Page 138 of 304 FirstFirst ... 3888128134135136137138139140141142148188238 ... LastLast
Results 1,371 to 1,380 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #1371
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    nh́n lại trường xưa; Hà nội ngày đó có c̣n không ??

    Xin phúc đáp ngay câu hỏi về trường Nữ ở Hanoi.
    Trường nữ tiểu học đầu tiên là trường hàng Cót, directrice là bà giáo Phạm thị Thục Oanh. 1936; hàng Cót chia hai, Trung học qua Đồng Khánh, tiểu học ở lại.
    1943-40 (?) th́ trường mở rộng tầm v́ đông học sinh, trường hàng Cót được dành cho nữ sinh tiểu học. Công sự ở đuờng Đồng Khánh , phố Đồng Khánh, trước cửa rạp chiếu bóng Majestic mà trước đây là trại lính khố xanh
    - 1945 (?)... cách mạng giải thể lính khố xanh thi nơi đây trở thành bộ Quốc Pḥng VNDCCH, và trú đóng Vệ quốc quân( Trung đoàn Thủ đô).
    1947. Pháp trở lại chiếm cứ Hà nội, lại trở thành chỗ trú đóng đoàn quân Viễn chinh..
    1948.. Trả lại cho VN và trở thành trung học Nam Nguyễn Trăi, c̣n nữ th́ được chuyển về phố hàng Vôi kể từ 1949 sau khi tu bổ xong.

    Đối với mấy tấm h́nh mà t/v có đặt câu hỏi.. nmq gị này chỉ nh́n ra lơ mw.. hàng Đao, cầu Gỗ, Trường Thi, hàng Trống, Lư thái Tổ Quán nước terraste Taverne Royale.. Bưu điện.. Goddard.. Tràng tiền... c̣n th́ (a dao mơ ) mất rồi.
    Một vài bạn VN mới du lich qua thăm, mô tả hồ Hoàn kiếm ngày nay giống như tô ḿ Quảng lơng bơng nước... hành hẹ chung quanh tô màu cho hào nhoáng.. kinh nmq

  2. #1372
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Hà Nội 36 Phố Phường

    Một sân vận động nằm cách không xa Cột cờ Hà Nội

    Văn Miếu - Quốc Tử Giám

    Viện Đại học Hà Nội

    Toàn cảnh khu vực trung tâm

    Đường Cái Quan và Nhà ga Hà Nội (giữa ảnh).

    Khu vực Nhà thờ Lớn và phố cổ

    Toàn cảnh khu vực phố cổ Hà Nội

    Phố Paul Bert (Tràng Tiền) và Nhà hát Lớn

  3. #1373
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Hà Nội Cổ Kính

    Khu phố cổ đón Tết

    Gánh hoa sen

    Tết Trung thu ở khu phố cổ

    Phở gánh.

    Gánh cốm rong

    Chợ Đồng Xuân.

    Phố Hàng Bạc

    Phố Hàng Buồm.

  4. #1374
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Hà Nội Trước 1975


    Đường phố Hà Nội. Thiên đường XHCN trông quá thảm.

    Trẻ em tụ tập trên vỉa hè.

    Hồ Hoàn Kiếm biến thành nơi ngủ trưa và tắm giặt, thậm chí c̣n đánh bắt cá nữa. Cụ Rùa không những bị nhức đầu mà c̣n bị nạn đói nữa.....

    Giấc ngủ trưa bên bờ hồ Hoàn Kiếm

    Người ngủ, người ngồi nghỉ, người khác th́ bơi lội dưới hồ

    Hà Nội 1990

    Mười lăm năm sau khi "giải phóng" Miền Nam trên đường phố mới thấy xuất hiện những chiếc xe gắn máy và một chút sức sống. Thật là mỉa mai thằng nghèo rớt mùng tơi lại đi giải phóng cho thằng giàu....

    Nhờ sự thành công của Đổi Mới (hay ăn cướp), đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội vào năm 1990 đă thay đổi rất nhiều so với trước đó vài năm.

    Những ngày giápTết, vẻ đông vui nhộn nhịp tràn ngập khắp các ngả đường

    Đường Nguyễn Hữu Huân, đoạn chạy qua Cung thiếu nhi Hà Nội.

    Xe máy cũng bắt đầu phổ biến, dù mỗi chiếc xe vào thời kỳ này là cả một gia tài

  5. #1375
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Thân Tặng Đàn Anh NMQ

    Không biết vào thời điểm nầy Sư Huynh đă nhập môn chưa. Nếu đă nhập môn rồi th́ c̣n một chút ǵ để nhớ, để thương....:o


  6. #1376
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    ngày đó đă xa lắm rồi... c̣n ǵ nữa đâu....!!!

    Xin cảm ơn t/v Pleiku (Phố núi tây nguyên ).
    Năm 1952... những bạn bè cũ rồi c̣n những ai để cùng ngậm ngùi cho số phận tha hương.
    năm nay bắt đầu vào các chiến dịch to lớn ở Trung du và nhất là về Tây Bắc. Bên Quân Y Pháp chủ chương thành lập ngành QYVN, trụ sở ở đâu đường Carreaux(Lư thường Kiệt). Một số các anh em sang bên QYVN ,(động viên và t́nh nguyện) vừa học vừa có cấp bậc cao (trung uư) gọi đùa là quan to súng dài !!. C̣n nmq cũng là năm thứ Ba, được hoăn dịch lại là nhà con một). Khi thầy Huard, gọi lên văn pḥng nói truyện... thày cho biết bên QYPhap... có ư định tuyển sinh sang làm việc cho bệnh viện De Lanessan, nhưng vẫn có thời gian học, nmq thuận ư tốt của thày, trong đám này có tất cả sáu (6) người, cộng với các Infirmieres có bằng Tú tài II.. được gởi qua DHHanoi cập nhật về academics. Tuy nhiên lúc cấp chứng chỉ chỉ c̣n có 10 người trúng cách, nhờ đó mà khi nmq được gia đ́nh ông bà Bernard đưa qua Pháp.. sự học trở nên dễ dàng cho nmq hơn. ./. nmq

    Những tấm h́nh của 3D về Hà nội rất là sai lệch, phản cảm,thiếu trung thực.. không nên dùng cho việc quảng cáo Hà nội ngày xưa. Trước đây, nmq có một lần đă phê b́nh những sai sót này ./. nmq

  7. #1377
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Chu Mạnh Trinh : NHân kiệt xứ Bắc Hà

    Các góp ý vừa qua bác NMQ và một số T/V đã nói về Địa Linh của Thăng Long. Nay Vân xin góp ý về Nhân Kiệt cuả đất Bắc Hà :
    Văn Hào CHU MẠNH TRINHmà chúng ta đã được học văn chương cuả cu vào các năm đệ tứ và đệ nhị ngày xưa.

    Chu Mạnh Trinh 朱孟楨 (1862-1905) tên chữ là Cán Thần, tên hiệu là Trúc Vân, người làng Phú Thị, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đậu tiến sỹ triều Thành Thái (1892). Làm quan qua các chức: tri phủ Lư Nhân, rồi án sát Thái Nguyên, án sát Hưng Yên, tổng cộng 10 năm (1893-1903). Sau đó cáo quan về làng, hai năm sau th́ mất ở tuổi 44. Chu Mạnh Trinh có cốt cách một nhà Nho tài tử. Ông làm quan, nhưng chính sự Pháp thuộc thời ấy nước mất dân cùng, bất công đầy rẫy, không cho phép ông thi thố hoài băo nước giàu dân mạnh, ông trở thành vị quan thích thi ca và ngao du sơn thủy, xây dựng đ́nh chùa, làm thơ vịnh truyện. Hành trạng ấy người khen kẻ chê. Khen là khen ông thanh khiết, thanh đạm, không về hùa với bọn thống trị, khéo léo giúp dân. Cùng với năm tháng, người dân hiểu và trân trọng nhân cách Chu Mạnh Trinh. Góp vào sự minh chứng cho danh giá tâm hồn ông có vai tṛ của thơ văn ông. Qua thơ văn mà người ta hiểu nỗi ḷng ông, hiểu t́nh thế của ông trong bức tranh thời thế. Tác phẩm Chu Mạnh Trinh không nhiều, nhưng cũng nhiều loại Nôm, Hán, thơ, văn... Có những bài nổi tiếng. Văn xuôi chữ Hán, ông có bài giới thiệu truyện Kiều mang nhiều kiến giải sâu sắc, tinh tế, cảm động về thân phận cô Kiều. Ông có cái nh́n tiến bộ, giàu nhân ái, cùng với Nguyễn Du, Chu Mạnh Trinh bênh vực và đề cao phẩm hạnh Kiều. Sau bài giới thiệu ông có bài Tổng vịnh Kiều Sắc tài chi lắm để làm gương và hai mươi bài vịnh hai mươi chặng của đời Kiều. Chu Mạnh Trinh thấy ở Kiều thân phận và nỗi ḷng của chính ḿnh Đoạn trường nợ lắm phải đền xong. Biết bao điều ông đă giăi bày kư thác:

    Sa chân trót đă xuống thuyền buôn
    Cả giận xui nên khó nghĩ khôn.
    Kiều sa chân hay ông sa chân.
    Mẫu đơn vùi dập cơn mưa gió
    Cái nợ yên hoa khéo đọa đày.

    mà phẩm chất lại trong sáng cao cả. Ấy là Mỵ Châu T́nh chàng dù nặng, nghĩa cha sâu!

    Ôm ấp oan kia đến tận đâu. Nỗi oan tiền sử c̣n tê tái đến bây giờ. Câu thơ kết vịnh đền:
    Cổ Loa lấy cảnh nói t́nh rất xao xác dư ba.

    Cung miếu triều xưa đây vắng ngắt.
    Trăng mờ khắc khoải cuốc kêu thâu
    (Bản dịch Nguyễn Tường Phượng)

    Hồn thơ Chu Mạnh Trinh thanh tao tinh tế, ông thiên về nội tâm cá thể hơn là hiện thực xă hội. Đọc thơ ông cũng cần một sự lắng đọng, cảm thông, lắng nghe cho kỳ được một nỗi u hoài dăng mắc trong câu thơ. Chức Nữ hỏi Ngưu Lang trong phút giây chia biệt:

    Ly biệt t́nh trường chàng chớ oán
    Thu sau thiếp đợi bến đ̣ nao ?
    (Vũ Quần Phương dịch)

    Khuyên chàng đừng oán sầu nhưng phận ḿnh trôi giạt chưa biết ra sao, điều ấy thơ không nói thẳng nhưng lại được gợi lên từ t́nh thế tâm trạng.

    Về Chùa Hương, Chu Mạnh Trinh viết tới ba bài, đều đặc sắc. Được biết nhiều nhất là bài Phong cảnh chùa Hương viết theo thể ca trù. Thơ tả cảnh như chạm khắc thận trọng từng nét.
    Cả bài cảm xúc liền mạch mà trích ra từng ư lại có cái đẹp độc lập, rất tài t́nh:

    Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
    Lửng lơ khe yến cá nghe kinh.

    Chu Mạnh Trinh yêu cảnh một cách thân t́nh tài tử. Bùi Dị, một nhà thơ cùng thời, thấy cảnh đẹp xúc động Chắp tay tạ trời đất! Non nước hẳn dài lâu, biết bao nghiêm cẩn thành kính. Chu Mạnh Trinh đáp lại chỉ một chữ yêu: Càng trông phong cảnh càng yêu. Yêu nên ông đă làm cho cảnh đẹp thêm bằng thơ và bằng các công tŕnh xây dựng. Ông đă vẽ kiểu, đứng ra chủ tŕ xây dựng chùa Thiên Trù (Hương Tích), đền Chử Đồng Tử ở Đa Hoà và đền Hóa ở Dạ Trạch (Châu Giang, Hưng Yên).

    (Còn tiếp)
    Last edited by Vân Nương; 06-01-2013 at 11:59 PM.

  8. #1378
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Chu Mạnh Trinh - tiếp theo

    Tài hoa Chu Mạnh Trinh
    (Báo Văn Nghệ Trẻ)
    (Nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Chu Mạnh Trinh: 1905-2005)

    Ông sống ở nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX (1862-1905), những năm đất nước đầy biến động. Ông được coi là một nhà thơ tài hoa đương thời. Hành trang của họ Chu có chút ǵ đó khác đời. Ông là con một nhà ḍng dơi. Cha ông là Chu Đức Tĩnh, làm quan Ngự sử triều Tự Đức. Lớn lên, vốn thông minh dĩnh ngộ, ông được cha cho thụ học trường Nam Ngư, do cụ Phó Bảng Phạm Hi Lương ngồi dạy, vốn là trường có tiếng ở Hà Nội.

    Năm 19 tuổi, Chu Mạnh Trinh lều chơng đi thi, và đỗ ngay tú tài. Sáu năm sau, khoa thi năm Bính Tuất (1886), ông đỗ đầu khoa thi Hương (Giải Nguyên)... Khoa thi Hội năm Nhâm Th́n (1892), ông đậu tiến sĩ... Nhà Nguyễn thời kỳ này đă suy vi. Đất nước đă bị thực dân Pháp đô hộ. Vua chỉ là bù nh́n. Nguyễn Khuyến lui về ở ẩn, đă chua chát thở than:

    Vua chèo c̣n chẳng ra ǵ
    Quan chèo bôi nhọ khác chi thằng hề.

    Thời Chu Mạnh Trinh làm quan, thuộc thời vua Đồng Khánh, một ông vua do Pháp dựng lên, sau một hồi biến động ở kinh thành Huế. Đất nước c̣n đang sôi sục với phong trào Cần Vương. ở quê ông, làng Phú Thị, huyện Đông Yên (nay thuộc Khoái Châu – Hưng Yên), lúc này đang có cuộc khởi nghĩa Băi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật tức Tán Thuật, chống lại quân Pháp, ngay tại đất đồng bằng...

    Là con nhà một vị đại nho, cha ông đặt tên chữ là Cán Thần, hẳn mong ông là một bề tôi năng nổ, pḥ vua giúp nước. Ông c̣n một tên hiệu nữa là Trúc Vân, cái tên nghiêng về sự thanh cao, trốn đời, thích làm quan với thiên nhiên...

    Thi cử như vậy thật là xuông xẻ... Ba mươi tuổi đă là ông nghè, nổi tiếng hay chữ... Đường làm quan cũng hanh thông. Thường th́, xuất chính, đầu tiên chỉ được bổ tri huyện. Nhưng Chu Mạnh Trinh, được bổ ngay làm tri phủ Hà Nam. Sau đó thăng án sát Thái Nguyên, rồi chuyển sang làm án sát Hưng Yên... Ông là người nhập cuộc với thời thế, cũng thường bị thế nhân dị nghị... Làm quan ngay ở đất nóng, có cuộc khởi nghĩa Tán Thuận; có người cho rằng, ông cũng liên can đến chuyện xử án những người yêu nước, v́ ông là quan án sát... Chuyện càng rầy rà, khi cha ông là Chu Đức Tĩnh, vốn là bạn cũ của viên quan khá đắc lực và được Pháp tin cậy là Hoàng Cao Khải... Nhưng cũng có người cho rằng, tuy làm quan án ở đất Băi Sậy, nhưng ông cũng đă một, đôi lần, làm ngơ và tha chết cho một số nghĩa quân... Chu Mạnh Trinh là một người đa tài. Ngoài tài thơ, ông c̣n là một nhà kiến trúc. Ngôi đền Đa Hoà, quê ông, chính do ông thiết kế, và đứng ra vận động xây dựng, và chính ông cũng là người thiết kế chùa Thiên Trù (chùa Tṛ) ở khu danh thắng Hương Tích. Việc xây đền Tiên Dung – Chử Đồng Tử ở Đa Hoà, cũng khá tốn kém. Ông bổ theo xuất đinh mỗi người năm quan... Số tiền này không phải là nhỏ với các gia đ́nh trung nông, huống hồ là những người nghèo khó ở làng... Và thế là, chính dân địa phương cũng không thích ông lắm... Rồi chuyện cuộc thi thơ Vịnh Kiều do Lê Hoan tổ chức ở Hưng Yên nữa. Giai thoại kể rằng trong bài vịnh Sở khanh của ông có câu:

    Làng nho người cũng coi ra vẻ,
    Tổ bợm ai ngờ mắc phải tay.

    Cụ Yên Đổ làm giám khảo, phê:

    Rằng hay th́ thật là hay
    Nho đối với bợm lăo này không ưa...

    Bởi thế mà sau này Chu Mạnh Trinh, tết đến đă biếu quan Tam Nguyên một chậu hoa trà, có ư chơi chua lại... Nhưng cụ Nguyễn Khuyến đâu phải là tay xoàng... Cụ đă viết bài Tạ người cho hoa trà cũng khá độc đáo, trong đó có câu:

    Da mồi tóc bạc, ta già nhỉ ?
    Áo tía da mồi, bác đấy a ?
    Mưa nhỏ những kinh phường xỏ lá
    Gió to luống sợ lúc rơi cà...

    Thế là họ Chu lại dính cả vào chuyện, ở trong làng thơ cũng không trọng già, không đàng hoàng... nhưng cũng có người cho rằng chuyện tặng hoa trà này là người ta suy diễn cho ông, thực ra cái tết Nguyễn Khuyến được tặng hoa trà (1905) th́ ông đă bị bạo bệnh và mất (sách đă dẫn)...

    C̣n về thơ th́ dù ai cũng chịu ông tài hoa, nhưng có nhà nghiên cứu lại xếp ông vào loại văn học thoát ly... nghĩa là ít có tác dụng tích cực cho đời. Ông chỉ được khen ở thơ Vịnh Kiều: "ở một vài điểm, nhận thức này có tính chất hiện thực, tiến bộ, thoát ly quan niệm đạo đức phong kiến..." Nhà nghiên cứu c̣n cho rằng: "Thơ chữ Hán của ông không có ǵ xuất sắc"...

    Hành trang th́ thế, nhưng thơ Chu Mạnh Trinh quả thật tài hoa, có một bút pháp riêng. Đương thời, sự tài hoa của ông cũng từng được nhiều nhà thơ nổi tiếng công nhận. Thơ văn Chu Mạnh Trinh để lại không nhiều, có lẽ do thất lạc... Số bài thơ c̣n lại của họ Chu, đếm trên đầu ngón tay... Ông có cả một tập Trúc Vân thi tập; và tập thơ Vịnh Kiều (Thanh Tâm tài nhân thi tập)... gồm trên 20 bài... Vậy mà, ngoài tập Vịnh Kiều c̣n trọn vẹn (có lẽ do nhiều người thuộc) chỉ c̣n ba bài thơ chữ Hán. Bài thơ hát nói Hương Sơn phong cảnh và hai bài Hương Sơn nhật tŕnh và Hương Sơn hành tŕnh, thơ ông lưu lại cho đời hiện sưu tập được có thế. Đánh giá Chu Mạnh Trinh, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng Dương Quảng Hàm viết: “Ông tỏ ra là một bậc tài t́nh phong nhă, lời thơ rất êm đềm bay bổng” (Việt Nam văn học sử yếu, trang 387)... Riêng về thơ chữ Hán, sưu tầm lại, chỉ c̣n ba bài, đều là những bài hay cả.

    Bài Hàm Tử quan hoài cổ ca ngợi chiến công của Thượng tướng Trần Quang Khải, đời nhà Trần:

    Băi dài, sông bỗng cắt ngang
    Cửa quan Hàm Tử luênh loang bóng chiều
    Khói mờ, cây rậm, bờ xiêu
    Lầu hoang, thu lạnh, mây theo gió về...
    Khoá then, nhờ đất hiểm kia
    Non sông muôn thuở khôn nhoà chiến công.
    Ngang ngọn giáo, khúc ca hùng
    Hiên ngang nhớ thuở vẫy vùng tướng xưa...

    Thơ nói được cảnh sông nước bao la, hiểm trở, những câu tả cảnh, nguyên văn chữ Hán, thật hàm xúc: “Cổ mộc, yên thâm tàng khuyết ngạn. Hoang lâu thu, lănh nạp quy vân”... Những câu này thơ Đường tưởng cũng chỉ viết được đến như thế! Ca ngợi thế đất, chiến công mà viết: “Lục châu toả thược tư thiên hiểm, Vạn cổ sơn hà thọ chiến luân” th́ chỉ có ngọn bút tài hoa mới viết nổi:

    Bài Đề thơ trên vách miếu Mỵ Châu (Quá Cổ Loa yết MỵChâu miếu đề bích), ông viết:

    T́nh chồng vốn nặng, nghĩa cha sâu
    Oan tỏ cùng ai, hận măi đau
    Móng chẳng c̣n thiêng, rùa đă tếch,
    Ngọc lưu vết lệ, bạng ch́m sâu.
    Bia tàn cổ thụ, này sông núi,
    Bể biếc trời xanh, nọ mối sầu...
    Ngoài điện An Dương, ngôi miếu lạnh
    Trăng mờ, tiếng cuốc năo canh thâu.

    Thơ nói được sử, được tích chuyện, lại gieo được nỗi cảm thông sâu sắc với số phận của Mỵ Châu... Hai câu thơ: “Bia tàn cổ thụ, này sông núi, Bể biếc trời xanh, nọ mối sầu”, th́ chất thơ vịnh sử đă rơ, mà sự truyền cảm thật mông lung...

    C̣n về bài thơ Bài ca về Ngưu Lang – Chức Nữ, ông lại viết theo lối Sở từ:

    Sông phía tây (chừ) chàng tiễn thiếp
    Sông phía đông (chừ) thiếp tiễn chàng.
    Chàng lưu lại (chừ) buồn thấm dạ,
    Thiếp rời chàng (chừ) lệ đẫm khăn.
    Xa cách t́nh dài chàng chớ hận,
    Bến nào thiếp đợi, lúc thu sang.
    Trời dài đất rộng, sao cho thấu,
    Đeo đẳng lâu dài giấc mộng xuân...

    Khúc đoản ca về cuộc t́nh trái ngang bị trời đầy này, thật xao xác... ư tứ thâm trầm, ngẫm nghĩ lâu mới thấu được tầng ư nghĩa...

    Có lẽ riêng một bài Hương sơn phong cảnh của Chu Mạnh Trinh thôi, cũng đủ lưu truyền măi đến các thế hệ sau này. Bởi lễ hội chùa Hương, ngày càng đông, hội ngày càng dài, qui mô càng tráng lệ... Mà thơ chùa Hương cũng có rất nhiều bài hay. Nhưng ai mà quên được “Bầu trời cảnh bụt, Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay” của Chu Mạnh Trinh. Một bài thơ mà từ ngày viết đến nay, có bao nhiêu người từ già chí trẻ từng thuộc ḷng:

    Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
    Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
    Thoảng bên tai một tiếng chầy ḱnh
    Khách tang hải giật ḿnh trong giấc mộng,
    Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Vơng
    Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh
    Nhác trông lên ai khéo vẽ h́nh
    Đá nghĩ sắc long lanh như gấm dệt...

    Thơ c̣n là một bài hát nói tài hoa, mà giới am hiểu yêu thích ca trù, không ai là không thích... Những giọng ca trù nổi tiếng đều chọn bài hát này trong những bài hát khoe tài, khoe giọng...

    Nhưng với Chu Mạnh Trinh, về thơ có lẽ tập thơ Vịnh Kiều (Thanh tâm tài nhân thi tập), có một giá trị đặc biệt...

    Tập thơ đă được trao giải nhất về thơ Nôm. Những người dự cuộc thi thơ Vịnh Kiều này, đều là những bậc danh sĩ trong vùng. Người ta có thể kể tên những người có thơ dự thi như cử nhân Nguyễn Tấn Cảnh (tri huyện Hưng Yên), Nguyễn Tri Đạo (cử nhân, tri phủ Khoái Châu, Hưng Yên); Phan Thạch Sơ (Tú Tài, Hà Nội); Chu Thấp Hy (cử nhân, người làng Đào Xá, Kim Động, Hưng Yên); Nguyễn Kỳ Nam (cử nhân, Thanh Tŕ, Hà Nội); Đặng Đức Cường (cử nhân người làng Hành Thiện, Phủ Xuân Trường, Nam Định); Phan Mạnh Danh (nhà thơ, dịch giả); Tú Trà (Nam Sang, Hà Nam)...

    Đề ra: Gồm Vịnh truyện Kim Vân Kiều (hoặc Vịnh Thanh Tâm Tài nhân lục). Người dự thi phải làm.
    1. Một bài tựa tác phẩm của Thanh Tâm Tài nhân (tức Kim Vân Kiều truyện) bằng chữ Hán, theo thể văn tứ lục.
    2. Một bài tổng vịnh (đề từ)
    3. 20 bài thơ đường luật, chữ Hán hoặc chữ Nôm, dựa theo 20 hồi trong Thanh Tâm tài nhân lục (Truyện Kiều).

    Ban chấm thi gồm nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ và ông giải nguyên Hiệp Biện Đại học sĩ Dương Lâm và một số danh sĩ khác...

    Tập thơ của Chu Mạnh Trinh được trao giải nhất về thơ nôm. Chu Thấp Hi được trao giải nhất về thơ chữ Hán... Nhưng, sau cuộc thi, nổi tiếng hơn cả và được truyền tụng là thơ Vịnh Kiều của Chu Mạnh Trinh... Tài hoa của họ Chu, trút hết cả vào tập thơ Vịnh Kiều này... Chỉ riêng bài tựa Truyện Kiều của họ Chu, sau này được Đoàn Tư Thuật chuyển dịch, đă là một bài văn tứ lục rất hay, bài tựa viết một hơi như trút hồn vía ḿnh, nhập hồn vào nàng Thuư Kiều mà giăi bầy, mà thông cảm: "Giả sử ngay khi trước Liêu Dương cách trở, duyên chàng Kim đừng dở việc ma chay. Quan lại công bằng, án viên ngoại tỏ ngay t́nh oan uổng. Th́ đâu đến nỗi, son phấn mấy năm lưu lạc, đem thân cho thiên hạ mua cười.Mà chắc rằng, biên thuỳ một cơi nghênh ngang, ai xui được anh hùng cởi giáp!"

    Thương Kiều như thể thương thân, đó chính là t́nh cảm của Chu Mạnh Trinh. Bởi thế bênh Kiều, nhận ra vẻ đẹp của nàng Kiều sau 15 năm luân lạc; biện bác lại những sự lên án Kiều của những nhà nho câu nệ, nghiêm khắc; không ai bằng Chu Mạnh Trinh: "... Chỉ v́ một nỗi mối manh chưa có, thề thốt đă nhiều. Trăng gió mắc vào, phồn hoa dính măi. Cũng có người bảo tại nước chảy mây trôi lỡ bước, nên cành đưa lá đón quen thân. Nào biết đâu bông hạnh nở ngoài tường, chưa để con ong qua tới. Cho có muốn lưỡi dao liều với mạng, lại sợ thành cháy vạ lây. Tấm ḷng này như tuyết như gương. Mối sầu nọ qua ngày qua tháng. Ngọc kia không vết, giá liên thành khôn xiết so b́. Nước đă trôi xuôi, hồn cựu mộng hăy c̣n vơ vẩn."

    Bênh Kiều trong bài tựa chưa đủ, họ Chu c̣n hơn một lần, đánh giá Thuư Kiều rất cao trong bài Tổng vịnh truyện Kiều:

    Công cha bao quản nài thân thiếp
    Sự nước xui nên phụ với chàng
    Cung oán nỉ non đàn bạc mệnh,
    Duyên may run rủi lưới Tiền Đường.
    Hai bên vẹn cả t́nh cùng hiếu.
    Đem bắc đồng cân đáng mấy vàng!

    Hai mươi bài thơ trong tập thơ dự thi của họ Chu, từng bài tách ra đă hay, mà để ở trong tổng thể, th́ là một công tŕnh chuyển thể, từ tác phẩm văn xuôi dài ḍng (nguyên tác đoạn trường tân thanh của Thanh Tâm Tài Nhân) thường chỉ được về cốt truyện c̣n về văn chương, chữ nghĩa chưa thuyết phục lắm; thành một tập thơ thật có giá trị. Mỗi hồi ḷng tḥng của nguyên bản, được gói gọn trong một bài thơ Đường luật gồm có tám câu. So với Truyện Kiều của Nguyễn Du, gồm 3254 câu thơ lục bát, th́ tác phẩm của họ Chu chỉ gồm 8x20=160 câu thơ thất ngôn Đường luật...

    Từng bài thơ bám sát nội dung từng hồi, có tả đủ các nhân vật với những khắc hoạ sắc sảo.

    Đây là cảnh Kiều đi thanh minh, gặp Kim Trọng:

    Màu xuân ai khéo vẽ nên tranh
    Nô nức đua nhau hội Đạp Thanh
    Phận bạc ngậm ngùi người chín suối;
    Duyên may run rủi khách ba sinh,
    Dưới hoa nép mặt gương lồng bóng,
    Ngàn liễu rung cương sóng gợn t́nh...
    Đây là h́nh ảnh tên c̣ mồi Sở Khanh:
    Làng nho người cũng coi ra vẻ
    Tổ bợm ai ngờ mắc phải tay
    Hai chữ tin hồng trao gác nguyệt
    Một roi vó kư tếch đường mây.

    C̣n đây là những câu thơ họ Chu thay Kiều, khóc Từ Hải:

    Trăm trận xông pha đèn trước gió,
    Ngàn năm công nghiệp bọt ngoài sông...
    Trần ai thương hại người xương trắng
    Đất nước bơ vơ phận má hồng...

    Nhưng những câu thơ họ Chu viết đến những hồi Kiều bán ḿnh, Kiều dặn Vân thay lời, Kiều gặp Thúc Sinh, đều như từ đáy ruột vắt ra mà viết:

    Thử xem t́nh, hiếu bắc đồng cân
    Trăm thẳm ngàn sầu góp một thân
    Bèo giạt mây trôi đành với phận
    Đào thơ, liễu yếu ngán cho thân
    (Kiều bán ḿnh)

    Ân nặng quản chi đành phận thiếp
    T́nh thâm âu sẽ chắp duyên em.
    Nước non ngàn dặm đôi hàng lệ,
    Tâm sự năm canh, một bóng đèn.
    (Kiều dặn Vân thay lời)

    Tài sắc thương thay cũng một đời
    Lầu xanh lần lữa buổi hôm mai.
    Dấu bèo đă chắc đâu là đất
    Ḷng Kiến may ra thấu đến trời
    Chín khúc chưa nguôi cơn gió thảm.
    Ngh́n vàng đă chuốc chén hoa cười.
    Bó tay nào biết là chàng Thúc
    Cũng gớm gan cho thói bốc rời
    (Kiều gặp Thúc Sinh)

    Vậy là ngoài Kim Vân Kiều truyện, tác phẩm thiên tài bất hủ của Nguyễn Du, c̣n có Thanh Tâm tài nhân thi tập của họ Chu.

    Họ Chu viết về Kiều thật hết ḷng. Có lẽ ông cũng có tâm sự riêng, muốn gửi gấm vào tập thơ này... Nhưng, điều mà họ Chu dồn hết tâm sức trong tập thơ này, chính là ông tôn vinh một vẻ đẹp tự nhiên, trời phú, ông thông cảm với kiếp tài hoa bạc mệnh, và ông cũng lên tiếng bảo vệ những nét đẹp tinh thần ẩn sau cuộc đời ch́m nổi “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” của Thuư Kiều...

    Thơ của Chu Mạnh Trinh có bản sắc riêng trong cấu tứ, trong tài hoa thiên phú, và trong học vấn tích luỹ được cả trong một đời hiến dâng cho thi ca... Thơ họ Chu có một vẻ đẹp riêng không lẫn với ai cả.

    Ngô Văn Phú

    (Còn tiếp)
    Last edited by Vân Nương; 07-01-2013 at 01:55 AM.

  9. #1379
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Chu Mạnh Trinh - tiếp theo 2

    Với Chu Mạnh Trinh, về thơ có lẽ tập thơ Vịnh Kiều (Thanh tâm tài nhân thi tập), có một giá trị đặc biệt...
    vì đây là kết quả của một cuộc thi thơ như đã nói ở trên
    Tập thơ đă được trao giải nhất về thơ Nôm
    Đề ra: Gồm Vịnh truyện Kim Vân Kiều (hoặc Vịnh Thanh Tâm Tài nhân lục). Người dự thi phải làm.
    1. Một bài tựa tác phẩm của Thanh Tâm Tài nhân (tức Kim Vân Kiều truyện) bằng chữ Hán, theo thể văn tứ lục.
    2. Một bài tổng vịnh (đề từ)
    3. 20 bài thơ đường luật, chữ Hán hoặc chữ Nôm, dựa theo 20 hồi trong Thanh Tâm tài nhân lục (Truyện Kiều)
    Và đêy là bài tựa Truyện Kiều, đề thi số 1. Nguyên văn chữ hán , kế tiếp là ba bản dịch của ba nhà văn TCHYA, Phùng Tất Đắc, và Đoàn Tư Thuật.
    Bài Tưa Truyên Kiều cuả Chu Mạnh Trinh : NGUYÊN VĂN phiên âm chữ hán:

    Kim sử duyên đề tặng phiến, Liêu Dương bất quy thúc phụ chi tang, biến khởi măi ty, Lôi châu tức biện oan dân chi án; tắc sắc cầm hảo hợp, cốt nhục đoàn viên, bích ngọc trường lưu, tử thoa bất đoạn; yên hoa thương khách, hà lai mại tiếu chi kim, thanh giáo ngoại thần, chung trở quy hàng chi giáp. Hà dĩ biểu khuê nhân chi hiếu hạnh, kiến hiệp nữ chi cơ quyền? Năi tri sự phi khúc tắc bất kỳ, ngộ dũ truân nhi năi hiển.

    Khanh chân đạt giả, tu tri thương hiệu chi liên tài; ngă diệc vân nhiên, mạc oán hồng nhan chi vô phận. Độc thị vị thông môi chuớc, tiên đính tư minh, nhất trụy phiến hoa, tiện thành kết tập. Hoặc giả vị thủy đăng vân lưu chi thái, luận nhi vi chi nghênh diệp tống chi phong. Bất tri hồng hạnh xuất tường, vị phó hương tâm phấn điệp. Sương phong liễm hận, khủng điên họa sự ư tŕ ngư. Lệ kính lư chi băng sương, độ sầu biên chi tuế nguyệt. Vô hà chi bích, giá khả trọng ư liên thành; dĩ thệ chi ba, mộng do hồi ư cựu phố. Thí b́nh t́nh nhi trước luận, nghi lược tích nhi nguyên tâm.

    Hựu huống: thập thủ tân thi, quán nhập đoạn trường chi tập; tứ huyền cung oán, phổ thành bạc mệnh chi âm. Giác thê lương kỳ năo nhân, phục đính đ́nh nhi cố ảnh. Hoa ưng thâu diễm, liễu dục tăng kiều. Tham bắc bộ chi phong tao tiếu đề diệc vận; thiện nam triều chi phấn đại nùng đạm tương nghi. Cố nghi chư lăo chung t́nh, biến danh tính ư quần biên tụ dốc; toại sử thiên thu kư sự, thái phong lưu ư thặng phấn tàn chi.

    Ta hồ! Tiểu trích phong trần, kỷ tao ma nghiệt! T́nh thiên hạo diểu, hận hải thương mang! Tùy phong chi nhứ hà y! Trụy khổn chi hoa vô lại! Can khanh thậm sự, thế cổ thiên sầu! Nhiên nhi thính nguyệt dạ chi tỳ bà, thanh sam dị thấp; xướng cách giang chi ngọc thụ, bạch mấn thiêm hoa. Do lai danh sĩ giai nhân, túc thế hữu hoa nghiêm chi kiếp. Hựu quái thanh sơn hoàng thổ, thiên cổ đồng luân lạc chi bi. Bộc bản đa t́nh, cảm thông đồng điệu. Vị ngộ không ư sắc giới, thiên liên do mộng ư xuân tràng. Kim ốc A Kiều, mạn trước bán không chi tưởng; mỹ nhân phương thảo, bằng chiêu cách đại chi hồn. Ngẫu hững bút dĩ trừu tư, toại trục hồi nhi tưởng vịnh. Ngôn chi trường dă, tạ đương khách song thính vũ chi đàm; linh chi lai hề, hoặc tại Lạc phố lăng ba chi dạ...


    Bản dịch I của TCHYA :

    Nay ví thử: duyên ưa trao quạt, Liêu Dương chẳng v́ tang chú trở về; biến tại bán tơ, Lôi Châu giá được dân oan minh án; th́ chắc đẹp duyên đôi lứa, đoàn tụ cả nhà, ngọc bích c̣n nguyên, thoa vàng chẳng gẫy. Mà đâu có thể làng chơi son phấn, đem vàng mua được nụ cười; lại chẳng bao giờ, ngoài cơi anh hùng, cổi giáp quay đầu chịu phục. Th́ sao: tỏ rơ pḥng khuê mà hiếu hạnh, thấy được gái nghĩa hiệp lại cơ quyền.

    Thế mới biết không rắc rối việc chẳng phi thường, có gian truân danh càng rạng rỡ. Nàng đà hiểu đó, Trời xanh thương khách tài hoa; ta nói vậy thôi, má đỏ oán chi phận bạc. Chỉ v́: chưa thông môi lái, đă nặng thề bồi, lỡ bước phồn hoa, quen đường gió bụi.

    Hoặc có người nói, sở dĩ lá đưa cành đón, chỉ v́ nước chảy mây trôi. Ai biết đâu hạnh thắm vượt tường, chưa gửi nhuỵ thơm cho bướm; dao oan nuốt hận, chỉ lo vạ cháy theo thành ven cơi sầu ngày tháng phôi pha; trong ḷng kính tuyết sương gắng gỏi. Ngọc không hoen ố, giá cao kỳ xiết mấy thành liền; sóng đă trôi xuôi, hồn lẩn quất về phố cũ.

    Như b́nh t́nh mà phán đoán, nên xét lại tự căn nguyên. Huống chi: nhất giải đoạn trường, thơ mới mười bài tuyệt tác; bốn giây bạc mệnh Hồ một khúc lâm ly. Bi ai những năo ḷng người; tha thuớt c̣n ngờ bóng cũ. Hoa ưng khoe thắm, liễu muốn thêm tươi. Đất Bắc thấm mùi lịch sự, cười khóc nên thơ; trời Nam rạng vẻ phấn son, thắm phai đượm nét.

    Cho nên bao người cũ say đời t́nh chung, đem tính danh ghi góc áo xiêm; ngàn thu sau tiếc chuyện phong lưu, viết sử sách vớt hương thừa phấn cũ. Than ôi! gió bụi một phen, nổi ch́m mấy độ. Trời t́nh bát ngát, bể hận mênh mang, sợi tơ mành gió cuốn lênh đênh, đoá hoa rụng quê người trôi dạt...Xét đến nàng cũng hay mua việc, chuyện ngàn thu c̣n áo năo làm chi? Chẳng qua: đêm trăng nghe khúc Tỳ Bà, áo xanh đẫm lệ; cách bến hát câu ngọc thụ, tóc trắng thêm sương.

    Xưa nay danh sĩ giai nhân, hoa nghiêm vẫn một đời gian khổ; xót lẽ đất vàng núi biếc, luân lạc cùng muôn thuở đau thương. Tớ vốn nhiều t́nh, cảm ai cùng điệu. Cơi sắc hoa không chửa tỉnh; trường xuân mộng ảo c̣n say. Phương thảo gọi hồn, mường tượng người xưa phảng phất; nhà vàng xây mộng, mơ màng bóng ngọc thuớt tha. Chuyện cũ bâng khuâng, sẵn bút đề thơ ngẫu hứng; người xưa tưởng nhớ, chia hồi ngâm vịnh tiêu tao. Nói chẳng hết lời, ngoài cửa mưa thu rả rích; hồn thiêng chăng lẽ, đêm trường Lạc Phố chơi vơi...


    Bản dich II của Phùng Tất Đắc :

    Ví thử: Gắn bó tự ngày trao quạt, tang Liêu Dương đừng lỡ hẹn duyên hài, đặt bày do gă bán tơ, án Lôi quận giải ngay niềm oan khuất. Ắt là: Sắt cầm êm ả, cốt nhục sum vầy. Ngọc biếc vẫn lành thoa vàng không găy. Lả lơi hoa rượu, khách làng chơi đâu được dịp mua cười; ngang dọc biên thuỳ, tay cung kiếm há thua cơ bó giáp ?. Th́ sao thấy được: Chốn khuê các đă đủ điều hiếu hạnh; bạn quần thoa mà biết lẽ kinh quyền!

    Mới hay: Việc đời khuất khúc, chuyện mới ly kỳ; cảnh ngộ éo le, nết càng tỏ rơ. Nàng đà thừa hiểu; từ xưa trẻ tạo vẫn lân tài; ta lại nhủ cùng; đâu phải má hồng đều tủi phận. Chỉ v́: Chưa mối manh đă vội thề bồi; mắc trăng gió mới thành hư hỏng.

    Hoặc lại bảo: nước chảy mây bay quen mất nết; hoá cho nên: lá đưa cành đón dễ hư thân. Nào biết đâu: Nhị vẫn phong hương, chẳng để bướm ong thông được lối; dao toan cắt hận, nhưng e ao cá cháy theo thành. Mài mảnh gương soi rơ tấm băng trinh; ôm nỗi khổ gắng qua ngày tủi nhục. Ngọc không măi bợn, há thua đâu giá trọng liên thành; nước dẫu trôi xuôi, vẫn nhớ đến mối t́nh cựu phố.

    Ví muốn bàn cho thấu đáo; - cũng nên xét đến tâm t́nh. Huống chi: Bốn dây gió thảm mưa sầu, phả thiên bạc mệnh, mười vận hoa thêu gấm dệt, chiếm giải Đoạn trường.
    Những nghe đă xót xa ḷng, tưởng đến càng mê mẫn bóng. Hoa đành thua vẻ; liễu muốn ghen mầu. Hội phong tao đất Bắc nên trang, khóc cười phải điệu. Nét son phấn miền Nam đáng bậc, đậm nhạt ưa nh́n.

    Vậy nên những khách tài hoa, chẳng ngại đề tên họ bên chéo quần tay áo; lại khiến ngàn năm ghi chép, không nề nhặt phong lưu nơi phấn sót hương thừa. Than ôi! Mới lọt vào một kiếp phong trần; đă vương lấy bao phen oan nghiệt. Trời t́nh u uất, biển hận vơi đầy. Sợi tơ mành phó mặc gió bay, cánh hoa rụng, sá ǵ bàn lội. Từ trước đă dư người hoài cảm, sao nay c̣n hận nỗi thương tâm ? Ấy cũng v́: Tiếng tỳ bà nghe lắng đêm trăng, áo xanh dễ đầm giọt lệ; khúc ngọc thụ vẳng qua mặt sóng, tóc bạc thêm đượm màu sương...

    Cho hay danh sĩ giai nhân, nợ sau trước cũng âu người một hội; Dẫu ở non xa nước lạ, kiếp sông hồ khôn thoát hận ngàn thu. Ta vốn đa t́nh; - luống thương đồng điệu. Cơi Sắc hoa Không chưa giác ngộ; đài xuân giấc bướm vẫn mơ màng. Cỏ Mỹ nhân một bó u hoài, hồn thơm có thấu ? Toà Kim ốc những hằng vọng tưởng, vóc ngọc c̣n đâu ?

    Sẵn bút hoa tả mối sầu tư, đem truyện cũ chia hồi tưởng vịnh:
    Giăi măi mà ân t́nh chưa dứt, giọt mưa đêm c̣n thánh thót bên khách song; thiêng chăng th́ hiển hiện cho xem, bóng người đẹp chùng nhởn nhơ nơi Lạc phố...


    Bản dịch III –Đoàn Tư Thuật dịch. (Hay nhất)

    Giả sử ngay khi trước, Liêu Dương cách trở, duyên chàng Kim đừng lỡ việc ma chay; quan lại công bằng, án viên ngoại tỏ ngay t́nh oan uổng. Th́ đâu đến nỗi son phấn mấy năm lưu lạc, đem thân cho thiên hạ mua cười; mà chắc biên thuỳ một cơi nghênh ngang, ai xui được anh hùng cởi giáp. Th́ sao c̣n tỏ được người thục nữ mà đủ đường hiếu nghĩa, tay đàn bà mà lại có cơ quyền. Thế mới biết: người khôn th́ hay gặp gian truân, chuyện đời khéo lắm tṛ quanh quẩn.

    Con tạo hoá vốn thương yêu tài sắc, nàng đà biết thế hay chưa. Khách má hồng đừng giận nỗi trăng già, ta cũng khuyên lời phải chẳng. Chỉ v́ một tội mối manh chưa có, thề thốt đă nhiều, trăng gió mắc vào, phồn hoa dính măi.

    Cũng có người bảo: tại nước chảy mây trôi lỡ bước, nên cành đưa lá đón quen thân. Nào biết đâu bông hạnh nở ngoài tường chưa để con ong qua tới; cho có muốn lưỡi dao liều với mạng, lại e thành cháy vạ lây. Tấm ḷng này như tuyết như gương, mối sầu nọ qua ngày qua tháng. Ngọc kia không vết, giá liên thành khôn xiết so b́. Nước đă trôi xuôi, hồn cựu mộng hăy c̣n vơ vẩn.

    Bàn cho thật phải, t́nh cũng nên thương. Lại xem như bút mực tài hoa, đoạn trường mười khúc; trúc tơ phong nhă, hồ cầm một chương; câu thần vẳng vọng tiêu tao, bóng ngọc tưởng chiều năo nuột; hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh, vậy nên khách đa t́nh say chuyện phong lưu, trăm năm cũ c̣n ghi tên tuổi hảo; người chép sách tiếc v́ tài sắc, ngh́n thu sau nhặt lấy phấn hương thừa.

    Than ôi, một bước phong trần, mấy phen ch́m nổi; trời t́nh mờ mịt, bể hận mênh mang. Sợi tơ mành theo gió đưa đi, cánh hoa rụng chọn ǵ đất sạch. Ai dư nước mắt khóc người đời xưa, thế mà giống đa t́nh luống những sầu chung, hạt lệ Tầm Dương chan chứa; ḷng cảm cựu ai xui thương mướn, nghe câu ngọc thụ năo nùng.

    Cho hay danh sĩ giai nhân, cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ. Ngán nỗi non xanh đất đỏ, để riêng ai luân lạc đau ḷng. Ta cũng ṇi t́nh, thương người đồng điệu. Cái kiếp không hoa lẩm cẩm, cỏn hồn xuân mộng bâng khuâng. Đă toan đúc sẵn nhà vàng chờ người quốc sắc, lại muốn mượn chùm phương thảo hú vía thuyền quyên.

    Sẵn bút nghiên chia vịnh từng hồi, đem sự tích tóm làm một tựa. Bây giờ kể c̣n dài chưa hết, hạt ba tiêu như thánh thót mưa thu. Hỡi ơi, hồn c̣n có biết hay chăng? Bóng hoàn bội tưởng ra vào Lạc phố
    .


    Con tiếp....
    Last edited by Vân Nương; 07-01-2013 at 09:49 PM.

  10. #1380
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    20 bài thơ vịnh Kiều - bốn bài đầu tiên

    1 –Hội Đạp Thanh

    Mùa xuân ai khéo vẽ nên tranh,
    Nô nức đua nhau hội đạp thanh.
    Phận bạc ngậm ngùi người chín suối,
    Duyên nay dun dủi khách ba sinh.
    Dăy hoa nép mặt gương lồng bóng,
    Ngàn liễu rung cương sóng gợn t́nh.
    Man mác v́ đâu thêm ngán nỗi!
    Đường về chiêng đă gác chênh chênh.


    2. Hội ngộ vườn thúy,

    Hết nghĩ gần thôi lại nghĩ xa,
    Hiu hiu án sách ngọn đèn tà.
    Gương loan phảng phất hồn cung quế,
    Giấc bướm mơ màng khách trướng xa.
    Mười vận sầu tuôn đôi giọt nước,
    Trăm năm duyên bén một cành thoa.
    Mái tây bơ lúc chờ trăng đứng,
    Rày đă vườn xuân tỏ mặt hoa.


    3. Thề Nguyền

    Dan díu v́ ai luống ngẩn ngơ,
    Để ai gió đón lại trăng chờ.
    Đào tơ đă ngỏ đường ong bướm ,
    Liễu yếu c̣n e trận gió mưa.
    Lựa mối tơ t́nh năm ngón dạo,
    Lập lờ lửa dục một lời thưa.
    Giá trong muốn vẹn niềm băng tuyết,
    Nào phải trăng hoa khéo ỡm ờ.


    4.Thúy Vân thay lời

    Sự đâu sóng gió nổi cơn đen,
    Chín chữ cù lao phải báo đền.
    Ân nặng quản chi liều phận thiếp,
    T́nh thân âu sẽ chắp duyên em.
    Nước non ngh́n dặm đôi hàng lệ,
    Tâm sự năm canh một bóng đèn.
    Ướm hỏi Liêu Dương người có biết ?
    Này là trâm quạt của làm tin.

    (còn tíếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •