Văn Cao và Tiến Quân Ca
Trần Việt Tŕnh

Cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua, dư luận trong nước “rộn” lên với những thay đổi. Quốc Hội của nhà cầm quyền CSVN đă nhóm họp và qua đó một loạt những thay đổi “gây sốc” đă được đề nghị và mang ra bàn thảo. Nào là dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nào là đổi lại tên nước và đề nghị sửa đổi cả lời bài Quốc Ca.

Bài viết này không bàn đến 2 sự thay đổi lớn lao là sửa đổi Hiến pháp và thay đổi tên nước mà chỉ xoay quanh bài Tiến quân ca và kiếp nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.

Văn Cao là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, là một trong những gương mặt quan trọng nhất của nền tân nhạc. Ông là tác giả bài Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ngày trước và Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.

Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray, Hải Pḥng Quê gốc của ông ở thôn An Lễ, xă Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ, ông học ở trường tiểu học Bonnal, sau học trung học ở trường ḍng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc.

Những năm cuối 1930, tân nhạc VN ra đời. Văn cao sáng tác ca khúc đầu tay Buồn Tàn Thu năm 1939, lúc đó ông chỉ mới 16 tuổi.

Giống như những nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao sáng tác các nhạc phẩm trữ t́nh ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lăng mạn Pháp mà lại mang nặng âm hưởng phương Đông.

Sau ca khúc đầu tay Buồn tàn thu ông c̣n viết hai ca khúc khác về mùa thu là Thu cô liêu và Suối mơ. Bên cạnh đề tài mùa thu, ông c̣n có hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là Bến xuân và Cung đàn xưa. Ngay từ những ca khúc đầu tiên, Văn Cao đă thành công rất sớm. Buồn tàn thu được tŕnh diễn trên các sân khấu lớn và trên đài phát thanh Sài G̣n trong những năm 1944-1945, lúc tân nhạc c̣n mới phôi thai. Suối mơ, Bến xuân được đánh giá là cực điểm của lăng mạn trong ca nhạc VN. Nhưng hai t́nh khúc của Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là Thiên Thai và Trương Chi.

Năm 2001, khi phim Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American) được thực hiện, Thiên Thai được sử dụng làm nhạc nền cho phim.

Năm 1942, Văn Cao rời Hải Pḥng lên Hà Nội sinh sống. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant, nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền, và theo học dự thính ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao c̣n làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm 1943-1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lăm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu. Đặc biệt tác phẩm Le Bal aux suicidés (Cuộc khiêu vũ của những người tự tử) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận lúc đó. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của ông không bán được. Văn Cao, cùng bạn bè, thường phải đứng bán những tác phẩm của ḿnh trên các đường phố Hà Nội. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn.

Sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao về lại Hà Nội. Ông làm việc cho Đài Phát thanh nhưng rất ít sáng tác. Năm 1955, ông cầm bút trở lại. Tháng 2 năm 1956, bài thơ “Anh có nghe không” được đăng trên Giai phẩm mùa Xuân. Bài thơ này bị Xuân Diệu đánh giá là “lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói ǵ”. Văn Cao cùng những người bạn cầm bút của hai tờ báo Nhân Văn và Giai Phẩm khi đó chủ trương đ̣i hỏi tự do văn nghệ và tự do sáng tác. Đến tháng 12 năm 1956 th́ cả hai tờ báo đều bị đ́nh bản.

Như những nhân vật khác của nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, tháng 7 năm 1958, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Tên tuổi của Văn Cao hầu như không c̣n xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội nữa. Những năm sau đó, ông kiếm sống bằng nhiều công việc “vớ vẩn” như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch và vẽ quảng cáo cho các báo. Các ca khúc của ông không được tŕnh diễn ở miền Bắc, trừ bài Quốc ca. Nhưng ở miền Nam, các ca sĩ hàng đầu của Sài g̣n như Thái Thanh, Khánh Ly, Hà Thành thuở ấy thường xuyên tŕnh bày những ca khúc của ông. Ca khúc Không quân Việt Nam ông sáng tác năm 1945 sau được sử dụng làm bài hát chính thức của Không lực Việt Nam Cộng hoà.

Người ta đă cầm giữ Văn Cao như một tù nhân bị giam lỏng, một thứ nhà tù tại chỗ, nhà tù nhân dân kiểu xă hội chủ nghĩa. Bị vô hiệu hóa suốt 30 năm chỉ v́ tội Nhân Văn Giai Phẩm. Sở dĩ Văn Cao thoát tù mọt gông chẳng qua v́ ông là tác giả Quốc ca. Không ai lại đi bỏ tù một người đă làm ra bài Quốc ca. Ngay sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, nhà nước cộng sản định lấy bài hát “Cách mạng tiến quân” của Đỗ Nhuận làm bài quốc ca, thay cho bài Tiến quân ca nhưng việc không thành.

Năm 1989, tạp chí National Geographic đăng một bức ảnh của nhạc sĩ Văn Cao đang ngồi trầm tư bên chiếc đàn dương cầm của ông. Tấm h́nh này đă tạo cảm hứng cho nhà soạn nhạc người Mỹ tên Robert Ashley sáng tác ra bản solo cho piano mang tên Van Cao's Meditation vào năm 1992. Cho đến khi Văn Cao qua đời Robert Ashley vẫn chưa một lần được gặp mặt tác giả của Tiến quân ca.



Trở lại chuyện ra đời của bài Tiến quân ca. Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp lại Vũ Quư, một cán bộ Việt minh. Vũ Quư thuyết phục Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh.

Ông nhận lời Vũ Quư, ngay hôm đó chính thức gia nhập Việt Minh và bắt tay vào việc sáng tác.

Ông bồi hồi kể lại trong hồi kư “Tại sao tôi viết Tiến quân ca” như sau:

“Bài hát đă làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày tại căn gác hẹp 45 Nguyễn Thượng Hiền, bên một cái cửa sổ nh́n sang căn nhà 2 tầng, mấy làn cây và một màn trời xám.

Ở đây thường vọng lên những chiếc xe ḅ chở xác người chết đói về phía Khâm Thiên. Ở đây hàng đêm, mất ngủ v́ gió mùa luồn vào từng khe cửa, v́ tiếng đánh chửi nhau của một gia đ́nh anh viên chức nghèo khổ, thiếu ăn, vọng qua những khe sàn gác hở. Ở đây tôi hiểu thêm nhiều chuyện đời. Ở đây đêm đêm có những tiếng gơ cửa, những tiếng gọi đêm không người đáp lại …

…Tin từ Nam Định lên, cho biết mẹ tôi và các em tôi đang đói. Họ đang t́m mọi cách để sống qua ngày, như mọi người đang chờ đợi một cái chết thật chậm, tự ăn ḿnh như ngọn nến. Tiếng kêu cứu của mẹ tôi, các em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ chiều hôm. Tất cả đang chờ đợi tôi t́m cách giúp đỡ.

Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi”.

Bài hát Tiến quân ca của Văn Cao đă ra đời như vậy đó.


Văn Cao viết “Tiến quân ca” lúc 21 tuổi

Tiến quân ca được đăng trên trang văn nghệ của báo Độc Lập lần đầu tiên tháng 11 năm 1944.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca được chính thức cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đ́nh.

Thật đột ngột cho Văn Cao, Vũ Quư mất trước ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945. Cái chết mà sau này ông được biết là chưa được làm rơ, khi Vũ Quư trên đường anh lên dự Quốc dân đại hội Tân Trào tại Việt Bắc. Cho măi đến năm 1972, Vũ Quư mới được truy tặng liệt sĩ. Truy tặng th́ truy tặng, không ai biết rơ chuyện ǵ đă đưa đến cái chết của Vũ Quư!

Năm 1946, Quốc hội khóa I đă quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa điều 3 ghi rơ: “Quốc ca là bài Tiến quân ca”. Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa I đă mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca. Văn Cao đă luyến tiếc v́ một số chữ sửa đă làm mất khí thế hùng tráng của ca khúc.

Lần họp Quốc hội vừa qua không phải là lần đầu tiên việc thay đổi Quốc ca bị mang ra “đấu tố”. Việc này đă được thực hiện một lần rồi. Nhà cầm quyền CSVN đă đă một lần tổ chức thay đổi quốc ca vào năm 1981. Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, không có tuyên bố chính thức ǵ về kết quả và cuộc thi này không được nhắc tới nữa. Tiến quân ca vẫn là quốc ca của nước cho tới ngày nay.

Đây là ca khúc đă đi vào lịch sử sáu bảy chục năm rồi, với đầy đủ ư nghĩa của nó. Quốc ca không chỉ là một ca khúc đơn thuần mà nó c̣n chứa đựng ư nghĩa lịch sử sâu xa.

Có lần Văn Cao đă nói “Thôi, giờ tôi có tiếc nuối cũng chẳng thể làm ǵ. Dù sao Tiến quân ca cũng chẳng phải là của riêng tôi, nó đă là của một dân tộc Việt Nam độc lập kể từ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đến nay”.

Theo như gia đ́nh của Văn Cao th́ gia đ́nh của ông đă trao bản quyền ca khúc Tiến quân ca cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Người sửa chỉ có thể là Văn Cao. Văn Cao giờ không c̣n nữa, ai muốn sửa th́ đi gặp Văn Cao mà yêu cầu sửa.

Ngoài Tiến quân ca, ông c̣n sáng tác các hành khúc khác như Thăng Long hành khúc ca và Tiến về Hà Nội. Sau khi bài Tiến về Hà Nội ra đời cuối năm 1949 ông bị đưa ra kiểm điểm và bị phê phán khắp nơi. Từ đó ông thề sẽ không sáng tác ca khúc chính trị nữa.

Văn Cao ngưng sáng tác ca khúc tới hai chục năm. Cái thôi thúc ông sáng tác trở lại chính là sự kiện 30/4/1975. Hôm đó, nghe tin “đất nước thống nhất”, trong khi nhà nhà miền Bắc rộ lên tiếng reo vui th́ Văn Cao lại im lặng. Ông im lặng nhưng đôi mắt ông sáng lấp lánh. Trong ông có một điều ǵ đang dâng trào, nghẹn ngào. Từ hôm đó, tâm trạng ông biến đổi khác hẳn.

Tới một ngày giáp Tết năm 1976, hôm đó, Văn Cao ngồi bên đàn, đôi vai gầy guộc của ông phủ xuống, đôi bàn tay khô gầy của ông lướt trên những phím đàn loang lổ, ố vàng. Tiếng đàn ngọt ngào, thánh thót, ấm áp, âm vang khắp căn pḥng. cây đàn. Mái tóc ông bạc dài xơa phất phơ theo tiếng dương cầm. Một lát sau, ông lặng lẽ đứng dậy, nhẹ nhàng rời khỏi cây đàn, khuôn mặt ông bất động. Dường như tâm hồn ông vẫn c̣n bồng bềnh trôi theo những âm thanh của bản nhạc.

Mùa xuân đầu tiên ra đời với giai điệu mượt mà, sâu lắng, khắc sâu vào tâm hồn người thứ t́nh cảm chan chứa yêu thương như sau:

Rồi dặt d́u mùa xuân theo én về
Mùa b́nh thường mùa vui nay đă về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.
Rồi dặt d́u mùa xuân theo én về
Người mẹ nh́n đàn con nay đă về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.
Giờ dặt d́u mùa xuân theo én về
Mùa b́nh thường, mùa vui nay đă về
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.


Hai chữ “Từ đây” được lặp lại nhiều lần nói lên mơ ước, khát vọng, và cũng là lời nhắn nhủ của Văn Cao sau “chiến thắng vĩ đại”: con người phải biết yêu quê hương và biết yêu thương nhau.

Nước nhà thống nhất, không c̣n chiến tranh, đó là điều mà mọi người mơ ước và khát vọng. Nhưng Văn Cao đă nghiệm ra rằng đất nước và con người VN vừa trải qua tang thương, bể dâu, ly loạn, đă đánh mất nhiều giá trị truyền thống, nhân bản. Nghiệt ngă đă ảnh hưởng sâu rộng đến từng từng thân phận, từng gia đ́nh. Vết thương đất nước chưa lành, nhân tâm c̣n bất ổn nên không quá vội vàng, ảo tưởng, hân hoan thái quá. Cần khơi dậy t́nh người và đánh thức nhân tính.

Mùa xuân đầu tiên bị phê b́nh là không đi đúng đường lối của Đảng, không phục vụ cho Cách Mạng, v́ thế bản nhạc mới phát hành đă bị tịch thu không được phổ biến.
Sở dĩ có một thời kỳ dài ca khúc này không được cho phép phổ biến v́ ngoài những định kiến về Văn Cao trong quá khứ mà c̣n v́ trong ca khúc có những lời như “Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người”. Người CS họ nghe sao thấy mơ hồ quá, lấn cấn quá, rắc rối quá!

Măi cho đến sau khi Văn Cao qua đời, Mùa xuân đầu tiên của ông mới được phổ biến và tŕnh diễn ở những sân khấu lớn, được đưa lên đài phát thanh và đài truyền h́nh. Đến lúc này Mùa xuân đầu tiên của ông mới thực sự có chỗ đứng trong âm nhạc VN.

Ngày nay, Mùa xuân đầu tiên đă trở nên quen thuộc với chúng ta, là một trong những bài hát hay về mùa xuân. Nhưng tuyệt phẩm này cũng cùng chung số phận long đong như chính người sinh ra nó. Phải mất 20 năm sau khi ngưng sáng tác, Văn Cao mới cho ra đời bài hát này. Và cũng phải mất 20 năm sau khi ra đời, nó mới được tŕnh bày hợp lệ. Lúc đó Văn Cao đă sang thế giới bên kia.

Văn Cao sáng tác không nhiều. V́ người ta đă cướp đi mất của ông đến 30 năm, lúc sức sáng tác của ông đang ở vào thời kỳ sung măn nhất. 30 năm, một khoảng thời gian quá dài vùi dập một nhân tài. Văn Cao như một cây tốt trái nhưng bị cắm trên miếng đất miền Bắc cằn cỗi. Phải chi cây trái ấy được trồng ở đất miền Nam tươi tốt màu mỡ th́ cây ấy đă đươm bông rực rỡ và sây trái. Phải chi Văn Cao được sống dưới chế độ miền Nam tự do, tự do văn nghệ và tự do sáng tác, th́ ông đă cống hiến cho đời một kho tàng âm nhạc dồi dào hơn vậy nhiều. Dầu sao th́ Văn Cao vẫn là một tác giả lớn của nền âm nhạc VN. Tiếng tăm của ông vẫn măi là niềm tự hào vô bờ của quê hương, dân tộc, nó trường tồn, bất tử như những khúc khải hoàn ca ngân vang măi.

Ông qua đời ngày 10 tháng 7 năm 1995, sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi. Bài viết này xin ghi lại đôi điều về nhân vật tài hoa bị vùi dập này, như một nén nhang tưởng niệm ông nhân ngày ông qua đời cách đây đúng 18 năm.

Trần Việt Tŕnh
11 tháng 7 năm 2013