Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 22

Thread: THÂM Ư TRUNG CỘNG TRONG " HỘ CHIẾU ĐIỆN TỬ " MỚI

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Không thể để 'chuyện đã rồi'

    Dương Danh Dy

    Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội





    Trung Quốc phát hành sáu triệu hộ chiếu điện tử mới

    Qua các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, tôi được biết nhà cầm quyền Bắc Kinh đă cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho một số công dân nước họ.

    Ngày 22/11/2012 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết, đại diện Bộ Ngoại giao Việt nam đă gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc trao công hàm “yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ bản đồ chín đoạn trong hộ chiếu phổ thông điện tử “.

    Các bài liên quanTQ in đường 'lưỡi bò' trên hộ chiếuThâm ư TQ trong “hộ chiếu điện tử” mớiChủ đề liên quanDiễn đàn, Tranh chấp lănh thổHành động bước đầu như vậy có thể coi là đúng mức, bởi v́ “gửi công hàm” thể hiện mức độ phản đối cao hơn là “trao đổi, giao thiệp”.

    Xin nói thêm với bạn đọc: theo thoả thuận giữa chính quyền Việt Nam và Trung Quốc, công dân mỗi nước mang hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao khi sang nước bên kia đều được miễn thị thực nên không ngại chuyện này sẽ ảnh hưởng tới nhân viên hai nước đang công tác tại nước bên kia.

    Thế nhưng sau khi t́m đọc một số tin liên quan do một số mạng của Trung Quốc đăng tải, tôi thấy cần phải nêu mấy điểm sau:

    Theo tờ Daily Telegrap ngày 22/11/2012, Trung Quốc sẽ cấp khoảng 6 triệu hộ chiếu loại này. Và điều “nguy hiểm” hơn là công dân nước họ đă bắt đầu sử dụng nó để đi sang Việt Nam.

    Tin cho biết, nhân viên cửa khẩu Việt Nam(không nói rơ nơi nào) đă từ chối đóng dấu vào bản thị thực nhập cảnh mà cấp cho đương sự một giấy nhập cảnh riêng không dính đến hộ chiếu( không rơ tin này có xác thực hay không).

    Tin c̣n cho biết, nếu không cấp thị thực cho các hộ chiếu phổ thông loại mới th́ Việt Nam sẽ bị thua thiệt về kinh tế v́ mỗi lần cấp thị thực nhập cảnh có giá trị một lần, Việt Nam đă thu được số tiền tương đương 25USD (và hiện nay là 40-45 USD).

    Giả dụ mỗi năm có khoảng 2 triệu lượt khách Trung Quốc dùng hộ chiếu phổ thông sang du lịch, buôn bán… tại Việt Nam và giả thiết cứ mỗi lượt khách đó, chúng ta thu được từ lệ phí thị thực và chi phí đi lại, dịch vụ ăn uống…, trong thời gian lưu lại ở Việt Nam là 200 USD th́ tổng ngoại tệ thu được là khoảng 400 triệu USD.

    Đó là một khoản tiền không nhỏ với một nước c̣n nghèo như Việt Nam.

    Không để sự đã rồi


    Thế nhưng xin hỏi những vị c̣n do dự chưa dám có quyết sách dứt khoát không công nhận loại hộ chiếu vi phạm chủ quyền Việt Nam đó, không cấp thị thực cho bất kỳ ai mang hộ chiếu loại này rằng, chẳng lẽ chủ quyền lănh thổ thiêng liêng của chúng ta chỉ đáng giá có ngần ấy đôla thôi ư?

    Tôi biết có người c̣n biện bạch: không làm ăn buôn bán với Trung Quốc, người bị thua thiệt hơn sẽ là chúng ta v́ nền kinh tế Việt Nam c̣n yếu kém, một sô ngành hàng Việt Nam bị lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc…

    Thế nhưng xin hăy nh́n lại những năm 70, 80 của thế kỷ trước, khi không có “bầu vú sữa” chủ yếu là viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc, nhân dân Việt Nam không hề “chết” mà ngược lại ngày một lớn mạnh thêm, khiến Trung Quốc buộc phải thôi “cấm vận” và b́nh thường lại quan hệ hai nước.

    Hoàn cảnh hiện nay khác những năm tháng “không thể nào quên đó” nhiều lắm rồi. Chúng ta có bạn bè khắp nơi, Việt Nam đang hội nhập với thế giới. Trung Quốc có thể gây cho chúng ta một số khó khăn, nhưng nhân dân Việt Nam “quyết không sợ”.

    Chính v́ vậy, trước việc Trung Quốc làm hộ chiếu phổ thông điện tử mới có in h́nh “đường lưỡi ḅ”, bước đầu chúng ta yêu cầu họ hủy bỏ.

    Nếu họ ngoan cố cho công dân nước họ sử dụng hộ chiếu loại này để đi sang Việt Nam, chúng ta quyết không công nhận, quyết không cấp thị thực dù là “trên một tờ giấy tách rời với hộ chiếu.”

    Nhà cầm quyền Bắc Kinh đừng ḥng làm “chuyện đă rồi”!

    Bài viết phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, cựu tổng lãnh sự Việt Nam ở Quảng Châu.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...assports.shtml

  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Biển Đông và ‘hành động nham hiểm’ của Bắc Kinh

    Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ,

    CTV Phía Trước



    Jamil Anderlini ở Bắc Kinh và Ben Bland ở Phnom Penh, Financial Times



    Bắc Kinh đă in bản đồ bao gồm cả Biển Đông vào trong hộ chiếu mới nhất của nước họ, làm ít nhất một trong các nước láng giềng thêm giận dữ.

    Việt Nam đă có gửi khiếu nại chính thức đến Bắc Kinh về vấn đề trên. “Phía Việt Nam đă lưu ư về vấn đề này và hai bên đang thảo luận, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả”, Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh cho biết.

    Các quốc gia khác đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là Philippines, cũng quan ngại rằng Trung Quốc đang cố gắng buộc các cán bộ di trú [Philippines] thừa nhận yêu sách của họ mỗi khi một công dân Trung Quốc tŕnh visa nhập cảnh hoặc xuất cảnh với hộ chiếu mới.

    Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh hiện vẫn chưa trả lời yêu cầu b́nh luận.

    Các tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đă làm lu mờ một loạt các sinh hoạt trong Hội nghị Thượng đỉnh của các nhà lănh đạo châu Á-Thái B́nh Dương tại Campuchia, trong đó có sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Những bất ḥa giữa các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu tập trung về việc làm thế nào để đối phó với một Trung Quốc đang ngày càng tỏ thái độ quyết đoán hơn.

    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ diện tích tại Biển Đông, bao gồm cả những lănh thổ thuộc các nước láng giềng nhỏ hơn, và trong những năm gần đây Bắc Kinh đă gay gắt hơn trong việc khẳng định những tuyên bố trên.

    Phía Trung Quốc đă in ‘đường chín đoạn’ vào trong bản đồ bao gồm toàn bộ diện tích ở Biển Đông, trong đó có cả các bờ biển thuộc chủ quyền Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và một phần nhỏ của Indonesia.

    Diện tích đường chín đoạn được cho là có các lượng lớn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng kết hợp các ḥn đảo tự trị thuộc Đài Loan, nước mà Bắc Kinh lâu nay vẫn tuyên bố là lănh thổ của họ.

    Cho đến gần đây, hầu hết các chính quyền khu vực đă nh́n nhận đường chín đoạn và bắt đầu các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.

    Trung Quốc đă cố ư làm suy yếu quan điểm của những nước khác bằng cách đưa CNOOC, một công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc, vào hoạt động trong vùng và kêu gọi các tập đoàn nước ngoài đến đấu thầu quyền thăm ḍ trong các lô gần bờ biển của Việt Nam mà Hà Nội đă đă cấp phép cho ExxonMobil của Mỹ và Gazprom của Nga.

    Các sự kiện trên cộng với đường chín đoạn trong hộ chiếu đă làm cho nhiều nước trong khu vự quan ngại và nghi ngờ về sự thành thật của Trung Quốc trong việc đàm phán một thỏa thuận chung.

    “Đây được xem như là một sự leo thang khá nghiêm trọng v́ Trung Quốc cấp hàng triệu hộ chiếu mới và hộ chiếu người lớn có giá trị đến 10 năm”, một nhà ngoại giao cao cấp tại Bắc Kinh cho biết, và yêu cầu giấu tên bởi tính nhạy cảm của vấn đề. “Nếu Bắc Kinh sau này thay đổi quan điểm th́ họ buộc phải thu hồi tất cả những hộ chiếu đó”.

    Bộ An ninh Trung Quốc giám sát việc thiết kế và phát hành hộ chiếu mới tại nước này, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết và từ chối b́nh luận thêm. Cũng như bản đồ gây nhiều tranh căi ở Biển Đông, hộ chiếu cũng bao gồm các h́nh ảnh danh lam thắng cảnh ở Trung Quốc và hai điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan.

    “Bản đồ trong hộ chiếu Trung Quốc không nhằm vào bất kỳ cụ thể một quốc gia nào”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một văn bản gởi cho Financial Times hôm thứ Tư. “Trung Quốc sẵn sàng chủ động trao đổi với các nước có liên quan”.

    Từ năm 2010, Trung Quốc đă đưa ra một loạt các quan điểm gay gắt hơn về chủ quyền lănh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi Nhật Bản đang kiểm soát và quản lư quần đảo Senkaku, c̣n được gọi là Điếu Ngư ở Trung Quốc.

    Chính phủ Nhật Bản cũng rất quan tâm về bản đồ trong hộ chiếu mới của Trung Quốc nhưng quy mô của bản đồ quá nhỏ và những ḥn đảo không hiện ra rơ nên Tokyo đă không nêu vấn đề này với phía Bắc Kinh, các nhà ngoại giao quen thuộc với vấn đề Nhật–Trung cho biết.

    Chính phủ Trung Quốc đă bắt đầu phát hành hộ chiếu mới cách đây khoảng năm tháng và đây cũng là lần đầu tiên họ cấp chip điện tử trong hộ chiếu.

    “Tôi nghĩ rằng đó là một bước rất độc của Bắc Kinh trong số hàng ngàn các hành động nham hiểm khác”, ông Nguyễn Quang A, cựu cố vấn cho chính phủ Việt Nam cho biết. “Khi người dân Trung Quốc vào thăm Việt Nam, chúng tôi phải chấp nhận nó [bản đồ] và đóng dấu vào các hộ chiếu của họ. . . Tất cả mọi người trên thế giới cần phải lên tiếng chứ không chỉ nhân dân Việt Nam”.

    Shi Yinhong, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin, nói rằng bao gồm các tuyên bố lănh thổ của Trung Quốc trong hộ chiếu mới “có thể chứng minh chủ quyền quốc gia của chúng tôi nhưng nó cũng có thể làm rắc rối thêm vấn đề đang có [giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tuyên bố lănh thổ trong Biển Đông"]. Giáo sư Shi nói rằng có khả năng rằng quyết định bao gồm bản đồ này đă được thực hiện ở cấp Bộ trưởng chứ không phải là ở cấp lănh đạo ở trên.

    Chính phủ Đài Loan nói với Financial Times rằng họ đă “thấy” hộ chiếu mới nhưng chưa nộp đơn khiếu nại chính thức với phía Bắc Kinh.

    “Trung Quốc phải đối mặt với thực tế về sự tồn tại của nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa và nền tảng độc lập của chúng tôi”, người phụ trách về Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan cho biết. “Chúng ta nên đặt sang một bên những tranh chấp và đối mặt với thực tế và cùng nhau làm việc để hướng tới sự phát triển ḥa b́nh và ổn định trong khu vực eo biển Đài Loan”.

    Gu Yu ở Bắc Kinh, Nguyễn Phương Linh ở Hà Nội và Sarah Mishkin ở Đài Loan đă bổ sung thêm một số chi tiết trong bài viết này.

    © Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

    http://phiatruoc.info/bien-dong-va-h...-cua-bac-kinh/

  3. #13
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    509

    Tầu Cộng Đă Thực Sự Xâm Chiếm Việt Nam ?

    Tầu Cộng Đă Thực Sự Xâm Chiếm Việt Nam ?

    http://www.youtube.com/watch?feature...&v=smmoEtvuQ-s

    “Trung Quốc và chiến lược « lănh địa hóa » chiếm trọn Biển Đông” và đă đang thực hiện trước nhứt là biển đảo của VN hiện giờ là Thành phố Tam sa . Qua những vụ án chống giặc Tầu xâm lược, để bảo vệ tổ quốc của các Bloggers , các Nhà Yêu Nước từ trước đến nay.
    Đă đang bị đảng và nhà cầm quyền csVN thẳng tay nâng quan điểm, trù dập, xử nặng các mức án phạt như kẻ thù !? không dung thứ, không khoan nhượng , không giảm khinh…cho thấy rằng chính tập đoàn lănh đạo và cầm quyền của đảng csVN là những tên Tầu Nam Trung Hải đội lốt, đă và đang ngấm ngầm biến VN thành Tây Tạng thứ 2 .
    Đồng thời nhận lệnh từ Trung Nam Hải, đảng csVN đang từng ngày, từng giờ âm thầm tiêu diệt những tinh hoa (chất xám), những nhân tài , những nhà trí thức (*), những đấng anh hùng bất khuất , những anh thư nữ kiệt , những nhân sĩ yêu nước , các bậc chân tu chính thống của các tôn giáo và đảng csVN đă đang nâng quan điểm, chụp mũ vu cáo phạm tội một cách đê tiện bỉ ổi đối với các sinh viên và các thế hệ mai sau của Dân Tộc VN một cách hết sức thâm độc nham hiểm .
    Điển h́nh qua các vụ xử án phi lư và rừng rú thời hoang dă bộ lạc vừa xảy ra mà công luận thế giới thời hiện đại đều lên tiếng phê phán phỉ nhổ và tẩy chay.
    Xin đồng bào nhân dân quốc nội đừng để như nhân dân Tây Tạng hiện nay đang có hơn 70 người đă tự thiêu (tranh đấu bằng mạng sống thân xác) chỉ v́ xin được Độc lập Tự do và quyền làm người (Nhân Quyền) đúng nghĩa .
    tnt
    (*) Ngoại trừ GS Ngô Bảo Châu may mắn sống ở nước ngoài từ nhỏ

    B́nh Luận: Trung Hoa Đă Thực Sự Xâm Chiếm Việt Nam ?
    www.youtube.com

    VNTV broadcasts nightly Monday to Friday at 6:30 PM on Satellite Galaxy 19 SR-22
    000 Frequency 11929V and on channel 19 Time Warner Cable San Diego and on www...

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hộ chiếu TQ 'làm hỏng sức mạnh mềm'


    Nhà văn Văn Cầm Hải

    Gửi tới BBC từ Texas

    Cập nhật: 10:27 GMT - thứ hai, 26 tháng 11, 2012





    Hải quân Trung Quốc muốn bắn trúng nhiều đích qua vụ đường lưỡi bò?

    Đại hội đảng cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc với một h́nh ảnh làm thế giới chú ý: chân dung những người khai sinh ra học thuyết cộng sản Marx, Engels, và Mao đă không còn trong sảnh đường đại hội ở Bắc Kinh.

    Ngay sau sự thay đổi mang tính biểu tượng chính trị này, Trung Quốc lại làm thế giới bất ngờ bởi một động thái ngoại giao: công bố hộ chiếu của công dân nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa có in h́nh đường lưỡi ḅ ôm trọn 80% diện tích biển Đông-vùng biển đă và đang trở thành điểm nóng tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Asean bao gồm Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Brunei.


    Cả hai sự kiện đáng ngạc nhiện ấy đă khẳng định một điều không ngạc nhiên rằng, trước sau như một, Trung quốc vẫn là đất nước mang nặng hệ lụy và trung thành với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.

    Những quan chức hoạch định chính sách ngoại giao của Trung Quốc, với việc sản sinh ra loại hộ chiếu này, đă chứng minh một điều, dù thời đại có đổi thay, tầng lớp tinh hoa của đất nước có dân số vĩ đại nhất hành tinh vẫn là đứa bé không bao giờ lớn trong chiếc nôi lịch sử được dựng lên bởi sự xâm lấn, bành trường lănh thổ của dân tộc họ.

    Hậu quả là, từ thế hệ này sang thế hệ khác, Trung Quốc luôn đối mặt với một nền ḥa b́nh bấp bênh và đổ vỡ với các dân tộc khác.

    Bước đi đầy tính toán

    "Trung Quốc luôn luôn hiện ra như một h́nh ảnh người khổng lồ nhưng lại nhỏ nhen, ích kỷ"
    Hàng triệu hộ chiếu của Trung Quốc có in h́nh lưỡi ḅ là một bước đi đầy tính toán, có thể thành công về mặt chiến thuật gây sức ép ngoại giao nhưng lại sai lầm về mặt chiến lược trong mục tiêu phát triển quyền lực mềm của Trung Quốc trong thế giới hiện đại. Một nước Mỹ hùng mạnh nhưng cũng gặp phải những thách thức và “bi kịch” bởi Open Door Policy -một chính sách trung tâm của nền ngoại giao Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.

    Cơ bản trong chính sách ngoại giao này, như William Appleman William đă chỉ ra trong tác phẩm kinh điển về lịch sử ngoại giao của Mỹ The Tragedy of American Diplomacy, là mở rộng biên giới ảnh hưởng của nước Mỹ thông qua việc phát triển và thống trị toàn cầu bằng hệ thống kinh tế Mỹ.

    Một biên giới mới trong quan điểm của chính ngoại giao Mỹ là biên giới chính trị kinh tế không phải là mở rộng biên giới lănh thổ.

    Cho dù không va chạm về mặt chủ quyền trực tiếp nhưng open door policy của Mỹ, vẫn bị thách thức và gặp phải những bi kịch trước sự phản ứng của thế giới, đặc biệt là phong trào cách mạng ở các nước thế giới thứ ba.

    Tuy nhiên, xét trên b́nh diện tổng thể, nước Mỹ đă thành công với chính sách quyến rũ kinh tế này khi họ trở thành một cường quốc trên thực tế.

    C̣n tiếp...

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Trung Quốc và Mỹ gần lại nhau nhưng với động cơ khác nhau


    Một trong những mục tiêu mà Open Door Policy hướng đến chính Trung Quốc và nước Mỹ đă thành công, đặc biệt là sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Nixon và Mao ở Bắc Kinh năm 1972.

    Tuy nhiên, Trung Quốc thay v́ đúc rút kinh nghiệm của Mỹ lại triển khai chính sách Open Door by Land, chính sách mở cửa bằng mở rộng đường biên giới kinh tế chính trị gắn liền hoặc phục vụ cho lợi ích cốt lơi nhất của bành trướng lănh thổ bất chấp luật pháp quốc tế và những giá trị nhân văn ngoại giao.

    Không khó khăn để thấy rằng các nước có phần đất đai và vùng biển bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong tấm hộ chiếu sẽ phản ứng mạnh mẽ.

    Tấm hộ chiếu mới sẽ mang lại bi kịch cũ: Trung Quốc to lớn v́ chính sách bành trướng nhưng chưa bao giờ là một cường quốc đủ sức chinh phục thế giới.

    Một sự tương hợp thích đáng về ḷng tin là điều chưa bao giờ có trong chính sách ngoại giao của các nước bởi Trung Quốc luôn luôn hiện ra như một h́nh ảnh người khổng lồ nhưng lại nhỏ nhen, ích kỷ, và đầy thủ đoạn với mục đích là làm thế nào thôn tính đất đai nước khác cho dù đó là "người anh em cộng sản Việt Nam".

    Cái giá mà các nhà hoạch định Trung Quốc phải trả là họ đă làm gia tăng sự hằn thù như một phản ứng lịch sử vốn chưa bao giờ tắt trong ḷng dân các nước láng giềng, thúc đẩy các quốc gia này h́nh thành một liên minh phản kháng và pḥng vệ khi cuộc chiến quân sự xảy ra.

    Mưu cầu một cuộc chiến để giải quyết vấn đề bao giờ cũng là bước đường cùng của các nhà chính trị. Nhưng cuộc chiến hộ chiếu trên giấy này sẽ dễ dàng dẫn đến cuộc chiến thực tế trên mọi mặt trận khi mà bất cứ hệ thống chính quyền nào cũng ư thức được rằng, sự tồn tại của họ không đơn thuần là dựa vào di sản của một học thuyết mà bởi sự đồng thuận của dân tộc.




    Trung Quốc gửi thông điệp gì qua tấm hộ chiếu mới?


    Trong trường hợp này, chủ nghĩa dân tộc trở thành một yếu tố chính trị, có lư lẽ mạnh mẽ nhất làm gia tăng sự xung đột ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng về mặt lănh thổ.

    Riêng đối với Việt Nam, việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu có h́nh lưỡi ḅ không mang đến một sự lo âu tiêu cực cho người dân mà ngược lại họ có quyền khẳng định và gia tăng sự phản kháng chính đáng đối với Trung Quốc, một hành động yêu nước nhưng từng bị quy chụp là “phản động, chống lại chính sách ḥa hiếu giữa hai nước”.

    Chính quyền Việt Nam không thể không có phản ứng thích đáng bởi Hà Nội thừa hiểu rằng, lịch sử của Việt Nam, khác với Trung Quốc là lịch sử của những cuộc chiến vệ quốc đă mang lại sự tồn tại cho các chính thể chính trị.

    Chỉ với một tấm hộ chiếu đầy tính toán nhưng sai lầm, sức mạnh mềm của Trung Quốc thực sự đă sụp đổ.

    Một câu hỏi đặt ra cho các quốc gia, trong đó có cả Mỹ, là nhà cầm quyền Trung Quốc không phải là những người yếu bóng vía hay ngây thơ mà ngược lại, chắc rằng họ đă lường trước và có đáp án cho sự sụp đổ này nhưng vấn đề là lúc nào họ có thể triển khai cái đáp án thỏa măn chính sách mở cửa bằng mở rộng lănh thổ?

    Một cuộc chiến tranh súng đạn được dọn đường bằng cuộc chiến ngoại giao vốn là điều không mới lạ trong lịch sử quân sự thế giới.

    Bài viết tại Texas 23/11/2012 thể hiện quan điểm riêng của nhà văn Văn Cầm Hải, hiện là nghiên cứu sinh chương tŕnh tiến sỹ tại Đại học công nghệ Texas, Hoa Kỳ.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...ancamhai.shtml

  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người HN nói về hộ chiếu 'lưỡi ḅ'


    Trung Quốc đưa ra quyết định in bản đồ có h́nh đường chín đoạn tức lưỡi ḅ chiếm gần trọn Biển Đông lên hộ chiếu mới gây nên căng thẳng ngoại giao với nhiều nước khác nhau trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines, Đài Loan.

    Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu trước báo giới hôm thứ Sáu 23/11 về quyết định này.

    "Chúng tôi mong rằng những nước có liên quan nên có hành động tỉnh táo, hợp lư và b́nh tĩnh tiếp cận, để tránh những cản trở không cần thiết trong việc di chuyển nhân sự giữa Trung Quốc và bên ngoài."

    Bộ Ngoại giao Việt Nam đă có phản ứng từ chính thức về vấn đề này.

    Từ phía người dân, họa sỹ Tôn Đức Lương nói Trung Quốc "cố t́nh làm chuyện vi phạm chủ quyền của Việt Nam".

    C̣n cựu đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc Dương Danh Dy gọi đây là "mánh lới ghê gớm".

    Ấn Độ cũng vừa đưa ra tuyên bố chính thức, khi bản đồ đường lưỡi ḅ ôm trọn hai tỉnh Arunachal Pradesh và Aksai Chin.

    Quốc gia này nói thị thực in bản đồ hai tỉnh sẽ được cấp cho trên cho người dân Trung Quốc muốn vào Ấn Độ.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...uoc_reax.shtml

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người Hà Nội nói về hộ chiếu 'lưỡi ḅ'






    Một số chuyên gia và người dân Hà Nội cho việc Trung Quốc in hộ chiếu 'lưỡi ḅ' là 'thâm độc'.

  8. #18
    Member
    Join Date
    11-05-2011
    Posts
    201

    Mục đích "Nam tiến di dân" thôi

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Người Hà Nội nói về hộ chiếu 'lưỡi ḅ'






    Một số chuyên gia và người dân Hà Nội cho việc Trung Quốc in hộ chiếu 'lưỡi ḅ' là 'thâm độc'.


    Nếu Bạn là người Hoa có tí tiền 2 tỉnh Quảng muốn kiếm đường làm ăn ở Việt,Miên,Lào th́ bạn làm ǵ?
    Nhập khẩu đường bộ phải hôn.X́ tiền,phải hôn,
    Mua thẻ đỏ nhập hộ khẩu phải hôn
    Hảo hảo, Cho nên nói Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa không muốn chống lại QG nào là vậy.Nhưng Dân TC phải xác định "căn cước" của ḿnh.(Giống như Cờ Vàng 3 sọc là căn cước Tị nạn của NVHN vậy).Di dân Hoa qua Phi quá ít, c̣n mấy nước khác họ Don't Care.
    3 cái thị thực nhập cảnh Visa của Hải quan mấy tỉnh biên giới là tṛ trẻ con.
    Cái thâm ư của TC là sở hửu,sở hửu và sở hửu của người Hoa.
    Tôi có người bạn Trung Hoa họ vẩn nói "Singapor là người của Ḿnh"...
    Rồi CSHN sẽ tự nhận VN là một tiểu bang của Trung Hoa.
    Thấy thằng 3D trước ĐH6 của Đảng cướp bay qua Tàu gặp thằng Tập Cận B́nh là mấy thằng khác "hổng dám đâu" liền.Thằng Hồ đă bán nước bán dân Việt cho Tàu từ 60 năm trước. Thằng Duẫn cứ tưởng Nga ngon ăn nên bị dập...Sau này cả một đoàn tụi nó triều kiến cầu ḥa Đặng mới cho...Lịch sử Việt đă bị CSVN bán đứng cả Tổ quốc Dân tộc cho Tàu một cách tinh vi.Các thế hệ sau này khó mà hiểu được

  9. #19
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mỹ không chứng thực hộ chiếu in “đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc

    (Petrotimes)Mỹ ngày hôm nay cho biết nước này không chứng thực bản đồ gây tranh căi của Trung Quốc in trong hộ chiếu mới, mà theo đó, Bắc Kinh đă tự nhận chủ quyền trên các vùng lănh thổ tranh chấp với các nước láng giềng.




    Không chỉ táo tợn “nhận vơ” hầu hết vùng Biển Đông, bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc c̣n "nhận" cả 2 vùng lănh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh

    “Không, chúng tôi không thể chứng thực được. Quan điểm của chúng tôi về Biển Đông, như mọi người đă biết, là vấn đề này cần phải được đàm phán giữa các bên liên quan, giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc và một h́nh ảnh in trong hộ chiếu không thay đổi được điều đó”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định với các phóng viên trong cuộc họp báo mới nhất.

    Trả lời các câu hỏi về vấn đề này, bà Nuland cho biết hộ chiếu cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn quốc tế cơ bản và những tấm bản đồ “lầm lạc” th́ không thuộc diện này.

    “Đây là một vấn đề pháp lư kỹ thuật, bản đồ này không có ư nghĩa ǵ trên hộ chiếu hợp lệ cấp visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ…”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói.

    Bên cạnh đó, bà Nuland cũng cho biết Hoa Kỳ chú ư đến vấn đề này khi hộ chiếu in h́nh bản đồ “gây tranh căi” nói trên của Trung Quốc bắt đầu bị từ chối ở một số quốc gia.

    “Có lẽ việc này xuất phát từ quan điểm cho rằng đây là động thái khiêu khích của Bắc Kinh, tuy nhiên, chúng tôi sẽ có một cuộc thảo luận về vấn đề này nhưng là về yếu tố kỹ thuật pháp lư trên hộ chiếu”, bà Nuland cho biết.

    Cuối tuần trước, hộ chiếu mới ban hành của Trung Quốc có in h́nh bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của nước này đă khiến các nước láng giềng trong khu vực hết sức bất b́nh và phản đối bằng nhiều biện pháp, hoặc ngoại giao, hoặc bằng hành động.

    Không chỉ táo tợn “nhận vơ” hầu hết vùng Biển Đông, bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc c̣n "nhận" cả 2 vùng lănh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh.

    Để đáp lại, Ấn Độ đă dán visa có in h́nh bản đồ của nước ḿnh, trong đó có hai địa điểm trên, để cấp cho công dân Trung Quốc.

    Trong khi đó, Việt Nam và Philippines đă chọn con đường ngoại giao để phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa "đường lưỡi ḅ" phi lư, ôm trọn cả vùng Biển Đông, nơi Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, vào hộ chiếu mới.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rơ:

    “Việc làm trên của Trung Quốc đă vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”.

    Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đă gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên.

    Linh Phương (Theo Economic Times)


    http://www.baomoi.com/My-khong-chung...19/9844603.epi

  10. #20
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bản đồ "lưỡi ḅ" bị học giả quốc tế phản bác ngày càng mạnh


    Thứ hai 26 Tháng Mười Một 2012


    Thanh Phương


    Theo chiều hướng áp đặt chủ quyền lănh hải trên Biển Đông, Trung Quốc vừa tiến thêm một bước với việc phát hành một hộ chiếu mới trên đó có in bản đồ của Trung Quốc, đặc biệt có bản đồ đường « lưỡi ḅ », tức là bản đồ mà Bắc Kinh tự vẽ nên, bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Bản đồ đường lưỡi ḅ này đang bị các học giả quốc tế phản bác ngày càng mạnh, thể hiện qua cuộc hội thảo quốc tế mới đây tại Sài G̣n.

    Hộ chiếu mới của Trung Quốc đă gây phản ứng mạnh không chỉ từ chính phủ Việt Nam, mà c̣n từ chính phủ Philippines và Đài Loan. Thậm chí Ấn Độ cũng đă lên tiếng phản đối, v́ bản đồ in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc lấn sang cả một phần lănh thổ của Ấn Độ.

    Riêng về phía Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị trong cuộc họp báo ngày 22/11 đă tuyên bố : « Việc làm trên của Trung Quốc đă vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông. »

    Ông Lương Thanh Nghị cho biết là đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đă gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ bản đồ in trên hộ chiếu nói trên. Phía Ấn Độ đă tỏ thái độ phản đối cụ thể bằng cách đóng dấu bản đồ Ấn Độ lên các tờ thị thực nhập cảnh đối với công dân Trung Quốc. Việt Nam cũng đă bắt đầu có biện pháp trả đủa tương tự như Ấn Độ.

    Theo tiết lộ của tờ Tuổi Trẻ, trong số gần 200 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam ngày 23/11/2012 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng phía Việt Nam đă đóng dấu hủy bốn hộ chiếu có in h́nh đường lưỡi ḅ, đồng thời bộ đội biên pḥng tại cửa khẩu này đă đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh.

    Tờ báo trích lời trung tá Trần Việt Huynh - đồn trưởng đồn biên pḥng cửa khẩu Lào Cai - cho biết đến nay họ đă đóng dấu hủy vào 111 hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in h́nh đường lưỡi ḅ khi nhập cảnh vào VN. Đồn biên pḥng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh cũng đă áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam.

    Đài truyền h́nh Nhà nước Trung Quốc ngày 24/11/2012 trong phần tin thời sự có trích dẫn phản ứng của một số du khách Trung Quốc sang Việt Nam đă bị từ chối tin dấu thị thực lên hộ chiếu mới. Có người c̣n nói là nếu cứ tiếp tục như vậy họ sẽ không đến các nước như Việt Nam nữa. Điều đáng nói là theo báo chí chính thức của Trung Quốc, Bắc Kinh đă phát hành hộ chiếu mới có bản đồ đường lưỡi ḅ từ ngày 15/05/2012, tức là hơn nửa năm nay rồi, v́ sao cho đến ngày 22/11/2012, Việt Nam mới chính thức phản đối ?

    Ngoài Lào Cai và Móng cái, các cửa khẩu quốc tế khác đă có những hành động trả đũa như vậy hay không ? Trung Quốc đă phát hành hộ chiếu mới có tính chất áp đặt chủ quyền, mặc dù bản đồ đường lưỡi ḅ in trên đó đang bị giới học giả phản bác ngày càng mạnh mẽ, thể hiện qua cuộc Hội thảo Khoa học quốc tế lần thứ IV với đề tài “Biển Đông: Hợp tác v́ an ninh và phát triển ở khu vực” , vừa diễn ra tại Sài G̣n trong ba ngày từ 19 đến 21/11/2012. Theo bản thông cáo kết thúc hội thảo, các đại biểu dự hội thảo đă nhất trí rằng « đường lưỡi ḅ và cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lư, không được thừa nhận bởi các quốc gia hữu quan, chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển và đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc tế".

    Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát xung đột và giải quyết tranh chấp tại biển Đông, trong cuộc hội thảo đó, các học giả khuyến nghị các bên tranh chấp hợp tác khảo sát các điều kiện tự nhiên và địa lư của các thực thể tại biển Đông nhằm xác định quy chế pháp lư của các thực thể này theo quy định của Công ước luật biển 1982.

    ***

    Trên cơ sở khảo sát đó, các bên trong tranh chấp làm rơ phạm vi các yêu sách về chủ quyền và vùng biển tại biển Đông. Là một trong những học giả tham gia hội thảo nói trên, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhă, một trong những nhà nghiên cứu về Biển Đông hàng đầu ở Việt Nam, trả lời phỏng vấn RFI :

    RFI : Kính thưa tiến sĩ Nguyễn Nhă, trong những ngày qua, dư luận Việt Nam đă rất phẫn nộ sau khi nghe tin Trung Quốc phát thành hộ chiếu mới có in bản đồ đường « lưỡi ḅ ». Ông có nhận định thế nào về hành động này của Trung Quốc, cũng như phản ứng của Việt Nam ?

    TS Nguyễn Nhă : Đó là hành động đang gây bức xức cho nhiều người. Các chính quyền ở cửa khẩu như Lào Cai đă có hành động thể hiện sự phản đối. Ít ra phải làm như thế. Tôi nghĩa rằng người Việt Nam không sợ đường lưỡi ḅ. Trong thời đại này, bất cứ một siêu cường nào dù lớn đến đâu cũng không thể sống ngoài pháp luật, bất chấp pháp luật được, bởi v́ như vậy làm sao có thể bảo đảm được trật tự thế giới ? Nếu có xảy ra chiến tranh lớn th́ sẽ không giống như vào thế kỷ 20, bởi v́ những vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể hủy diệt cả Trái đất này. Những hành động ngang ngược như vậy không phù với quốc gia cũng như với toàn thể nhân loại.

    Theo tôi rất có nhiều việc chúng ta có thể làm được để phản đối hộ chiếu in bản đồ đường lưỡi ḅ. Chúng ta đă đối đầu với một nước lớn, mà họ ngang ngược như vậy, th́ tôi nghĩ rằng là mọi hành xử th́ cũng phải thế nào cho phù hợp và hiệu quả. Đó là sự khôn ngoan của ông cha ta từ trước đến nay.

    Nhưng dầu sao h́nh thức phản đối nào đó cũng là cần thiết. Tôi nghĩ rằng là các giới chức có thẩm quyền sẽ nghĩ ra cách nào cho phù hợp nhất trong t́nh h́nh hiện nay. Đối với một nhà nghiên cứu, một công dân, một trong những cách phản đối mang tính ngoại giao, lịch sự đó là in bản đồ lưỡi ḅ bị gạch bỏ trên mũ, như chúng ta đă in lên áo, để thể hiện thái độ phàn đối hành động của Trung Quốc.

    RFI : Trong cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông vừa qua ở Thành phố Hồ Chí Minh, các học giả đă phản bác bản đồ đường lưỡi ḅ của Trung Quốc như thế nào ?

    TS Nguyễn Nhă : Việc in hộ chiếu này đă diễn ra trước hội thảo. Trong hội thảo đó, rất nhiều học giả trong khu vực cũng như của các nước lớn, kể cả của Liên hiệp châu Âu đă lên tiếng phản đối bản đồ đường lưỡi ḅ đó, cho rằng nó không có cơ sở pháp lư quốc tế và lịch sử nào. Tôi thấy chưa bao giờ các học giả nói thẳng thắng như vậy.

    Tôi thấy các học giả Trung Quốc tỏ ra rất mềm mỏng. Khi bị chất vấn trong hội thảo cũng như khi bị báo chí đặt câu hỏi sau hội thảo, giáo sư Tô Hạo cũng đă nói rằng đường lưỡi ḅ này là « kế thừa lịch sử », tức là Trung Hoa Quốc Gia đă đưa ra từ 1947. Trung Quốc rất khó mà trả lời với các cơ sở pháp lư cũng như lịch sử.

    Nói « kế thừa lịch sử », mà lịch sử đó cũng chỉ là từ 1947 ! Ngay từ năm 1909, khi chính quyền Quảng Đông bắt đầu có những hành động tranh chấp chủ quyền, nói đó là đất « vô chủ ». Nhưng hồi đó, Việt Nam c̣n bị Pháp đô hộ, tức là mất quyền ngoại giao, nhưng sự thật lịch sử cho thấy là cả thế kỷ 19 và sau này, Việt Nam đă luôn có sự chiếm hữu thật sự và ḥa b́nh liên tục tại Hoàng Sa rồi. Như vậy, bản đồ đường lưỡi ḅ chiếm đến 90 Biển Đông về mặt quyền lịch sử cũng đă không có cơ sở ǵ, chứ đừng nói ǵ đến pháp lư.

    Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 chưa có bao giờ quy định nội thủy lớn như thế và Trung Quốc cũng không có cách nào giải thích được mà chỉ nói là không thừa nhận về mặt pháp lư quốc tế thôi, trong khi Trung Quốc đă kư vào Công ước 1982. Tôi cũng đă có phát biểu rằng vai tṛ của Trung Quốc ở Biển Đông rất quan trọng.

    Vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi Trung Quốc lời nói đi đôi với việc làm. Muốn có quan hệ hữu hảo th́ phải có những việc làm hợp lư.

    RFI : Ngoài việc tổ chức các hội thảo như trên, chúng ta nên tiếp tục vận động quốc tế như thế nào để có sựhậu thuẫn mạnh mẽ khi vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông được đưa ra trước một cơ chế trọng tài quốc tế ?

    TS Nguyễn Nhă : Trong vấn đề Biển Đông, các nước khác nói là họ không quan tâm đến tranh chấp chủ quyền, mà chỉ quan tâm đến quyền lợi ở Biển Đông. Dĩ nhiên là lợi ích cốt lơi của mỗi nước có khác nhau. Nhưng khi Trung Quốc đăng kư đường lưỡi ḅ đó, th́ nó liên quan đến vấn đề lịch sử chủ quyền. Cho nên, trong hội thảo quốc tế lần trước, tôi đă có đề nghị là phải làm rơ sự thật lịch sử chủ quyền biển đảo, tức là tổ chức các hội thảo để sang bằng sự khác biệt quan điểm về lịch sử chủ quyền Biển Đông.

    Phía Trung Quốc cũng đă nói sẵn sàng tham gia những hội thảo như vậy, nhưng tôi chưa thấy chuyện ấy xảy ra.

    Có rất nhiều hội thảo, diễn đàn để tŕnh bày những công tŕnh nghiên cứu khoa học của các học giả để hiễu rơ sự thật lịch sử như thế nào. Tôi nghĩ rằng phải giải quyết việc đó, rồi từ đó mới có thể mới có thể giải quyết vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.

    Ở Việt Nam, đă đến lúc phải quảng bá rộng răi những chứng cứ mang tính Nhà nước : các văn bản của Nhà nước từ chính quyền trung ương đến địa phương chứng minh sự chiếm hữu thật sự Hoàng Sa - Trường Sa một cách hoà b́nh và liên tục. Quảng bá rộng răi như thế th́ khi mà có đưa vấn đề ra trước ṭa án quốc tế, th́ chúng ta đă sẵn sàng. Có điều để đưa vấn đề ra trước ṭa án quốc tế th́ cả hai bên đều phải đồng ư.

    Trong một luận án tiến sĩ ở Đại học Sorbonne, tác giả người Trung Hoa Đài Loan đă nói rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ đưa ra trước ṭa án quốc tế về tranh chấp chủ quyền cả, bởi v́ họ chẳng có cơ sở nào cả. Nhưng chúng ta có Công ước về Luật Biển mà Việt Nam và Trung Quốc đều kư kết. Nếu Trung Quốc tiếp tục vi phạm chủ quyền, nhất là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng ta có thể dựa trên Công ước đó để đưa vấn đề ra Ṭa án Luật Biển.

    Trong buổi nói chuyện vừa qua tại Đại học Havard, giáo sư Tạ Văn Tài cũng đă nói rằng là chúng ta có thể đơn phương đưa ra Ṭa án Luật Biển, v́ nó có những điều khoản có tính chất ràng buộc. Nhưng cũng phải cân nhắc kỹ, v́ mỗi lần đưa như vậy, ít ra ta cũng phải mất 10 triệu đôla tiền thủ tục. Cho nên đấu tranh (cho chủ quyền) là một việc rất phức tạp, cần sự khôn ngoan của mỗi người, từ chính quyền đến người dân.

    RFI : xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Nhă.


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...ngay-cang-manh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2012, 07:04 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 02-12-2011, 12:59 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 08-08-2011, 10:54 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 28-06-2011, 05:04 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 27-09-2010, 07:34 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •