Page 13 of 27 FirstFirst ... 39101112131415161723 ... LastLast
Results 121 to 130 of 265

Thread: ĐOẠN TRƯỜNG AI CÓ QUA CẦU MỚI HAY

  1. #121
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    6-LÊN ĐƯỜNG LAO ĐỘNG CẢI TẠO TƯ TƯỞNG

    Khoảng độ 3 tuần lễ sau đợt học tập loạt 10 bài cải tạo tư tưởng, từng khu Tù được lần lượt chuyển đi khỏi trại Long Giao, không biết đi đâu. Nhiều nguồn tin được loan truyền râm ran giữa các khu, qua các “toán anh nuôi” đi lănh thực phẩm mỗi buổi sáng ngoài cổng trại, nghe ngóng đem về rỉ tai nhau.

    Có người đồn về trại Sóng Thần, làm lễ măn khoá cấp Thẻ Công dân Xă hội Chủ nghĩa, để về đoàn tụ với gia đ́nh. Có người đoán ra đảo Phú Quốc, nơi có một trại rất lớn giam tù binh Cộng sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam trước kia, trong vùng vịnh Hà Tiên tỉnh Châu Đốc, để học tập làm người lao động trong Hợp tác xă. Có người đồn đi vùng cao nguyên, tham gia lao động sản xuất trong các Hợp tác xă. Tin tức dồn dập rối mù hàng ngày, chẳng biết đâu mà ṃ.

    Tôi chân thật đưa ư kiến dự đoán, có thể bị đưa ra Bắc học tập lao động trong các Hợp tác xă, một thời gian tối thiểu dăm bẩy năm thử thách. Nếu thấy ai có tiến bộ, thực ḷng quy phục Nhà Nước Xă hội chủ nghĩa, và không chết v́ bệnh hoạn, thiếu ăn, thiếu thuốc, kiệt lực, c̣n sống sót, mới hy vọng được tha về đoàn tụ với gia đ́nh. Lập tức bị mấy bạn đang lạc quan, tin tưởng được đưa về trại Sóng Thần làm lễ tha, phản đối cho Tôi là bi quan đoán tầm bậy. Từ đó Tôi đành im lặng không góp ư với ai, về bất cứ vấn đề ǵ nữa. V́ sợ phải tranh luận chứng minh, không hợp ư muốn “chủ quan” riêng của các bạn, có thể bị “ăng-ten” xuyên tạc báo cáo, chẳng có lợi ǵ trong hoàn cảnh đang bị tập trung tù tội.

    Sở dĩ Tôi đoán vậy là v́, chỉ có giam trong vùng đất miền Bắc Xă hội chủ nghĩa, lạ cảnh lạ người, không biết đường đi nước bước ra sao, Tù mới không dám và không có cách nào móc nối với bên ngoài, để thực hiện việc trốn trại. Mạng lưới Công an nhân dân dầy đặc khắp mọi nơi, không cần tốn thêm ngân quỹ “bố trí” bọn cảnh vệ canh giữ ngày đêm.

    Hơn nữa, thời gian phục vụ trong ngành Chiến tranh Chính trị, Tôi đă phải nghiên cứu t́m hiểu nhiều về Cộng sản Thế giới, nên chưa quên các sự kiện diễn tiến lịch sử trong các nước Cộng sản. Trong “quá tŕnh hoạt động vùng lên cướp chính quyền”, tất cả Liên Sô, Trung Cộng, và các nước theo chủ nghĩa Cộng sản khác kể cả Cộng sản Việt Nam, đều dùng sách lược “đấu tranh tiêu diệt giai cấp” để giành quyền lănh đạo Không bao giờ họ để những người trong giai cấp cầm quyền thuộc chế độ họ lật đổ, được sống c̣n và sống chung với họ.

    Một sự kiện lịch sử vô nhân đạo rơ nét nhất, cả Thế giới đều biết là, Cách mạng tháng Mười Liên Sô thành công, tất cả các giai cấp không thuộc giới công nhân vô sản đều bị đưa đến vùng Si-bê-ri. Họ bị đầy đọa chết lần ṃn bỏ thây giữa nơi hoang vu băng tuyết lạnh lùng, v́ phải ngày đêm quanh năm suốt tháng lao động khổ sai kiệt sức, đói rét, thiếu thực phẩm thuốc men, sống trong những túp nhà thiếu tiện nghi tối thiểu, dưới sự hành hạ tàn bạo của Hồng quân.

    Khu các Trung tá, Thiếu tá, bao 2 bên phiá trái và phiá phải khu Đại tá chúng tôi, được lần lượt di chuyển đi trước. Các dẫy nhà tôn mấy tháng nay đầy người ồn ào vui nhộn, nay trở thành hoang vắng lạnh lùng, khiến chúng tôi nao nao kiên nhẫn chờ đợi trong âu lo. Hồi hộp hay “hồ hởi” tùy theo ḍng suy tư riêng của mỗi người. Ngày giờ trông đợi cứ chậm chạp trôi qua, theo sương đêm lạnh lùng và ánh nắng ngày gay gắt.

    Thế rồi điều mong đợi cũng đă đến vào một sáng đẹp trời, chúng tôi được lệnh đóng gói “tư trang” để “hành quân” trong ngày. Trại phát phần ăn khô cả ngày cho mỗi người. H́nh như 2 khúc bánh ḿ và mấy miếng thịt kho th́ phải, Tôi không nhớ chắc. Măi đến xế chiều mới có đoàn xe Molotova chở chúng tôi, rầm rầm tung bụi chạy vào trong khu.Các Đội tập họp để Bộ đội áp tải kiểm danh, và phân phối lên xe.

    Khi đoàn xe chuyển bánh, mặt trời đang từ từ lặn xuống ngang đỉnh dẫy rừng núi phía Tây trại Long Giao. Đoàn xe ra Quốc lộ, bon bon chạy về hướng Saigon. Mấy anh tin tưởng được về trại Sóng Thần làm lễ tha, mừng vui cười nói oang oang. Tiếng nói của họ vừa phát ra khỏi miệng, đều bị tan bay ngay theo gió, ngược chiều với hướng xe chạy.

    Đi ngang vùng ga Sóng Thần, không thấy đoàn xe rẽ vào, một dự đoán khác lại được loan ra. Chắc về bến Tân Cảng nơi đầu cầu Xa lộ khu Thị Nghè, Saigon, để xuống tầu thủy chuyển ra đảo Phú Quốc.

    Tất cả các tin đồn đều sai hết. Khi đèn điện các thị trấn nằm dọc bên đường bắt đầu bật sáng, lúc gần tới Biên Hoà, đoàn xe rẽ vào đường đi Suối Máu, Tam Hiệp. Nơi có Trại tạm giam tù Cộng sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam, đợi đưa đi trao đổi tù binh tại cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị, hồi năm 1973 sau khi Hiệp Ước Paris được kư kết.

    Đoàn xe ngừng bên hàng rào chằng chịt hai ba lớp kẽm gai cao, trước cổng một khu giam nh́n thấy lộ lớn. Bộ đội áp tải thúc hối “khẩn trương” xuống xe tập họp. Đèn pha trước cổng bật lên sáng chóa, rọi đường cho “cải tạo viên” tay sách nách mang tư trang, nối đuôi nhau từng người một, ṿng vèo di chuyển theo lối đi chữ chi, bề ngang hẹp chừng 80 phân, giữa 2 hàng rào kẽm gai cao một thước, dựng lên phiá trong cổng vào.

    H́nh như về đây nằm chờ phân phối đi các nơi khác, nên chẳng thấy có chương tŕnh học tập lao động cải tạo nào được phát động. Ở không, chẳng có việc ǵ làm, những người vốn có máu mê th́ ngày ngày túm năm tụm ba trong các láng ở, lập ṣng bài, đánh chắn, mạt chược, x́ phé, cờ tướng, sát phạt vui chơi bằng những gói ḿ ăn liền, đôi ba điếu thuốc lá, để giải khuây.

    Đồ nghề như bài lá (chắn, tam cúc, tứ sắc, ś phé) và quân cờ Mạt chược, cờ tướng, cờ Domino chẳng thiếu. Nhiều nhóm có đồ nghề thứ thiệt sản xuất tận Hồng Kông, do thân nhân gửi kèm trong quà, theo lời xin ghi trong thơ được phép gửi về nhà hồi trước Noel. Những nhóm thuộc loại neo túng, không yêu cầu gia đ́nh cung cấp, th́ lấy bià cứng của các hộp bánh kẹo gia đ́nh gửi vào cắt ra, vẽ h́nh vẽ chữ lên dùng tạm. Trông thấy cũng rất đẹp, dùng chơi cũng thú vị chẳng kém ǵ bài lá thứ thiệt.

    C̣n tiếp...

  2. #122
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ít ngày sau, nhờ phát giác được củi đun bếp là loại gỗ cây cao su, mộc mềm, mịn, dễ đẽo, lại trắng muốt có thể viết mực lên mặt gỗ dễ dàng, nên một số anh đă h́ hục gọt đẽo làm quân cờ tướng, cờ Mạt chược, cờ Domino, trông rất đẹp.

    Tôi cũng bắt trước đẽo một bộ Mạt chược, và học cách đánh Mạt chược. Loại bài này chơi cũng tương tự như chơi Chắn Phỗng, nên Tôi học rất nhanh. Chỉ cần nhớ thêm các Khung, Hoa, Lá, và cách làm bài ăn lớn là được. Cũng chẳng khó ǵ, ghi luật lệ chơi vào một tờ giấy để trên đùi, lại có thêm ông thầy ngồi kè ngay bên để mách nước, thành ra chơi cũng mau thạo lắm.

    Không ai nỡ hối thúc người mới vào nghề, nhưng việc đánh không đúng bài để cho người ta ù lớn, phải chi tiền thế cho thiên hạ th́ không được tha. Mỗi lần phải chi tiền đền thay thiên hạ như vậy là một tai họa lớn, làm cho tiêu gia bại sản dễ như chơi. Thường chỉ những lúc Thầy cố vấn mắc đi giải quyết việc riêng, các tay mơ ngồi chơi bài một ḿnh, mới bị các kiện tướng lừa vào tṛng. Họ làm như vậy là muốn tạo cho ḿnh học hỏi kinh nghiệm mau “tiến bộ”, nhưng cũng để có dịp cho họ vui cười lượm bạc cắc, trước sự đau khổ của ḿnh.


    Trong thâm tâm, ai cũng vẫn luôn luôn nhớ bài học thuộc ḷng hồi Tiểu học : “Cờ bạc là bác thằng bần, Ai mà dính nó xa chân vào cùm”.

    Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, các loại giải trí này cũng là những phương tiện tốt để giết th́ giờ, khỏi phải suy nghĩ vẩn vơ. Ngồi không bàn tán chuyện tào lao, lỡ gặp phải dân “ăng-ten” nghe được báo cáo th́ khốn cả lũ.

    Trong khi đó, ở ngoài giữa sân có 2 anh, bị Cán bộ chỉ định, phải ngồi phơi nắng h́ hục gơ gơ, đục đục, cắt miếng tôn c̣n mới, g̣ ghép thành một chiếc thùng lớn, h́nh ống cao có nắp đậy, có lẽ để đem về nấu bánh chưng Tết. Tôi đến ngồi xem, bắt chuyện làm quen, biết được một anh là Đại tá Trịnh Đ́nh Đăng. Người “Anh hùng An Lộc”, nguyên Trưởng Pḥng 3 của Sư đoàn, bị thương mà không chịu rời Bộ tham mưu đi tản thương, nhất quyết ở lại cùng anh em tử thủ. Đến khi viện binh của Quân đoàn giải vây xong, Tổng thống Thiệu đă cho thả bộ cấp hiệu Đại tá xuống ngay trận tuyến, thăng cấp đặc cách mặt trận cho anh ấy.

    Hồi chiến trận An Lộc xẩy ra, Tôi đang làm Chủ nhiệm Nhật báo Tiền Tuyến, đă cho chạy tin 5 cột và ảnh của anh Đăng nơi trang nhất, đến bây giờ mới được gặp mặt người “Anh hùng An Lộc” bằng xương bằng thịt. Trước khi bị động viên theo học khoá Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, Anh Đăng đă có học Trường Kỹ thuật Bách khoa tại Hànội, nên rất giỏi về chuyên nghiệp thợ nguội. Anh Đăng có một thời gian phụ trách Xây dựng Nông thôn tại Quân đoàn 3. Trước ngày 30-4-1975, làm việc trong Bộ Tham mưu Tiền phương của Quân đoàn 3 tại tuyến đầu Phan Rang, dưới quyền chỉ huy của Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi.

    Tôi ngồi chuyện gẫu làm quen, và quan sát gần cả buổi, mới ngỏ lời xin học nghề. Anh Đăng vui vẻ bằng ḷng, và chỉ dẫn cho Tôi thứ tự những việc phải làm, theo từng động tác rất kỹ lưỡng. Nhờ vậy, Tôi đă tự g̣ được chiếc gầu múc nước nho nhỏ cỡ 2 lít, chiếc soong có cả quai xách và nắp đậy rất vừa vặn xinh đẹp, đủ lớn để nấu canh cho 4 người dùng một bữa. Lúc đó Tôi ăn chung mâm với 2 anh Đại tá Pháo binh, và anh Đại tá Vơ Quế gốc Không quân (em ruột Tướng Vơ Dinh).

    Suốt thời gian mười mấy năm cải tạo về sau, anh Đăng và Tôi luôn luôn ở cùng Trại. Chúng tôi cùng thuộc nhóm Đại tá đầu tiên, bị chuyển qua Trại tù do Công An “quản lư” ở Tân Lập, Vĩnh Phú. Anh Đăng và Tôi được “biên chế” vào chung một Đội. Rồi cùng phải chuyển đi Trại Thanh Phong, Thanh Hoá. Đến tháng 4 năm 1982, chúng tôi được đưa về Trại Z30C, rồi Z30D ở vùng quận Hàm Tân, Thuận Hải miền Nam Việt Nam, cho đến khi được tha vào giữa tháng 2 năm 1988, Tết Mậu Th́n. Hiện nay anh Đăng đang định cư tỵ nạn tại California.

    Sau Tết dương lịch, các đội được thay phiên đưa ra đồng, sát ngay bên thiết lộ Saigon-Biên Hoà, để cuốc đất vun luống trồng khoai ḿ. Một sự kiện đă xẩy ra vô cùng ngoạn mục không ngờ được là, khi đoàn xe hoả chạy ngang qua khu vực lao động của chúng tôi, trên các toa xe đầy đặc bộ đội Cộng sản mặc đồ tác chiến, súng lăm lăm nơi tay, thế mà có một nhóm trẻ em chơi sát đường rầy, đă can đảm ném đá khi đoàn xe chạy ngang, và lớn tiếng chửi: “-Đ..M.. Cách mạng giải phóng!”

    Bộ đội Cách mạng mang súng đi theo canh bọn tù cải tạo chúng tôi, chỉ nghệt mặt làm ngơ yên lặng chẳng nói ǵ. Chúng tôi phải giữ thái độ thản nhiên, như không hề thấy sự việc vừa xẩy ra. Nhưng khi về trong trại, anh em mới xôi nổi ngỏ lời bàn tán, thán phục mấy em nhỏ thật là dũng cảm.

    Kể từ ngày hôm sau, không đội nào được đưa ra ngoài lao động nữa. Thật là một chuyện vui bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Có thế, bọn nhân danh Cách mạng Giải phóng mới hiểu được rằng, dân chúng miền Nam chẳng ưa ǵ họ, mà chỉ sợ v́ họ là những người không c̣n nhân tính có vũ khí trong tay, có thể giết bất cứ ai, kể cả Cha Mẹ nếu Đảng chỉ thị. Như trường hợp điển h́nh của Cán bộ trung kiên cao cấp lăo thành Trường Chinh chẳng hạn.

    Trước khi Trường Chinh được Đảng đưa lên làm Tổng Bí thư, đă từng phải thi hành lệnh Đảng về quê “nơi chôn nhau cắt rốn”, đấu tố xử tử chính Cha ruột của ḿnh, trong chiến dịch cải cách ruộng đất ở miền Bắc Xă hội chủ nghiă hồi năm 1955, thời gian CSVN nắm toàn quyền sinh sát trên đất Bắc, theo Hiệp định Genève tháng 7-1954 kư kết với Pháp do lệnh các quan Thầy Nga Tầu “chỉ đạo”.

    Xem tiếp chương 7...

  3. #123
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    chương 7 : 1976 - BÍNH TH̀N, TẾT ĐỔI ĐỜI

    Tháng 12 năm 1975, lần đầu tiên kể từ khi bị tập trung đưa đi cải tạo vào giữa tháng 6 năm 1975, Ban Chỉ huy Trại giam Suối Máu, Tam Hiệp, Biên Hoà, cho Tù Cải Tạo được viết thơ để trại chuyển về báo tin cho gia đ́nh biết là ḿnh đang c̣n sống. Đồng thời xin gia đ́nh gửi tiền, quà “bồi dưỡng”, và quần áo chống lạnh, qua hệ thống Bưu điện, để ăn mừng Noel 1975 và Tết Bính Th́n (1976).

    Tùy theo khả năng của mỗi gia đ́nh, ai muốn gửi bao nhiêu tiền, bao nhiêu gói quà cũng được, không bị hạn chế. Riêng anh Nhà trưởng Nhà 2 của chúng tôi, c̣n nhờ được Cán bộ Quản giáo Đội, đưa thư đến tận nhà riêng, và đem giùm những thực phẩm nhà tiếp tế vào cho, từ nhiều ngày trước khi trại chính thức cho phép, Tù được biên thư xin gia đ́nh gửi đồ “tiếp tế” qua hệ thống Bưu điện.

    Vài ngày trước Lễ Giáng sinh 1975, anh em Công giáo trong Khu giam các Đại tá th́ thầm truyền tai nhau, có lễ mừng Giáng sinh tổ chức lén tại dẫy nhà gần cuối khu. Mọi người yên tâm tham dự không sợ, v́ đă cắt cử người canh chừng báo động, đề pḥng trường hợp Cán bộ vào trại bất tử. Tôi không quan tâm t́m hiểu kỹ, v́ không phải là tín hữu Kitô giáo, nên không biết Lễ cử hành tại đâu, vào giờ nào, ai Chủ Tế, và số người tham dự có đông không.

    Sáng ngày cuối năm Ất Măo, trong Láng chúng tôi có anh Dương Hiếu Nghĩa (Đại tá Thiết giáp binh) chủ xướng, đề nghị kín với anh Nhà trưởng Nhà 2, thiết lập một bàn hương án ngoài sân trống nằm giữa hai dẫy Nhà 1 và Nhà 2, để anh em cúng Giao Thừa đón Xuân Bính Th́n (1976). Được sự đồng ư của anh Nhà trưởng, Tôi đă tiếp tay với anh Nghĩa lập một “bàn hương án dă chiến”, bằng chiếc khay tôn dài 80 phân, rộng 60 phân, vẫn dùng đựng cơm phát cho anh em trong Láng chúng tôi ăn hằng bữa, đặt trên chiếc lu bằng nhựa ni lông tṛn cao 1 mét, vẫn dùng đi lănh nước chín về phát cho anh em hàng ngày. Trên “bàn hương án dă chiến” này, chúng tôi bầy cành hoa mai giấy làm lấy, bánh chưng, mứt kẹo, nước trà, đèn cầy (nến), và lon sữa ḅ cắm nhang, để cúng Trời Đất Thần Linh.

    Chúng tôi bầy “bàn hương án dă chiến” tại cuối khoảng sân nhỏ hẹp giữa hai dẫy Nhà 1 và Nhà 2. V́ khoảng sân này được coi là địa điểm an toàn. Nó không bị quan sát từ phía ngoài rào trại, cũng như từ đồn canh kiểm soát tại cổng Khu, nhờ có dẫy Nhà Bếp lớn dài của Khu che khuất.
    Khu giam chúng tôi chỉ có một cổng ra vào duy nhất. Muốn vào trong khu, phải đi ṿng vèo theo lối nhỏ chật hẹp giữa 2 hàng kẽm gai, bề ngang cỡ 80 phân, mất ít nhất là 3 phút, mới từ cổng vào đến được trước cửa điếm canh bên trong sân. Vào lọt rồi, c̣n phải đi qua một sân trống, rộng dài cả hơn trăm mét, mới tới lối rẽ vào đầu dẫy nhà kế bên Nhà 2 của chúng tôi.

    Đặc biệt đêm 30 Tết, Ban chỉ huy trại giam “chiếu cố”, để đèn điện sáng tới lúc qua Giao Thừa mới tắt, cho Tù trong các Láng được vui chơi tṛ chuyện thoải mái, chuẩn bị đón năm mới. Cán bộ canh tù cũng mải chuẩn bị vui Tết đơn vị, mừng một năm Cách mạng toàn thắng, Thống nhất đất nước, nên cũng chẳng vào bên trong Khu, rảo quanh kiểm soát gắt gao như thường lệ. Anh Nghĩa và Tôi sửa soạn các thứ cúng từ hồi chiều, nhưng đợi tới khoảng hơn 11 giờ khuya, mới bắt tay vào việc bầy biện “bàn hương án dă chiến” ra sân. Công tác vừa hoàn tất dược chừng năm phút, th́ nghe tiếng chuông Nhà Thờ gần trại giam bắt đầu vang vọng báo Xuân sang.

    Pháo bắt đầu đùng đẹt nổ bên phiá khu nhà Cán bộ cảnh vệ, và râm ran vang vọng từ xa xa nơi Dân chúng sống gần quanh trại giam. Anh Nghiă và Tôi ra sân, đến bàn thờ thắp nhang đèn, vái cúng Trời Đất Linh Thần. Chúng tôi cầu xin phù hộ cho Dân tộc Việt Nam được sống yên vui hạnh phúc, khắp nơi bàng bạc t́nh thương, và cho chúng tôi cùng gia đ́nh vợ con luôn sức khoẻ, tai qua nạn khỏi, sớm được đoàn tụ bên nhau, xây dựng cuộc sống an lành trong xă hội mới.

    Mấy phút sau, lẻ tẻ cũng có một số bạn trong Nhà 1 và Nhà 2 của chúng tôi, lần lượt âm thầm đến trước “bàn hương án dă chiến”, chắp tay vái lạy cầu nguyện Trời Đất Thần Linh phù hộ. Mỗi người vái lạy cầu xin Trời Đất Thần Linh phù hộ xong, lập tức rời ngay bàn thờ lanh lẹ trở vào Láng của ḿnh, t́m bạn bè bắt tay mừng chúc nhau mọi sự tốt lành trong năm mới.

    Hai Láng của chúng tôi làm như vậy, c̣n các Láng khác th́ không biết. Không dám liều lĩnh lần ṃ đi quan sát, nên không biết. Quy luật trại rất gắt gao, cấm mọi di chuyển ra ngoài Láng ban đêm, ngoại trừ nhu cầu đi vệ sinh. Ban đêm, mỗi khi đi ra đi vào nhà, đều phải báo cáo lớn tiếng :

    “-Báo cáo anh bộ đội, tôi đi nhà vệ sinh.”

    hoặc

    “-Báo cáo anh bộ đội, tôi đi nhà vệ sinh vào.”

    Chẳng biết anh bộ đội đứng ŕnh ở khe ngách nào, nếu không làm đúng quy lệ, bỗng nhiên anh ta lên tiếng hạch hỏi :

    “-Anh kia đi đâu?”

    th́ lănh tai vạ ngay.

    C̣n tiếp...

  4. #124
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Để cho Tù “biết ơn Cách mạng,” và “hân hoan” mừng đón Tết Bính Th́n (1976), trại giam tổ chức thực hiện “báo tường”, đấu bóng chuyền, đấu cờ tướng. Mọi người, mọi Đội được “khích lệ” “đăng kư” “thi đua”, tranh giải thưởng.

    Nhà 2 của chúng tôi phối hợp với Nhà 1, lập Đội bóng chuyền tham gia tranh giải, v́ 2 nhà thuộc chung một nhóm hoả vụ, nên hàng ngày thường xuyên được phép qua lại liên lạc mật thiết với nhau.

    Nhân số cầu thủ ghi danh tham dự đội bóng của Nhà 2 đông hơn Nhà 1

    Anh em cầu thủ thuộc Nhà 2 phần đông làm việc trong Bộ Tổng tham mưu, biết Tôi từ hồi làm Chỉ huy phó Viễn Thông Bộ TTM những năm đầu thập niên 1960, là một cầu thủ tài tử khá trong đội bóng chuyền Sĩ quan của Bộ Chỉ huy Viễn thông. Nên mọi người “nhất trí” yêu cầu tôi
    làm Trưởng đội bóng, để đôn đốc anh em tập luyện hàng ngày.

    Những người ghi danh tham gia trong Đội bóng chuyền chúng tôi, được miễn mọi dịch vụ hàng ngày, để tập luyện gấp rút cả sáng lẫn chiều.

    Chúng tôi đă cố gắng hết sức ḿnh, luyện tập tinh thần kỷ luật đồng đội, kỹ thuật đón chuyền banh cho nhau được thật thuần thục, cũng như tập luyện thể dục và sức chịu đựng của cơ thể ngoài nắng cho thật dẻo dai. Rút cuộc, thành quả sau cùng chúng tôi đạt được rất vẻ vang.

    Trong Khu giam chúng tôi được chia ra 2 phân khu nằm sát bên nhau, không rào gai ngăn cách. Khoảng 7 Nhà bên phiá Đông và Bắc, giam các Đại tá và vài ông Tướng đưa từ Khám Chí Hoà, Saigon tới. Số c̣n lại bên phần đất phiá Tây và Tây Nam, giam các Trung tá ít hơn chúng tôi.

    Bên phiá các Trung tá chỉ lập có 1 đội banh. Bên phân khu Đại tá chúng tôi đông người hơn, nên có tới 2 đội “đăng kư” tranh giải. Như vậy là có tất cả 3 đội bóng chuyền ghi danh tranh tài, nên cuộc chơi được tổ chức theo thể lệ đấu Tam Giác. Theo phương thức này, cả 3 đội phải thay phiên đấu với nhau theo kết quả bốc thăm. Đội nào bị thua cả 2 đội kia th́ bị loại. Hai đội thắng đấu chung kết, tranh giải Nhất, Nh́, trong 3 ván 21 điểm. Đội nào thắng liền 2 không, hoặc 2 trên 1 th́ được coi là vô địch lănh phần giải Nhất.

    Mồng Một Tết, cuộc tranh giải bắt đầu lúc 8 giờ sáng. Đội bóng của chúng tôi được gọi là đội A, may mắn bốc thăm được ra quân đầu, tranh ăn thua với đội B. Chúng tôi thắng 2 không, được ngồi nghỉ chờ xem 2 đội B và C đấu với nhau. Đội C thắng đội B cũng 2 không, được nghỉ 30 phút giải lao, trước thi đấu chung kết với đội chúng tôi.

    Cuối cùng, đội của chúng tôi thắng trận chung kết với tỷ số 2 trên 1, lănh giải thưởng hạng Nhất, gồm 1 hộp mứt thập cẩm và 1 bao thuốc lá Sapa sản xuất tại miền Bắc Xă hội chủ nghiă. Anh em tụ lại thưởng thức vui vẻ để mừng thắng lợi đầu năm, do chính công sức hợp quần kỷ luật của cả đội nên mới đạt được.

    Trận đấu chung kết diễn ra khá gay go, sau khi hai bên hoà nhau 1-1 với tỷ số ngang ngửa. Ván thứ nhất đội chúng tôi thắng 21 trên 19. Ván thứ 2 đội chúng tôi thua lại 21 dưới 23. Ván sau cùng đội C dẫn trước 10 trên 9. Theo luật thi đấu đă thoả thuận trước, trong thời gian tranh đấu ván kết thúc, khi có đội dẫn đến 10 điểm thắng, th́ bắt buộc phải thực hiện việc đổi sân giữa 2 Đội, trước khi tiếp tục giao đấu.

    Thật là may mắn, đội chúng tôi được chuyển sang phiá sân quay lưng vào mặt Trời, nên không bị chói mắt. Chúng tôi đă khai thác lợi thế đó, lúc th́ đưa bóng thật cao và sâu sang tận cuối sân bên đối phương, lúc th́ bỏ nhỏ sát lưới. Dĩ nhiên xen kẽ các cú banh dài ngắn, có những cú
    đập vũ băo sát lưới, của 3 tay đập thường xuyên đứng tại hàng đầu. Đội của chúng tôi có tới 4 tay nhẩy cao đập bóng lận. Chúng tôi áp dụng lối thay đổi chớp nhoáng vị trí các cầu thủ, ngay sau tiếng c̣i trọng tài thổi báo cho phép đối phương giao banh. Nhờ thế, lúc nào tại hàng đứng bên lưới, chúng tôi cũng có 3 tay búa để cản và áp đảo đối phương.

    Cuộc đấu bóng chuyền trong tù đầu năm Bính Th́n này, đă lưu lại trong tâm hồn Tôi một kỷ niệm rất xúc động không bao giờ quên được. Anh Nghĩa đă nhắc Tôi áp dụng mánh khoé, xin trọng tài cho ngưng đấu một phút để đổi người, vào lúc đội C đang dẫn 19 huề, mặc dầu đội chúng tôi không có ai bị trục trặc ǵ cần phải ra sân cả. Nhờ thế, hùng khí ưu thế của đối phương đang hăng bị giảm đi, chúng tôi có thời gian lấy lại b́nh tĩnh, và bàn luận thay đổi chiến thuật.

    Tiếp tục đấu lại thật gay go, cả 2 bên cứ thay phiên nhau huề, đổi giao banh, lợi điểm một, rồi lại huề... Tất cả anh em trong Đội chúng tôi, không ai quan tâm đến chuyện được hay thua, nên bao giờ cũng b́nh tĩnh giữ tinh thần thể thao giải trí vui vẻ, vừa đánh vừa bông đùa khích lệ tinh thần nhau cố gắng thêm, chớ không cằn nhằn nhau khi có người lỡ làm hỏng đường banh, như bên đối phương. Nhờ thế, tinh thần đoàn kết của chúng tôi vẫn cao, lần lần nâng tỷ số bàn thắng lên, chiếm được ưu thế dẫn trước 22 trên 21.

    Đang ăn điểm, chúng tôi được tiếp tục giao banh. Trái banh đánh đi thật độc, xà xà sát mặt lưới. Bên đối phương bị mặt Trời làm choá mắt, 3 anh đứng hàng sau cũng nhanh nhẹn nhào ḿnh lăn ra đất, vớt banh kịp thời cứu nguy. Nhưng họ không có cơ hội tung banh lên cao, cho hàng đứng sát lưới đập. Nhờ thế banh được búng trả lại, sâu trong góc sân bên chúng tôi, một cách thật hiền hoà, không có ǵ nguy hiểm.

    Anh bạn đội chúng tôi đứng thủ nơi góc sân, đón banh một cách dễ dàng. Anh ấy nhẹ nhàng chuyển tới Tôi, để nâng lên cao cho anh đứng giữa sát lưới đập như thường lệ. Liếc nhanh bên sân đối phương thấy có chỗ trống. Thay v́ nâng banh lên cao, Tôi bất chợt bỏ nhỏ, sau lưng người đứng cạnh ŕa sân đối diện bên kia lưới, đang nhẩy lên hiệp cùng 2 bạn đứng sát lưới để cản banh. Trái banh đă nhẹ nhàng rơi xuống đất, ngay chỗ trống sau lưng anh ta, cùng lúc hết đà nhẩy chân anh ta vừa hạ xuống chạm mặt đất. Không vớt kịp, cú bỏ nhỏ tuyệt vời đă chấm dứt ván thứ 3, với tỷ số 23 trên 21, đem lại thắng lợi vẻ vang cho Đội chúng tôi.

    Đang ăn điểm, chúng tôi được tiếp tục giao banh. Trái banh đánh đi thật độc, xà xà sát mặt lưới. Bên đối phương bị mặt Trời làm choá mắt, 3 anh đứng hàng sau cũng nhanh nhẹn nhào ḿnh lăn ra đất, vớt banh kịp thời cứu nguy. Nhưng họ không có cơ hội tung banh lên cao, cho hàng đứng sát lưới đập. Nhờ thế banh được búng trả lại, sâu trong góc sân bên chúng tôi, một cách thật hiền hoà, không có ǵ nguy hiểm.

    Anh bạn đội chúng tôi đứng thủ nơi góc sân, đón banh một cách dễ dàng. Anh ấy nhẹ nhàng chuyển tới Tôi, để nâng lên cao cho anh đứng giữa sát lưới đập như thường lệ. Liếc nhanh bên sân đối phương thấy có chỗ trống. Thay v́ nâng banh lên cao, Tôi bất chợt bỏ nhỏ, sau lưng người đứng cạnh ŕa sân đối diện bên kia lưới, đang nhẩy lên hiệp cùng 2 bạn đứng sát lưới để cản banh. Trái banh đă nhẹ nhàng rơi xuống đất, ngay chỗ trống sau lưng anh ta, cùng lúc hết đà nhẩy chân anh ta vừa hạ xuống chạm mặt đất. Không vớt kịp, cú bỏ nhỏ tuyệt vời đă chấm dứt ván thứ 3, với tỷ số 23 trên 21, đem lại thắng lợi vẻ vang cho Đội chúng tôi.

    Tiếng c̣i của Trọng tài, tuưt tuưt tuưt, tuưt tuưt tuưt, nhiều hồi liên tiếp vang lên báo hiệu măn trận đấu. Khán giả đứng xem chung quanh sân ùa vào, nhấc bổng Tôi lên vai, khênh đi một ṿng giữa những tiếng “hoan hô ông già nhỏ con”, một cách nồng nhiệt.

    Mọi người tán thưởng đội chúng tôi nồng nhiệt như vậy, v́ cầu thủ của đội C toàn là anh em cấp Trung tá, cũng lớn tuổi nhưng tương đối trẻ hơn chúng tôi. Mọi người thấy rơ ràng, sức chịu đựng của anh em mạnh và dẻo dai hơn chúng tôi. Nhưng v́ nóng nẩy muốn dứt điểm sớm, hay cằn nhằn làm bực ḿnh nhau, nên mới thua. Chúng tôi đă thắng, nhưng thật vô cùng vất vả.

    Về “Báo tường”, Nhà 2 của chúng tôi có Đại tá Bá Th́n tự Long rất khéo về hoạt hoạ, tŕnh bầy tờ báo thật đặc sắc, mầu sắc hài hoà nổi bật, h́nh vẽ mỹ thuật sắc sảo vui mắt. Bài vở th́ do anh em cả hai Nhà 1 và 2, cùng đóng góp rất phong phú, có cả sớ Táo quân, thơ Xuân, bài Xă luận, và nhiều chuyện vui rất dí dỏm.

    Dĩ nhiên là muốn được an toàn xa lộ, th́ mọi bài viết phải xoay quanh đề tài mừng “Cách mạng mùa Thu đại thắng”, “Chiến dịch Hồ Chí Minh Xuân Ất Măo (1975) thần thánh, Thống nhất đất nước,”, “Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng vô địch” đă đánh thắng cả 3 Đế quốc Tư bản “giầu mà không mạnh” là Pháp, Nhật, và Hoa Kỳ.

    Phần lớn ư tứ diễn đạt trong các bài được lựa đăng trên “báo tường”, đều phải “phản ánh” đúng những ǵ 10 bài học tập muốn nhồi sọ. Thật t́nh, phải thán phục những anh em tham gia góp bài rất khôn khéo, đă sáng tác những đoạn văn rất hay làm vui ḷng Cách mạng. Cũng có những bài vô thưởng vô phạt nhưng rất hữu ích, do các Đại tá Quân y viết. Như các đề tài ǵn giữ vệ sinh cá nhân và luyện tập vận động cơ thể để sống khoẻ mạnh hàng ngày, ǵn giữ vệ sinh công cộng tránh các bệnh truyền nhiễm, thường phát sinh lan truyền trong đám đông sống chung thiếu các tiện nghi và thuốc pḥng ngừa...

    Nhờ thế báo tường của Nhà 2 chúng tôi, cũng được giải thưởng. Anh Nhà trưởng của chúng tôi rất vui, cho biết là Cán bộ Quản giáo Đội cũng được Ban chỉ huy trại “biểu dương”. Từ đó anh em thấy cử chỉ Quản giáo đối xử với Đội, tương đối dễ dăi hơn các Đội khác.

    Ngày Tết Nguyên Đán đầu năm, Nhà 2 của chúng tôi có được hai điều vui, nhưng lại gặp một điều buồn, tủi hổ không thể nào quên được. Số là anh em thường tụm thành từng nhóm 4, 5 người ăn chung. Đến giờ lănh cơm và thức ăn, chỉ cần 1 người đại diện lấy vật dụng của các bạn trong nhóm, tập trung nộp cho người trực ngày của Láng phân chia. Trước khi chia, bao giờ người trực cũng đếm số dụng cụ đựng thực phẩm đă xếp hàng, xem có phù hợp với số người được thụ hưởng không. Nếu thấy thiếu th́ nhắc nhở lớn tiếng, để ai quên chưa nộp phải đem ngay dụng cụ tới lănh phần của ḿnh. Trường hợp dư cũng phải loan báo lớn tiếng, nhắc nhở người nào lỡ quên để 2 dụng cụ phải đến lấy bớt ra.

    Hôm đó, trước khi ra trạm canh tại cổng gặp Cán bộ Quản giáo Đội, anh Nhà trưởng đă tự để dụng cụ lănh phần thịt của ḿnh rồi, nhưng anh bạn cùng ăn trong nhóm không biết, lại để dụng cụ đúng theo sĩ số cho cả nhóm. Do đó tổng số dụng cụ nộp lănh thịt dư ra một chiếc. Nhắc nhở 3 lần không ai trả lời, v́ mọi người c̣n mải đi xem các cuộc vui Xuân ở ngoài sân, nên anh trực phụ trách chia thịt, tự động bỏ đại 1 Gamen ra bên.

    Chẳng may gặp đúng ngay Gamen của 1 bạn, chẳng ăn chung mâm với ai. Thịt chia xong, anh bạn kia đến lấy, thấy Gamen của ḿnh bị bỏ sang một bên, trống trơn không có phần thịt, đă lớn tiếng khiếu nại. Lời qua tiếng lại gây gổ, suưt nữa thành ra ẩu đả.

    May sao anh Nhà trưởng ở ngoài bước vào, hỏi rơ sự việc, liền quyết định yêu cầu mọi người đến nhận diện dụng cụ, để tự lấy phần của ḿnh. Nhờ thế, mới ḷi ra chính người phụ trách chia thực phẩm, ăn cùng mâm với anh Nhà trưởng, đă lầm lẫn để dư dụng cụ nhận phần thịt cho nhóm. Thành ra anh Nhà trưởng được chia tới 2 phần thịt.

    Anh nhà trưởng và người trực chia thực phẩm, đă phải chân thành xin lỗi anh em. Sự việc tuy nhỏ, nhưng là một điều thật đáng buồn cho cái Tết Đổi Đời đầu tiên trong tù, không bao giờ quên được.

    Kể từ Noel, trại đem 1 máy thu h́nh nhỏ (TV) đặt trên bàn gỗ ở giữa sân, để tối tối anh em Tù trong cùng Khu được phép ra ngồi xem. Ai nấy lo kiếm 1 khúc gỗ kê đít, một chiếc dép râu bỏ không dùng v́ đứt hết quai cao su, chiếc guốc đẽo lấy bằng gỗ cao su đun bếp, hoặc chiếc ghế nhỏ thấp, đặt xếp hàng giành chỗ trước từ sáng sớm. V́ màn ảnh TV quá nhỏ, người ra xem quá đông, chậm chân ra trễ phải đứng xa cả 50 mét, th́ sẽ chẳng thấy h́nh ảnh, mà chỉ nghe được âm thanh như nghe radio vậy thôi.

    Một chuyện thú vị khác, diễn ra trên màn ảnh nhỏ (hệ thống tuyên truyền bằng TV của Nhà Nước Xă hội Chủ nghĩa tại Saigon) đă làm cho chúng tôi thấy khoái trá trong ḷng. Chẳng khác nào vụ nhóm các em nhỏ, đứng bên cạnh thiết lộ Biên Hoà - Saigon, ném đá lên đoàn xe hoả chở bộ đội, và chửi thề : “-Đ..M.. Cách mạng Giải phóng!”, hồi đầu năm Dương lịch 1976 (đă kể trong một đoạn trước).

    Trong chương tŕnh đêm giao thừa, sau bài ca vọng cổ của nữ ca sĩ nổi danh miền Nam, Bạch Tuyết, ca ngợi Cách mạng mùa Thu đại thắng, là tin phóng sự của một phóng viên trẻ “đội mũ tai bèo”, phỏng vấn 1 bà lăo bán rau, ngồi bên lề đường phía cổng Tây chợ Bến Thành.

    Bỗng nhiên, mọi người đang ngồi xem đồng loạt cười ồ vỗ tay rào rào.

    Cán bộ tuần kiểm trong trại, cũng đang dừng chân đứng xem ké, ngơ ngác chẳng hiểu ǵ cả, nhưng cũng cười theo rồi bỏ đi. Đầu đuôi câu chuyện phỏng vấn như thế này:

    Anh phóng viên mào đầu ngỏ lời chào bà cụ rồi hỏi:

    -Thưa Bác, năm nay ăn Tết Cách mạng Giải phóng Thống nhất đất nước, Bác thấy thế nào?

    Bà lăo thật thà trả lời :

    “-Vui mừng lắm, v́ Giải phóng rồi, không c̣n Việt Cộng pháo kích vào Thành phố, vào Chợ, vào Trường học giết hại đồng bào và trẻ con nữa!”

    Thật là một chuyện hy hữu, không thể xẩy ra trong hệ thống tuyên truyền của Cộng sản, thế mà nó đă xẩy ra. Có Trời mới biết được tại sao.


    Xem tiếp Chương 8...

  5. #125
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chương 8 :SUỐI MÁU, TAM HIỆP, BIÊN HOÀ, QUỶ ĐỎ THỊ OAI

    Trại Suối Máu, Tam Hiệp, Biên Hoà được chia ra nhiều Khu với tên riêng (A, B, C, D…), ngăn cách bởi những hàng rào kẽm gai dầy chằng chịt, rộng khoảng 10 mét, cao 3 mét.

    Các Khu khác th́ không biết sao, trong Khu giam chúng tôi có khoảng hơn chục căn nhà tiền chế, khung sắt lợp tôn. Vách chung quanh nhà cũng bằng tôn, chân hổng cao hơn mặt đất khoảng 30 phân. Lưng chừng vách dọc 2 bên hông nhà có các khuôn cửa sổ rộng khoảng 1 mét vuông, không có cánh cửa. Lối ra vào qua 2 cửa lớn ở 2 đầu nhà cũng không có cánh cửa. Ở ngoài có thể trông suốt vào nhà, để quan sát các hoạt động bên trong, qua khoảng hở dọc bên dưới chân vách, qua các khung cửa sổ, và qua 2 cửa ra vào lúc nào cũng trống trải.

    Chung quanh nhà nào cũng đào một đường rănh, rộng 1 mét, sâu 1 mét, để nước mưa thoát đi không tràn vào nền nhà. Do đó muốn vào nhà, phải đi qua một mảnh cầu bằng vỉ sắt rộng 50 phân.

    Mỗi dẫy nhà được gọi là một Láng, dùng để giam khoảng 50 người. Mỗi khoảng nằm chia cho một người rộng cỡ 70 phân, vừa đủ trải một chiếc chiếu cá nhân.

    Trong Khu giam chúng tôi, được coi như có 2 phân khu nằm sát bên nhau, không hàng rào ngăn cách. Khoảng 7 hay 8 Láng nằm kế cận quanh giếng nước công cộng và hầm vệ sinh lộ thiên, được dùng để giam các Đại tá, và vài ông Tướng chuyển từ Khám Chí Hoà Saigon tới.
    Số Láng c̣n lại ở nửa phần đất phía Tây của Khu, giam các Trung tá và h́nh như có lẫn cả Thiếu tá, Đại úy. V́ thế trong Khu chúng tôi có tới 2 dẫy Nhà Bếp riêng rẽ, cách nhau bởi khoảnh sân tập họp lớn trống trải ngay bên cổng vào. Đồn canh tại cổng cũng như văn pḥng bên ngoài hàng rào Khu, có thể quan sát hoạt động trong cả 2 Nhà Bếp, thong thả, rơ ràng, thường xuyên ngày đêm

    Trong dẫy Nhà Bếp dành riêng cho nhóm Đại tá chúng tôi, có xây hai hàng ḷ nấu đâu lưng sát bên nhau, dọc suốt bề dài, giữa dẫy nhà. Trên mỗi lỗ ḷ có để sẵn một chiếc vạc bằng gang rộng 1 mét.

    Hai Láng 1 và 2 của chúng tôi ăn chung một hoả đầu vụ. Mỗi “toán anh nuôi” (hoả đầu vụ) phụ trách nấu cơm và thức ăn cho 2 Nhà, được xử dụng 3 ḷ sát bên nhau để nấu nướng ngày 2 bữa. Hai ḷ để nấu cơm và một ḷ để nấu canh. C̣n món mặn th́ dùng soong, đặt kiềng hoặc kê gạch trước các cửa ḷ nấu cơm mà kho, bằng than moi từ ḷ nấu cơm ra, sau khi gạo đun đă nở đều và cạn nước.

    Những người trong “toán anh nuôi” không phải dân chuyên nghiệp, mà chính là anh em tù cư ngụ trong 2 Nhà, chia nhau luân phiên đảm trách. Mỗi nhà phải cử số người cần thiết để lo một ngày. Thường mỗi “toán anh nuôi” gồm 4 người nấu cơm, 2 người nấu canh và đồ kho, 4 người đi lănh thực phẩm và bửa củi. Anh em trong “toán anh nuôi” và “toán bửa củi”, thường được “bồi dưỡng” mỗi người một ca nước cơm mỗi bữa, gạn từ chảo cơm đă xôi lâu, đang cạn nước trước khi rút lửa.

    Láng chúng tôi nằm sát ngay dọc hông dẫy Nhà Bếp, nên ngày 2 buổi đi lănh cơm, canh, và món mặn về chia nhau, không phải vất vả khênh khệ nệ đi xa như anh em ở các Láng khác. Gặp những lúc trời mưa đất trơn trượt, có thể bị té ngă làm văng đổ cơm và thức ăn ra đất. Đă có Láng bị trường hợp không may này rồi. Thật là may mắn cho chúng tôi.

    Nước dùng nấu ăn, vo gạo, rửa rau, làm cá, rửa soong chảo và đồ dùng đựng cơm canh chia cho anh em, đều múc ở giếng ngay tại sân bên cạnh nhà bếp. Nước tắm giặt, có một giếng khác ở phiá Bắc cuối Khu, gần hàng rào và hố vệ sinh công cộng lộ thiên, giáp ranh với Khu giam các sĩ quan cấp Úy.

    Hố vệ sinh được đào sâu 2 mét, rộng 2 mét, dài 4 mét. Trên ŕa một bên miệng hố, có để 1 vỉ sắt rộng 50 phân dài 5 mét (loại vỉ sắt ráp đường bay cho phi trường dă chiến), cho mọi người đứng hoặc ngồi trên đó mà tiểu hay đại tiện xuống hố. Đây là nơi tập trung cơ man nào là gịi, và ruồi nhặng. Chúng là đoàn quân xâm lăng tấn công toàn trại, đặc biệt là các khu nhà bếp, để truyền giống bệnh thổ tả, kiết lỵ cho Tù nhân.

    Nước chín để uống, các Láng giam Đại tá chúng tôi phải sang Nhà Bếp Trung tá, ở sát bên cạnh để lănh khiêng về phát cho anh em dùng. Vật dụng dùng khiêng nước, là 1 chiếc lu bằng nhựa ni lông cao 1 mét, chứa được khoảng 200 lít, cấp riêng cho mỗi Nhà. Mỗi ngày chỉ được phép qua lănh 2 lần, sáng và chiều, theo giờ quy định trước.

    Muốn vào Nhà Bếp Trung tá, phải đi băng qua chiếc cầu vỉ sắt rộng 50 phân, bắc ngang một rănh sâu hơn 1 mét, rộng khoảng 4 mét. Do đó, một hôm 2 anh bạn ở Láng chúng Tôi tới phiên phải đi khiêng nước cho anh em, đă gặp phải tai nạn khủng khiếp.

    Mặt vỉ cầu sắt bị nước sóng ra làm trơn trượt. Anh đi trước là Đại tá Bá Long tự Th́n, chẳng may bị trượt cả 2 chân, té ngồi phệt đít xuống mặt cầu. Sức nặng của lu nước sôi 200 kílô khiêng trên vai, đè anh ta giáng bàn tọa xuống mặt vỉ sắt, mạnh đến nỗi làm bể xương hông không đứng lên được. Anh em phải chạy đến khiêng đi cấp cứu, may mà không bị phỏng.

    Nằm liệt cả tháng không ngồi lên được, thế mà tới ngày anh em cấp Đại tá bị đưa ra Bắc tập trung, Ban Chỉ huy Trại giam vẫn buộc anh em khiêng anh ấy ra xe cùng “hành quân”.

    Ra đến Liên trại 1, ở xă Việt Cường, Yên Báy, anh Bá Long tự Th́n vẫn tiếp tục nằm không ngồi lên được. Phân trại cho miễn lao động và đưa vào nằm điều trị trong Bệnh xá của Liên trại 1, ngay chỗ ngă ba đường dẫn vào trại Cốc. Khoảng 3 tuần lễ sau, anh em nghe tin anh Bá Long tự Th́n chết. Theo lời giải thích của Cán bộ Phân trại trưởng, anh ấy chết v́ nội thương biến chứng.


    C̣n tiếp...

  6. #126
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một số anh em, sau 30-4-1975, v́ gia đ́nh thất tán hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn về tiền bạc, không nhận được quà. Trong lúc thiếu đói đă nẩy sinh một sáng kiến thật độc đáo và đáng thương. Các anh ấy dù không thuộc “toán anh nuôi”, phụ trách nấu ăn cho anh em, nhưng ngày nào cũng t́nh nguyện phụ bếp, nhặt rau, mổ bụng cá đánh vẩy sạch sẽ, rửa các khay tôn đựng cơm sau khi chia xong c̣n dính cơm. Chỉ với mục đích duy nhất là lượm lặt gom góp các mẩu rau già, những bộ ḷng cá moi bỏ, và những hạt cơm dính trong khay tôn, để hầm nấu lại ăn cho đầy bao tử chịu đựng qua ngày.

    Đại tá Nguyễn văn Chung (nguyên Tư lệnh phó Sư đoàn 1 BB) ở trong một Láng khác, cách Láng chúng tôi khoảng 100 mét. Nghe anh em đồn có hành động chống đối ǵ đó, nên bị bắt điều tra và giam giữ trong Conex.

    Conex là một loại thùng vuông vắn to khoảng 10 mét khối, làm bằng kim loại cứng. Quân đội Hoa Kỳ dùng để chứa các vật liệu nhỏ dễ bị hư hỏng, bởi va chạm mạnh trong khi chuyên chở đi xa, hoặc cần thả bằng dù từ máy bay xuống cho các đồn bót hẻo lánh.

    Conex được coi như là một loại nhà kho dă chiến tư hon không sợ mưa nắng. Cho nên lúc nào người ta cũng để phơi tênh hênh, giữa khoảng đất trống không bóng mát. Ban ngày trong Conex nóng như nung bởi ánh nắng, ngược lại đêm lạnh buốt v́ kim loại tích khí sương.
    Trại giam đă dùng Conex để nhốt tù bị kỷ luật. Thật khủng khiếp và dă man hết chỗ nói.

    Khoảng vài tuần sau khi bị giam trong Conex, anh Chung đă chết. Trại loan tin là anh ấy tuyệt thực để tự tử. Ai biết đâu? Anh ấy có thể bị tra tấn đến chết. Cũng có thể anh ấy bị chết ngộp v́ nóng quá, lạnh quá, thiếu dưỡng khí. Cả ngày lẫn đêm, anh em tù đâu có ai được phép ra khỏi khu giam, léo hảnh đến gần khu làm việc của Cán bộ đâu mà thấy được.

    Sau Tết Bính Th́n-1976, Trại tiếp tục cho Tù gửi thơ về nhà hàng tháng, để xin tiếp tế tiền và thức ăn khô qua đường Bưu điện. Thiếu tá Bé (dân pḥng nh́ Tiểu khu) và Đại úy Thịnh (An ninh quân đội), là 2 người trong số anh em thường được Ban Chỉ huy Khu giam đem ra ngoài khu, cả ban ngày lẫn ban đêm, phụ trách việc lựa xếp, lập danh sách thứ tự các gói quà gia đ́nh gửi đến cho Tù. Để hàng ngày trong giờ làm việc, Cán bộ dùng loa phóng thanh kêu tên từng nhóm 5 người một, tiếp nối nhau ra tŕnh diện nhận lănh.

    Sau nhiều lần được đưa ra làm việc như vậy, các anh Bé và Thịnh đă lợi dụng những lúc nghỉ ăn uống, giải lao hút thuốc giữa buổi lao động, ra ngồi nơi hàng hiên phiá sau kho và văn pḥng Cán bộ sát bên hàng rào, để quan sát thăm thú địa thế nghiên cứu lối thoát ra đường.
    Thế rồi một hôm, trời mưa gió rả rích suốt ngày đêm không ngưng. Hai anh Bé và Thịnh cũng được ra khỏi Khu giam làm việc ban đêm như thường lệ. Đến nửa khuya, trời vẫn mưa âm u mù mịt, lợi dụng lúc ra hiên sau nhà hút thuốc giải lao, 2 anh đă cùng nhau chui hàng rào kẽm gai thoát ra ngoài trốn Trại.

    Chẳng may, rào kẽm gai có treo lủng lẳng những lon nhôm trống, 1 trong 2 người đă vô ư đụng gây tiếng động. Quân canh nghi có người vượt rào đă nổ súng bắn theo. Nhờ thời tiết đêm đang mưa gió mịt mù, ánh đèn điện quanh rào bị những hạt mưa rơi chi chít phản xạ làm choá mắt, lính gác đứng trên tṛi cao không nh́n được rơ ràng cảnh vật chung quanh, chỉ hướng về phía có tiếng động bắn hú hoạ không trúng mục tiêu.

    Anh em đang ngủ nghe tiếng súng, giật ḿnh tỉnh giấc hoang mang chẳng biết chuyện ǵ. Chung quanh láng ngủ, tiếng chân người rầm rập chạy, ánh đèn pin lia qua lia lại soi dưới rănh quanh nhà. Đèn điện bật sáng, Quản giáo xộc tới cửa, hối Nhà trưởng kiểm danh “khẩn trương”. Không ai vắng mặt, Quản giáo bỏ đi. Đến sáng mới hay tin, đêm qua có người trốn trại.

    Hai người trốn đă chạy thoát được ra ngoài vô sự. Nhưng buồn thay, lưới t́nh báo của Công an Nhân dân dầy đặc, chỉ vài ngày sau 2 anh Bé và Thịnh đă bị bọn “cách mạng 30 tháng Tư” địa phương phát giác, bắt và giải nộp cho trại giam.

    Ban chỉ huy trại Suối Máu “khẩn trương” thiết lập Toà án quân sự, ngay tại Hội trường lớn của Trại, ở phía chênh chếch bên hướng Tây Nam ngoài hàng rào, xa Khu giam chúng tôi khoảng 500 mét, để đem 2 anh Bé và Thịnh ra xử án TỬ H̀NH.

    Ngày xử án, Ban chỉ huy Trại buộc mỗi Láng phải chỉ định một số người ra tham dự, để chứng kiến tận mắt phiên xử. Ngoài ra, Ban chỉ huy Trại c̣n mắc nhiều loa lớn, truyền âm thanh ra ngoài pḥng xử, cho tất cả những Tù khác không bị cử đi tham dự tại nơi xử án, cũng có thể nghe và theo dơi được những diễn tiến trong Hội trường nơi xẩy ra phiên xử.

    Nhưng, Trời đă không chiều theo ư muốn của bọn Quỷ Đỏ. Suốt buổi sáng, ṿm trời Suối Máu trong vắt, le lói ánh nắng vàng. Bỗng dưng một dải mây thành dài đen kịt, hiện ra nơi phía Đông Bắc. Gió nổi từng cơn liên tục, đưa mây tràn phủ lần lần sang hướng Tây Nam. Do đó những âm thanh, khuếch đại qua loa phóng thanh, bị cuốn đi theo chiều gió ra ngoài đồng trống. Anh em trong trại nghe câu được câu chăng, nên không theo dơi được trọn vẹn những diễn tiến của phiên xử án.

    Những đoạn lơm bơm nghe được, toàn là lời buộc tội của Công tố viên và Quan toà. Không ai nghe thấy tiếng các bị cáo hay luật sư bào chữa phản bác lại. Thời gian phiên xử cũng không lâu lắm, khoảng chừng một tiếng đồng hồ. Sau cùng, những tràng súng oan nghiệt nổ vang dội khắp vùng Suối Máu, đă báo tin kết thúc phiên xử. Ôi! Thật là tang thương ai oán biết chừng nào.

    Những người tham dự về cho biết. Ngay sau khi Chánh án tuyên bố án phạt tử h́nh. Các quân canh đứng sát ngay bên 2 anh, lập tức nhét liền một cục giẻ lớn vào mồm không cho các anh ấy kịp nói. Rồi họ dùng vải bịt mắt, xốc nách dẫn ngay ra băi đất trống gần đó, trói vào 2 cọc gỗ đă đóng sẵn, nổ súng liên thanh giết liền.

    Có một hiện tượng đặc biệt đă xẩy ra, không một ai bị giam tại Suối Máu vào lúc ấy có thể quên được. Trời đang trong sáng với ánh nắng vàng le lói, nhưng đúng lúc sắp tuyên án, gió lộng ào ào liên tục mạnh hơn, kéo mây phủ kín cả bầu Trời. Cảnh vật Suối Máu tối xầm hẳn xuống.

    Đúng vào lúc mọi người rợn ḿnh nghe tiếng những tràng đạn nổ, cướp đi đời sống của 2 Dũng sĩ Việt Nam Cộng Hoà, th́ Trời cũng đổ ào xuống một cơn mưa mau nặng hạt.

    Mưa gơ rào rào trên các mái tôn, như muốn khoả lấp không cho anh em Tù, đang nh́n nhau nghẹn ngào rưng rưng lệ, phải nghe tiếng vang oan nghiệt của những tràng đạn, do bọn Qủy Đỏ đang reo họa trên mảnh đất miền Nam thân yêu, của ḍng giống Tiên Rồng Lạc Việt.


    Xem tiếp chương 9

  7. #127
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chương 9 : BẮT ĐẦU NẾM MÙI MIỀN BẮC XĂ HỘI CHỦ NGHĨA

    Khoảng đầu tháng 6-1976, sau vụ xử tử h́nh hai bạn tù Bé và Thịnh vượt rào trốn trại, đoàn cán bộ Trung ương Hànội “khẩn trương” tới trại Suối Máu gặp Tù. Họ giải thích trấn an thêm, về chính sách khoan hồng nhân đạo của Đảng và Nhà nước Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) “trước sau như một”, cho mọi người thêm tin tưởng mà đừng dại dột có hành động chống đối hoặc trốn trại.

    Trong đợt học tập này, một số anh em tù Đại tá chúng tôi bị gọi ra văn pḥng Khu, gặp cán bộ để “làm việc”, trong đó có Tôi. Họ hỏi về tổ chức, trách nhiệm của các Cơ quan, Đơn vị, ḿnh đă phục vụ từ ngày nhập ngũ cho đến ngày 30-4-1975. Rồi đưa giấy bút cho ḿnh trở vào trong trại giam, ngồi ghi chép lại để nộp cho họ trong ṿng 3 ngày sau. Có điều thú vị là, ai bị gọi “làm việc” như vậy, đều được Cán bộ “bồi dưỡng” cho 300 gram đường cát trắng, và 1 bao thuốc lá Sapa sản xuất từ miền Bắc Xă hội Chủ nghĩa (XHCN).

    Thực ra, mục đích chính của đợt học tập này, là lập hồ sơ cá nhân Tù, trước khi đưa đi các trại lao động cải tạo thật sự. Họ chụp ảnh từng người, lăn dấu các ngón tay vào bià cứng, loại thường dùng để làm hồ sơ cấp thẻ căn cước. Họ buộc mọi người khai chi tiết lư lịch cá nhân, vợ, con, anh chị em cha mẹ ruột của ḿnh, anh chị em cha mẹ của vợ, và ông bà họ hàng thân thích nội ngoại từ 2 đời trước ḿnh. Họ c̣n bắt ghi cả nghề nghiệp, nơi ở và nơi hành nghề hiện tại của mọi thân quyến nêu trên.

    Ít ngày sau đợt học tập chấm dứt, vào một đêm không trăng sao, mọi người đang an giấc, bỗng dưng đèn điện trong nhà ngoài sân bật sáng trưng. Đồng thời, loa phóng thanh ngoài cổng Khu oang oang ra lệnh, thu gói đồ đạc tư trang cá nhân ra sân tập họp đợi lệnh. Bộ đội canh tù cầm súng chạy rầng rầng chung quanh các Láng. Cán bộ Quản giáo đến đứng trước cửa từng nhà hối thúc “khẩn trương! Khẩn trương!”.

    Khoảng 30 phút sau, mọi người tay xách nách mang tư trang, tề tựu xếp hàng theo thứ tự từng Đội đầy nghẹt sân tập họp. Các Quản giáo chạy vào các Láng trống, kiểm soát lần chót để chắc chắn mọi người đă ra hết. Đồng thời, Bộ đội cảnh vệ từ bên các dẫy hàng rào kẽm gai chung quanh Khu, cũng rút lần lần vào xiết chặt ṿng vây, lăm lăm tay súng, chia nhau đứng ṿng quanh sân canh gác.

    Ban Chỉ huy Trại bắt đầu đọc tên từng người một, buộc phải trả lời “Có!”, rồi đứng lên mang hành trang của ḿnh, đi ra ngoài cổng Khu giam ngồi sát nhau, dài dài 2 bên lề đường. Độ chừng 150 người được gọi ra, trong đó có Tôi, tức là khoảng phân nửa tổng số Đại tá bị giam giữ tại đây. Những người không có tên phải ra đi, ngồi lại tại chỗ đợi lệnh.

    Người cuối cùng trong nhóm phải lên đường vừa ra khỏi cổng, th́ lệnh hô :

    “-Mọi người ngồi xuống dọc 2 bên lề đường, bầy hết tư trang của ḿnh ra trước mặt để Cán bộ kiểm tra”.

    Họ yêu cầu mỗi người phải tự “cảnh giác” vứt bớt đồ đạc của ḿnh đi, chỉ để lại những ǵ thật cần thiết cho nhẹ nhàng dễ di chuyển.

    Nhiều anh nhà khá giả được tiếp tế hậu hỹ, ngoài chiếc vali đựng quần áo c̣n 2, 3 bao ba lô đựng đầy lon gô, cóng ni lông đựng thực phẩm, phân vân không biết để cái nào vứt cái nào, thật khó xử.

    Phần Tôi nghèo nàn, chỉ có 2 món rất nhẹ nhàng. Chiếc túi vải đeo lưng, may lấy bằng vải kaki xanh nước biển, đựng quần áo, mùng, mền, 2 bọc ni lông đựng mỗi bọc 1 kí lô ḿ ăn liền vụn, keo đường thẻ, vài bọc kẹo lạc. Và một túi xách nhỏ cằm tay, loại đeo đạn phóng lựu nhặt được tại bên chân bờ rào trại Long Giao, đựng chiếc soong tôn nhỏ, do anh bạn Đại tá Trịnh Đ́nh Đăng chỉ vẽ cách g̣ lấy từ ngày về trại Suối máu này, với chiếc bi đông nhựa đựng nước uống, bộ gà mèn th́a nỉa đựng đồ ăn hàng ngày, và bộ cờ Mạt Chược đẽo bằng gỗ cao su. Nên chẳng phải bận tâm tính toán ǵ cả. Thế mà Cán bộ kiểm tra cũng nhặt chiếc soong tôn nhỏ, vứt vào đống đồ phải loại bỏ không cho mang theo. Ông ta nói :

    “-Tới nơi mới không cần nấu nướng riêng.”

    Sau khi mọi người ṃ mẫm cởi gói, bầy hết tư trang của ḿnh ra xong, các Cán bộ nối tiếp nhau đi qua đi lại nhiều lần, rọi đèn pin coi ai c̣n nhiều đồ cồng kềnh, th́ họ tự động lấy những thứ nào mà họ cho là không cần thiết, vất thành một đống bên vệ đường

    Người vứt đi kẻ nhặt lại, gạn ép măi. Cuối cùng mọi người cũng được lệnh gói ghém đồ đạc c̣n lại cho gọn gàng, di chuyển ra chỗ khác theo thứ tự tên gọi, họp thành từng nhóm riêng cho mỗi xe, ngồi chờ.
    Qua tin tức truyền tai nhau, theo sự bật mí của cán bộ Trưởng Khu, được biết là anh em chúng tôi sẽ “hành quân” về hướng Hóc Môn.
    Mọi người ngồi bệt xuống đất bên vệ đường, tựa lưng vào đống hành trang riêng, ngủ gục phơi sương chờ. Măi đến khoảng 4 giờ sáng xe mới tới. C̣i hiệu giục tuưt tuưt tuưt từng hồi đánh thức mọi người. Cán bộ hướng dẫn từng đội ,đến bên từng xe theo số quy định trước , luôn mồm hối thúc " khẩn trương " .

    Đoàn xe di chuyển ra xa lộ Biên Hoà, rẽ về hướng Saigon, băng qua cầu Tân cảng Thị Nghè, tiến vào đường Hàng Sanh, Bà Chiểu, đi về hướng ngă tư Phú Nhuận. Tới ngă tư, đoàn xe rẽ qua hướng đi G̣ Vấp. Chạy tới ngă năm Trung tâm tiếp huyết cạnh Tổng Y viện Cộng Hoà, đoàn xe rẽ vào phi trường Tân Sơn Nhất, đến đậu tại khu vực có các ụ trú ẩn dành cho các Chiến đấu cơ Hoa Kỳ trước kia.

    Trời vừa mờ sáng, sương đêm c̣n dầy đặc, không nh́n thấy ǵ chung quanh xa hơn 20 mét. Mọi người được lệnh đem hành trang xuống xe ngồi chờ máy bay. Người th́ lục lọi tư trang t́m thức ăn, ngồi bệt xuống đất ẩm sương đêm dùng bữa sáng. Người th́ chạy đến bên ụ đất giải quyết việc riêng. V́ không được bỏ chỗ tập trung đi xa quá 5 mét, nên mùi xú uế của nước tiểu và phân nóng sốt trong cơ thể thải ra xông mùi nồng nặc. Nó làm ô nhiễm bầu không khí trong lành, man mát ẩm hơi sương đang bao phủ mọi người. Thật khó chịu.

    Đợi cũng chừng hơn tiếng đồng hồ, mới thấy mấy chiếc phi cơ C-130 ḅ tới. Cán bộ Trại Suối Máu bàn giao Tù cho nhóm Cán bộ khác, mặc quân trang mầu kaki vàng, đeo súng lục, mang giầy da cao cổ đen, y như loại của lính Việt Nam Cộng hoà (VNCH) cũ, vừa từ trên phi cơ bước xuống.

    Sau khi đôi bên Cán bộ thảo luận với nhau xong, mọi người được nhóm Cán bộ áp giải mới gọi tên, lần lượt vác hành trang lên phi cơ, ngồi dài dài sát bên nhau, trên 4 dẫy ghế bằng dây vải, dọc theo thân phi cơ.

    Các Cán bộ áp giải đến từng chỗ ngồi, lấy c̣ng số 8 đeo vào tay mỗi 2 người chung một chiếc. Tôi chẳng may bị c̣ng nhằm tay phải. V́ Tôi không thuộc dân thuận tay chiêu (tay trái), nên mỗi khi khát muốn lấy bi đông nước uống, cũng thật là khó khăn. Chỉ có một tay rảnh, phải kẹp bi đông nước giữa 2 đầu gối, dùng tay trái mở nắp b́nh rồi đưa lên miệng.

    Uống xong cũng phải kẹp bi đông giữa 2 đầu gối, dùng tay vặn đóng chặt nắp b́nh lại, rồi nhét trở lại túi xách đeo ṭng teng trước ngực. Làm không cẩn thận, lỡ vuột tay b́nh rơi xuống sàn phi cơ, th́ sẽ chẳng c̣n nước mà dùng khi cần đến.


    C̣n tiếp...

  8. #128
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi mọi người đă ngồi yên chỗ, không c̣n nhúc nhích được nữa, một cán bộ đeo túi da bên hông h́nh như trưởng toán, đi một ṿng kiểm tra lại, để bảo đảm các c̣ng số 8 đă được khoá chặt chẽ, và không c̣n ai chưa bị c̣ng. Xong xuôi, anh ta mới xuống đất dẫn độ 2 phi công lên, đi từ bửng cửa mở nơi phía đuôi phi cơ, dọc qua các hàng ghế tới phía đầu phi cơ, leo lên pḥng lái. Có người nhận ra được là phi công Quân Lực VNCH cũ, nhưng không nhớ ra tên.

    Tôi không nhớ chắc có mấy cảnh vệ đi áp tải trên phi cơ. Chỉ nhớ rằng, có 2 người đứng chặn ngay nơi chân chiếc thang lên pḥng lái. C̣n những người kia đứng phía cuối phi cơ, giữa khu chất hành lư và các dẫy ghế ngồi của chúng tôi.

    Chừng dăm phút sau khi 2 phi công lên pḥng lái, thấy bửng cửa sau phi cơ từ từ dâng lên khép kín lại. Toàn thân phi cơ bắt đầu rung động, mạnh nhẹ tùy theo sự tăng giảm tốc độ của các động cơ gắn trên 2 cánh. Sau cùng thấy phi cơ lăn bánh chạy từ từ, rẽ qua phải, rẽ qua trái, ngừng lại. Giây lát sau, tiếng động cơ rú lên đinh tai nhức óc, thân phi cơ rung động mạnh, phăng phăng chạy tới mỗi lúc một nhanh hơn lấy đà cất cánh rời mặt đất, bốc lên cao.

    Sức ép của không khí do vận tốc phi cơ gây ra, làm lùng bùng tức buốt 2 màng nhĩ, ruột gan như muốn dồn lên trồi qua cửa miệng. Có người chịu không nổi, mửa ra tất cả những ǵ đă ăn vào khi sáng, lúc đang ngồi chờ phi cơ tới. Mùi chua của thức ăn chứa trong bao tử chưa tiêu hoá tuôn ra, xông nồng nặc lẫn với mùi dầu gió Khuynh Diệp và mồ hôi người, tạo thành một bầu không khí ngột ngạt làm ngộp thở, lợm họng buồn nôn.

    Phi cơ cất cánh, lượn ṿng ṿng, rồi mới bay thẳng theo hướng phải đi. Ánh nắng mặt trời chiếu từ các khung kính cửa nhỏ, bên phiá sườn phải vào trong phi cơ. Hiện tượng này cho biết, chuyến bay đi hướng Bắc, chớ không đi hướng Tây để ra Phú Quốc, như một nguồn tin đă x́ xầm hồi đang ngồi chờ dưới đất. Bay đi đâu vậy? Phải chăng lên miền Cao nguyên miền Trung, Nam phần Việt Nam?

    Một giờ, hai giờ, rồi ba giờ bay đă trôi qua, phi cơ vẫn giữ nguyên cao độ. Những anh ngồi dẫy ghế sát bên thân phi cơ cho biết, cảnh phía dưới thấy toàn là biển cả mênh mông. Vậy là đúng như Tôi đă dự đoán từ hồi c̣n ở trại Long Giao, ra cải tạo tại miền đất Bắc Xă hội Chủ nghĩa. Thật là một đại họa không hy vọng có ngày về.

    Ù ù bay măi tới xế trưa, phi cơ mới đảo cánh lượn ṿng đáp xuống 1 phi trường nhỏ trên vùng cao nguyên, chung quanh toàn rừng núi, không nhà cửa làng xóm. Phi cơ run rẩy từ từ ḅ ra khỏi phi đạo, ngừng lại, bửng cửa hậu rè rè hạ xuống. Cán bộ đến mở c̣ng cho mọi người.

    Riêng phần Tôi, không biết điềm xui xẻo nào đang chờ, c̣ng mở không ra. Mọi người xuống hết, Tôi và anh bạn đeo chung c̣ng, đành phải nghiêng người dắt nhau kẻ trước người sau, đi ngang ngang giữa 2 dẫy ghế vải, để ra bửng cửa hậu phi cơ nhẩy xuống đất. Hai cổ tay dính chặt bên nhau, chúng tôi kéo nhau đi tới đi lui cầu cứu các Cán bộ áp tải. Hồi lâu, mới có người đem 1 chùm chià khoá tới, thử hết cái này đến cái kia, sau cùng cũng giải thoát được cổ tay khỏi chiếc c̣ng ác nghiệt.

    Thật hú vía, nếu chẳng may phi cơ gặp nạn phải đáp khẩn cấp, lửa bốc cháy, một trong 2 chúng tôi bất tỉnh, người c̣n tỉnh không biết phải làm sao. Chắc là đành ngồi chịu đựng lửa thiêu đốt, và đau đớn hành hạ ḿnh lần lần, trước khi cái chết đến giải phóng cho được thảnh thơi, hồn ĺa khỏi xác.

    Sau khi chúng tôi xuống hết, các phi cơ lạnh lùng quay trở ra phi đạo, nối đuôi nhau cất cánh bay mất hút, không một lời giă biệt.

    Cách chỗ chúng tôi đứng chừng 100 mét, có một đoàn xe đậu chờ sẵn. Gần bên đoàn xe, thấy dựng 2 chiếc dù to mầu đỏ, một chiếc bàn, và mấy người mặc quân phục kaki màu vàng. Họ tiến về phiá chúng tôi. Người đi giữa coi vẻ bệ vệ, Tướng của Sư đoàn Việt cộng “tiếp quản” giáo dục chúng tôi lao động cải tạo. Ông ta cất giọng hỏi : “-Các anh có biết đây là đâu không?” Mọi người ngơ ngác lắc đầu. Ông ta tiếp tục : “-Đây là đất miền Bắc Xă hội Chủ nghiă.

    Các anh được đưa ra đây có môi trường thuận lợi hơn trong Nam Bộ, để học tập cải tạo cho mau tiến bộ. Thời gian sẽ không lâu, khoảng từ 3 đến 5 năm thôi. Tuy nhiên, cũng c̣n tùy thuộc vào tinh thần học tập và sự tiến bộ của mỗi người.” Ông ta chỉ nói bấy nhiều lời, rồi đứng đó nh́n chúng tôi theo lệnh trưởng đoàn áp tải lên xe. Anh em chúng tôi cũng chẳng ai có dịp hỏi xem, đây là địa phương nào của đất miền Bắc Xă hội Chủ nghĩa.

    Đoàn xe chuyển bánh, chạy ṿng vèo xuống dốc, băng rừng xuyên núi, măi mới tới 1 bến phà. Một mảnh ván nhỏ trên đầu cọc gỗ đóng bên lối dẫn xuống bờ sông, ghi 3 chữ “Phà Âu Lâu”.

    Bề ngang sông cũng không rộng lắm, nước chẩy cũng không xiết lắm, nên phà được mấy người lái kéo bằng tay, dựa theo sợi dây cáp căng từ bờ bên này sang bờ bên kia, chớ không dùng động cơ đẩy. Xe lần lượt qua phà từng chiếc một.

    Có vài người dân địa phương cùng xuống phà, qua sông một lượt với chúng tôi, nhưng v́ lệnh cảnh vệ áp giải cấm không được tiếp xúc với dân chúng, nên không ai giám hỏi chuyện. Khi cả đoàn xe qua phà xong, lại tiếp tục con đường độc đạo, leo ṿng vèo theo các sườn dốc núi cao, 2 bên toàn rừng rậm, khe sâu.

    Xóc lên dập xuống, lắc qua lắc lại, chạy măi đến xẩm tối, mới tới một khu nhà trên đỉnh đồi, doanh trại của Ban chỉ huy Liên trại 1. Đoàn xe vượt qua để rẽ xuống bên kia sườn đồi, đậu lại trước 2 dẫy nhà làm bằng “chổm” (một loại nứa nhỏ thuộc họ nhà tre). Mái nhà lợp bằng những tấm tranh “chổm” đập dẹp ra kết lại. Vách cũng bằng “chổm” đập dẹp đan thành phên. Hàng rào cao 3 mét vây quanh 2 dẫy nhà, cũng bằng “chổm” nguyên cây dài kết liền nhau, đóng sâu xuống đất. Có lẽ sản phẩm thiên nhiên chính của vùng này là “chổm”, nên cái ǵ cũng làm bằng “chổm” cả.

    Xuống xe xong, anh em được lệnh chia thành 2 nhóm, vào ngủ trong các căn nhà “chổm” đó. Một số anh lanh lợi tinh khôn, chạy ùa vào trước dành chỗ nằm tốt. Nhưng buồn một nỗi, sàn nằm cũng bằng phên “chổm”, nên chỗ nào cũng cồm cộm đau lưng như nhau.

    Không ai nói cho biết đây là đâu, nhưng anh em cũng đoán ra là khu trại đặc trách sản xuất gạch. V́ sát ngay bên ngoài hàng rào khu nhà, thấy lù lù cao ngất một ḷ nung gạch. Anh em x́ xầm đoán là được đưa đến đây học làm nghề sản xuất gạch. Chẳng ai nói ra, nhưng chắc chắn trong thâm tâm mọi người đều ngài ngại lo lắng. Hẳn là ai cũng đang mường tượng ra cảnh mùa đông giá lạnh, quần vắn lên tận bẹn, áo cuộn tay tới nách, quần quật lăn lộn với những hầm đất sét, nhào nặn đóng gạch, đi lấy gỗ rừng về nung đốt ḷ ngày đêm, sẽ vất vả lắm. Nhưng biết làm sao, đến lúc đường cùng rồi phải kiên nhẫn chịu đựng, lâu dần rồi cũng phải quen.
    Đi học lao động cải tạo tư tưởng, để mong tiến bộ trở thành người Công dân Xă hội Chủ nghĩa, th́ tránh sao khỏi khổ nhục nặng nề vất vả. Điều căn bản là làm sao giữ được sức khoẻ, sống được đến ngày về với vợ con, xây dựng lại cuộc đời dưới cái chế độ độc tài, mà ḿnh đă bao năm cằm súng chiến đấu chống nó.

    Sau khi ai nấy thu xếp xong tư trang tại chỗ nằm tạm của ḿnh, quay ra sân quan sát cảnh vật th́ trời đă tối mù. Thời gian giao điểm giữa ngày và đêm, trên cái vùng rừng núi cao nguyên Bắc Việt này sao mà nhanh đến thế.

    Cùng lúc đó, Cán bộ cũng chở thức ăn tối đến phát cho mọi người, theo biên chế lúc lên máy bay tại Sàig̣n hồi sáng tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Dưới ánh đuốc chập chờn, thấy những thúng đựng thứ ǵ mầu lẫn trắng và vàng, có người cười reo cho là xôi đậu xanh. C̣n những thau nhôm khác đựng thứ có mầu nâu xậm, có người lại đoán là thịt ḅ kho. Xôi đậu mà ăn với ḅ kho, sau một ngày di chuyển vất vả th́ thật là tuyệt vời. Nhưng khi lănh rồi đem vào buồng giam chia nhau ăn, mới chưng hửng tan mộng. Bắp khô xay nhỏ nấu chín, và khoai lang luộc. Bữa ăn tối đó, ngô độn khoai, với chút muối vừng (mè).

    Có lệnh cho mọi người xuống suối tắm rửa “khẩn trương”, trước khi điểm danh vào nhà giam đi ngủ. Trời tối hu, không đèn đóm. Con đường ṃn dẫn xuống suối hẹp, dốc thẳng đứng, đất đá lổn nhổn trơn trợt, phải luồn lách cây rừng và cỏ lau 2 bên tḥ ra quẹt cứa xây sát cả mặt mày, mới tới được bờ suối. Ḍng nước cạn chỉ cao tới lưng bắp chân nhưng chẩy xiết, lạnh cóng. Ḷng suối đầy sỏi đá lớn nhỏ bám đầy rêu, đạp lên trượt đứt xước bàn chân, cổ chân, máu chẩy buốt sót đau nhói.

    Nhà vệ sinh công cộng lộ thiên, ở sát bờ rào. Ban đêm ai cần đi tiểu hoặc đại tiện th́ phải ra ngoài nhà giam. Dẫy nhà chỉ có một lối ra vào duy nhất, ở phiá đầu nhà, không cánh cửa. Mỗi lần đi ra hay trở vào, đều phải cao giọng hô lớn : “ -báo cáo anh bộ đội tôi đi tiểu, -báo cáo anh bộ đội tôi đi cầu, -báo cáo anh bộ đội tôi đi tiểu vào, v.v…”

    Tối hù chẳng thấy bóng anh bộ đội ở đâu, nhưng vẫn phải hô lớn báo cáo, nếu không, tự dưng ở đâu anh ta quát : “-anh kia đi đâu?”, là sẽ mắc hoạ lớn, bị đem nhốt ngay v́ tội “có mưu đồ” trốn trại ban đêm.

    Cả hơn trăm con người tuổi đă cao, thay nhau đi ra đi vào hô hoán suốt đêm như vậy, những người khó ngủ như Tôi đành chịu cảnh thức trắng thôi. Đă thức không ngủ được, th́ óc nghĩ ngợi lang bang nhiều chuyện thật khổ tâm.

    Xem tiếp : chương 10

  9. #129
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chương 10 : LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG!

    Sau khi ở tạm tại K Ḷ Gạch (Phân trại Ḷ Gạch) được 2 đêm 1 ngày, th́ có lệnh thu gọn hành trang di chuyển tới Khu Nhà Ngói (K1), vào một buổi trưa trời quang nắng ấm. K1 tức là Phân trại 1, ở tận phía rià bên kia của thung lũng xă Việt Cường.

    Gọi là Khu Nhà Ngói v́, đây là dẫy nhà tường gạch có mái lợp bằng ngói đỏ duy nhất, nổi bật trong thung lũng. Nó lớn hơn cả khu nhà kho của Hợp tác xă, tường gạch, nhưng mái chỉ được lợp bằng tôn. C̣n tất cả các nhà của dân chúng nằm bên ven rừng sát rià thung lũng, mái đều lợp bằng rạ (đoạn thân cây lúa già c̣n lại, sau khi đă gặt các bông lúa chín). Nhà của Cán bộ canh Tù, cũng chỉ có vách kết bằng “chổm” chẻ nhỏ, chát đất chộn rơm, rồi dùng bay gỗ xoa cát lên cho phẳng mặt coi như tường, mái lợp bằng các vỉ tranh “chổm”, hoặc bằng tôn mỏng gợn sóng.

    Lúc lên đường rời K Ḷ Gạch sang K1, đồ đạc của Tù được chất lên 2 chiếc xe Molotova chở đi trước. Người xếp hàng đôi, nối đuôi nhau cuốc bộ theo sau, dưới sự áp tải của Cảnh vệ. Từ rià Tây thung lũng nơi có K Ḷ Gạch gần Ban Chỉ huy Liên trại 1, sang rià Đông thung lũng nơi có K1 (khu nhà ngói), chỉ có một con đường đất trộn đá duy nhất thẳng tắp, dài chừng 3 cây số băng ngang khu đồng ruộng của Hợp tác xă.

    Đi đến khoảng giữa đoạn đường, nh́n về hướng Nam thấy một đồi trồng trà. Bên sườn đồi có 1 dẫy nhà chổm nhỏ trông rất nên thơ, cách phiá sau cơ sở Ban Chỉ huy Liên trại 1 khoảng độ năm trăm mét. Sau này mới biết là nơi giam các sĩ quan cấp Tướng QLVNCH. Chừng hơn 20 ông th́ phải, Tôi không biết rơ con số.

    Vừa đến khu vực K1, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, khi thấy số anh em Đại tá ở lại trại Suối Máu ngày chúng tôi ra đi, cũng đang có mặt tại đây. Không biết anh em được đưa đến đây từ lúc nào. Thật là mừng vô kể. Hơn 300 Đại tá bị đưa ra miền Bắc Xă hội Chủ nghĩa, được tập trung học lao động cải tạo bên nhau, trong cùng 1 trại th́ đỡ lo. Ở chung với các bạn sĩ quan cấp nhỏ trẻ khỏe hơn, chắc chắn không thể “thi đua lao động đạt thành tích cao” như họ, sẽ khó ḷng được coi là “tiến bộ” mà hy vọng được tha về với vợ con.


    Tuy chúng tôi chỉ là bạn Tù đồng cảnh với nhau, không phải là quyến thuộc, thế mà mới xa nhau có 2 ngày 2 đêm, nay được gặp lại tay bắt mặt mừng quấn quưt, tưởng như đă xa nhau hàng năm vậy. Thật là một cảm giác lạ lùng.

    Qua câu chuyện trao đổi tin tức, được biết là các Đại tá Bác sĩ Quân Y và một vài Đại tá Bộ binh khác, được ở lại trong Nam, không ai biết nguyên do v́ sao. Có tin cho rằng, các Bác sĩ v́ nhu cầu chuyên viên nên được ở lại, nghe cũng hữu lư. Nhưng c̣n mấy Đại tá Bộ binh đâu phải v́ nhu cầu chuyên môn? Có người cho rằng v́ mấy bạn đó có thân nhân theo Cách mạng lâu năm, nay có căn cội lớn nên xin cho được ở lại.

    Toàn là ư kiến đoán ṃ. Thật ra chẳng ai biết được chính sách đối xử thật sự của Cộng sản, đối với người dân tại miền Nam ra sao. Nói chi là quân nhân Quân lực và nhân viên Hành chánh Việt Nam Cộng ḥa, đă bị chúng đặt cho cái tên “Ngụy quân, Ngụy quyền”.

    Chẳng hạn như hồi gần cuối năm 1975, Đài phát thanh chính thức của Nhà Nước, ra rả cải chính tin đồn việc đổi tiền miền Nam ra tiền Cụ Hồ là thất thiệt. Thế rồi đùng một cái, vào một buổi sáng tinh mơ, cũng lại chính cái Đài phát thanh đó, loan báo lệnh Nhà Nước buộc nhân dân không được di chuyển ra khỏi địa phương ḿnh cư ngụ, để thực hiện việc đổi tiền theo hộ khẩu. Thời hạn đổi phải hoàn tất trong ngày. Mỗi người chỉ được phép đổi một số lượng theo quy định. Số tiền ai có nhiều hơn mức quy định, phải nộp cho Nhà Nước lưu giữ cứu xét giải quyết sau. Của đă vào tay Nhà Nước th́ c̣n khuya mới lấy lại được. Ngoài ra c̣n bị gọi tới gọi lui, tra vấn khai báo về nguồn gốc tiền từ đâu mà có nhiều thế, lại là cái họa chẳng biết đâu mà gỡ. Thật là một chính sách bần cùng hoá nhân dân, san bằng giai cấp một cách tàn bạo vô nhân đạo. Chỉ có chế độ Cộng sản man rợ dă tâm mới ĺ lợm thực hiện công khai như vậy.

    Chính sách khoan hồng nhân đạo của Cách mạng quy định, “Ngụy quân Ngụy quyền” đáng tội chết, nhưng Cách mạng tha không giết, và tạo cơ hội cho đi “học tập lao động để cải tạo tư tưởng”. Biết được giá trị “lao động là vinh quang”, phải “tay làm hàm nhai, không ăn bám vào Xă hội” như từ trước tới nay. Biết “yêu lao động là yêu Xă hội chủ nghĩa”, “yêu xă hội chủ nghĩa là yêu nước”… Do đó phải cố gắng lao động cho tốt, ngày ngày “thi đua nâng cao năng xuất cho mau tiến bộ”, có “tiến bộ nhanh, đạt tiêu chuẩn” mới được xét cho về hội nhập vào “xă hội mới Xă hội Chủ nghĩa”.


    C̣n tiếp...

  10. #130
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    K1 nằm ngay bên đường huyết mạch của thung lũng, trên mỏm đồi lài lài xuống một khe suối nhỏ. Từ cổng vào phải qua khoảng sân trống chừng 100 mét, rồi tới 3 dẫy nhà “chổm” và một nhà bếp cũng bằng “chổm”. Băng qua các dẫy nhà “chổm” là một dẫy nhà ngói mới xây xong, theo kiến trúc khám giam Tù rất kiên cố, dài khoảng 3 chục mét, rộng 4 mét, tường chung quanh cao 3 mét xây bằng gạch thẻ.

    Phiá trước dẫy nhà ngói có 1 hàng hiên rộng 2 mét, có mái che bằng phên “chổm” đập dẹp. Dẫy nhà chỉ có một cửa ra vào duy nhất bằng sắt, ở khoảng chính giữa hàng tường mặt trước. Hai bên cửa chính, có một dẫy cửa sổ cỡ gần 1 mét vuông bịt song sắt, cao hơn mặt đất chừng 1 mét. Tường phía sau, có một dẫy lỗ thông hơi cao 20 phân, dài 40 phân, cũng bịt các song sắt dọc cách nhau 10 phân, nơi gần sát mái nhà.

    Bên trong, phiá cuối nhà, có 1 pḥng nhỏ tường xây kín lên tới mái, có cửa sắt khóa, không biết để làm ǵ. Khoảng rộng c̣n lại, có một dẫy bệ nằm dài suốt bề dọc căn nhà, xây bằng gạch láng xi măng sát vào tường phiá sau, cao 1 mét, rộng 2 mét. Phiá trước dẫy bệ nằm là lối đi rộng 1 mét rưỡi, suốt từ đầu này đến đầu kia của căn nhà. Xi măng láng trong nhà chưa khô hẳn, c̣n xông mùi hôi nồng nặc, làm cho bầu không khí ngột ngạt hăng hắc khó chịu.

    Những anh em được đưa từ trại Suối Máu ra sau chúng tôi, nhưng đến K1 trước chúng tôi, được chia nằm trong các dẫy nhà “chổm” phiá trước sân dẫy nhà ngói, và gần bếp bên cạnh suối. Thoáng khí và tương đối rộng, mỗi người được một chỗ nằm bằng chiếc chiếu cá nhân, khoảng 70 phân.

    Chúng tôi ra Bắc trước, nhưng chuyển đến K1 sau, nên bị giam trong dẫy nhà ngói đang c̣n trống. Khoảng 100 người trong nhóm chúng tôi, được chỉ định nằm trong dẫy nhà ngói. Chen nhau chặt ních, mỗi người được chia 1 khoảng nằm rộng 2 gang tay. Tôi phải nằm trong nhà này. Số c̣n lại khoảng 50 người, được nằm dọc dưới mái hiên bên ngoài nhà. Nằm ngoài hiên tuy thoáng khí, nhưng đêm sương gió lạnh cóng. C̣n nằm trong nhà th́ ngộp thở, thiếu dưỡng khí, nóng nực mồ hôi đầm đià như tắm hơi.

    Ngay đêm mới được chuyển đến K1, sau khi ăn bữa chiều vừa xong, có lệnh tập họp nơi mảnh sân chật hẹp ngay trước dẫy nhà ngói. Hơn 300 người ngồi chồm hổm dưới đất, sát bên nhau chặt cứng, ngửa mặt nh́n lên chiếc ghế và bàn nhỏ để trên mặt chiếc rờ-mọc, nghe Cán bộ Trưởng K1 đến “làm việc”. Đại khái ông ta nói :

    “-V́ khẩn trương quá, nên chưa có đủ chỗ nằm thoải mái cho mọi người, anh em cố gắng khắc phục, kể từ mai chúng ta sẽ tự túc xây dựng thêm nhà để ở cho được thong thả. Mọi người hăy cố gắng học tập cho nó tốt. Có điều ǵ thắc mắc th́ cứ thành khẩn báo cáo, cán bộ quản giáo sẽ chỉ dậy cho.”

    Ông ta c̣n nói nhiều nữa, lâu cả tiếng đồng hồ. Tôi không quan tâm cho lắm, nên chẳng biết ông ấy đă nói những ǵ. Nhưng các Đội trưởng chắc chắn phải lắng nghe, để “nắm vững” mà nhắc nhở anh em. Nhiều người ngủ gục. Tôi cũng mệt mỏi ngáp ngắn ngáp dài sái cả quai hàm, trông cho mau xong để đi ngủ cho khoẻ, sau một ngày bận bịu vất vả.

    Thời tiết đang vào Đông, ngoài trời luôn ngăm ngăm lạnh, thế mà nằm trong nhà giam nóng như nung. Đi ngủ, ai cũng chỉ mặc quần ngắn áo thun, mồ hôi vẫn vă ra như tắm hơi. Chặt cứng như nêm, không đủ chỗ để nằm ngửa phải nằm nghiêng kiểu úp thià. Mỗi lần muốn trở ḿnh cho khỏi mỏi, phải ngồi dậy xoay người rồi mới nằm xuống lại, để khỏi làm phiền 2 bạn nằm kế 2 bên.

    Không ngủ được, thường sinh ra cái chứng mót tiểu hoài. Trong nhà nóng, bên ngoài lạnh cóng, mỗi lần đi ra phải mặc quần áo, chụp mũ lên đầu cho ấm. Khi trở vào, lại phải cởi ra, thật phiền phức trần ai hết mức.

    Đi tiểu c̣n đỡ, địa điểm đặt các thùng đựng nước tiểu ở ngay bên chuồng gà, giữa Nhà ngói và Nhà bếp, khoảng cách gần chỉ độ vài chục mét. C̣n muốn đi đại tiện, phải băng qua sân dài cả trăm mét, ra tới gần cổng trại, mới rẽ trái theo con đường ṃn nhỏ xuống bên bờ suối, cả mấy chục mét mới tới Nhà vệ sinh. Sương đêm dầy đặc mù mịt trơn trượt, không đèn không đuốc, ṃ mẫm đi lại rất khó khăn nguy hiểm. Ngoài ra c̣n sợ nạn bị cọp ŕnh vồ thịt, hoặc đạp lên ḿnh trăn rắn đang trườn ngang lối đi, sẽ bị chúng mổ cuộn th́ toi mạng. Thật là trần ai bể khổ.

    Trong căn lều che hố vệ sinh, tối đen như mực, và chỉ có 2 chỗ cho 2 người. Muỗi rừng bay dầy đặc như ong vỡ tổ, đuổi không kịp, đốt nhức buốt xưng u ngứa ngáy khó chịu. Nhiều bạn xấu tính, ích kỷ, ngại đạp phải dơ, ngồi phóng đại bên đường, làm những người đi sau không thấy dẫm lên bê bết. Chùi quẹt giầy lên cỏ bên đường không sạch hết, khi trở vào pḥng giam mùi sông nồng nặc, tưởng như có ai đau bụng đi không kịp, phóng ra quần tại chỗ nằm.

    Suốt đêm nằm trăn trở không ngủ được. Mệt mỏi quá rồi cũng lả thiếp đi lúc nào chẳng biết. Đang lơ mơ, bỗng một hồi Cồng bom oang oang đổ dồn, chói tai nhức óc. Giật ḿnh thức giấc ngồi dậy, nghe lẫn trong tiếng cồng, tiếng hú thảm thiết của con chó bên khu Cán bộ vọng sang. Mọi người uể oải sửa soạn đón nhận thêm một ngày mới, với những biến cố mới chưa đoán biết được, sẽ đến trong cuộc sống tù biệt xứ đang gánh chịu.

    Cán bộ Trực trại ra lệnh qua loa phóng thanh, giục mọi người “khẩn trương” ra sân tập thể dục. Sau 15 phút, bài học thể dục tập thể xong, lại phải “khẩn trương” đi lo phần vệ sinh cá nhân. Trong khi đó, bạn Trực pḥng của Đội đi xuống Nhà bếp, lănh phần khoai lang luộc điểm tâm về chia cho anh em. Mỗi phần chỉ có 1 củ khoai bằng nắm tay, hoặc 2 củ bằng 2 quả trứng gà. Ăn chưa xong, cồng tập họp đi lao động đă vang dội cả thung lũng.

    Mọi người vội vă kéo nhau ra sân tập họp. Từng Đội xếp 2 hàng dọc, ngồi chôm hổm sát bên nhau đầy sân, quay mặt ra cổng chờ lệnh Cán bộ Trực Trại. Nửa giờ sau, Cán bộ Giáo dục và các Quản giáo xuất hiện nơi cổng. Bắt đầu đọc lệnh “biên chế” lại các Đội. Sau khi Quản giáo nhận Đội, ông ta dẫn riêng ra một góc sân, chỉ định Đội trưởng, các Tổ trưởng, Thư kư đội, anh phụ trách nấu nước cho Đội ngoài hiện trường lao động, anh Trực nhà, và phân chia anh em c̣n lại vào các Tổ.

    Xong suôi, mọi người về thu xếp tư trang dọn đến nơi ở mới quy định cho Đội. Tôi được chia vào Đội Nông Nghiệp, do anh Lê Minh Luân (Đại tá Không quân) làm Đội trưởng. Láng ở của chúng tôi là dẫy nhà “chổm” gần bên láng ở của Đội Anh Nuôi (hoả đầu vụ). Dẫy nhà tuy cũ kỹ, vách “chổm” khô cong kẽ hở lớn, thu hút gió Đông lạnh dễ dàng, nhưng khoảng nằm rộng răi hơn, thoáng khí không ngột ngạt như trong nhà ngói. Mỗi người được khoảng nằm rộng 60 phân, chiếu cá nhân phải để chồng mí lên nhau.

    Buổi lao động chiều, cả K được lệnh dồn nỗ lực chia nhau phát quang dọn sạch sẽ các bụi cây cỏ dại chung quanh trại, để nới rộng sân tập họp, sửa soạn chỗ cất thêm nhà mới, làm hàng rào quanh trại, tu sửa bờ suối cạnh bếp và nơi tắm giặt công cộng...

    Sau cuộc “biên chế” mới, nhóm bạn ăn chung cũng như nằm gần bên Tôi, suốt từ Long Giao ra đến đây, gồm anh Vơ Quế và 2 anh Pháo binh (không nhớ tên), bị tách biệt ra mỗi người mỗi Đội khác, hơi buồn.

    Ngày hôm sau, các Đội mới chính thức xuất trại đi lao động bên ngoài trại.

    ***

    Xem tiếp chương 11

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. HY LẠP BẦU THỦ TƯỚNG LÂM THỜI
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 12-11-2011, 01:31 PM
  2. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  3. Replies: 59
    Last Post: 29-06-2011, 04:26 AM
  4. Replies: 26
    Last Post: 03-05-2011, 02:12 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 22-04-2011, 10:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •