Page 49 of 304 FirstFirst ... 394546474849505152535999149 ... LastLast
Results 481 to 490 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #481
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Chương 17 tiếp theo

    Rồi đó ai nấy đội khăn mặc áo, kéo thẳng lên nẻo cửa Bắc và rẽ sang đường Cổ Ngư. Lúc ấy cây cối đă đương đổi lộc, quanh hồ như vẽ một cảnh tiêu sơ. Trên lớp cỏ héo ven đường, những chiếc lá đa vàng úa tơi bời rơi rụng. Trong khu giữa hồ, một đám sen tàn, xờ xạc lượt theo gợn sóng. Ngoài nẻo xa xa, mấy bông lau sậy trắng xóa, thi nhau đùa trước ngọn gió hiu hiu.Ngắm các cảnh vật trước mắt, Hải Âu tự thấy vô hạn bồi hồi.
    Sau khi thăm quán Trấn Vũ, cả bọn đủng đỉnh sang chùa Trấn Quốc. Bây giờ mặt trời đă cao, bầu trời rất sáng sủa, bằng mây thăm thẳm lồng xuống đáy nước, làm cho cảnh hồ càng thêm mông mênh. Hải Âu thơ thẩn đi lại trước nhà chùa hồi lâu, th́nh ĺnh thày chạy đến chỗ Đốc Cung, Vân Hạc, vừa cười vừa nói:
    - Tôi định làm một bài hoài cổ, nhưng mới nghĩ được bốn câu th́ hết mất tứ, bác Cung và các chú tiếp hộ.
    Đốc Cung liền bảo:
    - Bốn câu của bác ra sao?
    Hải âu đọc:

    "Cáo trắng trâu vàng chuyện có không?
    "Đêm trăng bao độ rước thuyền rồng?
    "Nào khu yếm xống hàng quan thị?
    "Đâu chỗ ca, chèo bóng gái cung?...

    Đốc Cung tỏ vẻ bông đùa:
    - Hay th́ hay thật. Nhưng câu thứ ba chua lắm.
    Tường Loan ngơ ngẩn:
    - Thế là Trấn Quốc tự hoài cổ, hay là Tây hồ hoài cổ?
    Hải Âu đáp:
    - Tây hồ hoài cổ đấy chứ. Nếu Trấn Quốc tự hoài cổ th́ sao cho đắt?
    Tường Loan càng ngạc nhiên:
    - Vậy th́ mấy chữ "yếm xống", "ca chèo" là ư thế nào?
    Hải âu cắt nghĩa:
    - Đó là tôi muốn nói về chuyện chúa Trịnh. Trong lúc họ Trịnh c̣n thịnh. hồ Tây vẫn c̣n là một nơi thắng thưởng, giống như vườn Phù dung của Đường Minh Hoàng, chùa Trấn Quốc này, đă bị lập thành hành cung, mỗi tháng nhà chúa ra chơi chừng vài ba lần. Cung nữ trong phủ, ngày thường đă phải may sẵn hàng ngh́n đèn lồng toàn bằng gấm vóc là lượt, thêu thùa rất khéo, khi nào chúa sắp ra. lính tráng phải lĩnh những đèn lồng ấy đem treo khắp các ngọn cây, rồi các quan thị từ hạng tam phẩm trở lên, đều phải dọn quán bán hàng ở khắp bờ hồ. Trong quán có đủ các thức phấn, sáp, quà, bánh, đồ ta, đồ tàu... Rồi chính những vị "ông cả không xâư' đó lại phải mang yếm, mặc xống, chít khăn mỏ quạ: giả làm con gái bán hàng và ngồi chầu chực trong quán một đêm. Nhà chúa ở phủ ra hồ, thường thường vào cuối canh hai. Ngài ngự một chiếc thuyền rồng rất lớn có nhiều thuyền của các quan thị tụng đi theo. Trong thuyền có đem rất nhiều cung nữ và đồ chè chén. Thuyền ra giữa hồ, nhà chúa bắt đầu uống rượu, cung nữ kẻ đàn người hát, tiếng hát tiếng đàn phải rất lả lơi. Người nào cần dùng món ǵ, cứ việc cho thuyền ghé vào gần bờ, rồi lên mua ở các quán của bọn quan thị. Trong lúc mua bán, hái bên tha hồ cười đùa chớt nhả. hát vè hát ví y như trai gái nhà quê. Câu thứ tư, chỉ về chuyện đó.
    - Vậy c̣n mấy chữ "cáo trắng" "trâu vàng"?

    - Đấy là tôi theo điển tích của sách Trích quái và sách Địa cảo. Trích quái chép rằng: ở đời thượng cổ, hồ Tây c̣n là một trái núi nhỏ. Trên núi có con cáo trắng chín đuôi thường hay hóa ra yêu quái làm hại dân cư. Ông thần Long đô đem việc ấy tâu với Thượng đế, Thượng đế cả giận, liền sai Long vương giết con yêu đó. Long vương vâng lệnh, đem các thủy tộc ngược ḍng sông Nhị tiến lên nă bắt. Trái núi đó tức th́ sụt xuống thành ra cái hồ. C̣n sách Đ́a Cảo th́ nói: trong núi Lạn Kha có con trâu vàng. Khi nghe tiếng chuông ở quán Trấn Vũ, con trâu ấy tưởng là tiếng mẹ, vội vàng lồng ra, rồi ẩn vào trong hồ này. Ấy là những chuyện hoang đường như thế, mà từ xưa đến nay, ai ai cũng tin th́ có lạ không?
    Rồi Hải Âu quay hỏi bọn Đốc Cung:
    - Bác và các chú đă nghĩ được câu ǵ chưa?
    Đốc Cung đáp:
    - Tôi mới nghĩ được hai câu như vầy:
    "Xờ xạc đầu vời sen rạc lá,
    "Phất phơ cuối băi, sậy phơi bông.
    Hải Âu khen được và bảo Vân Hạc:
    - Chú thử tiếp nốt xem sao.
    Vân Hạc ngẫm nghĩ giây lát rồi nói:
    - Thế th́ thế này:
    "Lâu đài Lê, Trịnh t́m đâu tá?
    Bảng lảng rêu xanh bóng ác hồng".
    Cả bọn đều là cho hay. Hải Âu muốn lên Nhật Chiêu, thuê một chiếc thuyền chở ra giữa hồ chơi. Nhưng khi hỏi thăm bọn sư trong chùa, th́ họ nói rằng:
    - Nếu muốn dùng thuyền, phải hẹn từ hôm trước hay từ sáng sớm. Bây giờ mới thuê, không chắc đă được, v́ rằng những nhà có thuyền đều đi làm ăn vắng nhà.
    Hải âu thấy trời đă xế chiều, tưởng chừng nếu thuê được thuyền đi nữa, cuộc du thưởng cũng không c̣n được bao láu, thày đành phải thôi. Cả bọn dạo quanh bờ hồ một lúc nữa rồi cùng lẽo đẽo trở về.
    Tới khỏi cửa Bắc, th́nh ĺnh có tiếng người gọi Vân Hạc, mọi người cùng quay mặt. Trần Đức Chinh vừa ở ngơ ngang đi ra. Chàng thở và hỏi:
    - Các ngài có ai quen cụ Hoàng Doăn Đạt hay không?
    Hải âu hỏi lại:
    - Có phải cụ Hoàng Doăn Đạt giáo thụ phủ Kinh môn, mới rồi được cử đi làm phúc khảo đó không?
    Đức Chính đáp:
    - Phải? Chính cụ ấy.
    Hải âu nói:
    - Chúng tôi quen cả. V́ cụ ấy nguyên là học tṛ thày tôi ngày xưa, đối với nhà tôi rất thân. Ngài hỏi vậy có việc ǵ chăng?
    - Thấy nói cụ ở trong trường bị bệnh nặng lắm, mới được cáo ra lúc trưa, bây giờ c̣n trọ trong nhà người quen ở phố Cửa Nam. Chắc cụ biết rơ công việc trong trường, các ngài thử xuống hỏi xem chỉ của triều định đă ra đây chưa?
    Đến đây, Đức Chinh ngừng lại và nh́n Vân Hạc.
    - Chỉ v́ việc đó, tôi phải lật đật t́m ngài từ trưa đến giờ. Gặp ngài ở đây may quá. Bây giờ tôi về có việc. Đến tối xin lại thăm các ngài.
    Vân Hạc tỏ ư cảm ơn.
    Đức Chinh chào khắp bọn này và rẽ sang nẻo hàng Than.
    Hải âu thấy cụ giáo Kinh Môn bị đau, tự nhiên trong ruột bồn chồn như bị lửa đốt. Là v́ cụ với anh em Hải Âu tuy chỉ là chỗ thế huynh thế đệ, song hai nhà ăn ở với nhau không khác ǵ người ruột thịt. Xưa nay Hải Âu và các em vẫn kính mến cụ vô cùng. Hơn nữa thày với cụ lại cùng chung một tính t́nh, hầu hết những cuộc đăng sơn lâm thúy, hễ có cụ th́ phải có thày, nhiều khi thày vẫn nằm ở nhà cụ hàng hai ba tháng. Bây giờ nếu cụ đau thật, ít nhất thày phải biết ngay bệnh cụ thế nào th́ mới yên dạ. V́ vậy, sau khi Đức Chinh đi khỏi, Hải Âu giền bảo Đoàn Bằng, Tiêm Hồng cùng đi với ḿnh xuống phía Cửa Nam, để bọn Vân Hạc hăy về nhà trọ, sợ rằng ở đấy có khách nào chăng.
    Th́ ra sự ức đoán của Hải Âu không sai chút nào, ở nhà quả có một người em họ hàng Đào Nguyên mới ra. Người ấy bảo cho Vân Hạc biết rằng: hôm nay cụ Năm đă định ra chơi. Nhưng v́ chưa rơ ngày nào xướng danh, sợ phải chờ đợi lâu quá, nên cụ lại không ra vội và cho hắn ra trước hỏi xem bao giờ xướng danh, về nói với cụ, để cụ ra mừng và thăm phong cảnh Hà Nội luôn thể. Thấy ḷng ân cần của ông chú già, Vân Hạc vô hạn cảm động, nước mắt tự nhiên ứa ra đầy hai khóe mắt.
    Bóng nắng ra hết sân gạch. Sương mù bắt đầu pha đục bầu trời. Gió bấc hiu hiu quạt mấy tầu cau ánh nắng. Những con chim sẽ sợ lạnh sập sè vào nấp trong mái nhà.
    Nhà trọ sắp dọn cơm chiều, Đoàn Bằng, Tiêm Hồng vừa lủi thủi về với một dáng bộ rời rợi.
    Đốc Cung vội hỏi:
    - Bác cả c̣n đi chơi đâu chưa về?
    - Anh ta ở chơi dưới ấy với bác giáo nhà.
    Vân Hạc lễ phép:
    - Bệnh t́nh bác giáo ra sao? Có nặng lắm không, thưa anh?
    Đoàn Bằng cất giọng buồn rầu:
    - Có việc ǵ đâu! Bác ấy cũng ho xoàng. Chỉ v́ ở lâu trong trường buồn quá. Nhân thể việc trường đă xong, ngài mượn cớ cáo bệnh để xin ra trước vài ngày.
    Đốc Cung vui vẻ:
    - Cụ giáo có nói chuyện ǵ về việc thi cử của các bác không?
    - Có. Bác ấy bảo chú Hạc nó hỏng tuột. Chú tú nó đỗ lại tôi th́ may được đội bảng tú tài.
    Vân Hạc nghe nói sắc mặt xám mét. Đốc Cung cũng đổi vẻ mặt:
    - Thế ra Trần Đức Chinh bịa chuyện nói nhảm à?
    Đoàn Bằng đương dở bỏ khăn, cởi áo, Tiêm Hồng đỡ lời:
    - Không! Anh ta nói đúng. Bác giáo cũng bảo trong trường đă chắc chú Hạc sẽ đỗ thủ khoa. Sáng nay có chỉ ở kinh ban ra, mới biết là hỏng.
    - Vậy th́ quyển của anh Hạc có tội ǵ chăng?
    - Không? Bác giáo cũng nói như Trần Đức Chinh, quyển của chú nó tốt lắm, bốn "ưư' mười hai "b́nh" thật.
    - Thế th́ làm sao anh ấy lại bị hỏng tuột? Cụ giáo có biết chỉ của triều đ́nh nói thế nào không?
    - Có! Thấy bác ấy nói: trong chỉ phê rằng: Đào Vân Hạc quả là tay đại tài, sự học hơn hẳn Nguyễn Chu Văn, đáng được đỗ đầu khoa này. Chỉ hiềm tên ấy hăy c̣n trẻ tuổi, văn chương không khỏi có chỗ ngông nghênh. Nếu lấy đỗ cao, sợ sẽ nuôi thêm cho y cái bệnh kiêu ngạo, th́ khó trở nên một người đại dụng. Triều đ́nh trong sự tác thành nhân tài, không muốn cho kẻ có tài đến nỗi uổng phí. Vậy khoa này hăy cho tên ấy hỏng tuột, để mài giũa bớt những khách khí thiếu niên của y. Rữi đến khoa sau th́ sẽ cho đậu giải nguyên.
    Vân Hạc tỏ vẻ phẫn uất:
    - Tác thành như thế th́ chết bỏ mẹ người ta!
    Đốc Cung ra ư ái ngại:
    - Vậy th́ chuyện anh Hạc cũng giống với chuyện cụ Nguyễn Công Trứ.
    Rồi Đốc Cung tiếp:
    - Tôi thấy ông tôi ngày xưa có nói lại rằng: cụ Nguyễn Công Trứ từ lúc trẻ tuổi đă nổi tiếng là bậc văn chương đại tài, bè bạn ai cũng phải phục. Chỉ v́ hồi ấy mới qua một cơn đỉnh cách, thời cục chưa biết thế nào, mà cụ lại là một tay cố Lê công tử, chưa hẳn tuyệt t́nh với nhà Lê, cho nên bao nhiêu khoa thi đầu đời Gia Long, cụ đều không dự. Măi đến cuối đời Gia Long, hay là đầu đời Minh Mệnh ǵ đó, v́ các anh em cố bầu, cụ mới ra thi.
    Đốc Cung uống một hớp nước dấp giọng:
    - Bấy giờ ở tỉnh Nghệ An, bè cánh của bọn cố Lê công tử cũng lớn và cũng nhiều người đi thi. Khi thấy khảo quan tiến trường, các ông ấy họp làm một đám đón đường xin cho Nguyễn Công Trứ được đỗ thủ khoa ấy. Nghe đâu quan chánh chủ khảo có đáp lại rằng: các ngài phụng mệnh triều đ́nh ra đó, cốt v́ nhà nước mà kén nhân tài. Nếu như tài Nguyễn Công Trứ đáng đỗ thủ khoa, tự nhiên các ngài cho đỗ thủ khoa.
    Thế rồi, ba kỳ thi xong, - phải lúc ấy chỉ thi ba kỳ - ba kỳ thi xong, quả nhiên văn của cụ Trứ hay lắm, quan trường cũng muốn lấy đỗ thủ khoa. Nhưng v́ có chuyện học tṛ kêu xin, các ngài sợ rằng phong thanh về đến triều đ́nh, ḿnh sẽ bị ngờ là không công minh, liền phải làm sớ và đệ các quyển của cụ này về kinh, để tùy trong ấy quyết định. Không rơ bấy giờ, triều định bàn bạc ra sao, rồi thấy có chỉ đưa ra, nói rằng cho Nguyễn Công Trứ sẽ đỗ thủ khoa khoa sau, khoa ấy phải đánh hỏng tuột.
    Đốc Cung lại nắm tay Vân Hạc:
    - Không ngờ việc cụ thượng Trứ, nay lại xảy ra cho anh. Nhưng cũng không sao, triều đ́nh đă hứa không bao giờ sai. Cụ Trứ về sau lại đỗ thủ khoa, th́ anh khoa sau cũng đỗ thủ khoa. Sang năm đă lại có khoa thi rồi, chậm đỗ một năm cũng không muộn lắm.
    Vân Hạc tỏ vẻ cáu kỉnh:
    - Thế họa khoa sau tôi ốm không đ́ thi được, triều đ́nh có cho đỗ không?
    Ông chủ nhà trọ vừa ở nhà dưới tiến lên, Đoàn Bằng nói bằng giọng cười gượng:
    - Cơm đă xong chưa? Ông cho bưng lên đi thôi! Hôm nay ông phải uống rượu với chúng tôi một bữa thật say, không được từ chối v́ ngày mai chúng tôi sẽ cùng từ giă ông tất cả.
    Ông chủ nhà trọ ra bộ ngơ ngác, không hiểu bọn này nói thật hay nói đùa. Sau khi Đoàn Bằng đem chuyện đến chơi quan giáo Kinh Môn kể lại cho nghe, ông ấy vội can:
    - Các ngài không nên nóng nảy. V́ tôi vẫn nghe nói việc trường bao giờ cũng giữ rất kín, khó ḷng có ai biết trước. Chắc đâu cụ giáo nói vậy là đúng?
    Đoàn Bằng cắt nghĩa:
    - Tôi chắc đúng lắm. Cụ giáo Kinh Môn có quen quan chánh chủ khảo - hai người đă từng gặp nhau trong một khoa hội năm xưa - v́ với nhà tôi là chỗ chí thân, nên khi lên chào quan chánh chủ khảo để ra ngoài trường, cụ có hỏi ngài về chuyện đỗ hỏng của chúng tôi. Bây giờ việc trường đă xong, không cần phải giữ bí mật như trước, cho nên quan chánh chủ khảo đưa cả cuốn số giải ngạch và đạo chỉ của triều đ́nh cho cụ ấy coi. Như vậy c̣n sai sao được?
    - Dầu vậy đi nữa, cũng c̣n hai ngài đậu được tú tài kia mà! Tôi tưởng các ngài hăy nên ở lại xem bảng cái đă. Việc ǵ mà phải hấp tấp?
    Đoàn Bằng lại càng buồn bă:
    - Tú tài đỗ lại và tú tài đội bảng th́ cũng như hỏng, c̣n sung sướng ǵ mà đợi xem bảng hử ông?
    Thẳng nhỏ vừa bưng mâm rượu đặt vào chỗ phản mọi ngày. Cả nhà cùng ngồi xúm lại. Cuộc rượu bắt đầu bằng những tiếng cười gượng, nói gượng. Rượu đến nửa chừng, Tiêm Hồng vừa bưng chén rượu vừa khóc rưng rức. Đoàn Bằng vội ngăn:
    - "Có học, có thi, th́ có đỗ", chẳng đỗ khoa này th́ đô khoa khác, việc ǵ mà phải tủi thân?
    Vừa dứt hai tiếng "tủi thân", miệng thày tự nhiên mếu xệch, nước mắt ṛng ṛng rỏ xuống mặt chiếu.
    Vân Hạc thấy hai anh khóc, chàng bỗng nghĩ đến sự kỳ vọng của những người thân thích ruột rà và bụng bảo dạ: "Lúc ḿnh bước chân ra đi, nào mẹ, nào vợ, nào cha mẹ vợ, nào chú bác họ hàng, người này giúp năm quan, người kia giúp ba quan, ai cũng mong cho ḿnh đỗ. Cả đến cụ Năm, đă đương nằm kề miệng lỗ, nghe tin cháu vào phúc hạch cũng c̣n sai người đến đây hỏi xem ngày nào xướng danh để ra chơi mừng. Bây giờ ḿnh hỏng, làm cho biết bao nhiêu người thất vọng!
    Hiện nay mẹ ḿnh, chú ḿnh và ông nhạc bà nhạc của ḿnh đều đă vất vưởng như đèn trước gió, không biết các cụ có c̣n sống được đến ngày ḿnh đỗ hay không?" Thế rồi chàng cứ nức nức nở nở, trong họng như bị nghẹn ngào, chén rượu bưng lên lại phải đặt xuống, không tài nào mà nhắp đi được.
    Đốc Cung từ khi bị hỏng vẫn cố nén dạ cười nói cho qua, bây giờ thấy Vân Hạc khóc, lửa phiền của chàng như sắp dập tắt lại bị khêu lên, chàng cũng thổn thức nói không ra tiếng.
    Tường xoan, Cương Phượng và người em họ mới ra, tuy không bị đau về sự thi cử, nhưng thấy các anh buồn bă, họ cũng cảm động không thể cầm được nước mắt.
    Ông chủ nhà trọ trước c̣n khuyên giải mọi người.
    Khi thấy ḿnh càng khuyên, người ta lại càng khóc, ông ấy nghĩ ngợi ra sao không rơ tự nhiên cũng khóc ru rú. Quang cảnh tiệc rượu lúc ấy giống như quang cảnh đám ma của kẻ bạo tử, toàn những người khóc, người mếu. Sáu, bảy chén rượu la liệt bày ở quanh mâm, lâu lắm không ai buồn nhấc.
    Đốc Cung đương gục đầu trên gọi, bỗng ngừng phắt dậy và nói:
    - Thi đỗ cũng thế, chẳng đỗ cũng thế, việc đếch ǵ mà phải cảm khái cho khổ thân. "Sống là Nghiêu Thuần, chết th́ xương khô, sống là Kiệt Trụ, chết th́ xương khô. Dù có đỗ nữa, chẳng qua chỉ đeo cái tiếng ông cử độ vài chục năm rồi cũng hóa ra xương khô, chứ làm cóc ǵ.
    Rồi chàng bưng chén và giục:
    - Uống đi các anh.
    Mọi người lại cùng sốt sắng nâng chén lên miệng.
    Nhưng mà vị rượu lúc ấy h́nh như chỉ rặt những mùi cay đắng, uống th́ uống vậy, chẳng ai thấy có thú hứng ǵ. Cả nhà khề khà đến gần nửa đêm. Đoàn Bằng, Tiêm Hồng say dí, say d́, lúc đứng đậy, mấy lần chếnh choáng định ngă. Bữa tiệc dần dần giải tán một cách âm thầm im lặng.
    Sau khi nằm vào trong chăn, Vân Hạc tự thấy ruột gan nóng như lửa chất; khi th́ mong rằng quan giáo Kinh Môn nói sai, khi th́ mong rằng quan trường sẽ cùng làm sớ kêu oan cho ḿnh, khi th́ mong rằng triều định sẽ đem việc ḿnh xét lại, rồi chữa ngay đạo chỉ dụ đă bắt ḿnh hỏng. Đến khi thấy những điều đó là huyễn tưởng, th́ chàng lại muốn ngày mai sẽ là sang năm, nghĩa là cái năm sắp có kỳ thi, để chàng lại vật nhau với số mệnh một lần nữa. Mọi đêm trường thi và chàng c̣n có quan hệ, mỗi lần nghe tiếng trống ở trường đưa ra, chàng c̣n phấn khởi trong ḷng. Giờ với trường thi, chàng đă là người cục ngoại, những tiếng trống ấy đều như có vẻ trêu cợt mỉa mai, môi dịp tùng tùng, ấy là mỗi cơn chàng phải đứt từng khúc ruột.
    Cạnh chàng, Đốc Cung, Đoàn Bằng, Tiêm Hồng cũng đều vật vă không ngủ, thỉnh thoảng lại góp một tiếng thở dài, như giúp thêm sự đau đớn của chàng.
    Đêm càng khuya, trời càng lạnh, ngọn đèn trên quang mỗi lúc mỗi lù mù, chàng càng trằn trọc không thể chợp mắt. Nghĩ đến quang cảnh khi cắp khăn gói về làng, chàng không biết mặt mũi ḿnh ra thế nào.

    ( Hết chương17)

  2. #482
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by CảThộn View Post
    Chương 16


    ( hết chương 16)
    Đọc chương 16 này mới thấy quy luật trường thi ngaỳ trước quá ư nghiêm ngặt, tuy có cái hay, nhưng có phần bất công, vô lý.
    Theo như những điều liệt kê trong chương này thì trước khi người ta chấm đến cái tài học cuả sĩ tử, thì sĩ tử phải giữ cho bài làm cuả minh thật toàn bích về mặt hình thức trươc, rồi mới đươc xem đến cái tài luận bài?
    Ngoài việc chữ viết đúng, đủ nét, còn thì phải thuộc làu mọi điều luật cấm kỵ để không vi phạm vào những cái " khiếm tỵ, phạm húy, khiếm đài, bất túc, khiếm trang, bạch tự, thiệp tích, t́ ố, v.v..."
    Ôi trời ơi! gặp phải TX thì nếu tránh được hết những lỗi này thì bài viết chắc chỉ còn cái ...sườn bài?

    Quả thật Ngô t Tố đã dầy công ghi chép đầy đủ luật lệ trường thi ngaỳ xưa rất là chi tiết và mạch lạc, rất giá trị cho kho tàng văn hóa nước ta.
    Nhưng...để mà đọc cho biết, chứ bây giờ người ta đòi "Thoát Á" ráo trọi!
    Không biết "thoát" cái gì, nhưng thoát cái cảnh vác "lều chõng" như trong chuyện kể cũng là cái may cuả chúng ta, phải không bác Cả và chịTigon?

  3. #483
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    "Phạm huý" là hủ tục, nhưng mà

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Đọc chương 16 này mới thấy quy luật trường thi ngaỳ trước quá ư nghiêm ngặt, tuy có cái hay, nhưng có phần bất công, vô lý.
    Theo như những điều liệt kê trong chương này thì trước khi người ta chấm đến cái tài học cuả sĩ tử, thì sĩ tử phải giữ cho bài làm cuả minh thật toàn bích về mặt hình thức trươc, rồi mới đươc xem đến cái tài luận bài?
    Ngoài việc chữ viết đúng, đủ nét, còn thì phải thuộc làu mọi điều luật cấm kỵ để không vi phạm vào những cái " khiếm tỵ, phạm húy, khiếm đài, bất túc, khiếm trang, bạch tự, thiệp tích, t́ ố, v.v..."
    Ôi trời ơi! gặp phải TX thì nếu tránh được hết những lỗi này thì bài viết chắc chỉ còn cái ...sườn bài?

    Quả thật Ngô t Tố đã dầy công ghi chép đầy đủ luật lệ trường thi ngaỳ xưa rất là chi tiết và mạch lạc, rất giá trị cho kho tàng văn hóa nước ta.
    Nhưng...để mà đọc cho biết, chứ bây giờ người ta đòi "Thoát Á" ráo trọi!
    Không biết "thoát" cái gì, nhưng thoát cái cảnh vác "lều chõng" như trong chuyện kể cũng là cái may cuả chúng ta, phải không bác Cả và chịTigon?
    - "phạm huý" trong các kỳ thi nho ngày xưa là hủ tục, quá hủ tục!!! Cao bá Quát khi công du sáng Tân gia Ba, đã than thở, "Bực mình khi ở xó nhà, văn chương chữ nghĩa chỉ là trò chơi? Các cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện cũng đồng loạt đả kích chính sách bế quan toả cảng của triều đình, và chê vua Khải định sang Pháp ăn mặc như anh phường chèo chả giống ai. Nhưng trong hoàn cảnh sỏi đá như thế mới thấy tính ưu việt của tiền nhân. Nào hịch Cần Vương, nào phong trào Văn Thân nổi lên chống ngoại xâm. Cụ Nguyễn Trãi là cháu ngoại Trần Nguyên Hãn, quan đại thần của nhà Lê, và còn nhiều nữa kể không hết.. đó là các sĩ phu của quốc gia của mọi thời ....
    Cám ơn bạn Tiếng Xưa đã góp ý rất sâu sắc.
    CT

  4. #484
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by CảThộn View Post
    - "phạm huý" trong các kỳ thi nho ngày xưa là hủ tục, quá hủ tục!!! Cao bá Quát khi công du sáng Tân gia Ba, đã than thở, "Bực mình khi ở xó nhà, văn chương chữ nghĩa chỉ là trò chơi? Các cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện cũng đồng loạt đả kích chính sách bế quan toả cảng của triều đình, và chê vua Khải định sang Pháp ăn mặc như anh phường chèo chả giống ai. Nhưng trong hoàn cảnh sỏi đá như thế mới thấy tính ưu việt của tiền nhân. Nào hịch Cần Vương, nào phong trào Văn Thân nổi lên chống ngoại xâm. Cụ Nguyễn Trãi là cháu ngoại Trần Nguyên Hãn, quan đại thần của nhà Lê, và còn nhiều nữa kể không hết.. đó là các sĩ phu của quốc gia của mọi thời ....
    Cám ơn bạn Tiếng Xưa đã góp ý rất sâu sắc.
    CT
    Xin than phiền:
    Hồi nào mà TX bị ....đẩy lên hàng "BẠN" với bác Cả vậy?
    Bác Cả cho em ...xuống một hay vài hàng và ngồi ở "chiếu" bên dưới một chút được không?
    "Em" hàng ... xí muội đó?!

  5. #485
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Thăng cấp đặc biệt ngoài mặt trận

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Xin than phiền:
    Hồi nào mà TX bị ....đẩy lên hàng "BẠN" với bác Cả vậy?
    Bác Cả cho em ...xuống một hay vài hàng và ngồi ở "chiếu" bên dưới một chút được không?
    "Em" hàng ... xí muội đó?!
    Ngày xưa Cam La và Lục Tốn rất nhỏ tuổi mà được đặc cách phong làm đại tướng vì tài không đợi tuổi. Ấy cũng là cách "Tuyển hiền dữ năng" vậy, và do lòng quí trọng hiền tài vậy thôi. Tất cả chỉ có thế.

  6. #486
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Vắng mặt 2 ngày

    Bác Cả và sis Tiếng Xưa ơi ,

    Tigon đi chơi 2 ngày , máy trục trặc hoài ( bị rất nặng ) , nên không muốn mang theo .

    Cái máy h́nh như cũng woải như chủ nó .

    tigon

  7. #487
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    No star where

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Bác Cả và sis Tiếng Xưa ơi ,

    Tigon đi chơi 2 ngày , máy trục trặc hoài ( bị rất nặng ) , nên không muốn mang theo .

    Cái máy h́nh như cũng woải như chủ nó .

    tigon
    No star where -
    Đào Vân Hạc làm bài thi đứng đầu , bi đánh hỏng tuột để bớt cái tính kiêu căng, trở thành người hữu dụng sau này cơ mà.
    Còn bốn chương nữa thì kết thức quí vị ơi. Cái "dụng" của người xưa đó.
    Chúc sư tỷ, sư muội thân an tâm lạc.
    Hi hi

  8. #488
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    LỀU CHÕNG - Tiếp theo

    Chương 18

    Từ cuối năm ngoài đến đầu năm nay, cô Ngọc chỉ những nẫu nà trong ruột. Nhất là cái hôm cô ở chợ về nhác thấy Vân Hạc lù lù ngồi trong nhà học với một dáng bộ th́u thịu, con ruồi đậu mép không buồn đuổi.
    Bấy giờ vào cuối tháng một, trời c̣n đương rét căm căm, thế mà cái khí phẫn uất ở đâu nhập vào, khiến cô mồ hôi đổ ra, ướt đẫm cả mấy lần áo.
    "Thế là những sự mong mỏi của ḿnh hơn một năm nay đổ cả xuống sông xuống biển", cô tự bảo cô như vậy.
    Sau khi đă cố nén dạ để chào chồng một cách vồn vă cô uể oải đi cất quang gánh vào buồng và lủi thủi xuống bếp đặt ấm siêu nước. Vừa nhóm bếp cô vừa nghĩ quanh quẩn. "Quái lạ anh chàng văn hay chữ tốt ai cũng phải khen, làm sao đi thi lại cứ hỏng măi? Hay là khi ở Hà Nội, anh ta bê tha với bọn nhà tṛ, không tưởng ǵ đến văn bài, cho nên mới khổ như thế".
    Bếp củi đă nỏ, cô lại đi lên buồng học với bộ tim gan vô cùng căm hờn. Lúc ấy bà đồ cô Bích cùng đ́ vắng, ông đồ th́ ở nhà trên, trong nhà khách chỉ có ḿnh cô với chàng. Muốn chọc tức chàng một hồi cho hả cơn giận, cô liền gượng cười và hỏi:
    - Thế đến hôm nào trường mới xướng danh?
    Vân Hạc ngồi trước mặt vợ, vừa xấu hổ, vừa buồn rầu, lại vừa thương hại chàng tưởng nàng chưa biết ḿnh hỏng, liền đáp bằng giọng thật thà:
    - Có lẽ xướng danh ngày hôm qua rồi?
    Cô vẫn cười:
    - Sao ḿnh không ở mà nghe xướng danh lại về sớm thế? Nhường cho thiên hạ tất cả rồi ư?
    Bấy giờ Vân Hạc mới biết là nàng mỉa mai, chàng chỉ chống tay lên má, nín lặng không nói chi hết. Cô Ngọc cố trêu:
    - Thế khoa này có ai đỗ không?
    Vân Hạc như không buồn cất giọng:
    - Anh tú đỗ lại, anh hai cũng đỗ tú tài.
    Thấy chàng hiểu lầm câu hỏi, cô mới nhớ rằng v́ ḿnh giận chồng, thành ra vô ư, không kịp hỏi thăm đến hai anh chồng, liền xoay ra giọng đứng đắn:
    - Khốn khổ. Một nhà đến ba người vào phúc hạch mà không ai đỗ cử nhân, đáng tức biết chừng nào! Nhưng thôi, các anh ấy đỗ được một tí tú tài như thế cũng đỡ hổ lều hổ chơng. Bây giờ gần tối mất rồi, sáng mai tôi phải về mừng các anh ấy chứ?
    Vân Hạc vẫn chẳng nói chẳng rằng. Cô liền đứng dậy súc ấm lau chén, xuống bếp xách siêu nước lên, rẽ ràng chuyên nước đưa mời chàng uống. Cơn giận vẫn c̣n chưa hả, cô lại nói nốt câu chuyện đương dở:
    - Ḿnh ở Hà Nội về hay ở bên Đào Nguyên sang?
    - Tôi ở bên Đào Nguyên sang.
    - Ḿnh về Đào Nguyên từ hôm nào?
    - Tôi về Đào Nguyên hôm qua. V́ thấy bác giáo Kinh Môn ở trong trường ra, nói là tôi bị hỏng tuột, nên sáng hôm sau, tôi và các anh về ngay, chẳng thiết ở lại xem bảng.
    - Xem bảng làm quái ǵ nữa? Tôi chắc khoa này cũng chẳng ai đỗ.
    Vân Hạc phát cáu:
    - Sao ḿnh nói lạ như vậy? Cả khoa không có ai đỗ, th́ người ta đặt ra thi cử làm ǵ?
    Cô vẫn điềm nhiên:
    - Vẫn c̣n có người đỗ ư? Thế sao mọi ngày ḿnh thường nói rằng: nếu ḿnh không đỗ, thiên hạ chẳng thằng nào đỗ?
    Vân Hạc ph́ cười không nói sao. Cô cầm chén tống sẻ nước vào chén của chàng:
    - Tôi cũng chắc là ḿnh đỗ, có điều tôi vẫn chưa biết ḿnh định cố đeo lều chơng đến mấy chục năm nữa. Hay là ḿnh muốn bắt chước cụ Lương Hiệu. Ừ khi tôi học sách Tam tự kinh thấy nói cụ Lương Hiệu tám mươi hai tuổi mới đỗ kia mà. Ḿnh mới hai mươi hai tuổi, hăy c̣n trẻ chán, đỗ làm ǵ vội?
    Vân Hạc nghe mỗi câu nói của vợ, tưởng như mỗi mũi dao găm đâm vào t́m phổi, mặt chàng đă đỏ bừng bừng. CÔ càng trêu thêm:
    - Này ḿnh ạ? Tôi nghe ngày xưa có nàng ǵ đó, khi chồng thi hỏng, có đưa cho chồng một bài tứ tuyệt hay lắm, tôi đă dịch ra tiếng nôm, thử đọc để ḿnh nghe nhé?
    Rồi không đợi chàng trả lời, cô tiếp:
    - Bài ấy như vầy:
    "Văn quân trích trích hữu kỳ tài,
    "Hà sự niên niên bị phóng hồi?
    "Như kim thiếp diện tu lang diện
    "Quân dục lai thời, đái dạ lai".
    Vân Hạc gượng hỏi:
    - Ḿnh dịch ra sao?
    Cô đáp:
    - Tôi dịch là:
    "Nghe anh chữ nghĩa cũng bề bề.
    "Sao cứ năm năm bị đuổi về?
    "Rầy nghĩ mặt chàng, ghê mặt thiếp:
    "Muốn vào, anh hăy đợi canh khuya".


    Rồi cô nói thêm:
    - Hai chữ "bề bề" tôi lấy ở câu phong dao "Văn chương chữ nghĩa bề bề" đấy mà. "Trích trích hữu kỳ tài" dịch ra "chữ nghĩa bề bề" cũng được chứ ǵ. Phải không ḿnh?
    Vân Hạc tuy biết là nàng chế ḿnh; nhưng cũng thích rằng nàng có tài dịch thơ, liền đáp:
    - Vâng, thưa bà được... Song tôi không bị ai ám. Ḿnh phải biết thế.
    Chàng ngừng một lát rồi thêm:
    - Nhưng cũng chưa bằng những câu của ông nào đó dịch bài "lạc đệ" của Tầu.
    Và chàng hỏi:
    - Ḿnh đă học đến hay chưa? Bài ấy thế này:

    "Lạc đệ viễn qui lai,
    "Thê tử sắc bất hỷ,
    "Hoàng khuyển độc hữu t́nh,
    "Đương môn ngọa dao vỹ"
    Rồi chàng tiếp:
    - Không biết người nào đă dịch ra rằng:

    "Thi hỏng về đến nơi,
    "Vợ con mặt không vui,
    "Chó vàng riêng có t́nh,
    "Giữa cửa nằm vẫy đuôi".

    CÔ Ngọc thấy chàng mắng ḿnh bằng cách xa xôi, sợ chàng đâm khùng, liền tươi cười pha tṛ:
    - Thế ra đối với các ông thi hỏng, vợ con không có t́nh bằng con chó nhỉ?
    Bà đồ cô Bích vừa về đến sân làm cho câu chuyện bị dứt. Cô Ngọc vội vàng đi ra nơi khác, nhường chỗ cho mẹ nói chuyện với chồng. Nhưng mà bấy giờ bụng cô cũng vẫn bồi hồi không nguôi, mỗi lúc trông thấy Vân Hạc, h́nh như cơn uất lại nghẽn lên cổ, tuy đối với chàng, cô vẫn nồng nàn kính yêu và ở trước chàng cô vẫn giữ được vẻ mặt vui vẻ.
    Măi đến ba, bốn hôm sau, khi được nghe lỏm những câu Vân Hạc nói với ông đồ hoặc các bạn hữu về cái duyên cớ làm cho chàng hỏng, cô mới băn khoăn hối hận và tự trách ḿnh đă oán trách chồng một cách vô cớ. Từ đó, cô không trách ǵ Vân Hạc, nhưng lại trách cái số phận của ḿnh: "Anh chàng thi cử vất vả thế này, có lẽ cũng là tại ḿnh. Bởi v́ số ḿnh không được làm bà, cho nên anh ta mới bị hỏng măi. Có đời nhà ai quyển thi "quán trường", quan trường đă định lấy đỗ thủ khoa, rút cục chỉ v́ cái tội trẻ tuổi mà đến hỏng tuột? Nếu không vạ lây v́ cái số phận của ḿnh, anh ta có đâu lại bị tai hại như thế". Bởi cô nghĩ thế, nên cô lại rất ái ngại cho chàng. Và cô thương chồng bao nhiêu, cô càng đau xót cho cái số kiếp của cô bấy nhiêu.
    Những lúc đi chợ, nhiều khi cô đă cất lẻn đến hỏi những cô thầy bói, hay là những ông thày số. Nhưng mỗi người nói mỗi khác, kẻ đoán cô lấy chồng làm nên, người bảo cô chỉ có số thanh nhàn, chứ không có số phú quư. Chẳng biết tin ai là phải, cô rất ghê sợ cho cái tương lai của ḿnh. Nhiều lúc vô sự, nhớ đến cái ngày bị bệnh, mê man, lảm nhảm xưng là bà thám bà bảng tự nhiên cô thấy hổ thẹn vô cùng, chỉ muốn giấu cái mặt đi, không muốn trông thấy ai nữa. V́ cô không biết sau này đời ḿnh có được vậy không?
    Bây giờ th́ không thế nữa. Những sự phiền uất của cô cũng giống như bát nước nóng, mỗi ngày nó mỗi nguội dần. Bây giờ cô đă quên hẳn cái việc hỏng thi của chồng, và chỉ tính ngày tính tháng, mong cho chóng đến tháng mười, để chồng lại đeo lều chơng vào trường.
    Là v́ tháng mười năm nay lại có thi hương, khoa này mới là chính khoa, c̣n khoa năm ngoái là ân khoa.
    V́ cô sốt sắng với đường công danh của chồng như vậy cho nên nhiều lần Vân Hạc tỏ ư chán sự thi cử, th́ cô lại cố kiếm lời ngọt ngào khuyên can một cách thấm thía, khiến cho ḷng chàng cũng thêm phấn khởi và lại chịu khó để tâm về việc sách đèn.
    Đêm nào cũng vậy, cô đều cố thức rất khuya, hoặc dệt vải, hoặc đánh ống, đánh suốt, hay là khâu vá quần áo, bao giờ Vân Hạc nghỉ học, bấy giờ cô mới đi nằm.
    Nhưng dù thức khuya mặc ḷng, những lúc Vân Hạc c̣n đương đọc sách, xem sách, cô không bước chân vào trong buồng học, sợ làm ngăn trở việc học của chàng.
    Sáng nay, gà mới cất tiếng gáy thứ nhất, cả nhà c̣n đương yên giấc, cô đă lật đật trở dậy. V́ phải quét dọn nhà cửa, và phải sắp sửa mâm bát làm cơm để đến trưa nay thết đăi các ông trong hội Kính lạc.
    Hồi ấy trong nước đă yên, việc học đă dần dần trở lại cảnh thịnh vượng của đời Lê, hầu khắp các tỉnh, trung châu, học tṛ đều có lập ra những hội văn học, người ta gọi là văn phả. Kính lạc văn phả của vùng Vân Tŕnh cũng như các văn phả của hạt khác, chủ ư chỉ để làm nơi luyện tập văn chương của các học tṛ gần đây. Văn phả ấy dựng lên đă mươi năm nay, người ta mời cụ Nghè Quỳnh Lâm và cụ cừ Mai định làm trưởng. Thường lệ cứ đến năm nào có khoa thi, th́ một tháng hai kỳ, người trong văn phả họp lại một chỗ để cùng làm văn nhật khắc. Đầu bài do hai cụ trưởng ra cho, văn làm xong rồi, cũng lại đưa nhờ hai cụ chấm giúp. Các cụ làm trưởng văn phả, chỉ để khuyến lệ học tṛ, không có lợi lộc ǵ cả. Người trong văn phả, ngoài việc mừng phúng các bạn đồng phả, quanh năm không phải đóng góp đồng nào. Chỗ hội họp của văn phả cũng không nhất đ́nh, nay ở làng này, mai ở làng khác, hoặc do một người trong hội mới về, hoặc. do tổng lư hiếu học mời đến. Làng nào có người mời, văn phả sẽ làm văn ở làng ấy. Theo lệ, những người sở tại chỉ phải cung đốn trầu nước, điếu đóm mà thôi. Nhưng nếu ai có hảo tâm, thết đăi chè rượu, văn phả cũng không từ chối.
    Kỳ này đến lượt Vân Hạc đón về Vân Tŕnh. Mọi lần văn phả vẫn làm văn ở các đ́nh chùa, v́ số anh em trong phả có đến ngoài bốn chục người, nhà tư không đủ chỗ chứa. Lần này v́ ông đồ Vân Tŕnh muốn thết các bạn của rể một tiệc để mua vui cho cảnh già, cho nên mới bảo Vân Hạc hẹn các anh em về nhà ḿnh.
    Từ mấy hôm trước, ông đồ đă dặn cô Ngọc sắp sẵn các đồ làm rượu.và bảo mấy người con em trong làng phải đến phục dịch.
    Lúc ấy cô Ngọc rửa mặt chải đầu vừa xong, bọn người phục dịch cũng vừa kéo đến. Bấy giờ cả nhà đă đều trở dậy. Theo lời dặn của ông đồ, cô liền sai bảo bọn đó, mỗi người giúp đỡ mỗi việc: kẻ th́ kê lại giường ghế trên nhà thờ, người th́ quét sạch nền nhà tiền tế và trải chiếu liền, chiếu lỉa la liệt xuống đó.
    Các việc lặt vặt đă yên, cô bảo họ vào chuồng bắt lợn làm thịt.
    Mặt trời lên khỏi mặt đất chừng hai con sào. Đốc Cung và độ hơn mươi người nữa lẻ tẻ kéo tới. Thấy cô lật đật chạy ra chạy vào, Đốc Cung cười hỏi:
    - Chị giết lợn để thết chúng tôi đấy chắc?
    Cô lễ phép đáp:
    - Phải ạ. Thày em muốn mời các bác hôm nay ở đây xơi rượu.
    Đốc Cung vẫn cười:
    - Cái đó tôi biết rồi. Nhưng chị làm rượu bằng cả con lợn, th́ cũng hoang quá.
    Cô vui vẻ nói:
    - Thưa bác có ǵ mà hoang? Thày em c̣n muốn mời thêm mấy ông trong họ và trong làng nữa. "Khách ba chủ nhà bảy", nếu không giết lợn th́ không thể dủ.
    Rồi đó, Đốc Cung và những người kia cùng theo Vân Hạc lên nhà thờ sau khi đă chào ông đồ ở nhà khách.
    Chừng nửa giờ nữa, anh em văn phả cùng đến đủ mặt. Cũng như bọn Bùi Đốc Cung, ai nấy kéo lên nhà thờ và ngồi ngổn ngang ở khắp các chỗ. Bút mực lổng chổng bày ở trên chiếu. Nón sơn nón dứa ngổn ngang úp lên mặt tường. Giữa những tiếng nói huyên thiên, Nguyễn Khắc Mẫn xăm xăm tiến vào với mảnh giấy đầu bài mới lĩnh ở nhà cụ nghè Quỳnh Lâm.
    Kỳ này tập theo thể lệ của kỳ đệ tam trong chương tŕnh thi hội, cụ nghè ra cho ba bài: một bài chiếu, một bài biểu, và một bài luận. Bài thứ nhất là:
    "Nghĩ Đường Thái Tôn quảng học xá tăng sinh viên chiếu". Bài thứ hai là "Nghĩ Tống Giao mong tứ cập đệ tạ ân biểu'. C̣n bài thứ ba th́ là: "Hán văn cung kiệm luận".
    Sau khi coi các đầu bài, Đốc Cung bảo với Vân Hạc:
    - May được hai bài "tứ lục" đều ít cổ húy.
    Khắc Mẫn chưa làm tứ lục bao giờ, cho nên chưa hiểu lề lối, liền hỏi:
    - Cổ huư là thế nào?
    Vân Hạc đáp:
    - Tức là tên huư của đời cổ. Thí dụ như bài chiếu này, ḿnh làm ra lời vua Thái Tôn nhà Đường; th́ kiêng chữ "uyên" chữ "dân", v́ "dân" là tên "Thái Tôn", mà "uyên" th́ là tên bố "Thái Tôn". C̣n bài biểu phải làm ra lời Tống Giao, th́ không được dùng chữ "nghĩa" chữ "dận". V́ Tống Giao là người đời Tống, mà chữ "dận", chữ "nghĩa" th́ là tên Tống Thái TỔ và Tống Thái Tôn, không lẽ ông Trạng nhà Tống lại không kiêng tên ông vua Tống hay sao? Đấy là tôi mới nói qua, thực ra c̣n phải kiêng nhiều chữ nữa, ví như tên mẹ, tên bà các ông vua kia chẳng hạn.
    Khắc Mẫn lắc đầu:
    - Trời đất ơi! Kiêng một chữ huư đời nay chẳng đủ chết ư? Lại c̣n kiêng cả chữ huư đời xưa! Vậy làm thế nào mà biết những của tội ấy?
    Đốc Cung đáp:
    - Vào trường mà quên th́ đành chịu phép, nhưng đây là làm văn ở nhà quên đâu cứ việc giở sách ra đấy, lo ǵ?
    Câu chuyện vừa hết, một lũ chừng bảy tám cậu học tṛ tí nhau vừa ở phía nhà khách lau tau kéo lên.
    Cậu này xách ấm nước, cậu kia bừng chiếc điếu đàn, vài ba cậu khác lễ mễ ôm những chồng bát hoa cúc.
    Sau một hồi "lạy các bác ạ" nhao nhao tự ngoài đầu thềm đưa vào, các cậu lần lượt đặt hết đồ đạc vào các ghế chiếu.
    Cuộc hành văn bắt đầu.
    Ba gian nhà thờ và ba gian tiền tế đă thành một khu trường thi, nếu nó có thêm một ít lều chơng.
    Quang cảnh lúc ấy mới là kỳ dị. Nhà dưới cũng như nhà trên, các ông học tṛ xúm lại từng tốp, chỗ năm người, chỗ ba người, có chỗ đến sáu bảy người.
    Ông này rung đùi ngâm nga, ông kia viết lia viết lịa.
    Có ông khom khom cúi gù lưng tôm. Có ông úp ngực sàm sạp xuống chiếu. Bên cạnh mấy ông nằm ngang, kế đến vài ông nằm dọc. Sau lưng những ông chổng đầu trở ra. lại có các ông quay đít trở vào. Họ bàn nhau, họ bẻ nhau, họ hút thuốc vặt, họ hỏi nhau về những chỗ sách bị quên. Trong nhà, lúc th́ im lặng như tờ, lúc lại ầm ầm như chợ vỡ.
    Măït trời từ từ lên khỏi ngọn bưởi, ánh nắng lui xuống nửa bức mành mành, tự nhiên thấy mất Khắc Mẫn. Vân Hạc tưởng thầy trốn lên nhà học làm văn cho tĩnh cho nên cũng không để ư. Nhưng khi chàng về nhà học th́ cũng không thấy hỏi khắp mọi người chẳng ai biết thầy đâu cả. Gần trưa, Vân Hạc đă viết xong một bài chiếu và nửa bài biểu. Khắc Mẫn vẫn chưa về.
    Cả nhà đều lấy làm lạ. Người ta cho là Khắc Mẫn không quen nghề văn tứ lục nên thầy bỏ không viết nữa. Th́nh ĺnh có cậu học tṛ bé con ngơ ngác chạy vào nói nhỏ với Vân Hạc:
    - Thưa cậu, ông Mẫn làm sao không biết, cháu thấy ông ấy vào trong chuồng tiêu từ sáng đến giờ chưa ra. Vân Hạc ph́ cười:
    - Không lẽ nó định chiếm cái nhà xí của ḿnh?
    Rồi chàng lật đật chạy ra sau vườn và gọi thật lớn:
    - Mẫn ơi, mày ngủ trong ấy đấy à?
    Khắc Mẫn huỳnh huỵch từ trong chuồng tiêu chui ra và kh́ kh́ cười không trả lời.
    Th́ ra thầy đương cố nghĩ một câu từ lục, mà không nghĩ ra, tâm thần mải miết đi theo tư tưởng, khiến thầy không ngửi thấy mùi hôi nồng và quên rằng ḿnh đương ngồi ở trong nhà xí. Nếu như Vân Hạc không gọi, chưa biết thày sẽ ở đó đến bao giờ.
    Trở về nhà thờ, Vân Hạc vừa cười vừa nói với đông cả đám:
    - Té ra ông ấy nghĩ văn ở chuồng tiêu. Thật không kém ǵ Âu Dương Tu.
    Rồi chàng tiếp:
    - Ở sách Quy điền lục, ông âu Dương Tu có nói: b́nh sinh ông ấy làm văn, phần nhiều ở ba chỗ "trên", trên gối, trên chuồng xí và trên lưng ngựa. V́ những chỗ đó đều rất có thể nảy ra tứ văn. Có lẽ ông Mẫn nhà ḿnh cũng định đi t́m tứ văn như cụ Âu Dương đây hẳn?
    Khắc Mẫn vừa vào. Cả đám đều phá lên cười. Đốc Cung nói thêm:
    - Thằng nào vô phúc hôm nay ngửi văn ông Nguyễn Khắc Mẫn? Trời đă đúng trưa, quyển của học tṛ đóng dấu nhật trung gần hết. Người nhà ông đồ nghễu nghện bưng lên những mâm xôi chè đầy lù. Sau khi xin phép các ông học tṛ, bọn đó lần lượt đặt hết các mâm vào khắp các dăy giường chiếu.
    Ông đồ với bộ khăn áo chỉnh tề, cung kính đi khắp các chiếu để mời anh em điểm tâm. Rồi ông cũng ngồi luôn đó uống nước với họ.
    Tiệc nước cử hành trong khoảng nửa khắc, cuộc hành văn lại tiếp tục một cách sốt sắng. Nhiều người đă xong bài chiếu, có người xong cả bài biểu, tiếng ngâm vang mấy gian nhà, như muốn làm xô các lớp mái ngói.
    Vân Hạc như mọi khi làm văn rất nhanh, hôm nay v́ phải luôn luôn chạy đi chạy lại, cho nên cũng mất th́ giờ. Mặt trời tà tà, chàng mới viết được đủ quyển, lại phải trở về nhà khách xem sóc cỗ bàn.
    Ngôi chùa đầu làng văng vằng điểm tiếng chuông chiều. Ngoài nẻo điếm tuần, dịp trống thu không, mỗi lúc mỗi rút ngắn lại.
    Bấy giờ hơn ba phần tư học tṛ đă viết xong quyển. Mấy ông chưa xong cũng phải viết quấy viết quá cho xong.
    Trong mấy bộ dạ dày đựng chữ, h́nh như mấy bát xôi chè đă cùng theo chữ mà hóa ra văn, lắm ông đă thấy đói cuống đói cuồng. Những ông sỗ sàng càng thúc Vân Hạc có cho uống rượu th́ bảo bưng mâm mau mau.
    Các quyển đă được thu vào một đống, trường văn liền biến ra một đám khao. Dưới tiền tế cũng như ở trên nhà thờ, những dăy mâm giàn thẳng tắp chạy suốt từ ngoài cửa vào trong vách.
    Một lần nữa, ông đồ chỉnh tề khăn áo ân cần mời bọn hậu sinh.
    Mấy ông già trong họ ngoài làng của ông cũng bị mời cả lên đó.
    Dưới ánh sáng rực rỡ của hai dăy quang đèn, tiệc rượu răm rắp khai cuộc trong một cảnh tượng lễ độ và thân mật sau khi mấy người hơn tuổi đă thay mặt anh em đi chào cô Ngọc và bà đồ. Mặt trăng lên đến đỉnh đầu, cuộc rượu mới tan.
    Bấy giờ đă cuối tháng hai, tiết trời bắt đầu ấm áp.
    Hết thảy mấy chục học tṛ đều ngủ lại đó. Mờ sáng hôm sau, mọi người lẻ tẻ ra về, trừ mấy ông bạn thân của Vân Hạc.
    Trước sự sốt sắng của nhà vợ, Vân Hạc vô cùng cảm động. Chàng tự thấy rằng nếu ḿnh không đỗ, thật là một kẻ đại tội với gia đinh. V́ vậy chàng càng cố gắng, mỗi tháng ngoài những kỳ tập ở trường cụ bảng Tiên Kiều, chàng không bỏ một kỳ văn nào của anh em văn phả. Từ đấy đến ngày sắp thi, ṛng ră trong bảy tám tháng, trừ những lúc ăn lúc ngủ, tay chàng cơ hồ không rời quyển sách lúc nào.
    Thấy chàng mải miết về việc đèn sách, cô Ngọc sung sướng rất mực.

    ( het chuong 18)

  9. #489
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Kiên Tŕ Như Cụ Lương Hiệu

    Quote Originally Posted by CảThộn View Post
    No star where -
    Đào Vân Hạc làm bài thi đứng đầu , bi đánh hỏng tuột để bớt cái tính kiêu căng, trở thành người hữu dụng sau này cơ mà.
    Còn bốn chương nữa thì kết thức quí vị ơi. Cái "dụng" của người xưa đó.

    Hi hi
    Cái " dụng " của người xưa ác thật !
    Cũng may là Đào Vân Hạc kiên tŕ , nếu không th́ uổng đi một nhân tài .
    Hy vọng ACE ḿnh hiểu được bài học này , không buông tay quá sớm .

    Xem tiếp coi Đào Vân Hạc bị châm chọc đến cỡ nào :

    "...Có điều tôi vẫn chưa biết ḿnh định cố đeo lều chơng đến mấy chục năm nữa. Hay là ḿnh muốn bắt chước cụ Lương Hiệu. Ừ khi tôi học sách Tam tự kinh thấy nói cụ Lương Hiệu tám mươi hai tuổi mới đỗ kia mà. Ḿnh mới hai mươi hai tuổi, hăy c̣n trẻ chán, đỗ làm ǵ vội?

    Chà chà ! , nếu muốn theo cụ Lương Hiệu , Vân Hạc phải mỗi năm năm lều chơng 60 năm nữa hay sao ?

    Không biết trên đời này có bao nhiêu Lương Hiệu ?

    Tigon

  10. #490
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    "Lương Hiệu" Việt Nam là Đoàn Tử Quang

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Cái " dụng " của người xưa ác thật !
    Cũng may là Đào Vân Hạc kiên tŕ , nếu không th́ uổng đi một nhân tài .
    Hy vọng ACE ḿnh hiểu được bài học này , không buông tay quá sớm .

    Xem tiếp coi Đào Vân Hạc bị châm chọc đến cỡ nào :

    "...Có điều tôi vẫn chưa biết ḿnh định cố đeo lều chơng đến mấy chục năm nữa. Hay là ḿnh muốn bắt chước cụ Lương Hiệu. Ừ khi tôi học sách Tam tự kinh thấy nói cụ Lương Hiệu tám mươi hai tuổi mới đỗ kia mà. Ḿnh mới hai mươi hai tuổi, hăy c̣n trẻ chán, đỗ làm ǵ vội?

    Chà chà ! , nếu muốn theo cụ Lương Hiệu , Vân Hạc phải mỗi năm năm lều chơng 60 năm nữa hay sao ?

    Không biết trên đời này có bao nhiêu Lương Hiệu ?

    Tigon
    - Đoàn Tử Quang quê làng Phụng-công, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Sinh năm1818, tho 108 tuổi. Văn hay chữ tốt nhưng thi mãi chỉ đỗ hai khoa Tú Tài. _Đến năm 1900 đã 82 tuổi vào thi trường nghệ mới đỗ cừ nhân. Khoá này Phan Bội Châu đỗ thủ khoa. Cụ Phan tặng cụ Quang câu đối. Dịch nôm như sau :

    - Khéo là thợ trời,giả dối cũng là thợ trời; đem mùi cay đắng thử người tài hoa, một suýt nữa thì ông đã vỗ mất nợ thư kiến đã 80 năm.

    Ông là người rất lạ, lại là người rất ngộ, nay đưa văn chương trả nợ đời, ta xem hội phong vân nghìn muôn dặm của ông rồi sẽ ra sao.


    (Nguồn :Giai thoại Làng Nho toàn tập của Lãng Nhân)

    Hoàn cảnh của Đào vân Hạc và Đoàn Tử Quang cũng như nhau, đều bị đòn trời phép nước uốn nắn tôi luyện cái đức tính kiên trì và khiêm nhường, theo quan niệm cổ truyền.
    Có ôn cố mới tri tân là thế. "Yêu cho đòn cho vọt" là lối dạy dỗ của người xưa.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •