Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 28 of 28

Thread: Kinh Tế Tài Chính Thế Giới

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Dân số và sự giàu nghèo
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
    2013-01-16

    Tiếp tục loạt bài về các yếu tố phát triển một quốc gia, chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa nói đến dân số hay sức người.


    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Tiếp theo chương tŕnh kỳ trước, về những quy luật của sự giàu nghèo tại các quốc gia trong lịch sử và ngay trong hiện tại, xin đề nghị ông tŕnh bày một yếu tố mà ngày nay nhiều người đang nói tới, là dân số. Người ta nói tới là v́ hiện tượng lăo hóa dân số trong các nước công nghiệp hoá và v́ sức đua tranh hiện nay của hai nền kinh tế đang phát triển có dân số đông nhất địa cầu, là Trung Quốc và Ấn Độ.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Như thường lệ, tôi sẽ nói về bối cảnh trước và trước hết xin giải độc ở một số ngộ nhận tai hại. Trong một giai đoạn quá lâu, người ta cứ cho rằng các nước nghèo sở dĩ gặp phải phận nghèo v́ dân số quá đông cho nên có một cái bánh mà phải chia cho quá nhiều người th́ ai cũng phải nhận một phần nhỏ hơn. Đây là một sai lầm về lư luận kinh tế và c̣n dẫn đến tinh thần giành giựt miếng ăn mà không nh́n ra cách sản xuất một cái bánh to hơn.

    Người ta sở dĩ sai lầm như vậy v́ từ mấy trăm năm nay, từ các nước kỹ nghệ hoá đă xuất hiện lời báo động về nạn "nhân măn", nói nôm na là "quá đông người". Ta nhớ rằng mục sư Malthus là kinh tế gia người Anh đă cảnh báo từ thế kỷ 18 rằng nếu không có biện pháp ngăn ngừa th́ dân số nhân loại gia tăng theo cấp số nhân sẽ vượt quá phương tiện sinh hoạt chỉ gia tăng theo cấp số cộng và thế giới sẽ khủng hoảng. Sau này, ta thấy cái nh́n bi quan ấy là không đúng.

    Vũ Hoàng: Thưa ông, có thể là không đúng trong các nước tư bản công nghiệp hóa nhờ cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật với nhiều ứng dụng trong sản xuất kinh tế, chứ tại các nước nghèo th́ chúng ta có thấy sự bùng phát dân số nhanh hơn sản lượng kinh tế chứ? Ông giải thích thế nào về chuyện này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là trong một giai đoạn nhất định th́ chuyện ấy có thể đă xảy ra nên mới dẫn đến lư luận sai lạc về nạn nhân măn. Một cách giản dị cho dễ nhớ về một thí dụ tiêu biểu th́ người ta cho rằng liều thuốc kháng sinh trị giá mấy đồng bạc có thể cứu được mạng sống của một người nghèo trong một xứ gọi là chậm tiến, nhưng nếu phải nuôi người đó trong cả đời th́ xứ này sẽ không có đủ phương tiện, v́ thế mới báo động về nạn nhân măn và đề cao việc giới hạn đà gia tăng dân số tại các nước nghèo.

    Sự thật nó lại rắc rối hơn vậy và tôi cho rằng đây mới là một lư luận chậm tiến, lạc hậu, v́ người ta lầm lẫn về tương quan nhân quả của sự giàu nghèo. Cũng v́ vậy mà ḿnh mới phải có loạt bài cơ bản này. Câu chuyện c̣n rắc rối hơn khi nhiều nước nghèo lại bị mê hoặc bởi lư luận Mác-xít nên là nạn nhân của cả Malthus lẫn Marx và Lenin mà không nh́n ra sự thật.

    Vũ Hoàng: Ông hay có lối nói ví von để gợi ư ṭ ṃ. Thưa ông, thế nào là nạn nhân của cả Malthus lẫn Marx và Lenin?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Xuất phát từ lư luận tiêu cực của Malthus, người ta cho rằng các nước đang phát triển, thuộc Đệ tam Thế giới hay Thế giới Thứ ba, sở dĩ nghèo đi là v́ nạn nhân măn nên nghĩ đến việc kiểm soát dân số hay kế hoạch hóa gia đ́nh. Thế rồi, nhiều người theo lư luận Mác-Lenin lại cho rằng các quốc gia ấy sở dĩ gặp cảnh nghèo khó là v́ bị tư bản bóc lột chứ không v́ dân số quá đông. Họ đả phá lập luận bi quan của Matlhus và đề cao lư luận lạc quan của Marx về cuộc cách mạng để giành lấy phần hơn của một cái bánh vẫn có kích thước như cũ mà không nh́n đến giải pháp phát triển thực sự. Bây giờ ta trở về sự sai lầm về "nhân măn".

    Sự sai lầm về "nhân măn"


    Vũ Hoàng: Ông cho rằng khái niệm "nhân măn" này là một sự sai lầm?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Không những thiếu chính xác v́ không phản ảnh thực tế mà c̣n có thể dẫn đến liều thuốc đổ bệnh và làm cho lănh đạo các nước nghèo lấy quyết định sai lầm.

    Trước hết, thế nào là "nhân măn" hay "overpopulation" , nói theo Anh ngữ? Là quốc gia có dân số đông hơn khả năng cung ứng của địa lư hay thiên nhiên chăng? Thí dụ như nếu tính theo dân số trên diện tích đất đai chẳng hạn th́ ta có "mật độ dân số" là số b́nh quân của người dân trên một cây số vuông. Liệu mật độ quá cao có thể giải thích v́ sao quốc gia ấy nghèo hay chăng?

    Xét theo tiêu chuẩn ấy, Việt Nam có 90 triệu dân trên 330 ngàn cây số vuông th́ có mật độ là 265 người cho một cây số vuông. So với mật độ của Đài Loan là 642 người, của Nam Hàn là 490 người th́ Việt Nam chưa bị hiện tượng nhân măn và đáng lư phải giàu hơn chứ? Sự thật lại trái ngược như ai cũng có thể thấy. Nếu có tính cho tinh vi hơn, như là xem trên diện tích chung đó có bao nhiêu cây số vuông là khả canh, tức là có thể canh tác nhờ điều kiện địa dư hoặc kỹ thuật nông nghiệp, hoặc ở bên dưới c̣n có những tài nguyên thiên nhiên nào có thể khai thác th́ vấn đề vẫn y như vậy. Việt Nam có điều kiện địa dư và khoáng sản cao hơn mà vẫn nghèo hơn. Lư do của sự giàu nghèo nó phải nằm ở chỗ khác, thí dụ khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên nằm dưới ḷng đất, nghĩa là ở cái đầu của con người.

    Vấn đề của Việt Nam không là dân số mà là dân trí và tŕnh độ của lănh đạo.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Vũ Hoàng: Chưa kể là nếu một quốc gia có dân cư quá thưa thớt th́ việc giao lưu buôn bán chưa chắc đă có lợi bằng một xứ có mật độ dân số cao hơn và tập trung hơn. Có phải thế không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa ông đúng như vậy. Các nước Châu Phi trong vùng sa mạc Sahara có khi chẳng bị nạn nhân măn như Đài Loan hay Nhật Bản mà vẫn nghèo là v́ lư do khác. Kỳ trước, ta nhắc đến trường hợp Argentina tại Nam Mỹ. Xứ này giàu tài nguyên đủ loại, không quá đông dân và bước vào thế kỷ 20 th́ là một trong 10 nước giàu nhất thế giới, hơn hẳn Đức, Pháp mà nay họ bị tụt hậu và nghèo đi th́ chẳng phải v́ bị nạn nhân măn mà v́ sai lầm của lănh đạo.

    Lư luận về nhân măn, là v́ quá đông dân mà quốc gia nghèo đi, không giải thích được tương quan nhân quả về sự giàu nghèo. Khả năng khai thác tài nguyên có sẵn từ cả vạn năm ở nơi đó, như là thác nước hay giếng dầu, cũng là một biểu hiện khác của sự giàu có và đưa bài toán dân số vào đó chẳng giải quyết được vấn đề mà c̣n ḿnh có cái nh́n lệch lạc về chính sách kinh tế.

    Vũ Hoàng: Chúng ta trở lại trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay. Ông giải thích thế nào về yếu tố dân số trong sự phát triển của hai xứ này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc đang là cường quốc kinh tế và ḷ chế biến của thế giới nhờ dân số rất cao là một tỷ 350 triệu dân với mật độ chỉ có chừng 140 người trên một cây số vuông. Sở dĩ như vậy là v́ xứ này cải cách kinh tế từ 30 năm qua chứ không c̣n mù quáng theo chính sách bế quan toả cảng và chế độ tập trung quản lư của quá khứ. Ấn Độ đi sau, kém 100 triệu dân và có mật độ cao gấp bội là 370 người, và mới chỉ cải cách từ hơn 20 năm thôi.

    Nhưng lănh đạo Trung Quốc đă sợ nạn nhân măn mà kế hoạch hóa gia đ́nh với chính sách mỗi hộ một con áp dụng từ năm 1978. Ngày nay, họ bắt đầu thấy ra hậu quả là dân số chậm tăng, bị lăo hóa và mất sức cạnh tranh. Trong khi ấy, dù đông dân và có mật độ cao hơn, Ấn Độ lại theo hướng khác và ngày nay có dân số trẻ hơn, và nhờ vậy sẽ có ngày bắt kịp sản lượng Trung Quốc. V́ vậy, quy luật ở đây không là dân số hay cái lượng mà là cái phẩm, là khả năng đóng góp của mỗi người vào sự thịnh vượng chung của cả cộng đồng.

    Trường hợp Việt Nam

    Vũ Hoàng: Qua phần cuối, ta nói về trường hợp Việt Nam. Quốc gia này cũng có một dân số khá đông và phải nói là khá trẻ sau mấy chục năm chiến tranh liên tục. Liệu dân số hay nhân khẩu có là một vấn đề trong bài toán giàu nghèo của Việt Nam hay không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi c̣n nhớ 20 năm trước có lănh tụ Đông Nam Á nhận xét là nếu họ có lănh thổ như Việt Nam th́ đă nuôi nổi 200 triệu dân. Bản thân tôi c̣n thấy nhiều giới chức tại Đài Loan mở tấm bản đồ xứ ḿnh giải thích rằng họ có thể phát triển khu vực này hay ngành nghề nọ, như Pháp nói về Đông Dương ngày xưa vậy! Đau ḷng lắm khi thấy sau đó họ thực hiện các dự án như đă trù hoạch từ trước.... Vấn đề của Việt Nam không là dân số mà là dân trí và tŕnh độ của lănh đạo.

    Vũ Hoàng: Xin ông giải thích cho điều ông vừa phát biểu.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ lănh đạo một nước không thể chủ quan duy ư chí mà quyết định về dân số hay tỷ lệ sinh nở cao thấp của người dân. Đây là yếu tố văn hóa và xă hội với hậu quả lặng lẽ, rất chậm và rất mạnh mà ḿnh chỉ thấy trong trường kỳ, nếu có viễn kiến.

    Khi hiểu ra điều ấy th́ người ta phải thấy rằng mỗi công dân sinh ra đời có thể là một miệng ăn nhưng sẽ là đôi tay làm và được hướng dẫn bằng cái đầu, bằng trí tuệ. Nếu thực t́nh tin vào khả năng tiến hóa của con người th́ nên lạc quan nghĩ đến khả năng đóng góp và giải quyết bài toán kinh tế của công dân hơn là bi quan cho rằng mỗi người sinh ra sẽ là một của nợ, một gánh nặng.

    Từ đó, th́ lănh đạo phải tạo điều kiện mở mang dân trí và bản thân phải nâng cao tŕnh độ quản lư, tức là phải ư thức được những giới hạn của ḿnh, là chuyện không hề có tại Việt Nam.

    Một cách cụ thể th́ họ phải xây dựng hạ tầng yểm trợ người dân trong công cuộc phát triển. Hạ tầng đó gồm có nền tảng pháp quyền, là luật lệ thông thoáng minh bạch cho kinh doanh sản xuất như ta đă nói kỳ trước.

    Hạ tầng đó cũng là cơ sở khai thác tài nguyên và chuyên chở để giải quyết bài toán khan hiếm và phân phối tại những nơi xa xôi nhất. Quan trọng hơn cả và nói về dân trí hay khả năng sản xuất của một dân số rất đông và trẻ, ta nên nghĩ đến giáo dục và đào tạo.

    Khi lănh đạo c̣n bắt giam những người trẻ v́ sự khát khao của họ th́ đấy không c̣n là vấn đề dân trí mà là chuyện "quan trí" - hay ḷng ái quốc không hề có của những kẻ đang cầm quyền.
    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Vũ Hoàng: Đó là câu kết luận, thưa ông, giáo dục và đào tạo dân số của Việt Nam có vấn đề ǵ?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu sự giàu có hay thịnh suy của xứ sở nằm trong cái đầu người dân hơn chỉ là cái miệng đ̣i ăn th́ việc giáo dục từng người từ cấp trung tiểu học phải là nhiệm vụ ưu tiên và lâu dài của chính quyền. Nôm na là phải có nền giáo dục miễn phí cho mọi người trong mươi mười hai năm đầu để có nền tảng dân trí tối thiểu và sự b́nh đẳng cho toàn dân.

    Sau bậc trung học th́ hệ thống giáo dục và đào tạo tay nghề hay chuyên môn phải được mở ra cho tư nhân tham gia v́ họ ư thức được yêu cầu của thự tế, của thị trường. Tức là phải tư nhân hóa, hay "xă hội hóa" nói theo người Hà Nội bây giờ. Việt Nam lại làm ngược với các nước Đông Á nghèo hơn mà có tŕnh độ phát triển cao hơn.

    Đó là thả nổi giáo dục trung tiểu học cho tư nhân khai thác, tức là nhà nước phủi tay với đại đa số con trẻ và tạo ra một rào cản bất công v́ không trợ cấp học phí. Sau đó, nhà nước lại c̣n kiểm soát hệ thống giáo dục ở cấp cao đẳng và đại học v́ muốn bảo vệ tư tưởng của chế độ nên mới gây ra khủng hoảng về đào tạo trong khi cả một thế hệ năng động đang khát khao học hỏi kiến thức mới lạ của thế giới văn minh bên ngoài.

    Khi lănh đạo c̣n bắt giam những người trẻ v́ sự khát khao của họ th́ đấy không c̣n là vấn đề dân trí mà là chuyện "quan trí" - hay ḷng ái quốc không hề có của những kẻ đang cầm quyền.

    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi thật hào hứng này.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hai phúc tŕnh cho thấy kinh tế Mỹ đang tăng tiến




    Biểu đồ về số thất nghiệp từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 1 năm 2013



    17.01.2013
    Hai phúc tŕnh mới cho thấy là nền kinh tế tŕ trệ của Hoa Kỳ đang có khuynh hướng đi lên.

    Hôm thứ Năm chính phủ nói con số công nhân thất nghiệp xin trợ cấp lần đầu tiên trong tuần trước giảm ở mức thấp nhất trong ṿng 5 năm. Trong khi đó các nhà xây dựng Mỹ đang bắt đầu xây dựng thêm nhiều nhà hơn lúc nào hết kể từ giữa năm 2008.

    Một kinh tế gia cao cấp tại một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, ông James Glassman thuộc JPMorgan Chase, nói với Đài VOA là “đây là một tin khá tốt cho thấy sự phục hồi đang trổi dậy.”

    Bộ Lao động Mỹ nói có 335.000 công nhân thất nghiệp xin chính phủ trợ cấp, giảm 37.000 người so với một tuần trước đây. Khuynh hướng thuê mướn công nhân theo mùa có thể đă góp phần làm cho con số thất nghiệp giảm mạnh, nhưng thị trường lao động Mỹ đă tăng tiến một cách vững chắc dù chậm.

    Các nhà phân tích nói việc số công nhân đệ đơn xin trợ cấp mới giảm sút có thể là một chỉ dấu cho thấy các chủ nhân đang sa thải ít công nhân hơn, trong khi không cần thiết là thuê mướn thêm nhiều công nhân hơn.

    Bộ Thương mại Mỹ nói các nhà xây dựng bắt đầu xây nhà mới vào tháng 12 ở nhịp độ hàng năm là 954.00 căn nhà, tăng hơn 12% so với tháng 11.

    Trong toàn năm 2012, ngành xây dựng nhà cửa, một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nhất trong cuộc suy thoái năm 2009, đă bắt đầu việc xây dựng 780.000 căn nhà mới. Con số này vẫn chỉ bằng một nửa con số mà các nhà kinh tế xem là một thị trường lành mạnh, nhưng đây là con số cao nhất kể từ năm 2008.

    Ông Glassman nói là dù có “tất cả những than phiền và lo lắng về nền kinh tế” trong năm qua, “hai lănh vực nhạy cảm nhất về tín dụng tại Hoa Kỳ, ôtô và nhà cửa đă phát triển trở lại. Và có thể nói là phát triển mạnh.”

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ngân hàng Mỹ bồi thường 8,5 tỉ đôla v́ vi phạm điều lệ tịch biên nhà
    VOA



    Nhà bị tịch biên


    07.01.2013
    Một số ngân hàng lớn nhất của Mỹ đă thỏa thuận chi 8,5 tỉ đôla để dàn xếp những khiếu nai do các chủ nhà gặp khó khăn tài chánh đưa ra, cho rằng các ngân hàng này đă vi phạm luật lệ về tịch biên những căn nhà mà người chủ đă không trả nợ vay nhà hàng tháng đúng hạn, vào lúc Hoa Kỳ ở cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chánh.

    Vào lúc hàng triệu chủ nhà Hoa Kỳ mất việc vào những năm 2009 và 2010, họ thường bị trễ khoản tiền trả hằng tháng, khiến các ngân hàng cho vay đ̣i lại quyền sở hữu nhà.

    Nhưng khi tịch biên nhà, các ngân hàng thường dùng lối đi tắt, tự động kư các hồ sơ chấm dứt hợp đồng, thậm chí tuyên bố giả trá là đă duyệt xét từng khoản nợ của mỗi chủ nhà.

    Mười ngân hàng đă thỏa thuận dàn xếp hôm thứ Hai với ngân hàng trung ương Hoa Kỳ và các giới chức quản lư tài chánh Hoa Kỳ. Trong số này có những ngân hàng có tiếng như Bank of America, Citibank, JPMorgan Chase, PNC và Wells Fargo.

    Nhà chức trách Hoa Kỳ đang thương thảo một dàn xếp với các tổ chức tài chánh khác.

    Nhà chức trách nói rằng họ t́m thấy “những sai sót nghiêm trọng” trong cách các ngân hàng thực hiện những vụ tịch biên nhà.

    Lần đầu tiên, các chủ nhà bị ảnh hưởng của vi phạm điều lệ sẽ được bồi thường. Hơn 3,8 triệu chủ nhân bị tịch biên nhà vào những năm 2009 và 2010 sẽ nhận được tiền bồi hoàn có người tới 125.000 đôla.

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái trở lại


    Lisa Schleiné -VOA

    17.01.2013
    GENEVE — Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái mới. Một phúc tŕnh của Liên Hiệp Quốc mang tên “T́nh h́nh Kinh tế Thế giới và Triển vọng của năm 2013” chỉ trích các biện pháp khắc khổ tài chánh là gây ra t́nh trạng tiếp tục tŕ trệ tăng trưởng.

    Phúc tŕnh vừa kể nói rằng nền kinh tế thế giới vẫn c̣n vật lộn để phục hồi 5 năm sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Phúc tŕnh này tiên đoán rằng tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ vẫn ở dưới những mức trước cuộc khủng hoảng trong những năm sắp tới, làm chậm lại đà gia tăng công ăn việc làm.

    Phúc tŕnh vừa kể nói rằng, những nền kinh tế đă phát triển, đặc biệt là tại Châu Âu, đă rơi vào một cuộc suy thoái sâu gấp đôi, và những nước bị gánh nặng nợ nần tuyệt vọng bị rơi vào cuộc suy thoái sâu hơn.

    Phúc tŕnh này xác định ba nguy cơ suy thoái chính - cuộc khủng hoảng tại khu vực sử dụng đồng euro, cái gọi là bờ vực tài chánh tại Hoa Kỳ, và trường hợp hạ cánh không êm thắm có thể xảy ra tại Trung Quốc cũng như các nền kinh tế thị trường mới xuất hiện.

    Tại hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc, kinh tế gia lăo thành Alfredo Calcagno nói rằng, một số chính sách phục hồi kinh tế là một phần của vấn đề.

    Ông nói điều được coi là biện pháp khắc khổ tài chánh đă tự làm hại ḿnh. Chính sách tài chánh phải tập trung vào phục hồi tăng trưởng ngắn hạn và giải quyết cuộc khủng hoảng công ăn việc làm…T́m cách giải quyết sự củng cố tài chánh như một điều kiện tiên quyết cho việc phục hồi kinh tế là một chính sách sai lầm.

    Ông Calcagno nói rằng biện pháp khắc khổ tài chính dẫn tới suy thoái kinh tế đưa các quốc gia vào một ṿng luẩn quẩn. Ông nói tỷ lệ thất nghiệp cao, t́nh trạng mong manh của khu vực tài chánh và tăng trưởng chậm đem lại kết quả là t́nh trạng tŕ trệ và nguy cơ suy sụp hơn nữa.

    Các nước phát triển bị ảnh hưởng nhiều nhất của suy thoái kinh tế. Nhưng phúc tŕnh này t́m thấy rằng những khó khăn kinh tế của các nước giàu hơn đang tràn tới các nước đang phát triển và các nền kinh tế ở t́nh trạng chuyển tiếp.

    Phúc tŕnh này nói rằng mức cầu yếu hơn cho xuất khẩu của họ và dao động cao trong nguồn vốn và giá hàng hóa gây phương hại cho nền kinh tế của họ. Ông Calcagno nói rằng, những nền kinh tế của các nước đang phát triển cũng chậm lại nhưng không cùng một nhịp độ.

    Ông nói thí dụ tại Châu Phi ta có sự bật dậy của tỉ lệ tăng trưởng, nhưng tại các nền kinh tế đang phát triển nói chung, đă bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng chậm hơn về thương mại. Thương mại theo khối lượng đă gia tăng khoảng 12% trong năm 2010, 6% trong năm 2011 và 3% trong năm 2012 và không hy vọng bật dậy đáng kể trong năm 2013.”

    Phúc tŕnh vừa kể nói rằng những khó khăn cấp bách nhất trước mặt nằm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng công ăn việc làm vẫn c̣n tiếp tục và t́nh trạng sụt giảm tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tại các nước phát triển.

    Phúc tŕnh này kêu gọi các quốc gia trong khu vực sử dụng đồng euro băi bỏ giải pháp từng phần đối với cuộc khủng hoảng nợ nần và thống nhất những chính sách của họ. Phúc tŕnh này kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tại Hoa Kỳ ngăn chặn một sự co cụm bất ngờ và nghiêm trọng trong chính sách tài chánh và vượt qua được t́nh trạng bế tắc chính trị.

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đồng xu ngh́n tỷ


    Trần Vinh Dự

    22.01.2013
    Câu chuyện về “đồng xu ngh́n tỷ USD” ở Mỹ đă trở nên ồn ào kể từ ngày 2 tháng 1, 2013. Ban đầu nó chỉ là một ư tưởng nghĩ ra cho vui, nhưng kể từ hôm 3 tháng 1 th́ website chính thức của Ṭa Bạch ốc đăng một kiến nghị kêu gọi mọi người ủng hộ giải pháp này và gây sức ép để buộc Tổng thống Barack Obama thực hiện.

    Kể từ khi đó, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục nhắc đến chuyện “đồng xu ngh́n tỷ”, đương nhiên không phải dưới góc độ kêu gọi chính quyền Obama thực hiện, mà dưới góc độ tranh luận về tính thú vị của giải pháp nghe có vẻ rất hoang đường này.

    Thủng trần nợ công

    Nước Mỹ luôn luôn được nhắc đến như là một con nợ lớn nhất thế giới. Con số nợ công ở Mỹ đă liên tục tăng đều đặn trong những năm từ 2000 đến 2008 dưới thời của Tổng thống George W. Bush. Từ năm 2009 trở lại đây, dưới thời của Tổng thống Obama, do kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng và chính phủ Mỹ phải liên tục bơm tiền để cứu nền kinh tế, nợ công của Mỹ đă tăng vọt với tốc độ cao hơn nhiều so với thời kỳ của Tổng thống Bush.


    ​​
    Theo Hiến pháp Mỹ, Quốc hội là cơ quan quyền lực duy nhất có quyền vay mượn tiền trên danh nghĩa quốc gia. Trước năm 1917, Quốc hội phải chuẩn thuận tất cả và từng đợt phát hành công cụ nợ để vay tiền. Luật Second Liberty Bond Act được ban hành vào năm 1917 quy định một mức “trần” nợ công theo đó các công cụ nợ sẽ được phát hành để vay tiền cho nhà nước Mỹ. Các luật về nợ công (Public Debt Acts) ban hành năm 1939 và 1941 tiếp tục làm rơ hơn cơ chế này. Theo đó, cơ quan Ngân khố Mỹ (Treasury) được phép phát hành công cụ nợ cần thiết để lấy tiền cho các hoạt động chi tiêu của nhà nước (theo kế hoạch về ngân sách được phê duyệt) và tổng số nợ phải nhỏ hơn mức trần nợ công được Quốc hội cho phép.

    Nhiều người thường nhầm lẫn khi cho rằng nhà nước Mỹ có thể in tiền để tài trợ chi tiêu. Trên thực tế, từ trước đến nay, nhà nước Mỹ chỉ được vay mượn để chi tiêu chứ không được in tiền để tài trợ chi tiêu. V́ thế, trong nhiều trường hợp, khi mức nợ công tăng lên cao và có nguy cơ “vượt trần” th́ Quốc hội Mỹ lại phải nhóm họp để bàn về việc nâng trần nợ công. Nếu không đạt được thoả thuận nâng trần nợ công, cơ quan Ngân khố Mỹ sẽ không phát hành trái phiếu để vay tiền thêm được, và nhà nước Mỹ sẽ không có tiền để tài trợ chi tiêu và các cơ quan công quyền của Mỹ sẽ phải đóng cửa.

    Đương nhiên là nước Mỹ không thể đóng cửa các hệ thống công quyền v́ thiếu tiền chi tiêu, ít ra là trong dài hạn. V́ thế, trần nợ công liên tục được nâng lên mỗi khi nhà nước thiếu tiền và trần cũ bị “thủng”. Ngay trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, trần nợ công cũng đă được nâng lên nhiều lần (xem h́nh).

    Đồng xu ngh́n tỷ

    Mặc dù nói chung chính phủ Mỹ không được in tiền, nhưng lại có một ngoại lệ rất đặc biệt. Theo điều luật 31 USC § 5112 “Mệnh giá, quy chuẩn, và mẫu mă của tiền xu”, th́ “Bộ trưởng có quyền phát hành tiền xu platinum theo các quy chuẩn, mẫu mă, chủng loại, số lượng, mệnh giá, và cách in khắc theo cách mà Bộ trưởng, tuỳ theo ư nguyện của Bộ trưởng, có thể chỉ thị tuỳ từng thời điểm.”

    Theo Paul Krugman, ngoại lệ về việc cơ quan Ngân khố Mỹ có thể phát hành các đồng xu với bất kỳ mệnh giá nào mà cơ quan này muốn đương nhiên không nhằm tạo cho cơ quan này một công cụ tài chính đặc biệt, mà chỉ nhằm để nó có thể in các đồng xu kỷ niệm/tưởng nhớ các sự kiện đặc biệt.

    Theo Krugman, ít ra những ǵ viết trong luật, theo nghĩa đen, cũng cho phép Ngân khố Mỹ phát hành một đồng xu đặc biệt, có mệnh giá 1 ngh́n tỷ USD, rồi đem nó gửi ở Quỹ Dự trữ Liên bang, và lấy 1 ngh́n tỷ “tiền lẻ” ở Quỹ Dự trữ Liên bang để tài trợ cho chi tiêu của chính phủ Mỹ thay v́ phải đi vay. Khi nào t́nh trạng ngân sách Mỹ tốt hơn, Ngân khố Mỹ có thể trả lại Quỹ Dự trữ Liên bang 1 ngh́n tỷ “tiền lẻ” và thu hồi đồng xu đặc biệt này về và huỷ đi.

    Krugman cho rằng “đồng xu này là một tṛ ảo thuật, tuy nhiên v́ trần nợ công bản thân nó cũng là chuyện khá điên rồ. Trần nợ công cho phép Quốc hội ra lệnh cho Tổng thống phải chi tiêu nhưng lại cấm ông đi vay thêm để trang trải cho các khoản chi tiêu này. Do đó đây là một trường hợp thú vị để dùng bất cứ tṛ ảo thuật ǵ có trong tay”.

    Có in hay không

    Đây không phải là lần đầu tiên giải pháp “đồng xu ngh́n tỷ” được nhắc tới. Từ hồi tháng 6 năm ngoái, Jack Balkin, một giáo sư luật của trường Đại học Luật Yale, đă đưa ra quan điểm này, sau đó tờ The Economist có đăng lại với lời b́nh phẩm rằng ư tưởng này “điên rồ tới mức nó có thể sẽ thực hiện được”.

    Cho tới nay, mặc dù được bàn luận đến nhiều khi vấn đề nợ công ở Mỹ ngày càng nghiêm trọng, giải pháp “đồng xu ngh́n tỷ” vẫn chỉ được coi là một “giải pháp điên rồ” và không ai thực sự tin rằng đây là một giải pháp nghiêm túc. Tính đến sáng ngày 5 tháng 1 (giờ Washington DC), cũng chưa có tới 3500 người kư tên ủng hộ giải pháp này trong kiến nghị được đăng trên trang mạng của Ṭa Bạch Ốc.

    * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Di dân và Đa Văn hoá là Yếu tố thịnh vượng
    Nguyễn-Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng, RFA
    2013-01-23

    Tiếp tục loạt bài về những yếu tố đóng góp cho sự thịnh vượng của một quốc gia, mục Diễn đàn Kinh tế kỳ này sẽ trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về vai tṛ của văn hoá.


    Vai tṛ của di dân

    Vũ Hoàng: Xin trân trọng kính chào tái ngộ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, như đă hẹn, ta sẽ tiếp tục trao đổi về các động lực tạo ra sự giàu nghèo của các nước trong nhiều thời kỳ khác nhau. Câu hỏi đầu tiên xin được nêu ra là một thành ngữ gốc Trung Hoa, "phi thương bất phú"- không có thương nghiệp th́ không thể làm giàu.

    Chúng ta đều biết câu nói này xuất phát từ nền văn hóa Trung Hoa, như ḿnh có thể thấy qua nguyên văn bằng Hán ngữ. Thế nhưng h́nh như là trong chuyện này lại có một nghịch lư.

    Một đàng là lư luận Khổng Nho có tính chất thống trị trong nền văn hóa và chính trị Trung Quốc cứ đề cao người có học đi làm quan, như ta thấy qua bốn thành phần xă hội là "sĩ, nông, công, thương", tức là thương nhân đứng hạt chót. Đằng kia là chữ "phi thương bất phú" và thành tựu kinh doanh đáng kể của Hoa kiều lưu tán tại các nước Đông Nam Á, kể cả Việt Nam. Ông giải thích thế nào về chuyện này?


    Một cộng đồng dân tộc trên một khu vực địa dư thường có chung một số động thái do cùng chia sẻ một số giá trị tinh thần mà ta gọi là "văn hoá".

    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nghịch lư ông vừa nêu lên là một chuyện rất thú vị dù là hơi dài nếu ta muốn đi vào nguyên ủy của vấn đề. Tôi xin được tóm gọn như sau. Thời Chiến Quốc từ thế kỷ thứ năm trước Tây lịch ở bên Tầu đă có một giai đoạn đa nguyên với nhiều tư tưởng phong phú, và trong "bách gia chư tử" của họ đă có một phái là "kế hoạch gia" mà ta hiểu nôm na là kinh tế học và nghệ thuật làm giàu. Nhân vật Đào Chu Công tức là Phạm Lăi của nước Việt là một người nổi tiếng của phái đó. Nhưng qua đời Hán từ năm 200 trước Tây lịch th́ người ta xoá bỏ hệ thống tư tưởng đa nguyên, lấy lư luận Khổng Nho là chân lư nhằm bảo vệ quyền lực triều đ́nh với việc đề cao sĩ phu và nông nghiệp mà coi thường thương nghiệp và kỹ thuật. Dù sao, đấy là phần nổi ở trên, chứ quần chúng ở dưới th́ vẫn cứ làm ăn buôn bán và khi xiêu dạt qua xứ khác, họ đem theo thói quen rất thực tiễn và cố gắng làm ăn nên mới thành công. Cũng câu hỏi đó mới khiến ta để ư đến văn hoá và vai tṛ của di dân trong việc tạo ra sự thịnh vượng.

    Vũ Hoàng: Ông có thói quen nêu vấn đề rất lạ, và cho rằng văn hóa và di dân có thể tạo ra sự thịnh vượng. Chúng ta sẽ khởi đi từ đó....

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được lấy một định nghĩa thông tục để khỏi dài ḍng về phạm trù "văn hóa". Đó là "các yếu tố tinh thần, dù là bất thành văn, vẫn chi phối cách suy nghĩ và hành xử của một tập thể sống chung trên cùng một lănh thổ". Nghĩa là một cộng đồng dân tộc trên một khu vực địa dư thường có chung một số động thái do cùng chia sẻ một số giá trị tinh thần mà ta gọi là "văn hoá".

    Khi ấy, ta nhớ đến một quy luật có tŕnh bày một kỳ trước, đó là "nói chung, các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất phát từ vùng châu thổ của các con sông lớn và khu vực núi non hiểm trở th́ khó phát triển và thường đi sau vùng đồng bằng." Yếu tố quyết định ở đây là sự giao tiếp giữa nhiều thói quen khác biệt mà ta gọi là văn hóa, bên dưới là sự chuyển giao công nghệ.


    Trên vùng núi non hiểm trở người ta chậm phát triển v́ khó giao tiếp với bên ngoài và vẫn giữ nét văn hoá riêng mà không đổi mới. Tại vùng đồng bằng, bên các son sông lớn hoặc biển cả, người ta có nhiều cơ hội tiếp cận và trao đổi với bên ngoài nên dễ t́m ra giải pháp mới cho nhiều bài toán cũ. Và như vậy, tính chất đa văn hoá lẫn tinh thần cởi mở để đón nhận di dân có thể là yếu tố đóng góp cho sự thịnh vượng. Ngược lại, nếu cứ tự đóng kín với thế giới bên ngoài th́ người ta có thể chết đói trên một kho vàng do tổ tiên để lại v́ không biết cách khai thác.

    Vũ Hoàng: Trong có vài câu khá cô đọng, ông nói ra những điều khá phức tạp nên xin đề nghị ông tŕnh bày ra một số thí dụ minh diễn có được không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin khởi đi từ Trung Hoa với bóng rợp văn hoá của họ trong cả ngàn năm làm dân ta lụn bại dần mà không biết. Nhiều người Trung Hoa từ thời Chiến Quốc tức là 25 thế kỷ trước, đă mường tượng rằng trái đất h́nh tṛn. Nhưng văn hoá xứ này lại tin rằng thế giới là mặt phẳng, ở giữa có Trung Quốc là trung tâm của thiên hạ và coi dân khác là man rợ. Cũng vậy, xứ này đă phát minh ra thuốc súng, nhưng văn hoá của họ lấy phát minh này làm pháo bông cho đến khi bị pháo hạm và đại bác Tây phương khuất phục và nay mới bắt đầu Tây phương hóa.

    Một thí dụ khác gần gũi hơn với chúng ta là sau năm 1558, khi một đại quan của triều Lê là Nguyễn Hoàng từ Thăng Long vào Thuận Hóa lánh nạn, ông khai sáng ra chín đời Chúa Nguyễn và mở mang lănh thổ trên một vùng đất mới, có tài nguyên và điều kiện sinh hoạt mới. V́ nội chiến Trịnh-Nguyễn, các Chúa Nguyễn thoát khỏi nếp văn hoá bị Hán hóa ở Đàng Ngoài mà phát triển Đàng Trong theo lối thực tiễn cởi mở hơn, và nhờ đó phát huy tinh thần "bốn bể một nhà" của dân lưu tán. Khi đó, Đàng Trong giao thiệp và buôn bán b́nh đẳng với mọi sắc dân Âu-Á để trở thành cường quốc kinh tế của cả Đông Nam Á. Khi Gia Long thống nhất đất nước th́ lại xây dựng chế độ trên cơ sở Trung Hoa lạc hậu đời Thanh nên chỉ 70 năm sau Chiến thắng Đống Đa năm 1789, nước Nam đă bị Âu Châu khuất phục khi Pháp bắn vào Đà Nẵng năm 1859. Từ mấy thí dụ gần đó, ta có thể suy ra những trường hợp hiện đại và thời sự hơn về kinh tế.
    Sự tin cậy trong kinh doanh

    Vũ Hoàng: Bước sang chuyện hiện đại th́ ông thấy những thí dụ nào là có vẻ tiêu biểu nhất?


    Sự khai phá trong tầm nh́n và tinh thần hợp tác phải dẫn đến một luật chơi chung, là cơ sở pháp lư cần thiết để có được sự tin cậy trong kinh doanh.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong một kỳ trước, chúng ta có nói đến xứ Argentina, vào đầu thế kỷ 20 đă là một trong 10 quốc gia giàu mạnh của thế giới. Ḿnh có thể hỏi là ở đâu ra sự giàu mạnh đó tại Nam Mỹ? Thí dụ đầu tiên là di dân gốc Đức đă đem theo kiến thức về canh tác lúa ḿ khiến xứ này đang từ t́nh trạng nhập khẩu bột ḿ trở thành một trong mấy nước xuất khẩu lớn nhất thế giới trên một lănh thổ đă có sẵn điều kiện thuận lợi cho canh tác. Di dân gốc Anh th́ đem theo kỹ thuật và công nghệ hỏa xa qua Ấn, qua Phi và giúp Argentina phát triển hạ tầng vận chuyển và tạo ra sự trù phú. Nhưng rồi chủ nghĩa dân tộc hẹp ḥi và ách độc tài của chế độ Juan Peron đă khiến đầu tư và di dân quốc tế tháo chạy khiến xứ này mới nghèo dần và lụn bại.

    Suy ngẫm ngược lại th́ di dân gốc Âu Châu đă đem theo văn hoá và kiến thức của họ phát triển các vùng đất mới tại Hoa Kỳ, Canada hay Úc Châu nên không mất trăm năm để học lại từ đầu. Và trên vùng đất mới có nhiều tài nguyên mà thổ dân bản địa không biết khai thác, di dân đă mở ra nhiều cơ hội và xây dựng nên những nét văn hóa khác biệt với Âu Châu. Một thí dụ gần gũi khác là tại vùng Thung lũng Điện tử ở miền Bắc California, rất nhiều doanh nghiệp loại nhỏ là do di dân lập ra và thành công mỹ măn để trở thành những tập đoàn lớn.

    Vũ Hoàng: Từ những thí dụ ấy ḿnh có thể rút tỉa được nhiều bài học hữu ích. Theo ông th́ những bài học nào là đáng nhớ nhất?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thí dụ về Argentina cũng áp dụng cho nhiều xứ khác tại Trung Nam Mỹ. Điều kiện địa dư, h́nh thể và khí hậu th́ vẫn có sẵn, nhưng các định chế và tổ chức, nghĩa là nếp văn hoá và nền tảng pháp lư lại không khai thác điều kiện tự nhiên này cho đến khi di dân xứ khác tới nơi đă tạo hoàn cảnh cho thịnh vượng.


    Từ vài thế kỷ gần đây, hiện tượng di dân mở rộng trên địa cầu cho phép nhiều sắc dân và nếp văn hoá giao tiếp với nhau và t́m ra các giải pháp mới mà quê hương cũ hay xă hội tiếp cư mới lại không có trước đó. Chúng ta đều hiểu đa số di dân là người nghèo, thực chất là tha phương cầu thực để kiếm sống, với một bản năng sinh tồn và sức chịu đựng rất cao. Khi được tự do làm ăn, các đức tính ấy đă giúp họ làm giàu và tạo ra sự thịnh vượng trong xă hội tiếp cư. Nếu xă hội tiếp cư lại kỳ thị hoặc ruồng bỏ di dân từ cơi lạ th́ xă hội đó để mất thời cơ và khó phát triển.

    Bài học ở đây chính là cách mở mang tầm nh́n và có tinh thần hợp tác không kỳ thị, đấy là các yếu tố góp phần cho thịnh vượng. Nhưng sự khai phá trong tầm nh́n và tinh thần hợp tác phải dẫn đến một luật chơi chung, là cơ sở pháp lư cần thiết để có được sự tin cậy trong kinh doanh.

    Vũ Hoàng: Chúng ta đi tới phần cuối là bài học cho Việt Nam. Khi nói đến quy luật của giàu nghèo cùng yếu tố di dân và đa văn hóa, người Việt ta có thể học được ǵ?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu nhớ đến địa dư h́nh thể và nếp văn hóa bị Hán hóa tại miền Bắc được coi là "ngàn năm văn vật", ta có thể nh́n ra một hiện tượng. Đó là những người thông minh, biến báo hoặc liều lĩnh nhất của miền Bắc đă phát triển và trở thành dân miền Trung rồi người Nam. Trên vùng đất mới, họ thoát khỏi nếp văn hoa sơ cứng của miền Bắc mà giao tiếp và sinh hoạt trong tinh thần tự do và cởi mở hơn để tạo ra sức mạnh kinh tế khá đặc biệt của miền Nam, không phải là sau năm 54 hay 75 của thế kỷ 20 mà ngay từ thời c̣n là Đàng Trong.

    Đàng Trong ngày xưa và miền Nam ngày nay đă đi trước không chỉ nhờ địa dư trù phú hơn mà là nhờ cái đầu thông thoáng hơn và nhất là nhờ không có tinh thần kỳ thị, sợ sệt hoặc mặc cảm. Người dân nơi đây làm ăn và giao tiếp với thế giới một cách dung dị và b́nh đẳng nên t́m ra các giải pháp mới mà miền Bắc khó thể có. Khi lănh đạo ngày nay lại áp đặt khuôn khổ văn hoá chính trị độc tôn, về bản chất vẫn là tự Hán hóa theo màu sắc Trung Quốc cộng sản, th́ chế độ làm xứ sở nghèo đi, nghĩa là lại kéo đất nước về t́nh trạng lạc hậu cũ.

    Một thí dụ hiện đại và thời sự không kém là cách giao tiếp với người Việt tại hải ngoại, là thành phần bắt buộc phải học hỏi cái mới của thiên hạ để tồn tại và thành công trong xă hội tiếp cư. Cộng đồng người Việt này không chỉ đem tiền về mà c̣n mang theo kiến thức và cách suy nghĩ của thế giới khác để có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của quê hương cũ. Chế độ sẵn sàng nhận tiền, thậm chí c̣n làm tiền họ, nhưng nghi kỵ những tư tưởng mới mà họ gọi là phản động hay "có âm mưu lật đổ". Đâm ra di dân Việt Nam có thể làm giàu cho xứ khác mà không làm giàu cho nước ḿnh nếu không chui qua hai chân của lănh đạo và nộp tiền cho kẻ cầm quyền.

    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi lư thú này.

  7. #27
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    157
    xxx

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quyền chọn lựa và sự thịnh vượng
    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
    2013-02-06

    Kết thúc loạt bài phân tích các yếu tố cần thiết cho sự thịnh vượng, kỳ này Diễn đàn Kinh tế sẽ tŕnh bày một yếu tố then chốt là quyền chọn lựa.


    Quyền chọn lựa

    Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, như ông đă tŕnh bày từ đầu tháng trước về các yếu tố đóng góp cho sự thịnh vượng của một quốc gia, rằng chúng ta có thể sẽ phải nói đến Tết, Nay đă là cận Tết, nghĩa là ḿnh đă có thể rút tỉa kết luận về loạt bài phân tích này. Tổng kết lại, ông cho rằng đâu là yếu tố quan trọng nhất có thể tạo ra sự phồn thịnh cho người dân?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là qua bốn chương tŕnh liền, chúng ta đă nói đến nhiều yếu tố khác nhau, bây giờ nếu tổng kết th́ tôi nghĩ rằng quyền tự do chọn lựa là động lực then chốt nhất. Tôi xin khởi đầu bằng thí dụ đơn giản để thính giả của chúng ta có thể mường tượng ra điều ấy.

    Trước hết là v́ nhu cầu giải quyết một sự khan hiếm của ḿnh, ai ai cũng phải chọn lựa. Chẳng hạn như ta không thể vừa đánh cá, vừa cầy ruộng lại vừa xây nhà nên phải chọn một việc ǵ đó ḿnh cho là ưu tiên rồi giải quyết những nhu cầu c̣n lại qua việc trao đổi mua bán.

    Khi trao đổi mua bán th́ ai cũng muốn được tối đa và mất tối thiểu, nên phải t́m nơi cung cấp điều ḿnh thiếu rồi ngă giá với nhau. Khi có nhiều nguồn cung cấp khác nhau th́ ḿnh có quyền chọn lựa được mở rộng và chẳng ai lại có cái thế độc quyền để bắt chẹt. Tiến tŕnh chọn lựa hay ngă giá sau khi đó là t́m ra giải pháp có thể thoả măn cả đôi bên và rốt cuộc th́ ta chấp nhận là thà ḿnh được ít hơn một chút c̣n hơn là mất cơ hội giải quyết một nhu cầu khan hiếm. Khi đă thỏa măn nhu cầu đó rồi th́ ḿnh có điều kiện giải quyết một việc khác. Cả triệu lần thỏa thuận hay thỏa hiệp như vậy sẽ tạo ra sự thịnh vượng chung cho mọi người v́ ai ai cũng có lợi.

    Vũ Hoàng: Nếu chúng tôi hiểu không lầm thí dụ vừa rồi th́ thứ nhất là càng có nhiều người mua bán và thậm chí cạnh tranh với nhau th́ ta càng có nhiều chọn lựa, chứ không bị kẹt hoặc ép giá v́ t́nh trạng độc quyền. Thứ hai là trong việc thương thảo hay ngă giá, yếu tố quyết định chính là giá cả mà đôi bên có thể thỏa thuận. Thưa ông, có phải là như vậy không?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như thế. Hăy lấy một thí dụ kế tiếp là ông A và bà B có nhu cầu trao đổi mua bán và ngă giá với nhau rồi t́m ra sự đồng thuận là cái giá phải chăng cho cả hai, để họ c̣n đi làm việc khác. Nôm na là quan hệ A-B dựa trên một cái giá tối hảo nào đó cho quyền lợi của cả hai, theo lối dân ta gọi là "thuận mua vừa bán".

    Bây giờ một người thứ ba lại nhảy vào giữa quan hệ đó, tôi xin gọi là đồng chí X hay nhà nước, và ấn định ra một cái giá khác v́ một lư do nào đó. Đồng chí X này áp đặt một cái giá và giới hạn quyền chọn lựa của ông A và bà B nên làm kinh tế nghèo đi v́ ít cơ hội chọn lựa hơn. Nói vắn tắt th́ việc nhà nước can thiệp có thể cản trở sự thịnh vượng kinh tế v́ thu hẹp quyền chọn lựa, hoặc tạo ra t́nh trạng cạnh tranh thiếu b́nh đẳng và thậm chí nạn độc quyền.
    Vai tṛ của nhà nước


    Vũ Hoàng: Nhưng ḿnh vẫn có thể thấy ra vai tṛ cần thiết của nhà nước trong sinh hoạt kinh tế quốc dân chứ?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng thế, nhà nước có một vai tṛ cực kỳ quan trọng là bảo đảm cho mọi người được quyền b́nh đẳng trong sự chọn lựa và không ai có thể lấn át người khác. Việc tạo ra sân chơi b́nh đẳng với một hệ thống pháp quyền công minh, tức là công khai và minh bạch, là một yếu tố của thịnh vượng. Nhà nước là cơ chế cần thiết để bảo vệ sự b́nh đẳng ấy qua việc áp dụng luật lệ một cách vô tư. Khi nhà nước lại can thiệp vào quan hệ A-B đó với điều kiện khác biệt, như về giá cả chẳng hạn, th́ có thể tạo ra sự thiên lệch bất lợi cho kinh tế.

    Vũ Hoàng: Ta vẫn có thể nghĩ đến hoàn cảnh của các nước đang phát triển, tức là c̣n nghèo, nên phải áp dụng một số chính sách phát triển để tập trung nguồn lực của quốc gia vào một số khu vực ưu tiên hầu tạo ra một lực đẩy ban đầu. Những thí dụ mà ai cũng biết là trường hợp Nhật Bản hay Nam Hàn. Chính quyền các nước này cũng có đồng chí X can thiệp vào sinh hoạt kinh tế và yểm trợ các tập đoàn kinh doanh về công nghiệp hay tài chính ngân hàng, nhờ vậy mà họ đạt mức tăng trưởng rất cao trong giai đoạn công nghiệp hoá. Ngày nay, các chính quyền như Trung Quốc hay Việt Nam cũng có thể noi theo tấm gương đó mà xây dựng khu vực kinh tế nhà nước như bộ phận chủ lực cho công cuộc phát triển. Ông trả lời sao về sự phản biện này?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, trong giai đoạn công nghiệp hóa, quốc gia có thể nghiên cứu và áp dụng một số chính sách phát triển, tức là đề ra những ưu tiên cần được yểm trợ và tạo ra một sân chơi có thể là thiếu b́nh đẳng v́ một số khu vực được nâng đỡ. Nhưng kinh nghiệm Nhật Bản và Nam Hàn cho thấy, sau vài thập niên tăng trưởng ngoạn mục th́ chính sách ấy dẫn đến cái nạn chúng ta đă từng nói tới là "ỷ thế làm liều" của một số doanh nghiệp được nâng đỡ, với kết quả là bị khủng hoảng kinh tế. Thứ hai, khi nhà nước can thiệp và nâng đỡ như vậy th́ c̣n gây ra bất công và nhất là tệ nạn tham nhũng khi có sự cấu kết giữa chính trị và kinh doanh. Xin hăy nói về Nam Hàn là một xứ mà Việt Nam có thể coi là gương mẫu muốn noi theo.

    Vũ Hoàng: Quả thật vậy, thính giả của chúng ta muốn biết về trường hợp Nam Hàn v́ ảnh hưởng sâu rộng của xứ này về nhiều mặt trong xă hội Việt Nam, từ kinh tế, kinh doanh, tới điện ảnh hay ca nhạc.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ căn bản vào sáu chục năm trước là khi bán đảo Triều Tiên bị phân ranh sau đ́nh chiến 1953, th́ Nam Hàn chỉ là xứ nông nghiệp có rất ít tài nguyên khoáng sản và lại thiếu nhiều cơ sở công nghiệp nặng mà Nhật đă xây dựng trước đó tại Bắc Hàn.

    Thế rồi từ thập niên 60, Chính quyền Nam Hàn có chính sách tuần tự công nghiệp hóa với các tập đoàn họ gọi là "chaebols", hay tài phiệt, được nhà nước nâng đỡ để thi hành chính sách này dù các cơ sở ấy là của tư nhân chứ không là quốc doanh như tại Trung Quốc và Việt Nam. Nhờ đó, từ 1960 đến 1980, xứ này đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục là 12%, tức là c̣n cao hơn 9-10% của Trung Quốc sau này. Và nhờ đó, Nam Hàn đă công nghiệp hoá và thịnh vượng rất nhanh so với xứ Bắc Hàn lụn bại, rồi Nam Hàn trở thành một nước xuất khẩu nền văn hoá kinh doanh tiêu biểu đă tạo ra phép lạ kinh tế Đông Á. Quần chúng th́ có thể say mê phim bộ hay nghệ sĩ Đại Hàn, hoặc một tay múa may mà gây chấn động thế giới về phong cách Gangnam, chứ doanh gia th́ phục các tập đoàn Nam Hàn đă vượt Nhật Bản và ai để ư tới chuyện quốc tế c̣n thấy người dân gốc Nam Hàn đang cầm đầu Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới.

    Mối liên hệ chính trị - kinh tế


    Vũ Hoàng: Ông hay nh́n ra nhiều ư nghĩa bất ngờ của thời ự hàng ngày nên nêu lên một số thí dụ đáng cho ra suy ngẫm. Nghĩa là Nam Hàn có thể là tấm gương sáng nhưng không ở chiến lược kinh tế thời xưa mà c̣n ở nhiều địa hạt khác.

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta nên nh́n lại kinh nghiệm của họ. Thứ nhất là dù bản thân nhà độc tài thời đó là Tổng thống Phác Chính Hy là người liêm khiết và đă công nghiệp hóa xứ sở, chính sách ấy vẫn gây ra tham nhũng và ưu thế của các chaebols Nam Hàn lại dẫn tới khủng hoảng vào năm 1998.

    Chính là vụ khủng hoảng mới khiến Nam Hàn giảm thiểu chứ không tăng cường sự can thiệp của nhà nước và sau vụ khủng hoảng, chủ tịch sáng lập tập đoàn Dae Woo hay Đại Vũ bị án tù v́ tội tham ô. Kết quả là Nam Hàn cải tổ cơ cấu kinh tế, các tập đoàn tài phiệt cũng thay đổi chiến lược kinh doanh. Trong khi ấy, môi trường quốc tế cũng đă thay đổi theo tinh thần mua bán tự do của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO chứ không cho nhà nước chọn lựa và nâng đỡ thành phần kinh tế này hay khu vực sản xuất khác.

    Điều quan trọng nhất mà Việt Nam không nh́n ra là việc Nam Hàn đă cải tổ về chính trị cách nay đúng 20 năm để thành một quốc gia dân chủ hạng nhất thế giới. Nhờ thể chế dân chủ xứ này đă có thể chuyển hướng cải cách và cũng giải trừ được tham nhũng. Một cựu Tổng thống của họ đă tự tử năm 2009 khi bị đàn hặc về tội gia đ́nh nhận tiền hối lộ của tập đoàn Daewoo.

    Các trường hợp lănh tụ bị ra toà hay vào tù như Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan hay Gloria Macapagal-Arroyo của Philippines không xảy ra cho đồng chí X của một nước độc tài. Các quốc gia đó đă phát triển mạnh hơn và giàu hơn Việt Nam không chỉ v́ áp dụng chiến lược kinh tế đúng đắn dù mỗi nước lại có một chiến lược thích hợp với hoàn cảnh của ḿnh. Họ trở thành một xứ giàu mạnh và văn minh hơn v́ có dân chủ và mở rộng quyền chọn lựa cho người dân về kinh tế lẫn chính trị.

    Vũ Hoàng: Chúng ta đi tới đoạn kết khi cũng sửa soạn ăn Tết! Thưa ông, lời kết ở đây là ǵ?

    Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta trở về quan hệ của ông A và bà B với sự can dự của đồng chí X. Nếu đồng chí X này lại can thiệp theo chiều hướng nâng đỡ giả dụ như bà B v́ lư do chính thức là kinh tế th́ sự kỳ thị và lệch lạc đă xảy ra với hậu quả là làm cả xă hội nghèo đi. Nhưng tai hại hơn vậy là ai cũng muốn thành bà B để xây dựng quan hệ tốt với đồng chí X, tức là định chế hóa nạn tham nhũng và tư bản thân tộc, rồi dù cho cơ sở của bà B có thể phá sản th́ vẫn cứ tồn tại, nhờ tài nguyên của nhà nước. Hậu quả là tham nhũng và bất công làm xứ sở khó phát triển và người dân không thể làm giàu v́ bị tước đoạt mất quyền chọn lựa, bản thân c̣n bị nhà nước làm nghèo đi. Quyền chọn lựa kinh tế v́ vậy khởi đi từ quyền chọn lựa chính trị, từ thể chế dân chủ.

    Hồi năy, ta nhắc đến trường hợp Nam Hàn. Dân Việt có thể chẳng kém ǵ dân Đại Hàn, nhưng lănh đạo th́ quả là thua xa. Người ta cứ nói kinh tế là một khoa học u ám nhưng vào dịp Tết nhất th́ ḿnh cũng nên nói đến điều lạc quan và tích cực. Tôi thầm mong và cầu chúc là người Việt sẽ có quyền chọn lựa rộng mở để t́m ra sự thịnh vượng và trước đó, t́m ra con đường cải cách chính trị để có thể chuyển hóa trong ḥa b́nh. Nghĩa là t́m ra một hệ thống lănh đạo khác.

    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi và nhân dịp năm mới, mục Diễn đàn Kinh tế xin gửi tới quư thính giả lời chúc an khang và thịnh vượng.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2011, 08:20 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 19-08-2011, 03:13 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 03-11-2010, 04:53 PM
  4. Những gương mặt thần đồng khiến thế giới kinh ngạc
    By việtdươngnhân in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 20-10-2010, 11:30 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •