Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 28

Thread: Kinh Tế Tài Chính Thế Giới

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Lănh đạo Châu Âu nói cơn khủng hoảng nợ tồi tệ nhất đă qua


    Các nhà lănh đạo chấp thuận việc thành lập một giám sát viên duy nhất cho những ngân hàng lớn nhất khu vực đồng euro.



    14.12.2012
    Một số nhà lănh đạo Châu Âu nói rằng cơn khủng hoảng nợ của các chính phủ kéo dài ba năm qua tại châu lục này đă qua, dù họ vẫn c̣n dè dặt về t́nh h́nh kinh tế yếu kém của các nước.

    Các nhà lănh đạo chấp thuận việc thành lập một giám sát viên duy nhất cho những ngân hàng lớn nhất khu vực đồng euro và trao cho Hy Lạp tiền cứu nguy nhiều hơn tại hội nghị thượng đỉnh cuối năm tại Brussels.

    Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm thứ Sáu nói Châu Âu hiện có thể tiến tới để tự củng cố vào năm 2013 mà không phải phơi bày những vấn đề tệ hại nhất cho thế giới.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel, điều hành nền kinh tế mạnh nhất Châu Âu, công nhận có những tiến bộ trong việc ổn định tài chánh của các chính phủ thuộc 17 quốc gia khối đồng euro.

    Tuy nhiên bà cũng đưa ra nhận xét dè dặt, nói rằng việc thi hành những kiểm soát ngân hàng mới và cải cách kinh tế tại Hy Lạp sẽ “rất khó khăn và đau đớn.” Bà nói tỉ lệ thất nghiệp khu vực đồng euro đă cao ở mức kỷ lục 11,7% sẽ vẫn tăng cao, và một số quốc gia đang trên đà suy thoái mạnh.

    Hy Lạp cắt giảm nợ trong tuần này bằng cách mua lại các trái phiếu từ các nhà đầu tư, những người này đồng ư giảm mạnh giá trị những trái phiếu họ có. Tuy nhiên, Ư, quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba khu vực đồng euro hôm thứ Sáu cho biết nợ chính phủ lên đỉnh cao mới vào tháng 10, ở mức trên 2,6 ngàn tỉ đô la.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mất một thập niên?
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
    2012-12-19

    Tiếp tục loạt tổng kết về t́nh h́nh kinh tế năm 2012, chúng ta khởi đầu với nền kinh tế giữ vị trí số một của thế giới là Hoa Kỳ với tổng sản lượng trị giá chừng 22% sức sản xuất của toàn cầu.

    AFP photo

    Những người biểu t́nh kêu gọi tăng thuế đối với người giàu có và yêu cầu không cắt giảm an sinh xă hội, Medicare, và Medicaid trước Federal Building Plaza hôm 06 tháng 12 năm 2012 tại Chicago, Illinois.

    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cho đến mấy ngày cuối của năm 2012 đầy biến động này, lănh đạo của đảng Dân Chủ và Cộng Hoà trong cơ chế Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ vẫn chưa đạt thỏa thuận về giải pháp ngân sách hầu tránh rủi ro suy trầm kinh tế v́ trôi vào một vực thẳm tài chính là khi công chi sẽ giảm và thuế suất sẽ tăng kể từ đầu năm tới. Trong bối cảnh đ́nh trệ kinh tế của toàn cầu mà nhiều người đă cảnh báo, sự kiện đó khiến dư luận phân vân không ít về sự sáng suốt của giới lănh đạo đệ nhất siêu cường kinh tế. Khi tổng kết về t́nh h́nh kinh tế toàn cầu trong năm 2012, ông giải thích thế nào về sự việc này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu nh́n trong bối cảnh dài của nhiều thập niên th́ ta không ngạc nhiên về sự thể đó. Hoa Kỳ đang trải qua giai đoạn chuyển hướng với yêu cầu cải tổ toàn bộ cơ chế chi thu trong cả chục năm nên sẽ c̣n gặp nhiều khó khăn làm dư luận bất b́nh, thất vọng.

    Trước hết, như các nền kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ đă vay mượn quá sức và đến hồi trả nợ. Thời điểm của việc trả nợ đó bắt đầu từ cuối năm 2007. Khi xảy ra cách nay đúng năm năm th́ người ta lầm hậu quả là vụ bể bóng đầu tư địa ốc và khủng hoảng tài chính ngân hàng. Nguyên nhân là đi vay và phải trả nợ v́ thế mới bị khủng hoảng và suy trầm kinh tế. Khi kinh tế bị suy trầm và phải trả nợ cả công lẫn tư, giới lănh đạo rơi vào thế kẹt là làm sao vừa trả nợ vừa kích cầu để ra khỏi nạn suy trầm? Đó là bài toán nan giải của việc phải kích cầu mà đồng thời thắt lưng buộc bụng, xảy ra cho toàn khối công nghiệp hoá đă phát triển.

    Năm năm sau, là thời điểm hiện nay, Hoa Kỳ và các nước Âu Châu hay Nhật Bản đang đứng trước sự thể vô cùng bất thường này. Nếu không ư thức được vấn đề và dứt khoát cải cách, Mỹ sẽ giống như Nhật Bản, là mất toi một thập niên, tức là phải sau năm năm nữa mới khá hơn. V́ thế, tổng kết chuyện kinh tế năm nay th́ ta vẫn chưa ra khỏi hố nợ như một hố đen của thiên văn học là khi mà mọi quy luật vận hành b́nh thường đều ít công hiệu. Và nếu năm tới kinh tế Mỹ có sụt vào vực thẳm ngân sách như nhiều người e ngại th́ đấy chỉ là liều thuốc đắng để cải thiện t́nh h́nh công chi thu cho năm 2014 và t́m lại nền tảng lành mạnh hơn cho sau này.

    Vũ Hoàng: Trên diễn đàn này của chúng ta, ông nhiều lần nhắc đến cái hố nợ và c̣n giải thích v́ sao lănh đạo các nước đều gặp điều mà ông gọi là "khủng hoảng niềm tin" v́ t́m không ra giải pháp cho một vấn đề bất thường. Tuy nhiên, thính giả của chúng ta có thể ngạc nhiên là v́ sao mà các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Âu Châu, chưa nói ǵ đến Trung Quốc hay Việt Nam, lại để bị trôi vào cảnh nợ nần như vậy? Ông giải thích thế nào về hiện tượng này?

    Có một quy luật gần như là bài kinh tế nhập môn. Đó là người ta thường chỉ thấy "cái được" trong kinh tế mà khó nh́n ra "cái mất", nhiều khi là mặt trái, mặt ẩn và chỉ xuất hiện về sau.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Có một quy luật gần như là bài kinh tế nhập môn mà nhiều người ít nh́n ra nên chúng ta đă nói tới và c̣n phải nhắc lại. Đó là người ta thường chỉ thấy "cái được" trong kinh tế mà khó nh́n ra "cái mất", nhiều khi là mặt trái, mặt ẩn và chỉ xuất hiện về sau.

    Từ ba chục năm nay, chính người dân Mỹ, cả trăm triệu hộ gia đ́nh và doanh nghiệp, đă đi vay liên tục và qua nhiều cách khác nhau, từ thẻ tín dụng đến tài trợ địa ốc hay đầu tư đủ loại. Từ 1.500 tỷ đô la vào năm 1980, gánh nợ tư nhân đó đă tăng gấp bốn trong 20 năm và vượt 6.000 tỷ vào năm 2001, lại c̣n tăng gấp hai tới đỉnh cao là hơn 13.000 tỷ vào năm 2007. Đấy là phần "được" của giai đoạn lạc quan về sự sung măn.

    Cái mất là gánh nợ tích lũy ấy sẽ có ngày đổ.

    Sở dĩ như vậy và đây là một trong nhiều lư do giải thích t́nh trạng lạc quan kéo dài là cả thế giới vui mừng với triển vọng toàn cầu hóa trong một địa cầu thu hẹp. Khi Trung Quốc từ bỏ chế độ tập trung quản lư và bế quan toả cảng để theo kinh tế thị trường từ năm 1979 và 10 năm sau, khi Liên bang Xô viết tan ră rồi sụp đổ, cả khối kinh tế cộng sản cũng cải tổ theo quy luật tự do và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính cho mọi quốc gia. V́ thế, người ta làm ăn vay mượn dễ dàng, với tiền nhiều và rẻ hơn từ các nền kinh tế đang lên mà thổi lên bong bóng và quên dần nhu cầu trả nợ. Cũng nh́n trong trường kỳ th́ ta c̣n thấy một lư do khác.
    Vay mượn quá sức


    Vũ Hoàng: Chúng tôi xin nhắc lại hai ư kiến ông vừa tŕnh bày về lư do hoạn nạn kinh tế của Mỹ, mà h́nh như cũng là hoàn cảnh chung của nhiều nước khác, là vay mượn quá sức và lạc quan về viễn ảnh toàn cầu hóa. Chi tiết về nguyên nhân và thời điểm là năm 2007 khiến thính giả của chúng ta nhớ lại năm 2007 cũng là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Khi ấy, diễn đàn này cũng cảnh báo về nhiều rủi ro bất trắc của toàn cầu hóa và nhắc nhở một yêu cầu là gia tăng sức nặng của thị trường nội địa và tránh nhiều dao động của quốc tế. Bây giờ, ông c̣n nêu ra một lư do khác về những khó khăn của Hoa Kỳ. Thưa ông, đó là ǵ vậy?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta c̣n nhớ là hơn chục năm về trước, cả thế giới đă nói đến những hứa hẹn của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng về công nghệ tin học. Với lợi thế của thời gian là có dịp nh́n lại chuyện cũ, ḿnh thấy rằng khoa học kỹ thuật, hay "thuật lư" là chữ tôi dùng để phiên dịch từ "technology" thay v́ dùng chữ "thao tác" ngớ ngẩn của Trung Quốc, có nâng cao năng suất kinh tế.

    Đấy là "cái được" mà ai cũng có thể thấy v́ sản xuất ra cùng một lượng hàng hóa dịch vụ mà tốn ít nhân công hơn và có thể đương đầu với sự xuất hiện của các nền kinh tế tân hưng của Đông Á với nhân công rẻ hơn. Cái mất của sự thay đổi là người dân trong các nước tiên tiến dễ bị thất nghiệp nếu không theo kịp sự đổi thay của thuật lư và nền giáo dục lẫn cả xă hội phải thi đua để cập nhật với những đổi thay này. Hậu quả là xáo trộn kinh tế và bất măn xă hội khi thất nghiệp sẽ nằm ở mức rất cao trong một giai đoạn khá lâu. Hoa Kỳ đang bị tai họa đó. Mà chưa hết v́ chẳng khác ǵ khối công nghiệp hoá, nước Mỹ cũng có đổi thay về dân số.

    Vũ Hoàng: Trong những bài toán chồng chất của Hoa Kỳ để khỏi mất cả một thập niên như ông vừa tŕnh bày, chúng ta c̣n thấy một đổi thay khác về dân số. Thưa ông, đó là ǵ vậy?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Các quốc gia công nghiệp hoá đều tiến qua h́nh thái kinh tế và xă hội khác, điều ấy có ảnh hưởng đến yếu tố mà giới kinh tế gọi là "định mệnh", đó là cơ cấu dân số.

    Nói chung, trong các xă hội tiên tiến đó, người dân lập gia đ́nh trễ hơn và có con ít hơn nên về dài th́ thành phần ở tuổi lao động, xin hăy tạm lấy tiêu chuẩn là từ 18 đến 55 tuổi, sẽ ít dần so với tổng số cư dân. Song song, tiến bộ về thuật lư trong y học và dưỡng sinh cũng kéo dài tuổi thọ trong các xă hội này. Hậu quả là họ bị hiện tượng gọi là "lăo hóa dân số", với người gia lăo đông hơn và cần nhiều dịch vụ và phúc lợi y tế xă hội lâu dài hơn trong khi tỷ trọng thành phần năng động về sản xuất và đóng góp cho quỹ phúc lợi ấy sẽ giảm. Nhờ có chính sách tiếp nhận di dân, là thành phần có sinh suất cao v́ đẻ con nhiều hơn, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn Nhật Bản và nhiều nước Âu Châu mà cũng đă bị hiệu ứng của nạn lăo hóa dân số. Trung Quốc đi sau mà cũng gặp định mệnh này do chính sách "mỗi hộ một con" họ ban hành từ 40 năm trước
    Nạn lăo hóa dân số


    Nạn lăo hóa dân số ở Trung Quốc. AFP photo
    Vũ Hoàng: Thưa ông, hiệu ứng của nạn lăo hóa dân số ấy là ǵ?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta sẽ hơi mất công để nh́n ra cùng lúc hai vế cung cầu của hai khía cạnh sản xuất và tiêu thụ và của hai lớp dân số, những người năng động từ 25 đến 55 tuổi và giới cao niên trên 55 tuổi mà có tuổi thọ dài hơn trước. Thành phần năng động bị thu hẹp sẽ làm giảm năng suất trong địa hạt sản xuất và cũng giảm số cầu về nhà cửa, xe cộ, v.v... cho cả nền kinh tế. Song song, thành phần cao niên đông đảo hơn sẽ tiêu thụ ít hơn, ở nhà nhỏ hơn, tiết kiệm nhiều hơn mà vẫn cần nhiều phí tổn về hưu liễm và sức khoẻ. Tổng hợp lại th́ trong trường kỳ sản lượng kinh tế sẽ giảm, đà tăng trưởng hàng năm không thể ở mức 5-6% như xưa, với số thất nghiệp cao hơn. Nhật Bản và Âu Châu có bị tai nạn chậm răi mà chắc chắn đó, Hoa Kỳ cũng vậy nên sẽ mất nhiều năm chuyển hướng để thoát xác và trước hết là chấn chỉnh lại việc chi thu.

    Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, chúng tôi được biết rằng cuối tuần qua, ông được Pḥng Thương Mại Việt Nam tại Oakland và Vùng Phụ Cận ở miền Bắc California mời lên phát biểu về t́nh h́nh kinh tế Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu, ông có tŕnh bày một kết luận tương đối là khả quan và có thể nói là lạc quan. Ông giải thích chuyện ấy như thế nào sau khi cho thấy một bức tranh khá u ám của kinh tế Mỹ?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là sau khi tóm lược về t́nh h́nh chung của thế giới với cái nạn gom tiền trả nợ, tôi nhấn mạnh đến sự khác biệt. Hoa Kỳ là một quốc gia thống nhất theo thể chế liên bang nên các cơ chế có thể xoay chuyển chứ không bị phân hóa và tê liệt như Âu Châu. Thứ hai, Hoa Kỳ năng động biến báo chứ không ù lỳ tŕ trệ và đ́nh hoăn cải cách như Nhật Bản trong 20 năm qua. V́ vậy trong khối kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ sẽ có hy vọng vượt thoát sớm nhất và thực tế th́ tư doanh Mỹ đă sớm bước qua hướng khác rồi.

    Nhờ có chính sách tiếp nhận di dân, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn Nhật Bản và nhiều nước Âu Châu mà cũng đă bị hiệu ứng của nạn lăo hóa dân số.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Một lư do cụ thể cho giả thuyết lạc quan này là sau năm năm hoạn nạn, các doanh nghiệp Mỹ đă trả nợ và tích lũy được một khối hiện kim hay bạc mặt tới cả ngàn tỷ đô la. Trong khi ấy, so với các thị trường khác th́ Mỹ vẫn là nơi đầu tư an toàn và có lời nên tiếp tục đón nhận được đầu tư hay "tiết kiệm nhập khẩu" của nước ngoài. Khối tư bản dư dôi đó của tư nhân trong nội địa và quốc tế đang vượt qua mức bội chi ngân sách của khu vực công quyền, mà mức bội chi ấy sẽ giảm chứ không thể tăng nữa.

    V́ vậy, sau một năm 2013 có nhiều khó khăn không tránh khỏi, t́nh h́nh năm 2014 sẽ khả quan hơn những ǵ đă thấy từ năm năm qua. Về dài th́ lănh đạo chính trị xứ này cũng phải ư thức được yêu cầu cải cách đó, nếu không th́ họ sẽ thất cử. Để kết luận, tôi thiển nghĩ là trong trung hạn từ hai đến năm năm, Mỹ sẽ thoát xác và đấy là lúc ta nên so sánh với khả năng xoay chuyển của các xứ khác, là điều ḿnh sẽ t́m hiểu trong mấy kỳ sau.

    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ngân hàng UBS bị phạt 1.5 tỉ v́ thao túng lăi suất



    Ngân hàng Thụy Sĩ UBS.


    19.12.2012
    UBS, ngân hàng lớn của Thụy Sĩ đang trả 1.5 tỉ đôla tiền phạt cho một số nước, sau khi nh́n nhận có gian trá, tác động đến một lăi suất cho vay quan trọng trên toàn cầu.

    Hôm thứ Tư, UBS chịu trả khoản phạt cho nhà chức trách Hoa Kỳ, Anh, và Thụy Sĩ, cùng với việc nhận tội gian trá tại Hoa Kỳ.

    Tháng 6 năm ngoái, nhà chức trách Hoa Kỳ và Anh quốc đă phạt ngân hàng Barclays của Anh 450 triệu đôla trong cùng một vụ.

    Nhà chức trách đang điều tra thêm nhiều ngân hàng, để xem các nhà giao dịch tài chính đă ảnh hưởng như thế nào lên lăi suất liên ngân hàng London, thường gọi là Libor. Trên khắp thế giới, các ngân hàng dùng Libor để đặt ra các lăi suất cho hơn 300.000 tỉ đôla sản phẩm tài chính.

    Các nhà điều tra nói rằng hành vi thao túng của UBS lên Libor tập trung tại chi nhánh của họ ở Nhật Bản.

    Từ năm 2005 đến 2010, các nhà giao dịch tài chính tại Nhật t́m cách tăng lợi nhuận và che dấu các vấn đề của UBS trong năm 2008 bằng cách tŕnh những thông tin sai lạc về cách tính Libor.

    Có trường hợp một nhà giao dịch tài chính đă chi đến 100.000 đôla để một người đồng nghiệp giúp giữ mức Libor thấp.

    Tổng giám đốc UBS Sergio Ermotti nói có từ 30 đến 40 người đă rời ngân hàng trong lúc có cuộc điều tra.

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Các nhà lập pháp Mỹ thông qua dự luật về bờ vực tài chính


    Cindy Saine / VOA

    02.01.2013
    TRỤ SỞ QUỐC HỘI —
    Chi tiết về thỏa thuận để' ngăn 'bờ vực tài chính'

    -Được Thượng viện chấp thuận hồi sáng sớm thứ ba.

    -Thu về 600 tỷ đôla trong ṿng 10 năm qua việc đánh thuế cao hơn đối với người Mỹ giàu có hơn.

    -Tŕ hoăn trong 2 tháng việc cắt giảm bắt buộc lên tới 24 tỷ đôla về chi phí cho quốc pḥng và các chương tŕnh quốc nội.

    -Gia hạn các điều khoản trong đạo luật nông nghiệp ngăn tăng giá sữa.

    -Ngăn chặn việc cắt giảm chi phí trả cho các bác sĩ điều trị người Mỹ cao niên.
    -Gia hạn trợ cấp thất nghiệp thêm 1 năm cho 2 triệu người.

    -Băi bỏ khoản tăng trợ cấp chi phí sinh hoạt 900 đôla cho các đại biểu Quốc Hội.
    ​​Sau một ngày có những biến đổi bất ngờ, Hạ viện Mỹ đă thông qua dự luật thỏa hiệp của Thượng viện để né tránh những khoản tăng thuế và cắt giảm chi tiêu chính phủ với qui mô lớn, thường được gọi là bờ vực tài chánh. Trước đó trong ngày thứ ba, việc thông qua dự luật này đă trở nên bấp bênh khi các dân biểu Cộng ḥa đ̣i có thêm những khoản cắt giảm chi tiêu. Từ Trụ sở Quốc hội, thông tín viên Cindy Saine của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

    Sau cuộc tranh căi gần hai năm giữa phe Cộng ḥa và phe Dân chủ về mức thuế mà người Mỹ nên đóng và về qui mô của kế hoạch cắt giảm chi tiêu chính phủ, Hạ viện và Thượng viện đă thông qua một thỏa hiệp để nước Mỹ không bị rơi xuống bờ vực tài chánh.

    Nhờ các lá phiếu của các dân biểu nghị sĩ Dân chủ và Cộng ḥa, tôi sẽ kư một đạo luật tăng thuế cho 2% những người Mỹ giàu có nhất trong lúc ngăn chặn một vụ tăng thuế cho tầng lớp trung lưu...
    Tổng thống Obama.
    Tổng thống Barack Obama đă hoan nghênh hành động vào phút chót của Quốc hội trước khi các thị trường tài chánh mở cửa trở lại sau ngày Tết dương lịch.

    Tổng thống Obama nói: "Nhờ các lá phiếu của các dân biểu nghị sĩ Dân chủ và Cộng ḥa, tôi sẽ kư một đạo luật tăng thuế cho 2% những người Mỹ giàu có nhất trong lúc ngăn chặn một vụ tăng thuế cho tầng lớp trung lưu, một vụ tăng thuế có thể làm cho nền kinh tế rơi vào t́nh trạng suy thoái trở lại."

    Tuy nhiên ông Obama cũng cảnh cáo Quốc hội rằng ông không muốn có một vụ giằng co tương tự về vấn đề mức trần nợ sẽ đáo hạn trong ṿng vài tháng tới đây.

    Tổng thống Obama đă phát biểu như vậy không bao lâu sau khi Hạ viện chấp thuận một dự luật thỏa hiệp mà các nhà lănh đạo Thượng viện và Phó Tổng thống Joe Biden đă điều đ́nh với nhau, sau một ngày có những sự chống đối kịch liệt của các dân biểu Cộng ḥa.

    Dự luật này được Hạ viện thông qua với 257 phiếu thuận và 167 phiếu chống.

    Các dân biểu đảng Dân chủ thuộc phe thiểu số ở Hạ viện đă mạnh mẽ ủng hộ dự luật này. Dân biểu Steny Hoyer, nhân vật đứng hàng thứ nh́ của phe Dân chủ ở Hạ viện đă phát biểu như sau trước cuộc biểu quyết.

    Ông Hoyer cho biết: "Trong lúc chỉ c̣n 37 tiếng rưỡi đồng hồ nữa là Quốc hội khóa 112 chấm dứt, chúng ta sẽ chứng tỏ cho mọi người thấy rằng rốt cuộc chúng ta có khả năng để đoàn kết với nhau để hành động, không phải với tư cách là đảng viên Dân chủ hay đảng viên Cộng ḥa, mà là với tư cách là người dân nước Mỹ."

    Các nhân vật lănh đạo cấp cao của đảng Cộng ḥa đă không đăng đàn để tŕnh bày ư kiến của họ về dự luật này, nhưng Dân biểu Dave Camp của đảng Cộng ḥa nói rằng rốt cuộc th́ các dân biểu nghị sĩ của đảng Dân chủ cũng đă đồng ư hậu thuẫn cho những kế hoạch giảm thuế của thời Tổng thống Bush mà họ chống đối trong bấy lâu nay.

    Ông Camp nói: "Phe Cộng ḥa và người dân nước Mỹ đă đạt được một mục tiêu thật sự quan trọng là giảm thuế vĩnh viễn."

    Trước đó trong ngày thứ ba, toàn bộ thỏa hiệp về bờ vực tài chánh dường như sắp bị đổ vỡ v́ các dân biểu Cộng ḥa mạnh mẽ chống đối dự luật của Thượng viện và nhất định đ̣i thêm vào dự luật này những khoản cắt giảm chi tiêu. Măi cho tới gần 11 giờ khuya, các dân biểu Cộng ḥa mới đồng ư đưa dự luật của Thượng viện ra biểu quyết.

    Bà Pelosi nói: "Lănh tụ khối thiểu số Hạ viện, Dân biểu Nancy Pelosi, thừa nhận rằng dự luật này không có tất cả những thứ mà mọi người muốn có. Nhưng bà nói thêm rằng “đây là một bước đầu tiên rất mạnh mẽ trong lúc chúng ta bước vào năm mới.”

    Những người thọ thuế ở Mỹ và các thị trường tài chánh trên thế giới có phần chắc cũng đồng ư là việc thông qua dự luật này là một sự khởi đầu tốt đẹp cho năm mới, tuy hành động này tới phút chót mới được thực hiện. Ngày mai, các dân biểu nghị sĩ khóa 113 sẽ tuyên thệ nhậm chức và nhiều người hy vọng các nhà lập pháp sẽ không làm cho mọi người phải hồi hộp chờ đợi kết quả như lần này.

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Giă từ toàn cầu hoá
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
    2013-01-02

    Thế giới vừa trải qua một chu kỳ năm năm đầy biến động, lồng trong trận Tổng suy trầm kinh tế 2008-2009 và ba năm đ́nh trệ.


    Biến cố kéo dài này tất nhiên đă chi phối những tính toán kinh tế của mọi quốc gia và của mọi người trong từng quốc gia.

    Hậu quả sẽ ra sao trong mấy năm tới? Vào dịp đầu năm, Diễn đàn Kinh tế t́m hiểu về biến chuyển ấy qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
    Nh́n lại 5 năm qua

    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Theo thông lệ, khi mở đầu năm mới, diễn đàn của chúng ta thường nhắc đến yếu tố lạc quan và tích cực cho một vận hội mới. Nhưng những ǵ xảy ra cho kinh tế thế giới từ mấy năm qua khiến người ta khó thấy lạc quan mà cần nh́n vào những rủi ro có thể xảy ra trong thời gian tới. V́ vậy, chương tŕnh kinh tế đầu tiên của năm 2013 cố phác họa một số viễn ảnh cho thời kỳ trước mặt để c̣n tự chuẩn bị. Ông nghĩ sao về đề nghị này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta đều ư thức được những giới hạn của con người khi dự báo tương lai, nhất là tương lai kinh tế, vốn tổng hợp sự tính toán của cả triệu cả tỷ tác nhân ở nhiều nơi. Nhưng xuyên qua những chuyển động tưởng như hỗn loạn phi lư người ta vẫn có thể nh́n ra một số yếu tố hợp lư. Sau những năm đầy biến động vừa qua, ta thấy rằng trật tự cũ mà nhiều người tin là vĩnh viễn trường cửu lại bị đào thải và thế giới có thể bước qua một trật tự khác. V́ vậy, ḿnh thử nh́n vào các chỉ dấu tiên báo viễn ảnh mới để c̣n phần nào tự chuẩn bị lấy thân.

    Vũ Hoàng: Như vậy, xin ông khởi đầu bằng cách tŕnh bày lại bối cảnh chung ngơ hầu ḿnh có thể thấy ra một số điều hợp lư giữa những biến động chung.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Về bối cảnh chung, ta có thể thấy năm năm vừa qua là thời trả nợ sau chu kỳ 30 năm vay mượn quá sức của ba khối kinh tế công nghiệp hoá và giàu có nhất thế giới. Biến cố ấy khởi sự từ đầu năm 2008 và giải thích bao khó khăn dồn dập của ba anh nhà giàu mắc nợ là Nhật Bản, Hoa Kỳ và Âu Châu. Khi các nước giàu có nhất lại thu vén chi tiêu để c̣n trả nợ th́ kinh tế toàn cầu bị suy trầm và rất chậm phục hồi. Đấy là một lẽ.

    Thứ hai, bên ngoài kinh tế th́ c̣n chuyện sinh tử là an ninh. Sau 10 năm tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, Hoa Kỳ ngập nợ phải t́m cách thoát khỏi những khó khăn đó. Nhưng khoảng trống do nước Mỹ để lại trên toàn cầu và các bài toán dồn dập khi phải trả nợ lại là sự cám dỗ cho chính sách bành trướng của Trung Quốc và gây phản ứng pḥng thủ từ các quốc gia khác. Cùng những khó khăn kinh tế chung của toàn cầu, phản ứng này có chi phối chiến lược phát triển của các nước. Thứ ba, trong Liên hiệp của 27 nước Âu Châu và khối tiền tệ thống nhất của 17 nước cùng dùng chung đồng Euro, khó khăn tài chính dồn dập trong bốn năm liền cũng gây thất vọng cho nhiều nước và dẫn đến phản ứng quốc gia dân tộc, trong tinh thần xin tạm gọi là "đèn nhà nào nhà ấy rạng, mạng người nào người ấy giữ".

    Nói chung là tinh thần bảo thủ và co cụm của nhiều nước trên thế giới nhằm bảo vệ quyền lợi riêng. Nh́n trên toàn cảnh của ngần ấy chuyển động th́ ta thấy ra một hậu quả bất ngờ cho cả thế giới, đó là sự thoái lui của trào lưu toàn cầu hóa. Mà điều đáng tiếc này thật ra cũng hợp lư.

    Những thay đổi ảnh hưởng kinh tế

    Vũ Hoàng: Ông vừa nói đến một điều rất lạ, thậm chí là nghịch lư. Đó là "điều đáng tiếc mà thật ra cũng hợp lư". Xin đề nghị ông giải thích cho sự hợp lư này.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng trước hết th́ con người cũng là một sinh vật kinh tế nên phải thường xuyên ứng xử với hoàn cảnh hay chính sách để t́m lợi ích cao nhất. Nhưng người ta thay đổi với loại đổi thay lâu dài chứ không lụp chụp chạy theo biện pháp hay chính sách ngắn hạn. V́ vậy, sự thay đổi lớn lao này mới chậm xảy ra mà nếu chỉ để ư đến biến cố ngắn hạn th́ ta cho là bị bất ngờ. Mà nếu chính sách lại đề ra cho một bài toán ngắn hạn th́ có thể gây ra điều mà người ta gọi là "hậu quả bất lường" hay "liều thuốc đổ bệnh". Bây giờ ta mới suy ra khung cảnh toàn cầu trong trường kỳ.

    Về trường kỳ, h́nh thái sinh hoạt kinh tế của các nước có thay đổi và khu vực chế biến của các nước công nghiệp hoá đă thu hẹp và nhường chỗ cho khu vực dịch vụ. Tức là các nước giàu có đă đẩy đầu tư về chế biến cho các nước đang phát triển làm gia công để t́m lợi thế nhân công rẻ và điều ấy có góp một phần cho hiện tượng toàn cầu hóa và tự do chuyển dịch tư bản.

    Thứ hai, trong trường kỳ, ta c̣n để ư đến sự thay đổi về "thuật lư" hay "technology" là chữ tôi đề nghị về cách tổ chức khoa học kỹ thuật, tương tự như sinh lư hay vật lư trong các bộ môn khoa học kia. Thay đổi về thuật lư có thể là kết quả của bài toán an ninh hay quân sự mà cũng là hậu quả của cơ cấu phí tổn v́ người ta cần t́m ra cách sản xuất nào rẻ hơn. Rốt cuộc th́ tiến bộ thuật lư cũng đảo lộn luôn cơ cấu phí tổn ấy, thí dụ như về giá biểu của các loại nguyên nhiên vật liệu. Một thí dụ khác là sự cải tiến về thuật lư với máy điện toán và công nghệ tín học làm thay đổi quy tŕnh sản xuất và nâng cao năng suất kinh tế nhưng cũng dẫn đến các bài toán xă hội là thất nghiệp, giáo dục và đào tạo cho các gia đ́nh hay chính quyền.

    Vũ Hoàng: Đó là những chuyển động sâu xa về xă hội với ảnh hưởng dội ngược vào kinh tế. Thưa ông, ngoài ra c̣n có những thay đổi ǵ khác nữa?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng c̣n có sự đổi thay chậm răi mà mănh liệt hơn, đó là cơ cấu dân số trong các nước.

    Nói chung, dân số địa cầu đă tăng vọt từ sau Thế chiến II nhưng nay đă đi hết chu kỳ và giảm dần. Càng tiến hóa th́ càng giảm mạnh và bị nguy cơ gọi là lăo hóa dân số. Sự thay đổi ấy cũng chi phối tính toán lời lăi của doanh nghiệp hay chiến lược kinh tế của quốc gia. Một cách cụ thể, lương bổng cho nhân công các nước đang phát triển không c̣n rẻ như trước khi các nước này trở thành "tân hưng", nghĩa là bắt đầu phát triển.

    Ngoại lệ ở đây là Trung Quốc, có dân số cao nhất địa cầu nhưng lănh đạo tiêu cực và lạc hậu lại lầm tưởng rằng mỗi người sinh ra là một miệng ăn nên chủ động kiểm soát dân số qua kế hoạch mỗi hộ một con. Hậu quả là dân số cũng bắt đầu bị lăo hóa, là người dân chưa giàu đă già, và lợi thế về nhân công nhiều và rẻ nay mất dần cho các nước khác v́ doanh nghiệp của các nước tiên tiến đi t́m nơi rẻ hơn, có năng suất cao hơn. Mà cao nhất vẫn là trong các nước tiên tiến.

    Thoái trào toàn cầu hóa

    Vũ Hoàng: Sau khi lần lượt tổng kết lại các chuyển động lớn của các nước trên thế giới để dẫn về viễn ảnh trước mắt là sự thoái trào của hiện tượng toàn cầu hóa, ông có thể đơn cử một số dấu hiệu tiên báo cái trật tự đáng tiếc mà có lẽ hợp lư ấy không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đầu tiên, chẳng c̣n ai nói về Ṿng Đàm Phán Doha do Tổng thống George W. Bush đề nghị với Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào Tháng 10 năm 2001 để phát triển ngoại thương của các nước nghèo trong tinh thần ngoại thương góp phần gia tăng lợi ích cho mọi quốc gia. Ṿng đàm phán ấy thực tế bị khai tử và cơ chế WTO chỉ c̣n là nơi giải quyết quá nhiều vụ tranh tụng về mậu dịch giữa các hội viên.

    Kế tiếp, chúng ta có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái b́nh dương mà hai Tổng thống Mỹ đă liên tục đề cao từ 2008 đến 2010 và muốn sớm hoàn thành để phát triển ngoại thương và kinh tế giữa các nước trong vành cung Thái b́nh dương. Hiệp định ấy bị trở ngại và ngược lại, người ta lo sợ sự lớn mạnh của phản ứng bảo hộ mậu dịch với nhiều đ̣n trả đũa về ngoại thương để từng quốc gia bảo vệ quyền lợi riêng.

    Giữa các nước đă phát triển với nhau, khó khăn chồng chất bên trong khiến xứ nào cũng t́m cách in tiền, hạ lăi suất và t́m lợi thế của đồng bạc rẻ để xuất khẩu và thoát hiểm. Hiện tượng ấy gây thêm vấn đề ngoại thương và trước hết thu hẹp nguồn tư bản có thể đầu tư vào các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp giảm sút càng làm các nước nghèo gặp trở ngại khi thị trường xuất khẩu vào các nước giàu cũng co cụm dần. Nếu xứ nào cũng muốn bán hàng ra ngoài th́ ai mua bây giờ? Tranh chấp mậu dịch v́ vậy chỉ tăng chứ không giảm và toàn cầu hóa bị đẩy lui...

    Vũ Hoàng: Thưa ông, riêng tại Hoa Kỳ, là quốc gia có thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, người ta có thấy ra sự thoái trào ấy không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta thấy ra rơ ràng nhất là tại Hoa Kỳ, sau đó mới tới Âu Châu, Nhật Bản hay Trung Quốc, là những khối kinh tế dẫn đầu thế giới.

    Trên chính trường Mỹ, tự do mậu dịch hay toàn cầu hóa hết được coi là lư tưởng mà c̣n bị kết án là nguyên nhân gây ra thất nghiệp hay thiệt hại cho kinh tế và nhân công Mỹ. Dù sự thật chả đơn giản như vậy, lư luận ấy được rất nhiều người ủng hộ. Trong khi đó, về thực tế th́ nhiều doanh nghiệp Mỹ hết thấy thị trường Trung Quốc là hấp dẫn và bắt đầu triệt thoái đầu tư để dồn qua xứ khác. Nhưng đáng chú ư nhất là để sản xuất lấy ở nhà, nhờ tiến bộ mới về thuật lư lẫn thay đổi về cơ cấu phí tổn. Nói chung, nước Mỹ hết t́m nơi làm gia công ở bên ngoài, hoặc chỉ t́m những công đoạn rẻ nhất ở xứ khác. Dù kinh tế Mỹ chỉ lệ thuộc bên ngoài có chừng 12% của tổng số tiêu thụ đấy vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất địa cầu. Nếu doanh nghiệp Mỹ tính lại cho thời gian năm bẩy năm tới th́ kinh tế thế giới sẽ bị thiệt hại.

    Vũ Hoàng: Câu kết cho đầu năm là ǵ thưa ông?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi mong rằng sự thay đổi này chỉ là trung hạn tức là cho năm bảy năm mà thôi v́ lợi thế của toàn cầu hóa là điều có thật và khó phủ nhận. Nhưng ḿnh vẫn phải tự chuẩn bị cho t́nh huống đó. Riêng về Việt Nam th́ với thị trường gần 90 triệu dân, Việt Nam nên sớm nghĩ đến nâng cao khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa thay v́ chỉ trông chờ vào xuất khẩu và đầu tư của công quyền. Đây cũng là cơ hội nh́n lại lợi thế tương đối của ḿnh trong dài hạn, không thể là nhân công rẻ mà c̣n tùy vào năng suất, tức là giáo dục và đào tạo. Đấy cũng là lời chúc đầu năm của chúng ta cho thế hệ trẻ tại Việt Nam.

    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa và kính chúc ông một năm an hảo.

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Năm 2013 có thể là năm tiến tŕnh toàn cầu hóa chấm dứt
    (Lê Mạnh Hùng)


    “...tuy rằng chưa có một thế lực nào xuất hiện để thay thế cho nước Mỹ, nước Mỹ hiện nay cũng không có thể làm ǵ để ngăn chặn t́nh trạng sụp đổ của tiến tŕnh toàn cầu hóa...”



    Kể từ khi cuộc Đại Suy Thoái (Great Recession) toàn cầu bắt đầu xảy ra vào năm 2008, người ta đă chờ đợi rằng thế giới sẽ quay trở lại t́nh trạng bảo hộ mậu dịch như đă xảy ra sau cuộc Đại Khủng Hoảng của những năm 1930 với tất cả những hậu quả kinh tế và chính trị của nó. May mắn là những chuyện đó đă không xảy ra trong những năm sau. Nhưng vào năm 2013, người ta có thể thấy một nguy cơ rất rơ rệt là sau hai chục năm toàn cầu hóa càng ngày càng chặt chẽ, các quốc gia và các đại lục trên thế giới nay bắt đầu dựng lại những hàng rào và càng ngày càng tập trung vào việc hàn gắn nền kinh tế nội bộ thay v́ lo đến thế giới.

    Tại châu Âu, khu vực Euro đă đạt được một sự ổn định đáng chú ư kể từ khi Ngân Hàng Trung Ương châu Âu dưới sự lănh đạo của ông Mario Draghi can thiệp vào thị trường trái phiếu vào mùa hè năm 2012. Nhưng sự hội nhập càng ngày càng sâu đậm của các nuớc trong khu vực Euro cũng lại dẫn đến một sự phân hóa xa hơn về chính trị và kinh tế của Liên Hiệp Châu Âu 27 nước nói chung. Trên thực tế, những biện pháp nhằm dẫn đến một hệ thống ngân hàng chung, tăng cường quyền hạn của Nghị Viện Châu Âu và những biện pháp cải cách khác có thể dẫn cùng lúc đến một sự tan ră chính trị và kinh tế “de facto” chứ không phải “de jure” của Liên Hiệp châu Âu.

    Trên phương diện kinh tế như Sebastien Dullen biện luận trong một tài liệu nghiên cứu “Why the euro crisis threatens the EU single market”, có những nguy cơ đáng kể về một sự sụp đổ khả dĩ của hệ thống thị trường chung của Liên Hiệp châu Âu. Một sự tan ră toàn diện của khu vực Euro sẽ làm hệ thống Euro sụp đổ trong khi việc tiến thêm đến một liên bang chính trị sẽ dẫn đến sự thu nhỏ lại của châu Âu với sự ra đi của những nước như Anh.

    Nhưng ngay cả không làm ǵ, cuộc khủng hoảng này cũng đă làm cho thị trường chung châu Âu không c̣n hoàn toàn là đồng nhất nữa. Trong những tháng gần đây, các ngân hàng châu Âu đă bắt đầu rút ra khỏi các hoạt động qua biên giới của họ. Và hiện nay, ta có thể thấy rằng những công ty Đức dù đuợc quản trị dở đến đâu cũng được hưởng một lăi xuất tín dụng thấp hơn nhiều so với những công ty Tây Ban Nha dù quản trị khéo đến đâu. Và những hàng rào cản đó ngay giữa các nước thành phần của khu vực Euro sẽ dẫn người ta đến tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa. Đối với châu Âu, điều đó có nghĩa là ít cạnh tranh hơn, tăng trưởng chậm hơn và giá hàng cao hơn cho giới tiêu thụ.

    Sự chuyển đổi về kinh tế của châu Âu cũng đi kèm theo với một tiến tŕnh địa lư chính trị mới. Lục địa này đă thấy có một số thay đổi về chính trị với những thế lực chính trị truyền thống tại nhiều nước - từ Hy Lạp cho đến Ư; từ Phần Lan cho đến Áo - thấy họ bị bao vây bởi những thế lực mỵ dân mới xuất hiện cả về phía tả lẫn phía hữu. Ngoài ra ta cũng thấy có những phân ly trong quan hệ giữa vùng “căn bản” (core) và vùng “biên duyên” (periphery) với rất nhiều nước thành viên của Liên Hiệp châu Âu kể cả những nước lớn như nước Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha quan ngại rằng họ bị đẩy ra ŕa của dự án châu Âu. Và quan trọng hơn cả là t́nh trạng đổ vỡ khả dĩ ngay chính bên trong khu vực “căn bản” với những khác biệt càng ngày càng rơ rệt hơn giữa Paris và Berlin về h́nh dáng tương lai của một châu Âu hợp nhất.

    Sang đến vùng Trung Đông. Trong ṿng hai năm qua ta có thể thấy “mùa xuân Ả Rập”, hành động chính trị có vẻ đă đoàn kết thế giới Ả Rập trong một cuộc “thức tỉnh” chưa từng có. Nó đă lan tràn từ thủ đô này sang thủ đô khác nhờ vào những hệ thống Internet, những mạng xă hội, vệ tinh TV và những hứa hẹn thay đổi đầy hấp dẫn. Nhưng “mùa xuân” nay có vẻ đă tàn, những hứa hẹn thay đổi đă không thực hiện được và trong năm 2013 ta có thể chờ đợi một sự chia rẽ hơn bao giờ hết tại vùng này. Cuộc nội chiến tại Syria đă trở thành trung tâm của một cuộc chiến tông giáo, với những người thuộc các tông phái cực đoan của Hồi giáo càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng trong phiến quân chống lại chính quyền Assad. Nó đă làm sống lại những thế lực jihad của phái Sunni, đẩy Iran và những đồng ḿnh của nước này vào thê thủ và mở đường cho những tham vọng của người Kurd. Bầu không khí sôi nổi tại các vùng của người Kurd đă tạo ra những nứt rẽ trong liên minh “de facto” giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Saudi Arabia và Qatar. Những hệ quả của nó c̣n lan truyền đến tận miền bắc Iraq.

    Tại châu A tá có thể thấy những mâu thuẫn bên trong nội bộ Trung Quốc đă đẩy châu Á mới đến t́nh trạng càng ngày càng phân mảnh. Với dân chúng Trung Quốc càng ngày càng khá giả lên, nhà nước Trung Quốc sẽ làm thế nào để giải quyết những vấn đề như t́nh trạng bất công gia tăng, nhu cầu tái cân đối lại nền kinh tế. Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải làm ǵ để bảo vệ sự ổn định vào lúc mà xă hội Trung Quốc đang biến chuyển mạnh với một nửa tỷ người có thể hội nhập mạng Internet.

    Tháng 11 vừa qua, Đại Hội lần thứ 18 của đảng Cộng Sàn Trung Quốc đă cho đăng quang những lănh tụ mới mà mà quan điểm có vẻ phù hơp với quá khứ hơn là với tương lai. Với hệ thống chính trị càng ngày càng trở nên cứng rắn hơn và chính sách ngoại giao trở nên xâm lược hơn nó đă ảnh hưởng mạnh đến phần c̣n lại của châu á.

    Bản đồ kinh tế châu Á đă được vẽ lại nhiều trong ṿng 15 năm qua với các quan hệ thương mại, đầu tư và tiếp liệu được mở rộng và đào sâu giữa các nước trong vùng (mà không có sự can thiệp của Mỹ). Nhưng những tham vọng hoặc căng thẳng bên trong chính trị nội bộ của Trung Quốc đă khiến nước này càng ngày càng có những hành động đáng quan ngại đối với những nước láng giềng kể cả những nước bạn hàng lớn nhất như Nam Hàn và Nhật Bản. Kể từ năm 2010, một Trung Quốc bá quyền đang càng ngày đe dọa làm tan ră “châu Á kinh tế” vốn đang thành h́nh không có sự hiện diện của Mỹ để mở đường cho một “châu Á an ninh” đ̣i hỏi một sự hiện diện của Mỹ chống lại mối đe dọa đang nổi lên từ Trung Quốc.

    Và điều đó, cũng như những ǵ xảy ra tại châu Âu và vùng Trung Đông dẫn đến vấn đề sự lănh đạo của Hoa Kỳ hay là sự khiếm diện của Hoa Kỳ. Vào lúc này, giới lănh đạo Mỹ kể cả tại ṭa Bạch ốc cũng như Quốc Hội có vẻ như chỉ quan tâm đến những chuyện bên trong nước Mỹ chứ không chú ư ǵ đến bên ngoài thế giới. Chính tổng thống Obama, mặc dầu chính sách chuyển hướng về châu Á, cũng đă tuyên bố nay là lúc xây dựng đất nước (domestic nation building) chứ không phải phiêu lưu bên ngoài.

    Tấn kịch “vực thẳm ngân sách” không cho người ta thấy nước Mỹ ở trạng thái tốt nhất. Nhưng, tuy rằng chưa có một thế lực nào xuất hiện để thay thế cho nước Mỹ, nước Mỹ hiện nay cũng không có thể làm ǵ để ngăn chặn t́nh trạng sụp đổ của tiến tŕnh toàn cầu hóa. Và quả thực, ở mức độ mà nước Mỹ c̣n lănh đạo thế giới, có thể rằng chính nước Mỹ sẽ đi tiên phong trong việc tập trung vào công việc nội bộ thay v́ mở ra những cuộc phiêu lưu mới tại nước ngoài.

    Lê Mạnh Hùng
    http://ethongluan.org/index.php?opti...=51&Itemid=301

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quy luật giàu nghèo
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
    2013-01-09

    Mở đầu cho năm mới, mục Điễn đàn Kinh tế xin lần lượt trở lại các yếu tố cơ bản giải thích sự giàu nghèo giữa các quốc gia, hoặc của cùng một quốc gia trong nhiều thời kỳ khác nhau.


    Có lẽ những yếu tố ấy mới là cơ sở cho một chính sách kinh tế thích hợp. Xin quư vị theo dơi cách Vũ Hoàng nêu vấn đề với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về loạt chương tŕnh này.
    Tạo thịnh vượng cho quốc gia

    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, mở đầu cho năm mới, xin đề nghị ông trở lại một vấn đề căn bản của các quốc gia là tạo ra của cải hay sự thịnh vượng. Nhiều thính giả theo dơi tiết mục chuyên đề này của chúng ta có thể thắc mắc với câu hỏi đó khi hàng ngày phải phấn đấu để tạo ra của cải cho gia đ́nh sớm thoát khỏi cảnh nghèo khổ và cũng rất thích cách ông đặt vấn đề kinh tế dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Ông nghĩ sao về đề nghị này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cho rằng đây là đề tài hữu ích nhưng đ̣i hỏi nhiều chương tŕnh liên tục để giải thích cho tường tận, có khi đến Tết chưa xong! Tôi xin được tạm gọi chung đề tài là "những quy luật của giàu nghèo", trong tinh thần phân tích xem là nhờ đâu mà một quốc gia trở thành thịnh vượng và v́ sao lại có nhiều nước chưa thoát khỏi sự nghèo khốn. Nhưng trước hết, ḿnh nên khởi sự bằng cách phơi bày nhiều sự ngộ nhận khá phổ biến.

    Vũ Hoàng: Nghĩa là ông muốn bác bỏ một số lư luận mà ông cho là ngộ nhận hoặc hiểu sai?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng thế v́ nếu không thấy ra cái sai, ta sẽ khó t́m ra cái đúng và sự lầm lẫn ấy c̣n có thể dẫn đến những chính sách kinh tế bất lợi cho yêu cầu thịnh vượng.

    Đầu tiên, trước khi thế giới t́m ra và tổng hợp các kiến thức để có khoa kinh tế chính trị học, tức là chỉ từ vài trăm năm trở lại, loài người đă có bài toán kinh tế. Đó là con người ta đều muốn có phương tiện sinh hoạt lớn lao hơn khả năng sản xuất của ḿnh. Giải quyết sự khan hiếm ấy là bài toán kinh tế ngàn đời. Khi t́m cách giải quyết, người ta phải t́m hiểu lư do của sự khan hiếm hoặc nguyên nhân của nghèo khó. Nhưng ta khó t́m ra giải pháp nếu cứ đơn giản cho rằng sự nghèo khó của xứ này là do xứ khác gây ra. Xin gọi đó là lư luận hàm hồ của sự bóc lột.

    Đến nay, nhiều người c̣n nói rằng một quốc gia có thể làm giàu bằng cách khai thác xứ khác. Nguyên ủy là từ lập luận hồ đồ của Marx về lợi nhuận và giá trị thặng dư, Lenin khai triển ra quy mô quốc tế lư luận về chủ nghĩa đế quốc theo đó các nước tư bản làm giàu bằng cách bóc lột các nước nghèo. Lư luận này đề ra một tương quan nhân quả nhiều khi sai lạc về sự giàu nghèo. Nôm na là sự nghèo khốn của xứ này là do xứ khác gây ra và ngược lại, sự giàu có của nước này là kết quả của chính sách bần cùng hóa xứ khác.

    Tôi xin đi vào chuyện cụ thể của trăm năm trước, khi Lenin viết ra cuốn sách về Chủ nghĩa Đế quốc, y hệt như chuyện của hiện tại, là quả thật rằng các nước tư bản Tây phương có đầu tư ra ngoài, nhưng chủ yếu là đầu tư vào các nước tư bản khác. C̣n kim ngạch đầu tư vào các nước nghèo, hay đang phát triển như ta nói bây giờ, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vậy mà ngày nay các nước nghèo vẫn đang t́m cách chiêu dụ và thu hút đầu tư của các nước tư bản. Khi c̣n lấn cấn trong đầu cái lư luận hàm hồ của sự bóc lột th́ ḿnh khó nh́n ra bài toán khan hiếm và giải pháp về phát triển.

    Vũ Hoàng: Nhưng ta không thể phủ nhận được sự hiện hữu của chủ nghĩa thực dân và sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc từ Âu Châu qua các lục địa khác. Ông trả lời sao về câu hỏi này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả thật là các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay Anh, Pháp đă trước sau chinh phục nhiều khu vực và có gây ra thảm họa cho nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nhưng câu hỏi đầu tiên là v́ sao họ chinh phục được các vùng đất rộng lớn hơn lănh thổ của họ và khuynh đảo được một dân số đông gấp bội? Tức là từ trước đó, các nước thực dân đế quốc đă có sức mạnh kinh tế, quân sự hay kỹ thuật ǵ đó mà các nước kia không có. V́ sao lại như vậy? Và v́ sao nhiều nước tự cô lập và không hề bị chiếm làm thuộc địa mà vẫn cứ nghèo khốn hoặc c̣n tự làm cho họ nghèo đi? Ta sẽ c̣n cơ hội nhắc đến những trường hợp cụ thể này.
    Yếu tố địa lư

    Vũ Hoàng: Ông hay nói đến địa dư h́nh thể, kể cả đất đai hay tài nguyên thiên nhiên. Liệu đó có là những yếu tố giải thích sự thịnh vượng của nhiều quốc gia không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng địa dư h́nh thể có chi phối cách giải quyết bài toán khan hiếm và đem lại lợi thế cho sự thịnh vượng nhờ diện tích khả canh nhiều hay ít, có mạng lưới sông ng̣i hay khí hậu thuận tiện hay không, v.v.... Nói chung, các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất phát từ vùng châu thổ của các con sông lớn và khu vực núi non hiểm trở th́ khó phát triển và thường đi sau vùng đồng bằng.

    Nhưng địa dư không là thực thể bất biến hay trở lực vĩnh viễn. Thác nước kia có thể là một chướng ngại cho đến khi con người nghĩ ra máy xoay nước và dùng sức nước làm ra điện. Nhiều tài nguyên thiên nhiên như quặng mỏ dầu khí có thể là thứ vô dụng trong cả vạn năm, cho đến khi con người khám phá ra công dụng mới.

    Nói chung, các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất phát từ vùng châu thổ của các con sông lớn và khu vực núi non hiểm trở th́ khó phát triển và thường đi sau vùng đồng bằng.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Khi ấy ta mới chú ư đến trí tuệ của con người trong bài toán khan hiếm. Vương quốc Á Rập Saudi là nước sản xuất nhiều dầu thô nhất thế giới, lại được trời cho những giếng dầu dễ khai thác, nghĩa là ít tốn kém so với dầu thô của nhiều xứ khác. Nhờ vậy, xứ này có nhiều hoàng thân tỷ phú, nhưng lợi tức b́nh quân một đầu người chỉ bằng 42% lợi tức của Singapore là một xứ không có dầu và c̣n phải mua nước của Malaysia. Israel là một quốc gia không được thiên nhiên ưu đăi, chẳng có một giọt dầu nào và thường xuyên bị đe dọa, nhưng người dân vẫn giầu hơn hầu hết các nước Á Rập có dầu ở chung quanh. Nghĩa là ăn thua vẫn ở cách tổ chức của con người. Trong một kỳ khác, chúng ta sẽ nói riêng về địa dư h́nh thể và không quên trường hợp Nhật Bản, Nam Hàn hay Đài Loan trong khu vực Á châu Thái b́nh dương.

    Vũ Hoàng: Nhắc đến Nhật Bản, ông có thấy rằng xưa kia xứ này là một nước nghèo hay không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Mới chỉ nửa thế kỷ trước thôi, người ta c̣n xem thường sản phẩm chế tạo tại Nhật là đồ dỏm, rẻ tiền và dễ hư nếu so sánh với các sản phẩm Âu-Mỹ. Ngày nay, xe hơi, máy ảnh và nhiều đồ gia dụng khác của Nhật là tiêu chuẩn cao nhất và dân Nhật cũng thuộc loại giàu nhất. Nh́n trong lịch sử lâu dài th́ cho đến thế kỷ 19, Nhật Bản c̣n là một quốc gia nghèo và khá lạc hậu v́ khép cửa với bên ngoài trên một lănh thổ có ít tài nguyên. Nhưng chỉ một thế kỷ thôi, họ đă thay đổi và thoát ra khỏi cái nghiệp nghèo khốn này.

    Nhân chuyện đó, chúng ta cũng thấy ra một sự thật khác. Người ta cứ tưởng các nước nghèo là một khối bất động, chết kẹt trong sự nghèo khổ từ cả trăm năm hoặc c̣n lâu hơn nữa. Ngày nay, nhiều người c̣n gọi chung các xứ đó là "Thế giới Thứ ba" hay Đệ tam Thế giới ở giữa khối tư bản và khối cộng sản. Đây là một sự lầm lẫn, v́ không thấy ra sự chuyển dịch chậm răi lâu dài của các quốc gia.

    Chẳng hạn như cách đây trăm năm, Argentina ở Nam Mỹ đă là cường quốc giàu mạnh hơn hai đại cường Âu Châu là Đức và Pháp. Thế rồi, với sức người, áo cơm cũng có thể biến thành sỏi đá và ngày nay Argentina trở thành một nước "đang phát triển" c̣n thua xa nhiều nước Đông Âu mới thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản có hai chục năm. Cũng thế, Singapore hay Nam Hàn đều đă từng là nước nghèo, thuộc loại gọi là Đệ tam Thế giới, ngày nay họ là nước "tân hưng" trong khi Miến Điện lại tụt hậu mất nửa thế kỷ sau khi là một nước giầu của Đông Nam Á.
    Làm sao tránh tụt hậu

    Vũ Hoàng: Như ông vừa tŕnh bày th́ ḿnh có thề thấy rằng quốc gia nào trên thế giới cũng từng có lúc là nước nghèo, thuộc loại gọi là Thế giới Thứ ba. Nhưng sau đấy họ đă giải quyết được bài toán khan hiếm để hành quốc gia thịnh vượng. Và v́ vậy, chúng ta mới t́m hiểu xem họ giải quyết như thế nào và v́ sao có nhiều nước th́ nghèo vẫn cứ hoàn nghèo và nhiều nước c̣n tự làm cho ḿnh nghèo đi....

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng thế và ta cũng thấy rằng giải thích sự nghèo khổ chưa hẳn là có ích bằng việc t́m ra giải pháp cho thịnh vượng. Và ḿnh nên t́m hiểu chuyện ấy trong một bối cảnh dài có thể cả trăm năm. Hiểu ra quy luật chung th́ sẽ tránh được cái họa tụt hậu.

    Nói chung th́ xứ nào cũng từng đă có lúc là quốc gia chậm tiến và nghèo khó nhưng lại vươn lên trong khi nhiều quốc gia đă từng dẫn đầu thế giới về sự thịnh vượng, có khi trong cả chục thế kỷ như trường hợp Trung Quốc, rồi sau đó lại lụn bại không v́ ách thực dân đế quốc hay bị liệt cường sâu xé. V́ Trung Quốc lụn bại từ trước nên mới bị ngoại bang khuất phục, hậm hực mất trăm năm. Khi nh́n rơ hơn cái tương quan nhân quả về sự giàu nghèo th́ ḿnh tránh được việc quy trách cho người khác cái hoạn nạn do chính ḿnh gây ra cho ḿnh.

    Vũ Hoàng: Qua từng bước phân tích như vậy, ông làm sáng tỏ được một số điều về lẽ thịnh suy hay giàu nghèo của các quốc gia. Chúng ta sẽ lần lượt t́m hiểu thêm từng yếu tố của quy luật giàu nghèo. Kết thúc chương tŕnh kỳ này và quy vào trường hợp Việt Nam sau khi suy ngẫm về kinh nghiệm của các nước khác, ông cho rằng yếu tố nào là quan trọng và đáng suy ngẫm nhất?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trên địa cầu hay trong một quốc gia, ta đều thấy là có sự giàu nghèo. Muốn người nghèo hay nước nghèo thoát ra khỏi t́nh trạng này th́ người ta cần rất nhiều điều kiện, từ dân số đến văn hóa, v.v... Nhưng nếu muốn nói đến điều kiện có thể là then chốt nhất, tôi nghĩ đến nền tảng pháp lư, quyền tư hữu và nếp văn hóa của sự tin cậy.

    Và nếu những ai tạo ra của cải lại bị nhà nước trấn lột v́ luật lệ thiếu nghiêm minh, là chuyện đang xảy ra tại Việt Nam, th́ nghèo vẫn hoàn nghèo....
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Một người nghèo mà có sáng kiến kinh doanh, dù ban đầu chỉ thuộc loại c̣ con, cũng khó thoát khỏi kiếp nghèo nếu không huy động được vốn để khai triển sáng kiến. Nhiều người nghèo tại các nước công nghiệp tiên tiến đă t́m ra vốn và kinh doanh thành công để trở thành triệu phú trong khi cũng tạo ra việc làm và sự thịnh vượng cho xă hội. Thế th́ v́ sao họ làm nổi việc đó?

    Họ làm được v́ ban đầu đă có tiền từ người giàu. Người giàu có thể yên tâm đưa tiền cho người nghèo mà có khả năng kinh doanh để cùng nhau phân chia lợi nhuận. Thế rồi khi cần mở mang doanh nghiệp và vay tiền loại người giàu không hề quen biết, như qua ngân hàng hay thị trường chứng khoán, th́ doanh gia này phải có hồ sơ kế toán và thông tin xác thực về thành tích đă qua.

    Sở dĩ những người đó làm được như vậy v́ xă hội đă có luật lệ hẳn hoi - nhất là về quyền tư hữu – và được áp dụng nghiêm minh. Nền tảng ấy mới tạo ra niềm tin, hay sự tín cẩn, tín nhiệm. Thiếu nền móng từ pháp lư đến văn hóa ấy th́ người ta chỉ c̣n tin nhau trong phạm vi rất hẹp của bạn hữu và gia đ́nh nên chỉ làm được việc nhỏ, với lợi ích giới hạn về kinh doanh và kinh tế. Và nếu những ai tạo ra của cải lại bị nhà nước trấn lột v́ luật lệ thiếu nghiêm minh, là chuyện đang xảy ra tại Việt Nam, th́ nghèo vẫn hoàn nghèo....

    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về thí dụ thấm thía này, và xin hẹn ông kỳ sau ḿnh sẽ nói tiếp về những điều kiện khiến cho một quốc gia có thể trở thành giàu có thịnh vượng.

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bờ vực tài chính là ǵ?


    Trần Vinh Dự

    07.01.2013
    “Bờ vực tài chính” (fiscal cliff) là chủ đề nóng ở Mỹ trong Quư 4, 2012. Sau khi Quốc hội Mỹ đạt được thoả thuận và thông qua Luật giảm thuế cho người đóng thuế Mỹ năm 2012 (American Taxpayer Relief Act of 2012), nguy cơ “bờ vực tài chính” của Mỹ đă bị loại bỏ.

    Nhưng “bờ vực tài chính” là ǵ? Nói một cách ngắn gọn, nó là một kịch bản theo đó nguồn thu ngân sách của Mỹ sẽ tăng vọt trong năm 2013 trong khi chi tiêu của Chính phủ Mỹ sẽ giảm bớt trong cùng năm. V́ thế thâm hụt ngân sách của Mỹ theo kịch bản này trong năm 2013 sẽ giảm c̣n khoảng một nửa so với mức thâm hụt năm 2012. Nghe có vẻ tích cực, nhưng bản chất của việc thâm hụt được cắt giảm này là do tăng thuế và giảm chi tiêu ngân sách.

    Nếu nước Mỹ không tránh được kịch bản này, th́ tác động của tăng thuế và thắt chặt chi tiêu sẽ dẫn tới một cuộc suy thoái (nhẹ) của nước Mỹ trong năm 2013. Thất nghiệp sẽ tăng lên khoảng 9% vào nửa sau của năm 2013. Đây là một kết cục rất không hay v́ nước Mỹ vừa mới tạm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2008.


    ​​
    Theo tính toán của Văn pḥng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (Congressional Budget Office – CBO), nếu kịch bản này xảy ra, thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ giảm 600 tỷ USD trong năm 2013, kéo theo GDP của Mỹ trong cùng năm sẽ tăng trưởng âm ở mức 0.5%. V́ thế CBO cho rằng “việc thắt chặt tài khoá này sẽ dẫn tới các t́nh trạng kinh tế trong năm 2013 có thể được coi là một cơn suy thoái”. Chính v́ thế, các nhà phê b́nh của kịch bản này gọi nó là trạng thái nền kinh tế “rơi xuống vực thẳm”.

    Nhưng kịch bản fiscal cliff ở đâu mà có?

    Dưới chính quyền của Tổng thống George W. Bush, nước Mỹ đă thông qua hai luật quan trọng gọi là Economic Growth and Tax Relief Reconciliation Act of 2001 (EGTRRA) và Jobs and Growth Tax Relief Reconciliation Act of 2003 (JGTRRA). Cả hai luật này đều có tác dụng giảm thuế và về sau được gọi với tên gọi “Các khoản giảm thuế của Bush” (Bush tax cuts). Thí dụ, mức thuế thu nhập cao nhất ở Mỹ trước khi có “Các khoản giảm thuế của Bush” là 39.6%, và giảm xuống c̣n 35% sau khi EGTRRA và JGTRRA được thông qua.

    Các luật về “Các khoản giảm thuế của Bush” đều có những “điều khoản hoàng hôn” (sunset provisions) – tức là chúng sẽ hết hiệu lực sau một số năm chứ không phải là các thay đổi vĩnh viễn. Cả EGTRRA và JGTRRA đều hết hiệu lực vào cuối năm 2010.

    Tuy nhiên, vào cuối năm 2010, kinh tế Mỹ vẫn c̣n ở trong t́nh trạng hết sức mong manh. Việc bất ngờ tăng thuế trở lại khi “Các khoản giảm thuế của Bush” hết hạn là không thể chấp nhận được. V́ thế Quốc hội Mỹ lại thông qua một điều luật khác vào cuối năm 2010 mang tên “Tax Relief, Unemployment Insurance Reauthorization, and Job Creation Act of 2010” (c̣n được gọi tắt là Tax Relief Act). Nội dung chính của Tax Relief Act là nới rộng thêm thời hạn hiệu lực của “Các khoản giảm thuế của Bush” thêm 2 năm nữa.

    Điều đó có nghĩa là đến hết 2012, Tax Relief Act cũng hết hạn, và kéo theo “Các khoản giảm thuế của Bush” hết hạn. V́ thế mà thuế sẽ tăng lên, tạo nên vế thứ nhất trong kịch bản “bờ vực tài chính”.

    Vế c̣n lại của “bờ vực tài chính” là việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Năm 2011, dưới sức ép về vấn đề trần nợ công, Quốc hội Mỹ đă thông qua Luật Kiểm soát Ngân sách 2011 (Budget Control Act of 2011). Theo Luật kiểm soát ngân sách 2011, trần nợ công được tăng lên thêm nhưng đổi lại là một kế hoạch cắt giảm 2.4 ngàn tỷ USD thâm hụt trong ṿng 10 năm.

    Trong số 2.4 ngàn tỷ USD phải cắt giảm này, có 1.2 ngàn tỷ được xác định rất cụ thể trong Luật kiểm soát ngân sách 2011. Phần 1.2 ngàn tỷ USD c̣n lại sẽ được một Siêu Uỷ ban bao gồm các thành viên của cả Hạ viện và Thượng viện cùng quyết định. Nếu Siêu Uỷ ban này không thể đạt được thoả thuận phải cắt cái ǵ, cắt ở đâu… th́ một cơ chế trong Luật này gọi là “sequestration” sẽ trở nên có hiệu lực, theo đó tất cả các mục chi tiêu của chính phủ sẽ đều bị cắt để đảm bảo thâm hụt có thể giảm thêm được đúng 1.2 ngàn tỷ USD trong 10 năm. Việc tuân thủ Luật kiểm soát ngân sách 2011 tạo nên vế thứ hai trong kịch bản “bờ vực tài chính”.

    Nước Mỹ đă tránh “bờ vực tài chính” như thế nào?

    Đầu tháng 1, 2013, Quốc hội Mỹ đă thông qua Luật giảm thuế cho người đóng thuế Mỹ năm 2012 (American Taxpayer Relief Act of 2012) nhằm loại bỏ kịch bản “bờ vực tài chính”.

    Bản chất của Luật giảm thuế cho người đóng thuế Mỹ năm 2012 là nhằm đưa ra một giải pháp không hoàn chỉnh cho vấn đề “bờ vực tài chính” bằng cách:

    Biến phần lớn mục giảm thuế trong “Các khoản giảm thuế của Bush” thành vĩnh viễn.

    Tăng mức thuế đánh vào người thu nhập cao trên 400 ngàn USD/năm (nếu là vợ chồng khai chung th́ trên 450 ngàn USD/năm);

    Đưa ra các mức trần về các khoản được giảm/trừ thuế của người thu nhập cao trên 250 ngàn USD/năm (nếu là vợ chồng khai chung th́ trên 300 ngàn USD/năm);

    Đưa cơ chế sequestration trong Luật kiểm soát ngân sách 2011 trở thành có hiệu lực. Theo đó tất cả các dạng chi tiêu của chính phủ, trừ các dạng chi xă hội như bảo hiểm xă hội hay Medicaid hoặc trả lương công chức hay cung cấp phúc lợi cho quân nhân giải ngũ, đều bị cắt giảm.

    Kết quả của Luật giảm thuế cho người đóng thuế Mỹ năm 2012, theo dự đoán của CBO, sẽ khiến thu ngân sách Mỹ tăng 8.13% và chi ngân sách tăng 1.15% trong tài khoá 2013. Điều này khiến thâm hụt ngân sách của năm 2013 sẽ giảm khoảng 157 tỷ USD so với mức thâm hụt của năm 2012 (thay v́ mức giảm 487 tỷ USD theo kịch bản “bờ vực tài chính”). Bằng cách này, nước Mỹ sẽ tránh được một đợt suy thoái mới giống như trong dự báo của kịch bản “bờ vực tài chính”. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng v́ phải thoả hiệp, giải pháp của Luật giảm thuế cho người đóng thuế Mỹ năm 2012 không giúp giải quyết vấn đề một cách triệt để, và v́ thế c̣n nhiều việc phải làm.

    * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chiếc xe hơi đầu tiên chế tạo ở Cam Bốt



    Nam Vang: Cam Bốt vừa cho tŕnh làng chiếc xe hơi đầu tiên do nước này chế tạo.

    Chiếc xe hơi chạy điện này do Công ty Heng Development Ltd của Cambodia sản xuất. Công ty này có vốn 20 triệu đô la, hùn chung với một công ty chế tạo xe hơi của Đức. Nhà máy chiếm một phần đất rộng 20 mẫu nằm tại tỉnh Kandai, gần thủ đô Nam Vang.



    Chiếc xe thuộc series có tên Angkor do kỹ sư Nhean Phaloek thiết kế lấy được ra mắt ngay sau khi việc xây dựng nhà máy vừa hoàn tất.Trong ngày khởi công xây dựng nhà máy, bà tổng giám đốc Sieng Chan Heng cho biết, nhà máy sẽ mướn khoảng 300 nhân công và có khả năng sản xuất từ 500 đến 1,000 chiếc trong năm đầu tiên. Angkor là kiểu xe chạy điện gồm loại hai chỗ ngồi và bốn chỗ ngồi. Xe nặng từ 700 đến 800 kg, trang bị với hệ thống computer và có thu sẵn giọng nói của ba thứ tiếng Khmer, tiếng Anh và Tiếng Hoa.





    Trị giá mỗi xe sẽ không quá 10,000 đô la. Loại xe hai chỗ ngồi có thể chạy với tốc độ 60 đến 80 km/h và b́nh điện có thể xài hết đoạn đường 500 km. Trong khi ḍng bốn chỗ lại có thể chạy nhanh từ 120 đến 160 km/h.

    TB Online
    Last edited by alamit; 13-01-2013 at 12:49 AM.

  10. #20
    Chín-đờn-c̣
    Khách
    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Chiếc xe hơi đầu tiên chế tạo ở Cam Bốt



    Nam Vang: Cam Bốt vừa cho tŕnh làng chiếc xe hơi đầu tiên do nước này chế tạo.

    Chiếc xe hơi chạy điện này do Công ty Heng Development Ltd của Cambodia sản xuất. Công ty này có vốn 20 triệu đô la, hùn chung với một công ty chế tạo xe hơi của Đức. Nhà máy chiếm một phần đất rộng 20 mẫu nằm tại tỉnh Kandai, gần thủ đô Nam Vang.



    Chiếc xe thuộc series có tên Angkor do kỹ sư Nhean Phaloek thiết kế lấy được ra mắt ngay sau khi việc xây dựng nhà máy vừa hoàn tất.Trong ngày khởi công xây dựng nhà máy, bà tổng giám đốc Sieng Chan Heng cho biết, nhà máy sẽ mướn khoảng 300 nhân công và có khả năng sản xuất từ 500 đến 1,000 chiếc trong năm đầu tiên. Angkor là kiểu xe chạy điện gồm loại hai chỗ ngồi và bốn chỗ ngồi. Xe nặng từ 700 đến 800 kg, trang bị với hệ thống computer và có thu sẵn giọng nói của ba thứ tiếng Khmer, tiếng Anh và Tiếng Hoa.





    Trị giá mỗi xe sẽ không quá 10,000 đô la. Loại xe hai chỗ ngồi có thể chạy với tốc độ 60 đến 80 km/h và b́nh điện có thể xài hết đoạn đường 500 km. Trong khi ḍng bốn chỗ lại có thể chạy nhanh từ 120 đến 160 km/h.

    TB Online
    Campuchia th́ ăn thua ǵ!... XHCN VN c̣n giỏi hơn gấp bội đấy chứ :D
    Này nhé, thử t́m đọc đoạn tin ngắn đăng trên VnExpress, ngày 20/11/2012:
    "Việt Nam và Thụy Điển sẽ hợp chế tạo máy bay không người lái tầm trung có tên gọi Magic Eye 1 (Mắt thần 1)", ông Cương nói. Mắt thần 1 có trọng lượng 40 kg, thời gian hoạt động lên tới 6 giờ, tốc độ bay tối đa 200 km/giờ, bán kính liên lạc vô tuyến từ 100 đến 200 km.

    Nh́n người mà nghĩ đến xhcn VN ... muốn ói!...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2011, 08:20 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 19-08-2011, 03:13 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 03-11-2010, 04:53 PM
  4. Những gương mặt thần đồng khiến thế giới kinh ngạc
    By việtdươngnhân in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 20-10-2010, 11:30 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •