Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 28

Thread: HIỂM HỌA MẤT NƯỚCĐANG GẦN KỀ

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    “Nhẫn nhịn” đến mức kinh ngạc
    Thanh Quang, phóng viên RFA
    2012-12-24

    Blogger Nguyễn Hữu Vinh: “người dân VN ngơ ngác, không hiểu nỗi nhà cầm quyền đang định làm ǵ trước hoạ mất nước? Đặc biệt nhiều người không thể hiểu và không thể giải thích thái độ của nhà nước trước kẻ thù”.

    Họa mất nước gần kề

    Nếu trước đây “thi bá” Tố Hữu – một cột trụ triều đ́nh Hà Nội – từng ca ngợi t́nh nghĩa “môi hở răng lạnh” rằng “Bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là quê hương”, hay “Bên ni biên giới là ḿnh, Bên kia biên giới cũng t́nh quê hương”, th́ mấy ngày nay, xem chừng như dư luận xôn xao với bài nói chuyện của đại tá, phó giáo sư tiến sĩ Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị Quốc gia của Bộ Quốc pḥng Việt Nam bày tỏ sự căm thù Mỹ và ca ngợi Trung Quốc, cho rằng Việt Nam không thể vong ơn bội nghĩa với Trung Quốc về những giúp đỡ của họ trong những cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ dù rằng Trung Nam Hải từng xâm lược Việt Nam và có tham vọng ở biển Đông.

    Nhưng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh trong 13 năm có cái nh́n “ân oán ṣng phẳng hơn”:


    Đúng là Trung Quốc giúp Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ; nhưng bên cạnh sự giúp đỡ ấy cũng có lợi ích của Trung Quốc.

    Nguyễn Trọng Vĩnh

    “Đúng là Trung Quốc giúp Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ; nhưng bên cạnh sự giúp đỡ ấy cũng có lợi ích của Trung Quốc chứ không phải chỉ đơn thuần 'vô tư' giúp Việt Nam đâu…Từ khi Trung Quốc trở mặt đánh chúng tôi rồi, tôi cho rằng không c̣n ơn nghĩa ǵ nữa. Ơn nghĩa ǵ mà anh giúp tôi rồi bây giờ anh giết dân tôi, anh phá nát mấy tỉnh biên giới của tôi th́ c̣n ân nghĩa ǵ nữa! Bây giờ anh c̣n nợ máu với chúng tôi… Hiện nay không có biểu hiện Mỹ lại xâm chiếm hay nô dịch chúng tôi; nhưng hiện nay biểu hiện xâm lấn và nô dịch chúng tôi là từ Trung Quốc. Th́ người ta phải xem xét sự việc thực tế để định ai là thù ai là bạn chứ.”

    Như vậy, “sự việc thực tế” đó là ǵ? Qua bài “Lưỡi ḅ và lưỡi liềm”, blogger Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội báo nguy “cái họa mất nước sừng sững trước mọi nhà”, khi Hoàng Sa đă nằm trong tay TQ từ lâu, một phần Trường Sa cũng đang “dưới gót giày xâm lược”, trong khi mọi nẻo đường quê hương – từ Mũi Cà mau tới địa đầu Móng Cái – đều thấy dân phương Bắc ngênh ngang. Hiện t́nh quê hương, blogger Nguyễn Hữu Vinh lại báo động, đang tràn ngập người Trung Quốc qua việc thuê đất đai, trúng thầu những công tŕnh trọng yếu, hàng hoá, thực phẩm, hoa quả nhiễm độc, kể cả áo ngực phụ nữ nhiễm độc “made in China”.

    “Sự việc thực tế đó” cũng được blogger Thiện Tùng báo động qua bài “Không thể không hỏi, không luận bàn” liên quan hoạ xâm lược của phương Bắc, từ chuyện “tàu lạ”, Trung Quốc khai thác bauxite Tây Nguyên, vấn đề cho thuê rừng đầu nguồn, phim Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, lănh đạo Việt Nam chọn ngày quốc khánh TQ để kỷ niệm “Ngàn năm Thăng Long”, phía Việt Nam tự ư thêm 1 sao nhỏ vô cờ TQ cho tới những hành động đáng ngại gần đây của Bắc Kinh.


    Những hành động đáng ngại gần đây ấy, Blogger Huỳnh Ngọc Chênh từ Saig̣n lưu ư, có liên quan đến “hộ chiếu lưỡi ḅ”, việc cắt cáp tàu B́nh Minh 02 của Việt Nam lần thứ ba, cùng biện pháp quản lư trị an biên pḥng duyên hăy nhằm ngăn chận, khám xét, bắt giữ, trục xuất tàu thuyền nào mà Bắc Kinh cho là vi phạm “lănh hải lưỡi ḅ” phi pháp của họ tại gần hết biển Đông. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh không quên báo động rằng Trung Quốc lại vào tận vùng nội thủy của Việt Nam, và điều đó cũng có nghĩa là hàng vạn tàu đánh cá của họ ngang nhiên tiếp tục hoạt động trong “đường lưỡi ḅ đơn phương và phi pháp’ của Bắc Kinh. Như vậy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh báo nguy, “ đường lưỡi ḅ phi lư không c̣n là h́nh vẽ trên bản đồ nữa mà đang từng bước được h́nh thành và cũng cố trên thực tế bằng nhiều biện pháp công khai và xảo quyệt của Trung Quốc”. Và t́nh h́nh nguy ngập cận kề lắm rồi, như blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận thấy:

    “Họ ngang nhiên đưa tàu giám ngư, hải giám, tàu đánh cá, tàu thăm ḍ, giàn khoan, phân lô lănh hải của ta để gọi thầu thăm ḍ... để đến ngày 1 tháng Giêng, năm 2013 chính thức đưa tàu cảnh sát ra tuần tra và tuyên bố đuổi bắt, khám xét tất cả các tàu thuyền của Việt Nam ra biển của ta mà họ cho rằng xâm phạm lănh hải áp đặt theo đường lưỡi ḅ của họ. Và đàng sau tất cả các tàu bè đó là tàu quân sự của họ… Khi tàu cảnh sát Trung Quốc tung ra tuần tra th́ đừng ḥng các tàu thuyền của ta ra khơi hoạt động và làm ăn ǵ nữa. Hàng hải, dầu khí, ngư nghiệp, tài nguyên.... đều mất sạch. Như vậy, nếu không có ǵ thay đổi, th́ đến ngày 1 tháng Giêng, năm 2013, ta chính thức mất biển Đông trên thực tế. Một khi đă mất biển Đông th́ nguy cơ mất nước cận kề. Việt Nam đang ở vào t́nh thế vô cùng nguy kịch.”


    Trung Quốc ngày càng mạnh bạo và quyết tâm thôn tính Biển Đông, lạ lùng thay trước t́nh thế hiểm nghèo như vậy mà lănh đạo Việt Nam vẫn b́nh chân như vại.

    Blogger Việt Hoàng

    Nhưng blogger Huỳnh Ngọc Chênh thắc mắc rằng đảng và nhà nước “hầu như hoàn toàn nhẫn nhịn” đến mức “kinh ngạc, vượt qua ngưỡng của ḷng tự trọng và không biết đă chạm đến đáy chưa?”

    Theo nhận xét của blogger Nguyễn Hữu Vinh th́ “người dân Việt Nam ngơ ngác, không hiểu nỗi nhà cầm quyền đang định làm ǵ trước hoạ mất nước? Đặc biệt nhiều người không thể hiểu và không thể giải thích thái độ của nhà nước trước kẻ thù”.
    Lại lỡ tàu một lần nữa

    Qua bài “Việt Nam lại lỡ tàu một lần nữa”, blogger Việt Hoàng báo động:

    “Bên ngoài th́ Trung Quốc ngày càng mạnh bạo và quyết tâm thôn tính Biển Đông, lạ lùng thay trước t́nh thế hiểm nghèo như vậy mà lănh đạo Việt Nam vẫn b́nh chân như vại. Tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội vẫn không hề lên tiếng hay có động thái ǵ. Người dân, v́ vậy không biết đường nào mà lần, xuống đường biểu t́nh th́ bị bắt bớ, đàn áp, vu cáo, bôi nhọ là thế lực thù địch này nọ…”

    Theo tác giả Việt Hoàng th́ Việt Nam “đang thiếu lănh đạo”, hay nói cách khác cho đúng hơn, là “những người lănh đạo của đảng cộng sản Việt Nam đă từ chối trách nhiệm của ḿnh trước nhu cầu và đ̣i hỏi của t́nh thế và thực sự họ đă từ nhiệm vai tṛ của ḿnh trước nhân dân và tổ quốc”. Tác giả Việt Hoàng nhân tiện liên tưởng tới t́nh cảnh dân oan hay ngư dân Việt bị bỏ mặc lâm nạn ngay trên vùng biển của Tổ Quốc Việt Nam, từ tiếng súng bất đắc dĩ của Đoàn Văn Vươn tới những cái chết oan uổng của người ngư dân Việt Nam ngoài Biển Đông, nhưng vẫn “không thức tỉnh được giới cầm quyền”. Và “thay v́ thay đổi và đứng về phía người dân, họ đă chọn con đường quay lưng lại với nhân dân và thỏa hiệp với kẻ thù, lịch sử của một thời đen tối đang lặp lại…”

    Nhắc tới chuyện lịch sử, blogger Thùy Linh không quên lưu ư:

    “Lịch sử Việt Nam được viết bằng các cuộc chiến tranh với phương Bắc, với một đất nước lớn hơn nhiều lần. Tham vọng của Trung Quốc chưa bao giờ muốn Việt Nam yên ổn, ḥa b́nh, vững mạnh, mà luôn đẩy đất nước bên bờ biển Đông vào thế bất ổn, suy yếu. Ngược lại với tham vọng đó, gần 20 thế kỷ, Việt Nam chưa bao giờ rơi vào thảm họa tận thế, kể cả 1.000 năm Bắc thuộc. Nhưng giờ đây, chính sách của chính quyền hiện hành khiến người dân đang lo lắng về một tương lai lệ thuộc vĩnh viễn vào Trung Quốc. Sự lệ thuộc này chính là ngày tận thế của dân tộc Đại Việt.”

    Có lẽ t́nh cảnh ấy khiến blogger Thùy Linh than rằng " Hôm nay, Đất nước tôi vẫn không thể đứng lên, dù một lần được thét gào 'Nam quốc sơn hà nam đế cư' vào mặt quân cướp nước. Đất nước tôi quằn quại dưới sự thờ ơ, dối trá, ươn hèn. Những kẻ cam tâm bán Tổ quốc cho những dự án lớn nhỏ, những đồng tiền nhơ nhớp lót dưới những chiếc ghế chức quyền. Đất nước tôi không biết đi về đâu khi tứ bề thọ địch, ḷng người hoang mang, tức tưởi, phẫn uất bởi những kẻ ươn hèn, tham lam... Những kẻ đang được gọi là đồng bào nhưng dị mộng".

    Trong khi bọn bành trướng ngày càng hung hăn hơn, th́ “những kẻ đồng bào dị mộng” ấy – nói theo lời blogger JB Nguyễn Hữu Vinh – “càng tổ chức đ́nh đám hơn các lễ lạt nhớ ơn Trung Quốc”, kể cả việc blogger Trương Nhân Tuấn “… không ngạc nhiên khi nghe ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam, luôn miệng ‘tụng niệm’ câu thần chú ‘biết ơn đảng và nhân dân Trung Quốc … Việt Nam nguyện hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc …’ ”. Khi bọn bành trướng ngày càng hung hăn th́ blogger Nguyễn Hữu Vinh “thấy những hành động của nhà cầm quyền Việt Nam đi ngược lại với thái độ hiếu chiến” ấy, trong khi nhân dân phẫn uất xuống đường biểu t́nh yêu nước liền bị đàn áp, bị bôi xấu, bị kết tội, bị vu cáo là “thế lực thù địch” đang “diễn biến hoà b́nh”…

    017_107181-250.jpg
    Tàu cảnh sát biển Trung Quốc trong một cuộc diễn tập ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, ảnh chụp trước đây. AFP photo.
    Cảnh nhiễu nhương đó khiến blogger VietTuSaigon không khỏi nêu lên câu hỏi rằng v́ sao những cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc đều bị nhà cầm quyền Hà Nội dập tắt bằng mọi giá? Qua bài “Biểu t́nh và chuyện đàn áp muôn thuở”, blogger ViettuSaigon giải thích rằng v́ những cuộc biểu t́nh yêu nước ấy đều có chung một thông điệp: Chống Trung Quốc bá quyền; Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và hoàn toàn không có sự ủng hộ hay ngầm ủng hộ của nhà cầm quyền, trong khi mọi cuộc biểu t́nh đều có nguy cơ vạch trần âm mưu bán nước, sự nhu nhược, tính bưng bít và thông đồng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Tác giả tiếp tục nêu lên nghi vấn - rồi cũng tự giải đáp:

    “Tại sao không cùng nhân dân tổ chức chống ngoại xâm? Không ủng hộ nhân dân biểu t́nh chống mưu đồ bá quyền của Trung Quốc mà lại dập tắt? V́, hiện tại, ngoài những thứ trần ngôn sáo ngữ “bốn tốt, mười sáu chữ vàng”, “hợp tác cùng phát triển và cùng có lợi”… Th́ vẫn c̣n một món nợ quá lớn mà đảng Cộng sản Việt Nam nợ đảng Cộng sản Trung Quốc từ những năm trước 1975 cho đến nay. Đặc biệt, trong công cuộc nhuộm đỏ chủ nghĩa Cộng sản trên dải đất h́nh chữ S.”

    Qua bài “‘Sâu’ trong sách lược ‘bất chiến tự nhiên thành’”, blogger Hữu Nguyên chua chát rằng phương án tốt nhất vẫn là đàm phán song phương, ḥa b́nh trên cửa miệng nhưng luôn ẩn chứa sự răn đe, trừng trị nếu đối tác không chấp nhận luật chơi được áp đặt bởi nước lớn có binh hùng tướng mạnh đang mai phục sẵn sàng. Phương thức này thuận lợi cho việc ch́a ra “củ cà rốt” rồi nắm chặt lấy những con sâu bự nằm trong giới chóp bu quyền hành của quốc gia đối tác mà về lâu dài sẽ biến đối tác trở thành kẻ lệ thuộc, khiếp nhược và ngoan ngoăn. Sách lược này trong binh pháp người Trung Hoa gọi là “bất chiến tự nhiên thành”.

    Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Và nhân dịp Giáng Sinh, Thanh Quang kính chúc quư vị cùng người thân được nhiều Ơn Chúa.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược
    Quanlambao



    Hội nghị Thành Đô 1990
    Như thường lệ trong những ngày tháng 12 này cả nước lại tái hiện không khí thời chiến tranh chống Mỹ. Âu đó cũng là lẽ b́nh thường, quên sao được tội ác giặc ngoại xâm! Nhưng điều không b́nh thường là có một cuộc xâm lược khác không được nhắc đến, đó là những cuộc chiến lớn nhỏ do Trung Quốc gây ra từ biên giới Tây Nam lên biên giới phía Bắc và ngoài Biển Đông kể từ sau khi "Mỹ cút, ngụy nhào" đến nay vẫn chưa dứt. Người Việt Nam b́nh thường ai cũng nhận thấy điều vô lư này. Song điều không b́nh thường là ai cũng im lặng hoặc nếu có ai thắc mắc, sẽ được trả lời rằng đó là sách lược mềm dẻo, khôn khéo của ta!
    Vậy ra, đối với người Việt Nam, có hai loại chiến tranh xâm lược(?). Chiến tranh do người Pháp, người Mĩ gây ra th́ phải ghi xương khắc cốt và tuyên truyền lên án công khai. Nhưng chiến tranh do người Trung Quốc gây ra th́ phải cố mà quên đi, thậm chí mấy cái bia tưởng niệm trót dựng lên ở Lạng Sơn cũng phải đục bỏ phi tang (ảnh bên); nếu thấy tàu Trung Quốc xâm lấn biển đảo, ức hiếp dân chài ta th́ gọi là "tàu lạ"...Chỉ khổ thân những người lính đă ngă xuống trong các cuộc chiến tranh chống quân bành trướng chưa được chính thức vinh danh như các đồng đội chống Pháp chống Mĩ của họ.

    Ḍng chữ trên một bia tưởng niệm
    chiến tranh biên giới bị đục bỏ
    Nếu nói rằng đó là sách lược mềm mỏng, khôn khéo th́ thật trớ trêu! Vẫn biết, v́ nhiều lư do, Việt Nam không nên chủ trương đối đầu với Trung Quốc, và sách lược mền dẻo, khôn khéo là rất cần thiết. Vẫn biết phải ưu tiên duy tŕ ḥa b́nh, nhất là với một đất nước đă mất quá nhiều thời gian cho chiến tranh như Việt Nam. Nhưng độc lập và chủ quyền toàn vẹn lănh thổ quốc gia phải là mục tiêu cao nhất . Tuy nhiên, nh́n vào kết quả của quá tŕnh vận dụng sách lược trong quan hệ Việt-Trung đến nay thấy trái ngược với mong đợi. Đó là lănh thổ bị gậm nhấm, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm nghiêm trọng trong khi quan hệ hai nước vẫn luôn trong trạng thái căng thẳng, nguy cơ chiến tranh nóng có thể nổ ra bất cứ lúc nào. V́ sao vậy?

    Để trả lời câu hỏi trên, trước hết hăy suy ngẫm về điều này: Tại sao Việt Nam phải đánh nhau liên tục với các "đế quốc to", hết họa đế quốc lại rước họa láng giềng bành trướng? Có một cách giải thích đă trở thành cửa miệng của người Việt Nam: V́ nước ta giàu đẹp, và v́ nước ta nằm ở vị trí địa chính trị quan trong..., nên thường xuyên bị các cường quốc tranh giành hoặc lợi dụng!. Cách giải thích này không sai, nhưng chỉ đúng một phần. Về lư do giàu đẹp, đến nay chính người Việt Namkhi có dịp tiếp xúc với thế giới và biết người biết ta hơn đă không c̣n tin như vây. Về lư do bị tranh giành, lợi dụng, th́ trước hết hăy xem lại sách lược bạn/thù của ta có ǵ chưa ổn (?). Phải chăng lư do chính là ở chỗ, người Việt Nam tự vận vào ḿnh một vai tṛ đáng ra không nên có, đó là đứng trên tuyến đầu chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời quá trung thành với ông bạn láng giềng cùng ư thức hệ cộng sản?

    Hăy xem người Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Mă Lai và nhiều dân tộc khác có cùng cảnh ngộ trong khu vực đă không làm như vậy, và họ đă sớm có ḥa b́nh để phát triển vượt xa Việt Nam vốn từ một mặt bằng như nhau sau Thế chiến thứ Hai. Phải chăng nếu Việt Nam cũng có cách tiếp cận thực tế như các nước láng giềng th́ chắn chắn đă có thể phát huy vị thế địa chiến lược một cách có lợi hơn cho ḿnh? Có thể có ư kiến rằng Việt Nam có đặc thù khác với các nước khu vực, đó là quá khứ Bắc thuộc. Nhưng trong cái rủi đă có cái may, đó là 100 năm Pháp thuộc ít nhiều đă có tác dụng đưa Việt Nam ra khỏi địa vị phiên thuộc của Vương Triều. Nền độc lập giành được sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 là một cơ hội lớn để vĩnh viễn thoát khỏi vị thế phiên thuộc đó. Nhưng cơ hội đó đă không được tận dụng, và Việt Nam một lần nữa lại rơi vào quỹ đạo Bắc thuộc dưới những chiêu bài mới .

    Hàng binh Trung Quốc 1979 (biên giới Lạng Sơn)

    Đây là một câu chuyện dài mà chỉ lịch sử mới có quyền phán xét. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là, không phải giới lănh đạo Việt Nam không nhận ra điều này, có lẽ rơ nhất là thời kỳ sau giải phóng miền Nam và đă được đúc kết bằng phương châm " Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả" từ Đại hội Đảng lần thứ VI. Song, đáng tiếc là phương châm đó đă không được thực hiện đầy đủ trong suốt quá tŕnh về sau, thậm chí có những thời kỳ đi "chệch hướng". Nguyên nhân chính là do ư thức hệ "vừa là đồng chí vừa là anh em" đă khiến một bộ phận giới lănh đạo thiếu kiên định với phương châm và mục tiêu đă đề ra. Sự kiện sai lầm mang tính quyết định là thỏa hiệp Thành Đô năm 1990. Từ đó đến nay Việt Nam chưa bao giờ lấy lại được thế cân bằng cần thiết, miệng nói "sẵn sàng làm bạn với tất cả", nhưng thực tế lại nghiêng về phía ông bạn láng giềng. Mặc dù nhiều phen bị ông bạn xâm hại vẫn cam chịu. Quan hệ với Mĩ và ASEAN không được thực sự coi trọng đúng mức. Chơi với họ nhưng luôn dè dặt, nghi ngờ. Điều này dược thể hiện khá rơ trong những phát ngôn của nhiều nhân vật lănh đạo chính trị, quân sự và học thuật trong thời gian gần đây. Mới đây có một vị Đại tá, Phó Giáo sư tên là Trần Đăng Thanh khi lên lớp trước hàng trăm cán bộ lănh đạo các trường đại học tại Hà Nội đă đưa ra cách nhận định, đánh giá về bạn/thù thật rối rắm như sau:

    “… Các đồng chí nhớ người Mĩ ... nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua v́ lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.”
    “...Đối với Trung Quốc hai điều không được quên”:“ họ đă từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đă từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa” .

    Suốt mấy ngày qua dân mạng phê phán, thậm chí chưởi bới ông này dữ quá. Nhưng suy cho cùng ông ta đă thể hiện đúng thực trạng t́nh h́nh nhận thức của giới Lănh đạo và lư luận đất nước trong thời kỳ "hậu đổi mới". Đó là t́nh trạng lúng túng về đường lối chủ trương chính sách, nhầm lẫn trong việc lựa chọn bạn/thù trước bối cảnh t́nh h́nh biến động tại khu vực và thế giới. C̣n nhớ khi tiếp xúc cử tri Quận Ba Đ́nh ngày 1/10/2011, người đứng đầu của Đảng cũng đă từng đưa ra cách diễn đạt tương tự về vấn đề tranh chấp Biển Đông rằng “Nói Biển Đông không phải chỉ là Biển Đông. Nói Biển Đông không phải quan hệ ta với Trung Quốc. Nói Biển Đông không phải toàn bộ vấn đề Biển đông. Nó chỉ có một cái chỗ đảo Hoàng Sa với lại… quần đảo Hoàng Sa với lại chỗ quần đảo Trường Sa ấy … và cái ranh giới thềm lục địa theo công ước luật biển quốc tế...”. Ngoài ra c̣n rất nhiều trường hợp phát ngôn nhiệu ngộ ở các cấp được ghi nhận trong mấy năm gần đây. Một ông Viện trưởng Mác-Lê lập luận rằng trong quá khứ ông cha ta mỗi lần đánh thắng xâm lược Phương Bắc đều trở lại triều cống ...cớ sao bây giờ lại đ̣i chống Trung Quốc(?). Một ông Phó ban Biên giới đánh giá hành động tàu Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí B́nh Minh II của Việt năm hồi năm ngoái là "thương cho roi cho vọt..." (!) Vân vân và vân vân.... Tất cả cho thấy điều ǵ nếu không phải là t́nh trạng thiếu nhất quán trong nhận việc định đánh giá t́nh h́nh, sự lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược? Không phải họ "không thuộc bài" mà v́ bài bản nó như vậy!

    Phải chăng đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những việc làm khó hiểu gây bức xúc trong dư luận cả nước gần đây? Đó là việc mất cảnh giác khi cho "bạn" thuê đất rừng đầu nguồn, đất đai dọc biên giới, đưa hàng ngh́n công nhân vào khai thác bo-xit trên Tây Nguyên, du nhập, lưu hành tràn lan văn hóa phẩm cũng như hàng hóa các loại từ Trung Quốc bất chấp nguyên tắc có đi có lại, v.v...Chủ trương đàn áp không phân biệt các cuộc biểu t́nh phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông cũng là một biểu hiện. Những việc làm đó, dù cố t́nh hay không, đă và đang gây bức xúc trong nhân dân và làm mất ḷng tin của quần chúng vào vai tṛ lănh đạo của Đảng và Nhà nước. Chỉ kẻ thù được lợi, nhưng chúng không v́ thế mà dừng lại.
    Trần Kinh Nghị

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nói với tướng Vịnh: C̣n CNXH là c̣n mất chủ quyền
    Hoàng Việt (Danlambao)


    - "...Thật nực cười, TQ chiếm các đảo ở Trường Sa trong hoàn cảnh nào? Lúc đó là lúc Việt Nam ở dưới cái chế độ XHCN đó. Như vậy chúng ta cần nhắc cho tướng Vịnh rằng "Độc lập dân tộc đă mất với CNXH" và "Bảo vệ CNXH là bảo vệ chế độ đă đánh mất chủ quyền...".

    *

    Báo Quân Đội Nhân Dân hôm 16/09 vừa đăng tải một bài phỏng vấn ông Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Pḥng Nguyễn Chí Vịnh với lời dẫn:

    "Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Giữ vững ổn định chính trị để bảo vệ chủ quyền lănh thổ bằng biện pháp ḥa b́nh"

    QĐND - “Để có thể bảo vệ chủ quyền lănh thổ bằng biện pháp ḥa b́nh, điều tối quan trọng là phải giữ vững ổn định chính trị trong nước. Chúng ta luôn phải nhớ nằm ḷng kim chỉ nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” mà Đảng ta và Bác Hồ đă chỉ ra. Bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng nói trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân..."


    Cho đến bây giờ, đảng CSVN vẫn đặt quyền lợi của ḿnh lên trên độc lập và chủ quyền của đất nước. CSVN vẫn thực thi chiến lược cúi ḿnh trước TQ ẩn dưới chữ "ḥa b́nh" trong khi đó lại dùng những hành động vô cùng tàn bạo và đê tiện để đàn áp người dân Việt Nam khi thể hiện ḷng yêu nước trước nguy cơ tổ quốc bị xâm lăng.

    Thật nực cười, TQ chiếm các đảo ở Trường Sa trong hoàn cảnh nào? Lúc đó là lúc Việt Nam ở dưới cái chế độ XHCN đó. Như vậy chúng ta cần nhắc cho tướng Vịnh rằng "Độc lập dân tộc đă mất với CNXH" và "Bảo vệ CNXH là bảo vệ chế độ đă đánh mất chủ quyền".

    Nếu tin tưởng vào một quốc gia đă vẽ ra đường lười ḅ liếm khắp biển Đông qua đối thoại quốc pḥng th́ đúng thật là ấu trĩ. Với cam kết các bên không sử dụng quân đội vào tranh chấp trên biển, TQ thực ra đă buộc Việt Nam vào thế mất khả năng chống cự. Bởi v́ TQ sẽ dùng lực lượng đóng vai ngư dân dưới sự yểm trợ của lực lượng hải giám (thực chất là quân đội trá h́nh) để đánh chiếm đảo của Việt Nam. Đừng quên rằng khi TQ đánh chiếm các đảo ở Trường Sa trước đây, quân đội Việt Nam đă hoàn toàn không có nổi bất cứ một hành động chống cự nào.

    Đúng là Việt Nam không thể so sánh lực lượng với TQ trong đối đầu được đặc biệt là trên biển. Việt Nam muốn ḥa b́nh, nhưng nếu nói là dùng phương pháp ḥa b́nh để bảo vệ lănh thổ th́ quả thật là đến con nít cũng không nghe nổi.

    Việt Nam có thể trông cậy và sự giúp đỡ của cộng đồng thế giới đặc biệt là Mỹ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp về lănh thổ của ḿnh. Muốn có đồng minh th́ quan hệ phải minh bạch rơ ràng, không thể có ai muốn quan hệ với một kẻ lập lờ. Không thể so sánh với Singapore để đưa ra cách thức quan hệ với thế giới, v́ vị trí địa lư và kinh tế của Singapore hoàn toàn khác xa với Việt Nam. Mặc dù Singapore tuyên bố như vậy thôi, nhưng hăy nh́n người ta thực tế làm cái ǵ ! Họ đă mời Mỹ xây dựng căn cứ hải quân trên lănh thổ của ḿnh rồi.

    Thực chất chính sách của đảng CSVN vẫn không có ǵ thay đổi. Đặt quyền lợi của ḿnh lên trên lợi ích dân tộc. Đảng cộng sản VN sẵn sàng hy sinh lănh thổ, sẵn sàng chà đạp lên quyền tự do và dân chủ của người dân để giữ được sự thống trị của ḿnh. Khi có nguy cơ bị nhân dân vùng lên lật đổ chúng lại dùng chiêu bài bảo vệ lănh thổ để lừa dối xoa dịu nhân dân, đánh lạc hướng dư luận.

    Nhân dân Việt Nam không thể để đảng CSVN dùng độc lập, chủ quyền của tổ quốc làm con tin được nữa. Chúng ta phải chiến đấu tiêu diệt kẻ bắt cóc con tin, đă đến lúc chúng ta phải cương quyết với kẻ khủng bố này rồi.


    Hoàng Việt
    danlambaovn.blogspot .com

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Năm 2012: Năm của ư thức địa - chính trị


    Nguyễn Hưng Quốc

    27.12.2012
    Nếu năm 2012 là năm của châu Á, đó cũng đồng thời là năm ư thức địa-chính trị (geopolitics) trở thành ư thức chủ đạo trong các suy nghĩ về chính trị của người Việt.

    Cho đến gần đây – và cả hiện nay nữa, với rất đông người, kể cả giới lănh đạo trong nước – yếu tố chủ đạo trong cách tư duy về chính trị vẫn là ư thức hệ. Người ta phân vùng thế giới theo những khác biệt về ư thức hệ. Người ta phân biệt bạn thù cũng theo ư thức hệ. Trong cái gọi là ư thức hệ ấy, hai luồng chính là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xă hội. Sau khi chủ nghĩa xă hội sụp đổ ở Nga và Đông Âu, giới cầm quyền Việt Nam cố níu kéo nó, dù không c̣n tự tin như trước nữa. Có điều, cách suy nghĩ cũ vẫn c̣n rất đậm nét trong đầu óc họ. Bất chấp Trung Quốc đối xử với họ thế nào, họ vẫn thấy gần gũi với Trung Quốc hơn hẳn các nước khác. Lư do: cả hai đều theo chủ nghĩa xă hội.

    Nhưng đó chỉ là một quan niệm đă lỗi thời. Mở đầu cuốn Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism, xuất bản lần thứ nhất vào năm 1983, Benedict Anderson đă chỉ ra điều đó: Cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia vào năm 1978 và giữa Việt Nam và Trung Quốc vào đầu năm 1979 là hai cuộc chiến tranh lớn đầu tiên giữa các quốc gia xă hội chủ nghĩa trên thế giới (không kể các cuộc chiến tranh can thiệp vào nội bộ của nhau ở Đông Âu trước đó). Hai cuộc chiến tranh này cho thấy, trong quan hệ quốc tế, ư thức hệ, ngay cả những ư thức hệ được huyền thoại hóa, thậm chí, tôn giáo hóa, như chủ nghĩa xă hội và chủ nghĩa cộng sản, không quan trọng bằng ư thức dân tộc và quyền lợi quốc gia.

    Bài học năm 1978 và 1979, một lần nữa, lại lặp lại trong những năm gần đây. Là hai trong năm quốc gia cuối cùng c̣n theo chủ nghĩa xă hội, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, bất chấp những lời lẽ ngụy biện vụng về của Việt Nam, vẫn là một thứ quan hệ tranh chấp gay gắt. Trung Quốc không ngừng gây hấn và uy hiếp, thậm chí, đă thực sự xâm lược vùng biển của Việt Nam. Campuchia cũng vậy. Trên nguyên tắc, Campuchia không c̣n là quốc gia xă hội chủ nghĩa, nhưng đảng do Hun Sen lănh đạo và cũng là đảng đang cầm quyền hiện nay, Đảng Nhân Dân Campuchia, vốn là hậu thân của đảng cộng sản. Bản thân Hun Sen cũng là một người cộng sản, hơn nữa, lại là người được Việt Nam đưa lên nắm quyền. Năm 1984, khi c̣n là bộ trưởng ngoại giao, Hun Sen đă cho xuất bản cuốn sách lên án Trung Quốc thậm tệ: Tội ác chống Campuchia của giới lănh đạo Trung Quốc (The Chinese Rulers’ Crimes against Kampuchea). Vậy mà, gần đây, trước sự ve văn và mua chuộc của Trung Quốc, Hun Sen đă thay đổi hẳn thái độ: Ông và chính phủ của ông sẵn sàng bỏ rơi Việt Nam để ngả theo Trung Quốc, đóng vai một con cờ chính của Trung Quốc trong âm mưu phân hóa khối ASEAN và vô hiệu hóa nỗ lực của Việt Nam dùng khối ASEAN để giảm thiểu áp lực từ Trung Quốc. Tất cả những sự thay đổi ấy đều không liên quan ǵ đến ư thức hệ cả. Mà chỉ xuất phát từ quyền lợi.

    Những chuyện như vậy, hầu như bất cứ người nào tỉnh táo và có suy nghĩ độc lập đều nhận ra.

    Nhưng cái ǵ sẽ thay thế yếu tố ư thức hệ trong các quan hệ chính trị thế giới? Dĩ nhiên vẫn là kinh tế. Lư do liên kết cũng như phân hóa trong quan hệ giữa nước này và nước khác, nghĩ cho cùng, vẫn là do các quyền lợi kinh tế. Bàn cờ chính trị thế giới đang thay đổi và sẽ càng ngày càng thay đổi chủ yếu xuất phát từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc âm mưu xâm chiến các vùng biển ở phía nam cũng như phía đông nước họ chủ yếu cũng là để bảo đảm các con đường hàng hải phục vụ cho nền kinh tế nước họ. Các nước khác trong khu vực cương quyết chống lại âm mưu xâm lấn ấy cũng là để bảo vệ quyền lợi kinh tế của họ (bên cạnh vấn đề ư thức dân tộc).

    Nhưng kinh tế lại gắn liền với địa lư, do đó, chính trị cũng càng ngày càng gắn liền với địa lư, từ đó, h́nh thành khái niệm địa-chính trị (geopolitics) để chỉ mối quan hệ tương tác giữa các quyền lợi và chính sách quốc gia, giữa từng quốc gia và khu vực cũng như giữa khu vực và toàn cầu.

    Từ góc nh́n địa-chính trị, không có quốc gia nào thực sự cô lập và có khả năng phát triển một cách cô lập. Mỗi quốc gia đều chịu sự tương tác với các quốc gia khác. Colin S. Gray, giáo sư về quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược của Mỹ, cho mọi sinh hoạt chính trị, tự bản chất, đều là địa-chính trị v́ chính trị nào cũng đều diễn ra trong một bối cảnh địa lư nhất định.

    Lâu nay, chúng ta vẫn có thói quen nh́n và giải thích chiến tranh Việt Nam thời 1954-75 từ góc độ tinh thần dân tộc (thống nhất đất nước) và ư thức hệ (phát triển chủ nghĩa xă hội trong cả nước). Thật ra, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh ấy, cũng như chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia và Việt Nam và Trung Quốc chính là yếu tố địa-chính trị. Không phải ngẫu nhiên Mỹ chọn miền Nam Việt Nam làm một tiền đồn trong trận tuyến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản (xin nhớ đến thuyết domino phổ biến thời ấy). Cũng không phải ngẫu nhiên mà, trong thời kỳ đầu của chiến tranh, không phải Liên Xô mà chính Trung Quốc mới là nước giúp đỡ miền Bắc nhiều nhất: Họ cần miền Bắc làm tấm đệm che chắn biên giới của họ. Càng không phải ngẫu nhiên, sau đó, đặc biệt sau 1975, Liên Xô lại tích cực giúp đỡ Việt Nam: Họ cần bao vây Trung Quốc, đối thủ chính của họ.

    Những ǵ xảy ra trong quá khứ càng sẽ lặp lại trong hiện tại bởi, do xu hướng toàn cầu hóa, vai tṛ của địa-chính trị càng nổi bật. Chính trị Việt Nam sẽ không phải và thực chất không thể chỉ được quyết định bởi người Việt Nam. Việt Nam chỉ là một khâu trên bàn cờ chính trị rộng lớn của thế giới, ở đó, nó có hai chức năng chính: một là tồn tại một cách độc lập; và hai là đóng vai làm quân b́nh cán cân quyền lực trên thế giới. Không phải lúc nào hai chức năng ấy cũng song hành với nhau. Chỉ cần một chút vụng về hay yếu đuối của giới lănh đạo, chức năng thứ hai có thể sẽ lấn át hoàn toàn chức năng thứ nhất: trong trường hợp ấy, Việt Nam chỉ c̣n là một con cờ thí của người khác. Tuy nhiên, không thể nhân danh chức năng thứ nhất để hư vô hóa chức năng thứ hai: Khi thế giới đă là một mạng lưới, không ai có thể thoát khỏi ảnh hưởng của sự tương tác, đặc biệt từ các cường quốc. Ở đây, vấn đề là sự quân b́nh. Để đạt được sự quân b́nh ấy, cần hết sức khôn ngoan.

    Ư niệm địa chính trị khá phức tạp. Một dịp khác, chúng ta sẽ phân tích tiếp. Ở đây, chỉ xin nhấn mạnh một điểm: Một suy nghĩ mang tính chiến lược cho tương lai Việt Nam không thể không lưu ư đến sự tương tác giữa Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như của nền chính trị toàn cầu.

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trí thức Việt Nam lại lên tiếng
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2012-12-28

    Có những diễn biến quan trọng khiến t́nh h́nh chính trị Việt Nam tiến tới những bước ngoặc hiếm thấy trong hàng chục năm qua từ sau đổi mới, nhất là lời kêu gọi mang chữ kư gần 100 trí thức vào ngày 28 tháng 12.


    Giới nhân sĩ trí thức Việt Nam trong một lần biểu t́nh phản đối Trung Quốc tại Hà Nội.

    Từ kiến nghị tới thông báo…

    Người dân Việt Nam đă quen dần với những bản kiến nghị do trí thức trong và ngoài nước cùng đứng tên gửi tới các cấp cao nhất để yêu cầu thực hiện những điều mà không một lá đơn nào của cá nhân có thể viết hết. Nơi đầu tiên khởi phát những kiến nghị tập thể ấy là trang mạng Bauxit Viet Nam khi người trí thức cảm nhận việc khai thác mỏ Bauxit sẽ khiến đất nước đối đầu với những tai nạn tiềm ẩn mà hậu quả rất khó lường.

    Kiến nghị này tuy không được giải quyết một cách rốt ráo nhưng cũng đủ làm cho chính quyền thấy rằng sự chuyên chế không c̣n đủ sức mạnh để hăm dọa quyền được phát biểu của người yêu nước như thời kỳ trước đổi mới.

    Kiến nghị trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ qua bản án không dựa vào Hiến pháp của ṭa án Hà Nội cho thấy một lần nữa trí thức đă công khai lên tiếng. Chính phủ hoàn toàn thụ động trước những yêu cầu hợp pháp và chính đáng của người trí thức cũng như văn nghệ sĩ, nhà báo cùng những thành phần khác của xă hội như những blogger qua thái độ im lặng gần như tuyệt đối.

    Từ những kiến nghị không được phản hồi dẫn tới sự xuất hiện của một thông báo đ̣i được quyền biểu t́nh tại Sài G̣n của trí thức thành phố với thái độ không cần xem xét. Đó là cách ứng phó của trí thức đối với chính quyền khi họ cố t́nh im lặng trước tất cả nguyện vọng chính đáng của người dân.

    Bất kể họ là ai, bề dày chính trị thế nào, những chữ kư của họ như thách thức trực tiếp đến hệ thống chính trị đă và đang theo đuổi một chính sách bưng bít thông tin, tự cho ḿnh có quyền tối thượng đối với vận mệnh dân tộc và quyết định trong tất cả mọi vấn đề phát triển đất nước. Từ kinh tế tới xă hội, từ ngoại giao đến chính trị, nhà nước không xem ư kiến của trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo như một lực đối trọng để điều chỉnh các chính sách của ḿnh.
    …và kêu gọi cho đồng bào

    Những kiến nghị, thông báo ấy có số phận của những viên đá rơi vào biển đông. Người kư tên tuy thất vọng nhưng không hề tuyệt vọng và họ đă phản ứng. Một bản kêu gọi mới nhất vừa ra đời trên trang Bauxitvn vào ngày 28 tháng 12 đă xoay chuyển vấn đề một cách mạnh mẽ. Ngay tiêu đề của bản kêu gọi này đă đánh thức rất nhiều người, nó mang một nội hàm quan trọng mà từ trước tới nay chưa một tập thể nào đưa ra:

    "LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM"

    Chỉ một gịng chữ nhưng nêu lên được sự bức thiết của vấn đề, đó là những người kư tên đă đ̣i hỏi nhà cầm quyền trả lại quyền "Con người" cho dân chúng mà trong bản kêu gọi được gọi là đồng bào.

    Từ "thông báo" đến "kêu gọi" là một bước rất dài. Họ, những người kư tên chấp nhận đối đầu khi bất chấp tới phản ứng của chính phủ. Đối tượng cũng thay đổi, từ lănh đạo, chính quyền chuyển sang nhân dân, đồng bào. Sự kêu gọi rơ ràng mang hàm ư cách mạng. Kêu gọi không thụ động như thông báo mặc dù thông báo là bước đầu cho thấy họ không c̣n sợ hăi hay dè chừng.

    Khi mang hai chữ "Con người" ra trước dư luận trong và ngoài nước bản kêu gọi đă công khai tố cáo chính phủ Việt Nam không coi dân chúng là "Con người" theo hiến pháp qua các vụ đàn áp, bắt bớ, tống giam, sách nhiễu, đe dọa những "con người" ấy.

    Bản kêu gọi đ̣i hỏi nhà nước phải triệt để tôn trọng những điều căn bản của hiến pháp quy định cho "Con người" qua các quyền hạn mà nó đương nhiên được hưởng trong bất cứ thể chế hay chính phủ nào: tự do ngôn luận, tự do lập hội, hội họp, phát biểu ư kiến, tự do thông tin và biểu t́nh.

    Bản kêu gọi yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật H́nh sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.

    Bản kêu gọi đưa ra đúng vào ngày 28 tháng 12 là phiên xử phúc thẩm ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài G̣n. Ba người bị kết vào điều 88 bộ luật h́nh sự bởi những bản án bỏ túi. Bản kêu gọi tuy tập trung chưa đựơc 100 chữ kư nhưng nội dung quan trọng của nó làm người quan tâm đến vấn đề cốt lơi phải nín thở chờ đợi những diễn biến kế tiếp.
    Những điều luật vi hiến

    Không thể nghi ngờ ǵ về tính phản dân chủ của Điều 88 BLHS và nghị định 38. Hai con át chủ bài của nhà nước đă dùng để triệt tiêu mọi nỗ lực xây dựng đất nước bằng các đóng góp mà bất cứ xă hội dân sự nào cũng cần thiết: quyền phát biểu của người dân.

    Phó GS-TS Hồ Uy Liêm, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết việc ông kư tên vào bản kêu gọi này:

    "Tôi nghĩ nhà nước sẽ suy nghĩ chứ c̣n khẳng định họ phản ứng tích cực ngay lập tức th́ rất khó nói. Tất nhiên một nhà nước muốn phát triển th́ c̣n nhiều cái. Phải sửa đổi rất nhiều thứ, nước nào cũng thế và đây là bước đầu để đàm bảo cho hiến pháp được thực thi một cách nghiêm chỉnh."

    Bản kêu gọi tuyên chiến với lập luận phản dân chủ của thể chế hiện nay. Nó như luồng gió thổi vào không khí oi nồng có thể gây thành đám cháy chính trị qua cách hành văn của một bài hịch, đầy hào khí của những người có lẽ phải:

    "Chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào yêu cầu chính quyền các cấp phải bảo đảm thực hiện đúng các quyền con người của công dân đă được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đă tham gia.

    Chúng tôi đề nghị các luật sư, luật gia, giảng viên luật hăy giải thích sâu rộng quyền con người của công dân cho đồng bào, cho chính quyền, cho những lực lượng như công an, quân đội, dân pḥng, cho các tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… để mọi công dân Việt Nam được hưởng những quyền con người như những dân tộc khác trên thế giới, để những giới chức Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền con người cho đồng bào ḿnh.

    Chúng tôi kêu gọi cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ trong các cơ quan chức năng của Việt Nam tôn trọng và bảo đảm các quyền con người theo Hiến pháp Việt nam và Công ước quốc tế, không mù quáng tuân theo mệnh lệnh vi phạm quyền con người".

    Những kêu gọi này diễn ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bí thư Lê Thanh Hải cùng tỏ ra lo ngại về "tổ chức chính trị đối lập" nếu h́nh thành sẽ là biến cố lớn cho hệ thống cầm quyền hiện nay. Do đó bản kêu gọi chắc chắn sẽ gặp phản hồi từ nhà nước chứ không c̣n như viên đá rơi xuống đại dương như từng xảy ra.

    Ông Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố người kư tên trong bản kêu gọi cho biết:

    "Tôi nghĩ rằng việc chúng tôi làm nó cũng đơn giản và dễ hiểu. Nó cũng nói về cái quyền cơ bản của công dân phải được tôn trọng. Đ́êu này đă được ghi trong hiến pháp rồi cho nên bây giờ chỉ là thực thi thôi.

    Vừa qua, qua những cuộc biểu t́nh hay những ư kiến đóng góp của nhiều người th́ có hiện tượng những người đi biểu t́nh đó bị theo dơi, bị ngăn chận gây phiền nhiễu, rồi vô nhà. Như gia đ́nh anh Mẫm công an đă xông vào trong nhà. Những quyền công dân như thế đă bị vi phạm.

    Những anh em kư vào văn bản này kêu gọi phải thực hiện những cái quyền cơ bản đó. Chúng tôi không có ư định thành lập một tổ chức đối lập v́ không thể thành lập tại Việt Nam do việc xin phép các tổ chức dân sự rất khó khăn."

    Chỉ dấu quan trọng nhất trong bản kêu gọi này là đánh động sự thức tỉnh những con người đang phục vụ trong guồng máy. Phải chăng khi nào họ thức tỉnh "không mù quáng tuân theo mệnh lệnh vi phạm quyền con người" đó cũng là lúc đất nước sẽ đứng lên?

    Điều c̣n lại là hàng triệu người tuy có ḷng nhưng chưa kịp kư tên sẽ làm ǵ nếu những chữ kư trên bản kêu gọi này gặp phải gông cùm, xiềng xích thậm chí vấy máu?

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Yêu nước và bán nước, chuyện xưa và nay

    Vào mạng thấy ngay tít ” Chủ tịch Trương Tấn Sang: Anh đi bộ đội sao trên mũ”, tôi đọc và chú ư đoạn này: “Trước hết, với tư cách là người có trọng trách trong Đảng và là người đứng đầu Nhà nước Cộng ḥa XHCN Việt Nam, tôi xin khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước ta không bao giờ bán nước cho các thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo.

    Dù c̣n những khuyết điểm, yếu kém, nhưng Đảng và Nhà nước ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.

    Hành động bán nước hay những việc làm tương tự sẽ chịu sự nguyền rủa, oán hận của các thế hệ sau này, cũng như chúng ta đă từng phê phán nghiêm khắc những nhân vật và những chế độ như thế trong lịch sử.

    Non sông đất nước ta, khắp nơi, những cảnh, những người, những phong tục tập quán, đâu đâu cũng đẹp và ḷng chúng ta đau đớn khi nghĩ đến những nét đẹp ấy có thể bị vùi dập hay thậm chí bị lăng quên. Chúng ta không thể để cho viễn cảnh đen tối đó trở thành hiện thực.”

    Tôi tin những ḍng trên đây là tâm huyết của Chủ tịch nước. Tối hôm qua, nghe lơm bơm qua buổi phát thanh thời sự tối của VTV1, tôi cũng biết đây không phải là một bài chào mừng sáo rỗng theo khuôn phép như thường lệ.

    Nhưng chỉ cách đây mấy ngày, chủ nhật ngày 12/12 vừa rồi ấy, thật chua xót cho cái chuyện cuộc biểu t́nh hai đầu đất nước chống Tàu gây hấn bị vùi dập ! Liệu Chủ tịch có biết và quan tâm đến điều này không?

    Cái thời c̣n nhỏ đi chăn trâu, rất thích đọc chuyện sử của Nguyễn Huy Tưởng, trong đó có cuốn ” Lá cờ thêu Sáu chữ vàng“. Tự nhiên tôi liêu tưởng đến chi tiết Trần Quốc Toản làm loạn ở bến B́nh Than.

    Trong một dịp vào cung vua được sống và sinh hoạt với vua và các vị Vương hầu triều đ́nh,một hôm ngủ dậy,Quốc Toản thấy vắng tanh, hỏi ra mới biết vua quan đang đi dự họp bàn việc đối phó với quân Nguyên ở bến Bỉnh Than. Quốc Toản phi ngựa tới và đ̣i xuống dự họp. V́ c̣n nhỏ tuổi nên chưa được phép họp và được giải thích : ” Việc này đă có Quan gia (vua) và triều đ́nh lo(câu này nghe quen quá!), nên Quốc Toản đă có xô xát tùm lum với Thánh dực quân(lính bảo vệ vua), sau đó xông thẳng xuống thuyền rồng chỉ để nói với vua : ” Xin bệ hạ cho đánh! Cho nó mượn đường là mất nước”. Nói xong quỳ xuống đặt thanh gươm lên gáy chịu tội.Vua mỉm cười nh́n Hưng Đạo Vương và Hai vị đứng đầu triều đ́nh cùng gật đầu như đồng t́nh với lời tâu của chú bé thiếu niên dũng cảm. Lúc đó, Chiêu Quốc Vương Trần ích Tắc (kẻ chủ ḥa với giăc) đă thét : “Quân pháp vô thân, xin bệ hạ cho chém đầu để nghiêm quân lệnh!”. Vua Thiệu Bảo (Trần Nhân Tông) đă phân tích rất rơ ràng công và tộ :”Hoài Văn gây chuyện với Thánh dực quân, tội ấy đáng trị. Nhưng,em ta c̣n nhỏ tuổi mà đă biết lo cho nước, cho vua, việc này thật là quư giá” Sau đó tha bổng cho Quốc Toản và thưởng cho trái cam quư. Kẻ thét chém Quốc Toản là Trần Ích Tắc sau đó ít lâu trở thành kẻ bán nước!

    Đem so sánh chuyện xưa với chuyện nay: Người biểu t́nh chống quân xâm lược bị coi là những kẻ gây rối giống như hành động tại bến B́nh Than của Trần Quốc Toản bị coi là gây rối? Hành động đàn áp biểu t́nh chống Tàu xâm lược liệu có tương tự như Trần Ích Tắc đă đ̣i vua xử tội trần Quốc Toản không?

    Cho nên bài viết trên dù hay đến mấy th́ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chưa thể làm được như vua Thiệu Bảo là bảo vệ người yêu nước !

    Nguyễn Hồng Tâm

    (Quê choa)

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vài ư nghĩ về cuộc phỏng vấn của tướng Nguyễn Chí Vịnh (Trần B́nh Nam)


    Trần B́nh Nam

    “…Nếu đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng t́nh cảm của những người biểu t́nh chống Trung quốc, tại sao đảng không tạo cơ hội cho họ lên tiếng trong … Và tại sao không công khai đưa vấn đề Biển Đông ra trước Liên Hiệp quốc?...”





    Ngày 1/1/2013 tờ Tuổi Trẻ, một tờ báo do đảng kiểm soát phỏng vấn Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc Pḥng về t́nh h́nh Biển Đông và quan hệ Trung quốc, Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á châu và hệ lụy đối với Việt Nam.

    Qua cuộc phỏng vấn nhiều câu hỏi tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời khúc chiết và có tầm nh́n chiến lược về t́nh h́nh tranh chấp Hoa Kỳ và Trung quốc và các khó khăn của Việt Nam. Tuy nhiên về phần chính sách đáp ứng của Việt Nam th́ tướng Nguyễn Chí Vịnh đă đưa ra những phương sách đáp ứng có tính lư thuyết. Ông Vịnh quên rằng quyền lợi của mỗi quốc gia chỉ có thể bảo đảm bằng chính nội lực kinh tế, quân sự và quyết tâm của nhân dân.

    Tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc là quan hệ “vừa hợp tác vừa cạnh tranh, hay nói nôm na là nước nào cũng muốn vượt nhau nhưng lại cần nhau, dù cạnh tranh gay gắt nhưng buộc phải hợp tác chặt chẽ, chia sẻ lợi ích với nhau để cùng tồn tại và vươn lên”

    Và ông cho rằng: “Nếu mối quan hệ vừa cạnh tranh vừa hợp tác này được tăng cường, đem lại lợi ích cho Mỹ và Trung Quốc, đồng thời đem lại lợi ích chung cho tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần duy tŕ ḥa b́nh ổn định th́ chắc chắn sẽ được hoan nghênh. Tuy nhiên nếu mối quan hệ này phát triển theo hướng thỏa hiệp và nhằm can dự, xâm phạm, làm tổn hại đến lợi ích các quốc gia khác, gây mất ổn định cho khu vực th́ các nước xung quanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và chắc chắn không thể hoan nghênh cách hành xử như vậy của các cường quốc”

    Quay qua cách hành xử của Việt Nam ông Vịnh xác định Việt Nam sẽ không ngồi yên để gió chiều nào xoay chiều đó một cách tiêu cực. Việt Nam sẽ phản ứng với mọi động thái của nước lớn “ … một cách chủ động, tích cực - đó là đường lối độc lập tự chủ trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế; tăng cường mối quan hệ liên kết với các quốc gia trong khu vực hoặc ở phạm vi toàn cầu có cùng nhu cầu ổn định và phát triển, cùng phải ứng phó với các thách thức giống nhau”

    Điểm qua cách hành xử hiện nay của Hoa Kỳ và Trung quốc tại Á Châu Thái B́nh Dương, ông dùng lối phát biểu có tính chỉ trích cả hai nước. Ông cho rằng Hoa Kỳ đă quá vội vàng. Ông nói:

    “Chỉ trong vài năm qua, Hoa Kỳ bày tỏ tham vọng và trên thực tế họ đă can dự, đă hiện diện rất ồ ạt vào khu vực châu Á - Thái B́nh Dương (có thể thấy rơ nhất qua một số hiệp ước mà Mỹ đă kư với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines... gần đây). Như vậy ở đây ai là người đă cho Mỹ có một lư do để can dự vào khu vực?”

    Và tướng Nguyễn Chí Vịnh cảnh giác mặt trái chính sách của Hoa Kỳ, dù ông không xác định mặt trái đó là ǵ. Ông nói:

    “Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp ḥa b́nh và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng t́nh mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó”

    Đối với Trung quốc lời lẽ của ông nặng nề hơn. Ông tố cáo:

    “Trong thực tế, dù chỉ trong một thời gian rất ngắn, vài năm gần đây đă có những tham vọng được bộc lộ, những tuyên bố và cả những hành động trên thực tế khiến các nước trong khu vực cảm thấy lo lắng. Có nước lo xa, có nước lo rất gần.

    Đơn cử như việc một số nước tuyên bố về chủ quyền, không hiểu họ dựa vào đâu, cơ sở pháp lư nào? Nay đưa ra bản đồ này đă rất tham vọng rồi, mai lại đưa ra bản đồ khác tham vọng hơn nữa th́ sao?

    Một vấn đề rất cụ thể là chủ quyền trên biển Đông không chỉ có những nước liên quan trực tiếp, mà cả cộng đồng thế giới đều không thể chấp nhận việc bất kỳ một quốc gia nào đó muốn độc chiếm biển Đông, muốn biến đường vận tải quốc tế thành ao nhà của ḿnh.”

    Nhưng phần quan trọng trong cuộc phỏng vấn của tướng Nguyễn Chí Vịnh là kế hoạch Việt Nam đương đầu với khó khăn trước mặt. Về mặt này ông Nguyễn Chí Vịnh không làm cho nhân dân Việt Nam yên tâm. Những chuẩn bị và kế hoạch của Việt Nam có tính lư thuyết, không có khả năng đáp ứng những ǵ sẽ xảy ra trên hiện trường. Trung quốc vừa có lănh đạo mới, và đă hé lộ kế hoạch phát triển thế lực trong vùng trong 10 năm tới. Những ǵ đă xảy ra trên Biển Đông trong những năm qua báo hiệu những cơn băo tố có thể tới trong năm 2013 trong quan hệ Trung quốc và Việt Nam.

    Trước hết một quốc gia muốn có một chính sách bảo vệ nền độc lập tự chủ th́ quốc gia đó phải có khả năng tự lập về phương diện kinh tế và quân sự và trên hết là sự đoàn kết của toàn dân sau lưng chính quyền và tính chính thống của chính quyền dựa trên Hiến Pháp được nhân dân công nhận.

    Trong suốt lịch sử chống xâm lăng, tiền nhân trước khi xuất quân chống giặc đều chuẩn bị ḷng dân và phương tiện vật chất một cách đầy đủ và tự lực. Các vua Trần từng chăn dắt thương yêu nhân dân như con qua bao triều đại, và trước khi hạ quyết tâm xuất quân chống giặc Nguyên đă chuẩn bị lương thực, vũ khí cho binh sĩ, và trang bị ư chí toàn dân toàn quân với hội nghị Diên Hồng.

    Vua Quang Trung, trước khi xuất quân ra Bắc đă ban hành chính sách an ḷng dân bằng cách lên ngôi Hoàng Đế, và nức ḷng quân bằng cách cho quân ăn Tết trước để ngày đêm thần tốc bôn tập ra Bắc đánh úp quân Thanh khi chúng đang c̣n uống rượu vui Xuân.

    Trước cơn băo táp chờ đợi trước mắt đảng Cộng sản Việt Nam qua chương tŕnh tướng Nguyễn Chí Vịnh tiết lộ đă chuẩn bị những ǵ? Không có ǵ ngoài các chính sách có tính phô trương.

    Về vật chất Việt Nam ngoài lúa gạo, không có khả năng sản xuất quân trang quân cụ. Một chiếc máy bay chiến đấu, một chiếc tàu chiến, một chiếc tăng, một khẩu súng lớn đều lệ thuộc vào nước ngoài. Lịch sử tiếp cận với các nước Tây phương trong gần 2 thế kỷ qua cho thấy chính v́ không tự lực về mặt quân sự mà Việt Nam phải bị Pháp thuộc gần 100 năm. Và sau đó những biến cố quân sự như trận Điện Biên Phủ, và cuộc tiến quân 55 ngày chiếm miền Nam năm 1975 có đưa đảng Cộng sản Việt Nam lên đài vinh quang trước dư luận thế giới, nhưng không che dấu được sự thật phủ phàng là thực chất chỉ là một cuộc chiến tranh nhiệm chức giữa các ư thức hệ mà sau lưng là Pháp, Mỹ, Nga, Tàu. Việt Nam chỉ đóng góp bằng máu. Kết quả của hai cuộc chiến là sự sắp xếp sau lưng bởi các thế lực quốc tế. Hiệp định Geneva chia đôi đất nước năm 1954 do Trung quốc ép ông Hồ Chí Minh. Và Hà Nội đă thắng miền Nam Việt Nam với vũ khí của Liên bang Xô viết và Trung quốc, và nhất là do sự chuyển đổi chính sách ṭan cầu của Hoa Kỳ. Thay v́ ngăn chận sự lan tràn ảnh hưởng của Trung quốc, Hoa Kỳ hợp tác với Trung quốc trong một kế hoạch chống Nga Xô Viết. Cái giá của vinh quang (1954, 1975) cho Việt Nam là những hệ lụy đang đe dọa sự tồn tại của đất nước.

    Về ḷng dân, cái Việt Nam có thể có là quyết tâm của toàn dân nếu đảng Cộng sản Việt Nam biết vận dụng thành một khối sau lưng chính quyền.

    Về mặt này đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn thất bại. Trong khi Trung quốc áp lực trên Biển Đông, ban hành biện pháp mạnh trong vùng Hoàng Sa, Trường Sa chung quanh các hải đảo họ đang chiếm đóng th́ đảng Cộng sản Việt Nam đă đưa ra ṭa xử các công dân yêu nước, các nhà trí thức, nhà báo từng lên tiếng cảnh gíac sự đe dọa của Trung quốc với những bản án nặng nề. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp dân oan kiện chính quyền v́ mất đất đai canh tác mà không đưọc đền bù tương xứng do tệ nạn cửa quyền và tham nhũng.

    Ngay cả nhân dân muốn biểu t́nh bày tỏ t́nh cảm đối với biển đảo đang bị Trung quốc đe dọa cũng bị chính quyền cấm. Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói:

    “Biểu t́nh bây giờ sẽ gây mất ổn định. Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lănh thổ.”

    Và ông giải thích thêm: “Chúng ta trân trọng t́nh cảm, ư chí của những người thật sự biểu t́nh v́ yêu nước. Nhưng cũng phải thấy rằng với những ai (ông Nguyễn Chí Vịnh ám chỉ Trung quốc)có dă tâm độc chiếm biển Đông th́ họ sẽ viện cớ biểu t́nh để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ḥa b́nh của Việt Nam”

    Lư luận của tướng Nguyễn Chí Vịnh là một thứ lư luận của con đà điểu chui đầu vào cát. Nếu đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng t́nh cảm của những người biểu t́nh chống Trung quốc v́ yêu nước, tại sao đảng không tạo cơ hội cho họ lên tiếng trong cung cách không cho họ lợi dụng lật đổ chính quyền như biểu t́nh hạn chế số người, hạn chế đường tuần hành, hội thảo tại các đại học, hay ư kiến của nhân dân được bày tỏ công khai trên báo chí. Và tại sao không công khai đưa vấn đề Biển Đông ra trước Liên Hiệp quốc?

    Trả lời một câu hỏi của báo Tuổi Trẻ về ư thức hệ giữa Trung quốc và Việt Nam có giúp ǵ trong sự tranh chấp hiện nay không, tướng Nguyễn Chí Vịnh nói:

    “Tôi nghĩ rằng khi đă là người cộng sản với nhau, để giải quyết bất cứ vấn đề nào đó mà gọi nhau là đồng chí, c̣n hơn là quay lưng không nh́n nhau hoặc đập bàn đập ghế “ngài” và ‘tôi’.”

    Tướng Nguyễn Chí Vịnh đang nằm mơ giữa ban ngày. T́nh đồng chi’ “xă hội chủ nghĩa” đă chết từ lâu. Không cần phải nhẹ nhàng như ‘ngài và ‘tôi’ mà đại pháo đă nổ qua biên giới Nga – Hoa trên sông Amur năm 1969, đă nổ qua biên giới Việt Miên năm 1978, đă nổ trên biên giới miền Bắc Việt Nam năm 1979, đă nổ ngoài biển Trường Sa năm 1988 ...

    Ông Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ sự lo ngại Hoa Kỳ và Trung quốc trong tương lai có thể thi hành chính sách chia vùng ảnh hưởng và quyền lợi. Nhưng nếu quả có thế th́ Việt Nam làm ǵ để thoát khỏi sự chia chác đó? Việt Nam không có đủ lực để vượt ra. Hăy đặt một giả thuyết. Ngoài bờ biển miền Trung Trung quốc vẽ đường lưỡi ḅ chồng lên vùng “đặc quyền kinh tế 200 hải lư” của Việt Nam theo luật quốc tế. Trong vùng chập nhau đó Trung quốc từng cho thuyền tàu đến gây trở ngại cho việc ḍ t́m dầu khí của Việt Nam. Nếu Trung quốc kéo dàn khoan tới trong vùng chập nhau với sự bảo vệ của tàu chiến để khoan dầu th́ Việt Nam sẽ hành xử ra sao? Đánh nhau th́ Hải quân Việt Nam sẽ không đủ sức đối chọi với Hải quân Trung quốc. Dùng đường lối ngoại giao th́ Việt Nam có ǵ sau lưng để du thuyết ?

    Trong năm 2012 sau khi Việt Nam ban hành Luật Biển xác định chủ quyền trong vùng biển chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa và thủ tục bảo vệ kể từ ngày 1/1/2013 th́ để đáp ứng lại tỉnh Hải Nam (của Trung quốc) ban hành văn kiện hành chánh xác định vùng biển chung quanh Hoàng Sa của họ và ấn định biện pháp bảo vệ cũng có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Vào những ngày đầu năm 2013 Trung quốc đă lên tiếng cảnh cáo Việt Nam chớ thi hành Luật Biển mà có chuyện. Đó là một điểm nóng khác sẽ trở thành tia lửa. Việt Nam đă chuẩn bị chưa?

    Trong khung cảnh dầu sôi lửa bỏng như vậy qua lời tướng Nguyễn Chí Vịnh, nhà nước b́nh chân như vại tin tưởng vào đường lối ḥa b́nh của ḿnh, tin tưởng vào thiện chí của Trung quốc, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế, tin tưởng một năm 2013 tốt đẹp.

    Nghe tướng Nguyễn Chí Vịnh nói, ước vọng của ông : “Không có ǵ khác ngoài ước vọng chung của mọi người Việt Nam là đất nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế ấm lên, đời sống khá hơn. Tôi mong đất nước ta tiếp tục mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, vị thế quốc tế của đất nước ta ngày càng được nâng cao, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có bước phát triển tốt đẹp hơn, thúc đẩy hợp tác về kinh tế trên cơ sở hợp tác tốt về chính trị, từng bước giải quyết vấn đề biển Đông” mà lo .

    Nếu những ǵ tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 1/1/2103 phản ánh năo trạng của Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam th́ mối nguy mất nước không c̣n xa.

    5/01/2013
    Trần B́nh Nam
    http://ethongluan.org/index.php?opti...red&Itemid=301

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sẽ tái diễn cuộc chiến 1979 trên mặt trận biển?



    Bản tin nhỏ về chuyện hải quân Campuchia đột nhiên giết hại chủ ghe người Việt tại Hà Tiên, Kiên Giang vào ngày 2 tháng 1-2013, đang tạo nên một mối nghi ngờ cho nhiều người rằng liệu trong tương lai sẽ tái diễn lại cuộc chiến gọng ḱm phối hợp giữa Trung Cộng và Campuchia vào năm 1977-1979 đối với Việt Nam?

    Không phải là vô cớ khi trên bàn trà đàm của dân chúng đang râm ran về một âm mưu hiểm ác của anh bạn vàng 16 chữ Trung Cộng. Tương tự như việc viện trợ và sử dụng lực lượng Khmer Đỏ như một mũi tấn công vào năm 1977, giờ th́ Trung Cộng cũng đang ra mặt siết chặt tay với Campuchia để tạo một thế liên minh chiến lược ở Đông Dương, mà chủ ư có thể thấy rơ là nhằm vào Việt Nam.

    Theo lời kể của Tiểu khu Biên pḥng 55, Kiên Giang th́ anh Phạm Văn Hương, 36 tuổi, chủ ghe 93487-TS từ Hà Tiên, Kiên Giang, đi đánh bắt tại vùng biển Phú Quốc, bị tàu hải quân tên Kampot kiếm cớ dừng tàu, xin cá rồi gây sự. Sau đó một lính hải quân của Campuchia đă rút súng bắn chết anh Hương ngay tại chỗ.

    Đây là một sự kiện bất thường, mặc dù theo tin tức th́ sau đó hải quân tàu Kampot đă nhận lỗi. Ở đây, lời xin lỗi có thể được coi là một chiến thuật, hoặc lời xin lỗi đó đă được dựng nên theo lệnh của Ban Tuyên Giáo CSVN.

    Campuchia từ sau Hội nghị ASEAN 2012 đă ra mặt “chọn chủ” và bày tỏ những ngôn ngữ bất cần Việt Nam, không giống như sự trung thành vốn có, kể từ sau khi chính phủ bù nh́n Heng Samrin từ năm 1979 và với Hun Sen được dựng lên làm thủ tướng từ năm 1985.

    Hăy điểm lại những ǵ Trung Cộng đă hậu đăi với Campuchia gần đây, cũng đủ cho những nhà nghiên cứu quân sự b́nh dân phải giật ḿnh, đặc biệt là về hải quân.

    Hải quân Hoàng Gia Campuchia với thực lực chủ yếu do Trung Cộng tài trợ, bắt đầu đẩy mạnh từ năm 2005, nhân danh việc giúp cho Campuchia chống lại nạn cướp biển, buôn lậu và bảo vệ các cơ sở dầu khí trong tương lai.

    Cũng nhờ và sự giúp đỡ này mà từ năm 2007, Campuchia nâng lực lượng hải quân từ 1000 lên 3000 thuỷ thủ với khoảng 35 tàu tuần tra biển hiện đại, đồng thời xây dựng lực lượng thuỷ quân lục chiến thiện nghệ khoảng 2000 người, hoàn toàn do Trung Cộng đào tạo.

    Không quân Campuchia mới đây cũng thông báo sẽ mua 12 chiếc trực thăng Z-9 của Trung Quốc với giá gần 200 triệu USD để phục vụ công tác quân sự và nhân đạo. Số trực thăng này Cũng hoàn toàn nhằm phục vụ ở biên giới biển và đất liền.

    Những chuyển động quân sự đầy “hữu nghị” của 2 nước cũng rầm rập. Trong tháng 5-2012, Tướng Lương Quang Liệt của Trung Cộng cũng đă được mời đến thăm Phnom Penh 4 ngày. Đă có một cuộc họp kín giữa Bộ trưởng Quốc pḥng Campuchia Tea Banh và Lương Quang Liệt, mà kết quả là ngay sau đó Campuchia nhận được 20 triệu USD cho các vấn đề quân sự. Mọi việc diễn ra chưa đến 24g đồng hồ.

    Điểm qua những chuyện này, để thấy rằng ngoài chuyện Trung Cộng rùng rùng đưa tàu chiến xuống biển đông, phía Bắc VN, để hoàn thành đại nghiệp lưỡi ḅ, th́ ở vùng biển phía Nam, Campuchia với bộ mặt lạnh lùng cùng mối thù truyền đời nhắm vào Việt Nam cũng đang được chuẩn bị vũ khí từng ngày.

    Đă rất lâu rồi, chuyện Campuchia sát hại thường dân Việt Nam công khai đă không c̣n, v́ đó là chuyện hết sức nhạy cảm với những ǵ đă xảy ra trong lịch sử. Và chỉ có khi nào chiến tranh thật sự sẽ đến, Campuchia mới ra tay tàn sát người Việt vô cớ.

    Tháng 4-75, Khmer Đỏ tràn xuống Phú Quốc chiếm đảo Thổ Chu và tàn sát 500 dân thường, kể cả phụ nữ, trẻ em. Họ đă chuẩn bị cho một cuộc chiến.

    Câu khẩu hiệu nổi tiếng của Khmer Đỏ lúc bấy giờ là “thực hiện 1 diệt 30, sẳn sàng hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam”.

    Tất cả những dữ liệu này đưa ra, nhằm chứng minh rằng thế giọng ḱm của Trung Cộng – Campuchia đă h́nh thành. Lịch sử có thể tái diễn lại cuộc chiến 1979, nhưng lại là trên biển, thậm chí là cả trên đất liền với bản tính hung hăn ngấm ngầm của Campuchia.

    Hôm nay hải quân Campuchia giết 1 ngư dân Việt có thể như một cách thăm ḍ và xin lỗi. Nhưng nếu sự kiện này diễn ra thêm một lần nữa, th́ rơ ràng mọi thứ đă vào cung đường vạch sẳn của Trung Cộng. Không có dự báo nào chắc chắn, nhưng mọi hướng suy nghĩ và đề pḥng là điều tất yếu cần tính đến.

    Việt Nam có sợ chiến tranh không? Theo lịch sử chính thống ghi lại, th́ có vẻ như Việt Nam chưa bao giờ sợ hăi bất kỳ cuộc chiến xâm lăng nào, có chăng đáng sợ, là khi tổ quốc đầy dẫy kẻ bán nước, hoặc những nhà lănh đạo hèn hạ luôn biết cách chịu nhục trước ngoại bang để vinh thân, chà đạp dân tộc ḿnh.

    Phan Nguyễn Việt Đăng (DanLamBao)

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mất nước kiểu ǵ?
    Trần Hoàng Lan (Danlambao)




    - Nếu đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục cai trị đất nước, duy tŕ chế độ độc tài đảng trị, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, đàn áp những người yêu nước, bất đồng chính kiến, u mê với “t́nh hữu nghị 4 tốt, 16 chữ vàng”,... th́ Việt Nam sẽ mất nước vào tay Trung Quốc là điều không tránh khỏi. Đó là một cảnh báo mà nếu t́m hiểu, theo dơi diễn biến quan hệ Việt- Trung từ xưa đến nay, biết rơ thực chất các việc đă làm của chính quyền Trung Quốc với các nước khác, chứng kiến sự khiếp nhược hèn hạ của chính quyền cộng sản Việt Nam,… th́ thấy cảnh báo trên là hoàn toàn chính xác.

    Nhưng mất nước kiểu ǵ?

    Bị sáp nhập vào để trở thành như Tây Tạng, Tân Cương, một tỉnh của Trung Quốc hay một “kiểu nào” khác?

    Thử tưởng tượng Việt Nam là khu tự trị của Trung Quốc: Khẩu hiệu “thách thức” thời gian “Nước CHXHCN Việt Nam muôn năm” vốn phổ biến nay sẽ không c̣n. Ông Trọng sẽ từ tổng bí thư “tụt xuống” làm bí thư khu ủy. Ông Dũng đang từ địa vị một thủ tướng “xuất sắc nhất châu Á” (tuy rằng bịp) giờ chỉ c̣n là một lănh đạo của khu. 14 ông trong BCT không c̣n là "vua tập thể" nữa nên "sơ sảy"có thể mất "ghế" thậm chí mất đầu. Các bộ trưởng mà thời phong kiến gọi là các quan thượng thư là các đại thần giờ đây là giám đốc hoặc hơn một chút là tổng giám đốc.

    Và cứ như vậy, một loạt các loại cán bộ cao cấp vốn có truyền thống thích oai, sĩ diện hăo bỗng dưng đều bị “bớt oai” đi một bậc.

    Hẳn là có tới 99% là không muốn như vậy. Nhưng có cái họ c̣n không muốn hơn đó là: Quyền lực giảm kéo theo số đặc quyền đặc lợi cũng giảm.

    Chẳng c̣n những khoản béo bở như “chia chác” vốn vay ODA bằng tham nhũng tương tự vụ PMU18 hay hưởng “hoa hồng” kếch sù trong hợp đồng kiểu vụ in tiền Polime với Úc. Không được bán rừng đầu nguồn, bán tài nguyên trực tiếp cho nước ngoài. Không được... Chẳng c̣n... Dẫn tới mất đi nhiều nguồn để gia tăng số tài sản của họ cùng người thân, phe cánh.

    Với người dân Việt Nam th́ việc không chấp nhận Bắc thuộc đă thành truyền thống từ hàng ngàn năm kể từ khi lập quốc. Truyền thống đó đă giúp dân tộc Việt Nam dù phải sống cạnh một người láng giềng xấu tính luôn t́m cách xâm lược và đồng hóa, vẫn đứng vững, tồn tại. Do vậy chủ trương của Trung Quốc biến Việt Nam thành như Tây Tạng hoặc Tân Cương sẽ gặp phải sức kháng cự rất quyết liệt của nhân dân và có thể của cả chính quyền hèn nhát, nhu nhược. Không c̣n cách nào khác Trung Quốc phải phát động cuộc chiến. Đây là vấn đề không đơn giản v́ Việt Nam là một nước có chủ quyền, là thành viên của liên hiệp quốc khác với Tây Tạng, Tân Cương ít được biết tới như một quốc gia độc lập. Hơn nữa Trung Quốc đang nuôi giấc mộng trở thành một siêu cường dưới vỏ bọc “trỗi dậy ḥa b́nh” và cũng chưa thực sự tới thời điểm lột bỏ.

    Chiến tranh Trung - Việt sẽ làm chậm tốc độ phát triển của Trung Quốc, bùng phát các bất ổn tiềm tàng trong nước. Các vụ bạo động, biểu t́nh ở các khu tự trị Tây Tạng, Tân cương cũng như các nơi khác ở Trung Quốc liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây đều là những mồi lửa cho “cách mạng Hoa Lài” chỉ chờ châm ng̣i.

    Cũng có thể (dù là rất ít khả năng xảy ra) chiến tranh Trung - Việt giúp chính quyền cộng sản tỉnh ngộ trở về với dân tộc xây dựng một thể chế tự do dân chủ. Với thể chế này Việt Nam sẽ trở nên rất khó thôn tính, đồng thời có một nước tự do dân chủ sát nách sẽ là mối đe dọa với chế độ độc tài độc đảng ở Trung Quốc. Rơ ràng, để biến Việt Nam thành khu tự trị chính quyền Trung Quốc sẽ phải trả một giá rất “đắt” (v́ có khi dẫn tới sự sụp đổ của cả một chế độ). Đồng thời phải loại bỏ một chính quyền mà từ năm 1992 ngày càng trở nên hèn hạ, khiếp nhược và hầu như đáp ứng mọi yêu cầu đ̣i hỏi của họ.

    Năm 1999 họ muốn lănh thổ rộng ra th́ có ngay hiệp ước phân định biên giới công nhận hàng chục ngàn cây số vuông biên giới, các địa danh quen biết như Ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc, băi Tục Lăm,… từng là của Việt Nam nay đă thuộc Trung Quốc.

    Cách đây vài năm, để tiêu thụ hàng giá rẻ nhưng độc hại Trung Quốc chỉ cần lệnh cho báo chí nhà nước của Việt Nam không được nêu thông tin trên.

    Sợ mất ḷng Trung Quốc báo, chí "lề đảng" chỉ dám gọi những tàu của họ đă đâm ch́m tàu của ngư dân là “tàu lạ”, tấm bia kỷ niệm chiến thắng cầu Khánh Khê năm 1979 cũng bị đục bỏ đi bốn chữ "Trung Quốc xâm lược", những hy sinh mất mát của quân dân trong cuộc chiến biên giới đă cố t́nh bị lăng quên trong thông tin của "lề đảng".

    Khi họ không thích ở Việt Nam có những cuộc biểu t́nh phản đối là lập tức công an Việt Nam trấn áp những cuộc biểu t́nh đó “chu đáo” hơn bất kỳ một cuộc nào khác. Những người bày tỏ ḷng yêu nước mà có liên quan tới phản đối Trung Quốc dù dưới bất kỳ h́nh thức nào: từ biểu t́nh, mang khẩu hiệu, viết báo,... thậm chí chỉ là ngồi nhà tọa kháng đều bị nhà nước Việt Nam nếu không sách nhiễu th́ cũng vu cho một tội nào đó để bắt cho kỳ hết.

    Khai thác bauxite ở trong nước có hại cho môi trường bị người dân phản đối, Trung Quốc chuyển sang khai thác ở Tây Nguyên Việt Nam liền được chính quyền cộng sản đón nhận coi là “chủ trương lớn”để thực thi.

    Thấy nhà nước Trung Quốc thường xuyên đàn áp, bắt bớ những người luyện tập Pháp luân công lănh đạo cộng sản Hà Nội dù chưa rơ lợi hại cũng trù dập, sách nhiễu họ.

    Thác Bản Giốc thuộc chủ quyền Việt Nam, nay một nửa thác đă rơi vào tay Trung Quốc

    Những năm gần đây sau hàng loạt hành động xâm lấn công khai, vi phạm chủ quyền biển như: bắn giết, bắt bớ ngư dân, cắt cáp tàu thăm ḍ của tàu B́nh Minh, Viking trên hải phận của Việt Nam,... làm t́nh h́nh biển Đông ngày thêm căng thẳng, Trung Quốc muốn Việt Nam chỉ đàm phán song phương không đưa ra quốc tế. Việt Nam luôn đáp ứng bằng lập trường trước sau như một “đàm phán song phương, không muốn bên thứ ba xen vào".

    Mẫn cán, cúc cung, trung thành vượt xa bất kỳ một chính quyền địa phương nào của Trung Quốc.

    Thật t́nh cờ các câu thơ sau của nhà thơ quá cố Tường Vân đă mô tả rất đúng.

    “Bảo ra đường
    Ra đường
    Bảo nằm gầm giường
    Nằm gầm giường
    Bảo sủa
    Sủa
    Bảo im
    Im..."

    Đây là kiểu chính quyền mà Bắc Kinh rất muốn có ở một nước chư hầu thuộc vùng “đệm” v́ nó phục vụ tốt nhất cho giấc mộng siêu cường của đại hán. Do vậy trước mắt họ chưa cần biến Việt Nam trở thành khu tự trị hay tỉnh của Trung Quốc.

    Việc Trung Quốc ngang nhiên, trắng trợn, ngày càng leo thang các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ngoài mục đích độc chiếm Biển Đông c̣n có một mục đích khác nữa. Đó là thực hiện một trong những bước cuối cùng để kiểm tra sự "mẫn cán, dễ bảo” của chính quyền cộng sản Việt Nam. Tuy rằng đă có những phản đối trên diễn đàn ngoại giao, những cuộc tập trận gần bờ của hải quân, mua sắm thêm vũ khí, tàu ngầm, lănh đạo cao cấp thăm viếng các nước làm ra vẻ t́m đồng minh làm đối trọng với Trung Quốc,... Nhưng tựu trung kết quả của “bài kiểm tra” đó vẫn là hết sức khả quan với cả “giám khảo” lẫn “thí sinh” :

    Việt Nam vẫn kiên quyết: "giải quyết các bất đồng bằng đàm phán song phương không muốn một bên thứ ba xen vào, không để biển Đông ảnh hưởng tới mối quan hệ Việt-Trung, duy tŕ mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện trên tinh thần hữu nghị “4 tốt, 16 chữ vàng”.

    Vẫn nhất trí “quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho ḥa b́nh, ổn định và phát triển của khu vực" sau những lần hội đàm giữa các thứ trưởng ngoại giao.

    Gần đây bất chấp viêc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), cho in hàng loạt "hộ chiếu lưỡi ḅ", lại một lần nữa cắt cáp thăm ḍ của tàu B́nh Minh trên hải phận của Việt nam, ra lệnh lục soát khám xét tàu thuyền trên biển Đông, trong cuộc gặp gỡ với phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn khẳng định "không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước là chủ trương nhất quán, lâu dài mang tầm chiến lược và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam".

    Đàn áp các cuộc biểu t́nh yêu nước để làm vừa ḷng Bắc Kinh.

    Vừa qua đại tá Trần Đăng Thanh tuy không chính danh nhưng đă chính thức truyền đi thông điệp về thái độ với Trung Quốc của chính quyền cộng sản: “Đối với Trung Quốc hai điều không được quên: họ đă từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đă từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa”.

    Dễ dàng h́nh dung ra tương lai của Việt Nam sau khi “bài kiểm tra cuối cùng” hoàn tất.

    Về lănh thổ: Ngoài các vùng đất biên giới, các địa danh quen thuộc, quần đảo Hoàng Sa, một số đảo ở Trường Sa đă mất sẽ mất thêm Biển Đông, các đảo c̣n lại ở Trường Sa.

    Về chính trị: Tiếp tục duy tŕ chế độ độc tài độc đảng dập khuôn theo mô h́nh của Trung Quốc với một chính quyền tay sai mẫn cán như đă nói ở trên.

    Về kinh tế: Hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường bóp chết các ngành sản xuất hàng hóa trong nước. Tài nguyên bị Trung Quốc khai thác cạn kiệt. Việt Nam trở thành nơi để Trung Quốc xuất khẩu các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Các yết hầu kinh tế của quốc gia đều do Trung Quốc nắm giữ điều hành.

    Về ngoại giao: Với Trung Quốc th́ triệt để tuân theo tinh thần hữu nghị 4 tốt 16 chữ vàng, với các nước khác th́ “Trung Quốc thế nào Việt Nam như thế”. Phương châm này đă thể hiện ngay từ đại hội đảng 11 là 14 ủy viên bộ chính trị không có nhân vật nào làm bộ trưởng bộ ngoại giao.

    Về an ninh quốc pḥng: Xây dựng ngành công an, quân đội chủ yếu để đối phó với bạo động, biểu t́nh của dân, các phong trào đấu tranh đ̣i tự do dân chủ. Hợp tác chiến lược toàn diện với quân đội Trung Quốc chỉ nhằm mục đích khi các vụ nổi dậy, biểu t́nh trong nước mà công an, quân đội không đàn áp, dập tắt được sẽ nhờ quân đội Trung Quốc can thiệp.

    Về xă hội: Người Trung Quốc tràn ngập Việt Nam gây hỗn loạn, làm đảo lộn mọi sinh hoạt, tập quán của người Việt. Đại bộ phận người Việt bị chèn ép, bị bần cùng hóa trở thành công dân hạng hai ngay trên tổ quốc của ḿnh.

    Và khi Trung Quốc đă đạt được giấc mộng là siêu cường của ḿnh th́ việc sáp nhập Việt Nam thành khu tự trị hay một tỉnh chỉ c̣n là thủ tục.

    Phải chăng đó cũng là một kiểu mất nước.

    1/2013


    Trần Hoàng Lan
    danlambaovn.blogspot .com

  10. #20
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Xin phép tạm trả lời câu hỏi của Trần Hoàng Lan

    Mất nước kiểu ǵ?

    Mất nước kiểu "Thực dân mới" tức là vẫn có một guồng máy cầm quyền với nội cát toàn những gương mặt Việt ,nhưng về chính trị , Ngoại giao, Quốc pḥng phải lệ thuộc đi theo hướng chỉ định của "nước Mẹ ".

    Khi "nước Mẹ" nói:

    Tôi bang giao với US theo kiểu "đàn anh" th́ anh phải bang giao theo kiểu "đàn em "

    khi US muốn ǵ anh phải báo cáo cho tôi .

    ======> Th́ "nước bị thực dân mới" phải nghe lời .Hỏng nghe lời th́ bị tàu Hải giám ăn hiếp dài dài ..cho dư luận thế giới thấy .



    - Về diện tích lảnh thổ lần lần bị nuốt mất đi theo kiểu "Tằm ăn dâu" (c̣n gọi là Vết dầu loan) , trá h́nh qua dạng hiệp ước ranh giới , hiệp ước thềm lục địa ...vv

    - Về Xă hội th́ càng ngày càng thấy dân chệt tràn qua sanh sống nhiều hơn,có nhiều làng chệt dọc theo ranh giới phiá Bắc .

    - Về Kinh tế dần dần bị lủng đoạn bỡi nhóm chệt này , như dân Đức gốc Do Thái lủng đoạn Kinh tế Đức trước 1937. Các Đại gia gốc chệt này sẽ dùng mănh lực $$$ mua chuộc các chính khách VC nón cối RHMT để chế ra những luật địa phương có lợi cho họ .

    - Về văn hoá th́ dần dần tuổi trẻ VN biết nhiều về sử Tàu nhiều hơn sữ Việt , phim bộ Tàu sẽ tràn lan thị trường .(hôn nhân interracial Việt & chệt sẽ đươc khuyến khích theo tiêu chuẫn sanh con ra đẹp gái, đẹp giai, v́ đó là "đầu gà đit vịt" Như mặt DVH lai chệt đó đẹp trai so ra hơn gương mặt giống pure chính quy VC Bẩy Lém nhiều , lúc bị Lư Tống xịt thấy cũng méo miệng vậy nhưng coi c̣n đẹp chai hơn nh́n mặt Bẩy lốp méo miệng nhiều .Nói theo facts thấy sao nói vậy , chớ hỏng bênh vực à nhen)

    - Về giáo dục th́ dần dần đem sinh ngữ chệt vào như bộ môn chính thức (đă có lần ai đó muốn đem vào nơi Tiểu học, bị thiên hạ lên án quá) để thế sinh ngữ Anh , Pháp .

    Tạo ra cho một thế hệ con nít VN bilingual trước (h́nh như tiền Hồ có dạng bilingual in thêm chữ Tàu th́ phải ) rồi khi lượng số quá cao sẽ chuyển bứơc kế tiếp là Unilingual : Chinese.

    Mất nước theo kiểu này c̣n gọi nôm nà là mất nứơc "từng bước từng bước đi" chớ không phải kiễu mất một "cái rụp" như Miền Nam mất hồi tháng 04/75 coi dă man, vũ lực vô nhân đạo lắm ..Thiên hạ thấy quá rỏ .

    Mất "từng bước từng bước đi" từ từ th́ làm sao con nít tuổi trẻ Vn thấy đây! .Cở già cú đế như chí vịnh, trọng lú c̣n chưa thấy nữa ḱa .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 27-11-2012, 12:49 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-10-2011, 02:20 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2011, 12:34 PM
  4. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 04-08-2011, 09:54 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •