Ông Tôn Thất Đàn sinh năm 1873, mất năm 1936. Quê ở Thừa Thiên Huế. Ông làm quan thời phong kiến đến chức Thượng thư bộ H́nh. Chức Tổng đốc Nghệ Tĩnh là trong thời kỳ Pháp thuộc. Liên quan đến cá nhân ông Tôn Thất Đàn, có nhiều thông tin để lại như sau:
- “Làm chủ chính quyền Xô viết được 7 tháng (9-1930/4-1931), tổ chức Đảng và toàn thể Nông hội, Công hội ở Nghệ-Tĩnh, bị thực dân Pháp và phong kiến Nam triều đàn áp, khủng bố tàn khốc. Tên khâm sứ Lơ-pôn, Thượng thư Bộ lại Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư Bộ h́nh Tôn Thất Đàn trực tiếp ra Nghệ An, Hà Tĩnh chỉ huy chiến dịch khủng bố trắng phong trào Xô viết. Vào thời điểm máu lửa ấy, những người cộng sản và quần chúng cách mạng Nghệ An, Hà Tĩnh không thể nào quên câu nói sặc mùi bán nước của Tôn Thất Đàn. Hắn tuyên bố trước đám tổng đốc, bang tá, lính khố xanh, lính khố đỏ tại Dinh tổng đốc Nghệ An: “Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú/Vô Nghệ - Tĩnh bất bần”. Nghĩa là “có Nghệ - Tĩnh không giàu, không Nghệ - Tĩnh cũng không nghèo”. Tôn Thất Đàn, Nguyễn Hữu Bài vừa bày tṛ “chào cờ vàng” và nhận thẻ “Quy thuận” chiêu dụ người dân nhẹ dạ, cả tin vừa lập 300 đồn binh ở khắp Nghệ An, Hà Tĩnh triệt phá cơ sở cách mạng. Các đồng chí lănh đạo chủ chốt của Đảng lúc bấy giờ như Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Mao, Lê Xuân Đào, Hoàng Trọng Tŕ lần lượt bị bắt, bị giết. Đến đầu năm 1932, riêng Nghệ An có tới 6.681 cán bộ, đảng viên, hội viên bị giam cầm và 1.500 người bị thực dân Pháp, quan lại Nam triều xử chém đầu. Cán bộ Xứ ủy Trung Kỳ và khu ủy Vinh (bao gồm Hà Tĩnh – Thanh Hóa - Nghệ An) đều bị vây bắt vào ngày 27-3-1932. Đến thời điểm đẫm máu này, phong trào Xô viết tạm lắng xuống”.
(Nguồn: Tám ngh́n ngày bên các mẹ Xô viết, báo Quân đội nhân dân, 16/09/2009)
- “Trước những thành quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp đă thực hiện chính sách khủng bố trắng nhằm d́m Xô Viết Nghệ Tĩnh vào biển máu. Ngày 18/10/1930, Lơ phôn(khâm sứ Trung Kỳ) ra Thông điện chỉ thị cho công sứ và tổng đốc các tỉnh ở Trung Kỳ về cách đối phó với cộng sản: “Phàm những người xướng - xuất cộng sản th́ xem như là ở ngoài ṿng pháp luật và phải lập tức đến quan trên mà trích - giải ngay, những đứa xướng - xuất ấy phạm tội quả tang và cổ động hay là xung đột tức th́ phải dùng cái phương pháp bất kỳ phương pháp chi để trừ khử ngay chúng nó, không cần phải chiếu theo lệ thường mà khám xét và tróc nă cũng được”. Thực dân Pháp đă tăng cường bộ máy thống trị ở địa phương hai tỉnh, chuyển nhiều quan chức có kinh nghiệm từ Huế như: Ngyễn Khoa Kỳ về làm Tổng đốc Vinh thay Phạm Bá Phổ (ngày 15/12/1930), cử Bonnom( chánh thanh tra chính trị của toà Khâm sứ Trung Kỳ) và Thượng thư Bộ H́nh Tôn Thất Đàn ra trực tiếp chỉ huy cuộc “dẹp loạn cộng sản” ở Nghệ Tĩnh. Tôn Thất Đàn đă tuyên bố “Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú, vô Nghệ - Tĩnh bất bần” (có Nghệ Tĩnh không giàu, không có Nghệ Tĩnh không nghèo). Chúng tăng cường điều lính ở các nơi về Nghệ - Tĩnh, lập thêm đồn bốt: đầu năm 1931ở Nghệ An có 68 đồn, Hà Tĩnh có 55 đồn, chưa kể mạng lưới bang tá rải đều khắp các tổng; mở rộng và lập thêm nhà tù...; tăng cường đàn áp bắn giết những người dân tham gia các cuộc biểu t́nh”.
(Nguồn: Pḥng trưng bày số 7, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh)
- Hoàng giáp Đặng Văn Thụy (tên thường gọi trong dân gian là cụ Hoàng Nho Lâm), một người nổi tiếng thông minh, quê Nghệ An, khi từ quan đă châm biếm Tổng đốc Tôn Thất Đàn – một ông quan quỷ quyệt, độc ác qua bài thơ đọc cho vị này nghe trong buổi tiếp ông ta tại nhà ḿnh:
Vênh váo vểnh lên cḥm râu bạc
Phung phây ngó xuống cái bụng phề
Bẻm mép đă quen mồm lắc lé
Chớ nḥm khoai lúa có người đe
(Nguồn: Cụ Hoàng Nho Lâm, Giai thoại và truyền thuyết - NXB Văn hoá Thông tin, 1997)
- Từ ngày cơ quan Xứ ủy về làm việc tại Hưng Châu, phong trào cách mạng địa phương trở nên sôi nổi với nhiều cuộc mít tinh, biểu t́nh diễn ra. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 500 nông dân đ̣i hào lư trả lại 500 quan tiên Tuần sương và một số ruộng đất chia cho dân cày nghèo. Tiếp đó là cuộc biểu t́nh ở cây đa Nhật Tân vạch mặt Tôn Thất Đàn nhũng nhiễu nhân dân đă thu hút rất đông bà con ở các xă lân cận như Hưng Phú, Hưng Khánh, Hưng Nhân, Hưng Lợi, Hưng Phúc... tham gia. Sau cuộc đấu tranh này, chính quyền Xô Viết ở làng Phúc Mỹ được thành lập. Số lượng quần chúng tham gia vào nông hội đỏ, đoàn thanh niên, phụ nữ, tự vệ ngày càng nhiều. Cách mạng càng phát triển, nhà thờ họ Hoàng càng đón thêm nhiều cán bộ từ khắp mọi miền về hoạt động.
(Nguồn: Người họ Hoàng ở Châu Sơn, báo Nông nghiệp Việt Nam, 02/02/2010)
- “Nguyễn Khắc Viện c̣n kể tiếp về cuộc đời làm quan của thân phụ ḿnh. Năm 1930, khi Xô viết Nghệ Tĩnh nổi lên, Pháp cần những ông quan trung thành để cai trị Vinh, bèn đẩy hai chức quan quan trọng của tỉnh là Tổng đốc Phạm Liệu và án sát Nguyễn Khắc Niêm là hai nhà nho, hai vị tiến sĩ được nho sĩ trong tỉnh tin phục về ngồi “cạo giấy” tại các Bộ ở Huế. Đúng như lời kể của Nguyễn Khắc Viện, nh́n lại lịch sử, chúng ta thấy rằng để thay thế Phạm Liệu và Nguyễn Khắc Niêm, thực dân Pháp và Nam triều đă cử Nguyễn Hữu Bài làm Khâm sai đại thần và Thượng thư Bộ h́nh Tôn Thất Đàn ra trực tiếp làm Tổng đốc An Tĩnh để tiến hành cuộc khủng bố đẫm máu. Chúng tôi phải kể lại cụ thể t́nh h́nh trên để thấy rằng cụ Nguyễn Khắc Niêm, do giữ đạo làm quan của ḿnh, đă không được thực dân Pháp và Nam triều tin dùng trong việc đối phó với Xô viết Nghệ Tĩnh”.
(Nguồn: Điều ít biết về thân phụ nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, báo Tiền phong, 24/09/2006)
Hùng Hy