Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 23 of 23

Thread: Hồ sơ mật của CIA

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hồ sơ mật của CIA:
    CIA và các tướng lĩnh Sài G̣n - Kỳ 10: Thời điểm sinh tử


    Ngày 10-3-1975, Cộng sản mở màn cuộc tấn công và chiếm lĩnh Buôn Ma Thuột, tỉnh lỵ tỉnh Đắc Lắc. TP Pleiku bị đe dọa và trưởng cơ sở CIA Don Nicol tại Pleiku gửi báo cáo khẩn hàng ngày về cơ sở CIA Nha Trang. Không nhận được chỉ thị nào của Sài G̣n, ngày 13-3, Nicol họp toàn bộ nhân viên t́nh báo tại Pleiku và tự động phác họa một kế hoạch dự pḥng di tản cho toàn bộ nhân viên Mỹ - Việt có liên hệ với CIA.

    Pleiku, Kon Tum thất thủ

    Trong khi đang họp, Nicol nhận được điện thoại của đại tá Lê Khắc Lư, Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 cho biết các vị trí của quân đội Việt Nam Cộng ḥa (VNCH) đang bị đe dọa và khuyên người Mỹ nên rút khỏi Pleiku. Lư cho Nicol biết ngày 14-3, tướng Phạm Văn Phú sẽ họp với Tổng thống Thiệu tại Cam Ranh. Buổi họp được giữ kín và máy bay của tướng Phú sẽ đi Quy Nhơn trước để đánh lạc hướng. Lư hứa với Nicol có tin ǵ sau khi Phú đi họp về, Lư sẽ cho hay…

    Chiều 14-3, sau khi Nicol đă đi Nha Trang, Stephens (phụ tá của Nicol) đến Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 kiếm tin về cuộc họp giữa Phú và Thiệu. Stephens gặp Lư trước, Lư chưa nói được ǵ th́ Phú bước vào. Stephens thấy Phú có vẻ thất sắc và mất b́nh tĩnh nhưng Stephens nghĩ Phú đang lo về t́nh h́nh quân sự xấu đi của vùng 2 chứ không liên quan ǵ đến nội dung chỉ thị của Thiệu trong cuộc họp buổi sáng tại Cam Ranh.

    Hôm đó, Stephens không lấy được tin ǵ. Ngày hôm sau, Stephens trở lại với hy vọng có tin mới. Khi xe chạy qua sân bay Pleiku, Stephens không thấy các máy bay phản lực của Không quân VNCH thường đậu ở đó. Đến Bộ Tư lệnh, Stephens thấy đồ đạc vương văi như đang dọn nhà. Nửa giờ sau, Stephens t́m được Lư. Lư kéo Stephens ra một chỗ vắng và sau khi căn dặn tuyệt đối giữ kín, Lư cho Stephens biết Thiệu ra lệnh tướng Phú bỏ Pleiku và Kon Tum. Stephens vội vàng thông báo tin cho cố vấn tỉnh Đắc Lắc Earl Thieme, rồi đi t́m gặp Phú để xác nhận. Thi hành lệnh của Tổng thống Thiệu không cho người Mỹ biết quyết định rút quân ra khỏi Pleiku và Kon Tum, tướng Phú nói với Stephens, ông cho dời Bộ Chỉ huy Quân đoàn về Nha Trang cho an toàn chứ không có ư bỏ Pleiku và Kon Tum. Tuy nhiên - cũng như đại tá Lư - Phú khuyên người Mỹ nên rời khỏi Pleiku.

    Nhận được báo cáo của Chin, Polgar c̣n đang lượng định sự xác tín của nguồn tin, th́ lănh sự Mỹ tại Nha Trang Moncrieff Spear và Chin đă khẩn khoản yêu cầu và Polgar chấp thuận cho tất cả nhân viên Mỹ rời khỏi Pleiku và Kon Tum. Sau khi toàn bộ nhân sự t́nh báo về đến Nha Trang với máy giải mă và vũ khí, Phó CIA Sài G̣n LaGueux dùng máy bay đích thân bay quan sát và chụp h́nh đoàn quân rút lui của tướng Phú trên đoạn đường Pleiku – Phú Bổn. LaGueux thấy cuộc rút lui vô cùng hỗn độn.

    Ngày 17-3, tướng Viên, được phép của Thiệu, chính thức thông báo cho tướng Homer Smith, tùy viên quân lực Mỹ biết quân đội VNCH đang rút ra khỏi Pleiku và Kon Tum. Viên xin lỗi tướng Smith đă không thông báo sớm hơn v́ lệnh của Tổng thống Thiệu.

    Ngày 14-3, trong khi Tổng thống Thiệu gặp các tướng Phú, Khiêm, Viên, Quang tại Cam Ranh th́ Polgar đang nhức đầu v́ mất Buôn Ma Thuột và áp lực Cộng sản nặng nề tại tỉnh Tây Ninh. Theo Polgar, cường độ của cuộc tấn công vượt quá trận tấn công 1972. B́nh nói với Polgar rằng quân đội VNCH đang cố gắng tái chiếm Buôn Ma Thuột và việc chiếm lại được hay không sẽ quyết định vận mệnh của Nam Việt Nam…


    Xe tăng quân giải phóng tiến vào Đà Nẵng. Ảnh: T.L.

    Tháo chạy khỏi cao nguyên

    Trong khi Hà Nội đang mở cuộc tấn công, Đại sứ Martin đang chữa răng ở Mỹ, và - theo Polgar - các phụ tá của Martin không đủ khả năng để nắm t́nh h́nh cho nên các báo cáo có chất lượng phản ánh thực tế đều do CIA báo cáo.

    Ngày 20-3, Langley yêu cầu Polgar cho biết sự tính toán của Thiệu trước t́nh h́nh đổ vỡ nhanh chóng và cho Polgar biết Washington đang chuẩn bị một chương tŕnh giúp người tị nạn từ miền Trung vào.

    Ngày 21-3, trong khi quân đội miền Nam Việt Nam đang rút chạy từ cao nguyên về miền duyên hải th́Ṭa Đại sứ Mỹ một mặt làm ra vẻ b́nh tĩnh để trấn an dư luận, một mặt không cho thân nhân của nhân viên Ṭa đại sứ đến Sài G̣n nữa và không làm ǵ khác để đối phó với t́nh h́nh.

    Thấy được tâm lư đó, Polgar và LaGueux ra sức làm những ǵ có thể để che đậy tâm lư chủ bại của Ṭa đại sứ. Polgar thuyết phục Tổng thống Thiệu tái tổ chức, t́m cách nâng cao tinh thần binh sĩ và không ngừng mời Quang, B́nh, Nhă dùng cơm để bàn việc.

    Ngày 22-3, Polgar cho Khiêm và Quang xem các tấm ảnh chụp từ trên không cảnh rút quân hỗn loạn và những tổn thất của quân đội VNCH trên đường Pleiku - Phú Bổn. Ngày hôm sau, Quang tŕnh các tấm ảnh đó cho Thiệu xem. Đại tá William Legro cũng thuyết tŕnh cho một số tướng lĩnh VNCH t́nh h́nh bi đát qua những bức ảnh này.

    Chủ nhật 23-3, Polgar báo cáo về Washington rằng, Hà Nội đang thắng lớn, Nam Việt Nam đang thua đậm trong khi Ṭa Đại sứ Mỹ bất động! Polgar cho biết Hà Nội đă đưa 5 sư đoàn trù bị (có nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc) vào Nam, bỏ ngỏ miền Bắc và yêu cầu Langley thông báo cho Ngoại trưởng Kissinger và Bộ trưởng Quốc pḥng Schlesinger rằng – theo nhận xét của ông – miền Nam Việt Nam đang sụp đổ.

    Chiều hôm đó, Langley hỏi Polgar quân đội Nam Việt Nam tổn thất đến mức độ nào và Thiệu tính phản công ra sao để Mỹ kịp gửi vũ khí cần thiết tới. Langley lượng định ông Thiệu có thể sẽ mất Đà Nẵng, có thể cả Tây Ninh và muốn biết ông Thiệu định giữ trận tuyến ở đường ranh nào. Trả lời trong ngày, Polgar nói t́nh h́nh bi đát hơn người ta có thể tiên đoán 10 ngày trước. Nhưng các TP Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Thiết có thể giữ làm nơi gom quân và bảo vệ tiềm năng quân đội cho một trận đánh quyết liệt sắp tới. Thiệu chưa có ư định lập một pḥng tuyến nào ngoài nỗ lực cứu văn những ǵ có thể cứu văn được.

    Ngày 25-3, Langley định cho phép Polgar bắt đầu di tản những đối tượng cần di tản nhưng tỏ ư quan ngại phản ứng bất lợi trong dân chúng. Polgar cho biết sự lo ngại đó không cần thiết v́ với thái độ bất hợp tác của Quốc hội Mỹ cộng thêm việc hàng ngàn nhân viên Việt - Mỹ hốt hoảng từ các tỉnh phía Bắc chạy xuống đă đủ gây kinh hăi cho dân chúng tại Sài G̣n. Về chiến lược, Polgar nhận thấy cả hai phía Mỹ và Nam Việt Nam đều lúng túng, thiếu đường lối chỉ đạo. Ông đề nghị tướng Fred C. Weyend, nguyên Tư lệnh MACV nên đến Sài G̣n t́m hiểu t́nh h́nh. Washington chấp thuận đề nghị của Polgar và phái đoàn gồm tướng Weyand, Shackley, George Carver và Martin lên đường ngày 27-3.

    Ngày 26-3, Polgar báo cáo rằng tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân đội VNCH “như chúng ta từng biết” không c̣n nữa sau vụ rút khỏi cao nguyên và Hà Nội có thể kết thúc sự tồn tại của VNCH một cách nhanh chóng nếu họ muốn, ngoại trừ có áp lực quân sự và chính trị đối với Hà Nội, chẳng hạn như Mỹ lợi dụng miền Bắc đang bỏ trống và vận động Nga khuyên Hà Nội đừng hấp tấp. Chiều 26-3, Mỹ rút khỏi Tây Ninh bằng trực thăng.

    Hỗn loạn Đà Nẵng

    Tại Sài G̣n, Thiệu ra lệnh cho Quang và B́nh t́m mọi cách chặn đứng các tiếng nói phản chiến của bà Ngô Bá Thành và các linh mục Công giáo. Ngày 28-3, sau những cảnh hỗn loạn tại sân bay Đà Nẵng hôm 27-3, Shackley báo cáo cho Colby biết kế hoạch giữ Đà Nẵng không thể thực hiện được. Ngày 27-3, sân bay Đà Nẵng mất an ninh v́ quân lính và dân chúng chen chúc nhau giành chỗ và chuyến bay thứ nhất của Mỹ chỉ chở được 1/3 số người trong danh sách do Mỹ thiết lập. Chuyến bay thứ hai phải lén đậu một chỗ khuất trên đường băng mới lấy được đủ số người trong danh sách. Riêng nhân viên t́nh báo Mỹ an toàn rời Đà Nẵng trong ngày bằng phương tiện chuyên chở riêng của CIA.

    Polgar thúc giục Quang cho Thiệu biết nếu không tái lập được an ninh tại sân bay th́ Mỹ sẽ hủy bỏ nỗ lực di tản người Mỹ và người Việt bằng máy bay. H́nh như Tổng thống Thiệu không được báo cáo chính xác về t́nh h́nh hỗn loạn tại sân bay Đà Nẵng.

    Được lệnh của Thiệu nhưng tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 2, cũng bó tay không tái lập được trật tự tại sân bay. Ngày 28-3, Lănh sự Mỹ tại Đà Nẵng Albert Francis ra lệnh chấm dứt chương tŕnh di tản bằng máy bay và chuyển sang dùng đường biển.

    Rạng sáng 28-3, lợi dụng trời c̣n tối, Mỹ cho một chiếc phà cập bến sông Đà Nẵng để di tản 3.000 người Việt làm việc với Mỹ. Tin bị lộ, khoảng 1.000 người không có trong danh sách tràn lên phà, chen lấn xô đẩy nhau, ngă xuống sông và nhiều người chết đuối. Phà được kéo ra, một số đông trong danh sách 3.000 người của Mỹ c̣n lại trên bờ. Đêm hôm sau, Ṭa lănh sự lại cho nhiều phà cập bến nhưng chỉ có một số vào được…

    Tổng kết lại, Ṭa Lănh sự Mỹ và CIA phối hợp nhau đă di tản được khoảng 50.000 người ra khỏi Đà Nẵng nhưng nhiều người Việt trong số từ 3.000 đến 4.000 người làm việc với Mỹ và thân nhân của họ vẫn c̣n kẹt lại.

    Ngày 27-3, trên chiếc máy bay chở phái đoàn tướng Weyand đi Việt Nam, Shackley tóm tắt cho Đại sứ Martin biết t́nh h́nh hỗn loạn tại sân bay Đà Nẵng, Martin có vẻ không tin. Đến Sài G̣n, và sau khi Đà Nẵng đă rơi vào tay Cộng sản, Polgar đưa Vince Daly, một nhân viên CIA của trạm Đà Nẵng đến gặp để tường tŕnh trực tiếp cho Martin, Martin vẫn chưa tin và nói có thể ông sẽ đi Đà Nẵng để đích thân quan sát t́nh h́nh. Polgar hỏi máy bay ông đại sứ làm sao có thể đáp xuống một sân bay do Cộng sản kiểm soát? Hoạt cảnh này có lẽ do Đại sứ Martin bắt đầu đóng để bảo đảm một cuộc rút chạy an toàn cho đến ngày 30-4-1975! Theo chính sách của Đại sứ Martin, Polgar bắt đầu đưa ra những tin tức lạc quan.

    Đà Nẵng thất thủ trong hỗn loạn như một gáo nước lạnh dội suốt miền Nam. Tổng thống Thiệu cũng mất b́nh tĩnh. Ngày 30-3, không một viên chức có tầm cỡ nào ứng trực tại dinh tổng thống. Ngày 2-4, Shackley và Polgar gặp Tổng thống Thiệu và thấy ông không kiềm chế được xúc động phải bật khóc. Shackley ghi nhận việc Vùng 1 và Vùng 2 mất đă làm cho tinh thần binh sĩ và dân chúng miền Nam hoàn toàn suy sụp. Dân cũng như quân miền Nam đều cho rằng Mỹ phản bội và đồng ư với nhau một điều là miền Nam chỉ có thể tồn tại nếu Mỹ dùng B-52 dội bom vào các đoàn quân Bắc Việt đang tiến về Sài G̣n.

    TRẦN B̀NH NAM (P.Tr. lược trích và giới thiệu)

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hồ sơ mật của CIA:
    CIA và các tướng lĩnh Sài G̣n - Kỳ 11: Đầu hàng và di tản



    Trong hai thông điệp Shackley gửi về Langley trong hai ngày 31-3 và 2-4, Shackley tiên đoán hai điều có thể xảy ra. Thứ nhất là quân đội miền Bắc tiến thẳng vào Sài G̣n tiêu diệt chính quyền miền Nam bằng vũ lực. Thứ hai, Hà Nội ngừng tiến quân, ép thành lập một chính phủ liên hiệp để khiến cho miền Nam đầu hàng. Polgar và Martin luôn luôn chờ đợi tín hiệu thứ hai, nhưng nó không bao giờ tới…

    Không c̣n ǵ ngoài thất bại

    Sau khi giành được Đà Nẵng, quân đội Cộng sản tiến ra vùng duyên hải. Ngày 1-4, Cộng sản tiến sát Nha Trang. 10 giờ 30 sáng, đại tá Lư Bá Phẩm, Tỉnh trưởng Khánh Ḥa kiêm tiểu khu trưởng báo cho Mỹ biết Nha Trang đă bị bỏ ngỏ. Tổng Lănh sự Mỹ vội rời Nha Trang.

    Vào lúc 11 giờ 17 sáng, cơ sở CIA đóng cửa và khoảng xế trưa chủ sự CIA Robert Chin và toàn bộ nhân viên rời Nha Trang bay về Sài G̣n. Chương tŕnh di tản nhân viên người Việt làm việc với Mỹ và thân nhân bằng đường biển không thực hiện được v́ sự ra đi đột ngột của người Mỹ. Sau này, kiểm điểm lại có 50% trong số này tự xoay xở vào đến Sài G̣n.

    Ngày 2-4, Langley cho Polgar biết Bộ Ngoại giao sắp ra lệnh di tản toàn bộ nhân viên Mỹ và một số đối tượng người Việt ra khỏi Sài G̣n. Con số này ước lượng 1 triệu người. George Carver nói kế hoạch di tản này là kế hoạch của “người điên”, v́ việc di tản sẽ tạo ra sự hỗn loạn c̣n hơn cả sự hỗn loạn trong trường hợp không làm ǵ cả.

    Carver chỉ thị Polgar không nên động tĩnh ǵ cho đến khi có lệnh và nếu di tản rất có thể phải đổ bộ một sư đoàn Thủy quân Lục chiến được yểm trợ bởi Không quân chiến thuật. Phụ tá Bộ trưởng Quốc pḥng Philip Habib quyết định di chuyển thân nhân c̣n nhân viên và công chức Mỹ th́ cho di tản nhỏ giọt từng nhóm nhỏ để tránh tin đồn “Mỹ bỏ chạy”.

    William Colby, Giám đốc CIA dặn rằng nếu phía chính quyền Việt Nam chất vấn th́ nói Vùng 1 và Vùng 2 đă mất, công việc ít nên các cơ sở Mỹ tại Việt Nam giảm nhân số theo nguyên tắc hành chính thôi. CIA chỉ định William Johnson bố trí người ở lại sau khi Sài G̣n sụp đổ để lấy tin. Không biết Johnson làm ăn thế nào mà sau này CIA không nhận được một tin tức t́nh báo nào cả.

    Ngày 2-4, Thiệu cho Shackley và Polgar biết ông dự tính lập một chính phủ rộng răi để hy vọng Hà Nội thấy thích hợp bàn chuyện ngừng bắn. Ngày 3-4, Polgar báo cáo với Langley rằng tướng Nguyễn Cao Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm cũng định thành lập một chính phủ như vậy mà không có Thiệu. Kế hoạch là Thượng viện thông qua một quyết nghị yêu cầu Thiệu từ chức. Polgar thấy kế hoạch của Kỳ khó thực hiện v́ Thiệu sẽ không dễ bị sức ép như vậy.

    Sáng 8-4, Trung úy Nguyễn Thành Trung của Không quân Việt Nam Cộng ḥa (VNCH) đào ngũ dùng phản lực cơ ném bom Dinh Độc Lập. Cũng trong ngày, tin t́nh báo của CIA từ Hà Nội cho biết Hà Nội đă quyết định tiêu diệt Nam Việt Nam bằng sức mạnh quân sự vào thời điểm do Hà Nội chọn lựa mà không thương thuyết, không liên hiệp, dù Thiệu từ chức hay Mỹ mở lại đường tiếp vận quân trang vũ khí cho quân đội VNCH.


    Di tản khỏi Sài G̣n bằng máy bay. Ảnh: T.L.

    Lúc này, nội các của Khiêm hoàn toàn tê liệt. Tổng thống Thiệu cũng không liên lạc với Martin. Ngày 10-4, khi báo cáo về Washington các cuộc tấn công của quân Cộng sản quanh Sài G̣n, Polgar tiên đoán Hà Nội sẽ tiến vào Sài G̣n khoảng tháng 6-1975.

    Martin lúc này nghĩ Thiệu ra đi là tốt nhưng ông không thấy ai có thể thay thế. Riêng Polgar nhận định rằng ngoại trừ Mỹ đổi ư mạnh tay can thiệp bằng vũ lực, cách tốt nhất c̣n lại để tránh đổ máu là Thiệu từ chức và thành lập một chính phủ gọi là “liên hiệp quốc gia” như một cách đầu hàng và Mỹ vận dụng mọi sức ép quốc tế (như cách Mỹ đă làm khi quân đội Do Thái tiến vào Ai Cập năm 1973) kêu gọi Hà Nội ngừng tiến quân. Nếu không, Nam Việt Nam sẽ bị đánh gục trong một thời gian ngắn.

    Ngày 10-4, trong một báo cáo với lời lẽ trung thực, Polgar kết luận: “Tháng 2-1975, chúng ta có nhiều đường an toàn rút khỏi Việt Nam và Nam Việt Nam c̣n nhiều ưu thế để tồn tại nhưng chúng ta đă để cho cơ hội vuột khỏi tầm tay (ư Polgar muốn nói sau khi Cộng sản đánh chiếm Phước Long mà Mỹ vẫn án binh bất động), khuyến khích Hà Nội làm tới. Và bây giờ th́ không c̣n ǵ nữa, ngoài sự thất bại!

    Theo Polgar lúc này chỉ c̣n 4 bước: Di tản nhanh chóng người Mỹ ở một mức độ sao cho không tạo ra cảm tưởng Mỹ đang trốn chạy; vận động ngừng bắn qua Liên Xô và Pháp; ép Thiệu từ chức và thành lập chính phủ liên hiệp để đầu hàng; thương thuyết với Hà Nội để có th́ giờ di tản người Việt.

    T́m cách đầu hàng và di tản

    Ngày 11-4, quân đội Cộng sản bị chặn lại ở mặt trận Xuân Lộc. Tại Sài G̣n, Khiêm từ chức Thủ tướng; Nguyễn Bá Cẩn, Chủ tịch Hạ viện thay thế nhưng chính quyền vẫn tê liệt. Nhiều bộ trưởng t́m đường ra đi. Ngày 19-4, Bộ Ngoại giao Mỹ giảm số nhân viên Ṭa đại sứ xuống c̣n 1.250 người, trong số đó có 270 nhân viên CIA.

    Đại sứ Martin và Polgar có hai công tác chính. Thứ nhất là triển khai một chương tŕnh di tản người Mỹ và người Việt làm việc với Mỹ cùng thân nhân mà không làm cho dư luận xôn xao. Nhưng trước viễn cảnh một cuộc di tản khó thành công nếu Hà Nội dùng lực lượng quân sự ngăn cản, công tác chính thứ hai là thương thuyết với Hà Nội t́m một giải pháp chính trị để di tản an toàn mọi đối tượng có liên hệ ra khỏi Việt Nam. Mỹ c̣n hy vọng qua vận động với Liên Xô sẽ duy tŕ một Ṭa đại sứ tại Sài G̣n để duy tŕ sự liên tục về ngoại giao.

    Công tác chính trị chính yếu là thuyết phục Tổng thống Thiệu từ chức và t́m cách chuyển quyền cho tướng Dương Văn Minh nhằm thành lập một chính phủ “liên hiệp” gọi là chính phủ “đoàn kết quốc gia” để chuyển chính quyền cho Cộng sản. Hà Nội cho biết, chỉ nói chuyện với Minh.

    Thuyết phục Thiệu, Mỹ không thấy khó, khó là làm sao chuyển quyền cho Minh mà không vi phạm Hiến pháp VNCH.

    Tuy nhiên, tin chiến sự càng ngày càng xấu. Ngày 16-4, quân đội Bắc Việt giành được Phan Rang, quê của Thiệu; bắt sống tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và một sĩ quan t́nh báo Mỹ. Tin t́nh báo của CIA từ Hà Nội xác nhận tin đă biết rằng Hà Nội quyết định chiếm Sài G̣n bằng vũ lực càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước ngày sinh nhật Hồ Chí Minh, 19-5.

    Trong khi đó, tại Washington có nhiều diễn biến bất lợi cho sự ổn định t́nh h́nh tại Sài G̣n. Thứ nhất, một viên chức cao cấp tuyên bố Chính phủ Mỹ không can dự ǵ đến một giải pháp chính trị để cho Nam Việt Nam đầu hàng. Thứ hai, Thứ trưởng Ngoại giao Philip Habib khi được giới truyền thông yêu cầu Mỹ giúp di tản các phóng viên của họ làm việc tại Sài G̣n đă trả lời rằng Mỹ không có chương tŕnh di tản người Việt làm việc với các cơ sở của người Mỹ. Trong khi đó, thật ra Đại sứ Martin đă im lặng cho di tản hơn 350 người Việt làm việc với các cơ sở truyền thông Mỹ ra khỏi Việt Nam.

    Ngày 18-4, Janos G. Toth, một đại tá người Hungary trong phái đoàn quốc tế kiểm soát đ́nh chiến gặp Polgar và cho biết qua các cuộc nói chuyện với phái đoàn Hà Nội, ông ghi nhận rằng Hà Nội chỉ muốn tăng sức ép để Sài G̣n sụp đổ dần chứ không muốn có một cuộc tấn công quân sự để kết thúc chế độ. Đại tá Toth nói Hà Nội không muốn ép Mỹ phải tháo chạy như đă tháo chạy tại Phnôm Pênh mấy ngày trước đó.

    Toth nói Hungary từng nếm mùi thất trận và tàn phá nên không muốn thấy Sài G̣n bị tàn phá như Berlin năm 1945. Polgar hiểu đây là lời nhắn của Hà Nội, nên bên cạnh việc di tản, Polgar và Đại sứ Martin lo t́m cách thuyết phục Thiệu từ chức và thành lập một chính phủ liên hiệp.

    Chuyển giao quyền lực

    Ngày 21-4, Kissinger điện cho Martin thông báo Liên Xô hứa sẽ thuyết phục Hà Nội chấp nhận giải pháp chính trị và tránh không làm bẽ mặt Mỹ. Trong khi đó, nhiều tin tức, thật có, giả có được loan truyền tại Sài G̣n. Hai tin giả: Quốc hội Mỹ chuẩn chi 350 triệu USD viện trợ quân dụng và Chính phủ Cộng ḥa miền Nam Việt Nam cho biết Martin phải ra đi nhưng Ṭa Đại sứ Mỹ có thể được duy tŕ tại Sài G̣n. Tin thật: Mỹ gây áp lực buộc Thiệu từ chức nhưng không muốn các tướng lĩnh làm đảo chính như năm 1963 đối với cựu Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.

    Trước t́nh h́nh này, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn nói ông không muốn ngồi ở ghế Thủ tướng khi Minh thay Thiệu v́ ông ngại các thành phần cực hữu trong quân đội sẽ giết hại ông và ông muốn từ chức. CIA yêu cầu Cẩn nán lại trước khi có một giải pháp rơ ràng hơn.

    Ngày 19-4 trước đó, Martin yêu cầu tướng Timmes thuộc Phái bộ Tùy viên quốc pḥng (hậu thân của MACV) gặp Thiệu để thảo luận một h́nh thức từ chức, rồi Phó Tổng thống Hương thay thế trước khi chuyển quyền cho Minh.

    Chiều ngày 19-4 và sáng ngày 20-4, Martin gặp Thiệu hai lần. Martin nói với Thiệu rằng: “Tôi không ép ngài từ chức nhưng ngài biết quân Cộng sản có khả năng đánh vào Sài G̣n bất cứ lúc nào và nếu ngài không từ chức tôi ngại rằng các tướng của ngài cũng yêu cầu ngài từ chức”. Nhớ đến Lucien Conein với cuộc đảo chính ông Diệm năm 1963, Thiệu im lặng nghe và trả lời: “Tôi sẽ làm những ǵ có lợi nhất cho đất nước tôi”. Martin nói: “Tôi biết ngài sẽ làm!”.

    Ngày 21-4, Thiệu cho biết sẽ từ chức trong ngày. Polgar vội vàng thông báo cho Toth. Vài giờ sau Thiệu từ chức, trao quyền tổng thống cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Thiệu đọc một bài diễn văn từ chức nảy lửa kết án Mỹ và Kissinger “đă đưa Nam Việt Nam vào chỗ chết”.

    Ngay sau khi Thiệu từ chức, Mỹ bắt tay vào việc sắp xếp để Hương trao quyền cho Minh. Hà Nội cho biết sẽ không thương thuyết với Hương, một người nổi tiếng chống Cộng sản. Vấn đề là t́m một cách hợp hiến để trao quyền cho Minh. Theo Hiến pháp VNCH, nếu Hương từ chức th́ quyền tổng thống vào tay Chủ tịch Thượng viện Trần Văn Lắm. Bế tắc vẫn bế tắc.

    Ngày 24-4, để tôn trọng Hiến pháp, Mỹ có sáng kiến đề nghị Minh thay Cẩn làm Thủ tướng toàn quyền nhưng Minh từ chối. Minh nói với tướng Timmes sẽ gặp Hương trong ngày để yêu cầu Hương từ chức. Đồng thời Polgar vận động các tướng nhắn lời với Hương rằng “các tướng đồng ḷng ủng hộ Minh và nếu không nhường chức tổng thống cho Minh, các tướng có thể đảo chính Hương”. Tuy vậy, Hương vẫn chần chừ và yêu cầu giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thay Cẩn lập chính phủ. Giáo sư Huy từ chối.

    Cuối cùng, chiều 24-4, Hương gặp Martin đồng ư trao quyền cho Minh và yêu cầu Mỹ t́m một cách thức chuyển quyền hợp hiến. Hương cũng đồng ư với Minh yêu cầu Mỹ đưa Thiệu ra khỏi nước. Sự hiện diện của Thiệu tại Sài G̣n là một bất tiện cho mọi người.



    P.Tr. lược trích và giới thiệu

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hồ sơ mật của CIA:
    CIA và các tướng lĩnh Sài G̣n -Kỳ cuối: Người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam


    Không có sự lựa chọn nào khác, Đại sứ Graham Martin cuốn cờ bước lên trực thăng. Theo chân ông là Polgar, LaGueux và Jacobson. Máy bay đưa ông đại sứ ra chiến hạm USS Blue Ridge. Ḥa b́nh đă thực sự đến với đất nước Việt Nam…


    Thất bại của người Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Ảnh: T.L.

    Cuộc di tản bí mật của Nguyễn Văn Thiệu

    Ngày 25-4-1975, Polgar lái xe lên Tân Sơn Nhất gặp đại tá Vơ Đông Giang, người đại diện của Chính phủ Cộng ḥa miền Nam Việt Nam (CHMNVN) trong Ủy ban quân sự 4 bên. Giang xác nhận một giải pháp chính trị có thể h́nh thành và Hà Nội sẵn sàng chấp nhận Minh là đối tác và lần đầu tiên nói chính phủ CHMNVN không phản đối sự hiện diện của Ṭa Đại sứ Mỹ tại Sài G̣n.

    Giang nói ḿnh đang chờ đợi việc Minh thay Hương và yêu cầu Polgar thông báo nếu có diễn tiến mới. Cũng trong ngày 25-4, đại tá Toth gặp Polgar cho biết, Hà Nội muốn biết có những ai trong danh sách nội các khi Minh thay Hương và hạm đội Mỹ túc trực ngoài hải phận quốc tế của Việt Nam để làm ǵ? Polgar nói, hạm đội chờ làm công tác di tản và cứu trợ. Polgar yêu cầu Toth cho Hà Nội biết Mỹ không muốn thấy các cuộc không kích vào Sài G̣n như đă xảy ra trước đây. Những cuộc ném bom như vậy có thể làm cho các thành phần quân nhân cực hữu tại Sài G̣n bạo động và sẽ không thể sắp xếp được một giải pháp êm thấm. Polgar nhấn mạnh việc Hương trao quyền cho Minh sẽ diễn ra nhanh chóng.

    Để chuẩn bị việc chuyển giao quyền lực, ngày 24-4, Martin yêu cầu Polgar sắp xếp để Thiệu rời khỏi Việt Nam. Sự ra đi của Thiệu và Khiêm được Polgar sắp xếp một cách tối mật. Không một người Việt Nam nào biết (ngoài những người cùng đi với Thiệu và Khiêm) và chỉ những người Mỹ liên hệ sắp xếp kế hoạch ra đi mới được biết. Thận trọng đến nỗi Polgar phải nhờ Frank Snepp, chuyên viên phân tích cao cấp của Ṭa Đại sứ Mỹ làm tài xế cho Thiệu và Khiêm.

    Cuộc di tản được tổ chức vào đêm 25-4 và CIA dùng một máy bay trước nay không dùng tới. Chiếc máy bay C-118 tầm xa do Tổng thống Johnson dành riêng cho Đại sứ Bunker dùng để thỉnh thoảng đi thăm vợ là bà Carol Bunker tại Cátmanđu, Nepal. Sau khi ông Bunker hết làm đại sứ tại Việt Nam, chiếc máy bay C-118 vẫn nằm trong kho tại sân bay Tân Sơn Nhất, không ai dùng tới kể cả Đại sứ Martin. Polgar hỏi và được biết chỉ cần vài giờ bảo tŕ và chuẩn bị là máy bay có thể sử dụng được.

    Thiệu giao cho Khiêm liên hệ với Polgar sắp xếp nhân sự và hành tŕnh. Đoàn người kể cả Thiệu và Khiêm được lên danh sách gồm 14 người. Mỗi người được mang một túi hành lư và tối 25-4 tập trung tại nhà của Khiêm trong Bộ Tổng tham mưu gần sân bay Tân Sơn Nhất. Từ nhà ḿnh, cũng ở trong Bộ Tổng tham mưu, Thiệu chờ trời thật tối mới bước sang nhà Khiêm.

    Polgar sau khi đến sân bay Tân Sơn Nhất gặp Giang đă ghé qua nhà Khiêm gặp tướng Timmes. Timmes và Polgar dùng chiếc đàn dương cầm ở nhà Khiêm làm bàn viết để điền giấy tờ tị nạn (parolee) cho đoàn người. Tổng cộng 12 người. Có hai người bỏ cuộc.

    Vào sân bay, xe phải đi qua hai trạm mà Polgar cho là nguy hiểm: Cổng ra Bộ Tổng tham mưu và nhất là cổng vào sân bay nên Polgar thận trọng dùng xe của Đại sứ Martin với biển số và cờ ngoại giao đoàn để chở Thiệu và Khiêm, giả như một đoàn xe đưa đón một phái đoàn ngoại giao cao cấp. Qua cổng sân bay, Polgar yêu cầu Thiệu cúi thấp người và Thiệu làm theo.

    Đại sứ Martin đứng đợi tiễn Thiệu tại chân cầu thang máy bay trong bóng tối mờ nhạt. Polgar lên máy bay cho cơ trưởng biết mục đích của công tác và ông ta cần làm những thủ tục ǵ khi máy bay đến Đài Bắc. Khi chiếc C-118 khuất dạng trong bóng đêm, Polgar điện cho cơ sở CIA ở Đài Bắc biết giờ phỏng định máy bay tới, sau đó gửi điện văn báo cáo với Langley: “Thông báo quư cấp, thi hành lệnh trên, CIA Sài G̣n đă di tản thành công cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và đoàn tùy tùng 10 người khác. Máy bay cất cánh lúc 21 giờ 20 phút ngày 25 tháng 4, giờ địa phương”.

    Những thủ tục cuối cùng

    Ngày 26-4, sau khi Thiệu đi, Hà Nội tăng áp lực quân sự quanh Sài G̣n buộc sân bay Biên Ḥa đóng cửa. Trong khi đó, Thái Lan vẫn chưa quyết định có cho Mỹ di tản người Việt qua Thái Lan không. Và Philippines cho biết không nhận người Việt làm việc với CIA.

    Polgar cho rằng Hà Nội hành động v́ sự chậm trễ của Hương. Trong khi đó, đại tá Toth cho Polgar biết Hà Nội muốn biết có những ai trong danh sách nội các của Minh. Minh đồng ư có bà Ngô Bá Thành nhưng nhất định không chịu cho linh mục Chân Tín tham gia nội các.

    Trong thời gian Polgar thảo luận với Minh nên giữ và từ chối ai trong danh sách Hà Nội đề nghị th́ tờ New York Times tiết lộ một báo cáo của Polgar gửi cho Kissinger về công tác này và trả lời của Kissinger rằng ông không tin tưởng một giải pháp chính trị do Toth làm trung gian có thể thành công. Polgar nghi ngờ chính Kissinger tiết lộ tin này v́ Kissinger không muốn thấy nỗ lực của Chính phủ Hungary ảnh hưởng đến cuộc vận động của ông với Liên Xô.

    Cho đến ngày 26-4, Cẩn theo khuyến cáo của CIA vẫn c̣n giữ ghế Thủ tướng nhưng bắt đầu sốt ruột. Cẩn yêu cầu Đại sứ Martin cho ông phương tiện rời Việt Nam. Ngày 27-4, Martin thấy không ai cần Cẩn nữa nên yêu cầu CIA sắp xếp cho Cẩn ra đi. Cẩn rời Sài G̣n ngày 28-4 cùng gia đ́nh tướng Nguyễn Khắc B́nh và vợ con của tướng Đặng Văn Quang trên một chiếc máy bay C-130. Quang nói ông không thể rời nước khi đang c̣n chức vụ. Sau khi Thiệu từ chức, Quang đă xin Tổng thống Hương miễn nhiệm nhưng không ai xét đơn của ông.

    Trong ngày 27-4, với sự đồng ư của Đại sứ Martin, hai viện Quốc hội Việt Nam Cộng ḥa họp thông qua quyết định giao trọn quyền cho tướng Minh. Minh tuyên thệ nhậm chức tổng thống lúc 5 giờ chiều ngày 28-4 trong một bầu không khí ảm đạm. Minh ngỏ ư với Hà Nội muốn thương thuyết theo tinh thần của Hiệp định Paris. Các cuộc tiếp xúc có thể diễn ra tại Paris trước khi hai bên đồng ư một địa điểm thích hợp tại Việt Nam…

    Tại Washington, Shackley được Polgar báo cáo Minh đă nhậm chức nhưng Shackley không quan tâm lắm và chỉ lo việc di tản. Shackley biết Hà Nội có khả năng pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất bất cứ lúc nào và đă chuyển lệnh của Washington cho tướng Homer Smith, Trưởng pḥng Tùy viên quốc pḥng Mỹ rằng nếu sân bay bị pháo kích, ông ta có quyền lấy quyết định khi nào th́ ngừng các chuyến bay di tản bằng C-130.

    Đại sứ Martin đang bị bệnh sưng phổi không nói được nhưng cũng đến Ṭa đại sứ lúc 6 giờ sáng cho yên ḷng nhân viên và mọi việc liên lạc với tướng Smith ở sân bay Tân Sơn Nhất, với Đô đốc Noel Gayler, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương ở Honolulu, và với Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ ở Washington, đều do Polgar đảm trách.

    8 giờ sáng, Ṭa đại sứ nhận được thông báo của Minh yêu cầu tất cả nhân viên thuộc Pḥng Tùy viên quốc pḥng Mỹ phải rời Sài G̣n trong ṿng 24 giờ. Đại sứ Martin hứa thi hành và lệnh di tản toàn diện bắt đầu.

    Tướng Smith báo cáo cho Đại sứ Martin biết sân bay không thể sử dụng được nữa và đề nghị Martin chuyển qua chương tŕnh di tản bằng trực thăng. Không tin, Đại sứ Martin đích thân lên sân bay Tân Sơn Nhất để quan sát bất chấp sự ngăn cản của các phụ tá. Trở về Ṭa đại sứ, 10 giờ 30 sáng, Martin ra lệnh chuẩn bị di tản bằng trực thăng.

    11 giờ sáng, lệnh di tản bằng trực thăng của lực lượng Thái B́nh Dương được ban hành. Ngoài ṿng thành Ṭa đại sứ, nhiều người Việt bắt đầu tụ tập xin đi. Vào khoảng 3 giờ chiều, cuộc di tản bằng trực thăng do hạm đội 7 điều động bắt đầu. Trực thăng lớn C-53 di tản nhân sự tại sân bay Tân Sơn Nhất, ưu tiên cho nhân viên thuộc Pḥng Tùy viên quốc pḥng. Trực thăng C-47 nhỏ hơn di tản nhân sự tại Ṭa đại sứ. Mọi người phải ra đi ngoại trừ 200 nhân viên tối cần thiết, trong đó có 50 nhân viên CIA ở lại cho đến các chuyến bay cuối cùng để thanh lư mọi việc…

    Đại sứ Martin cuốn cờ bước lên trực thăng

    Trên nguyên tắc, Đại sứ Martin đă hết nhiệm vụ nên ông có thể rời Ṭa đại sứ bay ra hạm đội. Nhưng ông Đại sứ đặc biệt xin phép Tổng thống Ford để ông và vài phụ tá ở lại. Ông hy vọng – qua cuộc vận động của Kissinger với Mátxcơva - phút chót Hà Nội chấp nhận Ṭa Đại sứ Mỹ có thể ở lại và tránh được cái nhục cho Mỹ cuốn cờ bỏ chạy.

    Ngoài một số lư do như quản lư kém, quân đội Việt Nam Cộng ḥa tan ră quá nhanh, lệnh di tản bằng trực thăng ban hành quá trễ là trở ngại lớn nhất làm cho Mỹ không thể thực hiện một cuộc di tản trong trật tự. Nhiều nhân viên người Việt và người nước ngoài làm việc cho Mỹ bị bỏ lại…

    Trong lúc bối rối, Polgar đă quên chỉ thị cho các cơ sở của ḿnh tại các vùng chiến thuật khi nào th́ cần di tản và di tản bằng cách nào. Sau này, ông nói ông tin tưởng các nhân viên đầy kinh nghiệm t́nh báo của ḿnh thế nào cũng t́m đường xoay xở an toàn!

    Xế chiều 28-4, các đơn vị Cộng sản bố trí ở phía Đông Sài G̣n bắt đầu pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất. Hạm đội 7 cho biết có thể ngừng di tản bất cứ lúc nào. Đại sứ Martin dù c̣n yếu vẫn lên máy kêu gọi Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương và Nhà Trắng duy tŕ các chuyến bay di tản tại Ṭa đại sứ. Ông không ước lượng giờ có thể chấm dứt v́ số người lọt vào Ṭa đại sứ càng lúc càng đông.

    8 giờ tối 28-4, Washington cho lệnh cuộc di tản phải chấm dứt vào lúc 3 giờ 45 sáng ngày 30-4. Được lệnh, Polgar báo cáo cần 20 phút để phá máy truyền tin đặc biệt và 3 giờ 20 sẽ là hạn chót chấm dứt mọi liên lạc với Washington.

    9 giờ tối 28-4, Polgar báo cáo c̣n 8 nhân viên CIA ở lại, trong đó có ông, và CINCPAC yêu cầu Martin phải ra đi trước 11 giờ đêm để bảo đảm an toàn.

    11 giờ khuya 28-4, Langley thúc Polgar cho mọi người ra đi và cho biết chỉ c̣n 35 chuyến trực thăng nữa. Polgar cho biết Đại sứ Martin quyết định sẽ ra đi trong chuyến máy bay cuối cùng.

    Do có lệnh từ Hà Nội, các đơn vị Cộng sản án binh bất động để cho Mỹ di tản nhưng Polgar biết họ có thể pháo kích vào thành phố bất cứ lúc nào.

    Colby, Giám đốc CIA gửi điện văn cuối cùng khen ngợi Polgar. Trả lời, Polgar nói: “Mọi việc không kết thúc như ư muốn nhưng tận trong thâm tâm tôi biết chúng ta đă nỗ lực tối đa”.

    Vào lúc 4 giờ sáng ngày 30-4-1975, một viên thiếu tá Thủy quân Lục chiến bước đến gần Đại sứ Martin và nói với ông rằng: “Nếu ông không bước lên chiếc trực thăng đang chờ sẵn th́ tôi thừa lệnh đặc biệt của tổng thống sẽ phải khiêng ông đi”.

    Không có sự lựa chọn nào khác, Đại sứ Graham Martin cuốn cờ bước lên trực thăng. Theo chân ông là Polgar, LaGueux và Jacobson. Máy bay đưa ông đại sứ ra chiến hạm USS Blue Ridge.

    Trần B́nh Nam (P.Tr. lược trích và giới thiệu)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 03-01-2013, 04:26 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 18-11-2012, 04:18 PM
  3. Replies: 19
    Last Post: 19-08-2012, 04:26 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 31-08-2011, 05:56 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 23-06-2011, 10:17 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •