Page 203 of 304 FirstFirst ... 103153193199200201202203204205206207213253303 ... LastLast
Results 2,021 to 2,030 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2021
    Tran Truong
    Khách

    HÀ THÀNH THANH LỊCH

    Đất Hà Thành là đất địa linh nhân kiệt. Người Hà Thành tao nhă, lịch sự từ lời ăn tiếng nói, tới cách phục sức, và giao tế.

    Cái văn hóa của người Hà nội xa xưa, là h́nh ảnh của những người đàn ông phong lưu, lịch lăm, tề chỉnh mỗi khi bước ra khỏi cửa, là các bà nội trợ nề nếp, đảm đang, khăn nhung, áo lụa, khoe tài nữ công gia chánh qua những mâm cỗ thịnh soạn vào các ngày giỗ, ngày Tết, là các cô thiếu nữ duyên dáng, e ấp trong tà áo nhung, tấm khăn quàng, lên chùa lễ Phật buổi đầu năm.

    Người Hà nội, khi vui không sôi nổi, ồn ào, khi bất b́nh, giận dữ, biết kiềm chế lời ăn tiếng nói, để tránh xung đột. Cái thanh lịch của người Hà Nội không phải chỉ tập tành trong một sớm một chiều mà có được. Cái phong thái đó, phải có sẵn trong nếp nhà, từ trước khi đứa trẻ sinh ra đời, để rồi khi lớn lên, đứa trẻ cứ rập khuôn theo cái nếp có sẵn, mà học theo cách cư xử, phép giao tế, lời ăn tiếng nói, nếp sinh hoạt của những bậc trưởng thượng.

    Thêm vào đó, là sự theo dơi, uốn nắn, dạy dỗ của các bậc phụ huynh, để rồi khi tới tuổi trưởng thành, người con trai trở nên một thanh niên phong lưu, lịch lăm, mạnh dạn bước vào đời, và người con gái trở thành một thiếu nữ đức hạnh, đảm đang, có khả năng quán xuyến một gia đ́nh mới.

    Có người nhận xét, người Hà nội khéo ăn khéo nói, nhưng không thực ḷng, xử sự mềm mỏng nhưng thiếu chân t́nh, lịch sự, nhă nhặn nhưng ngầm kiểu cách. Có người c̣n nói, người Hà Nội coi trọng thể diện, giữ ǵn mặt mũi, và sợ dư luận, nên họ sống cho người ngoài, nhiều hơn cho chính họ.

    Những nhận xét đó, không phải là sai. Ngày tôi c̣n nhỏ, mẹ tôi thường nhắc nhở: “ Ở trong nhà thiếu thốn, th́ cũng chỉ có ḿnh biết, nhưng bước ra ngoài, mà xử sự hẹp ḥi, th́ sẽ bị thiên hạ chê cười, làng nước đàm tiếu.” Bởi vậy, các khoản chi tiêu về giao tế như hiếu, hỷ, hay mọi đóng góp, mẹ tôi đều rất hào phóng. Để bù lại, bà thẳng tay cắt xén những khoản chi tiêu trong gia đ́nh, kể cả khoản tiền chợ mỗi ngày.

    Mẹ tôi c̣n kể cho tôi nghe rằng ngày bà c̣n trẻ, trước khi đi ăn giỗ, ăn cưới, bà đều bị bà ngoại tôi ép ăn cơm trưóc ở nhà, để khi tới nơi, không v́ đói mà ăn uống thô tục. Con gái của gia đ́nh lễ giáo là phải … khảnh ăn, thanh cao, và đài các.


    Nhiều người nh́n tấm ảnh này đều dễ dàng nhận ra bức tượng “Nữ thần Tự do” đă quá quen thuộc, sừng sững ở cửa ngơ TP New York của Hoa Kỳ… Bức tượng trong ảnh này đúng là Tượng nữ thần Tự do, nhưng rơ ràng là nó nhỏ hơn, lại nằm trên một đường phố của Hà Nội.
    Với những người từng sống ở Hà Nội trước ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) th́ vẫn có cơ hội trông thấy bức tượng này, được dựng tại Vườn hoa Neyret (nay là Cửa Nam) ngay đầu phố Hàng Bông và nh́n sang đường Cấm Chỉ.
    Tượng Công lư, thường được dân gian gọi là tượng Bà Đầm X̣e.
    -----------

    Tôi đă từng theo mẹ tôi đi tham dự các buổi họp mặt với bạn bè của bà. Vừa ăn xong, là các bà tranh nhau trả tiền, để chứng tỏ rằng ḿnh là người lịch sự, hào phóng, nhưng khi về nhà, th́ lại ngồi tiếc tiền. Có lần tôi nghe bà bạn hỏi ư kiến mẹ tôi về cái áo choàng của chồng bà vừa mua tặng từ Hồng Kong. Mẹ tôi hết lời khen ngợi, nhưng khi bà khách vừa ra về, th́ mẹ tôi lại nói với ba tôi là cái áo màu mè, coi thiếu thẩm mỹ.
    Tôi thắc mắc về thái độ này, th́ mẹ tôi giải thích rằng: “chiếc áo đă lỡ mua rồi, không thay đổi được, th́ can chi làm buồn ḷng người khác !”

    Ngày c̣n nhỏ, tôi cứ phân vân, không biết những thái độ này là đúng hay sai, nhưng từ khi biết suy nghĩ, tôi lại thấy, có lẽ những cách xử thế này, đă góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo cái xă hội thanh lịch của người Hà thành. V́ họ luôn muốn vui ḷng người khác, trọng“thể diện”, và sợ tai tiếng, nên họ thận trọng từ lời ăn, tiếng nói, tới cách thức giao tế, và dạy dỗ con cái. Thà là bản thân và gia đ́nh chịu o ép, thiệt tḥi, chứ không để cho thiên hạ dị nghị, chê cười.

    Đó là những người Hà Nội của hơn nửa thế kỷ trước. ( Còn tiếp )


    Ô Quan Chưởng 1928

  2. #2022
    tran truong
    Khách

    HÀ THÀNH THANH LỊCH ( Tỉếp theo )

    Người xưa nói, “cùng một giống quưt, trồng ở Giang Nam th́ ngọt, trồng ở Giang Bắc th́ chua”. Như vậy, môi trường đă đóng góp không nhỏ vào việc h́nh thành phẩm chất của cây trái.


    Phương Nguyễn hóa thành thiếu nữ Hà Nội xưa , toát lên vẻ đẹp quyến rũ, thanh tao

    Con người cũng vậy. Bản chất con người cũng thay đổi theo hoàn cảnh và môi trường sống. Sau khi đất nước bị chia đôi năm 1954, miền Bắc được giao cho CS, th́ từ cảnh quan, tới con người Hà nội, đều mau chóng …. bị phá sản. Nếp sống lễ giáo, gia phong của người Hà nội, bị CS lên án là “phong kiến”, “tiểu tư sản”, và hô hào từ bỏ, để học theo “nếp sống mới”.


    Hà Nội những năm 1980 dưới ống kính của một người Anh : Xếp hàng mua rau, củ, quả... tại một cửa hàng hợp tác xă mậu dịch.

    “Nếp sống mới” khai thác sức lao đông của con người. Nông trường và công trường được thành lập để mọi người tham gia lao động tập thể. Tà áo dài duyên dáng, thướt tha, được thay thế bằng quần đen, áo ngắn, vừa gọn gàng, vừa đỡ tốn vải. Có lao động mới được nhà nước bán cho 15 kí gạo mỗi tháng, đuợc mua nhu yếu phẩm theo giá quy định, và được phân phối 3 mét vải may quần áo mỗi năm.


    Hà Nội 1980 : Cuộc sống tất bật tại phố Cầu Gỗ - Nguyễn Hữu Huân.

    Văn chương, thi phú, và âm nhạc bị kết tôi là văn hóa nô dịch, văn chương tiểu tư sản, ủy mị, ru ngủ con người, nên bị cấm lưu hành và tŕnh diễn. Vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm” năm 1957, đă tận diệt các nhà trí thức, và các văn nghệ sĩ đ̣i hỏi quyền được tự do sáng tác.

    Nhà nước nắm quyền chỉ đạo văn hóa, xử dụng cho mục đích tuyên truyền và khích động đấu tranh. Bằng chính sách văn nghệ chỉ huy, CS đă bóp nghẹt tự do ngôn luận, và tước đi cái khả năng sáng tạo của người làm văn nghệ. Tôn giáo cũng bị bài xích, v́ cho là thuốc phiện, làm mê muội trí óc.

    Tiếp thu Hà nội, CS chào mừng dân chúng bằng “Tuần Lễ Vàng”, kêu gọi mọi người đóng góp vàng và các quư kim, để nhà nước có tiền kiến thiết đất nước. Ban đầu, là tự nguyện, nhưng sau khi “ tuần lễ vàng” kết thúc, cán bộ ngầm tiếp xúc với những gia đ́nh khá giả, rỉ tai hăm dọa và bắt buộc họ đóng góp theo mức ấn định của nhà nước.



    “Tuần lễ vàng” là h́nh thức cướp của, và bần cùng hóa nhân dân, giống như những đợt đánh tư sản tại miền Nam, năm 75, sau khi CS cưỡng chiếm.

    Ngay khi vừa ổn định, chính quyền CS đă có kế hoạch dồn những người Hà nội ra các vùng phụ cận thành phố, để lấy chỗ cho những người có công với cách mạng, từ các vùng nông thôn Hà Đông, Nam Định, và Ninh B́nh vào nhập cư. Những người Hà nội c̣n sót lại, như cá nằm trên thớt, cố uốn ḿnh để thích nghi theo nếp sống của những người mới nhập cư, mong được yên thân.

    Để củng cố thể chế, nhà nước đă đặt tai mắt khắp mọi nơi, mọi chỗ, ngấm ngầm chỉ định những người láng giềng, bạn bè, thân tộc, nḥm ngó, theo dơi lẫn nhau, để báo cáo cho chính quyền. Ngay cả các học sinh, cũng được cán bộ chỉ dẫn về nhà nghe lén những lời tṛ chuyện trong gia đ́nh, để rồi báo cáo lại với thầy cô, tạo ra một bầu không khí ngột ngạt, bất an, nghi kỵ lẫn nhau trong gia đ́nh và xă hội.
    ( Còn tiếp )

  3. #2023
    tran truong
    Khách

    HÀ THÀNH THANH LỊCH ( Tỉếp theo )

    Đợt cải cách ruộng đất trời long đất lở, vào những năm 54-56, đảng CS đă phá vỡ cái kỷ cương và lễ giáo của một xă hội đặt nặng đạo đức và nền tảng gia đ́nh, của người dân miền Bắc. Để đạt chỉ tiêu, cán bộ đă bắt buộc, thúc đẩy, hăm dọa, để con cháu đứng lên đấu tố ông bà, cha mẹ, học tṛ tố khổ thầy, những tay chân thân tín kể tội chủ bằng những câu chuyện bịa đặt, các lời lẽ hỗn hào, thô lỗ, thậm chí “mày tao chi tớ”, “thằng này, con kia” bất kể tới tuổi tác và tôn ty trật tự, ngay trước mặt đám đông.

    Nhà nước giữ độc quyền quyết định và phân phối những nhu cầu sống căn bản của người dân như gạo, đường, muối, vải…. Trong thời kỳ kinh tế bao cấp, người dân triền miên sống trong t́nh trạng thiếu thốn, và trở nên thèm thuồng đủ thứ. Con người dần “biến chất”, trở thành ích kỷ, hẹp ḥi, và ty tiện.

    Đi chơi xa, phải xách theo khẩu phần gạo của ḿnh, nếu không, chỉ được ngồi nói chuyện xuông, nh́n gia đ́nh chủ nhà ăn cơm, v́ mỗi người chỉ có đủ khẩu phần gạo cho ḿnh. “Bần cùng sinh đạo tặc”, xă hội nảy sinh ra nhiều tệ trang như tham nhũng, móc ngoặc, cắt xén, phe phẩy. Người ta sẵn sàng bán rẻ bạn bè, thân tộc, v́ những quyền lợi vật chất nhỏ nhen. Con người mất hết nhân phẩm.

    Trong các sinh hoạt công cộng, những buổi học tập chính trị, diễn giả đă không ngần ngại dùng những từ ngữ … thiếu văn hóa “thằng này, con nọ”, “mày, tao, chi, tớ”. để khích động ḷng căm thù của người nghe. Thậm chí, đến những câu vè, câu thơ, công cụ tuyên truyền, cũng mang đầy tính chất bạo lực đến… rợn người:

    “ Bún xào thịt giặc mới ngon.

    “Cơm chan máu địch cho con no ḷng…”

    hoặc :

    Giết! Giết nữa, bàn tay không phút nghỉ

    Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong

    Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung ḷng

    Thờ Mao Chủ tịch, thờ Stalin bất diệt“ (1)

    Được trưởng thành trong một môi trường … vô văn hóa, thiếu nhân bản, và tràn ngập hận thù như vậy, người dân dễ dàng trở nên hiếu động, hung hăng, sẵn sàng đỏ mặt, xăn tay áo gây gổ, mở miệng ra là chửi thề, dùng các danh từ thô lỗ “đéo…” “đếch…” để mở đầu câu chuyện.
    Xă hội cũng xuất hiện những hàng quán loại “cơm mắng, cháo chửi”, chẳng giống ai. Ở đây, khách hàng không phải là thượng đế, mà bị đối xử tàn tệ hơn cả … con ở.

    Nhiều người đă lập lại ngôn từ của bà chủ quán: “ Này ! không chờ được th́ .. xéo đi, lấy chỗ cho người khác, đừng có đứng đó mà lải nhải …”, hoặc là “Mắt để ở trên trán hay sao mà xớn xác, không chịu nh́n. Nước mắm để ở góc bàn kia ḱa…”

    Điều ngạc nhiên, là mỗi lần nghe chửi mắng, th́ thực khách trong quán đă không tức giận, mà lại c̣n nháy mắt với nhau, và … rú lên cười. Người ta bảo, sở dĩ quán đông khách là v́ các món ăn vừa rẻ, vừa ngon. Hóa ra, chỉ v́ tham ăn, tục uống mà người Hà Nội bây giờ mất hết cả tư cách.

    Ăn uống ở Hà nội, thực khách xả rác vô tư. Những xương xẩu, giấy chùi tay, đàm răi khạc nhổ đều dùng sàn nhà, ngay dưới chân. Cười nói, đùa rỡn quang quác như ở chỗ không người. Ra đường, muốn đi tiểu th́ quay đi quay lại, thấy vắng người là vạch quần …xả xú bắp.

    Về cảnh quang, Hà nội ngày nay, không c̣n là một thành phố hiền ḥa và sạch sẽ như nửa thế kỷ trước. Cho dù, Hà nội đă có những ṭa cao ốc chọc trời, những sân golf trưởng giả, những khách sạn nguy nga, nhưng sự phát triển của Hà nội, là sự phát triển không đồng đều, và thiếu kế hoạch.

    Khu giàu sang sát ngay bên khu nghèo khó, giống như một cái áo cũ mang nhiều miếng vá khác nhau. Hệ thống thoát nước không được phát triển song hành, nên sau mỗi trận mưa lớn, là thành phố ngập lụt, gây trở ngại giao thông.

    Cảnh sống tập thể của 5, 7 gia đ́nh trong một căn nhà, đă thường xuyên xảy ra xung đột, xô xát, gấu ó lẫn nhau. V́ cảnh “cha chung không ai khóc”, nên không ai quan tâm tới việc tu bổ hoặc bảo tŕ nhà cửa. Vôi tường tróc lở, mái ngói rêu phong, cửa nẻo xộc xệch, quần áo phơi kín ban công.

    Ngoài phố xá, thương buôn ngồi la liệt chật kín vỉa hè, xả rác vô tội vạ, bất chấp khách bộ hành. Trên trời, đường dây điện chằng chịt như bát quái trận đồ. Dưới ḷng đường, xe cộ quá tải, bụi bậm mờ mịt, khói xe đầy trời, tạo nên nạn ô nhiễm môi trường. ( Còn tiếp )

    ---------------------------

    Đọc đến đây xin mời các anh chị , các bạn trẻ cùng tôi coi đoạn youtube này :


  4. #2024
    tran truong
    Khách

    HÀ THÀNH THANH LỊCH ( Tỉếp theo )

    Người Hà nội ngày nay, giàu nghèo cách biệt như hai thái cực. Giai cấp giàu có tụ tập trong những khu sang trọng, ở nhà cửa kiến trúc theo kiểu Âu Mỹ, có bảo vệ giữ an ninh, có xe hơi sang trọng, có con cái ra ngoại quốc du học, và khi đau ốm, th́ bay sang các nước tân tiến điều trị.

    Giai cấp nghèo th́ buôn gánh bán bưng, ăn bữa sáng lo bữa tối, sống trong những căn nhà lụp xụp, bên đống rác. Sư cách biệt vật chất, tạo nên t́nh trạng phân hóa trong xă hội.

    Thương buôn ở Hà nội ngày nay đă biết mánh mung, lừa lọc, làm hàng giả, hàng nhái, pha trộn hóa chất vào thực phẩm để trục lợi. Du sinh sang Nhật, móc nối với tiếp viên hàng không, ăn cắp mỹ phẩm trong siêu thị, mang về VN bán kiếm lời. Nữ sinh đánh lộn, xé quần áo, lột trần nhau giữa chốn thanh thiên bạch nhật. Thanh niên giựt bóp, cướp xe ngay giữa ban ngày…


    Bảy mươi năm trời, vận nước oan khiên đă đưa Hà nội vào ṿng tay sắt máu của chế độ CS, khiến Hà nội bị … phá sản, cả về h́nh thức, lẫn nội dung. Nền văn hóa của Hà nội hiện nay, là loại “văn hóa chợ trời” do cuộc sống sô bồ, chụp giựt. Các nam thanh nữ tú, cũng được thay thế bằng các chị cán bộ cục mịch, dữ dằn, và các anh thanh niên vai u, thịt bắp, chửi thề như … pháo nổ.

    Trở về thăm cố hương, những người Hà nội năm xưa, không khỏi ngậm ngùi, tiếc nuối cho một nền văn hóa đă từng vang bóng một thời, và dư âm c̣n kéo dài cho tới ngày nay. Và rồi đây, nếu chế độ CS c̣n tồn tại, th́ nền văn hóa “Hà Thành thanh lịch” năm nào, sẽ dần đi vào quên lăng với thời gian.
    Đoan Nghi

  5. #2025
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by tran truong View Post
    “ Bún xào thịt giặc mới ngon.

    “Cơm chan máu địch cho con no ḷng…”
    Trời , xem mà rùng ḿnh

    Tên văn nô nào mà khát máu vậy ?

  6. #2026
    tran truong
    Khách
    “ Bún xào thịt giặc mới ngon.

    “Cơm chan máu địch cho con no ḷng…”

    Ai là tác giả của hai câu trên ? Tưởng cũng không khó trả lời ,dù là hậu bối , không sinh trong thời HCM mang cái chủ nghĩa thổ tả cộng sản về tàn phá VN . Hãy nhìn lại văn thơ thời tiền chiến , Hà nội có biết bao ngòi bút đầy tình người ,đầy nhân bản , ngay cả những văn nô sau này ,khi lầm lạc theo HCM ,và bị xiết thòng lọng vào cổ như : Thế lữ , Xuân Diệu , Huy Cận , Tô Hoài , Nguyễn Tuân ..... Thơ văn của họ trước chiến tranh đã toả sáng trong nền văn học VN một thời !

    Từ ngày được HCM gài thòng lọng vào cổ , tất cả chỉ là vô dụng ,bồi bút ....và bưng bô ! Họ không còn có được một bài viết hoặc sáng tác nào ra hồn !!! Tôi nghĩ rằng họ còn giữ được chút ít liêm sỉ , nên không thể " nhả ngọc phun châu " ra hai trên .

    Vậy thì ai ? Ngoài đại thi sĩ , đại văn hào Tố Hữu !

    Tố Hữu một vô danh tiểu tốt, không ai biết , không ai nghe ... và cũng chẳng có một đóng góp gì cho nền văn học tiền chiến của VN . Nhưng lại là trụ cột , là người dẫn đường chỉ nẻo , vạch con đường VĂN HỌC cho cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN theo đuổi .... tới cùng , ngày hôm nay vẫn tiếp tục theo ... tiếp tục đuổi !!!

    Tố Hữu dạy đám văn nô làm thơ , viết văn phải : " Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy t́nh. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rơ ràng tầm nh́n, cách nh́n. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng c̣n phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng."

    Chưa hết ,Tố Hữu khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi là người dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm.

    Trong cuốn Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ, nhà xuất bản Văn Hoá, 1958, mà ông ta là tác giả, Tố Hữu đă nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau:

    Lật bộ áo "Nhân Văn - Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm; (trg 9. Sđd).

    Trong cái công ty phản động "Nhân Văn - Giai Phẩm" ấy thật sự đủ mặt các loại "biệt tính": từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của ḿnh, cố t́nh chống lại cách mạng và chế độ;. (trg 17. Sđd).

    Vậy thì ai trồng khoai đất này , hả chị Tigôn ?

  7. #2027
    Chánh Nhân 09
    Khách
    Quote Originally Posted by tran truong View Post

    Vậy thì ai trồng khoai đất này , hả chị Tigôn ?
    Chị Tigon đi vacation rố . Chánh Nhân 09 là bạn chị , viết thế vài hôm khi chị vắng nhà .
    Nếu có lỡ chọc giận ai , th́ bỏ qua cho .
    Thật uổng cho một nhân tài như Tố Hữu , bị Cộng Sản làm cho mai một , trở thành một bố bút khát máu

  8. #2028
    tran truong
    Khách
    Xin Chánh nhân 09 phô diễn dùm những gì chứng tỏ Tố Hữu là nhân tài , cho diễn đàn thưởng lãm . Riêng tôi sưu tầm từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia , ai ở đây cũng biết , cái gọi là Wikipedia do ai và lệ thuộc ai rồi !

    Thế mà cũng chỉ tìm được mấy bài vè :

    Bác ơi
    Bà má Hậu Giang
    Bài ca xuân 1961
    Bài ca quê hương
    Bầm ơi!
    Con cá chột nưa
    Có thể nào yên?
    Đi đi em!
    Đời đời nhớ Ông
    Đợi anh về (tập thơ dịch, 1998)
    Em ơi... Ba Lan
    Gặp anh Hồ Giáo
    Hai đứa trẻ
    Hồ Chí Minh
    Hăy nhớ lấy lời tôi
    Hoa tím
    Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
    Kính gửi cụ Nguyễn Du
    Khi con tu hú
    Lao Bảo
    Lạ chưa
    Lượm
    Mẹ Suốt
    Mẹ Tơm
    Mồ côi
    Một tiếng đờn
    Miền Nam
    Mưa rơi
    Năm xưa
    Sáng tháng Năm
    Stalin! Stalin![5]
    Emily, con ơi
    Ta đi tới
    Ta với ta
    Từ ấy
    Tâm tư trong tù
    Tương tri
    Theo chân Bác
    Tiếng chổi tre
    Tiếng hát sông Hương
    Tiếng ru
    Với Lênin
    Vườn nhà
    Việt Bắc (thơ, 1954)
    Việt Nam máu và hoa
    Xuân đang ở đâu...
    Xuân đấy


    Vâng nhân tài Tố Hữu là thế đấy !!!!

  9. #2029
    Member vanthanhtrinh's Avatar
    Join Date
    28-01-2011
    Posts
    547
    Quote Originally Posted by tran truong View Post
    Xin Chánh nhân 09 phô diễn dùm những gì chứng tỏ Tố Hữu là nhân tài , cho diễn đàn thưởng lãm . Riêng tôi sưu tầm từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia , ai ở đây cũng biết , cái gọi là Wikipedia do ai và lệ thuộc ai rồi !

    Những bài vè......
    Vâng nhân tài Tố Hữu là thế đấy !!!!
    Hồi c̣n ở bên xứ Xă Nghĩa yêu vật.Khi về Hải sơn lo chuyện đi"buôn muối".Cũng có một thằng Sinh Viên XHCN nói với tôi như sau:"Tiếc thay nhà thơ Tố Hữu.Nếu ổng ở miền Nam th́ chắc làm được nhiều thơ hay lắm.Tui nói:"Mày thấy cây đước chưa?.Nó chỉ mọc được ở vùng śnh lầy ngập mặn thôi.Mày đem nó về Sai G̣n trồng vô châu kiểng.Bón đủ loại phân tốt nó vẩn nghẽo.Hiểu chưa?

  10. #2030
    Member người cũ's Avatar
    Join Date
    18-10-2016
    Posts
    115
    Quote Originally Posted by tran truong View Post
    “ Bún xào thịt giặc mới ngon.

    “Cơm chan máu địch cho con no ḷng…”

    Ai là tác giả của hai câu trên ?
    Trích "Truyện cổ tích Tấm Cám":
    http://doctruyencotich.vn/truyen-co-...12-phan-2.html

    Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Tấm sai đem xác làm mắm bỏ vào chĩnh gửi cho mụ d́ ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ Cám tưởng thật, lấy mắm ra ăn, bữa nào cũng nức nở khen ngon. Một con quạ ở đâu bay đến đậu trên nóc nhà kêu rằng:

    - Ngon ngỏn ng̣n ngon ! Mẹ ăn thịt con, có c̣n xin miếng.

    Mẹ Cám giận lắm, chửi mắng ầm ĩ rồi vác sào đuổi quạ. Nhưng đến ngày ăn gần hết, ḍm vào chĩnh, mụ thấy đầu lâu của con th́ kinh hoàng lăn đùng ra chết.

    Ai là tác giả của câu truyện cổ tích truyền bá cannibalism, cấy sự độc ác vô nhân tính vào tâm hồn trẻ em Việt suốt 4,000 năm qua?
    .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •