Page 42 of 304 FirstFirst ... 323839404142434445465292142 ... LastLast
Results 411 to 420 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #411
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Tigon View Post


    Ngày xưa Saigon bị Tàu gạt , nuôi chim cút . Nhà nào nhà nấy thúi rùm v́ phân chim . Nhiều người tán gia bại sản khi bỏ hết vốn liếng , vay mượn nuôi chim . Rồi khi phong trào xẹp , chim vặt lông để nhậu , trứng luộc cho trẻ con ăn , lỗ chỏng gọng

    Bây giờ miền Bắc c̣n bị gạt tai hại hơn : nuôi đỉa .

    Sao người Việt ḿnh dễ tin vậy ḱa ?

    Bon Tàu Cộng c̣n giở những tṛ ǵ nữa để hại dân ḿnh ?

    Tigon
    Xin khiếu nại:

    Mới sáng sớm TX còn đang "thổn thưc" bài thơ VHC bác Cả cho đọc, đang ...thả bộ về ...quá khứ thì ...đùng một cái, chị cho hình mấy con ĐỈA !!!!

    Đang ngồi phải ...rút ngay chân lên!
    Chị chơi ác quá đó nhe!

  2. #412
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Điả

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Xin khiếu nại:

    Mới sáng sớm TX còn đang "thổn thưc" bài thơ VHC bác Cả cho đọc, đang ...thả bộ về ...quá khứ thì ...đùng một cái, chị cho hình mấy con ĐỈA !!!!

    Đang ngồi phải ...rút ngay chân lên!
    Chị chơi ác quá đó nhe!
    Ngày xửa ngày xưa, con điả cũng chia sẻ đời sống với dân ta , nhất là người miền Bắc đấy. Đỉa đẵ cắn được chân người để hút máu thì bám rất dai, cho nên có câu ví "dai như đỉa đói" để chỉ nhữn thái độ nào dai dẳng. Cậu trai nào bị các cô không ưa mà cứ dai dẳng lẽo đẽo theo sau các buổi tan trường, thì bị đối tượng liệt vào dòng họ đỉa ngay. Ngược lại nếu "tình trong đã chịu" thì thấy quãng đường từ trường về nhà sao ngắn thế.
    Tỉ Tion và Muội TX ngày xưa có bao giờ bị đỉa cắn chưa?

  3. #413
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ví von với Đỉa

    Tỉ Tigon và Muội TX ngày xưa có bao giờ bị đỉa cắn chưa?
    Không những cắn , mà c̣n đeo tới bây giờ không chịu nhả nữa ḱa !

    Để kể cho TX nghe chuyện này : một bà bạn ở đây cưới vợ cho cậu con mới ra Bác Sĩ . Bà ta khoe đă chọn một món ăn rất quư , tơí dự tiệc cưới sẽ biết . Nghe nói ai cũng tưởng là bào ngư , ai dè cô hầu bàn bưng ra một đĩa bàn cái ǵ mà đen thui , hỏi ra mới biết đó là hải sâm . bọn đàn bà chúng tôi không ai dám đụng đũa . Cũng tính khều khều xem " hải sâm " như thế nào ( chứ không định ăn ) , bà bên cạnh huưch vào khuỷu tay : Cô mà khếu ra là tôi ói tại chỗ . Hết ư .

    Tui thà chết chịu , không thèm uống thuốc " đỉa " đâu .

    Tigon

  4. #414
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Không những cắn , mà c̣n đeo tới bây giờ không chịu nhả nữa ḱa !

    Để kể cho TX nghe chuyện này : một bà bạn ở đây cưới vợ cho cậu con mới ra Bác Sĩ . Bà ta khoe đă chọn một món ăn rất quư , tơí dự tiệc cưới sẽ biết . Nghe nói ai cũng tưởng là bào ngư , ai dè cô hầu bàn bưng ra một đĩa bàn cái ǵ mà đen thui , hỏi ra mới biết đó là hải sâm . bọn đàn bà chúng tôi không ai dám đụng đũa . Cũng tính khều khều xem " hải sâm " như thế nào ( chứ không định ăn ) , bà bên cạnh huưch vào khuỷu tay : Cô mà khếu ra là tôi ói tại chỗ . Hết ư .

    Tui thà chết chịu , không thèm uống thuốc " đỉa " đâu .

    Tigon
    TRUYỆN "con lạp xưởng"
    Câu truyện này xẩy ra vài chục năm về trước trong trại cải tạo.
    Giờ nghỉ ăn trưa bên bờ suối, một cán bộ bảo vệ thấy một trại viên nướng một cây lạp xưởng vừa to vừa dài đỏ như son, thơm ngạt cả mũi, mới bước lại hỏi:
    - Này, nướng con gì mà không có đầu, chẳng có đuôi gì sất?
    Anh Trại viên thấy "trúng mánh", tủm tỉm :
    - Con lạp xưởng.Tên bảo vệ thèm quá, nuốt nước miếng ừng ực, rồi gạn hỏi nữa :
    - Mà bắt nó ở đâu chớ?
    - Ở dưới suối ấy.
    Ngày hôm sau, tên bảo vệ mò dưới suối bắt được con đỉa lặn dưới bùn to tổ chảng, đem khoe với anh trại viên đó:
    - Tớ bắt được con lạp xưởng này, đem nướng, nó có đỏ ra không nhẩy?

  5. #415
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chuyện Cán Ngố

    Quote Originally Posted by CảThộn View Post
    TRUYỆN "con lạp xưởng"
    Câu truyện này xẩy ra vài chục năm về trước trong trại cải tạo.
    Giờ nghỉ ăn trưa bên bờ suối, một cán bộ bảo vệ thấy một trại viên nướng một cây lạp xưởng vừa to vừa dài đỏ như son, thơm ngạt cả mũi, mới bước lại hỏi:
    - Này, nướng con gì mà không có đầu, chẳng có đuôi gì sất?
    Anh Trại viên thấy "trúng mánh", tủm tỉm :
    - Con lạp xưởng.Tên bảo vệ thèm quá, nuốt nước miếng ừng ực, rồi gạn hỏi nữa :
    - Mà bắt nó ở đâu chớ?
    - Ở dưới suối ấy.
    Ngày hôm sau, tên bảo vệ mò dưới suối bắt được con đỉa lặn dưới bùn to tổ chảng, đem khoe với anh trại viên đó:
    - Tớ bắt được con lạp xưởng này, đem nướng, nó có đỏ ra không nhẩy?

    Sao anh trại viên không bảo tên cán ngố , để con lạp xưởng nằm trên lỗ rún , lạp xưởng sẽ to và ngon hơn ?

    Chuyện dài cán ngố kể ra bao giờ cho hết .

    Tigon

  6. #416
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Có những người vẫn "tha thiết" với Hà Nội

    TX tìm đươc một site cuả một "đồng bào mình" trong nước, người này có bài viết rất hay -đôi khi giọng văn có hơi ...lạc đạn - về những kiến truc cổ Hà Nội, xin post vào đây cho mọi người cùng đọc đươc xem hình ảnh và hiểu thêm tâm tình người dân Hà Nội ... cắm gốc - không bị ...trốc gốc sang đây như nhiều người chúng ta - TX là Bắc kỳ ăn giá sống!-


    Kiến trúc Pháp xưa ở Hà Nội
    -------------------------------------------------------------------------------

    Những định kiến gần đây nói nhiều về cái gọi là "kiến trúc Pháp " theo tôi chúng ta nên hiểu đúng những ǵ được gọi là Kiến trúc Pháp. Thực ra mà nói những công tŕnh mà những KTS Pháp đă làm ở VN không hề xấu mà c̣n rất đẹp, tại thời điểm đó mà họ đă làm đựoc thế này, c̣n những ǵ mà thói trưởng giả học làm sang của dân ḿnh bây giờ đua đ̣i làm theo kiến trúc Pháp th́ cần lên án. Tại sao dân ta từ thành thị đến nông thôn đều đua nhau theo cái gọi là Kiến trúc Pháp, có thể hiều rằng những đóng góp của ngựi Pháp về mặt kiến trúc đă ăn xâu vào tâm trí dân ta từ rất lâu rồi. Kiến trúc chính là thông điệp về thời đại. Về cá nhân tôi cho rằng Người Pháp rất thành công khi họ mang kiến trúc bản địa đến xây dựng tại 1 nước thuộc địa , nhưng họ biết kết hợp đựoc cái tôi của họ và điều kiện khí hậu của ta, tại sao họ lại làm mái dốc, xây tường dầy 33, và đặc biệt hệ thống cửa trong kính ngoài chớp...

    Hiện tại tôi có 1 Collection những tấm ảnh chụp về Hanội những năm Pháp thuộc do người Pháp chụp thủ đô của chúng ta, để thêm hiểu thêm yêu Hanội tôi muốn chia sẻ cùng mọi ngựi, có những công tŕnh ḿnh c̣n nhận ra tại thời điểm hiện tại, có những công tŕnh đă mất đi, có những công tŕnh ḿnh không nhận ra nó nữa, và có những công tŕnh mà kiến trúc sư Ta bay giờ tác động vào làm hỏng hoàn toàn kiến trúc của ngựi Pháp, ví dụ cái Ga Hànội.
    Theo tôi biết th́ bộ sưu tập ảnh này đă được triển lăm ở Hanội, chất lượng ảnh khá tốt ( so với ảnh tư liệu) tôi đưa lên đây vài cái, chứ không thể có thời gian mà đưa hết lên đựoc, nếu ai thực sự cần tư liệu để nghiên cứu th́ liên hệ với tôi.

    Mở đầu bằng h́nh ảnh của Ga Hanội:

    Tiếp đến là trụ sở Báo Hanội mới hiện giờ, công tŕnh này đến nay cũng đă vài lần tu sửa nhưng cơ bản th́ vẫn vậy, bức ảnh rất đẹp vối h́nh ảnh vài anh phu xe chạy trứoc cửa, hàng cây đường Tràng Thi th́ gần như vẫn thế, chỉ tội cây to hơn thôi


    Đây là h́nh ảnh Đền Bà kiệu th́ phải


    H̀nh ảnh nhà hát Lớn, công tŕnh này đến nay th́ vẫn thế, nhưng mà cái tượng đài to đừng phía trứoc ko hiểu sao đă bị ḿnh đập đi rồi, theo tôi vè mặt không gian th́ cái tượng đài này cũng rất đẹp, c̣n nó bị đập v́ lư do ǵ th́ chịu.


    Còn tiếp

  7. #417
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hỏi bao người c̣n nhớ đến ?


  8. #418
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Vẫn lang thang giưã ...Hà Nội xưa


    Tại ngă sáu, nơi giao nhau của nhiều đường phố: Hàng Than, Quán Thánh, Phan Đ́nh Phùng, Hàng Lược, Hàng Giấy và Hàng Đậu có một công tŕnh xây dựng khá độc đáo, lúc nào cũng đóng cửa kín mít.

    Tường của công tŕnh này xây bằng đá hộc, những chấn song sắt và những ṿm cửa sổ, cùng cái mái tôn của một toà tháp cao tới 25 mét tính đến chóp, gây cảm giác nặng nề như chốn ngục thất đầy bí ẩn.

    Nhưng thực ra đó chỉ là một tháp nước (chateau-d’eau) trong kết cấu của hệ thống cung cấp nước cho đô thị được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Có lẽ do trục đường huyết mạch từ cầu Doumer (Long Biên) trực chỉ vào khu thành cổ là nơi đóng binh và đầu năo bộ máy cai trị của người Pháp, nên người ta quen gọi đây là “tháp nước Hàng Đậu”.




    Phố hàng Đào. Rue de la Soie – tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội – đủ để giải thích tên gọi “Hàng Đào”. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ).

    Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đ́nh cụ Cử Lương Văn Can. Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếp theo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

    Điểm rẽ của 2 tuyến xe điện, một đi thẳng vào Hàng Đào đi tiếp tới Chợ Đồng Xuân; một rẽ trái theo phố Hàng Gai lên Cửa Nam

    CENTER]
    Mă Mây xưa kia là 2 phố với hai đặc trưng hàng nghề là Hàng Mây ở đoạn gần Hàng Buồm và Hàng Mă Vĩ ở đoạn sát Hàng Bạc

    Còn tiếp
    -------------

    Trong hình số 2 các bạn chắc chú ý hơn vì nó mang một chút giá trị lich sử.
    Đó là căn nhà số 4 là nhà ở cuả "cụ Cử Can", một trong những người sáng lập trường Đông Kinh Nghiã Thục - căn số 10 cùng dẫy - cùng với một số hoc giả yêu nước rất uy tín thời đó đã khởi xướng một làn sóng cách mạng cho dân trí nước ta dưới thời Pháp thuộc.

    Nhắc lại những sự kiện này TX lại nhớ những buổi trưa "gạo" thi vào đệ thất -lớp 6 - Bài học ngày nào vẫn vang vang trong đầu!
    Và hôm nay lại đươc nhìn thấy những hình ảnh mà trí tưởng tượng từ hồi trẻ thơ vẫn ao ước được "sờ vào" lich sử!

    Ước ao một ngaỳ đươc "chiều về thong dong phố vắng, lòng nghe như tia nắng ấm".

    Tặng bác Cả và chị Tigon cùng các bạn bài "Mơ anh có mơ" cuả nhạc sĩ Phan Văn Hưng, nghe mà lòng ...rưng rưng nước mắt!

    http://www.nhaccuatui.com/m/8VfPXNuUW8
    Last edited by Tiếng Xưa; 14-05-2011 at 01:26 AM.

  9. #419

  10. #420
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Chuyện xưa cuối tuần : Giai thoại cụ Nguyễn Khuyến

    Mối tình đầu của Nguyễn Khuyến

    Người con gái đầu tiên anh Khóa Thắng (tên thật Nguyễn Khuyến) để ý tới và đem lòng yêu mến là cô Nguyễn Thị Thục, con cụ Bá già, xóm Đông, làng Vị Hạ. Cô cũng vào loại hương sắc, có chữ nghĩa, nhà lại giàu sang nhất vùng. Chắc cô cũng không nỡ phụ lòng anh Khóa nghèo và không khỏi có lúc mơ tưởng tới cảnh “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Anh đã gửi cho cô những bức “tình thơ” mà không hiểu sao sau đó được nhiều người biết:

    Đôi ta giao ước với tơ hồng
    Vàng đá đinh ninh đã quyết lòng
    Chén dặn trên soi thời nhật nguyệt
    Lời nguyền dưới xét có non sông
    Liễu đông đào cựu lai như nhất
    Mai trúc xuân tân nối chữ đồng
    Một bức tơ này lòng gắn bó
    Gìn vàng giữ ngọc để cam công

    Kể cũng đã “vàng đá đến điều”, tưởng sắp thành duyên lứa. Nào ngờ khi cụ Mền cậy mai mối sang hỏi cô Thục cho con thì cụ Bá già có ý chê anh Khóa nhà nghèo, chưa có danh phận, nên không chịu gả. Thế là mối tình đầu lỡ dở. Để có người đỡ đần mẹ già hôm mai và sớm có con nối dõi tông đường – Nguyễn Khuyến là con trai một – anh đành phải lấy cô con gái cụ lang Thông. Nhưng mối tình đầu thì vẫn thổn thức trong tim anh Khóa đa tình:

    Nước nước biếc, non non xanh
    Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa
    Nhớ ai sớm đợi trưa chờ
    Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai

    Hơn mười năm sau, khi Nguyễn Khuyến đã ba mươi tuổi, đỗ thủ khoa hương thí, cụ Bá già mới gọi gả con cho, khi cô Thục đã luống tuổi. Dù con có phải chịu muộn màng, cụ Bá già háo danh cũng vớt vát được chút rể đỗ cao, con đường công danh thênh thang trước mặt. Nhưng cũng tủi phận cho cô con gái chung tình, mặc dù bà vợ chính vẫn tỏ ra hiền lành, độ lượng.

    Tôi vẫn là dân làng Vị Hạ như trước

    Tin Nguyễn Khuyến đỗ đầu thi Hội và thi Đình, được nhà vua ban cờ biển có chữ “Tam nguyên” để vinh quy, chẳng mấy chốc đã bay về làng, tiếp theo là sức của quan trên hỏa tốc truyền xuống cho huyện, xã, thôn, phải khẩn cấp chọn đất, dựng nhà, đắp đường, chuẩn bị cáng, lọng, trống, chiêng, chiếu hoa trải đường… để xuống tận tỉnh đường đón quan đình nguyên bái tổ vinh quy.
    Rồi cái ngày cả làng xã mong đợi đã đến.
    Từ sáng sớm, con đường dẫn về làng đã được trải chiếu hoa, các vị chức sắc cùng đông đảo dân làng đứng chực sẵn hai bên đường, ngóng về phía đường cái quan. Tiếng trống, tiếng chiêng từng đượt gióng lên rộn rã. Mãi đến gần trưa, đám rước quan tân khoa mới về đến nơi. Trong tiếng pháo mừng vang dội, tiếng trống, chiêng, đàn sáo gióng dả, nhịp nhàng theo bước đi, tiếp theo lá cờ vua ban, nổi bật hàng chữ vàng “Ân tứ vinh quy” do một người lính áo nẹp vàng, đội nón dấu trịnh trọng đi trước. Tiếp đó võng lọng quan tân khoa cùng các vị quan chức đầu tỉnh có lính bảo vệ. Còn cách đoàn người của dân làng đi đón một đoạn, chiếc võng điều đi trước bỗng dừng lại khiến cả đoàn phải dừng theo. Thấy lạ, quan Tổng đốc ngồi nhổm dậy hỏi tên lính lệ cắp tráp theo hầu:
    - Chuyện gì vậy? Sao đang đi lại dừng? Người lính lệ chạy lên trước rồi nhanh nhẹn quay lại, thưa:
    - Bẩm quan, quan đình nguyên lệnh cho dừng võng để người xuống đi bộ ạ!

    Nghe vậy, không ai bảo ai, các quan đều xuống võng hết. Các vị chức sắc và dân làng đi đón cũng ngạc nhiên chưa biết có chuyện gì xảy ra thì đã thấy quan tân khoa Nguyễn Khuyến súng sinh trong bộ mũ áo vua ban từ trên võng bước xuống đi nhanh về phía dân làng. Tất cả mọi người đi đón vội quỳ xuống lạy chào. Nhưng Nguyễn Khuyến ân cần nâng họ dậy. Ông tiên chỉ cất giọng run run xúc động:
    - Thưa quan lớn, dân chúng Vị Hạ vô cùng vui mừng được đón quan lớn vinh quy bái tổ. Nếu có điều gì khiếm khuyết, xin quan lớn đại xá và chỉ giáo cho. Nguyễn Khuyến cười, vẫn nụ cười đôn hậu, hiền lành của anh Khóa Thắng khi ở làng, rồi xua tay:
    - Trước hết, tôi rất cảm động và biết ơn tấm thịnh tình của bà con cùng hương lý́. Tôi không ngờ việc vinh quy bái tổ của tôi lại khiến bà con dân làng phải tốn công, tốn của thế này. Xin mọi người hãy coi tôi là dân làng Vị Hạ như trước, đừng gọi tôi là quan mà nó xa cách di! Xin cuốn chiếu lại cho tôi được đi bộ về làng!

    Vừa nói, ông vừa đưa mắt có ý tìm kiếm ai đó. Sau mới hay, khi quan tân khoa sắp về đến làng thì vợ ông đang còn mải đi cắt lúa mướn ở đồng Và, khi có người đi gọi, bà mới buôn liềm lội tắt cánh đồng để về nhà đón chồng vinh quy.

    Nguyễn Khuyến lạy con

    Những năm cuối đời, cáo quan về quê hương sống với bà con hàng xóm trong một cuộc sống thanh bần nhưng luôn chan chứa tình làng nghĩa xóm, Nguyễn Khuyến thấy cuộc đời mình tuy nhiều bước thăng trầm nhưng không có điều gì phải ân hận. Điều ông luôn lo lắng băn khoăn là Nguyễn Hoan, con cả của ông đỗ đạt, được bổ nhiệm làm quan huyện tuy có tài năng và không thuộc loại sâu mọt như nhiều hạng quan lại khác, nhưng thái độ ứng xử với dân và người dưới quyền có lúc làm ông không vui. Hễ có dịp như lễ Tết, ông thường làm thơ gửi cho Nguyễn Hoan, răn dạy đức làm quan, đạo làm người. Có một chuyện về Nguyễn Hoan được dân chúng đồn đại nhiều, khiến Nguyễn Khuyến rất buồn, giận. Đó là chuyện mới đây tri huyện Nguyễn Hoan về thăm bố vợ ở xã Vĩnh Trụ. Lý trưởng ở Vĩnh Trụ lại chính là ông chú họ của vợ Nguyễn Hoan. Lần ấy vì nhà lý trưởng có giỗ nên mặc dù được báo trước, lý́ trưởng quên khuấy việc ra đón quan trên. Mãi đến khi quan huyện về đến đầu làng, lý trưởng mới vội vàng chít khăn, mặc áo chạy ra. Thấy không được hương lý sở tại đón rước như thường lệ, Nguyễn Hoan nổi giận, quát mắng lý trưởng và sai lệ nọc ra đánh mấy roi, bất kể người đó là chú vợ mình. Nghe chuyện đó, Nguyễn Khuyến rất giận và quyết cho con một bài học.

    Ít lâu sau, tri huyện Nguyễn Hoan nhân việc quan, có tạt về thăm nhà với đủ thứ hành ngơi, cờ trống như thường lệ. Về đến đầu làng khi còn chễm chẹ ngồi trên võng có lính che lọng, Nguyễn Hoan thấy các hương lý đã tề tựu đầy đủ, Nguyễn Khuyến khăn áo chỉnh tề, từ hàng đầu chống gậy bước ra, khúm núm tiến lại trước võng vái dài mấy cái:
    - Bẩm quan lớn ạ!
    Nhận ra bố mình, quan huyện sợ quá, vội nhảy từ võng xuống, sụp lạy:
    - Con lạy thầy, thầy tha tội cho… Vẫn tảng lừ như không, Nguyễn Khuyến cung kính thưa:
    - Nghe tin quan lớn về làng, dù già yếu tôi cũng phải gắng ra đón, kẻo quan lớn lại cho là vô lễ mà cho mấy roi như lý trưởng Vĩnh Trụ, thì tôi chịu sao nổi!

    Từ đó về sau, quan huyện Nguyễn Hoan không dám hống hách, ăn ở phải chăng hơn.

    (Nguồn : Internet)
    Cả Thộn sưu tầm
    Last edited by CảThộn; 15-05-2011 at 07:05 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •