Page 3 of 27 FirstFirst 123456713 ... LastLast
Results 21 to 30 of 265

Thread: ĐOẠN TRƯỜNG AI CÓ QUA CẦU MỚI HAY

  1. #21
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Tôi hỏi những người đă ngồi trên xe và được biết chiếc xe nầy sẽ chạy về Bà Rịa. Tôi mừng trong ḷng và tự nghĩ chỉ vài giờ sau tôi có mặt ở nhà, nào Cha, nào Mẹ, nào các em tôi, các con tôi sẽ mừng biết chừng nào … bây giờ nghĩ đến việc trả tiền xe mới là điều mà tôi lo sợ, tôi hỏi về Bà Rịa bao nhiêu tiền, người lơ xe trả lời 20 đồng – nghe đến đó tôi như người bị điện giựt, làm sao tôi có đủ 20 đồng để trả cho họ đây, tôi cũng không hiểu sao h́nh như mọi người họ đang nh́n tôi, có lẽ tôi có cái ǵ khác thường ? Ồ tôi đă nghĩ ra rồi, th́ ra tôi mặc bộ đồ không giống ai cho nên đă gây sự chú ư với họ. Thôi mặc kệ, tôi cứ nói thiệt biết đâu họ cảm thông và bớt cho tôi tiền xe, v́ tôi chỉ c̣n có 12 đồng mà thôi, nghĩ vậy tôi bèn nói với anh lơ xe :

    - ”Anh thông cảm cho tôi, tôi mới ra trại, về đến Bà Rịa, tôi sẽ về nhà xin tiền và sẽ t́m anh để trả tiền cho đủ, v́ hiện tại tôi chỉ có 12 đồng mà thôi.

    Anh lơ xe nói với tôi :

    - “lúc nầy ông nào cũng nói mới ra trại hết, làm sao mà chúng tôi tin cho nổi”,

    Tôi đau nhói cả tim, 7 năm trời tôi ở trong các trại tù, chúng tôi có biết ǵ ở bên ngoài đâu, làm sao mà có người họ lại giả dạng tù cải tạo như chúng tôi để làm ǵ ?

    Tôi chỉ c̣n biết năn nỉ mà thôi, tôi nói :

    Nếu anh không tin tôi sẽ đưa giấy ra trại cho anh xem, nói xong tôi liền móc trong túi ra, trước khi móc được nó ra tôi đă phải tháo nắp miệng túi cẩn thận để lôi tờ giấy ra trại tŕnh cho anh lơ xe, tôi cứ nghĩ tôi sẽ tŕnh tờ giấy nầy khi tôi về đến địa phương chứ nào nghờ lại phải tŕnh cho anh lơ xe nầy.

    Tôi đưa cho anh ta, nhưng anh ta không thèm coi cái tờ giấy mà tôi đă phải bỏ ra không biết bao nhiêu ngày đêm mới có được tấm giấy nầy, tôi lại xếp lại cẩn thận và bỏ vào túi rồi gài miệng túi lại hẳn hoi trước khi tôi có những đề nghị với anh ta, tôi nói : anh cầm 12 đồng nầy, và một bộ đồ nầy, bộ đồ mà 7 năm qua tôi đă giữ nó như là một bảo vật mà hôm nay tôi đă phải đem nó đi cầm, v́ tôi không có một món đố nào đáng giá, ngày mai tôi sẽ ra t́m xe anh và chuộc lại.

    Anh ta nói bộ đồ của anh không đáng một đồng bạc, bộ đồ rách như vậy tôi cầm để làm ǵ

    ? Tôi đau nhói nơi tim, trời ơi, có ai hiểu được bộ đồ nầy tôi đă đánh đổi không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt, từng miếng vá là từng kỹ niệm của các trại tù mà tôi đă trải qua, nếu tôi có tiền, th́ có lẽ không có một số tiền nào có thể đánh đổi được nó, bộ đồ mà tôi đang cầm trên tay. Bộ đồ nầy không đáng một đồng bạc ! tôi tự lập lại câu nói đó trong ḷng và thấy buồn vô hạn, phải, anh nói đúng, nó không đáng một đồng bạc đối với anh, nhưng nó là vô giá đối với tôi, đối với những thằng tù như tôi anh có biết không ? Bây giờ đâu phải là chỗ tôi và anh tranh cải, lư luận.

    V́ vậy tôi nói : Thôi được, anh cứ cho tôi đi được đến đâu hay đến đó, đến chỗ nào anh thấy hết tiền th́ cho tôi xuống ở đó và tôi sẽ đi bộ về nhà vậy. Ư kiến nầy của tôi có vẽ thực tiễn và anh lơ xe đă cho tôi được ngồi trên xe đ̣ (xe chạy bằng than) để về Bà Rịa.

    Cuộc đời của tôi có những chuyện thật bất ngờ, cũng con đường nầy cách đây 7 năm ngày 20/04/1975, tôi đă di chuyển đơn vị rời khỏi Long Khánh cũng bằng con đường nầy, lúc đó tôi di chuyển trong lúc những tiếng pháo nổ chát chúa sau lưng, tôi là người chỉ huy đoàn xe và cho lệnh chạy, nhưng bây giờ tôi lại phải xin xỏ, năn nỉ để được leo lên xe ! ! ! Tôi nh́n lại hai bên đường giờ đă thay đổi rất nhiều, trước đây là đồng ruộng th́ bây giờ lại có những túp lều mọc lên, những luống khoai, những gốc ḿ đă được trồng vào những chỗ trống ở giữa những gốc cây cao su … tóm lại họ đă tận dụng không để một khoảnh đất trống nào.

    Người lơ xe cho tôi xuống ngay đầu đường góc ngả ba bệnh viện cũ, anh cũng tử tế chỉ nhận 12 đồng và không lấy bộ quần áo cũ của tôi, tôi xuống xe và bắt đầu đi bộ về nhà. Tôi muốn giành cho ba tôi, mẹ tôi, các em tôi, và các con tôi một ngạc nhiên khi tôi bước chân vào nhà

    C̣n tiếp...

  2. #22
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Từ ngày tôi đi đến giờ tôi không được biết vợ và các con tôi ở đâu nữa, v́ vậy khi tôi bước chân vào nhà, tôi không được nh́n thấy những đứa con tôi, mẹ tôi đang nấu nướng ở dưới bếp, tôi chạy xuống ôm mẹ tôi, mẹ tôi vô cùng sung sướng, bà không ngờ tôi lại về vừa đúng lúc gia đ́nh chuẩn bị đi thăm tôi. Tôi đă ôm mẹ tôi thật lâu để bù lại những tháng ngày tôi đă không được gần gủi mẹ tôi, đây là những giây phút mà tôi cảm thấy sung sướng nhất trong cuộc đời của ḿnh kể từ khi c̣n chập chửng biết đi cho đến ngày tôi khôn lớn, mẹ ơi ! viết những ḍng chữ nầy mà giờ đây con đâu c̣n được gặp mẹ nữa, cả đời tận tuỵ cho các con, ngày mẹ ra đi con đă không được kề cận mẹ, giờ con hiểu được t́nh mẫu tử như thế nào th́ con đă không c̣n mẹ nữa. Hăy tha lỗi cho con mẹ nhé, nếu như con có làm ǵ cho mẹ không vui ?

    Tối hôm đó, mẹ con quây quần, các em tôi kể lại những ǵ đă xẩy ra từ khi tôi vắng nhà, đặc biệt là tối hôm đó tôi không được gặp Ba tôi, v́ người đang c̣n ở trên rẩy. Hôm sau tôi trở lên Suối Nghệ, nơi nầy Ba tôi một ḿnh ở trong rừng cao su trồng trọt, cuộc sống của Ba tôi thật đáng thương, ông một ḿnh làm rẩy, vừa nấu ăn, nào bắp, đậu, gạo, khoai, Ba tôi đă bỏ chung tất cả vào nồi, dùng các cành cây nhỏ làm củi để đun, Ba tôi đă ăn uống thiếu thốn và đă sống như vậy kể từ ngày tôi vào tù.

    Không có giấy mực nào tả hết nổi thống khổ của gia đ́nh tôi kể từ khi tôi vắng nhà, tối hôm đó tôi ở lại rẩy với Ba tôi, hai cha con nằm trên tấm vạc tre làm giường ngủ, không có tấm vải trải lên phên tre nữa, tối nóng quá Ba tôi đă dùng miếng b́a carton làm quạt cho tôi, ôi t́nh cha con là như thế đó, biết đến bao giờ tôi có dịp để đền ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha ?

    Hai ngày sau tôi quyết định phải bắt tay đi t́m việc để phụ giúp vào gánh nặng gia đ́nh mà một ḿnh em tôi đă phải gánh vác hơn 7 năm qua. Tôi ỷ vào một số kinh nghiệm trong nhiều năm tháng trải qua ở các trại tù, v́ vậy tôi bèn chọn con đường vào rừng chặt tre, vác củi.

    Theo chân vài người quen cho biết chúng tôi sẽ đi vào rừng B́nh Giả để chặt tre đem về bán, sáng hôm sau tôi theo đoàn người chuyên nghiệp chặt tre để cùng đi làm với họ, đạp xe đạp lên tận B́nh Giả, rồi từ đó để xe ở nhà người quen và bắt đầu phóng vào rừng, từ đó đi vào rừng cũng cả 3, 4 cây số, chúng tôi lựa những cây lồ ô suông và dài, chặt những cây lồ ô nầy cũng hết sức khó khăn, tôi măi mê chặt cho đến lúc gọi nhau đi ra, tôi đă bó khoảng 10 cây nhưng nặng quá không vác nổi, lại phải bỏ bớt vài cây, và khi vác được lên vai rồi, tôi không biết làm sao mà tôi có thể ra được chỗ gởi xe đạp nữa, nặng và dài, trong rừng cây cối và dây leo chằng chịt, thật là khó khăn mới đem được bó lồ ô ra đến chỗ gởi xe.

    Đến đây tưởng đă yên thân, nhưng nào có dễ dàng đâu, từ đây đạp xe với bó lồ ô nầy đem về nhà c̣n biết bao nhiêu là chông gai nữa, tay nghề chưa quen, không đủ sức khoẻ như những dân làm tre chuyên nghiệp, họ đem xe ra đường và leo lên đạp ngon lành, c̣n tôi ́ à ́ ạch măi mới đem được chiếc xe và bó lồ ô ra đường, chưa hết đâu, ra tới đường rồi tôi cột bó lồ ô dọc theo xe đạp, ghi đông bị cứng không bẻ qua bẻ lại được nữa, bây giờ lại là một đại nạn nữa … c̣n nhiều và thật nhiều nữa những khó khăn khác tôi mới đem được bó lồ ô về đến nhà.

    Người ta th́ đạp c̣n tôi th́ phải đẩy như vậy trên suốt đọan đường từ B́nh Giả về đến Bà Rịa. Tối hôm đó tôi về đến nhà cũng gần 10 giờ đêm và quyết định bỏ job, ngày mai không đi làm công việc chặt lồ ô nữa.

    Bây giờ c̣n việc đem bán cũng khó khăn không kém, sáng sớm hôm sau tôi vác bó lồ ô ra chợ Bà Riạ để bán, tôi vác lại vựa chỗ tập trung mua sĩ lồ ô, họ chê nào là lồ ô không đẹp, cây không được thẳng, và c̣n nhiều chê bai khác nữa, tôi buồn qúa vừa buồn vừa thấy tức giận, biết bao nhiêu công sức tôi mới đem được số lồ ồ nầy về đây, thế mà khi đi bán cũng gặp nhiều phiền phức và bực bội, họ chỉ trả cho tôi có 3 đồng bạc, trong khi nếu tôi mua th́ họ bán cho tôi 2 đồng một cây.

    Tôi không bán và vác đi ṿng ṿng ở các sạp và rao bán, có mấy chỗ họ đồng ư mua và trả cho tôi 10 đồng, tôi nghĩ 10 đồng cũng không đáng công tôi đi nguyên một ngày từ sáu giờ sáng cho đến 10 giờ đêm mới về đến nhà, nhưng không bán th́ để làm ǵ, cũng c̣n hơn chỗ vựa chỉ mua có 3 đồng. Tôi cầm 10 đồng bạc trong tay mà nước mắt như đang chạy dài xuống má, tôi nghĩ tới câu : “Lao động là vinh quang, lang thang là chết đói” quả đúng như vậy, ngày mai tôi sẽ lên Phước Hoà, Ông Trịnh để đi đốn củi.

    Sáng sớm hôm sau tôi thức dậy thật sớm, đạp xe lên Láng Cát Ông Trịnh để cùng đi với vài người bạn họ thường xuống chợ Bà Rịa mua vải ở cửa hàng của em gái tôi, đến nơi tôi gởi xe đạp ở nhà của người bạn, rồi cũng như đi chặt tre, tôi và vài anh bạn đi vào rừng đốn củi, tôi chặt một khúc củi tương đối tốt và vác ra đường, sau đó tôi đă đem khúc củi nầy về đến nhà người bạn và từ đó tôi sẽ chở xe đạp về nhà, cũng như lần trước, sau khi cột khúc củi vào xe rồi, tôi cũng không thể đạp được và cũng phải thồ xe đạp và khúc củi về nhà mà thôi. Tương đối đở vất vả hơn đi chặt tre, nhưng tôi cũng phải mất hơn ngày trời và về đến nhà cũng 7 giờ tối. Phải cưa ra và chẻ nhỏ và đóng thành thước rồi mới bán được.

    C̣n tiếp...

  3. #23
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Tính chung cũng chỉ kiếm được không tới 7 đồng một ngày, rồi tôi thấy không ổn, v́ vất vả và chẳng được bao nhiêu tiền v́ vậy nghề nầy rồi cũng phải bỏ, trong lúc tôi đang chán nản, v́ thấy kiếm đồng tiền khó quá, sáng sớm hôm sau, tôi ra gặp Tám Kỳ, anh nầy trước đây bán nước đá trong trường Châu Văn Tiếp của chúng tôi, bây giờ ông ta đă trở thành chủ vựa nước đá tại chợ Bà Rịa.

    Tôi kể hoàn cảnh của ḿnh cho ông ta nghe, sau đó ông đồng ư mướn tôi làm công việc bốc và khuân nước đá, mỗi ngày trả cho tôi 6 đồng. Tôi làm từ 6 giờ sáng, đến 6 giờ chiều th́ về, nhưng giờ giấc không nhứt định như vậy, có nhiều hôm xe Phước Tỉnh lên lấy đá, ông cho cô con gái đạp xe đạp vào gọi tôi, tôi ra và làm nhiều hôm đến 12 giờ khuya mới xong việc và ra về, ba bốn ngày liên tiếp như vậy, ngày nào tôi cũng phải ra đục đá cào trấu ra hết để ḷi các cây đá ra, và dùng dao răng cưa để chặt vào các đường nối của các cây đá, sau khi đă tách được cây đá riêng ra rồi, kế tiếp là vác cây đá đó ra xe cho khách hàng, công việc liên tục như vậy cho đến người khách cuối cùng mới được ra về, có hôm đang lo cho chiếc xe nầy th́ xe khác lại đến và tôi lại phải lo cho xe đó nữa, v́ vậy có hôm măi đến gần 1 giờ sáng tôi mới xong việc và ra về, chỉ có 6 đồng mà tôi thấy ḿnh bị bóc lột sức lao động quá nhiều, v́ vậy làm được không đầy một tuần lễ tôi đă xin nghỉ việc.

    Thời may có Danh trước đây là Trung Sĩ Nhất của Pháo Đội của tôi, Danh đang hành nghề xe ba bánh, Danh nghe tin tôi về nên lại thăm tôi và Danh đề nghị tôi nên đạp xe ba bánh, Danh sẽ kiếm mối cho tôi, Thầy tṛ gặp nhau trong hoàn cảnh thật đáng thương nên rất thương nhau và thông cảm hoàn cảnh của tôi, sau đó Danh đă hướng dẫn tôi đạp xe ba bánh.

    Gần sát nhà tôi có chiếc xe ba bánh để không của bà Bảy Hường, tôi bạo dạn qua gặp bà ta và đề nghị mướn chiếc xe của bà, bà đồng ư cho tôi mướn 6 đồng một ngày, tôi phải chịu sửa chửa tất cả những ǵ nếu bị hư hao, tôi đồng ư.

    Được một số những người quen cho biết, khoảng 1, hay 2 giờ sáng, ra chỗ vựa cá th́ không có sức mà chở, v́ lúc đó cá lên, người ta mua bán tấp nập, họ sẽ kêu xe ba bánh chở không kịp. Biết được tin nầy tôi rất mừng, v́ vậy sáng sớm hôm sau mới hơn 12 giờ khuya, tôi ghé qua nhà thím Bảy Hường và xin phép lấy xe sớm, khi mở cửa cho tôi đưa xe ra thím c̣n căn dặn thêm như sau :

    “Cậu phải cẩn thận đừng để mất xe, nếu bị mất cậu không có tiền để đền cho tôi đâu, mỗi ngày cậu phải đem xe trả cho tôi, chừng nào chạy th́ qua lấy”. Tất cả những điều kiện nào của chủ xe ba bánh tôi đều đồng ư hết, v́ nếu không đồng ư th́ tôi sẽ không được mướn xe.

    Lần đầu tiên trong đời tôi đạp xe ba bánh, chiếc xe không mà tôi cảm thấy quá nặng rồi, tôi nghĩ đến nếu có người ngồi trên xe th́ có lẽ không cách ǵ tôi đạp nổi. Dù sao th́ cũng phải ráng, ḿnh không c̣n con đường nào khác hơn để mà chọn lựa nữa.

    Tôi bắt đầu đạp xe ra ngơ, rồi bắt đầu đạp xuống chợ cá, v́ như những người thông thạo cho biết, mối cá chở không kịp, họ đă bắt đầu làm việc từ 1 giờ sáng, v́ vậy tôi phải gấp rút đến đó, kẻo không kịp.

    Chiếc xe không, không có một bóng dáng người nào ngồi ở trên đó, vậy mà tôi đă đạp hộc x́ dầu, nào là mồ hôi mẹ, mồ hôi con đă bắt đầu rượt đuổi nhau, tôi nghĩ đến công việc kế tiếp phải làm, dầu sao tôi cũng là thằng đạp xe ba bánh.

    Tôi cảm thấy buồn buồn cho số phận ḿnh, tôi phải làm ǵ để sống khi hai bàn tay không có lấy một đồng, c̣n biết bao nhiêu cay đắng và gian nan đang chờ đón tôi, nào là tôi chưa có quyền công dân, c̣n đang bi quản chế, mỗi tuần lễ phải lại công an khu vực tŕnh diện và khai báo công việc trong tuần …

    C̣n tiếp...

  4. #24
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Cuối cùng tôi cũng đến được chu chợ cá trong chợ, trời mưa lầy lội, vô đến khu vực nầy là cả một vấn đề, tôi đậu chiếc xe ba bánh của ḿnh ngay hàng xôi ở cuối dăy, các anh em ba bánh đang làm việc tấp nập, họ khiêng những sọt cá nặng nề cho lên xe ba bánh và chạy đi, tôi cũng chẳng biết họ chạy đi đâu nữa, cứ thế xe nầy ra th́ xe khác lại vào để chở, có khoảng 4 chiếc xe thay nhau chở cá, riêng tôi đậu xe từ nảy đến giờ chả có ma nào gọi tôi cả, tôi cứ tiếp tục đậu tại chỗ và mong sẽ có người gọi, nhưng chẳng ai thèm gọi tôi cả, vừa đói và vừa buồn, tôi mua một đồng xôi bắp ăn cho đỡ đói, chưa làm được đồng bạc nào mà đă phải mất hết một đồng rồi, tôi ngồi bắt chân chéo quảy trên chiếc xe ba bánh, vừa ăn xôi vừa nghĩ chuyện đời, cũng tại nơi đây, những năm về trước tôi đă từng về đây trên chiếc xe Jeep, có tài xế hẳn ḥi, mà giờ nầy tôi lại ngồi trên chiếc xe ba bánh để chở khách kiếm từng đồng …

    Tôi đang miên man nghĩ ngợi th́ bổng có tiếng gọi : ba bánh, ba bánh, tôi mừng quá tưởng là sẽ có được mánh lớn rố, tôi bèn trả lời : dạ chị gọi tôi, người đàn bà thoạt nh́n tôi thấy có vẽ quen quen nhưng không dám hỏi, tôi đẩy xe ba bánh khỏi khu chợ cá và đẩy xe lên đường để bắt đầu chuyến xe đầu tiên trong đời, anh chị nầy rất rành đi xe ba bánh v́ vậy khi bước lên xe tôi thấy người chồng ngồi lên thành xe, c̣n hai chị th́ ngồi ngay lên cây gác ngang, ba người nấy muốn đi vào ngả ba bệnh viện Bà Rịa, họ hỏi tôi bao nhiêu một người, tôi trả lời, mỗi người một đồng. Khi cả ba người ngồi lên xe rồi, tôi vừa đẩy xe vừa phóng lên đạp, nhưng khổ nổi cho tôi, chiếc xe cứ muốn nhổng về phía trước, v́ các người nầy ngồi phía trước quá nặng, v́ vậy chiếc yên xe ba bánh muốn nhổng về phía trước hoài, tôi phải dùng cánh tay mặt để cố đè cho yên xe xuống, cố gắng lắm tôi mới lên được yên xe và bắt đầu đạp. Đường đá lổm chổm, tôi đạp được chỉ vài thước mà tôi cảm thấy quá vất vả, tôi không biết có đủ sức để đưa ba người nầy đến ngả ba bệnh viện hay không ?

    Đạp được độ vài chục thước, ra tới đầu đường Bạch Đằng, tôi quẹo trái trên đường nầy, đường tương đối bằng phẳng v́ vậy tôi cảm thấy yên tâm và tin rằng ḿnh sẽ đưa các người nầy đến nơi mà họ đă yêu cầu, chạy được một khoảng độ 200 thước tới khúc quẹo về nhà Bảo sanh Hữu Phước, trời quá tối, đèn điện th́ chỉ sáng lờ mờ, ngọn đèn đường chỉ sáng được tim đèn, đường th́ lồi lỏm tôi đạp thấy có vẻ nặng, th́nh ĺnh bánh xe trước của chiếc xe ba bánh của tôi xụp ngay vào ổ gà, chiếc xe lật úp về phía trước, quăng tôi và ba người ngồi trên xe xuống vệ đường, chuyện xẩy ra quá bất ngờ, tôi bị quăng nằm trong bụi rậm bên vệ đường, c̣n ba người khách của tôi chẳng biết họ ở đâu nữa, lúc đó tôi chỉ nghe giọng nói của người đàn bà : “Trời ơi ! Tôi có bầu”. Tôi không c̣n biết trời trăng mây nước ǵ nữa, lùm cùm ḅ dậy, đở chiếc xe bị lật úp lên, miệng không ngớt “xin lỗi”.

    Người đàn bà gọi tôi lúc nẩy văng mất chiếc dép đâu đó, t́m măi không được, bà ta đứng dậy và trách móc tôi thậm tệ. Tôi biết lỗi của ḿnh và nín lặng, chỉ mong sao cho họ lên xe để tôi chở đến nơi họ yêu cầu và tôi đề nghị không lấy tiền, nhưng rủi cho tôi họ không chịu lên xe đi nữa, và tiếp tục đi bộ, họ bảo tôi, ông kiếm cho tôi chiếc dép chứ không có dép làm sao mà tôi đi B́nh Giả được. Trời tối quá tôi t́m hoài mà cũng không thấy, cuối cùng tôi bèn đưa đôi dép của tôi cho chị ấy, và năn nỉ các chị lên xe tôi chở đến ngả ba bệnh viện mà không lấy tiền, chẳng ai chịu lên xe cả, tôi năn nỉ cách mấy họ cũng không chịu đi nữa, tôi cảm thấy vừa xấu hổ và hối hận v́ việc vừa xẩy ra, tôi tiếp tục đạp xe lẻo đẻo theo sau và năn nỉ, nhưng tất cả đều vô ích, họ đă quyết định đi bộ, tôi tiếp tục đạp theo đến đầu đường Thành Thái nhưng họ vẫn không chịu lên xe, tôi bèn quay xe lại và trở về chợ Mới Bà Rịa.

    Cuốc xe đầu tiên sau ngày đi tù về, không được đồng nào mà c̣n mất cả đôi dép, bây giờ đạp xe mà không có đôi dép tôi mới thấy đau chân kinh khủng, không có tiền để mua dép khác, tôi quay về nhà, lấy đôi dép chiếc đực, chiếc cái xỏ tạm để tiếp tục đi đạp xe ba bánh.

    Từ một giờ đêm đến giờ là 7 giờ sáng mà tôi chưa được đồng nào dính túi. Tôi trở ra chợ Mới, đậu xe theo các anh em đạp ba bánh ngay bên góc chợ. Lúc đó mẹ tôi đi ngang qua, v́ mẹ tôi đi chợ về, mẹ tôi nh́n tôi rồi tôi thấy mẹ tôi quẹt nước mắt, mẹ tôi nói với người đàn bà cùng đi chợ với mẹ tôi như sau : “Tội cho con tôi quá, vừa đi cải tạo về, vợ con không c̣n, ngày nào con tôi đi xe Jeep mà bây giờ phải đạp xe ba bánh”.

    Tôi nói với mẹ tôi, mẹ lên xe con chở mẹ về, nhưng mẹ tôi sợ tôi mệt nên bà không chịu lên xe và tiếp tục đi bộ về nhà. Tôi nh́n mẹ tôi mà ḷng buồn xót xa vô hạn, con không ngờ giờ nầy gia đ́nh ḿnh lại lâm vào cảnh khó khăn như vậy. Con biết làm ǵ ra tiền để mẹ bớt khổ đây. Nh́n mẹ đi chợ tay xách giỏ mà ḷng tôi đau vô hạn, tôi không dám nghĩ đến 7 năm qua trong lúc tôi vắng nhà, gia đ́nh tôi khổ sở đến chừng nào.

    Tối hôm đó, em gái tôi kể với tôi “con Tư nó kể có ông nào đạp xe ba bánh chở nó và đă cho vợ chồng nó té văng vào buị, có phải anh không” ? Tôi cười và nói, tao chứ c̣n ai nữa, lúc bấy giờ là năm 1982, mẹ tôi lúc đó đă 72 tuổi nhưng mẹ vẫn mạnh khoẻ và không đau yếu ǵ, khác với tôi một trời một vực, tôi giờ chỉ hơn 60 nhưng cứ nay đau mai ốm hoài, phương tiện vật chất thật đầy đủ, nhưng không hiểu sao tôi lại thường bị bệnh, nhất là chứng phong thấp làm cho tôi vô cùng đau đớn, có khi nằm cả tuần không đi đứng ǵ được.

    Trong lúc tôi lầm lũi đạp ba bánh, các bạn tôi, có người có được chiếc xe Honda kéo rờ mọc (Xe Honda có kéo móc hậu phía sau). Tôi cũng có những mong ước như mọi người, và mong ước của tôi lúc bấy giờ là mong sao ḿnh có được chiếc xe lôi như các bạn tôi, ngoài ra tôi không dám mơ một ước mơ nào to lớn hơn.

    Một cuốc ba bánh thứ hai cũng làm cho tôi nhớ cho đến bây giờ, sáng hôm đó tôi ra đầu chợ Mới Bà Rịa cũng như những lần trước, đậu xe ngay chỗ những người bán cám, thường thường những cuốc xe nầy chở về Phước Hoà, và những người chủ vựa cám thường gọi xe Lambretta để chở, tôi cũng không hiểu tại sao, hôm đó mấy chủ vựa bán cám gọi tôi và một người bạn xe ba bánh khác để chở cám đi xuống bến ghe Phước Hoà. Họ hỏi tôi có muốn chở không, tôi trả lời không một chút do dự, chở chứ sao không, thế là chủ vựa đồng ư cho hai chúng tôi chở, mỗi xe là hai bao cám, mới nghe th́ thật tưởng b́nh thường, nhưng không b́nh thường chút nào cả, hai bao cám của họ, mỗi bao là hai bao tạ chỉ xanh nối với nhau thật dài, bao cám dài hơn cả hai thước và họ bỏ cám vào và dùng cây để dọng cho thật chặt, bao cám nặng hơn 200 Kg.

    Mấy người vựa bán cám và mấy bạn cùng đạp xe ba bánh phụ khiêng các bao cám nầy lên xe cho tôi, họ đồng ư trả cho tôi 35 đồng Việt Nam, tôi nghĩ rằng cuốc nầy hơn cả ngày mà tôi chạy từ trước đến giờ, hăm hở để thực hiện cuốc xe nầy, trong thâm tâm tôi nghĩ, chỉ một cuốc xe mà c̣n hơn cả ngày làm việc th́ c̣n ǵ sung sướng hơn.


    C̣n tiếp...

  5. #25
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Sau gần 2 tháng trong nghề chạy xe ba bánh, bây giờ tôi cũng tạm có chút bản lĩnh, cũng được nhiều khách hàng mến mộ và cũng có khách liên tục, không bù cho những lúc đầu mới vào nghề, chẳng có ma nào kêu đi đâu cả, nghĩ cũng buồn cho những người mới vào nghề

    Tôi bắt đầu đẩy xe ra đường và trực chỉ về hướng Sàig̣n, khi đẩy xe vừa ra khỏi vựa cám độ vài thước, đẩy không nổi tôi phải lên phía trước để kéo th́ xe mới di chuyển được, tôi nghĩ có lẽ v́ đọạn đường ngắn và có dốc cho nên xe chưa có trớn nên đạp không được, hy vọng ra đường chánh th́ có lẽ không trở ngại, nghĩ thế tôi tiếp tục kéo xe về hướng đường đi Sài G̣n, c̣n người bạn cùng đạp xe ba bánh về Phước Hoà với tôi th́ nó đă đi từ hồi nào rồi.

    Tôi kéo xe ra đến đường vẫn không đạp nổi v́ xe quá nặng, tôi tiếp tục kéo như vậy được một đoạn rồi phóng lên xe đạp, nhưng xe vẫn không di chuyển nổi v́ 2 bao cám quá nặng, cuối cùng tôi thấy vô phương, không có cách ǵ đạp nổi cả, v́ vậy tôi tiếp tục kéo, 12 giờ hơn mà tôi vẫn chưa tới được Phước Hoà, đoạn đường khoảng 10 cây số mà tôi cứ ngỡ là cả mấy chục cây số lận.

    Đi hoài vẫn không thấy tới, tôi mệt lả cả người, tôi không ngờ nó chông gai đến như vậy, bây giờ th́ mọi chuyện đă lỡ rồi, tôi chỉ c̣n nước cố gắng kéo cho đến nơi v́ ḿnh đă nhận tiền công rồi. Đoạn đường mỗi lúc một dài thêm, từ lúc đưa 2 bao cám lên xe đến giờ tôi không đạp được môt bước nào mà chỉ kéo. Có những đọan đường tôi kéo mà xe hầu như muốn chạy ngược lại v́ đoạn đường quá dốc, từ 9 giờ sáng đó là giờ xuất phát của tôi mà bây giờ hơn 12 giờ rồi tôi vẫn chưa tới địa điểm khoảng cách độ 10 cây số.

    Cuối cùng rồi với sức người “sỏi đá cũng thành cơm”, tôi cũng đă đến được bến ghe Phước Hoà, nhờ những người ở trên ghe phụ xuống, tôi đă hoàn thành công việc mà lúc đầu tôi nghĩ sẽ rất dễ dàng. Thưởng cho ḿnh một ly nước đá lạnh, từng giọt nước mát ngấm dần vào cổ để bù lại nhũng giờ phút vất vả vừa qua. Tôi về đến nhà khoảng hơn 4 giờ chiều và cho ḿnh được nghỉ luôn ngày hôm đó.

    Trên đây là kỹ niệm của tôi trong những ngày đi tù về, gởi đến những người bạn cùng cảnh ngộ để cùng chia sẻ với nhau trong cuộc sống « Hùm thiêng khi đă sa cơ cũng hèn ».

    Qua được đến Mă Lại, tôi lại t́nh cờ gặp lại được bà chủ vựa cám cũng đi vượt biên bà đến sau tôi vài tuần, tôi thuộc PB 967 (Pulau Bidong), lúc đó tôi được văn pḥng Trại giao cho chức vụ Trưởng Khối Xă hội Đảo Bi Đông vào cuối năm 1983.

    Bà chủ vựa cám lên gặp tôi để nhận quần áo từ khối xă hội, chị đă nhận ra tôi “thằng đạp xe ba bánh” chở hàng cho chị, chị nh́n tôi bằng cặp mắt kính phục, tôi cũng cảm ơn chị đă giúp tôi trong những ngày tháng vừa qua.

    Viết đến đây tôi nghe trên đài phát thanh thông báo Mùa Vu Lan, bông hồng trắng cho những người không c̣n mẹ, tôi buồn và nhớ mẹ tôi vô cùng

    Mẹ ơi ! Con của Mẹ giờ nầy không c̣n đạp xe ba bánh như ngày nào, con của Mẹ có một cuộc sống tương đối, không c̣n phải vất vả như những ngày c̣n ở quê nhà, mới vừa ra tù cải tạo, nhưng lúc nào con của Mẹ cũng vẫn nhớ về Mẹ .

    Con thầm ước ao được chở Mẹ trên chiếc xe ba bánh nghèo nàn như ngày nào, nhưng làm sao có được, v́ bây giờ làm sao tôi có thể t́m lại được những h́nh ảnh thân thương đó nữa, xin Ba Mẹ hăy pḥ hộ cho chúng con, ba anh em chúng con đang sống bơ vơ trên đất người, mùa Vu Lan thiếu cả Mẹ lẫn Cha …

    John Nhân Nguyễn, California,

    http://buonvuidoilinh.wordpress.com/...dap-xe-ba-gac/

    About these ads

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Xem qua bài trên của anh Hoa Biển , tôi nhớ lời Em Trai tôi kể về ngày em được thả , sau 8 năm tù đầy :

    Từ Suối Máu , em bị chuyển lên Long Giao , rồi Tống Lê Chân . Em là người tù cuối cùng ra khỏi Tống Lê Chân .

    Khi về tới đầu ngơ , em bàng hoàng không c̣n biết lối vào nhà . Môt thanh niên trong xóm nhận ra la om ṣm : Chú H về rồi ! Chú H về rồi !

    Vậy là cả xóm ùa ra đón ngoài đầu hẻm .

    Để mưu sinh , tránh sự ḍm ngó của Công An , và kiếm đường thoát đi , em tôi đă phải làm đủ việc : làm hăng than , ḷ gạch , sửa xe đạp , và sau cùng là sang lại một quầy bán vé số .

    Cũng nhờ quầy bán vé số này , có người biết nó là thuyền trưởng , nên muốn nó lái tàu vượt biên , nhưng điều kiện là chỉ cho 1 đứa con lớn đi theo . V́ không muốn bỏ lại cha mẹ , vợ và con nên nó từ chối nhiều mối , và sau cùng là đi theo diện HO ( HO 8)

    Qua Mỹ , vợ chồng nó làm bất cứ việc ǵ kiếm được , không hề xin một đồng trợ cấp ( không nói láo ). Bây giờ nó vẫn c̣n đi làm , vợ nó mới bị nghỉ việc v́ hăng may đóng cửa , 3 đứa con nó đều học thành tài , có địa vị cao trong xă hội Mỹ . Gia đ́nh nó không hề có một lần " về thăm Quê Hương " như một số bạn nó . 8 năm tù đày đă quá đủ để hiểu về Cộng Sản , vậy sao mà một số người vẫn có thể quên ?

    Tigon

  7. #27
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Xem qua bài trên của anh Hoa Biển , tôi nhớ lời Em Trai tôi kể về ngày em được thả , sau 8 năm tù đầy :

    Từ Suối Máu , em bị chuyển lên Long Giao , rồi Tống Lê Chân . Em là người tù cuối cùng ra khỏi Tống Lê Chân .

    Khi về tới đầu ngơ , em bàng hoàng không c̣n biết lối vào nhà . Môt thanh niên trong xóm nhận ra la om ṣm : Chú H về rồi ! Chú H về rồi !

    Vậy là cả xóm ùa ra đón ngoài đầu hẻm .

    Để mưu sinh , tránh sự ḍm ngó của Công An , và kiếm đường thoát đi , em tôi đă phải làm đủ việc : làm hăng than , ḷ gạch , sửa xe đạp , và sau cùng là sang lại một quầy bán vé số .

    Cũng nhờ quầy bán vé số này , có người biết nó là thuyền trưởng , nên muốn nó lái tàu vượt biên , nhưng điều kiện là chỉ cho 1 đứa con lớn đi theo . V́ không muốn bỏ lại cha mẹ , vợ và con nên nó từ chối nhiều mối , và sau cùng là đi theo diện HO ( HO 8)

    Qua Mỹ , vợ chồng nó làm bất cứ việc ǵ kiếm được , không hề xin một đồng trợ cấp ( không nói láo ). Bây giờ nó vẫn c̣n đi làm , vợ nó mới bị nghỉ việc v́ hăng may đóng cửa , 3 đứa con nó đều học thành tài , có địa vị cao trong xă hội Mỹ . Gia đ́nh nó không hề có một lần " về thăm Quê Hương " như một số bạn nó . 8 năm tù đày đă quá đủ để hiểu về Cộng Sản , vậy sao mà một số người vẫn có thể quên ?

    Tigon
    Tôi có thể tạm trả lời câu bôi đỏ của chị TG như sau :

    Sở dĩ có hiện tượng "một số người vẫn có thể quên" là số người đó vướng vào những hội chứng sau đây :

    1) Khái niệm "quê hương" đặt nặng về phần nghĩa đen, tức là nó khác với những ngừời định nghĩa quê hương là chổ nào ta sống thoă mái hạnh phúc không có sự vướn bận âu lo về cách ăn nói từ trong Tâm của ḿnh. (nặng về nghĩa bóng )

    Bằng chứng với định nghĩa này ta thấy trên lảnh thổ Mỹ ,Canada, Anh, Pháp, Đức , Ư, Úc ..vv biết bao nhiêu triệu người can tâm t́nh nguyện chọn những nơi đó làm "quê hương" (theo nghĩa bóng ) thứ hai của ḿnh

    =====> Đó là facts.

    2) Ư chí mềm yếu so với số người chẳng bao giờ thèm trở lại cái QH dưới sự cai trị có gốc Commies .

    KHí thế mềm yếu này thường dễ bị dụ khị theo trào lưu thụ hưởng vật chất .

    3) Hội chứng "đi t́m lợi ích cá nhân" :

    Bao gồm lợi dụng taux đổi đô la quá cao dẩn đến sự cảm thấy nơi QH có giá "cheap hơn" so với QH "thứ nh́" cho vấn đề du lịch, đầu tư ít tốn kém sở hụi,thụ hưởng kiếp sống trốn mùa Đông QH thứ hai , "vợ mùa" giá rẻ gần như biếu không ,con Ở , nàng Hầu giá gần như cho không .. ...vv

    Cuối cùng là lư do bên ngoài vô t́nh khuyến khích "một số người vẫn có thể quên" là chính sách ngoại giao của cường quốc mở lại bang giao tầm Đại Sứ Quán . Khi mở cổng th́ có sự chạy về, chạy ra ..vv

    Như thế giới tư bản cô lập hoá Bắc Hàn hay, Mỹ cô lập hoá Cuba ,th́ làm ǵ có chuyện dân Mỹ gốc Hàn đi về quê hương Bắc Hàn hay dân Mỹ gốc Cuban đi về Quê hương Cuba được .Cho dù có ư chí cao muốn trở về QH ..

    C̣n những ai về thăm QH v́ chữ hiếu v́ đám tang cha mẹ, ông bà , d́ chú ..vv... vv chỉ đơn giản là chuyện bất đắc dĩ của sự "bất đặng đừng" mà thôi , chớ trong Tâm can của họ chả ai thèm cái "quê hương cờ Sao vàng " thối nát (theo nghĩa bóng, chớ nghĩa đen th́ cũng "thơm phức" của mùi Ipad, Ipod ,xe Lamborghini/ Ferrari như ai . ) cai trị bỡi bọn mafia đỏ ..Tay sai cho lủ "5 sao vàng" Bắc Kinh cả .
    Last edited by Viet xưa; 05-01-2013 at 04:12 AM.

  8. #28
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    NHận xét, phân tích và giải thích khá đầy đủ.

    Quote Originally Posted by Viet xưa View Post
    Tôi có thể tạm trả lời câu bôi đỏ của chị TG như sau :

    Sở dĩ có hiện tượng "một số người vẫn có thể quên" là số người đó vướng vào những hội chứng sau đây :

    1) Khái niệm "quê hương" đặt nặng về phần nghĩa đen, tức là nó khác với những ngừời định nghĩa quê hương là chổ nào ta sống thoă mái hạnh phúc không có sự vướn bận âu lo về cách ăn nói từ trong Tâm của ḿnh. (nặng về nghĩa bóng )

    Bằng chứng với định nghĩa này ta thấy trên lảnh thổ Mỹ ,Canada, Anh, Pháp, Đức , Ư, Úc ..vv biết bao nhiêu triệu người can tâm t́nh nguyện chọn những nơi đó làm "quê hương" (theo nghĩa bóng ) thứ hai của ḿnh

    =====> Đó là facts.

    2) Ư chí mềm yếu so với số người chẳng bao giờ thèm trở lại cái QH dưới sự cai trị có gốc Commies .

    KHí thế mềm yếu này thường dễ bị dụ khị theo trào lưu thụ hưởng vật chất .

    3) Hội chứng "đi t́m lợi ích cá nhân" :

    Bao gồm lợi dụng taux đổi đô la quá cao dẩn đến sự cảm thấy nơi QH có giá "cheap hơn" so với QH "thứ nh́" cho vấn đề du lịch, đầu tư ít tốn kém sở hụi,thụ hưởng kiếp sống trốn mùa Đông QH thứ hai , "vợ mùa" giá rẻ gần như biếu không ,con Ở , nàng Hầu giá gần như cho không .. ...vv

    Cuối cùng là lư do bên ngoài vô t́nh khuyến khích "một số người vẫn có thể quên" là chính sách ngoại giao của cường quốc mở lại bang giao tầm Đại Sứ Quán . Khi mở cổng th́ có sự chạy về, chạy ra ..vv

    Như thế giới tư bản cô lập hoá Bắc Hàn hay, Mỹ cô lập hoá Cuba ,th́ làm ǵ có chuyện dân Mỹ gốc Hàn đi về quê hương Bắc Hàn hay dân Mỹ gốc Cuban đi về Quê hương Cuba được .Cho dù có ư chí cao muốn trở về QH ..

    C̣n những ai về thăm QH v́ chữ hiếu v́ đám tang cha mẹ, ông bà , d́ chú ..vv... vv chỉ đơn giản là chuyện bất đắc dĩ của sự "bất đặng đừng" mà thôi , chớ trong Tâm can của họ chả ai thèm cái "quê hương cờ Sao vàng " thối nát (theo nghĩa bóng, chớ nghĩa đen th́ cũng "thơm phức" của mùi Ipad, Ipod ,xe Lamborghini/ Ferrari như ai . ) cai trị bỡi bọn mafia đỏ ..Tay sai cho lủ "5 sao vàng" Bắc Kinh cả .
    NHiều người không hiểu cặn kẽ từng hoàn cảnh cá nhân, tâm tư mỗi người, chúng ăn phải bả danh lợi còn vênh mặt lên ra cái điều "thức thời.........."

  9. #29
    Cao Cầu
    Khách
    Quote Originally Posted by Lalan View Post
    Người dân muốn biết có phải 2 thành viên bị cùm chung 1 c̣ng là Pheng và Forexnews ?
    Pheng và Fox́niêu là 2 tên trật tự ác ôn trong trại tù. Trật tự là những tên tù sớm giác ngộ cách mang, được cho ở riêng để theo dơi và thi hành kỷ luật đối với tù. Loại đầu gấu, sai đâu đánh đó . Như tên Bùi đ́nh Thi đă từng là trật tự, đánh chết một bạn tù, đánh gần chết Linh mục Nguyễn hữu Lễ,mặc dù nó là Bắc kỳ 54, tín đồ thiên chúa, Thiếu tá an ninh quân đội của VNCH đấy.
    Nội quy trong trại là mỗi lần tù nhân muốn đi ỉa th́ phải la lên to cho rơ là : "Báo cáo anh tôi xin đi ỉa" . Anh nào lỡ quên v́ bị tào tháo đuỗi vội vàng vào nhà ỉa là bị Fox và Pheng đuỗi theo để phạt bằng cách không cho vào nhà ỉa , bắt đứng nghiêm cho đến khi ỉa ra quần . Fox th́ mắng chửi " cái thứ nguỵ của các anh th́ chai nười nao động, quen thói bóc nột, tối ngày chỉ biết nghĩ tới ăn và ỉa". C̣n Pheng th́ ăn nói có phần tử tế hơn " nguỵ các anh vô kỷ luật như thế nên thua là phải. Nội quy rơ ràng là đi ỉa th́ phải báo cáo . Tại sao anh vi phạm"

  10. #30
    Lalan
    Khách
    Định nghĩa thế nào là quê hương ? Nguời ta về quê hương để thăm lại từ con đường hẻm , mái trường xưa , con phố , con sông , đồng ruộng mồ mả ông bà , thăm lại bạn bè , thân nhân , gợi nhớ lại văn hoá , kỷ niệm mà ḿnh sanh ra và lớn lên . Tất cả người Việt xa quê hương đều trở về v́ những lư do trên là chính , chứ không phải họ về v́ ư chí mềm hay thích sống với VC . Trừ ra 1 thiểu số không đáng kể về VN là thành phần không có t́nh cảm với quê hương , không có tinh thần thương yêu dân tộc như chỉ về v́ mục đích làm ăn cá nhân hoặc làm chính trị để bon chen . Nguời không về VN không có nghĩa là họ có tinh thần chống cộng cao và cứng rắn hơn những người thường về VN . Họ không về do nhiều nguyên nhân khác như không c̣n thân nhân , bạn bè thân thuộc , sợ bị bệnh tiêu chảy , không có nhiều tiền về sợ bị mặc cảm ở hải ngoại lâu năm mà c̣n nghèo hơn người trong nước , hoặc do 1 bệnh nào đó không dám đi xa hoặc bị vợ hay chồng xí cái ấy về cho phần ḿnh mà không muốn ở đời muôn sự của chung .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. HY LẠP BẦU THỦ TƯỚNG LÂM THỜI
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 12-11-2011, 01:31 PM
  2. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  3. Replies: 59
    Last Post: 29-06-2011, 04:26 AM
  4. Replies: 26
    Last Post: 03-05-2011, 02:12 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 22-04-2011, 10:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •