Page 200 of 304 FirstFirst ... 100150190196197198199200201202203204210250300 ... LastLast
Results 1,991 to 2,000 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #1991
    Cổ Văn
    Khách

    Tiến sĩ chó

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Nhân bài viết có nhắc tới Mă Viện , xin hỏi quư thành viên và độc giả VL chuyện này : GS Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng ( phu quân Bà Lê Phan -Đài Hôn Việt ) có nói hôm qua : Người Việt ḿnh chỉ có tên họ ( last name ) Lê-Lư - Trần - Nguyễn- Phạm ....sau thời Mă Viện sang cai trị VN thôi . Chứ lúc trước chỉ có tên gọi , như Bà Trưng Trắc ( chị lớn tên Trưng ) , Trưng Nhị ( em thứ nh́ cũng tên Trưng ) , hay mẹ cu Tèo , Bố cái Tũn . Do đó , Mă Viện bắt người dân Việt phải lấy một cái " họ " , để khi làm sổ hộ tịch , phân biệt được ai là ai , going giơi nhà nào ?
    Quư vị am hiểu , xin cho biết điều GS Lê Mạnh Hùng nói có lư không ?
    Tôi nghĩ ông Hùng này vô lư .

    Trong cổ sử có Việt Vuông Câu Tiễn, có Phạm Lăi vào khoảng 5 thế kỷ trước Tây Lịch

    C̣n đời vua Hùng thứ 8 đă có truyện Chữ Đồng Tử và công chúa Tiên Dung, th́ không lẽ đến thế kỷ thứ nhất sau này dân ta không c̣n tên họ . Vả chăng v́ Mă Viện đô hộ nên dân ta phải đổi tên họ để trốn tránh .?

    Hai Bà Trưng, dân ta tôn kính đọc trại âm TRƯƠNG thành Trưng .
    Nếu gọi 1 cách nôm na th́ 2 bà có tên là Trương Nhất, Trương Nh́ .

    Khi đánh chiếm 65 thành tŕ th́ phải có 1 đạo quân .

    Dù đạo quân 100 người thôi cũng khổng dùng tên "soài", ổi, mít, lựu, lê, cóc, nhái, rắn rít mà đặt tên cho đủ

    Có lẽ loài người phải đặt Tên rồi họ khi sự quần tụ , bộ lạc đă khá đông . Con cái của ông này bà kia uưnh nhau, th́ biết của gia đ́nh nào mà xử mà gọi về ddet' cho nó vài roi ?

    Dân tộc ta dù có man rợ nhưng vẫn có tổ chức hành chính đứng đầu bởi các Lạc Hầu, Lạc Tướng, có quan văn quan vơ . Dù các quan có mặc cái khố bện vô danh như Tiến Sĩ Hùng miệt thị

    Cái bánh chưng mà ông Hùng và quư vị nhân sĩ đớp mỗi ngày tết th́ có nguồn gốc từ đâu, sao ông Hùng không nói luôn là của ông tổ Mă Viện cho nó có biện luận "thuyết phục" ?

    Ô tiến sĩ Hùng có lẽ chĩ biết đến cái bánh dày mà phu nhân đeo thôi, nên không nghĩ đến sự tích bánh chưng bánh dày .

    Bánh chưng, bánh dày là thực phẩm chiến lược . Kéo quân đi từ Mê Linh, Bạch Hạc đánh đến Hồ đọng đ́nh, th́ đi xa hàng ngàn dặm . Lương thực mang theo ra sao trong lúc hạ trại vây thành ?

    Thời Bà Trương th́ lễ nghĩa, văn hoá đă quy củ lắm rồi quư vị ạ .

    V́ dân số ít oi, nên phải Tổng Động Viên toàn quốc . VN đă có các nữ chiến binh từ thời đó . Các đạo quân nam nữ phải chia riêng . Đă có văn hoá mà nguời phụ nữ biết Liêm sỉ và sĩ diện . Chính v́ thế mà thua to v́ cái mẹo vặt của Mă Viện là cho lính tụt quần tô hô để nác Hồ ḷi ra làm cho đạo binh nữ bỏ chạy .


    Nếu ăn chung ở đụng luông tuồng th́ cái bụng nữ binh sẽ ph́nh lên, đă quen thấy mặt bác Hồ, bác Phi Đen Cá To th́ c̣n đâu mà mắc cở trước bọn nham nhở Hán dâm !!!

    Một thằng Tầu Mă Vượn đểu cáng, mất dạy như vậy mà được TS Hùng vinh danh là kẻ ban cho dân Việt các họ và tên . Cả lũ trí thức ở Bolsa ngồi gật gù mà nghe tên Hùng bán sách "Tản mạn lịch sủ" của hắn ta , mà chẳng có " í kiến í c̣ " gi` .

    "NHỤC SỬ - GIAN SỬ" th́ có chứ tản mạn cái ǵ . TS Hùng xuất thân từ TH Chu Văn An Sàig̣n mà ngu như chó . V́ chó nó không có họ , loài người cũng chưa đặt họ cho nó .

    Chó mà được gọi bằng tên thôi, không cần họ, là nó ngoăc đuôi chạy tới rồi .

    Gọi nó là Vện, Vàng, Lucky, Lulu nếu thích nó, c̣n VC th́ thù ghét Mỹ nên đă đặt tên nó là Johnson, Nix sơn chẳng hạn .

    Tôi khinh bĩ loại TS như Ô này, nhưng tôi không đặt tên con chó mới của tôi là "Hùng", v́ phạm thượng đến anh linh quốc tổ .

  2. #1992
    Cổ Văn
    Khách

    Từ Mê Linh -Bạch Hạc đên Động Đ́nh Hồ

    Tổ Tiên ta đă biết đặt tên và các địa danh gấm vóc, lẽ nào chẳng biết đặt tên cho con ?

    Trưng Vương đă kéo quân từ Phú Thọ - Sơn Tậy Từ Mê Linh -Bạch Hạc đên Động Đ́nh Hồ cả ngàn cây số đường chim bay . Làm sao để điều binh và gọi tên người lính ?

    Vậy mà Lê M Hùng dám nói là dân tộc ta chỉ mới có họ -tên đầy đủ sau khi Mă Vượn cai trị, tội nghiệp cho cái luận án TS của Hùng mù .


  3. #1993
    Cổ Văn
    Khách

    Hồ Động Đ́nh



    https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%B...%C4%90%C3%ACnh

    Văn hóa và thần thoại

    Khu vực này nổi tiếng trong lịch sử và văn học Trung Hoa. Người ta cho rằng các cuộc đua thuyền rồng bên phía bờ đông của hồ được bắt nguồn từ việc t́m kiếm thi thể của Khuất Nguyên (屈原), nhà thơ nổi tiếng người nước Sở (340-278 TCN), và rằng có một vị Long vương sống dưới đáy hồ, theo truyền thuyết Lĩnh Nam chích quái là ông ngoại của Lạc Long Quân.

    Quân Sơn (君山), trước là một nơi ẩn cư của các Đạo sĩ, là một đảo nổi tiếng nằm giữa hồ với chiều rộng 1 km và 72 đỉnh núi. Ḥn đảo này c̣n nổi tiếng với loại trà Quân Sơn Ngân Châm (君山银针). Ḷng hồ Động Đ́nh và khu vực lân cận nổi tiếng với phong cảnh đẹp, được tóm gọn trong bốn chữ Tiêu Tương Hồ Nam (瀟湘湖南 - vùng Hồ Nam của sông Tiêu và sông Tương).

    Phong cảnh núi Cửu Nghi (九嶷山) và hai con sông Tiêu, Tương dưới chân núi thường được nhắc đến trong thơ Trung Quốc. Vào thời nhà Tống, việc vẽ tranh phong cảnh vùng này thành một bộ tám bức đă trở thành một trào lưu. Trào lưu này đă lan sang Nhật Bản, nơi những địa điểm nổi tiếng khác đă được thay thế cho sông Tiêu và sông Tương.
    Vị trí của hồ Động đ́nh trong sử Việt

    Theo các nghiên cứu và các kết quả khảo sát trong những năm 1980-1990 của nhà nghiên cứu Yên tử cư sỹ Trần Đại Sỹ (Biên cương nước Việt) th́ hồ Động Đ́nh chính là nguồn cội của tộc Việt/Bách Việt[cần dẫn nguồn]:

    "Vua Kinh-Đương lấy con gái vua Động-đ́nh là Long-nữ đẻ ra thái tử Sùng-Lăm. Thái tử Sùng-Lăm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai. Khi vua Kinh Đương băng hà thái-tử Sùng-Lăm lên nối ngôi vua tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-lang. Nước Văn-lang Bắc tới hồ Động-đ́nh, Nam giáp nước Hồ-tôn, Tây giáp Ba-thục, Đông giáp biển Đông-hải

    "...tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên như Âu Việt, Lạc Việt, Đông Việt, Nam Việt, Việt Thường đều thuộc Bách Việt cả. Cái tên trăm họ, hay trăm Việt (Bách Việt) phát xuất từ huyền thoại nói vua Lạc Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay..."

    Theo kết luận trên, biên cương phía bắc của Văn Lang là tới hồ Động Đ́nh, xa hơn đỉnh Ngũ Lĩnh vài trăm dặm về phía Bắc[cần dẫn nguồn].

  4. #1994
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà nội ; đặt tên và chữ đệm giữa họ và tên !

    Người Việt đặt tên cho con , không biết quy luật như thế nào ?
    Nếu là Vương tôn Công tử hay Công chúa th́ đôi khi cái tên viết lên choán hết cả gịng ngang. C̣n người thứ dân đặt ten cho con như thế nào? hay là; một cách b́nh dân , phân biệt được ai là nam ai là nữ , thí dụ ;

    Dành cho nữ giới b́nh dân thường dùng chữ đệm là "thị ", lối đệm này thịnh thời là trước năm 1954
    Lê thị Mít, Nguyễn thị Soài, v.v.
    c̣n nam giới ;
    Nam giới cũng trước thời kỳ 54 thường có chữ đệm là " văn " thí dụ ";
    Đinh văn Búa, Bùi văn Đục , Phạm văn Dao v.v..
    Cacs vương tôn công Tử th́ như đời Nguyễn Gia Long có đến 28 chữ đệm đẻ dành cho các cậu ấm, dễ phân biệt là con trai của bà thứ phi nào ! c̣n các công nương th́ ; Công tằng Tôn Nữ Kim Thanh,,, đôi khi lại kéo thêm một chữ nữa !

    Sau 1954 th́ có phong trào dặt tên cho con theo các vần tứ quí ngũ phúc hay nhờ đến các cụ đồ đẻ tránh trùng hợp chi phái gia d́nh.
    Kể từ 1963 th́ sự đặt ten cho con phóng khoáng hơn miẽn rằng không phamh huư ông bà cha mạ cận ḍng họ ( 3 đời ). ./. nmq

  5. #1995
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NMQ :Người Việt đặt tên cho con , không biết quy luật như thế nào ?
    Vào thế kỷ 20 , chỉ c̣n một số người giữ tên đệm là VĂN hay THỊ . Tên phái nam thường giữ họ và tên đệm của người cha . Về phía nữ giới , rất nhiều người c̣n giữ chữ THỊ , để khi đi học khỏi lộn tên con trai , nhưng tên gọi lại đuọc ghép them một chữ . Tên Hoa có thể là Thuư-Hoa , Kim-Hoa , Lien -Hoa....

    Khi ra hải ngoại , tên không c̣n có dấu , nên nhiều gia đ́nh bị rắc rối khi ghi danh cho con đi học . Thí dụ như Hương , Hường , Hưởng , nhà trường hay lộn hồ sơ đứa nọ sang đứa kia

    Sau nhiều năm sống ở Hải Ngoại , tôi thấy nên đặt cho con những tên mà người ngoại quốc dễ có thể phát âm , như Mai - Kim -Công ...., hoặc kèm thêm một tên tiếng địa phương trước tên gọi của đứa trẻ , cho thầy cô và bạn bè , cũng như đồng nghiệp dễ goi .

  6. #1996
    Member QuanTran's Avatar
    Join Date
    21-03-2011
    Posts
    222

    Hậu duệ của Hai Bà Trưng ở Indonesia

    Quote Originally Posted by Cổ Văn View Post
    Hai Bà Trưng, dân ta tôn kính đọc trại âm TRƯƠNG thành Trưng .
    Nếu gọi 1 cách nôm na th́ 2 bà có tên là Trương Nhất, Trương Nh́.
    QuanTran không rơ lắm về những phát biểu của TS Lê Mạnh Hùng. Tuy nhiên xin đăng bài viết của tác giả Phạm Vũ tựa đề "Tưởng nhớ Hai Bà Trưng: Hát Giang Trường Hận & Hậu duệ Hai Bà ở Sumatra" dưới đây để người Việt Nam chúng ta ư thức rằng những ǵ xảy ra trong quá khứ, trong một h́nh thức nào đó, c̣n giữ những manh mối c̣n sót lại. Trong những chuyện truyền khẩu từ ngàn xưa có pha những sai lạc do thêm bớt, nhưng vẫn ẩn hiện những nét chấm phá của sự thật.

    Cũng xin nhấn mạnh điểm thú vị liên quan đến tên gọi của Hai vị Nữ Vương trong đoạn sau: "... Dân tộc này hiện c̣n duy tŕ chế độ mẫu hệ, trong gia đ́nh, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi ḍng họ của người Minangkabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị."

    Tưởng nhớ Hai Bà Trưng:
    Hát Giang Trường Hận & Hậu duệ Hai Bà ở Sumatra

    (Phạm Vũ)


    HAI BÀ TRƯNG và Cuộc Khởi Nghĩa Chống Quân Đông Hán

    Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) - Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh. Mẹ hai Bà là bà Man Thiện, người làng Nam Nguyễn, Ba V́, Sơn Tây, Hà Nội. Chồng mất sớm, bà Man Thiện một ḿnh nuôi dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi vơ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn.

    Trưng Trắc là vợ của Thi Sách, con trai Lạc tướng Châu Diên. Các Lạc tướng Mê Linh và Chu Diên có ư chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Định bèn bắt giết Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt.

    Tháng 2/40, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh chống lại quân Hán. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh.

    Ngày 30/2/41, nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy lại các thành.

    Tháng 1 năm 42, tướng Mă Viện nhà Hán tiến đánh Hai Bà. Năm 43, Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán và thua nhiều trận lớn ở vùng Lăng Bạc (Tiên Sơn-Bắc Ninh), Cẩm Khê (Ba V́-Hà Nội) nên đă gieo ḿnh xuống Hát Giang tử tiết vào ngày 6/2/43.

    Người dân đă dựng đền thờ Trưng Nữ Vương ở xă Hát Giang, huyện Phúc Lộc, nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

    Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc, và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hai Bà Trưng ở phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và đền Hai Bà Trưng tại Mê Linh, ngoại thành Hà Nội - quê hương của Hai Bà.

    -Tp.HCM có Đền thờ Hai Bà Trưng tại đường Hoàng Hoa Thám, Q. B́nh Thạnh (Gia Định cũ)

    “Hát Giang Trường Hận” tưởng nhớ HAI BÀ TRƯNG

    Bài hát “Hát Giang trường hận" - với nhịp điều trầm hùng, gợi nhớ đến công ơn và sự hy sinh của Hai Bà Trưng kháng chiến chống ách đô hộ của nhà Hán.

    Tác giả Lưu Hữu Phước đă sửa chữa và đổi tên lại bài hát "Hát Giang trường hận" thành "Hồn tử sĩ" để tưởng nhớ và chiêu hồn các anh hùng liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

    "Hồn tử sĩ" là một bài hát được dùng trong nghi thức lễ tang chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay. Trước 1975, bài hát này đă được cả 2 miền sử dụng, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa sử dụng trong lễ tang cấp nhà nước và chế độ Việt Nam Cộng ḥa sử dụng trong nghi thức lễ tang quân đội.

    Xuất xứ của bài hát

    Vào năm 1941, Lưu Hữu Phước cùng với các sinh viên miền Nam có khả năng văn nghệ đang học tại Hà Nội tham gia trong phong trào Tổng hội Sinh viên Đông Dương, ông thành lập nhóm nhạc Tổng hội Sinh viên, chú trọng đặc biệt đến việc dùng ḍng nhạc hùng trong Tân nhạc, sử dụng trong việc đấu tranh chính trị chống Pháp và Nhật. Suốt trong giao đoạn 1941-1944, Lưu Hữu Phước cùng với nhóm sinh viên trong Tổng Hội đă tung ra nhiều ca khúc giá trị khơi dậy ḷng yêu nước trong dân chúng, đặc biệt là những học sinh, sinh viên. Những ca khúc đó thường lấy đề tài lịch sử ca ngợi những chiến công, những anh hùng dân tộc, đặc biệt phải kể đến những bản nhạc của Lưu Hữu Phước. Trong những đợt tổ chức các hoạt động về nguồn của sinh viên, Lưu Hữu Phước đă sáng tác được nhiều ca khúc nổi tiếng như "Tiếng gọi sinh viên" (sau thành quốc ca của Quốc gia VN và VN Cộng ḥa) và "Hát Giang trường hận" ("Hồn tử sĩ"), “Giải phóng Miền Nam” (MTGP Miền Nam)... đă để lại dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam, được xem là đỉnh cao của thể loại bài hát về đề tài lịch sử của Việt Nam, nhằm hun đúc t́nh thần dân tộc cho thanh niên Việt Nam.

    Nguyên bản "Hát Giang trường hận”

    Thời điểm sáng tác của bài hát vào khoảng 1942-1943, trong một đợt cắm trại do Tổng hội Sinh viên Đông Dương tổ chức tại Mê Linh. Trong dịp này, Lưu Hữu Phước đă sáng tác bài hát nguyên thủy với tên gọi "Hát Giang trường hận". Bài hát với nhịp điều trầm hùng, gợi nhớ đến công ơn và sự hy sinh của Hai Bà Trưng kháng chiến chống ách đô hộ của nhà Hán.

    Sửa chữa và đổi tên thành Hồn Tử sĩ

    Năm 1944, Lưu Hữu Phước vào Nam Bộ theo yêu cầu của Mặt trận Việt Minh tham gia vận động cho phong trào "Xếp bút nghiên" của sinh viên ba miền Nam - Trung - Bắc rủ nhau bỏ học để trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng. Đầu năm 1945, khi tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, ông trở thành một trong những thủ lĩnh của phong trào. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tại Sài G̣n. Sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông giữ chức vụ Giám đốc pḥng xuất bản Nam Bộ cho đến tận tháng 5 năm 1946. Chính trong thời gian này, ông cùng với một đồng nghiệp có tên là Hồng Lực đă sửa chữa và đổi tên lại bài hát "Hát Giang trường hận" thành "Hồn tử sĩ" để tưởng nhớ và chiêu hồn các anh hùng liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Đêm khuya âm u/ Ai khóc than trong sương mù?
    Gió rít qua lũy tre như nghiến răng vương mối thù
    Hồn ai kia đau xót chơi vơi?/ Hồn quân Nam căm uất chưa nguôi/ Uất khí ngất đất
    Bao lớp mây che kín trời/ Sóng thét qua băi lau như nhắc người xưa anh dũng…


    Bài hát chung của người Việt Nam: bài hát này được VN Cộng ḥa trước đây và CH.XHCN Việt Nam hiện nay sử dụng trong các lễ tang chính thức. Tại hải ngoại, bài hát vẫn được sử dụng trong các nghi lễ chiêu hồn tử sĩ.

    Hậu duệ Hai Bà Trưng ở đảo Sumatra và Borneo

    1/ Tộc người Việt cổ giàu có và phồn vinh tại Sumatra (Indonesia)

    Khu vực đảo Sumatra thuộc Indonesia là nơi sinh sống của tộc người Minangkabau. Họ có gốc gác và nhiều tập quán sinh hoạt rất giống với người Việt.

    Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia đă cùng cho rằng tộc người Minangkabau sinh sống tại Tây Sumatra có nguồn gốc từ Việt Nam.

    Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đă lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.

    Cư dân Minangkabau sinh sống bằng nghề trồng lúa từ lâu đời, và họ cũng có tục ăn trầu nhuộm răng cùng nhiếu nét văn hóa khác gần gũi với người Việt. Họ vẫn giữ văn hóa mẫu hệ trong truyền thống gia đ́nh, ḍng tộc. Người phụ nữ trong gia đ́nh mang trọng trách cao và có quyền quyết định mọi việc lớn. Mọi tài sản cũng như đất đai đều thuộc quyền phụ nữ.

    Ngày nay có hơn 4 triệu người Minangkabau sinh sống tại tỉnh Tây Sumatra, trong khi có hơn 3 triệu người khác sinh sống rải rác tại nhiều thành thị của Indonesia và bán đảo Mă Lai.

    Nam giới Minangkabau nổi tiếng là những nhà kinh doanh giỏi do phải đi lập nghiệp xa và giao nhà cửa cho người phụ nữ quản lư.


    Trong tiếng Indonesia, “Minang nghĩa là chiến thắng”, “kabau là trâu”. Người Minangkabau có sự tích về kiểu kiến trúc “sừng trâu” của Rumah Gadang dẫn giải như sau: Ngày xưa có một mối bất ḥa giữa người Minangkabau và người Java, và hai bên thỏa thuận chọi trâu để phân định. Người Java đưa ra một con trâu khổng lồ, trong khi người Minangkabau lại dùng một con nghé con, bị bỏ đói nhiều ngày và trên đầu buộc con dao sắc...Khi vào trận con nghé đói tưởng trâu là mẹ ḿnh, lập tức rúc vào bụng trâu để bú. Con trâu mộng đă bị hạ gục v́ dao đâm thủng bụng, và người Minangkabau chiến thắng. Cũng theo sự tích này “Minangkabau: chiến thắng trâu”.

    Sự tích kể trên tương đồng gần như hoàn toàn với một giai thoại dân gian nổi tiếng của người Việt Nam về chuyện Trạng Quỳnh dùng nghé đấu với trâu chiến của sứ giả Trung Hoa. Phải chăng đây là hai dị bản của một câu chuyện đă có từ thời các cư dân Việt cổ?

    Tên gọi của tộc người bắt nguồn từ một chiến thắng trong quá khứ. V́ vậy, con trâu là hiện thân quan trọng trong nhiều nét văn hóa của người Minakabau.

    Trẻ em Minangkabau trong lễ aquika mừng ngày sinh nhật. Họ được mặc những bộ trang phục rực rỡ, màu đỏ và vàng trên chiếc cũ cầu ḱ tượng trưng cho tinh thần và sự dũng cảm của người Minangkabu.

    Đây cũng là cộng đồng theo chế độ mẫu hệ lớn nhất thế giới.Mọi tài sản lớn đều thuộc quyền thừa kế của phụ nữ.

    Kết cấu nhà truyền thống của người Minangkabau có mái cong vút như mái chùa cổ Việt Nam, cũng tương tự cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn h́nh thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang.


    -Một ngôi nhà Rumah Gadang bề thế & Cư dân làm đồ dùng bằng tre. Một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Nhà của trưởng làng – một phụ nữ – thường là ngôi nhà lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất. Gia đ́nh nào càng có nhiều con gái càng chứng tỏ sự giàu có trong tương lai.

    -Người Minangkabau ngày nay theo đạo Hồi, nhưng tín ngưỡng nguyên bản của họ là thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn).

    Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuyết vật linh là tín ngưỡng đầu tiên của dân tộc Việt, trước khi các đạo Nho, đạo Lăo và đạo Phật du nhập.

    Đàn ông Minangkabau giữ nhiệm vụ duy tŕ văn hóa truyền thống cũng như đi xa làm ăn.

    - Indonesia ǵn giữ văn bản nguồn gốc người Việt cổ - Cơ quan lưu trữ và thư viện của tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, đang lưu giữ 40 trong số 150 văn bản cổ đại đă được đăng kư trong cả nước.

    Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra.

    -Theo các nhà sử học, mùa Xuân năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc, đă chạy về phương Nam và cuối năm đó họ tiếp tục lên thuyền ra biển.

    Những đợt gió mùa Đông Bắc đă đẩy thuyền của họ dạt vào Eo biển Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.

    -Dân tộc này hiện c̣n duy tŕ chế độ mẫu hệ, trong gia đ́nh, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi ḍng họ của người Minangkabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.

    Người Minangkabau có tục lệ mời khách ăn trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như h́nh chiếc sừng trâu, gợi h́nh ảnh những mái đ́nh, chùa ở Việt Nam. Người Minangkabau c̣n nổi tiếng buôn bán giỏi và nấu ăn ngon./.

    2/ Tộc người rất giống người Việt cổ trên đảo Borneo (Kalimantan)

    Dân tộc Dayak dùng mũ lông chim, xăm ḿnh, ở nhà sàn và chim thần như cư dân Việt cổ.


    Theo nghiên cứu lịch sử, Dayak là nhóm cư dân bản địa Borneo lâu đời.

    Đảo Borneo, ḥn đảo lớn nhất Đông Nam Á thuộc lănh thổ 3 quốc gia Brunei, Malaysia và Indonesia là nơi sinh sống của dân tộc Dayak – một cộng đồng người có nền văn hóa cổ xưa và độc đáo. Theo nghiên cứu lịch sử, Dayak là nhóm cư dân bản địa Borneo lâu đời. Tổ tiên của họ đă di cư từ lục địa châu Á ra đảo từ hơn 3.000 năm trước. Xă hội Dayak bắt đầu khởi sắc khi nghề luyện kim được truyền đến ḥn đảo này cách nay khoảng 2.450 năm, tương ứng với cuối thời kỳ Hùng Vương ở Việt Nam.

    (c̣n tiếp)

  7. #1997
    Member QuanTran's Avatar
    Join Date
    21-03-2011
    Posts
    222

    bài viết của Phạm Vũ (tiếp theo)

    LỜI KẾT

    Hậu duệ Hai Bà Trưng:

    Các nhà nghiên cứu ở Indonesia tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đă tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đă di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.

    Cộng đồng Dayak gồm hàng trăm sắc tộc khác nhau cư trú rải rác khắp đảo Borneo. Họ nói hàng trăm phương ngữ khác nhau nhưng tất cả đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesien). Ở Việt Nam có nhiều dân tộc sử dụng ngữ hệ này, như dân tộc Chăm, Êđê, Gia Rai, Ra Glai và Churu. Nh́n chung, dân tộc Dayak được các nhà nghiên cứu nh́n nhận là một trong những tộc người có nền văn hóa độc đáo nhất trên thế giới. Dân tộc này cũng dùng mũ lông chim, xăm ḿnh, ở nhà sàn, thờ rồng và chim thần… như các cư dân Việt cổ thời Hùng Vương.

    Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng

    Hàng năm, cứ đến ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, phụ nữ toàn thế giới trong đó có phụ nữ Việt Nam tổ chức cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Vào ngày 8/3/1857 và ngày 8/3/1899, phong trào đấu tranh bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chicago và New York, lan rộng trên toàn nước Mỹ rồi sang đến châu Âu. Từ đó đến nay, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới.

    Việt Nam Cộng ḥa trước năm 1975: Mỗi năm cứ đến ngày 6/2 âm lịch, đền thờ Hai Bà Trưng tại Sài G̣n (đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định) lại long trọng tổ chức ngày lễ vía Hai Bà. Đại lễ đă được cử hành trong nhiều thập kỷ, thu hút mọi người dân về đền thăm viếng.

    Hiện nay CH.XHCN Việt Nam: vào ngày 8/3 dương lịch c̣n là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Hai Bà tuẫn tiết vào ngày 6/2 âm lịch) – hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đă có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cơi, giang sơn đất Việt.


    HÁT GIANG TRƯỜNG HẬN

    Lưu Hữu Phước


    Đêm khuya âm u/ Ai khóc than trong gió đàn
    Sóng cuốn Trưng Nữ Vương gợi muôn ngàn bên nước tràn
    Hồn ai đang thổn thức trên sông/ Hồn quân Nam đang khóc non sông
    Sát khí ngất đất bao lớp thây muôn bóng huyền/
    Không gian như lắng nghe bao oan hồn
    Đang xao xuyến xót thương hai Nữ hoàng tuẫn thân/ Dù mạng vong lửa hờn chưa tan
    Làn sóng đang thét gào gió vang tiếng nguyền cùng gươm đao
    Nguyện cùng sông đẫm máu/ Tấm thân nát không nao/ Nh́n thấy quân Hán dầy xéo
    Sông núi nhà ḍng châu rơi/ Khắp nước non mờ tối dưới trời
    Nào ai yêu nước nhà /V́ giống ṇi v́ hận thù/ Làm sao đưa dân qua cơn đau khổ
    Người Nam anh dũng quyết dâng đời sống cho non sông/ Liều ḿnh vào tên khói
    Cùng người thù ta quyết không đạp đất chung/ Trai hùng tráng lúc quốc biến xả thân
    Lấy máu nóng cứu dân khỏi hồi nguy nan/ Chí hiên ngang/ Bao năm công đức
    Xây đắp nên non nước nhà/ Sóng gió nguyện khắc trong/ Tấm quốc dân không xóa nḥa
    V́ đâu vua Trưng nữ ra quân/ V́ non sông tử tiết vong thân
    Nước cuốn réo rắt như thiết tha gọi quốc hồn/ Thiên thu trên Hát Giang vang tiếng ḷng
    Dân đau đớn khóc giang san phải hồi ngửa nghiêng
    Cùng nhau khấn non nước thiêng liêng.

    Phạm Vũ
    nguồn: http://newvietart.com/index4.2206.html

    Hát Giang trường hận - ca sĩ Thái Thanh

  8. #1998
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà nội ; lần mở trang Sử cũ .

    ngày 02 - 12 - 2016.
    Chiều thứ sáu , trời tạnh nhưng buốc lạnh hơn..
    nmq lần ṃ lên mạng, thấy có bài nhắc lại huyền sử của quê hương ; Hai Bà Trưng, con quan lạc tướng..
    Mong rằng nmq c̣n nhớ đôi gịng ;
    Thuở xa xưa, Lạc Long quân, sống nơi ven hồ Động đ́nh, lớn lên, kết duyên cùng Tiên Nữ Âu Cơ. Keets hợp lương duyên, hạ sanh trăm trứng, 5o ngụi con trai, 50 người con gái.
    Rồi một hôm, Âu Cơ bảo; ta giống tiên nên lên núi, 50 con gái theo Mẹ lên núi, cha Lạc Long quân giống rồng th́ xuống biển, Vậy 50 người con trai theo Cha xuống biển, Lạc Long Quân đăn 50 người con trai đi về hướng biển ; phương Nam. Sóng nước trùng trùng biển cả, nghi ngờ thuỷ quái hoành hành hăm hại, nên có thuật xâm ḿnh các h́nh kỳ lạ để chống trả thủ quái, c̣n con thuyền cũng dược bôi vẽ màu mè để xua đuổi.

    Rồi đến sau, đến ngày Tế lễ , vua Lạc Long Quân muốn truyền ngôi, cho mở cuộc thi tài, ai làm bánh ngon, vật lạ được nhà vua ưng ư th́ được truyền ngôi. Trong đó có 1 hoàng tử tên Liêu (?) đă h́nh dung và làm nên tấm bánh chưng vuông vức tượng trung cho đất, cho Mẹ, c̣n cái bánh nếp tṛn tượng trưng cho trời, trong lúc suy nghĩ.. th́ có một con quạ bay ngang và nhả xuống những hạt màu đen, vị Hoàng tử này đem gieo trồng.. một thời gian sau th́ dâm bông kết quả tạo thành quả dưa hấu đỏ ḷng, tượng trưng cho gịng huyết thống Âu/Lạc.

    Đến ngày nguyên niên, hoàng tử đem dâng lễ vật lên cho Phụ Hoàng .. Phụ Hoàng ưng thuận ư đẹp của lễ vật tượng trưng trời dất và huyết thống, nên vua đă truyèn ngôi cho hoàng tử, tiếp nối phụ hoàng.
    Mở kỷ nguyên cho bộ tộc An Nam, nhà vua mang tên khi lên ngôi là Hùng Vương, Hùng Vương truyền ngôi được 16 đời.. các con của vua mang danh cấp là lạc tướng. Đời Hùng Vương sau cùng có truyện Trọng Thuỷ / Mỵ châu và cây nỏ thần của thần Kim Qui. Sau những năm bị Tàu đô hộ th́ có một vị Quan tên là Thi sách, Thi Sách kết duyên cùng với hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị...

    Lâu ngày, có lẽ nmq quên nhiều chi tiết, đôi khi sai lạc. Kính mong được quí Bạn sửa cho đúng với tinh thần Sử kư của quê hương và con dân Việt Nam ./. nmq

  9. #1999
    Member QuanTran's Avatar
    Join Date
    21-03-2011
    Posts
    222

    Sử gia Trần Gia Phụng: Chồng bà Trưng Trắc không phải tên Thi Sách.

    Sử gia Trần Gia Phụng, trong bài "Hai Bà Trưng khởi nghĩa" có đưa ra luận cứ về danh hiệu thật của ông Thi Sách - chồng bà Trưng Trắc. Xin trích đoạn dưới đây:

    ..........

    Về lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có những vấn đề cần được xác định lại:

    1) Tên chồng bà Trưng Trắc: Theo bộ Đại Việt sử kư toàn thư (phần “Ngoại kỷ”, quyển 3 tờ 2a), được bộ Việt sử thông giám cương mục dựa vào đó chép lại (phần “Tiền biên”, quyển 2 tờ 10),(6) chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Sau đây là lời của Toàn thư: “Tên huư là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Châu Diên.(7)

    Khi viết tên chồng bà Trưng là Thi Sách, Ngô Sĩ Liên đă dựa vào tiểu truyện Hai Bà Trưng trong các sách Lĩnh Nam chích quái (Trích những chuyện quái ở đất Lĩnh Nam, thế kỷ 15), Việt điện u linh tập (Tập chuyện u linh ở Việt điện, thế kỷ 14) (8) và xa hơn nữa là bộ sử của Trung Hoa do Phạm Việp viết là Hậu Hán thư (Sách về đời Hậu Hán, viết vào thế kỷ thứ 5).(9) Ngành viết sử của nước ta chỉ bắt đầu vào thế kỷ 13, nên những đoạn sử trước đó, người xưa đều sử dụng tài liệu Trung Hoa.

    Trong phần chính văn bộ Hậu Hán thư của Phạm Việp, có đoạn về Hai Bà Trưng như sau: “Hựu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc, cập nữ đệ Trưng Nhị phản công đầu kỳ quận. Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố man di giải ứng, khấu lược Lĩnh ngoại lục thập dư thành, Trắc tự lập vi vương.” (nghĩa là: “Ở Giao Chỉ có người đàn bà tên là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị nổi lên làm loạn, đánh phá trong quận. Người man di ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đến hưởng ứng, cướp phá hơn 60 thành ở Lĩnh ngoại. Trắc tự xưng vương.”) (10)

    Vào thế kỷ thứ 6, một tác giả khác tên là Lịch Đạo Nguyên, đă du lịch sang cổ Việt, đến thăm vùng Mê Linh. Khi trở về Trung Hoa, ông viết sách Thuỷ kinh chú, trong đó ông có đề cập đến chuyện Hai Bà Trưng và viết như sau: "...Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mă Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê...” (nghĩa là: ...Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ...[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mă Viện đem quân đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê...) (11)

    Dựa vào tài liệu Thuỷ kinh chú, trong khi chú thích phần chính văn viết về Hai Bà Trưng của Hậu Hán thư, thái tử Lư Hiền (12) đời nhà Đường, vào thế kỷ thư 8, đă chú thích rằng: “Trưng Trắc giả, Mê Linh huyện Lạc tướng chi nữ dă, giá vi Châu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng.” (nghĩa là: “Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng.”(13)

    Cần lưu ư là sách chữ Nho ngày xưa viết không có chấm câu, nên người đọc có thể không biết câu văn dừng lại ở chỗ nào, và rất dễ lẫn lộn câu nầy qua câu khác. Trong chú thích cuả ḿnh, thay v́ viết tên “Thi” như Thuỷ kinh chú, thái tử Hiền đă viết thành “Thi Sách”.

    Cách viết của thái tử Hiền về tên chồng bà Trưng dẫn đến cách viết của các tác giả Việt, từ Việt điện u linh tập, đến Việt sử lược,(14) qua Lĩnh Nam chích quái, rồi đến các bộ chính sử Toàn thư và Cương mục, nghĩa là các sách nầy đều cho rằng chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Sự lầm lẫn nầy không phải do các tác giả Việt tự ư viết ra, mà do ảnh hưởng của lời chú thích Hậu Hán thư của thái tử Hiền bên Trung Hoa.

    Người phát hiện ra sự lầm lẫn về tên chồng bà Trưng trong chú thích của thái tử Hiền là học giả Huệ Đống, vào thế kỷ thứ 18, dưới đời nhà Thanh (Trung Hoa).(15) Khi so sánh chú thích của thái tử Hiền trong Hậu Hán thư và câu văn nguyên thuỷ của Thuỷ kinh chú, Huệ Đống viết như sau: “Cứu Triệu Nhất Thanh [16] viết “Sách thê” do ngôn thú thê. Phạm sử tác: “Giá vi Châu Diên nhân Thi Sách thê” mậu hỉ. Án Thuỷ kinh chú ngôn “tương Thi”, ngôn “Trắc Thi”, minh chỉ danh Thi.” (nghĩa là: “Xét Triệu Nhất Thanh nói: “sách thê” c̣n có nghĩa là “cưới vợ”; các sử học Phạm chép “Gả làm vợ người Châu Diên là Thi Sách” là sai. Xem Thuỷ kinh chú thấy nói “tương Thi”, rồi nói “Trắc Thi”, chỉ rơ ràng tên ông đó là Thi.”(17)

    Trong Thuỷ kinh chú, Lịch Đạo Nguyên viết: “...Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. ” (nghĩa là: “Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi, hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ.”). Trong câu nầy, nếu Thi Sách là họ và tên th́ vế thứ nh́ của câu nầy thiếu động từ, trở nên tối nghĩa. Như Huệ Đống đă viết, đọc tiếp đoạn Thuỷ kinh chú về Hai Bà Trưng, sự cân đối trong cách dùng từ sẽ cho thấy rơ tên của chồng bà Trưng. "... Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mă Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê...” (...[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mă Viện đem quân sang đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê...) Tác giả Lịch Đạo Nguyên dùng tên Trắc, vậy th́ chữ Thi theo sau đó cũng phải là tên chứ không thể là họ. Lịch Đạo Nguyên đă đến Mê Linh vào thế kỷ thứ 6 và phát hiện tên chồng bà Trưng tên là Thi, vậy tốt nhất nên trở về đúng tên ban đầu của chồng bà Trưng, tức là ông Thi.

    nguồn: http://www.xuquang.com/j15/index.php...d=435&Itemid=1
    Last edited by QuanTran; 03-12-2016 at 11:03 AM.

  10. #2000
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by QuanTran View Post


    HÁT GIANG TRƯỜNG HẬN

    Lưu Hữu Phước


    Đêm khuya âm u/ Ai khóc than trong gió đàn
    Sóng cuốn Trưng Nữ Vương gợi muôn ngàn bên nước tràn
    Hồn ai đang thổn thức trên sông/ Hồn quân Nam đang khóc non sông
    Sát khí ngất đất bao lớp thây muôn bóng huyền/
    Không gian như lắng nghe bao oan hồn
    Đang xao xuyến xót thương hai Nữ hoàng tuẫn thân/ Dù mạng vong lửa hờn chưa tan
    Làn sóng đang thét gào gió vang tiếng nguyền cùng gươm đao
    Nguyện cùng sông đẫm máu/ Tấm thân nát không nao/ Nh́n thấy quân Hán dầy xéo
    Sông núi nhà ḍng châu rơi/ Khắp nước non mờ tối dưới trời
    Nào ai yêu nước nhà /V́ giống ṇi v́ hận thù/ Làm sao đưa dân qua cơn đau khổ
    Người Nam anh dũng quyết dâng đời sống cho non sông/ Liều ḿnh vào tên khói
    Cùng người thù ta quyết không đạp đất chung/ Trai hùng tráng lúc quốc biến xả thân
    Lấy máu nóng cứu dân khỏi hồi nguy nan/ Chí hiên ngang/ Bao năm công đức
    Xây đắp nên non nước nhà/ Sóng gió nguyện khắc trong/ Tấm quốc dân không xóa nḥa
    V́ đâu vua Trưng nữ ra quân/ V́ non sông tử tiết vong thân
    Nước cuốn réo rắt như thiết tha gọi quốc hồn/ Thiên thu trên Hát Giang vang tiếng ḷng
    Dân đau đớn khóc giang san phải hồi ngửa nghiêng
    Cùng nhau khấn non nước thiêng liêng.

    Phạm Vũ
    nguồn: http://newvietart.com/index4.2206.html

    Hát Giang trường hận - ca sĩ Thái Thanh
    Cám ơn anh Quan Tran rất nhiều
    Dù là dân Trưng Vương , chúng tôi cũng chỉ biết hai bài về Hai Bà là Gịng Sông Hát và Trưng Nữ Vương ( Hiệu Đoàn Ca ) , và ra hải ngoại , chúng tôi thường xuyên dùng nhạc bài Hồn Tử Sĩ khi làm lễ truy điệu hay phút mặc niệm , chư không hề biết nguyên gốc là Hát Giang Trường Hận.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •