Results 1 to 3 of 3

Thread: Audio: Kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,752

    Audio: Kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris



    <embed src="http://www.4shared.com/embed/3295700481/c4dcaf16" width="420" height="250" allowfullscreen="tru e" allowscriptaccess="a lways"></embed>

    Chủ Nhật 27 tháng 1 năm 2013 sẽ là ngày kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris về Việt Nam.

    Được mệnh danh là ‘Hiệp Định Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Ḥa B́nh ở Việt Nam’, Hiệp Định Paris gồm 9 Chương 23 Điều và được kư kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 bởi bốn ngoại trưởng đại diện cho bốn bên tham dự theo lập luận của Hà Nội, hoặc giữa 2 bên - tức là phe đồng minh và phe cộng sản - theo quan điểm của Sài G̣n.

    Đó là ông William P. Rogers, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Hoa​Kỳ và ông Trần Văn Lắm, Tổng Trưởng Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa, ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và bà Nguyễn Thị B́nh, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam.

    Tuy nhiên, hai nhân vật quan trọng nhất trong tiến tŕnh kéo dài trên bốn năm từ ngày 13 tháng 5 năm 1968 khi Ḥa Đàm Paris bắt đầu đến ngày 27 tháng 1 năm 1973 khi Ḥa Đàm Paris kết thúc là Tiến sĩ Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh của Tổng thống Mỹ Richard Nixon và ông Lê Đức Thọ, Ủy Viên Bộ Chính Trị Đảng Lao Động tức là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đă mật đàm nhiều lần với nhau để mặc cả khai thông Ḥa Đàm mà Washington lại không thông báo với đồng minh Sài G̣n.

    Chính quyền Hà Nội trước đây và bây giờ, lúc nào cũng coi Hiệp Định Paris là một chiến thắng ngoại giao lớn của phe cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam. Hà Nội đă có thể đạt được chiến thắng ngoại giao này là v́ Washington đă nhượng bộ, bất chấp phản đối mạnh mẽ của Sài G̣n, hai yếu tố quan trọng quyết định cuộc chiến Việt Nam về mặt pháp lư và thực tế chiến trường:

    Điều 1 của Hiệp Định Paris qui định rằng: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một ngh́n chín trăm năm mươi tư về Việt Nam đă công nhận.”

    Nh́n từ quan điểm của Hà Nội, đây là cơ sở pháp lư cho phép Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bằng vơ lực.

    Điều 3 khoản (a) của Hiệp Định Paris viết rằng: “Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm ḥa b́nh lâu dài và vững chắc. Bắt đầu từ khi ngừng bắn: Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam cộng ḥa sẽ ở nguyên vị trí của ḿnh trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân." Và điều 5 qui định rằng việc rút quân này sẽ hoàn tất trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kư Hiệp Định.

    Điều 3 và Điều 5 của Hiệp Định Paris thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự tại chiến trường, v́ Hà Nội chẳng những được quyền duy tŕ Bộ đội Bắc Việt tại Miền Nam, theo Hiệp Định, mà c̣n trắng trợn vi phạm Hiệp Định, khi ồ ạt chuyển quân vào Nam sau ngày 27 tháng 1 năm 1973 trong chiến dịch gọi là ‘Đại Thắng Mùa Xuân’ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi bộ đội cộng sản Miền Bắc tiến vào chiếm đóng Thủ đô Sài G̣n.

    Vậy th́ bối cảnh nào đă đưa đẩy đến Hiệp Định Paris 1973 và tại sao VNCH đă phải kư tên vào Hiệp Định khi biết rằng Hiệp Định này hoàn toàn bất lợi? Sài G̣n đă chống đối Washington như thế nào và đă nỗ lực vận động các đồng minh khác ra sao?

    Chúng tôi nêu lên các câu hỏi này với Ls Lưu Tường Quang tại Sydney. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Lưu Tường Quang, phục vụ tại Trung Ương Bộ Ngoại Giao ở Sài G̣n cũng như tại Đại Sứ Quán Việt Nam Cộng Ḥa ở Canberra, đă đảm nhận một vài nhiệm vụ có ít nhiều liên hệ đến Hiệp Định Paris.

    Ngọc Hân: Thưa ông Lưu Tường Quang – Nh́n lại cục diện chính trị của những năm sau cùng thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, những yếu tố nào đă đưa đẩy đến Hiệp Định 1973 về Việt Nam?

    Lưu Tường Quang: Thưa cô Ngọc Hân và kính chào quí vị thính giả Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ – Trừ phi có một chiến thắng quân sự rơ rệt, cuộc chiến nào cũng được giải quyết bằng một tiến tŕnh thương thuyết ḥa b́nh. Điểm khác biệt nổi bật trong cuộc chiến Việt Nam là một chiến thắng quân sự đă đạt được hoàn toàn nhờ vào một hiệp định gọi là để ‘lập lại ḥa b́nh’.

    Hà Nội đă kư kết Hiệp Định Paris, v́ họ đánh giá là Hiệp Định cho họ cơ hội chiến thắng quân sự, một thành quả mà họ đă không đạt được tại chiến trường, trước khi Hiệp Định được kư kết.

    C̣n tại Washington, chính phủ Mỹ thúc đẩy việc kư kết Hiệp Định, v́ Mỹ cần Hiệp Định này để giải kết khỏi Việt Nam gọi là ‘trong danh dự’. Lúc vận động tranh cử, cũng như sau khi đắc cử và nhậm chức vào đầu năm 1969, Tổng Thống Richard Nixon lúc nào cũng sử dụng nhóm chữ ‘ḥa b́nh trong danh dự’ khi nói về cuộc chiến Việt Nam.

    Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đă mất ư chí chính trị để tiếp tục trợ giúp quân sự cho Sài G̣n dưới thời Tổng Thống Đảng Dân Chủ Lyndon Johnson, khi Hà Nội mở cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Hà Nội đă thất bại nặng nề về mặt quân sự tại Miền Nam và về mặt chính trị v́ nhân dân Miền Nam đă không ‘nổi dậy’ như Hà Nội mong đợi, nhưng Hà Nội lại chiến thắng chính trị tại Washington, khi Tổng Thống Johnson quyết định không tái tranh cử và bắt đầu tiến tŕnh thương thuyết với Hà Nội ngày 13 tháng 5 năm 1968.

    Tổng thống kế nhiệm Richard Nixon đă bắt đầu kế hoạch ‘giải kết’ này với chương tŕnh Việt-Nam-hóa [Vietnamization] mà ông đă thảo luận và áp đặt với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Việt-Mỹ ở Midway ngày 8 tháng 6 năm 1969 tức là ngày 9 tháng 6 tại Sài G̣n.

    Tôi đă tháp tùng Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành trong Phái Đoàn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Midway này. Sau đó vào ngày 25 tháng 7 năm 1969 tại Guam ông Nixon công bố chính sách gọi là Chủ thuyết Nixon

    Theo đó Mỹ phân biệt 3 loại đồng minh, đồng minh mà Mỹ có nghĩa vụ kết ước, đồng minh mà Mỹ không có nghĩa vụ kết ước nhưng bị đe dọa tấn công bằng vơ khí nguyên tử, và thứ 3 là nhóm quốc gia khác như Việt Nam Cộng Ḥa, tức là không bị tấn công nguyên tử và không có hiệp ước với Mỹ - th́ phải ‘tự lực cánh sinh’ trước khi được Mỹ giúp đỡ.

    Ngoài những áp lực chính trị quốc nội, một diễn tiến quan trọng khác trên chính trường quốc tế, là vào tháng 2 năm 1972, Tổng thống Nixon thăm viếng Bắc Kinh và kư Thông Cáo Chung Thượng Hải với Chu Ân Lai để công nhận và thiết lập bang giao với Trung Quốc. Với biến chuyển này, cuộc chiến chống Cộng tại Miền Nam Việt Nam không c̣n quan trọng trong chính sách Châu Á của Mỹ.

    Ngọc Hân: Đă đánh giá là dự thảo Hiệp Định Paris hoàn toàn bất lợi, nhưng tại sao chính phủ VNCH lại kư tên vào Hiệp Định và Sài G̣n đă có các nỗ lực cải thiện Hiệp Định như thế nào với Mỹ và các đồng minh khác, thưa ông Lưu Tường Quang?

    Lưu Tường Quang: Tiến sĩ Kissinger đến Sài G̣n hồi tháng 10 năm 1972 với bản dự thảo Hiệp Định mà ông chuẩn bị kư tắt với ông Lê Đức Thọ tại Hà Nội, nếu được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đồng ư. Tất nhiên, Tổng Thống Thiệu bác bỏ dự thảo này, v́ dự thảo hoàn toàn trái ngược lập trường cố hữu của Sài G̣n là:

    Hà Nội cũng phải rút bộ đội cộng sản trở về Miền Bắc, như các quăn đội ngoại nhập khác tại Miền Nam. Ông Kissinger không thể đi Hà Nội như mong muốn mà phải trở về Washington.

    Đến tháng 12 năm 1972, Tổng thống Nixon lại gởi Tướng Alexander Haig, Phụ tá Cố Vấn An Ninh, đến Sài G̣n với bản dự thảo không khác ǵ bản dự thảo trước, với lời đe dọa là nếu Tổng Thống Thiệu tiếp tục chống đối, Mỹ dự trù kư kết một ḿnh với Hà Nội và cắt đứt viện trợ cho VNCH.

    Sau năm 1975, tại Canberra, cựu ngoại trưởng Trần Văn Lắm đă nhiều lần xác nhận với tôi về sự bế tắc này, khiến ông phải kư tên vào Hiệp Định Paris 1973. Tất nhiên, trong t́nh trạng bang giao bế tắc với Mỹ, Tổng thống Thiếu đă gởi nhiều sứ giả đi vận động các đồng minh khác của VNCH nhưng không đạt được sự ủng hộ mong đợi.

    Thứ trưởng Ngoại Giao Trần Kim Phượng, cựu đại sứ tại Kuala Lumpur và Canberra, phụ trách công tác vận động với Malaysia, Sinpapore và Australia.

    Ngày thứ Sáu 3 tháng 11 năm 1972, tôi đă từ Canberra đến Sydney để tham dự cuộc thảo luận giữa Đặc sứ Trần Kim Phượng và Ngoại trưởng Úc Nigel Bowen trong chính phủ liên đảng Tự Do-Quốc Gia - là thế lực chính trị Australia đă quyết định tham chiến taị Việt Nam hồi năm 1965. Ngoại trưởng Bowen từ chối ủng hộ Sài G̣n trong nỗ lực chống lại Washington.


    * Source: http://www.voatiengviet.com/content/...s/1588006.html

  2. #2
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    509

    Phục hồi Hiệp Định Paris 1973 do thế hệ tiếp nối Người Việt Quốc Gia đăm trách.

    Phục hồi Hiệp Định Paris 1973 do thế hệ tiếp nối Người Việt Quốc Gia đăm trách.

    Khi thế hệ trẻ gốc Việt tuổi từ 30s Người Việt Quốc Gia không chấp nhận cs, hiện nay đă đang phục vụ trong ḍng chính của các nước tự do trên thế giới. Đă hội đủ điều kiện pháp nhân, tŕnh độ, uy tín, bản lĩnh đă từng quan hệ quốc tế và từng được quốc tế biết đến, đồng thời với sự hổ trợ của chính quyền các nước sở tại. Họ đă và đang là thành viên hoặc có chức vụ trong chính quyền nước đó, nếu những người trẻ này quyết tâm cùng nhau tiếp nối cha anh VNCH để Phục hồi Hiệp Định Paris 1973 th́ nhất định sẽ thành công.

    Xin thế hệ 70s đi trước ẩn mặt, cố phụ giúp các thế hệ trẻ trong âm thầm. Nếu ta không gấp rút hành động đúng, sau này lịch sử sẽ phán xét thế hệ đă tham gia vào chính quyền VNCH một cách nghiêm khắc (không có sự truyền đạt kinh nghiệm và bản lĩnh của một chính thể đă có tên trong Liên Hiệp Quốc). Vẫn biết c̣n nhiều Quí Vị tuy có tuổi, nhưng vẫn c̣n uy tín để đứng ra xây dựng việc lớn nầy, bằng cách âm thầm truyền đạt những kinh nghiệm... Để thế hệ 30s hiện nay nhiều người c̣n trẻ có đủ điều kiện, tŕnh độ, uy tín và đă từng quan hệ quốc tế có thể cáng đáng được trọng trách với Dân Tộc. Chính họ mới đủ năng lực đưa Dân Tộc đến Vinh Quang .
    Kính xin Quí Vị Trẻ đứng lên sắn tay áo để cùng hy sinh cho đại nghĩa của Dân Tộc. Chỉ có Quí vị thế hệ trẻ này mới đũ điều kiện mỡ cánh cửa lớn của Dân Tộc thoát khỏi tai ách, do bọn độc tài độc đảng VC đă bao năm gây ra biết bao là thảm cảnh đau thương và cũng đang trên đà mất nước như Tây tạng >> cũng từ đây, cơ hội nầy, cơ hội mà Quí Vị đă từng chờ đợi suốt hơn 37 năm qua .
    Kính chúc Quí Vị vui khỏe và thành công mọi công việc trong cuộc sống.
    TND
    Last edited by Tu_Nhan_Dan_; 24-01-2013 at 11:27 PM.

  3. #3
    Dac Trung
    Khách
    Hiệp định Paris đă qua trên 40 năm rố. Đa sô´dân VN sinh sau 1975. Thê´hệ ra đường ở miền Nam vẫy toàn cờ đỏ sao vàng mừng đá banh, đâù óc th́ được cộng sản nhố sọ lâu nay.
    Lại thêm nhiêù kiêù hôí đổ vào VN lâu nay, khiên´ cho ngướ ta tưởng là có thớ gian khá hơn là nhờ thành quả của chê´độ cộng sản.

    Nên phân phát thông tin v́ cộng sản phong tỏa thông tin, và vận động toàn dân làm cách mạng, chơ´không thể mong ǵ vào cái hiệp định Paris đă qua trên 40 năm rố.

    Cũng như vụ bâù cử tổng thông´ Mỹ liên quan McCain trươc´ kia. Có ông nói là bâù McCain lên th́ ông đánh cộng sản cho chúng ta.

    Giả sử nêú dựng được chính phủ VNCH lên lại, lâư ǵ bảo đảm là giữ được sau khi quân Mỹ rút đi ?

    Hiệp định Paris cũng vậy. Giả sử đưa được quân Liên Hiệp Quôc´ vào ngày nay để canh việc thi hành hiệp định Paris 1973, th́ chỉ sau khi họ rút đi, ngày nay cộng sản hú cái, th́ những ngướ dân quen cờ đỏ sao vàng lâu nay và được cộng sản nhố sọ mâư chục năm nay lại theo họ.

    Ngoài ra phải vận động nhân dân miền Băc´ nữa . Nêú không, th́ chính phủ cộng sản cư´c̣n lănh đạo họ hoài .

    Ngày nay, sự quyêt´định là ở nhân dân VN.
    .
    Last edited by Dac Trung; 25-01-2013 at 03:46 AM. Reason: Bổ sung

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Hiệp định Paris 1973
    By alamit in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 46
    Last Post: 02-05-2020, 11:43 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 21-08-2012, 11:56 AM
  3. Audio: Cuộc họp với RSL bị huỷ bỏ
    By Sydney in forum Tin Việt Nam
    Replies: 5
    Last Post: 25-10-2011, 07:23 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 06-05-2011, 11:35 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 05-02-2011, 08:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •