Page 29 of 304 FirstFirst ... 192526272829303132333979129 ... LastLast
Results 281 to 290 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #281
    Thim7CM
    Khách

    Bàn thêm một tý

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    http://http://ngaydochungminh.com/70NamTinhCa/70NamTinhCa.html


    Mời vào link trên để t́m hiểu thêm về nhạc t́nh của Văn Cao .

    Các bạn có biết , hai bản hành khúc " Hải Quân HK " và " Không Quân HK " Văn Cao làm từ khi VN chưa hề có Không Quân và Hải Quân .

    Cũng như bản Quốc Ca của Việt Cộng " Tiến Quân ca " , Văn Cao làm từ năm 1943 , lúc chưa có " kháng chiến ( Việt cộng đă bịa ra là VC làm bài này trong chiến khu Việt Minh )

    vào link đó xem th́ rơ . Hăy copy link để dành khi rảnh th́ xem .

    tigon
    Về Văn Cao :
    Trong hồi ký PD cuốn I, PD ca tụng Văn Cao rất nhiều. Đặc biệt VC rất nhát gái. Có lần PD và VC cùng yêu cô Yến, em gái của ông bầu. Hai người cá nhau xem ai dám lẻn vào phong cô ta ăn trộm... Kết quả PD vào được và ăn trộm được một cái đồ lót đem ra khoe...
    cũng vì tính nhát gái mà Văn Cao mới đem tâm sự mình đặt vào Trương chi để có những khúc nhạc và lời ca tuyệt vời:
    Chiều năm xưa, gót hài khai hoa, mặt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương,
    chiều năm nay, tiếng người khơi thương, giắc mộng chng Trương...
    Đường em có đi, hàng đêm bước qua, nở những đoá hoa ôi dị kỳ...

    Về Cái duyên giữa Trưng Vương - Chu Văn An - Hai Quân :
    cách đây mấy năm tôi có dự một đám cưới của thế hệ 2. Đên nơi thì thấy phần đông quen nhau cả, các bà thì Trưng Vương, các ông thì có nhiều HQ gốc Chu Văn An. Thế là có đề nghi không ngồi từng cặp mà xé lẻ , các bà ngồi riêng, các ông ngồi riêng với nhau. Quen nhau quá, thành ra chuyện nở như pháo tết, bàn nào bàn ấy, nhỏ to cười rinh rich thật vui.

  2. #282
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Âu cũng la ...Định mệnh?

    Các chị có nhớ là cuối trường Trưng Vương, đi hết đường Nguyễn Bỉnh Khiêm là cái Hải Quân công xưởng không? Cảnh trí khu vực này lúc nào cũng tĩnh mịch và ...kỳ bí - lúc còn đi học cứ thắc mắc : cái gì ở cuối con đường? -
    Chỗ đó là để tu sửa và tái thiết bị tầu chiến cuả hải quân VNCH. Có nghĩa là các anh Hải Quân có "xứt càng, gẫy gọng" thì sẽ đươc "kéo" về ...thiên thai, vì "tầu" vào ...ụ rồi thì
    Nhớ quê chiều nào xa khơi
    Chắc không đường về Tiên nữ ơi!

    Phe ta thắng trận dễ dàng là vậy chăng?

  3. #283
    ahem
    Khách
    Cảnh trí khu vực này lúc nào cũng tĩnh mịch và ...kỳ bí - lúc còn đi học cứ thắc mắc : cái gì ở cuối con đường? -
    Lâu lắm rồi tui mới ĐƯỢC đọc lại chữ "tĩnh mịch" ; dù để diễn tả trạng huống KHÔNG có âm thanh , tiếng động nhưng việt cộng xài chữ rất TƯỢNG THANH : "yên ắng" !! Chữ yên ẮNG , theo tui, tạo cho độc giả CẢM THẤY CÓ âm thanh , nó tương tự như trường hợp : "tiếng heo kêu ENG ÉC" hay "tiếng chó kêu ĂNG ẲNG "

  4. #284
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Văn là người

    Quote Originally Posted by ahem View Post
    Lâu lắm rồi tui mới ĐƯỢC đọc lại chữ "tĩnh mịch" ; dù để diễn tả trạng huống KHÔNG có âm thanh , tiếng động nhưng việt cộng xài chữ rất TƯỢNG THANH : "yên ắng" !! Chữ yên ẮNG , theo tui, tạo cho độc giả CẢM THẤY CÓ âm thanh , nó tương tự như trường hợp : "tiếng heo kêu ENG ÉC" hay "tiếng chó kêu ĂNG ẲNG "
    Lâu lắm mới lại thấy ahem đến với Nghe Chuyện Hà Nội .

    Nói về cách dùng chữ , hẳn ahem đă thấy là chị em chúng tôi trong đây
    rất cẩn thận , dù biết là nhiều người chỉ đọc thoáng qua .

    Ahem sẽ không bao giờ t́m thấy lỗi chính tả như : hỏi ( ? ) - ngă ( ~) /chữ cuối C-T / có dê ( g ) - không có dê (g ).

    Dân Hà Nội thứ thiệt mà !

    Người ta thường nói " văn là người " , câu này rất đúng trên Vietland .
    Người nào đó có đổi nick , th́ chỉ qua vài góp ư , là mọi người sẽ nhận ra .

    Tigon
    Last edited by Tigon; 27-02-2011 at 05:59 AM.

  5. #285
    Thim7CM
    Khách

    Cái gì ở cuối con đường

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Các chị có nhớ là cuối trường Trưng Vương, đi hết đường Nguyễn Bỉnh Khiêm là cái Hải Quân công xưởng không? Cảnh trí khu vực này lúc nào cũng tĩnh mịch và ...kỳ bí - lúc còn đi học cứ thắc mắc : cái gì ở cuối con đường? -
    Chỗ đó là để tu sửa và tái thiết bị tầu chiến cuả hải quân VNCH. Có nghĩa là các anh Hải Quân có "xứt càng, gẫy gọng" thì sẽ đươc "kéo" về ...thiên thai, vì "tầu" vào ...ụ rồi thì
    Nhớ quê chiều nào xa khơi
    Chắc không đường về Tiên nữ ơi!

    Phe ta thắng trận dễ dàng là vậy chăng?
    Hay quá. Tiếng Xưa như vậy là tu thành quả phúc, là đắc đạo rồi đấy.
    Các chiến hạm ra khơi, lênh đênh nơi cuối bãi đầu ghềnh, sóng gió ba đào,
    dù say sưa với nghĩa vụ bảo vệ lãnh hải, ngon nguồn, lạch sông, thân xác có mỏi mòn, nhưng lòng vẫn nặng chĩu với hình bóng ai tựa cửa, hay tà áo trắng bay trước gió mong ngóng đợi chờ.
    Các phu nhân hay "chuẩn phu nhân" thường thắc mắc với câu hỏi "Tầu anh sắp vào "đại kỳ" chưa?"
    - "Đaị kỳ" là tiếng chuyên môn trong HQ.VNCH đấy ạ, nghĩa là vầu HQCX sửa chữa toàn diện, tân trang như mới. Trong thời gian tầu vào đại kỳ, thủy thủ đoàn đươc tạm xếp việc binh đao, thanh toán nợ nần, cả vốn lẫn lời.
    HQCX chính là cuối con đường, chốn Thiên thai là vậy. Con đường Cường Để cây cao bóng mát, cùng phía HQCX có trường tiểu học nữ SAint Paul, bên kia đường thì là câu lạc bộ SQHQ nằm ở góc đường Lê Thánh Tôn. Cuối đường Cường để là bến Bạch Đằng, lãnh địa của Bộ Tư Lệnh HQ/VNCH, nơi có rất nhiều tinh hoa của đất nước gắn bó, nhất là hậu duệ của hai Bà Trưng....

  6. #286
    Vân Nương
    Khách

    Hồn Bướm Mơ Tiên - phần IX

    Hồn Bướm Mơ Tiên - Phần Chín


    Trên sườn đồi, nh́n về phía tây, nương chè nằm phơi dưới nắng gay gắt mùa hè. Sau trận mưa hôm qua, các lá sạch hết bụi, như có người lấy khăn lau đi một lượt, lóng lánh phản chiếu ánh thái dương, bóng loáng tựa trăm ngh́n chiếc gương bầu dục.

    Dựa lưng vào gốc một cây chè cỗi, cành lá rườm rà, bên cạnh cái rổ không, Lan ngồi ngẫm nghĩ đến những sự xảy ra từ tối hôm trước, vẻ lo buồn in trên nét mặt rầu rầu. Lan đâm đâm nh́n trời, lâm râm khấn Phật tổ, xin ngài xuống cứu vớt tấm linh hồn sắp đắm đuối. Bỗng có tiếng động bên ḿnh. Lan giật ḿnh quay lại: Con vành khuyên đương lách tách nhảy trên cành lá rậm. Lan ngắm nghía con chim nhỏ, xinh xắn mượt lông, rồi giơ bàn tay ra vẩy. Con chim sợ hăi bay vụt, tiếng khẽ sột soạt trong lá. Lan thở dài, nói một ḿnh:

    - Trốn, thế nào cũng phải trốn.

    Sáng hôm ấy ở chùa Long Vân về, hai người cùng nhau chỉ trao đổi một vài câu vơ vẫn. Lan chưa hiểu ư bạn định xử trí ra sao, chẳng biết bạn có về Hà Nội ngay như đă hứa lời không? Ngọc có ḷng quân tử, nhưng đứng trước Ái t́nh, bạn có giữ măi ḷng quân tử ấy không? Hay là bí mật kia sẽ bị khám phá? Cái đó cũng chưa biết chừng. Ḷng người, ... Ai hiểu được ḷng người!

    Lan đưa mắt ngắm phong cảnh quanh ḿnh. Ḷng hoài nghi man mác đến cả cỏ, cây, mây, nước. Cúi nh́n gịng bạc lấp lánh dưới chân đồi quanh co uốn khúc, ŕ ŕ lướt giữa dọc cát vàng: Trong cảnh êm đềm ấy, biết đâu không ẩn núp những loài rắn độc hại người. Cho chí đám mây dịu dàng theo chiều gió thổi, làn khói lờ đờ bay lẩn lá xanh, biết đâu không trở nên sức mạnh phá phách của con Tạo vô t́nh...

    Vô t́nh! Luồng gió khẽ thỏang động cành chè như phản thanh của ư nghĩ. Lan buồn rầu nói một ḿnh: Vô t́nh! Ước ǵ ta được vô t́nh như vạn vật vô tri vô giác!

    Tư tưởng của Lan lúc đó lại rời bỉ cảnh ngoại vật mà thu vào trong tâm trí. Những lư thuyết "Tứ diệu đế", "Thập nhị nhân duyên" cùng là cái đời cao thượng của Phật tổ lộn xộn trong trí nhớ Lan.

    Rồi nghĩ điều nọ nhảy sang điều kia, Lan lại ôn tồn tới cái đời kư văng. Lan con nhà gịng dơi, bẩm tính thông minh, thủa bé được theo học chữ nho. Ông thầy học lại là một người mộ đạo Phật thường đem Phật giáo ra giảng, khiến Lan yêu mến cái đạo rất dịu dàng êm ái. Rồi cha mẹ Lan mất, Lan ở với chú, chú muốn ép gả Lan vào nơi phú quư. Linh hồn trong sạch đă tiêm nhiễm những tư tưởng cao thượng của Phật giáo nên Lan cho thế là nhỏ nhen. Nhất Lan lại nhớ tới lời thề cùng mẹ trong khi mẹ hấp hối. Lan liền bỏ nhà đi trốn, cải nam trang để thụ giới tại chùa Long Giáng. Lan không khéo để lại nhiều tang vật trên bờ sông, khiến nhà yên trí rằng Lan tự vận.

    Nương nấu cửa từ bi hơn hai năm nay, được sư tổ quư mến truyền giáo đạo Phật, Lan dốc ḷng ngày đêm dùi mài kinh kệ, đă tưởng dứt bỏ được tần duyên. Ai ngờ...

    Lan giật ḿnh ngước mắt ngơ ngác nh́n. Trên cành cây trẩu, con chim gáy đương gật đầu, xù lông cổ, gù ở bên con mái. Lan nhắm mắt rồi đi phía khác, th́ kia trên cành xoan khô khan, hai con quạ khoang đương rỉa lông cho nhau. Lan lại nhắm mắt, thở dài cuốn quưt, như bị vây vào trong cảnh chết mà khó t́m được lối ra: "Ước ǵ ông ấy đi..."

    Bỗng có tiếng chú Mộc gọi ở chân đồi:
    - Chú Lan!
    Lan sợ hăi đứng phắt dậy đáp:
    - Cái ǵ đấy chú?
    Chú Mộc vẫn đứng ở chân đồi nói lên:
    - Cụ cho t́m chú đấy.
    - Tôi về đây, chú cứ về trứơc đi.
    Lan vội vàng hái chè đầy rổ, rồi hấp tấp xuống đồi trở về chùa, đi thẳng vào buồng kho đóng cửa ngồi núp một xó, như sợ ai. Sau, v́ ở măi ngoài nắng nên thấy nhức đầu, Lan liền ngả lưng xuống giường, thiu thiu ngủ lúc nào không biết.

    Tiếng chuông chiều đánh thức Lan dậy. Mở bừng mắt trông ra sân, Lan thấy trời đă nhá nhem tối. Chợt nhớ đến giờ làm đèn, nghĩ là đèn ở buồng Ngọc, v́ ở nhà tổ chỉ thấp có ngọn đèn dầu lạc. Lan lo sợ, run lẩy bẩy bước vào pḥng chàng, nhưng may không nghe thấy ai lên tiếng. Lan liền cầm vội cây đèn búp măng đem xuống bếp rót dầu.

    Khi mang đèn lên, ánh sáng rọi khắp gian buồng con con. Liếc mắt nh́n không thấy Ngọc đâu, trong ḷng sinh bạo dạn, Lan đứng lại ngắm kỹ các vật: Trên bàn trơ trọi cái bếp cồn cùng cái ấm sắt nhẹ. Vứt trên chiếc giường không màn, quyển Phật giáo và hai ba cuốn tiểu thuyết tây. Mà cái va li, Lan không thấy đâu hết.

    Lan nh́n quanh ngẫm nghĩ. Bỗng chú hấp tấp chạy xuống nhà ngang hỏi chú Mộc:

    - Này chú, ông Ngọc đâu?
    - Ông Ngọc về Hà Nội từ sáng kia mà.
    Lan hoảng hốt:
    - Về lúc nào?
    - Lúc chú ở vườn chè. Ông ấy nhắn nhời chào chú đấy. Tôi quên bẵng mất.
    Lan vơ vẫn, mắt lờ đờ, ngớ ngẩn hỏi:
    - Sao lại về Hà Nội?
    - Rơ chú lẩn thẩn lắm. C̣n ai biết tại sao ông ấy lại về Hà Nội nữa. Muốn biết th́ hỏi ông ấy.
    - Sao lại về Hà Nội? Về rồi à?
    - À, ông Ngọc cho chú quyển sách để ở trên buồng ấy.
    - Được, để tôi lên lấy.
    Lan lại có cớ lên buồng Ngọc. Vào buồng, Lan khép cửa rồi mở lấy quyển sách ra xem, v́ chắc thế nào Ngọc về Hà Nội cũng có một vài lời từ biệt. Quả Lan đoán không sai: Một tờ giấy viết thư gập trong quyển Phật giáo có mấy hàng vắn tắt.

    “Giữ lời hứa hôm qua, tôi xin kính chào chú ở lại tu cho thành chánh quả... Chú có c̣n tưởng nhớ tới tôi, tới người bạn khốn khổ này, tôi xin chú cầu nguyện cho linh hồn tôi chóng lên cơi Nát bàn”.

    Lan cầm mảnh giấy ghé gần đèn, đọc đi đọc lại ba, bốn lượt, rồi tắc lưỡi cuộn nhỏ lại tḥ vào trong thông phong châm lửa đốt. Nét mặt rầu rầu, Lan nh́n ngọn lửa cháy cho đến khi tờ giấy thành than.

    Bỗng Lan ngồi phịch xuống giường lấy tay bưng mặt khóc nức nở không ra tiếng.
    Nỗi sầu muộn trong ḷng như theo hai hàng lệ dần dần tiêu tán. Lan thấy đỡ thổn thức, tim bớt đập mạnh, rồi Lan như người sực tỉnh:

    - Thôi, ta điên mất rồi! Chẳng lẽ...

    Lan đứng phắt dậy, tắt đèn rồi lau nước mắt, quả quyết lên chùa trên, vừa đi vừa lẩm bẩm: "Quên, phải quên! Lời thề trước linh hồn mẹ, ta hăy c̣n nhớ đinh ninh trong trí. Đó là cái bùa để trừ bỏ những sự cám dỗ của t́nh ái nhỏ nhen nơi dương thế."

    Nhưng con người ta vẫn thế. Bao nhiêu cũng phải trái với sự thực. Một người hay do dự, luôn luôn nghĩ tới sự quả quyết, hoặc nói ḿnh phải quả quyết. Người nhút nhát đêm đi đường vắng một ḿnh thường hay huưt sáo làm ra bộ mạnh bạo lắm, nhưng kỳ thực trong ḷng lo sợ, chân tay run lẩy bẩy. Lan cũng vậy luôn mồm nói phải quên. Nhưng đó là cái triệu chứng của sự nhớ.

    Thật ra, cái t́nh mà Lan cố ra tưởng tượng nhỏ nhen, nó to tát, nó đầy rẫy, nó chứa chan khắp linh hồn Lan: Câu nói, dáng đi, điệu nh́n, giọng cười, ư nghĩ đều là h́nh ảnh của ái t́nh.

    Lan lẩm bẩm: "Ta rất có tội với đức Phật tổ."

    Lúc đó Lan thỏang ngửi thấy mùi trầm. Th́ ra lên tới chùa trên từ bao giờ mà Lan không biết, vẫn tưởng c̣n ngồi ở buồng Ngọc. Ngước nh́n thấy các tượng thấp thoáng trong bóng đèn lù mù dầu lạc: Tuy không trông rơ, Lan cũng tưởng tượng ra các vẻ mặt tươi cười, khoan dung mà lănh đạm. Từ từ, Lan cúi đầu như người ta vừa bị quở mắng, rồi rón rén tới bục gỗ quỳ xuống, th́ thầm khấn khứa....

    (Hết phần 9)

  7. #287
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Tiếng Việt ..bầm dập dưới "đỉnh cao loài vượn"

    Quote Originally Posted by ahem View Post
    Lâu lắm rồi tui mới ĐƯỢC đọc lại chữ "tĩnh mịch" ; dù để diễn tả trạng huống KHÔNG có âm thanh , tiếng động nhưng việt cộng xài chữ rất TƯỢNG THANH : "yên ắng" !! Chữ yên ẮNG , theo tui, tạo cho độc giả CẢM THẤY CÓ âm thanh , nó tương tự như trường hợp : "tiếng heo kêu ENG ÉC" hay "tiếng chó kêu ĂNG ẲNG "
    Ông Ahem nói không sai.
    Tôi nhận thấy: "tĩnh mịch" nói lên bản chất cuả không gian, quang cảnh nơi ấy, tự vật thể trong ấy hài hòa mà làm nó trở nên "tĩnh mịch", có tính cách cố định.
    Trong khi chữ "yên ắng" thì có vẻ là một trạng thái nhất thời, do tác động bên ngoài tạo ra. Thí dụ như ..."mặt trận trở nên ...yên ắng sau khi quân thù đã bị ta đập ...dập càng và tháo chạy!" ?
    Nói về "ngôn ngữ xhcn" thì vẫn là nỗi "eo ơi" cuả người miền Nam!

  8. #288
    Vân Nương
    Khách

    Cơm tám giò chả

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Ông Ahem nói không sai.
    Tôi nhận thấy: "tĩnh mịch" nói lên bản chất cuả không gian, quang cảnh nơi ấy, tự vật thể trong ấy hài hòa mà làm nó trở nên "tĩnh mịch", có tính cách cố định.
    Trong khi chữ "yên ắng" thì có vẻ là một trạng thái nhất thời, do tác động bên ngoài tạo ra. Thí dụ như ..."mặt trận trở nên ...yên ắng sau khi quân thù đã bị ta đập ...dập càng và tháo chạy!" ?
    Nói về "ngôn ngữ xhcn" thì vẫn là nỗi "eo ơi" cuả người miền Nam!
    Bạn Tiếng Xưa ơi,
    Giải thích của bạn tuy là món "ăn chơi" như nhâm nhi cốm Vòng mà ngon không kém gì "ăn thật" Cơm tám giò chả đấy nhá . Hi hi

  9. #289
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hướng Về Hà Nội...



    Hà Nội ơi ! Hăy tin ngày ấy tôi về...

  10. #290
    Vân Nương
    Khách

    Hồn Bướm Mơ Tiên - phần X

    Vắng Ngọc chùa Long Vân thiếu hẳn vẻ hoạt động. Một tháng Ngọc ở chùa làm biến cải hẳn các sinh hoạt của mấy người tu hành. Sư cụ, trước kia ngoài giờ tụng kinh, niệm Phật, thường chỉ tĩnh tọa để trầm tư mặc tưởng tới những vấn đề giải thoát linh hồn. Chú Mộc ngoài việc chú dọn dẹp, quét trước, rót nước, bưng cơm, chỉ ngồi ĺ ở nhà ngang tṛ chuyện cùng ông Thiện và bà Hộ. C̣n chú Lan th́ ngày đêmchỉ biết chăm nom việc trên chùa, thắp nhang, đốt đèn, thỉnh chuông và học tập kinh kệ. Các công việc nhắc lại hằng ngày đă khiến năm linh hồn kia trở nên năm cái máy, giờ nào làm việc nào, ngày ngày, tháng tháng, năm năm không hề thay đổi.

    Từ ngày có Ngọc ở chùa th́ năm bộ máy khi mau khi chạy sai lạc đi nhiều. Tuy công việc vẫn có thế, song những giờ tĩnh tọa của sư cụ nhiều khi đă đổi thành những cuộc nói chuyện về đạo Phật, về sự tích Phật tổ. Sư cụ bản tính thâm trầm nghiêm khắc, mà có lần cũng phải cười về những câu hỏi ngớ ngẩn, những ư tưởng ngộ nghĩnh của Ngọc.

    Những lúc có chú Lan đứng hầu bên cạnh, Ngọc càng thấy phấn khởi tâm hồn, và cuộc đàm luận càng có vẻ náo nhiệt lắm. Những thuyết đề thái tây, những tư tưởng triết lư của Ngọc không thể lọt tai nhà tu hành được, nhất Ngọc lại đem những ư tưởng trong các sách của phái Tiểu thừa mà bàn tới đạo Phật ở nước ta theo về phái Đại thừa, nên hai bên thực không thể nào hợp ư nhau được. Có những cuộc đàm đạo ấy, sư cụ cũng thấy vui vui. Và cụ cũng lo tới ngày cùng Ngọc biệt ly.

    Đến cả bà Hộ, ông Thiện, chú Mộc trong khi có Ngọc, cũng bận suốt ngày, nhưng tuy bận bịu, rộn rịp hơn xưa mà vẫn lấy làm vui thích. Nào hai bữa cơm sửa sang cho lịch sự, nào hầu hạ pha nước, lấy thau. Chú Mộc thấy Ngọc tính rất dễ dăi lại càng hay lên gẫu chuyện.

    Nay Ngọc về Hà Nội, năm người cùng thấy những công việc hằng ngày buồn tẻ. Mấy cái máy uể ỏai nay càng uể ỏai hơn xưa.

    Nhưng người thấy buồn tẻ nhất là chú Lan.

    Ba, bốn ngày sau hôm Ngọc đi, chú chẳng biết làm ǵ, chẳng muốn ăn uống ǵ. Đến nổi sư cụ và chú Mộc phải lấy làm lạ rằng cái t́nh bằng hữu của chú đối với Ngọc không ngờ th ân mật đến thế.

    Chiều hôm ấy, mặt trời đă lặn sau rặng đồi tây, Lan c̣n thơ thẩn ở vườn sắn sau chùa. Ngồi trên là cành lẫn lá để ngổn ngang chưa buộc, Lan đăm đăm nh́n về phía xa. Linh hồn Lan như đang theo áng mây hồng bay vào nơi hư vô tịch mịch. Lan thở dài, buột miệng thong thả nói: "Nát bàn! Bồng lai!"

    Hai ư tưởng "tôn giáo" và "ái t́nh" h́nh như đương công kích nhau trong tâm trí.

    Bỗng Lan giật ḿnh tỉnh bằng giấc mộng. Tiếng chuông chùa như cất vọng từ bi vỗ về an ủi, dỗ dành. Lan mỉm cười lẩm bẩm: "Thế nào cũng phải lánh xa nơi trần tục!"

    Tiếng chuông đổ hồi như vui mừng, cười reo v́ đă giải thoát được linh hồn Lan.

    Lan cười theo hồi chuông, tiếng cười lanh lảnh trong làn không khí yên lặng dưới ánh lờ mờ thảm đạm buổi chiều tà.
    (Hết phần 10)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •