Page 8 of 48 FirstFirst ... 45678910111218 ... LastLast
Results 71 to 80 of 473

Thread: TRƯƠNG TẤN SANG THĂM MỸ LẦN ĐẦU TIÊN VỚI TƯ CÁCH CHỦ TỊCH NƯỚC

  1. #71
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Những Vấn Đề Việt Nam:

    Tại Sao Trương Tấn Sang Thăm Hoa Kỳ?

    - Phần 1




  2. #72
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Những Vấn Đề Việt Nam:

    Tại Sao Trương Tấn Sang Thăm Hoa Kỳ?

    - Phần 2




  3. #73
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Theo vnexpress ( trích trong http://www.tienphong.vn/xa-hoi/63740...m-My-tpol.html )

    Thách lăo chủ tịt Việt Cộng dám chính thức gặp mặt cộng đồng người Việt tại Mỹ .

    Nhiều lắm th́ cũng như lần trước , Chủ Tịch Triết lén lút đi gặp một gia đ́nh nằm vùng trong C Đ người Việt thôi
    Chiêu thăm vài GD thân cộng nhẳm mục đích cho báo lề phải trong nước tuyên truyền rằng ở hải ngoại cũng có kẻ chịu phục tùng dưới trướng cờ máu 1SVPK, để nhầm mục đích gạt gẩm nhồi sọ dân trong nước tiếp là «ở Hải Ngoai ai ai cũng "khoái" lá 1 -SVPK .»



    Ngay cả khi người Việt " dàn chào , hắn cũng không dám trực diện , mà trốn đi ngơ khác ( cửa hậu )
    Dân Việt cứ dàn chào ở ngỏ trước , nếu kư giả lề phải trong nước làm bài "tường tŕnh" th́ h́nh ảnh vướn đầy Màu cờ Vàng rực rở sẽ gợi lại cho dân chúng trong nước xét lại coi nguồn gốc lá 1-SVPK từ đâu ra ,CSHN thấy bất lợi lắm nên đi ngỏ sau ..Thường thường những ngỏ này là chổ giới hạn cấm nhưng dân công cộng lai văng nên nếu có chụp h́nh cũng ít dính cờ Vàng vào hơn..

    Thế nào Ng minh Triết (vua hề đi vào sử Việt với câu lừng danh «Cuba ngủ» ) cũng chưởi thầm trong bụng (v́ quyền lợi mất job Tổng thống nứơc 1-SVPK cho nguời bạn Sang đần của ḿnh ,trong chính trị khg ai là bạn vĩnh viển cả ,có quyền chữỉ thề trong bụng):

    - Mẹ bà mày nếu mày hơn tao đi ngỏ chánh diện của toà B.Ô tao phục mày sát đất đó sang à ..Nếu được , cho mày thấy rừng cờ Vàng biết đời là ǵ nghe chưa mạy
    Last edited by Viet xưa; 20-07-2013 at 01:29 AM.

  4. #74
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ Sáu, 19/07/2013


    Việt Nam trước ngă ba đường

    Chuyến đi thăm Hoa Kỳ sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, được loan báo vội vă, đă khiến truyền thông quốc tế chú ư tới hướng đi tương lai cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam.

    Tin của Vietnamnet hôm nay xác nhận ông Trương Tấn Sang đi thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 tới ngày 26 tháng 7 thể theo lời mời của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama. Mục đích của chuyến đi là để thảo luận về hướng đi tương lai của các quan hệ song phương.

    Vietnamnet trích lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm qua nói rằng chuyến đi Mỹ khẳng định “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, ḥa b́nh, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, tích cực hội nhập quốc tế” của Việt Nam.

    Trong khi đó, trên trang mạng của Đại học Yale, YaleGlobal, một nhà cựu ngoại giao Mỹ và giờ là một nhà báo, tải lên một bài viết với hàng tít “Vietnam Between Rock and a Hard Place”, nói lên vị thế rất tế nhị của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

    Tác giả David Brown nêu nghi vấn: Liệu có phải nỗi thất vọng với Trung Quốc là nguyên do khiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vội vă lên đường sang Washington?”

    Ông David Brown là một nhà ngoại giao đă phục vụ tại Việt Nam trong nhiều năm. Ông nhận định rằng các chuyến đi thăm của các nguyên thủ quốc gia thông thường cần nhiều tháng để chuẩn bị, nhưng chuyến đi của Chủ tịch nước Việt Nam lần này được loan báo vội vă, và sau một cuộc tiếp xúc với lănh đạo Trung Quốc “rơ rệt đă gây sốc” cho giới lănh đạo tại Hà nội.

    Bài báo đặt câu hỏi phải chăng ông Trương Tấn Sang và giới lănh đạo hàng đầu khác của Việt Nam đă quyết định “trả cái giá mà Hoa Kỳ đă đ̣i để thiết lập quan hệ chiến lược?”

    Trong một cuộc điều trần trước một tiểu ban quốc hội Hoa Kỳ hồi đầu tháng 6, các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói việc siết chặt các quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là việc bán vũ khí cho Việt Nam, sẽ được hoăn cho tới khi nào có những “cải thiện lâu dài, có thể chứng minh được trong t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam.”

    Tác giả nhận định rằng làm như thế, các giới chức chính phủ Mỹ đă công khai ghi lại những vấn đề họ đă đặt ra trong các cuộc tiếp xúc riêng tư, không ồn ào, với các giới chức Việt Nam trong vài năm qua.

    Thông điệp đưa ra trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ dường như không được Hà nội lắng nghe. Theo hăng tin AP, nội trong năm nay, 43 nhân vật bất đồng chính kiến đă bị bắt giữ, gấp đôi số người bị bắt giữ trong năm 2012.

    Ngoài ra, c̣n có chứng cớ cho thấy cánh an ninh mạng của cảnh sát Việt Nam đă tung ra công nghệ theo dơi mạng FinFisher, để cài đặt phần mềm theo dơi hoạt động của dân mạng khi họ truy cập các trang blog của các nhân vật bất đồng.

    Hà nội vẫn tỏ thái độ bực dọc trước lời kêu gọi của Hoa Kỳ, hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền. Tác giả cho rằng một số thành phần trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đă cản trở việc nới rộng các quyền dân chủ v́ lo sợ mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là lật đổ chế độ đương quyền.

    Chiến dịch đàn áp và bắt bớ giới blogger, không ngừng gia tăng trong thời gian qua, theo ông Brown, dường như biểu hiện xu hướng ngả về Trung Quốc, trong khi giới bất đồng trong mấy năm gần đây ngày càng lớn tiếng đả kích điều mà họ cho là sự thất bại của nhà cầm quyền tại Hà nội trong việc bảo vệ các lợi ích của quốc gia trước thái độ gây hấn của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

    Nhà cựu ngoại giao Mỹ nói rằng mặc dù các lực lượng không quân và hải quân của Việt Nam không phải là không đáng kể, nhưng c̣n lâu mới có thể được coi là đối thủ của các lực lượng hải, không quân Trung Quốc. Do đó, thay v́ tăng nguy cơ xảy ra xung đột trong cuộc tranh giành lănh thổ lănh hải với Trung Quốc, nhà cầm quyền tại Hà nội đă t́m cách kiềm hăm thái độ khiêu khích của Trung Quốc bằng cách dựa vào các đối tác khu vực trong khối ASEAN, và thiết lập “các quan hệ chiến lược” với Hoa Kỳ và các cường quốc ngoài khu vực khác.

    Tác giả nhận định kết quả của các nỗ lực ngoại giao đó của Việt Nam cho tới nay, tương đối khiêm nhường. 10 nước hội viên ASEAN vẫn chưa thành lập được một mặt trận thống nhất để đương đầu với những đ̣i hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

    Trước t́nh h́nh đó, Washington và đa số các nước ASEAN khác tuyên bố “không ngả về phe nào”, và t́m cách lảng tránh, không trực tiếp thách thức tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong các vùng biển giữa Hong Kong tới Singapore.

    Trước t́nh h́nh ngày càng cấp bách, một số nhân vật ngoài Đảng và một phe phái đáng kể trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đă hối thúc Hà nội hăy thiết lập quan hệ kinh tế và quân sự –trên thực tế- với Hoa Kỳ.

    Mặc dù nhiều giới chức cao cấp trong Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tỏ thái độ hoài nghi trước “những động cơ ”của Washington, nhưng trong 4 năm trở lại đây, các cuộc tham khảo giữa Hà nội với các lực lượng quân sự Mỹ đă gia tăng một cách có thể nói là ngoạn mục. Chẳng hạn, hồi tháng 6, các giới chức quân sự cấp cao Việt Nam đă đi tham quan các căn cứ quân sự Mỹ.

    Ông David Brown nhận định rằng sau chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Trương Tấn Sang đă không mang về thành quả nào, ngoại trừ lời hứa Trung Quốc sẽ đề ra những bước hành động “hiệu quả và triệt để để giải quyết sự bất quân b́nh trong cán cân thương mại song phương” tới 16 tỉ đôla, nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc.

    Tác giả gợi ư rằng quyết định của Bộ Chính Trị, gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Hoa Kỳ là dấu hiệu cho thấy lănh đạo Việt Nam đă bị chấn động v́ những ǵ Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận B́nh đă nói với ông Trương Tấn Sang trong ṿng riêng tư, và đó là lư do đă khiến Hà nội tỏ ra sẵn sàng hơn trong cố gắng xích lại gần Hoa Kỳ, với mục đích “thiết lập các quan hệ quốc pḥng mật thiết hơn với Washington”.

    Tuy nhiên tác giả cảnh báo rằng Tổng Thống Obama sẽ không hài ḷng với những cử chỉ thiện chí có tính cách hời hợt, như hoăn lại vụ án xét xử một nhân vật bất đồng nổi tiếng, luật sư Lê Quốc Quân, v́ như chính phủ Mỹ đă thừa nhận trước diễn đàn quốc hội hồi tháng trước, “nhân dân Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ việc nâng cấp các quan hệ song phương với Việt Nam, trừ phi có những tiến bộ có thể chứng minh được trong lĩnh vực nhân quyền.”


    Nguồn: Yale Global, Vietnamnet, Asia Sentinel, Time


    Hoài Hương-VOA

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1705285.html

  5. #75
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau 48 giờ, hơn 3.000 lá thư kêu gọi nhân quyền cho VN đă gởi đến TT Mỹ

    VRNs (20.07.2013) – Sau 48 giờ phổ biến cách gởi thư trực tiếp cho tổng thống Obama, đă có 3,384 lá thư từ khắp nơi được trực tiếp gởi đến TT Obama qua trang www.democracyforvietnam.net để kêu gọi ông phải đặt vấn đề nhân quyền với ông Trương Tấn Sang trong cuộc hội kiến ngày 25.07 sắp tới tại Ṭa Bạch Ốc.

    Những người khởi xướng hành động này hy vọng sẽ có 10 ngàn lá thư gởi đến TT Mỹ trước giờ khai mạc cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Việt.

    Cũng chiều hướng ủng hộ cho nhân quyền ở Việt Nam, các Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ đă gởi thư trực tiếp đến tổng thống Obama. Lá thư đầu tiên của dân biểu Ed Royce, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ. Theo SBTN, trong thư, dân biểu Ed Royce viết: “Việt Nam là quốc gia có t́nh trạng vi phạm nhân quyền đáng ngại nhất trong vùng Đông Nam Á. Trong năm nay đă có hơn 50 nhà hoạt động nhân quyền bị cầm tù, và số vụ xét xử trong 6 tháng đầu năm 2013 đă bằng cả năm 2012. Ông kêu gọi TT Obama yêu cầu ông Trương Tấn Sang phải hủy bỏ điều luật 79, 88; thả LS Lê Quốc Quân, NS Việt Khang, SV Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và tất cả các tù nhân lương tâm. Ông nhấn mạnh nếu muốn có một quan hệ bền vững giữa hai nước, Việt Nam phải tôn trọng các quyền của chính công dân họ”.

    Lá thư thứ hai được dân biểu Alan Lowenthal khởi xướng, cũng có cùng nội dung như trên. Hiện lá thư này đang được truyền đến văn pḥng các dân biểu Hạ viện để xin chữ kư. Hiện nay đă có 18 vị kư tên, bao gồm: Judy Chu, Julia Brownley, Gerry Connolly, Susan Davis, Gene Green, Janice Hahn, Jared Huffman, Sheila Jackson Lee, Zoe Lofgren, Doris Matsui, Michael Michaud, George Miller, Scott Peters, Jan Schakowsky, Randy Weber, Brad Sherman, Alan Lowenthal và Ed Royce.

    Nếu quư vị muốn gởi thư trực tiếp cho TT Obama để kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam, xin bấm vào link dưới đây :

    http://www.chuacuuthe.com/2013/07/20...goi-den-tt-my/

    >>> Mở trang trên , click vào 3 chữ cuối trang " bấm vào đây "

    PV. VRNs

  6. #76
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Suy nghĩ về chuyến đi của Chủ tịch Sang

    Sau chuyến thăm Trung Quốc th́ chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch nước là mối bận tâm của rất nhiều người đang trĩu nặng suy tư về vận nước.

    Những hoạt động ngoại giao dồn dập trong thời gian qua càng làm cho mối bận tâm ấy thêm bức xúc trước những diễn biến mới của thời cuộc trong nước và thế giới.


    Những hoạt động đối ngoại gắn liền máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất th́ nội lực của dân tôc, thế đứng của đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự dồn sức, góp lực của cả toàn dân.

    Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trăi từng căn dặn "Thời! Thời! Thực không nên lỡ".

    Vả chăng, chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động.




    Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet phủ sóng khắp nơi đă khiến cho thế giới rộng lớn được thu hẹp lại trong "ngôi nhà toàn cầu", làm cho nhất cử, nhất động của mỗi một ai đó, nhất là của các "chính khách" đều hiện rơ mồn một trước đôi mắt tinh anh của công luận.

    Chính cái đó đem lại một sức mạnh mới, cách suy nghĩ mới cho mỗi con người. Người ta hiểu ra rằng, kiểu tư duy tuyến tính theo lối ṃn không bắt kịp với thời đại mà chuẩn mực chính là sự thay đổi.

    Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù quy‎́ báu‎ đến đâu, cũng không c̣n đủ cho hành tŕnh của dân tộc đi về phía trước. Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới để h́nh thành một kiểu tư duy tương thích với nhịp sống đương đại của nền văn minh trí tuệ đang làm cho tiến tŕnh phát triển đưa tới những bước hợp trội, tạo ra những đột biến không thể nào dự báo trước được.

    Hiện tượng Myanmar là một ví dụ thật hấp dẫn.

    Ngoài ra, những bài học trị nước và cứu nước của ông cha ta vẫn ẩn chứa những nguyên lư ứng xử với dân với nước, với bạn với thù theo lối "măn chiêu tổn, khiêm thụ ích" (cái đầy gọi cái vơi, vơng xuống th́ được làm cho đầy trở lại,) vẫn có ư nghĩa sâu sắc trong hoạt động đối nội và đối ngoại.

    Ḍng sông cuộc sống đang đẩy con thuyền đất nước đi vào đoạn nước xoáy, người lèo lái chỉ một chút sơ sẩy, thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho dân tộc phải trả giá đắt. V́ xét đến cùng, cái quyết định vẫn ở con người.

    Th́ chẳng thế sao? "Đại Việt Sử kư toàn thư. Kỷ nhà Trần" có chép lời tên tướng Ô Mă Nhi nhận xét về Đỗ Khắc Chung, người được vua Nhân Tông cử đến trại giặc ḍ xét t́nh h́nh: "Có thể nói là [người này] không nhục mệnh vua. Nước nó c̣n có người giỏi, chưa dễ mưu tính được".

    Tên tướng Tàu này quả là biết xét đoán người và hiểu được thời cuộc để thực thi đường lối cổ truyền nhất quán của chúng: không khuất phục, mua chuộc được đối phương th́ t́m cách mà trừ đi! Bản lĩnh hiên ngang không biết cúi thấp đầu của Đỗ Khắc Chung là biểu hiện khí phách dân tộc, làm nên sức mạnh Việt Nam đánh tan tác kẻ thù từng xéo nát nhiều vùng lănh thổ từ Á sang Âu ở thế kỷ XIII.

    Người thực thi mệnh [lệnh] của nước của dân ở thế kỷ XXI này, v́ thế, phải biết học cha ông, không để nhục quốc thể.

    Quan hệ Nước lớn-Nước nhỏ và Bản lĩnh Dân tộcCó một điều phải suy nghĩ thêm khi báo chí ta gần đây hay nói đến chuyện ứng xử giữa nước nhỏ với nước lớn. Điều ấy có cái lư‎ của nó. Nhưng cũng lại phải thấy cho ra một điều nữa là, một nước đứng thứ 13 thế giới về dân số, cũng đă từng được cả thế giới biết đến như là một dân tộc từng đánh thắng những thế lực ngoại xâm khổng lồ ở thế kỷ XIII, XV, XVIII và XX để hiên ngang tồn tại bên bờ Thái B́nh Dương rộng lớn, có một vị thế trong khối Asean, mà cứ vẫn mang tâm lư "nước nhỏ" trong ứng xử th́ e cũng có chỗ chưa thỏa đáng.


    Hàn Quốc với diện tích 100.032 km vuông, dân số 48 triệu người, là "nước nhỏ" nhưng xem ra thế ứng xử của họ trên trường quốc tế th́ cũng không "nhỏ" như người ta tưởng. Rồi Singapore, với diện tích 697.7km2, chỉ bằng diện tích huyện Cần Giờ của TPHCM và dân số chỉ 5,1 triệu người vào năm 2010 th́ đúng là nhỏ, rất nhỏ. Nếu tính từ ngày tuyên bố độc lập năm 1965 th́ họ chỉ mới có gần 50 năm phát triển từ một nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Nhưng cũng chính v́ thế, họ nhanh nhạy đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và theo dự tính th́ đến 2018 Singapore sẽ là một đầu mối của mạng lưới năng động trong nền kinh tế châu Á và toàn cầu với tính đa dạng nhạy bén trong hoạt động kinh doanh. Thế đứng của đất nước này, v́ thế, đâu kém những nước diện tích lớn, dân số đông!

    C̣n ta, v́ sao Việt Nam ta từ đỉnh cao chiến thắng lại trở thành lạc hậu và lạc điệu với thế giới?

    Đây là câu chuyện dài nhưng không thể không thẳng thắn và ṣng phẳng chỉ ra nguyên nhân của nó.

    Muốn thế, phải đặt vận mệnh của tổ quốc lên trên hết và trước hết, thực hiện sự ḥa giải và ḥa hợp dân tộc, gạt bỏ những mâu thuẫn về lợi ích riêng tư, chấm dứt những hành vi và thủ đoạn tranh giành quyền lực để đồng tâm hiệp lực xây dựng đất nước. Có như vậy mới tạo nên được một thế đứng Việt Nam trong những mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau của các mối quan hệ quốc tế, vấn đề có ư nghĩa sống c̣n trong hoạt động đối ngoại, tránh được nguy cơ thao túng của nước lớn.

    Điều chua chát đáng nói nhất khi sử dụng khái niệm "nước nhỏ" chính là sự nếm trải vị đắng của thân phận một dân tộc từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các "nước lớn"!

    Bản lĩnh và khí phách của dân tộc trước kẻ thù ngoại xâm đă giục giă nhiều thế hệ Việt Nam lên đường cứu nước, không ngại hy sinh. Máu người không phải nước lă. Và máu đă chảy thành sông, xương đă chất thành núi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. V́ thế, quyết không để cho mạng sống của người Việt, vận mệnh của tổ quốc bị lợi ích của những nước lớn với đủ thứ "nhân danh" để biến thành những quân cờ trong cuộc chơi của họ.

    Quân cờ ấy, khi cần thiết th́ người ta đánh bóng mạ kền, hoặc thổi lên thành một chiếc bong bóng sặc sỡ sắc màu huyền thoại để mà vui vẻ nhận lănh những vinh quang vô ích: "Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa, Vui ǵ hơn làm người lính đi đầu".

    Để rồi, trong "niềm vui" ấy, những núi xương, sông máu của "người lính đi đầu" đổ ra tạo thành khoảng cách an toàn cho Mao "đại nhảy vọt" và đến một ngày đẹp trời th́ Chu (Ân Lai) vui vẻ bắt tay Richard Nixon ở Thượng Hải để mặc cả trên đầu người bạn láng giềng "núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông" về nước cờ "thí tốt, đẩy xe", bật đèn xanh cho B52 rải thảm Hà Nội.


    Quyền lực và Tội lỗiChiếc bong bóng sặc sỡ kia vỡ tan, nhưng không chỉ là một ảo ảnh tan vỡ mà là một hệ lụy lịch sử nặng nề với những vết thương hằn sâu trong ḷng dân tộc khi non sông đă quy về một mối.

    Thay v́ làm lành vết thương, người ta lại khoét sâu thêm do bị chủ nghĩa giáo điều cầm tù, mà nguy hiểm nhất là tiếp tục thực thi quan điểm"đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển " để rồi tạo ra một xă hội bất an và xáo động, hệ thống giá trị bị đảo lộn, văn hóa dân tộc với cốt lơi là nền văn hóa làng, cái nôi của tâm hồn Việt, bị băng hoại. Đó chính là hệ lụy nặng nề vừa nhắc đến.

    Liều thuốc chữa trị cho sự bất an ấy, bi đát thay, lại là một chế độ toàn trị phản dân chủ đang được đẩy tới ngày càng hung hăn như không có điểm dừng. Cái gọi là "nhà nước pháp quyền" được rao giảng là "của dân, do dân và v́ dân" đang quay lưng lại với dân. Cán cân công lư chao đảo trước ṿng xoáy lợi ích của các nhóm quyền lực với những bản án bỏ túi theo Nghị quyết. Đó là lư do giục giă những "bàn chân nổi giận" của nông dân, của thanh niên sinh viên, của trí thức rầm rập xuống đường bất chấp mọi thủ đoạn trấn áp và sự xuyên tạc, lừa mị.

    Chưa bao giờ người ta thấy cái nguyên lư khủng khiếp vận hành trong xă hội từng được trí tuệ loài người đúc kết : "Quyền lực thúc đẩy việc mở rộng vô hạn độ quyền lực, và hầu như không có điểm dừng. Nhưng "quyền lực lại có xu hướng tham nhũng và quyền lực tuyệt đối th́ tham nhũng cũng tuyệt đối” (Power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely).

    "Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật rừng trong ứng xử với dân?"
    Chế độ toàn trị phản dân chủ là nguyên nhân sâu xa cho cái chuyện "quyền lực tuyệt đối th́ tham nhũng cũng tuyệt đối " ấy.

    V́ vậy, nếu chỉ chĩa mũi nhọn vào một số người, cho dù là cần thiết đi chăng nữa, th́ chỉ là bôi thuốc chữa mụn ngoài da để mong đẩy lùi căn bệnh đă ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng. Cho nên, nỗi bức xúc lớn đang chứa chất trong ḷng xă hội là cải cách thể chế để lập lại trật tự và thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và bà con dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

    Dân chủ là liều thuốc đặc trị để chống tham nhũng và các tật bệnh nói trên có hiệu quả nhất vào lúc này.

    Dân chủ là phương thuốc hiệu nghiệm cho căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa là bộ máy nhà nước đang ngày càng ph́nh to.

    Dân chủ cũng là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị lớn nhất, có mạng lưới rộng khắp cả nước, tự chỉnh đốn ḿnh nhằm đáp ứng đ̣i hỏi bức xúc của dân và của cả đông đảo đảng viên của Đảng.

    Chuyện này chẳng có ǵ mới, sở dĩ phải nêu lên đây v́ chúng liên quan mật thiết với gương mặt đất nước trước thế giới. Nói cách khác, liên quan đến sức mạnh của dân tộc, thế đứng của đất nước trong hoạt động đối ngoại.

    Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật rừng trong ứng xử với dân? Làm sao xây dựng được niềm tin chiến lược với các đối tác trên trường quốc tế khi Việt Nam tuy đă công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ dụng, đă kư cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị,Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xă hội và Văn hóa, ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng trong ứng xử thực tế th́ làm ngược lại?

    Cái chuyện nhân danh "đặc thù" của mỗi nước về văn hóa, chính trị để phủ nhận những chuẩn mực chung về văn minh mà thế giới tôn trọng đă trở nên kệch cỡm và lạc điệu. Cần quan niệm rằng thực thi dân chủ, cải thiện điều kiện để quyền con người được thực hiện một cách công khai và lành mạnh, chính là đ̣i hỏi của sự phát triển, tăng cường nội lực chứ không phải là do sức ép của bên ngoài, càng không thể là một sự áp đặt.

    c̣n tiếp...

  7. #77
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bỏ lỡ Cơ hội và Lựa chọn Sai lầm


    Một cơ hội bị bỏ lỡ cho việc đưa đất nước đi vào quỹ đạo của thế giới tiến bộ và văn minh là thời điểm lấy ư kiến toàn dân về sửa đổi Hiến Pháp. Biết bao tâm huyết và trí tuệ chân thành, thẳng thắn góp vào chuyện quốc gia đại sự này đă bị lăng phí một cách vô ích mà Kiến nghị của giới trí thức, nhân sĩ (gọi tắt là Kiến nghị 72) góp vào xây dựng Hiến Pháp là một bằng chứng sống động.

    Phải chăng người ta muốn noi theo cách hành xử của Tập Cận B́nh khi ông ta khẳng định: "Tôi cho rằng điều kiện hiện nay cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. T́nh h́nh trong và ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”, hơn nữa duy tŕ được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy tŕ được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin tưởng” [tin vào đường lối, tin vào lư luận, tin vào chế độ] mà thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới".

    Không được đụng tới v́ chính đây là tử huyệt của chế độ toàn trị phản dân chủ đang thống trị Trung Quốc.

    Nếu điều dẫn ra ở trên đúng là tư tưởng của người giữ vai tṛ nguyên thủ của đất nước Trung Hoa th́ rất đáng phải suy nghĩ về tác động không nhỏ của tư tưởng này đối với một số ai đó đang nuôi dưỡng ảo mộng "đi với Trung Quốc th́ bảo vệ được đảng, giữ được chế độ XHCN"!
    Họ không dám nh́n thẳng vào sự thật là khi Trung Quốc diễu vơ dương oai bên ngoài là nhằm đánh lạc hướng những mâu thuẫn gay gắt bên trong, nhằm che lấp những giằng xé đấu đá trong nội bộ đảng cầm quyền, những mâu thuẫn trong xă hội, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo đang ngày càng gay gắt, đẩy tới nguy cơ bùng nổ. Ngoài ra, những chỉ số giảm sút về tăng trưởng kinh tế và sự kiện hệ thống ngân hàng tiếp tục tài trợ cho các dự án quốc doanh thua lỗ nặng đă cho thấy Trung Quốc đang trên đà suy thoái khó ḷng cứu văn.

    Như vậy, vội vă hớp lấy "liệu pháp giữ nguyên" của Trung Quốc, để rồi "thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới", chính là ngăn chặn sự phát triển của đất nước, duy tŕ sự lạc hậu và lạc điệu với thế giới để "ông bạn láng giềng"dễ bề thao túng chứ không có ǵ khác.

    Đây là ư đồ thâm hiểm của một bộ phận trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực thi âm mưu bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán.

    Nếu t́m được người cùng hội cùng thuyền, cùng chung cái gọi là "ư thức hệ" th́ "dễ mưu tính" như cách Ô Mă Nhi xưa kia mưu toan, sẽ không phải điều binh khiển tướng hết sức tốn kém, lại phải đương đầu với cả thế giới, nhưng vẫn tháo gỡ được cái xương đang mắc ngang cổ họng khiến khó nuốt trôi được cả vùng tài nguyên và con đường huyết mạch ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.

    Lựa chọn “liệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc cũng là quên mất rằng một khi “điểm tựa duy nhất” này sụp đổ chế độ ăn theo cũng sẽ không thể thoát khỏi cùng chung số phận.
    Sinh lộ duy nhất: Dân chủ

    Nếu Việt Nam quyết liệt cải cách thể chế, thực thi dân chủ hóa, định h́nh một mô h́nh phát triển,sẽ tạo ra một nội lực hùng hậu, nhân tố quyết định thành công của hoạt động đối ngoại và làm phá sản thủ đoạn "bất chiến tự nhiên thành" trong mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc. V́ thế, Trung Quốc sẽ ra sức ngăn cản Việt Nam thực hiện điều này.

    Ngăn cản c̣n là v́ họ không muốn có h́nh ảnh một quốc gia quyết tâm cải cách thể chế, thực thi dân chủ ở sát nách họ! H́nh ảnh này sẽ khơi gợi và thúc đẩy thêm phong trào đấu tranh ḍi dân chủ và nhân quyền trong đất nước họ. Một Mianma láng giềng là đă quá đủ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố duy tŕ chế độ toàn trị phản dân chủ.

    Cho nên, nếu soi kỹ những phản ứng của họ tại Diễn đàn Shangri-La vừa rồi sẽ hiểu rơ chúng ta cần phải làm ǵ trong những hoạt động đối ngoại sắp tới.

    Đương nhiên, không chịu làm một quân cờ trên bàn cờ quốc tế trong cuộc chơi của các nước lớn không có nghĩa là co ḿnh lại, không dám chủ động tạo ra một thế liên kết mới trên trường quốc tế. Chính mối liên kết đó sẽ tạo nên một thế đứng Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á-Thái B́nh Dương và trên toàn thế giới.

    Chỉ có thể tạo được thế đứng ấy khi Việt Nam thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng. Chẳng thế mà Trung Quốc đă không úp mở vừa dụ dỗ vừa đe dọa khi Việt Nam thiết lập một quan hệ mới với Mỹ và các nước phương Tây cho dù Việt Nam đứng vững trên tư thế độc lập để thực thi một chính sách đối ngoại thân thiện và b́nh đẳng với tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc.

    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đă từng thực hiện việc "giải Hán hóa" một cách khôn ngoan để ǵn giữ bản sắc văn hóa Việt. Ấy vậy mà, đúng như Trần Quốc Vượng nhận xét, "cuộc đấu tranh giữa mô h́nh dân tộc và mô h́nh kiểu Tàu cho đến khi phong kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt...". Trong cuộc đấu tranh ấy, "t́m về dân tộc" và "thân dân" là phương cách hiệu nghiệm nhất để thực hiện việc "giải Hán hóa", và hôm nay là việc thoát ra khỏi cái quỹ đạo Trung Quốc để đến với thế giới văn minh, tiến bộ.

    V́ thế, xin mượn cách diễn đạt (và chỉ là cách diễn đạt thôi) của Lê Quư Đôn trong "Quần thư khảo biện" nhằm thâu tóm những nghĩ suy và dẫn giải dài ḍng trên đây nhân chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước để chỉ dồn vào một chữ, như Lê Quư Đôn đă viết:

    "Kinh Dịch nói: Biến động trong thiên hạ chính đáng chỉ có một [lư] thôi. Chí lư thay chữ 'một'. Lấy chữ 'một' ấy mà xuyên suốt mọi việc th́ dù bốn bể chín châu cách trở, ngàn xưa trăm đời xa xôi, mọi trao qua đổi lại, mọi xem xét đánh giá đều vẫn rơ ràng như bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay vậy"!

    Chữ "một" đây chính là “DÂN CHỦ”.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...angvisit.shtml

  8. #78
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lợi ích chung Mỹ - Việt: Đồng pha hay lệch pha ?

    Thụy My

    Gần đây các hoạt động ngoại giao của Việt Nam hết sức nhộn nhịp với các chuyến công du nước ngoài của nhiều nhân vật lănh đạo, đặc biệt là đến Trung Quốc và Hoa Kỳ, khiến cho dư luận rất chú ư. Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, nhà báo Phạm Chí Dũng ở Saigon đă đưa ra những nhận định về vấn đề này.

    RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Theo anh, th́ nguyên nhân những chuyển động ngoại giao có tính đột biến của Việt Nam là ǵ?

    Nhà báo Phạm Chí Dũng : Có một điểm tương đồng thú vị và rất nhiều ẩn ư là tính bất ngờ cùng xảy ra trước hai chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh và Washington. Nếu cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh chỉ được thông báo khoảng một tuần trước khi diễn ra, th́ “độ sớm” trước buổi tiếp kiến của Tổng thống Barack Obama với ông Sang là đúng hai tuần.

    Tiếp theo sự bất ngờ đó là bầu tâm tư ngỡ ngàng của phần đông dư luận trong nước.

    Hai chuyến ngoại giao con thoi của ông Sang đến Trung Quốc và Mỹ, chưa kể chuyến đi trước đó của vị nguyên thủ này đến Indonesia và cần tính luôn cả cuộc gặp người Thái và nhận bằng tiến sĩ danh dự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không đi đâu cả, hẳn phải là một động thái khá đột ngột về chính trị, như nhen nhóm ánh lửa nào đó cho không khí chính trường Việt Nam song ánh với bầu khí quyển quốc tế.

    Trước đó, vào tháng 5/2013 và được b́nh luận là trong lúc Hội nghị trung ương 7 c̣n chưa kết thúc, một tân ủy viên Bộ Chính trị là ông Nguyễn Thiện Nhân đă bất ngờ mở màn chuyến tốc hành tới Bắc Kinh - dường như mang ư nghĩa một cử chỉ có tính diện kiến hơn là một cuộc làm việc thực chất.

    Động thái đối ngoại cấp tập của giới lănh đạo Việt Nam lại càng đáng được mổ xẻ nếu quay ngược về cuộc tiếp xúc Mỹ - Trung vào đầu tháng 6/2013. Chỉ khoảng một tuần sau cuộc gặp thượng đỉnh khá hữu hảo này, một quan chức cao cấp của quân đội Việt Nam là tướng Đỗ Bá Tỵ đă dẫn đầu một phái đoàn quân sự cao cấp đi thăm Mỹ, theo lời mời của đại tướng Martin E. Dempsey, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ.

    Mối liên quan giữa các con thoi ngoại giao như thế hẳn phải có tính logic với nhau, để cuối cùng dẫn đến chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang mà không tránh khỏi lời đồn đoán của dư luận về một “quyết định” nào đó nảy sinh từ cuộc gặp giữa Obama và Tập Cận B́nh vào tháng 6/2013.

    RFI : Anh có thể cho biết ư kiến của anh cũng như dư luận trong nước về chuyến đi Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang ?


    Khi người Trung Quốc mỉm cười trên bàn đàm phán, có thể là lúc ngoài hành lang dấy lên một mưu mô nào đó. Sau nụ cười của Tập Cận B́nh ở Ṭa Bạch Ốc, giữa Wasinhton và Bắc Kinh vẫn không t́m thấy một tiếng nói chung, ít nhất liên quan đến một âm mưu khó hóa giải ở Biển Đông.

    Gần như cùng thời điểm tin tức về chuyến đi Mỹ của ông Sang được chính thức xác nhận vào ngày 11/7, tàu cá Việt Nam đă bị những bộ sắc phục Trung Nam Hải đập phá, c̣n cờ Việt Nam bị chặt đốn. Hành vi xâm hại mới nhất này lại gần như đồng thời với hoạt động tổ chức họp báo của đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu, trong đó nhắc lại kết quả thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Hà Nội đă xảy ra đến gần một tháng trước đó.

    Nhưng trước thái độ vừa ti tiện vừa trịch thượng của người bạn có tên “Bốn Tốt”, điều không thể hiểu nổi là cơ quan tuyên giáo Việt Nam vẫn trung hiếu với “Mười sáu chữ vàng”, đến mức có thông tin về việc vụ trưởng báo chí của Ban Tuyên giáo Trung ương là Vũ Đ́nh Thường c̣n nhắn tin cho các báo trong nước, yêu cầu ngưng đưa tin tiếp về việc ngư dân Lư Sơn bị Trung Quốc bắt giữ và đánh đập vừa qua.

    Người ta đang tự hỏi: hàng chục văn bản được kư kết giữa Việt Nam và Trung Quốc trong chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh mới đây c̣n có ư nghĩa ǵ, khi ngày càng phát sinh nhiều dư luận cho rằng Nhà nước Việt Nam bị tha lụy quá nhiều vào lịch sử ngàn năm Bắc thuộc, và chuyến đi của ông Sang đă không có tác dụng nào, ít nhất đối với việc kềm chế chiến dịch gây hấn của người bạn “môi hở răng lạnh” này.

    Trong một buổi tiếp xúc cử tri của ông Sang ở Sài G̣n, một doanh nhân là ông Nguyễn Văn Đực c̣n truy vấn thẳng thừng: “Người Tàu đă cai trị chúng ta hàng trăm năm, hàng ngàn năm và luôn luôn t́m cách chèn ép chúng ta. Ngày hôm nay người Tàu có mặt khắp nơi, từ rừng núi, đồng bằng, cao nguyên, bờ biển… Bây giờ chúng ta cho người Tàu đầu tư cái vịnh Bắc Việt. Tôi đề nghị chủ tịch phải hỏi lại Ban chấp hành trung ương đảng có đồng ư hay không? Hỏi lại Quốc hội có đồng ư hay không?”.

    RFI : Đó là chuyến đi Trung Quốc, c̣n mục đích chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang là ǵ, theo anh?


    Theo tôi, có ít nhất bốn mục tiêu mà giới lănh đạo Việt Nam đang tính toán, xếp theo thứ tự ưu tiên là an ninh và chủ quyền tại khu vực biển Đông, nhu cầu đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, sự bức thiết tham dự vào bàn tiệc TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái B́nh Dương), và kể cả kỳ vọng về một chuyến thăm đáp của Tổng thống Obama tới Việt Nam.

    Với tất cả những ǵ mà người tự nhận là “láng giềng tốt” thể hiện một cách đầy kiên định và không thiếu xảo thuật, giới chức cầm quyền Việt Nam có đầy đủ lư do để lo lắng về một tương lai cám cảnh nếu biển Đông không c̣n an toàn, chí ít không c̣n là nơi mà các ngư dân không run đợi về sự xuất hiện của “tàu lạ”. Ngược lại, Philippines là một minh họa mẫu mực về tinh thần bất tuân trước sức ép của Trung Quốc. Mà Manila có được thái độ can trường như thế không chỉ do ḷng tự trọng bẩm sinh của dân tộc, mà c̣n được hiểu là quốc gia này nhận được sự hậu thuẫn có trách nhiệm từ phía Washington.

    Và nếu Việt Nam cũng tự t́m cho ḿnh một sự hậu thuẫn tương tự th́ sự thể có được cải thiện hay không?

    Chủ đề Biển Đông tất nhiên cũng nằm trong đường hướng chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực Thái B́nh Dương. Đó là một điểm chung về lợi ích quân sự có tầm nh́n chiến lược. Vậy th́ tại sao lại không nhân cái cơ may ấy để biến cơ hội thành hai chiều có qua có lại? Vấn đề này, nếu được nhân lên th́ cũng có thể liên đới với một h́nh ảnh “đối tác chiến lược” nào đó giữa Việt Nam và Mỹ.

    Chỉ có điều, tục ngữ Việt Nam có câu “liệu cơm gắp mắm”, sức tới đâu làm tới đó - một cụm từ mà giới lănh đạo Việt Nam khá ưa dùng. Nhưng thực tế đến nay, Việt Nam đă “gắp mắm” quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh, và c̣n tham vọng “đa phương hóa” ở cấp độ tương tự với cả Pháp và Mỹ. Tuy thế, một số nhà phân tích độc lập đă phản biện rằng mấu chốt là Việt Nam không có cùng định nghĩa về “đối tác chiến lược”. Một quốc gia có thể có nhiều đối tác chiến lược về kinh tế, văn hóa, xă hội nhưng không thể có nhiều đối tác về quốc pḥng. Nếu Việt Nam có quá nhiều đối tác chiến lược, sẽ không ai biết nhà nước này muốn ǵ. Bắt cá nhiều tay là một chiến lược nguy hiểm, bởi không ai muốn can thiệp khi Việt Nam bị lâm nguy v́ sợ làm phật ḷng những đối tác chiến lược khác.

    C̣n về TPP, mục tiêu này lại gắn bó quá sâu nặng với hiện trạng kinh tế đ́nh đốn. Hiện thời, nền kinh tế Việt Nam đang ở vào điểm trũng sâu nhất kể từ đầu thập kỷ 1990. Về cơ bản và trong sâu thẳm, nhiều nguồn tài nguyên của đất nước đă gần cạn kiệt, c̣n sức bật của nền kinh tế đă trở nên yếu ớt đến mức người dân đang nh́n thấy một triển vọng sụp đổ cận kề. Đứng trước miền tương lai đặt một chân vào hố khủng hoảng như thế, TPP được xem là một trong những lối thoát khả dĩ. Nếu biết “đi dây” định chế này, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi ích nhiều nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và quan hệ chặt chẽ hơn với chuỗi sản xuất quốc tế và c̣n có cơ may thoát khỏi khủng hoảng kinh tế mà không rơi vào cơn khủng hoảng xă hội.

    Cuối cùng, không thể không nói đến việc bất cứ một nguyên thủ quốc gia nào trở thành bạn của Tổng thống Mỹ cũng sẽ khiến cho nhân vật đó ít nhất hiển danh vị thế trong chính giới quốc nội. Là một trong những chính khách cao cấp có tư cách nhất và chưa hề bị chứng minh sở hữu quá một căn nhà, ông Sang ít ra cũng có đủ tư cách khi tuyên bố sẽ không lấy của ngân khố quốc gia một milimét đất nào.

    Vào kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội khóa XIII vừa qua, ông Sang đă nhận được 66% số phiếu tín nhiệm cao, vượt hơn khá nhiều khối quan chức của Chính phủ. Đó cũng có thể là một kết quả theo tôi là khá khả quan mà theo một số dư luận, sự nghiệp chính trị của ông Sang sẽ c̣n “nâng lên một tầm cao mới” trong những năm tới đây. Cũng có dư luận cho rằng nếu điều này xảy ra sẽ đồng nghĩa với một kỳ vọng chiến lược nào đó của ông Tập Cận B́nh.

    RFI : C̣n đối với phía Mỹ th́ quyền lợi của họ là ǵ nếu Hoa Kỳ trở thành “đối tác chiến lược” với Việt Nam?

    Quyền lợi của họ phụ thuộc nhiều vào hệ tư tưởng của họ. John Kerry - tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ - đă có tiếng là người thực dụng khi phát ngôn “Ở đâu có quyền lợi chung th́ cả Mỹ và Việt Nam có thể làm việc cùng nhau”.

    Vậy điều được xem là lợi ích chung đó là cái ǵ?

    Dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đă đạt hơn 24 tỉ đô la trong năm 2012, nhưng con số này chỉ chiếm chưa đầy 3% so với 646 tỷ euro kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Mỹ và khối EU. Tức không có ǵ đáng kể đối với Mỹ trong mối quan hệ kinh tế với Việt Nam, mà ư nghĩa của mối quan hệ thương mại này chỉ đáng được Việt Nam xem trọng.

    Tại Little Sài G̣n vào tháng 6/2013 vừa qua, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là David Shear cho biết bốn mục tiêu của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam là “quan hệ kinh tế và thương mại; hợp tác về ngoại giao và an ninh khu vực; giáo dục, y tế, môi trường; đối thoại rất nghiêm khắc và rất mạnh mẽ về nhân quyền.”

    Tất nhiên, đó là cách nói ngoại giao và cách sắp xếp thứ tự mục tiêu ưu tiên của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, nhưng tôi tin rằng Biển Đông và chiến lược quân sự khu vực Thái B́nh Dương mới là lợi ích chủ yếu của người Mỹ, và cũng là điểm chung lớn nhất về lợi ích giữa Mỹ và Việt Nam. Một trong những minh chứng rơ ràng nhất cho điểm chung này là kể cả sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung, phía Mỹ vẫn tiếp tục đề cập đến vấn đề kềm chế xung đột tại Biển Đông như một biểu hiện khó hàn gắn giữa Trung Quốc với các nước đồng minh của Mỹ.

    Một biểu hiện khác dù nhỏ, nhưng không thiếu ẩn ư là vào tháng 4/2013, hai chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ đă cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm và hoạt động “trao đổi Hải quân” kéo dài 5 ngày với Hải quân Việt Nam.

    Theo một blogger giấu tên ở Sài G̣n, với tư cách là “người bảo trợ thế giới”, Mỹ hoàn toàn không muốn nh́n thấy cận cảnh các lực lượng Trung Quốc sẽ tràn xuống phía Nam châu Á. Tất nhiên, Việt Nam được xem là một trong những tiền đồn ngăn chặn nạn triều cường ấy.

    Tuy nhiên, như đă từng trần t́nh"Ư kiến của giới lănh đạo Việt Nam về Hoa Kỳ rất là phức tạp”, đại sứ Hoa Kỳ David Shear đă không dám chắc chắn về quan điểm trước sau như một của giới lănh đạo Việt Nam, nhất là trong bối cảnh dư luận đang đồn đoán sôi nổi về những ngă rẽ bất ngờ có thể hiện ra ngay trong nội bộ. V́ thế, ông David Shear đă nêu ra một khái niệm liên quan đến thái độ “chọn Mỹ hay Trung Quốc” của Việt Nam là “đi một đường tế nhị” (a delicate line).

    RFI : Khái niệm về một sự “lựa chọn tế nhị” như thế có liên quan ǵ với lời khẳng định sẽ “đối thoại rất nghiêm khắc và rất mạnh mẽ về nhân quyền” cũng của đại sứ David Shear trước đây?

    Đó là quan điểm và thái độ có thật của người Mỹ, cho thấy sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ vào tháng 4/2013, chưa bao giờ Hoa Kỳ bỏ qua hạng mục dân chủ và nhân quyền trong đồ án đối thoại với Việt Nam.

    Một giáo sư của trường đại học George Mason ở Mỹ là ông Nguyễn Mạnh Hùng từng phân tích: “Chính sách đối ngoại của Mỹ luôn hướng tới ba mục tiêu khác nhau: quyền lợi chiến lược, quyền lợi kinh tế và quyền lợi về giá trị. Cái cuối cùng chính là tự do, dân chủ và nhân quyền”.

    Nếu giới ngoại giao Hoa Kỳ gần đây luôn cho rằng Mỹ sẽ “đối thoại rất nghiêm khắc và rất mạnh mẽ về nhân quyền”, th́ chủ đề dân chủ và nhân quyền, dù không phải là quyền lợi trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam, cũng đang gây sức ép không quá khiêm tốn đối với chính quyền Obama, đ̣i hỏi phải gia tăng can thiệp để cải thiện t́nh h́nh ở Việt Nam.

    Trong nội t́nh người Mỹ, nếu trước cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, Phó trợ lư Ngoại trưởng Dan Baer là nhân vật cứng rắn đặc biệt đối với Việt Nam, th́ gần đây một trong những tiếng nói gay gắt tiêu biểu nhất lại đến từ dân biểu Frank Wolf của đảng Cộng ḥa khi ông này nêu ra kết luận: “Người dân Việt Nam và hàng triệu người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng điều kiện tốt hơn những ǵ mà Đại sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama đă làm thất vọng mọi công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo”.

    Có lẽ đó cũng là lư do tại sao gần đây hai văn bản về nhân quyền đối với Việt Nam lại gấp rút được soạn thảo và tŕnh lên Hạ nghị viện và Thượng nghị viện.

    Văn bản thứ nhất là Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897, đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam thông qua ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn đối với Hà Nội trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo.

    C̣n bản Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam lại hàm chứa một nội dung rất “nhạy cảm” là “Tổng thống sẽ đóng băng và cấm chỉ tất cả các giao dịch liên quan đến tất cả các tài sản và lợi ích của một cá nhân trong danh sách được quy định ở điểm (c)(1) nếu những tài sản và lợi tức đó nằm ở Hoa Kỳ, rơi vào Hoa Kỳ, hoặc nằm ở hoặc rơi vào quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một người Mỹ”.

    Nếu được cả hai viện thông qua, hai dự luật này sẽ được tŕnh lên tổng thống, và người ta cho rằng điều đó sẽ tạo nên một sức ép đáng kể đối với Hà Nội trong thời gian tới, chẳng kém thua sức đè của Trung Nam Hải trên Biển Đông.

    Cũng không phải ngẫu nhiên mà mới đây Tổ chức Phóng viên Không biên giới đă tung ra một danh sách 35 blogger bị giam cầm ở Việt Nam, như một bằng chứng hối thúc thái độ cần quyết liệt hơn của chính phủ Mỹ.

    RFI : Đặt giả thiết nếu chính phủ Mỹ tỏ ra quyết liệt hơn th́ tương lai về một hiệp định TPP đối với Việt Nam theo anh sẽ ra sao?

    Đó là một câu hỏi, một ẩn số. Cần nhắc lại là vào tháng 5/2013, ông David Shear, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đă không kém ẩn ư về mối quan hệ giữa hiệp ước TPP và chủ đề nhân quyền: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi tŕnh hiệp ước đó (TPP) lên, chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó”. Ông David Shear c̣n giải thích thêm là nếu Việt Nam không có tiến bộ về mặt dân chủ, nhân quyền th́ sẽ rất khó để có được sự ủng hộ chính trị ở Quốc hội để thông qua hiệp ước này; và cam kết sẽ tiếp tục nêu lên vấn đề nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam v́ “đất nước Hoa Kỳ có ưu thế để đưa ra những vấn đề này.”

    Nếu chiếu theo cách nh́n của khá nhiều nghị sĩ Mỹ, Hoa Kỳ đă đủ thời gian và bài học về thành tích “thụt lùi sâu sắc” của Việt Nam về mặt nhân quyền trong sáu năm qua, kể từ ngày quốc gia này mở tiệc ăn mừng do được chấp thuận tham gia vào WTO.

    C̣n vào tháng 10/2013 tới là thời điểm chốt đàm phán TPP và cũng là chuẩn bị cho cuộc đối thoại nhân quyền Việt Mỹ tiếp theo.

    Dĩ nhiên từ đây đến đó c̣n nhiều việc cho chính quyền Việt Nam phải lo lắng và suy tính, nhất là những việc liên quan đến quyền lợi kinh tế gắn với điều kiện chính trị.

    Trong khi đó, những người phương Tây lại hy vọng rằng nếu các tác động đối ngoại có ảnh hưởng ở mức độ nào đó đối với vấn đề dân chủ và nhân quyền, bầu không khí nội chính ở Việt Nam sẽ trở nên êm ái hơn vào thời gian tới, ít nhất về mặt chiến thuật.

    Vào ngày 9/7/2013, phiên xử án một luật sư Công giáo và cũng được xem là nhà bất đồng chính kiến là Lê Quốc Quân đă bất ngờ bị hoăn lại. Hai ngày sau đó, người dân được biết chính thức về chuyến đi Mỹ sẽ diễn ra của ông Trương Tấn Sang.

    Có lẽ trong con mắt giới quan sát phương Tây và các nhóm hoạt động dân chủ trong nước, cuộc gặp Obama - Sang dù có thể không tŕnh đạt một thỏa thuận nào về nhân quyền, nhưng ít nhất vẫn khơi gợi không khí dân chủ hơn cho hoạt động tự do ngôn luận và đặc biệt là hoạt động phản biện ôn ḥa ở Việt Nam trong thời gian tới, ít ra cho đến khi bài toán TPP có đáp số rơ ràng.

    Chưa kể đến phương tŕnh ứng cử một ghế nhân quyền của nhà nước Việt Nam vẫn c̣n nhiều ẩn số vào tháng Giêng năm 2014…


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...a-hay-lech-pha

  9. #79
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Gửi thư ( email ) tới Ṭa Bạch Ốc trước khi Trương Tấn Sang tới đó :

    Từ FB của Thùy Trang :

    Một con én chắc chắn sẽ không làm nên mùa Xuân nhưng nếu được các bạn, mỗi người chúng ta cùng viết một lá thư Tay cùng gửi cho TT OBAMA nói lên t́nh trạng Anh Điếu Cày trong dịp ông Tư Sang sắp đến thăm Mỹ. Ḿnh gửi bằng tiếng Việt cũng được, không cần phải tiếng Anh v́ họ có người thông dịch. Cho dù họ không đọc được hết những lá thư Tay ḿnh gửi nhưng khi nhận thư tới tấp th́ họ sẽ hiểu ư của ḿnh. Xin các bạn ở nước ngoài chỉ cần ngắn gọn viết một lá thư "Tôi mong ông Obama quan tâm tới Blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) đang trong t́nh trạng nguy kịch, hăy cứu anh ấy".

    * Các bạn có thể viết ngắn gọn :

    "I am writing to you to express my deep concern regarding the health of human rights defender Mr. Nguyen Van Hai (aka Dieu Cay) who has reportedly been on hunger strike in prison for at least 28 days. Detained hunger striker Mr. Nguyen Van Hai has entered a critical health condition. Please help us save him."

    Viết xong, các bạn chỉ cần dán tem hay đem ra bưu điện và gửi đi cho :

    To President President Barack Obama
    1600 Pennsylvania Avenue NW; Washington, DC 20500.

    * có thể gửi e-mail thẳng cho TT Obama qua link dưới đây.

    http://www.whitehouse.gov/contact/su...s-and-comments

  10. #80
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tin từ VN về chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang



    Hải Huỳnh (Danlambao) - Phái đoàn của ông Trương Tấn Sang đi Mỹ kỳ này sẽ rời Việt Nam vào ngày 22.7.2013 theo giờ Việt Nam và sẽ rời Mỹ vào ngày 28.7.2013 theo giờ Washington DC.

    Nhưng ngày 21.7 th́ tất cả các thành viên trong đoàn phải tập trung về nhà khách chính phủ ở Hà Nội để chuẩn bị cho chuyến đi. Một nguồn tin nói cho chúng tôi biết là khi đến Hà Nội th́ mọi liên lạc đều bị cắt đứt ngay cả với gia đ́nh. Tất cả điện thoại di động, Laptop, Ipad của các thành viên tham gia chuyến đi đều bị thu giữ.

    Một nguồn tin từ trong giới truyền thông cho hay là có khoảng 70 người tham dự chuyến đi bào gồm các thành viên của nhà nước, nhân viên an ninh, y tế, báo chí, doanh nghiệp, giáo dục, quốc pḥng và đặc biệt là có phái đoàn của các tôn giáo đại diện.

    Nguồn tin này cho biết có 6 nhà báo tham dự chuyến đi và biết chắc là 4 đại diện chức sắc tôn giáo tháp tùng. 4 đại diện tôn giáo th́ bao gồm 2 đại diện của Tin lành + 1 đại diện của Phật Giáo + 1 đại diện của Công Giáo.

    Chúng tôi xác minh th́ phía Tin lành có 2 mục sư tham gia chuyến đi ngày 22.7.2013 là:

    1. Mục sư Đinh Thiên Tứ hiện đang là Giáo hội trưởng của Hội Thánh Cơ Đốc Liên Hữu có trụ sở tại 14/ 6 B Tam Đông - Tam Thới Đông, Huyện Hóc Môn, Sài G̣n.

    2. Mục sư Y Ky Ê Ban là mục sư quản nhiệm Hội Thánh Êa Tul thuộc huyện CưMga, tỉnh Daklak. Mục sư Y Ky Ê Ban hiện đang là Ủy viên mục vụ của Tổng liên hội - Hội Thánh Tin lành Việt Nam Miền Nam.


    Hiện nay th́ giới Tin lành trong và ngoài nước đều biết có sự tham gia của 2 mục sư Tin lành trong phái đoàn của ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ vào cuối tháng 7 năm 2013.


    Trả lời phỏng vấn của chúng tôi ngay trước giờ bay từ Sài G̣n đi Hà Nội chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ (mục sư Đinh Thiên Từ chưa biết ngày đi) th́ mục sư Đ́nh Thiên Tứ cho hay là ông được mời bất ngờ sau khi đă mua vé đi Mỹ thăm con. Ông trả vé máy bay và đi theo phái đoàn của chủ tịch nước. Mục sư Đinh Thiên Tứ cho hay là đến giờ này người ta cũng không "định hướng" ông cái ǵ nhưng không biết sau khi ra Hà Nội th́ phía nhà nước có dặn ḍ ǵ không? Theo mục sư Tứ th́ ông được mời tham gia v́ vừa rồi ông có chuyến thăm viếng các Hội Thánh người H'Mong ở Tây Bắc và ông được mời coi như là nhân chứng cho biết là ở Tây Bắc người H'Mong sinh hoạt tôn giáo tốt. Chúng tôi hỏi ông về chuyện có hay không việc nhà nước bắt bớ các tín hữu Tin lành th́ mục sư Đinh Thiến Tứ cho hay là trong hệ phái Tin lành của ông có một số ít cán bộ ở vùng sâu làm khó dễ nhưng nói chung th́ sinh hoạt tôn giáo thuận tiện. Khi chúng tôi hỏi ông về Nghị Định 92 vừa qua về tôn giáo th́ chủ trương của nhà nước là xiết hay mở th́ mục sư Tứ cho hay: V́ nghị định 92 giao quyền cho địa phương nhiều quá cho nên có thể nói là xiết. Nhưng tùy địa phương ở các thành phố lớn hay đồng bằng th́ cán bộ áp dụng luật khá tốt nhưng ở các tỉnh miền núi th́ có vấn đề. Mục sư Đ́nh Thiên Tứ cho hay là ông không biết ngày nào phái đoàn đi và về nhưng chắc là ông sẽ ở lại thăm con và về Việt Nam sau.


    Chúng tôi liên hệ với mục sư Y Ky Ê Ban th́ mục sư Ê Ban đang ở sân bay Buôn Ma Thuột chuẩn bị đi Hà Nội vào lúc 9 giờ sáng chủ nhật ngày 21.7.2013. Mục sư y Ke Ê Ban cho hay là toàn tỉnh Daklak có khoảng gần 170 ngàn tín hữu Tin lành thuộc Hội Thánh Tin lành Việt Nam Miền Nam. Ông cho hay là những năm gần đây việc sinh hoạt tôn giáo có phần thông thoáng hơn. Việc bắt bớ tín hữu rất ít xảy ra nếu có xảy ra là phía các chi hội Tin lành làm không đúng các thủ tục đăng kư sinh hoạt. Ông được phía an ninh hỏi là có quen mục sư người sắc tộc nào ở Mỹ không? th́ ông cũng trả lời là ông có quen nhiều mục sư là người Ê Đê, Mơ Nông, Gia Rai, K'ho, Bana, Stieng hiện đang ở Mỹ nhưng ông không ở lại thăm ai mà đi chung và về chung với phái đoàn nhà nước. Một phần công việc của ông ở Daklak khá bận rộn. Chúng tôi hỏi ông việc nhà nước không chấp thuận việc tổ chức đại hội đồng thống nhất Giáo Hội Tin lành 2 miền Nam và Bắc vào cuối tháng 6 vừa qua th́ mục sư Y Ky Ê Ban cho là hồ sơ của Tổng liên hội Hội Thánh Tin lành Việt Nam Miền Nam không hợp lệ vi phạm cả điều lệ và nội quy của chính Giáo Hội nên phía nhà nước trả lời chính xác.


    Cả 2 mục sư Tin lành đều trả lời phỏng vấn cách dè dặt và họ không có thông tin nhiều như các nhà báo tham gia phái đoàn.


    Liệu phái đoàn của chủ tịch nước đem chuông đi đánh xứ người kỳ này có thành công? Cách đối phó với dư luận quốc tế và các nhà nước có dân chủ của Việt Nam xưa nay vẫn không đổi là mang tính chất đối phó nhiều hơn là thực chất.




    Hải Huỳnh
    danlambaovn.blogspot .com


    http://danlambaovn.blogspot.com/2013...-tan.html#more

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 09-01-2013, 02:51 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 12-11-2012, 07:54 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 02-11-2012, 08:49 PM
  4. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 04-08-2011, 09:54 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •