Page 54 of 304 FirstFirst ... 44450515253545556575864104154 ... LastLast
Results 531 to 540 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #531
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Những cái tột cùng

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Khi khổng khi không sao bác Cả lại ném xuống Hà Nội những ...trái bom sầu riêng như Einstein, Nam Cao thế kia?

    Đối với TX thì Nam Cao, Vũ Trọng Phụng giống như những ...trái sầu riêng, -Einstein trông hình cũng na ná - tuy có ngon đấy, nhưng cái vỏ gai góc đã đáng gờm, mà mùi vị bên trong còn tùy vào ngừơi có "gan" tập đến gần và thưởng thức!

    Tác phẩm "Chí Phèo" cũng ...buồn và tăm tối như nhà không có ...đèn vậy, bác Cả à.

    HÈ VỀ! HÈ VỀ! NẮNG TUNG NGUỒN SỐNG KHẮP NƠI!
    (Bài hát học từ hồi đệ lục tới giờ vẫn nhớ)
    Mùa hè chúng em có đâu độ 75 ngày thấy có "nắng tung nguồn sống"- đếm từng ngày à nhe bác - Còn độ chục ngày nóng như dưới 10 cái bóng đèn 100wt là ...đứt bóng!
    Do đó, chúng thần dân xứ Cờ Phong chúng em quý mùa hè vô cùng!

    Có công việc phải ra ngoài - lấy ít vitamine D - đây, sẽ đọc bài cuả bác kỹ hơn sau.
    Kính.
    Này hiền muội Tiếng Xưa,
    Có những cái "Tột cùng"mà loài người muốn đạt tới:
    Chuyện Albert Einstein với định luật tương đối là kết quả của trí tuệ của con người. Khi đạt được tới rồi thì Einstein lại quay về vui với công việc phục vụ cho hoà bình và hạnh phúc của con người. Đầu câu chuyện nhắc đến mục đích của Triết Lã Tử và Khổng Tư, cuối câu chuyện nhắc đến tâm hồn, trn thái giữa tỉnh và mơ của Trang Tử "Ấy là Hồ Điệp hay là Trang Sinh". Do đi có thi sĩ đã làm thơ :

    "chao ơi là mộng hay là thực,
    Là thực hay là mộng mất đây?
    Hai đứa sống bằng hoa với rượu
    Sống vào trời đất, sống vào nhau."

    NIềm hạnh phúc đích thực của hai người trong câu kết:
    Từ Thức ôm Giáng Hương đang cưỡi phi thuyền Thiên Thai bay trong vũ trụ hạnh phúc.
    - Chuyện NHAN SẮC CỦA THỊ NỞ là thái cực của nhan sắc một phụ nữ đi đôi với cái cùng cực của nấc thang xã hôi, địa vị và đời sống của Chí Phèo. Nhưng không phải thế là hết là tuyệt vọng, mà là cùng tắc biến, biến tắc thông. Cũng như trong khoa Tử Vi có vòng Trường sinh 12 sao, nó biiểu diễn một chu kỳ vòng hình sin. Thượng định của dương, sự cường thính là sao Trường Sinh, đáy sâu của Âm, của sự suy thoái là sao Tuyệt. Tuyệt không phải là đáy mồ sâu, trái lại sau Tuyệt sao Thai lại nảy sinh, khởi điểm của một chu kỳ mới. sau Thai là sao Dưỡng. Phải ứng của Thị Nở trong khi Chí Phèo tấn công, đã được Nam Cao, bằng ngọn bút thần đã phục hồi bản chất dịu dàng, khả ái của nữ tính. Ai đã nghiên cứu Kinh Dịch hẳn biết hai hào tôn quí nhất trong 384 hào là hào cửu ngũ trong quẻ bát thuần Kiền, được phê Phi Long Tại Thiên - Rồng đang bay trên trời -, và hào lục ngũ trong quẻ bát thuần Khôn, được phê Hoàng Thường Nguyên Cát - Cái váy của hoàng hậu, cực tốt - Quẻ tốt nhất trong Kinh Dịch.
    Thiết thưởng nhà văn Nam Cao đã cho Chí Phèo và Thị Nờ đóng đúng vai vai trò của hai quể tốt nhất trong Kinh Dịch này.
    HIền muội Tiếng xưa hiểu cho nha.
    QUÍ MẾN ĐÃ GÓP Ý.
    ct

  2. #532
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Những cái tột cùng

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Khi khổng khi không sao bác Cả lại ném xuống Hà Nội những ...trái bom sầu riêng như Einstein, Nam Cao thế kia?

    Đối với TX thì Nam Cao, Vũ Trọng Phụng giống như những ...trái sầu riêng, -Einstein trông hình cũng na ná - tuy có ngon đấy, nhưng cái vỏ gai góc đã đáng gờm, mà mùi vị bên trong còn tùy vào ngừơi có "gan" tập đến gần và thưởng thức!

    Tác phẩm "Chí Phèo" cũng ...buồn và tăm tối như nhà không có ...đèn vậy, bác Cả à.

    HÈ VỀ! HÈ VỀ! NẮNG TUNG NGUỒN SỐNG KHẮP NƠI!
    (Bài hát học từ hồi đệ lục tới giờ vẫn nhớ)
    Mùa hè chúng em có đâu độ 75 ngày thấy có "nắng tung nguồn sống"- đếm từng ngày à nhe bác - Còn độ chục ngày nóng như dưới 10 cái bóng đèn 100wt là ...đứt bóng!
    Do đó, chúng thần dân xứ Cờ Phong chúng em quý mùa hè vô cùng!

    Có công việc phải ra ngoài - lấy ít vitamine D - đây, sẽ đọc bài cuả bác kỹ hơn sau.
    Kính.
    Này "hiền muội Tiếng Xưa",
    Điều tiên quyết là có lẽ TX bịnh rồi đó, Hãy gọi Bác Sĩ lấy hẹn đi khám bịnh đi.
    Sau đó hãy đọc công trình của Einsein, Nam Cao cũng chưa muộn.
    Đọc mà không hiểu hoặc hiểu không hết thì thà đừng đọc để giữ sức khoẻ, có ai bắt tôị phải đọc đâu ???

    ct
    Last edited by CảThộn; 19-07-2011 at 05:13 AM.

  3. #533
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    NƯẢ CHỪNG XUÂN

    Kính thưa quý vi,

    Thể theo sự yêu cầu của một số thân hữu muốn ôn lại một vài tác phẩm nổi tiếng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, tôi xin hân hạnh trình bày tác phẩm Nửa Chừng Xuân của nhà văn Khái Hưng.
    Kính,
    CT

    Nửa Chừng Xuân

    Khái Hưng

    Phần Thứ Nhất

    Một buổi chiều thứ bảy. Trường Bảo hộ đương ở trong cảnh nhộn nhịp. Tiếng giày, tiếng guốc qua sân rất là huyên náo.

    Trong những pḥng kách nhà trường, cha mẹ học tṛ ngồi đợi lượt vào pḥng ông phó đốc để xin phép cho con ra. Tiếng nói chuyện ồn ào, nào ông hỏi thăm về việc học của con, nào bà mắng con v́ bị phải ở lại trong trường. Rồi từng bọn hoặc hai ba, hoặc bốn năm người cùng nhau ra cổng trường gọi xe tay, hay chờ xe điện về phố.

    Đứng vơ vẫn bên hàng giậu giăng, một cô thiếu nữ vào trạc mười bảy mười tám, chít khăn ngang vận áo trắng số gấu, chân đi ngơ ngác nh́n sân trường, như muốn vào, nhưng dùng dằng lo sợ. Nước da cô trắng xanh, quầng mắt đen sâu hoắm càng làm tăng vẻ rực rỡ long lanh của hai con ngươi sáng dịu. Trong cái mặt trái Xoan, má hơi hóp, môi khô khan, chỉ có hai con mắt là có vẻ hoạt động khác nào như hai ngôi sao lấp lánh sau làn mây mỏng. Thoáng trông cô, cũng biết cô có điều tư lự.

    Người canh cổng thấy cô thập tḥ ra dáng băn khoăn th́ lên tiếng hỏi:

    - Chị kia muốn ǵ?

    Cô ấp úng:

    - Thưa thầy, tôi...tôi...

    Bác canh cổng lại quát:

    - Cái ǵ?

    - Thưa thầy...không ạ.

    - Không th́ đi, chứ đứng đó nh́n ǵ? Hay lại chờ cậu nào đấy? Guốc với ghiếc!

    Cô thiếu nữ xấu hổ lui ra mấy bước rồi lại ngần ngừ dừng lại. Lúc bấy giờ, một cậu học tṛ độ chín, mười tuổi, đứng sau hàng giậu vẩy cô. Cô rón rén đến gần, mắt lấm lét nh́n người canh cỗng. Qua kẽ giậu, cậu bé nói ra:

    - Cô giúp tôi việc này nhé, cô nhé?

    Thiếu nữ ngắm cậu bé quần áo lôi thôi, chân tay đầy mực th́ đoán chắc rằng không phải con nhà giàu có, bỗng đem ḷng thương người có lẽ cùng ở trong một cảnh với ḿnh. Cô dịu dàng hỏi:

    - Em muốn chị giúp điều ǵ vậy?

    - Chị làm ơn xin phép cho tôi ra.

    Cô buồn rầu:

    - Nhưng chị xin phép sao được cho em ra?

    - Được, chị cứ nhận tôi là em.

    Cô thiếu nữ ngẫm nghĩ:

    - Vậy xin phép ở đâu, em?

    Cậu bé vui vẻ trỏ tay vào toà nhà bên cạnh cổng:

    - Ở pḥng giấy ông phó đốc kia ḱa.

    Cô mỉm cười:

    - Nhưng ông phó đốc biết chị nói dối mất.

    - Không,mọi khi tôi vẫn nhờ người xin phép như thế đấy.

    - Nhưng chị để đại tang, th́ nhận em là em thế nào được?

    Cô thấy cậu bé có ư buồn rầu th́ ôn tồn an ủi:

    - Thôi em bằng ḷng vậy. Nhưng sao mẹ em không đến xin phép cho em?. Cậu bé trả lời:

    - Mẹ tôi chết mất rồi. C̣n cha tôi với d́ tôi chả bao giờ đến xin phép cho tôi ra.

    Thiếu nữ nghe câu trả lời, động ḷng thương.

    Cậu bé thất vọng, toan quay vào thi cô gọi lại nói:

    - Bây giờ chị nhờ em một việc này nhé: Em có biết anh Dương Huy không?

    - Không. Anh ấy học lớp nào?

    - Học năm thứ ba.

    - Cô muốn hỏi anh ấy à? Bảo bác canh cổng bác ấy t́m cho.

    - Anh Huy là em chị. Chị muốn xin phép cho phép anh ấy ra.

    - Vậy th́ chị vào buồng ông phó đốc mà xin phép.

    Cậu bé nói xong, cấm cổ chạy vào trong sân trường.

    Cô thiếu nữ liền đánh bạo lại gần người canh cổng rồi nói se sẽ:

    - Thưa thầy, tôi muốn xin phép cho em tôi ra.

    Bác canh cổng gắt:

    - Sao ban năy tôi hỏi lại báo không có việc ǵ? Vậy vào nhà ông phó đốc kia ḱa. Mau lên! Sắp hết giờ rồi.

    Cô thiếu nữ mừng quưnh, hấp tấp chạy tới chỗ người canh cổng vừa trỏ. Trong pḥng khách không c̣n ai. Cô nh́n trước nh́n sau sợ hăi, không dám lên tiếng, rồi vơ vẫn đứng ngắm những tranh vẽ treo trên tường. Cô giật ḿnh quay đầu lại, v́ vừa nghe tiếng giày ở sau lưng. Một người thư kư hất hàm hỏi:

    - Đến có việc ǵ?

    Cô cất giọng run run, sẽ đáp lại:

    - Bẩm thầu, tôi đến xin phép cho em Huy.

    - Cậu Huy học lớp nào?

    - Bẩm năm thứ ba.

    - Cô là ai?

    - Bẩm thầy tôi là, Dương thị Mai.

    Thầy thư kư mỉm cười:

    - Không, tôi không cần biết tên tuổi cô, tôi chỉ hỏi cô là bà con ǵ với cậu Huy mà đến xin phép cho cậu ấy?

    - Bẩm thầy, tôi là chị.

    - Vậy cô vào đây.

    Thầy thư kư đưa Mai vào buồng bên cạnh trỏ ghế bảo ngồi đợi. Ông phó đốc đương viết ở bàn giấy, nghe tiếng th́ thào liền ngẩng đẩu lên hổi thầy thư kí. Mai đứng đăm đăm nh́n hai người nói chuyện nhỏ với nhau bằng tiếng Pháp, trong ḷng chỉ ngay ngáy không xin phép được. Bỗng thấy thầy kư gọi Mai lại bảo:

    - Quan phó đốc truyền đáng lẽ Dưong Huy bị đuổi rồi v́ chưa trả tiền ăn tháng giêng và tháng hai, tuy đă gửi hai lần giấy đ̣i, nhưng quan lớn thương Huy là học tṛ giỏi trong lớp nên c̣n dung thứ cho. Vậy thế nào từ nay đến cuối tháng cũng phải đem nộp tiền đến trả.

    Mai ấp úng:

    - Bẩm quan lớn thương t́nh chúng con mồ côi cha mẹ.

    - Nhà nước đă miễn cho học phí c̣n kêu ǵ nữa! Vậy cô có đem tiền ăn nộp cho cậu Huy đấy không.

    - Bẩm quan lớn con xin khất đến cuối tháng.

    - Ấy, sai hẹn th́ em cô thể nào cũng bị đuổi đấy nhé, hiểu chưa?

    - Xin vâng.

    - Thế bây giờ cô xin phép cho cậu Huy ra chứ?

    - Vâng.

    - Sao người thay mặt cha mẹ cậu Huy không đến?

    Mai lo sợ, run lập cập không nói ra lời. Ông phó đốc trông thấy, lấy làm thương hại, bảo thầy thư kư:

    - Thôi, cho phép người ta.

    Thầy thư kư liền quay lại bảo Mai:

    - Quan lớn cho phép đấy.

    Mai mừng chảy nước mắt, chấp tay vái dài, rồi theo thầy thư kư ra pḥng khách. Thầy ra sân báo một anh thợ giấy t́m Dương Huy.

    Mười phút sau, môt cậu trẻ tuổi vào pḥng, y phục và tướng mạo từa tựa giống Mai. Nhất là cặp mắt sáng quắc của hai người thực hệt như đúc, khiến ai mới thoạt trông cũng biết ngay hai người thiếu niên ấy là chị em ruột. Gặp chị Huy mừng quưnh vội kêu:

    - Chị!

    Mai cũng chạy lại:

    - Em!

    Rồi hai người đứng sững như nghẹn lời, hai cặp mắt nh́n nhau, nhỏ lệ. Huy cười gượng bảo chị.

    - Xa xôi thế mà chị cũng về thăm em được.

    - Chị về...

    Mai chỉ ứa hai đ̣ng nước mắt không nói nên lời. Huy an ủi chị:

    - Chị chả nên buồn, ở trên đời em có chị, chị có em, không đủ vui sao?

    Mai mỉm cười:

    - Không, chị có buồn đâu, chị gặp em, chị mừng quá, chị sung sướng quá. Chị về xin phép cho em ra chơi nhà bác...

    Mai nói luôn như để giấu sự cảm động, giấu sự ưu phiền:

    - Vậy em đi thay quần áo để ra phố với chị.

    - Chị đă...

    Huy không dám nói dứt câu. Nhưng Mai trả lời luôn, như đoán được tư tưởng của em:

    - Đă, chị nộp tiền ăn cho em rồi.

    Huy có ư không tin:

    - Sao chị có tiền? Hay chị lại vay đằng bác Phán đấy?

    - Không mà.

    - Chị cứ giấu em măi. Chị c̣n làm gi ra tiền. C̣n như nhờ vào bác Phán th́ em không muốn. Bác lương tháng có bảy tám chục mà các anh chị th́ đông. Ḿnh chả nên quấy quá. Vả ta lại phải biết lập thân chứ cứ nương tựa vào họ hàng thân thích th́ em lấy làm xấu hổ lắm.

    - Nhưng chị có nhờ ai đâu?

    Mà nào có trông cậy vào ai được đâu mà ḥng nhờ! Chị không nhớ ngày mẹ mất, bác Phán có giúp đỡ được đồng nào. Lại suốt một năm thầy ốm trước khi qua đời th́ họ hàng đă cưu mang cho được một xu nhỏ.

    - Em kể lể lôi thôi lắm.

    - Không phải em lôi thôi, em chỉ cốt can chị đừng tưởng nhớ đến sự nhờ vả bác Phán làm ǵ. Em học được thế này cũng đă may mắn cho em lắm rồi, mà có lẽ em cũng đủ chữ nghĩa đi kiếm tiền để nuôi chị, nuôi em. Chị em ta chỉ nên tự lấp lấy thân là hơn.

    - Không được. Em nghĩ thế th́ nhầm to, khi thầy lâm chung, thầy dối dăng những ǵ em c̣n nhớ không?

    Câu hỏi của chị như gợi sự đau đớn ở trong ḷng Huy, như vẽ ra một bức tranh bi thảm.

    Hồi đó về cuối thu. Cụ Tú Lăm nằm ở giường bệnh gầy xọp chỉ c̣n nắm xương da bọc. Nhất là bộ mặt hốc hác, mắt sâu hoắm, má lơm xuống chẳng khác ǵ một cái đầu lâu.

    Đêm khuya, gió lạnh vù vù thổi lọt qua khe cửa bức màn. Ngọn đèn dầu hỏa chiếu ánh sáng rung rinh lờ mờ vào những đôi câu đói sơn đen, sơn đỏ treo ở cột, ở tường. Sau bức màn che trắng, bài vị bà Tú đặt trên cái ngai sơn son thiếp vàng. Trên bàn thờ bộ thất sự bằng đồng trông ẩn lộ như trong tấm h́nh chụp không được rơ.

    Cạnh chiếc hoả ḷ than xoan đỏ ối, lách cách nổ liên thanh. Mai qú bên giường hai tay nắm bàn tay khô khan của cha già, như cố giữ người ốm lại không cho rời sang thế giới bên kia. C̣n Huy th́ ngồi ở cái ghế gỗ bưng mặt khóc, thỉnh thoảng lại gọi:

    - Chị ơi, thầy có việc ǵ không, chị?

    Mai cũng nức nỡ khóc không trả lời.

    Cụ Tú hơi thở chỉ c̣n thoi thóp, dùng hết sức thừa nắm chặt lấy tay con gái. Mai biết rằng cụ muốn dặn một lời cuối cùng, liền ghé lại gần hỏi:

    - Thua cha, cha dạy con điều ǵ?

    Huy cũng làm theo chị, đứng dậy cúi đầu sát mặt người sắp từ trần, để nhận lấy những lời giáo huấn tối hậu. Cụ Tú sẽ động môi th́ thầm:

    - Lẽ tất nhiên, ai cũng phải chết. Các con không nên buồn. Lúc nào cũng phải vui th́ mới đủ can đảm, đủ nghị lực mà sống ở đời. Hai con nên theo gưong cha. Cha vui đến giờ cuối cùng. Cha hy vọng thế nào các con cũng làm vẻ vang cha, cho linh hồn cha ở nơi chín suối. Cha hy vọng thế nào em Huy cũng được thành tài và trở nên một người hữu dụng cho xă hội. Cha mất đi c̣n của cải ǵ để lại cho hai con. Cha chỉ có ba thứ gia bảo này ông cha để lại cho cha, nay cha truyền lại cho hai con mà thôi. Là giữ ḷng vui, giữ linh hồn trong sạch, và đem hết nghị lực ra làm việc.

    Sức cụ Tú chỉ c̣n được đến thế. Nói dứt mấy câu tâm phúc, cụ thiêm thiếp dần dần.

    Bên ngoài, gió vẫn thổi vù vù, hạt mưa lốp đốp trên mái ngói. Văng vẳng xóm xa tiếng chó sủa đêm...

    Trong khoảng mấy giây đồng hồ cái mẩu đời dĩ văng chạy qua trí nhớ Huy như bức tranh in loáng trên tấm kính ảnh.

    Cậu đứng ngẫm nghĩ. Tiếng chị nhắc lại câu hỏi khiến cậu giật ḿnh ngơ ngác.

    - Em c̣n nhớ không?

    Huy se sẽ trả lời:

    - Em nhớ...Em nhớ lắm. Em nhớ nên em quả quyết đem hết nghị lực ra làm việc.

    - Nghĩa là bây giờ em phải học đă.

    Huy thở dài:

    - Học? Nhưng tiền?

    Mai gượng cười nói cứng cáp:

    - Tiền, đă có chị, em đừng lo.

    Mai buột mồm nói ra câu đó, rồi chính Mai lại lấy làm lo. Huy như hiểu thấy được ư tưởng của chị, mỉm cười bảo Mai:

    - Chị làm như chị có tài quỉ thuật hoá phép ra tiền được. Đồn mấy năm thấy bán buôn thua lỗ, lại c̣n tiền thang, vườn ruộng khánh kiệt, của cải khánh kiệt chị giấu sao được em?

    - Hết vườn ruộng th́ ta bán nhà để kiếm ít vốn buôn. Làm ǵ lại không đủ tiền cho em ăn học. Em cứ yên tâm.

    Huy vội gạt:

    - Không được chị ạ. Chị cứ để em thôi học ra xin việc làm ở các nhà buôn c̣n hơn. Em không muốn v́ em mà chị phải ngược xuôi vất vả.

    Mai cười:

    - Thế th́ em nhầm: chị chỉ muốn v́ em đem hết nghị lực ra làm việc như lời thầy dạy đấy thôi.

    Lúc bấy giờ có tiếng kẹt cửa. Thầy thư kư ở buồng phó đốc bước vào. Hai chị em cùng quay lại, thầy thư kư cất giọng gắt:

    - Chưa về c̣n đứng đó làm ǵ thế?

    Hai chị em ra đến cổng trường. Huy ngần ngừ bảo chị:

    - Hay chị để em ở trong trường thôi.

    Mai buồn rầu nh́n em nói:

    - Mấy khi chị về thăm em được. Em chịu khó một tí.

    Huy có dáng nghĩ ngợi:

    - Vâng th́ em ra. Lâu nay em không gặp chị, em nhớ lắm. Em chỉ ước ao được cùng chị nói chuyện thực lâu để ôn lại cái thời c̣n nhỏ của chúng ta khi xưa, khi c̣n thầy c̣n me...

    Mai nh́n, cặp mi hơi cau, như muốn bảo em đừng nhắc tới câu chuyện buồn làm ǵ. Huy nói luôn:

    - Nhưng em chỉ sợ...

    Thấy Huy ngần ngại không nói dứt câu. Mai tươi cười hỏi:

    - Em có điều ǵ?

    - Trông các anh chị ấy, em ngượng lắm.

    - Việc ǵ mà em ngượng. Bác Phán đối với thầy tuy là một người anh họ, nhưng chị coi cách cư xử đối với chị em ta cũng cần lắm, chỉ v́ chả được giàu có ǵ, nên bác không giúp đỡ được chị em ta trong khi túng bần đó thôi.

  4. #534
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    NỬA CHỪNG XUÂN

    CHương I tiếp theo

    Hai chị em đi bên cạnh nhau trên con đường Quan Thánh, nét mặt rầu rầu. Nước da trắng xanh phản chiếu màu lá xanh của rặng sấu bên đường lại càng xanh, lại càng lộ vẻ gầy yếu của đôi khổ mặt xương. Huy nh́n chị, có ư lo ngại:

    - Chị độ này gầy lắm.

    Mai cười:

    - Th́ em cũng chẳng béo với ai! Chị tuy gầy nhưng chị c̣n hơn em. Ai lại con giai mà mới đi một quăng đường đă thở hồng hộc.

    Huy có lẽ cốt để chị khỏi buồn nên tươi cười nói:

    - Không chị ạ, em vẫn khoẻ đấy, chỉ v́ sáng nay em uống thuốc tẩy nên hơi mệt đó thôi. Đến mai, em lại mạnh như thường.

    Mai sợ hăi, vội hỏi:

    - Giời ơi! Sao em phải tẩy thế? Có việc ǵ không?

    - Khổ? Hơi một tí th́ chị sợ cuống lên. Người ta tẩy là thường chứ.

    Rồi nói lảng sang chuyện khác, Huy trỏ hồ Tây bảo chị.

    - Chị trông cảnh hồ Tây lúc mặt trời lặn có đẹp không kia.

    Mai sực nghĩ ra câu chuyện được nghe từ ngày c̣n nhỏ, nh́n hồ hỏi em:

    - Có phải hồ này ăn sang bên Tàu không em?

    Huy cười:

    - Ngày xưa th́ nó an sang bên Tàu thực đấy chị ạ, nhưng bây giờ có con đê Yên Phụ ngăn nó với sông Nhị Hà th́ nó không ăn sang bên Tàu nữa.

    - Nàp chị có biết đâu! Chị thấy người ta kể chuyện. Đức Khổng Minh Không sang Tàu lấy đồng ở kho về đúc cái chuông khổng lồ. Khi đánh chuông, con hươu vàng nó tưởng mẹ nó gọi, nó chạy sang ta. Rồi đến đây khi trước lá rừng, nó t́m kiếm mẹ nó không thấy, liền phá phách trũng xuống thành hồ.

    - Huy bản tính không ưa những sự huyền hoặc. Hễ nghe ai kể những câu chuyện hoang đường th́ bao giờ cũng cười vang, cũng chế riễu. Thế mà lần này, nghe câu chuyện hươu vàng của chị, cậu không những không cười mà lại c̣n lắng tai, chú ư, và có vẻ cảm động lắm. Cậu lờ đờ đưa mắt nh́n quanh hồ một ṿng như theo lối đi của con hươu mất mẹ, rồi khôi hài bảo Mai:

    - V́ nó không có chị.

    Mai không hiểu, ngơ ngác hỏi:

    - Em nói ai?

    - Em nói con hươu vàng của chi. Nếu nó c̣n chị ở trên đời th́ chẳng phải chạy đến tận nơi chân trời để t́m mẹ nó có lẽ đă chết rồi.

    Câu nói của Huy khiến Mai sung sướng chảy nước mắt, đứng đâm đâm nh́n em cười mà không nói.

    Huy thấy Mai cười th́ cũng cười, rồi bảo chị.

    - Ta đứng chờ xe điện, chị ạ.

    - Chúng ta đi bộ có hơn không em? Đỡ được một hào mà lại khỏe người. Ban năy từ nhà bác Phán lên trường, chị cũng đi bộ đấy.

    - Trời ơi! Chị đi bộ từ phố chợ Hôm lên trường. Sao chị biết đường?.

    - Bác Phán bảo cứ theo đường xe điện mà đi.

    Huy nghe chị nói lấy làm thương, ngỡ rằng chị trong túi dễ không c̣n xu nào để đi xe. Cậu liền giả vờ kêu mệt không đi được nữa và nói với chị hăy dừng chân ngồi nghỉ ở tam quan đến Trấn Vơ. Vẻ lo sợ lộ trên nét mặt Mai. Cô buồn rầu bảo em:

    - Có lẽ em phải uống thuốc bổ mới được.

    Huy hối hận rằng đă làm chị kinh hăi, liền cười sặc sụa rồi an ủi chị:

    - Em đùa đấy! Em không mệt mà cũng không sao cả. Chỉ v́ em giàu lắm, nên muốn thết chị một cái vé xe điện đó thôi.

    - Em làm ǵ mà giàu thế?

    - Em chả làm ǵ cả, nhưng em vừa có đồng bạc.

    - Ai cho em đây?

    - Một người bạn nghèo hơn chị em ḿnh.

    Mai có ư không bằng ḷng:

    - Sao em lại thế? Đến bác Phán em c̣n chả muốn nhờ, mà nay lại nhận tiền của một người bạn nghèo.

    - Vâng, chị mắng em rất phải. Nhưng hăy để em kể đầu đuôi câu chuyện cho chị nghe đă nào! Trong lớp em có một anh tên là Trọng. Anh nghèo nhưng không phải v́ nghèo mà không ai thèm chơi với anh. Họ xa anh chỉ v́ anh là con nhà hèn hạ. Cha mẹ anh làm nghề bán hàng rong.

    - Đấy em coi, bán hàng rong mà cũng đủ tiền nuôi con đi học đấy!

    - Thưa chị, bán hàng rong th́ tất nhiên là nuôi thân cũng chẳng xong... Người chị tốt lắm, thương Trọng, yêu quư Trọng như một người mẹ âu yếm con. Thứ năm chủ nhật nào cũng mang quà bánh vào thăm em. Mà thương hại! Lần nào vào thăm em cũng lén lút như kẻ cắp, không dám để ai biết, ấy chỉ v́ người chị mà anh em bạn học không ai thèm chơi với Trọng.

    Mai cảm động:

    - Khốn nạn? Sao thế em?

    - V́ chị Diên, tên chị ấy là Diên, v́ chị Diên làm...Huy ngập ngừng không nói được dứt câu, như không t́m được, hay không dám nói đến tên cái nghề mà Diên đương lăn lóc để kiếm tiền nuôi em ăn học, Mai đưa vạt áo lên lau nước mắt, trả lời em:

    - Thôi! Chị hiểu rồi. Chị chỉ biết cô Diên là một người đáng thương.

    - Mà thực tế, chị ạ, chị ấy tốt lắm, không những thương Trọng, mà c̣n đem ḷng thương chung cả những người khốn khổ ở trên đời...Em vẫn ái ngại cho chị ấy là người thông minh, có nhan sắc mà sao lại bị sa vào cái cảnh bùn lầy như vậy. Lần nào chị ấy vào thăm Trọng. Trọng cũng rủ em đến cùng ngồi nói chuyện. Có lần chị Diên chẳng giấu giếm, kể cho em nghe hết những nỗi khổ sở của một đời giang hồ. Chị ấy mến em lắm, c̣n em th́ đối với chị ấy bao giờ cũng chỉ có những lời an ủi.

    Mai có dáng nghĩ ngợi, lo lắng:

    - Thế năm nay cô Diên bao nhiêu tuổi?

    - Năm nay chị ấy đă ngoài ba mươi, nhưng trang điểm vào trông c̣n trẻ lắm. Thứ năm trước, chị ấy hớn hở vui cười, vào thăm Trọng, em nói đùa: "Hôm nay trông chị trẻ như con gái mười tám". Chị ấy cũng cười nói đùa lại: "Thế mà chị băm hai rồi đấy!" Chị Diên nói buông lời th́ buồn rầu xin lỗi em ngay: "Chết chửa! Cậu tha thứ cho tôi nhé. Lắm lúc tôi điên rồ cứ coi cậu như em Trọng". Em cười đáp lại: "Th́ chị là chị anh Trọng cũng như chị em chứ ǵ!" Câu trả lời của em kihến chị Diên rơm rớm nước mắt thở dài. Chắc chị ấy tưởng đến ḷng khinh bỉ của bọn anh em bạn học anh Trọng đối với chị em ấy hẳn. Rồi chị ấy mở ví đưa cho Trọng và em mỗi người một đồng bạc, nói để lấy tiền ăn quà. Em từ chối thế nào cũng không được. Lại thêm Trọng cứ nằn ń nói măi, nên em nể lời phải nhận cho chị em chị ấy vui ḷng. Và xưa kia, em giúp Trọng như thế là thương.

    Mai ngồi nghe câu chuyện cảm động không nói.

    Buổi chiều mùa xuân hạt mưa lấm tấm, bao phủ hồ Tây bát ngát mênh mông. Con thuyền nan của khách chơi xuân rập rờn trên mặt nước. Cơn gió may thoảng đưa, mấy chiếc lá vàng rơi lác đác. Mai ngước mắt nh́n lên, búp xuân non mơn mớn đầy cành. Cái cảm tưởng về xuân dịu dàng êm ái, khiến Mai hé cặp môi tươi thắm, mỉm cười với xuân, trong ḷng chứa chan hy vọng.

    Mấy tiếng "keng....keng" gọi khách của xe điện.. Mai giật ḿnh. Giấc mộng tan, mà hy vọng cũng tan...Hai chị em cùng lên xe về nhà.

    Về đến nhà ông Phán Hai th́ gặp giữa lúc ông bà đương có khách. Chị em Huy ra chào, ông bà chỉ sẽ gật rồi lạnh lùng bảo vào nhà trong. Cái tính lănh đạm của ông Phán, Huy cho là một tính tự nhiên, nên cũng không cho là bị hất hủi, cậu vui cười vái chào một lần nữa, rồi cùng chị vào nhà trong.

    Ngồi chung quanh một cái bàn vuông năm người, ba cô con gái suưt soát tuổi Mai và hai cậu con trai nhỏ vừa bắt đầu ăn cơm. Nhác thấy chị em Mai, cô Liên, cô lớn nhất đặt đũa xuống bàn, chào.

    - Ḱa, cậu Huy đă ở trường ra. Chúng tôi chờ măi!

    Huy tươi cười:

    - Mời các chị, các anh xơi cơm đi. Hai bác chưa xơi cơm à?

    - Hai bác c̣n chờ ăn cơm với khách.

    Liên đứng dậy gọi sen lấy thêm bát đũa, mời Mai và Huy cùng ngồi ăn. Hai chị em chỉ ăn cho xong bữa, chứ chẳng chuyện tṛ ǵ, v́ h́nh như có một làn không khí lănh đạm đương bao bọc lấy cái bàn, Mai ngắm ba chị em con ông Phán từ cử chỉ cho chí ngôn ngữ đối với ḿnh không có chút thần mật, nên họ hỏi câu nào chị trả lời cho qua quưt mà thôi. C̣n Huy th́ bản tính vẫn vui đùa đấy, nhưng lần này trí nghĩ bận loay hoay đến vấn đề tiền học nên cậu có vẻ tư lự phiền muộn.

    Đêm hôm ấy ở nhà ngoài, chủ khách đánh đổ tôm. Ở nhà trong mọi người đều đă yên giấc, trừ chỉ Mai là c̣n thức. Hai chị em xa cách nhau lâu ngày, có biết bao chuyện kể cho nhau nghe, hết chuyện dĩ văng, đến chuyện hiện tại sang chuyện tương lai. Luôn luôn những tính t́nh và cảm tưởng buồn, vui kế tiếp nhau xô đẩy nhau ở trong tâm trí hai người. Nhưng đối với cái tuổi thiếu niên chứa chan hy vọng, lại thêm có sức tưởng tượng rất dễ dàng, th́ con đường tương lai chỉ là một con đường trong vườn hoa tươi thắm dưới ánh sáng trong trẻo trời xuân. Nên cái vui bao giờ cũng thắng nổi cái buồn.

    Có lúc hai chị em ngồi yên lặng cùng mỉm cười trong đêm tối. Cái hạnh phúc vẩn vơ, mơ màng h́nh như đương làm rung động hai tấm ḷng son mà không ai có thể nói cho ai biết, không ai có thể tả cho ai hay, không ai dám cất tiếng, sợ cái hạnh phúc đương âm thầm trong tâm trí nó vụt bay đi mất, nó bay vụt vào cảnh mộng, như con chim vành khuyên thấy tiếng động bay ẩn vào trong bụi rậm um tùm.

    V́ chính lúc ấy Mai đương mơ mộng...Mai thấy em thi đậu...nổi tiếng giàu có sang trọng...C̣n Mai? Nào Mai có kịp tưởng đến Mai...Mai chỉ có cái cảm giác lờ mờ rằng suốt đời Mai được ở bên cạnh em, săn sóc trông nom em như một người vú già...

    Mai nghĩ đến chữ "già" th́ Mai lại mỉm cười vơ vẫn. Không! Mai không già....Mai trẻ lắm...mới muời chín cái xuân xanh...Mai cũng biết Mai trẻ, Mai đẹp...chỉ ngẩm cái nét đẹp khinh khỉnh của mấy chị em con bác Phán, Mai cũng đủ hiểu rằng Mai đẹp...Mai lại nhớ ở trên xe hoả, có một công tử vận tây đă lưu ư đến Mai, làm Mai phải bẽn lẽn cúi mặt.

    - Chị!

    Tiếng Huy gọi khiến Mai tỉnh choàng giấc mộng.

    - Em bảo ǵ?

    - Chị cứ để em thôi học, đi kiếm việc...

    - Không được. Nhất định chị không để em bỏ học. Chị đă suy tính đâu ra đấy cả rồi, chị về bán nhà và đất ở, thế nào cũng được ít ra là bốn năm trăm. Rồi chị em thuê cái nhà nhỏ ở trong làng Bưởi, chị đă hỏi thăm rồi, chỉ độ ba đồng một tháng thôi. Em đi học c̣n chị, chị t́m cách buôn bán, hoặc bán rau, bán đậu, hoặc bán hoa quả. Như thế, không những đủ chi dụng mà lại có tiền để dành nữa kia.

    Huy tươi cười đáp lại:

    - Chị nghĩ thế, em lại nghĩ khác. Sang năm hết trở, thế nào bên cụ Chánh....

    Mai cười ngặt nghẽo khiến cô Liên thức giấc chép miệng thở dài, càu nhàu, rồi Mai th́ thầm với Huy:

    - Em ơi, con ông Chánh đă lấy con ông Hàn làng Yên Ninh rồi. Chứ chị mồ côi, mồ cút lại nghèo nàn thế này th́ ai thèm lấy. Huy có dáng bực tức:

    - Thế ra họ bội hôn, bội ước rồi đấy!

    - Em coi đó, giời cũng giúp cho giấc mộng của chị được thành sự thật nhé.

    Mai ngầm nghĩ một lát, lại nói:

    - Chị cũng biết bán nhà đi thế là làm mất chỗ thờ phượng cha mẹ, nhưng sau này em làm nên, về chuộc lại, lo ǵ. Và dưới suối vàng, cha mẹ cũng hiểu thấu nỗi ḷng cho chị em ta.

    Huy cho rằng những lẽ chị không được ổn thoả, nhưng biết ḷng chị đương đau đớn v́ nhiều uất ức, nên thương hại không dám căi lư nữa, chỉ yên tĩnh ngồi nghe, như đứa con ngoan ngoăn ngồi nghe lời mẹ dạy.

    Đồng hồ trên tường dè dè buông hai tiếng. Huy giật ḿnh buồn rầu nghĩ tới thời gian hiện tại, dịu dàng bảo chị:

    - Thôi, tùy chị tự ư định liệu. Chị làm thế nào cho chúng ta có thể không bước chân tới nhà bác Phán nữa là hơn hết.

    - Chị cũng tưởng thế. Nhưng bây giờ khuya rồi em đi nghỉ thôi.

    Huy liền từ biệt chị, ra ngủ ở nhà ngoài.

    ***

  5. #535
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by CảThộn View Post
    Này "hiền muội Tiếng Xưa",
    Điều tiên quyết là có lẽ TX bịnh rồi đó, Hãy gọi Bác Sĩ lấy hẹn đi khám bịnh đi.
    Sau đó hãy đọc công trình của Einsein, Nam Cao cũng chưa muộn.
    Đọc mà không hiểu hoặc hiểu không hết thì thà đừng đọc để giữ sức khoẻ, có ai bắt tôị phải đọc đâu ???

    ct
    Dạ xin đọc và sẽ đọc kỹ.
    Tuần trươc đúng là có đi BS và làm check-up hàng năm rồi, bác Cả làm em lại lo lắng rồi đây! Bộ bác Cả ..đọc thấy TX có dấu hiệu "ể mình" nào hay sao?
    Mấy hôm nay trời Bắc Mỹ bị luồng khí nóng thổi qua làm cây cỏ cho đến con người như ...lười hẳn đi, chỉ muốn ngồi nhà, nhưng lại tiếc ngaỳ hè ít ỏi, đâm ra không cảm thấy thư thái như những ngaỳ vào Xuân.

    Bác Cả mà có mở lớp học là TX đây xin cắp chiếu tới ngay, như Tử Vi Hàm số chẳng hạn?

    PS: Ai bảo bác là TX không thích ăn "sầu riêng"? Đâu có...dại vậy?

  6. #536
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tiểu Thuyết Của Người Hà Nội

    Nửa Chừng Xuân này mới thực sự là tiểu thuyết của người Hà Nội .

    Vào thập niên 50 , có người Hà Nội nào mà chưa đọc Nửa Chừng Xuân đâu ?

    Xem lâu lắm rồi , nên cũng quên rất nhiều chi tiết .

    Cám ơn Bác Cả Thộn đă cho Tigon có cơ hội thưởng thức lại những áng văn hay .

    Tigon

  7. #537
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    NỬA CHỪNG XUÂN

    Chương II - Ân Nhân

    Khi ra tới nhà ga Hà Nội. Mai ngước mắt nh́n lên cái đồng hồ to tướng, to bằng cái mặt nguyệt chùa làng Mai, th́ hai cái kim đen nháy mới trỏ 12giờ trưa. Mà măi 1giờ 50 mới có xe hoả đi phúc Yên. Trước khi từ biệt chi, Huy đă mở cuốn sổ tay có bảng giờ xe chạy ra xem và dặn chị kỹ càng. Nhưng v́ Mai chẳng biết làm ǵ, nên cũng hỏi đựng, thủng thẳng đi bộ ra ga cho có việc và khuây nỗi buồn bực.

    Mai buồn thực, buồn lắm, v́ ban năy, khi lên chào hai bác, xin phép tiễn em vào trường, rồi ra ga về quê, Mai đă được nghe hai bác nói nhiều câu làm khổ tâm cho Mai. Nào những: "Không có tiền th́ học với hành ǵ?" Nào những "con gái nhớn thế kia, mà dám một ḿnh dẫn thân đi Hà Nội". Rồi bà phàn nàn, bà Phán dỗ Mai ở đây với bà để làm bầu bạn cùng các chị cho vui. Rồi ông Phán khuyên Huy hăy tạm nghỉ học, ở đây dạy các anh để chờ kỳ thi trợ giáo, hoặc thừa phái...

    Huy tính nóng nảy trả lời ra giọng không bằng ḷng:

    - Thưa hai bác, cứ để chúng cháu tự lập lấy thân.

    Bác Phán cười gằn:

    - Ừ, th́ tự lấp lấy thân.

    C̣n Mai nghe lời hai bác, Mai chỉ đứng ngẫm nghĩ suy xét...Cô trông thấy rơ ràng con đường mà ông Phán định tâm hay là không chú ư muốn đưa hai chị em cô đi qua. Theo tưởng của cô, th́ con đường ấy bao giờ cũng chỉ tới một cái đích chắc chắn: Suốt đời làm nô lệ. Cô đă thấy ở làng cô biết bao cháu gái v́ nghèo mà trở nên đầy tới nhà bác, nhà chú, nhà cô, nhà d́.

    Song cô chỉ mỉm cười, cố giữ nét mặt tươi tỉnh, ồn tồn đáp:

    - Chúng cháu vẫn biết hai bác thương chúng cháu lắm. Vậy chúng cháu xin phép hai bác về quê thu xếp công việc rồi chúng cháu xin tuân theo lời hai bác.

    Rồi cô nhách một nụ cười cúi chào cáo biệt.

    Cái nụ cười ấy vẫn c̣n ở cặp môi cô, khi cô đứng ở hiên ga hạng tư chờ giờ xe chạy. Những điều cô bàn định tối qua với em, những điều suy tính với em khi đi đường từ nhà lên trường sáng hôm nay, khiến cô chứa chan hy vọng...Cô măi nghĩ đến công nọ, việc kia là xếp sẵn trong trí cái đời lư tưởng, đến nỗi không lưu ư đến cảnh rộn rịp của nhà ga trước giờ xe chạy.

    Bỗng Mai giật ḿnh quay lại. Một người con gái bán bánh và trầu nước, đặt phịch cái thùng xuống thềm mời cô:

    - Cô xơi bánh gị nhé?

    Mai lắc đầu từ chối, cô nhớ đến số tiền trong túi tất cả cơ nghiệp c̣n hai đồng bạc. Đó là món tiền ong Phán cho hai chi em cô buổi sáng, nhưng Huy nhất định không chịu nhận, nhường cả cho chị, lấy cớ rằng ở trong trường th́ không cần ǵ đến tiền. Cô mỉm cười nói một ḿnh:

    "Hai đồng bạc món này là tiền cuối cùng của họ hàng giúp ta".

    Có tiếng c̣n huưt! Mai ngơ ngác hỏi người bán bánh:

    - Chết! Tàu chạy rồi à, bác?

    - Phải, chạy rồi!...Cô đi đâu?

    - Tôi đi Thạch Lỗi.

    Người kia cười:

    - Ngỡ là ǵ! Thế th́ c̣n sớm cháu. Đấy là tàu Bắc đấy! Tàu Phú Yên măi một giờ năm mươi mới chạy, chạy sau cùng.

    Rồi vừa mở chiếc bánh giờ vừa nằn ń:

    - Cô xơi cho em chiếc bánh gị nhé? Bánh c̣n nóng nguyên, ngon lắm cô ạ.

    Mai ôn tồn đáp:

    - Tôi cám ơn cô, tôi vừa ăn cơm.

    Bấy giờ pḥng phát vé hạng tư càng tấp nập huyên náo. Người gồng gánh, kẻ bế bồng, kẻ dắt díu. Trong số hành khách Mai thấy có nhiều người sang trọng, trong ḷng lấy làm lạ.V́ Mai vẫn yên trí rằng những bà vận áo nhung, áo mùi cùng là những âu phục rực rỡ như kia, th́ không bao giờ đi lẫn vào người nghèo khó như ḿnh. Cảm tưởng ấy không những không an ủi được Mai là đă được đứng ngang hàng với kẻ hơn ḿnh trong khoảnh khắc, như nó có thể an ủi nhiều người trong hạng b́nh dân, mà trái lại. Mai ngẫm nghĩ, thở dài, vơ vẫn tưởng đến những cảnh gia đ́nh sa sút. Là v́, liên tưởng xui nên, Mai ngắm cái cảnh rực rỡ với cái cảnh tồi tàn đứng gần nhau, thốt nhiên những ư nghĩ trái ngược, so sánh xô đẩy nhau, vào trong tâm trí Mai, bắt Mai không thể không nhớ tới những quăng đời tốt đẹp, sung sướng khi xưa.

    Tiếng dập vé tí tách khiến Mai chợt nghĩ tới xe chạy, vội vàng cầm đồng bạc vào lấy vé.

    Tuy thế mà vẫn c̣n sớm quá, Mai ra sân sau ga nh́n cái đồng hồ treo ở hiên thấy kim mới trỏ hơn một giờ. C̣n những nửa giờ xe mới chạy. Song Mai cũng hỏi thăm xe Phúc Yên lên ngồi giữ chỗ.

    Chiếc toa Mai chọn ở liền ngay toa hạng ba. V́ Huy có dặn chị rằng càng những toa ở phía sau, càng đỡ than khói. Mai t́m chỗn có mấy bà nhà quê ngồi nói chuyện cho vui. Cô biết rằng ngồi đối diện với các bà tính t́nh chất phác ấy th́ bao giờ cũng có chuyện. Như thế th́ chắc sẽ đỡ sốt ruột, đỡ phải nghĩ quanh nghĩ quẩn tới những việc đâu đâu.

    Mai đoán quả không sai. Cô đương ngơ ngác nh́n t́m chỗ, th́ một bà lăo ngồi bên hai người con gái cùng vận áo vài nâu, gọi cô mà bảo rằng:

    - Này, cô lại đây ngồi cho vui.

    Mai tươi cười nhận lời ngay.

    Mấy người đương măi chuện tṛ huyên thuyên, nào về mùa màng, về buôn bán, nào về phong cách Hà Nội, th́ Mai bỗng để ư tới một chàng âu phục ở toa hạng ba vừa xuống đi đi lại lại trước mắt cô.

    Chàng đăm đăm nh́n cô khiến xô ngượng nghịu phải giả ṿ quay lại phía hai người con gái ngồi bên, nói chuyện vơ vẫn. Bà lăo mau mồm cười hỏi:

    - Thầy muốn t́m chỗ phải không? Mời thầy ngồi đây, c̣n rộng chán.

    Rồi bà ẩy Mai và hai người con gái về phía bên kia để xếp chổ.

    Chàng công tử bẽn lẽn trả lời:

    - Thưa cụ, tôi cảm ơn cụ, tôi đi t́m người bán hàng mua gói thuốc lá.

    Rồi chàng đi tuốt lên đâu toa hạng tư. Lúc trở về, chàng lại đứng sững nh́n Mai. Bà lăo lấy làm khó chịu hỏi rằng:

    - Ông muốn hỏi ǵ?

    Chàng kia ôn tồn trỏ Mai đáp lại:

    - Thưa cụ, cô...đi với cụ..

    - Phải, ông quen cô ấy hay sao?

    - Vâng, tôi như có quen.

    Mai xấu hổ, hai má đỏ ửng, cúi đầu ra ngoài nh́n xuống sân ga. Song thấy chàng kia nói có quen ḿnh nên vội quay lại liếc nh́n qua. Không nhận ra là ai, th́ cô cho là người kia muốn trêu ghẹo, lại c̣n bẽn lẽn lắm. Nhưng chàng công tủ vẫn đứng trước mặt cô và đối với cô, chàng không có chút ǵ là tỏ ra bộ dạng lẳng lơ, bỡn cợt, chàng lại gần se sẽ hỏi:

    - Thưa cô, cô có phải là cô Mai, con cụ Tú Ninh Bắc không?

    Mai ngước mắt lên nh́n rồi hỏi:

    - Thưa ông, sao ông biết tôi?

    Chàng kia cười:

    - Thế ra cô quen tôi rồi? Tôi là Lộc....

    Mai vui mừng hỏi:

    - Cậu Lộc, con quan Huyện Kim Anh?

    - Vâng, chính tôi là Lộc. Nhưng thầy tôi không làm tri huyện nữa đâu. Thầy tôi đă thăng đến án sát và mất rồi.

    - Khổ! Thế cậu bây giờ làm ǵ?

    - Tôi làm Tham tá ở Hà Nội.

    Mai cười:

    - Chóng nhỉ. Mới ngày nào!

    Lộc đỡ lời nói luôn:

    - Đă bẩy tám năm nay, cô c̣n bảo mới ngày nào.

    Bẩy năm về trước, quan Huyện Đông Anh có mời cụ Tú Lâm đến dạy hai cô con gái học chữ nho. Bấy giờ cụ Tú gặp lúc quẫn bách v́ luôn mấy năm buôn gỗ bị thua lỗ, cái vốn dăm sáu ngh́n đă gần khánh kiệt, nên thấy người bạn xưa muốn t́m cách giúp đỡ th́ nhận lời ngay.

    Cụ Tú lúc đó mới goá vợ nên đưa cả con cái lên huyện cho tiện đường dạy dỗ, c̣n Huy th́ cụ đă cho trọ học nhà ông Phán Hai ở Hà Nội.

    Trong hai nam, mỗi lần nghỉ lễ, hoặc nghỉ hè, Lộc về chơi nhà đều gặp Mai. Khi ấy Mai mới mười một tuổi mà Lộc th́ đă lớn, và theo học ở lớp ba trường Trung Học Tây.

    Lộc coi Mai như một người em gái nhỏ, và yêu quư Mai lắm; mỗi lần ở Hà Nội về mua quà cho hai em thức ǵ cũng mua cho em Mai thức ấy.

    Mai nhẩm ôn lại chuyện xưa mủm mỉm cúi xuống nh́n guốc nói:

    - Thế ra ông là anh Lộc của em đấy?

    Mai cảm động buộc mồm nói ra câu quá thân mật. Cô thẹn thùng hỏi chữa luôn:

    - Thưa ông, thế cô Lục và cô Thanh, nay ở đâu?

    Lộc như hiểu ư của Mai đáp lại:

    - Th́ cô cứ gọi là anh như xưa cũng được chứ sao. Em Lục lấy chồng đă vừa có cháu, em Thanh th́ hăy c̣n ở nhà em tôi. Thế c̣n em..., c̣n cô, nay chắc cô cũng xuất giá rồi chứ? Đấy cô coi tôi cũng biết chữ nho đấy.

    Mai thẹn không trả lời, Lộc nhắc lại câu hỏi:

    - Thế nào, tôi hỏi cô đă có chồng chưa, sao cô lại không đáp?

    - Thưa ông, em nghèo thế th́ ai lấy.

    - Thế sao tôi không nghèo mà cũng chưa ai thèm lấy tôi?

    Mai nghe câu nói của Lộc có ư muốn ghẹo và hiểu ngay rằng anh thuở nhỏ, nay không c̣n thể nhận là anh được nữa. Bởi thế, cô ngồi im, giữ nét mặt nghiêm trang, rồi quay ra nói chuyện với bà cụ ngồi bên.

    - Ngày trước, thầy tôi ngồi dạy học ở nhà cụ thân sinh ra quan đây.

    Ngắm nghía Mai, Lộc sửng sốt hỏi:

    - Vậy ra cụ Tú đă...

    - Vâng, thầy em mất rồi.

    - Thương hại! Cú Tú hiền lành thông thái thế...Nhưng h́nh cô c̣n một em trai nữa th́ phải, tôi nhớ ngày xưa, cô thường nói chuyện đến cậu em.

    - Vâng, em Huy, nay em đương học năm thứ ba trường Bưởi.

    - Thế kia à? Thế năm nay, cậu Huy bao nhiêu tuổi?

    - Em nó mười sáu.

    - Mười sáu mà đă học năm thứ ba.Khá đấy.

    Mai thở dài không trả lời. Lộc lại hỏi:

    - Tôi xem ra cô buồn rầu lắm. Nếu cô có cần tôi giúp đỡ cô điều ǵ th́ cô cứ nói. Tôi vẫn có thể coi cô là một người em như khi xưa kia mà!

    - Cám ơn ông.

    Rồi Lộc hỏi đến việc học, đến gia bản, đến họ hàng thân thích nhà Mai.Trước Mai c̣n giấu, nhưng sau thấy người bạn xưa săn sóc đến ḿnh một cách thành thực thân mật, th́ liền đem hết chuyện ra kể.

    Lộc cảm động đứng lặng nghe không nói, không ngắt lời, mà bà lăo cũng chạnh ḷng thương mến, sẽ kéo áo Lộc:

    - Ông ngồi xuống, chứ đứng măi thế mỏi chân.

    Mọi người măi về câu chuyện đến nỗi xe chạy mà vần không biết. Đến lúc xe qua cầu, làm át cả tiếng nói. Lộc phải ghé gần lại mới nghe rơ, Mai thấy thế hơi ngượng, ngưng bặt câu chuyện rồi trỏ ra ngoài nói:

    - Thôi hăy tạm xếp câu chuyện để ngắm sông đă, chứ xe chạy trên cầu tiếng kều ầm ỷ lắm, chẳng nghe thấy ǵ hết.

    Mai tỳ tay lên bao lơn của nh́n xuống con sông sâu thẳm, nước đỏ lờ đờ, điểm hạt mưa xuân lấm tấm. Chiếc buồm trắng con con, xen lẫn vào bọn buồm nâu sắc thẫm, to bản, cột cao, trôi theo gịng nước, theo chiều gió trôi đi như lướt trong cảnh rộng bao la, mà biến vào đám xa xa mờ mịt. Mai thở dài lo sợ vẫn vơ cho số phận chiếc thuyền con, lại chạnh nghĩ vơ vẫn đến số phận ḿnh...

    Ngày xưa, khi cô c̣n học chữ nho, thường thấy cụ Tú Lâm làm những bài thơ nôm có câu "chiếc bách giữa ḍng". Nay cô mới ở trước cảnh chiếc buồm con bạt gió, cô mới hiểu tới nghĩa sâu xa của câu thơ. Phải, cô cũng chỉ là chiếc bách giữa ḍng...

    Xe hoả sang bên kia cầu đă lâu, mà Mai vẫn c̣n tựa cửa nh́n ra ngoài, v́ cô có cái cảm giác Lộc đương nh́n cô, nên cô ngượng mà không dám quay lại.

    Xe từ từ dừng bánh trước ga Gia Lâm. Mai mỉm cười, tưởng tượng trời đương mưa giá sấm sét bỗng tạnh bặt.

    - Cô nghĩ ǵ thế?

    Mai quay đầu lại. Lộc vẫn ngồi bên cạnh. Cái nụ cười của cô vẫn c̣n nở trên cặp môi thắm, khiến Lộc nh́n cô rồi cũng cười.

    Và chàng nhắc lại câu hỏi:

    - Cô nghĩ ǵ mà trông cô như vẻ tư lự?

    - Thưa ông, em đương nhớ tới ngày xưa.

    - Thế cô có nhớ tôi cái thời kỳ ở Đông Anh không?

    Mai không đáp. Lộc nói tiếp luôn:

    - Tôi th́ tôi nhớ lắm. Ngày ấy cô mới mười một tuổi mà vấn tóc như người lớn. Nhưng có lẽ chỉ người lớn được mỗi cái khăn, c̣n ngoài ra vẫn trẻ con lắm. Một hôm tôi về thăm nhà, gặp cô hai má đen x́ những vết mực.

  8. #538
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    NỬA CHỪNG XUÂN - Chương II tiếp theo

    Mai thẹn cúi mặt. Bấy giờ có mấy người bán hàng cơm lên xe hoả nghiêng dồn ḥm ầm ỷ lên toa làm hai người phải ngừng lại. Lộc ngồi ngẫm nghĩ một lát rồi bảo Mai:

    - Câu chuyện ngày xưa có lẽ không quan hệ bằng câu chuyện ngày nay. Ban năy cô có nói cô về bán nhà bán đất, để lấy tiền trả học phí cho cậu..cho cậu em. Nhưng nhở ra, cô không bán được rồi th́ sao?

    - Bán rẽ th́ thế nào cũng có người mua.

    - Đă biết đâu? Mà cô bán nhà rồi th́ cô ở vào đâu? Cô nói cô thuê nhà ở Làng Bưởi, nhưng cô thân gái...tôi e ngại lắm.

    Hai người cùng quay ra nh́n xuống sân ga. Lộc nhắc lại:

    - Phải, tôi e ngại lắm!

    Mai buồn rầu đáp:

    - Thưa ông, lúc này là lúc phải liều. Thế nào em cũng phải để em Huy học đến nơi đến chốn. Mà muốn được thế th́ chỉ c̣n một các bán nhà....Và nếu ông lo ngại cho em thân con gái th́ ở đâu mà không lo ngại. Ở quê nhà đă chắc đâu tránh khỏi bọn hào cường hà hiếp? Dẫu sao, em vẫn nhớ lời nguyện vọng cuối cùng của thầy em: là để em Huy học thành tài và trở nên người hữu dụng.

    Lộc mỉm cười:

    - Nhưng c̣n cô.

    Mai ngơ ngác:

    - Em không hiểu.

    Tôi hỏi: c̣n cô th́ cô trở nên ǵ. Từ năy tới giờ tôi chưa hề thấy cô tưởng đến cô.

    - Tôi ấy à?

    Mai hơi lấy làm lạ. V́ thực ra cũng không mấy khi cô tự nghĩ đến cô. Lộc thấy Mai ngơ ngác th́ thương hại:

    - Hay tôi bàn lẽ này, cô nghe có tiện không. Cậu Huy đă muốn thôi học đi làm th́ cô cứ để cho cậu ấy thôi học. Cậu Huy có thể tạm ra ở đằng tôi, rồi tôi giúp việc cho.

    - Cám ơn ông, nhưng em Huy khó tính lắm, nó chả chịu thế đâu. Đến ở nhà đằng bác Phán Hai em, nó c̣n chẳng chịu nữa là.

    - Thế th́ cái đó tùy cô. Nhưng cô nhớ cho rằng khi nào cô cần đến tôi giúp cô điều ǵ th́ xin cô đừng ngần ngại, đừng do dự. Tôi vẫn là người anh...người anh rất thân của cô như khi xưa.

    Mai cảm động, vờ ngay ra nh́n phong cảnh.

    Lộc lại nói:

    - Hay thế này này, cô đă quả quyết bán nhà bán đất th́ tôi cũng không thể ngăn cản cô được. Nhưng cô cứ cầm lấy số tiền đây đề pḥng khi chưa bán được nhà th́ hăy tiêu tạm.

    Lộc vừa nói vừa mở ví đưa cho Mai bốn cái giấy bạc năm đồng. Mai xua tay nói:

    - Em cám ơn ông, quả thật em không dám nhận, em không có quyền nhận.

    Lộc cười:

    - Vậy cô không coi tôi như một người anh nữa sao?

    - Em không có quyền..em không thể coi ông là một người anh như xưa được nữa.

    Lộc lắc đầu chép miệng:

    - Sao vậy, em?

    - Ông cũng hiểu tại sao, hà tất ông c̣n phải hỏi.

    Lộc mỉm cười:

    - Thôi phải rồi. Bây giờ cô không là một cô bé con nữa mà là một cô thiếu nữ có nhan sắc chứ ǵ! Em nghĩ thế th́ em lầm. Trong thời chúng ta cách biệt, anh vần hỏi thăm em luôn, chứ có phải bây giờ anh trông thấy em đẹp, anh mớ sắn sóc đến em đâu.

    Mai bẽn lẽn, cúi gầm mặt xuống. Lộc lại nói tiếp:

    - Vậy cô cứ cầm lấy số tiền này cho tôi bằng ḷng. Anh em chỉ nhờ nhau, chỉ cứu giúp nhau trong khi hoạn nạn thôi, chứ lúc b́nh thường th́ hồ dễ ai đă phải cần đến ai, hồ dễ tôi được cái hân hạnh giúp đỡ cô chút đỉnh. Vậy xin cô cứ cầm lấy, đừng nghĩ ngợi ǵ nữa.

    - Quả thực em không dám, quả thực tôi không dám.

    Bà cụ ngồi bên thấy Lộc năn nỉ và Mai từ chối đây đẩy cùng bàn góp một câu:

    - Quan Tham đă giúp cô th́ cô cứ cầm lấy cho quan Tham bằng ḷng. Lộc vịn ngay lời bà lăo:

    - Đấy, cô coi! Ai cũng bảo thế...Hay là thế này. Tôi cho cô vay, khi nào cô bán được nhà có tiền lại hoàn lại tôi.

    Lúc đó trên toa hạng ba có người mở cửa ra nh́n xuống toa hạng tư rồi gọi:

    - Anh Lộc lên tôi bảo cái này!

    Lộc trả lời:

    - Được tôi lên đây!

    Rồi quay lại phía Mai, chàng ấn bốn cái giấy bạc vào tay:

    - Cô nhận cho tôi bằng ḷng nhé, không có tôi khổ tâm lắm.

    Chàng lại mở ví đưa cho Mai một cái danh thiếp mà nói rằng:

    - Chỗ ở của tôi đấy, khi nào cần đến tôi giúp điều ǵ, cứ đến đó hay viết thư về đó.

    Mai cảm động không nói nên lời. Lộc đứng dậy từ biệt:

    - Thôi, chào cô, tôi xin sang bên kia một lát. À, cô xuống ga Thạch Lỗi [hải không?

    - Vâng.

    - Cô coi tôi nhớ lâu thế đấy! C̣n tôi th́ xuống ga Phúc Yên. Tôi được nghỉ phép một tuần lễ, lên chơi ông bác làm quan ở đó. Hôm tôi về nếu c̣n th́ giờ, tôi sẽ ghé vào thăm cô nhé?...Có tiện không, cô?

    Mai ấp úng:

    - Đường từ Thạch Lỗi vào làng em hơi xa.

    - Được rồi tôi sẽ liệu. Vậy chào cô nhé!

    - Xin chào cụ!

    - Tôi không dám, chào thầy.

    Lộc sang toa hạng tư đă lâu, mà Mai c̣n ngồi yên không động đậy, tay cầm mấy cái giấy bạc và cái danh thiếp. Bà cụ ngồi bên ghé lại th́ thầm:

    - Thầy ấy tử tế với cô nhỉ?

    Mai vẫn ngồi yên, ứa hai ḍng nước mắt.

    Bà cụ lại vỗ vào vai bảo:

    - Này cô cất tiền vào hầu bao, chẳng mất.

    Mai thong thả quay lại, gượng cười:

    - Lấy thế này không tiện, cụ ạ, để tôi giả lại cho ông ấy thôi.

    - Cô nghĩ lần thần lắm. Người ta tử tế, cô không nên như thế.

    - Tôi chỉ sợ không bán ngay được nhà, th́ lấy tiền đầu mà giả lại cho ông ấy.

    - Th́ bao giờ cô giả lại cũng được chứ sao!

    - Không được! tôi phải giả ngay bây giờ!

    Rồi Mai đứng dậy toan sang toa hạng ba. Bà cụ kéo lại.

    - Th́ cứ ngồi đây, thế nào thầy ấy chẳng c̣n xuống.

    Bà cụ vừa nói vừa mỉm cười, khiến Mai luống cuống bẽn lẽn, vội ngồi xuống, thở dài. Cô gái quê ngồi bên bảo cô chị:

    - Chị ạ, trông thầy giống cậu Giang ở làng nhỉ? Tính nết cũng nhanh nhẩu như thế.

    Cô chị trả lời:

    - Nhưng thầy ấy đẹp trai hơn chứ. Làm tham tá thế chắc lương lắm đấy nhỉ?

    Cô em cười:

    - Lương chả nhiều mà lại một lúc dám cho chừng kia tiền.

    Mai vần c̣n cầm bốn cái giấy bạc và cái danh thiếp ở tay, đương nh́n ra xa ngẫm nghĩ. Nghe cô kia nói thế th́ chợt nhớ ra, Mai quay lại lẩm bẩm một ḿnh:

    - Không được! Phải, người ta cho. Người ta thương hại người ta cho. Người ta cho như người ta bố thí cho kẻ nghèo khó.

    Rồi Mai quả quyết đứng dậy. Xe gặp chỗ lượng, mà cô lại măi suy nghĩ, quên rằng ḿnh ngồi trên xe hoả, nên vừa đứng dậy cô suưt ngă văng ra, may có hai cô con gái bà cụ đỡ được. Mai mĩm cười, cái cười mơ màng. Cô ngồi cạnh bên cạnh bỗng nh́n xuống sàn xe, kêu lên:

    - Chết chửa! Tiền rơi cả rồi ḱa.

    Cô vừa nói vừa cúi xuống nhặt bốn cái giấy bạc đưa cho Mai. Nhưng Mai vẫn ngồi thở hồng hộc, không lưu ư đến. Cô ḱa liền bộc vào trong giải yếm Mai, rồi thắt nút chặt chẽ lại mà nói rằng:

    - Thôi thế này là không lo rơi nữa. C̣n mảnh này cô bỏ túi. Cô đưa cho Mai cái danh thiếp của Lộc, Mai tuy đỡ lấy song tâm trí để cả ở đâu, nên tuy đọc mà chẳng biết những chữ ǵ. Măi lúc bà cụ hỏi là giấy ǵ, cô mới tỉnh dậy, định thần đọc lai và trả lời:

    - Thưa cụ, cháu cũng chỉ biết chữ tên Nguyễn Lộc và chữ số nhà 244 mà thôi.

    - Vậy không đề ở phố nào à?

    - Thưa cụ có, nhưng đề bằng chữ tây, cháu không hiểu.

    Bà cụ cười:

    - Thế sao tên chữ Tây cô lại đọc được?

    - Thưa cụ, tên bằng chữ quốc ngữ chứ.

    Bà cụ không tin, mỉm cười, cho là Mai có ư giấu. Lúc bấy giờ xe hoả huưt c̣i một hồi dài. Một người hành khách ngồi đối diện Mai hỏi người ngồi bên:

    - Sắp đến ga ǵ nhỉ?

    Người kia đáp:

    - Thạch Lỗi.

    Bà cụ thoáng nghe thấy, liền sẽ đập vào Mai mà nói rằng:

    - Ḱa! Gần đến Thạch Lỗi rồi! Có phải cô xuống Thạch Lỗi không?

    - Vâng, cảm ơn cụ, cháu xuống đây.

    V́ ở ga này ít hành khách lên xuống, nên xe chỉ dừng độ một phút đă huưt c̣i chạy từ từ. Mai c̣n đương ngơ ngác nh́n lên chỗ bà cụ và hai cô gái để chào, th́ ở toa hạng ba một người tḥ đầu ra cửa sổ nh́n xuống gọi:

    - Cô Mai!

    Cô quay cổ lại, nh́n lên thấy Lộc đương vẫy. Như chợt nghĩ ra cô chạy theo xe.

    - Thưa ông, tiền của ông, tôi không dám...

    Nhưng xe đă chạy được một quăng rồi. Mai nh́n theo chỉ c̣n thấy cái h́nh bán thân in trong khung cửa giở tay vẫy. Rồi xe dần dần sấn tới cỡi xa. Khoảnh khắc chỉ là một vẹt đen trên con đường sắt.

    Mai thở dài đứng trông theo.

    Ở ga ra Mai tất tả đi ngay, v́ đường về Thạch Lỗi về làng xa đến gần mười cây số, mà trời lại lấm tấm mưa. Cô cắm đầu rảo bước trên con đường đỏ thẳng vút, hai bên cỏ xuân mơm mởn. Cô tưởng tượng đương đi trên dăy chiếu mền hồng viền cạp xanh, th́ thốt nhiên cô mỉm cười. Cô mỉm cười v́ nhớ tới những chuyện cụ Tú kể cho cô nghe khi cô c̣n bé, những chuyện thần tiên, kỳ dị, tả những cảnh lạc thú ở chốn bồng lai, những chuyện hôn nhân của các đấng đế vương, công hầu, chép những sự kiêu sa hoa lệ. Cô nghĩ thầm: "Con đường giải chiếu hoa đưa cô dâu về nhà chú rể dễ đă sánh kịp con đường gấm thiên nhiên này!"

    Ḷng yêu đời và tính dẽ vui, cô như đă nhận được của ông cha truyền lại, khiến cô cảm thấy tâm trí phấn khởi trong cảnh trời xuân đầm ấm. Cô đi thoăn thoắt hé cặp môi thầm cười với gió xuân. Cái vui sướng hồn nhiên cỗi rễ ở trong ḷng như theo hơi thở bay về hoà hợp với làn không khí êm đềm, mới mẻ.

    Nhưng con người sẵn có ḷng tốt th́ trong khi sung suớng bao giờ cũng tưởng tới những người ḿnh yêu mến, h́nh như để cùng san sẻ hạnh phúc, dù hạnh phúc ấy chỉ mới có trong tưởng tượng. V́ thế đang hớn hở tươi cười bỗng nghĩ tới em, tới việc học của, Mai lại rầu rầu nét mặt.

    Song cô cũng chỉ nghĩ qua tới mà thôi v́ cô cho đó là một vấn đề đă tạm giải quyết xong. Về nhà bán lấy tiền lên Hà Nội thuê nhà cùng ở với em. Dễ như thế, có chi mà phai loay hoay măi cho thêm phiền. Cái trí tưởng tượng của tuổi trẻ bao giờ cũng dễn dàng, cũng giản dị, có hề đặt tới chỗ ngoắt ngoéo, khúc khuỷa của con đường dài đâu?

    Nụ cười lại nở trên cặp môi thắm, v́ Mai vừa nhớ tới người gặp gỡ trên xe hỏa. Con người mới nhă nhặn làm sao, mới hào hiệp làm sao! Rồi cô nhớ lại những sự đă xảy ra khi cô cùng chàng ở huyện Đông Anh ngày xưa. Nhưng, cô chẳng t́m ra được một chuyện cỏn con nào. Cô lấy làm lạ phàn nàn chi trí nhớ của ḿnh kém cỏi. Thực ra chẳng có chi lạ, chỉ v́ hồi ấy, cô chưa lưu ư đến chàng đó thôi.


    - Vậy giờ th́ ḿnh lưu ư đến người ta?

    Mai nghe trong thâm tâm như có câu trả lời của cô đi xe hỏa ban năy:

    Một lúc dám cho chừng kia tiền.

    Cô nóng cả mặt. Cặp má dần dần đỏ ửng. Cô thẹn, thẹn với cô, thẹn với lương tâm. Thốt nhiên cô rờ tới cái nút buộc bốn tờ giấy bạc ở giải yếm, nhưng cô không dám mở ra, cô xấu hổ. Rồi cô lại tưởng tới cái danh thiếp. Ba chữ tên với con số nhà 244, cô vẫn nhớ rành mạch song cô cũng lấy ra đọc lại. Nh́n ḍng chữ Pháp, cô mỉm cười, nghĩ tới bà cụ ngồi bên cạnh, trên xe hoả. Những cảm tưởng của ta bao giờ cũng vậy, hễ việc ǵ có dính tới người có cảm t́nh với ta th́ ta vẫn nhớ lâu mà nhớ rất có thứ tự. V́ thế, nghĩ tới bà cụ, Mai lại ngẫu nhiên nhớ câu nói của bà:

    - "Thầy ấy tử tế với cô nhỉ?"

    Phải, Mai cũng nhận ra rằng chàng ta tử tế với ḿnh, tử tế một cách ân cần quá.

    Rồi nghĩ chuyện nọ nhảy sang chuyện kia, Mai thành ra mơ mộng. Tuổi mười tám, mười chín vẫn là cái tuổi nhiều mộng.

    Mai mơ thấy chàng đến xin cưới ḿnh làm vợ, thấy được cùng cùng em hưởng hạnh phúc gia đ́nh. Đối với trí ước mơ của cô đó cũng như phần đông các cô thiếu nữ trong bọn trung lưu, ái t́nh chỉ có một nghĩa là cưới xin. Và từ xưa tới nay trừ t́nh yêu cha mẹ, yêu em ra cô đă khi nào thấy trái tim thổn thức v́ ái t́nh? Mà đối với người ngồi bên cô, cười nói dụi dàng, an ủi cô một cách thân thiết, cô cũng chỉ có một tấm t́nh cảm chân thật chất phác. Cô yêu chàng nhưng chỉ yêu chàng như một người anh.

    Từ lúc cô biết chàng, cô thấy cô sung sướng, cô thấy cô có nhiều hy vọng. Cô thấy cô đỡ cô độc, đỡ lo sợ. Cô cũng chẳng biết tại sao. Một nhà tâm lư học th́ cho đó là triệu chứng, là biểu hiện của ái t́nh. Nhưng một người con gái ngây thơ như cô khi nào biết tự nghiên cứu, tự giải phẩu tâm trí ḿnh.

    V́ thế nên thung thăng trên con đường đỏ dưới hạt mưa xuân lấm tấm cô mơ mộng vẫn vơ. Khi mơ mộng th́ mơ mộng ǵ chẳng được? - Cô hy vọng sẽ sống một đời tương lai tốt đẹp. Cô chẳng biết nó tốt đẹp ra sao, chỉ yên trí rằng nó khác xa với cái đời hiện tại mà thôi.

    Hai bên đường, lá ngô trước gió rung động lao xao. Cô cũng thấy người cô rung động. Cái rung động, cái cảm giác của sự sung sướng hồn nhiên, của tuổi thanh niên chưa chan hy vọng như cái khí lực bồng bột chứa trong cây, phát ra các búp non trên cành tơ mơn mởn.

    Ở những ruộng khoai về bên vệ đường, các cô gái quê hoặc cúi lom khom tỉa lá hoặc cầm cuốc vun luống, trông thấy Mai đi qua đều dừng tay đứng nh́n mỉm cười. Mai thấy họ cười cũng cười, coi như chị em ruột cả, muốn rê xuống ruộng làm giúp họ, cùng họ chuyện tṛ kể lể những điều sung sướng.

    Mai vui chân rảo bước trên đường, chẳng bao lâu đă đến đ̣ Bến Cốc. Cô ngồi nghỉ chờ phà trên bờ sông cao thẳng như bức tường, cúi xuống ngắm nước trong xanh chảy mạnh khiến cái phà ở bên bờ kia chở sang bị trôi giạt măi ra xa, và người lái phải lấy sào đẩy phà lên ngược ḍng nước rất là khó nhọc. Mai ngắm chú lái phà lấy làm thương hại. Khi sang tới bờ bên ḱa cô đưa đăi chú những năm xu tiền đ̣: cô muốn ai ai cũng sung sướng như cô.

    - Hết chương II - Ân Nhân -

  9. #539
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Gặp gỡ , hay tái ngộ .

    Người đâu gặp gỡ làm chi
    Trăm năm biết có duyên ǵ hay không ?


    Để hạ hồi phân giải , phải không anh Cả Thộn ?

    Mời quư ACE theo dơi ...

    Tigon

  10. #540
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Nhất định là "phải" rồi

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Người đâu gặp gỡ làm chi
    Trăm năm biết có duyên ǵ hay không ?


    Để hạ hồi phân giải , phải không anh Cả Thộn ?

    Mời quư ACE theo dơi ...

    Tigon
    - Dạ PHẢI. Hi hi:)
    Bởi thế nên tâm sự cô Mai mới

    Ngổn ngang trăm mối tơ lòng
    Đem câu "tuyệt diệu" ngụ trong tính tình


    Kiều gặp Kim Trọng lần đầu có vui như Mai không nhỉ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •