Page 126 of 304 FirstFirst ... 2676116122123124125126127128129130136176226 ... LastLast
Results 1,251 to 1,260 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #1251
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    ..mùa thu Hà nội qua thơ.....

    xin cảm ơn tác giả, thời kỳ tiền bán thế kỷ XX, gịng thơ lăng mạn được ưa chuộng nhiều.. từ những tài năng Thế lữ, Huy Cận..Nguyễn Bính.. và nhất là Tản đà và nhóm Nam Phong tạp chí đă cho chúng ta nhiều vần thơ thật lăng mạn.. một Song Khê với "rau đắng chùa Hương", một Tản Đà với giấc mộng lớn , giấc mộng con.. và một Tương Phố, chị gái của Song Khê với Giọt lệ thu...
    ... từ vào thu đến nay ..
    hơi thu lạnh..
    trăng thu bạch...
    khói thu xây thành ....(Tương Phố ??). ( nmq không nhớ rơ, không nhớ hết )..
    bên cạnh những gịng nhạc t́nh tự....;
    thu đi cho lá vàng bay...
    lá bay cho đám cưới về..
    người em nhỏ bé... ngồi trong thuyền hoa..
    t́nh duyên đành lỡ.... (D.Chuẩn/Từ Linh)..
    c̣n ǵ nữa của một Hà nội, hay giờ đây Hà nội như một cô đào già....., son phấn loè loẹt... đang thoi thóp trong gịng đời ô trọc...!! ./. nmq

  2. #1252
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Những nét son

    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    xin cảm ơn tác giả, thời kỳ tiền bán thế kỷ XX, gịng thơ lăng mạn được ưa chuộng nhiều.. từ những tài năng Thế lữ, Huy Cận..Nguyễn Bính.. và nhất là Tản đà và nhóm Nam Phong tạp chí đă cho chúng ta nhiều vần thơ thật lăng mạn.. một Song Khê với "rau đắng chùa Hương", một Tản Đà với giấc mộng lớn , giấc mộng con.. và một Tương Phố, chị gái của Song Khê với Giọt lệ thu...
    ... từ vào thu đến nay ..
    hơi thu lạnh..
    trăng thu bạch...
    khói thu xây thành ....(Tương Phố ??). ( nmq không nhớ rơ, không nhớ hết )..
    bên cạnh những gịng nhạc t́nh tự....;
    thu đi cho lá vàng bay...
    lá bay cho đám cưới về..
    người em nhỏ bé... ngồi trong thuyền hoa..
    t́nh duyên đành lỡ.... (D.Chuẩn/Từ Linh)..
    c̣n ǵ nữa của một Hà nội, hay giờ đây Hà nội như một cô đào già....., son phấn loè loẹt... đang thoi thóp trong gịng đời ô trọc...!! ./. nmq
    TRân trọng cám ơn bác NMQ,
    Những lời khen cuả bác giống như những nét son tô điểm cho những góp ý thêm nhuận sắc, đậm đà thi vi.
    Vậy VN xin chép nguyên lời cuả bản nhạc Lá Đổ Muôn Chiều để quí vị cùng ôn lại một thủa xa xưa.

    [CENTER]Lá Đổ Muôn Chiều

    Thu đi cho lá vàng bay,
    lá rơi cho đám cưới về
    Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa t́nh duyên đành dứt
    Có những đêm về sáng đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
    đă vội chi men rượu nhấp đôi môi mà phung phí đời em không tiếc nhớ

    Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
    phải chăng là nước mắt người đi
    Em ơi đừng dối ḷng
    dù sao chăng nữa không nhớ đến t́nh đôi ta

    Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người
    Cầm bằng như không biết mà thôi
    Lá thu c̣n lại đôi ba cánh
    đành ḷng cho nước cuốn hoa trôi

    Thôi thế từ nay như lá vàng bay t́nh lỡ rồi
    Thuyền rơi xa bến vắng người ơi
    Hướng dương tàn tạ trong đêm tối
    C̣n nhớ phương nào hoa đă rơi.

    Thu đi cho lá vàng bay,
    lá rơi cho đám cưới về
    T́nh anh một con thuyền bé ch́m sâu đại dương một đêm nổi sóng
    Có những đêm về sáng đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
    Tiếc mà chi dang dở phút phân ly
    Thuyền phiêu lăng từ nay không bến đổ


    Lá đổ muôn chiều ôi lá úa phải chăng là những cánh đời em
    đêm đêm ĺa xuống trần t́nh vương hoen úa ôi những cánh đời mong manh.
    Than tiếc mà chi chiếc lá vàng bay về cuối trời
    làm ḷng anh nhớ măi người ơi.
    Nhớ nhau từ làn môi đôi mắt.
    đành t́m trong nét bút xa xôi.

    Nhưng mỗi mùa thu chiếc lá vàng bay về cuối trời.
    Thuyền t́nh không bến đỗ người ơi.
    Nhớ nhau đành t́m trong tiếng hát.
    đời vắng em rồi vui với ai
    .[/
    CENTER]

    Đoàn Chuẩn – Từ Linh
    Last edited by Vân Nương; 03-11-2012 at 12:04 PM.

  3. #1253
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    ĐỢI CHỜ - truyện ngắn của Khái Hưng

    Linh cho ngựa phi nước kiệu lớn, qua dặng đồi cỏ tranh, hấp tấp, vội vàng như người đi đâu có việc ǵ cần kíp.

    Tới chỗ sông Thương lượn khúc chảy ven đường Bố Hạ, quanh một quả đồi rộng trồng cam, Linh ḱm cương, nhẹ nhàng nhẩy xuống đất, buộc ngựa vào một cây trẩu trụi gần hết lá. Đă một tuần nay, từ khi cam bắt đầu rám đỏ, sáng sáng, dùng xong bữa điểm tâm sơ sài, Linh lên ngựa đi thăm lấy lệ mấy nơi vừa phá hoang trồng chè, rồi phi thẳng tới đây ngồi đợi.

    Chàng đợi người năm ấy. Sự mong mỏi làm rạo rực ḷng chàng và như man mác cả linh hồn vạn vật.

    V́ có lúc ngắm cảnh quanh ḿnh, chàng thấy những khóm cây yên lặng nghiêng ḿnh trên bờ cao, soi bóng xuống mặt nước xanh rêu không động, những bụi lá sắc và nhọn với hàng bông trắng đứng im tăm tắp và loáng thoáng lẩn trong không. Cả những làn mây nhạt đương lững thững trôi trên ngọn đồi xa cũng ngập ngừng dừng lại. H́nh như cùng chàng mong ngóng người xưa, cỏ cây, mây, nước cũng trầm ngâm mong ngóng xuân về.

    Tiếng chim sơn ca hót trong cỏ rậm. Linh giật ḿnh quay nh́n theo con đường đỏ, và cảm thấy tất cả nỗi thất vọng của một tấm ḷng vơ vẩn đợi chờ...

    Nhưng qua giậu nứa đan mắt cáo, màu vỏ cam mới rám hồng vẫn nhắc nhỏm gợi nhớ nhung.

    * *

    Cách đây hai năm, và cũng trong tháng chạp. Một hôm cưỡi ngựa đến bên sông thăm vườn cam sắp trẩy, Linh gặp một chiếc ô tô đỗ cạnh đồi. Tưởng đó là xe khách đến chơi và tài xế không biết lối vào trong ấp, Linh cho ngựa lại gần, nghiêng ḿnh nḥm qua cửa xe. Trong xe, một bà ngót năm mươi tuổi và một thiếu nữ đầy đặn nở nang, nước da hồng hào rám nắng, mà thoạt trông chàng ví ngay với màu da cam bắt đầu rám chín dưới luồng gió heo may.

    Chàng ngồi thẳng người lên, lễ phép nói:
    - Xin cụ tha lỗi cho, tôi tưởng bạn đến chơi.
    Nhưng thiếu nữ rất lịch thiệp đă tḥ đầu ra ngoài mỉm cười đáp lại:
    - Thưa ông, me tôi không dám. Vả lầm th́ ai chả có khi lầm.
    Câu trả lời, Linh cho là vô vị. Song nụ cười t́nh tứ điểm theo, chàng ngắm thấy ngọt như mật ong, thơm như hoa cam sành mới nở, và có mănh lực làm cho chàng lúng túng mất vài giây. Sự lúng túng ấy chàng che đậy bằng một câu hỏi, giọng run run:

    - Thưa cô, xe liệt máy?
    Nụ cười càng t́nh tứ hơn, tuy đôi lông mày bán nguyệt tô thêm chỉ hơi díu lại một cách rất nũng nịu, dễ yêu.
    - Thưa ông, xe không chết máy, nhưng hết dầu xăng.
    - Vậy ư hẳn bác tài đi mua dầu xăng?

    - Không, anh ấy đến hàng nước kia hỏi xem có thể mua lại ở đâu được vài lít xăng để đủ chạy từ đây đi Kép. Vậy thưa ông, ông có biết th́ xin ông làm ơn bảo giùm cho.

    Linh mỉm cười:
    - ồ! Tưởng hỏng máy, chứ nếu chỉ hết dầu xăng, th́ tôi xin biếu cụ và cô.
    Bà cụ sung sướng vội hỏi.
    - Thưa ông, nhà ông ở gần đây?
    - Thưa cụ, cũng không xa. Đây là đồn điền của tôi.
    Thiếu nữ vẻ mặt ngạc nhiên.
    - Đồn điền của ông? Chắc là rộng lắm!
    - Thưa cô, cũng không rộng lắm, độ hai ngh́n mẫu thôi.

    Thiếu nữ mở cửa xe bước xuống, gọi:
    - Anh tài!
    Tức th́ một người vận âu phục màu vàng từ trong hàng nước cạnh bến phà đi lại. Linh xuống ngựa, nói:

    - Bác cưỡi ngựa theo con đường này vào ấp bảo người nhà tôi đưa cho một bi đông ét xăng, rồi cầm ngay ra đây...

    - Thưa ông, cháu không cưỡi ngựa bao giờ.
    - Chà, khó ǵ!
    Linh ngẫm nghĩ một giây rồi chép miệng nói tiếp:
    - Thôi được, để tôi đi lấy cho.
    Thiếu nữ vội gạt:
    - Chết thế th́ phiền ông quá!
    Nhưng Linh đă nhẩy lên lưng ngựa, dựt cương ra về, và nháy mắt, chàng đă biến vào trong cỏ tranh cao, rậm.

    * *

    Lúc trở lại, Linh chỉ thấy người tài xế nằm ngủ trên nệm xe. Chàng dừng lại ngồi thở, trời rét, cái áo lót của chàng ướt đẫm mồ hôi, v́ chàng đă cho ngựa phi mau quá.

    Bỗng có tiếng cười nói trong vườn cam. Linh vội vàng cởi bỏ vào trong xe cái bi đông dầu xăng buộc sau yên, rồi cho ngựa thong thả lên đồi. Tiếng thiếu nữ nói qua hàng giậu:

    - Chúng tôi đương đợi ông ra để xin ông một quả cam.
    Linh hấp tấp rẽ cương qua cửa vườn.
    - Thưa cụ, cam ở đây c̣n chua lắm, chưa ăn được. ở trong ấp có một ít đă thực chín rồi và ngọt lắm, xin mời cụ và cô quá bộ vào chơi.

    Bà cụ từ tạ:
    - Xin cảm ơn ông, chúng tôi xin về... Ông đă cho chúng tôi vay dầu xăng?

    Linh buồn rầu đưa mắt nh́n thiếu nữ:
    - Thưa cụ, có dầu xăng rồi.
    - ồ! thế th́ may quá. Cảm ơn ông quá. Không có ông giúp th́ mẹ con tôi chẳng biết làm thế nào mà về được đến nhà.

    - Thưa cụ, ấp cách đây có hơn hai cây số, xin mời cụ quá bộ vào chơi. Thưa cụ, tôi ở nơi hẻo lánh này chẳng mấy khi được hân hạnh đón tiếp khách quư.
    Thiếu nữ nể lời ân cần mời mọc của chủ ấp, áy náy nh́n mẹ:
    - Thưa me, hay là me vào chơi một lát cho ông chủ bằng ḷng. Vào ăn quả cam Bố Hạ rồi lại đi ngay.
    Quay về phía Linh, nàng mỉm cười, láu lỉnh nói tiếp:
    - Rồi ông để chúng tôi đi ngay nhé?
    Linh, trên mặt lộ đầy vẻ biết ơn:
    - Xin vâng.
    - Vậy vào nhé, me nhé?
    Bà mẹ mắng yêu con
    - ừ th́ vào. Gớm chết! Cô Phụng đi đâu cô cũng la cà hết ngày hết buổi.

    Linh sung sướng chạy vội ra cửa vườn gọi tài xế.

    * *

    Một giờ sau, Linh đưa Phụng đi xem khắp vườn cam, quưt, trong khi bà mẹ ngồi nghỉ bên ḷ sưởi, v́ đứng ở ngoài lâu chân tay bà rét buốt.

    Nhờ có một nền giáo dục lịch thiệp nhận được ở trường học và ở một gia đ́nh theo lối mới Phụng đối với ông chủ ấp không chút ngượng ngùng, e lệ. Nàng cười nói dễ dàng, hỏi nhiều câu mà Linh phải lấy làm kinh ngạc, tưởng các cô thiếu nữ không bao giờ dám nghĩ tới.

    Đến một gốc quít cỗi, nàng ngắt một quả rồi vờ quay đi ăn vụng. Nhưng nàng quay lại ngay, phá lên cười và kêu:
    - Bắt lấy con ăn cắp quưt cho tôi!
    Linh cũng cười, nói một câu mà vừa buột miệng thốt ra, chàng cho là rất sáo:
    - Nó được hân hạnh cô chiếu cố là may cho nó.
    - Vậy tôi lại muốn chiếu cố đến nó nữa.
    Vừa nói Phụng vừa với một quả ở cành cao nhưng không tới.
    - Cô để tôi lấy giùm.
    Linh phải nhảy lên mới với được cả cành quít chĩu chịt gần chục quả.
    - ồ phí quá, ông nhỉ?
    Linh toan ngắt ra từng quả nhưng Phụng vội gạt.
    - ấy, ông cho xin cả để tôi mang về giữ làm kỷ niệm.
    Hai tiếng kỷ niệm ở miệng mỹ nhân nói ra, Linh nhận thấy âu yếm, thấm thía tâm hồn. Chàng toan đáp lại một câu t́nh tứ, nhưng không t́m ra được, đành chỉ lặng lẽ mỉm cười nh́n thiếu nữ. Giữa phút thần tiên ấy, có tiếng gọi:

    - Phụng, xin phép ông về thôi!
    Lần đầu tiên trong đời, Linh cảm thấy tất cả cái ư nghĩa buồn rầu, sầu thảm của chữ "về".
    - Phụng, đi về!
    - Vâng, con đây.
    Nàng bỏ cả nửa quả quít vào mồm nhai ngốn ngấu. C̣n một nửa có lẽ v́ đăng trí, nàng đưa cho Linh:
    - Trời ơi! Quít ngọt quá! Ông nếm thử mà xem.
    Rồi nàng chạy vội lại chỗ mẹ.
    Linh thở dài, lững thững theo sau...

    * *

    Lúc xe mở máy. Linh mới chợt nhớ ra rằng chưa hỏi địa chỉ của Phụng.

    Trong một giờ được một ḿnh ở bên người đẹp, Linh chỉ mê man nghĩ đến hiện tại mà chàng biết rằng ngắn ngủi. Và chàng chỉ cảm thấy từng phút từng giây đương lạnh lùng rơi vào quăng không.

    Kẻ ở người đi rồi hiện tại sẽ thành dĩ văng sẽ thành một kỷ niệm như cành quít mà Phụng đă đem về nhà để giữ làm kỷ niệm.

    Nhưng cái kỷ niệm giây phút ấy đối với Linh đă thành vĩnh viễn thiêng liêng.

    Năm, năm, cứ đến tháng chạp khi cam ngoài vườn bắt đầu rám đỏ dưới luồng gió heo may, Linh lại cảm thấy thân thể và tâm hồn rung chuyển. Rồi trong vườn hiện ra h́nh ảnh một thiếu nữ tươi tốt, hồng hào thướt tha bên gốc cam, gốc quít.

    Linh chờ đợi, mong ngóng.

    Chàng chờ đợi, mong ngóng cho tới hết mùa cam. V́ Phụng có hứa với chàng rằng mỗi năm cứ đến mùa cam nàng sẽ lại cùng mẹ một lần lên thăm ấp của Linh. Lời hứa ấy có lẽ Phụng đă thốt ra theo cách xă giao trong câu truyện thù ứng. Nhưng Linh tin là lời hứa thành thực. Chàng cũng không hiểu sao chàng lại tin như thế nhưng chàng cũng không thể không tin được.

    Đă hai năm chàng chờ đợi...

    Và trên bờ sông cao khóm cây vẫn yên lặng nghiêng ḿnh soi bóng xuống mặt nước xanh rêu không động, những bụi lau lá sắc và nhọn vẫn đứng thẳng hàng, bông trắng loáng thoáng lẫn trong không. Và trên ngọn đồi xa, làn mây bạc vẫn ngập ngừng dừng lại. Cùng chàng mong ngóng người năm ấy, vạn vật trầm ngâm mong ngóng xuân về.

    (Rút từ tập truyện ngắn Đợi chờ.
    Nxb Đời nay, Hà Nội, 1940.)
    ____________________ ____________________

  4. #1254
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Dư Âm

    1. Chỉ c̣n là dư âm
    Trần Việt Tŕnh
    Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn d́u muôn tiếng tơ
    Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ
    Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn gió
    Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời


    Trên đây là 4 câu mở đầu của một bài hát mà chỉ cần chớm hát lên ai cũng biết đó là bài Dư Âm. Bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư sáng tác vào năm 1950.

    Nhắc đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư, ai cũng nhớ ngay đến ca khúc Dư Âm nổi tiếng đă in đậm trong ḷng nhiều thế hệ yêu nhạc Việt Nam.

    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư sanh ngày 5 tháng 3 năm 1925. Là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, ông có nhiều sáng tác từ ḍng nhạc tiền chiến đến dân ca, đến những ca khúc nhạc đỏ.

    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư sinh tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở xă Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ông đến với âm nhạc không ngẫu nhiên mà nhờ chút năng khiếu bẩm sinh cùng với sự d́u dắt của nhiều người. Người đầu tiên mà ông chịu nhiều ảnh hưởng là cha của ông. Cha ông là một nghệ sĩ khá nổi tiếng thời bấy giờ, cầm đầu một phường bát âm ở miền quê Vĩnh Phú, thông thạo nhiều thứ như bát âm, chèo, chầu văn và hát ả đào. Người thứ hai là một ông đội kèn khố xanh dạy nhạc lư cho ông. Người thứ ba là một bà giáo người Pháp tên Nigon dạy cho ông những bài hát của Tino Rossi đang thịnh hành thời đó. Người thứ tư là một ông cha cố người Tây Ban Nha tên Bresson, cho ông vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca, ở đó ông được dạy ḥa âm và hát bè. Người thứ năm là một thầy dạy nhạc người Hoa tên Mạnh Hinh dạy cho ông chơi đàn guitar. Năm người này là những vị thày đă tạo dựng cho ông vốn âm nhạc lúc ban đầu.

    Kể từ năm 1944, ông đi hát trong pḥng trà ở Vinh để kiếm sống. Năm 1945, cùng với những người bạn thanh niên đầy nhiệt huyết cùng thời, ông tham gia phong trào Việt Minh. Ông sáng lập và xây dựng đoàn kịch thơ, kịch nói của Thanh niên Cứu quốc Nghệ An. Ông bắt đầu sáng tác vào năm 1947 khi là Trưởng pḥng Thông tin tuyên truyền huyện Thanh Chương.

    Năm 1948, Nguyễn Văn Tư sinh hoạt ở đoàn văn hóa tiền tuyến thuộc cục Quân huấn. Năm 1950, ông nhận nhiệm vụ đi xây dựng Đoàn Văn công của Sư đoàn 304 và được cử làm trưởng đoàn.

    Năm 1949, lúc ông ở vào tuổi 26, trong một chuyến đi công tác về Quỳnh Lưu, qua sự giới thiệu của một người bạn, ông ghé thăm một gia đ́nh có hai người con gái. Cô chị lúc ấy 22 tuổi, c̣n cô em 16 tuổi. Ông quen với cô chị. Trong một lần ngồi nói chuyện với cô chị, bất ngờ ông bắt gặp đôi mắt lay láy của cô em đứng t́ tay lên vai chị nh́n ông không chớp mắt. Đôi mắt ấy đă làm cho ông rung động. Cảm nhận được ông thích em ḿnh mà không thích ḿnh, cô chị đă cấm không cho ông lui tới nhà nữa. Một đêm trăng sáng, lần ghé lại thăm nhà của họ lần cuối cùng, đang ngồi nói chuyện với cô chị ở ngoài sân th́ cô em với mái tóc xơa ngang vai, vừa ngồi hong tóc, vừa ôm đàn guitar, hát khe khẽ ở phía xa. Cô bé hát những ǵ ông không nghe thấy, nhưng h́nh ảnh của cô gái đó đă theo ông về đơn vị. Ông không c̣n gặp lại họ nữa, sau lần cuối cùng vào cái đêm trăng sáng ấy.

    Cảm xúc trào dâng. Một câu nhạc chợt vang lên trong đầu người nhạc sĩ. Ngay đêm đó, người nhạc sĩ ôm cây guitar, th́ thầm hát lên những lời đầu tiên về t́nh yêu trong mộng ước. “Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn d́u muôn tiếng tơ…” phát xuất từ h́nh ảnh ấy. Ông có cảm giác như có ai đó đang đọc cho ông chép ra những ḍng nhạc dạt dào tuôn chảy. Bản nhạc Dư Âm ra đời trong hoàn cảnh đó. Đó là những cảm xúc thật từ một câu chuyện có thật.

    Anh yêu tiếng hát êm như lời nguyền đẹp bao ước mơ
    Anh như lầu vắng em như ánh trăng reo muôn ư thơ
    Muốn nói cùng em đôi lời tŕu mến....
    Tim anh băng giá đang nhại ngùng câu năm tháng mong chờ

    Hẹn em từ muôn kiếp trước
    Nhớ em mấy thuở bạc đầu
    Anh đă âu sầu v́ đường tơ vương vấn
    Em để cung đàn đưa anh về đâu?

    Dư âm tiếng hát reo lên trong ḷng anh bao nhớ nhung
    Đê mê ḷng nhớ đêm qua giấc mơ môi em hé rung
    Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió
    Đưa anh tới cơi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên nàng.


    Tuy t́nh không tới, nhưng người nghệ sĩ lại để lại cho đời một tác phẩm để đời, và rồi ca khúc Dư Âm đă làm nổi danh cái tên Nguyễn Văn Tư từ đó.

    Cái “vô duyên đối diện bất tương phùng” ấy lại là một tai họa cho người nhạc sĩ trẻ này. Ba năm sau trong một cuộc chỉnh huấn, Dư Âm được xem là một “dị phẩm”, bị đưa ra kiểm điểm.

    Nắm giữ cương vị văn hóa tuyên truyền quan trọng như vậy mà ông lại sáng tác bài hát Dư Âm nổi tiếng quá, nhiều người biết quá, và ủy mị quá. Thế là ông bị phê b́nh, bị kiểm điểm và bị kỷ luật. Không chỉ bị kỷ luật, kiểm thảo mà ông c̣n phải đi khắp nơi để chỉ trích chính bài hát mà ông đă sáng tác. Ông thổ lộ “Tôi có đi, nhưng nói không được, v́ nói tới đâu người ta lại cười đến đó”.

    Sự kiện bị kiểm thảo này làm cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư choáng váng, bởi nó xảy ra không bao lâu sau lễ thành hôn của ông với ca sĩ Bạch Lê, em gái nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Niềm vui tân hôn chưa kịp thỏa th́ một không khí u ám bao trùm với những câu hỏi dồn ép người nhạc sĩ, rằng v́ sao bài hát Dư Âm lại được phổ biến ở “vùng bị địch tạm chiếm”, rằng nhạc sĩ đă nhận được ǵ của kẻ địch trả công cho?

    Dư Âm tuy bị cấm ở miền Bắc trong những năm chiến tranh, trong vùng kháng chiến, nhưng lại rất nổi tiếng và được phổ biến nhiều ở miền Nam trước năm 1975. Trong những năm tháng ấy, nó được sử dụng sâu rộng trong đời sống và nhất là tầng lớp “tiểu tư sản” và học sinh sinh viên miền Nam. Bài hát này cũng đă được lồng trong phim “Kiếp hoa” chiếu ở vùng tự do. Về sau, ca khúc được lưu hành rộng răi, trở thành một trong những bản t́nh ca được nhiều người yêu thích. Sau này, năm 1988, ông có viết thêm bài “Dư âm 2” mang tên “Một ánh sao trời” nhưng không được đón nhận nồng nhiệt như bài trước, không để lại chút dư âm nào.

    Sau nhiều lần làm kiểm thảo, mọi chuyện vẫn cứ giằng co, rồi bị đào bới măi làm cho người nhạc sĩ mệt mỏi, tuyệt vọng. Ông đành phó mặc cho số phận dun rủi, và xác quyết sẵn sàng chịu bị trừng phạt nếu có chứng cứ xác đáng. Một thời gian sau, có lẻ do không t́m ra bằng cớ ǵ rơ ràng để xử kỷ luật, cấp lănh đạo thông qua bản kiểm điểm thành khẩn của ông. Nhưng rắc rối đến đó vẫn chưa kết thúc.

    Năm 1955-1956, phong trào văn nghệ sĩ miền Bắc bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Dư Âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư không c̣n là dư âm nữa mà lại một lần nữa gặp rắc rối. Đứa con tinh thần mang tên Dư Âm của ông lại bị đưa lên bàn mổ khi có người đưa tin cha của nó là một thành viên của Nhân Văn Giai Phẩm.

    Số là tên ông xuất hiện trong ban biên tập của tạp chí Nhân Văn. Ông căi chày căi cối là do nhà thơ Đặng Đ́nh Hưng v́ quen biết và yêu mến nhau từ trước tự đưa tên ông vào mà không cho ông biết. T́nh ngay ư gian hay t́nh gian ư gian không ai biết. Chỉ biết một điều là tên ông nằm ch́nh ́nh ra đó, trên giấy trắng mực đen, làm sao giải thích? Người cộng sản đa nghi, không có c̣n buộc thành có, huống hồ là có! Ông căi không lại. Rồi ông bị đưa ra kiểm điểm ở đ́nh Ngọc Hà trước hàng trăm người. Lẽ dĩ nhiên, đó là sức ép buộc ông phải tự nguyện rút chân ra khỏi ban chấp hành Hội Nhạc sĩ ngay từ khóa đầu tiên.

    Một điều đáng chú ư là lúc đó, năm 1957, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư đang là một trong 5 người (Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước và Văn Cao) được cử ra thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Lẽ tất nhiên là họ không hề quan tâm đến những thành tựu mà người nhạc sĩ đạt được, sau 4 năm phấn đấu, và sau lần chỉnh đốn tư tưởng trước đó.

    Sau đó, dầu cho những người có trách nhiệm về chuyện oan trái này lên tiếng biện bạch cho ông, ông vẫn bị cho là có lập trường tư tưởng sai lầm.

    Nguyễn Văn Tư không can trường như Hữu Loan “Tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được!”. Ông cũng không được khẳng khái như Phùng Quán “Yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét”. Ông chấp nhận chỉnh đốn bằng chuyến “đi thực tế”, thực chất là đi đày, lên Điện Biên Phủ 6 tháng liền, năm 1958. Bài “Tiếng hát bản Mèo” ra đời vào năm đó, nó đă mở đầu cho một cung cách sáng tác về đề tài xây dựng xă hội mới của ông.

    Tuy vậy, sau đó ông vẫn gần như bị vô hiệu hóa, phải ngồi một chỗ làm những chuyện không đâu vào đâu như dịch sách âm nhạc. Măi tới bốn năm sau ông mới được thoát khỏi bốn bức tường. Đế đánh đổi sự kềm kẹp ấy ông phải chịu đi đày ở Hưng Yên thêm một thời gian nữa dưới mỹ từ “đi thực tế”, theo chủ trương của cấp trên.

    Theo lời khuyên của Lưu Hữu Phước, để khỏi bị chiếu cố, Nguyễn Văn Tư tránh né nhạc vàng, nhạc “ủy mị” để đổi hẳn sang lănh vực nhạc dân ca, nhạc đỏ.

    Trong 5 năm, từ 1962 đến 1967, ông đă lăn lộn với thực tế trên đồng ruộng để rồi cho ra đời những ca khúc đỏ như: “Chim hót trên cánh đồng đay”(1963), “Tiễn anh lên đường” (1964), “Múa hát mừng chiến công” (1966), “Bài ca năm tấn” (1967), …

    Có thể nói, ông đă bỏ lại sau lưng dư âm một thời vang bóng và tạo nên một loạt những dấu ấn khác. Nguyễn Văn Tư đă lột xác, ông đă vẽ lên một chân dung âm nhạc mới, một gắn bó với cuộc sống đồng quê, một sức mạnh âm nhạc lạc quan cho quê hương đất nước.

    Sau này trở về Hà Nội, ông vẫn sáng tác những ca khúc thấm đẫm chất dân ca với những giai điệu ngọt ngào như “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” (1973) hay “Một khúc tâm t́nh của người Hà Tĩnh” (1974). Thời điểm này, cái tên Nguyễn Văn Tư nổi lên như một ngôi sao tiên phong trong việc sáng tác âm nhạc dân gian, với những đề tài mới.

    Sự nghiệp của ông sau đó được tôn vinh bởi Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật năm 2000 với những ca khúc “Mẹ yêu con”, “Vượt trùng dương”, “Bài ca năm tấn”, “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa”, “Một khúc tâm t́nh của người Hà Tĩnh” và “Dáng đứng Bến Tre”. Trong cuộc đời hoạt động âm nhạc của ông sau đó, ông c̣n giành được một số giải thưởng khác.

    Cuối cùng rồi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư cũng xuôi Nam. Vào Sài G̣n năm 1976 và định cư ở đó từ đó đến nay.

    Phong cách sáng tác của ông vẫn vậy. Những ca khúc của ông hậu 75 chuyên viết về quê hương, toàn là thể loại dân ca, nhạc đỏ và có tính tuyên truyền gồm những ca khúc như: “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” (1976), “Dáng đứng Bến Tre” (1980), “Về Thuận Hải” (1984), “Hát về thành phố biển dầu” (1984), …

    Sài G̣n mê hoặc bước chân người nhạc sĩ. Nhưng khi nắng chiều của đời người đă chênh vênh, ông như bị bật ra khỏi chốn phồn hoa đô hội ồn ào náo nhiệt ấy. Cha mất, mẹ mất, vợ mất rồi con mất. Nỗi đau chồng chất khiến ông gần muốn ngă quỵ. Hai lần bị tai biến đă khiến ông bị liệt nửa người, gần như chỉ nằm một chỗ. Ngày ông phải uống hai liều thuốc hạ huyết áp và đủ loại thuốc men cho tuổi già.

    Căn nhà của người nhạc sĩ về chiều nằm trên đường Trần Khắc Chân, quận 1, trong một con hẻm ồn ào. Căn nhà giờ lẻ bóng, lạnh lẽo. Ngoài kia song cửa là thế giới ồn ào, đông đúc, trong này là bốn bức tường cô độc, u hoài. Cho nên ông thèm lắm, ông thèm tiếng người. Trong lúc nhà ai lúc nào cũng cửa đóng then cài để tránh những âm thanh chát chúa xô bồ th́ các cánh cửa nhà ông đều mở toang như để đón nó. Trong nhà, cái tivi lúc nào cũng mở. Dù rằng âm thanh ấy không dành cho riêng ông, ông vẫn dựa vào nó như một niềm an ủi, để bớt lẻ loi. Ông tâm t́nh: “Hết nằm lại ngồi. Hết xem tivi lại đọc báo để giết thời gian. Nhưng rồi ngày nào cũng thế nên chán lắm, buồn lắm”.

    Đă lâu rồi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư không c̣n sáng tác nữa. Nốt nhạc thỉnh thoảng vẫn bật ra trong đầu nhưng bệnh tật tuổi già khiến ông chỉ c̣n luyến tiếc. Bên góc giường, cây đàn organ cũ kỹ vẫn nằm im ỉm. Trên vách tường, cây đàn t́ bà pha màu thời gian vẫn nằm im ỉm. Cũng trên vách tường, bản nhạc Dư Âm được đóng khung treo trang trọng.


    Ngày nay, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tư, người nhạc sĩ với tuyệt phẩm Dư Âm làm mê đắm nhân gian, đă ở vào tuổi 87. Một đời làm nên tác phẩm đi vào ḷng người, lúc cuối chiều, ông muốn neo ḿnh giữa cuộc đời này. Thế nên, cứ chiều chiều, bên cạnh cái tivi không ngừng tiếng, người ta thấy có một nhạc sĩ già ngồi lặng lẽ trên bộ ghế cũ kỹ, đôi mắt vẫn ngóng qua song cửa như chờ đợi, nhớ nhung một điều ǵ. Có cái ǵ đó bẽ bàng, đắng ngắt đằng sau sự cô đơn, lẻ loi, buồn chán....

    Trong thời gian thập niên 1990 ông vẫn sáng tác, khoảng hơn 20 bài, nhưng không có ca khúc nào nổi tiếng.

    Đôi lúc chợt nghĩ lại những gian truân, trải qua trong những chuyến đi thực tế, ông tự rèn luyện ông trên con đường nghệ thuật, ông thay đổi phong cách sáng tác để ḥa nhập, không ai biết được ông nghĩ ǵ về số phận đă đẩy ông dấn thân vào con đường sáng tác đó. Đó là sự dâng hiến cho sự nghiệp âm nhạc cách mạng của ông.

    Như vậy ông đă sống gần nửa đời ông ở đất Sài G̣n. Sống giữa thành phố ồn ào náo nhiệt nhưng người nhạc sĩ thố lộ ông cảm thấy ḿnh chưa hề ḥa nhập với nó. “Với một người luôn giữ những cái cũ như tôi, ở thành phố này có nhiều khoảng trống lắm”, giọng ông buồn bă.

    Giờ đây, ở vào cái tuổi gần cửu thập cổ lai hy, sau mười năm cam chịu với bệnh tật và nỗi buồn chia xa sau khi người vợ yêu quư của ông qua đời, ông sống lẻ loi một ḿnh trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ. Hằng đêm, ông đếm từng canh giờ, lắng nghe những chuyển động trong tâm hồn ông với bao kư ức tràn về. Canh một, canh hai, canh ba,... Những dư âm cuộc đời bỗng ngân vang trong tâm tưởng ông. Ông thầm hát lại bài ca cũ, với âm thanh trầm buồn, sưởi ấm những đêm buồn bă, cô đơn.

    Ông đă sắp đi hết một hành tŕnh của kiếp người, cái c̣n lại an ủi ông phải chăng là những bài hát, những người yêu nhạc ông. Những tưởng đối với nghệ sĩ, đó là điều quư nhất. Nhưng không. Ông buồn bă tâm sự: “Không có thứ ǵ cả. Một đống tài liệu, các bài hát này với thời gian sẽ mất đi. Giờ ít người hát nhạc của tôi lắm, họ tội ǵ hát măi những bài ca cũ. Những bài hát này chỉ là những dư âm c̣n lại”.

    Đúng vậy. Những bài hát chỉ là những dư âm c̣n lại. Tiếc rằng Nguyễn Văn Tư ngày trước đă “lầm đường lạc lối”, ông đă chọn và đổi hướng đi theo con đường sác tác chỉ đạo, nên đă không cống hiến được cho đời những bản nhạc để đời về sau, cũng như không lưu danh với đời tiếng bất khuất, khẳng khái, như những người bạn văn nghệ đồng thời của ông lúc trước như Hữu Loan, Phùng Quán, Hoàng Cầm,...

    Dư Âm chỉ c̣n là dư âm. Tiếc thay!

    Trần Việt Tŕnh
    9 tháng 10 năm 2012

  5. #1255
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    những gịng nhạc tiền chiến; vượt thời gian....

    Chào quí Bạn,
    đọc những gịng nhạc xưa, nmq nghe thấy trong nhạc có thơ,cảm nhận được có tâm t́nh gởi gắm.. của tác người sáng tác.. và nếu ai đó có chút tâm sự riêng tư.. đồng cảnh ngộ.. gịng nhạc sẽ vươn cao, cao vút trong tâm khảm của người "trong cuộc".. tự cảm nhận mà chơi vơi theo gịng nhạc cuốn hút...

    Chúng ta có quê hương, có văn hoá đặc thù của một dân tộc, cái t́nh tự ắt có, qua quá tŕnh dùi mài trong văn hoá Á đông...( cầm/kỳ/thi/hoạ..). tất cả.. đă tụ lại trong khối óc, trái tim.. những ǵ dù xấu hay đẹp, riêng lẻ của mỗi con người...nhất là trong lúc giao thời cổ/kim ở cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thêm vào sự xuất hiện của văn hoá Tây phương, trào lưu tân học chớm nở..và dân ta có dịp đón nhận từ "thơ mới" đến "tiểu thuyết" đến "ca hát tân nhạc "... Như ta đă thấy Nam Phong, Tự lực văn đoàn, trong Nam có Hồ biểu Chánh.. Tùng Long..(nhà Tổng phát hành ở Kitchener) và các gịng nhạc quê hương, nhạc t́nh cảm.. như Văn Cao, Doăn Mẫn, Nguyễn văn Tư, Tô Vũ.. Nguyễn xuân Khoát và nhiều nữa. Tất cả. , tất cả đều là những bông hoa thơm ngát trong vườn nghệ thuật, thơm ngát và bất tử, v́ .. đă vượt thời gian, thấm đậm trong ḷng người Việt.

    nmq lên Dd Vietland, ngoài một chút kư sự riêng tư, c̣n thường hay lân la đóng góp trong " câu truyện Hà nội" hay như " Saigon ngày ấy ", và sau khi đọc thread này, muốn kêu gọi các bạn yêu thích nhạc.. t́m lại những "bông hồng gai ... thơm ngát chốn vườn xưa"....
    (bông hồng gai là v́; gây dị ứng, tạo nhiều khó khăn cho một nhóm người đang cố t́nh xoá nhoà những kỷ vật; văn hoá của quê hương.!!! thật đáng tiếc!!!).

    Những bài hát " vựơt thời gian " một khi cất tiếng vang vọng.. sẽ giúp đỡ nhiều cho thế hệ nối tiếp hiểu được v́ sao chúng ta có mặt ở đất nước người.. sẽ hiểu được sự hy sinh của ông bà, cha mẹ đă đổi bao nhiêu công sức, kể cả sinh mạng để dẫn đàn con trẻ t́m được đất dung thân, tiến bước cho kịp thế giới văn minh..
    .... c̣n lớp tuổi già... mỗi lần nghe.. như một làn hơi ấm áp, vỗ về cái quá khứ của một thời sống c̣n trên mảnh đất quê hương, dễ dàng du chuỗi ngày cuối đời vào quên lăng...
    chứ không c̣n;... ôi ta buồn.. ta đi lang thang bởi v́ đâu ??? nmq

  6. #1256
    Member
    Join Date
    05-10-2011
    Posts
    66

    Việt Kiều theo đúng nghĩa của nó..

    Theo tôi được hiểu th́ người Việt Nam sống và làm việc tại nước ngoài cũng phải làm lụng vất vả, tiết kiệm chứ không ăn sung mặc sướng như nhiều người hay nói. Đọc câu truyện của tác giả vừa viết, theo tôi là chưa đúng. Là một người lớn lên, học tập, và làm việc trong nước, tôi nhận thấy Hà Nội bây giờ khác trước rất nhiều, văn minh, lịch sự, là một thủ đô ngàn năm văn hiến. Con người Hà nội vốn nổi tiếng dịu dàng, tao nhă. Xin hỏi cái nhà hàng mà tác giả nói đến ở đây là ở đâu? Có thể cho tôi biết địa chỉ được không? Ở một nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay, việc một nhà hàng lớn mà nhân viên phục vụ có thái độ như vậy là rất hiếm xảy ra hoặc nếu có th́ chỉ là cá biệt một nhân viên nào đó của nhà hàng, không thể v́ thế mà quy chụp lối sống của cả một thành phố như vậy..
    Theo tôi, tác giả nên dành nhiều thời gian hơn để về thăm quê hương, đất nước. Không phải tự nhiên mà Đất nước ta được bạn bè thế giới coi là nơi nổi tiếng về ḥa b́nh, đời sống chính trị ổn định, có cảnh quan thiên nhiên trù phú, là nơi thích hợp để Việt kiều về nước đầu tư kinh doanh, làm giàu cho cá nhân và cho đất nước

  7. #1257

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447

    Dư âm

    Bản nhạc Dư âm cuả Nguyễn văn Tư là một tuyệt phẩm mà tôi ưa thích.
    Nhưng khi phỏng vấn NVT th́ tôi thật thất vọng. Con người ông đdă biến chất.
    Trong cuộc phỏng vấn ông chỉ nhắc đến tiền, than thở không ai gởi tiền cho ông ta.
    Các nhạc sĩ cuả miền Nam c̣n kẹt lại như Trúc Phương, Nguyễn văn Đông, cho dù có rách rưới, nghèo khổ vẫn giữ cái khí chất cuả người nhạc sĩ.
    Duy chỉ có 1 bài Dư âm cuả NVT được nhắc tới ở miền Nam VN. Ngoài ra những bản nhạc
    sau này th́ sặc mùi việt cộng, nghe phát tởm lợm.
    Tôi mến ông v́ tài qua bản Dư âm, nhưng tôi lại thất vọng gấp đôi khi tôi nghe được cuộc phỏng vấn.



  8. #1258

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Quote Originally Posted by hoangthuy View Post
    Theo tôi được hiểu th́ người Việt Nam sống và làm việc tại nước ngoài cũng phải làm lụng vất vả, tiết kiệm chứ không ăn sung mặc sướng như nhiều người hay nói. Đọc câu truyện của tác giả vừa viết, theo tôi là chưa đúng. Là một người lớn lên, học tập, và làm việc trong nước, tôi nhận thấy Hà Nội bây giờ khác trước rất nhiều, văn minh, lịch sự, là một thủ đô ngàn năm văn hiến. Con người Hà nội vốn nổi tiếng dịu dàng, tao nhă. Xin hỏi cái nhà hàng mà tác giả nói đến ở đây là ở đâu? Có thể cho tôi biết địa chỉ được không? Ở một nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay, việc một nhà hàng lớn mà nhân viên phục vụ có thái độ như vậy là rất hiếm xảy ra hoặc nếu có th́ chỉ là cá biệt một nhân viên nào đó của nhà hàng, không thể v́ thế mà quy chụp lối sống của cả một thành phố như vậy..
    Theo tôi, tác giả nên dành nhiều thời gian hơn để về thăm quê hương, đất nước. Không phải tự nhiên mà Đất nước ta được bạn bè thế giới coi là nơi nổi tiếng về ḥa b́nh, đời sống chính trị ổn định, có cảnh quan thiên nhiên trù phú, là nơi thích hợp để Việt kiều về nước đầu tư kinh doanh, làm giàu cho cá nhân và cho đất nước
    Văn hoá ngàn năm văn vât đă biến thái. Chỉ c̣n là văn hoá VC mà thôi. ở HN th́ có cơm chửi cháo mắng, chửi như tát nước vào mặt khách hàng. Lễ hội hoa anh đào th́ đạp lên nhau mà bẻ không c̣n một cành hoa. Đẹp mặt nhỉ, ngàn năm dốt nát!!!

  9. #1259
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Quote Originally Posted by ForexNews View Post
    Văn hoá ngàn năm văn vât đă biến thái. Chỉ c̣n là văn hoá VC mà thôi. ở HN th́ có cơm chửi cháo mắng, chửi như tát nước vào mặt khách hàng. Lễ hội hoa anh đào th́ đạp lên nhau mà bẻ không c̣n một cành hoa. Đẹp mặt nhỉ, ngàn năm dốt nát!!!
    Sáng nay bước vào VL là đụng ngay 2 băi rác của tên hoangthuy , phí mất một buổi sáng đẹp trời .

    Chắc lại mấy nhóc Vẹm con mặc áo khác đấy thôi

    ForexNews mua được xăng chạy xe chưa ? Xuống đây tui cho mượn vài can .

    Obama tiên đoán hay thật , biết là vùng đó sẽ không có xăng , không có điện , nên xúi dân đi bầu sớm

  10. #1260

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Quote Originally Posted by Hoa Biển View Post
    Sáng nay bước vào VL là đụng ngay 2 băi rác của tên hoangthuy , phí mất một buổi sáng đẹp trời .

    Chắc lại mấy nhóc Vẹm con mặc áo khác đấy thôi

    ForexNews mua được xăng chạy xe chưa ? Xuống đây tui cho mượn vài can .

    Obama tiên đoán hay thật , biết là vùng đó sẽ không có xăng , không có điện , nên xúi dân đi bầu sớm
    Ối giời ơi là giời. Lần đầu tiên trong đời phải xếp hàng mua xăng ở NY. Bà con te tua chửi bới con mụ Sandy. Có lẽ phải mấy ngày sau mới mua xăng b́nh thường được. Nhiều nơi vẫn c̣n chưa có điện, cable..Obama kỳ này trúng số trên trời rớt xuống, ôi ư dân không bằng ư trời là vậy!!!!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •