Page 4 of 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Results 31 to 40 of 61

Thread: Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa




    18. Chương 15 -Tiếng cu kêu

    Cô Lan, 16 tuổi , cô gái thứ tư trong 8 người con của một gia đ́nh người Hoa đang sống tại làng NgọcHải, cách Cao Bằng 15 cây số và cách biên giới Việt Hoa khoàng 45 cây số....Cha cô làm nghề đan ghế tre và chuyên chở gạo bằng xe ḅ. Là thợ may của hợp tác xă, mẹ cô thỉnh thoảng cũng nhờ bọn lính gác để đi qua bên kia biên giới bán đường hóa học Việt Nam và mua về các nữ trang bằng cẩm thạch. Năm vừa qua cô đă đỗ bằng Trung học đệ nhất cấp. Cô chỉ đến trường mỗi tuần có 3 ngày để có thể đi làm thay cho mẹ cô ở hợp tác xă. Công việc cũng không có ǵ khó khăn. Vải của Liên Xô đă được cắt sẵn ra thành từng miếng, chỉ cần ráp lại thành những chiếc sơ mi, dài tay, ngắn tay hay quần, v..v.. là xong. Càng ráp được nhiều th́ càng lănh được nhiều tiền. Ráp một chiếc sơ mi ngắn tay th́ lănh được 7 hào 70 xu. Nếu có ai đưa vải nhờ may th́ giá phải bằng hai. Mẹ cùa cô đang mang thai, mà muốn lănh được khẩu phần lương thực của ḿnh th́ mẹ cô phải làm việc 20 ngày mỗi tháng. Cha cô th́ được lănh 50 gam thịt heo phụ trội . Gíá chính thức của một kí lô gạo là 40 hào trong khi giá chợ đen phải là 16 đồng một kí. Một kí lô thịt heo giá chánh thức là 2 đồng 70, và giá chợ đen là 25 đồng.

    Trong giờ học về lịch sử ở trường, cô giáo đă từng nói:

    ‘’ Chúng ta hy vọng là nước Việt Nam sẽ được sống trong thanh b́nh và độc lập. Miền Nam và miền Bắc sẽ được thống nhất. Sẽ không có sự can thiêp nào của cả người Mỹ lẫn người Trung Hoa.

    Cô giáo cũng đă từng nói là đất nước đă bị 14 thế lực ngoại bang xâm lăng, trong đó có người Tàu, người Pháp, người Đức và người Ư. Tất cả đếu đă bị đánh đuổi chỉ c̣n có người Mỹ.

    Cô cũng c̣n nói:

    -‘’ Chúng ta phải chiến đău đến thắng lợi cuối cùng. Dù phải mất 50 hay 100 năm nữa. dù chúng ta phải chiến đău đến người cuối cùng trong gia đ́nh .

    Cô Lan không thích chiến tranh. Cô có họ hàng ờ Sài G̣n trong Miền Nam, em của bà nội cô và các con của bà. Cô cảm thấy có nghĩa vụ đối với đại gia đ́nh của cô. Theo cô th́ nhiều người không hiểu tại sao họ phải chiến đău. Họ phải thi hành nghĩa vụ quân sự. Cô biết có một người Thái bị chung thân khổ sai v́ tội đào ngũ. Cô đă thấy một số bạn trẻ đă khóc v́ bị bắt đi thi hành nghĩa vụ quân sự nhưng rồi cũng phải đi. Tại Cao Bằng, có không ít người Việt lai Tàu trốn kḥi các trại lính và đào ngũ. Cô Lan đă gặp được một số thương binh. Với một anh bộ đội bị mất cả đôi chân, chánh quyền đă cấp cho anh một đôi chân giả và một chiếc xe gắn máy cà tàng cho anh ta xử dụng.Một người khác th́ được một chiếc xe đạp và những bộ phận tay chân giả.

    Cô Lan thích các bài tập hát trên đài phát thanh lúc 14 giờ 30. Họ dạy từng đoạn một. Cô cũng thích nghe những bài học về xă giao, về luân lư hay về vệ sinh trong các buổi phát thanh đó. Cô thuộc nằm ḷng nhiều bài hát và nhiều bài thơ nhất là thơ của Tố Hữu.

    Mặc ai nói xỏ nói xiêng

    Ḷng tôi vẫn vững như kiềng ba chân

    Cô hiểu rơ những câu thơ đó lắm. Trong các nhà bếp tập thể trong làng, người ta thường xừ dụng kiềng ba chân, tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung và Nam. Cô thích nhắm nh́n gịng nước trong vắt của con sông Bằng Giang, những ngọn đồi và những ruộng xanh của làng ḿnh. Cô không quan tâm đến vấn đề chánh trị . Cô không đọc báo mà làng cô thường nhận được, dù đó là tờ Nhân Dân, tờ báo của đảng , trong đó có những bài rất dản dị mà người nông dân nào cũng có thể hiểu được. Trong số báo ngày 5 tháng 4, trong mục ‘’Thời sự lịch sữ’’, người ta đọc được là : Tuổi Tư con chuột trong năm Măo con mèo’’ : ông Thiệu tuổi Tư. Tự nhiên là con chuột Thiệu ḅ từ cống của người Pháp sang cống của người Mỹ. Bị tấn công ở Ban mê Thuột , Thiệu bỏ chạy tới Huế và Đà Nẳng để nhảy xuống biển Trung Quốc trở về Miền Nam chui vào Sài G̣n . Theo âm lịch năm nay là năm Măo, năm con mèo. Khi mèo gặp chuột th́ mèo sẽ ăn chuột. Chỉ trong thời gian một tháng, mèo đă ăn được một số chuột rồi. Làm sao ông Thiệu vốn là tuổi Tư chạy thoát được miệng con mèo ? Số mệnh được an bài rồi: sanh vào tuổi Tư phải chết vào năm Mèo !

    Trong báo cáo tiến quân của ḿnh Văn tiến Dũng ghi là ông đă dừng chân chỗ nầy hay chỗ nọ để tỏ t́nh cảm của ḿnh đối với cảnh vật, một niềm vui khi nh́n các ngọn đồi dưới nắng vàng, hay màu xanh tươi của cỏ cây, hoặc những vưồn cao su dày đặt chạy dài suốt tận chân trời .. ..hay các cây cổ thụ hùng vĩ trong rừng già.. .. và những cành lan xinh đẹp đang nở. Ông thường la cà bên các hỏa đầu quân ngay ở bờ suối đang làm bếp bằng những chiếc ḷ Hoàng Cầm, với một bộ phận ‘’ém khói’’ tinh vi. Ông cũng hay đứng nh́n các anh bộ đội đang ngủ say trên vơng sau một đêm dài di chuyển, hoặc những ḍng chữ kiểu cọ trên các tấm bản chỉ đường hướng dẫn cho họ khi họ muốn t́m đường về đơn vị hay ban ngành nào đó trên đường tiến quân. Vị Tổng tư lệnh Bắc Việt cũng thích nghe những mẩu chuyện răn đời. Ông Đinh đức Thiện, một người có trách nhiệm về tiếp vận đă kể cho ông một câu chuyện sau đây :

    ‘’một ngày nọ ờ một băi đậu xe gần quận Đức Lập ông ta thấy hai người tài xế đang loay hoay sửa một chiếc xe vận tải. Ông hỏi : Các anh thuộc đơn vị nào đây? Ta đang sấp sửa kết thúc cuộc chiến rồi mà sao các anh c̣n măi loay hoay ở đây ? Các anh không biết thẹn sao ? Và hai anh tài xế trả lời ngay là : Ông ơi, hai chúng tôi là tù binh !’’

    Tướng Dũng đă ghi lại là:

    ‘’ Trên khắp các mặt trận và trong tất cả các đơn vị, người của chúng ta đă xử dụng các cựu quân nhân và chyên viên dân chính của quân đội Sài G̣n trong công tác tu bổ nhiều loại xe. Họ đă giải thích cho chúng tôi những đặc điểm của từng loại vũ khí và quân cụ của Mỹ để cho chúng tôi xử dụng , và người ta có thể thấy là trong các đoàn xe của chúng tôi đă có những thiết vận xa M.113, những chiến xa M.41, M.48, hay những khẩu đại bác 105 , 155 ly và những máy truyền tin chiến thuật PCR 25, hoàn toàn của Hoa Kỳ. Các phi công của ta đă nhanh chóng học và điều khiển được các phi cơ săn giặc A.37 hay F.5. Hơn bao giờ hết chúng tôi đă đánh địch được bằng chính những vũ khí của họ. Tất cà những chiến lợi phẩm nầy đă tăng sức mạnh hỏa lực của chúng tôi gấp 10 lần và giúp tăng nhanh nhịp độ tiến quân của chúng tôi ‘’

    Tướng Dũng cũng đă ghi rơ trong Nhựt kư hành quân của ông ta:

    -‘’ Sau khi giải phóng được Đà Nẳng , Quân Đoàn số 2 được lệnh tiến nhanh dọc theo bờ biển xuống phía Nam, để đến Biên Ḥa (một căn cứ lớn nằm về phía Bắc của Sài G̣n ) trong một thời gian là 18 ngày. Trên 900 cây số mà Quân Đoàn nầy phải đi, nhiều cây cầu đă bị phá hủy. Từ Đà Nẳng đến Quảng Ngăi đă có 6 cây cầu sập, và dẫn một đoàn xe 2000 chiếc, phải vượt qua 6 con sông, chưa nói đến các trận chiến.. .. quả là một bài toán phức tạp về tổ chức và chỉ huy !’’

    Tướng Dũng luôn luôn dựa trên quá khứ để phân tách các bài toán của năm 1975:

    ‘’ Trong cuộc hành quân năm 1972, sư đoàn 308 chỉ có 400 xe, đă không tiến lên được v́ những nút chận ở dọc đường’’.

    Viên tổng tư lệnh và Bộ Tham Mưu của ông ta đă đoan chắc là sự hợp đồng giữa các binh chủng đă được hoàn hảo hơn.

    ‘’ Quân Đoàn 2 đă được tổ chức làm nhiều thành phần; mở đường và sửa cầu là Công Binh. Đi kế đó là Chiến xa sẳn sàng tiếp ứng nếu gặp trường hợp có kháng cự. Hai thành phần nầy được một trung đoàn pḥng không yểm trợ. Bộ binh và Pháo binh đi sau cùng.’’

    Bây giờ th́ tuớng Dũng đă không c̣n ngần ngại khi ông biệt phái các chiến xa tách rời xa các đơn vị bộ binh .. ..

    ‘’ Các bô lăo đứng dọc theo đường cùng phụ nữ và trẻ em để cho chúng tôi trà, nước dừa và mía’’ .Tướng Dũng không dám nói thật là thường thường th́ dân chúng ‘’bán’’ cho bộ đội những tách trà, những trái dừa hay những khúc mía.

    ‘’Các anh bộ đội với lệnh ‘’Tốc chiến Tốc thắng’’ trên mũ, không thể dừng chân để tṛ chuyện với dân chúng mà họ chỉ vẫy tay chào khi đi ngang qua và tiến thẳng về trận tuyến. ’’

    Tướng Dũng đến Lộc Ninh, một địa điểm cách biên giới Cambốt 15 cây số và cách Sài G̣n 100 cây số về hướng Bắc, sau khi đă đi qua các vườn cao su bạt ngàn từng bị hư hại qua các trận không kích của Không lực VNCH, và các vườn tiêu, vườn soài riêng, vườn mít hay vườn dừa vừa mới được chỉnh đốn lại gần đây. Ông viết trong nhựt kư vài đoạn tuyên truyền. Lộc Ninh đă được Quân Đội Bắc Việt chiếm cách đây 3 năm. Trong thời gian thi hành Hiệp Định Paris, Lộc Ninh là thủ đô bán chánh thức của CPLTCHMN. Từ lâu liên lạc giữa Sài G̣n và Lộc Ninh đă được thiết lập bằng phi cơ. Tướng Dũng đă viết với một niềm vui cách mạng của một nông dân hơn là của một anh bộ độI:

    ‘’Hai bên đường được sửa chửa và mở rộng thêm ra; đă có những nhà lá vừa mới được dựng lên, với những cánh đồng sắn và ruộng lúa xinh tuơi’’.

    Ông sung sướng đứng nh́n các công nhân đang bứng các gốc cây và làm cỏ trong vườn cao su.

    Ông ta đang nghĩ ngơi, sau khi ngắm nh́n không chán các vườn rau và vườn cây ăn trái; ông đánh một giấc ngũ trưa sau khi chiêm ngưỡng một cây chuối. Ông ước mơ một ngày nào đó các sư đoàn của ông sẽ tiến đến Cà Mau, điểm cực Nam của Miền Nam Việt Nam và dĩ nhiên ông nhớ ngay đến những câu thơ của Tố Hữu:

    Ôi B́nh Long, mảnh đất của Miền Nam

    Tôi đă gặp lần đầu tiên trong một buổi sáng

    Nắm đất đỏ nầy, ta đă nắm được trong tay

    Gần như có chất rượu làm cho ta say

    Khi ta ôm người chiến sỉ của Mặt Trận trong tay

    Qua các cánh đồng của Cà Mau ta đi như ngựa chạy.. (1)

    Tướng Dũng đă đi gặp ông Phạm Hùng trước hết ở Tổng Hành Dinh của Nam Bộ, nằm về phía Tây của Lộc Ninh. Ông Phạm Hùng, người chỉ huy cuộc chiến ở Nam Bộ từ năm 1967 trên phương diện chánh trị là một nhân vật quan trọng ở phía Nam của vĩ tuyến 17. Ông là bí thư Trung ương đảng cộng sản của xứ ủy Nam Bộ, một đảng viên đă từng đău tranh từ năm 1930 trong các cuộc đ́nh công ở Miền Nam Việt Nam , từng bị bắt nhiều lần, bị án tử h́nh rồi lại được ân xá và bị đày ra Côn đảo. Lần cuối cùng ông ra khỏi khám đường của người Pháp vào tháng 8 năm 1945. Ông biết rành mạch Miền Nam Việt Nam và đă từng cộng tác với Lê Duẫn trước đó ở Nam Bộ. Bây giờ ông là chánh trị viên của chiến dịch tổng tấn công, trên ông chỉ có Lê đức Thọ.

    Về mặt quân sự đối ứng với ông là tướng Trần văn Trà. Ông nầy vừa mới đi thanh sát quân đoàn 4, đơn vị nầy sẽ phải tấn công vào tuyến pḥng thủ phía Đông của Sài G̣n , nằm chung quanh Xuân Lộc. Tướng Trà tường tŕnh cho tướng Dũng.

    Người ta dựng lều chung quanh Tổng hành dinh cho Bộ Tham Mưu, người ta cũng đào các hầm trú ẩn và giao thông hào dưới các hàng cây. Ban ngày th́ các hoạt động được tiết giảm tối đa v́ Không lực của VNCH có thể đến bất thần. Ban đêm th́ khu rừng mới trở nên náo nhiệt . Người ta nghe thấy tiếng xe chạy trên các tuyến đường, tiếng chạy của máy đèn, và tiếng tạch tạch sè liên tục cùa các đài truyền tin. Các pḥng ban, dịch vụ được phân tán răi rác khắp nơi để tránh tác xạ của phi cơ địch.

    Rất thận trọng, tướng Dũng đôi khi được mô tô đèo đi thanh sát tất cả và khắp nơi. Các cận vệ của ông choàng khăn ca rô đen trên cổ. Các xe truyền tin thuôc Bộ Tham mưu của ông đậu sâu trong rừng ở cuối các con đường ṃn quanh co khúc khuỷu để tránh không bị địch kiểm thính từ trên không, hay để tránh các cuộc hành quân đột kích của đơn vị biệt kích Miền Nam Việt Nam.

    Ông Phạm Hùng nêu lên câu hỏi về các kho dự trử đạn dược. Một sĩ quan trả lời :

    ‘’ Tôi bảo đảm là chúng tôi có đủ để làm cho họ rung lên trong 3 thế hệ.

    Về sau nầy, cứ mội lần có câu hỏi về đạn dược th́ người ta lại vừa cười vừa nhắc lại công thức:

    -‘’ Phải cấp phát nhanh đủ để làm cho ‘’3 đời’’ họ phải rung lên !

    Một phiên họp vừa mới kết thúc ngay tại Tổng hành dinh. Một chiếc mô tô đến đổ ngay tại Bộ Tham Mưu : ông Lê đức Thọ đến. Ông mặc một chiếc quần ka ki và một áo sơ mi mầu xanh dương, với chiếc nón cối nhẹ trên đàu. Đây là lần thứ ba ông đến Nam Bộ trong ṿng 30 năm qua. Ông đă đến bằng phi cơ, bằng ô tô và lần nầy th́ bằng mô tô.

    Trong số những người đang chỉ huy chiến dịch tổng tấn công nầy, Lê đức Thọ là người quan trọng nhất. Ông ta là người có đủ các thông số trong đầu, chánh trị ,quân sự , ngoại giao. . . và cả quốc tế quốc nội nữa. . . .. . Ngày 8 tháng 4 ông đưa ra một Nghị quyết , được Bộ Chánh trị ở Hà Nội chấp thuận ngày 22/3 :’’ Tiến lên cho đến chiến thắng cuối cùng’’

    Các trận mưa đầu mùa trong cánh rừng đă làm cho cán bộ không ngủ được . Làm sao để ngủ bây giờ đây ? Lê đức Thọ lấy giấy ra viết một bài thơ mà tướng Dũng cho là ‘’ rất đúng với hoàn cảnh lúc bấy giờ’’. Đối với người cộng sản, muốn thấy được vị trí của ḿnh trong hệ thống lănh đạo đảng th́ phải nh́n vào danh sách đảng viên được niêm yết ở Đại Hội đảng xem ḿnh nằm ở hàng thứ mấy, ḿnh được lên phát biểu lúc nào, và vị trí của ḿnh trên khán đài trong mọi cuộc mít tinh. Người ta cũng có thể xét đoán tầm quan trọng của ḿnh qua số lượng thơ phú mà ḿnh đă sáng tác và được các đồng chí cùa ḿnh ưa thích. Trong nhựt kư của ḿnh tướng Dũng tự cho ḿnh c̣n quá thấp trước một Lê đức Thọ. V́ Lê đức Thọ hiện là người lănh đạo trong giai đoạn nầy của xứ ủy Nam Bộ. Hơn thế nữa, ông có thể là người số 1 sẽ thay thế Lê Duẫn trong chức vụ Tổng bí thư của đảng. Người ta không sao không đề cao Lê đức Thọ được khi ông làm thơ trong cánh rừng ở Lộc Ninh. Thơ rằng:

    Tôi lắng tai nghe tiếng gáy của chim cu đen

    Trong rừng Lộc Ninh lúc mặt trời vừa ló dạng

    Tôi không sao chợp mắt được thâu đêm suốt sáng

    Đếm từng giọt nước mưa rơi trên giường

    Lo cho binh sĩ chúng ta đang dầm mưa lội nước

    Trên con đường dài vô tận theo tank pháo cùng đi

    Ta chờ đón tin vui của những người sấp đến

    Từng phút từng giây trận tuyến đang mong chờ

    Để đường sá khô cứng lại mưa ơi !

    Đưa chúng tôi mau đến đích

    Của trận chiến lịch sử hôm nay

    V́ phát súng đầu tiên đă được ta khai hỏa (2)

    Cấp lănh đạo Bắc Việt lúc nào cũng làm thơ rất dễ dàng như họ đă bắt giam hay hành quyết những người đối lập của họ vậy.

    Lê đức Thọ và Phạm Hùng cùng ra những chỉ thị của họ trong các vùng vừa tạm chiếm mà họ gọi là ‘’vùng vừa được giải phóng.’’ Như : ‘’Bộ đội phải giữ tư cách và thái độ đứng đắn của ḿnh. Nhưng cán bộ của chánh quyền Miền Nam Việt Nam nhất là cảnh sát, phải được bắt giữ’’. Bộ Chánh Trị muốn rằng cuộc tổng tấn công phải được bắt đầu trễ lắm là vào tuần lễ thứ ba của tháng tư nầy.

    Trong vùng Đông Nam Á Châu, đặc biệt là Thái Lan và Phi luật Tân, đều có căn cứ Không quân của Hoa Kỳ, ở đó có phóng pháo oanh tạc cơ và pháo đài bay B.52. Vào những ngày đầu tháng 4 , lănh đạo Bắc Việt không c̣n sợ sự trở lại của Quân Đội Mỹ nữa. Họ c̣n tin chắc 100 phần trăm là không c̣n sự can thiệp nào cũa Không lực Hoa Kỳ nữa. Ở Lộc Ninh, tại Tổng hành dinh Bắc Việt tướng Dũng giải thích là người ta theo dơi rất sát những cuộc hành quân ở Cam Bốt từ đầu tháng 4.

    Từ lâu rồi các cuộc hành quân thường phải theo một chu kỳ nhứt định: vào tháng 2, tháng 3 và tháng 4 th́ cộng sản đưa người và vũ khí đạn dược vào cho bố trí sẳn tại chỗ để sẳn sàng tiến hành các cuộc hành quân tấn công lấn chiếm dự trù trong năm. Các cuộc xâm nhập do đó chậm lại vào mùa mưa khi mưa bắt đầu rơi ở Lào. Vào tháng 4, Bắc Việt mở các cuộc tấn công thăm ḍ vào hệ thống pḥng thủ của Sài G̣n . Các cuộc tấn công lớn nhỏ đều phải chấm dứt vào tháng 7. Lúc bấy giờ phần lớn lănh thổ Miền Nam bị ch́m trong biển nước trong lúc các chiến xa, lực lượng búa tạ chính của Bắc Việt th́ lại cần có mảnh đất khô ráo.

    Tại Sài G̣n nhiều người tưởng rằng thủ đô có thể pḥng thủ và giữ vững được nhờ số lượng phi cơ khả dụng của Không quân c̣n nhiều . Chỉ cần giữ vững tuyến pḥng thủ đến tháng 7. Sau đó là đến tháng 10 là chu kỳ mới lại bắt đầu. Người Mỹ và người Miền Nam sợ bộ đội Bắc Việt sẽ bắt tay được với các sư đoàn dọc theo bờ biển và các trung đoàn đang thành lập ở đồng bằng sông MeKong rồi tập trung bao quanh Sài G̣n..Một vài nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ th́ thầm với nhau rằng các sư đoàn Bắc Việt giờ đây tương tự như các quân đoàn của Đồng Minh đang trên đường tiến vào Bá Linh vào năm 1945 vậy.

    Ngày 8 tháng 4, lúc 8 giờ 25, Đại sứ Nhật Bản đă tṛ chuyện với ông Jean Meric Mérillon, Đại sứ Pháp. Cuộc nói chuyện có vẻ khó khăn: người Nhật th́ không biết ǵ nhiều và người Pháp th́ lại không chịu nói nhiều. Ông ta không thực sự hứa hẹn ǵ cả với ông khách người Nhật như ông nầy đă tin tưởng và hy vọng là : ‘’nước Pháp sẽ dàn xếp được tất cả’’

    Cuộc chiến bộc phát. Bom đạn rơi vài trăm thước cách nhà thờ chánh ṭa. Lại thêm sự ồn ào của các súng liên thanh và súng cá nhân nữa. Ông Mérillon đă cho gắn một tấm kính mầu lớn ờ cạnh văn pḥng của ông ta. Nếu tấm kính nầy bị vỡ tan thành từng mảnh th́ rất là nguy hiểm. Phẩm cách về ngoại giao đă bắt buộc hai Đại sứ lại tiếp tục nói chuyện với nhau, đại sứ Nhật vẫn giữ vẽ b́nh tỉnh của một Hiệp sĩ Phù Tang.

    Một chiếc oanh tạc cơ F.5 bay từ hướng Nam, là là trên con rạch rồi nhắm thằng Dinh Độc Lập lao đến, từ cao độ 300 thước thả xuống 2 trái bom loại 250 cân anh. Bom nổ ngay trên sân làm chết 2 người làm vườn, Dinh Độc Lập cũng bị thiệt hại, nhưng rất nhẹ gần như không đáng kể. Chiếc F.5 bay lên cao độ 900 thước rồi lại lao trở xuống một lần nữa thả thêm xuống 2 trái bom nữa, nhưng lần nầy bom không nổ. Phi cơ lại dùng đại bác liên thanh 20 ly bắn vào một kho xăng Shell ở Nhà Bè nhưng cũng không gây thiệt hại. Phi cơ lấy cao độ và bay về hướng Bắc- Tây Bắc.

    Loại mưu sát vào dinh Tổng Thống kiểu nầy là một phần trong bản nhạc chánh trị ở Việt Nam. Vào tháng 2 năm 1962, hai phi công Miền Nam Việt Nam đă thả bom và bắn liên thanh xuống . dinh Độc lập cũ với hy vọng thanh toán Tổng Thống Diệm. Họ đă đánh sập một cánh của dinh nầy nhưng không một người nào trong gia đ́nh của Tổng Thống bị hại. ở Việt Nam cũng như ở Á Châu và Phi Châu ngày nay hoặc Âu Châu ngày hôm qua , nhiều người tin rằng nếu thủ tiêu được những diễn viên chính của chánh quyền th́ có thể thay đổi được chánh thể trong lịch sử. Phải chăng đây là một trong những căn bệnh ấu trĩ cũa những nước chậm phát triển ?

    Ở thủ đô, người ta hỏi nhau có phải việc đánh bom vào dinh Độc Lập vừa rồi có phải là hành động khởi đầu của môt cuộc đảo chánh hay không ? Tướng tư lệnh Không quân Nguyễn cao Kỳ có âm mưu ǵ chăng ? v́ tướng Kỳ và Không quân đến một thời điểm nào đó, chỉ là một thôi. Người ta vẫn biết là cộng sản Bắc Việt trong hiện tại, đang đ̣i tướng Thiệu phải ra đi. Người ta quả quyết là tướng Kỳ muốn thương thuyết với họ. Do đó nếu ông loại được tướng Thiệu là ông đă thỏa mản được một điều kiện của cộng sản rồi. Có nhiều xe phóng thanh chạy khắp Sài G̣n thông báo lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 12 giờ trưa nay, đồng thời cho phát thanh nhiều bài hát yêu nước.

    Về giả thuyết tường Kỳ, Chủ Tịch Thượng Viện và một số người khác đều nhận xét là viên phi công ưu tú nầy không hơn ǵ Tổng Thống Thiệu trong tư thế đàm phán với cộng sản . Có nhiều người quả quyết là họ đă thấy một chiếc MIG. Như vậy th́ đây là hành động của Bắc Việt. Một số người khác giàu óc tưởng tượng và có ư xấu đă cho là Tổng Thống Thiệu đă dàn dựng lên việc nầy để có lư do bắt đối lập.

    Vào hồi 10 giờ, ở trung tâm báo chí, một phát ngôn viên tuyên bố là các vụ nổ đă xảy ra ‘’ trong chu vi dinh Tổng Thống’’ . Và sau đó, như thường lệ, phát ngôn viên nầy phân phối bản thông cáo báo chí trong ngày : ‘’ Trong 24 giờ qua, cộng sản đă có 142 vi phạm lệnh ngưng bắn.’’

    Lúc 12 giờ trưa, các đường phố vắng tanh. Hàng quán đóng cửa. Ở khắp các khu phố người ta liên lạc hỏi nhau bằng điện thoại : Cuộc tấn công vào Sài G̣n đă bắt đầu? quân Bắc Việt đă tới rồi? Tổng Thống Thiệu đă chết ? các tướng lănh đă nắm chánh quyền ? tướng Minh Dương sẽ là Tổng Thống . . . . . ?

    Tổng Thống Thiệu chứng minh là ông vẫn c̣n sống khi ông nói chuyện trên đài phát thanh. Ông bảo đảm là không có môt người nào trong gia đ́nh của ông bị thương. Quân lực VNCH vẫn trung thành với ông. Không có đảo chánh ǵ hết. Tổng Thống Thiệu vẫn c̣n là Tổng Thống của VNCH.Ông ứng khẩu nói :

    ‘’Cuộc tấn công nầy là một cuộc tấn kích lẻ loi của một nhóm người muốn ám sát tôi, để thay đổi tính chất hợp hiến và đúng pháp lư của chế độ nầy.’’

    Sự thật đă quá rơ ràng ngay buổi chiều hôm đó. Cất cánh từ sân bay Biên Ḥa với nhiệm vụ đánh các vị trí của Bắc Việt , trung úy phi công Nguyễn thành Trung đă nói là phi cơ có trục trặc kỹ thuật nên đă trở về căn cứ Biên Ḥa. Chính anh ta đă thả bom xuống dinh Độc Lập. Và anh đáp xuống một sân bay dưới quyền kiểm soát của Bắc Việt ở miền Trung. Sau đó chánh quyền cộng sản đă nhanh chóng xác nhận trung úy phi công nầy là người của họ từ lâu rồi. Đó chỉ là đề tài tuyên truyền của Bắc Việt để kêu gọi quân lực VNCH ră ngũ, và đi đến nổi dậy. Người ta có cảm tưởng rằng trung úy Trung bị mất hết tinh thần v́ gia đ́nh của anh ta vẫn c̣n kẹt lại ở Đà Nẳng, nên động cơ hành động của anh là v́ vấn đề cá nhân hơn là chánh trị . Cộng sản cho anh vào sát nhập và Không quân Bắc Việt và giao cho anh ta chỉ huy một phi đội gồm các phi cơ của Miền Nam mà họ vừa mới chiếm được .Anh được thăng cấp đại úy và được trao tặng huy chương giải phóng hạng 2.

    Không c̣n lo lắng ǵ nữa, người dân Sài G̣n nói đùa: ‘’nếu anh ta mà giết được Tổng Thống Thiệu th́ có lẻ anh sẽ được trao tặng huy chương giải phóng đệ nhất hạng rồi !’’

    Và đến 6 giờ chiều th́ Sài G̣n hết thiết quân luật.

    Dù là ồn ào và không có ư nghĩa ǵ, nhưng biến cố nầy cũng gây được một cảm tưởng không tốt ờ Hoa thạnh Đốn. Người ta ghi nhận là ít nhất vấn đề pḥng không của Sài G̣n phải được tăng cường. Một phong trào chạy ra ngoại quốc đă bắt đầu ờ thủ đô Sài G̣n . Đây là một chỉ dấu đáng lo ngại: sự ra đi của các giám đốc chi nhánh ngân hàng Bank of America, của First National City Bank, của Chase Manhattan Bank ở Sài G̣n .Hơn thế nữa họ c̣n cho ngưng mọi giao dịch về ngoại tệ mà không có lời báo trước. Và họ cũng không muốn tích trữ đồng bạc Việt Nam . Đại sứ Martin đă tỏ thái độ bất b́nh với các ngân hàng nầy. Các pḥng sở của ông cho biết là các giám đốc ngân hàng nầy chỉ ‘’vắng mặt tạm thờI’’ mà thôi.

    Tướng Kỳ rơ ràng là không có dính líu ǵ vào hành động mưu sát nầy, nhưng người ta vẫn lo ngại về những kế hoạch bất thần của ông ta. Chiều hôm dinh Độc Lập bị dội bom, trong bửa ăn tối, ông Wolfgang Lehmann đă chăm chú để ư đến những lời nói của tướng Tổng Tham Müu trưởng. Đại tướng Viên là người ít nói , lời nói của ông cầu kỳ nhưng ông Lehmann có ư nghĩ là ông Tổng Tham Mưu Trưởng muốn t́m hiểu xem liệu Hoa Kỳ có chấp nhận một cuộc đảo chánh ông Thiệu hay không ? Đă hết rồi những tṛ chơi ấu trĩ đó !
    Last edited by alamit; 26-02-2013 at 11:40 AM.

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    18. Chương 15 -Tiếng cu kêu
    P2



    ‘’ Không, Hoa Kỳ chống lại các cuộc hành quân kiểu đó, ông Lehmann nói .

    Tàu chiến của Hoa Kỳ đang tiến về bờ biển Việt Nam. Đùng một cái không khí lạc quan đă lên độ ở Sài G̣n . Các hàng không mẫu hạm Coral Sea từ Phi luật Tân, Midway từ biển Nhật Bản, hay Enterprise ở nữa đường Manila và Sài G̣n , chiếc Hancock đang tiến tới Vịnh Subic. . . có phải tất cả sẽ đến lo pḥng thủ cho Miền Nam Việt Nam? Không phải tự nhiên mà Lê đức Thọ từ Tổng hành dinh ở Nam Bộ lại cẩn thận theo dơi những ǵ đang xảy ra ở Đông Nam Á Châu.

    Trong vịnh Thái Lan, ngoài khơi của Cam Bốt chiếc Okinawa, một chiến hạm chuyên chở trực thăng đang tuần tra tại đó. Tại Hoa thạnh Đốn người ta ước tính Cam Bốt đă sấp sửa mất rồi. Từ ngày 7 tháng 4, ba trăm sáu mươi (360) thủy quân lục chiến thuộc lực lượng can thiệp Alpha đă được lệnh báo động sẳn sàng lên đường trong 3 giờ. Phải di tản 800 người từ Phnom Penh. Cuộc hành quân nầy đă được mang tên là ‘’ Eagle Pull’’ (cuộc rút lui của con ó).Ở Ṭa Đại sứ Mỹ tại Sài G̣n người ta biết là tất cả chỉ nhằm bảo vệ cho cuộc di tản mà thôi, không hơn không kém .

    Không khí rất căng thẳng giữa những người có trách nhiệm chính trong ṭa đại sứ Hoa Kỳ . Theo hệ thống công vụ đẳng cấp càng cao th́ người ta càng thấy lạc quan.

    Ngày 9 tháng 4, Thomas Polgar gởi một công điện về cục CIA Hoa thạnh Đốn mà không qua ông Martin:

    - ‘’ Tôi đă bỏ một thời gian khá dài để bàn cải về giá trị của các tin tức không tốt và cũng đễ tranh cải về sự cần thiết của những quyết định hành chánh mà Ṭa đại sứ v́ một lư do nầy hay lư do khác đă không chịu ban hành.’’ Đại sứ Martin cũng vậy .

    Ông Polgar thực sự rất ghét sự tŕ trệ. Người ta không có thay đổi nào về giờ giấc làm việc ỡ văn pḥng. Ít ra, trong những giờ bi thảm nầy người ta có thể tăng cường thêm giờ thường trực.

    ‘’ Đại sứ đă dùng gần hết th́ giờ của ông ta để t́m sự giúp đỡ trong việc xin ngân khoản viện trợ kinh tế , quân sự cho Miền Nam Việt Nam và ông luôn luôn muốn giữ trật tự kỹ cương trước một t́nh h́nh càng ngày càng xấu tệ.’’

    Nếu ông Martin đọc được nội dung của bức công điện nầy, ông ta sẽ thích lối suy luận nầy lắm.

    Polgar tố cáo chánh phủ VNCH (chưa được cải tổ xong) :

    ‘’chánh phủ nầy không tập họp được cho một hướng hành động hữu hiệu’’. Theo ư Polgar th́ khả năng diễn tiến sẽ phải như thế nào đây?

    -‘’ Tin tức cho biết là giờ đây Bắc Việt đă quyết định theo đuổi và mở rộng áp lực quân sự nhằm cô lập Sài G̣n, với mục tiêu cuối cùng là một chiến thắng quân sự trong năm 1975.’’

    Để cô lập Sài G̣n : Dù là có tin tức do một ‘’nguồn tin’’ được Snepp cấy vào Nam Bộ (cục R), Polgar vẫn tin là cộng sản Bắc Việt cầm chắc sẽ cô lập được thủ đô Miền Nam . Polgar có một tâm hồn của một triết gia. Ông nói một cách oai phong về ông ta trong phúc tŕnh:

    ‘’người trưởng cơ quan nhận định rơ ràng là lịch sử hiếm hoi lắm mới tiến tới bằng con đường thẳng . Tuy nhiên chúng ta đang đi đến một sự sụp đổ có tầm vóc lịch sử nếu những thay đổi cần thiết không được thực hiện đúng lúc.’’

    Vào đầu tuần lễ thứ hai của tháng 4, Polgar vẫn không loại ra ngoài các chuyển biến có thể thay đổi được t́nh h́nh:

    ‘’ Quan điểm của ông trưởng cơ quan vẫn là t́nh h́nh quân sự sẽ không ổn định được nếu không có một hành động nào có tánh cách quyết định. Nếu không có môt hành động nào từ phía Hoa Kỳ th́ chúng tôi nghĩ là một sự tắm máu quan trọng và vô ích sẽ không sao tránh khỏi được, nếu tướng Thiệu ra đi và nếu một chánh phủ đoàn kết quốc gia được dựng lên theo đề nghị của Ba Lê, áp dụng công thức như các người cộng sản đă từng định nghĩa.’’

    Như vậy là người trưởng cơ quan nầy đă để tang cho ông Thiệu rồi !.

    Ông Polgar không lưu ư đến bản phân tách của cộng sự viên Frank Snepp. Ông nầy đă có viết một dư thảo công điện như sau :

    ‘’ Tát cả cho thấy là Bắc Việt đă thay đổi kế hoạch và thời khắc biểu của họ, theo đó các cuộc tấn công vào Sài G̣n có thể sẽ vào giữa tháng 4.’’

    Ông Snepp khẳng định :

    -‘’ Sẽ không có viễn ảnh nào về vấn đề đàm phán hay về một chánh phủ ba thành phần’’

    Polgar và ông Martin cùng đọc bản tường tŕnh nầy. Cả hai ông đều cho bản tường tŕnh nầy là quá ‘’hoảng hốt’’. Bản nầy sẽ được gửi về Hoa thạnh Đốn nhưng phài được ông Polgar sửa lại. Đoạn văn ‘’tấn công vào Sài G̣n ‘’ của ông Snepp được cây bút của ông Polgar viết lại là ‘’ tấn công vào các vùng chung quanh Sài G̣n ‘’

    Tại Hoa thạnh Đốn trong một phiên điều trần trước Ủy Ban An Ninh Quốc Gia, Ông William Colby, người có trách nhiệm cao nhất của CIA, đă giải thích là t́nh h́nh quân sự ở Việt Nam là bi đát. Những người phân tách và viết lại phúc tŕnh của CIA ở Hoa thạnh Đốn đă theo đùng nhận định của Frank Snepp. Họ nói thẳng thừng rằng ‘’tất cả những chuyện lao xao về ‘’đàm phán’’ của những người cộng sản chỉ là một ‘’mưu kế’’ mà thôi’’

    Ai sẽ đề cao những nguy cơ và tầm quan trọng trong công tác ‘’viết lại’’ phúc tŕnh trong hành chánh ngoại giao, trong cơ quan tin tức t́nh báo , và trong ngành báo chí ?, Ư nghĩ về khả năng đàm phán vẫn c̣n lảng vảng đâu đây, ngay trên các tầng quan trọng của sứ quán Hoa Kỳ tại Sài G̣n . Trong số dân chúng Miền Nam Việt Nam cũng c̣n có nhiều người vẫn đeo đuổi hay chạy theo những cuộc đàm phán bóng gió . . . .Trong giới báo chí, một trong 3 chàng ngự lâm pháo thủ là Phạm xuân Ẩn đă cả quyết với hai người bạn là Vượng và Cao Giao rằng:

    ‘’ cộng sản muốn có đàm phán .’’ (3)

    Ẩn là một người to con, nhă nhặn, là một người rất thông thạo trong việc xử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp, cảm hóa được mọi người. Lúc nào ông ta cũng biết được nhiều tin tức, ông làm việc toàn thời gian cho báo Times tại Sài G̣n và có giao dịch với các bộ tham mưu quân sự và chánh trị . Ông đă từng cộng tác với tờ Christian Monitor và hảng thông tấn Reuter. Dưới trào Tổng Thống Diệm th́ ông ở bên Mỹ nhờ có được một học bổng của Asia Founation v́ người ta tưởng ông là nhân viên cũa CIA. Ông ta thích nuôi chó và chim. Ông là người cung cấp ít nhất 80 % tờ báo Times từ Việt Nam . Ông nói với Cao Giao :

    ‘’ người cộng sản không vướng mắc ǵ về t́nh cảm đâu. Quyền lợi của họ là cho h́nh thành một chánh phủ lâm thời. Và hoạt động của họ là nhắm vào chuyện đó.’’

    Phài chăng ông Ẩn chỉ lo về công việc nên ít khi cho biết ư kiến cũa ḿnh trừ khi đứng trước những người Việt Nam . Đối với bà Nga, người cùng làm việc chung với ông ở văn pḥng của tờ Time, đôi khi ông để lộ cho thấy là ông ta không thích người Mỹ. Ông khuyên bà Nga nên rời khỏi Việt Nam . Riêng ông th́ ước mong di tản được bà mẹ của ḿnh. Trong hiện tại th́ tờ Time đang sửa soạn cho di tản vợ con các cộng sự viên của tờ báo. Tuy nhiên ông giải thích cho ông Cao Giao là cũng chưa có ǵ phải hốt hoăng :

    ‘’ Rất có thể người ta đang nghĩ tới môt nước Việt Nam thứ ba. Nhưng chưa có ǵ là xác thực hết. Ông Thiệu phải đi đă !’’

    Các tin tức và những lời phân tích của ông Ẩn đă được nhiều phóng viên ngoại quốc xử dụng. Trong quá khứ, ông Ẩn đă tỏ ra là một người thấy xa.

    Mặc dầu tin tức có vẻ nghiêm trọng, các rạp chiếu bóng, các quán rượu và các tiệm ăn vẫn đầy người . Vẫn có nhiều khách hàng tấp nập ở chợ Bến Thành và chợ trờI, dù giá cả có lên cao. Những người vừa mới nói hôm qua rằng bộ đội của tướng Giáp sẽ tiến vào Sài G̣n th́ hôm nay lại xác quyết với một giọng cương quyết chắc nịch rằng ‘’Dù có việc ǵ xảy ra th́ Sài G̣n vẫn sẽ được cứu’’. Giữ được bộ mặt bề ngoài, cũng là một cách che dấu nổi lo sợ của ḿnh. Các tờ báo Việt Nam có rất nhiều mục ‘’Rao Vặt’’. Giá thuê mướn pḥng, hay bán nhà đang xuống . Các văn pḥng lo về hôn nhân hoạt động mạnh, Các cô gái Việt Nam đang t́m một ông chồng để mong có được chiếu khán. Đôi khi lại có đề nghị của người Mỹ. . . .

    Tờ Saigon Post có mục rao ‘’t́m bạn’’ như sau:

    ‘’ Đại tá thuộc Quân Đội Hoa Kỳ . Mong được gặp và đi tới hôn nhân với một bạn gái người Việt Nam trẻ, đẹp để cùng chung sống ở Ba Lê (Pháp) . Phải có hiểu biết Pháp ngữ và Anh ngữ và thuộc gia đ́nh đàng hoàng. Thư cho: Đại tá Mark Broman, 200 N. Howard, pḥng số 24, Clarksville, Indiana, USA. 47130.’’

    Nhiều người xấu miệng cho rằng : Người Việt Nam cũng xuống giá như nhà cửa vậy.

    Người dân Sài G̣n chen nhau vào các ngân hàng rút tiền Việt Nam ra để đổi đồng mỹ kim. Thủ tục khó khăn kinh khủng: Muốn rời khỏi nước, một người Việt Nam phải có thông hành, một chiếu khán xuất ngoại , và một chứng chỉ không thiếu thuế. Một vài chiếu khán xuất ngoại được thương lượng với giá 10 triệu đồng, tương đương với 14.000 mỹ kim (hối đoái chánh thức). Những người trong tuổi quân dịch không có quyền ra khỏi nước. Để cho hồ sơ được cứu xét, các công chức Việt Nam càng ngày càng làm khó.

    Nhân viên sứ quán Mỹ th́ nóng ḷng muốn biết rơ xem : Hà Nội có kế hoạch ǵ về quân sự và chánh trị hay không ? Những ǵ sẽ xảy ra ở Cam Bốt ? Tổng Thống Ford có xin được ngân khoản viện trợ bổ túc hay không ?

    Trong tuần lễ thứ nh́ của tháng tư, có 9 sư đoàn Bắc Việt cùng tiến về hướng Sài G̣n . Tướng Tổng Tham mưu trưởng Miền Nam không c̣n nghi ngờ ǵ là họ sẽ tấn công vào Sài G̣n . Tướng Viên không hơn ǵ Tổng Thống Thiệu cũng không tin vào một giải pháp chánh trị . Khi ông không suy gẫm về cái ‘’nghiệp’’ của ḿnh hay về bản chất của Chân Thiện Mỹ th́ ông thấy rất khó xử. Ông không muốn trung thành với Tổng Thống . Nhưng ông tân Tổng trưởng Quốc Pḥng của ông nói cho ông biết là Tổng Thống giờ đây đă trở thành một chướng ngại. Ngoài ra ông cũng lưu ư đến tinh thần cùa Quân Đội . Có không ít tướng tá đă cho Tổng Thống là người có trách nhiệm trong vấn đề triệt thoái vô trật tự của Huế và Đà Nẳng .

    Tướng Viên không ước tính được xem nếu Bắc Việt tấn công vào Sài G̣n th́ sẽ tấn công từ đâu ? Bộ Tham Mưu Bắc Việt rất giỏi về thuật ‘’dương đông kích tây và đánh nhứ’’ nên họ đă hoàn toàn vận dụng QLVNCH ỡ Cao nguyên theo ư của họ. Họ đă áp dụng nguyên tắc của Mao trạch

    Đông và của các chiến lược gia: ‘’nếu anh muốn đánh vào hướng Tây, th́ hăy nhúc nhích ở hướng Đông’’. Tin tức t́nh báo cũa Pḥng nh́ ước tính là cuộc tấn công chính và quan trọng sấp tới của Bắc Việt sẽ là Xuân Lộc, quận lỵ của tỉnh Long Khánh với 100.000 dân, nằm giữa những vườn cao su và giữa hai triền đồi , cách 100 cây số về hướng Đông của Sài G̣n . Giữa Sài G̣n và Xuân Lộc chỉ có mỗi một căn cứ quan trọng, đó là Biên Ḥa và sân bay quân sự của nó.

    Quân lực Miền Nam đoán chừng cách điều quân của Bắc Việt theo lối cổ điển, gọng kềm.

    Tướng Trà sẽ tung 3 sư đoàn thuộc Quân Đoàn 4 của ông ta vào trận chiến. Sư đoàn 341 sẽ từ hướng Tây Bắc sau khi vượt qua sông Đồng Nai. Sư đoàn 7 xuống từ hướng Tây Tây Bắc. trong lúc sư đoàn 6 từ phía Tây sẽ tiến theo đường 333. nhưng sẽ xuất hiện từ hướng Tây Nam. Sư đoàn 341 không phải là môt sư đoàn thiện chiến. Sư đoàn nầy có rất nhiều lính mớI, trong đó có một số chưa tới 17 tuổi.

    Cũng như Huế, Đà Nẳng hay Tây Ninh, Xuân Lộc đă dính vào thần thoại quân sự Hoa Kỳ . Đại tá George Patton con của một đại danh tướng Mỹ, là trung đoàn trưởng của trung đoàn 11 kỵ binh thiết giáp nổi danh, đă từng đặt Tổng hành dinh của ḿnh ở Xuân Lộc. Các sĩ quan Mỹ đóng ở Xuân Lộc đều sẵn sàng tuyên bố là thành phố ở quá xa Sài G̣n để có thể hưỡng được cái đẹp cũa tỉnh nhà và Xuân Lộc ở quá gần thủ đô để thấy ḿnh luôn luôn được bảo vệ .

    Sư đoàn Bắc Việt 341 được pháo binh bắn dọn đường và được chiến xa T.54 yểm trợ đă tiến vào thành phố Xuân Lộc trước tiên, rất dễ nhận qua tháp chuông cao ngất của nhà thờ của tỉnh..

    Có một ít đơn vị Bắc Việt tiến đến khu chợ và bến xe. Nhưng bị các binh sĩ của sư đoàn 18 bộ binh của tuớng Lê minh Đảo đảy lui. Binh sỉ thuộc trung đoàn 43 /sư đoàn 18 sau nhiều pha cận chiến cũng đă đẩy lui được bộ phận tiền tiêu của sư đoàn 6 Bắc Việt. Tướng Dũng nói là các trận kịch chiến rất là dữ dội trong những ngày đầu. Trong 24 tiếng đồng hồ Bắc Việt đă rót đến 10.000 quả đạn pháo vào các vùng ngoại ô của thành phố . Họ mất rất nhiều chiến xa và đang thiếu đạn pháo binh. Đây là lần đầu tiên từ tháng giêng đến nay, Bắc Việt đă gặp khó khăn nghiêm trọng trong vấn đề tiếp liệu. Các T.54 đang thiếu đạn và nhiên liệu. Tướng Trà phải xử dụng đến các trung đoàn trừ bị của sư đoàn 6 và sư đoàn 7 .

    Dù sao th́ binh sỉ Miền Nam vẫn giữ vững được vị trí của họ trong thành phố Xuân Lộc điêu tàn. Họ không có lo lắng ǵ cho gia đ́nh của họ. Hầu hết gia đ́nh binh sỉ và vợ con của sỉ quan thuộc sư đoàn 18 đều đă được di tản, có khi bằng phương tiện trực thăng nữa. Ở đây họ chỉ c̣n nghĩ đến chiến đău. Tuy nhiên họ cũng c̣n bị vướng víu v́ dân tỵ nạn, v́ dân Xuân Lộc và vùng phụ cận đang t́m cách trốn chạy về Sài G̣n. Con đường dẫn về thủ đô đă không thể xử dụng được v́ pháo binh Bắc Việt đă liên tục băn phá dữ dộI, nên dân chúng tỵ nạn phải dồn hết về thành phố Xuân Lộc. Có một số chạy thoát được bằng cách băng qua chiến tuyến của Bắc Việt. Bọc ṿng qua con đường chính và các con đường nhỏ, có nhiều toán dân tỵ nạn đă thoát về được đến thủ đô sau khi băng qua các hàng rào y tế của chánh phủ .

    Ngày 10/4, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH phải lấy môt quyết định quan trọng. Các đơn vị pḥng giữ Xuân Lộc không lùi bước trước quân Bắc Việt nhưng họ rất cần được quân tăng viện.Lư lẽ mà người ta đă dùng trong trường hợp của Huế hay Đà Nẳng ‘’ không thể rút quân pḥng thủ Sài G̣n’’ không c̣n dùng ở đây được nữa, bởi v́ Xuân Lộc thuộc ṿng đai pḥng thủ của thủ đô. Tướng Viên tuy vậy c̣n ngại những mũi tấn công khác vào Sài G̣n nữa. Đùng một cái tướng Viên không c̣n thụ động nữa đă quyết định tung trừ bị vào trận tuyến Xuân Lộc. Dĩ nhiên với sự đồng ư của Tổng Thống Thiệu. Ngay như Không lực VNCH dù đă không được phối hợp chặt chẽ trong những tuần lễ gần đây, đă bắn phá rất hiệu quả bộ binh và chiến xa của Bắc Việt. Tướng Viên đă tung quân nhảy dù vào trận chiến Xuân Lộc. Patrick Hays, bên cạnh hảng Michelin, trên con đường đến Xuân Lộc, đă chứng kiến sự xuất quân của đơn vị Dù với con mắt của người biết chuyện. Hăng hái và dũng cảm như những vị anh hùng, các binh sỉ Dù dùng mũ sắt đội lên mũ nồi đỏ của binh chủng . Các binh sỉ nầy có một tinh thần rất cao. Gần hai lữ đoàn dù đă mất 30 % binh sỉ trong nhiệm vụ làm chậm lại bước tiến của quân địch trên tuyến Nha Trang và Phan Thiết.

    Tại căn cứ Tân sơn Nhất, các sĩ quan Mỹ chung quanh tướng Homer Smith đều nghĩ rằng trận chiến ở Xuân Lộc dù không phải là trận chiến quyết định, biết đâu chừng sẽ chận đứng được sức tiến cũa Bắc Việt hay có thể ổn định được trận tuyến. Phải chăng đó là một chiến thắng mà nhân viên của phái đoàn tướng Weyand đ̣i hỏi ? Binh sĩ Miền Nam Việt Nam đă chứng tỏ rằng họ biết pḥng thủ và phản công, như vậy họ rất xứng đáng được nhận viện trợ quân sự của Hoa Kỳ. Sẽ có một số trực thăng dành cho các nhà báo ngoại quốc đề họ có thể làm chứng cho một chiến thắng cùa Miền Nam Việt Nam . Bộ tham mưu của tướng Viên khám phá ra là không có thiếu vũ khí và đạn dược. nên họ cấp phát cho binh sĩ của hai tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 1 Nhảy Dù mỗi người một khẩu súng nhẹ chống chiến xa . Họ sẽ nới rộng gọng kềm Bắc Việt . Chiến đău oanh tạc cơ F.5, phi cơ săn giặc A. 1 thi nhau đánh phá các điểm tập trung của Bắc Việt, nhất là các trung đoàn thuộc sư đoàn 341.Các phi cơ vận tải C.130 đă can đảm thả những trái bom loại 750 cân anh từ một cao độ thật thấp qua cánh cửa sau của phi cơ. Bộ Tư lệnh tối cao Bắc Việt cũng tung vào Xuân Lộc các sư đoàn 325 và 312.

    Tinh thần của các binh sỉ pḥng thủ Xuân Lộc. h́nh như c̣n rất tốt. Hệ thống truyền tin c̣n hoàn hảo. Các đơn vị Biệt động quân và Nhảy Dù đă đến Xuân Lộc. Đường đến Sài G̣n đă được giải tỏa và lực lượng tăng cường đă đi qua. Các trực thăng đă di tản thương binh. Trực thăng vơ trang đă tham chiến. QLVNCH đă chiến đău một chống ba, nhưng Bắc Việt không có lực lượng không trợ.

    Phần lớn các pni cơ đă xuất phát từ căn cứ không quân Biên Ḥa đang bị Bắc Việt pháo kích nặng nề , nhưng các oanh tạc chiến đău cơ được chuyễn về sân bay Tân sơn Nhứt để được tiếp tế xăng và đạn dược. Chung quanh Xuân Lộc các căn cứ yễm trợ hỏa lực được che dấu cẩn thận trong các vườn cao su và được chỉ huy và tiếp tế đạn dược đày đủ. Trực thăng đă báo cáo vị trí chính xác của pháo binh và chiến xa Bắc Việt . Các sỉ quan bộ binh Miền Nam Việt Nam được pháo binh và không lực yểm trợ một cách dễ dàng. Gần như họ đă sống trở lại thời kỳ đẹp nhất trong cuộc chiến ờ Miền Nam Việt Nam . Không khí lạc quan lan truyền đến đổi từ Sài G̣n tướng Homer Smith gởi một công điện cho tướng George Browne, chủ tịch các ủy ban tham mưu ở Hoa thạnh Đốn, người có địa vị cao nhất trong hệ thống quân sự Hoa Kỳ :

    -‘’ Miền Nam Việt Nam đă thắng được một giai đoạn đầu. Ḷng can đảm, ư chí cang cường trong chiến đău của QLVNCH h́nh như trong một lúc nào đó đă giải quyết được một câu hỏi : ‘’Quân lực VNCH đă thực sự chiến đău ?

    Một chiến tuyến được ổn định + ư chí muốn đàm phán của cả 2 bên = giải pháp chánh trị .

    Bà Nguyễn thị B́nh đang đi du thuyết ở Phi Châu đă tuyên bố là CPLTCHMN cố gắng đạt được những mục tiêu ở Miền Nam Việt Nam bằng những phương tiện không phải là quân sự, nếu được .

    Chú giải:

    (1)- Người dịch chỉ dịch ư 2 bài thơ bằng tiếng Pháp của tác giả Olivier Todd. Dịch giả vẫn biết 2 bài thơ tiếng Pháp nầy (một của Tố Hữu một của Lê đức Thọ) đă được tác giả Olivier Todd dịch từ 2 bài thơ tiếng Việt nhưng nhất thời dịch giả không kịp sưu tầm được nguyên tác. Một ngày nào đó dịch giả nhất định sẽ t́m ra nguyên tác để bổ túc cho bản dịch. Trong khi chờ đợi chúng tôi xin đăng nguyên văn 2 bài thơ bằng tiếng Pháp của tác giả để quư đọc giả thưỡng thức.

    (1.a )- O Binh Long, sol du Việt Nam du Sud

    Pour la première fois, je t’ai rencontré, ce matin

    Cette poignée de terre rouge que j’ai pris dans ma main

    M’enivrai comme un alcool

    En serrant dans mes bras le maquisard du front

    Je galoppais deja dans les plaines de Camau

    (1.b) J’entends l’appel du coucou noir

    Au soleil levant sur Loc Ninh et sa jungle.

    Je n’ai fermé les yeux de la nuit

    Je comptais sur mon lit les gouttes qui tombaient

    Inquiet pour nos soldats

    Pateaugent sur la piste à n’en plus finir

    Encore des canons après les tanks

    On espère après ceux donc on est sans nouvelles

    Le front les attend d’une minute à l’autre,

    Arrête toi, veux tu, ô pluie,

    Pour que sèche et durcisse la piste

    Qui nous conduit au but.

    De cette bataille historique

    Les premiers coups de feu ont déjà éclaté

    (2)- Phạm xuân Ẩn là một nhân viên t́nh báo và điệp viên cấp cao của Bắc Việt , nằm vùng ờ Miền Nam Việt Nam trong vai một nhà báo,một phóng viên của cả báo Việt và Hoa Kỳ . Đă tung tin thất thiệt và ‘’ḥà đàm, giải pháp chánh trị’’ v.v.. theo lệnh của cộng sản Bắc Việt suốt chiều dài cuộc chiến dể ru ngũ dư luận trong và ngoài nước. Ông ta đă là đại tá của quân đội Bắc Việt từ trước năm 1975, và sau đó vào thập niên 80 đă được cộng sản thăng cấp thiếu tướng.

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa




    19. Chương 16 -Cài hoa trên vành tai

    Quốc Hội Hoa Kỳ bắt đầu họp lại từ ngày 7 tháng 4.

    Ở quốc gia Hoa Kỳ, nhất là ở các khu vực bầu cử của họ, các nghị sĩ và dân biểu đă nhận thấy là cử tri của họ không nhận định được vị trí của Việt Nam Cộng Ḥa (Miền Nam Việt Nam ). Rất hiếm công dân Mỹ cảm thấy bị xúc động khi xem các tấm ảnh ở mặt trận Xuân Lộc, cho thấy binh sĩ Miền Nam Việt Nam đang ở các vị trí pḥng thủ được tổ chức rất chu đáo, hoặc khi họ phất lên những lá cờ cộng sản màu đỏ tịch thu được của quân đội Bắc Việt . Một sự thăm ḍ của Louis Harris đă đo được cảm tưởng của những người đắc cử. Trong ba người đă có đến 2 người chống lại viện trợ quân sự cho Cam Bốt và Miền Nam Việt Nam, dù nhờ đó mà có thể "tránh được" một sự tắm máu cho dân chúng ở hai quốc gia đó.

    Các ban và các tiểu ban trong Quốc Hội cho chuyển động bộ máy dân chủ của họ, tuy chính xác nhưng quá nặng nề . Các nghị sĩ và dân biểu được cho biết tin tức từng giờ một về những sự bất đồng nội bộ ngay trong Chánh Phủ Hoa Kỳ. Nhà Trắng và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ít nhất đă chánh thức hóa đường lối ngoại giao của họ: Miền Nam Việt Nam có thể sẽ được cứu. Ở Ngũ Giác Đài th́ một cách không chánh thức người ta cho biết là không c̣n một hy vọng nào nữa. Tuy nhiên theo lối tŕnh bày công khai th́ ông James Schlesinger vẫn trung thành bảo vệ chủ trương của Tổng Thống Ford. Ông Tổng trưởng Quốc Pḥng không đi đến mức đoan chắc là một viện trợ quân sự bổ túc có thể sẽ cứu được quân đội Miền Nam Việt Nam . Ông tuyên bố là niềm tin của thế giới đối với Hoa Kỳ đang bị thử thách:

    "Chúng ta không thể là một quốc gia có thể buông bỏ bạn bè, phản bội đồng minh của ḿnh, hay nuốt bỏ lời hứa của ḿnh được ."

    Ở Hoa Thạnh Đốn càng ngày người ta càng nói tới những mật ước mà ông Nixon đă cam kết với VNCH. C̣n hơn thế nữa: có phải người ta cũng đă có những bảo đảm hay cam kết "bằng miệng" ? Nghị sĩ Henry Jackson buộc Henry Kissinger phải ra trước Quốc Hội để nói rơ về những bảo đảm do ông ta đă "cam kết mà không báo trước cho Quốc Hội ". Với phong cách "ta đây" của một nghị sĩ bị lăng nhục, ông tự nhũ là phải mỡ ngay một cuộc điều tra. Cũng như các đồng viện, ông muốn làm sáng tỏ về những cam kết của Hoa Kỳ . Thật ra ông cũng muốn làm giảm uy thế của Tổng Thống Ford khi ông hạch hỏi Kissinger. Họ đă được thấm nhuần đặc tính luôn luôn dị ứng về mọi hành động "đi đêm" từ thời Tổng Thống Wilson, một người đă ca tụng giá trị của những "thỏa thuận công khai được thực hiện công khai", nên các nhà lập pháp không sẵn sàng để nghe những tŕnh bày của các đại diện Hành Pháp một cách thuận lợi lắm. Hậu quả của sự kiện "nghe lén" (Watergate) chưa tan biến hết. Hơn bao giờ hết, Tổng Thống và Chánh Phủ của ông vẫn bị cáo buộc là "có tội" trước khi họ chứng minh được sự vô tội của họ.

    Trong các phiên họp công khai hay họp kín, các nghị sĩ và dân biểu hạch hỏi các nhân viên của Bộ Ngoại Giao, của Bộ Quốc Pḥng, của Trung Ương T́nh Báo hay của tất cả các cơ quan khác của Chánh Phủ gởi tới. Thẳng thừng đến gần như tàn bạo, phiên họp của các tiểu ban thường giống như các cuộc điều tra ; bên trong các pḥng vuông bằng đá hoa hay cẩm thạch oai nghiêm thường diễn ra những cuộc đấu trí giữa các đại biểu của Hành Pháp và những người của Lập Pháp . Các công chức ra điều trần ở đây thường khó dấu được sự hoài nghi của họ.

    Daniel Parker, trưởng cơ quan phát triển quốc tế đă tuyên bố với các thành viên của Tiểu Ban Quốc Tế của Hạ Viện rằng:

    -" Tôi không thể nói với các ông là số phận của Miền Nam Việt Nam sẽ ra sao trong những tháng sắp tới, nhưng tôi có` thể nói số phận của dân chúng của họ sẽ ra sao.... nếu chúng ta không chấp thuận cho họ những phương tiện cần thiết."

    Các tiểu ban phân biệt rơ ràng sự giúp đỡ quân sự mà họ càng ngày càng chống đối, với sự giúp đỡ nhân đạo. Nghị sĩ Hubert Humphrey, cựu Phó Tổng Thống và cựu ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ, đă nói trong hành lang rằng :

    - "Tất cả mọi người đều đi dạo chơi với cành hoa cài trên vành tai, và nói rằng mọi việc rồi sẽ qua đi. Chuyện nầy sẽ không qua đi một cách tốt đẹp đâu. Đó là một thảm họa . Tôi là người không sẵn sàng cho thêm "một xu" nào nữa, cho những người không muốn đứng trở lên và chiến đấu cho sự sống c̣n của ḿnh."

    Tổng Thống Ford ngỏ lời với các nghị sĩ và dân biểu đang họp mặt trong một bầu không khí trang trọng. Có nhiều thành viên trong Quốc Hội, v́ một niềm tin cho số đông cử tri của họ, và cũng như có một số dân cử không sợ mất ḷng cử tri của ḿnh , đă cho các tùy viên trong Quốc Hội và các đại biểu đặc biệt của Chánh Phủ biết , khi được ḍ hỏi, là họ sẽ sẵn sàng bỏ phiếu thuận cho viện trợ nhân đạo, và dĩ nhiên cả ngân khoản cần thiết để tiến hành một cuộc di tản, nhưng về viện trợ cho cuộc chiến th́ không có một đô la nào thêm nữa.. Do đó ông Ford phải bơi ngược ḍng nước....

    Hơn một nửa của bài diễn văn được ông dành để nhắc tới Đông Dương.. Về Cam Bốt, Tổng Thống Ford nhắc lại là trước đây 3 tháng ông đă có xin một ngân khoản viện trợ bổ túc. Nhưng ngay chiều nay "có thể là đă quá muộn rồi". Do đó ông sắp sửa cho đóng cửa ṭa đại sứ của ông ở Phnom Penh. Đối với ông, coi như Cam Bốt đă mất rồi, nhưng Việt Nam th́ không . Về Việt Nam , ông nhắc lại những luận cứ của Chánh Phủ của ông (một số các vị dân cử cho là ông nhai lại): Hiệp Định Ba Lê có đứng vững được là do Hoa Kỳ đă trợ lực cho Sài G̣n. Những sự từ chối của Quốc Hội không bỏ phiếu cho những ngân khoản viện trợ là sẽ khuyến khích Hà Nội tăng thêm nỗ lực tấn công của họ.

    Các vị dân cử không bao giờ chấp nhận luận điệu gán trách nhiệm cho họ về sự tan vỡ của Miền Nam Việt Nam .

    Tổng Thống Ford dự đoán nhiều giải pháp.

    Có hai giải pháp tích cực : Hoặc không làm ǵ hết, hoặc phải tuyên chiến để thi hành Hiệp Định Ba Lê.

    Có hai giải pháp gần như trung dung: Hoặc chấp thuận một ngân khoản 300 triệu mỹ kim viện trợ quân sự như đă xin từ trước, hoặc tăng ngân khoản viện trợ quân sự và kinh tế

    Tổng Thống Ford th́ khuyến cáo nên dùng giải pháp thứ hai nầy.

    Trường hợp tốt nhất, giải pháp nầy sẽ giúp cho Miền Nam Việt Nam ổn định được t́nh h́nh quân sự và đạt được một dàn xếp chánh trị. Trường hợp xấu nhất cũng có thể giúp di tản được 6000 người Mỹ đang c̣n tại chỗ và một số người Việt Nam nào đó;

    Đọc bài diễn văn một cách đơn điệu, dựa trên phúc tŕnh của tướng Weyand, Tổng Thống Ford xin Quốc Hội ngân khoản viện trợ quân sự 722 triệu và 250 triệu để giùp đỡ cho những người di cư. Tổng Thống yêu cầu Lưỡng viện Quốc Hội chấp thuận các ngân khoản nầy và bỏ phiếu trước ngày 19 tháng 4.

    Tổng Thống Ford cũng nêu lên một bài toán phức tạp: đâu là quyền hạn của một Tổng Thống về việc xử dụng quân đội để di tản người Mỹ ở Việt Nam "nếu thấy đó là chuyện cần thiết" . Ông Ford phải thủ thế khi ông nghĩ tới hiến chế được thay đổi dưới trào ông Nixon nhằm hạn chế quyền hạn của Tổng Thống . Ông hy vọng là người ta sẽ cho phép ông được gởi quân Mỹ để "bảo vệ và hộ tống" các công dân Hoa Kỳ , ông không muốn trong trường hợp nào đó ông lại bị cáo buộc là đă gây chiến tranh trở lại. Theo Hiến Pháp th́ Quốc Hội "có quyền ... tuyên chiến" . Không có một Tổng Thống nào từ ông Kennedy, ông Johnson đến ông Nixon đều không có kêu gọi các nhà Lập Pháp làm đúng theo Hiến Pháp, một điều sai trái trầm trọng về tâm lư. Thật t́nh th́ Quốc Hội Hoa Kỳ chưa bao giờ tuyên chiến từ Thế chiến Hai. Điều đó không ngăn cản các Tổng Thống gởi quân đội Mỹ qua Hy Lạp và Đại Hàn, (dưới danh nghĩa của Liên Hiệp Quốc), qua Cộng Ḥa Đô mi ni ca, và qua Li băng. Trong một số trường hợp, người ta có thể cho đó là những cuộc hành quân Cảnh Sát đại qui mô. Nhất là từ sau 1965, các nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ mặc nhiên cho Tổng Thống quyền được tiến hành chiến tranh mà không cần tuyên chiến. Và cứ mỗi năm các nhà Lập Pháp lại tiếp tục bỏ phiếu cho ngân khoản cần thiết.

    Cung cách đó đă qua rồi. Vào tháng 7 năm 1973, Quốc Hội đă bỏ phiếu cho một Luật nhằm xóa hết các ngân khoản cho "tất cả các hoạt động tác chiến" ở Đông Dương. Mặc dầu Tổng Thống Nixon đă phủ quyết, nhưng tiếp theo đó vào tháng 11, Quốc Hội đă chấp thuận một Quyết Nghị về Quyền Hạn Chiến Tranh, quyết nghị nầy đă trở thành Luật (về Quyền Hạn Chiến Tranh). Theo Luật nầy, người ta đă thấy là mỗi lần Tổng Thống xử dụng quân đội Hoa Kỳ ở ngoại quốc là ông phải phúc tŕnh.. Luật nầy không dự trù trường hợp nào có dạng như di tản từ Miền Nam Việt Nam . Vậy Tổng Thống sẽ lấy "quyền" nào để đưa quân lực Hoa Kỳ vào vùng chiến sự hay vào những vùng mà t́nh h́nh thực tế cho thấy rơ ràng là ḿnh sẽ có thể bị lôi kéo vào chiến sự. Quyết nghị và Luật về Quyền Hạn Chiến Tranh không phải văn kiện quá sáng tỏ về mặt pháp lư. Ông Ford muốn làm sáng tỏ một vài điểm - để tự bảo vệ cho ḿnh.

    Một bài toán khác : Bộ Luật không dự trù di tản người Việt Nam v́ họ không phải là công dân Hoa Kỳ . Các nhà Lập Pháp chấp thuận giúp đỡ người Mỹ đang gặp khó khăn , điều đó rất đúng, nhưng c̣n người Việt Nam th́ sao? Và bao nhiêu người ?

    Để chấm dứt chuyện cam kết mật của ông Nixon, ông Tổng Thống Ford đă có một buổi họp với các lănh tụ đa số của Quốc Hội ở Nhà Trắng vào ngày 11 tháng 4. Trên căn bản th́ Tổng Thống Ford tuyên bố là "những trao đổi riêng tư giữa ông Nixon và ông Thiệu không khác những ǵ mà người ta đă nói lên một cách công khai". Đúng là một đề tài rất tốt cho luận án tiến sĩ, câu hỏi hoàn toàn được giữ nguyên: " sự cam kết riêng của một ông cựu Tổng Thống có bắt buộc ông Tổng Thống đương nhiệm phải cam kết hay không ? và nhất là Quốc Hội ? Tổng Thống và Quốc Hội thấy không có th́ giờ cho quư vị làm luận án nữa !

    Tổng Thống Ford ra lệnh cho đại sứ Mỹ John Dean ở Phnom Penh đóng cửa ṭa đại sứ ở đó.

    Ngày 12 tháng 4 hồi 7 giờ 45, có ba đợt trực thăng cất cánh từ hàng không mẫu hạm Okinawa ở vịnh Thái Lan. Một số khác đi từ mẫu hạm Hancock. Tất cả Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đều được trang bị súng M.16 và súng phóng lựu. Được chuẩn bị từ tháng 2, cuộc hành quân "Ó bay đi" (Eagle Pull) bắt đầu. Ông John Dean, một nhà ngoại giao lăo luyện, người đă theo sát mọi sự kiện của Đông Dương ở Ba Lê và ở Vạn Tượng trước khi được chỉ định vào chức vụ Đại Sứ ở Phnom Penh, đă thông báo cho những nhân vật có trách nhiệm chánh trị và quân sự của Cam Bốt: Những ai muốn nhân cơ hội nầy để được di tản th́ sẽ được bốc đi. Ông John Dean đích thân đến tư dinh của Thủ Tướng Long Boret để thông báo vấn đề nầy. Trừ một người, c̣n tất cả các Tổng trưởng và vị xử lư thường vụ Chủ Tịch Nước đều từ chối không ai chịu di tản,

    Sau khi bay 160 cây số trên lănh thổ đang nằm trong tay Kmers Đỏ, các trực thăng đầu tiên thuộc nhóm Alpha đáp xuống Phnom Penh , và các Thủy Quân Lục Chiến bố trí ngay chung quanh Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ .

    Ông John Dean nhận được một bức thư của ông Sirik Matak, Cố vấn Chánh Phủ , nội dung như sau :

    - " Thưa ông Đại sứ và ông bạn thân mến,

    Tôi thành thật rất cám ơn ông, về bức thơ và đề nghị của ông nhằm đưa chúng tôi đến nơi Tự Do. Than ôi, tôi không thể đi một cách hén nhát như thế được .

    Về phần ông và quốc gia Hoa Kỳ hùng mạnh của ông, không có một lúc nào tôi tưởng rằng các ông buông bỏ một dân tộc đang chọn và tranh đấu cho Tự Do. Các ông đă từ chối không bảo vệ dân tộc chúng tôi ; chúng tôi không thể làm ǵ hơn được. Ông ra đi, Tôi xin chúc ông và quốc gia của ông t́m được hạnh phúc dưới gầm trời nầy.

    Nhưng, xin ông ghi rơ điều nầy, nếu tôi có chết ở đây, chết ở ngay đất nước thân yêu của tôi, xin hăy mặc kệ chúng tôi , v́ chúng tôi được sanh ra th́ tất nhiên rồi cũng phải có một ngày nào đó chúng tôi phải chết thôi ! Nhưng điều đáng tiếc là tôi đă có môt lầm lỗi, đó là tin nơi ông và tin nơi người Mỹ các ông.

    Xin ông Đại sứ và là ông bạn thân của tôi nhận nơi đây t́nh cảm trung thực và thân thiết của tôi .

    Surik Matak

    V́ ṭ ṃ, không hận thù, người dân Cam Bốt đứng quanh ṭa đại sứ nh́n cuộc hành quân di tản đang diễn tiến rất tốt đẹp. Đại úy Cyril Moter tham gia cuộc hành quân nầy với nhóm Thủy Quân Lục Chiến của ông. Trong hai tiếng đồng hồ, trực thăng đă bốc đi 82 người Mỹ, 159 người Cam Bốt, và một số người Phi luật Tân, Đài Loan, Úc, Thái Lan , Pháp, Tây ban Nha, Thụy điển, Anh cát Lợi, Gia nă Đại và Ư đại Lợi. Trong số những người Mỹ th́ có các nhà ngoại giao và một số nhà báo. Nhưng Sydney Schanberg của tờ Thời Báo Nhiêu Do và cộng sự viên của ông, Dith Pran, người Cam Bốt, th́ không đi, chọn ở lại Phnom Penh.

    Đến 10 giờ 15 th́ ông John Dean với vẻ mặt nghiêm trọng, nếu không muốn nói là thiểu năo, ôm lá quốc kỳ Mỹ trong tay bước lên trực thăng.

    Vào lúc 10.giờ 41, tất cả các dân sự đều được bốc đi hết.

    Các quả đạn bách kích pháo rơi chung quanh ṭa đại sứ trong khi một y tá người Mỹ đang săn sóc 2 thương binh.. Từ dưới đất, Thủy Quân Lục Chiến gởi một công điện truyền tin lên chiếc phi cơ chỉ huy là chiếc C.130 đang bay lượn trên không phận Phnom Penh. Nhưng không có một chiếc phi cơ hay trực thăng nào t́m ra vị trí của mấy khẩu bách kích pháo của Khmer Đỏ. Có hơn 12 chiếc phi cơ tiềm kích đang bay tuần tiễu giữa Phnom Penh và bờ biển, nhưng họ không can thiệp.

    Ngoài khơi hải cảng Sihanouk, hạm đội Hoa Kỳ đă dàn ra từ hôm qua. Đó là những chiếc Vancouver, Thomaston, Henry D. Wilson, Knox, và chiếc Kirk. Các phi cơ Mỹ thuộc Không Lực Hoa Kỳ đang đóng trên căn cứ ở Thái Lan đều sẵn sàng có thể đến phối hơp với các chiến hạm nầy để đẩy lui các cuộc tấn công của Khmer Đỏ, nếu có.

    Sau vài giờ tạm nghỉ trên các chiến hạm, những người di tản từ Phnom Penh được đưa về Thái Lan.

    Cuộc hành quân "Ó Bay Đi" đă thỏa măn hoàn toàn các quân nhân Hoa Kỳ . Một công tác được chuẩn bị và thi hành rất chu đáo. Một công tŕnh tiếp vận thành công v́ Khmer Đỏ không có phương tiện để chống lại. Trước hết có thể v́ dân chúng ở thủ đô Cam Bốt không t́m cách ùa nhau cùng chạy loạn theo các trực thăng.

    Tóm lại đây cũng có thể coi như một cuộc thao dượt cho.... Sài G̣n , nếu người ta muốn đi tới đó. Các báo chí trên toàn thế giới đều có "Một đề tài như nhau : Người Mỹ rời khỏi Phnom Penh" , "Vị Xử Lư Thường Vụ Chủ Tịch di tản, chạy theo Đại Sứ Hoa Kỳ", "Quân đội nắm quyền tại Phnom Penh", "Ủy Ban Quân sự được thành lập dưới quyền của tướng Sak Suttsakhom". Tổng Thống Giscard d'Estaing say mê danh từ "thích hợp". Ngay tức khắc Chánh Phủ Pháp nh́n nhận Quốc Gia mới, nghĩa là chế độ Khmer Đỏ. Việc nh́n nhận quá hấp tấp nầy thật sự có "thích hợp" hay không đây ?

    Ṭa Đại sứ Pháp ở Phnom Penh chỉ có một lănh sự là ông Jean Dyrac, tạm thời được nâng lên hàng Phó Lănh Sự : Nước Pháp đi trước xa đối với chế độ.

    Ngày 17 tháng 4 hồi 5 giờ , có một số Khmer Đỏ đến trước Ṭa Đại sứ. Sau đó, các xe thiết giáp của Chánh Phủ mang cờ trắng chạy khắp thành phố.

    Quân Khmer Đỏ giải phóng Phnom Penh trước khi Bắc Việt chiếm được Sài G̣n . Đây là một cuộc chạy đua với thời gian giữa Bạn và Thù; Khmer Đỏ muốn chứng minh rằng họ có đủ khả năng tiến tới một ḿnh, không cần có sự giúp đỡ của Bắc Việt.

    Sau đó Khmer Đỏ đuổi hết dân chúng ra khỏi thành phố.

    Các công điện của người Pháp từ Phnom Penh được chuyển về Paris qua ngả Sài G̣n và thường bị gián đoạn. Bốn ngàn dân tỵ nạn đang cắm trại trong khuôn viên ṭa đại sứ. Trong số nầy có những người Đông Đức và người Nga. Những người KĐ (Khmer Đỏ)

    - các chuyên viên gọi họ là "KR" , hai chữ đầu của Khmer Rouge - đă bắn sập tường của ṭa đại sứ Liên Xô bằng rốc kết. Hoàng thân Sirik Matak và các thành viên thuộc gia đ́nh Quốc Vương Norodom Sihanouk và 3 đức cháu đang tỵ nạn ở trong ṭa đại sứ Pháp. Ngày hôm sau, hai sĩ quan KR và một đoàn tùy tùng trang bị súng không giật đến ṭa đại sứ Pháp đ̣i bắt Hoàng Thân, nhưng Lănh sự Pháp, ông Dyrac từ chối không cho họ vào , để mua thời gian.

    - Ngày hôm sau chúng tôi sẽ đến, viên sĩ quan KĐ nói như vậy.

    Ông Dyrac nhờ các linh mục Francois Ponchaud và Bernard Berger tác động giùm tinh thần cho các người dân tỵ nạn. Họ nâng cao tinh thần những người nầy bằng cách phổ biến các tin tức: liên lạc với Sài G̣n vẫn được duy tŕ cho tới khi nào điện bị cắt mới thôi.

    Lúc 11 giờ, một chiếc phi cơ Hoa Kỳ lượn trên ṭa đại sứ Pháp. Có hai nhà báo người Mỹ dùng máy truyền tin cầm tay liên lạc với phi cơ và yêu cầu được bốc đi bằng trực thăng. Người ta nói là Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ ở Thái Lan và cả Ngũ Giác Đài bên Hoa Thạnh Đốn sẽ nghiên cứu vấn đề nầy. Cuộc hành quân di tản được yêu cầu nầy có thể sẽ đưa tới một cuộc tàn sát hết tất cả người tỵ nạn ngay ở ṭa đại sứ ở đây.

    Ngày 19 tháng 4, hoàng thân Sirik Matak và những người Cam Bốt khác quyết định ra hàng. Những người của KĐ với một chiếc xe Jeep và 2 xe vận tải đến trước ṭa đại sứ. Hoàng thân Matak c̣n được nh́n thấy ở cách Phnom Penh chừng 20 cây số, sau đó th́ không c̣n ai thấy được ông ta đâu nữa.

    Cơn hấp hối của quốc gia Cam Bốt trong tay bọn Khmer Đỏ đang bắt đầu...

    Tổng ThốngThiệu nói chuyện với ông Hoàng đức Nhă về sự thất thủ của Phnom Penh. Nhă xác nhận:

    - " Mọi việc rồi cũng sẽ đến với Sài G̣n như vậy,.

    - "Anh tin như vậy sao ?

    - " Vâng, nếu cộng sản Bắc Việt đưa hết lực lượng của họ để tấn công chúng ta .

    - " Tôi không tin như thế, và tôi không bao giờ tin như thế. Có quá nhiều việc liên quan đến vấn đề nầy, ông Thiệu nhấn mạnh.

    Tổng ThốngThiệu vẫn c̣n tin chắc là ông sẽ làm cho người Mỹ phải nhảy vào.

    Ông Hoàng đức Nhă tự nguyện sẽ đi Tân gia Ba. Ông rất phục Thủ Tướng Lư quang Diệu, một nhân vật dân chủ xă hội rất có quyền thế đang lănh đạo một đất nước trên ḥn đảo nhỏ bé nầy . Ông ta đă cho dân chúng Tân gia Ba những ǵ mà người cộng sản luôn luôn chỉ có hứa suông mà không bao giờ có, như việc làm, học vấn, và nhà ở. Phương thức dân chủ rất mạnh mẽ ở đây đă làm cho Nhă say mê. Cũng v́ vậy mà khi có một nhà báo Anh cho ông biết là ông Lư quang Diệu mong ước muốn gặp ông, th́ ông tỏ ra rất bằng ḷng. Ông Nhă đáp phi cơ đến Tân gia Ba và ở trọ tại Raffles, một khách sạn cũ nhưng rất nổi tiếng và rất đẹp. Sau đó ông đi dùng cơm tối ở nhà hàng Newton Circus. Tân gia Ba là một thành phố rất văn minh, có văn hóa, sạch sẽ, được kiểm soát rất chặt chẽ do một lực lượng ǵn giữ trật tự vô h́nh nhưng hữu hiệu.

    Một thanh tra Cảnh Sát mặc thường phục đến gần Nhă :

    - Ông là ông Nhă ?

    - Phải

    - Ngài Thủ tướng muốn gặp ông. Ngay bây giờ.

    Ông Nhă rất thích lề lối mà người ta đă nhanh chóng nhận ra ông ngay ở đây.

    Đến nơi, ngoài Thủ Tướng ông c̣n thấy có ông Tổng trưởng Ngoại Giao và một vị Cố vấn chánh trị . Mọi người đều dùng Anh văn để đàm thoại. Nhă được biết qua về một chuyến du hành của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Nelson Rockefeller. Nhơn dịp sang dự tang lễ của ôngTưỡng giới Thạch vừa từ trần hôm ngày 5 tháng 4, ông Rockefeller đi một ṿng thăm vùng Đông Nam Á Châu. Ông đă tích lũy được một số chuyện phiếm. Khi người ta nói với ông về t́nh h́nh ở Việt Nam, ông trả lời dựa theo các cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ vào năm 1976:

    - "Nếu hai hay ba ngàn người Mỹ chết hay bị bắt làm tù binh, th́ sẽ có nhiều bài toán được đặt ra".

    Nếu người ta nhắc lại câu hỏi của đảo Chypre, th́ ông sẽ đề nghị với những người Hy Lạp là họ phải rất bằng ḷng về cuộc xăm lăng của Thổ nhĩ Kỳ, v́ nó giúp khôi phục lại được nền Dân Chủ ở Hy Lạp:

    - " Nếu tôi là người Hy Lạp, tôi sẽ quỳ xuống để cầu nguyện - tôi không biết người Hy Lạp sẽ cầu nguyện với ai? với những vị Thánh nào trong trường hợp nầy....".

    Không biết Tổng Thống Ford thường hay có ư định xử dụng ông Phó của ông trong lănh vực ngoại giao loại nầy hay không ? "Điều nầy chắc phải tùy thuộc xem người nào chết,"

    Đi thẳng vào đề , Thủ Tướng Lư quang Diệu nói với ông Nhă :

    - "Chúng ta không nên để mất th́ giờ., Tôi đă yêu cầu ông đến đây v́ đă gần tới giờ chung cuộc rồi. (ở Việt Nam ). Ông Rockefeller đă hỏi tôi, như đă hỏi các vị lănh đạo khác ở Á Châu, là liệu chúng tôi có chấp thuận một cuộc hành quân để loại bỏ ông Tổng Thống Thiệu hay không ? (nguyên tác:opération)

    Nh́n thoáng qua theo ư kiến của ông Rockefeller - của ông ta? hay của ông Ford? chắc chắn không phải của Bộ Ngoại giao hay của Trung Ương T́nh Báo CIA - th́ sẽ phải dựng lên một nhóm đảo chánh ở Sài G̣n. Tham gia vào đó sẽ có thể là cựu Thủ tướng Khiêm, tướng Viên Tổng Tham mưu trưởng, hay tướng Không quân Nguyễn cao Kỳ . Sau đó người ta sẽ thành lập một Chánh Phủ Liên Hiệp do nhóm nầy tấn phong . Ông Lư quang Diệu không bàn căi về khía cạnh hữu lư hay hoang đường của kế hoạch nầy, một kế hoạch mà chỉ có riêng ông Rockefeller là người phải chịu trách nhiệm mà thôi.

    Ông Lư quang Diệu nói với ông Nhă :

    - " Ông hăy báo cho ông anh của ông biết đi. C̣n ông th́ nên ở lại đây, đừng có trở lại Sài G̣n . Tôi sẽ lo đưa gia đ́nh ông ra khỏi Việt Nam . Ông biết không ? người Mỹ đă chọn nơi cư trú cho ông Thiệu rồi đó ".

    Không cần nghĩ là có thể bị nghe lén hay không , ông Nhă liền gọi điện thoại ngay về cho Tổng ThốngThiệu. Tất cả tin tức nhận được đều y như thế .Qua bạn bè của ông, qua các sĩ quan cấp tá trẻ, Nhă biết được sự tức giận trong QLVNCH (Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa) trên cấp cao. Ông khuyên Tổng ThốngThiệu nên từ chức.

    - Anh đừng chờ người ta lật đổ anh, hay người ta tống cổ anh đi. Hăy đi trước một bước đi, càng nhanh càng tốt.

    Nhưng rồi Hoàng đức Nhă cũng về lại Sài G̣n qua ngả BangKok. Ông điện thoại về Dinh Độc Lập. Một tùy viên xin ông gọi lại sau:

    - " Tổng Thống đang làm việc , ông đang thảo một bài diễn văn, nghe h́nh như một bài diễn văn độc đáo lắm.".

    Ông Kissinger hỏi ông đại sứ Martin : Có thể dùng hải cảng Vũng Tàu cho một cuộc di tản qui mô được không ? Công điện của Tổng trưởng ngoại giao viết :

    - "Trong ch́u hướng đó có thể tránh được sự hỗn loạn, phải phối hợp chặt chẽ với ông Thiệu. "

    Ông Kissinger tỏ ra lo lắng cho số phận của những người Việt Nam đă cộng tác với người Mỹ:

    - "Chúng tôi muốn biết xem liệu ông Thiệu có sẳn sàng để cho một số người của họ ra đi bây giờ hay không ?"

    Ông Martin bắt đầu chịu nghe theo ư kiến về một giải pháp thương thuyết. Ông đă từng luôn luôn bênh vực Tổng ThốngThiệu, nhưng bây giờ th́ ông nghĩ là ông nầy phải ra đi. Gần đây có những tin đồn do người Mỹ gán cho ṭa đại sứ Pháp, cho rằng Bắc Việt sẽ liệng bom xuống Sài G̣n nếu ông Thiệu không chịu ra đi ngay từ bây giờ.

    Tại Hoa Thạnh Đốn , ông Kissinger lại lên tiếng. Ông điều trần trước một tiểu ban ở Thượng Viện . Ông nói như một chiến lược gia loại Clausewitz:

    - " Cuộc tấn công của Bắc Việt và phản ứng của Miền Nam Việt Nam không phải ngẫu nhiên mà xảy ra. Hơn nữa sự may mắn luôn luôn là một yếu tố trong chiến tranh,

    Ông ôn lại những biến cố trong 3 tháng sau cùng. Ông chấp nhận là Miền Nam Việt Nam cũng không có thi hành đúng đắn tất cả các điều khoản của Hiệp Định Ba Lê. Nhưng ông nhấn mạnh là theo thống kê th́ Sài G̣n ít vi phạm hơn nhiều so với Hà Nội. Bây giờ th́ đă có một sự mất thăng bằng về quân sự, có lợi cho Bắc Việt nhiều hơn . Sài G̣n đang t́m một giải pháp chánh trị xuyên qua những cuộc bàn căi với CPCMLTMN tại Ba Lê:

    - " Không hề có một sự tiến bộ nào cho một giải pháp dung ḥa về chánh trị , bởi v́ Hà Nội không bao giờ muốn như thế .....

    Ông Kissinger chứng minh qua Hiệp Định Paris. Ông nhắc lại là :

    - "Cả Hoa Kỳ và VNCH không bao giờ thấy Bắc Việt thi hành hoàn toàn và nghiêm chỉnh Hiệp Định Ba Lê. V́ nếu được Hà Nội áp dụng đứng đắn, th́ các điều khoản chính của Hiệp Định đă giúp cho họ từ bỏ giải pháp quân sự từ lâu, để bước sang giải pháp chánh trị như Hiệp Định đă ghi rơ."

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    19. Chương 16 -Cài hoa trên vành tai
    P2



    Ông Kissinger nói rơ là tất cả đều được thiết lập trên sự mất cân bằng, không c̣n đồng đẳng về quân sự nữa

    - " Các đơn vị chiến đấu của Bắc Việt quá nhiều so với Miền Nam , và họ lại được vơ trang quá hùng hậu. Quan trọng hơn nữa là họ lại lợi dụng được một tốc độ về tâm lư chiến. Trong một trận chiến điều nầy có thể là một yếu tố quyết định mạnh hơn là vũ khí nữa."

    Nghị sĩ Joseph Montoya hỏi ông Kissinger về những lư do thất trận của Miền Nam Việt Nam . Kissinger dùng lại những lập luận của ông và của Chánh Phủ Hoa Kỳ :

    - " Với một lực lượng quân sự không cân bằng, v́ những cắt xén viện trợ của Hoa Kỳ , do những áp lực về lạm phát, và giá dầu tăng cao......

    Ông Kissinger khen ngợi tinh thần can đảm của Quân Lực VNCH, mặc dầu số tử vong lên đến gần 30.000 người vào năm 1994 (Theo chánh quyền Sài G̣n th́ con số tử vong là 21.000 người .)

    Đối với những cam kết mật của ông Nixon, nghị sĩ Montoya nêu lên bài toán về những nghĩa vụ của Hoa Kỳ trên phương diện pháp lư và tinh thần đạo đức:

    - "Chúng ta phải gánh nghĩa vụ tinh thần đó bao nhiêu lâu nữa, giă dụ như chúng ta đă có nghĩa vụ đó từ lâu đối với Miền Nam Việt Nam ?

    - " Thưa nghị sĩ, thật rất khó mà ấn định được một thời gian nào để chấm dứt lắm. Trên thế giới nầy đă có t́nh trạng đe dọa thường xuyên nên người ta không thể nói trước một thời gian nào gọi là chấm dứt nghĩa vụ được, trừ phi kẻ xăm lăng chính quyết định chấm dứt cuộc xăm lăng của họ. Chúng ta đă có nghĩa vụ ở Âu Châu trong suốt thời gian sau khi thế chiến chấm dứt, một nghĩa vụ mà chúng ta không thể ấn định được lúc nào mới phải chấm dứt. Chúng ta có một nghĩa vụ đối với quốc gia Do Thái và chúng ta cũng không thể cho một thời gian nào....

    - Ông có thể cho biết một nước nào khác đă có nghĩa vụ tinh thần đối với Miền Nam Việt Nam hay không ?

    - Có rất ít quốc gia như vậy. Chỉ có Nam Hàn, Úc Châu và Tân Tây Lan là có gởi quân đến đó...

    Một nghị sĩ khác thuộc đảng Dân Chủ, ông Henry Bellmon hỏi Kissinger:

    -" Đôi khi người ta nói về ông, rằng ông là một nhà sáng tác tài t́nh nhiều phép lạ trong nghề ngoại giao của ông. Ông đă thiết lập được những liên hệ quá b́nh thường với Trung Quốc....

    Ông Kissinger ngắt lời ông Bellmon nửa đùa nửa thật:

    - "Thiết lập quan hệ b́nh thường ư ? Câu nầy không phải của tôi đâu, nhưng khi người ta dùng nó, đôi khi tôi không có phản đối quá mạnh....

    - Ông cũng có làm việc để đi đến thỏa thuận với Liên Xô. Các quốc gia đó (Trung Quốc và Liên Xô) đă tiếp tế cho Bắc Việt . Chúng tôi không biết trong trường hợp hiện tại, nếu những sự quan hệ của chúng ta đối với Trung Quốc và Liên Xô được cải thiện tốt đẹp, th́ chúng ta có nên xài nó......

    - Kissinger thấy là tất cả chánh sách ngoại giao được đặt thành vấn đề trở lại, bèn đáp :

    - " Khi có người nói rằng họ nhờ chúng ta, th́ phải tự hỏi xem chúng ta đă thiết lập được những ǵ.... Mục tiêu chính yếu trong vấn đề ḥa hoăn với Liên Xô là để giảm thiểu nguy cơ của chiến tranh nguyên tử và làm nhẹ đi những sự căng thẳng nói chung. Đây là những ǵ đă xảy ra: mức độ cung cấp dụng cụ chiến tranh của Liên Xô cho Bắc Việt được giữ ở mức độ không thay đổi trong những năm sau cùng. Trong khi đó, mức độ cung ứng dụng cụ quân sự của Hoa Kỳ cho Miền Nam Việt Nam đă giảm xuống đáng kể. Ngoài ra Liên Xô h́nh như không bao giờ tự hỏi về việc xử dụng vũ khí viện trợ đó một cách quá tỉ mỉ và quá máy móc như chúng ta ".

    Trong thâm tâm, Kissnger không có ư định phải tái dội bom Bắc Việt. Nhưng nghị sĩ Walter Huddleston, Dân Chủ thốt lên một câu :

    - " Người Mỹ chúng ta muốn biết là sau bao nhiêu năm các ngân khoản bổ túc do Chánh Phủ yêu cầu có đi tới được một kết luận tốt hay không ? Có hay không ? Có một câu trả lời nào cho vấn đề nầy không ?

    - "Không có một câu trả lời nào chính xác hết. Nếu ít ra chỉ có một.

    Với vẻ cảm động, như một kịch sĩ lành nghề, ông Tổng truởng ngoại giao lẳng lặng đọc cho các nghị sĩ nghe bức thư của ông Sirik Matak. Các vị dân cử đều ngao ngán...Kissinger bèn khai thác ngay :

    - " Thưa ông Chủ tịch, thưa quư bà, quư ông.., Ông đại sứ Dean và cá nhân tôi nữa không người nào quên được lá thư nầy.Và ngay cả người đă can đảm viết bức thư nầy..cũng vậy. Bây giờ đây, với tư cách là người Hoa Kỳ chúng ta cùng nhau phải biết hành động như thế nào để có thể chắc chắn là chúng ta sẽ không bao giờ c̣n nhận được những lá thư như thế nầy nữa.!"

    Ông Tổng trưởng ngoại giao muốn thử làm cao để tự bào chữa, nên chỉ nhắc sơ qua lư do chính yếu đă đẩy Bắc Việt tiến tới một cuộc tổng tấn công toàn diện và cuối cùng.

    Khởi đầu th́ có vụ việc "nghe lén" (Watergate) mà chỉ một ḿnh ông Nixon là người lănh trách nhiệm.. Vừa không thể chấp nhận được, vừa là điều phi lư, sự nghe lén đồi bại nhỏ nhoi trong những khu vực của đảng Dân Chủ đó đă kéo theo một thủ tục mà Kissinger không thể dự đoán được trong lúc đang h́nh thành những đoạn tế nhị của Hiệp Định Ba Lê. Nếu ông Nixon c̣n ngồi ở chánh quyền th́ không c̣n nghi ngờ ǵ nữa và c̣n chắc chắn là ông sẽ gởi ngay các pháo đài bay B.52 ngay sau khi Bắc Việt tấn chiếm Ban mê Thuột . Khi cho lệnh dội bom lên Cam Bốt hay Hà Nội , ông Nixon đă cho thấy là ông không có chút lưu tâm tới ư kiến của Quốc Hội cũng như tới dư luận dân chúng Hoa Kỳ . Nghị quyết và Luật về Quyền Hạn Chiến Tranh có ngăn cản ông ta đâu ? Nếu các phi công Mỹ đă nhận lệnh của Tổng Thống , với tư cách là Tổng Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ , họ có tuân lệnh hay không ? Hay là, nếu bất tuân lệnh, th́ họ có nhờ luật sư của họ, viện dẫn Quyết Định và Luật đó hay không ?

    Yêu cầu ngân khoản viện trợ của Tổng Thống Ford đă huy động đến 8 tiểu ban ở Thượng Viện và Hạ Viện. Tổng Trưởng Quốc Pḥng Schlesinger và tướng Weyand cũng phải ra điều trần.

    Các con số teo dần: 515 triệu, rồi 449, 401, 370 rồi 350 triệu... Người ta tính ra là 165 triệu viện trợ quân sự và 165 triệu cho viện trợ nhân đạo.Các thành viên của Quốc Hội nhất là các nghị sĩ, gần như muốn ngân khoản viện trợ nhân đạo và cho cuộc hành quân di tản phải lên đến 200 triệu. Ông Ford vẫn chưa chịu và ông ta đ̣i 972 triệu cho tất cả . Chuyện đối đầu giữa Hành Pháp và Lập Pháp được công khai đưa lên truyền h́nh, truyền thanh, và báo chí, quả thật là mệt nhọc. Trong một cuộc họp báo, Tổng Thống Ford thử đưa ra một so sánh về yêu cầu của ḿnh: ông xin một ngân khoản nhỏ thôi, dưới một tỷ đô la, một con số có đáng kể ǵ đâu "so với 150 tỷ mà chúng ta đă xài từ trước.? "

    Nhưng.. Lănh đạo ở Hà Nội và Lê đức Thọ ở Miền Nam, và trên mặt trận ai cũng biết rơ hết từng chi tiết.

    Điều rơ ràng là mặc dầu có thiện chí và có thiện cảm với ông Ford, hầu hết các thành viên của Quốc Hội không sẳn sàng chấp thuận cho ông ta một ngân khoản viện trô quân sự nào nữa. Dĩ nhiên là ông vẫn sẽ được tất cả ngân khoản cần thiết để di tản các công dân Hoa Kỳ . Thật sự, có bao nhiêu người ? - 5400 hay hơn thế nữa ? Ngưới ta cũng chấp thuận cho Tổng Thống những ngân khoản chủ yếu cho viện trợ nhân đạo và để không bỏ lại cho cộng sản những người Việt Nam đă từng cộng tác với Hoa Kỳ.

    Tổng Thống Ford đă tiếp tất cả những thành viên thuộc tiểu ban Ngoại giao của Thượng Viện trong suốt 1 giở rưỡi. Cả các vị dân cử thuộc hai đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ đều mong muốn Tổng Thống hứa là sẽ nhanh chóng đưa những người Mỹ ra khỏi nước Việt Nam . Người Việt Nam th́ phải ở hàng thứ yếu. Con số được đề nghị bốc đi sẽ là bao nhiêu ? Ông Ford đáp lời :

    - " Đại khái phải tính cho là từ 175.000 đến 200.000. Chúng ta phải có trách nhiệm tinh thần, và chúng ta phải giúp đỡ những người đă từng giúp chúng ta ."

    Tổng Thống Ford không muốn cung cấp cho các nghị sĩ một ngày giờ nhứt định. Rút người Mỹ ra khỏi Việt Nam trong lúc nầy là sẽ tạo ngay một t́nh trạng hoăng loạn, và như thế sẽ nguy hiểm cho tánh mạng của những người Mỹ hiện đang c̣n ở Việt Nam .

    - " Chúng tôi cần có thời gian, chỉ trong ṿng một vài ngày mà thôi.

    Ở Hoa Thạnh Đốn , có nhiều người nói là sẽ di tản chừng 1 triệu người Việt Nam bằng cách chở họ bằng tàu thủy từ cảng Vũng Tàu. Như vậy sẽ có bao nhiêu binh sĩ, bao nhiêu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ để bảo vệ cuộc hành quân đó ? Phải tốn đến nhiều sư đoàn .... Các dân cử Mỹ thích con số chừng 200 ngàn người Việt Nam .

    Người ta nói đến trường hợp ông đại sứ Martin. Trước khi đến gặp Tổng Thống Ford, hầu hết các nghị sĩ đều đă có đọc một tờ tŕnh của hai ông Richard Moose và Charles Misner, hai người phụ tá của các đại biểu trong phái đoàn từ Việt Nam về. Theo đó th́ ông Martin không bao giờ chấp nhận tính cách không thể đảo ngược của t́nh h́nh quân sự .

    Từ Sài G̣n , đại sứ Hoa Kỳ theo dơi trận chiến ngay trên mặt trận ở Hoa Thạnh Đốn .

    Với những ai muốn nghe th́ ông sẳn sàng tố cáo " những cái điếm đàng về ngân khoản của Quốc Hội" . Biết chắc là họ sẽ bỏ phiếu chống mọi viện trợ quân sự , ông Martin đề nghị với ông Kissinger là trong trường hợp đó, th́ tốt hơn hết là t́m cách hoản cuộc bỏ phiếu đó lại . Chúng ta không nên làm mất tinh thần Chánh Phủ Miền Nam Việt Nam , ta phải cho họ thời gian để quay trở lại. Cuối cùng Tổng ThốngThiệu cũng đă hiểu: ông đă cùng với Tổng trưởng Nguyễn tiến Hưng nghĩ ra một kế hoạch khác và một đường lối vận động khác để có thể đạt được viện trợ của Hoa Kỳ . Sài G̣n có thể xin vay Hoa Thạnh Đốn một số tiền chừng 3 tỷ mỹ kim, trả dài hạn trong 3 năm, có thể gia hạn trong 10 năm. Bắt đầu trả nợ từ năm 1985. Quốc Hội Mỹ sẽ ấn định lăi suất. Số nợ vay nầy sẽ được bảo đảm bằng tài nguyên nông nghiệp và đầu hỏa. Người ta có thể đặt tên rất kêu cho món tiền cho vay nầy là : "Món nợ vay cho Tự Do". Cái tên nầy có vẻ quyến rũ được dư luận dân chúng Hoa Kỳ lắm đó !

    Ông Nguyễn tiến Hưng đưa ư kiến nầy cho ông Martin, để ông trao cho các chuyên viên kinh tế của ông nghiên cứu. C̣n ông th́ đi sang Hoa Thạnh Đốn hoạt động ngoài "hành lang" để vận động cho ư kiến "vay món nợ cho Tự Do" nầy. Qua điện thoại, h́nh như ông Martin không mấy chú tâm đến vấn đề nầy, ông Hưng chỉ nhớ thoáng qua một câu của Đại sứ :

    -" Thật ra, Tổng Thống của ông sẽ từ nhiệm hay không ?"

    Trên phương diện quân sự , trong một công điện gởi cho ông Kissinger, ông Martin đă mô tả trân chiến ở Xuân Lộc nằm về phía Tây của Sài G̣n đang diễn tiến tốt đẹp.

    - "Bắc Việt đă có hai ngàn chết và bị thương. Các tù binh c̣n rất trẻ, có một cán binh nói rằng anh ta được 14 tuổi..." Từ đó chúng tôi nghĩ rằng Hà Nội đă không c̣n trừ bị. ..."

    Đại sứ Martin vẫn c̣n tin tưởng:

    - "Tôi không tin rằng QLVNCH sẽ chịu cúi đầu. "

    Cuối cùng rồi Chánh Phủ mới cũng được thành lập xong ở Sài G̣n . Ông Martin vẫn gởi công điện cho ông Kissinger nhiều lần mỗi ngày, lần nầy :

    - "Người ta không biết bây giờ th́ cái ǵ sẽ xảy ra "

    Ở Hoa Thạnh Đốn tiểu ban ngoại giao của Thượng Viện đă tạm thời chấp thuận một yêu cầu pháp chế khẩn cấp, cho phép Tổng Thống quyền được xử dụng quân đội cần thiết trong việc di tản người Mỹ và một số người Việt Nam . Các nghị sĩ bắt buộc ông Martin phải nhanh chóng rút người Mỹ ra khỏi Việt Nam . Nghị sĩ Charles Percy, Cộng Ḥa, yêu cầu Tổng Thống Ford phải bảo đảm là mọi phi cơ lúc rời khỏi Sài G̣n đều không được có ghế nào trống. Tổng Thống Ford đă xác nhận với ông nầy rằng Kissinger đă có cho lệnh như thế rồi. Ông Martin nhận thấy là không khí ở thủ đô Hoa Kỳ xấu đến mức độ khó nói .

    Ngoài những bài toán trực tiếp, cuộc truy t́m những người có trách nhiệm trong vấn đề tán loạn nầy cũng đă bắt đầu. Như thế là bộ máy dân chủ đang chạy...

    Người ta có thể cho đi bao nhiêu người Việt Nam được ? và di tản bằng cách nào cho hợp với pháp lư của Hoa Kỳ? Người nào muốn rời khỏi nước Mỹ đều không cần phải xuất tŕnh một tờ căn cước nào hết. Nhưng đi vào nước Mỹ th́ khó lắm, v́ c̣n phải xét đến luật lệ và cấp khoản di trú được tính cho người Việt Nam giống như những người khác. Bộ ngoại giao đă phải tranh đấu cho vấn đề nầy. Ngày 14 tháng 4, Bộ nầy đă cho Ṭa Đại sư của ḿnh ở Sài G̣n biết là họ chỉ được một vài nhượng bộ rất hạn chế. Một số người Việt Nam nào đó chỉ được nhập cảnh vào Hoa Kỳ với một "lời hứa danh dự" (on parole ). Đây không phải là ḷng vị tha suông. Người ta muốn "loại bỏ" một trong những lư do đă thúc đẩy một số người Mỹ từ chối không muốn rời khỏi nước Việt Nam - sự hiện hữu của vợ con họ gốc người Việt Nam - Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ lo về vấn đề di trú đă định nghĩa các tiêu chuẩn như vậy.

    Muốn di cư vào Hoa Kỳ th́ phải :

    1.- Được kết hôn chánh thức với một nam hay nữ công dân Hoa Kỳ.

    2.- Là con (của một nam hay nữ công dân Hoa Kỳ ).

    3.- Là mẹ hay cha của một công dân Hoa Kỳ (ví dụ một phụ nữ Việt Nam đă trở thành mẹ của một đứa trẻ Mỹ, qua kết hôn)

    4.- Là Mẹ hay Cha của người phối ngẫu ngoại quốc của một công dân Hoa Kỳ (ví dụ mẹ hay cha của một người phụ nữ Việt Nam đă kết hôn với một công dân Hoa Kỳ mà chưa trở thành nữ công dân Hoa Kỳ)

    5.- Là một trẻ vị thành niên không do sự kết hôn của một phối ngẫu ngoại quốc (ví dụ con riêng của một phụ nữ Việt Nam đă có trước khi thành hôn với một công dân Hoa Kỳ)

    Trước khi đi, mỗi người phải có những giấy tờ chứng minh mối liên hệ cha mẹ của ḿnh. và người đó phải điền vào mẫu I-94.

    Các công chức ở Hoa Thạnh Đốn có cảm tưởng là đă thiết lập những luật lệ rơ ràng, công bằng, và rất nhân đạo. Nhưng vô phước thay, ho không nghĩ tới những sự thật ở Việt Nam . Có một số dân sự người Mỹ như thợ, đốc công, kỹ sư ... đến làm việc cho các hăng tư ở Việt Nam , những người phóng viên, nhiếp ảnh viên ... đă sống không chánh thức từ lâu với các phụ nữ Việt Nam và đôi khi họ cũng đă có con với nhau. Có vài người trong số nầy chỉ giản dị là quên không kết hôn với nhau thôi. Các ông công chức ở Hoa Thạnh Đốn cứ tưởng đến gia đ́nh người Mỹ thời nguyên tử, một chồng một vợ và một hay hai đứa con là cùng, hay họa hoằn c̣n thêm một hay hai ông bà. Các gia đ́nh Việt Nam đến tŕnh diện ở Ṭa Lănh sự thường có từ 15 đến 30 người ; có nhiều gia đ́nh người Tàu lại Việt ở Chợ Lớn có đến những 50 .

    Nhờ Trời, tại Sài G̣n các công chức người Mỹ biết cách xử sự và mềm dẻo hơn. Trên các chuyến bay từ Tân sơn Nhứt mỗi ngày, số ghế được hạn chế. Do đó khó mà quyết định được ai đi ai ở ?Thật là đau khổ ! Rất khó khăn trong việc chọn lọc, nhất là khi người Việt Nam nói với toà lănh sự : Tùy các ông lựa chọn giùm đi !

    Một viên chức có trách nhiệm trong vấn đề chọn lọc nầy là ông Ken Moorefield đă quyết định bất chấp hết luật lệ. Khi người ta không thể chấp nhận toàn thể một gia đ́nh nào đó th́ người ta đi từ nguyên tắc : đừng để ở lại Sài G̣n những ông bà già nào không c̣n một con trai hay con gái để lo phục vụ cho đời sống của họ.

    Ngoài ra trên nguyên tắc, trước khi cho giấy phép xuất cảnh, ṭa Lănh Sự Hoa Kỳ phải được biết chắc chắn là trước khi rời khỏi Việt Nam người đó có ở trong t́nh trạng hợp lệ đối với Chánh quyền Việt Nam hay không ?. Được một thông hành không phải là một chuyện dễ, đó là chưa nói tới những thủ tục về tiền bạc. Người Mỹ vi phạm luật lệ Việt Nam một cách dễ dàng hơn là đối với luật lệ của Hoa Kỳ. Từ đầu tháng 4, ṭa Lănh sự Hoa Kỳ nhận hết các loại giấy xuất cảnh do Bộ Nội Vụ Việt Nam cấp, thường là giấy giả hay giấy mua được ở đâu đó. Để cho chạy việc, người ta hứa với một vài công chức hay thanh tra là sẽ cho di tản họ và cả gia đ́nh họ, nếu họ tỏ ra biết chịu hợp tác. Vào thời điểm b́nh thường, ở tại Sài G̣n , ngay như người ta muốn thuê một công chức làm giấy tờ, th́ cũng phải đợi đến nhiều tuần lễ hay có khi cả mấy tháng mới có được một giấy tờ chánh thức. C̣n bây giờ th́ có đến hàng chục ngàn người nộp đơn, th́ làm sao mà hy vọng có được thông hành, chiếu khán xuất cảnh, giấy chứng nhận không thiếu thuế, giấy thông hành .. được cấp cho một cách nhanh chóng? Do vậy mới có "kỹ nghệ làm giả giấy tờ" và kỹ nghệ nầy đang nỡ rộ, với tất cả các loại cần thiết từ bản chữ in đến con dấu. Và người Mỹ ở Sài G̣n đă học được cách "không cần xét kỹ " giấy tờ.

    Tại Hoa Thạnh Đốn người ta nói đến con số 1 triệu người có khả năng di cư., Tổng Thống th́ gợi lên con số hai trăm ngàn. Không có một chỉ thị chánh thức nào về "con số" được gởi đến cho ṭa đại sứ ở Sài G̣n . Măi cho đến ngày 26 tháng 4, người ta mới cho phép ông Martin chánh thức cho di tản hai mươi lăm ngàn người Việt Nam .

    Bên cạnh con đường di tản chánh thức, lại có những hệ thống song song bán chánh thức được thiết lập, do các công ty, các sĩ quan Không quân Hoa Kỳ , do Cơ Quan Trung Ương T́nh Báo CIA hay những nhóm đặc biệt khác đứng ra tổ chức. Do đó có hai công chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao là Larry Johnstone và Lionel Rosenblatt, khoảng 30 tuổi, đang làm việc tại Hoa Thạnh Đốn sau thời gian phục vụ tại Sài G̣n , đă thấy khó chịu về sự chậm lụt hành chánh . Họ tự nghỉ phép và đến Sài G̣n bằng tiền túi của ḿnh mà không báo cho cấp trên biết. Họ đến ở ngay khách sạn Caravelle, và sau đó họ đi thuê trong một căn pḥng trống ở ngoài phố. Trong suốt 6 ngày liền họ ngủ rất ít, dùng th́ giờ đi khắp Sài G̣n với một chiếc xe Citroen cũ hay với chiếc xe buưt của hăng Pan Am. Họ nhận tất cả giấy tờ giả, rồi đến một vài chỗ hẹn bí mật trước Bưu Điện Sài G̣n hay Nhà Thờ Chánh Ṭa để tập trung các người di tản. Ông Johnstone nói :

    - "Cũng hơi bậy, không theo đúng cung cách của Bộ Ngoại Giao.

    Cái khó chủ yếu là làm sao đưa những người hành khách lậu nầy vào phi trường. Cảnh Sát th́ họ rất là nghiêm túc, các binh sĩ gát cũng vậy, ngay như đề nghị cho họ tiền cũng vậy. Một vài người chui vào thùng xe Citroen. Ông Rosenblatt giao dịch với ông Jim Eckes thuộc Dịch Vụ hàng không Continental. Nhờ đó hai ông Johnstone và Rosenblatt đă di tản được 200 người Việt Nam, trong số đó có 20 anh trai trẻ mà theo lời của hai ông công chức cao cấp người Mỹ nầy th́ họ sẽ gặp khó khăn to lớn khi bị rơi vào tay của quân cộng sản Bắc Việt.

    Trong khi đó th́ tu sĩ Thích thiện Huệ đă quyết định là dù có xảy ra điều ǵ th́ ông cũng vẫn ở lại Sài G̣n trong ngôi chùa của ông. Người anh cả của ông là một thiếu úy thường giải các tù binh Bắc Việt bị bắt ở Xuân Lộc về Sài G̣n . Viên thiếu úy nầy mỗi lần về Sài G̣n đều có khuyên cha mẹ anh nên rời khỏi Việt Nam . C̣n cha mẹ anh th́ lại khuyên anh nên đào ngũ. Anh đă từ chối. Anh đă thuật cho em của anh nghe về trận chiến ở Xuân Lộc :

    - " Khi bộ đội cộng sản vào thành phố Xuân Lộc lần đầu tiên, có một vài thương binh của chúng ta đă đứng lên để nguyên cả túi thuốc cùng băng ni lông trên bụng, và rảo bước đi rất tự nhiên...

    Thiếu úy nầy có cảm tưởng là Bắc Việt đă có một số đạn pháo vô giới hạn.

    Một vài vị dân biểu của Quốc Hội VNCH thường lui tới với các Thầy trong chùa, đă đoan chắc là Hoa Thạnh Đốn và Bắc Kinh đă thỏa thuận với nhau để thiết lập một vùng trái độn do CPLTCHMN kiểm soát. Do vậy mới có chuyện các đơn vị của Miền Nam Việt Nam được lệnh rút đi. Lại có nhiều chuyện phịa mới được tung ra ở thủ đô như : ở Hà Nội đă có đảo chánh và tướng Vơ nguyên Giáp đă bị giết, các sư đoàn Bắc Việt đang rút về Miền Bắc để chống lại quân Trung Cộng đang tấn công vào Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, tất cả mọi chuyện đang xảy ra, kể cả trận chiến ở Xuân Lộc, đều nằm trong một kế hoạch chung rất là phức tạp, hết sức tinh tế, do Trung Quốc và Hoa Kỳ xếp đặt, hay do Liên Xô và Hoa Kỳ, hay do Bắc Việt và Hoa Kỳ dàn dựng......

    Cộng đồng người Âu Châu và Hoa Kỳ thường lui tới Câu lạc bộ thể thao, nơi được mọi người được yêu cầu nên giữ đúng nội quy: không được mặc áo lá lúc đi dạo, trừ ra ở bên hồ bơi, và lúc nào cũng phải mang giầy bố trắng trên các sân tơ nít. Có người th́ đi dạo, tản bộ chậm chậm gần các cây me to, có người th́ chơi một ván "boule" .. Các bà th́ vắng đi nhiều rồi kể từ vài tuần nay. các anh bồi mang rượu mạnh hay nước ngọt ra cho khách, thường mặc đồ trắng. Thỉnh thoảng có một chú cầm chuông rung lên và báo cáo :

    - Ông Hiền có điện thoại

    hay là

    - Ông Polgar

    - Ông Brochand ....

    Có một bầu không khí vui chơi giả tạo để dấu kín một sự lo âu thật sự.... Mấy người Mỹ, người Đức, người Pháp và người Úc trao đổi với nhau những tin tức sau cùng hay những chuyệc tầm phào thuở xa xưa, họ đọc báo... Có đôi lúc người ta cười đùa rất thoái mái: ông Ed Daly, chủ tịch hăng hàng không Word Airways, đă gọi các nhà báo đến căn pḥng ở khách sạn của ông tại Đông Kinh (Nhật Bản) và đọc cho họ nghe một công điện gởi cho Tổng Thống Ford. Ông Daly đă gởi tới Sài G̣n một chiếc phi cơ DC-8 và một chiếc Boeing 727 để giúp chở người tỵ nạn. Nhưng không một người nào được phép bước lên hai chiếc phi cơ đó, do vậy chúng phải bay trở về Đông Kinh, trống rỗng ! Ông Daly đoan chắc là ṭa đại sứ Mỹ muốn bắn hạ các phi cơ nào của ḿnh muốn cất cánh, nhưng ṭa đại sứ đă đính chánh. Người ta không biết liệu Tổng Thống Ford có đọc được bức công điện nầy của ông Daly hay không :

    - "Hăy ngăn mấy thắng nhơn viên CIA ngu ngốc của ông lại đi . Hăy đưa vào đây một vài người trung thành và thật sự tận tụy với công việc. Với tư cách cá nhân và của một người chuyên nghiệp đă đóng thuế quá nhiều cho ông, tôi có quyền nói lên một dư luận. Chúng ta hăy làm việc nhanh đi ."

    Cơ quan ở Sài G̣n có thể thấy khó chịu v́ những lời lẽ trên đây, nhưng với bản chất b́nh dị, ông Daly đă nói lên một sự thật: V́ muốn tránh t́nh trạng hoảng loạn nên ông Graham Martin phải kềm hăm sự di tản.

    Gần Câu lạc bộ thể thao, trên các băi cỏ trong Dinh Độc Lập, binh sĩ bố trí các đại bác pḥng không , đào pḥng tuyến, dựng lên vị trí pḥng thủ bằng bao cát và đặt các khẩu liên thanh nặng. Không biết để pḥng chớng bộ đội Bắc Việt nếu họ tới đây, hay để đề pḥng những đơn vị khác của Miền Nam , phản loạn, trong trường hợp có đảo chánh ?

    Từ trong dinh Độc Lập phát ra những lời tuyên bố chung chung, như những câu thần chú.. Tổng Thống tuyên bố là Chánh Phủ mới, vừa được thành lập có đầy thiện chí để sẵn sàng thương thuyết với cộng sản . Nhưng Chánh Phủ "sẽ không đầu hàng" Tổng Thống ước mong là phái đoàn cộng sản ở La Celle-Saint-Cloud sẽ trở lại bàn hội nghị để thành lập Hội Đồng Ḥa Hợp Ḥa Giải Quốc Gia.

    Nội các mới phần lớn gồm có những người dân sự được ông Thủ Tướng Nguyễn bá Cẩn chọn lựa. Trong hàng Tổng trưởng, người ta thấy có nghị sĩ Tôn thất Niệm, một người phật tử ôn ḥa. Những người dân sự trong Chánh Phủ nói thẳng ra rằng họ không tin tủởng vào giải pháp quân sự nữa, và cũng như hầu hết đồng bào của ḿnh họ đă quá mệt mỏi với chiến tranh rồi. Nhiều người muốn Tổng ThốngThiệu nên từ nhiệm, nhưng họ không dám nói thẳng với ông .Tướng Trần văn Đôn, Tổng trưởng Quốc Pḥng là người rất năng nỗ. Với sự chấp thuận của Tổng Thống, ông ta đă phạt tù một vài sĩ quan cao cấp và tướng lănh, trong đó có tướng Phú.

    Ông Đôn, người đă cho rằng ông đă có nhiều cuộc tiếp xúc với CPLTCHMN, đă chuẩn bị một chương tŕnh hành động: ông sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống VNCH và trong 48 tiếng đồng hồ ông sẽ cho lệnh ngừng bắn. Sau đó ông sẽ thành lập một Chánh Phủ mới. Để đáp lại CPLTCHMN sẽ bảo đảm an toàn cho người Mỹ ở Sài G̣n .Trừ một toán nhỏ ở ṭa đại sứ, c̣n bao nhiêu đều phải được di tản hết. Sau một thời gian xử lư, CPLTCHMN sẽ kiểm soát thủ đô. Ông không làm ǵ để ngăn cản bất cứ người Việt Nam nào muốn ra đi. Ông sẽ cho chiếu khán xuất cảnh dễ dàng. Ai cũng biết là họ sẽ xin ở đâu rồi, ở Huế, ở Đà Nẵng và ở Sài G̣n.

    Như thế là vừa được thành lập là Chánh Phủ đă lấy khoảng cách với Tổng Thống Thiệu rồi. Trong một cố gắng cuối cùng, để đo thử dư luận dân chúng và giới dân cử Hoa Kỳ , ông Thiệu cho phổ biến một bức thơ của Tổng Thống Nixon , bức thư đề ngày 23 tháng giêng 1973 đă gây náo động cả thủ đô Hoa Thạnh Đốn . Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ra lệnh cho đại sứ Martin nhấn mạnh là một bức thư không phải trở thành một hiệp ước được . Ông Thiệu không thấy được là việc gợi lên cái tên Nixon không thôi đă là một sự vụng về rồi, kể cả trong giới dân cử hay cử tri của đảng Cộng Ḥa.

    Tổng ThốngThiệu kêu gọi mọi người phải chiến đấu, để chuẩn bị cho một cuộc phản công, để ổn định cả ở hậu phương cũng như ở tiền tuyến. Để góp phần vào nỗ lực chiến tranh, ṭa thị chính Sài G̣n ấn định một số luật lệ mới nhắm vào vấn đề di chuyển : không c̣n nghi ngờ ǵ nữa để tránh những cuộc ám sát : tốc độ tối đa cho xe đạp được ấn định là 15 cây số / giờ, cho mô tô, xe vận tải và xe buưt là 25 cây số / giờ, và cho xe du lịch, xe x́ cút tơ là 40 cây số / giờ. Nếu có c̣i báo động th́ "dân chúng không nên hốt hoảng"

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa




    20. Chương 17 - Lượm đá lấp biển

    Ở Phủ Tổng Thống Pháp, người ta nhấn mạnh là tất cả những chyện quan trọng không thể thực hiện một cách công khai ở nơi thanh thiên bạch nhật được . Đó là lề lối ngoại giao của người Pháp, kín đáo nhưng không có bí mật.

    Tại Sài G̣n th́ không được kín đáo lắm. Có quá nhiều trung gian, toàn là những người tốt, nhưng cũng có những sứ giả thật mà cũng có những sứ giả tưởng tượng nữa, những điệp viên hai ba mang, mờ ám.. hay ra vào các các trung tâm chánh trị và quân sự .

    Bị châm biếm hay không th́ vị trí của người Pháp ở đây ai cũng biết cả rồi :đại sứ Mérillon đă có quyết tâm xử dụng tới cùng lá bài của "lực lượng thứ ba" và của tướng Dương văn Minh.

    Đối với người Pháp th́ Miền Nam Việt Nam coi như đă thua trận rồi, nhưng chế độ Sài G̣n cũng chưa đến đỗi phải sụp đổ trong những tuần lễ sắp tới.. Cần phải thử bảo đảm cho sự tồn tại của một Miền Nam Việt Nam thu hẹp, một loại Nam Kỳ quốc. (nguyên tác :Cochinchine) Bắc Việt h́nh như chưa có ǵ gấp gáp lắm, họ sẽ chấp nhận một Chánh Phủ trung lập với lănh đạo là ông Minh Dương.

    Đó là những ǵ mà ông Pierre Brochand đă giải thích cho ông Polgar ngày 13 tháng 4 tại hồ bơi của Câu Lạc Bộ Thể Thao Sài G̣n. Ông Brochand là đệ nhị Cố Vấn của Ṭa Đại Sứ Pháp, chuyên viên về các vấn đề Đông Dương, người có một vẻ đẹp ngâm đen của người Miền Nam nước Pháp, thực sự ông ta là người phụ tá chánh về chánh trị của đại sứ Mérillon. Ông đệ nhất Cố Vấn lo về vấn đề văn hóa và cơ quan của ông ta ở cách ṭa đại sứ đến gần 2 cây số. Thời gian gần đây hai ông Brochand và Polgar gặp nhau rất thường.

    Đă từ lâu rồi, ông Brochand có trách khéo ông Mérillon là không chịu khó đi gặp thường các người của lực lượng thứ ba. Ông Mérillon biết vậy nhưng ông nghĩ rằng nếu ḿnh lui tới với ông Minh Dương th́ ông Thiệu sẽ không được vừa ḷng.

    Bây giờ th́ ông Polgar ngả về một giải pháp chánh trị, từ sự ra đi của ông Thiệu để cho có được người kế vị cho ông ta. Tại sao không phải là ông Minh Dương ? Hơn nữa, ông Cố Vấn Brochand đă chứng minh rất thực tế là nước Pháp sẵn sàng đón nhận 50 ngàn tỵ nạn chánh trị người Việt Nam . Như thế là ông ta đă áp dụng đường lối chánh trị của vị Đại Sứ của ông rồi.

    Ông Mérillon người không lớn lắm, hơi cận thị, xuất thân từ trường Đại Học Quốc Gia Hành Chánh , có họ xa với Tổng Thống Giscard d'Estaing, đă được ông Georges Pompidou bổ nhiệm qua Sài G̣n và khi tŕnh ủy nhiệm thư ông được Tổng Thống Thiệu đón tiếp bằng bản quốc thiều Pháp, một bản nhạc mà người ta mới được nghe lần đầu tiên từ 10 măm nay ở Miền Nam Việt Nam . Theo ông Mérillon th́ đó là người ta cho người Pháp nhiều hơn những ǵ mà họ đang có. Cũng theo ông, th́ có nhiều người Việt Nam nh́n ông ta như là một phó vương trong tư cách đại diện cho nước Pháp. Ông Mérillon có nhiều mục tiêu phải làm:

    - Lo vấn đề an ninh cho người Pháp ở Việt Nam (gần 10.000 công dân Pháp), và ông đă đưa được về Sài G̣n hơn 300 người từ Cao Nguyên bằng các chuyến bay riêng..

    - Trong viễn ảnh Sài G̣n bị Bắc Việt chiếm th́ phải bảo vệ cộng đồng người Pháp, nhất là trong giai đoạn bàn giao, tranh tối tranh sáng.

    Ông Mérillon nghĩ tới năm 1945, lúc người Nhật ra đi th́ ở Sài G̣n trong một cư xá, người Pháp đă bị tàn sát trong những điều kiện thật đau thương tàn bạo , với trẻ con liệng vào lửa, phụ nữ bị hăm hiếp, đàn ông bị tra tấn hành hạ... Ông Mérillon cũng không nuốn thấy số phận Sài G̣n giống như Đà Nẵng .

    - Phải làm sao cho nước Pháp càng có lợi bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.. Trong hai Miền Nam Bắc Việt Nam, đường lối chánh trị của Pháp nếu có, th́ sẽ là một sự pha trộn giữa những kỷ niệm và những lời chúc tụng không chính xác....

    Đới với chánh quyền Pháp, nước Việt Nam không có ǵ ưu tiên hết. Sau phong trào chống Mỹ thời Tổng Thống De Gaulle th́ chánh quyền của ông Pompidou dịu dàng hơn đă mở đường cho Chánh Phủ hiện tại của ông Giscard d'Estaing căn cứ trên giả thuyết dễ dăi của Hà Nội . Có rất nhiều người Việt Nam ở Sài G̣n , ít nhất là những người ở lứa tuổi trên 40, đă nhắc đi nhắc lại là họ thấy gần người Pháp hơn là người Mỹ. Các người Mỹ th́ thô lỗ và thẳng tánh, c̣n người Pháp th́ nặng về t́nh cảm hơn. Về lịch sử th́ họ đă có mặt ở cả Đông Dương. sự kiện ngoại giao quan trọng là Hiệp Định 1973 đă được kư kết ở Ba Lê.

    Khi ông Mérillon rời Ba Lê để qua Sài G̣n th́ ông có xin chỉ thị của ông Tổng Trưởng Michel Jobert th́ ông nầy nói :

    - " Người Đại Sứ không cần có chỉ thị. Ông ta phải tự t́m lấy cho ḿnh". Và ông c̣n nói tiếp

    - " Ṭa đại sứ bên đó ra làm sao rồi ? Hăy làm thế nào để phải có một ṭa đại sứ cho ra hồn !

    Ṭa đại sứ Pháp ở Sài G̣n rất đẹp. Trong dinh thự của ḿnh, ông Mérillon đă cho người ta ngắm thỏa thích thang lầu h́nh khu ốc lấy kiểu ở các chiếc tàu chiến thời các Đô đốc Toàn quyền. Trên tường quét vôi trắng tinh, ông có nhiều sưu tầm quư giá màu xanh, nổi bật lên như các thác nước, như các vũ khí của thời Đệ Nhị Cộng Ḥa, hay của Phủ Toàn Quyền... rất đẹp.

    Trong ṭa đại sứ của ḿnh, ông Mérillon lúc nào cũng muốn tỏ ra ḿnh là một nhà chánh trị có tầm cỡ. Ông tiếp khách nhiều, chịu khó nghe, và khuyến khích người nói.

    Với ông Hoàng đức Nhă, ông nói :

    - " Ông cần phải nói với ông Anh của ông là ông ta phải biết chịu khó dàn xếp, đưa "lực lượng thứ ba" vào quỹ đạo, hay phải tiếp xúc với CPLTCHMN. (Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam)

    Ông Nhă đă trả lời:

    - " Ông nghĩ rằng Hà Nội sẽ để cho ông ấy nói chuyện với CPCMLTMN hay sao ?

    Ông Mérillon cũng đă to nhỏ với ông Nhă rằng :

    - " Về phần ông, ông có thể có một vai tṛ quan trọng trong Chánh Phủ mới đó !

    - " Chuyện đó không làm cho tôi quan tâm chút nào. Tôi không hề có một chút tin tưởng nào về cái gọi là Chánh Phủ Liên Hiệp đó bao giờ. "

    Những người của ông Thiệu thất là quá thiển cận !

    Ông Mérillon là một trong những người đại sứ hiếm hoi được ông Martin mời cơm. Hai người đều biết giá trị của nhau. Theo lời khuyên của Polgar, Đại sứ Martin không mấy tin tưởng vào tin tức quân sự hay chánh trị của người Pháp. Dĩ nhiên người Pháp là chủ đồn điền, là nhà thầu, là các tu sĩ sống rải rác khắp nơi ở các tỉnh, nhưng không có ǵ qua được hệ thống hữu hiệu của Trung Ương T́nh Báo Mỹ (CIA). Trái lại, ông Martin sẳn sàng nghe ông Mérillon trên lănh vực ngoại giao. Tối thiểu người ta cũng có thể nhờ người Pháp. Hai người đều ở cạnh nhau trên đại lộ Thống Nhất. Hai ông đại sứ đă cho đục một cánh cửa xuyên qua bức tường chung của hai ṭa đại sứ. Trong trường hợp hệ thống điện thoại của Sài G̣n bị hư hay bị trục trặc th́ hai người sẽ dùng một đường giây trực tiếp nối liền hai điện thoại màu đỏ được đặt ở ngay văn pḥng của mỗi người . Về phía người Pháp, điện thoại nầy được đặt ở trong một hầm trú ẩn nằm ở sát cạnh văn pḥng của ông Mérillon. Do đó mà có một lần khi vị sứ thần của Ṭa Thánh đến thăm ông Mérillon, thấy ông nầy lật đật chạy ra khỏi văn pḥng, vị sứ thần nầy lấy làm ngao ngán tưởng ông đại sứ nầy đang bị tháo dạ.

    Ông Martin đang t́m một lối thoát chánh trị và càng ngày ông càng nghe nhà ngoại giao của Pháp. Vào giữa tháng 4, hai ông Martin và Mérillon đều đồng ư là: ông Thiệu thật sự là một chướng ngại.

    Ông Martin cũng mân mê một số giải pháp khác. Một trong số đó có vẻ hấp dẫn trong giai đoạn nầy: < viện trợ quân sự bổ túc + thương thuyết chánh trị > Nhưng không may, vào ngày 16 tháng 4 Kissinger báo tin không vui về cuộc chạy đua của các Tiểu Ban trong Quốc Hội và những sự bàn căi của Quốc Hội :

    - " Chúng ta phải thấy trước là chúng ta đang chờ đợi môt cuộc bỏ phiếu chống"

    Theo ông Tổng Trưởng Ngoại Giao th́ các cuộc tranh luận ở Thượng Viện và Hạ Viện đều tập trung vào một bài toán hoàn toàn giả tạo (nguyên tác: tiếng Anh totally phoney). Ông Kissinger nầy biết cách động viên ông Martin của ḿnh, khen ông Martin và xác nhận là ông nầy ở Sài G̣n hành sử tuyệt diệu như là một ông tướng ngoài mặt trận vậy. Và ông lợi dụng cơ hội nầy để hỏi ông Martin xem bằng cách nào ông có thể đưa về nước nhanh chóng con số 2000 công dân Hoa Kỳ?

    Không biết có phải là hớ hênh hay vô ư khi cũng trong ngày 16 tháng 4 nầy, Tổng Thống Ford tuyên bố là ông ta đă cho lệnh di tản hết tất cả những người Mỹ nào " xét thấy không cần thiết" ? Do vậy ông Kissinger phải xin lỗi ngay sau đó với ông Martin :

    - "Tôi biết là điều nầy đă làm cho công việc của ông càng thêm khó khăn hơn."

    Đại sứ Martin buộc ḷng phải chấp nhận ư kiến "chỉ di tản khi t́nh h́nh tương đối được ổn định và với sự hợp tác của QLVNCH". Theo một vài tờ tŕnh mới nhất th́ các sĩ quan Miền Nam Việt Nam cho biết là nếu người Mỹ bỏ họ để rút đi th́ họ sẽ ngăn không cho phi cơ cất cánh. Họ cũng c̣n sẵn sàng bắn vào các phi cơ đó nữa.

    Cũng trong ngày 16 tháng 4 nầy ông Martin đă cùng đô đốc Hugh Benton đặc phái viên của Tổng Tư Lệnh Vùng Thái b́nh Dương, nghiên cứu một kế hoạch di tản 200.000 người Việt Nam . Đô đốc đề nghị cho họ đi bằng ngả Vũng Tàu và từ đó họ sẽ được đưa về Thái Lan, Phi Luật Tân hay Tân gia Ba. Ông Martin v́ hoài nghi nên đă tŕnh bày những sự nghi ngờ của ông trong một công điện gởi thẳng cho tướng Brent Scowcroft ở Ṭa Bạch Ốc. Theo hệ thống hành chánh, ông Martin phải trực thuộc ông Kissinger, nhưng ông cũng thích chứng tỏ cho mọi người đều biết ông là người đại diện cho Tổng Thống Hoa Kỳ . Ông Martin là sĩ quan t́nh báo trong thời Đệ Nhị Thế chiến, nên ông tự xem ḿnh giỏi hơn bất cứ ông tướng hay Đô Đốc nào khác. Cũng c̣n giỏi hơn bất cứ ai khi đụng vào những bài toán di tản: v́ ở Ba Lê, ông đă từng lập kế hoạch di tản người Mỹ nếu có xảy ra một cuộc tấn công của Liên Xô vào Tây Âu . Ông Martin đă từng đưa nhân viên của ông lên thủ đô Bruxelles của nước Bỉ, đi ngược chiều với ḍng người tản cư xuống phía Nam .

    Chắc ông Martin không bao giờ dự trù đưa người Mỹ của ông hay những người Việt Nam đi ngược ra Hà Nội . Nhưng theo ông th́ kế hoạch của Đô đốc không đứng vững và quá tốn kém. Kế hoạch nầy cần phải trả tiền thuê 16 chiếc tàu với giá 250.000 mỹ kim một ngày

    Điều bớt lo cho một số lớn cộng sự viên của ông Martin là ít ra ông cũng đă bắt đầu chú ư tới những bài toán về cuộc di tản.

    Cuối cùng trong khi ông đổi ư về một cuộc rút đi với một sự chết lặng trong tâm hồn, th́ ông lại nhận được một công điện của ông Kissinger ngày 17 tháng 4, một công điện quá bối rối, chỉ riêng một ḿnh ông Martin mới được đọc mà thôi. Ông Kissinger đă thảo bức công điện nầy sau một buổi họp gồm toàn nhân viên cao cấp quan trọng thuộc các Bộ và cơ quan khác:

    - "Ông phải biết là gần như không có một người nào hỗ trợ cho ư kiến phải di tản người Việt Nam, hoặc dùng quân lực Hoa Kỳ để bảo vệ cuộc di tản. Các quân nhân thuộc Bộ Quốc Pḥng và ở Trung Ương T́nh Báo, có cảm nghĩ chính là phải đi nhanh và ngay bây giờ (nguyên tác :to go out fast and now) "

    Ông Kissinger đồng ư với ông Martin là phải tránh các phản ứng giây chuyền v́ sự hoảng lọan, nhưng ông Tổng trưởng đ̣i hỏi là đến ngày 22 tháng 4 không được c̣n quá 2000 người Mỹ ở Việt Nam .

    Sau khi đi một ṿng ở ngoại quốc trở về, ông đại sứ lưu động Bùi Diễm xin gặp Tổng Thống Thiệu. Một đại tá đă trả lời:

    - "Tổng Thống đang lo buồn v́ tỉnh nhà của ông bị chiếm mất. Thủ tướng sẽ tiếp ông."

    Ông Bùi Diễm không hề muốn gặp ông Thủ tướng lạ nầy, một người hơi nhu nhược về chánh trị . Ngoài ra ở Việt Nam chỉ có Tổng Thống mới là người quan trọng. Điện thoại ở nhà ông Bùi Diễm reo. Đích thân ông Thủ tướng Cẩn ở đầu giây:

    - " Tổng Thống muốn là tôi phải tiếp ông."

    Ông Bùi Diễm ngần ngừ. Ngay lúc đó th́ tướng Đôn tới.. Ông Tổng Trưởng Quốc Pḥng cố nhấn mạnh: Dù sao th́ ông Cẩn cũng là Thủ Tướng. Ông Bùi Diễm hơi khó chịu.

    - "Tôi không muốn mất th́ giờ.

    Ông Đôn ra về, xong trở lại và cuối cùng đưa Bùi Diễm đến nhà ông Cẩn. Ở đó họ lại gập đệ nhị Phó Thủ Tướng, ông Nguyễn văn Hảo. Nhận định một ṿng về tin tức bi thảm. Hơn nữa những người nầy không ai có quyền quyết định.

    Bùi Diễm nói;

    - " Sự thật cho ta thấy là không c̣n ǵ để làm được nữa.

    Cả Thủ tường và vị phó Thủ tướng đều bàng hoàng. Cả hai ông đều biết là ông Bùi Diễm biết rất rơ người Mỹ và bộ máy của thể chế ở Hoa Kỳ. Ông Đôn th́ tỏ ra ít ngạc nhiên hơn. Ông Hảo nói lên ngay:

    - "Như vậy là phải tổ chức pḥng thủ ở Đồng bằng sông Cửu Long.!"

    Ông Đôn tŕnh bày các khó khăn trong vấn đề ông Hảo vừa nói: "Người Mỹ ở Sài G̣n sẽ nghĩ ǵ về việc đó ?"

    Ông Bùi Diễm đi lại ṭa đại sứ Hoa Kỳ . Hai ông Martin và Bùi Diễm đều biết giá trị của nhau, nhưng giờ nầy th́ giữa hai người không có sự thành thật. Ông Martin nói ;

    - " Ông sẽ đến gặp Tổng ThốngThiệu ? Ông sẽ nói với ông Thiệu tất cả sự thật ?

    - Vâng, sự thật đó là đối với người Mỹ chiến tranh đă chấm dứt từ lâu rồi."

    Ông Martin không b́nh luận ǵ về câu nói nầy. Ông tiếc ǵ một vài khuyến khích mơ hồ. đối với ông Bùi Diễm ? Ông không nói với ông Bùi Diễm rằng chính ông ta, đại sứ Hoa Kỳ, đại diện cho cá nhân Tổng Thống Hoa Kỳ, đang nghĩ tới sự ra đi của Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Ḥa ! Ông Martin sẵn sàng thổ lộ là một nhà ngoại giao th́ phải biết đóng kịch.

    Tin tức nghiêm trọng nhất trong ngày đă đến: Quân Khmer Đỏ đă kiểm soát Phnom Penh , cách Sài G̣n 190 cây số.

    Tướng Minh Dương biết được tin nầy trong khi ông đang dùng bữa nhẹ với vài người bạn ở quán nhậu của tướng Mai hữu Xuân, gần một đồn điền cao su ở Thử Đức, không xa Sài G̣n bao nhiêu. Ông Minh không có ǵ tỏ ra ngạc nhiện hay lo âu. Một trong những người bạn của ông, ông Tôn thất Thiện buột miệng nói:

    - " Bây giờ th́ cộng sản sẽ dồn toàn lực đánh vào Sài G̣n ."

    Ông Minh phản đối ngay:

    - "Phải mất 6 tháng nữa họ mới tới Sài G̣n được Các anh không biết ǵ cả. Các anh không phải là quân nhân.

    Theo ông Minh, cộng sản phải dừng quân lại thôi, ông nói với một giọng sành đời, v́ họ không có đủ cán bộ cần thiết để kiểm soát và chỉ huy cả thành phố. Tướng Minh đang t́m sự hỗ trợ để cho hai đại sứ Pháp và Hoa Kỳ biết đúng lúc . Sự liên lạc với ṭa đại sứ Mỹ được thực hiện qua tướng Charles Timmes, một tướng hồi hưu và đang phục vụ cho Trung Ương T́nh Báo (CIA), và với ṭa đại sứ Pháp th́ qua ông Brochand. Ông đại sứ Mérillon có lệnh cho ông Brochand nối lại liên lạc với tướng Minh. Một cộng sự viên thân cận với tướng Minh là ông Vũ văn Mẫu muốn gởi 6 hay 7 sứ giả thuộc "lực lượng Ḥa Giải " của ông đến vùng tạm chiếm của cộng sản . Ở đó các đại biểu nầy có thể tiếp xúc với người của CPCMLTMN,

    Tướng Minh nhắc lại là cộng sản không có ư định tiến chiếm thủ đô, mà họ chỉ muốn cô lập Sài G̣n thôi. Nếu với một số đơn vị đầy đủ người ta giữ ṿng đai Sài G̣n nhất là về hướng Đông đến Xuân Lộc, và nếu người ta đi tới chuyện thương thuyết nhanh chóng, th́ người ta có thể tránh được việc thành lập một "Chánh Phủ Liên Hiệp không thể chấp nhận được " Phải đi đến một thỏa hiệp nào đó để giữ được một lănh thổ nhỏ của Miền Nam Việt Nam .Sau đó mới xét tới một "Chánh Phủ Liên Hiệp" .

    - Nhưng tại sao cộng sản lại chấp nhận dự án nầy ?

    - Bởi v́ họ không có đủ phương tiện để quản lư cả một Miền Nam Việt Nam " tướng Minh nhắc lại một lần nữa như vậy.

    Các giới chức của CPCMLTMN ở Hà Nội tổ chức một chuyến viếng thăm Đà Nẵng mà họ cho là đă được họ "giải phóng" ngày 17 tháng 4. Họ mời ông Alexandre Casella, một tham vấn trong Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, cùng đi với phái đoàn các nhà báo ngoại quốc. Họ nói với ông nầy :

    - " Ông có thể cùng đi v́ ông cũng là một nhà báo. Ông không đi với tư cách là một đại diện của Cao Ủy Tỵ Nạn.

    Phái đoàn gồm có các nhà báo của tờ Le Monde (Pháp), của thông tấn xă AFP, của tờ Pravda (Liên Xô), của thông tấn "Tân Trung Hoa", các toán truyền h́nh của Thụy Điển và Pháp. Chiếc Yak 40 chở phái đoàn đáp xuống phi trường lớn ở Đà Nẵng . Có một buổi tiếp tân có thức ăn ngay tại phi trường, nơi có treo một tấm h́nh lớn của Hồ chí Minh.

    Thành phố có vẻ yên tĩnh. Có rất ít bộ đội Miền Bắc trên đường phố. Người của CPCMLTMN điều chỉnh sự lưu thông. Các hàng quán của người Tàu treo cờ của Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, điều nầy gây thích thú cho người phóng viên của thông tấn xă "Tân Trung Hoa" một cách kỳ lạ. Đây là một cuộc thăm viếng có hướng dẫn.. Nói chung là tốt. Họ có đến viếng một nhà nuôi trẻ mồ côi do các d́ phước đảm trách. Một bà nói:

    -"Không thấy có chạm súng ở Đà Nẵng . Chúng tôi được bộ đội Bắc Việt giải phóng. Chúng tôi chỉ lo cho các em mồ côi thôi."

    Lúc trở về Hà Nội, Ông Casella gởi về Liên Hiệp Quốc một bản phúc tŕnh được ông Tổng Thơ Kư công khai hóa. Phúc tŕnh nầy xác nhận là "t́nh h́nh thực phẩm h́nh như b́nh thường, dân chúng đă lần lượt trở về nhà, các khu cư dân nghèo được phát hiện trống vắng... Người ta cần một vài công tác cứu thương khẩn cấp nhưng chỉ trung hạn, dĩ nhiên nên có một sự giúp đỡ nào đó để cho dân chúng trở về làng mạc của họ ".

    Báo chí Hà Nội tung tin : "Một công chức của Liên Hiệp Quốc đă đi đến Đà Nẵng . T́nh h́nh đă trở nên b́nh thường."

    Thật là một sự lật ngược lối nói quá trơ trẽn nhưng quá đẹp:

    Đối với người dân Miền Bắc lúc bấy giờ là ông Casella đă đi đến Đà Nẵng trong cương vị đại diện cho Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc !

    Ông Casella không ghi nhận được một không khí thắng trận nào trong thủ đô Bắc Việt có liên quan đến những sự tiến triển về quân sự ở trong Miền Nam .

    Trong ngày đầu của cuộc đi tham quan của ông Casella ở Đà Nẵng, ở một nơi nào đó thuộc vùng ngoại ô Sài G̣n, ông Frank Snepp gặp người nhân viên của ḿnh đă gài vào bên trong, được coi là một người điệp viên giỏi của ông ta. Người nhân viên nầy khẳng định: Bắc Việt đă có quyết tâm phải tiến đến chiến thắng cuối cùng, không bao giờ có giải pháp ngoại giao - chánh trị nào hết.

    Cả hai ông Martin và Polgar đều không chú ư tới tầm quan trọng của tờ tŕnh nầy của Frank Snepp. Tờ tŕnh nầy cuối cùng cũng đến được trên bàn giấy của ông Tổng Trưởng Ngoại Giao ở Hoa Thạnh Đốn trong lúc ông Kissinger đang bắt đầu làm áp lực Liên Xô trở lại. Đây là một chiến lược làm cho ông Martin vui thích. Ông đă gởi một công điện cho Kissinger :

    - " Tôi thấy họ cần phải trả một giá nào đó cho sự ḥa hoăn của chúng ta . Có thể nào chúng ta t́m cách nào đó để cho cả Liên Xô và Trung Quốc hiểu rằng điều rất có lợi cho họ trong mối quan hệ với chúng ta trong tương lai là phải mạnh mẽ can thiệp với Hà Nội để họ phải lui lại trước Sài G̣n và bắt đầu đi lại con đường thương thảo."

    Ngày 18 tháng 4,

    Vào lúc 12 giờ trưa ở Hoa Thạnh Đốn , ông Kissinger gặp đại sứ Liên Xô Anatol Dobrynine, người biết quá nhiều về Hoa Kỳ và quá quen thuộc với sân khấu chánh trị của Hoa Thạnh Đốn .Kissinger trao cho ông nầy một bức thơ của Tổng Thống Ford gởi cho ông Brejnev:

    - " Sự lo âu chánh yếu của chúng tôi là vấn đề di tản người Mỹ và một số người Việt Nam quan trọng phải được tiến hành trong trật tự." Tổng Thống Hoa Kỳ muốn thấy cuộc "di tản nầy phải được kiểm soát", để tránh sự đối đầu giữa binh sĩ của Bắc Việt và bộ phận bảo vệ của Hoa Kỳ . Ông yêu cầu phải được trả lời nhanh chóng. Nếu Bắc Việt ngưng tiếng súng th́ Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ chiến cụ cho Sài G̣n và sẵn sàng tiếp tục lại các cuộc đàm phán chánh trị ".

    Đối với ông Dobrynine, ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rơ là quân Bắc Việt không được đụng tới phi trường Sài G̣n. Nếu không th́ Hà Nội sẽ có nhiều hậu quả rất là tai hại. . Kissinger cho thấy là Hoa Thạnh Đốn giải quyết trực tiếp với Mạc tư Khoa , chớ không phải với Hà Nội và cũng không phải với Bắc Kinh . Tóm lại, ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đe dọa ngay Hà Nội và ngầm đặt vấn đề ḥa hoăn bằng cách chỉ nói thằng với Liên Xô . Âu cũng là một sự vận động cần thiết nhưng chẳng có kết quả ǵ, nếu không muốn nói là phù phiếm. Kinh nghiệm cho thấy là ông Kissinger vẫn biết là muốn bàn căi với cộng sản ở Mạc tư Khoa hay Hà Nội cũng vậy, th́ phải bắt đầu trong một tư thế mạnh. H́nh như ông ta đặt giả thuyết hay giả bộ tin là ông Brejnev có thể ra lệnh cho các sư đoàn của Bắc Việt .

    Ông không biết và ngay như ông Dobrynine cũng vậy, là trước đó 4 ngày, tức là vào ngày 14 tháng 4, từ Bộ Tư Lệnh Lộc Ninh, vị Tổng Tư Lệnh Bắc Việt đă chuẩn bị cho cuộc tấn kích cuối cùng vào Sài G̣n .

    Ở chỗ nầy, các trung tâm chánh trị thường được tin tức không chính xác trên b́nh diện chánh trị , nên không loại bỏ ước tính thủ đô Sài G̣n sẽ phải bị bao vây và cô lập.

    Đại sứ Pháp, ông Mérillon có chiến lược chánh trị của ông : phải làm áp lực cả tướng Minh và ông Martin.

    Nhà ngoại giao Pháp gặp tướng Minh lần đầu tiên ngày 17 tháng 4, đă xin lỗi là đă không thể đến thăm ông trước đó được . Ông bảo đảm rằng Ông Minh sẽ được hậu thuẫn của nước Pháp. Ở Việt Nam nước Pháp có bổn phận, có quyền và có quyền lợi. Hơi liếng thoắng ông Mérillon phác thảo cuộc dàn dựng cho một cuộc hành quân lớn về chánh trị , mà tướng Minh là trung tâm điểm. Dĩ nhiên người ta cũng phải tránh cho Sài G̣n không bị đổ máu dưới làn lửa đạn. Nếu cộng sản chiếm được thủ đô th́ điều chắc chắn là một lối sống nào đó sẽ biến mất. Hai người đều dùng tiếng Pháp để tṛ chuyện. Cả hai đều rất cảm động, nhất là tướng Minh, nắm chặt tay ông Mérillon và siết chặt một hồi lâu, hai mắt đẫm lệ:

    - " Vâng, phải như vậy mới đúng. Ông thật là một người có ḷng, thưa ông đại sứ. Tôi sẽ thử, tôi sẽ coi lại.."

    Ông Mérillon thi hành đúng chị thị đă nhận .Ông đă nhận một công điện lạ lùng nếu không muốn nói là quá đáng từ Phủ Tổng Thống Pháp. Đại để :

    - "Cho Tổng ThốngThiệu đi, đặt ông Minh vào Phủ Tổng Thống.'

    Ông Mérillon nghĩ là có thể đạt được một sự "chuyển tiếp đứng đắng" . Không c̣n có một giải pháp nào khác hơn, ngoài sự thương lượng.

    Chánh Phủ Miền Nam Việt Nam cho phổ biến trên cả các báo Việt ngữ và Anh ngữ một bản tin theo đó : "Đẩy lui được các cuộc tấn công qui mô của cộng sản Bắc Việt ở Xuân Lộc và Long An, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă chứng minh được quyết tâm ǵn giữ đất nước và khả năng của ḿnh trong việc chiến thắng lực lượng xâm lăng cộng sản."

    Tất nhiên không tin tưởng lắm vào "khả năng chiến thắng được quân thù" như đă loan tin, Chánh Phủ Miền Nam đang chuẩn bị gởi số vàng dự trữ dằn kho sang Hoa Kỳ . Nếu Quốc Hội Mỹ không bỏ phiếu thuận cho ngân khoản viện trợ bổ túc cho Việt Nam th́ Tổng ThốngThiệu nói là sẽ dùng số vàng nầy để mua vũ khí và đạn dược.

    Có quá nhiều tin đồn về ḥa b́nh cũng như về chiến tranh như là :

    - Bắc Việt sẽ không bao giờ tấn công vào Sài G̣n ,

    - các đơn vị nhỏ Bắc Việt , những đặc công giả dạng thường dân đang xâm nhập thủ đô,

    - có đảo chánh ở Sài G̣n

    - có đảo chánh ở Hà Nội

    ........

    Hầu hết những người Mỹ c̣n lại ở Việt Nam đều chống Cộng, nhưng người ta cũng thấy có vài người có thiện cảm với CPCMLTMN và cả Bắc Việt , đặc biệt trong những tổ chức nhân đạo hay cơ quan từ thiện công giáo, thường ngày tiếp xúc với những người nghèo khó và các nạn nhân chiến tranh. Đối với những người Mỹ đó, sự tiến quân của Bắc Việt không phải là một cuộc xăm lăng, cũng không phải là một sự chiếm đóng.. mà là một cuộc giải phóng, một sự bảo đảm là cuối cùng chiến trận sẽ chấm dứt. Đối với họ, ḥa b́nh là một sự cần thiết.

    Bà Claudia Krich là một thành viên của một tổ chức nhân đạo thuộc giáo phái " Quây Cơ" (Quaker). Bà tiêu xài không tiếc tiền cho dân chúng. Bà nói rành tiếng Việt Nam, và đă có làm việc trong một trung tâm chỉnh h́nh và giải phẫu ở Quảng Ngăi, nằm về phía Bắc của Sài G̣n . Ở đó người ta cung cấp chân tay giả, nạng gỗ, và xe lăn cho các người tàn tật. Nghĩ rằng Quảng Ngăi sẽ bị dội bom nên bà đă về Sài G̣n từ tháng 3.

    Đây là nhật kư của Bà Claudia Krich:

    Sài G̣n ngày thứ năm, 17 tháng 4 1975

    "Lại có những tin đồn nữa: thứ bảy sẽ thấy được giải phóng, hay ít nhất cũng là một cuộc tấn công vào Sài G̣n. Các mẩu tin tức nhặt được ngày hôm qua: "mật mă bí mật" mà ṭa đại sứ Hoa Kỳ xử dụng sẽ được phổ biến trên đài phát thanh khi nào Hoa Kỳ có quyết định di tản. Có người sẽ nói : "Nhiệt độ ở Sài G̣n là 105 độ và c̣n lên cao nữa." Sau đó là bản nhạc "Tôi mơ một ngày lễ Giáng Sinh trắng" (I'm dreaming of a white Christmas)

    Tất cả những người Mỹ ở Sài G̣n đều biết mật mă nầy."

    Bà Krich viết :

    - "Mỗi ngày, chúng tôi nghe đài phát thanh để đếm xem bao nhiêu tỉnh đă lần lượt bi thất thủ. Quảng Ngăi đă được giải phóng ngày 24 tháng 3... Người ta chỉ bắn có mỗi một phát súng. Đà Nẵng đă được giải phóng ngày 29 tháng 3... Bây giờ th́ c̣n rất ít lănh thổ trong tay của Chánh Phủ Việt Nam Cộng Ḥa. Với Sài G̣n th́ cũng tới thôi. Ngày hôm nay, một người bạn Mỹ đă ghi nhận được là Ngân Hàng của Hong Kong và Thượng Hải không c̣n nhận chi phiếu bằng Mỹ kim nữa.."

    Thủy Quân Lục Chiến và lực lượng Hải Quân của Đô Đốc Cang và các đơn vị Địa Phương Quân đă chận đứng được sư đoàn 5 và sư đoàn 7 Bắc Việt ở Bến Lức, trên sông Sài G̣n . Tổn thất của Bắc Việt rất nặng, lực lượng Hải Quân của Miền Nam đă tác xạ bằng đại bác 20, 40 và 105 ly . Tuy nhiên tinh thần của Bộ Tham Mưu Miền Nam Việt Nam càng ngày càng xuống thấp. Trong một bức thư gởi cho Đại sứ của ḿnh, tướng Homer Smith thấy là ngay cả tướng Tham mưu trưởng Cao văn Viên cũng không nghiêng về việc Tổng ThốngThiệu phải ra đi - một điều đă được xác nhận qua cảm tưởng của ông Wolfgang Lehmann -

    Tinh thần của ông Thiệu xuống quá thấp. Trước hết là ông rút vào tư pḥng của ông, sau đó vào hầm trú ẩn bằng bê tông ở tầng dưới cùng của Dinh Độc Lập. Ông đă được biết là Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân trước khi rút lui đă san bằng mồ mả của tổ tiên ông ở một làng nằm ở gần bờ biển Phan Rang. Tinh thần nặng triễu v́ điềm báo trước thật là kinh khủng ... ông Thiệu từ khước cả những cú điện thoại của ṭa đại sứ Hoa Kỳ.

    Ư thức được nỗi lo âu của người dân Sài G̣n , ông Martin ra lệnh cho thuộc cấp là phải trấn an dân chúng. Ông chỉ thỉ cho Alan Carter, chủ nhiệm sở thông tin phải đến nói chuyện ở đài truyền h́nh. Phải khó khăn lắm ông Martin mới giải quyết được việc nầy; ông không mấy thích cái anh chàng râu xồm nầy, một người không cùng quan điểm thông tin với ông đại sứ của ḿnh. Cũng có thể ông Martin cảm thấy có một thích thú nào đó khi ông giao cho Carter nhiệm vụ khó khăn nầy. Ông Carter cảm thấy không được thoải mái lắm trước ống kính truyền h́nh, khi được một người Việt Nam phỏng vấn ông ta :

    Hỏi : "Có một tin đồn nói rằng nếu ngân khoản viện trợ bổ túc không được chấp thuận th́ người Mỹ sẽ được di tản hết từ ngày 19 tháng 4 ?

    Đáp : " Tin đồn nầy không có ǵ làm nền tảng. Nếu ông đến thăm biệt thự của vợ chồng ông đại sứ Martin, ông có thể nhận xét là không có món ǵ đă được di tản, Nhà tôi cũng vậy.

    Hỏi : "Cũng theo một tin đồn khác, th́ Lănh sự của Hoa Kỳ cấp phát giấy phép di tản cho một số người Việt Nam .Người ta đang sấp hàng dài trước cơ quan dịch vụ của ṭa Lănh Sự....

    Ông Carter phản đối :

    - " Lại một tin đồn nữa ! Ṭa Lănh sự chỉ giải quyết công việc b́nh thường mà thôi. Người ta điền vào hồ sơ cưới xin, làm khai sanh, và phát chiếu khán.."

    Nghe ông Carter nói, người ta có thể tin rằng tỷ suất sanh sản trong cộng đồng người Mỹ ở Việt Nam đang tăng mạnh .

    Ông Carter biết rơ là có nhiều khán thính giả đă thấy người ta xếp hàng chờ đợi ở ṭa lănh sự. Ông nói tiếp :

    - " Sự thật là có vài người Mỹ đă ra đi. Trong hoàn cảnh nầy, họ có đi sớm hơn dự tính th́ cũng là chuyện b́nh thường thôi. Tóm lại những người Mỹ đó chỉ có về sớm hơn trước ngày dự trù trong dịp nghỉ hè của họ mà thôi."

    Lối giải thích của người trưởng cơ quan thông tin nầy không thuyết phục được ai hết. Ngay như khán thính giả ở các tỉnh cũng cảm thấy h́nh như một cuộc di tản đang bắt đầu. Ông Carter đă làm hết sức ḿnh. Để cho thấy là ông Đại sứ của ông ta đă hết ḷng trong công tác phản tuyên truyền.. Ông Martin gởi về cho ông Kissinger bản văn cuộc phỏng vấn truyền h́nh nầy và c̣n nhấn mạnh thêm:

    "Nếu Quốc Hội có bỏ phiếu chống viện trợ, tôi ước mong rằng ông và Tổng Thống sẽ công bố hết sức b́nh tĩnh rằng các ông đă làm hết sức ḿnh để đạt được thắng lợi cho ngân sách năm 1976 "

    Ông Martin nghĩ rằng ông đă đi hơi xa:

    - "Ông có thể cho rằng chuyện đó không thực tế lắm, nhưng ở đây chuyện đó lại có nhiều kết quả. Người ta sẽ nói với chính phủ ở Sài G̣n là năm 1975 th́ không có một mỹ kim nào, nhưng các ông sẽ thấy vào năm 1976, nó sẽ có trở lại!

    Ông Martin sợ sẽ có những phản ứng không tốt từ phía dân chúng và binh sĩ ở Miền Nam :

    - " Hoa Thạnh Đốn không nên hoảng hốt. Một cái lệnh di tản bất thần và táo bạo có thể gây ra (ở đây) nhiều sự loạn động."

    Theo ông Martin th́ quân lực VNCH có thể ngăn chận sức tiến quân của Bắc Việt đến Sài G̣n trong một thời gian nào đó. Ông không tin là Hà Nội "muốn tấn công trực diện vào Sài G̣n" Đại sứ lo ngại về những suy luận mà người ta có thể tung ra trên thế giới về những quyết định của Hoa Thạnh Đốn . Danh từ "phản bội" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong búc công điện nầy.

    - " Không thể để cho người ta tưởng rằng Hoa Kỳ đă phản bội lại người Việt Nam ."

    Nhất là ông muốn thuyết phục ông Kissinger đừng gởi Thủy Quân Lục Chiến đến Việt Nam trước khi ông đích thân yêu cầu trong cương vị của một Đại Sứ.

    - "Tô sẽ không ngần ngại yêu cầu ngay, nếu trật tự công cộng bị suy sụp."

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    20. Chương 17 - Lượm đá lấp biển
    P2


    Sau đó, lần đầu tiên, ông Martin viết trong công điện :

    - "Tôi nghĩ rằng giải pháp thương thuyết không thể bắt đầu được nếu ông Thiệu vẫn c̣n ở chánh quyền. Trừ phi người ta ấn định cho ông những chỉ thị khác, nếu không th́ ông Martin sẽ đến bàn căi với ông Thiệu. Ông Martin không muốn có môt cuộc độc thoại lúc đối diện với Tổng Thống Thiệu: ông sẽ nói với ông ta như một người bạn. Vị trí của ông Thiệu trong lịch sử sẽ được bảo đảm. Nếu ông không tự ư từ nhiệm th́ các tướng lănh của ông sẽ cưỡng bức ông vào con đường đó. Về mặt pháp lư th́ phải giữ cho đúng theo Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Ḥa. Phải có can đảm để thực hiện việc nầy. Ông Thiệu sẽ đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết. Ông Martin sẽ khuyên ông Thiệu với tư cách cá nhân, không theo một chỉ thị nào của Tổng Thống Ford hay của ông Tổng Trưởng của ḿnh.

    Đây là một hành động ngoại giao khéo léo và ngoạn mục được mô tả trong đoạn 9 của bức điện tín mà ông Martin gởi cho Tổng Trưởng Ngoại Giao của ḿnh, với yêu cầu "nếu không có lịnh nào khác" th́ xin cho phép ông thúc đẩy Tổng Thống Thiệu sớm ra đi, nhưng phần trách nhiệm không hề dính đến ông Kissinger hay Tổng Thống Ford.

    Không biết đây là đạo đức giả hay là một sự hy sinh ?

    Bức điện tín số 710 nầy được ông Martin thảo ra trong một trạng thái căng thẳng thật ra không phải viết ra như một bài nghị luận. Ông trở lại vấn đề di tản người Mỹ:

    - "Nếu quân lực Hoa Kỳ đến đây ồ ạt trong hoàn cảnh hiện tại, th́ khi rút đi không chừng họ phải chiến đấu với lực lượng quân sự của Miền Nam Việt Nam ." Ngược lại, nếu Hoa Thạnh Đốn cứ giữ sự b́nh tĩnh, th́ Martin tôi có thể cho di tản người của ḿnh "một cách không gây thêm một lỗi lầm nào, tôi xin nhắc lại một cách không gây thêm một lỗi lầm nào tai hại khác trong số hàng ngàn lỗi lầm mà người Mỹ đă vấp phải ở Việt Nam . Thân kính. "
    Bức điện tín nầy vẫn giữ độ "Mật- Kín" . Tại Sài G̣n th́ chỉ có thơ kư và nhân viên mật mă của ông Martin đọc được mà thôi. Ông Kissinger trả lời như sau :

    - "Tôi đă có bàn thảo với Tổng Thống Ford về bức điện tín số 710 của ông. Không có ǵ phản đối về những ǵ ông đă tiến hành như ông đă cho biết trong đoạn 9. "

    Thật đúng là một bài kinh cầu nguyện ngắn gọn và kín đáo cho ông Thiệu !

    Trong một bức điện tín được phổ biến rộng răi từ Hoa Thạnh Đốn được gởi cho Honolulu và Sài G̣n, ông Kissinger nói :

    - "Hôm nay chúng tôi có một buổi họp rất là giản dị với các thành viên thuộc nhiều cơ quan khác để xem xét chương tŕnh và kế hoạch của chúng ta trong vấn đề di tản người Mỹ và người Việt Nam . Dư luận chung và của Quốc Hội đều muốn chúng ta phải đặt ưu tiên cao cho vấn đề an toàn của người Mỹ. .. "Tin rằng có thể xử dụng Vũng Tàu cho một cuộc di tản qui mô" có thực tế hay không ? Các ông có tin tưởng là chúng ta có thể tin dùng một vài đơn vị của Miền Nam Việt Nam để giữ an ninh cho những vùng di tản hay không ?"

    Ngày 18 tháng 4, ông Kissinger lại cho một số chỉ thị khác:

    - "Mặc dầu có những sự toan tính của các ông và cả năng khiếu của riêng tôi, theo lối nhận định của Hoa Thạnh Đốn về t́nh h́nh quân sự chung quanh Sài G̣n và những ư định của Hà Nội , tôi buộc ḷng phải đ̣i hỏi các ông giảm thiểu sự hiện diện của người Mỹ đến con số 1.100 người, tính đến chiều ngày thứ năm 24 tháng 4. Đó là con số nhân viên mà theo chúng tôi có thể được di tản trong một cuộc hành quân trực thăng vận"

    Ông Kissinger sợ người ta cáo giác cả ông ta và ông Martin là đă "dậm chân tại chỗ"

    Quốc Hội suưt cho lệnh di tản ngay tức khắc tất cả những người Mỹ ở Sài G̣n :

    - "Tôi biết là quyết định đó sẽ làm ông bực ḿnh, cả với tôi cũng vậy.Tôi bảo đảm với ông rằng... tôi không đ̣i hỏi ông phải giảm con số người đó xuống nữa cho đến một ngày nào đó mà ông nhận được lệnh đóng cửa ṭa đại sứ. Xin Chúa ǵn giữ chúng ta ! Thân mến"

    Với ít nhiều sự đồng ư của ông Martin, ít th́ đúng hơn, các quân nhân đă xem xét cấu trúc của sân bay Tân sơn Nhứt . Vấn đề được đặt ra là sẽ có một lực lượng an ninh khoản 350 người được gởi tới để bảo vệ các cơ quan thuộc Pḥng Tùy Viên Quân sự Hoa Kỳ . Một toán tiền sát đă gởi một công điện cho vị Tổng Tư Lệnh ở Honolulu và cho Tư lệnh lực lượng xe lội nước của Hải Quân ở Okinawa . Bức công điện nói rơ là "phải cần có ít nhất 1 tiểu đoàn bộ binh cho nhiệm vụ được dự trù."

    Ông Martin đă có một phản ứng mỉa mai đối với bức điện tín sau cùng của ông Kissinger mà nguyên văn như sau :

    - "Chúng tôi sung sướng mà nhận thấy là buổi họp rất giản dị. Tối thiểu cũng phải như vậy. Cần phải tránh chiều hướng giả dụ cho trrường hợp "xấu nhất" sẽ xảy ra . Chúng ta cũng thấy nó sẽ xảy ra, nhưng chúng ta phải sẵn sàng có kế hoạch đối phó."

    Tinh thần bi quan và lo sợ của nhóm hành chánh ở Hoa Thạnh Đốn đă làm cho ông Martin cáu lên.

    Ngày 18 tháng 4

    Ở Hà Nội, Thủ tướng Phạm văn Đồng tiếp một nhân vật người Pháp, ông bác sĩ Roussel. Ông nầy sẽ tŕnh bày cho ṭa đại sứ Pháp ở Hà Nội những lời tuyên bố của Phạm văn Đồng.

    Ông Thủ tướng Bắc Việt đă tuyên bố :

    - "Có rất ít cơ may để có được một lối thoát chánh trị .

    Có nhiều mâu thuẫn khắp nơi với người Mỹ. Không thấy có một người nào nghiêm chỉnh nói là phải di tản một triệu người Việt Nam . Ông Kissinger chỉ ước tính chung quanh con số hai trăm ngàn. Một tổ chức được thành lập ở Hoa Thạnh Đốn với thành phần là đại diện của các cơ quan trong Chánh Phủ, và mọi phối hợp hoạt động đều do một đại sứ hồi hưu, ông Bill Brown, một người bạn thân của ông Martin .

    Người ta phải dự trù di tản 50 ngàn người tị nạn Việt Nam trong ṿng 80 ngày sắp tới. Để tiếp đón họ, vị chỉ huy trưởng căn cứ Pendleton ở tiểu bang California phải sẵn sàng cho điều hành từ ngày 29 tháng 4. Mọi sự chuẩn bị phải được tiến hành với sự phối hợp của tất cả các tổ chức từ thiện và các cơ quan của Chánh Phủ . Ông Martin nói ngay là ông ta không thể cho từng ấy người ra đi từ Sài G̣n được . Ông nghĩ tới con số 200 ngàn mà Tổng Thống Ford đă đưa ra. Đối với nhân viên làm việc cho các các cơ quan Hoa Kỳ, ông sẽ chỉ định thật sự cho họ vài điểm bốc dọc theo bờ biển: " nhiều người có thể sẽ không đến đó được "

    Đơn thỉnh nguyện từ các công ty xí nghiệp tràn ngập Bộ Ngoại Giao và một số Bộ khác trong Chánh Phủ Hoa Kỳ để yêu cầu di tản các nhân viên người Việt của họ. Các đơn nầy lại được chuyển ngược lại Sài G̣n làm cho ông Martin bực tức. Theo ông, nếu đà nầy cứ tiếp tục th́ nó sẽ gây "hỗn loạn". Ông Martin yêu cầu Kissinger nên dùng uy tín của ḿnh đối với các bạn đồng nghiệp ở các Bộ khác để cho những chuyện nầy êm đi, hay ít ra cũng không làm quá ồn ào "trong ṿng 10 ngày sắp tới, thời gian mà sự b́nh tĩnh hoàn toàn phải là điều chính yếu."

    Ông Martin muốn kiểm soát chặt chẽ sân khấu chánh trị của Sài G̣n .Người ta lại nói đến tướng Kỳ và sự tiếp xúc không ngừng của ông ta với các tướng lănh khác như tướng Tư Lệnh Không quân Trần văn Minh, tướng Lê quang Lưỡng, Tư lệnh sư đoàn Dù, Đô đốc Bùi thế Lân của Hải Quân, và những sĩ quan khác như chỉ huy trưởng các đơn vị thiết giáp của Biệt Khu Thủ Đô và Vùng 3 Chiến Thuật. Người ta cũng biết rơ họ đă bàn bạc với nhau về vấn đề ǵ : "Tổng ThốngThiệu phải ra đi."

    Tướng Kỳ đă có kế hoạch: Chỉ cần chiếm được Dinh Độc Lập, nha bưu điện, Bộ Tổng Tham Mưu, đài phát thanh và Truyền h́nh. Tất cả các tướng lănh đều đồng ư rằng nếu không làm ǵ hết th́ Miền Nam sẽ thua. Nhưng mọi người đều thối thoát:

    - "Tôi hả, tôi không làm ǵ được hết

    - Ông có thể làm được đó, ông Kỳ

    Tướng Viên Tổntg Tham Mưu trưởng nói với tướng Kỳ:

    - Hăy làm đi. Cho tôi biết ngày giờ, tôi sẽ cho mở cửa Bộ Tổng Tham Mưu.

    Tướng Tư Lệnh Không quân cũng tâm sự :

    - Hăy làm đi, nếu ông muốn giữ tôi như một tù binh, tôi sẽ không có một chút phản kháng nào. Ông biết không , Tổng Thống Thiệu đă biết hết rồi. Sau khi chúng ta gặp nhau lần chót, người Mỹ đă gởi đến tôi một sứ giả. Họ nói với tôi là đừng có nhúc nhích. Họ đă bảo đảm với tôi là nếu có xảy ra chuyện ǵ, họ sẽ cho đưa tôi sang Hoa Kỳ và sẽ lo lắng hết cho tôi.

    Ngồi kế bên tướng Kỳ, vị Tư Lệnh Hải Quân nói với ông :

    - "Tôi th́ không có lính, nhưng nếu ông hành sự th́ người của tôi không chống trả đâu."

    Tướng Kỳ bực lắm. Ngay những người thân cận với ông, những tướng lănh người Bắc, họ cũng nghe theo luận điệu của người Mỹ. Không biết họ muốn ǵ đây ? Chắc họ muốn tướng Kỳ nầy phải đơn thân độc mă đi vào Dinh Độc Lập với một nhúm nhỏ binh sĩ rồi bắt Tổng ThốngThiêu chỉ với khẩu súng lục cầm tay sao ? Tướng Kỳ nầy làm sao làm công việc của một tiểu đoàn cho được ?

    Ngày 18 tháng 4, ông Charles Timmes điện thoại cho tướng Kỳ tại tư dinh của ông ở Tân sơn Nhứt. Ông xin một cái hẹn để cùng với một nhân vật rất quan trọng của ṭa đại sứ đến gặp tướng Kỳ. Ông Timmes đến đúng hẹn vào buổi trưa nay, trên một chiếc xe Volkswagen cũ kỹ, và người cùng đến với ông lại chính là ông đại sứ Martin.

    Ông Martin đă tỏ ra lo lắng v́ những hoạt động lăng xăng chung quanh tướng Kỳ. Người ta tŕnh với ông là nếu người Mỹ rút đi, th́ các phi công Việt Nam sẽ thật sự sẵn sàng bắn vào các phi cơ di tản. Ông ta phải đi thăm ḍ tướng Kỳ và nếu cần sẽ làm cho ông b́nh tĩnh lại.

    Người Việt Nam dù là ở Miền Nam hay Miền Bắc, khi bắt đầu tṛ chuyện, ít khi người ta đi thẳng vào đề tài. Phài có một vài câu trao đổi xă giao....Là một người lịch lăm, ông Martin hỏi thăm về bà Mai, một cựu tiếp viên hàng không, người vợ rất đẹp của tướng Kỳ.

    Sau đó hai Mỹ và một Việt cùng nhau lượng định về t́nh h́nh quân sự trên bản đồ.. Cho tới giờ nầy cả 3 người đều đồng ư nội dung của cuộc gặp gỡ nầy. Nhưng sau đó họ lại đánh trống lảng. Ông Timmes có mang theo một máy thu âm, nhưng máy hư không chạy. Tướng Kỳ và ông Martin trao đổi với nhau bằng tiếng Anh, do đó có thể có hiểu lầm v́ ngôn ngữ. Tướng Timmes dường như thấy rằng ông Martin không nói rơ ràng cho lắm những ǵ ông cần phải nói với tướng Kỳ trong buổi gặp gỡ nầy. Ông Martin xác nhận là buổi viếng thăm không có nghi thức nầy của ông chỉ nhằm vào một việc: cho tướng Kỳ hiểu rơ rằng ông ta không nên phiêu lưu với một cuộc đảo chánh. Theo ông Kỳ th́ ông Martin có hỏi ông :

    - " Nếu ông lập Chánh Phủ th́ ông sẽ làm ǵ ông Thiệu ?

    Trả lời :

    - " Chúng tôi không thanh toán ông Thiệu đâu. Dân chúng Việt Nam sẽ có quyết định của họ.

    Chỉ cùng một việc mà mỗi người hiểu một cách.

    Sau đó cả 3 người trở lại những vấn đề quân sự . Cúi xuống bản đồ, ông Kỳ vẽ một ṿng đai pḥng thủ mà các đơn vị của Miền Nam được gom lại để có thể giữ được thủ đô, dựa vào Châu thổ sông Cửu Long. Khả năng khác :Cố gắng giữ vững mặt trận từ Tây Ninh sát biên giới Cam Bốt cho đến bờ biển nếu có thể, dựa vào Phan Thiết.

    Ông Martin có vẻ mệt mỏi. C̣n ông Kỳ th́ cảm thấy những lời nói của ḿnh quá mơ hồ và vô nghĩa. Ông đại sứ sẽ xem ḿnh làm được ǵ, ông cần có thời gian, t́nh h́nh có vẻ cực kỳ rối rắm ....

    Khi hai người chia tay nhau, ông Martin có cảm tưởng là ông Kỳ sẽ không có hành động nào. C̣n ông Kỳ th́ có cảm nghĩ rằng người ta chỉ muốn ông gác qua một bên dự tính nắm lấy chánh quyền của ḿnh. Ông Martin dĩ nhiên không thể nói cho ông Kỳ biết là Hoa Kỳ đang có ư định khuyên ông Thiệu từ nhiệm. Và do vậy mà mọi người có thể tự hạn chế ḿnh trong mưu đồ đảo chánh.

    Để làm nản ḷng những người có mưu đồ phiêu lưu nầy, cũng trong ngày hôm nay, ông Tổng trưởng Quốc Pḥng đă cho lệnh phạt giam hoặc bắt giữ trên một chục tướng lănh và tỉnh trưởng.

    Nhật kư của bà Claude Krich.

    Ngày 18 tháng 4 , 1975 (thứ sáu)

    "Tôi t́m cách xin 2 đứa con nuôi, hai đứa bạn trẻ Văn và Tư. Một đứa 4 tuổi và một đứa 6 tuổi. Mẹ của hai cháu nầy là chị Yến là một người giúp việc cho tôi. Chị xin tôi mang giùm 2 đứa trẻ qua Lào để từ đó chúng có thể được gởi về Hà Nội cho ông bà của chúng để chúng có thể đi học. Đă hai tuần rồi, tôi có nói với một viên chức ở ṭa đại sứ là tôi muốn xin 2 đứa trẻ nầy làm con nuôi, nhưng người ta nói là đă quá muộn rồi.

    Hôm nay tôi trở lại ṭa đại sứ, và lần nầy tôi quyết định sẽ nói hết sự thật. "Tôi không muốn đem hai đứa trẻ nầy về Hoa Kỳ , tôi chỉ muốn cho chúng nó về với ông bà chúng nó ở ngoài Bắc." Viên chức ṭa đại sứ trả lời cho tôi là : "Nói như vậy c̣n nghe được đó, Tôi rất chán ngấy về cái chuyện "xuất cảng bọn con nít " nầy lắm rồi đến độ tôi phải hét lên đó !"

    Thông báo trên tờ Saigon Post ngày 18 tháng 4:

    " Nũ sinh trung học trẻ khá đẹp, 18 tuổi, có bằng tú tài đôi, biết chơi đàn dương cầm, con nhà đàng hoàng, muốn t́m một ông chồng người ngoại quốc, quốc tịch Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức hay nước nào khác cũng được. Để đưa tôi đi ra ngoại quốc một cách hợp pháp, để tôi có thể tiếp tục con đường học vấn, bậc đại học, ở ngoài nước Việt Nam với học phí hoàn toàn của ḿnh.

    Xin điện thoại cho tôi ở số : 45 470 "

    Tất cả mọi người không ai có thể h́nh dung được đời sống của ḿnh ở ngoại quốc bằng chính phương tiện của ḿnh.

    Cùng ngày 18 tháng 4 , cùng trên một tờ báo :

    " T́m việc làm : đầu bếp chính người Việt Nam , chuyên môn các món ăn Mỹ và làm bánh. T́nh nguyện đi ở đâu cũng được, miễn là ra khỏi nơi đây"

    Chánh quyền Hoa Kỳ tiếp tục cho di tản trẻ con. Có nhiều đứa là trẻ mồ côi, nhưng có những đứa khác thuộc gia đ́nh công chức Việt Nam muốn t́m nơi lánh nạn. Ngày 18 tháng 4 nầy ở Genève có 121 quốc gia đang bàn căi về phương tiện cải tiến các công ước của Hồng Thập Tự. Có hai nước Việt Nam đang chạm trán nhau, Hà Nội th́ tố cáo cầu không vận đang bốc những trẻ con ra khỏi đất nước của chúng, cái mà họ gọi là " một sự nhân đạo hoàn toàn giả tạo", c̣n đại diện của Sài G̣n đả kích lại, dựa vào những cuộc "hành quyết bằng vơ khí thô sơ" và những cuộc "tàn sát tập thể" ở các khu do CPLTCHMN tạm kiểm soát.

    Bộ máy Lập Pháp của Hoa Kỳ đang chạy. ông Henry Kissinger tŕnh diện ở pḥng số 2172 của ṭa nhà Quốc Hội , trước 34 thành viên của Tiểu Ban Quốc Tế Vụ thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ . Không có lời tuyên bố mở đầu. Tổng Trưởng Ngoại Giao ước tính là các thành viên đáng kính trong Tiểu Ban dĩ nhiên thích đặt câu hỏi cho ông ta hơn.

    Ông Chủ tịch Tiểu Ban mở đầu :

    - " .... Liệu chúng ta có thể rút tỉa được ǵ từ những bài học ở Cam Bốt để áp dụng cho sự tiến chiếm Miền Nam Việt Nam hay không ?

    Kissinger :

    - "Trước hết, giờ nầy chúng tôi không muốn lợi dụng sự kiện cộng sản Bắc Việt tiến chiếm Miền Nam Việt Nam . Nhưng tất cả mọi bài học đều chứng tỏ rằng không có ǵ thay thế được một sự quân b́nh về quân sự .Không có nó th́ không thể nào có những sự thương thảo hữu hiệu được.... Trong một số t́nh huống nào đó, có thể cộng sản đặt nặng quyền lợi hơn là thương thuyết.

    Ông Kissinger không muốn đặt Cam Bốt ngang hàng với Việt Nam . Ở Việt Nam có nhiều vũ khí hơn. Một vị dân biểu tán dương Chánh Phủ về cách thức di tản ở Phnom Penh. Ông ta ước mong rằng nếu cần thiết th́ cuộc hành quân di tản ra khỏi Sài G̣n cũng được thành công như vậy. Ông Kissinger lợi dụng cơ hội nầy ca một bài "đoàn kết" để hàn gắn Hành Pháp với Lập Pháp. Ông Tổng Trưởng Ngoại Giao dùng lại một trong những danh từ được ông Martin ưa dùng :"hoảng loạn" mà ai ai cũng muốn tránh nó với bất cứ giá nào.. Trong thủ đô Hoa Kỳ, có nhiều người đề nghị là hăy nên di tản chậm răi từ từ, Chánh Phủ muốn để lại vài người Mỹ làm con tin cho cộng sản Bắc Việt. Những mẩu chuyện nầy không xứng đáng để đem ra bàn căi.

    Người ta bước qua chuyện của ông Tổng Thống của Miền Nam Việt Nam

    Câu hỏi :

    - "... Thưa ông Tổng Trưởng, có nhiều thành viên trong Quốc Hội - trong đó phải nói là không có tôi - ngả về ư muốn ông Thiệu nên từ chức... Ông nghĩ thế nào về việc nầy ?

    Ông Kissinger muốn rằng người ta nên dành những vấn đề nầy cho một phiên họp kín. Tuy nhiên ông cũng nói :

    - "... Hoa Kỳ ủng hộ Chánh Phủ ở Miền Nam Việt Nam nhưng không ủng hộ cá nhân nào.

    Tuy vậy đă quá rơ ràng là ông Kissinger buông ông Thiệu trong khi ông bênh vực Chánh Phủ Miền Nam Việt Nam :

    - "Tại Sài G̣n bây giờ, người ta sẵn sàng thương thuyết với một sự linh động đáng kể.

    Ông Kissinger không dưa ra một bằng chứng nào về vấn đề ông vừa nói. Ở Sài G̣n thực ra có nhiều người mong cho có được một sự thương thảo, nhưng chắc chắn không phải là ông Thiệu.

    Tất cả những biên bản của các phiên họp của mọi Tiểu Ban đều một lần nữa theo đường dây chạy thẳng ra cho báo chí, và như thế đă nhanh chóng đến Hà Nội và từ đó chạy thẳng đến Tổng hành dinh của chiến dịch Tổng Tấn Công ở Miền Nam ngay.

    Úc Châu là quốc gia đă công nhận Sihanouk và Khmer Đỏ. Các nước khác cũng sắp làm như vậy. Về phía Hoa Kỳ th́ sao ? Ông Kissinger không thấy có một lư do nào để mà phải hấp tấp. Việc công nhận về mặt ngoại giao sẽ c̣n là quá sớm. Liệu ông Sihanouk có phải là Thủ Tướng của cái Chánh Phủ mới nầy hay không ?

    Kissinger :

    - "Tôi chắc chắn là chính ông ta cũng muốn biết việc nầy .

    - Theo một số báo chí, th́ Khmer Đỏ đă được dân chúng hoan nghênh khi họ vào thủ đô Phnom Penh. Người ta có chờ đón như vậy không ?

    Ông Kissinger:

    "Đối diện với một quân đội chiến thắng, phản ứng của dân chúng gần như có một thái độ nào đó giống nhau...

    - Cái gọi là CPLTCHMN có được Chánh Phủ Bắc Việt công nhận là một Chánh Phủ chánh thức của Miền Nam Việt Nam hay không ?

    - Ông Kissinger:

    - "Không ... Thật là một điều lư thú để chờ xem những mối liên hệ đó sẽ tiến triển tới đâu.

    Ông dân biểu Donald Fraser, người vừa mới là thành viên của phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ đến Việt Nam cách đây vài tuần lễ:

    - " Cảm tưởng chung... là Việt Nam Cộng Ḥa coi như đă mất rồi...

    Kissinger:

    - ".. Giữa một chiến thắng quân sự với một sự sụp đổ hoàn toàn, vẫn có nhiều giai đoạn trung gian... Đối với những giai đoạn trung gian đó, muốn có được một kết cuộc có kiểm soát, th́ một cuộc bỏ phiếu dành cho một viện trợ quân sự nào đó sẽ là điều rất cần thiết."

    Ông Fraser rất đồng ư, nhưng ông không nhận thấy được một sự linh động nào ở Sài G̣n cả. Ngay như ông Valéry Giscard d'Estaing, Tổng Thống của nước Pháp, ông cũng đ̣i hỏi một vị lănh đạo khác cho Sài G̣n .

    Người ta nói đến nhiệm vụ của ông Martin. Ông Kissinger nhận xét là một ông đại sứ không thể công khai chỉ trích Chánh Phủ mà ông ta được ủy nhiệm đến.

    Ông Fraser đặt thẳng vấn đề :

    - " Có nhiều người trong chúng ta đă không tín nhiệm ông đại sứ của ḿnh. Điều nầy là v́ chúng ta đă có kinh nghiệm với ông ta

    Ông Kissinger bênh vực ông Martin ngay:

    - " Dĩ nhiên, đây không phải là một ư kiến mà chúng ta chia xẻ, nếu không th́ ông ta đâu c̣n là đại sứ của chúng ta nữa ... Trong những điều kiện hiện tại, rơ ràng là nếu Hoa Kỳ thay đổi đại sứ ngay trong lúc nầy, và cùng lúc với sự thay đổi lănh đạo ở Miền Nam Việt Nam ... th́ thật t́nh không phải là một phương cách tốt để kiểm soát được t́nh h́nh.... Ông đại sứ Martin là một nhà ngoại giao có kỷ luật, đang thi hành hết sức hoàn hảo những chỉ thị mà ông ta đă nhận được .

    Ông Fraser là người đă được gặp một đại diện của CPLTMNVN ở Genève:

    - "Tôi có cảm tưởng là phía họ có một sự leo thang trong những sự đ̣i hỏi. Người ta nói với tôi rằng quan trọng nhất là phải làm sao cho ông Thiệu ra đi. Người ta cũng có nói với tôi về sự chấm dứt hết mọi viện trợ quân sự ."

    Ông Kissinger:

    - " Và trước đó rất lâu, Bắc Việt họ đă nói nhiều về vấn đề chấm dứt mọi viện trợ.....

    Trong một phiên họp kín, ông Kissinger cho biết về sự vận động của Tổng Thống Ford với ông Brejnev (Liên Xô)

    Ông Kissinger, quá cô đơn, có cảm nghĩ rằng phải đối đầu với cả một nước đang bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cấp tiến và ḥa b́nh của ông Mc Govern. Tổng Thống lại không phải do dân bầu lên. Ông Kissinger nghĩ rằng tại Quốc Hội, những người bảo thủ cũng như ôn ḥa "đang ôm ấp một lư thuyết theo đó sự ḥa hoăn là một ân huệ lớn của người Mỹ dành cho Liên Xô, và v́ thế chúng ta có thể đ̣i hỏi họ phải trả lại cho chúng ta một cái giá nào đó.Tại sao chúng ta không bắt họ phải cho khoảng một trăm ngàn người Do thái được phép rời khỏi Liên Xô ? Tại sao họ không làm thế nầy, tại sao họ không chịu làm như thế kia ... ? Thật là một phép lạ khi người Liên Xô không lợi dụng được sự sụp đổ của ông Nixon để theo đuổi một đường lối chánh trị gây hấn hơn ?... Chúng ta không thể nhận được ǵ hơn khi chúng ta đe dọa họ. "

    Người ta đă tập trung cả một đại hạm đội ngoài khơi Cam Bốt. Chúng ta sẽ phải làm như vậy dọc theo bờ biển Việt Nam . Tuy nhiên ông Kissinger biết là ông không thể xử dụng hạm đội đó trong mục đích quân sự được . Liên Xô họ cũng hiểu rơ như vậy. Khi ông Kissinger gọi ông Dubrynine (đại sứ Liên xô) đến Bộ Ngoại Giao, th́ ông đă bịp trước một viên chức ngoại giao loại nhà nghề đáng gờm nầy. Chung quanh Tổng Thống Ford, là những người như Rumsfield và Nessen đă có sẵn một lư thuyết "điên rồ" loại "quẫn trí" như ông Kissinger đă nói : người ta sẽ gán cho ông Ford một sự hănh diện là đă "rút" được người Mỹ ra khỏi Việt Nam".

    Ngủ Giác Đài muốn có một bản đánh giá nhanh chóng, c̣n ông Martin th́ lại muốn có một cuộc di tản thật chậm răi. Ông Kissinger th́ khẳng định rằng cách tốt nhất để di tản người Việt Nam ra khỏi Việt Nam là phải giữ người Mỹ lại tại chỗ trong một thời gian nào đó. Nếu di tản hết người Mỹ, như những người ở Bộ Quốc Pḥng và Bộ Ngoại Giao đang mong muốn, th́ chẳng những người ta sẽ không cứu được bao nhiêu người Việt Nam, mà c̣n có nguy cơ là binh sĩ Việt Nam sẽ bắn lại người Mỹ nữa. Và do vậy mà người ta sẽ không có thể di tản được người Mỹ nữa. Đây là một vấn đề nói không cùng.

    Để làm cho t́nh h́nh trở nên rắc rối thêm, có hai nghị sĩ loại nặng kư, ông Jacob Javits và Redmund Muskie, trong hai buổi phát h́nh rất được dân chúng đón nghe là "chương tŕnh đối diên với đất nước " và "Gặp gỡ báo chí" (Face the Nation, và Meet the Press) đă tuyên bố rằng: "nếu cần th́ Tổng Thống có quyền xử dụng một số nhỏ Thủy Quân Lục Chiến để di tản người Mỹ, nhưng Tổng Thống Ford phải được Quốc Hội cho phép trước khi di tản hai trăm ngàn người Việt Nam ".

    Từ Sài G̣n ông đại sứ Martin phản đối :

    - "Như vậy th́ không phải là một chuyện dễ dàng cho những người Mỹ đang c̣n ở Sài G̣n "

    Ngày 18 tháng 4, đài phát thanh Hoa Kỳ đă thông báo trước cả đài truyền h́nh Mỹ rằng:

    - "Tiểu Ban Quân Lực Thượng Viện Hoa Kỳ đă bác bỏ đơn xin viện trợ quân sự bổ túc cho Việt Nam Cộng Ḥa. Tiểu Ban Quốc Tế Vụ của Hạ Viện Hoa Kỳ đă chấp thuận cho Tổng Thống Ford xử dụng quân lực Hoa Kỳ một cách hạn chế và dè dặt trong việc di tản người Mỹ.

    Như thế là mọi tṛ chơi đă được an bài.

    Ông Henry Kissinger đă rút tỉa được kết luận từ những quyết định của Lập Pháp :

    - Cuộc tranh luận về Việt Nam đă chấm dứt.... Chánh Phủ sẽ phải chấp nhận một bản án của Lập Pháp mà không có tinh thần hồi tố và trả đũa lại.

    Sau nầy, tại trường Đại Học Tulane, Tổng Thống Ford nâng lên thêm :

    " Bây giờ th́ chúng ta có thể t́m thấy lại được sự hănh diện mà Hoa Kỳ đă có từ trước sự kiện Việt Nam một sự hănh diện mà Hoa Kỳ sẽ không bao giờ t́m lại được, nếu c̣n tham gia vào một cuộc chiến coi như đă hoàn toàn chấm dứt đối với chúng ta." !

    *

    * *

    Tại trại Davis (Tân sơn Nhứt), đại tá Vơ đông Giang, trưởng phái đoàn MTGPMN, trong một buổi họp báo thường lệ vào mỗi sáng thứ bảy, lần đầu tiên đă nói thẳng về đại sứ Hoa Kỳ là ông Martin. Ông ta nói :

    - "Ông đại sứ Hoa Kỳ "Là một nhà ngoại giao Mỹ" nhưng "điều khiển các cuộc hành quân quân sự , chánh trị và kinh tế . Ông ta là người phải chịu trách nhiệm về tất cả mọi hành vi tội ác của ông Thiệu"

    Chi bộ đặc trách về cuộc tấn công chánh trị ở Hà Nội làm việc quá đắc lực . Đại tá Giang chấp nhận sự có mặt của hàng ngàn người "Mỹ dân sự", nhưng theo ông ta th́ chỉ một người cố vấn quân sự Mỹ cũng thể hiện một sự vi phạm trắng trợn Hiệp Định Ba Lẻ !

    Cách trại Davis chừng vài trăm thước, trong những dăy nhà thuộc Tùy Viên Quân sự Hoa Kỳ , một pḥng chiếu bóng được chỉnh trang lại thành một trung tâm thanh lọc người tỵ nạn Việt Nam và v́ thế người ta đă hủy bỏ hẳn buổi chiếu bóng cuối cùng trong ngày. Chương tŕnh quảng cáo cuốn phim dự trù "Giai Đoạn 4" cho thấy một con nhện đang ḅ trên một bàn tay đầy máu đỏ, " ngày mà trái đất sẽ biến thành nghĩa trang".

    Các viên chức Hoa Kỳ đang xem xét chứng từ của những di dân sắp lên đường đi tỵ nạn. Để hợp thức hóa t́nh trạng của vài trăm người Việt Nam, người ta không tiến hành các lễ cưới cấp thời , người ta thực hiện và đóng dấu các "giấy hứa hôn". Những vị hôn phu tương lai người Mỹ phải kư vào lời khai "có ư định cưới vợ". Trong những hàng dài đang đứng chờ đợi, người ta nói chuyện hay đọc báo.

    Thông báo trên tờ Sai Gon Post:

    " Các bạn Mỹ thân mến,

    Các bạn là những người Mỹ b́nh thường, không có việc ǵ làm trong hiện tại. Nếu bạn nào muốn có một nghề đúng sở thích, xin hăy đến gặp chúng tôi ngay, chúng tôi sẵn sàng giúp các bạn tiền bạc, nếu cần. Lương bổng hậu.

    Xin làm ơn liên lạc với Cô Lan. điện thoại số 96 052."

    Ngoài thủ đô, giá của một người chồng hay vị hôn phu người Mỹ, người Pháp hay Đức.. đang lên cao. Người ta nói rằng gia đ́nh của một số thiếu nữ trẻ, bằng ḷng chịu trả hằng trăm ngàn mỹ kim tiền mặt.

    Ông đại sứ Mỹ không biết chính xác hiện có bao nhiêu công dân Hoa Kỳ đang ở Việt Nam . Ông ta muốn tất cả những người nầy phải đi hết, và đúng lúc. Các nhà kinh doanh, các kỹ sư, các nhà thầu ... đều phải tuân theo lệnh. Nhưng các người ờ ngoài lề, kể cả những người đào ngũ không liên lạc được với ṭa lănh sự Hoa Kỳ , và tất cả những người mà ông Martin gọi là "những người ăn bông sen"...Theo ông Martin, có quá nhiều người Mỹ dân sự đă coi thường vấn đề , tưởng rằng đây chỉ là một cuộc tấn công như mọi cuộc tấn công b́nh thường khác. Ông Martin sẽ vừa chiều họ và vừa đe dọa họ, những người ăn bông sen nầy. Ông ta làm việc, vừa gởi điện về cho ông Kissinger, vừa nghĩ là ông Tổng Trưởng "mong muốn ṭa đại sứ c̣n mở cửa dài dài cho tới khi nào ông ta có được một sự dàn xếp về thương lượng".

    Ông Martin sẽ di tản khoảng 750 công dân Hoa Kỳ trong ṿng 3 tuần lễ. Dĩ nhiên ông sẽ giữ lại các phi công thuộc Hàng Không Hoa Kỳ. Ông ta sẽ đóng cửa ṭa Lănh sự ở Biên Ḥa ở cách Sài G̣n 25 cây số ngàn. Nhất là, người ta làm ơn đừng nói ǵ hết ở Hoa Thạnh Đốn .

    - "Tôi muốn tránh những rủi ro như đă xảy ra ở Đà Nẵng "

    Theo ông Martin th́ ở đây chưa có ǵ gọi là nguy hiểm cho người Mỹ. Người ta c̣n "một tháng hay ít nhất 6 tuần lễ nữa". Phải chờ khi nào ông ta gặp được ông Thiệu đă, trước khi có một quyết định quan trọng. Nếu ông Martin thấy ông Thiệu vẫn c̣n "cứng đầu và trong một tinh thần tử thủ", th́ ông đại sứ mới tăng tốc độ cho cuộc di tản. Ông Martin biết là quân Bắc Việt có thể sẽ pháo kích vào Tân sơn Nhứt với pháo binh nặng, hoặc xử dụng hỏa tiễn SAM 7 chung quanh phi trường. Họ không phải chọn lựa ǵ hết để thực hiện chuyện nầy. Tính ảo thuật của nhà ngoại giao vốn đang ngủ say trong người ông Martin chợt bừng tỉnh dậy. Ông giải thích cho ông Kissinger là ông sắp đi gặp đại sứ Ba Lan ở Ủy Hội Quốc Tế.

    - "Nếu có hỏa tiễn được pháo vào vùng phụ cận Sài G̣n th́ chắc chắn là Bắc Việt muốn bảo vệ Tổng hành dinh của họ mà thôi ", ông Martin nói với ông Kissinger như vậy. Ông ta cũng nói luôn với ông Kissinger rằng chính ông ta, đại sứ Martin, hy vọng quân cộng sản Bắc Việt sẽ thử bắn hạ một phi cơ Mỹ "bởi v́ không có ǵ cung cấp được một lời xin lỗi tốt nhất để Không Lực Hoa Kỳ trả đũa xuống Hà Nội" ....

    Ngày 19 tháng 4, 1975 (thứ bảy)

    CPLTCHMN mong muốn có được một dàn xếp nào đó để thương thuyết. Điều nầy bao hàm là ông Thiệu phải từ chức. Ông Thiệu h́nh như không có ư định đó. Như vậy , người ta tiên đoán là sẽ có một cuộc tấn công vào Sài G̣n .... Keith (một nhân viên Quaker khác) đă cho tôi biết là có rất nhiều binh sĩ trong Sài G̣n chưa từng có đánh trận bao giờ. Họ đă trả tiền để được trốn ở nhà. Với một ít may mắn nào đó.... họ sẽ đầu hàng mà không cần chiến đấu.".

    Ông Martin họp Bộ Tham mưu của ông lại để có được một nhận định t́nh h́nh mới nhất. Hà Nội sẽ cố gắng chiếm Sài G̣n để kỷ niệm sinh nhật Hồ chí Minh ngày 19 tháng 5. Nhưng có thể để loại trừ Thiệu, Hà Nội sẽ cố gắng đặt ở Sài G̣n một Chánh Phủ trung lập không mạnh lắm để dễ loại bỏ sau đó. Ông đại sứ đă gặp lại ông Bùi Diễm, người vừa mới dự một buổi họp của các tướng lănh ở nhà của tướng Kỳ. Người ta đă khóc với nhau nhiều khi họ nghĩ tới tương lai. Ông Martin có đ̣i hỏi ông Bùi Diễm phải thắng các ông bạn quân nhân của ông ta lại. Và nhất là không nên có bất cứ một cuộc đảo chánh nào. Ông Martin tự hỏi về những lời tuyên bố của đại tá Vơ đông Giang. Người đại diện của CPLTCHMN có nói rơ về con số cả ngàn người Mỹ sẽ có thể c̣n ở lại tại chỗ. Như vậy là có thể có thương thuyết . Chuyện nầy ông Tổng Truởng Quốc Pḥng Trần văn Đôn cũng có nói. Như vậy là ḿnh phải tận dụng các lá bài nầy.

    Cũng như ông Martin, mặc dầu có những lời cảnh cáo của thuộc viên phân tích gia Frank Snepp, ông Polgar cũng nghĩ rằng lần lần thấy có nhiều khả năng có được những cuộc thương thuyết. Người chù nhiệm sở Trung Ương T́nh Báo CIA có nhận được một cú điện thoại từ đại tá Toth của Hung gia Lợi để họ gặp nhau.

    Họ dùng cơm ở nhà ông Polgar. Ông Toth hỏi :

    - " Anh có chấp nhận ư kiến là Miền Nam Việt Nam đă thua rồi không ? và không thể tránh khỏi việc nầy sẽ kéo theo nhiều hậu quả chánh trị ?

    - Vâng . Ông Polgar nhường lời.

    nhật kư của bà Claudia Krich:

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    20. Chương 17 - Lượm đá lấp biển
    P3




    - Nếu anh chấp nhận, th́ chúng ta có thể có được một sự dàn xếp để có thể tránh được các cuộc chạm súng trên đường phố trong thủ đô Sài G̣n .

    - Anh có nhân danh những người bạn của anh ở "phía bên kia" để nói điều nầy ? ông Polgar hỏi lại.

    - Không , nhưng sau nhiều lần nói chuyện với họ, tôi có cảm tưởng là họ không mong muốn làm nhục Hoa Kỳ .

    Đại tá Toth muốn đánh tiếng là những tin tức của ông ta đến từ Hà Nội chớ không phải chỉ từ CPLTCHMN đâu. Ông ta cũng thừa biết là đối với ông Polgar CPLTCHMN chỉ là một "hư cấu" mà thôi.. Đại tá Toth muốn chuyển những điều kiện tiên quyết cho một cuộc thương lượng. Danh từ "tiên quyết" nầy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ông Polgar không tin lắm. v́ ông biết có thể đây là chuyện phản tin tức. Nhưng trên b́nh diện quân sự th́ coi như đă hoàn toàn hỏng hết rồi. Phải t́m một đường lối chánh trị thôi. Những nhà quan sát như ông Malcolm Browne, phóng viên của tờ Nữu ỏc Thời Báo mà ông Polgar thường gặp, cũng xác nhận là CPLTCHMN muốn thương lượng. Một cuộc hợp ca phấn khởi ! Ông Polgar nói:

    - "OK, Đi từ chỗ đó, bây giờ chúng ta phải làm ǵ đây ? Ai làm cái ǵ và làm cho ai ?"

    Đại tá Toth kể ra các điều kiện tiên quyết .

    - Ông Thiệu phải từ chức, không điều kiện. Phải lập một Chánh Phủ gồm những nhân vật mới được Bắc Việt chấp thuận. Hoa Kỳ sẽ ngừng cung cấp mọi viện trợ quân sự cho Chánh Phủ mới nầy. Ông đại sứ Hoa Kỳ phải giới hạn những hoạt động của ông lại. "

    Tất cả đều không có ǵ mới mẻ hết, nếu có (nếu Toth thật sự nhân danh họ) th́ địch quân chỉ cho phép ông đại sứ Mỹ c̣n ở lại Sài G̣n mà thôi.. Liệu Đại tá Toth có thể hỏi những người phía bên kia danh sách những nhân vật Miền Nam Việt Nam nào mà họ chấp nhận được ?

    Đại tá Hung gia Lợi sẽ thử hỏi, nhưng ông ta nhấn mạnh là "thời gian đă cấp bách lắm rồi. Đây là một vấn đề của từng ngày chớ không phải từng tuần nữa ".

    Ông Polgar, quá bị kích động đă phúc tŕnh ngay cho ông Martin, và ông đại sứ đă điện về cho ông Kissinger cùng ngày 19 tháng 4 lúc 18 giờ 10. Tất cả mọi việc h́nh như rất là thú vị. Có thể nào ông Kissinger được soi sáng thêm khi ông ta gởi ngay một "công điện cho Lê đức Thọ" ? Bất chấp những lư do thật hay giả của đại tá Toth, đại sứ Martin cũng thấy như vừa cắn phải miếng mồi ngon, qua ư kiến cho ṭa đại sứ của ông được duy tŕ ở Sài G̣n.

    Trong công điện của ông, đại sứ Martin than phiền hết người nầy đến người khác. Các sĩ quan có trách nhiệm soạn thảo kế hoạch di tản th́ vừa đ̣i hỏi nhu cầu phải có đến 800 Thủy Quân Lục Chiến .Ông Martin th́ không muốn quá 300 . Ông bị chế độ hành chánh ở Hoa Thạnh Đốn ám ảnh. Mọi người ai cũng chạy theo một định hướng "hồn ai nấy giữ" (nguyên tác của tác giả : CYA: "Cover Your Arse") tức là hăy thu xếp thế nào để khỏi bị trách nhiệm và không bị khiển trách). Theo ông Martin th́ các trung tâm t́nh báo "chỉ ước tính chuyện xấu nhất. Thật là không thực tế, nhưng chuyện đó sẽ che chở cho họ". Các quân nhân thuộc Bộ Quốc Pḥng lúc nào cũng nói là họ đă sẵn sàng với phi cơ của họ. "Như vậy, nếu có chuyện không hay xảy ra th́ người ta sẽ nói là Bộ Quốc Pḥng đă làm tất cả những ǵ mà họ có thể làm được, và nếu có chuyện ǵ xảy đến cho những người Mỹ th́ đó không phải là lỗi ở họ.... Người duy nhất có cái đầu không được ai che chở là tôi (đại sứ Martin). Bất cứ có xảy ra điều ǵ, th́ tôi cũng sẽ lănh đủ : không chạy khỏi bị chỉ trích."

    Hơn nữa, nghệ thuật thảo công điện ngoại giao đ̣i hỏi phải có tính bi kịch vừa có tính khôi hài trong đó nữa. Nên ông Martin gởi về một tin tức mà ông vừa thu lượm được qua kiểm thính được từ các đơn vị Bắc Việt:

    " 80 % bộ đội thuộc đại đội 6 đang bị nhậm mắt. Tất cả tiểu đoàn có thể bị lây hết không chừng. Hảy gởi y tá đến để săn sóc tức thời. "

    Ông Martin cho lệnh ông Polgar giữ liên lạc chặt chẽ với viên đại tá Hung gia Lợi. Mặc kệ ư kiến của thuộc cấp như Snepp.

    Ông Kissinger không quan tâm lắm về chuyện gặp gỡ bí mật của viên trưởng cơ quan t́nh báo CIA với một ông đại tá Hung gia Lợi. Người cộng sản không có thói quen tiến hành những chuyện thương thảo nghiêm trang qua những nhân vật hàng thứ yếu như vậy.

    Chiến cuộc ở Xuân Lộc cuối cùng đă không được tốt lắm cho quân Miền Nam và t́nh h́nh quân sự h́nh như đă trở nên thảm hại trở lại.

    Sáng chúa nhật 20 tháng 4:

    Ông Kissinger trả lời: "Cái đầu của tôi cũng không được ai che chở ! Cuối cùng rồi những chỉ trích sẽ rơi vào tôi hơn là vào ông, ông Kissinger yêu cầu ông Martin hăy thăm ḍ thử xem ông Thiệu có định từ nhiệm hay không ? Thời điểm chọn lựa cho việc nầy rất là quan trọng. Ông Kissinger có liên lạc với phía Liên Xô. Ông khuyên ông Martin không nên nói ǵ với ông Thiệu hết: "người ta có thể dùng ông Thiệu trong vấn đề mặc cả."

    Những người có trách nhiệm ở Ngũ Giác Đài đang lo âu về chiến cụ và đạn dược của VNCH có nguy cơ bị rơi vào tay của Bắc Việt .

    Ở Hoa Thạnh Đốn, trong những buổi họp có đủ mặt đại diện các ngành, ông Kissinger buông ra một câu :

    - "Tôi biết rằng nếu người Mỹ bị chết, th́ đó là lỗi ở tôi. Tôi biết rằng, nếu chỉ c̣n một người Mỹ nào đó c̣n sót lại ở Việt Nam , th́ đó cũng là lỗi ở tôi. Thưa các ông, bây giờ quư vị ai cũng đă tự lo đề pḥng cho ḿnh cả rồi. Chúng ta hăy bắt đầu làm lại đi "

    Tại Bộ Ngoại Giao ở Mạc tư Khoa, người ta tiếp rất nhiều nhà ngoại giao ngoại quốc, nhất là từ Đông Phương. Dựa trên những sự trao đổi với các đại diện Bắc Việt và của CPLTCHMN, các viên chức ngoại giao cao cấp Liên Xô nhắc đi nhắc lại rất ngọt ngào rằng "cộng sản Việt Nam không có ư định chiếm Sài G̣n hay đi tới chiến thắng quân sự với cuộc tổng tấn công hiện tại." Họ nói rằng Bắc Việt nh́n nhận rằng họ cũng có nhiều bài toán về tiếp vận, cùng có nhiều khó khăn về tiếp tế lương thực. Bằng chứng là khẩu phần trong vùng Hà Nội đă bị giảm thiểu...

    Đây là luận cứ mới nhất của Liên Xô : Quá bất ngờ v́ các đơn vị tiến quá nhanh, Bộ Tư Lệnh Bắc Việt đă gặp khó khăn trong việc đối phó với các sư đoàn cuối cùng được trang bị quá đầy đủ của Sài G̣n. Cuối cùng CPLTCHMN không muốn tiếp thu một thủ đô Sài G̣n bị tàn phá.

    Cũng vẫn những tin tức tương tự được tung ra từ Ba Lê (Pháp). Tại đây phái đoàn VNCH đ̣i hỏi Bắc Việt và CPLTCHMN phải trở lại bàn Hội Nghị "mà không có điều kiện tiên quyết". Đại diện CPLTCHMN trả lời rằng: "Bao lâu mà ông Nguyễn văn Thiệu c̣n ở chánh quyền th́ chừng đó không bao giờ có tiến triển về chánh trị được ".

    Trước đây vài tháng theo đề nghị của đại sứ Martin, Tổng ThốngThiệu đă cử tướng Nguyễn văn Toàn - một người to con, một người lính thật giỏi nhưng hư hỏng - đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật , bao gồm Sài G̣n và Xuân Lộc .

    Tướng Toàn tŕnh cho Tổng Thống là Xuân Lộc chắc sẽ bị thất thủ. Quân Bắc Việt có thể tràn ngập các đơn vị pḥng thủ cuối cùng ở đây và sẽ đánh bọc hậu vào thành phố. Ở phía Bắc Sài G̣n, Bắc Việt không phải tập trung các sư đoàn mà là tập trung các quân đoàn của họ. Lần lần họ sẽ có mặt ở vùng Đồng Bằng. Đứng trước tướng Viên Tổng Tham Mưu Trưởng, tướng Toàn , người được Tổng ThốngThiệu tin cậy, đă có nhận định:

    - " Chúng ta không c̣n lực lượng trừ bị. Chúng ta không có thể tiếp tục chiến đấu được nữa. Trên phương diện quân sự , coi như chiến tranh đă chấm dứt. Phải thương thảo với cộng sản mà thôi.

    Trong một vài trung tâm chánh trị tại Sài G̣n, những nơi mà ai cũng biết khá rơ về lịch sử nước Pháp, th́ người ta giải thích là phải có một cuộc chuyển giao quyền hành hợp pháp giống như tướng De Gaulle đă nhận lấy chánh quyền hồi tháng 5 năm 1958 vậy mới được . Một vài người như ông Bùi Diễm ước tính rằng tất cả những cuộc vận động của những người nầy hay người khác đều vô ích thôi. Ông Martin có điện thoại cho ông Bùi Diễm. Ông Martin hỏi :

    - " Ông có gặp được Tổng ThốngThiệu chưa ?

    - "Chưa, khó mà vô được lắm .

    Ông Thiệu tự cô lập ḿnh trong tư pḥng, tinh thần bị đè nặng.

    - " Có lẽ bắt buộc tôi phải đích thân đến đó mới được, ông Martin vừa nói vừa thở dài.

    Ngày 20 tháng 4, vào buổi sáng, Ông Martin và người tùy viên là ông Brunson Mc Kinley. đến dinh Độc Lập. Trước đó ông đă đọc qua các bản phúc tŕnh sau cùng của các cơ quan t́nh báo.

    Đại sứ Hoa Kỳ giải thích cho Tổng ThốngThiệu biết là "phân tích bản trận liệt và so sánh tương quan lực lượng hiện hữu đă dẫn đến một kết luận hết sức bi quan, nếu không muốn nói là thảm năo .. Nếu Hà Nội muốn tiêu diệt QLVNCH th́ Sài G̣n không thể cầm cự quá một tháng, hay có thể là không quá 3 tuần lễ, ngay như có được một sự pḥng ngự vững chắc. Hà Nội mong muốn chiếm được Sài G̣n c̣n nguyên vẹn. Nếu những cuộc thương thảo không tiến hành được , người ta cũng không thể loại ra ngoài ư muốn của Bắc Việt là họ vẫn muốn chiếm một thủ đô Sài G̣n bị tàn phá hay không cũng vậy.

    - "Vậy th́ triển vọng viện trợ như thế nào ? Ông Thiệu lên tiếng hỏi

    - "Mù mờ lắm" ông Martin trả lời.

    Xem chừng như ông Thiệu rất b́nh tĩnh, đáng kính nể lắm trong khi ông Martin mô tả những nét chánh của một thất bại ê chề. Ông nói với ông Thiệu là tất cả những người nào ở vào vị thế so với vị thế của ông ta ở tại Sài G̣n nầy, ở Thủ tướng Phủ bên Anh, ở Tổng Thống Phủ bên Pháp, ở điện Kremlin ở Liên Xô hay ở ngay Nhà Trắng bên Mỹ, đều có một bài toán chung giống nhau: họ không bao giờ biết được là người ta có nói hết sự thực cho ḿnh hay không ? Người ta có thể nói dối với họ, trang điểm các phúc tŕnh để được lợi ích cho cá nhân hay cho pḥng sở của ḿnh, để mà không làm phương hại đến người nắm giữ quyền hành tối thượng. Hay là v́ người ta sợ và không muốn đưa tin quá xấu đến cho người đó.

    Ông Thiệu ngồi nghe một cách kiên nhẫn.

    Ông Martin tuyên bố là ông nói với tư cách cá nhân, không phải trong tư thế của một đại sứ Hoa Kỳ, với tư cách của một người từ lâu đă có quan sát được những biến cố ở Đông Nam Á Châu, của một người trong hai năm dài vừa qua đă làm việc cật lực để t́m hiểu sự phức tạp của những bài toán Việt Nam ..... ông cứ tiếp tục nói...:

    Càng về già, ông càng thấy ḿnh không sao biết hết được .Người ta có thể nghi ngờ. Lúc nào cũng vậy. Đó là điều rất là có lư. Nhưng trong những thời điểm đau khổ nầy, những sự quan sát của ông có giá trị như của bất cứ người Đông Phương nào. T́nh h́nh quân sự xấu kinh khủng, và người dân Việt Nam cho đó là trách nhiệm của Tổng Thống Thiệu. Trong giới chánh trị, về phía bạn cũng như về phía quân thù, không có một ai dám tin rằng ông Thiệu có thể đưa đất nước của ông ra khỏi cuộc khủng khoảng nầy được. Các tướng lănh của ông có thể tiếp tục chiến đấu, nhưng cũng phải đạt tới một sự ngơi nghỉ qua miếng mồi thương thuyết. Ông Martin ước tính rằng nếu ông Thiệu không sớm có hành động th́ các tướng lănh của ông sẽ đ̣i hỏi ông phải ra đi.

    Thật là một cảnh lạ lùng, ngoài sự yên lặng của hai người đang đối thoại. Ông Thiệu đặt nhiều câu hỏi chứng tỏ rằng ít nhất tới một điểm nào đó ông mất hẳn sự tiếp xúc với thực tế, cũng giống như đại sứ Martin đôi khi vậy . Ông hỏi:

    - "Đơn từ chức của tôi có ảnh hưởng ǵ đến Quốc Hội Hoa Kỳ và sự bỏ phiếu của họ hay không ?

    - " Vài tháng trước th́ có thể có" ông Martin trả lời.

    C̣n bây giiờ th́ ông tỏ ra nghi ngờ. Điều quan trọng là sự ra đi của ông Thiệu sẽ có ảnh hưởng đến "phía bên kia" hay không ?. Ông Martin không biết..... Ông đại sứ tưởng rằng Hà Nội sẽ chống đối bất cứ người nào có nghị lực. Tất cả những người của ông Thiệu, tất cả Chánh Phủ của ông đều có cảm nghĩ rằng sự ra đi của ông sẽ giúp mua được thời gian. Ông Martin ước tính rằng hy vọng đó rất là thấp nhưng người ta có thể căn cứ vào sự sống c̣n của một nước Việt Nam độc lập.

    Ông Thiệu trả lời là ông sẽ có một quyết định tốt, đúng theo quyền lợi của đất nước ông. Ông Martin thấy không c̣n chờ đợi ǵ hơn nữa được ở Tổng ThốngThiệu. Ông Thiệu sẽ phải suy tính lại.

    Cuộc đối thoại kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ

    Khi trở về ṭa đại sứ, ông Martin phúc tŕnh ngay với ông Kissinger :

    - "Ông Thiệu có thể sẽ c̣n thử có một hành động nào đó để giúp ông ta qua mặt được kẻ thù của ông. Chắc không c̣n bao nhiêu thời gian nữa đâu. Xét kỹ lại th́ tôi nghĩ rằng ông ta sẽ ra đi gần đây thôi.... Nếu các tướng lănh của ông cho ông được vài ngày nữa th́ có thể ông ta sẽ dàn dựng một màn từ nhiệm cảm động lắm. Tôi sẽ về nhà để đọc qua những phúc tŕnh từ Hoa Thạnh Đốn ... rồi mới đi tắm gội được . Tôi nhức đầu lắm rồi đây. Kính, Martin"

    Vào buổi trưa cùng ngày 20 tháng 4 nầy, ông đại sứ Pháp đi một ḿnh tới dinh Độc Lập. Được ông Thiệu tiếp ông cũng một ḿnh. ông Mérillon cảm thấy sự vận động của ông có vẻ kỳ quặc nhưng thân mật.

    - "Thưa Tổng Thống , tôi đến t́m ông v́ t́nh h́nh đă hết sức nghiêm trọng rồi. Không c̣n một lối thoát nào bằng hành động quân sự hết.

    Ông Thiệu không trả lời, ông Mérillon lại tiếp :

    - " Tôi chỉ thấy được có một con đường chánh trị .... Phải để cho một tiến tŕnh chánh trị nó phát triển.

    Vốn ít nói, ông Thiệu vẫn lặng thinh. Nên cuộc nói chuyện trở thành một cuộc độc thoại dài của đại sứ Pháp. Ông điểm qua những sự kiện mà ông Thiệu mới bắt đầu biết. Ba phần tư đất nước coi như đă mất rồi. Có được bao nhiêu thành phố c̣n được ở trong tay của Chánh Phủ?- Sài G̣n, Cần Thơ. Nếu t́nh thế không nghiêm trọng th́ không bao giờ Mérillon nầy dám tự cho phép ḿnh... Căn cứ theo những ǵ Tổng Thống đang nắm được, điều rất rơ là.....

    Đại sứ Pháp nhắc lại những quan hệ cá nhân giữa 2 người , nhắc lại lịch sử, danh dự, những mối liên lạc giữa bà Thiệu và bà Mérillon. Tổng Thống có thể giúp cứu văn được dân tộc của ḿnh . Xuyên qua một cuộc thương thảo không thể tránh né được, người ta có thể hy vọng sẽ cứu văn một số đặc thù nào đó của Miền Nam Việt Nam được .

    Tổng ThốngThiệu nói về những sự tập trung quân lực cần thiết, nói về sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ, về sự chủ bại của một vài tướng lănh. Ông tỏ ra rất b́nh tĩnh nhưng ông Mérillon khi điện về Tổng Thống Phủ bên Pháp đă có nhận xét là :" thỉnh thoảng cái nh́n của ông Thiệu có vẻ ngơ ngác".

    Đại sứ Pháp thấy ḿnh cần phải nêu lên những hành động chống Pháp trong những ngày gần đây ở Sài G̣n . Ông thấy cần phải lên án thái độ rất có lễ độ được dùng để làm rơ nét những sự vận động của người Pháp là "can dự vào những công việc nội bộ". Và cuối cùng là Hiệp Định Ba Lê đă được long trọng bảo đảm ngay tại thủ đô nước Pháp.

    Ông Thiệu lắng nghe mà không phản đối.

    Cuộc nói chuyện kết thúc bằng một nhận xét rất là vô vị của Tổng ThốngThiệu:

    - " Rồi sẽ ra sao th́ ra !

    Cũng giống như ông Martin, ông Mérillon từ giă Tổng ThốngThiệu, in trí rằng ông nầy rồi cũng phải ra đi.. May phước là ông Thiệu không có hỏi xem nước Pháp có chấp nhận cho ông ta tỵ nạn chánh trị ở Pháp hay không ?

    Ông Mérillon trở về ṭa đại sứ của ḿnh một cách b́nh thản. Ở Thủ tướng Phủ Pháp, có một số người sợ rằng ông Thiệu sẽ trục xuất đại sứ Pháp, hay hơn thế nữa sẽ cho người ám sát ông nầy.

    Ngay buổi chiều hôm đó, ông Thiệu trích đọc những bức thư của ông Nixon cho các thành viên của Chánh Phủ và một số Nghị sĩ, Dân biểu Quốc Hội nghe. Trong các tiệm ăn, các quán nhậu ở Chợ Lớn, người ta đánh cá sự ra đi của Tổng ThốngThiệu, một ăn ba, rồi một ăn mười. Nội trong tuần nầy hay trong mười ngày tới thôi.

    Ngày 21 tháng 4,

    Lúc 8 giờ 20, ông Polgar lại đi gặp đại tá Toth. Viên chức Mỹ nầy nói với viên chức Hung gia Lợi là người ta đă lắng nghe những nhận định của ông ta. Trước khi phê phán nội dung đó, người Mỹ muốn được nghe rơ ràng hơn về vị trí của "phía bên kia". Nhất là cộng sản sẽ muốn nghe Hoa Kỳ tuyên bố những ǵ ?

    Hai người Mỹ và Hung gia Lợi điểm qua t́nh h́nh quân sự trong 48 giờ sau cùng. Những chuyện đổ máu thêm thấy không có ư nghĩa ǵ hết. Đứng về quyền lợi chung của tất cả mà nói th́ cần phải tránh sự hỗn độn. Ông Polgar thắc mắc là những cuộc thương thảo chừng nào mới sẽ bắt đầu và sẽ diễn ra ở đâu ?

    Trong khi hai ông Polgar và Toth đang xây dựng lại nước Việt Nam , th́ đại tá Vơ văn Cầm thuộc vơ pḥng của ông Thiệu đi đến đài truyền h́nh Việt Nam ở số 9 đường Hồng Thập Tự để xin đại tá Lê vĩnh Ḥa Giám Đốc đài Truyền H́nh Việt Nam tổ chức một buổi trực tiếp truyền h́nh . Đại tá Giám đốc đi ngay đến dinh Độc Lập mang theo dụng cụ lưu động và 20 chuyên viên. Có một đài tiếp vận trên xe để bảo đảm chuyển tiếp h́nh ảnh và âm thanh đến thẳng Đài Truyền H́nh trung ương.

    Trong một phiên họp nội các ngắn, Tổng ThốngThiệu báo cho các Tổng Bộ Trưởng của ông về quyết định của ḿnh . Đến 2 giờ trưa Tổng Thống gặp Giám Đốc đài Truyền thanh truyền h́nh, lúc ông nầy đang đặt dụng cụ:

    - " Anh có thể cho phát h́nh vào lúc 6 giờ chiều được không ? Để chỉnh các máy quay h́nh, anh hăy chọn một người nào đó có vóc dáng như tôi vậy được rồi.

    Đến 3 giờ chiều, ông Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia loan báo là chiều nay Tổng Thống sẽ ngỏ lời với quốc dân đồng bào trên đài. Đến 5 giờ chiều, Tổng Thống cho gọi Giám Đốc đài truyền h́nh vào văn pḥng của ông. Ông nói:

    - " Trong lúc chuyển giao quyền hành, anh quay luôn cả tôi và ông Hương nghe .

    Ông Thiệu muốn được trực tiếp truyền h́nh để nói chuyện tự do hơn. Nếu ông cho thâu bài nói chuyện của ông trước th́ người Mỹ có thể tạo ra những biến cố kỹ thuật được. V́ giây trời (ăn ten) phát h́nh nằm ngay trên đài truyền thanh của Mỹ.

    Tổng ThốngThiệu chỉ thị cho Giám đốc truyền h́nh lần chót :

    - " Tôi sẽ nói vào đúng 19 giờ 30. Cuối cùng anh cứ giữ một máy quay trên h́nh của tôi. Và cứ cách hai giờ anh lại cho phát lại một lần.

    Được biết là trước cuộc tổng tấn công của cộng sản về truyền h́nh đă có 5 đài chuyển tiếp, ở Sài G̣n, Cần Thơ, Nha Trang, Qui Nhơn và Huế. Trong tổng số bốn trăm ngàn máy thu h́nh ở Miền Nam Việt Nam , đă có hơn phân nửa ở ngay trong vùng thủ đô Sài G̣n. Bài diễn văn cũng sẽ được trực tiếp truyền thanh qua đài phát thanh trên nguyên tắc nghe được khắp cả nước Việt Nam .

    Được biết ư định của Tổng ThốngThiệu, ông Martin cho ông Kissinger biết:

    - "Ông có thể cho đại sứ Liên Xô Dobrynine biết để biến chuyện nầy thành lợi thế là ông đă cố gắng sắp xếp chuyện nầy với Hà Nội qua Mạc tư Khoa . Mặc dầu tôi không biết được ông Thiệu sẽ nói ǵ chiều nay, nhưng tôi cũng không chờ đợi là ông sẽ quá cứng rắn đối với Hoa Kỳ . "

    Ông Kissinger trả lời ngay cho ông Martin:

    - "Nếu ông Thiệu muốn rời khỏi Việt Nam , chắc chắn là ông phải lo cho ông ta mọi sự giúp đỡ cần thiết. Bất luận điều ǵ mà ông có thể nói về tôi, tôi vẫn có một sự kính trọng rất lớn đối với ông ta "

    Ông Thiệu đă mời tất cả những Dân biểu và Nghị sĩ vào Hội trường lớn ở tầng dưới của Dinh Độc Lập, trên bục danh dự có thiết trí hai máy thu h́nh. Trong pḥng có vài quân nhân, trong số nầy có đại tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu trưởng. Mọi người tuy có vẻ lo âu, bối rối nhưng có phần nào nhẹ nhơm. Ông Thiệu đă nắm chánh quyền từ cả chục năm nay. Ông ta đă chịu đựng và có quá nhiều kẻ thù. Giờ th́ ông sắp ra đi. Liệu người ta có thể thay thế nhau ngay lúc đang ở giữa ḍng hay không ? (tác giả dùng danh từ cộng sản là "thay ngựa giữa ḍng").

    Ông Tổng ThốngThiệu lên tiếng:

    - " Thưa quư bà, thưa quư ông, Thưa đồng bào, Anh Chị em thân mến, đây là chiến lược của cộng sản : Quá mạnh về mặt quân sự , họ hăng say chiến đấu và các cuộc thương thuyết là phụ thuộc. C̣n nếu họ thấy quá yếu về quân sự th́ họ trở lại rất mạnh trên bàn thương thảo..."

    Ông Thiệu vẽ lại một biến cố lịch sữ. Ông lên cao giọng. Đôi khi ông khoa tay làm như bị trật khớp vậy. Ông xin lỗi v́ địa điểm nói chuyện hôm nay thiếu hẳn sự long trọng... :

    - " Đă có một sự thông đồng giữa cộng sản và Hoa Kỳ để đi đến Hiệp Định từ ngày 26 tháng 10 năm 1972. Vào lúc đó tôi can đảm nói thẳng với Tổng Trưởng Ngoại Giao Mỹ ông Kissinger rằng "Nếu ông chấp nhận bản Hiệp Định nầy tức là ông chấp nhận bán Miền Nam Việt Nam cho cộng sản Bắc Việt . C̣n tôi, nếu tôi chấp nhận nó tức là tôi là một kẻ phản bội lại đất nước và dân tộc tôi....

    Ông Thiệu đă từ chối không chịu kư tên vào Bản Hiệp Định trong suốt 3 tháng. Lần đầu tiên Tổng Thống Thiệu công khai nói rằng để ép ông kư, vào năm 1973 Tổng Thống Nixon của Hoa Kỳ đă phải đe dọa cúp hết tất cả mọi viện trợ cho Miền Nam Việt Nam .

    Bài diễn văn nầy không được ông Hoàng đức Nhă phụ ông soạn thảo, giống như những lần trước . Tổng Thống vừa đọc vừa thêm bớt tùy hứng, rất dài, và rất khúc chiết. Đôi khi cử tọa thấy bực ḿnh v́ nghe được tính cách quá nghiêm trọng của diễn tiến lịch sử nầy.

    Thỉnh thoảng Tổng Thống đă tỏ ra rất giận dữ, quá xúc động, nên ông phải ngưng lại một lúc để t́m lại đoạn nối tiếp cho đúng chỗ trong bài diễn văn của ḿnh. Chỉ có vài giây yên lặng mà sao thật là quá dài... Ông Thiệu đă tỏ ra rất là cứng rắn đối với người Mỹ, điều mà ông Martin không bao giờ mong đợi :

    - " Tôi đă nói với họ (người Mỹ) rằng : Các ông đă bắt chúng tôi phải làm những ǵ mà các ông đă thất bại không làm được với nửa triệu binh sĩ vơ trang quá đầy đủ... Các ông không có thua cộng sản thật nhưng các ông cũng không thắng họ được . Và các ông lại t́m được một lối thoát trong danh dự. Bây giờ, trong lúc quân đội chúng tôi thiếu vũ khí, thiếu đạn dược, thiếu trực thăng, phi cơ và B.52, th́ các ông lại đ̣i hỏi chúng tôi phải thực hiện một việc không thể nào làm được, là lượm từ viên đá để lấp cả một đại dương ! Thật giống như các ông chỉ cho chúng tôi có 3 mỹ kim thôi mà buộc chúng tôi phải mua vé máy bay thượng hạng, hoặc buộc chúng tôi phải thuê một pḥng ở khách sạn mà thường giá phải là 30 mỹ kim một ngày. .rồi phải ăn 4 hay 5 miếng ḅ bít tết, phải uống 6 hay 7 ly rượu vang.... Thật là vô lư, không thể nào thực hiện được !

    Các khán thính giả đài truyền h́nh - người Việt Nam th́ theo dơi bài nói chuyện trong nhà họ, và những cơ quan truyền thông báo chí th́ ở ṭa đại sứ Mỹ có người dịch ngay ra tiếng Anh tại chỗ - đều cảm thấy đây không phải là một bài diễn văn của một nhà ngoại giao, mà thật sự là một lá chúc thư.

    Quá khích động, mồ hôi nhễ nhăi trên trán, ông Thiệu đă tỏ ra là một người thành thật khi ông thóa mạ người Mỹ:

    - " Các ông bỏ mặc binh sĩ chúng tôi dưới cơn mưa pháo của cộng sản , thật là một hành động vô nhân đạo của một đồng minh vô nhân đạo !

    Ông gằn mạnh từng tiếng và lập lại :

    - "Từ chối giúp đỡ một đồng minh, bỏ mặc cho họ chết, thật là vô nhân đạo.

    Sau đó ông trở về với bài diễn văn:

    - " Hoa Kỳ đă tỏ ra rất hănh diện là một quốc gia tranh đấu không mệt mỏi cho chánh nghĩa và lư tưởng Tự Do trên thế giới nầy. Năm tới Hoa Kỳ sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm lập quốc.... Liệu người ta c̣n có ai tin vào những lời tuyên bố của Hoa Kỳ nữa hay không ?

    Ông Thiệu tự nhủ là ông sẵn sàng chấp nhận mọi chỉ trích của cả thế giới, của những đồng minh của ông , và của cả dân tộc Việt Nam .

    - "Tôi công nhận là có một số cấp chỉ huy quân sự của tôi đă tỏ ra hèn nhát trong những chiến trận gần đây, nhưng không phải tất cả đều như vậy. Trong nhiều Vùng, các chiến sĩ của ta đă chiến đấu một cách anh dũng.... Tôi có thể tiếp tục nhiệm vụ của tôi trong chức vụ Tổng Thống để cầm đầu cuộc kháng chiến.. Nhưng tôi không thể cung cấp được cho quân đội đầy đủ phương tiện để chiến đấu.... Đồng bào có thể hiểu lầm tôi, cho tôi là một chướng ngại trên con đường đi đến ḥa b́nh. Tôi chọn giải pháp thứ hai, là tôi xin từ nhiệm. Sự từ chức của tôi chỉ là một sự hy sinh rất nhỏ."

    Ông xin tất cả hăy giúp đỡ Phó Tổng ThốngTrần văn Hương, người sẽ kế vị ông theo đúng Hiến Pháp vào chức vụ Tổng Thống.

    Ngồi bên cạnh ông Thiệu, ông Trần văn Hương rất cảm động sau cặp kính đen lớn của ông. Ông Thiệu nói tiếp :

    - " Không phải v́ những áp lực của Đồng Minh chúng ta , cũng không phải v́ cuộc chiến đấu khó khăn vối với quân đội cộng sản Bắc Việt mà tôi bỏ cuộc. Có những vị Tổng Thống của một vài quốc gia lớn cũng đă từng trải qua sáu hay bảy cuộc khủng khoảng. Họ đă viết sách, tự giới thiệu như những vị anh hùng, những chánh trị gia lỗi lạc. C̣n tôi, trong mười năm qua, tất cả những năm, tháng, ngày, giờ của đời tôi đều gặp khó khăn, như tử vi của tôi đă tiên đoán.

    Trong hàng cử tọa người ta muốn ông Thiệu chấm dứt. Nhưng ông cứ tiếp tục, trở lại những đề tài đă nói :

    - Tôi sẵn sàng chấp nhận những phê phán và những cáo buộc của quốc dân đồng bào... Đời sống của cả một dân tộc không thể nào được trả giá như người ta trả giá một con cá ngoài chợ được

    Cuối cùng ông Thiệu tuyên bố :

    - " Tôi xin từ nhiệm, tôi không đào ngũ "

    Như vậy là ông Thiệu đă nói suốt một tiếng rưỡi đồng hồ.

    Vị tânTổng Thống Trần văn Hương sẽ lên tiếng tiếp theo đây. Người ta phải d́u ông lên đến tận ống nói. Sáu mươi hai tuổi đầu, lưng hơi c̣ng h́nh như bị thấp khớp, ông nói với binh sĩ:

    - " Bao lâu mà các anh em c̣n chiến đấu, ngày đó tôi vẫn c̣n đứng bên cạnh các anh em. Tai họa đă giáng xuống đất nước chúng ta, hài cốt tôi sẽ nằm chung với hài cốt của các bạn chiến binh. Đó là nguyện vọng thiết tha của tôi.

    Đối với đồng bào ông Hương tuyên bố

    - " Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết " .

    Sau buổi lễ tuyên thệ của Tân Tổng Thống, Tướng Tổng Tham mưu Trưởng và Tổng Giám Đốc Nha Cảnh Sát đứng lên bảo đảm là quân đội tiếp tục chiến đấu và an ninh trật tự sẽ được văn hồi.

    Nhà văn Duyên Anh đă nghe ông Thiệu nói. Ông tự nhủ : Ông Thiệu không phải tài giỏi ǵ nhưng người Mỹ tin cậy ông ta. Nếu họ bỏ ông ta, th́ cuộc diện coi như đă xong rồi .

    Đă từ mấy ngày nay, tên của nhà văn Duyên Anh đă được ghi vào danh sách rồi nên ông chỉ c̣n chờ c̣n chờ có một cú điện thoại nữa mà thôi, để được bốc đi Hoa Kỳ. Người ta yêu cầu ông đừng có xử dụng đường giây điện thoại để bất cứ lúc nào cũng có thể nhận được điện thoại khẩn cấp . Giữa cú điện thoại và lúc ra đến điểm hẹn để được bốc đi, chỉ có vỏn vẹn 5 phút mà thôi.

    Ḥa thượng Thích Thiện Huê đă ngồi ở ngay chùa với môt số dân lánh nạn để nghe bài nói chuyện của ông Thiệu. Mọi người đều vui vẻ. Ông Thiệu đă mất hết vừa đồng minh vừa ḷng tin của đồng bào. Ông ra đi là phải lắm rồi. Với một người lănh đạo khác, t́nh h́nh may ra có thể khả quan hơn.

    Ông kỹ sư Văn th́ không thấy vui một chút nào. Làm sao những người quốc gia có thể thương thuyết được khi họ ở trong thế quá yếu ? C̣n ông Tân Tổng Thống Hương vốn là môt người chống Cộng đến cùng th́ làm sao mà thương thuyết được ? muốn vậy là phải có một nhân vật nào đó mềm dẻo hơn.

    Ở Đà Lạt, cha Jean Marie phải vào nhà ăn của trường Đại Học đóng kín tất cả cửa lại để nghe Tổng Thống nói chuyện . Ông cảm thấy tức giận. Tổng ThốngThiệu đă loan báo là ông sẽ trở lại quân đội như một tướng lănh. Nhưng mà Cha nghĩ là chắc chắn ông Thiệu đă có trong túi một vé máy bay để đi ra ngoại quốc rồi.

    Chỉ hai giờ đồng hồ sau lễ bàn giao quyền hành ở Dinh Độc Lập, th́ đài giải phóng và đài Hà Nội đă tuyên bố là :"Đó vẫn là chế độ Thiệu mà không có Thiệu... Chỉ là một chế độ bù nh́n mà thôi.""

    Ông Thiệu gặp ông Hoàng đức Nhă, người em bà con của ông ở nhà riêng của ông nầy.

    Ông cựu Tổng Thống h́nh như đă thanh thản hơn, không c̣n quá căng thẳng như lúc ông đọc diễn văn nữa. Đến độ ông đă nở được một nụ cười..... - hay là ông đă nhăn mặt đây ? - để nói :

    - " Xong rồi. Nếu họ tưởng rằng họ có thể giải quyết được những bài toán nầy th́ OK, xin cứ t́m giải pháp đi .... "

    Sau đó ông thở dài:

    - "Phần tôi, tôi đă làm được tất cả những ǵ mà tôi có thể làm được cho đất nước tôi rồi ".

    Ông ta không c̣n ở tay lái nữa, nhưng ông chưa rời bỏ con thuyền. Ông chưa có ư định rời khỏi quê hương Việt Nam .

    - "Tôi sẵn sàng giúp ư kiến, nhưng bây giờ tôi không phải là người chỉ huy nữa."

    Trong khi ông Thiệu từ chức, các đơn vị cuối cùng của sư đoàn 18 bộ binh đang rút ra khỏi Xuân Lộc . Tướng Tư Lệnh sư đoàn Lê minh Đảo đă đặt cho cuộc triệt thoái nầy một cái tên là " cuộc hành quân bất ngờ, và đánh lạc hướng". Tướng Đảo đă có được một sự giúp đỡ ngắn - do một trái bom được gọi là " cắt hhết bông cúc" được thả xuống đêm rồi ở 6 cây số về hướng Tây Bắc Xuân Lộc , gần Bộ Tư Lệnh của sư đoàn 341 Bắc Việt . Bom nổ làm chấn động cả thành phố như một cuộc động đất. Tin được loan đi hoảng loạn: Miền Nam Việt Nam có bom nguyên tử loại chiến thuật. Hàng ngàn bộ đội và sĩ quan Bắc Việt bị tử thương do trái bom "hút hết dưỡng khí" nầy đă đốt hết dưỡng khí trong một đường bán kính 250 thước, làm chết ngay tại chỗ, nghẹt thở, mà không có một thương tích nào trên người .

    Ông Eric von Marbod đă có hứa cho Miền Nam 27 trái bom loại "cắt hết bông cúc" nầy. Đă có 3 trái được giao cho Không Quân hôm 16 tháng 4., kèm theo đầy đủ mỗi trái một ng̣i nổ của Hoa Kỳ . Ông ta đă chỉ cho Miền Nam kỹ thuật làm nổ trái bom và cách thức ràng rịt trái bom trên phi cơ vận tải cơ C.130. Muốn thả trái bom đầu tiên nầy, người ta gặp nhiều khó khăn lắm mới t́m được một phi công của Miền Nam có đủ kinh nghiệm. V́ người phi công Mỹ đă có hứa đến mà không thấy đến. Và người ta cũng không c̣n thả thêm được một trái bom nào loại nầy nữa.

    Cuộc triệt thoái khỏi Xuân Lộc được tính toán rất kỹ và được thực hiện rất chu đáo. Những đơn vị cuối cùng của sư đoàn 18 bộ binh , của lữ đoàn 1 Dù, vài đơn vị Bảo An và Dân Vệ, đă rời khỏi vị trí đêm 23 tháng 4. Sư đoàn 18 tính tới giờ nầy đă bị thiệt 30 % quân số, đă tập trung được với pháo binh cơ hữu chung quanh các căn cứ Long B́nh và Biên Ḥa. Lực lượng Dù ít thiệt hại hơn, đă về thiết lập vị trí trên đường 15, bảo vệ trục lộ Sài G̣n ra Vũng Tàu.

    Tổng Tư Lệnh quân đội Bắc Việt đă có quyết định bọc hậu thành phố để tiến về Biên Ḥa , nằm ở giữa Xuân Lộc và Sài G̣n . Trong trận tấn công vào Xuân Lộc tướng Dũng đă mất hết 37 chiến xa T. 54.

    Ở Sài G̣n. các nhà ngoại giao Pháp đang hăng say hoạt động. Họ muốn cho thủ đô không bị nằm trong lửa đạn, và ch́a cho cộng sản Bắc Việt lá bài Dương văn Minh. Nhưng liệu Hà Nội có chấp nhận lá bài nầy hay không ? Sài G̣n, một thành phố đang hấp hối, đang tuyệt vọng, h́nh như đang bị rơi vào khoảng không ... Hai ông Mérillon và Brochand đều nghĩ rằng cần phải có cả một sự ổn định về mặt tâm lư lẫn chánh trị . Người Pháp thấy rơ là người Mỹ chỉ muốn cứu lấy đồ đạc của họ mà thôi.

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa




    21. Chương 18 - Giờ của Dương Văn Minh

    Sau khi Tổng ThốngThiệu tuyên bố từ chức, th́ nước Pháp đưa ra đề nghị giúp đỡ của họ. Tổng Thống Valéry Giscard s'Estaing ngả mũ chào "tinh thần trách nhiệm" của vị cựu Tổng Thống VNCH....Đối với ṭa đại sứ Pháp ở Sài G̣n công tác cũng giản dị thôi : chỉ cần giới thiệu tướng Dương văn Minh vào ṿng đua chánh trị để có thể tiến tới những cuộc thương thảo.

    Theo Thượng Nghị Sĩ Sam Nunn thuộc đảng Dân Chủ của tiểu bang Georgia th́ sự ra đi của Tổng Thống Thiệu chưa phải là đạt được ngay việc thương thảo, mà chỉ mới là một khả năng có thể đưa đến những sự thương thảo mà thôi. C̣n Nhà Trắng th́ b́nh tĩnh xác nhận là người ta (Hoa Kỳ) không có đ̣i hỏi Tổng ThốngThiệu phải ra đi. Dĩ nhiên là có thể một người nào đó ở Sài G̣n đă đề nghị với Tổng ThốngThiệu.... Trong khi tiếp xúc với dân chúng, ông Tổng Thống Ford vẫn cố đổ hết trách nhiệm về mọi biến cố ở Việt Nam cho Quốc Hội.

    Ngày 21 tháng 4, ông nói chuyện với các ông Walter Cronkite, Bob Schieffer và Eric Sevareid ở trên đài truyền h́nh. Luận cứ của Tổng Thống Ford rất là đơn giản: Quân Lực VNCH vừa đánh vừa triệt thối là v́ Quốc Hội không chấp thuận viện trở quân sự đầy đủ cho Miền Nam Việt Nam . Nếu không có những sự triệt thối đó th́ làm sao có hiểm họa như ngày nay ?

    Ông Ford c̣n đi xa hơn nữa, ông c̣n lo lắng về hiểm họa chiến tranh ở Trung Đông . Và sợ c̣n có một cuộc phong tỏa dầu hỏa nữa. Trên b́nh diện kinh tế trong nước có nhiều yếu tố phấn khởi như vấn đề lạm phát đă ổn định, chỉ số bán lẻ đang tăng. Nhưng Sài G̣n th́ quá xa xôi....

    Tuy nhiên vẫn c̣n vấn đề di tản. Hiển nhiên vẫn c̣n sự bất đồng giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Pḥng . Người ta chống nhau v́ có quá nhiều tiết lộ qua báo chí. Ông Bộ Trưởng Quốc Pḥng cho biết là giờ nầy khó có thể xử dụng các phi cơ dân sự hay quân sự, mà bắt buộc phải dự trù một cuộc di tản bằng trực thăng, một cuộc hành quân rất là tế nhị. Vấn đề di tản người Việt Nam chưa được giải quyết. Ngoài ra ở Sài G̣n chánh thức th́ các đơn xin di tản được tạm thời đ́nh hoăn. Những người Việt Nam nào đến ṭa đại sứ Hoa Kỳ cũng đọc được một thông cáo :

    - " Những yêu cầu có liên quan đến Cha Mẹ.

    V́ có quá nhiều việc quan trọng phải giải quyết, nên tạm thời chúng tôi xin ngưng nhận đơn từ liên quan đến Cha Mẹ, Anh , Chị. Xin đừng xếp hàng ở đây nếu quư vị có nhu cầu về vấn đề nầy.

    Hy vọng gần đây chúng tôi có thể nhận đơn xin liên quan đến Cha Mẹ, Anh Chi em..."

    Ông Kissinger gởi điện thư qua cho ông Martin:

    - " Khi nào sân bay Tân sơn Nhứt nằm trong tầm hỏa lực của địch quân, th́ các cơ sở thuộc Pḥng Tùy Viên Quân Lực phải được di tản bằng phi cơ... Không nên, tôi nhắc lại , không nên ỷ lại vào sự di tản bằng trực thăng....."

    Ông Kissinger nhấn mạnh là không nên can dự vào những hoạt động ngoại giao mà người Pháp đang tiến hành. C̣n về vấn đề can thiệp của Liên Xô ?

    - " Chúng tôi có đề nghị một cuộc ngưng bắn tạm thời chừng hai tuần lễ ... để di tản người Mỹ và vài người Việt Nam ... "Đối diện , người ta h́nh như ngỏ ư " đó là một quyền lợi nghiêm trọng....nhưng cho đến giờ nầy vẫn chưa có trả lời".

    Tại Honolulu, Đô Đốc Noel Gayler, Tư Lệnh Chiến trường Thái b́nh Dương, đă quyết định lập một cầu không vận tới Sài G̣n . Các phi cơ vận tải C.141 làm con thoi ban ngày và các phi cơ vận tải C 130 vào ban đêm. Tại Quốc Hội , một cuộc tranh đấu mới về ngân khoản đă được tiến hành và Chánh Phủ cuối cùng đă được chấp thuận 160 triệu mỹ kim viện trợ kinh tế và nhân đạo. Ông Ron Nessen ở Nhà Trắng xác nhận là Tổng Thống tin tưởng rằng c̣n có khả năng và nhất thiết cần phải có được một tỷ mỹ kim cho Miền Nam Việt Nam

    Ngày 22 tháng 4:

    Tổng bí thư Lê Duẫn nhân danh Chánh trị Bộ đă diện cho Văn tiến Dũng và Lê đứcThọ như sau :

    - "Chúng ta phải tranh thủ, tính từng ngày.... Phải tấn công đúng lúc trên tất cả mọi hướng. Mọi chậm trễ sẽ có nguy cơ kéo theo nhiều hậu quả tai hại, trên cả phương diện chánh trị cũng như trên kế hoạch quân sự. "

    Tổng bí thư đảng sợ rằng giải pháp chánh trị sẽ làm Bắc Việt mất đi một chiến thắng hoàn toàn quân sự. Không có người lănh tụ nào quên được lịch sử của năn 1954, với một biên giới được áp đặt ở vĩ tuyến 17 cho hai nước Việt Nam

    Để tấn công vào Sài G̣n, tướng Trần văn Trà cho tập trung quân đội Bắc Việt trong những vùng tạm chiếm cho đến giờ nầy vẫn c̣n được bảo đảm an toàn: Chiến khu C ở Tây Bắc Sài G̣n, chiến khu D ở Đông Bắc, Khu Tam Giác Sắt ở phía Bắc, khu rừng U minh ở phía Nam, và các đơn vị thuộc CPLTCHMN ở trong bán đảo Cà Mau.

    Ngày 22 tháng 4 :

    Tại Lộc Ninh, Lê đức Thọ, Văn tiến Dũng với tư cách là Tổng Tư Lệnh, và Phạm Hùng như người chánh thức có trách nhiệm về chánh trị ở Miền Nam long trọng kư tên vào tấm bản đồ, trên đó đường tiến quân tới Sài G̣n của các Quân Đoàn Bắc Việt được vẽ màu đỏ. Hai ông Lê đức Thọ và Phạm Hùng là chánh trị viên, th́ ở lại Lộc Ninh, Văn tiến Dũng và Trần văn Trà, là quân nhân, th́ đóng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương tại Bến Cát, ở phía Bắc Sài G̣n .

    Tại Lộc Ninh, một anh chàng say mê chiếu bóng tên là Tiến c̣n nh́n thấy Lê đức Thọ. Anh biết nhân vật nầy lắm, anh rất bằng ḷng. Anh nhận thấy là chung quanh Lê đức Thọ co rất nhiều nhân vật quan trọng. Nh́n thấy cách họ nói chuyện là biết ngay. Một sĩ quan đă nói cho anh ta biết nhiệm vụ của ḿnh:

    - "Tôi phải điều khiển một toán chiến xa, phải dắt dẫn họ, nhất là khi chúng ta vào Sài G̣n ."

    Tại Sài G̣n, ông Hương đang là Tổng Thống .... chậm chạp. Ông chỉ c̣n thấy lờ mờ. Ông bị chứng cao huyết áp và rối loạn nhịp tim. Ông quá lừng khừng trong nhiệm vụ Phó Tổng Thống, một nhiệm vụ rất là danh dự, thường ít lộ diện. Là một cựu giáo viên, ông đă từng là Thị trưởng Sài G̣n, Thủ Tướng trong một thời gian ngắn, và ứng cử viên Tổng Thống năm 1967. Năm 1968 ông Thiệu đă chỉ định ông làm Phó Tổng Thống để rồi một năm sau đó cho ông nghĩ việc và hai năm sau lại đưa ông trở lại đứng chung một liên danh.. Nặng về nghi thức, theo đúng Hiến Pháp, khi đă trở thành Tổng Thống rồi th́ việc đầu tiên ông chú trọng đến là chỉ định và bầu bán trong Quốc Hội Lưỡng Viện. Tất cả đâu đó phải được an bài xong rồi ông mới chọn một vị Thủ Tướng. Ông Hương lộ vẻ bằng ḷng v́ một ngày ngay sau khi ông nhận chức Tổng Thống th́ dân biểu Phạm văn Út, thủ lănh khối Cộng Ḥa, được bầu lên làm Chủ tịch Hạ Viện. Hạ Viện đă không có đầu từ khi ông cựu Chủ Tịch đă trở thành Thủ Tướng. Tổng Thống Hương lo lắng: tại sao người ta không đưa ra được một ứng cử viên vào chức vụ Tổng Thư Kư của Hạ Viện ? Thật là phiền hà, ứng cử viên duy nhất đứng đắn lại ở tận Cần Thơ. Ồ ! mà vị tân Tổng Thống lại rất chú trọng đến việc Vương quốc Ô Man đă chấp thuận gởi một đại sứ đến Sài G̣n kể từ ngày 26 tháng 4. Ḿnh phải gởi người nào đến Ô Man đây ? Dường như ông Hương quan tâm về vấn đề h́nh thức của chính phủ của ông hơn là bản thân ông, cũng như chương tŕnh tương lai của ông hơn là những viễn ảnh của đời ông.

    Pháo Binh cộng sản đang bắn vào Long B́nh. Cho tới giờ nầy, chưa bao giờ những khẩu đại bác 130 ly Bắc Việt được bắn vào căn cứ nầy, một trong những căn cứ quan trọng nhất vào thời của người Mỹ c̣n ở đây.

    Một buỗi lễ cầu nguyện đă quy tụ những đại diện của bốn Tôn Giáo lớn là Công Giáo, Phật Giáo, Phật Giáo Ḥa Hảo và Cao Đài ở tại nhà thờ Chánh Ṭa. Thật là một cảnh tượng đẹp mắt, v́ các vị lănh đạo Phật Giáo Ḥa Hảo mặc toàn đen đứng chung quanh Giám mục mặc toàn trắng và các nhà Sư Phật Giáo đắp toàn y vàng. Vị Đại diện chánh thức của Cao Đài không thể đi đến thủ đô được v́ đường 22 nối liền Tây Ninh và Sài G̣n đă bị cắt đứt .Ở tỉnh Tây Ninh, các đơn vị của Miền Nam đă đẩy lui nhiều trận tấn công của Bắc Việt, điều nầy chứng tỏ rằng sự ra đi của Tổng ThốngThiệu không có ảnh hưởng ǵ đến binh sĩ của Miền Nam Việt Nam .

    Về sự từ chức của Tổng Thống Thiệu, người ta ghi nhận là có nhiều b́nh luận mâu thuẫn kỳ lạ. Có nhiều người từng không ưa ông Thiệu, giờ đây lại khâm phục ông sau khi ông chửi Mỹ. Có những người khác thù ghét chế độ chuyên chế của ông Thiệu, tự hỏi rằng ông Hương sẽ có quyền hành tối thiểu nào ? ông Thiệu vẫn ở trong Dinh Độc Lập, sẽ cố vấn giúp cho ông tân Tổng Thống , vị nầy sẽ có thái độ ra sao?

    Quen nghề dạy học, ông Hương dường như hay lẫn lộn lời nói và hành động. Đọc một bài diễn văn trên đài truyền h́nh, ông Tân Tổng Thống chỉ cho phép phụ nữ và trẻ em được phép rời khỏi đất nước nếu họ muốn. C̣n đàn ông th́ họ phải ở lại Việt Nam và chiến đấu.

    Tại phi trường Tân Sơn Nhất các phi cơ vận tải nối đuôi nhau. Các viên chức Hoa Kỳ lo về di tản làm việc ngay tại pḥng thể dục để kiểm soát người tỵ nạn. Ngày 22 tháng 4, chánh thức có ba ngàn ba trăm người đă ra đi từ Sài G̣n trên các phi cơ quân sự Hoa Kỳ.

    Ở Hoa Thạnh Đốn ông Kissinger đă đạt được một đạo luật giải tỏa hết chướng ngại cho vấn đề nhập cư áp dụng cho hơn 300 ngàn người Đông Dương , trong đó có 50 ngàn người Việt Nam xét thấy "có bị nguy hiểm đến tánh mạng" . Đây là một sự nhượng bộ quá tốt : v́ theo chánh sách cô-ta, không một nước nào được quyền có trên 20 ngàn chiếu khán nhập cư trong một năm. Chỉ sau thời điểm của Vịnh Con Heo, đặt biệt các cơ quan di trú Hoa Kỳ mới chấp thuận 60 ngàn chiếu khán cho người Cuba.

    Bây giờ th́ ông Kissinger thấy rằng ông đại sứ Martin đă quá tŕ hoăn trong vấn đề di tản. Liệu có thể tin được một con số quá lớn người Miền Nam sẽ có thể thoát thân hay được di tản chăng ? Liên quan đến những vấn đề được đặt ra theo đó gia đ́nh người Việt Nam quá đông, ông Tổng Thống Ford đă thuật lại một câu chuyện vui trong một cuộc thảo luận ở Nhà Trắng :

    - "Một người Việt Nam đến tŕnh diện ở ṭa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài G̣n với 4 bà vợ. Người ta hỏi " ông muốn bà nào đi với ông ?" - Trả lời : - "Bà trẻ nhất " .

    Ở Sài G̣n người ta không t́m kiếm ǵ hơn ngoài một tờ chiếu khán của Hoa Kỳ

    Thông báo trong tờ Saigon Post:

    " T́m cha mẹ nuôi. Sinh viên nghèo, biết lao động:

    - Chu thị Mỹ Hồ, sanh ngày 2 tháng 10 năm 1954 ở Nam Định, căn cước số 00113070

    -Chu thị Tuấn Ḥa, sanh ngày 12 tháng 10 năm 1958 ở Khánh Ḥa, căn cước số 10796374 "

    Báo chí đăng thông báo t́m người đầy rẫy. Những người Việt Nam cố gắng t́m người Mỹ dân sự cũng như binh sĩ mà họ có quen biết. V́ những người nầy có thể bảo đảm, hay có thể đưa thoát họ ra khỏi Sài G̣n :

    - Muốn t́m lại J.T. Slotberg ...."

    - Ông Tom Westerling, ông hiện ở đâu ?

    Bất th́nh ĺnh, người ta tưởng rằng có một sự ngừng tiếng súng. Điều kiện ông Thiệu phải ra đi đă được thực hiện, một điều kiện mà phía cộng sản đă từng đ̣i hỏi, như vậy là họ phải có một sự ngưng hoạt động về quân sự .

    Ông Kisinger gởi cho ông Martin công hàm trả lời của Liên Xô, (có phần lưu ư qua cho vị đại sứ của ḿnh rằng đây thật sự là lần đầu tiên mà ông ta thông báo chi tiết về các cuộc thương thảo cho một trong các thuộc cấp của ḿnh):

    - "Sau khi nhận được công điện của Tổng Thống Hoa Kỳ đề ngày 19 tháng 4, gởi cho ông Leonid I Brejnev, Liên Xô đă có "những biện pháp cần thiết để liên lạc với phía Bắc Việt . Lập trường của phía Bắc Việt đối với sự di tản các công dân Hoa Kỳ ở Miền Nam Việt Nam được coi như hoàn toàn thuận lợi. Trong khi mở cuộc hành quân, phía Bắc Việt không có ư định làm trở ngại cho sự di tản đó."

    Bây giờ là các điều kiện thuận lợi đă có cho một cuộc di tản như thế rồi "Liên Xô đă nói rơ là phía Bắc Việt sẽ căn cứ trên Hiệp Định Ba Lê cho mọi dàn xếp chánh trị . Hà Nội không có ư định làm nhục Hoa Kỳ" .

    Người ta tin tưởng là ông Ford không làm cho t́nh h́nh ở Đông Dương thêm quá căng thẳng. H́nh như ông Kissinger đang bối rối. Ông ta đ̣i ông Martin phải cho ông biết xem ông Martin "nghĩ thế nào về sự trà lời của Liên Xô." Ông Tổng trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ ước tính rằng người Mỹ có thể tiến hành cuộc di tản của họ và cả "cuộc di tản người Việt Nam " mà không gặp một trở ngại nào.

    Ông Kissinger c̣n nói thêm là : Thư trả lời chỉ rơ là "CPLTCHMN sẵn sàng tiến tới các cuộc thương thảo theo công thức ba Bên"

    Liệu ông Kissinger cũng bị đầu độc chăng ? Những tin tức đến từ Mạc tư Khoa xuyên qua ông Kissinger, và từ Hà Nội xuyên qua đại tá Hung gia Lợi đă trùng hợp nhau. Ông Kissinger yêu cầu ông đại sứ phải giảm thiểu con số người Mỹ ở Miền Nam Việt Nam đến con số 800 người trong ṿng 4 ngày tới.

    Chung quanh Tổng Thống Hương và đại sứ Martin. người ta bàn tán về hoạt động chánh trị của Chánh Phủ Pháp. Ông Jean-Marie Mérillon là thành viên duy nhất thuộc ngoại giao đoàn ở Sài G̣n đi dự buổi lễ cầu nguyện ở Nhà Thờ Chánh Ṭa. Ở Ba Lê, Tổng Thống Valéry Giscard d'Estaing đă tiếp ông Jean Sauvagnargues, Tổng Trưởng Ngoại Giao, để bàn về t́nh h́nh ở Đông Dương . Rồi đến lượt ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Pháp tiếp kiến ông Vơ văn Sung, đại sứ của Hà Nội , và Phan văn Ba, đại diện cho CPLTCHMN . Và tất cả những chuyện nầy đă diễn ra thật là ồn ào.

    Ở Tổng Thống Phủ Pháp, có nhiều người muốn nh́n nhận ngay CPLTCHMN nhằm bảo đảm sự hiện hữu của một Chánh Phủ. Thật là tế nhị. Thủ Tướng Jacques Chirac là một trong những người chống lại việc nầy, v́ muốn tránh những phản ứng của Việt Nam Cộng Ḥa đối với người Pháp c̣n ở Miền Nam Việt Nam. Đó là điều khôn ngoan. Trong tất cả thủ đô của các quốc gia ở Tây Phương các nhà ngoại giao Miền Nam Việt Nam cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Các phái đoàn cộng sản không muốn gặp họ ở La Celle-Saint Cloud. Họ và các nhà báo giải thích là :"Ông Hương cũng vẫn là Thiệu mà không có Thiệu".

    Tại nhà riêng của ḿnh ở ṭa đại sứ Mỹ, vào buổi tối, ông Martin thảo một bức công điện cho ông Kissinger :

    - " 1.- Tướng Trần văn Đôn, Tổng trưởng quốc pḥng , đă đến gặp tôi hôm qua.Ông ta nổi tiếng là một tay chuyên môn nhảy đầm...nên khi ông ta kết thúc một bản nào rồi th́ không ai c̣n biết được ông đang ở đâu hết, nhưng người ta cũng thấy vui vui....

    Mấy ngày trước ông Đôn đă giải thích ở ṭa đại sứ rằng một khi mà Tổng Thống Thiệu ra đi và được ông Hương thay thế rồi, th́ ông ta, Trần văn Đôn, sẽ là một Thủ Tướng xuất sắc !

    2.- Chiiều hôm qua, ông Đôn lại đă đề nghị một kịch bản khác:Tướng Dương văn Minh, người mà Hà Nội mong muốn, dĩ nhiên với tướng Đôn là cố vấn. Xuất xứ : từ tướng Minh và Đại sứ Pháp. Ông Đôn đă thừa hưởng cái áo khoác đẹp đẽ đó của ai vậy ? Làm sao người ta có thể dàn xếp một chuyện giao quyền hành như thế được ? Ông Minh có thể được chỉ định làm Thủ Tướng... với toàn quyền hành động về quân sự và chánh trị do ông Hương trao cho ông ta... Hoặc một giải pháp khác : ông Hương có thể giao hết chánh quyền lại cho ông Dương văn Minh để ông nầy bắt đầu ngay việc thương lượng để thành lập một Hội Đồng Ḥa Giải... Theo tướng Đôn th́ những người Công Giáo, Phật Giáo và các Giáo Phái khác đều sẵn sàng yểm trợ cho giải pháp nầy. Câu hỏi chủ yếu được đạt ra là : tướng Đôn đă chắc chắn là Hà Nội đă chấp nhận Dương văn Minh rồi .... nhưng ông ta không thể đưa ra được một bằng chứng nào. " Người Mỹ sẽ nghĩ thế nào đây ? Ông Martin viết tiếp : "Tôi đă trả lời rằng Quốc Hội Hoa Kỳ đă cho thấy là họ không quan tâm lắm về nhân vật nào sẽ ở chánh quyền ... và tôi không có một quyền nào để chấp thuận hay không chấp thuận những ǵ được cọi là thỏa thuận chủ yếu giữa người Việt Nam ." Ông Martin đă giải thích cho ông Tổng Trưởng quốc pḥng Việt Nam rằng đây không phải là một bài toán của Hoa Kỳ nữa. Có thể ông Đôn sẽ gặp người Pháp v́ họ khẳng định là họ có một ảnh hưởng nào đó đối với Hà Nội.

    3.- Tôi đă gặp ông Mérillon hồi trưa nầy, sau khi ông ta đến gặp Tổng Thống Hương, ông Martin viết tiếp. Đại sứ Pháp nói rằng ông ta đă có lưu ư ông Hương là phải hành động nhanh. Tổng Thống Hương có vẻ hơi chậm chạp, bệnh hoạn và quá già. Ông ta không có phản ứng ǵ đặc biệt. Ông Mérillon xác nhận là Tổng Thống Pháp có thúc đẩy ông đưa ông Minh lên. Tôi có hỏi ông ta có nhận được tín hiệu chính xác của Hà Nội chứng nhận rằng Hà Nội sẽ chấp thuận ông Minh chưa? Tôi đă không nhận được câu trả lời trực tiếp nào.

    Tôi có cảm tưởng rằng người Pháp đă đề nghị tên của ông Minh cho Hà Nội mà không nhận được một câu trả lời chính xác nào, nhưng họ giải đoán sự im lặng nầy đương nhiên là một sự thỏa thuận ngầm. Người Pháp cũng có nói là họ đă yêu cầu một sự ngừng bắn sau khi ông Thiệu đă ra đi, để có thể đặt những thể thức chánh trị mới , và chuyện Bắc Việt tạm ngưng các hoạt động quân sự bây giờ là một trong những kết quả của những sáng kiến của họ. Tin tưởng rằng họ có thể ảnh hưởng được ông Dương văn Minh nên họ hấp tấp t́m cách đưa ông ra nắm chánh quyền, hy vọng là một khi đă ngồi được ở ghế Tổng Thống rồi th́ Hà Nội khó mà không thừa nhận được ... Về phần tôi, "tôi nghĩ rằng Hà Nội khuyến khích những áp lực của người Pháp cốt để triệt tiêu tính cách hợp pháp của chế độ, bằng cách tạo ra một cuộc chuyển giao quyền hành một cách bất hợp hiến, có thể họ sẽ chấp nhận ông Dương văn Minh trong một thời gian nào đó như kiểu một chánh quyền thiên tả, và sau đó họ sẽ hành động thật nhanh để giành lấy thắng lợi không thể lật ngược được cho phía cách mạng ."

    Ông Dương văn Minh đă có tiếp xúc với tướng Timmes. Ông Kỳ có vẻ muốn động thủ trở lại.

    4.- Ông Dương văn Minh đă cho Tướng Timmes biết là có một số tướng lănh người Bắc (những người ở chung quanh tướng Kỳ) đang chuẩn bị có hành động chống lại ông ta. Như tôi đă từng mong muốn là Sài G̣n phải được yên tịnh từ ngày mai cho đến cuối tuần, nên tôi đă có gởi một đặc phái viên đến gặp tướng Kỳ để cho ông biết rằng, nếu nguồn tin đó đúng th́ chúng tôi thấy rằng chuyện đó chẳng đi đến đâu. "Ông Martin c̣n lắt léo : "giả sử như ông Kỳ chối, th́ tôi cũng cho ông biết là chúng tôi chấp nhận lời nói danh dự của ông, nhưng mà không một người nào khác tin ông đâu . Do vậy, điều tốt hơn hết cho ông là sẽ không có ǵ xảy ra". Thật ông Martin biết ḿnh quá là Việt Nam hơn là một người Việt Nam

    Ông Hương đă yêu cầu vị Tân Thủ Tướng vừa được Tổng Thống Thiệu chỉ định hăy tạm thời giữ chức vụ đó. V́ ông Nguyễn bá Cẩn muốn rời khỏi đây. Ông Hương đă nói với ông Martin : "Tôi đă nói là tôi vẫn giữ nguyên trạng không có một thay đổi nào cho đến cuối tuần". Ông Martin viết rơ như vậy. Cần phải tránh sao cho t́nh trạng chánh trị ở Sài G̣n đừng bị xáo trộn.

    Ông Mérillon đă thúc ông Tổng Thống Hương. Ông hấp tấp cho biết là ông Hương đă cho gọi ông. Trong lúc văn pḥng của Tổng Thống th́ nói rằng ông Mérillon đă xin được tiếp kiến. Ông Martin biết rất rơ những chuyện vận động kiểu nầy:

    "6.- Ông Mérillon đă trở lại gặp Tổng Thống lúc 16 giờ chiều. Sau đó, qua điện thoại, ông ta nói với tôi là vẫn không có ǵ mới mẻ hết. Tổng Thống Hương đă mời tôi lúc 17 giờ chiều. Mặc dù có một sự ngơi nghỉ trong hoạt động quân sự... nhưng ông không biết được chuyện đó sẽ kéo dài bao lâu."

    Ông Mérillon yêu cầu ông Martin thúc dục ông Hương từ nhiệm.

    Ông Hương né tránh. Lúc ông tiếp đại sứ Mỹ, ông nói chuyện với ông nầy như một người bạn. Ông Martin giải thích rằng theo ông th́ cộng sản cho ông Hương là h́nh bóng của ông Thiệu. "một ông Thiệu mà không có Thiệu"? Ông Hương nói :

    - Nếu tôi phải làm một ông Pétain của Việt Nam, th́ ít nhất tôi cũng sẽ làm được trong danh dự và trong nhân cách đó.

    Ông Tổng Thống mong muốn biết ông Martin nghĩ ǵ về ông Dương văn Minh. Đại sứ Mỹ chưa bao giờ gặp ông Minh. Có quá nhiều tin đồn về những tham vọng của ông ta. Có nhiều người khẳng định rằng nếu ông Minh được chỉ định làm Thủ Tuớng theo một thể thức thông thường th́ đó là một điều rất tốt.. Có nhiều người khác th́ nói rằng ông ta muốn được Quốc Hội và dân chúng lựa chọn, Có nhiều người lại nói ông ta đ̣i hỏi phải có toàn quyền hành động. Ông Hương th́ nhắc lại t́nh bạn cũ với ông Minh. Tướng Dương văn Minh luôn gọi ông Hương bằng "Thầy". Hồi xưa ông Hương đă từng khuyên ông Minh nên đi ra ngoại quốc. Ông Hương cũng đă cho gọi ông Minh trở về từ Băng Cốc (Thái Lan) vào năm 1968. "Có nhiều mối liên quan giữa chúng tôi . "

    Ông Martin gợi ư là các nhóm thuộc lực lượng thứ ba và một số tướng lănh đă thấy có thể chấp nhận ông Minh. Cảm tưởng của ông Martin về ông Hương dường như có phần đúng. Câu hỏi chủ yếu là liệu Hà Nội có chấp nhận ông Minh hay không ? Ông Hương không biết ǵ hết. Ông yêu cầu ông Martin hỏi đại sứ Ba Lan thuộc phái đoàn quốc tế kiểm soát ngừng bắn về vấn đề nầy.

    Ông Hương thấy không có ǵ mà phải gấp. Trong buổi tiếp kiến, th́nh ĺnh ông Tổng Thống già nua nói chuyện thơ phú với ông Bruson McKinlet, người đi theo ông Martin. Ông Martin tận hưởng được phút thoải mái nầy.

    Ông Martin viết tiếp :

    " 8. - Ông đại sứ Ba Lan đă đến gặp tôi lúc 20 giờ tối. Đó là một người cộng sản cứng rắn và là một nhà ngoại giao loại "nhà nghề". Chúng tôi hiểu nhau. Tôi cho ông ta biết cảm tưởng của tôi, khi biết rằng vị tân nguyên thủ quốc gia phải đối đầu với những sự thật, và nghĩ rằng định mệnh bắt ông ta phải chịu lănh vai tṛ của một ông Pétain.... Không có cách nào để biết được liệu Hà Nội có chấp nhận ông Dương văn Minh trong vai tṛ tạm thời của một ông Laval hay không... ? Ông đại sứ Ba Lan sẽ thử t́m hiểu tin tức nầy. Ông ta là một người rất thận trọng và Varsovie phải cho phép ông hành động. Tôi nghi rằng rồi sẽ có một câu trả lời đúng lúc. Tôi tin chắc rằng vào sáng ngày mai thế nào ông ta cũng sẽ cho tôi biết là ông ta không nhận được câu trả lời. Tôi có thể cho Tổng Thống Hương câu trả lời đó và sẽ chấm dứt tại đây..."Ông Martin nghĩ rằng "vào ngay lúc nầy ông Dương văn Minh có giá trị của một người khác rồi", nhưng người Mỹ không nên có một vai tṛ nào trong câu chuyện nầy. "Tại Hoa Thạnh Đốn, liệu chúng ta có một chỉ dấu tối thiểu nào cho thấy là ông Dương văn Minh được Hà Nội chấp nhận ?"

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    21. Chương 18 - Giờ của Dương Văn Minh
    P2


    Trong tṛ chơi lớn đầy kiên nhẫn đang diễn ra , vẫn c̣n thiếu một quân cờ. Người ta biết là ông Dương văn Minh sẽ đóng được vai tuồng ǵ, nhưng người ta không biết được Bắc Việt có chấp nhận dàn dựng vở tuồng nầy hay không ?

    Tại Ba Lê, Tổng Thống Giscard d'Estaing cho gọi ông Paul d'Ornano, nghị sĩ của những người Pháp ở ngoại quốc, từng là một nhà trồng tỉa ở Đông Dương, v́ ông nầy sấp sửa đi qua Sài G̣n. Ông Tổng Thống Pháp nghĩ rằng CPLTCHMN có nhiều may mắn. Dù thế nào đi nữa th́ cũng phải giữ sự có mặt của người Pháp. Ông d'Ornano nhất định phải bảo người Pháp phải ở lại tại chỗ.

    Tổng Thống Pháp có thể sẽ có lệnh cho các viên chức, và lời khuyên cho những công dân Pháp.

    Hai ông Kissinger và Martin thường xuyên liên lạc với nhau.. Ngày 23 tháng 4, ông Kissinger giải thích cho ông Martin là " đối với t́nh h́nh chánh trị ở Sài G̣n , có hai cách giải quyết:

    - Chúng ta có thể thử cố giữ một cấu trúc vững chắc của Chánh Phủ, có nghĩa là người ta không để cho Chánh Phủ hiện hữu bị sứt mẻ thêm nữa..

    - Chúng ta có thể t́m để đạt những ǵ cụ thể chính yếu mà người Pháp đang ṃ mẫm tiến hành : thử thực hiện một vài thay đổi cho đến khi nào chúng ta t́m ra được một cơ cấu cho một Chánh Phủ khả dĩ được Bắc Việt chấp nhận ...

    Trên thực tế , hy vọng duy nhất cho một sự cải thiện không thể tránh được, là phải đi qua đường dây Liên Xô.". Phải chờ câu trả lời từ Mạc tư Khoa , và từ đây đến đó phải giữ nguyên trạng cơ cấu chánh trị hiện thời. "Nếu trong hai ngày mà chúng ta không nhận được câu trả lời, hoặc có nhận được câu trả lời phủ định, th́ chúng ta có thể xem lại vị thế của chúng ta . Trong khi chờ đợi, tôi đề nghị là ông có thể làm tất cả những ǵ ông có thể làm được để yểm trợ cho Tổng Thống Hương và Chánh Phủ của ông ta mà không cần nói ǵ cho ông biết về sáng kiến của chúng ta liên quan đến Liên Xô.

    Bây giờ lại đến lượt ông Hương sẽ trở thành một món tiền để trao đổi ! Liên quan đến vấn đề di tản, ông Martin cũng như ông Kissinger vẫn đứng trước một ngă ba đường : Ngũ Giác Đài th́ tỏ vẽ hối thúc. Trong trường hợp Sài G̣n bị tấn công, người ta không muốn thấy quân chiến cụ và đạn dược bị rơi vào tay cộng sản . Nhưng nếu người ta đưa quân chiến cụ đi th́ Miền Nam Việt Nam sẽ hốt hoảng ngay.

    Những người của ông Thiệu sửa soạn ra đi. Cựu Thủ Tướng Trần thiện Khiêm gởi nhiều tấn hành lư ra ngoại quốc. Tân Tổng Thống Hương tiếp tướng Đặng văn Quang, Phụ tá đặc biệt về an ninh của ông Thiệu và nói với ông nầy rằng ông phải từ chức v́ ông liên hệ quá chặt chẻ với ông Thiệu. Ông Quang tuân hành ngay và sau đó yêu cầu ông Hương coi sóc giùm mấy người đệ tử của ông Thiệu. Ông Hương sẽ coi lại..., ông ta nói với ông Thiệu trong những ngày tới. Chuyện quan trọng bây giờ phải là vấn đề thương thuyết với kẻ địch :

    - " Vấn đề an toàn của đất nước phải được ưu tiên hơn là an toàn của cá nhân"

    Vài giờ sau đó, khoảng giữa trưa ngày 23 tháng 4, tướng Kỳ đáp trực thăng xuống nóc Dinh Độc Lập, ở đó có Tổng Thống Hương đón ông ta. Ông Kỳ nói :

    - " Quân cộng sản Bắc Việt có thể tiến đến Sài G̣n trong vài ngày, hay trong vài giờ sấp tới...

    Ông Hương đáp:

    - "Phải thương thuyết thôi. Ông Mérillon và nhiều người khác thúc giục tôi trao quyền cho tướng Dương văn Minh. Quân đội không thể kháng cự được . Có phải thật sự là họ đă hết đạn rồi phải không ?

    Tướng Kỳ nghĩ rằng Quân đội cần phải có một lănh đạo có nghị lực:

    - Với những ǵ chúng ta đang có, chúng ta có thể cầm cự được một hai năm. Ông hăy bổ nhiệm tôi làm Tham Mưu Trưởng Liên Quân đi.

    Ông Hương thoái thác:

    - " Một người như ông, đă từng là Thủ Tướng và Phó Tổng Thống , không thể chỉ trở thành một Tham mưu trưởng thường được . Ít lâu nữa đây tôi sẽ chỉ định ông làm cố vấn quân sự đặc biệt cho Chánh Phủ .

    - Nhưng thưa Tổng Thống , thời gian c̣n quá ít .

    Ông Kỳ ra đi. Toàn là những người yếu đuối, toàn là những người chần chờ ! Người Mỹ và người Pháp đang dùng con bài Dương văn Minh là một người yếu đuối khác nữa. Nếu ông ta lấy được quyền hành hay được người ta giao cho quyền hành (v́ Minh không tự ḿnh chiếm lấy quyền hành bao giờ) th́ tất cả sẽ c̣n yếu nữa. Tướng Kỳ tiếc là ḿnh không chịu tiến hành một cuộc đảo chánh.. Chỉ vài ngày trước khi Tổng ThốngThiệu ra đi, một phi đội trưởng đă đề nghị ném một trái bom "gặt hết bông" (bom hút hết dưỡng khí) xuống Dinh Độc Lập.

    Người Pháp khuyến khích ông Dương văn Minh hăy nhận ghế Thủ Tướng, ít nhất trong thời gian đầu. Chiều lại ông Minh họp các cố vấn của ông lại. Ông nói:

    - "Nếu được chỉ định là Thủ Tướng một cách "hợp hiến" như vậy, th́ quá yếu: Tôi muốn nhận ghế đó trực tiếp từ dân chúng. Thí dụ như qua sự tán thành của những nhóm Tôn Giáo chánh hay các nhóm khác.

    Ông Minh tưởng tượng là nhiều nhóm khác nhau đồng thỏa thuận cho ông một loại ủy nhiệm của dân chúng. Ông yêu cầu dân biểu Nguyễn văn Binh liên lạc giùm với các hội chuyên viên như luật sư, giáo sư, các doanh gia, và nhà báo. Về phía Quân đội Ông Minh rất tự tin. Vài giờ trước đó, các tướng lănh đă họp ở Bộ Tổng Tham Mưu, có mặt cả tướng Cao văn Viên. Ông nầy ước tính rằng phải bỏ qua Hiến Pháp để tướng Minh được chỉ định là nguyên thủ quốc gia. Ai sẽ chỉ định ông ? Ông Minh trả lời là dân chúng. Ủy nhiệm của dân chúng, của các vị lănh đạo Tôn Giáo, của các Hội đoàn chuyên nghiệp, của Thượng Đế. Ông Minh biết ít nhất là Tướng Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, đă sẵn sàng đi với ông ta.. Nếu người ta trao cho ông toàn quyền, th́ sẽ có nhiều tướng lănh và sĩ quan cao cấp sẽ ở lại tại chỗ và nghe lệnh ông ta thay v́ sửa soạn chạy ra ngoại quốc. Ông nói :

    - " Muốn thương thuyết, th́ cũng phải có một vài đơn vị có kỷ luật.

    Ở Đà Lạt, linh mục Mais đă có được một giấy phép đi lại của Ủy ban hành chánh Phường cấp cho. Ông và một người đệ tử của ông dùng một chiếc Honda đỏ chạy theo Quốc lộ 1 theo ḍng người tản cư và theo các đoàn xe của Bắc Việt. Vào giữa trưa tại một làng cách Xuân Lộc khoảng 20 cây số, xe ông bị một toán dân chính mang ba sao đỏ chận lại.

    - "Ông đi đâu ?

    - Tôi đi Gia Kiệm thăm một linh mục bị thương, cha Mais trả lời bằng tiếng Việt Nam.

    Dưới con mắt lưu tâm của một vài người có mang súng lục, và hai anh bộ đội Bắc Việt , người ta xem kỹ giấy căn cước Pháp và thẻ cư trú của linh mục... Một người mời cả hai vào một căn nhà gần đó. Người ta mời ông dùng trà và ăn chuối. Một giờ trôi qua... Người ta dẫn hai người đến một căn nhà khác và người ta để cho họ đứng đó. Một người dân sự khoảng 50 tuổi tự giới thiệu là người có trách nhiệm an ninh xẵng giọng hạch hỏi hai người. Anh ta giữ một khoảng cách với linh mục và gọi linh mục bằng "ông" :

    - "Ông là ai ? Từ đâu đi đến đây ? Và ông đi đâu ? Ông không cần phải đi như vậy. Tôi không thể bảo đảm an ninh cho ông đâu.

    Một người nữa tới. Ông nầy hướng về linh mục và gọi bằng "giáo sư". Cả linh mục và người đệ tử của ông đều chờ đợi. Họ ngồi trên ghế đẩu. Một người thứ ba lại đến, người nầy lễ độ và có vẻ cung kính hơn, Anh ta gọi Linh mục là "cha"

    Người ta tịch thu hết giấy căn cước của hai người . Người ta cho hai người lên lầu của căn nhà nầy, ở đó họ gặp một ông cựu xă trưởng, một người nông dân và một người dạy giáo lư. Trời đă tối. Người ta đem cho họ cơm nguội, canh rau, và chiếu. Có những người c̣n trẻ, khoảng 15 tuổi, mặc ka ki hay đồ đen đến gát căn nhà nầy. Nghe giọng nói linh mục Mais biết là họ đến từ miền Trung. Người ta thả một vài người , rồi nhanh chóng lại có những người khác vào. Linh mục Jean Main hỏi về chuyện của ḿnh. Người ta đáp:

    -" Trường hợp của ông chưa được giải quyết .

    Ngày 24 tháng 4.

    Từ căn cứ Plessetsk, Liên Xô phóng một vệ tinh có độ chụp ảnh cao, có thể ḍ thấy các đơn vị đến cấp trung đội, và phân biệt được rơ ràng loại chiến xa. Độ nghiêng của vệ tinh nầy là 81 độ. Tám ngày trước đó, Liên Xô cũng đă có phóng lên một vệ tinh ở độ nghiêng là 65 độ. Hai vệ tinh nầy phối hợp lại th́ sẽ giúp cho Liên Xô thấy được một h́nh ảnh rất rơ ràng của nước Việt Nam trong 6 ngày, tức là cho đến ngày 30 tháng 4. Các vệ tinh thuộc thế hệ 2 nầy gởi h́nh ảnh có thể rửa thật nhanh được. Và kết quả sẽ được chuyển tiếp đến Hà Nội trong vài giờ. Và từ thủ đô Bắc Việt đên tổng hành dinh của Văn tiến Dũng ngay tức khắc. Do đó, vị Tổng tư Lệnh Bắc Việt sẽ biết ngay được trước mặt quân ḿnh có những đơn vị cấp nào của Miền Nam Việt Nam .

    Ở Sài G̣n, dân chúng hy vọng sẽ có một cuộc ngừng bắn sắp tới. Một h́nh ảnh , đúng hơn là một ảo ảnh .. đang bàng bạc trong không khí : 3 người Việt Nam , một Bắc Việt cộng sản , một Trung Việt với một chế độ ḥa giải, một Nam Việt với một Chánh Phủ mở rộng để thương thuyết với Hà Nội ....

    Sáng sớm ngày 24 nầy, Tổng Thống Hương và ông Dương văn Minh kín đáo gặp nhau ở nhà riêng của cựu Thủ Tướng Khiêm trong căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất . Bí mật ? Rồi đây trong vài giờ nữa, tất cả Sài G̣n cũng sẽ biết rơ việc nầy.

    Vị Tân Tổng Thống muốn mặt đối mặt bàn căi với ông Dương văn Minh, nhưng ông nầy chỉ muốn cuộc nói chuyện kéo dài trong hai giờ nầy phải có sự hiện diện của ông cựu Chủ Tịch Thượng Viện Nguyễn văn Huyền.

    Ông Hương vẽ lên một bức tranh đen tối của t́nh h́nh quân sự . Nhiều lắm là Chánh Phủ chỉ c̣n có 5 sư đoàn để chống lại 5 Quân đoàn Bắc Việt. Giỏi lắm ta chỉ c̣n đủ đánh một trận danh dự ! Ông Hương cố thuyết phục ông Minh hăy nhận ghế Thủ Tướng, điều nầy hoàn toàn hợp hiến. Rất b́nh tĩnh ông Minh từ chối. V́ việc nầy sẽ tự ḿnh làm hại thanh danh của ḿnh. Cộng sản Bắc Việt sẽ cáo buộc ông là người nắm giữ chánh quyền hợp pháp từ một thành viên của "tập đoàn Nguyễn văn Thiệu" . Như vậy ông Minh sẽ ở trong thế quá yếu, khó mà thương thuyết được. Ông Minh đề nghị ông Hương cho ông một ân huệ là hăy từ chức đi . Thật là kỳ lạ cho ông nầy! Thường thường, trong những cuộc khủng khoảng nghiêm trọng th́ những kẻ huênh hoang th́ nín lặng, những kẻ ẩn dật mới lên tiếng tự xác nhận, và những người khiêm nhường có thể sẽ trở thành khó tính. Ông Minh biết là những người Công giáo, Phật Giáo đang sửa soạn ra thông cáo, riêng lẻ hay chung nhau nhưng cùng có một nội dung : ông Dương văn Minh cần có được quyền tối thượng. Ngay hôm nay, thượng tọa Thích trí Quang , vị sư hoạt động hăng say nhất của chùa Ấn Quang, sẽ họp báo để xác định vị trí của ḿnh trong chiều hướng nầy.

    Vị nguyên thủ già ngồi nghe ông Minh nói mà không hề chấp nhận.. Vị cựu Chủ tịch Thượng Viện ủng hộ ông Minh. Ông Hương nhất định không nhượng bộ. Ông c̣n nói đùa:

    - " Đơn giản nhất để loại tôi ra, là chỉ cần làm một cuộc đảo chánh thôi.. Như vậy nó tự nhiên hơn!

    Người ta dự tính một số biện pháp để làm dịu những người cộng sản , nhất là việc thả các tù chánh trị . Ngày hôm qua, tướng Minh có nói với tướng Nguyễn khắc B́nh, Tổng Giám Đốc Nha Cảnh sát. Cả ông B́nh và ông Hương dường như tuần tự vừa khó chịu vừa nhẹ lo v́ những sự liên lạc của tướng Minh. Thật khó mà nghi ngờ được ai ai và đâu đâu cũng chấp nhận ông Minh, kể cả Cảnh sát . Ông Dương văn Minh trước kia đă cứu tướng B́nh, sau khi ông Diệm bị lật đổ. V́ tướng B́nh là người trung thành với ông Diệm, sau nầy ông mới theo ông Thiệu. Mà nếu cần th́ ông ta lại theo ông Dương văn Minh.

    Khi di chuyển th́ ông Hương thường chống gậy, và ông hơi run rẩy, nhưng ông không có chọn một quyết định nào hết.

    Các nhà chánh trị và quân sự vô ra nhà ông Dương văn Minh bao nhiêu th́ vô ra Dinh Độc Lập bấy nhiêu. Hoặc là ông Minh quá tự tin rằng chỉ có một ḿnh ông là có thể gặp được CPLTCHMN hay Hà Nội , hoặc là ông quá tự kiêu không đúng chỗ, ông Minh điềm tĩnh đó nhưng không có vẻ ǵ là một nhà ḥa giải. Ông không chịu hiểu câu châm ngôn Việt Nam :" Nếu có người nào đó đến trước, th́ tôi sẽ là người thứ nh́, nếu đă có người thứ nh́ rồi th́ tôi vui vẻ chấp nhận chỗ thứ ba vậy "

    Ông Minh phác thảo một Hiến Pháp tạm thời hoặc một Hiến Chương mà ông đề nghị công bố ngay khi Hiến Pháp hiện thời sẽ được băi bỏ khi ông Hương từ nhiệm, không c̣n là Tổng Thống nữa. Ông Minh lên danh sách một Chánh Phủ lâm thời. Tổng Thống: Dương văn Minh, ông cũng coi luôn những vấn đề quân sự. Phó Tổng Thống của ông sẽ là nghị sĩ Nguyễn văn Huyền, người đă giúp ông ta trong cuộc gặp gỡ với ông Hương. Trước hết, ông sẽ lo việc thương thuyết với địch. Ông sấp xếp người trong Chánh Phủ rất là khôn khéo. Ông Huyền, người Miền Nam là Công Giáo, ôn ḥa, sẽ làm yên ḷng phe quốc gia . Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Ngoại Giao: nghị sĩ Vũ văn Mẫu với một phó Thủ Tướng: dân biểu Hồ văn Minh. Hai người nầy sẽ tập hợp được các thành viên của Lưỡng Viện Quốc Hội . Một chủ ngân hàng, ông Nguyễn vơ Điểu sẽ là Tổng Trưởng Tài Chánh. Ông Minh cũng đưa những nhân vật mà cộng sản chắc chắn sẽ chấp nhận : Bà Ngô bá Thành, Tổng Trưởng Tư Pháp, người mà ông Thiệu đă biết là trung lập và quản chế tại gia.; dân biểu Hồ ngọc Nhuận, một người công giáo thuộc cánh tả sẽ là Tổng Trưởng xă hội và Tỵ nạn. Dĩ nhiên, danh sách nầy có thể c̣n thay đổi, nhưng đầy hứa hẹn, đă chứng minh được thiện ư của ông Minh. Sự phối hợp nầy c̣n quá khéo léo hơn một Chánh Phủ dưới thời đệ tứ Cộng Ḥa Pháp nữa ! Nhưng vấn đề là làm sao thuyết phục được cộng sản Bắc Việt đây ?

    Cả Tổng Thống Hương và ông Dương văn Minh đều có gởi sứ giả riêng rẽ đến trại Davis. Những người nầy được đại diện của CPLTCHMN tiếp đón rất là lịch sự, nhưng họ không chịu hứa hẹn ǵ cả. Cùng ngày nay ở Ba Lê và Hà Nội CPLTCHMN cho đăng một bản tuyên bố :

    - ".... Phải thành lập một nền hành chánh mới ở Sài G̣n (và) trong đó không được có một bộ mặt nào đă ở trong tập đoàn Nguyễn văn Thiệu...."

    Như thế là thông cáo nầy nhắm thẳng vào ông Hương và cũng nhằm vào một số đông nhân vật dân sự hay quân sự của Miền Nam Việt Nam .

    Ông Tổng Trưởng Quốc Pḥng Trần văn Đôn rất khôn khéo đă làm trung gian để Tổng Thống Hương và tướng Minh đạt được một thỏa hiệp. Và nếu ông Tổng Thống đề nghị với tướng Minh chiếc ghế Thủ Tướng với đầy đủ quyền hành, cả hành chánh lẫn quân sự th́ sao ? Khi mà có những sự kiện chống lại ông th́ mỗi chữ nói ra đều nặng kư. Khi một người Việt Nam càng là công dân Pháp bao nhiêu (ông Đôn là một công dân Pháp cực đoan) th́ ông ta càng đầu tư từng chữ một về pháp lư bấy nhiêu. Theo sơ đồ của ông Đôn, th́ vị tân Tổng Thống Trần văn Hương chỉ có một vai tṛ mới , một chức vụ danh dự, như một quốc vương ở vùng Bắc Âu vậy thôi. Ông ta không được can thiệp vào công việc của Chánh Phủ . Ông sẽ có một nhiệm vụ như Hoàng Đế Bảo Đại khi ông trao hết quyền hành lại cho Tổng Thống Diêm. Danh dự của ông Hương vẫn c̣n và người ta có thể bắt đầu thương thuyết. Tướng Đôn đă cố thử thời vận của ḿnh khi ông tuyên bố với đại sứ Mérillon là ông ta có thể là "người số một" trong cuộc vận động chánh trị nầy và ngoài ra ông ta cũng c̣n được người Mỹ ủng hộ nữa. Ông ta cũng đă đưa đề nghị nầy cho ông Martin và xác nhận rằng ông ta đă được người Pháp khuyến khích. Hai ông đại sứ trao đổi tin tức với nhau, và họ chỉ có cười thôi !

    Bây giờ th́ ông Đôn sẵn sàng chiếu cố đến lá bài Dương văn Minh, nhưng ông ta nghĩ rằng ông Minh có nhiều ảo vọng khi ông tưởng rằng ông sẽ được dân chúng hoan hô và đẩy ông vào Tổng Thống Phủ.

    Những lời tuyên bố của một vài nhân vật lănh đạo Tôn Giáo dù có lỗi lạc, cũng chưa đủ để đánh bóng tính cách hợp pháp được. Hơn nữa, ông Tổng Trưởng Quốc Pḥng Trần văn Đôn có cảm giác là các tướng lănh và sĩ quan cao cấp c̣n ở vị trí chỉ huy, không dễ dàng chấp nhận Dương văn Minh lắm đâu. Họ nghĩ rằng ông Minh chỉ muốn nắm được quyền hành trong tay để đưa lá cờ trắng lên mà thôi. Dưới nhăn quan của một số quân nhân, chuyện thương thuyết mà ông Minh đang nói đến sẽ giống như một chuyện đầu hàng.

    Làm sao mà những chánh trị gia và những quân nhân ở Sài G̣n có thể thỏa măn những đ̣i hỏi quá mức của CPLTCHMN được ? Tất cả các tướng lănh, các đại tá, trung tá thiếu tá, các nghị sĩ , dân biểu đều nằm trong guồng máy hành chánh của Sài G̣n . Thật ra, cái gọi là CPLTCHMN nầy trước hết t́m cách phá tan quyền lực của nền hành chánh và của Quân đội mà thôi

    Vào hồi 16 giờ chiều, nội các Nguyễn bá Cẩn chánh thức từ nhiệm. Như thế, Chánh thể Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam chỉ c̣n có một ông Tổng Thống và một vài vị Tổng Trưởng xử lư thường vụ và vỏn vẹn chỉ c̣n có Vùng Sài G̣n và một phần lớn của Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo yêu cầu của ông Tổng Trưởng Quốc Pḥng , tướng Tổng Tham Mưu Trưởng cho lệnh các đơn vị chiếm các vị trí pḥng thủ.. Họ được lệnh phải tránh không được tấn công bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng . C̣n một bằng chứng để tỏ thiện chí nữa là tiêu lệnh được truyền đi đến nhân viên của đài phát thanh :" Trong tất cả các bản tin tức, phải có một chiều hướng ḥa giải hơn." Các nhân viên thuộc Bộ Thông Tin phải tháo gỡ hết các bản thông cáo, các biểu ngữ chống cộng khắp nơi trong thủ đô và vùng ngoại ô. Tổng Thống Hương đang xét duyệt các danh sách tù nhân chánh trị để nhanh chóng được thả ra.

    Vào hồi 17 giờ , ông Dương văn Minh họp vài nhà báo :

    - "Tôi đă từ chối không nhận ghế Thủ Tướng mà Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa đă đề nghị . Nếu tôi nhận th́ tôi không thể nào thương thuyết được với phía bên kia, v́ họ đ̣i ông Hương cũng phải ra đi.

    Những cộng sự viên của ông Minh phụ nhĩ với các nhà báo:

    - " Ông già Hương sẽ từ chức, đó là giải pháp duy nhất.

    Tại ṭa đại sứ Mỹ, ông Martin và ông Polgar quan sát từng giờ một con đường ngoằn ngoèo của các cuộc vận động nầy. Khác hơn ông Martin, ông Polgar th́ nhắm vào ông Dương văn Minh.

    Ngày 24 tháng 4:

    Cuối cùng, ngày hôm nay ông Martin chánh thức cho lệnh di tản nhân viên Việt Nam thuộc ṭa đại sứ Mỹ. Người ta cũng dự trù di tản một số lớn người Việt Nam từ Vũng Tàu. Ông Polgar giữ liên lạc thường trực với đề đốc Bùi thế Lân ở Bộ Chỉ Huy Hải Quân Việt Nam. Ông nầy hứa sẽ lo cho một cuộc di tản khoảng từ 40 ngàn đến 250 người dân tỵ nạn. Ông Polgar thông báo cho Hoa Thạnh Đốn :

    - "Nếu Sài G̣n thất thủ, Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam sẽ cho nổ sập hết các cầu để cắt đứt quốc lộ dẫn đến Vũng Tàu . Người ta sẽ ngăn chận bớt làn sóng người tỵ nạn có thể tràn ngập cả Vũng Tàu. Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam sẽ hợp tác với người Mỹ. Để duy tŕ trật tự, quân lực Việt Nam Cộng Ḥa có thể sẽ động thủ, nếu cần. Ông Polgar kín đáo điện cho Hoa Thạnh Đốn :

    - "Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ không thể nào có biện pháp cần thiết được .Thủy Quân Lục Chiến của đề đốc Bùi thế Lân được rộng đường hành động." Tóm lại, nếu cần phải giải quyết những người dân tỵ nạn th́ tốt hơn là phải do Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam . Đề đốc Bùi thế Lân không có yêu cầu phải di tản người của ông ta, nhưng đương nhiên là những người nầy cũng thích được di tản."

    Ông Jim Eckes được tự do vô ra phi trường Tân Sơn Nhất rất thong thả. Đă từ lâu cả quân nhân và cảnh sát giữ an ninh ở đây đều biết chiếc xe Volkswagen trắng của ông Giám Đốc hăng Continental Air Services.

    Các phi cơ cứ là tiếp tục cất cánh từng nửa giờ một, chở người dân tỵ nạn có đầy đủ hay không có giấy tờ hợp pháp. Trên một đường bay, một chuyến chót của hăng Pan Am phải chở 600 người, toàn là nhân viên của công ty hàng không và gia đ́nh họ. Ông Eckes thấy một nhóm người Việt Nam , tất cả đều mặc đồng phục tiếp viên hàng không của hăng Pan Am. Có nhiều người mặc cũn, đi giầy cao gót muốn trẹo chân. Họ có vẻ sợ sệt, nhất là khi họ đi qua hàng rào cảnh sát. Th́nh ĺnh, ở chân cầu thang có một bà lột giầy ra và ba chân bốn cẳng ḅ lên phi cơ. Ông Eckes hiểu ngay: một tiếp viên người Việt Nam của hăng Pan Am đă phát đồng phục tiếp viên ít nhất cho chị em, bạn bè của ḿnh để họ được rời khỏi Sài G̣n. Sáu trăm hành khách trên một phi cơ chỉ có ba trăm năm chục ghế ngồi : trên phi cơ, một thanh tra người Mỹ thuộc Hàng Không Liên Bang không nói ǵ hết. Người ta đóng cửa lại. Ông Al Topping, giám đốc Pan Am ở Sài G̣n thấy là c̣n hai tiếp viên người Mỹ c̣n bị bỏ quên trong phi cảng. Người ta chạy đi t́m họ.

    Chiếc phi cơ phải chờ ở phi đạo. Đài kiểm soát không lưu không cho chiếc phi cơ nầy cất cánh. Ông Jim Eckes chợt thấy một sĩ quan Việt Nam chiếc máy ra diô liên lạc cầm ở tay. Ông Jim ch́a ra hai trăm mỹ kim:

    - Ông hăy bảo đài không lưu cho chiếc phi cơ đó cất cánh đi. Ông trao cho họ số tiền nầy để họ nhậu với nhau . Hay họ muốn làm ǵ đó th́ làm."

    Vị sĩ quan kia nói với đài kiểm soát không lưu, và chiếc phi cơ nhận được phép cất cánh.

    "Bây giờ th́ tất cả các bè bạn của tôi đều đă được đi rồi "

    Ông Eckes vừa lẩm bẩm...., vừa cảm động rơi nước mắt .....

  10. #40
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    » Tác giả: Olivier Todd
    » Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa




    22. Chương 19 - Bán hạ giá 50 phần trăm

    Ông Phạm văn Ba, đại diện của CPLTCHMN tại Ba Lê, thông báo cho Tổng Thống Phủ Pháp:

    - một giải pháp chánh trị đưa ông Dương văn Minh lên làm nguyên thủ quốc gia có thể được chấp nhận,...với điều kiện là ông phải tŕnh diện một chính phủ có tinh thần ḥa hợp ḥa giải dân tộc. Chỉ cần chọn các nhân vật có thể chấp nhận được. "Được CPLTCHMN chấp nhận" liệu có nghĩa là "được Hà Nội chấp nhận hay không" ?

    Tổng Thống Phủ Pháp chuyển tin tức nầy cho ṭa đại sứ Mỹ ở Ba Lê để họ chuyển tiếp về Hoa Thạnh Đốn , và từ đó chính ông Kissinger sẽ gửi đến cho ṭa đại sứ Mỹ ở Sài G̣n . Cũng theo lời của chính ông Phạm văn Ba nầy, "Hoa Kỳ phải giải quyết các vấn đề của Miền Nam Việt Nam với CPLTCHMN chớ không phải với Hà Nội. Về phần ḿnh CPLTCHMN sẳn sàng mở ra một cuộc đối thoại."

    Theo những người đă gặp ông Phạm văn Ba nầy th́ ông ta có vẻ cởi mở. Người ta x́ xào rằng Ông là một người "ôn ḥa". Tại Ba Lê, ông thường tṛ chuyện với ông Bùi kiến Thành, phó bí thư đặc trách về các vấn đề quốc tế của một đảng nhỏ, ít được người ta nhắc tới, gắn liền với Đệ Nhị Quốc tế , đó là đảng Xă Hội Việt Nam . Các đảng Xă Hội ở Âu Châu không bao giờ để ư đến ông Thành nầy. Ông Thành đề nghị với CPLTCHMN một thành phần Chánh Phủ có đủ mặt các vị lănh đạo Tôn Giáo chính. Ông Thành nói :

    - "Riêng những nhân vật Tôn Giáo nầy đă đại diện cho phần lớn dân chúng Việt Nam . Không có một chánh trị gia nào, không một nguyên thủ quốc gia nào, cũng không phải ông Dương văn Minh hay những người khác, không thật sự đại diện cho ai hết. Chỉ có những đại diện của các Tôn Giáo lớn mới có thể đại diện cho dân chúng để nói chuyện với CPLTCHMN, những người thuộc đảng Xă Hội Việt Nam đă xác nhận như vậy.

    H́nh như ở Ba Lê ông Thành cho ư kiến nầy rất là hay. Do vậy, các đảng viên đảng Xă Hội Việt Nam rất cảm động với buổi lễ cầu nguyện mấy ngày trước ở Nhà Thờ Chánh Ṭa ở Sài G̣n nên đă gởi một điện tín cho Đức Cha Nguyễn văn B́nh. Nhưng ông nầy không nhận được . Họ cũng đă gởi cho ṭa đại sứ Mỹ ở Ba Lê : ở đây có thể nào thiết lập liên lạc được với các vị lănh đạo Tôn Giáo hay không ?

    Các đại diện của CPLTCHMN ở Ba Lê khuyến khích họ, nhưng đă bắn tiếng cho biết là họ không thể hứa là có ngừng bắn, ngay cả nếu có một Chánh Phủ được chấp nhận được thành lập tại Sài G̣n.

    Trong một số trung tâm chánh trị ở Ba Lê, người ta cho biết là có nhiều bất đồng giữa CPLTCHMN và Hà Nội và ngay trong nội bộ CPLTCHMN cũng vậy.

    Trước hết ông Mérillon tưởng là một tṛ đùa. Từ trung tâm điện thoại của Sài G̣n nữ xướng ngôn nói :

    - Tổng Thống muốn nói chuyện với ông. Không phải Tổng Thống của chúng tôi mà là Tổng Thống của ông.

    Ông Valéry Giscard d'Estaing khuyến khích ông Mérillon:

    - Việc ông đă làm rất tốt. Tôi khen ngợi ông. Nhưng đừng có lănh lấy quá nhiều nguy hiểm đó!

    Ông Giscard thân mật nói thêm:

    - "Tất cả những sáng kiến của ông đều là sáng kiến tốt.

    - Tôi không có sáng kiến đâu, tôi làm theo các sự chỉ dẫn của ông thôi.

    Đúng là chánh trị trung gian: ở Ba Lê cũng như ở Sài G̣n người ta chánh thức công bố câu chuyện trao đổi trên điện thoại trên đây của Tổng Thống Pháp để cho thấy là Ba Lê đă chọn quân bài Dương văn Minh. Đường lối ngoại giao của Pháp là cố gắng trồi lên hàng đầu. Ông Jean Sauvagnargues bảo đảm rằng "hành động của nước Pháp hoàn toàn vô tư."

    Ông Mérillon được ông Tổng Thống Hương tiếp kiến và ông ta khuyên ông Hương nên nhường chỗ cho Dương văn Minh. Miền Nam Việt Nam đang hấp hối, cần phải mổ xẻ ngay. Vị Tổng Thống già nua cố bám, viện cớ có nhiều khó khăn về mặt Hiến Pháp. Ông Hương tiếp ông Trần văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện. Ông nầy tuyên bố sẵn sàng lèo lái con thuyền quốc gia đúng như Hiến Pháp đă qui định, trong trường hợp ông Hương từ nhiệm. Ông Lắm nói với báo chí :

    - "Ông Tổng Thống Hương có thể từ chức. Ông không thể trao quyền hành lại cho bất cứ người nào hết. Nếu ông trao quyền lại cho ông Duơng văn Minh là ông đă xem thường Hiến Pháp.

    Người ta hỏi ông về vai tṛ của nước Pháp. Ông Lắm trả lời một cách ỡm ờ :

    - "Tôi hy vọng rằng nước Pháp có thể ảnh hưởng được với phía bên kia.... Vai tṛ của họ là có thể can thiệp với các cường quốc và đặc biệt hơn hết là các cường quốc cộng sản .

    Ông Lắm đă từng là Tổng Trưởng Ngoại Giao năm 1973 và là thương thuyết gia của Hiệp Định BaLê. Cũng giống như các chánh trị gia ở Sài G̣n ông tin vào những sự can thiệp của Mạc tư Khoa hơn là thiện chí của Hà Nội.

    Tại Hoa Thạnh Đốn, Hạ Viện khi tranh căi lại về vấn đề Việt Nam, đă chấp thuận ngân khoản 327 triệu mỹ kim viện trợ nhân đạo, nhiều hơn 77 triệu của bên Thượng Viện. Cả hai viện đều cho phép Tổng Thống Ford xử dụng quân lực Hoa Kỳ để bảo vệ cuộc di tản.

    Tại Nhà Trắng, trước sự hiện diện của các doanh gia bảo trợ cho những chiến dịch quảng cáo về quyền lợi của dân chúng, ông Ford tuyên bố :

    - " Hoa Kỳ sẽ bắt đầu một bước đi mới. Hoa Kỳ sẽ tiến tới phía trước ."

    Phi công Nguyễn cao Kỳ và linh mục Thanh nói chuyện với khoảng mười ngàn người trong một cuộc mết tinh ở một vùng ngoại ô Sài G̣n . Các diễn giả nói đủ thứ chuyện : họ kêu gọi thành lập một Chánh Phủ mới, kêu gọi kháng chiến, kêu gọi ngừng bắn, và kêu gọi thương thuyết...

    Ở ṭa đại sứ Hoa Kỳ , trong khi ông Martin th́ chọn quân bài Trần văn Hương th́ ông Polgar lại chọn ông Dương văn Minh. Cố vấn Lehmann th́ làm yên ḷng khách khứa.: Tất cả rồi cũng sẽ tốt thôi . Khi tiếp ông Lucien Hébert, vị xử lư thường vụ Gia nă đại, , khi ông nầy đến từ giă đề về nước ngày mai th́ ông Lehmann phản đối :

    - " Không , đừng có đi. Chúng tôi đây, chúng tôi ở lại . Bắc Việt không có chiếm Sài G̣n đâu, sẽ có một cuộc dàn xếp...

    Sau đó, sau một lúc lưỡng lự, ông nói tiếp :

    - " Dù sao đi nữa, nếu xảy ra chuyện ǵ th́ vẫn có chỗ cho ông kia mà." Có nghĩa là, trong phi cơ Hoa Kỳ của chúng tôi .

    Ông Polgar tự thấy ḿnh được khích lệ, khi ông lại gặp được đại tá Hung gia Lợi thân thích của ông tại nhà của ḿnh. Đại tá Toth bảo đảm với ông Polgar là tất cả các điện tín của ṭa đại sứ Hoa Kỳ đă được nhanh chóng chuyển tiếp đến "phía bên kia và cả thủ đô Budapest của Hung gia Lợi, và - ông giả thuyết- đến cả những người khác nữa".

    Theo ông Toth, th́ những người của CPLTCHMN và của Bắc Việt ở trại Davis ,đă cho rằng diễn tiến chánh trị trong mấy ngày qua đă có một "tính chất xây dựng" . Họ rất lạc quan, và ước tính rằng người ta có thể sẽ t́m được những giải pháp " tốt cho cả đôi bên". C̣n dè dặt, Toth đă nhấn mạnh : ông ta không phải là phát ngôn viên của Chánh Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa hay của CPLTCHMN . Tuy nhiên, ông cũng có thể cung cấp cho ông Polgar những mẩu tin tức từ "phía bên kia" . V́ ông có gặp khó khăn về các tên của người Việt Nam nên ông đă có ghi chú . Ông ta lấy cuốn sổ tay ra.

    Theo "phía bên kia" th́ không có một nhân vật nào được xem là chính yếu trong triển vọng của một cuộc diễn tiến ḥa b́nh. Có nhiều nhân vật của Miền Nam sẽ được chấp nhận. Tướng Dương văn Minh là một trong số những người đó. Ông cũng không phải là người duy nhất. Nhất là CPLTCHMN muốn rằng những người không đáng được chấp nhận không nên có một vai tṛ nào nữa ở Miền Nam Việt Nam Ông Toth nói tiếp:

    -" Không dính dáng ǵ đến người sẽ lănh đạo Tân Chánh Phủ, cũng là một chuyện tốt nên để cho họ vào cuộc - thí dụ như - bà Ngô bá Thành, linh mục Chơn Tín.

    CPLTCHMN có thể hợp tác với rất nhiều người . Ông Toth c̣n đọc ngay tên của Thủ Tướng xử lư thường vụ Nguyễn bá Cẩn, người rơ ràng đă ở trong "tập đoàn Nguyễn văn Thiệu". Nhất là CPLTCHMN muốn có một lời tuyên bố của Hoa Kỳ . Tuyên bố nầy phải nói rơ là Hoa Kỳ không xen vào chuyện nội bộ của Miền Nam Việt Nam nữa và chấm dứt mọi viện trợ quân sự cho Chính Phủ Sài G̣n.

    Hai bản nhạc khác nhau của CPLTCHMN : ở Ba Lê th́ các đại diện của họ không bảo đảm sẽ có ngừng bắn. Và ở trại Davis th́ các đại diện của họ lại nói là sẵn sàng chấp nhận ngừng bắn nếu có một sự "tiến bộ tốt của quá tŕnh chánh trị " Ít ra, đây là một truyền đạt không chánh thức đă được ông Toth chuyển tiếp cho ông Polgar. Ông nói là những người đối thoại ở trong trại Davis cũng muốn biết có phải là Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đă đổ bộ ở Vũng Tàu hay không ? Nếu có th́ tại sao ? ông Polgar đính chánh ngay.

    - "Tại sao c̣n có quá nhiều tàu chiến Hoa Kỳ , trong khi người ta đă di tản một số lớn người Việt Nam từ hơn hai tuần lễ ? ông Toth hỏi.

    - Ông Polgar trả lời rằng các tàu chiến đó chỉ duy nhất dùng cho các cuộc hành quân di tản.

    Ông Polgar muốn ông Toth nói cho "bên kia" hiểu rằng Chánh Phủ của ông Hương, cũng như Chánh Phủ sẽ thay thế ông ta, có nhiều "bài toán tâm lư dễ xúc cảm". Không nên tiến tới nhanh quá. Phải nghĩ tới tất cả những người của Miền Nam Việt Nam , nhất là các binh sĩ, họ đang nh́n những diễn biến chánh trị mới với con mắt không tốt.

    - "Chúng tôi không muốn thấy các phi công của những chiếc F.5 bỏ bom vào Dinh Độc Lập để phản đối lại những ǵ mà dưới nhăn quan của họ sẽ là một sự phản bội lại chánh nghĩa quốc gia .

    "Thật là kỳ lạ ! "Chúng tôi" ! Chúng tôi , những người Mỹ, những người Hung gia Lợi, Hà Nội và CPLTCHMN . Ông Polgar tiếp tục nói , dựa trên chủ đề thường được hai ông Martin và Mérillon nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

    - ' Chúng tôi không muốn thấy luật lệ và trật tự ở Sài G̣n bị sụp đổ. Phải cố tránh những sự bạo động cá nhân và những vận động của quần chúng. "

    Ông Polgar không c̣n nghi ngờ ǵ nữa là Cảnh sát sẽ áp dụng những chỉ thị của Tân Chánh Phủ . Người ta không biết đến bao giờ Chánh Phủ mới nầy được thành lập xong, Dù sao th́ trước đó Chánh Phủ của ông Hương đă công bố những biện pháp cốt "chỉ rơ là vấn đề ḥa giải dân tộc đă là chương tŕnh nghị sự rồi" . Bằng chứng là vài giờ trước đây, Thủ Tướng Xử Lư Thường Vụ Nguyễn bá Cẩn, đă tuyên bố là có vài trăm tù nhân chánh trị sẽ được thả ra . Các cơ quan an ninh của Miền Nam lợi dụng chuyện nầy để thanh toán nhiều cán bộ quan trọng của Bắc Việt mà họ đang giữ. Do đó Nguyễn văn Tài, một trong những tay gộc bị các cơ quan nầy tóm được, sẽ được thả xuống từ trực thăng.

    Với sự thỏa thuận của ông Martin, ông Polgar yêu cầu ông Toth cho những người ở trại Davis biết là ṭa đại sứ muốn bàn căi một vài vấn đề với một đại diện của CPLTCHMN một cách chánh thức nhưng bí mật. Ông Toth ghi nhận, mong sẽ nhanh chóng cung cấp câu trả lời. Có thể ngay chiều hôm nay.

    Được báo cáo đầy đủ về cuộc gặp gỡ nầy, ông Kissinger vẫn ghi nhận những lời nầy, nhưng không bao giờ tin. Thật vậy, một cuộc ngừng bắn với những người cộng sản Việt Nam không thể tùy thuộc vào những sự vận động của một ông đại tá Hung gia lợi. Ông Kissinger ra lệnh cho ông Martin rằng tất cả những cuộc thương thuyết với CPLTCHMN phải được thực hiện ở Ba Lê chớ không phải ở Sài G̣n .

    Đối với một số người, trong đó có ông Mérillon. th́ vấn đề của ông Minh đang tiến triển tốt. Ông Martin cũng bắt đầu "o bế" giải pháp nầy. Ṭa đại sứ Mỹ tự nhiên nghĩ rằng người Pháp muốn có mặt lại ở Đông Dương nhưng họ có vẻ tin tưởng ông Mérillon. Tại sao không chơi lá bài Dương văn Minh ? Theo chỗ ông Martin biết th́ ông Minh nầy vẫn là một tướng hồi hưu , làm việc rất ít. Ông ta đă làm được ǵ trong những năm qua ? Ông ta chơi quần vợt, chăm sóc vườn lan và nuôi cá.. Ô hay !muốn thành công về chánh trị, không cần thiết phải quá thông minh. Nhưng phải cần có đức tính lẫn nghị lực. Ông Minh có tánh tốt, nhưng ông ta tính t́nh ra sao ? Nhiều người nói ông Minh là "một con voi với bộ óc của chim se sẽ". Hai ông Martin và Mérillon đồng ư trên một điểm: giải pháp hoàn toàn (100 %) của cộng sản sẽ là một giải pháp tệ hại nhất trong các giải pháp. Nếu Quân đội Bắc Việt chiếm Sài G̣n , th́ tiếp tục chiến tranh sẽ đưa đến việc Bắc Việt sẽ chiếm toàn thể lănh thổ của Miền Nam.

    Người Pháp nhất là ông Pierre Brochand thật t́nh rất thích ông Dương văn Minh. Không giống như nhiều tướng lănh khác được đào tạo thời Mỹ, ông Minh là người thân Pháp như những người thân cận của ḿnh. Là một tướng lănh, ông Minh có thể được binh sĩ nghe lời. C̣n ông Hương th́ không được như vậy. Miền Nam Việt Nam c̣n khiển dụng được 4 hay 5 sư đoàn . Trong tṛ chơi chánh trị, ông Minh cũng c̣n một ít chủ bài. Phải cho ông ta một dịp may để đoàn kết hai lực lượng chánh trị và tôn giáo lại . Nếu CPLTCHMN nghĩ rằng ông ta có thể được chấp nhận th́ tại sao chúng ta không yểm trợ tối đa cho ông ? Các nhà ngoại giao người Pháp cảm thấy thích thú khi nhận thấy rằng ông Polgar và ngay cả con diều hâu Martin cũng lần lần đi theo giải pháp của người Pháp. Trường hợp xấu nhất, một Chánh Phủ liên hiệp lâm thời sẳn sàng thương thuyết cũng có thể tránh được cuộc chiến trong thủ đô Sài G̣n, một thủ đô mà tướng Kỳ kêu gọi phải cố thủ. Những nhà ngoại giao Pháp không quá ngây ngô như người Mỹ đă tưởng, họ không có quá nhiều ảo tưởng trong dài hạn. Họ thừa biết là từ 30 năm nay, cộng sản Việt Nam đă có ư muốn thống nhất nước Việt Nam, và từ 45 năm nay đă từng muốn thống nhất Đông Dương .. Người Pháp ngày hôm nay cũng như ông Kissinger ngày hôm qua, đều nghĩ đến tính cách hợp lư của quốc gia Việt Nam : Hà Nội lúc nào cũng muốn, ít nhất trong một giai đoạn chuyển tiếp từ một đến năm năm, chấp nhận một Chánh Phủ dưới màu cờ của lực lượng thứ ba mà người cộng sản chưa hoàn toàn thống trị được . Một chế độ "dễ coi" ở Sài G̣n , dân chủ hơn chế độ ở Miền Bắc có thể làm cho Hà Nội có điểm tốt ở Á Châu, lại có thể giúp họ giữ được khoảng cách đối với Mạc tư Khoa và Bắc Kinh . Người Pháp c̣n nghĩ tới những sự cạnh tranh cố hữu giữa Miền Nam và Miền Bắc . Ông Dương văn Minh sẽ thật sự là người của t́nh thế nầy. Cộng sản Hà Nội đến một lúc nào đó sẽ được độc lập đối với cộng sản Mạc tư Khoa. Như vậy tại sao Miền Nam Việt Nam sẽ không được như vậy đối với Hà Nội, ít nhất trong một thời gian nào đó ?.

    Nghị sĩ Paul d'Ornano đến Sài G̣n . Ông nói cho những người nầy, và những người kia về tiêu lệnh của Tổng Thống Pháp : ở lại tại chỗ! Gần như nhờ đó mà cộng đồng người Pháp ở Sài G̣n loan truyền ra một niềm lạc quan nào đó. Người Mỹ, trong đó có ông Snepp, có cảm nghĩ là thái độ đó gây ảnh hưởng rất nhiều cho người Việt Nam . Nếu người Pháp không đi, điều đó có nghĩa là sẽ có một cuộc dàn xếp nào đó, có thể là một mầm móng của một quốc gia không cộng sản ở Miền Nam Việt Nam . Một loại giải pháp Nam Kỳ. Ṭa đại sứ Pháp ở Sài G̣n hoạt động trong chiều hướng nầy. Ṭa đại sứ Pháp ở Hà Nội th́ không tin như vậy.

    Ngày 25 tháng 4

    Tại trại Davis tướng Hoàng anh Tuấn biết là sẽ không có thương thuyết, và biết là thời điểm chót của "sức mạnh cách mạng" đă đến. Trong trận chiến cuối cùng đó, phi trường Tân Sơn Nhất sẽ bị pháo kích.

    Tướng Tuấn gởi cho Hà Nội một công điện ngày hôm nay, theo đúng "mốt" anh hùng tính của những phim ảnh Bắc Việt :

    -" Xin Bộ Tham Mưu đừng nghĩ ǵ đến sự hiện diện của cá nhân tôi và những người của tôi ở trại Davis. Chúng tôi sẽ đào hầm núp để giữ vị trí của chúng tôi đă chiếm đóng. Nếu quân địch phản ứng mạnh, xin pháo binh của chúng ta cứ tăng cường pháo mạnh, đừng lo nghĩ ǵ đến chúng tôi . Đây là một danh dự cho chúng tôi khi được hy sinh cho chiến thắng của chiến dịch và cho chiến thắng của cách mạng "

    Danh dự hay không khi tự hiến ḿnh cho sự hy sinh, các sĩ quan, hạ sĩ quan và bộ đội Bắc Việt hay Việt Cộng ở trại Davis đều không thấy bao giờ được an toàn trong những dăy nhà bằng cây lợp tôn. Họ dùng xẻng, cuốc hoặc đôi khi dao găm và cọc sắt để đào hầm núp, với những bao mà họ làm để đựng đất. Các biện pháp nầy không thể che chở họ được khi mà trái đạn pháo rơi ngay vào hầm núp, nhưng có thể giúp họ tránh được những mảnh đạn pháo .

    Trong kế hoạch tấn công, tướng Dũng rất chú ư đến sự hiện diện của các phái đoàn cộng sản ở trại Davis. Tướng Tổng Tư Lệnh Bắc Việt nầy viết :

    -" Trong tiến tŕnh soạn thảo kế hoạch tác xạ vào căn cứ Tân Sơn Nhất , chúng tôi nhiều lần nhấn mạnh với những người có trách nhiệm để họ nhớ đến sự hiện diện của phái đoàn chúng ta để tránh tổn thất cho chúng ta ."

    Các binh sĩ của Miền Nam thường xuyên và lặng lẽ canh gác cho các phái đoàn Bắc Việt và Việt Cộng ở trại Davis. Hai phái đoàn cộng sản nầy có vũ khí cá nhân và một vài khẩu liên thanh. Không đủ để chống trả được một cuộc tấn công nghiêm trọng. Một vài đại đội Dù của Miền Nam cũng có thể chiếm trại Davis một cách nhanh chóng .

    Tổng Thống Hương cho gọi đại sứ Martin. Ông giải thích rằng ông Thiệu làm cho cuộc sống của ông không được thoải mái. Ông Thiệu cứ tiếp tục cố vấn cho ông quá nhiều . Ông có cảm nghĩ là sự hiện diện của ông Thiệu ngăn cản ông trong việc thương thuyết. Ông thích được thấy ông Thiệu ra đi.

    - Hoa Kỳ có nhận ông ta hay không ?

    - Có, tôi chắc chắn như vậy , ông Martin đáp.

    Cũng như phần đông các tướng lănh, ông Thiệu cũng có một tư dinh ở phi trường Tân Sơn Nhất . Ông ta có thể đến đó ở. Ông Martin nghĩ rằng ít nhất ở đó ông sẽ được an toàn hơn chỗ khác. Sau khi ông Thiệu đă từ chức, ông Martin không muốn thấy một ông Thiệu bị ám sát.

    Ông Martin cho gọi một phi cơ từ Băng Cốc đến, một phi cơ cánh quạt lúc nào cũng được đặt dưới quyền xử dụng của ông ta. Theo lệnh của ông Martin, tướng Timmes đề nghị ông Thiệu nên rời khỏi Việt Nam . Ông Thiệu chấp thuận. Ông sẽ đến Đài Loan, nơi đó có anh của ông đang là đại sứ. Vào hồi 19 giờ 30, lúc trời vừa tối, ông cựu Tổng Thống rời khỏi Dinh Độc Lập trong chiếc xe Mercédès, và thay v́ đến tư dinh của ḿnh, ông lại đến thẳng tư thất của cựu Thủ tướng Khiêm cùng ở căn cứ Tân Sơn Nhất. Ông Martin giao cho ông Polgar phải cho các người đi theo ông Thiệu điền vào những tài liệu được Tổng Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ chứng thực, được phát ra theo lệnh của Tổng Thống Ford. Những tờ khai nầy sẽ cho các đương sự quyền được ở trên nước Mỹ với tư cách là người tỵ nạn. Trong lúc hấp tấp, ông Polgar quên những tài liệu đó. Bà Thiệu cũng như bà Khiêm đă đi trước mấy ngày rồi. Ông Thiệu ra đi với 15 người . Lúc 20 giờ 30, tướng Timmes, Frank Snepp và hai viên chức khác đi đến nhà ông Khiêm. Ông Timmes giới thiệu Snepp cho ông Thiệu :

    - " Đây là một phân tích gia của Trung Ương T́nh Báo (CIA). Ông ta là một tài xế lành nghề.

    Mọi người đều cười. Ông Thiệu, ông Khiêm và ông Polgar cả ba đều lên xe. Trước khi đi qua phi trường quân sự ông Timmes khuyên ông Thiệu nên cúi xuống:

    - "Thưa Tổng Thống ,chỉ để giữ an toàn cho Tổng Thống .

    Ông Timmes hỏi ông Thiệu về tin tức của bà Thiệu và con gái của ông

    - " Họ đang ở Luân Đôn, chắc đang đi mua đồ cổ .

    Các bản ngoại giao giúp cho xe qua hàng rào cản dễ dàng. Ông Martin đứng chờ ông Thiệu cạnh phi cơ. Ông đại sứ ghi nhận là chung quanh hai ông cựu Tổng Thống và cựu Thủ Tướng, chỉ có vài người sĩ quan mà ông ít biết . Quư vị hành khách nầy không có nhiều hành lư, chỉ có vài chiếc va ly, vài xách tay, các máy ảnh. Ông Martin cho lệnh phi công tắt hết đèn trên phi cơ.

    Lúc bấy giờ ông mới nói cho phi công biết là phải đi đến đâu :Đài Bắc, ở Đài Loan. Ông Thiệu thân mật vỗ vai cám ơn ông Snepp và bước lên phi cơ. Ông Martin bước theo ông Thiệu.

    Rất b́nh tĩnh, ông Thiệu nói :

    - "Cám ơn"

    - "God speed, xin Thượng Đế giữ ǵn ông, ông Martin dùng một thành ngữ rất đẹp và rất cổ nói với ông Thiệu.

    Chiếc phi cơ cất cánh. Ông Martin lên xe, không c̣n lo lắng ǵ nữa. Ông đă làm xong một việc rất tốt. Ông Thiệu vẫn được b́nh yên vô sự. Bây giờ làm sao để các đứa con của Hà Nội cho ông Martin một chút ngơi nghỉ đây ? Để cho ông hoàn tất được cuộc di tản. Cũng như ông Polgar, ông Martin đi đến một khu cư xá ở phía Tây của Sài G̣n , ở đó trong một biệt thự, người Ba lan đang đăi rượu. Đại sứ Ryssard Fijalkowski gặp riêng ông Martin. Ông Martin hỏi đại sứ Ba Lan câu hỏi với một trăm ngàn mỹ kim :

    - "Sau ông Hương, Hà Nội có chấp nhận ông Dương văn Minh không ?

    Đại sứ Ba Lan phải đi hỏi lại. Nhưng ông hỏi lại một câu mà cộng sản Việt Nam đang lo lắng:

    - " Tất cả chúng ta đều nhắm vào chuyện thương thuyết để làm việc.Ông cho tôi biết coi tại sao có quá nhiều tàu chiến Hoa Kỳ ở phía Nam của biển Trung Quốc ?

    - Tôi hết sức hy vọng là cả ông và tôi đểu phải hiểu tại sao. ông Martin trả lời.

    Trên thực tế ông có thể nói cho tôi biết, ông đây, tại sao có quá nhiều dàn hỏa tiễn Bắc Việt được đặt quá gần Sài G̣n? Nhờ ông cho các bạn của ông ở Hà Nội biết là nếu họ muốn chống lại cuộc di tản của chúng tôi th́ tức khắc họ sẽ biết tại sao có hạm đội của chúng tôi ở đó.

    Ông Martin nghĩ rằng vị đồng nghiệp Ba Lan của ông sẽ mau chóng chuyển ngay về Hà Nội tin tức nầy. Ông Martin không thích cái thú ăn chơi kiểu thượng lưu ở đây , và ông ra về ngay. Tóm lại ông đă có được một ngày khá tốt. Đă có trên một ngàn người Mỹ, cùng vợ con, bè bạn của họ đă được ra đi, dù có hay không có đầy đủ giấy tờ.

    Và cả một ông Tổng Thống .

    Để thực hiện tốt cuộc hành quân di tản của ḿnh, ông thấy cần nhất là ông phải có th́ giờ

    Bị nhốt trong một căn nhà, linh mục Jean Mais nghe một phụ nữ trẻ thét lên:

    - " Ngày nào như ngày nấy, bà ta tắm rửa trong một bồn tắm đầy bia 33. Ông ta đă đi ra ngoại quốc rồi với nhiều tấn vàng. Bọn họ hay lắm, người nầy cứ thay thế cho người kia, chúng tôi phải chiếm Sài G̣n thôi."

    Người đàn bà trẻ nầy nói về bà Thiệu. và về ông Tổng Thống , về những người thay thế ông ta. Linh mục Mais và người đệ tử của ông được đưa đi từ nhà nầy đến nhà khác. Bây giờ th́ người ta đă gọi linh mục là "anh" để chứng tỏ rằng ông không có ǵ cao hơn người đối thoại với ḿnh.

    - Anh, tôi phải trói tay anh lại.

    - Tại sao ?

    Người ta không trả lời cho ông. Người đệ tử của ông th́ không bị trói tay. Trên sàn nhà cạnh linh mục có hai người ngồi. Một người th́ bị trói tay, người kia th́ không bị trói. Không c̣n chiếc chiếu nào nữa, cũng như giọng nói cũng đă thay đổi.. Tất cả đều chờ. Một ngày, hai đêm.... Họ nghe tiếng xích của chiến xa trên đường. Xuyên qua kẻ ván, linh mục quan sát cuộc di chuyển. Ông thấy nhiều hỏa tiễn SAMM được xe Molotova kéo. Đối với linh mục, ông thấy Miền Nam Việt Nam không có phản công nữa, và không phải CPLTCHMN nắm lấy chánh quyền ở Miền Nam.

    Bắc Việt sẽ chiếm Miền Nam

    Mặc dù tiếng đồn khắp Sài G̣n cũng như ở các vùng của cộng sản, nhưng thực sự ông Thiệu không phải ra đi với số vàng của Ngân Hàng Việt Nam .

    Dĩ nhiên là mọi người đều quan tâm, chánh quyền ở Sài G̣n cũng như chánh quyền ở Hoa Thạnh Đốn . Nếu cộng sản chiếm được thủ đô Sài G̣n, người ta muốn thấy rằng họ sẽ không chiếm được số vàng nầy. Có hai người theo dơi vấn đề nầy rất sát ngày 26 tháng 4. Đó là ông Nguyễn văn Hảo, cựu Phó Thủ Tướng đặc trách về Kinh Tế, và một cố vấn của ṭa đại sứ Hoa Kỳ, ông Dan Ellerman. Số vàng nầy có thể sẽ được kư thác ở Thụy Sĩ, vào Ngân Hàng Quốc Tế, hay kư thác ở Hoa Kỳ ở Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang. Ông Hảo không muốn gởi số vàng nầy ở Hoa Kỳ dưới sự kiểm soát của người Mỹ. Ông Martin nhấn mạnh để các thỏi vàng nầy phải được di tản. Ông đến dinh Tổng Thống. Ông Hương dường như lăng trí.

    Ông Martin ra về với sự tin tưởng là ông Hương chấp thuận chuyện di tản số vàng nầy.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24-07-2012, 11:58 PM
  2. Chuyến hải hành sau cùng của Hải Quân VNCH Tháng 4-1975
    By anlocdia in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 1
    Last Post: 10-04-2012, 08:03 PM
  3. Bản Tin Tức Cuối Cùng Của Đài Phát Thanh Sàig̣n Tháng 4-1975
    By anlocdia in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 07-04-2012, 05:55 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 25-04-2011, 09:26 PM
  5. Những ngày của tháng 4 – 1975 & trọn bộ DVD phim VƯƠT SÓNG
    By nguoibatcao in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 7
    Last Post: 19-04-2011, 01:50 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •