Page 27 of 36 FirstFirst ... 17232425262728293031 ... LastLast
Results 261 to 270 of 356

Thread: VƠ NGUYÊN GIÁP :NHẤT TƯỚNG CÔNG THÀNH VẠN CỐT KHÔ

  1. #261
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by VN C̣n Hay Mất View Post
    Đúng thế, khi đọc bài của những loại "nhà báo" này nên "cẩn thận", tôi chỉ muốn thế thôi!

    Chưa kể "ông nhà báo" này đi đôi với dư luận hải ngoại về VNG, nghe cũng đặng lắm, th́ ông ấy "kèm" theo là bỏ thêm dư luận trong nước về VNG, nghe sặc mùi báo đảng, đó mới là vấn đề, phải chăng để cho độc giả hải ngoại đọc cái bài mùi báo đảng th́ phải trộn vô bài "phản động"? thêm vào là nhờ không ai khác hơn là BBC-bọn bọ chét "lăng xê", hải ngoai nên "handle with care" cái loại nhà báo này, đă có 1 Phạm Xuân Ẩn "hai mang" rồi đấy
    Vâng , xin cám ơn nhận xét của VN C̣n Hay Mất . Tigon sẽ cẩn thận như anh nói

  2. #262
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TẠI SAO DÂN KHÓC ÔNG GIÁP?

    - Nguyễn Quang Duy


    Tối thứ sáu 04-10-2013, tin ông Vơ Nguyên Giáp mất nhanh chóng loan truyền trên facebook, cùng với thông tin là những lời b́nh luận từ nhiều phía. Một người bạn facebook nhận xét "Ông ấy vừa chết hăy để ông ấy yên".

    Tôi góp ư bạn tôi: "Chưa chắc họ đă để ông yên".

    Quả thật ngày hôm sau họ quyết định dành trên một tuần "Quốc Táng" ông.

    Tuần qua mỗi lần vào email, vào facebook, lên mạng là y như tôi đă nghĩ: "Không mấy ai chịu để ông yên". Làm chính trị như ông Giáp đương nhiên phải chấp nhận lời khen, chấp nhận tiếng chê, chấp nhận phán đóan của dư luận, và chấp nhận phán xét của lịch sử.

    Tôi không xem ông Giáp là một nhà quân sự mà xem ông là một người làm chính trị. Ông là một đảng viên tuyệt đối trung thành với đảng Cộng sản, ông là một nhà cai trị: từ quản trị quân đội sang quản trị việc đẻ sinh.

    Cũng như ông Hồ cuộc đời ông là cả một huyền thọai gắn liền với các chiến công của đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều huyền thọai được guồng máy tuyên truyền cộng sản lập đi lập lại đến mức trong niềm tin của nhiều người các huyền thọai là "sự thực". Lẽ tất nhiên chỉ có những tài liệu lịch sử trung thực mới có thể giải mă được các huyền thọai về vị Đại Tướng Nhân Dân hay Đại Tướng Giết Dân này.


    Hôm qua ngày đưa tang ông Giáp 13-10-2014, nhiều người thắc mắc về hiện tượng hàng trăm ngàn người đă đứng dọc theo đường phố Hà Nội để tiễn ông. Nhiều người đă khóc hay rơi nước mắt.

    Ít hôm trước trên facebook một vài người cho biết họ đă khóc cho người cộng sản cuối cùng.

    Hôm nay tôi muốn chia sẻ với bạn đọc một vài suy nghĩ cá nhân về hiện tượng khóc tập thể này.

    Đám tang ông Giáp được tổ chức tại Hà Nội. Nơi mà ra đường thường gặp quan hay gia đ́nh quan lớn. Người dân Hà Nội trước 1954 ngày nay lưu lạc tứ xứ. Những người định cư ở Hà Nội sau 1954 đa số đều có những liên hệ trực tiếp với chiến tranh. Tâm lư của họ và của gia đ́nh vẫn c̣n gắn bó với các huyền thoại thời chiến: chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn bành trướng xâm lược Trung Quốc.

    Nhiều người ngày nay vẫn c̣n gắn bó, c̣n mang ơn đảng Cộng sản v́ nhờ có “Đảng” họ mới thoát từ miền quê nghèo khó để trở thành dân Thủ Đô với quyền lực và quyền lợi có được.

    Bởi thế tâm lư của đám đông: một người khóc, mười người khóc, trăm vạn người khóc, cả tập thể cùng khóc. Mặc dù rất nhiều người cùng khóc cho sự ra đi của ông Giáp nhưng mỗi người có các lư do khác nhau để khóc và đương nhiên sẽ có những người không biết tại sao họ khóc.

    Hiện tượng khóc ông Giáp làm tôi nghĩ càng quư trọng các anh chị đang đấu tranh cho dân chủ tại Hà Nội. Các anh chị phải rất cương quyết và vững tâm mới có thể tồn tại giữa một tập thể vẫn c̣n rẩt quyến luyến với các huyền thọai và ân t́nh của quá khứ.

    Nếu ông Giáp chết và đưa đám tại Sài G̣n, tôi tin chắc bà con ta v́ ṭ ṃ cũng sẽ đứng chật đường để xem đám táng ông. Nhưng sẽ không có những màn khóc tập thể, thậm chí sẽ nhiều người chia sẻ với nam MC đài HTV1: "một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui".

    Dân Sài G̣n chẳng có mấy gắn bó với ông Giáp, với đảng Cộng sản. Họ bị xem là dân thua cuộc, dân bị trị. Họ chẳng tin vào những huyền thọai, chẳng có những ân t́nh mà thậm chí ngược lại. Họ sống thực tế với những biến chuyển của đất nước. Nhất là bản tính của người Sài G̣n lại là "ỗng chết rồi thôi để ỗng yên. Tụi nó mới là đám để nguyền rủa".

    Nếu ông Giáp chết ở Huế, tôi tin rằng đảng Cộng sản sẽ không làm lễ "Quốc Táng" v́ như thế chẳng khác nào khơi lại ngọn lửa căm thù trong ḷng gia đ́nh những nạn nhân bị bộ đội ông Giáp giết hay chôn sống. Mỗi năm vào ngày Tết trong khi cả nước vui mừng đón xuân th́ hằng chục ngàn gia đ́nh Huế vẫn âm thầm vấn vầng khăn tang cho Huế.


    Huế, Sài G̣n, Hà Nội, ba thành phố Việt Nam , tâm lư và tâm t́nh của người Việt vẫn c̣n phân ly về những ǵ do cuộc chiến gây ra. Chỉ có sự thực lịch sử mới có thể hàn gắn lại những khác biệt tâm lư chiến tranh.

    Xét cho cùng đám táng ông cũng chỉ là "Đảng Táng" chứ không phải là "Quốc Táng".

    Bế mạc Hội Nghị 8, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhu cầu ổn định an ninh chính trị và nguy cơ chiến tranh phải "Vận dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước và giữ nước của ông cha". Ông Giáp là một đảng viên thuần thành của đảng Cộng sản v́ thế không lạ ǵ khi đảng này đă tận t́nh khai thác đám táng của ông.

    Cảnh bà con ta ở Hà Nội khóc thương ông dễ dàng để chúng ta tiên đóan "Chưa chắc họ đă để ông yên".

    Nguyễn Quang Duy
    Melbourne Úc Đại Lợi
    14-10-2013

    Sài G̣n - Paris - Los Angeles Blog

  3. #263
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Câu đối đang được luân lưu trên mạng VN :

    Thế sự thăng trầm, tướng vơ đâu c̣n nguyên giáp nữa !;

    Sử vàng hưng phế, cáo hồ nào phải chí minh đâu !.

  4. #264
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by VN C̣n Hay Mất View Post
    Đúng thế, khi đọc bài của những loại "nhà báo" này nên "cẩn thận", tôi chỉ muốn thế thôi!

    Chưa kể "ông nhà báo" này đi đôi với dư luận hải ngoại về VNG, nghe cũng đặng lắm, th́ ông ấy "kèm" theo là bỏ thêm dư luận trong nước về VNG, nghe sặc mùi báo đảng, đó mới là vấn đề, phải chăng để cho độc giả hải ngoại đọc cái bài mùi báo đảng th́ phải trộn vô bài "phản động"? thêm vào là nhờ không ai khác hơn là BBC-bọn bọ chét "lăng xê", hải ngoai nên "handle with care" cái loại nhà báo này, đă có 1 Phạm Xuân Ẩn "hai mang" rồi đấy

    Vâng,đồng ư , đúng là có vấn đề "Tôn Tẩn giả điên" của "ông nhà báo" (có cốt cách cựu đảng viên Đảng 1-SVPK) đó muốn pha trộn mùi báo đảng với mùi "phản động" (như Tôn Tẩn pha trộn phân với cơm) với mục đích chứng tỏ ḿnh là thành phần cựu Đảng viên nay đă tỉnh giấc Nam Kha lại c̣n ao ước mộng mơ "đoàn kết" ti tí chút xíu với mùi báo Đảng.

  5. #265
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hạ cờ rủ Quốc tang trên Quảng trường Ba Đ́nh


    Sau 2 ngày treo cờ rủ thực hiện Quốc tang Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, 12 giờ trưa nay 13/10, tại Quảng trường Ba Đ́nh đă tiến hành lễ hạ cờ rủ và lễ thượng cờ Tổ quốc.



    Các tiêu binh gỡ dải băng tang màu đen khỏi lá cờ

    Đúng 12 giờ trưa nay 13/10, Bộ Tư lệnh Lăng H C M, đơn vị thực hiện các nghi thức thượng cờ và hạ cờ hằng ngày trên Quảng trường Ba Đ́nh, đă tiến hành nghi thức hạ cờ rủ.


    Lá cờ rủ treo từ 12 giờ trưa ngày 11/10 là đánh dấu thời điểm Lễ quốc tang Đại tướng Vơ Nguyên Giáp chính thức bắt đầu.

    Lá cờ trên Quảng trường Ba Đ́nh rộng 54 m2 lại được kéo lên

    http://danlambaovn.blogspot.com/2013/10/ru-co.html

  6. #266
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cờ rũ tang Đại Tướng đă bị lấy xuống chỉ sau 2 ngày

    Bài "Nhân dân Việt Nam nồng nhiệt chào mừng Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lư Khắc Cường tới thăm đất nước Việt Nam " trên báo Q Đ N D cũng bị lấy xuống nhanh , có lẽ v́ v́ quá lộ hàng... tàu!?

    Bài này ở qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61...6/Default.aspx đă được... cất

  7. #267
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Công Văn hạ cờ rũ ( Hạ= lấy ra , bỏ đi )



  8. #268
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Những Câu Hỏi Về Tướng Võ Nguyên Giáp

    Tác giả : Phạm Trần


    Đại tướng CSVN Võ Nguyễn Giáp, nhân vật lịch sử của hai cuộc chiến “chống Pháp giành độc lập” và “chống Mỹ cứu nước” của Việt Nam, theo cách nói của những người thuộc phe Cộng sản trong cuộc chiến, đã từ trần lúc 18 giờ 9 phút ngày 4-10- 2013, hưởng thọ 103 tuổi.

    Ông là người sau cùng trong số những “tông đồ tiền phong” của người sáng lập ra đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, ông Hồ Chí Minh, ra đi sau hơn 59 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc (07-05-1954) để Việt Nam bị chia đôi nhưng đã đưa tên tuổi Võ Nguyên Giáp lên hàng danh tướng với nhiều đánh giá chưa có sự đồng thuận ở hai chiến tuyến Quốc gia và Cộng sản.

    Bài viết này không có mục đích cạnh tranh với lịch sử nhưng chỉ nêu lên một số “thắc mắc” dựa theo các sự kiện gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp quân sự và chính trị của ông Giáp.

    - Thắc mắc thứ nhất là ông Võ Nguyên Giáp đã căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để chủ động lực lương công an và quân đội tấn công, tiêu diệt các đảng phái Quốc gia, đặc biệt Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng vào ngày 16/06/1946 tại Hà Nội rồi sau đó lan qua các địa phướng khác?

    Về phương diện thẩm quyến, tài liệu Bách khoa Tòan thư viết: “Ngày 29-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 82-SL về việc ủy nhiệm Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay Chủ tịch Chính phủ đi vắng, ký công văn hàng ngày và chủ toạ họp Hội đồng Chính phủ. Theo Sắc lệnh số 23/SL của Chính phủ ngày 21 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Công an vụ là cơ quan thuộc Bộ Nội vụ, như vậy theo quy định luật pháp thì thẩm quyền chỉ đạo lực lượng công an nằm trong tay của phó chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng.

    Như vậy từ trước khi lực lượng công an nhân dân phá vụ án phố Ôn Như Hầu, Võ Nguyên Giáp đã không còn là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông cũng không ở trong nội các, nên về nguyên tắc theo quy định của pháp luật thì không có thẩm quyền trong việc điều động chỉ huy lực lượng công an và Vệ quốc đoàn. Phải đến khi sắc lệnh 230 ra ngày 30/11/1946 có hiệu lực thì ông Võ Nguyên Giáp theo quy định của pháp luật mới có thẩm quyền tổng chỉ huy lực lượng quân đội toàn quốc.”

    Vẫn theo tài liệu của Bách khoa Tòan thư thì: “Việt Nam Quốc dân Đảng và sử gia người Mỹ Cecil B. Currey cho rằng: với sự trợ giúp của quân Pháp, chính Võ Nguyên Giáp là người đã chỉ huy lực lượng công an và quân đội khám xét và bắt giữ các thành phần chống đối. Theo nhà sử học người Mỹ Cecil B. Currey, ngày 15 tháng 6, Võ Nguyên Giáp bắt đầu chỉ huy lực lượng an ninh khám xét các tổ chức có thể đe dọa đến Chính phủ. Số 7 Ôn Như Hầu chỉ là nơi làm việc bình thường của Việt Nam Quốc dân Đảng.

    Lực lượng công an dưới sự chỉ đạo của Võ Nguyên Giáp đã tấn công nơi này trong lúc Việt Nam Quốc dân Đảng không đề phòng sau đó dựng hiện trường giả để có cớ tiêu diệt Việt Nam Quốc dân Đảng.

    Còn theo sử gia Trần Trọng Kim thì khi được hỏi về công việc, bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã nói với ông: "Bây giờ việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi".

    C̣n tiếp...

  9. #269
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vậy mà vào thời buổi ấy, phe Cộng sản đã tung ra tài liệu viết rằng: “Theo những kết quả điều tra và những kiến giải của Công an Nhân dân Việt Nam trong thời điểm đó, những tổ chức thực hiện kế hoạch đảo chính này do Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng thuộc Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam phối hợp với thực dân Pháp, dự định tiến hành vào ngày 14/7/1946.

    Cụ thể hơn, kế hoạch của Việt Quốc và Việt Cách là dự định nhân ngày Quốc khánh nước Pháp (14/7), khi quân đội Pháp sẽ diễu binh trên một số đường phố lớn ở Hà Nội, người của Quốc dân Đảng sẽ ném lựu đạn vào quân Pháp, từ đó tạo cớ cho phía Pháp tấn công bao vây các cơ quan trung ương, bắt cán bộ lãnh đạo và nhân viên Chính phủ, lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dịp đó Quốc dân Đảng sẽ tuyên bố đảo chính, lập Chính phủ mới.[6].[7] Do lực lượng công an đã điều tra, thu thập thông tin nên sớm phát hiện âm mưu của Việt Quốc, Việt Cách.

    Ngày 12/7/1946 lực lượng công an nhân dân đã tiến hành khám xét trụ sở bí mật của Quốc dân Đảng ở số nhà 132 phố Duvigneau (nay là phố Bùi Thị Xuân).

    Cùng ngày, công an tấn công một loạt cơ sở khác của Quốc dân Đảng ở Hà Nội, trong đó có nhà số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội). Tiếp sau Hà Nội, lực lượng công an nhân dân đã tiến hành khám xét các cơ sở của Việt Quốc, Việt Cách ở Hải Phòng và một số tỉnh khác ở miền Bắc.” (Bách khoa Tòan thư)

    Tài liệu tố cáo tiếp: “Trong quá trình khám xét trụ sở của Việt Quốc, Việt Cách, công an đã thu được nhiều vũ khí, truyền đơn, tài liệu, giấy bạc giả, dụng cụ tra tấn... Việc phá vụ án này có ý nghĩa to lớn góp phần củng cố chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới còn non trẻ, để từ đó chuẩn bị bước vào cuộc chiến tranh chống lại sự tái xâm lược của thực dân Pháp trong giai đoạn 1946 – 1954.”

    Nhưng, Bách khoa Tòan thư cũng lưu ý rằng: “Theo quan điểm của phía Việt Nam Quốc dân Đảng và các nhà sử học như Cecil B. Currey (Hoa Kỳ), thì kế hoạch này không có thật và đây một vụ việc do phía Việt Minh, dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp, dựng lên nhằm triệt hạ đối thủ chính trị của mình là Việt Nam Quốc dân Đảng. Một số học giả khác như Gisèle Luce Bousquet và Pierre Brocheux (Pháp) thì cho rằng đến nay chưa ai biết sự thật vụ việc này như thế nào.”

    Như thế rõ ràng một điều là ông Võ Nguyên Giáp có chủ động vụ tấn công các đảng phái Quốc gia không ủng hộ đảng CSVN, nhưng bằng chứng đưa đến lời cáo buộc của phe Cộng sản để bảo vệ lý do tấn công chưa được làm sáng tỏ đối với một số học gỉa người nước ngòai.

    Lịch sử quanh vụ này còn mang nhiều nghi vấn, nhưng Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã mau chóng lập lại “thành tích này” của ông Giáp, chỉ sau 3 ngày ông lìa đời, dựa theo quan điểm của phiá Cộng sản năm 1946 để nói về tính “nhậy bén trong nhiệm vụ” của lực lượng công an.

    Tướng Quang viết: ”Trước những khó khăn, phức tạp của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo thống nhất tổ chức, nhiệm vụ và bổ sung cán bộ, củng cố lực lượng Công an trong cả nước theo Sắc lệnh số 23-SL ngày 21/2/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành về thành lập Việt Nam Công an vụ.

    Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và của Đại tướng, lực lượng Công an nhân dân đã đập tan nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của bọn phản cách mạng, đặc biệt đã đập tan âm mưu đảo chính của Quốc dân đảng câu kết với thực dân Pháp trong vụ án phản động xảy ra tại phố Ôn Như Hầu, Hà Nội (gọi tắt là vụ án Ôn Như Hầu) trong bối cảnh chính quyền cách mạng còn non trẻ như “ngàn cân treo sợi tóc”. (Báo Công an Nhân dân, 07/10/2013)

    Và ngay chính ông Giáp, 49 năm sau ngày “càn quét” các đảng phái Quốc gia 16/06/1946 để sau đó làm tan rã Chính phủ liên hiệp Quốc-Cộng đầu tiên, cũng đã xác nhận vai trò của ông ngày ấy, theo lời kể của Tướng công an Trần Đại Quang: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá cao những thành tích, chiến công xuất sắc của lực lượng Công an nhân dân thời kỳ này và chỉ rõ: “Vụ án Ôn Như Hầu đã trấn áp được bọn phản động. Nhưng trong lúc trấn áp vừa diệt được lực lượng chống đối, phá được cuộc đảo chính, lại tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân; đoàn kết rộng rãi hơn nữa, kể cả dư luận trong nước cũng như ngoài nước...

    Vụ án Ôn Như Hầu là một thành tích tốt, rất tốt của công tác phản gián của ta, của Công an nhân dân. Ý nghĩa của nó không những chỉ dập tắt âm mưu của bọn phản động câu kết với nước ngoài để cướp chính quyền ở Hà Nội – một hành động đảo chính để làm tay sai cho Pháp, mà còn làm cho mọi người, kể cả những người còn mơ hồ, thấy rõ bọn nào là bọn phản quốc và chính sách đại đoàn kết của Chính phủ, càng làm cho toàn dân ủng hộ chúng ta, tạo điều kiện cho chúng ta củng cố thêm chính quyền một bước. Tôi đánh giá vụ án đó là một vụ án rất quan trọng. Các đồng chí làm giỏi, sắc bén, có tinh thần trách nhiệm” (Bài phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội thảo về vụ án Ôn Như Hầu, ngày 14/3/1995).

    Chuyện quanh vụ án Ôn Như Hầu cũng giống như chuyện “cuộc Cách mạng mùa Thu” tháng Tám, 1945 do “đảng Cộng sản lãnh đạo tòan dân đứng lên gìanh độc lập” chứ không bao giờ, theo như “kinh sách giáo điều” tuyên giáo của nhà nước, là “một cuộc cướp Chính quyền từ tay chính phủ non yếu nhưng hợp pháp Trần Trọng Kim”.


    C̣n tiếp...

  10. #270
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

    - Thắc mắc thứ hai là sau khi đất nước chia đôi, hai miền Nam-Bắc có 2 Chế độ chính trị khác nhau thì đã có trên 1 triệu người dân miền Bắc chạy bỏ Cộng sản di cư vào miền Nam. Xã hội và người dân miền Bắc bắt đầu cuộc sống nô lệ nghèo đói. Cuộc cách mạng vô sản làm kiệt quệ cả sức người và tài nguyên đã đặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa miền Bắc vào hàng ngũ các quốc gia Cộng sản hà khắc nhất Thế giới.

    Thanh trừng bắt đầu tiếp nối từ Cuộc Cải cách ruộng đất khốc liệt, tàn bạo và dã man ngay cả với những ân nhân của “cách mạng” từ năm 1953 đến năm 1956.

    Ước khỏang có từ 10 đến 15,000 người mất mạng sống, tài sản gồm ruộng vườn, nhà cửa và của riêng bị tịch thu. Hàng ngàn gia đình bị phân tán, đầy đọa, ngục tù oan khiên khiến ông Hồ Chí Minh phải nhìn nhận sai lầm và sửa sai tại Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9 năm 1956 với lời tự phê bình:” Giai đoạn vừa qua có nhiều sai lầm và khuyết điểm. Đặc biệt là trong cuộc cải cách nông nghiệp và điều chỉnh tổ chức. Hội nghị Trung ương lần thứ 10 đã phân tích chi tiết các khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và thống nhất những biện pháp khắc phục. Hội nghị thừa nhận nguyên nhân của những khuyết điểm là sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo. Vì thế Ban chấp hành Trung ương nhận khuyết điểm của mình. Các ủy viên tham gia trực tiếp đã kiểm điểm trước TƯ theo tinh thần tự phê, và chấp nhận những hình thức kỷ luật nghiêm khắc.” (Tài liệu Bách khoa Tòan thư)

    Tài liệu này cũng cho biết: “Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói về tình cảnh oan sai như sau, trong diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại Hà Nội:” Qua cuộc Cải cách ruộng đất ta thấy bao nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lộng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy chương kháng chiến bị kết án là phản động, cường hào gian ác và, sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình. [...] Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hi sinh, có thể nói được, chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch.

    Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc Cải cách ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được?”

    Vẫn theo Tài liệu này thì: “Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người không tham gia trực tiếp vào sai lầm chương trình Cải cách Ruộng đất, thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng tại nhà hát lớn Hà Nội, kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố.”.

    Rất đáng chú ý là trong số các nạn nhân có cả cụ Phó bảng Đặng Văn Hướng, bị đấu tố chết tại quê nhà Diễn Châu (Nghệ An).

    Cụ Hướng là bố ruột của trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Đặng Văn Việt, từng là trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 - một trong 3 trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Tài liệu Bách khoa Tòan thư viết: “Ông từng được người Pháp mệnh danh là "Con hùm xám đường số 4" do thành tích chỉ huy đơn vị mình trong Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, bắt sống cả 2 chỉ huy binh đoàn Pháp là các Trung tá Marcel Lepage và Pierre Charton… Ngày 19 tháng 12 năm 1953, Luật Cải cách Ruộng đất được thông qua. Đầu năm 1954, gia đình ông trở thành nạn nhân của cuộc đấu tố tàn khốc. Cha ông bị đấu tố đến chết tại quê nhà khi đương chức là Quốc vụ khanh đặc trách công tác ở 3 tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh trong Chính phủ Hồ Chí Minh, gia đình ông ly tán khắp nơi. Bản thân ông bị rời khỏi chức vụ Trung đoàn trưởng, được điều sang Trung Quốc làm công tác luyện quân, thực chất bị loại trừ khỏi vị trí chỉ huy quân đội.

    Năm 1954, ông trở về Việt Nam, được phân công giảng dạy ở Trường sĩ quan lục quân. Năm 1958, ông được phong quân hàm trung tá. Năm 1960, ông xuất ngũ và được điều sang làm Cục phó Cục Vật liệu xây dựng, rồi Cục phó Cục Xây dựng cơ bản thuộc ngành Thủy sản đến khi nghỉ hưu.”

    Tôi nêu ra trường hợp cụ Đặng Văn Hướng để thắc mắc không hiểu trong báo cáo trước Hội nghị 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng ngày 29/10/1956, tướng Võ Nguyên Giáp có nói gì đến trường hợp cụ Hướng không và chẳng nhẽ ông không biết Trung tá Đặng Văn Việt, người Trung đòan trưởng nổi tiếng dưới quyền ông là con của nạn nhân Quốc vụ khanh trong Chính phủ Hồ Chí Minh, đã bị “đầy” đi Trung Cộng ?

    Và nếu ông Giáp bị rơi vào chỗ oan ức của Trung tá Đặng Văn Việt thì ông sẽ xử trí ra sao, hay là ông cũng là người lính nên chỉ biết thi hạnh lệnh cấp trên để “đạt mục tiêu bằng mọi gía”, dù phải hy sinh bao nhiêu mạng lính trên chiến trường ?

    Bởi vì, như lời Cựu Đại tá Bùi Tín, một người rất gần ông trong nhiều năm chiến tranh, từ tháng 8 năm 1945, đã viết: “Ông mang danh là một viên tướng «Sát Quân», sát quân một cách lạnh lùng.” (VOA tiếng Việt, 09/10/2013)



    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 27-11-2012, 12:49 AM
  2. Replies: 17
    Last Post: 26-02-2012, 12:31 AM
  3. Replies: 67
    Last Post: 10-02-2012, 02:09 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 28-06-2011, 05:04 PM
  5. Replies: 18
    Last Post: 10-03-2011, 09:04 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •