chiến tại Việt Nam là tổng thống Kennedy và tổng thống Johnson; ngược lại, bỏ rơi Việt Nam là tổng thống Nixon và tổng thống Ford.

    Ḿnh có quyền nghĩ rằng đảng Cộng Ḥa chống cộng nhiều hơn đảng Dân Chủ v́ đó là quyền tự do tư tưởng của ḿnh. Nhưng ḿnh không có quyền bầu cho qúa khứ 40 năm trước của Việt Nam thay v́ bầu cho hiện tại của Hoa Kỳ v́ như vậy là trái với trách nhiệm của cử tri.

    Nếu người Mỹ gốc Mỹ biết được (nhiều người dă biết) việc xử dụng lá phiếu trái cựa như vậy th́ họ sẽ nghĩ sao về trách nhiệm bầu cử của người Mỹ gốc Việt?



    Ngày 8-11-201

    Con C̣

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong mắt thế giới


    LONDON — Việc Tổng thống Barack Obama tái đắc cử được hoan nghênh trên khắp thế giới, nơi ông sự tán dương ông c̣n cao hơn cả ở Hoa Kỳ. Thông tín viên VOA Al Pessin tường tŕnh từ London.

    Tổng thống Obama đă được cho điểm cao tới 75% trong các cuộc thăm ḍ công luận quốc tế, và sáng thứ tư khi thức dậy, người dân ở London đă hoan nghênh tin ông tái đắc cử.

    Một người đàn ông nói: “Tôi nghĩ đó là một kết quả tốt. Tôi cho rằng đó là điều cả thế giới mong muốn, ngoài nước Mỹ. Tôi nghỉ ông ấy nắm vững mọi việc và sẽ là một điều tốt cho Hoa Kỳ.”

    Một phụ nữ nói: “Ông ấy là một tiếng nói vĩ đại của nước Mỹ. Tôi nghĩ ông ấy thực sự thấu hiểu ḷng dân. Tôi nghĩ ông ấy có những ư đồ thực sự tốt đẹp…và tôi thực sự nghĩ ông ấy sẽ giúp nền kinh tế và làm cho đất nước phát triển hơn nữa.”

    Chuyên gia về Hoa Kỳ James Boys tại trường Đại học King’s ở London không ngạc nhiên trước các phản ứng đó.

    Ông Boys nói: “Từ một quan điểm Âu châu, tôi nghĩ sẽ có một cảm tưởng hài ḷng chung rằng ông ấy đă tái đắc cử và chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến ông ấy và nội các của ông ấy giao tiếp trên trường thế giới trong tư cách một người bạn của châu Âu.”

    Người ủng hộ rơi lệ khi nghe Tổng thống Barack Obama đọc diễn văn chiến thắng tại Chicago, ngày 7/11/2012.
    ​​Các nhà lănh đạo thế giới đă gửi lời chúc mừng Tổng thống Obama. Trong chuyến đi thăm Jordan, Thủ tướng Anh David Cameron nói về việc phải có hành động thêm để chấm dứt vụ xung đột ở Syria.

    Ông Cameron nói: “Tôi nghe những câu chuyện khủng khiếp về những ǵ đă xảy ra bên trong Syria và một trong những điều đầu tiên tôi muốn bàn với ông Barack là cách thức chúng ta phải có thêm hành động để t́m cách giải quyết vụ khủng hoảng này.”

    Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng nằm trong số các nhà lănh đạo hoan nghênh kết quả bầu cử ở Hoa Kỳ.

    Ông Netanyahu là một người bạn vong niên của đối thủ Cộng hoà Mitt Romney, nhưng ông nói liên minh Hoa Kỳ - Israel vững mạnh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, phản ứng trên đường phố Jerusalem th́ lẫn lộn.

    Một người nói: “Tôi nghĩ ông ấy tốt cho Israel bởi v́ ông ấy ủng hộ chúng ta. Ông ây tiếp tục giúp chúng ta hàng tỷ đôla mỗi năm và các vũ khí kỹ thuật cao cấp nhất.”

    Một phụ nữ nói: “Thảm kịch. Thật là một thảm kịch cực độ. Tôi đă theo dơi rất kỹ những ǵ ông Obama theo đuổi.”

    Người Palestine cũng có các cảm nghĩ lẫn lộn.

    Một người nói: “Nay chúng ta hy vọng sau khi thắng cử lần thứ nh́, ông ấy sẽ hoạt động hữu hiệu hơn bởi v́ sẽ ít bị áp lực chính trị hơn.

    Một người khác nói: “Tôi không thấy những thay đổi nghiêm trọng. Bởi v́ nếu nói về ông Obama th́ ông ấy đă đưa ra nhiều lời hứa hẹn, nhưng từ phía người Palestine chúng ta, th́ chúng ta chưa thấy được điều ǵ.”

    Một người nữa nói: “Ông ấy đă đọc một bài diễn văn rất hay tại trường Đại học Cairo về chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Đông. Nhưng không có điểm nào được thực thi cả.”

    Tại Afghanistan, dân chúng nói với đài VOA rằng họ hài ḷng rằng kế hoạch triệt thoái binh sĩ nước ngoài sẽ được xúc tiến, và bầy tỏ hy vọng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong việc ḥa giải với Taliban.

    Tại Moscow, một người đàn ông nói tổng thống là một “khả năng đă biết rơ” trong khi ông Romney sẽ “không thể dự đoán được, cứng rắn hơn và khó khăn hơn.”

    Tại Bắc Kinh, một người đàn ông nói với đài VOA rằng ông lo ngại về một số chính sách của ông Obama đối với Đài Loan và các vụ tranh chấp lănh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Và tại Nairobi, một người chỉ biết nói lên sự hân hoan hết mức của ḿnh.

    Ông này nói: “V́ cha đẻ của ông ấy là một người Kenya, chúng tôi tật là vui mừng v́ ḿnh là người Kenya. Cả đêm chúng tôi đă theo dơi những ǵ đang xảy ra ở Mỹ, và chúng tôi hết sức vui mừng.”

    Các chuyên gia cho rằng Tổng thống Obama có thể có một lập trường cứng rắn hơn đôí với một số vấn đề đối ngoại trong nhiệm kỳ thứ hai của ông. Người nước ngoài theo dơi cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ hy vọng rằng cho dù có giống trước hay khác đi, các chính sách của tổng thống trong nhiệm kỳ thứ nh́ cũng có lợi cho họ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 18
    Last Post: 11-11-2012, 04:18 AM
  2. Replies: 24
    Last Post: 25-10-2011, 11:14 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 03-08-2011, 02:27 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2010, 07:56 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •