Page 20 of 304 FirstFirst ... 101617181920212223243070120 ... LastLast
Results 191 to 200 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #191
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường

    Thạch Lam


    Một Thứ Quà Của Lúa Non: Cốm

    Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phản phất hươnh vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

    Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được,người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng ...

    Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?).

    Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ tronglá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

    Cốm để nguyên chất ăn bao giờ cũng ngon và nhiều vị. Tất cả những cách thức đem nấu khác chỉ làm cho thức quà ấy bớt mùi thơm và chất dẻo đi thôi. Tuy vậy, nhiều người ưa cái thứ cốm xào, thắng đường rất quánh. Thành ra một thứ quà ngọt sắc và dính răng. Như vậy tưởng mua bánh cốm mà ăn lại còn thú vị hơn. Ở Hà Nội, người ta còn làm một thứ chả cốm, nhưng cái thanh đạm của vị lúa không dễ ăn với cái béo tục của thịt, mỡ.

    Tôi thích hơn thứ chè cốm, nấu vừa đường và không đặc. Ít ra ở đây cốm cũng còn giữ được chút ít vị thơm và chất dẻo, và chè cốm ăn cũng mát và lạnh. Nhưng cũng chắng gì hơn là một lá cốm Vòng tươi sạch trong một chiếc lá sen mới hái về.

    Nguồn : Dac Trung

    Nhắn Tin : Thím7CM xin cho y kien ve Com lang` Vong`

    Tigon

  2. #192
    Thim7CM
    Khách

    Cốm Vòng là vô địch

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Thạch Lam


    Một Thứ Quà Của Lúa Non: Cốm

    Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phản phất hươnh vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

    Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được,người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng ...

    Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?).

    Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ tronglá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

    Cốm để nguyên chất ăn bao giờ cũng ngon và nhiều vị. Tất cả những cách thức đem nấu khác chỉ làm cho thức quà ấy bớt mùi thơm và chất dẻo đi thôi. Tuy vậy, nhiều người ưa cái thứ cốm xào, thắng đường rất quánh. Thành ra một thứ quà ngọt sắc và dính răng. Như vậy tưởng mua bánh cốm mà ăn lại còn thú vị hơn. Ở Hà Nội, người ta còn làm một thứ chả cốm, nhưng cái thanh đạm của vị lúa không dễ ăn với cái béo tục của thịt, mỡ.

    Tôi thích hơn thứ chè cốm, nấu vừa đường và không đặc. Ít ra ở đây cốm cũng còn giữ được chút ít vị thơm và chất dẻo, và chè cốm ăn cũng mát và lạnh. Nhưng cũng chắng gì hơn là một lá cốm Vòng tươi sạch trong một chiếc lá sen mới hái về.

    Nguồn : Dac Trung

    Nhắn Tin : Thím7CM xin cho y kien ve Com lang` Vong`

    Tigon
    - Chị Tigon ơi,
    Thạch Lam đã nói hết rồi, nhưng mà chị đã hỏi thi Bảy trả lời nha :

    Nhìn em tay nhón Cốm Vòng
    Ngón tay thon nhỏ trắng ngần búp lan
    búp lan nhón hạt cốm vàng
    Sư đang tụng niệm bàng hoàng bỏ tu.
    Sư về sư ốm tương tư.....
    Hì hì

    Muốn biết bệnh tình ông sư này ra sao
    xin quí vị độc giả theo dõi mục này
    BCM

  3. #193
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Đă Ăn Cốm Làng Ṿng Chưa ?

    Thím7 à ,

    Ư Tigon muốn nói , là Thím7 ăn thử cốm Làng Ṿng chưa ?

    Ngày xưa , ḿnh nhớ là mấy bà bán cốm rong , gánh 2 cái thúng. Bên dưới là cốm xanh non , mềm mại . Bên trên phủ lá sen.

    Cốm phải được gói trong lá sen mới ngon , chứ không gói bằng lá chuối .

    Bên Mỹ chỉ có cốm khô , chán phèo .

    Tigon

  4. #194
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường

    Thạch Lam

    Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường






    Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải... Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu... Ta phải nghe người Pháp nói đến Paris, người ở Paris, mới hiểu được sự yêu quư ấy đến bực nào.
    Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, v́ Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ c̣n t́m những vẻ đẹp ấy ra), và cũng v́ chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris... Trong những cuộc phiếm du, - phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song chỉ người Hà Nội có - ta nên chú ư đến những nét đổi thay của thành phố, nên nhận xét những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta.
    Hà Nội có một sức quyến rũ đối với các người ở nơi khác... Ở những hang cùng ngơ hẽm của làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông cái ánh sáng mở của Hà Nội chiếu lên nền mây. Để cho những người mong ước kinh ḱ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.


    Người Ta Viết Chữ Tây



    Cái biển hàng nào viết bằng chữ Pháp đầu tiên treo ở phố Hà Nội? Thật khó mà biết được. Nó là một điều thuộc về lịch sử cần phải t́m ra, để đánh dấu cái ngày mà một con người Việt Nam bắt đầu dùng thứ chữ phong phú nhất phương Tây.
    Từ bấy đến nay, ít ra cũng ngoài sáu chục năm. Sáu chục năm người ḿnh học chữ Pháp, tưởng đă đến lúc thâu thái được hoàn toàn. Bây giờ các biển hàng viết chữ Pháp chiếm đến chín phần mười trong các biển hàng. Nhiều hàng, tuy chỉ giao thiệp với khách hàng Việt Nam thôi, cũng để toàn chữ Pháp, cũng như ngày xưa họ toàn dùng chữ nho.
    Ngày tôi c̣n nhỏ, ông thầy dạy vẽ của tôi bỏ nghề ra mở một xưởng vẽ ở phố Bờ Hồ. Ngoài cửa hàng treo một cái biển vẽ một cái gái rất xinh chỉ tay vào mấy ḍng chữ. V́ cô gái, tôi đi học về lần nào cũng đứng lại nh́n, và v́ vậy mới thuộc mấy ḍng chữ đó đế bây giờ. Mấy ḍng chữ như thế này: "Ici, il existe un dessinateur portraitiste, aquarelliste et architecture".
    Đă hơn mười năm rồi, mà mỗi lần nhớ đến câu chữ Pháp ấy tôi cũng không khỏi buồn cười. Nhân thế hôm nay tôi nẩy ra cái ư muốn dạo qua tất cả Ba mươi sáu phố của chốn "ngh́n năm văn vật" này để đọc các biển hàng chữ Pháp, và xem người ḿnh dùng chữ Pháp đă tiến bộ đến bậc nào.
    Th́ quả thực đă tiến bộ rất nhiều:
    Này đây những biển: Salon de coiffeur, X ... bon coiffure, T.D. Coiffeur de Beauté, hay; M. librairie, mercerie, relieur, M.S. Prothèse dentaire, Beauté hygiénique de la bouche, M.S dorure et dargenture, T.T fabricateur de pousse pousse, T.O vente et réperateur de machine de tout sorte, D.T. Ferronnerie, quinconnerie, H. Vanerie, O. Serée, Filets de sports. Chữ Élégant h́nh như được nhiều người yêu chuộng nhất: v́ tỏ ra élégant có phải không?
    P.T. Coiffeur élégant (Bạch Mai), Boulangerie élégant (Hàng Bông), A la coupe de Paris - D.M. tailleur élégant (Hàng Quạt), Aux paradis des élégant ... (Lê Quư Đôn), hiệu này đâu trước là: Au gout des élégant ... P.T. Tailleur des élégants (Hàng Quạt) ...
    Toàn những Élégancel à Élégance, thật xứng đáng với (Hà thành hoa lệ).
    Và tôi nhận thấy, nội trong các hiệu dùng nhiều chữ tây nhất, và dùng một cách đáng yêu nhất là hiệu thợ may. Có lẽ v́ các ông chủ hiệu đó may quần áo cho thiên hạ nên họ tự nghĩ như bắt buộc phải dùng chữ Tây mới họp thời.
    Một hiệu khoe các hàng: "Derńeres nouveautés de Paris: laine Elboeuf, laine Red Star, laine Dormeuse ..." (qui fait bien dormir - hẳn thế).
    Hiệu kia: "lanine pieds de poule Prince de gales".
    Một hiệu khác tham bác cả Tây lẫn ta, và tạo nên một cái tiếng thần t́nh này: Satin súp.
    Nhưng đến tên các hiệu th́ sự văn hóa và cầu kỳ thực đă đến cực điểm: "Au parfait tailleur" (Hàng Bông), "Maitre tailleur", "Paris tailleur" (Hàng Quạt). Chữ luxe, chắc hẳn trong trí các ông chủ hiệu thợ may, là biểu hiện của cái tuyệt đích trong sự sang trọng, nên có đến ba ông dùng: La Mode, tailleur de luxe, D.P.T tailleur de luxe (Hàng Gai), Tr. tailleur de luxe (Lê Quư Đôn), (ông này viết là luxe không có e, ư chừng tỏ ra luxe một bậc nữa). Nhiều ông khác ưa tỏ ra biết tiếng ngoại quốc hơn. Modern tailor (chợ Hôm), Gentlemens modern tailor (hiệu chỉ có một cái máy khâu cũ và tấm vải xanh che bên ngoài) và CH. R Gents? tailor (Hàng Trống) ...
    Thế cứ tưởng đă đủ rồi. Ca va, taileur! (Hàng Trống), De la tenue, tailleur et de la frantaisie, tailleur (Hàng Trống).
    Rồi lại c̣n: D.T. Spécialist des chemises et des pyjamas; T.L. Coupe incroyable aux pyjamas dirigée par S ...
    Nếu một ngày kia chúngta thấy đề: X. Tailleur, prix, soigne, trvail impeceable, coupe modérée, th́ cũng chẳn nên ngạc nhiên tư nào.
    Nhưng ḥn ngọc đẹp nhất có lẽ phải dành riêng cho hiệu này ở phố Hàng Buồm: L.S. photographe, marchande de Chinoiserie.
    Ấy là mới dạo qua một vài phố đông đúc, chúng ta đă được đọc nhiều câu chữ Pháp lạ lùng như thế rồi. Ở các hang cùng ngơ hẻm, đối với người ṭ ṃ, hẳn c̣n t́m thấy nhiều cách áp dụng chữ Pháp một cách thần t́nh hơn nữa.
    Nhưng ngẫm kỹ ra th́ cũng chẳng nên lấy làm lạ, v́ ở một xứ có tờ báo (nghĩa là do hạng trí thức viết), dịch Hôtel de ville là khách sạn của thành phố và Stars à Hollywood là dân tộc Star ở Mỹ châu, th́ các ông chủ hiệu trên kia kể c̣n là giỏi nhiều.
    Mà, có phải không, tờ bao Phụ nữ tân văn ở trong Nam đă treo biển "Le Journal des Dames", và tờ Phụ nữ thời đàm ở ngoài Bắc, "La preḿere organe de la femme Annamite"? .


    Hàng Mứt, Hàng Đường, Hàng Muối Trắng Tinh



    Hà Nội đă thay đổi nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với những nhà tḥ ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bậc như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đă nhường chổ cho những phố gạch thẳng và rộng răi, với từng dăy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Thẳng và đứng hàng, đó là biểu hiện của văn minh. Khi ông cầm lái chiếc ô tô th́ ông lấy làm dễ chịu v́ đường rộng, v́ phố thẳng lắm. Nhưng đối với người tản bộ đi chơi, ḷng thư thả và mải t́m sự đẹp, th́ phố xá mới không có thú vị ǵ. Không có những cái khuất khúc dành cho ta nhiều cái bất ngờ, không có một ngọn cây hoa nhô sau bức tường thấp, khiến chúng ta đoán được cả một thửa vườn nhỏ bên trong, ở đấy biết đâu lại không thướt tha một vài thiếu nữ khuê các như xưa.
    Chỉ c̣n một vài cái ngơ con ... ngơ Phất Lộc, ngơ Trung Yên ... mấy ngọn cỏ trên mảnh tường cổng ô Quan Chưởng, là gợi dấu vết của Hà Nội cũ. Ngày ấy, đường hẹp, chắc hàng xóm láng giềng ăn ở với nhau thân mật hơn. Người cùng hàng phố tự coi như có một liên lạc cùng nhau. Bên này một cửa hàng tạp hoá có đầy đủ quả sơn đen, có chồng giấy bản và ống bút nho, có cô hàng thuỳ mị mà hàng phố vẫn khen là gái đảm đang. Bên kia, nhà một ông cụ Tú, có tiếng trẻ học vang, có cậu học tṛ xinh trai đứng hầu chè thầy bên tràng kỷ.
    Những nhà cũ của ta có một lối kiến trúc riêng. Ở các phố Hà Nội hiện giờ, thỉnh thỏang cũng c̣n được một vài nhà. Giữa nhà, mảnh sân vuông lộ thiên, có bể non bộ và cá vàng, có dăy chậu lan, có bể đựng nước, và trên tường có câu đối chữ nho. Đôi khi đi qua, một cánh cửa hé mở, chúng ta được thoáng nh́n vào; bóng một thiếu nữ nhẹ qua sân, h́nh dáng một ông cụ giàcúi ḿnh trên cây cảnh. Tất cả cuộc đời của những kẻ bên trong, cuộc đời xưa, những ư nghĩ cũ, những hy vọng và mong ước khác bây giờ.
    Không c̣n ǵ của Hà Nội ngoài năm sáu mươi năm trở về trước. Thăng Long của vua Lê, của chúa Trịnh không c̣n dấu vết nào: đâu c̣n những cung điện ngày xưa, những phụ đế của các bậc công hầu khanh tướng? Thỉnh thỏang một vài tên gọi c̣n nhắc lại, một vài đống đất c̣n ghi dấu, thế thôi. Chúng ta không biết được mấy về dĩ văng, về cảnh phố xá kinh kỳ hồi cụ Lăn Ông, một túi thơ, một bồ thuốc, đi từ Bát Tràng đến Hồ Tây để chữa cho hoàng tử.
    Trong một bài báo, tôi đă nói (Hà Nội XVII ẻ śecle) rằng cái "nghệ thuật biển hàng" ở Hà Nội đă mất. Ngày xưa, cái biển hàng c̣n là một cái ǵ hơn không chỉ là một cái biển hàng mà thôi. Đó là một bộ ǵ liền với cơ nghiệp và số vận của người buôn, cái biển hiệu thực hiện của những cố công nhẫn nại và những đức tính ngay thật của chủ hàng. Đề biển phải chọn ngày tốt, phải xin chữ của những người viết giỏi có tiếng, và người ta thận trọng giữ ǵn như một thứ của gia bảo ở những cái biển cũ đă tróc sơn, mà gió mưa bao nhiêu năm đă làm lạt cả vàng son, những nét chữ mạnh mẽ và rắn rỏi vẫn c̣n như nguyên mới. Tôi không khỏi bao giờ đi qua không dừng bước lại ngắm ngía ba chữ đại. "Vạn Thảo Đường" trên cái biển cũ kỹ của hiệu thuốc ấy ở đầu phố Hàng Đường.
    Ba chữ "Đông Hưng Viên" cũng sắc nét và c̣n mới hơn. Ngày trước c̣n mấy chữ "Cộng Ḥa Đường" viết bằng son đỏ tươi, lối nửa chân nửa lệ, chữ bay bướm, trông đến thích cả mắt.
    Nhưng bây giờ người ta đă xóa đi để thay vào bắng lối chữ "vuông tân thời" trong các quảng cáo ở báo Tàu hay bằng những chữ điện tím hoa cà, xanh lá mạ đêm đêm sáng ngời một góc trời. Tất cả cái ǵ cũng thay mới người ta không những thấy có biển hàng, người ta thấy cả bề mặt cái cửa hàng nữa. Và sự thay đổi bề ngoài ấy đem đến cho phố xá Hà Nội một vẻ mới riêng, hơi lạ lùng và đột ngột.
    Trong đêm khuya, chúng ta thử dạo chơi các phố, lúc đó không bị những ánh sáng và thức hàng làm lóe mắt. Lúc đó những cửa hàng mới mẻ đă đóng cả, và cái phố với căn nhà đều phô bày vẻ thật. Các nhà chỉ thay đổi có phía dưới sự thay đổi ít khi lên đến tầng trên. Và bây giờ, nếu người ta có phép ǵ cắt bỏ các tầng dưới và đặt các tầng trên xuống đất, chúng ta sẽ có một hàng phố cũ kỹ với những hàng bát quái, mảnh gương và dơi bay một phố từa tựa như phố của kinh kỳ xưa, chắc thế.
    Có một bạn nào trông coi về vẻ đẹp của thành phố Hà Nội không? H́nh như có th́ phải, tuy rằng bạn đó không thấy làm cho người ta nói đến ḿnh. Nhưng cái đó không hề ǵ, miễn là bạn đó cứ làm việc là đủ.
    Ngày trước, ở trước cửa phủ toàn quyền, c̣n có một nhóm tường mà người ta đă phá đi rồi, cách đây đâu mười năm ǵ đó. Nhóm tường đó trông xa giống như mâm xôi; ở đỉnh có những h́nh thù ǵ, tôi không nhớ, nhưng ở phía dưới, có tượng hai người đàn bà nằm choài ra như bơi, tóc buông xơa và lẩn ḿnh vào thành bể. Hai người đàn bà đó người ta bảo là h́nh dung hai con sông Nhị Hà và Mêkông.
    Chúng ta tưởng tượng phong cảnh hồ Hoàn Kiếm với cái mâm xôi bằng đá lù lù ấy. May thay không biết có ai phản đối, người ta bỏ cái dự định ấy, và đem nhóm tường dựng ở trước cửa phủ Toàn quyền, để rồi sau đó ít lâu phá đi.
    Sự phản đối ít lợi ấy có lẽ là công việc của ủy ban coi về vẻ đẹp của thành phố hẳn?
    Sau đó ít lâu, một dạo, ngay bên cổng của đền Ngọc Sơn, chúng ta được trông thấy đứng sừng sững và thẳng tấp một cái cột dây điện chằng chịt và cả đèn điện với những cái "b́nh tích" bằng sứ trắng, khiến cho cái cột sắt sơn hắc ín đó như một thứ cây già mọi rợ vụng về. Cái cây đó làm cho vẻ đẹp của cổng đền Ngọc Sơn giảm mất đến chín phần mười.
    Nhưng lại may thay, cũng cách sau ít lâu, cái cột đó không c̣n nữa. Công việc của ủy ban kia chắc thôi.
    Sau đó ít lâu nữa, cảnh đền Ngọc Sơn lại chịu phải một sự thêm thắt xấu xa khác.
    Có lẽ theo lời yêu cầu của những ai trông nom cái đền đó, người ta đă cho bắc suốt từ ngoài cổng, qua đầu, vào đến trong đền, những ṿng sắt nền, có những đường uốn lượn ngoằn ngoèo, cũng sơn hắc ín, và để mắc đèn.
    Mắc đèn cho sáng, cho tiện những người đi lễ đền. Một ư tốt, rất tốt. Nhưng sao lại phải trả bằng một cách bôi nhọ vẻ đẹp của đền thế? Muốn sáng cổng và sáng cầu th́ thiếu ǵ cách: mắc đèn vào những chỗ lơm khuất khúc của cổng và của cầu: đèn để như thế vừa được kín đáo, vừa không làm giảm vẻ đẹp, không kể cái lối ánh sáng đập lại ấy dịu dàng và làm tôn cảnh đền hơn lên.
    Đằng này, mắc những vơng sắt với cánh hoa hoét rẻ tiền kia vào cái cổng đẹp đẽ có lối kiến trúc riêng, có vẻ cổ sơ ấy, thực là một cách đập phá mỹ thuật tai hại không ǵ bằng.
    Cho cả đến ba chữ "Ngọc Sơn Tự" bằng sắt dán trên một tấm lưới cũng sắt, và có hoa lá cũng sắt nốt, cả cái biển ấy cũng chướng mắt không kém.
    Những thanh sắt ấy ở đó cũng khá lâu rồi th́ phải, mà chưa thấy cái ủy ban nào đó nếu ủy ban ấy có làm việc ǵ cả. Việc th́ rất giản dị: nghĩa là bỏ những cái đó là xong.
    Dạo này, người ta đă xây nhiều bóp cảnh sát phụ ở lác đác khắp Hà Nội, Yên Phụ, Cửa Nam, Bờ Hồ, Quan Thánh ...
    Kiểu bóp như là một cái ḥm vuông bốn góc thẳng cạnh, có cửa vào (tất nhiên) và cửa sổ. Việc xây các bóp ấy chắc là ít lợi nhiều cho việc trị an của thành phố. Chúng tôi xin cũng nhận thế. Và chỗ đặt bóp chắc cũng đă lựa chọn rất tiện lợi nữa.
    Những bóp khác, chả nói làm ǵ. Duy chỉ có cái bóp ở Quan Thánh, là làm giảm mất vẻ đẹp của ngôi đền đẹp đẽ ấy.
    Tuy rằng người ta đă cẩn thận cho cái bóp ấy đại để vẫn h́nh vuông một h́nh dáng muốn giống chùa chiền bằng cái mái cong cong, bằng vài cái trang điểm theo lối cũ. Nhưng mà cái chùa giả ấy trong đó thấy cảnh sát thay nhà sư không đánh lừa được ai hết, nhất là người yêu mỹ thuật, yêu Hà Nội, yêu cái vẻ cổ kính của đền chùa.
    Chỉ quá một ít nữa, làm xa ra một tư nữa ở phía đường bên kia, hay ở ngay vườn hoa đầu đường Quan Thánh, vườn hoa Eckert nếu tôi không nhầm, th́ có phải hay biết bao không. Gia chi dĩ, những đường vạch thẳng ngay ngắn của vườn hoa ấy lại ḥa hợp với cái h́nh thù vuông vắn của nhà bóp lắm.


    Quà Hà Nội



    Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng ngon lành và lịch sự. Ở các thôn quê, chút "quà Hà Nội" là của mong đợi, và tỏ được ḷng quư hóa của người cho. Con cháu ngày giỗ ky đưa về dâng cha mẹ, hay các bà mẹ ra tỉnh mua về cho các con, và chồng đi làm Nhà nước ngày nghỉ mua tặng cho cô vợ mới cưới ... Bao nhiêu ư tốt t́nh hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi các vị sành và trang nhă của băm sáu phố phường.
    Hàng Quà Rong
    Người Hà Nội, ăn th́ ngày nào cũng ăn, nhưng thường không để ư. Nếu chúng ta về ở tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Pḥng, Nam Định nữa, chúng ta mới biết quà ở Hà Nội ngon là chừng nào. Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi.
    Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một thứ khác nhau; ăn quà cũng là một nghệ thuật: ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy, mới là người sánh ăn.
    Tang tảng sáng, tiếng bánh Tây đă rao, lẫn với tiếng chổi quét đường. Đó là quà của những người thợ đi làm sớm. Rồi, có từng độ, phố xá vang lên tiếng rao "bánh rán nóng, trinh một, xu đôi" của một lũ trẻ con. Cái bánh rán vừa cứng và xấu, thật làm giảm thanh thế của quà Hà Nội, do một cửa hàng nào đó muốn kiếm lời, cứ muốn bắt thiên hạ ăn bánh rán lúc c̣n ngái ngủ.
    Này đây mới là quà chính tông: bánh cuốn, ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng. Nhưng là bánh cuốn Thanh Tŕ mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Vị bánh thơm bột mịn và dẻo. Bánh chay th́ thanh đạm, bánh mặn đậm v́ chút mỡ hành. Người bán bánh cuốn Thanh Tŕ đội mẹt và rổ trên đầu, từng tụm năm, bảy người từ phía Ḷ Lợn đi vào trong phố, dáng điệu uyển chuyển và nhanh nhẹn.
    Rồi mùa nực th́ hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ở, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa gậy vừa bùi. Mà có đắt ǵ đâu! Ăn một, hai xu là đủ rồi. Mùa rét th́ xôi nóng, hăy c̣n hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ.
    Và có ai ngẫm nghĩ kỹ cái vị hành khô chưng mỡ ở trong bát ngô nếp bung non; hàng gịn và thơm phức, những hạt ngô béo rưới chút nước mỡ trong ... Ngô bung (xôi lúa) th́ có nhiều hàng ngon, nhưng ngon nhất và đậm nhất là ngô bung của một bà già trên Yên Phụ. Cứ mỗi sáng, bà từ ô xuống phố, theo một đường đi nhất định, đă ngoài hai mươi năm nay, để các nhà muốn ăn cứ việc sai người ra đừng chờ. Bà đội thúng ngô, tay thủ vào cái áo cánh bông, và cất lên cái tiếng rao, tựa như không phải tiếng người, một tiếng rao đặc biệt và kỳ lạ: "Eéé ...éc", "Eé ...ééc ...".
    Đối với các bà, các cô đi chợ, cô hàng vải, cô hàng rau v.v ... là những người ưa món quà ǵ vừa rẻ vừa ngon, lại vừa no lâu các cô khó tính, sành ăn và hay xét nét lắm đă có món quà của cô hàng cơm nắm lẳng lơ với hai quang thúng bỏ chùng. Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, từ quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng, tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm, cô hàng trông cũng ngon mắt như quà của cô vậy.
    Cơm nắm từng nắm dài, to nhỏ có, nằm trên chiếc mẹt phủ tấm vải màu trắng tinh để che ruồi, muỗi. Con dao cắt, sáng như nước, và lưỡi đưa ngọt như đường phèn. Cơm cắt ra từng khoanh, cô hàng lại cẩn thận gọt bỏ lớp ngoài, rồi lại cắt ra từng miếng nhỏ, vuông cạnh và dài, để bày trên đĩa. Cô muốn xơi với thứ ǵ? Với chả mới nhé hay gị lụa mịn màng?
    Các cô vừa ăn vừa nhai nhè nhẹ và thong thả hỏi han thân mật cô hàng: cùng bạn làm ăn cả, một gánh nuôi chồng nuôi con, đóng góp th́ nhiều. Âu cũng là cái phận chứ biết làm thế nào.
    Đối với các bà ăn rở và thích của lạ miếng và độc nữa đă có bà hàng tiết canh và ḷng lợn. Một mâm đầy một bát tiết canh đỏ ối, ng̣ng ngoèo sợi dừa trắng, điểm xanh mấy lá húng tươi. Thế mà họ ăn ngon lành, một lúc hai, ba bát. Rồi đánh thêm một đĩa ḷng vừa dồi, cổ hũ với tràng gịn. Ăn xong quét miệng đứng dậy, bước đi thành chậm chạp.
    Sao bằng ra đầu phố ăn một bát phở bă của anh hàng phở áo cánh trắng, gilet đen, và tóc rẽ mượt? Nồi nước sôi sùng sục, tỏa mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở ngon cả Hà Nội không có đâu làm nhiều, th́ nuớc dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu gịn chứ không dai, chanh ớt, và hành tây đủ cả. Chả c̣n ǵ ngon hơn bát phở như thế nữa. Ăn xong bát thứ nhất, lại muốn ăn thêm bát thứ hai. Và anh hàng phở chả phải gánh nặng đi đâu cả, chỉ việc đỗ một chỗ nhất định, cũng đủ bán một ngày hai gánh như chơi. Và người hàng phố t́m dấu hiệu để gọi tên anh cho dễ nhớ: anh phở trọc, anh phở Bêrê, anh phở Mũ Dạ, anh phở Cao ... và dặn thằng nhỏ chớ mua hàng khác về "ông không ăn mà chết đ̣n".
    Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là v́ ở Hà Nội mới ngon. Đó là quà tất cả suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tối.
    Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ: phố Ga, phố Hàng Cót, phố Ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc v.v ...
    Bây giờ nhiều tài năng trẻ trong nghề phở mới nhóm lên và trái lại, những danh vọng cũ trên kia không chắc c̣n giữ được "hương vị xứng kỳ danh" nữa. Có người nào thứ chịu khó đi khảo nếm lại một lượt xem sao? Một ṿng quanh Hà Nội bằng vị phở, chắc có lắm điều mặn, chát, chua, cay đấy.
    Nhưng có một nơi phở rất ngon mà không có ai nghĩ đến và biết đến: ấy là gánh phở trong nhà thương. Trong nhà thương vốn có một bà bán các thứ quà bánh ở một gian hàng dựng dưới bóng cây. Cái quyền bán hàng đó là cái quyền riêng của nhà bà, có từ khi nhà thương mới lập. Bà là người ngoan đạo nên tuy ở địa vị đặc biệt đó bà cũng không bắt bí mọi người và ăn lăi quá đáng. Thức ǵ bán cũng ngon lành, giá cả phải chăng. Nhưng gánh phở của bà th́ tuyệt: bát phở đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm, trông thực muốn ăn. Nước th́ trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thỏang nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tùy thích, nhà hàng đă khéo chiều: ai muốn ăn mỡ gầu, có, muốn ăn nạc, có, muốn ăn nửa mỡ, nửa nạc, cũng có saÜn sàng.
    Cứ mỗi buổi sáng, từ sáu giờ cho đến bảy giờ, chỉ trong quảng ấy thôi, v́ ngoài giờ gánh phở hết, chung quanh nồi nuớc phở, ta thấy tụm năm tụm ba, các bệnh nhân đàn ông và đàn bà, các bác gác san, các thầy y tá, và cả đến các học sinh trường Thuốc nữa. Chừng ấy người đều hợp ḷng trong sự thưởng thức món quà ngon, nâng cách ăn phở lên đến một nghệ thuật đáng kính.
    Cùng một thứ quà nước và mặn như phở, Hà Nội c̣n có hăng ḿ và mằn thắn. Hai món này chắc hẳn là món ăn của người Tàu, cho nên hễ người Tàu làm th́ ngon hơn, cũng như họ làm ngon nhiều món khác.
    Cái chí của Việt ta cũng khác: món quà bán th́ cứ muốn bán cho rẻ và nhiều, thích thế để xiêu ḷng khách c̣n cái phẩm có tốt hay không, không quan tâm đến. Cho nên bát mằn thắn của người ḿnh th́ có đủ cả rau thơm, xà xíu, đôi khi mấy miếng dồi, và một phần chia tám quả trứng vịt. Mằn thắn th́ làm rất to bột, nặn xuề x̣a để trông càng to hơn, nhưng nhân th́ hết sức kín đáo và nhỏ bé, v́ được một tí thịt chỗ bạc nhạc, mua rẻ của các hàng thịt lậu ôi ở ngoại ô, lúc trút hàng bán rẻ. Nước cũng rất nhiều nữa, dềnh lên như ao sau trận mưa, nhưng nhạt ví như nước bèo. Ấy htế mà tất cả chỉ bán có năm xu. Tưởng đắt hàng là phải.
    Thế mà không: người Hà Nội ăn quà sành, nên khó mà lấy nhiều làm hoa mắt người ta được. Có lẽ người bán nghĩ rằng quà rao là sực tắc, hai thanh tre gơ vào với nhau như tiếng guốc đi của một gái về đêm, mà sực tắc chính là hai tiếng Tàu Thực đắc mà ra. Thực đắc là ăn được, cho nên quà chỉ cốt ăn được, không cốt ǵ ăn ngon.
    Về thức quà này, tôi lại nhớ đến một câu chuyện nhiều ư nghĩa, và có thể làm một bài học hay cho người ḿnh. Trong lúc mọi người bán hàng Việt Nam mỏi vai lê gánh khắp phố ṃn đốt tre v́ tiếng gọi mà vẫn không bán được mấy, th́ bỗng nhiên một hôm ở một phố ở Hà Nội nhỏ hẹp và đông đúc, nẩy ra một chú khách bán hàng rất dở người. Chú ta cũng bán ḿ với mằn thắn, cũng với giá năm xu, nhưng ḿ th́ chỉ có ḿ không và mằn thắn chỉ có mằn thắn trần, đủ mười lăm cái. Nhưng nước rất trong và rất ngọt,ḿ th́ đậm vị và dẻo, mằn thắn th́ bột mềm và mỗi cái có nhân một con tôm. Ăn măi vẫn ngon không thấy chán.
    Bán hàng không cần gánh đi đâu, và cũng không cần ǵ bát. Ai muốn ăn th́ đến hàng mà ăn, ai muốn mua đem bát lại mua, và người nhà mang về, chứ một bậc thang ngắn bác cũng không chịu bước lên. Bác bán hàng cửa quyền như thế, người ta tuy tức v́ cái làm bộ kiêu kỳ của bác, chê v́ quà của bác đắt hơn quà của các hàng thường, nhưng người ta vẫn phải mua, v́ quà của bác ngon. Người mua ngày dần đông: một bác bán không đủ, phải làm hai gánh, rồi ba, rồi bốn, rồi năm sáu. Mỗi gánh bác phải thuê người bán, mỗi tháng công năm đồng. Những người này bèn cách ăn bớt: một lượng bát ḿ bác bán, cứ ba bó ḿ th́ họ lạibớt một; mười lăm cái mằn thắn th́ họ bán có mười hai.
    Nhưng mắc ḷng, hàng bác vẫn bán chạy. Mỗi gánh ít nhất bác cũng được lăi ba đồng một ngày. Sáu gánh vị chi là mười tám, một tháng lăi năm trăm hơn. Sáu tháng sau khi bác ở Hải Pḥng đặt chân lên Hà Nội, bác đă nghiễm nhiên trở nên một người giàu.
    Thế mới biết nghề ǵ là không có lăi, mà cái nghề mà chúng ta tưởng là hèn mọn ấy lại chóng làm người ta giàu hơn chánh vạn nghề khác. Miễn là thức hàng bán xứng với đồng tiền, đừng lừa dối người mua của ngon th́ người ta ăn, đắt rẻ không kỳ quản. Đó là một sự thất giản dị trong nghề buôn bán, mà tiếc thay, nhiều nhà buôn người ḿnh không biết đến, hoặc người ḿnh làm tồi bán rẻ hoặc họ đánh lừa được người muath́ lấy làm sung sướng.
    Tôi quên nói nốt rằng chú khách bán mằn thắn trên kia, giá cứ giữ lối bán gánh như thế th́ không sao. Có tiền, chú lại muốn làm ông chú hiệu chú mở hàng cao lâu to ở phía Mă Mây. Cái chí này th́ không có ǵ đáng trách. Nhưng chú lại muốn giống các chủ khác ở chỗ đánh bạc chú đánh phán thán, rồi chú thua. Ba tháng sau, chú vỡ nợ.
    Nhưng đấy là tại chú, chứ không phải là tại cái cửa hàng của chú, và cái phương pháp bán hàng của chú vẫn giữ nguyên giá trị khiến chúng ta nên theo.
    Sau khi vỡ nợ, tay trắng trở về, chú lại ghé lưng xuống gánh lấy gánh hàng mằn thắn cũ tiếng vẫn rao vàng, và cái miệng vẫn tươi cười như trước Đó là một tấm gương mà chúng ta lại càng nên theo nữa.

  5. #195
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    HÀ nỘI Ngày Tháng Cũ


  6. #196
    Thim7CM
    Khách

    Ăn cốm vòng

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Thím7 à ,

    Ư Tigon muốn nói , là Thím7 ăn thử cốm Làng Ṿng chưa ?

    Ngày xưa , ḿnh nhớ là mấy bà bán cốm rong , gánh 2 cái thúng. Bên dưới là cốm xanh non , mềm mại . Bên trên phủ lá sen.

    Cốm phải được gói trong lá sen mới ngon , chứ không gói bằng lá chuối .

    Bên Mỹ chỉ có cốm khô , chán phèo .

    Tigon
    Tỉ Tigon ơi,
    Khi xa Hà Nội Bảy mới tuổi teen, nên thích ăn quà lắm cơ. Có ba thứ quà mà Bảy thích nhất. Đó là lạc rang húng lìu của ông già tàu ở bờ Hồ Hoàn Kiếm, thứ hai là sấu chịn, thứ ba mới đến cốm Vòng. Cô nàng bán rong cốm Vòng không phải cô nào cũng có đòn gánh cong vút lên như góc mái chùa mái đình như Duy Lam tả đâu. Nhưng quang gánh và thúng nia đựng cốm thì giống nhau. Mẹt thì làm nắp đạy húng trong thúng la rố đựng cốm có lót lá sẵn. Trên mặt mẹt thì đựng chồng lá sen đã cắt thành từng miếng sẵn , lượng cốm tuỳ người mua cô hàng sẽ xúc vào lá sen tương ứng do cô hàng áng chừng. Tết năm 2006, Bảy có về cả khu mình ở hàng quà hàng bánh đầy ra từ Hoà Mã qua Ngô Thì Nhâm lên Trần Xuân Soan đến Lê văn Hưu rồi Hàm Long, các ngõ hẻm đường Trần xuân Soan như cái chợ nhỏ. Vui lắm. Ăn cốm bảy thường rủ vài đứa ban cùng dựng xe ngồi ăn rấ là điệu bộ để các em trai trường Bưởi ra ngắm trộm và về làm thơ ca tụng mấy bàn tay... hì hì..
    TBCM

  7. #197
    Vân Nương
    Khách

    Cốm Vòng chính hiệu bây giờ khó tìm

    Quote Originally Posted by Thim7CM View Post
    Tỉ Tigon ơi,
    Khi xa Hà Nội Bảy mới tuổi teen, nên thích ăn quà lắm cơ. Có ba thứ quà mà Bảy thích nhất. Đó là lạc rang húng lìu của ông già tàu ở bờ Hồ Hoàn Kiếm, thứ hai là sấu chịn, thứ ba mới đến cốm Vòng. Cô nàng bán rong cốm Vòng không phải cô nào cũng có đòn gánh cong vút lên như góc mái chùa mái đình như Duy Lam tả đâu. Nhưng quang gánh và thúng nia đựng cốm thì giống nhau. Mẹt thì làm nắp đạy húng trong thúng la rố đựng cốm có lót lá sẵn. Trên mặt mẹt thì đựng chồng lá sen đã cắt thành từng miếng sẵn , lượng cốm tuỳ người mua cô hàng sẽ xúc vào lá sen tương ứng do cô hàng áng chừng. Tết năm 2006, Bảy có về cả khu mình ở hàng quà hàng bánh đầy ra từ Hoà Mã qua Ngô Thì Nhâm lên Trần Xuân Soan đến Lê văn Hưu rồi Hàm Long, các ngõ hẻm đường Trần xuân Soan như cái chợ nhỏ. Vui lắm. Ăn cốm bảy thường rủ vài đứa ban cùng dựng xe ngồi ăn rấ là điệu bộ để các em trai trường Bưởi ra ngắm trộm và về làm thơ ca tụng mấy bàn tay... hì hì..
    TBCM
    Thím Bảy ơi,
    Bây giờ kỹ nghệ hoá hết rồi. Người làng Vòng theo nghề làm cốm cũ chỉ còn lơ thơ vài ba nhà thôi nên cốm Vòng chính hiệu khó tìm lắm...
    Thôi thì mời quí vi lại nghe thơ Tản Đà nha :

    Vui Xuân


    Tin xuân đến ngọn cây đào
    Bảo cho hoa biết ra chào chúa xuân
    Mỗi năm xuân đến một lần
    Thiều quang chín chục xoay vần chẳng sai
    Ngày xuân c̣n măi không thôi
    Tuổi xuân ai dễ xanh rồi lại xanh?
    Đường mây những khách công danh
    Mày râu cụ lớn thay h́nh thanh niên
    Thành sầu mấy ả Khâm Thiên
    Én oanh dẫn lối con thuyền Tầm Dương
    Làng văn mấy bạn văn chương
    Bút hoa án tuyết, hơi sương mái đầu
    Tiểu thư ai đó tựa lầu
    Thơ đào chưa vịnh, mai hầu bảy, ba
    Trời xanh, trời cũng khi "già"
    Xuân xanh, xanh măi đâu mà, hỡi aỉ
    Gặp xuân ta hăy làm vui
    Kẻo nay xuân đến, kẻo mai xuân về
    Vui xuân, rượu uống thơ đề

    Tản Đà
    ____________________ ____________________

  8. #198
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Quà Hà Nội

    Quà Hà Nội trong tác phẩm của Thạch Lam , có nghĩa là " quà vặt " .

    Quà Hà Nội không có nhiều thứ như quà Saigon , nhưng trong ḷng người xa Hà Nội , nó là một nỗi nhớ rất khó quên .

    Saigon có đậu đỏ bánh lọt là món "quà " ưng ư nhất của con gái , th́ những trái sấu chín không khi nào thiếu trong túi áo con gái Hà Nội . Phải nói là " ghiền " mới đúng .

    Saigon có những đĩa bánh hỏi tôm nướng , th́ Hà Nội có những gánh hàng rong đem đến cho khách ăn vặt những mẹt bún chả thơm lừng từ đầu tới cuối ngơ ( trong Nam= xóm / ngoài Bắc = ngơ ).

    Saigon có đậu phọng da cá thơm ḍn , Bờ Hồ Hà Nội có lạc phá xa , bán
    trong những gói giấy cuốn lại như cá phễu .

    Thôi th́ nhiều lắm , kể không hết , càng nhắc càng thèm , và thêm nhớ
    ...một nỗi nhớ ray rứt và ân hận . Ân hận v́ ḿnh đă không giữ nổi quê hương mà cha ông ta đă dày công dựng nước .

    Tigon

  9. #199
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thơ Tản Đà


  10. #200
    Thim7CM
    Khách

    PPS Tống Biệt hay lăm

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Tỷ Tigon ơi,

    Power Point Show Tống Biệt hay lắm. Còn một ấn bản nữa gồm hai bài Thiên Thai và Tống Biệt với cùng một background này, va do Thanh Lan, Thái Châu va Hoàng Lan hợp ca trình bày, "tuyệt cú mèo" lắm cơ. Tỉ ráng kiếm và đưa lên.
    Bày đang chép thơ "Vui nhất là chợ Đồng Xuân" đù mặt hàng quà bánh. Ông bắc Kỳ "Ri" cư đi chợ muốn cạo mặt, ngoáy tai cũng co beauty shop sẵn sàng phục vụ quí vi.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 11 users browsing this thread. (0 members and 11 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •