Page 216 of 304 FirstFirst ... 116166206212213214215216217218219220226266 ... LastLast
Results 2,151 to 2,160 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2151
    tran truong
    Khách
    Thành thật cám ơn T/v Cổ văn đã đọc thread này và đóng góp ý kiến về thắc mắc của cụ Quốc . Tôi đã trả lời cụ theo cảm nghĩ cá nhân , chứ không dò tìm lịch sử . T/v Cổ văn đã dẫn chứng , và tôi cũng kiểm tra , thì quả hồi trước cách mạng kỹ nghệ , dân chúng Anh sống rất khổ cực . Chen chúc trong ngôi nhà nhỏ hẹp , làm quần quật , từ đàn bà đến trẻ em . Tuần lễ 71 giờ cho người lớn , 48 giờ cho con trẻ !

    http://www.bbc.co.uk/schools/gcsebit...ionsrev5.shtml

    Lao động không an toàn , nước thải tự do chảy ra sông , ô nhiễm bao trùm thành phố ! Bệnh tật sinh sôi , nước uống nhiễm độc .... Từ đó chính quyền phải can thiệp , nhiều luật lệ lao động ra đời . Mới có được ngày hôm nay mát mày mát mặt . Có điều mà tài liệu không nhắc tới , là tuần lễ làm việc mấy ngày .

    Vậy bà DTH viết làm việc 18 giờ / ngày không có gì là nhầm lẫn . Xin được đính chính với cụ Quốc và các độc giả .

  2. #2152
    Cổ văn
    Khách
    Thật ra th́ tôi chỉ nhớ lơ mơ bài học cũ thôi, v́ tư tưởng c̣n lan man với bài viết mang nội dung " dạy vc học làm người " trong Sàigon`thuở ấy .
    Tôi vẫn thích đi boot the shoe vào cách mạng hơn là guốc mộc .
    H́nh như Duyên Anh thích dạy CS .
    Dạy CS làm ǵ, chỉ có xoá bỏ nó đi th́ tự nhiên con người sẽ trở về nhân bản phải không ạ ?

  3. #2153
    Tran Truong
    Khách

    Phóng viên Đinh Quang Anh Thái của Việt Tide phỏng vấn Dương Thu Hương ở Paris tháng 3 năm 2006

    Việt Tide: ... và từng tan vỡ gia đ́nh; hiện sống một ḿnh tại Hà Nội, bà có tránh khỏi bị cám dỗ không ?

    Dương Thu Hương: (thở dài, cười) Nói ra điều này th́ nghe rất kỳ cục. Làm ǵ có điều ǵ cám dỗ đối với tôi. Chả có ǵ cám dỗ đối với tôi cả. Cám dỗ lớn nhất đối với tôi là những tư tưởng mà tôi thường suy nghĩ. Tôi thích nhất là ngồi uống cà phê một ḿnh và trước mặt không có ai cả.

    Việt Tide: Chắn hẳn phải có nhiều người muốn đến với bà ?

    Dương Thu Hương: Cũng có thể họ thật và cũng có thể họ giả vờ. (Tắc lưỡi) Cho là họ thất ḷng th́ tôi cũng không muốn. V́ tôi là người làm giặc; và trong những người làm giặc ở Việt Nam th́ tôi là người khạc nhổ nhiều nhất vào mặt bọn cầm quyền. Nghĩa là tôi là người hoàn toàn tự do; tự do vô chính phủ (cười). Và tôi khá kiêu ngạo về cái tính vô chính phủ của ḿnh.

    Do đó mà những người đàn ông muốn đến với tôi th́ họ không có cơ hội tiếp xúc với tôi, v́ tôi thấy họ với tôi không tương hợp. Và đă không tương hợp th́ tốt nhất là mời họ ra khỏi cửa trước khi họ bước vào.

    Việt Tide: Thế c̣n những thúc bách về phương diện con người, ư tôi muốn nói về cơ thể ?

    Dương Thu Hương: Ông quên rằng khi bước vào cuộc chiến đấu này, tôi đă biết ba thứ cám dỗ nhất đối với con người là tiền nong, địa vị và bản thể. Bản thể đây là đời sống b́nh thường đàn ông đàn bà. Để chiến đấu với kẻ thù th́ tôi phải hiểu rơ nó. Bản thân những người cộng sản muốn tranh chức bí thư chi bộ, bí thư tỉnh ủy, ủy viên trung ương đảng, họ đă dùng con mồi gái để tiêu diệt lẫn nhau, th́ huống hồ ǵ đối với một kẻ mà họ xem là kẻ thù như tôi.

    Cho nên cách tốt nhất là tôi phải tự thiến tôi trước để không bao giờ có chuyện ǵ xẩy ra. Đă chiến đấu với kẻ thù th́ phải có sách lược và phải có vũ khí. Nếu tôi chết th́ chúng nó cũng phải chết năm bẩy thằng chứ không bao giờ tôi chết một ḿnh. Chắc chắn là như vậy. Ông nói đến sự cám dỗ đối với người đàn bà, tôi vẫn c̣n ham thích may sắm để cho đỡ buồn chứ tôi không có nhu cầu t́m kiếm người bạn đời, h́nh bóng chàng trai hay đấng mày râu nào cả.

    Việt Tide: Sống ở ngay Hà Nội mà hầu như không giao du với ai cả, bà có cảm thấy cô độc không ?

    Dương Thu Hương: Tôi rất thích hợp với nỗi cô độc của ḿnh. Tôi không cần nói chuyện với người nào tôi không thích và không trọng. Tôi chỉ làm việc với những người làm việc xuất bản sách báo liên quan trực tiếp đến tôi thôi. Ngoài ra tôi thích sống một ḿnh. Có lẽ đó là số phận.

    Việt Tide: Nh́n lại những năm tháng qua, về mặt t́nh cảm, bà đánh giá như thế nào ?

    Dương Thu Hương: T́nh cảm nào ?

    Việt Tide: T́nh cảm đôi lứa, gia đ́nh .

    Dương Thu Hương: (Cười) Tôi là người hoàn toàn thất bại và bất hạnh trong cuộc sống đôi lứa. Nhưng tôi cũng tự cảm thấy hạnh phúc v́ tôi đă tự tiêu diệt tuổi thanh xuân để nuôi con tôi trưởng thành. Con cái tôi không phải bương chải ngoài đường. Trong khi bố nó có thể đi kiếm vài ba người vợ khác. Tôi không cần một xu của ông ta để nuôi con, dù tôi làm giặc và chịu nhiều hậu quả. Đấy là điều hạnh phúc. Nếu không tôi sẽ bị lương tâm cắn rứt.

    Tôi c̣n một hạnh phúc nữa là tôi đă trả được tất cả những món nợ cho những người bạn tôi đă chết trong chiến tranh. Ít nhất là bằng tác phẩm và những bài viết để vạch trần tội ác của một cuộc chiến tranh phi lư. Tôi cảm thấy hạnh phúc trong sự bất hạnh của ḿnh. Tôi nghĩ rằng số phận đă chọn tôi để trở thành một con người như vậy.

    Quyền lực là cái thối tha

    Việt Tide: Tôi nhớ không lầm th́ bà có đoc một bài diễn văn tại Đại hội Nhà văn vào năm 1989; bà có thể cho biết tóm lược nội dung bà nói những ǵ ạ ?

    Dương Thu Hương: Trong bài diễn văn tôi đọc ở Đại hội Nhà văn năm 89, tôi nói rằng đảng cộng sản phải biết ơn nhân dân. Bởi v́ xưa nay họ chỉ nói nhân dân phải biết ơn đảng thôi. Trong bài diễn văn đó, tôi phân tích rằng, cả một dân tộc đă đổ xương máu ra để kháng chiến chống Pháp và những ǵ dân tộc đạt được là do truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc nhưng đảng cộng sản đă cướp tất cả công đó và nhận vơ là công của đảng. Họ c̣n dậy dỗ quần chúng là phải biết ơn đảng.

    Hành động đó vừa đểu cáng vừa vô ơn bạc nghĩa và tự cao tự đại. Những kẻ như thế không xứng đáng để lănh đạo dân tộc.
    Bây giờ tôi không thể nhớ hết toàn bộ bài diễn văn, nhưng những ư chính là như thế. Những nội dung đó cũng được tôi khai triển trong những bài viết được phát tán nửa công khai nửa bí mật. Nhưng khi tôi phát biểu công khai trước Đại hội Nhà văn nên họ mới rắp tâm bức hại tôi.

    Việt Tide: Trong giai đoạn gọi là “cởi trói văn nghệ sĩ” năm 1986, rồi vài năm sau th́ chế độ “trói lại”, dân chúng tại Việt Nam có câu chuyện vui rằng, văn nghệ sĩ có phải là con lợn đâu mà người ta muốn trói th́ trói, muốn cởi th́ cởi. Theo nhận xét của bà, có thật văn nghệ sĩ khiếp nhược đến thế không ạ ?


    Còn tiếp ...

  4. #2154
    Tran Truong
    Khách

    Phóng viên Đinh Quang Anh Thái của Việt Tide phỏng vấn Dương Thu Hương ở Paris tháng 3 năm 2006

    Dương Thu Hương: Theo tôi th́ v́ hoàn cảnh lịch sử, dân tộc Việt Nam bị nô lệ quá lâu. Toàn bộ sức sống của dân tộc dồn vào chống bọn phong kiến Trung Quốc trong một ngàn năm; chống Pháp hơn 100 năm; rồi sau đó chống Nhật. Nhưng sau khi chống tất cả những kẻ ngoại xâm ấy th́ dân tộc lại rơi vào ṿng nô lệ của chính kẻ cầm quyền cộng sản.

    Người Việt Nam chưa bao giờ có ư thức tự do, ư thức công dân. Người Việt Nam là những người lính rất dũng cảm trong chiến tranh nhưng khi Khải Hoàn Môn đă dựng lên rồi th́ họ trở lại kiếp nô lệ và lần này làm nô lệ cho chính những kẻ da vàng mũi tẹt như họ.


    Việt Tide: Nếu nói như bà th́ tương lai Việt Nam không mấy sáng sủa; và v́ nếu quả t́nh truyền thống của người Việt Nam như nhận định của bà th́ lấy ǵ để tin là dân tộc ḿnh sẽ có ngày quật khởi để thoát khỏi t́nh trạng hiện nay ?

    Dương Thu Hương: Chúng ta vẫn có thể tin tưởng được chứ. V́ con người không phải là con lợn. Nếu là con lợn cứ bị trói đi trói lại th́ phải biết tự phấn đấu để làm người trong tương lai. Và đó là lư do khiến những người như chúng tôi dấn thân đấu tranh cho sự sinh tồn của dân tộc, tiến bộ của dân tộc và một nền dân chủ tương lai. Chúng tôi tin tưởng là trong tương lai chúng ta sẽ tự cởi trói để sống một cuộc đời xứng đáng như người dân ở các nước văn minh trên thế giới.

    Việt Tide: Những năm gần đây, số người thoát khỏi sự sợ hăi ngày càng nhiều. Bằng chứng là những vụ nổi dậy tại Thái B́nh, Uy Nỗ năm 1998; gần đây là những cuộc biểu t́nh của đồng bào ở vùng Cao nguyên; và mới đây nhất là vài chục ngàn công nhân đ́nh công ở Sài G̣n và B́nh Dương chống lại chính sách lương bổng bất công. Những sự kiện đó cho thấy không hẳn dân tộc ḿnh có căn tính khiếp sợ như bà nói. Bà nghĩ sao ạ ?

    Dương Thu Hương: Căn tính đó có rất lâu rồi chứ không phải không có; và chúng ta phải nh́n nhận đó là một sự thật đau ḷng. Phải nh́n vào sự thật th́ chúng ta mới có thể bước qua vực thẳm. Tôi muốn nói rằng, muốn giải quyết tận gốc rễ nỗi đau khổ th́ phải một lần nh́n thẳng vào nỗi đau khổ.

    Những sự kiện mà ông vừa nêu lên , cho thấy guồng máy của nền dân chủ đă bắt đầu quay; v́ trong hai ba thập kỷ vừa qua, người Việt Nam đă được mở rộng tầm mắt nh́n những dân tộc văn minh trên thế giới họ sống ra sao; người Việt đă có thời gian so sánh để thấy rơ thân phận khổ đau của ḿnh; chúng tạ đă đủ thời gian để hiểu rằng đáng lẽ chúng ta phải được sống một cuộc đời xứng đáng. Tôi tin rằng bánh xe dân chủ đă chuyển động; và đó là điều mà những người đấu tranh dân chủ như chúng tôi mong muốn.

    Việt Tide: Tệ nạn tham nhũng hiện đang lan tràn tại Việt Nam. Bà nghĩ sao về quốc nạn này ?

    Dương Thu Hương: Tôi nghĩ rằng, tham nhũng là tệ nạn của tất cả các chính quyền chứ không chỉ có tại Việt Nam. Nhưng đặc biệt tại các quốc gia chậm phát triển với tŕnh độ thấp kém của dân trí, th́ kẻ cầm quyền dễ dàng lợi dụng sự khiếp sợ và thiếu hiểu biết của dân chúng để trục lợi một cách khủng khiếp , xương máu của người dân.

    Tại những xứ sở mà người dân thiếu hiểu biết về quyền lợi công dân của ḿnh, thiếu sáng suốt, và nhất là chế độ cầm quyền là chế độ không dân chủ, th́ tệ nhũng lạm trở nên khủng khiếp vô cùng. Đó là những ǵ đang xẩy ra tại Việt Nam. Chúng ta chỉ biết về những vụ tham nhũng ở Việt Nam khi những bè nhóm trong đảng cộng sản ăn chia không đều nên mới x́ tin ra ngoài.

    Họ x́ ra để nhằm giảm bớt căm phẫn của quần chúng và đó chỉ là tṛ của các tuồng Quảng Lạc, của các sân khấu cải lương mà thôi. Vấn đề tham nhũng tại đất nước chúng ta là hậu quả của chế độ độc tài, độc quyền, trong khi xă hội không có một cơ chế đối trọng nào để kiềm chế guồng máy cầm quyền.

    Cho nên phải đấu tranh để có một cơ chế bầu cử tự do với tối thiểu là hai đảng, để đảng này giám sát việc làm của đảng kia; đảng nọ phanh phui những hành động khuất tất, đểu cáng, khốn nạn của đảng kia; như thế th́ mới giảm bớt được t́nh trạng nhũng lạm. V́ nhũng lạm là kẻ đồng hành với những kẻ cầm quyền lực trong tay.

    Quyền lực là cái thối tha; rất ít người có đầy đủ lương tri và sáng suốt để giữ ḿnh trước cám dỗ của quyền lực. Nghề chính trị giống như nghề cổ xưa nhất của nhân loại. Nói thẳng ra, đó là nghề của nhà chứa. Nghề đó hiếm có người tránh khỏi sự dối trá, sự đểu cáng, sự lừa lọc, sự phản bội lẫn nhau.

    V́ nghề đó nó cho phép như vậy và h́nh như nó đ̣i hỏi như vậy. Trong chính trị, người ta cũng hành xử như vậy để bảo vệ quyền lực; v́ quyền lực là giấc mơ kinh khủng nhất đối với con người. Quyền lực có sức cám dỗ hơn cả nhan sắc và tiền tài. V́ có quyền lực th́ sẽ có đựơc nhan sắc và tiền tài. Quyền lực rất dễ tước đi của con người cái giá trị rất mong manh là đạo đức.

    Tôi vẫn nghĩ là cần thiết phải có một chế độ đa đảng để hạn chế tối đa sự tồi tệ của con người khi họ nắm quyền lực trong tay. Trong chế độ độc đảng độc tài, tất cả tội ác diễn ra trong bóng tối. V́ thế tội ác tha hồ tung hoành mà người dân không hề hay biết ǵ cả. Tham nhũng hiện nay sẽ là một gánh nặng vô cùng lớn lao cho các thế hệ mai sau của Việt Nam. Con cháu-chắt-chít của chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ hiện nay.

    Tôi luôn nghĩ rằng, không có thể chế chính trị nào có khả năng tận diệt tệ nạn tham nhũng. Nhưng thể chế dân chủ có khả năng ngăn chặn và làm giảm đi tệ nạn này.


    Còn tiếp ...

  5. #2155
    Tran Truong
    Khách

    Phóng viên Đinh Quang Anh Thái của Việt Tide phỏng vấn Dương Thu Hương ở Paris tháng 3 năm 2006

    Việt Tide: Bà nói rằng đi vào con đường chính trị th́ người ta dễ sa đà vào những hành vi ma mănh ; nhưng các thể chế dân chủ lành mạnh vẫn có khả năng kềm hăm những kẻ hoạt đầu chứ ạ ?

    Dương Thu Hương: Tất nhiên tôi tin như thế. Và v́ tin như thế nên những người ở trong nước mới đấu tranh cho tự do dân chủ. Nếu không tin th́ bao nhiêu người bị tù đầy, bị đàn áp, bị mất mạng để làm ǵ cơ chứ ? Tất cả những hy sinh đó chỉ nhằm mưu cầu một thể chế chính trị tốt đẹp; trong cơ chế đó, người dân đỡ bị áp bức, bóc lột và t́nh trạng nhũng lạm bị kềm hăm bớt.

    Việt Tide: Tệ nạn tham nhũng tại Việt Nam th́ toàn dân đều biết. Nhưng chẳng lẽ cứ nhẫn nhục măi và nhắm mắt để cho các chức quyền của đảng ăn hưởng trên đầu ḿnh như thế sao ?

    Dương Thu Hương: Ông phải nêu câu hỏi đó với đồng bào ḿnh chứ. Phần tôi, trong đời sống hữu hạn của tôi, tôi chỉ biết làm hết sức ḿnh để chiến đấu chống lại sự hèn nhát và sự sợ hăi. Tất nhiên cũng có lúc tôi nản ḷng nhưng cho đến tận bây giờ, tôi vẫn nghĩ rằng điều ǵ làm được, tôi đă làm. C̣n ngày nào dân tộc ḿnh có bừng tỉnh hay không th́ bản thân từng người phải quyết định. Tôi nghĩ rằng Trời thương-Phật độ th́ sẽ có ngày đồng bào mình hiểu rằng chúng ta cần phải có được cuộc sống xứng đáng của con người.

    Việt Tide: Một số người, trong đó có cả những người từng giữ vai tṛ lănh đạo của nền dân chủ chập chững ở miền Nam trước năm 1975, cho rằng, với một đất nước và dân tộc như Việt Nam th́ nhu cầu dân chủ chưa cấp thiết lắm và có lẽ cần một đảng cầm quyền cứng rắn, nếu không muốn nói là độc tài th́ mới trị dân được. Bà nghĩ sao về cách suy nghĩ đó ạ ?

    Dương Thu Hương: Lối suy nghĩ đó hăo huyền. Tất cả lối suy nghĩ đó chỉ nhằm hợp lư hóa những cuộc tàn sát cuối cùng của lũ sói đối với bầy cừu.


    Việt Tide: Chúng tôi có nghe nói nhiều về một h́nh thức sinh hoạt của giới cầm bút dưới chế độ Xă hội Chủ nghĩa, là “Trại sáng tác”. Bà có thể kể cho nghe một sinh hoạt tiêu biểu của trại sáng tác mà bà từng tham dự.

    Dương Thu Hương: Từ mấy chục năm nay, các nhà văn Việt Nam trong chế độ Xă hội Chủ nghĩa đều là các viên chức trá h́nh. Họ ăn lương của nhà nước và c̣n được hưởng thêm các khoản trợ cấp sáng tác. Lâu lâu, Hội Nhà Văn hoặc Hội Điện Ảnh, Hội Sân Khấu nhận một khoản trợ cấp của nhà nước để tổ chức những trại sáng tác để các nhà văn tham dự hầu có thể hoàn tất những tác phẩm dở dang của họ.

    Tham dự trại sáng tác, các nhà văn được ăn ngon hơn một chút, đỡ được cái sự mè nheo cấu xé của vợ con, đồng thời có dịp tương đối thoải mái gặp gỡ nhau để bàn chuyện nọ chuyện kia; ngoài ra cũng c̣n chút th́ giờ để các anh chị đú đởn. Cho nên có rất nhiều cặp yêu đương nhau tại các trại sáng tác đó; hậu quả là về nhà bỏ vợ bỏ chồng. Đại loại sinh hoạt của các trại đó là như thế.

    Đấy là sinh hoạt Xă hội Chủ nghĩa kiểu trại lính. Thỉnh thoảng người ta vỗ béo các văn nghệ sĩ; giúp văn nghệ sĩ hoàn thành tác phẩm và cũng là hoạt động tuyên truyền của chế độ. H́nh thức sinh hoạt đó không có trong các nước tự do.

    Việt Tide: Về phương diện sáng tác th́ h́nh thức sinh hoạt đó có đạt kết quả tích cực không, thưa bà ?

    Dương Thu Hương: Đương nhiên là tích cực hơn chứ. Ông phải hiểu rằng, chúng tôi là những người sống trong một xă hội kiểu trại lính, cuộc sống vật chất và tinh thần rất là ngẹt thở. Cho nên, trong những dịp đi dự trại sáng tác thường được tổ chức ở vùng núi, vùng biển hoặc ở ngoại ô, ít nhất, các nhà văn được ăn ngon hơn, được thư giăn hơn, có được một không gian rộng lớn hơn những căn pḥng tối tăm của họ.

    Các nhà văn tham dự trại sinh hoạt cảm thấy tạm xa lánh được những lo toan cấu xé của cuộc sống hàng ngày. Do đó có nhiều tác phẩm dang dở đă được hoàn tất trong trại sáng tác.

    Việt Tide: Trong những tác giả ở Việt Nam, chúng tôi có đọc một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu; bà có quen biết với nhà văn quân đội này không, và nếu có, bà có thể kể cho nghe về ông Nguyễn Minh Châu.

    Dương Thu Hương: Anh Châu là một trong những người bạn vong niên của tôi. Anh Châu sinh năm 1930, anh hơn tôi nhiều tuổi. Chúng tôi có lần cùng dự một trại sáng tác ở Đại Lăi, thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Yên cũ và cách Hà Nội khoảng 40 cây số. Trại sáng tác đó do nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức. Tôi không c̣n nhớ rơ trại ấy được tổ chức năm nào, mà chỉ nhớ khoảng thời gian đó, tôi đă in cuốn Hành Tŕnh Thời Thơ Ấu là cuốn tiểu thuyết cho trẻ em và bán rất chạy.

    Trong trại sáng tác đó, anh Châu và tôi có điều kiện tṛ chuyện nhiều với nhau, và do đó, tôi hiểu tâm t́nh của lớp đàn anh của tôi. Anh Châu cùng với các anh như Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, ... v.v... thuộc lớp đàn anh của tôi.

    Cuộc gặp gỡ giữa anh Châu và tôi đă tác động tôi rất nhiều; làm cho tôi chín chắn hơn khi tôi quyết định đi theo con đường làm giặc của ḿnh.


    Còn tiếp ...

  6. #2156
    Tran Truong
    Khách

    Phóng viên Đinh Quang Anh Thái của Việt Tide phỏng vấn Dương Thu Hương ở Paris tháng 3 năm 2006

    Anh Châu thường nói với tôi rằng, thế hệ của anh là thế hệ nhà văn bị khinh bỉ, bị đàn áp; đảng nó không coi ḿnh ra cái ǵ cả, anh nói như thế. Anh c̣n tâm sự rằng, v́ đă chót đi một quăng đường dài và không có cách nào thoát ra được, nên đành cam chịu. Tôi có nói với anh Nguyễn Minh Châu rằng, hơi phí lư, v́ tại sao các các anh phải cam chịu bọn lănh đạo.

    Tôi nói rằng, đời tôi chỉ cam chịu một người là ông Dương Đ́nh Châu mà thôi, v́ ông là bố tôi, là người cho tôi cuộc sống; ngoài ra tôi chẳng cam chịu ai cả. Khi bố tôi bắt tôi làm những việc vô lư, tôi vẫn làm; v́ tôi yêu bố tôi và tôi phải chấp nhận; v́ ông đẻ ra tôi. Chứ c̣n cam chịu những thằng lănh đạo th́ rất là vô lư. Nghe tôi nói thế, anh Châu bảo, "cô không phải là người của xă hội này, cô không thể sống với xă hội này được; hoặc là cô sẽ bị người ta nghiền nát; hoặc cô sẽ đến được với tự do”.

    Khi chúng tôi ngồi bên bờ hồ Đại Lăi, anh Châu giơ tay chỉ cái đảo có đông chim di trú thường sống ở đó, anh Bảo, "hoặc là cô chết hoặc là cô sẽ đến được cái đảo đó, c̣n chúng tôi th́ không bao giờ đến được nơi đó, v́ chúng tôi đă già rồi và chúng tôi đành cam chịu những ǵ mà người ta cư xử với chúng tôi".

    Tôi hỏi anh Châu rằng, trong kiếp sống phải cam chịu như thế, các anh có suy nghĩ ǵ không ? Anh Châu trả lời rằng, cuốn sách của anh in lần thứ 7 là cuốn Dấu Chân Người Lính là cuốn bán rất chạy và được rất nhiều giải thưởng lớn; và anh cho biết, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh có đi Quảng Trị và một số nơi khác, và khi hiểu được sự thật về sự tàn khốc của chiến tranh, th́ anh ấy vô cùng hối hận.

    Anh bảo, "tôi nghĩ rằng tôi đă xui con người ta đi vào chỗ chết". Tôi chắc rằng anh Châu đă hiểu những cái chết đó không như chúng tôi lầm tưởng là những cái chết vinh quang, mà thực chất là những hy sinh cho một cuộc chiến tranh mù quáng, cuộc chiến tranh mang tính cách định mệnh của một dân tộc nhỏ bé bị hai thế lực xui khiến; và nỗi chua chát ấy khiến anh Châu cảm thấy rất ân hận v́ xui con người ta vào chỗ chết.

    Hôm ấy, khi quay về chỗ nghỉ, tôi hỏi anh Châu mối quan hệ giữa anh và đảng cộng sản như thế nào ? Anh Châu trả lời rằng, hăy về đọc lại truyện ngắn Chiếc Thuyền Ngoài Khơi th́ sẽ hiểu anh. Lúc ấy, anh Châu có trong tay cuốn truyện đó và anh cho tôi mượn.

    Tối hôm đó, tôi đọc một mạch hết cuốn Chiếc Thuyền Ngoài Khơi và thấy nội dung cuốn sách đầy tính cách biểu tượng. Truyện nói về một cặp gia đ́nh dân chài; người chồng ngày nào cũng uống rượu và đánh vợ. Hành vi bạo lực này lập đi lập lại như một thứ nghi lễ của đời sống thường nhật của hai vợ chồng dân chài. Câu chuyện gợi cho tôi một câu chuyện tôi đă đọc lâu lắm rồi của tác giả người Nga Maxim Gorki.

    Truyện nói về một người thợ giầy ngày nào cũng đấm đá vợ thâm tím mặt mày nhưng buổi tối lại khóc lóc lạy lục xin lỗi để rồi sau đó lại ăn nằm với vợ. Nhưng ngày hôm sau lại thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ. Maxim Gorki cho nhân vật đóng vai chồng phát biểu rằng, "tôi biết hành động đánh vợ như thế là rất khốn nạn ".

    "Nhưng tôi không thể chừa được, v́ cuộc sống của tôi quá buồn thảm, và tôi không thể bóp cổ hoặc đánh khách hàng được v́ làm như thế sẽ mất miếng ăn; tôi cũng không thể đánh cảnh sát được v́ sẽ bị ngồi tù; tôi cũng không thể đánh nhau với hàng xóm bởi v́ tôi sẽ bị họ đánh cho ốm đ̣n; cho nên cuối cùng tôi chỉ c̣n biết đánh vợ, v́ đó là cách duy nhất để giải tỏa tâm lư".

    Trong truyện Chiếc Thuyền Ngoài Khơi, người vợ tâm sự rằng, "tôi biết chồng tôi là thằng độc ác, đểu cáng; nhưng v́ cuộc sống lênh đênh nay đây mai đó trên biển rất cần người đàn ông chèo lái con thuyền, cần người tung lưới, cần người đánh cá, cần người kiếm đồng tiền, cho nên tôi đành phải cam chịu hành động tàn bạo của chồng".

    Khi người con lớn của hai vợ chồng trưởng thành, chứng kiến cảnh bố đánh mẹ, thằng con muốn dùng cái chèo đánh bố, th́ chính bà mẹ ngăn cấm cậu con và khuyên con phải chấp nhận cuộc sống hiện tại.

    Gặp anh Châu, tôi cười rũ và hỏi anh rằng, h́nh như trong truyện Chiếc Thuyền Ngoài Khơi, người chồng là đảng cộng sản, c̣n người vợ là dân tộc Việt Nam, có đúng thế không ? Anh Châu bảo, "đúng đấy. Dân tộc đă theo đảng trong cuộc chiến tranh chống Pháp và v́ đó là cuộc chiến giải phóng dân tộc nên sau đó dân tộc phải chịu để đảng ức hiếp, đánh đập và chà đạp mà không dám bật ḿnh lên; bởi v́ ân nghĩa của cuộc kháng chiến cũng tựa như cuộc sống bí bức lênh đênh trên biển cả nên dù bị chồng đánh đập dă man, người vợ cũng phải cắn răng chịu".

    Tóm lại, đó là mối quan hệ ḥan toàn không b́nh thường.

  7. #2157
    Tran Truong
    Khách

    Phóng viên Đinh Quang Anh Thái của Việt Tide phỏng vấn Dương Thu Hương ở Paris tháng 3 năm 2006

    Việt Tide: Khi ông Nguyễn Minh Châu cho rằng dân tộc Việt Nam theo đảng cộng sản trong cuộc kháng chiến chống Pháp, phải chăng v́ nhà văn này đứng ở v́ thế của một đảng viên nên nghĩ như thế; chứ thực tế lịch sử cho thấy, cuộc kháng chiến là của toàn dân và cộng sản đă cướp công để rồi áp đặt một chế độ độc tài trên gịng sống của dân tộc. Bà nghĩ sao về nhận định này?

    Dương Thu Hương: Tôi hoàn toàn đồng ư với nhận định đó. Chính v́ nhận thức như vậy nên tôi mới đọc bài tham luận trong Hội Nhà Văn với nội dung là đảng cộng sản phải biết ơn nhân dân chứ nhân dân không phải biết ơn đảng, như những khẩu hiệu tuyên truyền của đảng. Chính v́ bài tham luận đó mà tôi trở thành kẻ thù số một của chế độ.

    Ông Thái nên nhớ rằng, một nhà văn như ông Nguyễn Minh Châu mà c̣n nhút nhát, sợ hăi đến thế th́ rơ ràng là dân tộc ḿnh đang bị đảng cộng sản hăm hiếp. Người ta nói ‘dân tộc nào th́ chính phủ đó’. Nếu dân tộc ḿnh khá hơn, tỉnh táo hơn, sáng suốt hơn, dám phẫn nộ th́ chế độ cộng sản không thể tồn tại được đến ngày nay.


    Việt Tide: Không chỉ những người như ông Nguyễn Minh Châu, mà ngay cả Nguyễn Tuân, một trong những nhà văn lớn của Việt Nam, mà c̣n phải thốt lên rằng, sở dĩ ông sống sót dưới chế độ cộng sản v́ ông biết sợ. Chế độ toàn trị, chế độ trại lính nó gây ra nỗi khiếp sợ đến như thế trong ḷng người dân, nhưng dù sao ông Nguyễn Minh Châu cuối cùng cũng dám bầy tỏ, dù chọn cách biểu tượng như cuốn Chiếc Thuyền Ngoài Khơi. Theo nhận định của bà th́ trong hàng ngũ những người cầm bút tại Việt Nam, số người như Nguyễn Minh Châu có nhiều không ?

    Dương Thu Hương: Tôi phải thú thật là tôi rất ít giao du với những người đồng nghiệp; nhất là v́ thân phận làm giặc của ḿnh nên tôi hoàn toàn cách ly với họ, nên tôi không rơ có bao nhiêu người như anh Châu. Riêng trường hợp anh Châu, tôi đoan chắc rằng anh Nguyễn Minh Châu là người tử tế. Anh ấy là người tử tế khi anh thú nhận tất cả sự sợ hăi của anh ấy đối với đảng cộng sản; và anh ấy là người có lương tâm nên mới ân hận v́ sự nhầm lẫn của anh đối với đảng. Tôi nghĩ rằng con người ai cũng có nhầm lẫn, nhưng quan trọng là phải biết nh́n ra sự lầm lẫn của ḿnh và phải nói lên lỗi lầm một cách ṣng phẳng.

    Anh Châu đă nh́n ra lỗi lầm của ḿnh và anh ấy thương những người đă chết. Đó là ḷng nhân đạo của một nhà văn đối với đồng bào của ḿnh; và là tiếng nói của lương tâm đối với trách nhiệm của một người cầm bút. Nhưng có một điều anh Châu không làm được, là anh ấy không dám công khai nói với mọi người mà chỉ nói vào tai tôi. Sự hèn nhát đó chấp nhận được, v́ hầu như tất cả mọi người phải hèn nhát để tồn tại trong chế độ trại lính như vậy.

    Việt Tide: Dường như bà không kềm được xúc động khi nói về những câu chuyện bà trao đổi với nhà văn Nguyễn Minh Châu. Phải chăng hồi ức của chiến tranh vẫn c̣n ám ảnh bà ?

    Dương Thu Hương: Tôi chưa đủ già để quên hết mọi việc. Cho đến tận bây giờ, cuộc chiến vẫn ám ảnh tôi. Tôi muốn nói với ông rằng, lúc tôi t́nh nguyện vào Nam, số học sinh của cả bốn lớp 10 của trường chúng tôi vào chiến trường khoảng 120 người, vậy mà chỉ 2 người may mắn sống sót, là tôi và một người nữa. Tôi th́ bị bom làm điếc tai bên phải; người c̣n lại là cậu Lương th́ bị cụt một tay đồng thời trở nên ngớ ngẩn. Tất cả những bạn khác của tôi không ai sống sót.

    Khi tôi đi t́m mộ của những bạn đă chết, tôi mới biết, trong những trận đánh mà bộ đội miền Bắc thua, th́ người ta xóa sạch dấu vết và tên tuổi liệt sĩ không được ghi lại. Họ giải thích rằng dân tộc ta là dân tộc anh hùng phải chiến thắng quân thù, nhưng trận này chưa thắng cho nên không thể kiểm kê các liệt sĩ được. Cho nên hàng trăm người chết dưới đáy hồ, dưới đáy vực mà hoàn toàn không ai t́m được tung tích.

    Nỗi ám ảnh của chiến tranh đè nặng tâm hồn tôi mấy chục năm nay và cho đến tận bây giờ vẫn c̣n. Khi nhắc lại những câu chuyện của anh Nguyễn Minh Châu, tôi không thể vui được. V́ tôi sinh ra trong một dân tộc như vậy, trong một cuộc chiến như vậy, với những nỗi giả trá trùm lên những đau đớn, mất mát. Tôi mong muốn một dân tộc Việt Nam được sung sướng, hạnh phúc; chứ không phải là một dân tộc cứ bị người ta khích động ḷng anh hùng để rồi hàng chục triệu người bị chết oan khuất. Đối với tôi, vinh quang cá nhân hay vinh quang dân tộc đều hăo huyền như nhau.


    Còn tiếp ...

  8. #2158
    Tran Truong
    Khách

    Phóng viên Đinh Quang Anh Thái của Việt Tide phỏng vấn Dương Thu Hương ở Paris tháng 3 năm 2006

    Việt Tide: Trong thời gian vài tháng qua, nhiều cuộc đ́nh công của công nhân đă bùng nổ ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam nhằm chống lại chính sách đối xử bất công của giới chủ nhân người ngoại quốc. Bà nhận định như thế nào về phong trào đ́nh công này ?

    Dương Thu Hương: Tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu tốt của dân tộc. Cái nhà nước này nó luôn luôn nói rằng chủ nghĩa Mác dựa trên giai cấp công nhân, nhưng đó là lối lừa bịp rẻ tiền nhất, ngu xuẩn nhất. Bởi v́ Việt Nam làm ǵ có đội ngũ công nhân đủ để trở thành một giai cấp như Mác nói. Hơn thế nữa, chủ nghĩa Mác là một thứ ảo tưởng lớn nhất và một nửa nhân loại đă phải trả giá cho nó. Cho nên cái đảng cộng sản Việt Nam thực chất cũng chỉ là đảng của đám chánh tổng cường hào ác bá.

    Bây giờ, những công nhân nổi lên như vậy có nghĩa là dân tộc Việt Nam đang phát triển , nên công nhân bắt đầu ư thức được quyền lợi của ḿnh. Đó là những mầm mống, những bài tập để hướng tới một nền dân chủ. Công nhân bây giờ không c̣n tin đảng cộng sản và họ ư thức được rằng, đảng cộng sản chỉ là đảng của một bọn lừa bịp và bóc lột liên kết chặt chẽ với các nhà đầu tư nước ngoài để làm tiền trên xương máu của công nhân.

    Tôi nghĩ rằng các cuộc đ́nh công là dấu hiệu đáng mừng. V́ xưa nay đất nước chúng ta là của những người nông dân chân đất mắt toét cúi rạp lưng xuống và khi nào đói khổ quá th́ chỉ có thể làm giặc được thôi, chứ họ chưa biết đấu tranh, chưa biết những quyền lợi đáng nhẽ họ được hưởng, chưa biết đến một cuộc sống xứng đáng.

    Người Việt Nam xưa nay mới chỉ tồn tại thôi chứ chưa bao giờ có được cuộc sống xứng đáng. Tôi cho rằng những cuộc đ́nh công là những bài tập đầu tiên của nền dân chủ; những bài tập đầu tiên của một dân tộc bắt đầu biết đấu tranh cho quyền sống của ḿnh; và thế hệ bây giờ nh́n rơ hơn về quyền lợi của ḿnh so với lớp cha ông của họ.

    Việt Tide: Lư do nào các cuộc đ́nh công chỉ giới hạn ở miền Nam mà chưa thấy xẩy ra ở miền Bắc, thưa bà ?

    Dương Thu Hương: Ngoài Bắc cũng có đấy, nhưng không nhiều lắm. Tôi có thể nêu thí dụ là những vụ tự thiêu ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng; những vụ biểu t́nh ở Quảng Ninh; những vụ biểu t́nh ở Hưng Yên. Nhưng tôi xin nói với ông là cuộc biểu t́nh lớn nhất là cuộc biểu t́nh của nông dân Thái B́nh và sau đó, nhà nước Việt Nam đă tiến hành một vụ Thiên An Môn trong bóng tối ở trong các trại giam, bằng cách dùng bàn tay bọn tù h́nh sự tiêu diệt những cựu chiến binh cầm đầu phong trào chống đối đó. Sự việc này tôi đă từng viết, từng tố cáo không phải một lần mà là nhiều lần.

    Sở dĩ phong trào đ́nh công bùng phát ở miền Nam, v́ miền Nam có nhiều nhà máy hơn miền Bắc, cho nên lực lượng công nhân ở đó lớn mạnh hơn miền Bắc. Ngoài ra, một yếu tố nữa, là những bài tập về dân chủ th́ dân chúng miền Nam đă từng làm ngay dưới thời chính quyền cũ, cho nên họ thành thục hơn, so với dân miền Bắc. Cuộc sống là một sự tập dượt, và người miền Nam đă từng diễn tập sinh hoạt dân chủ, nên bây giờ họ thực hành bài học đó một cách dễ hơn người miền Bắc.

    Những người miền Bắc, trong lănh vực diễn tập dân chủ, họ như những người thợ mới tập việc, mới chỉ là phu trộn hồ thôi, chứ chưa bao giờ làm thợ nề. Cần phải có quá tŕnh th́ mới từ thợ phụ lên thợ chánh được. Người miền Nam th́ đă quen với cơ chế dân chủ; tất cả khái niệm sống dân chủ họ đă mơ hồ hiểu dù chưa thật rơ ràng. Nền dân chủ trong Nam thời trước, dù chập chững, nhưng ít nhất đă tạo cho dân chúng biết khái niệm về dân chủ và những quyền sống của người dân.

    Việt Tide: Bà vừa đề cập đến một vụ tàn sát Thiên An Môn tại Việt Nam khi xẩy ra các cuộc chống đối của nông dân ở Thái B́nh vào khoảng cuối năm 1997. Những tin tức về cuộc nổi dậy đó, đồng bào chúng ta tại hải ngoại có biết đến, nhưng những vụ tiêu diệt trong bóng tối những người cầm đầu cuộc nổi dậy th́ ngoài này không rơ lắm. Bà có thể thuật lại được không ạ ?

    Dương Thu Hương: Cuộc đấu tranh của nông dân Thái B́nh chống tham nhũng, chống quan lại trong tỉnh xẩy ra cuối năm 1997. Lúc xẩy ra cuộc nổi dậy đó, anh Trần Độ và tôi đều bị công an giám sát một cách chặt chẽ, v́ chúng tôi quê quán ở Thái B́nh nên bị nghi là có liên hệ với những nhóm cựu chiến binh ở Thái B́nh. Nhưng thật ra anh Trần Độ và tôi không hề biết tư ǵ về cuộc nổi dậy. Măi sau này chúng tôi mới biết. V́ có một số người lên Hà Nội đi t́m con cái của họ và họ gặp chúng tôi .

    Qua lời kể lại của những người này, chúng tôi biết được rằng, khi xẩy ra sự việc hàng chục ngàn nông dân Thái B́nh đứng lên đ̣i lại những khoản tiền bị bọn quan lại địa phương trấn lột, th́ lúc đó các nhà báo ngoại quốc từ Hà Nội đổ về Thái B́nh. Công an đă làm đủ mọi biện pháp để ngăn chặn các nhà báo này.

    Biện pháp của công an là tiếp đón các nhà báo rất tử tế; mời các nhà báo nghỉ lại khách sạn, mời ăn uống rồi đưa các cô gái xinh đẹp ra để chiêu dụ những anh chàng nào thích của lạ, v.v... và đó là kế hoăn binh của công an. Kế hoăn binh nhằm mục đích mua thời gian, một tuần hai tuần ba tuần, các nhà báo ngoại quốc bắt đầu nản, họ bỏ sang Hongkong, sang Bangkok để chờ săn tin tức ở những điểm nóng khác trên thế giới.

    Các nhà báo rời khỏi Việt Nam, đó là bước thắng lợi đầu tiên của nhà cầm quyền Việt Nam. Khi các nhà báo đi rồi, dư luận thế giới, những ống kính của giới truyền thông đă chĩa sang các góc khác của thế giới, Bosnia chẳng hạn, hay Afghanistan (A Phú Hăn) v.v., th́ lúc đó, nhà nước ra lệnh bắt tất cả những người cầm đầu cuộc nổi dậy. Bởi v́ mỗi một xă có một vài người cầm đầu. Những vụ bắt giữ đó được tiến hành trong bóng tối, không có lệnh lạc ǵ cả, chỉ có lệnh miệng thôi. Lực lượng bắt giữ người được điều từ các tỉnh khác về và số người bị bắt lên đến nhiều ngàn.

    Những người bị bắt đưa đến những trại giam nào th́ chính gia đ́nh họ cũng không biết đích xác. Gia đ́nh nộp đơn kiện th́ công an chỉ những trại tù rất khác nhau; thí dụ họ giam con người ta Quảng Ninh th́ họ chỉ cho thân nhân vào Nghệ An t́m; họ giam con người ta ở Thanh Hóa th́ họ chỉ thân nhân lên Vĩnh Phú t́m; họ giam con người ta ở Vĩnh Phú th́ họ nói là giam ở tận Đắc Lắc v.v. Như thế có nghĩa là để cho những nông dân nghèo khó, ngu ngơ không biết đường biết xá, đi t́m thân nhân vài lần là hết tiền nên đành phải bỏ cuộc.

    Trong các nhà tù, th́ chúng nó ra lệnh cho những thằng tù muốn lập công với công an, là bọn tù h́nh sự, những thằng tàn ác nhất, t́m cách gây sự với những nông dân và cựu chiến binh cầm đầu cuộc nổi dậy; rồi bọn h́nh sự này thủ tiêu những nạn nhân bằng cách dùng đũa nhọn đóng vào tai lúc người ta đang ngủ. Nạn nhân chết ngay tức khắc, không thể kêu một tiếng nào cả. Chính thân nhân những người chết kể lại cho tôi nghe chuyện đó.

    Đó là cuộc tàn sát trong bóng tối một cách hèn hạ, cực kỳ khôn khéo, cực kỳ hèn hạ, cực kỳ đểu cáng và chúng nó là những đao phủ số một nên mới nghĩ ra h́nh thức thủ tiêu dă man như thế.



    Còn tiếp ...

  9. #2159
    Tran Truong
    Khách

    Phóng viên Đinh Quang Anh Thái của Việt Tide phỏng vấn Dương Thu Hương ở Paris tháng 3 năm 2006

    Một vài năm sau vụ thảm sát này, cha mẹ các nạn nhân từ Thái B́nh lên Hà Nội tập trung tại số 15 Trần B́nh Trọng (trụ sở Bộ Nội Vụ cũ) để khiếu kiện, nhưng không có người nào tiếp họ cả. Chúng nó không đàn áp, không làm ǵ cả. Chúng nó cứ để họ đói lả ra, và chỉ cho mỗi người một ổ bánh ḿ giá 1 ngh́n Việt Nam (khoảng chưa tới 10 cent Mỹ kim), sau đó xúc họ lên xe quân đội, chở họ đến những cánh đồng rồi thả họ ở đấy. Người dân phải đi bộ hoặc t́m cách thuê những chiếc xe ở dọc đường để về nhà.

    Chúng nó làm như thế khiến người nông dân cạn hết tiền, mỏi mệt kiệt sức và rốt cuộc khiếu kiện của họ không hề được giải quyết. Cuối cùng, dân chúng chỉ c̣n biết giữ nỗi căm hờn trong ḷng thôi.

    Tôi cho rằng, đó là vụ Thiên An Môn kinh tởm nhất và đó là một trong những lư do khiến tôi gọi cái lũ cầm quyền là gịi bọ. Chúng nó gịi bọ về mặt nhân cách, chúng nó là rắn độc, cực kỳ độc ác xảo quyệt. Khi chúng nó làm như thế, chúng nó đă đẩy người khác vào cái thế bất dung đối với chúng nó.

    Sau vụ đàn áp đó, tôi nói với anh Trần Độ rằng, nếu trước vụ đó, tôi c̣n chút ǵ nghĩ chúng nó là người, th́ sau vụ này, tôi nghĩ chúng nó hoàn toàn là ḍi bọ, hoàn toàn là một lũ đao phủ kinh tởm nhất và không thể nào tôi nhân nhượng với chúng nó được.

    Việt Tide: Đồng bào ḿnh tại Việt Nam có nhiều người biết về vụ tàn sát mà bà vừa thuật lại không ạ ?

    Dương Thu Hương: Đồng bào trong nước tất nhiên biết rơ vụ tàn sát này hơn là người Việt ở hải ngoại. Nhưng mà họ sợ và nói chung họ chỉ có thể quan tâm đến người khác được một vài ngày v́ người ta phải kiếm sống nữa chứ. Họ phải nghĩ đến nồi cơm, đến con cái gia đ́nh họ nên họ đành phải im lặng.

    Việt Tide: Nhiều tổ chức đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới hằng quan tâm đến t́nh trạng nhân phẩm của người Việt Nam bị chà đạp, thành ra nếu có được những bằng chứng và h́nh ảnh cụ thể của vụ tàn sát, th́ chắc chắn các tổ chức này sẽ lên tiếng kết án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Có cách nào chúng ta thu thập được những bằng chứng tội ác của chế độ trong vụ tàn sát đó ?

    Dương Thu Hương: Điều đó là một chuyện ảo tưởng. Chúng ta nên nhớ rằng, chính quyền Hà Nội là chính quyền cực kỳ thông minh trong tất cả những cuộc giết người trong bóng tối. Ông nên nhớ rằng tất cả những người trong chính quyền Hà Nội đă từng thú nhận rằng, nếu nhà tù Pháp ngày xưa mà giống nhà tù cộng sản bây giờ th́ không một chiến sĩ cách mạng nào có thể sống sót được; không người nào có thể thoát được để làm cuộc Cách mạng Tháng Tám. Đấy là một thực tế.

    Không cứ ǵ h́nh ảnh vụ tàn sát Thái B́nh, mà chỉ riêng h́nh ảnh nông dân đốt đồng mía ở Đà Nẵng, h́nh ảnh nông dân chống đối hợp tác hóa ở lục tỉnh miền Nam, h́nh ảnh của những bộ đội sau cuộc chiến tranh bị nhốt tại trại giam Tân Kỳ; tất cả những h́nh ảnh ấy đều bị chế độ ra lệnh tiêu hủy.

    Riêng h́nh ảnh trại giam Tân Kỳ, khi tôi làm cuốn phim Thánh Đường Của Những Nỗi Tuyệt Vọng, tôi đến Tân Kỳ lần thứ nh́ là họ đă dọa cho người giết hoặc hăm hiếp tôi trong rừng. Lúc đó, Nguyễn Văn Linh đă ra lệnh tiêu hủy những h́nh ảnh của trại Tân Kỳ, th́ làm sao bây giờ họ không tiêu hủy những h́nh ảnh của những cựu chiến binh trong vụ nổi dậy ở Thái B́nh năm 1997.

    Ai quay phim, chụp ảnh ? Ai dám ?

    Khi tôi làm cuốn phim Thánh Đường Của Những Nỗi Tuyệt Vọng, tôi phải bỏ tiền túi của tôi ra mua những h́nh ảnh đó (chỉ có duy nhất một cuốn phim thôi). Người dân quay trộm và họ hy vọng bán cho người nước ngoài th́ tôi đă mua lại. Nhưng sau đó Nguyễn Văn Linh ra lệnh tịch thu và tiêu hủy tất cả các thước phim đó.

    Cho nên, những h́nh ảnh vụ tàn sát nông dân và các cựu chiến binh ở Thái B́nh th́ chỉ có Giời mới quay được thôi. Tôi vẫn hy vọng có Giời-Phật chứng, th́ một ngày nào đó những thằng đao phủ Việt Nam ấy sẽ phải trả cái hậu quả mà chúng đă gây ra.


    Còn tiếp ...

  10. #2160
    Tran Truong
    Khách

    Phóng viên Đinh Quang Anh Thái của Việt Tide phỏng vấn Dương Thu Hương ở Paris tháng 3 năm 2006

    Việt Tide: Tin mới nhất chúng tôi vừa nhận được cho biết vào tuần lễ cuối tháng Tư này, bà sẽ có mặt tại New York để nói chuyện tại PEN WORLD VOICES Literary; bà có thể cho biết lịch tŕnh sinh hoạt của bà trong thời gian bà ở New York ?

    Dương Thu Hương: Tôi rất tiếc không trả lời câu hỏi này được; v́ thứ nhất, tôi không phải là người của nền văn minh; và thứ hai, tôi không bao giờ có lịch tŕnh ǵ cả. Tôi đi New York cùng với cô Nina McPherson là người đại diện xuất bản sách của tôi và bà Sadine Giám đốc nhà xuất bản của Pháp; cho nên chương tŕnh là do họ sắp xếp; c̣n tôi th́ hoàn toàn thụ động.

    Việt Tide: Thưa bà, chỉ c̣n vài ngày nữa, Đại hội 10 của đảng cộng sản Việt Nam sẽ khai mạc tại Hà Nội, bà nhận định ra sao về đại hội này ạ
    ?

    Dương Thu Hương: Tôi không dám nhận định. V́ cả hơn một năm nay, tôi không theo dơi hoạt động của họ; tôi cũng không đọc báo chí của đảng cộng sản. Nói chung, các hoạt động của đảng công sản th́ quá nhàm chán, tôi không muốn theo dơi. Nhiều người cũng thờ ơ nhưng người ta không dám nói như tôi (cười). Tính tôi vốn dĩ thích ǵ nói nấy nên tôi nói thật là tôi không chú ư tới hoạt động của đảng cộng sản. Tôi biết là có một số người chú ư xem các cuộc đấu đá giữa các phe phái trong đảng, xem kẻ nào ngă ngựa, kẻ nào lên ngựa, có biến đổi những khuôn mặt lănh đạo đảng hay không, v.v..., đại khái như thế.

    Việt Tide: Bà từng là một đảng viên cộng sản và từng hết ḷng trong cuộc chiến mà cộng sản gọi là “chống Mỹ cứu nước”, mà sao bây giờ bà lại thờ ơ đến thế đối với những chuyển biến chính trị diễn ra ngay tại Hà Nội ?

    Dương Thu Hương: Điều này th́ ông nhầm đấy ông Thái ạ ! Tôi chưa bao giờ tận tụy với đảng cộng sản. Tôi vào chiến trường năm 1968 là v́ tôi theo tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc. Lúc bấy giờ, tôi tưởng đó là một cuộc chiến chống xâm lược v́ Mỹ xâm lược Việt Nam. Hành động của tôi giống như cha ông chúng ta là hễ quân Minh, quân Thanh đến là chúng ta đánh. Đơn giản thế thôi.

    Năm 69, họ có nhă ư kết nạp tôi vào đảng, vào chi bộ đảng lúc bấy giờ ở Ty văn hóa Quảng B́nh. Nhưng tôi trả lời thẳng thắn là, cái chi bộ này, đảng viên đàn ông th́ cũng có người được; chứ đảng viên đàn bà th́ toàn những đồ ăn mày-ăn nhặt, toàn là những con đĩ và quân ăn cắp, th́ tôi vào làm ǵ cho bẩn người tôi. Cho nên tôi không vào đảng.

    Nhưng vào năm 77, lúc bấy giờ tôi đang làm việc tại xưởng phim, th́ chính những anh em ngoài đảng thúc giục và tha thiết mong tôi vào đảng để đấu tranh cho mọi người. Lúc đó tôi vào đảng với tinh thần rất thực dụng. Ông Thái nên nhớ là v́ đảng lănh đạo, cho nên tất cả lương bổng của mọi người đều chết đói, và những chuyến đi nước ngoài là điều béo bở, v́ người được đi có cơ hội buôn bán kiếm tiền hầu cải thiện đời sống cùng khổ của ḿnh.

    Mà những chuyến xuất ngoại như thế đều do các đảng viên thuộc các chi bộ quyết định. V́ thế anh em ngoài đảng bảo tôi phải vào đảng để đấu tranh cho họ. Tôi đă vào đảng và đă đấu tranh cho họ. Tôi có làm một số việc cụ thể, v́ tính tôi không tham lam và thẳng thắn. Những tay lănh đạo mềm yếu v́ bản thân họ nhiều dục vọng quá, cho nên, gặp thằng bộ trưởng nào là tôi chửi thằng ấy và chúng nó im hết.

    Tôi xin nhắc lại, lúc bấy giờ là năm 1977, tôi vào đảng không phải v́ muốn tận tụy với đảng; tôi đă thấy đảng thối lắm rồi nhưng tôi vào để làm những việc cụ thể, là tranh đấu cho những anh em thấp cổ bé họng.

    Những năm sau đó, tôi bắt đầu bộc lộ một cách rơ ràng quan điểm của tôi chống lại cái nhà nước độc quyền này và đấu tranh cho một chế độ dân chủ. Lúc ấy tôi có làm một bản kiểm điểm, và bản kiểm điểm ấy rất thành công. V́ tôi ở trong đảng, như người ta nói, "trong chăn mới biết chăn có rận", nên tôi nêu lên nhiều vấn đề gây nhức nhối cho đảng.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •