Page 110 of 304 FirstFirst ... 1060100106107108109110111112113114120160210 ... LastLast
Results 1,091 to 1,100 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #1091
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Tương "bần"

    Tại sao khi nhắc về quê hương, những hình ảnh nguy nga, tráng lệ, tân kỳ, không làm rung động lòng người ta bằng những cảnh sắc mộc mạc, đơn sơ, nhất là khi nó đã có dịp nào đó xuất hiện trong tâm trí cuả chúng ta thuở thiếu thời!
    Có phải những cảm xúc đầu tiên và ...thơ ngây nhất thì lại rất chung thủy với ký ức chúng ta? -Đây không nhắc đến "tình đầu tình cuối" đâu nhe các bác -

    Xin post tiếp bài viết về "tương bần"

    Tương Bần - nồng nàn hương vị quê


    “Em đi trăm quán ngàn cầu.
    Hải vị cũng thuộc, sơn hào cũng quen.
    Mà sao em vẫn cứ thèm.
    Đĩa rau muống luộc, lại thêm tương Bần”

    Tôi được sinh ra và lớn lên tại miền quê có nghề truyền thống làm tương (thị trấn Bần, Mỹ Hào, Hưng Yên). Từ nhỏ được cùng mẹ làm những vại tương, ăn món chấm, món kho cùng tương... Để khi xa nhà, nỗi nhớ về quê lại gắn liền với hương vị đậm đà của món tương Bần.

    Tương Bần, Hưng Yên

    Thời nay không thiếu những món tương mới, hấp dẫn, lại rẻ như tương me, tương ớt, tương đen...; tương nếp truyền thống nhiều địa phương cũng có, tuy nhiên, tương Bần vẫn là một trong những loại nước chấm danh tiếng sánh cùng với dưa La, cà Láng, nem Báng, nước mắm Vạn Vân hay cá rô Đầm Sét. Chẳng thế mà người xưa có câu: “Cốm Ṿng gạo tám Mễ Tŕ/ Tương Bần, húng Láng c̣n ǵ ngon hơn”.


    Làng nghề truyền thống làm tương Bần, thuộc thị trấn Bần Yên Nhân, cách Hà Nội chừng 25 km theo quốc lộ 5A. Theo kinh nghiệm gia đ́nh bà Đỗ Thị Quất (cửa hàng số 135A phố Bần), để làm được một mẻ tương ngon phải mất 6 tháng. Việc làm tương trải qua nhiều công đoạn: chọn nguyên liệu, rang đỗ, thổi xôi, làm mốc và ủ tương. Gạo chọn làm tương ngon là loại nếp cái hoa vàng, đỗ tương phải là đỗ mới, đều hạt, không sâu mọt, muối tinh trắng sạch và dùng nước mưa.


    Làm tương rất công phu. Rang đỗ sao cho chín vừa, nên rang nhỏ lửa cùng với cát để đỗ chín đều, đến khi đỗ ánh lên sắc vàng và có mùi thơm lựng là được. Làm mốc là khâu quan trọng nhất. Để có được mùi vị đặc trưng, người thợ thường dùng lá sen, nhăn ủ lên giá xôi nếp. Trước đó, phải phơi mẻ xôi nếp này dưới trời nắng. Nắng càng to th́ tương càng ngon. Sau công đoạn làm mốc là ủ tương vào hũ, cùng đỗ đă xay, với nước, muối đă chuẩn bị.

    Cách làm th́ tuần tự có đầu, có cuối như thế nhưng vị tương của mỗi gia đ́nh lại khác nhau. Thực ra, vị đặc trưng ấy phụ thuộc khâu chọn tỷ lệ các thành phần. Mỗi gia đ́nh có một “bí kíp” khác nhau và chỉ được truyền lại cho các thế hệ sau trong gia đ́nh.

    Tương Bần - nồng nàn hương vị quê.
    Tương Bần không chỉ ngon ngọt, đậm đà mà dường như trong chén nước chấm sánh đặc, mặn mà ấy c̣n mang hương vị đặc trưng của một vùng đồng bằng Bắc bộ. Tương khi để ăn kèm với những món dân dă như bánh đúc, cá rán, đậu phụ hay rau muống luộc. Sang hơn, tương để ăn kèm với các món “thượng hạng” như mực khô, thịt dê nướng... Ngoài ra, tương cũng có thể dùng để kho, nấu canh cá tạo nên vị thơm, đậm đà đặc trưng, riêng biệt so với tương ở các vùng miền khác.


    Những chum tương cần ủ dưới nắng để có vị thơm, ngọt tự nhiên.
    Ngày nay, dù có sơn hào hải vị, nhưng món tương, đặc biết là tương Bần, vẫn là thứ nước chấm không thể thiếu trong mâm cơm mỗi nhà. Vị ngọt thơm, đậm đà và nồng nàn của tương là biểu tượng của t́nh quê Việt Nam.


    http://nguyenchaumai.blogspot.ca/201...que-huong.html

  2. #1092
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Công nghiệp làm tương bần qua youtube.

    Xin post đoạn phim ngắn vê cách làm "Tương bần" trên youtube.



  3. #1093
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Th́ tiếp đi , chứ c̣n đợi ǵ nữa .

    Mà hỏi các bạn miền Nam nha : h́nh như trong Nam và ngoài Trung, ít ai ăn tương ? V́ vậy người ta thường gọi là Tương Bắc , để chỉ Tương Cự Đà .

    Mùa chay này , đậu phụ rán ( chiên ) chấm Tương cũng ngon cơm lắm đấy . Thêm đĩa rau dền tía luộc nữa là tuyệt .( Giá bây giờ : một bó nhỏ rau dền tía $2 )

    À , khoe chút : mảnh vườn quê hương của Tigon đă xanh tươi lại : Rau sà lách đủ loại ăn không hết , buồng chuối ( từ năm ngoái ) đă chín trên cây ( Tối qua đă làm chuối chiên ăn khuya ) , mồng tơi đang lú mầm , bưởi đang đơm bông thơm lừng cả một vùng , các loại húng ra đọt tươi tốt , nhất là dấp cá và húng cây .Rau răm th́ vươn cao khỏi chậu . Năm nay ông xă có sáng kiến mới về cách trồng sà lách sao cho khỏi bị sâu và ốc sên ăn Sẽ chụp h́nh post lên

    Tigon
    Hôm qua trời rất ấm, nhưng chỉ đủ để ra dọn cây và làm sạch vườn, chờ đếng tháng cuối tháng Tư hay sang tháng Năm em mới bắt đầu trồng cây đươc.
    Bên này mình không có tươngt Bắc chính hiệu, nhưng nghe bạn bè bảo họ ăn "soybean paste" cuả Đai Hàn, dịu không mặn lắm, và sạch sẽ thơm ngon, nhưng phải pha chế lại cho lỏng ra, chấm với rau luộc ăn cũng ngon và tốt , không sợ tương làm tầm bậy như từ Thái hay China.
    Tương là món ăn mang ư nghĩa cộng đồng. Trong mâm cơm mọi thứ rau dưa, thịt cá đều chấm vào đó, mới nổi hương vị.
    Ủa, vậy ra người Bắc dùng tương chấm đủ thứ sao chị Tigon?
    Giống "xì dầu" cuả người Tầu mà dân miền Nam hay dùng?

    TX đươc sinh ra trong Nam, giờ lại sống ở Bắc Mỹ mấy chục năm, thôi coi như ...trốc gốc "Bắc kỳ" rồi!

  4. #1094
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    Sao không ai nói tới món ốc bươu ấy nhỉ.
    Ốc bươu bắt ở ao chuôm nhà. Con nào con ấy to bằng quả ổi. Bóc yếm ra thấy mỡ màng béo ngậy. Cho vào nồi đồng sáo mí chuối xanh gọt vỏ, với đậu phụ rán, với thịt ba chỉ, lại thêm lá tía tô .v.v. Ngon dến nỗi bà Hồ Xuân Hương phải tức cảnh sinh t́nh làm thơ nhắn nhủ các nhà "quân tử" .
    Món này thì qúa ngon và "quốc hồn quốc túy" của dân quê miền Bắc mà, phải không chị VN?
    Nhưng bà thi sĩ họ Hồ naỳ bảo "ngon" thì phải coi chừng, đọc xong có lẽ chúng ta sẽ không thấy cái điã "Ốc bưu xào chuối xanh, đậu phụ rán với ba chỉ ba rọi" gì đâu đấy, phải không chị?

    "Ngon" ra làm sao, xin chị cứ ...tả theo lời bà Hồ Xuân Hương, xem có cũng thấy "ngon" như bà không?
    Biết đâu lại "vực dậy" cái ngon nào mà nhiều ngừơi chưa ...khám phá?

  5. #1095
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ủa, vậy ra người Bắc dùng tương chấm đủ thứ sao chị Tigon?
    Giống "xì dầu" cuả người Tầu mà dân miền Nam hay dùng?
    Dân thành thị th́ hay dùng tương chấm đủ thứ : ngoài chấm rau , đậu phụ rán ( Tàu hũ chiên ) , c̣n chấm thịt lợn luộc , chân ḅ tái ( với gừng ) , xào rau ...

    Dân miền quê th́ lại dùng mắm tôm . Ngon nhất là mắm tôm chanh ớt . Họ c̣n cho mắm tôm nấu canh , như canh mồng tơi , rau dền ...

    Bây giờ bận , lát nữa tiếp .

  6. #1096
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hà Nội qua thơ của những thi nhân‏

    18/03/12

    Tác giả: Phạm Ngọc Thái




    Hồ Gươm


    Hà Nội qua thơ của những thi nhân và trong dân gian nhiều không kể hết: Cũng giống như bóng trăng trong tâm khảm mọi người, đậm t́nh và giầu hương sắc. Trải qua bao thế hệ, đă trở thành trung tâm tụ hội chính trị, văn hoá xă hội cùng t́nh cảm ư chí dân tộc.

    Cụ Nguyễn Du trên đường đi sứ qua Thăng Long (1813), xúc động mà hoài cảm về những kỷ niệm xưa:

    Núi Tản, sông Lô vẫn núi sông,
    Bạc đầu c̣n được thấy Thăng Long…
    Người đẹp thưở xưa nay bế trẻ,
    Bạn chơi thưở nhỏ trở thành ông.
    Từ kỷ niệm riêng tới chung với đất nước, ḷng cụ bồi hồi:
    Thành mới trăng xưa bóng tỏ mờ
    Thăng Long ngh́n trước chốn kinh đô,
    Dấu xưa khuất lấp đường xe ngựa
    Điện mới xô bồ nhịp trúc tơ.

    ( Thành Thăng Long )



    Hồ Tây. Ảnh blog Phạm Viết Đào


    C̣n nữ sỹ Hồ Xuân Hương lại ngợi ca tiên cảnh ở Tây Hồ:

    Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa…
    Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thờ,
    Nọ vực trâu vàng trăng lạt bóng,
    Ḱa non Phượng Đất khói tuôn mờ.

    (Chơi Tây Hồ nhớ bạn )

    Á Nam Trần Tuấn Khải (1894-1983) chơi ở thành Cổ Loa, ḷng gợi nhớ tới sự tích thời Thục An Dương Vương và bi t́nh Mỵ Châu – Trọng Thuỷ:

    Thành quách c̣n mang tiếng Cổ Loa
    Trải bao gió táp với mưa sa,
    Nỏ thiêng hờ hững dây oan buộc,
    Giếng ngọc vơi đầy giọt lệ pha.

    (Chơi thành Cổ Loa)

    Nhà thơ Nguyễn Khuyến dẫu 30 năm xa cách, vắng bóng , mà ḷng vẫn khôn nguôi nhớ về hồ Hoàn Kiếm:
    Ba chục năm trời cảnh vắng ta,
    Hồ Gươm dấu cũ đă phai nhoà…
    Chiếc én t́m về quên lối cũ,
    Đàn c̣ tối đậu lẫn sương mờ.

    (Hồ Hoàn Kiếm)

    Vũ Trấn Quốc cùng thời với cụ Cao Bá Quát đă ngợi ca cảnh phường Bích Câu:
    Thành Tây có cảnh Bích Câu,
    Cỏ hoa góp lại một bầu xinh sao,
    Đua chen thu cúc xuân đào,
    Lựu phun lửa hạ, mai chào gió đông.

    (Cảnh Bích Câu)

    Nhưng kinh đô Thăng Long trong tâm khảm các nhà thơ thời trước không chỉ được ngợi ca phong cảnh đẹp, mà c̣n ghi nhiều dấu ấn chống ngoại xâm – Trần Quang Khải (1241-1294) viết trên đường đưa vua về kinh đô:

    Bến Chương Dương cướp giáo giặc
    Cửa Hàm Tử bắt quân Hồ.

    (Pḥ tá về kinh)

    Lư Thường Kiệt (1019-1105) – Ông từng làm thơ, vừa để huấn dụ vừa khích lệ ḷng tự hào dân tộc của ba quân:

    Nam Quốc sơn hà Nam đế cư,
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.


    C̣n tiếp...

  7. #1097
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thời tiền chiến

    – H́nh ảnh Hà Nội cũng rất gắn bó trong nỗi t́nh thơ của các thi nhân. Họ ghi lại những tâm trạng, những kỷ niệm vui, buồn… trong cuộc đời ở nơi phố phường. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương sau bao năm tháng phiêu bạt trở về phố cũ, ḷng ông vẫn xốn xang:

    Ôi chốn ngày xưa vai sánh vai…
    Hồ Gươm sóng lụa bờ tơ liễu…
    Thấp thoáng hè qua đài phượng rụng,
    Lào rào thu muộn lá xoan rơi.
    Nửa kiếp lênh đênh dừng phố cũ,
    T́nh thơm mộng nhỏ tóc buông vai.

    (Phố cũ)

    Tản Đà th́ mô tả trong đêm ở hồ Tây:

    Hiu hắt hồ Tây chiếc lá rơi
    Đêm thu vằng vặc bóng theo người,
    Mảnh t́nh xẻ nửa ngây v́ nước
    Tri kỷ trông lên đứng tận trời.

    (Tây Hồ vọng nguyệt)

    Trần Huyền Trân thả nỗi niềm về những ngày tháng sống lận đận trong cái túp lều bên hồ Cống Trắng, ở phố Khâm Thiên. Ḷng tri kỷ với phố mà vẫn buồn man mác:

    Tôi ở lều gianh Cống Trắng này
    Chạnh ḷng cá nhảy với chim bay,
    Đêm sầu kẽo kẹt ngư bà thức
    Giăng phải hồn tôi một lưới đầy.

    (Mưa đêm lều vó)

    Nhà thơ Thế Lữ đứng giữa đêm giao thừa Hà Nội trước năm 1945, than cho kẻ phải sống lang thang bụi đời:

    Lê gót ṃn trên đá,
    Ngẩng đầu trông cơn gió thổi
    Lá vàng rơi lác đác
    Cùng rơi theo loạt nước đọng trên cành,
    Những cây khô đă chết cả mầu xanh…
    Hỡi người bạn! Anh định về đâu đó?

    (Con người vơ vẩn)

    Nhà giáo và cũng là một nhà thơ Vũ Đ́nh Liên lại hoạ cảnh một Ông Đồ thường ngồi bên phố, viết câu đối thuê cho khách:





    Ông đồ già


    Nhưng mỗi năm mỗi vắng,
    Người thuê viết nay đâu?
    Giấy đỏ buồn không thắm,
    Mực đọng trong nghiên sầu.

    (Ông Đồ)

    Nguyễn Bính nói về cảnh chia ly của những người trên sân ga:

    Những cuộc chia ĺa khởi tự đây…
    Những chiếc khăn mầu thổn thức bay
    Những bàn tay vẫy những bàn tay
    Những đôi mắt ướt t́m đôi mắt
    Buồn ở đâu hơn ở chốn này?

    (Những bóng người trên sân ga)


    C̣n tiếp...

  8. #1098
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhưng Hà Nội trước kia không phải chỉ có buồn như thế. Nữ thi sỹ Anh Thơ đă mô tả về nỗi ḷng rạo rực về một cảnh đêm Hà Nội:

    Căn pḥng ta thênh thang hai cửa sổ
    Mây trắng đi qua, sông Hồng thả gió,
    Mỗi năm mùa hè, tắt điện đón trăng khuya…

    (Căn pḥng ta)


    Dù xưa hay nay, chiến tranh và hoà b́nh, … Hà Nội quay chóng mặt – Nhưng Thủ đô của chúng ta vẫn măi là một thành phố trữ t́nh, như nhà thơ Xuân Diệu đă viết:

    Em đưa anh vào trong bóng trăng
    Anh đưa em cành liễu thung thăng
    Đường Láng thơm bạc hà kinh giới
    Xuống đây, đi với anh đêm trăng.

    ( Đêm trăng đường Láng )

    Thanh Thảo viết:

    Gia đ́nh ḿnh đă sơ tán chưa em,
    Chiều thứ bảy em có về phố nhỏ
    Có ngập ngừng trước khi mở cửa,
    Lá sấu rơi xúc động bên thềm…
    Gốc sấu này ṃn dấu em chờ anh.

    (Ḍng chữ cho em)

    Nỗi t́nh của nhà thơ Tế Hanh th́ lại được ông diễn tả đầy thi vị:

    Thế là Hà Nội vắng em…
    Người qua lại tưởng anh t́m bóng cây?

    (Hà Nội vắng em)

    Tôi cũng có nhiều kỷ niệm về Hà Nội. Dù Hà Nội đă có bao thay đổi, nhưng vẫn măi măi là những hồi ức như thưở c̣n thơ, tựa thể một ngoại ô xưa… Hơi hiu hắt mà thơ mộng, có lá sấu rụng, lá me rơi. Tối tối những đôi trai gái dắt nhau ra t́nh tự bên hồ. Những tiếng xe điện leng keng thưở xa xưa, những chuyến tàu chạy x́nh xịch vào ga Hàng Cỏ. Người tiễn kẻ đi xa, người đón kẻ trở về:

    Hà Nội cứ suốt đời nghe lá rụng
    Những ngọn đèn ô cửa mùa đông
    Trái sấu nhỏ bàng hoàng như kỷ niệm
    Nước hồ xanh rêu bám kín Tháp rùa.
    Hà Nội cứ rầm ŕ trang t́nh tự
    Của những đôi trai gái bên bờ…
    Tà áo trắng em bay một thời thiếu nữ
    Theo anh hoài đến tận lúc già nua.


    Hà Nội mới mà như là cổ tích
    Phía nhà ga đoàn tàu đến rồi đi,
    Những giọng nói lẫn vào lời gió thổi…
    Ai trở về… và ai sắp chia ly?
    Đêm tóc trắng lại nghĩ về Hà Nội
    Nằm thở dài, nhớ quá! Bóng em xưa…

    (Nghĩ về Hà Nội – Phạm Ngọc Thái)

    Hà Nội măi măi sống trong cơi ḷng và trái tim tha thiết của tôi!

    © Phạm Ngọc Thái

    © Đàn Chim Việt
    Last edited by Tigon; 22-03-2012 at 06:30 PM.

  9. #1099
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786

    Chào Mẹ!

    Chào Mẹ!

    Vũ Thất

    * * * * *
    * * *
    *
    Lời Bàn:
    Tui có thói quen khi copy bài cũa ai đó th́ có lời bàn cũa riêng tui. Đó cũng là phần giăi bày ư nghĩ cũa ḿnh, một thú vui. Nhưng khi đọc bài này, tui nghĩ măi không ra được lời sẽ bàn. Bài này do 1 email "đi lạc" vào trong mail bơ cũa tui, đọc đến đoạn cuối cùng cũa bài chỉ thấy...bụi vương vào mắt, ḷng trùng xuống.

    Nếu những ai đó trong này có cùng hoàn cảnh như tui, cha mẹ ḿnh di cư sanh ḿnh trong nam và rồi sau 1975 một đám bà con cha căng chú kiết nào ấy "người từ trên trời rơi xuống" nhân danh kẻ chiến thắng, nhân danh bác và đảng vào nam "thăm" khúc rưột thừa, th́ mới thấu hiểu tại sao tui lại post bài này trên đây.

    Dạo này nước Úc nói chung và Sydney nói riêng mưa sao vần cứ rơi. Mặt trời vẩn cứ mọc rồi lại lặn...


    * * * * *
    * * *
    *

    Tôi không khó khăn nhận ra mẹ khi bà vừa bước ra khỏi trạm kiểm soát an ninh phi trường. Một tay kéo chiếc va ly nhỏ, một vai mang chiếc xách tay, mẹ thong dong như trôi theo ḍng người. Dáng mẹ trông mảnh mai, thanh nhă, linh hoạt dù rằng đă ở cái tuổi tám mươi. Tóc đă bạc phơ. Chiếc áo sơ mi màu trắng như giúp khuôn mặt mẹ tươi tắn hơn ngày tôi gặp mười lăm năm trước. Mẹ đưa mắt t́m kiếm. Tôi giơ tay vẩy. Bà mừng rỡ vẩy lại. Tôi cười khi mẹ đến gần:


    - Chào mẹ!


    Mẹ buông rơi chiếc va ly, mở ṿng tay ôm gh́ lấy tôi. Tôi cũng ôm xiết mẹ mà sao không cảm nhận chút nồng ấm nào. Từ khi chưa đầy một tuổi, ba mẹ tôi đă đành đoạn bỏ rơi tôi. Thôi nôi, ngoại cúng kiến van vái. Lên ba, ông ngoại mất. Lên năm, bà ngoại ĺa đời. Cậu mợ tôi thừa hưởng gia sản nên… thừa hưởng luôn việc săn sóc dưỡng dục tôi. V́ vậy mà khi khôn lớn, tôi hầu như quên hẳn ḿnh c̣n đủ cha đủ mẹ.



    Tôi lái xe vào trung tâm thủ đô, chạy ṿng ṿng cho mẹ xem phố xá rồi quẹo sang đường Constitution. Tôi chỉ mẹ xem đài tưởng niệm Washington, ṭa Bạch ốc và hứa một ngày khác sẽ đưa mẹ vào xem tận bên trong. Mẹ nói mẹ muốn ưu tiên gặp em của mẹ, c̣n việc tham quan chừng nào cũng được. Tôi cho mẹ biết cậu mợ đang chu du Âu châu, hai tuần nữa mới về. Sợ mẹ hiểu lầm, tôi giải bày:


    - Cậu mợ ghi tên đi chơi trước ngày mẹ báo tin qua đây nên không hủy bỏ được. Con đă xin nghỉ một tháng. Trong tháng đó ḿnh sẽ đi một ṿng sơ khởi nước Mỹ. Mẹ sẽ gặp em trai mẹ vào tuần lễ thứ ba...


    Tôi ngưng nói khi thấy mẹ xoay mặt về khung cửa kính. Nhân lúc xe qua cầu, tôi cất cao giọng:


    - Đây là sông Potomac. Đi xuôi ḍng sẽ trông thấy một phần h́nh ảnh rất đẹp của thủ đô. Nhà của con phía thượng ḍng cách đây độ nửa giờ.


    Mẹ vẫn nh́n quang cảnh thành phố, chỉ có tiếng “thế à” hờ hững vang lên. Tôi nh́n đồng hồ và mừng là đă tới giờ cơm chiều. Tôi nói nhỏ nhẹ:


    - Suốt ngày đêm trên máy bay, chắc mẹ thèm cơm. Khu thương mại Eden của người Việt vùng này có một nhà hàng nấu món canh chua cá bông lau, cá kho tộ ngon lắm!


    Bà nói giọng mệt mỏi:
    - Nói chung th́ mẹ thèm một tô phở.


    Một cái ǵ nghẹn ngào đột ngột trào dâng trong tôi. Hai mươi năm tập kết ra Bắc mẹ đă bị đồng hóa. Không chỉ thay đổi cả giọng nói, ngôn từ mà lơ là luôn cả món ăn ưa thích của miền Nam. Tôi ngờ rằng bà không phải là người sinh ra tôi…


    Tôi đưa mẹ vào tiệm Phở Xe Lửa và gọi tô đặc biệt. Mẹ khen ngon hơn phở ở Sài G̣n. “Nhưng vẫn thua phở Hà Nội”, tôi nhanh nhẩu tiếp lời. Mắt mẹ thoáng chút ngạc nhiên rồi lặng lẽ quan sát xung quanh… Tôi cũng quan sát bà. Tôi giống mẹ lạ lùng. Chắc chắn nh́n chúng tôi, không ai nghĩ khác hơn là mẹ và con. Mà giống mẹ để làm ǵ khi tâm hồn chúng tôi không có chút ǵ ḥa điệu…

    Tôi nhấn một chiếc nút trên trần khi xe sắp quẹo vào driveway và lái thẳng vào garage. Trong khi tôi mở cóp nhấc xuống các hành lư, mẹ đi ra phía trước đường. Tôi bước đến bên mẹ khi bà ngắm nghía ngôi nhà, trầm trồ:
    - Nhà của con đây hả? To và đẹp quá, ngoài tưởng tượng của mẹ. Quang cảnh cũng thật sáng sủa tươi mát.
    Tôi cười buồn:
    - Chúng con mới mua năm ngoái và chắc cũng sắp bán…
    Giọng mẹ thảng thốt:
    - Tại sao thế?
    Tôi nắm cánh tay mẹ d́u đi:
    - Mẹ vào nhà nghỉ ngơi. Từ từ rồi mẹ sẽ biết...


    Tôi bấm số liên hợp và mở toang cánh cửa. Mẹ bước vào, đứng sững người trên tấm thảm nhỏ mang chữ welcome. Dường như mẹ không tin những ǵ mẹ đang thấy. Mẹ ngập ngừng bước đi, mắt dừng lại từng vật trang trí ở pḥng khách, pḥng gia đ́nh, miệng lẩm bẩm lời tán thưởng. Khi mẹ hướng về khu bếp, tôi biết mẹ sẽ ở đây lâu hơn nên lặng lẽ trở ra ngoài mang hành lư vào nhà. Khóa cửa xong, tôi đảo mắt t́m mẹ. Bà đang ở trong pḥng đọc sách, đứng lặng yên trước bàn thờ. Mẹ không nh́n các tượng Phật rất đẹp tôi thỉnh tận Thái Lan. Mắt mẹ đang đăm đăm nh́n di ảnh của Huy. Anh mặc áo tiểu lễ hải quân với dây biểu chương, trên một nắp túi là bảng tên Lê Quang Huy. Bên kia là chiếc huy hiệu hạm trưởng và hai hàng huy chương nhiều sắc màu khác biệt. Và Huy đang tươi cười…
    Mẹ nói bằng giọng ngạc nhiên mà b́nh thản:
    - Sao con không nói ǵ với mẹ?
    Tôi lắc đầu:
    - Để làm ǵ? Mẹ có biết ǵ về ảnh đâu và chắc cũng không ưa ảnh!


    Mười lăm năm trước, khi về chịu tang ba tôi, tôi đă từ chối trả lời mọi câu hỏi của mẹ. Tôi muốn cho thấy khi bà đă có can đảm bỏ rơi tôi th́ tôi cũng có can đảm coi như đời tôi không dính dáng ǵ tới bà. Măi gần đây, khi mẹ ngỏ ư muốn qua thăm chúng tôi, Huy khuyên tôi nhận lời, dù ǵ bà cũng là người sinh thành ra ḿnh. Tôi nghe lời khuyên nhưng chỉ một ḿnh tiếp đón mẹ. Huy chết bất thần v́ cơn đột quỵ.
    Mẹ nh́n khắp bàn thờ rồi quay phắt sang tôi:
    - Sao không thấy con thờ ba con?
    - Thờ ba? Tại sao con phải thờ ba?


    Mặc dù đă tự nhủ, tôi vẫn không dằn được cơn bực tức bùng vỡ. Mẹ quay đi, lặng lẽ thắp nén nhang cắm vào lư hương, nh́n Phật Bà, nh́n Huy rồi thở dài lặng lẽ bước lên thang lầu. Tôi đă từng nghe nhiều tiếng thở dài tương tự của mẹ trong suốt thời gian mười ngày về dự đám táng ba tôi. Tôi đă cho bà thấy tôi không chỉ dửng dưng với người chết mà c̣n lạnh lùng với cả người c̣n sống. Liệu có ai cư xử khác tôi khi suốt quăng đời dài gần bốn mươi năm mà chỉ vài lần được nghe nhắc đến mẹ cha ḿnh bằng lối bông đùa.


    Năm tôi lên mười bốn, một bữa, lần đầu tôi nghe cậu nhắc tới ba mẹ.C ậu ra vẻ trịnh trọng: “Nè, Phượng! Con có biết là suưt nữa con đă có dịp trùng phùng ba mẹ con không?” Trong khi tôi ṭ ṃ lắng nghe, cậu tỉnh bơ tiếp: “ Nhưng v́ cậu thấy họ không xứng đáng làm bậc cha mẹ, cậu đă đuổi họ về mật khu rồi!” Tôi thường cười với mỗi cợt đùa của cậu nhưng lần đó tôi mím môi muốn khóc.


    Năm hai mươi mốt tuổi, khi tôi đưa Huy về nhà giới thiệu nhân buổi tiệc mừng cậu thăng cấp tướng, cậu nói nhỏ vào tai tôi: “ Chà chà! Như vầy là kẹt cậu rồi! Con mà chọn tên hải quân đó làm chồng th́ cậu khốn khổ với chị cậu. Tuy nhiên, nếu con… năn nỉ cậu, cậu cũng liều cho con làm… bà thiếu tá. Tôi vẫn cười thầm về chuyện này v́ bốn tháng sau, sự thể đảo ngược. Chính cậu lại là người phải “năn nỉ” tôi để cả gia đ́nh được lên tàu của Huy rời khỏi Việt Nam.


    Chúng tôi thành hôn ở Mỹ. Huy trở lại đại học, tôi đi làm ngày đêm. Rồi lần lượt hai đứa con ra đời. Huy ra trường đi làm. Tôi vào đại học. Vất vả mà hạnh phúc. Tôi quá bận rộn để nhớ về quê cha đất tổ, cho tới mười năm sau tôi mới lại nghe tin tức ba mẹ. Lại vẫn do cậu đưa tin. Cậu tôi cho biết đă liên lạc được với chị của ḿnh. Không lâu sau đó tôi liên tiếp nhận được thư ba mẹ tôi bày tỏ ḷng khao khát mong nhận được thơ tôi và h́nh ảnh gia đ́nh. Và tiếp đến là những lá thư mong mỏi tôi về Việt Nam. Tôi nhận thư, tôi đọc, ḷng ngơ ngẩn, bâng khuâng nhưng không có chút hứng thú trả lời. Thậm chí nhiều năm sau, cái tin ba tôi đau nặng cũng chỉ được đón nhận với ḷng dửng dưng.


    Huy bảo tôi nên về. Cậu mợ gọi điện bảo tôi phải về. Tôi thưa với cậu mợ rằng tôi không có cha mẹ nào khác ngoài cậu mợ nhưng cậu mợ tiếp tục thúc bách và giảng đạo lư. Tôi rủ cậu mợ cùng về. Cậu bảo cậu không muốn giỡn mặt với chính quyền cộng sản. Cuối cùng tôi khăn gói một ḿnh lên đường. Thời điểm này chúng tôi c̣n nghèo nên Huy đành ở lại với hai con.


    Nhưng đoạn đường quá xa để ba tôi không thể chờ. Ông vĩnh viễn ra đi vài giờ trước lúc tôi bước vào ngôi nhà xưa. Dù vậy tôi vẫn c̣n kịp nh́n mặt ba tôi. Nh́n chỉ một lần mà vẫn đủ để khuôn mặt già nua, khắc khổ, hoàn toàn xa lạ đó theo tôi về tận xứ Mỹ. Thỉnh thoảng nhân một liên tưởng về ḍng họ ai c̣n ai mất, khuôn mặt của ông lại hiện ra cùng với những tiếng thở dài của mẹ. Thế mà tuyệt nhiên, tôi không hề nghĩ đến việc thờ phượng ông…
    * * *
    Mẹ nằm trong buồng riêng suốt đêm ngày, măi đến tối hôm sau mẹ mới tươi tỉnh hẳn. Tôi rủ mẹ đi ăn đồ biển. Mẹ ăn tự nhiên, ngon lành. Nếm đủ tôm cua nghêu ṣ óc hến. Luôn cả hào tươi. Lâu lắm mới có dịp ăn ngoài, tôi cũng tận lực nuốt. Trên đường về nhà, mẹ hỏi:
    - Cậu bảo con có hai thằng con trai. Chúng nó đâu mà mẹ chưa gặp?
    - Tụi nó đều đă lập gia đ́nh. Mỗi đứa ở mỗi tiểu bang khác nhau, khá xa. Đứa lớn ỏ Georgia, có hai con, đứa nhỏ ở Texas, đang chờ con đầu ḷng. Con đă sắp xếp để mẹ đến chơi với chúng nó, mỗi đứa vài ngày, sau khi mẹ gặp cậu mợ.
    Mẹ nh́n tôi, ḍ hỏi:
    - Con ở đây một ḿnh sao?
    Tôi gật đầu:
    - V́ vậy mà con có ư muốn bán nhà này về sống với mấy đứa nhỏ, luân phiên mỗi đứa một thời gian. Tụi nó đang năn nỉ con về ở chung.
    Giọng mẹ ngập ngừng:
    - Phải thú nhận rằng mẹ vừa trông thấy căn nhà này là mê ngay. Nếu con bán th́ bán cho mẹ. Mẹ con ta sẽ ở đây, măi măi tới ngày mẹ chết…
    Tôi đăm đăm nh́n mẹ. Tôi đă biết từ lâu là mẹ rất giàu, chỉ ngạc nhiên về ư cuối. Nó đến quá bất ngờ như là một nhánh gai quẹt vào người. Tôi nghe xót đau, khó chịu. Tôi không chuẩn bị việc này, cũng không muốn nó xảy ra. Đầu óc tôi đông cứng. Chợt h́nh ảnh Huy hiện ra, miệng cười cười. Ba tháng nay, từ ngày anh mất, khi tôi gặp điều ǵ khó xử là anh lại hiện về. Nụ cười của anh luôn luôn giúp tôi t́m giải pháp. Tôi thấy bao nhiêu phiền phức nếu cho mẹ ở chung. Tôi đă quen với cuộc sống không có mẹ. Chỉ mới hai mươi bốn tiếng đồng hồ “có mẹ” mà tôi đă chịu đựng biết bao gượng ép.
    Mẹ nh́n tôi ḍ hỏi. Tôi nói:
    - Con mới mất anh Huy. Con cần một thời gian yên tĩnh.
    - Mẹ cũng cần có thời gian sắp xếp mọi việc ở Việt Nam. Năm tới mẹ trở qua sống hẳn với con. Con đồng ư chứ?
    Tôi không biết nói ǵ hơn. Tôi như nghe tiếng Huy văng vẳng: “Đừng làm mẹ buồn!” Tôi cố nh́n vào bóng đêm loang loáng t́m h́nh bóng Huy nhưng chỉ thấy ánh đèn đỏ vừa bật ở ngả tư…

    Sau năm ngày dạo chơi phố xá và ngắm cảnh Nữu Ước, chúng tôi dành hai đêm thử thời vận ở ṣng bạc Atlantic City. Thánh nhân đăi kẻ khù khờ, cả hai mẹ con thắng lớn. Chúng tôi về đến nhà, tẩy rửa xong lớp bụi đường th́ trời tối hẳn. Tôi thấy mệt mơi nhưng mẹ tỉnh bơ đề nghị để mẹ nấu ăn ở nhà. Tôi nói sẽ ăn ở nhà nhưng mẹ khỏi nấu. Mẹ không tỏ ǵ ngạc nhiên khi tôi gọi thức ăn bằng điện thoại. Bà ngồi thoải mái trong bộ ghế êm ái, xem truyền h́nh đưa tin thế vận hội. Tôi sắp đặt chén đũa, khăn ăn và nước ngọt rồi ngồi xuống cạnh mẹ. Chợt mẹ quay sang tôi, giọng ngập ngừng thiếu tự nhiên:
    - Mẹ phải nói với con chuyện này. Em trai con muốn nhờ mẹ hỏi con giúp nó một việc.
    Em trai tôi? Tôi từ từ h́nh dung đứa em trai của ḿnh. Tôi đă nhớ ra một h́nh dáng hiền ḥa thường quanh quẩn gần tôi. Cũng như cậu và mẹ, em tôi nhỏ thua tôi năm tuổi. Nhưng nó khác với tất cả chúng tôi là đă không chào đời ở miền Nam. Tôi nh́n mẹ chờ đợi. Giọng mẹ đều đều:
    - Đứa con gái út của nó học rất giỏi. Năm tới lên đại học. Nó muốn nhờ con giúp cháu qua học bên này. Nó không muốn cho cháu ở nội trú. Nó xin cho cháu ở với con. Cơ bản là con không phải tốn kém ǵ hết. Mẹ sẽ lo đi chợ, nấu ăn cho cả nhà...
    Cơn giận chợt ứ lên ngực làm tôi khó thở. Tôi hít vào một hơi thật sâu. Tôi biết là mở miệng lúc này tôi sẽ nói ra lời cay độc. Tôi nh́n ra ngoài trời đang đổ mưa với những ánh chớp liên hồi. Tôi nhớ tới những cơn mưa đầy sấm sét trong căn nhà thênh thang thuở lên mười. Thuở đó cậu tôi đổi đi đơn vị xa và mợ theo cậu. Người giúp việc th́ ngủ gần bếp, xa căn buồng riêng biệt của tôi. Tôi đă vô cùng sợ hăi và từng ước ao có được một đứa em. Bây giờ tôi đâu c̣n cần. Tôi nói chầm chậm:
    - Th́ ra mẹ qua đây không phải v́ con mà v́ tương lai cháu nội của mẹ!
    Bà nh́n tôi tỏ vẻ ngạc nhiên:
    - Con nói ǵ lạ vậy. Tất nhiên mẹ qua đây là v́ con, bởi v́ mẹ muốn bù lại thời gian ba mẹ bỏ bê con. Mẹ không hề v́ cháu nội. Nó chỉ ngơ lời sau khi biết ư định của mẹ.
    Mẹ đưa tôi lá thư cầm sẵn:
    - Đây là thư nó gửi cho vợ chồng con.
    Tôi hững hờ nhận. Mẹ tiếp:
    - Thật ra nó cũng đă hỏi các thủ tục xin ở nội trú. Không có con ở đây, con của nó vẫn qua đây học. Mẹ thấy điều quan trọng là có người ruột thịt cận kề, coi sóc, nhắc nhở.
    Tôi cười chua xót, không c̣n ngăn được lời mai mỉa:
    - Ruột thịt? Có là ruột dư với thịt thừa! Và mẹ đă từng cắt bỏ không thương tiếc!
    Mẹ nh́n tôi đăm đăm:
    - Con vẫn c̣n giận mẹ đến thế sao? Lần con về, mẹ đă hết lời giải thích..
    - Con vẫn nhớ các lời giải thích đó: Ba mẹ đâu có muốn xa con, chẳng qua chỉ v́ muốn góp phần giành độc lập, thống nhất đất nước. Th́ đất nước đă độc lập thống nhất, sao mẹ và cháu nội không ở Việt Nam mà hưởng.
    Mẹ buông tiếng thở dài. Tôi cũng chợt nhận ra ḿnh vừa buông lời xỉa xói hỗn hào. Tôi trầm giọng:
    - Con xin lỗi. Hễ nhớ đến những ngày con bị bỏ rơi là cứ muốn nổi xung thiên…
    - Mẹ phải làm ǵ để được con tha thứ, quên đi chuyện cũ. Con nghĩ lại đi. Ba mẹ đâu có gửi con cho ai xa lạ. Người đó chính là ba mẹ ruột của mẹ. Con lúc nào cũng nhận được trọn vẹn t́nh thương và chăm sóc…
    Tôi cố giữ giọng b́nh thường:
    - Ba mẹ ruột của mẹ chớ đâu phải ba mẹ ruột của con! Suốt tuổi thơ của con, con bị bạn bè cười nhạo là đứa trẻ mồ côi, là con không cha không mẹ!
    Nước mắt tôi tự dưng ứa ra, rơi dài xuống. Mẹ đứng lên, bước lại ôm choàng lấy tôi.
    Tôi khóc nức nở trên vai mẹ. Khi muộn phiền đă dịu xuống, tôi nh́n thẳng vào mắt mẹ:
    - Mẹ không thấy là mẹ không công bằng sao? Lúc con ở cái tuổi rất cần sự săn sóc của ba mẹ th́ ba mẹ bỏ đi biền biệt. C̣n bây giờ, khi mẹ muốn ở gần con th́ mẹ đă bước vào cái tuổi gần đất xa trời, cái tuổi mẹ cần con chớ con không cần mẹ. Thật ḷng mà nói, cho tới giờ phút này, con không một mảy may cảm thấy chút ǵ thương yêu mẹ, th́ nói chi thương yêu cháu.
    Mẹ ôm mặt, thân h́nh thả rơi lên ghế. Tôi nghe tiếng nấc của mẹ và nghe ḷng chùng xuống. Tôi nói nhanh như sợ không c̣n nói được:
    - Nhưng có điều chắc chắn là con cũng không thể chối bỏ mẹ không phải là mẹ của con. Chừng nào mẹ muốn ở với con, mẹ cứ ở. Chừng nào mẹ muốn đi, mẹ cứ đi. Điều em con muốn, cháu con muốn, con khó mà nói được lời từ chối!
    Mẹ vẫn ngồi yên, thút thít khóc. Đúng lúc tôi muốn ngồi xuống ôm lấy mẹ th́ tiếng chuông reo. Tôi thở hắt ra, bước về phía cửa nhận thức ăn mang tới…

    Ở San Francisco ba ngày, chúng tôi đi xe đ̣ xuống San Jose. Ba ngày sau nữa chúng tôi về tới quận Cam. Cậu và các con cháu đón chúng tôi ở bến xe, chỉ thiếu có mợ. Khi tôi thông báo mẹ sẽ sang thăm gia đ́nh cậu, cậu nói sẵn sàng gặp mẹ nhưng từ chối cho chúng tôi tạm trú. Nhà cậu mợ rất rộng, nhiều buồng ngủ. Vợ chồng con cái tôi mỗi khi qua Cali là ở nhà cậu mợ hà rầm. Cậu mợ hẳn phải đau ḷng khi lần này để tôi ở khách sạn chỉ v́… có mẹ!. Mợ không muốn chứa mẹ trong nhà. Hai đứa em trai của mợ đều bị tập trung, một bỏ xác trong rừng Yên Bái.


    Mỗi ngày trong suốt một tuần, cậu lái xe đến khách sạn đón chúng tôi đi viếng thăm hết nơi này đến nơi khác. Ngày đầu, cậu dành cho khu Little Saigon. Mẹ thú nhận là rất ngạc nhiên về mức phát triển quy mô và sự phồn vinh sang giàu của người Việt. Những ngày kế dành cho danh lam thắng cảnh. Có ngày chúng tôi bay khỏi thành phố đỏ đen Las Vegas về phía Bắc để chiêm ngưỡng Grand Canyon vô cùng ngoạn mục. Ngày khác lái xe tận về phía Nam gần kề Mể Tây Cơ để ngắm nghía những quang cảnh sinh động huy hoàng trong Monterey Bay Aquarium.


    Cậu thường dùng khoảng thời gian di chuyển để hỏi mẹ về gia đ́nh và ḍng họ ở quê nhà. Cậu cũng kể về cuộc đời của cậu trong suốt nửa thế kỷ không gặp chị. Tôi vô cùng thú vị được nghe hai chị em nhắc lại những kỷ niệm thời họ sống bên nhau. Thỉnh thoảng cậu và mẹ “đụng” nhau về đề tài chính trị thường là do cậu khởi xướng.
    ---
    Đêm chót trước khi rời Quận Cam trở lại Maryland chúng tôi được cậu mời một bữa tiệc cá 7 món, đặc sản Cali. Khi chúng tôi đến nhà hàng, tôi thật sự ngạc nhiên và vui mừng khi thấy có cả mợ hiện diện. Mợ đứng lên vui vẻ chào hỏi và mời mẹ ngồi bên cạnh. Mợ vốn hoạt bát, nên mẹ lúc nào cũng cười tươi. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Lúc chờ tính tiền cậu hỏi mẹ bao giờ về Việt Nam. Mẹ bảo c̣n lâu, khoảng sáu tháng nữa. Và năm tới có thể là qua ở luôn. Cậu gật gù nh́n mẹ rồi nh́n tôi. Tôi tưởng cậu tán thành quyết định của mẹ nhưng cậu chậm răi nói: “ Phải nói là rất ngạc nhiên khi nghe chị tính qua Mỹ ở luôn... Chị biết không ông Hồ Chí Minh có làm một câu thơ rất nổi tiếng:đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào! Ba mươi ba năm qua, Ngụy đă nhào Mỹ đă cút. Thế mà giờ đây có người đánh đuổi Mỹ lại muốn… cút theo Mỹ!”
    Tôi bật cười nhưng kịp hăm khi thấy mặt mẹ sa sầm…

    Về Maryland, theo dự trù chúng tôi nghỉ ngơi ba ngày trước khi bay xuống Georgia và Texas. Nhưng chỉ mới qua đêm, buổi sáng mẹ buồn rầu đổi ư. Mẹ muốn về ngay Việt Nam. Tôi ngỡ ngàng. Nhưng tôi chợt hiểu ra. Câu trêu chọc của cậu đă chạm tự ái mẹ. Xa nhau quá lâu, mẹ không quen tính t́nh em ḿnh. Cợt đùa, đốp chát vô tội vạ là thói quen của cậu. Hiểu cậu th́ không ai giận cậu. Không hiểu cậu, giận cậu th́ ráng chịu. Cậu nói đó rồi quên đó.


    Tuy nhiên tôi vẫn không muốn thay cậu ngơ lời xin lỗi mẹ. Tôi cũng không có ư định van xin mẹ khoan vội về Việt Nam. Tôi biết chắc nếu tôi năn nỉ, mẹ sẽ ở lại. Gần tháng qua tôi đă cảm thấy chút ǵ gần gũi mẹ nhưng xem ra vẫn c̣n một bức vách vô h́nh ngăn cản sự thoải mái, tự nhiên, thân mật. Thậm chí c̣n có cái ǵ khác nữa khiến tôi có lúc bứt rứt, bực ḿnh. Không có mẹ, tôi ngủ nghê, ăn uống thế nào lúc nào tùy thích. Có mẹ, tôi phải hầu hạ, e dè, trông trước ngó sau. Mẹ ở lại lần này, lần tới sẽ ở lại măi măi. Mà xem ra thời gian để xây đắp t́nh mẫu tử chẳng c̣n bao nhiêu. Luật đời vốn trói buộc tôi vào kiếp nạn mồ côi từ đầu đời. Có gặp lại cha th́ chỉ khi cha mất. Gặp lại mẹ th́ mẹ lại bỏ đi. Thôi th́ hăy coi mươi ngày bên mẹ đă là một hồng ân.


    Phải mất một tuần tôi mới đổi được vé máy bay. Trong tuần cuối đó, mẹ chỉ thích đi mua sắm. Mỗi ngày tôi đưa mẹ vào một trung tâm thương mại khác nhau. Ăn th́ mỗi bữa một nhà hàng khác xứ. Mẹ đă thưởng thức các món ăn Mỹ, Nhật, Thái, Đại Hàn, Mă Lai, Nam Dương. Đêm cuối cùng, tôi hỏi mẹ có muốn ăn phở lần chót ở Mỹ không, mẹ cười bảo muốn ăn canh chua cá kho tộ. Tôi thấy chút ấm ḷng..


    Hôm đưa mẹ ra phi trường, chúng tôi im lặng suốt đoạn đường. Gửi xong hành lư, tôi kéo chiếc va ly, tay kia nắm bàn tay mẹ bước chầm chậm về trạm kiểm soát an ninh cá nhân. Khi gần đến ḍng người ngoằn ngoèo chờ qua trạm, mẹ dừng lại. Tôi nh́n mẹ ḍ hỏi. Ánh mắt mẹ ngập tràn âu yếm mà giọng cất lên trầm buồn:
    - Chắc mẹ sẽ không qua đây thăm con nữa.
    Tôi nghe xao xuyến nhưng vẫn lặng thinh. Lời mẹ êm như tiếng thở dài:
    - Và khi mẹ chết, con cũng không cần phải về…
    Tôi đứng chết lặng. Tôi có cảm tưởng như tôi đă cư xử quá tệ hại với chính mẹ ḿnh. Ư nghĩ trở thành đứa con bất hiếu khiến tôi buột miệng:
    - Mẹ! Con sẽ về. Thế nào con cũng về. Cậu đă dạy con nghĩa tử là nghĩa tận.
    Bà ṿng tay ôm lấy tôi thật chặt, giọng êm đềm:
    - C̣n đây là lời mẹ dạy, lần đầu mà cũng là lời cuối. Con hăy luôn luôn ghi nhớ: “Chú như cha, cậu như mẹ”. Con gắng giữ sức khỏe. Thôi mẹ đi.
    Mẹ nắm chiếc cần va ly từ tay tôi. Tôi vụng về ôm lấy mẹ. Mẹ áp má vào má tôi. Tôi nghe chừng thân ḿnh bay bổng. Khi tôi mở ṿng tay, mẹ quay mặt bước đi. Tôi thấy ḿnh quá bất nhẫn, khẻ gọi:
    - Mẹ!
    Bà quay lui, chân vẫn bước, đôi mắt hiền từ. Tôi lúng túng vẩy tay, cố nở nụ cười:
    - Chào mẹ!

  10. #1100
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    T́nh và ly'

    Đêm qua dần , và trời chắc sắp sáng .

    Qua khe hở của tấm rèm che cửa sổ , mờ mờ nh́n thấy cảnh vật bên ngoài .

    Mỗi buổi sáng , nghĩa là bắt đầu một ngày mới , tôi thường cảm thấy phấn khởi , hy vọng ḿnh sắp được hưởng thêm một ngày mới an vui .

    Sắp sửa vào cái tuổi " thất thập cổ lai hy " , bạn bè đi tàu suốt đă khá nhiều , mỗi một ngày với tôi là một " bonus" mà Thượng Đế dành cho .

    Thế mà , hôm nay lại khác hẳn , tâm hồn tôi chao đao : tôi vừa xem xong mẩu chuyện " Chào Mẹ " của Vũ Thất , mà anh Z-28 gửi vào đây .

    Là một người " sinh Bắc , sống Nam , và chắc sẽ tử Mỹ " , tôi cảm nhận bài viết này rất rơ ràng .

    Tôi có một người bà con gần , cũng đă bỏ con cái để đi theo " kháng chiến ", khác với câu chuyện bên trên , là gia đ́nh này không tập kết , mà ở Hà Nội . Thêm nữa , bà Mẹ , một người đàn bà trí thức đă mang các con vào Nam , trước cả gia đ́nh cha mẹ tôi , v́ Bà không thích ư thức hệ Cộng Sản .

    Bà mẹ này đem con vào Nam , bỏ lại căn nhà đồ sộ , do cha mẹ để lại , ở khu Cột Cờ . Căn nhà đó , tôi đă bao lần đến chạy chơi trong khu vườn cây cảnh tuyệt đẹp . Tôi có thể mường tượng , buổi chia tay đầy ngậm ngùi của gia đ́nh này , khi người Mẹ can đảm và cương quyết đưa các con đi , ngay khi gặp lại người chồng sau 10 năm xa cách , trở về " tiếp thu " Hà Nội .

    Khi bác trai ấy đến thăm cha mẹ tôi , trước ngày gia đ́nh tôi bỏ Hà Nội (Phần đầu của thread này ), Bác nói bác tôn trọng quyết định của vợ bác ấy , và của cha mẹ tôi .

    Năm 1975 , các con đi Mỹ hết , nhưng người Mẹ đó ở lại , mong gặp lại chồng trong những ngày cuối của cuộc đời . Bà đă ra Hà Nội , ở đó một tuần . Không hiểu chuyện ǵ đă xẩy ra , và hai người đối xử với nhau như thế nào , nhưng trở vào saigon một tháng sau th́ người Mẹ mất , và không bao lâu sau đó , chồng bà ở Hà Nội cũng ĺa trần .

    Ở bên kia thế giới , nơi không c̣n chiến tranh ư thức hệ , họ sẽ sống hạnh phúc bên nhau .

    Tigon

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •