Results 1 to 3 of 3

Thread: Một con vít, con ốc làm cũng không xong

  1. #1
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396

    Một con vít, con ốc làm cũng không xong

    Nhà cao tang th́ có, đường sá làm bao nhiêu cũng được v́ những công tác nầy có ăn (chữ ăn đây là ăn hối lộ, ăn bớt ăn xén), nhưng Trường học và Bệnh th́ không làm (vi không có ăn) .
    Cọng Sản nói phát triển nầy nọ, nhưng xem bài dưới đây th́ con ốc, con vít trong ô tô làm cũng không được . Hảng Canon hỏi DN làm mực in là không ai lên tiếng .
    ==================== ===============

    Ôtô Việt Nam đắt đỏ v́ thiếu... ốc vít

    - Làm ăn tại Việt Nam, các công ty Nhật Bản muốn t́m nhà cung cấp linh kiện bản địa nhưng đành “bó tay” do số lượng doanh nghiệp quá ít, sản phẩm nghèo nàn và chất lượng chưa đạt yêu cầu. Họ thậm chí c̣n phải t́m nhà cung cấp qua danh bạ điện thoại.


    Vuột mất hàng tỷ USD v́ công nghiệp phụ trợ kém

    Công nghiệp hỗ trợ: Mạnh v́ chính sách, bạo v́ tiền


    Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ yếu kém, thiếu hấp dẫn đang khiến nhiều nhà đầu tư “đỏ mắt” t́m kiếm nhà cung cấp linh kiện trong nước. Họ vẫn phải nhập khẩu là chính.

    T́m kiếm vô vọng

    Tại Triển lăm Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 5 về công nghiệp hỗ trợ diễn ra ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa qua, Toyota tham gia với một gian trưng bày các sản phẩm muốn t́m kiếm nhà cung cấp trong các lĩnh vực hàn, dập, đúc, nhựa và các chi tiết cao su. Nhưng mục đích này đă không đạt được và đây là lần thứ 5 liên tiếp Toyota thất bại trong việc t́m kiếm nhà cung ứng linh kiện thông qua triển lăm.

    Việt Nam cho đến nay mới chỉ 210 DN tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô và chủ yếu sản xuất các loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp, như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa...

    Các DN ô tô đang “lo ngay ngáy” khi Đề án phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nh́n đến năm 2030 đang trong quá tŕnh xem xét, phê duyệt đă đưa ra mục tiêu tập trung đẩy mạnh nội địa hóa. Những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa cao sẽ được ưu đăi lớn. Nhưng t́m đâu nhà cung cấp linh kiện nội địa? Sau gần 20 năm, nội địa hóa và phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn là điểm yếu nhất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

    công nghiệp hỗ trợ, yếu kém, Việt Nam, Nhật Bản, nhà cung cấp, linh kiện, DN, đầu tư, công nghiệp ô tô, tỷ lệ nội địa hóa

    Ông Kinya Okada, Giám đốc bộ phận điều phối ngành máy in laser của Công ty Canon Việt Nam mới đây đă đưa ra lời kêu gọi “nếu ai có thông tin về DN Việt Nam cung cấp được linh kiện điện tử cho Canon, th́ hăy thông báo cho chúng tôi”. Tuy nhiên, chẳng có DN Việt Nam cung cấp linh kiện điện tử nào xuất hiện.

    Các DN Việt Nam sản xuất linh kiện điện tử đến nay vẫn hoàn toàn vắng bóng, hoặc có nhưng không đạt yêu cầu. Lĩnh vực điện tử, dù có tên trong hầu hết các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ nhiều năm qua, nhưng đến nay ngành sản xuất này của Việt Nam vẫn là con số không.

    Một DN Nhật đầu tư vào lĩnh vực điện tử tại Việt Nam cho biết, từ khâu chuẩn bị đến đi vào hoạt động mất 2 năm và sau đó mất tới 2 năm nữa để t́m kiếm các nhà cung cấp tại Việt Nam nhưng không có, lại phải nhờ đến các DN từ Nhật Bản. Các nhà đầu tư Nhật t́m nhà cung cấp linh kiện bản địa suốt thời gian dài nhưng vô vọng v́ số lượng quá ít, sản phẩm cũng ít và chất lượng không đạt yêu cầu. Có DN c̣n phải t́m kiếm nhà cung cấp qua danh bạ điện thoại.

    Ngay như ngành công nghiệp xe máy, hiện tỷ lệ nội địa hóa đạt mức trên 90% th́ số lượng DN Việt Nam tham gia cung cấp linh kiện cũng không nhiều và chỉ làm những sản phẩm đơn giản. Trong số các đơn vị tham gia sản xuất linh kiện cung cấp cho DN xe máy FDI, tới 50% là nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, 30% đến từ các nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan... DN Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20%. Nếu chia sản xuất linh kiện xe máy làm 2 loại là cứ có thiết bị sẽ làm được và phải có nghiên cứu phát triển, th́ các DN Việt Nam chỉ làm được loại thứ nhất, tức là chỉ cần có thiết bị là làm được, c̣n loại thứ 2 phải có đầu tư cho nghiên cứu phát triển th́ không đóng góp được ǵ, chính v́ vậy mà sản phẩm sản xuất ra có giá trị gia tăng thấp.

    công nghiệp hỗ trợ, yếu kém, Việt Nam, Nhật Bản, nhà cung cấp, linh kiện, DN, đầu tư, công nghiệp ô tô, tỷ lệ nội địa hóa

    Mất cơ hội

    Nhiều DN cho biết, mục đích tăng tỉ lệ nội địa không phải để chuẩn bị cho lộ tŕnh hội nhập AFTA vào năm 2018 mà là để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Theo tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), có tới 70% số DN Nhật mong muốn t́m được nhà cung cấp tại Việt Nam. Tăng nội địa hóa tại Việt Nam rất quan trọng bởi nó sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, đảm bảo thời gian cung ứng hàng và nâng cao năng suất.

    Hiện nguồn cung ứng từ Nhật Bản vẫn chiếm tới 55,3% và các DN Nhật mong muốn giảm tỷ lệ nhập khẩu linh kiện từ Nhật Bản. Nếu không đạt được yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa th́ thời gian tới, khả năng cạnh tranh của các DN Nhật Bản tại Việt Nam sẽ rất khó khăn.

    Theo ông Motonobu Sato - Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV), cần phải tạo ra sự liên kết giữa DN Nhật Bản và Việt Nam để cùng phát triển công nghiệp hỗ trợ, cùng chia sẻ, chuyển giao công nghệ, tuy nhiên chính sách phải tốt và ưu đăi phải hấp dẫn cùng nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng, nếu không sẽ chẳng có cơ hội.

    Công nghiệp hỗ trợ yếu kém sẽ là thách thức lớn với Việt Nam khi thời điểm hội nhập AFTA đến gần. Đến 2015 Hiệp định AFTA có hiệu lực và đến 2018 các sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan, khi đó DN sẽ tự do hơn về biên giới, về giao dịch kinh tế, họ sẽ cân nhắc xem t́m nơi đầu tư có môi trường thuận lợi để đầu tư và tất nhiên những nơi có công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh như Thái Lan, Indonesia... sẽ được ưu tiên, c̣n Việt Nam sẽ bị bỏ rơi.

    Trần Thủy

    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/1440...---oc-vit.html

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Dây điện Hà Nội làm Bill Gates thắc mắc

    Monday, September 09, 2013 6:33:02 PM


    HÀ NỘI 9-9 (NV) - Buổi tối Chủ Nhật 8/9/2013 tỉ phú Mỹ Bill Gates làm xôn xao dư luận khi đưa lên trang Facebook của ḿnh tấm h́nh một cái cột điện ở Hà Nội chằng chịt ngang dọc hàng trăm dây điện đủ cỡ rất nguy hiểm.



    H́nh hệ thống dây điện chằng chịt ở Hà Nội được đưa lên facebook của tỉ phú Mỹ Bill Gates. Tấm h́nh này ông lấy lại từ bài viết trên báo The Economist ngày 31/8/2013. (H́nh: Facebook Bill Gates-VNExpress chụp lại)


    Từ khi đưa lên lúc 7 giờ tối Chủ Nhật th́ đến 6 giờ chiều ngày Thứ Hai 9/9/2013, người ta thấy có tới 5,858 người vào xem và chuyền nhau, kèm theo những lời b́nh luận.

    Người ngạc nhiên th́ nhiều. Một số đả kích chính sách sai lầm. Một số thương hại. Một số người ở Việt Nam th́ cho biết đó là những h́nh ảnh hàng ngày họ phải nh́n thấy, không có ǵ ngạc nhiên.

    Nh́n hàng trăm dây điện ngang dọc như thế trên một cột điện, ông Gates chỉ b́nh luận nhẹ nhàng rằng “chúng làm cho cái hệ thống lưới điện cũ kỹ này dưới một áp lực rất đáng kể. Làm thế nào một nước như Việt nam có thể đối phó với nhu cầu (điện năng) gia tăng? Các quyết định khó khăn nằm ở phía trước”.



    Phố Hàng Bạc, đất chật, người đông, dây điện được tận dụng làm nơi treo lồng chim.(H́nh: VNExpress)

    Thật ra, tấm h́nh trên trang Facebook của ông là h́nh ông lấy lại từ bài viết trên tạp chí The Economist ngày 31/8/2013 với tựa đề “Hệ thống lưới điện của Việt Nam đang dưới áp lực. Tất cả mọi cầu ch́ có thể nổ”.

    Bài báo viết về những kế hoạch tài chính t́m cách tăng khả năng cho hệ thống lưới điện, đáp ứng nhu cầu điện năng tại Việt Nam thêm khoảng 14% hàng năm. Tiền th́ không có, cần phải dựa vào các nguồn đầu tư và tài trợ của ngoại quốc nhưng điều hành hệ thống cung cấp điện năng và hệ thống các nhà máy điện hoàn toàn nằm trong tay các ông quốc doanh.



    Người dân ở ngơ Quan Thổ 1 (Tôn Đức Thắng) c̣n tận dụng đường dây điện làm nơi phơi quần áo. (H́nh: VNExpress)

    Các công ty quốc doanh buộc phải bán giá điện thấp theo yêu cầu của nhà nước, bên dưới cả giá thành, nên không hấp dẫn được giới tư bản nước ngoài.

    Các nhà máy thủy điện được xây dựng tràn lan tại nhiều tỉnh, đặc biệt là khu vực miền Trung, đa số là nhỏ bé, thực chất chỉ là cơ hội giúp đám quan chức đảng viên từ trung ương tới địa phương toa rập với đám tư bản đỏ phá rừng lấy gỗ, kiếm ăn bất chính.



    Ở các khu dân cư cũ như Khâm Thiên, hệ thống mạng nhện càng dày đặc hơn. Loa phường cũng được chèn vào giữa mớ dây lằng nhằng. Tại đây người ta c̣n thấy cả tấm băng rôn tuyên truyền “Quyết xây dựng đời sống văn hóa - văn minh đô thị”. (H́nh: VNExpress)


    Tháng 5 vừa qua, một chiếc xe cẩu sơ ư đă làm chập điện ở khu vực thành phố Thủ Dầu Một (B́nh Dương) làm mất điện toàn diện cả miền Nam. Điều này cho thấy bất cứ một biến cố bất thường nào, hệ thống lưới điện tại Việt Nam cũng dễ trở thành tai họa.

    Với h́nh ảnh dây điện của báo The Economist được ông Bill Gates cho lên trang Facebook, nó chưa lấy ǵ làm ghê so với những h́nh ảnh khác về hệ thống dây điện ở Hà Nội mà báo điện tử đưa lên mạng ngày Thứ Bảy 10/9/2013.



    Người dân treo mọi thứ lên đường điện nước mà không màng tới nguy cơ cháy nổ, từ lồng chim tới quần áo. (H́nh: VNExpress)


    Người dân Hà Nội dùng dây điện ngoài trời làm dây phơi quần áo, treo lồng chim. Nhà nước cũng tận dụng cột điện để treo hệ thống loa tuyên truyền mấy chục năm nay rồi. Từng có người chạy xe gắn máy ngă lăn ra đường v́ vướng dây điện sà xuống gần mặt đất.

    Nạn cúp điện bất kể ngày đêm vào dịp hè trở thành thông thường, người ta chán không thấy c̣n kêu ca. Theo luật sư Oliver Massmann chuyên có vấn cho các hợp đồng về điện năng ở Việt Nam cảnh cáo trên báo The Econmist là nếu thiếu đầu tư ngoại quốc, không phải tương lai điện ở Việt Nam chỉ chập chờn mà c̣n dẫn đến cúp điện luân phiên như đă từng xảy ra.

    Hệ quả, giới đầu tư sản xuất tại Việt nam sẽ theo nhau bỏ chạy, t́m đến những nơi tốt hơn như Thái Lan, Indonesia và các nước ASEAN khác. Ngay trong nước, nạn thiếu điện cũng cản trở phát triển kinh tế mà nhiều người từng cáo buộc quan chức nhà nước không biết cách điều hành. (TN)

    (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.UlbftlPvncu)

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Một con vít, con ốc làm cũng không xong

    Hệ quả, giới đầu tư sản xuất tại Việt nam sẽ theo nhau bỏ chạy, t́m đến những nơi tốt hơn như Thái Lan, Indonesia và các nước ASEAN khác

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. NÓI MỘT LẦN CHO XONG
    By BanhChung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 13
    Last Post: 20-09-2013, 09:33 PM
  2. Replies: 21
    Last Post: 26-08-2012, 07:34 PM
  3. Bài viết xong..
    By Tầm-Nă in forum Hộp Thư Liên Lạc
    Replies: 9
    Last Post: 31-03-2011, 05:19 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 06-12-2010, 10:23 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •