Results 1 to 2 of 2

Thread: Người chỉ huy pháo chiến Hạm HQ 16 Hải Quân VNCH

  1. #1
    Locxethung
    Khách

    Người chỉ huy pháo chiến Hạm HQ 16 Hải Quân VNCH


    Hải quân đại úy Đoàn Viết Ấ

    Anh chị trong diển đàn có ai c̣n biết Đại úy Đoàn viết Ất hiện nay sống tại Tiểu Ban nào , v́ có một người ngưởng mộ anh hùng trận chiến Hoàng Sa muốn tặng anh một món qua nhỏ có giá trị rất nhỏ,nhưng vô giá

    Đó là Hải quân đại úy Đoàn viết Ất, nguyên sĩ quan pháo thủ của HQ 16 mang tên danh tướng Lư thường Kiệt. Năm 1974, khi con tàu rẽ sóng đi Hoàng Sa, trung úy Ất tưởng chỉ làm một chuyến hải hành tiếp tế như thường lệ, nào ngờ ông đă tham dự vào trận đánh lịch sử. Chuyến về trên con tàu bị thương với cơi ḷng tan nát v́ đă bỏ lại đồng đội trên hải đảo và biển cả. Trung úy Ất cùng một số hải quân được tuyên dương anh hùng, thăng cấp đặc cách tại mặt trận. Ngày nay, ông Ất đang đóng vai một người dân tỵ nạn hiền lành sống rất b́nh dị bên cạnh chúng ta. Ai biết đâu con người ấy, ngày xưa cũng đă từng là một chiến sĩ dũng cảm của hải quân. Trong chiến trường, binh thư viết rằng khi lâm trận, cấp úy ở ải địa đầu là những người quyết định thắng bại. Trên các chiến hạm vào ngày đầu năm 74, sống chết của con tàu trông cậy vào các trung úy chỉ huy pháo thủ. Trên chiến hạm HQ 16 vào buổi sáng hôm đó, số mạng trong tay Trung úy Ất, ngồi bên cây đại bác 127 ly, nạp đạn chạm nổ, hướng thẳng vào đài chỉ huy của con tàu địch trước mắt. Sẵn sàng chuẩn bị bắn trực xạ.

    Cuộc đời Đoàn viết Ất

    Sau trận Hoàng Sa, miền Nam ca ngợi chiến công của hải quân anh hùng. Trong số các sĩ quan c̣n sống mà được vinh thăng có trung úy Đoàn viết Ất. Ất người Nam Định, 54 theo cha mẹ di cư vào Sài G̣n. Sinh viên đại học Vạn Hạnh. Năm 20 tuổi vào hải quân. Học thêm Anh văn tại Sài G̣n rồi thụ huấn căn bản quân sự tại Quang Trung. Năm 70 được gửi đi học tại trường hải quân Hoa Kỳ khóa 4-OCS. Vào thời kỳ đó Sinh viên sỹ quan hải quân Đoàn viết Ất đă có dịp học lái tàu Mỹ tại vùng Vịnh Cựu Kim Sơn. Khi về nước, chuẩn úy Ất nhờ có đệ tam đẳng Thái cực đạo nên được làm huấn luyện viên vơ thuật. Cuộc đời đưa đẩy, trải qua các đơn vị, lên thiếu úy rồi trung úy th́ bắt đầu xuống HQ 16 làm sỹ quan trách nhiệm dàn pháo cho chiến hạm. Các vũ khí dưới tay gồm có cây 127 ly, lớn hơn cả đại bác 105 của bộ binh. Những cây 40 ly một ṇng và cây 40 ly ṇng ghép đôi. Các bách kích pháo. Súng cá nhân, áo giáp và nón sắt. Cùng với các đoàn viên xạ thủ đầy kinh nghiệm, trung úy Ất chỉ huy anh em vào nhiệm sở tác chiến với một tinh thần hăng hái rất hào hùng. Khi con tàu Lư thường Kiệt phải đoạn chiến về đến bến bờ quê hương, nhớ lại cảnh chiến hữu bị bỏ lại, ḷng dạ hết sức năo nề. Một năm sau theo hạm đội hải hành chuyến cuối cùng anh bỏ lại vợ con, v́ vậy đại úy Ất quyết định từ giă hải quân tại Côn Sơn, xuống tàu trở lại Việt Nam. Đây là một quyết định sai lầm phải trả giá 6 năm tù cải tạo trên miền biên giới Bắc Việt. Ngay sau khi được trả tự do, cựu đại úy hải quân đă có nhiều nơi móc nối để lái tàu vượt biên. Năm 1983 cả gia đ́nh đến Bidong và sau cùng về định cư tại San Jose. Hai mươi năm qua chỉ làm một việc, cho một hăng. Nghề sửa máy điện tử. Bây giờ ông già 60 tuổi theo phái tu thiền tại gia, tuyệt thực mỗi buổi chiều. Buổi tối ngày15 tháng giêng năm 2008 đúng 34 năm trước sắp đến giờ khai hỏa trận Hoàng Sa, công dân Mỹ gốc Việt tên Ất Đoàn ngồi nhớ lại lúc con tàu lướt sóng vào vùng hải chiến giữa các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền, Quang Ḥa và Duy Mộng.

    Trận Hoàng Sa
    Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, trận Hải chiến lịch sử giữa Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa và Hải quân Trung Cộng diễn ra tại Hoàng Sa. Nguyên do v́ sao? Di chúc của vua Trần Nhân Tông để lại hơn 700 năm đúng từng chữ một. Vẫn là họa phương Bắc. Nước lớn không tôn trọng quy ước. Bày đặt chuyện gây hấn. Gặm nhấm đất của ta. Trận hải chiến hết sức anh hùng của lực lượng hải quân nhỏ bé VNCH đă khai diễn với anh khổng lồ Trung Quốc. Trước khi nổ súng, chiến hạm hai bên đă cài răng lược, v́ vậy chỉ vài giây phút đầu tiên là quyết định trận đánh. Gần đến nỗi đại bác của ta bắn trượt tàu địch đă xéo qua tàu bạn. Trong ṿng 30 phút đầu tiên, bên ta chiến hạm HQ 10 bị trúng đài chỉ huy và hoàn toàn bất khiển dụng. Hạm trưởng từ trần chết theo tàu, hạm phó ra lệnh đào thoát, sau đó ông chết trên xuồng cấp cứu v́ vết thương quá nặng. HQ 16 sau khi hạ được một chiến hạm của địch cũng bị thương rất nặng. Hạm trưởng và thủy thủ đoàn cố cứu con tàu ra khỏi chiến trường. Bên địch có hai chiến hạm bốc cháy và hai tàu c̣n lại chịu thương vong nhưng vẫn c̣n chuyển vận. Những h́nh ảnh sau cùng ghi nhận được hết sức hào hùng nhưng đồng thời cũng hết sức thương cảm. Hải quân đào thoát từ HQ 10 ngồi trên bè cấp cứu bị tàu địch bắn theo. Nhưng đặc biệt c̣n thấy chiến hữu từ chiến hạm không bỏ tàu vẫn tiếp tục tác xạ qua tàu địch. Bút kư của người c̣n sống có ghi rơ cả tên các thủy thủ Việt Nam đang bắn những viên đạn sau cùng. Nước biển trên đầu ngọn sóng làm nhạt nḥa nước mắt của những lính bỏ tàu. Truyện kể của những anh em từ hải đảo xuống bè di tản khi thấy bên ta bắn chiến hạm địch bốc cháy đă cùng nhau cất tiếng hát trên biển Hoàng Sa.

    Bài ca bất hủ đó là bản Việt Nam, Việt Nam.

    Hăy tưởng tượng giây phút lạ lùng giữa trùng khơi dậy sóng với lửa đạn vang trời, ai cất được tiếng hát.. nghe tự vào đời..Việt Nam nước tôi...

    Năm 74, năm dầu sôi lửa bỏng.
    Tháng giêng năm 1974 không phải là lúc Miền Nam thái b́nh thịnh trị. Hiệp ước Ba Lê đă kư xong nhưng hai bên vẫn c̣n chiến đấu trong trận giành dân lấn đất. Với chương tŕnh Việt Nam Hóa chiến tranh, Hoa kỳ đă rút hết quân về. Xa hơn nữa, ngay từ năm 1970, Mỹ đă tuyên bố dứt khoát không tham dự vào cuộc tranh chấp các hải đảo ở biển Đông. Trong khi quân Mỹ rút th́ Việt Nam Cộng Ḥa bùng lên tia hy vọng mới. Tin biển Đông có dầu làm tổng thống Thiệu nói với nội các là dường như Trời ngó lại. Một thùng dầu thô được lệnh đem lên đốt tại Nghĩa trang quân đội Biên Ḥa trong buổi lễ tưởng niệm để linh hồn 16 ngàn tử sĩ phù hộ cho đất nước một tương lai tốt đẹp. Nhưng chính niềm vui ngắn ngủi đă nằm trong thiên tai. Trường Sa là nơi có nhiều triển vọng của kho tàng đáy biển. Muốn lấy Trường Sa th́ Trung Cộng phải thôn tính Hoàng Sa. Trong lúc VNCH c̣n phải lo trong nội địa th́ Trung Quốc cho hải quân đóng vai ngư phủ xâm nhập phía đông của quần đảo. Đúng như vua Trần đă nói, chúng cứ gặm nhấm dần dần. Căn cứ vào địa lư nhân văn, căn cứ vào di tích lịch sử, căn cứ vào hiện trạng thềm lục địa, dứt khoát toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau. Nhưng đất nước đang chiến tranh, sức đâu mà có đủ phương tiện trấn giữ cả trăm hải đảo cô quạnh giữa trùng khơi. V́ vậy, thừa nước đục thả câu, các quốc gia lân bang xâu xé. Từ Trung Hoa đỏ của Bắc Kinh cho đến Trung Hoa vàng của Đài Bắc. Rồi Mă Lai, Indo và Phi luật tân đều nhào vô giành hải đảo. Nhưng có kế hoạch và tham lam nhất vẫn là người Tàu. Từ Trung Hoa ngày xưa cho đến Trung Cộng ngày nay, mộng bá quyền của người phương Bắc luôn luôn là cơn ác mộng của phương Nam.

    Châu chấu đá voi
    Ngày 15 tháng 1 năm 1974 chiến hạm HQ 16 lên đường ra Hoàng Sa đưa địa phương quân Quảng Nam ra thay phiên trấn thủ lưu đồn. Ngày 17 tháng 1 khi đổ bộ lên đảo đă gặp Hồng quân. Từ trước đến nay vẫn gặp dân đánh cá xua đuổi là chúng bỏ đi, những lần này lại là hải quân Trung Cộng. Đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại tư lệnh hải quân vùng I cảm thấy chuyện bất thường. Nhân lúc tổng thống Thiệu ra kinh lư, nội vụ được tŕnh trực tiếp. Sau phần tŕnh bày của vị tướng hải quân, ông Thiệu ngồi xuống lấy giấy bút viết tay trong 15 phút một bản văn lịch sử. Đây là chỉ thị căn bản của trận hải chiến duy nhất đă xảy ra giữa Việt Nam và Trung Hoa trong thế kỷ thứ 20. Tướng Thoại đă ghi lại trong tác phẩm "Can trường trong chiến bại" chương 16 đại ư như sau. Lệnh viết tay của trung tướng Thiệu chỉ thị áp dụng các biện pháp xua đuổi ôn ḥa, bắn dọa cảnh cáo và sau cùng th́ dùng vũ khí để bảo vệ lănh thổ. Quyết không để mất một tấc đất nào. Tất cả mọi người hiện diện đều không có ư kiến. Các tướng lănh và phái đoàn chính phủ tháp tùng không ai lên tiếng. Không có bàn thảo ǵ hết. Xem ra ông Thiệu hết sức cô đơn và cương quyết trong quyết định lịch sử rất có thể bùng nổ lớn mà không ai tiên đoán được. Vẫn theo bản tính của ông, không ra lệnh chi tiết về việc khai hỏa. Không cần thảo luận về việc khả năng hùng mạnh của toàn thể hải quân Trung Cộng. Chỉ riêng Hạm đội Hải Nam cũng có thể tung ra 10 chiến hạm phục kích vây chung quanh hạm đội Việt Nam và diệt gọn. Rơ ràng là một quyết định châu chấu đá voi, dựa trên t́nh tự dân tộc với mối thù từ ngàn năm trước. Sau cùng châu chấu cũng đành phải đá voi.

    Hạm đội Hà văn Ngạc lên đường.
    Từ Sài G̣n đại tá Hà văn Ngạc bay ra Đà Nẵng nhận lănh chức vụ chỉ huy cuộc chiến lấy lại Hoàng Sa. Đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại tiễn ông đại tá Sài G̣n lên HQ 5, mang hiệu kỳ soái hạm lên đường. Chia tay trên cầu tàu căn cứ Đà Nẵng, ông Thoại viết lại rằng đôi mắt chiến hữu nh́n nhau, cùng cảm thấy sắp có biến cố lịch sử. Lệnh phải bảo vệ đất nước được ghi rơ ràng từ tổng tư lệnh. Quân xâm lăng lần này đâu có dễ thuyết phục. Hoàng Sa là con đường đi xuống Trường Sa, mỏ dầu tương lai của cả Đông nam Á. Hoa Kỳ lại xác nhận là không can thiệp. Giặc Tàu chắc chắn sẽ không bỏ đi. Lính thủy Việt Nam với 4 con tàu cũ sẽ lâm chiến trong hoàn cảnh hết sức cô đơn trên biển cả mênh mông. Từ tướng cho đến quân, ai nấy đều biết rằng phải khai hỏa trước. Không thể bắn cảnh cáo dọa dẫm ǵ hết. Tiên hạ thủ vi cường. Điều quan trọng là khai hỏa vào lúc nào và ai sẽ là người ra lệnh khai hỏa. Đại tá Hà văn Ngạc xuống con tàu mang tên danh tướng Trần b́nh Trọng, phen này nếu chẳng may sa vào tay địch chắc lại phải làm quỉ nước Nam, c̣n hơn làm vương đất Bắc.

    Khói lửa biển san hô.
    Buổi sáng hôm đó trời trong sáng, vào lúc 10 giờ th́ tàu hai bên đă gần nhau. Bên địch bên ta kèm nhau từng chiếc một. Ngẫu nhiên mỗi bên đều có 4 chiến hạm. HQ 16 có HQ 10 bên tay mặt làm thành phân đội số 2. Soái hạm HQ 5 đi với HQ 4 là phân đội 1 ṿng xuống phía đông nam đánh vào đảo Quang Ḥa. Lập tức 2 tàu địch tách ra ứng chiến. Hỏa lực của hai bên tương đương, nhưng tàu địch tối tân hơn, chạy nhanh hơn, thân nhỏ sàn tàu thấp tạo thành mục tiêu di động và nhỏ bé hơn chiến hạm của Việt Nam. Các vị chỉ huy của bên ta đều dự trù sẽ nổ súng trước khai thác yếu tố bất ngờ. Vả lại, địch là kẻ xâm lăng, chiếm đất ta, ta có quyền nổ súng. Lúc đó Trung úy Ất 24 tuổi, ngồi trấn thủ cạnh cây đại bác quyết định chiến trường 127 ly ṇng dài. Phía trước mặt là 2 tàu chiến của Trung Cộng chế ngự trước đảo Duy Mộng. Trung tá Lê văn Thự với con tàu Lư Thường Kiệt đă xoay trở mấy ngày qua nên quen thuộc với khu vực đầy băi đá ngầm với san hô. Pháo đội trưởng rất tin tưởng vào dàn xạ thủ nhiều kinh nghiệm với những năm yểm trợ hải pháo cho bộ binh vùng duyên hải Trung phần. Các hạ sĩ quan đều vững tay nghề và tinh thần hết sức cao. Cũng có thể chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Thực sự th́ cả hai bên đều chưa hề có kinh nghiệm hải chiến trên biển cả. Sách vở và chỉ thị dùng đạn xuyên phá nhưng trung úy Ất cho nạp toàn đạn chạm nổ. Gần thế này mà xuyên phá th́ hỏng hết. Phải chạm nổ mới có kết quả. Lại có lệnh bắn yểm trợ cho bộ binh trên đảo trước. Mấy bác hạ sĩ quan thâm niên đến bên cạnh th́ thào vào tai anh trung úy trẻ. Ta cứ nhằm vào đài chỉ huy mà ra tay trước. Nếu cứ phơi ḿnh ra mà bắn yểm trợ lên đảo th́ chết hết c̣n đâu mà yểm trợ bộ binh. Nhớ lại chuyện 34 năm trước, ông Ất kể rằng, chúng tôi cứ hướng vào đài chỉ huy của tàu địch. Địch di chuyển là các ṇng súng 125 và 40 ly theo sát. Phía bên địch cũng quay súng hướng về chúng tôi như vậy. Giây phút nghẹt thở kéo dài. Lệnh từ soái hạm cho HQ 10 bắn trước. Nghe tiếng nổ là các tàu khai hỏa đồng loạt. HQ 16 hạ được một tàu địch và phía bên phân đội 2 của HQ4 và 5 bắn cháy một tàu. Ngay sau đó th́ HQ 10 bị địch bắn xập đài chỉ huy. Trong hải chiến, mục tiêu chính là đài chỉ huy, nơi tập trung bộ phận lái tàu, hệ thống điện, truyền tin. Kế tiếp là dàn pháo của tàu địch. Phần c̣n lại nằm dưới mặt nước, phải tấn công bằng thủy lôi nhưng chiến hạm không được trang bị. Súng bắn qua lại như mưa. Trung úy Ất thấy rơ hai chiến hạm địch bốc cháy. Bên HQ 10 có lệnh bỏ tàu, t́nh thế rất bi thảm. Cùng lúc đó HQ 16 bị trúng thương nặng, lệnh bỏ tàu đă ban hành nhưng sau đă kịp thu hồi và cố gắng xoay trở để rời khỏi chiến trường. Hai chiến hạm của phân đội 1 cũng đă trên đường triệt thoải khỏi vùng hải chiến. Hai chiến hạm địch c̣n lại cũng bị thương nặng nên không đủ sức truy kích. Nếu không chắc chắn HQ 16 không thể tiếp tục chiến đấu để tồn tại. Con tàu chỉ c̣n một máy, không có điện phải vận chuyển bằng tay, cố lết ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Rời khỏi trận địa khoảng 11 giờ sáng, đại úy Ất c̣n nhớ lúc 3 giờ chiều chưa ra khỏi chiến trường. Nh́n về phía sau thật xa vẫn c̣n thấy chiến hữu trên đảo vẫy tay gọi tàu vào đón. Con tàu không c̣n khả năng tự xoay trở nên đă đành đoạn bỏ lại đoàn viên tuyệt vọng mỗi lúc một xa dần. Sang ngày hôm sau toàn thể hạm đội Hải Nam của Trung Cộng mới ào ạt tiến đến và bắt tất cả các quân nhân của ta đem về lục địa. Sau đó trao trả tại Hồng Kông. C̣n các chiến binh thả trôi trên bè cấp cứu đă nhờ ngọn gió Đông thổi vào đất liền, trôi giạt cho đến khi tàu buôn và ghe chài vớt được trả về cho đơn vị.

    Giấc mơ của Đại úy Ất
    Trung úy Đoàn viết Ất với chiến công trên HQ 16 trong trận Hoàng Sa đă được đặc cách lên đại úy. Chính v́ cấp bậc này, cộng thêm khả năng lái tàu Mỹ, ông được cộng sản gia tăng thêm 3 năm thành 6 năm cải tạo. Khi ra tù, lại nhờ khả năng lái chiến hạm nên bà con móc nối cho lái ghe vượt biên mới có cơ hội trở lại vịnh Cựu Kim Sơn quen biết từ năm 70.

    Ba mươi tư năm sau, bác Ất quê Nam Định ngồi nhớ lại h́nh ảnh con tàu HQ 10 nằm trên biển san hô. Biết rằng bây giờ ta đánh th́ không lại quân Tàu, nhưng vật đổi sao dời, cũng có ngày nước Trung Hoa chia năm xẻ bảy. Việt nam hậu sinh lấy lại được Hoàng Sa sẽ trục con tàu anh hùng lên làm thành một đài kỷ niệm như người Mỹ đă làm ở Trân châu Cảng xứ Hạ Uy Di. Ai mà biết giấc mộng đó sẽ không phải là thực. Trong khi chờ đợi, đại úy Đoàn viết Ất sẽ cùng đại úy hải quân Phạm bách Phi làm một sa bàn Hoàng Sa cho viện Bảo tàng để con cháu thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đến xem ông cha ta ngày xưa châu chấu đá voi ra làm sao.

    Lệnh khai hỏa

    Khi đặt bút viết bài này có tựa đề là Lệnh Khai Hỏa. Tác giả là một chiến binh lục quân chân đất, hoàn toàn không có kiến thức hải quân nên chỉ xin lạm bàn chút đỉnh. Lệnh khai hỏa thực sự bắt đầu từ đâu và vào lúc nào? Đề Đốc Kỳ Thoại viết trong chương sách về trận Hoàng Sa có ghi rằng đại tá Ngạc chỉ huy hạm đội xin ông lệnh khai hỏa. Qua máy truyền tin tiếng súng bắn tại Hoàng Sa, đại tá Ngạc mở lớn cho ông Thoại nghe thấy. Bút kư của sĩ quan truyền tin trên HQ 5 cũng ghi rơ đoạn này. Tài liệu bằng Anh ngữ của đại tá Đỗ Kiêm thuộc bộ tư lệnh hải quân Sài G̣n lại ghi rằng đại tá Ngạc điện thoại về xin lệnh khai hỏa của đô đốc tư lệnh hải quân. Lúc đó tư lệnh đang trên đường bay ra Vùng I. V́ chuyện khẩn cấp nên đại tá Đỗ Kiểm xin lệnh của đề đốc Diệp quang Thủy có mặt tại bộ tư lệnh Sài G̣n. Nhân lúc họp bạn với anh em hải quân để viết lại câu chuyện làm phim, chúng tôi có dịp nói chuyện thêm chi tiết với đô đốc Thủy. Bây giờ đại tá Hà văn Ngạc không c̣n nữa. Người viết chuyện ṭ ṃ muốn t́m hiểu đành phải suy nghĩ rằng trước khi nổ súng ông đă gọi bộ tư lệnh hải quân để xin phép trước. Qua đô đốc Diệp quang Thủy ông được lệnh Sài G̣n. Sau đó ông cẩn thận xin lệnh Đà Nẵng qua đô đốc Hồ văn KỳThoại, và lệnh khai hỏa bắt đầu. Tuy nhiên dù lệnh ra sao th́ cũng chỉ qua giấy tờ và máy truyền tin. Lệnh khai hỏa đích thực sau cùng trên chiến hạm bằng khẩu lệnh là của cấp úy như ông trung úy Đoàn viết Ất. Lúc đó Trung úy Ất mới 24 tuổi, dân Nam Định. Ông là người tin vào những chuyện số mệnh linh thiêng huyền bí. Dù rằng lệnh xuống theo hệ thống quân giai từ tổng thống, tư lệnh hải quân, tư lệnh vùng, chỉ huy hạm đội, hạm trưởng rồi mới đến tai ông. Nhưng theo tiếng gọi từ nơi xa thẳm th́ cái lệnh khai hỏa đă bắt đầu từ vua nhà Trần. Bẩy trăm năm về trước Đức Trần Nhân Tông đă ra lệnh bắn quân Tàu. Tư lệnh quân đội thời đó là Đức Hưng Đạo đại vương Trần quốc Tuấn. Có phải ngẫu nhiên hay không, vua quan nhà Trần thời đó cũng là người quê ở Nam Định, chẳng khác ǵ ông tỵ nạn vô danh Đoàn viết Ất ngày nay đang lưu lạc ở San Jose. Mỗi sáng vào sửa vài cái máy điện toán, bữa ăn trưa là lần cuối trong ngày. Chiều chiều ghé vào nhà con trai kèm bài cho cháu nội. Ông pháo thủ hải quân bỏ lại dàn đại bác từ hơn ba mươi năm trước ở cuối chân trời. Từ ngày đó đến nay chẳng bao giờ c̣n nghe thấy lệnh khai hỏa của các cấp chỉ huy.

    Giao Chỉ

  2. #2
    Member
    Join Date
    11-04-2016
    Posts
    2
    Chú Lộc ơi!

    Con là con của Drango, chú rảnh liên lạc với con nhé.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 27-02-2012, 02:33 AM
  2. Replies: 9
    Last Post: 06-07-2011, 01:14 AM
  3. Thương Phế Binh VNCH ... Những mảnh đời bất hạnh !
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 13-12-2010, 11:29 AM
  4. Replies: 4
    Last Post: 04-10-2010, 11:53 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •