Page 60 of 304 FirstFirst ... 105056575859606162636470110160 ... LastLast
Results 591 to 600 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #591
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Cái thuả ban đầu lưu luyến ấy

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Tại sao Mai lại chấp nhận sự khinh khi và hiểu lầm của Lộc đối với nàng dễ dàng như vậy?
    Trong truyện ta thấy Mai không phải la một kẻ khù khờ an phận, nàng cương quyết từ chối lời gạ gẫm cuả Hàn Thanh, đốp chát với bà Án, lanh lợi trong đời, lý gì nàng lại để cho Lộc bỏ rơi nàng và đứa con như một sự nhận tội?
    Nàng muốn hy sinh cho cái gì ở đây? Mà lại còn cứ khư khư ôm lấy cái "tình" dành cho Lộc là sao? "Tình yêu đầu đời" chăng?
    Thường "tình" này là loại tình ...đại dại, bác Cả và Chị Tigon có ...kinh nghiệm vậy không?

    Cáo lỗi sẽ...im tiếng trong vài ngày sắp tới vì bận...đi ngủ bờ ngủ bụi -camping- vài hôm theo tiếng gọi của rừng thẳm!
    Hiền muội ơi,
    Trái tim có lý lẽ riêng của nó, chẳng có logic gì cả đâu. Hi hi. Muội thử hỏi Ti Tigon mà xem.
    Tình Kiều đối với Thúc Sinh, Từ Hải không thể so sánh với tình nàng dành cho Kim Trọng được, bởi vậy sau này nàng mới hối tiếc, ân hận mãi
    "Nghĩ thân đến bước lạc loài,
    Nhị đào thà bẻ cho người tình chung"

    Tương tự, Lộc với Mai yêu nhau bằng mối tình đầu. Đối với lão già Hàn Thanh đáng tuổi bố, lại nham nhở; Bà Án thì là thứ "Mẹ chồng", dù lúc bấy giờ chưa chính thức, mớ trông thấy bóng, đã có thành kiến ác cảm,bao nhiêu tam bành lục tặc không gọi mà chúng đã nổi lên sẵn sàng ứng chiến rồi.
    Rồi đến chiến thuật của Dr Minh cũng vụng về, không dò tâm lý cho kỹ. Tâm lý Mai là tâm lý con chim non bị mũi tên bắn trúng tim, thấy cây cong thì cao bay - Thương cung chi điểu kiến khúc mộc nhi cao phi - Thằng con trai, đàn ông nào thấy gái đẹp mà chẳng thèm.
    Khái Hưng biết tâm lý đó nên mới cho Mai phản ứng như thế trong một xã hội cách đây bảy tám chục năm.

    Thô thiển vài lời. Chúc muội vui những ngày "lặn lội" camping trong rừng sâu non cao theo The call of the wild. Ti Tigon thì tiếp khách phương xa. Tớ thui thủi một mình làm bạn với ông Hạnh, bà Án, hay đấu láo với lão Hàn Thanh cho đỡ buồn vậy.

    Khái Hưng sẽ nói kỹ hơn trong chương tới. Gỡ được cái khó thì giải toả được được cái khôn.
    Last edited by CảThộn; 29-07-2011 at 06:14 AM.

  2. #592
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    NỬA CHỪNG XUÂN - tiếp theo

    Chương XII - Họa Sĩ

    Độc giả chắc nhiều người mong rằng một ngày kia Lộc sẽ nhận xét nỗi oan uổng của Mai và thân hành đến nếp nhà tranh t́m Mai để xin lỗi, để đón Mai cùng về ở với ḿnh như xưa.

    Sự ước mong của độc giả có khi cũng là sự ước mong của Mai. Không phải nàng quá mơ tưởng đến một tương lai tốt đẹp, sung sướng. Chỉ v́ luôn luôn ngắm đời bằng con mắt lạc quan, nàng sẵn có ḷng, nàng dễ có ḷng tha thứ, tha thứ ḿnh, tha thứ người.

    Rồi sự ước mong kia ở trong tâm tư Mai thành như một sự có thực. Nàng cho rằng nàng đă yêu Lộc thế nào, th́ cố nhiên Lộc cũng yêu nàng. Mà Lộc đă yêu nàng th́ thế nào cũng phái t́m đến đón nàng dù nàng núp ở chốn hang cùng ngơ hẻm, ở nơi ẩn dật trong đám rừng xanh.

    Những câu chuyện tàu, những câu chuyện thần tiên mà nàng được nghe ngày c̣n nhỏ càng làm chặt chẽ cái ḷng yêu đợi và tin trời của nàng. Trong những chuyện ấy, người thiện bao giờ cũng được hưởng hạnh phúc, người oan uổng bao giờ cũng có dịp gỡ được nổi oan.

    Mai tin ở Trời, tin ở ḷng tốt của ḿnh và của người. Nàng cho rằng bản tính con người ta không thể xấu được, và khi người ta tàn ác, ngờ vực, có những tư tưởng ghét đời là chẳng qua người ta mất trong chốc lát, cái bản tính của loài người mà thôi.

    Thấy sự dễ tin ở Trời và ở ḷng tốt của loài người lúc nào cũng chứa chan trong trí năo, trong linh hồn Mai, chắc có nhiều người cho đó là kết quả của một nền Pháp văn lăng mạn. Rồi có lẽ họ sẽ kết án vai chủ động trong chuyện này, cho đó là cái gương xấu của sự mơ mộng không đâu.

    Nếu yêu người, nếu sẵn ḷng tốt tự nhiên, dễ cảm động khi đứng trước những sự dịu dàng tốt đẹp hay những sự đau đớn uất ức của loài người mà họ cho là lăng mạn, th́ sự lăng mạn ấy là một sự tuyệt đích của nhân loại dù có khi nó đem đến cho ta những sự thiệt hại, thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần. Song thử hỏi: ta có thể có sự phi thường nào mà lại không chịu phần thiệt hại riêng cho ta chăng? Ở đời có thể có sự tốt đẹp, lớn lao, cao thượng nào ngoài sự hy sinh được không?

    Nhưng không, Mai không phải đă chịu ảnh hưởng nền Pháp văn lăng mạn. Hay nói trái lại th́ từ cổ chí kim ở nước nào cũng có một hạng người giàu ḷng cảm động, giàu ḷng trắc ẩn, tin người đến nỗi phải lụy tới ḿnh. Hạng người ấy nhiều khi yên lặng chịu đau, chịu nhục, chịu khổ; những kẻ có linh hồn khô khan, có trái tim khô khan, hiểu sao được? Mắt họ chỉ có thể trông thấy những sự nhỏ nhen, đê hèn làm cho quên nhăng trong chốc lát, cái bản tính tốt đẹp, cao thượng của Trời đă phú cho.

    Mai chính là một người đă giữ được hoàn toàn cái ban tính đó.

    Lúc Minh đă từ biệt nàng về, nàng c̣n ngồi khóc, khóc măi. Một tiếng oe ở vơng. Nàng vội lau nước mắt, ra ẵm con, vừa cười, vừa nói nựng đề dỗ cho con nín.

    Thằng bé nghe tiếng hát ru, thiu thiu ngủ lại trong ḷng mẹ, c̣n Mai th́ tiếng cọt kẹt đưa vơng, cũng như ru nàng trong giấc mộng.

    Nàng cố ôn lại thái độ và cử chỉ của Minh. Nàng không ngờ vực ḷng thành thực của Minh một chút nào, song nàng cho rằng dẫu sao, nàng vẫn là một người đàn bà có chồng tuy người chồng đó ruồng bỏ nàng.

    Những ư tưởng phản rối loạn trong óc nàng. Nàng c̣n như nghe máng bên tai lời nói của Minh: "Thủ tiết là một sự vô nghĩa lư".

    Nàng hồi tưởng đến câu chuyện trên đồi tám chín tháng trước. Nàng c̣n nhớ rành mạch hôm ấy Lộc bảo nàng: "Nhiều khi anh thấy tư tưởng của anh bị kiềm tỏa trong giới hạn nho giáo".

    Nàng như tĩnh ngộ, nghĩ thầm: "Phải, nho giáo! Sự thủ tiết của ông Minh cho là vô nghĩa lư, Và ta khăng khăng tôn trọng, đó là anh hưởng của nho giáo. Khi nào làm việc ǵ mà ta suy trước tính sau, th́ ta thấy ta muốn phản đối lại cái đạo mà ta cho là bó buộc, là không hợp với tính t́nh cao thượng của loài người. Song những lúc thốt nhiên, ta làm một việc mà chẳng hiểu sao, ta cho là phải, hay tránh một việc mà lương tâm ta cho là xấu, là bậy trước khi ta suy xét, th́ việc ấy tất là kết quả của mấy đời nho giáo".

    Thằng bé con động đậy ở trong ḷng nhắc nàng nhớ đến hiện tại.

    "Bây giờ ta chỉ biết có hai việc: Một là ta phải thủ tiết với chồng ta, tuy chồng ta bạc bẽo với ta. Ta cũng chẳng biết v́ sao ta phải thế, nhưng h́nh như lương tâm ta bắt ta phải thế.

    "Hai là cự tuyệt ông đốc Minh. Mà muốn cự tuyệt th́ trước hết phải trả tiền thuộc đă. Cái món tiền ta nợ, đă nhiều lần ta hỏi là bao nhiêu, nhưng ông ấy vẫn giấu. Song ta chắc là một món tiền to, ít ra cũng đến trăm bạc. Vậy th́ đào đâu ra tiền bây giờ".

    Mai lại nhớ đến món tiền hai mươi đồng nàng nhận của Lộc trong buổi gặp gỡ lần đầu. Nàng thở dài, lẩm bẩm:

    - "Chỉ v́ hai chục bạc ấy!...Với cái ḷng thương người".

    Lời bà Án c̣n phảng phất trong trí nàng:

    - "Nếu thấy ai, cô cũng thương th́ nguy cho cô lắm!"

    Song biết sao? Bẩm sinh sẵn thương người th́ cũng phái chịu khổ, chớ biết sao? Nàng mỉm cười:

    "Nhưng đă biết đâu rằng ta khổ? Những người có ḷng cao thượng, biết hy sinh th́ không bao giờ được phép tự cho ḿnh là khổ!"

    Muốn không nghĩ quanh lo quẩn, muốn không loay hoay măi với tư tưởng. Mai se sẽ đặt con xuống vơng đi ra đường cho được khuây khỏa và nhân tiện giúp bà Cán thu dọn hàng về.

    Ra đến đ́nh, Mai gặp bà Cán đặt gánh ngồi nói chuyện với một người vận âu phục. Nhác trông thấy Mai, bà chạy lại ghé tai th́ thầm:

    - Này cô ạ, có cái ông kia đă mấy hôm nay mang thuốc vẽ đến vẽ hồ, vẽ đ́nh. Rồi chả biết ông ấy gặp cô bao giờ mà hôm nay ông ấy cứ đến nh́ nhằng hỏi thuê cô làm kiểu mẫu. Tôi cũng chả hiểu làm kiểu mẫu là thế nào, nhưng thấy ông ta nói giá một đồng một ngày th́ tôi cũng đ̣i hai đồng. Ông ta c̣n muốn xem người cô ta đă rồi mới định giá. Vậy cô thử lại xem.

    Mai giẫy nẩy:

    - Thôi, Chịu thôi!

    - Th́ cứ lại xem sao đă.

    Nghe lời, Mai ung dung đến gần chỗ người kia đứng. Chàng ta cắp ở nách một cái hộp to với mấy cái bản gỗ nhỏ sắp sửa ra về. Nhác thấy Mai, chàng cất mũ chào, mỉm cười hỏi:

    - Thưa cô, cô có phải là con bà cụ không?

    - Thưa vâng, ông truyền điều ǵ?

    Chàng kia lại mỉm cười, mắt đăm đăm nh́n, long lanh sau cặp nhỡn kính cận thị:

    - Thưa cô, tôi là họa sĩ Bạch Hải, tôi đă ngơ lời với bà thân mẫu cô, muốn nhờ cô làm kiểu mẫu, vậy cô nghĩ sao?

    Mai ngần ngại hỏi:

    - Thưa ông! Làm kiểu mẫu là thế nào?

    Bạch Hải cười:

    - Có ǵ đâu! Cô đến xưởng vẽ làm kiểu mẫu cho tôi vẽ.

    Mai cặp mắt đỏ hoe ấp úng:

    - Thưa ông, thiếu ǵ... người mà ông lại thuê tôi.

    - Thưa cô, chẳng giấu ǵ cô, tôi đi t́m kiều mẫu đă nhiều song chưa gặp được ai có nhan sắc như cô. Hôm nọ thoáng thấy cô ở chợ Bưởi, tôi ḍ la măi hôm nay mới gặp.

    Mai bẽn lẽn, c̣n bà Cán th́ bắt thóp anh chàng hám sắc, trà lời một cách quà quyết:

    - Thưa ông, phải hai đồng một buổi. Nhất định phải hai đồng.

    Nhà hội họa ngẫm nghĩ, đăm đăm nh́n Mai.

    - Vâng, th́ hai đồng. Vậy mai cô đến nhé?

    Mai trù trừ:

    - Biết làm kiểu mẫu ra sao!... Thôi đi, chịu thôi.

    Bạch Hải dỗ dành:

    - Th́ có ǵ nguy hiểm mà cô ngại. Sáng từ tám giờ đền mười một giờ, chiều cứ hai giờ đền sáu giờ cô lại đằng nhà ngồi trên một chỗ cho tôi vẽ. Thế là cuối tháng cô có mấy chục bạc.

    Ba chữ "mấy chục bạc" bỗng nhắc Mai cái món nợ tiền thuốc. Nàng liền đáp:

    - Vâng, mai tôi xin lại.

    Họa sĩ tỏ vẽ vui mừng:

    - Vậy tám giờ mai cô đến nhé? Nhà tôi ở phố B... 125.

    - Thưa ông, tôi không biết phố B... ở đâu.

    Bạch Hải ngẫm nghĩ:

    - Thôi, để mai tôi lại đón. Vậy cô chờ tôi... À cô tên ǵ nhỉ?

    Mai mỉm cười:

    - Thưa ông, ông cần ǵ phải biết tên tôi? ông cứ gọi là người kiểu mẫu cũng đủ.

    - Thôi thế cũng được... Mai tôi đến đón cô ở đây.

    Sáng hôm sau, y lời hẹn, Bạch Hải đến đ́nh Thụy Khuê.

    Mai đă đứng chờ ở đây. Họa sĩ gọi xe cho Mai rồi đi xe đạp theo sau.

    Mai đến làm kiểu mẫu cho họa sĩ được chàng đối đăi mộc cách rất lễ phép. Buổi đầu nàng cũng hơi khó chịu v́ cái tính hay hỏi chuyện lẩn thẩn của ông họa sĩ, song về sau quen đi, nàng cho là một sự thường. Bây giờ, nghe họa sĩ giảng khoa tâm lư về hội họa, nàng không thấy làm lạ nữa, và bất cứ chàng nói điều ǵ nàng cũng cho phải ngay, dẫu nàng nghe trái tai đến đâu mặc ḷng.

    Được hai tuần lễ th́ bức vẽ một cô gái ngôi tư lự đă gần xong. Suốt ngày họa sĩ chỉ loay hoay với bức tranh, hết chữa chỗ nọ chỗ kia lại ngồi thừ ra ngắm nghía.

    Một hôm Mai đến nhưng chàng không biết, bao tâm thần dồn cả vào người mỹ nữ trong tranh.

    Bỗng Mai kinh hoảng rón rén lảng ra ngoài hiên: Nàng vừa thấy họa sĩ lại gần bức tranh và ghé miệng hôn ảnh ḿnh. Một lúc sau, nàng vờ gơ cửa rồi bước vào pḥng.

    Bạch Hải giật ḿnh quay lại, ngây người, đứng nh́n, hồi lâu mới nói được nên lời. Chàng bào Mai:

    - Cô ngắm bức tranh có ưng ư không?

    Măi bẽn lẽn đáp:

    - Thưa ông, đẹp lắm. Ông vẽ đẹp hơn kiểu mẫu nhiều quá.

    Bạch Hải cười:

    - Cô nhún ḿnh quá! Tôi c̣n lo chưa tả được cái dịu dàng của cô, cái tính dễ cảm động, cái ḷng hay thương người của cô.

    Mai ngượng ngùng:

    - Sao ông biết tôi có tính dễ cảm động, có ḷng hay thương người?

    Bạch Hải cười:

    - Th́ tôi đă bảo tôi rất thích và rất sành khoa tâm lư mà lại!

    Chiều hôm ấy họa sĩ khẩn khoản ép Mai cứ đề y phục kiểu mẫu mà về, và chàng nói chàng tặng hẳn Mai bộ quần áo ấy.

    Nể lời thành thực của họa sĩ, Mai nhận và nói cảm ơn rồi ngỏ lời xin phép từ mai ở nhà v́ bức tranh đă hoàn thành.

    Sự thực, thấy cách thức cử chỉ của họa sĩ, nàng sinh ra lo lắng vẫn vơ. Bạch Hải vội kêu:

    - Ồ! Đă xong thế nào được, ít ra phải hai tuần lễ nữa!

    Ở nhà họa sĩ ra đến cổng. Mai thoáng thấy một cái xe nhà đi qua, người ngồi trên xe đăm đăm nh́n nàng. Nàng kêu rú lên một tiếng. Cái xe đi vùn vụt tận đằng xa. Nàng vội vàng gọi xe mặc cả về làng Thụy Khuê.

    Người mà nàng vừa gặp, người vừa nh́n nàng một cách khinh bỉ, chính là Lộc, chồng nàng.

    Mai ngồi trên xe buôn rầu, nghĩ ngợi lan man chẳng biết đă qua những phố nào.

    - Đến đ́nh Thụy Khuê rồi cô ạ!

    Mai như chợt thức giấc, mỉm cười, lẳng lặng xuống xe trả tiền, rồi lững thững đi vào làng.

    Về tới nhà, gặp Diên bế con ḿnh đương đưa vơng. Mai mừng quưnh:

    - Ḱa chị Diên! Quy hóa quá! Chị lại thăm em có việc ǵ?

    Diên mỉm cười, nh́n từ đầu đến chân Mai một cách rất ṭ ṃ, khiến Mai bẽn lẽn. Diên khẽ nói:

    - Cánh nào đấy?

    Mai cười đáp:

    - Chị hỏi bộ cánh này?... À Chị Chưa biết nhỉ.

    Diên chau mày, hơi có giọng gắt:

    - Không, tôi hỏi chị đi với ai về kia?

    Mai nghe lời bạn, mặt nóng bừng, toan cự lại. Song chợt nghĩ ra, và không muốn nhắc đến cái đời giang hồ của Diên, nàng chỉ dịu dàng, bảo bạn:

    - Không, chị ạ. Em đi làm kiểu mẫu cho một nhà hội họa về đây mà. Bộ cánh này là của họa sĩ cho em.

    Diên ngờ Mai giấu giếm, nên cười mát, nói:

    - Thế à?

    Rồi lảng sang chuyện khác ngay:

    - À, tôi nhờ vú em đi đằng kia có tí việc. Chị mướn vú em bao nhiêu tiền một tháng thế?

    - Hai đồng đấy, chị ạ. Độ này tôi bận đi làm kiểu mẫu, nên phải mượn vú.

    - Thế cũng phải.

    Rồi hai người lại yên lặng, mỗi người nghĩ theo một ư tưởng riêng.

    - Chị nghĩ điều ǵ thế hở chị Diên?

    Diên cười chua chát rồi thong thả, buồn rầu bảo bạn:

    - Tôi nghĩ tới đời một người giang hồ. Người giang hồ xưa là con nhà tử tế trong bọn trung lưu.

    "Một buổi chiều xuân êm ái, bên ḍng nước biếc trong veo, một trang công tử, đẹp trai, thông minh, đem lời đường mật cám dỗ.

    "Rồi cập uyên ương cùng nhau sống trong một cảnh thần tiên mộng ảo.... Rồi lúc tỉnh giấc mộng... Rồi lúc cặp uyên ương chia rẽ... Rồi từ đó, kẻ khốn nạn lăn xuồng vực sâu hang thăn... Ghê lắm, chị ạ!... Thảm lắm, chị ạ!"

    Mai đăm đăm nh́n Diên: có vẻ thương mến, hai giọt nước mắt long lanh... Diên ngừng một lát, lại nói:

    - Nhưng kẻ đă qua cái dốc nguy hiểm ấy, khi tới đáy vực ngước mắt lên thấy có kẻ sắp ngă th́ đem ḷng thương hại, kêu to: "Đứng lại"!

    Bấy giờ người vú em ở ngoài vào đưa cho Mai bức thư.

    - Thưa cô, người đi xe đạp nói là người ông Bạch Hải bảo đưa cho cô cái thư.

    Mai lẳng lặng xé phong b́, ghé vào ánh đền lù mù đứng xem. Rồi buồn rầu bảo Diên:

    - Chị ạ, thế một người đă ở sườn dốc mà muốn không ngă có thể được không?

    Diên lắc đầu:

    - Khó lắm!... Nhưng thư của ai gửi cho chị thế?

    - Đây Chị Xem.

    Mai đưa thư cho Diên. Diên đỡ lấy, rồi trao Ái cho vú bế. Mảnh giấy vắn tắt có mấy ḍng:

    Thưa cô,

    Cô là một trang diễm lệ, tôi là một nhà tài tử. Chúng ta nên làm một đôi bạn trăm năm. Từ mai, xin cô ở luôn đằng tôi, tôi xin hết sức làm cho cô được sung sướng. Đă nhiều lần tôi định ngỏ lời với cô, nhưng đứng trước mặt cô, tôi cứ ngần ngại.

    Người yêu cô
    BẠCH HẢI

    Đọc xong Diên ngẫm nghĩ:

    - Bạch Hải... có phải Bạch Hải ở phố B... không?

    - Chính đấy. Tôi là kiểu mẫu cho ông ta.

    Diên mủm mỉm cười:

    - Hắn ta đă bắt chị cởi trần chưa?

    Mai, mặt đỏ bừng, tức giận, đứng im, không đáp.

    - Chưa, phải không? Tôi c̣n lạ ǵ anh chàng Bạch Hải. Anh ta nuôi đầy tớ gái, chỉ chọn đứa đẹp.

    Mai gắt:

    - Vậy chị cho ông Bạch Hải nuôi tôi làm đầy tớ, phải không?

    Diên cười:

    - Không! Nhân t́nh th́ vẫn hơn đầy tớ chứ, trừ khi đầy tớ cũng là nhân t́nh.

    Mai bưng mặt khóc. Diên xin lỗi:

    - Thôi tôi lỡ lời... Chị tha cho. Vậy đă có ǵ chưa? Đă có ǵ với nhau chưa?

    Mai nức nở thuật lại câu chuyện cho Diên nghe, từ khi Minh ngỏ lời xin cưới ḿnh làm vợ cho đến khi bắt gặp Bạch Hải hôn trộm ảnh ḿnh, Diên thương hại buồn rầu hỏi Mai:

    - Bức tranh vẽ xong chưa?

    - Tôi trông th́ h́nh như xong rồi, nhưng ông ta bảo phải đến hai tuần lễ nữa.

    - Chị làm kiểu mẫu được bao nhiêu lần rồi?

    - Hai mươi hôm.

    - Bạch Hải trà tiền rồi chứ?

    - Đă. Ngày nào, ông ta trả tiền ngày ấy. Được tất cả bốn chục. Tôi muốn nhờ chị đem lại nộp hộ tiền thuộc ông Minh...

    Diên gạt:

    - Thôi! Cái đó đă có tôi. Hôm nọ hắn biếu tôi hai chục, tôi không nhận, tôi bảo hắn trừ vào tiền thuộc cậu Huy.

    Nói dứt lời Diên cười khanh khách. Mai cảm động quá, đứng thừ người ra, một lúc lâu mới khẽ bào bạn:

    - Chị muốn tôi không lăn xuống dốc th́ chị nên giúp tôi. Thế nào chị cũng nộp món tiền này cho.

    Diên ngẫm nghĩ:

    - Phái đấy... Thôi cũng được!... Vậy chị đưa tiền đây tôi trả giúp.

    Mai lấy đưa cho Diên bốn tập giấy một đồng, rồi hai người từ biệt nhau. Ra đến cổng, Diên c̣n quay lại dặn với bạn một câu:

    - Thế này là hết nợ rồi đấy. Không cần tiền nữa, th́ từ mai đừng đến nhà Bạch Hải làm kiểu mẫu nữa nhé!

    - Cám ơn chị... À, cậu Trọng bây giờ ở đâu nhỉ?

    - Em Trọng làm thư kư ở Vĩnh Yên. Nó gửi lời hỏi thăm chị và cậu Huy đấy.

    Hết chương XII
    ____________________ ____________________

  3. #593
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    NỬA CHỪNG XUÂN - tiếp theo

    Chương XIII - Người Xưa

    Năm năm sau.

    Một nếp nhà ở chân đồi trong làng Trù Mật cách Phú Thọ độ hơn cây số.

    Bên cạnh cửa sổ, một người đàn bà c̣n trẻ, c̣n đẹp ngồi mạng áo. Thỉnh thoảng nàng lại ngừng tay, tḥ đầu ra ngoài nh́n một thằng bé con đương cầm cái bay đào đất.

    - Ái! Không được vầy đất nữa! Đi rửa tay để ăn cơm chứ!... Cậu giáo sắp về rồi. Ta bảo không được, chốc tao mách cậu cho đấy.

    Thăng bé sợ hăi, chạy lại gần, kêu van:

    - Ái lạy mẹ, mẹ đừng mách cậu cho Ái nhé!

    - Ừ, thế đi rửa tay ngay... Chậu nước mẹ lấy rồi để ở thềm ấy.

    Một lát sau, Ái chạy vào giơ hai tay khoe mẹ:

    - Mẹ ơi! Tay Ái sạch rồi, mẹ đừng mách cậu cho Ái nhé!

    Mai, v́ người đàn bà ấy chính là Mai, ôm lấy con hôn, nói nựng:

    - Con tôi ngoan lắm!... Ái có yêu mẹ không?

    Ái hai tay quàng lấy cổ mẹ:

    - Có chứ!

    - Thế Ái có yêu cậu Huy không?

    - Có chứ!

    - Ngoan lắm! Thế Ái có hôn mẹ một cái thật kêu nào.

    Ái kéo đầu mẹ xuống hôn chụt hai bên má, rồi nũng nịu:

    - Mẹ cho phép Ái đi đón cậu nhé?

    - Không được, lối ấy dốc mà có xe ô-tô hàng qua lại luôn. Con đứng ở cổng đón cậu cũng được.

    - Mẹ bảo ông Hạnh đưa con đi... nhe mẹ nhé.

    Mai nói dỗi:

    - Ừ đấy! ông muốn đi đâu th́ đi.

    Thấy mẹ gắt, Ái gục đầu vào ḷng khóc:

    - Mẹ không yêu con rồi.

    - Thế sao mẹ bảo, con không nghe?

    Ái cười lau nước mắt, thỏ thẻ:

    - Vâng, thế con chỉ đứng cổng chờ cậu thôi nhé? Thế mẹ yêu con, mẹ đừng giận con nữa nhé?

    Mai không trả lời, ôm con hôn lấy hôn để.

    Khi Ái đă ra cổng rồi, Mai xếp kim chỉ vào thúng khâu, ngôi chờ em về.

    Năm năm trời, Mai theo em lên Phú Thọ. Thời gian thấm thoát, đoái tưởng đến hồi ở Hà Nội, mọi việc như mới xảy ra mấy tháng trước. Mai lẩm bẩm: "Thế mà đă năm năm!"

    Từ ngày Mai và Huy lên Phú Thọ tới nay, chưa một lần nào về Hà Nội, dẫu tới kỳ nghỉ hè cũng vậy. Bốn người cùng nhau hưởng hạnh phúc êm đềm ở một nơi ẩn dật.

    Ngày này sang ngày khác, tháng lại tháng, năm lại năm, cuộc đời không thay đổi. Ngày hai buổi Huy trèo dốc dài lên tỉnh dạy học. Trong khi ấy th́ Mai và ông Hạnh trông nom nhà cửa và sửa soạn nấu ăn.

    Chủ nhật, hai chị em đưa Ái lên đồi hay vào rừng, đem theo bánh ḿ và các món ăn, ở măi đấy cho tới gần chiều mới về. Những hôm ấy, không lần nào Mai không nhờ đem theo các sách của em đương soạn để đọc, rồi hai chị em bàn nhau, hoặc thêm hoặc bớt một vài đoạn, hoặc chữa lại một vài chỗ.

    Sự mong ước của Huy là dăm năm sau sẽ có cái vốn vài ba ngh́n, và t́m nơi gần đồi, gần sông, mua ít ruộng, ít đất làm nhà cùng ở với chị. V́ thế ngoài giờ dạy học, Huy c̣n viết sách, viết truyện gửi về Hà Nội bán cho các báo. Sau mấy năm Huy đă để dành được gần một ngh́n bạc.

    Mai th́ ngoài việc mua đất làm nhà, Mai c̣n nghĩ đến việc cưới vợ cho em nữa. Nhưng hễ nghe Mai nhắc tới, Huy chỉ một mực chối từ, nói ḿnh hăy c̣n nghèo và việc ấy chưa vội.

    Một đôi khi ngắm con. Mai cũng tưởng tới người xưa. Nhưng sự nhớ nhung chỉ có trong chốc lát. Cái h́nh ảnh người ngồi vắt vẻo trên xe lănh đạm nh́n Mai đă cắt đứt cảm động, đă tiêu tán hết âu yếm dịu dàng trong tâm hồn Mai.

    - A! Cậu giáo đă về! Mẹ ơi! Cậu giáo đă về.

    Mai vui cười, ra cổng đón em, Ái phụng phịu chạy lại bên mẹ rơm rớm nước mắt:

    - Mẹ ơi1 Cậu Huy giận con. Hôm nay Cậu không hôn con.

    Mai đưa mắt nh́n em, nhận ra rằng Huy không được tươi tĩnh như mọi ngày.

    Nàng Vội hỏi:

    - Em sao thế?

    Huy gượng cười:

    - Không chị ạ.

    Mai không tin hỏi luôn:

    - Em có điều ǵ buồn?

    - Không mà lại. Em có buồn đâu. Em mới về hơi mệt đấy thôi.

    Muốn làm cho chị hết ngờ vực. Huy cúi xuống bế Ái lên, vừa hôn vừa nói:

    - Ái không ngoan rồi, chỉ làm cho mẹ buồn thôi.

    Được cậu ẵm, ái vui mừng, rồi tẩn mẩn nó tḥ tay vào túi áo Huy định lấy xu.

    Bổng nó giơ lên một tờ giấy xanh, gọi Mai:

    - Mẹ ơi! Cậu có cái này đẹp quá, mẹ ạ.

    Thoáng trông thấy màu giấy và kiểu chữ trong thư, Mai mặt tái dần, phải đứng tựa vào tường như sợ ngă ngất.

    Huy vội đặt Ái xuống đất, giật bức thư bỏ vào túi, rồi chạy lại hỏi:

    - Chị sao thế?

    Mai ấp úng:

    - Em có điều ǵ giấu chị...

    - Không.

    - Thế thư của ai gửi cho em đấy?

    Huy toan nói đó là một bức thư của bạn. Song h́nh như đọc được tư tưởng của em và muôn tránh cho em một sự nói dối vô ích, Mai cười gượng:

    - Anh ấy vẫn dùng thứ giấy viết thư ngày xưa nhỉ?

    Huy nghe chị nói, giật ḿnh. Huy không ngờ ái t́nh của chị đối với Lộc lại bền chặt đến thế, trung thành đến ăn sâu vào tâm tư, đến nỗi nhớ tới những sự cỏn con như màu giấy viết thư dùng sáu năm về trước. Huy bỗng đem ḷng thương hại chị đă trong bao lâu vui gượng để che sự nhớ nhung, sống trong lănh đạm của cuộc đời hiện tại để cố quên t́nh ân ái của quăng đường quá khứ, đầu buổi thanh xuân.

    - Cậu ơi! Sao mẹ lại khóc ḱa, cậu ạ?

    Huy nghe lời cháu gọi như một câu trách mắng. Và nh́n hai giọt lệ trên g̣ má Mai, Huy xiết bao hối hận. Chàng khẽ bảo chị:

    - Chị nghĩ làm ǵ cho đau ḷng. Con người như thế chả đáng chị nhớ thương.

    Huy vừa nói vừa toan xé bức thư. Mai gạt:

    - Em cứ đưa thư cho chị xem.

    - Thôi chị ạ, xem làm ǵ?

    Ái kéo áo Huy năn nỉ:

    - Cậu cho mẹ tờ giấy xanh, đi cậu. Để mẹ làm cho Ái cái thuyền.

    Mai không để ư đến con, nói:

    - Không hề ǵ mà! Em cứ đưa cho chị xem.

    Huy c̣n có ư do dự, th́ Mai đă giật bức thư ở tay mở vội ra coi.

    Thư vắn tắt có mười ḍng:

    Huyện Thạch Hà, ngày mùng... tháng ba...

    "Em Huy,

    "Tôi xin cậu cho phép tôi được gọi cậu là em và xưng anh với cậu như ngày xưa, như những ngày tháng sung sướng nhất trong đời ba chúng ta.

    "Em ơi, anh là một người khốn nạn, một người có tội rất lớn đối với vợ anh và đối với em.

    "Xin em làm ơn kêu van chị cho anh, tha thứ cho anh, không thể tha thứ được, nhưng rủ ḷng thương cho phép anh đến tạ tội và tỏ nỗi oan uổng của anh.

    "Thế nào, xin cậu trả lời cho biết, tôi sẽ xin đến ngay.

    Kính thư

    NGUYỄN VĂN LỘC

    Lời trong thư loanh quanh, lúng túng, khi xưng anh, em, khi xưng cậu, tôi, tỏ ra rằng khi viết thư, Lộc băn khoăn cảm động lắm. Tay Mai cầm bức thư run lẩy bẩy, mặt Mai dần dần đỏ, rồi tái đi. Rồi cất giọng khàn khàn, ướt những nước mắt đương tắc ở họng. Mai bảo Huy:

    - Thôi em ạ. Đừng trả lời nữa.

    - Vâng.

    Huy đáp lại vơ vẩn thế, song vẫ hiểu rằng câu nói của chị có một nghĩa trái ngược. Nàng muốn bảo em trả lời Lộc ngay. Huy đăm đăm nh́n chị th́ thầm:

    - Hay cứ để anh ấy đến.

    Mai trù trừ, ngẫm nghĩ. Cái h́nh ảnh khing bạc người ngồi vắt vẻo trên xe nhà lướt qua tâm trí Mai... Nàng liền quả quyết xé vụn bức thư ra, bảo em:

    - Thôi! Nhất định thôi. Không trả lời ǵ hết.

    Ái mếu máo v́ thấy mẹ giận dữ xé mất tờ giấy đẹp của ḿnh.

    - Sao mẹ lại xé của con ra ?

    Mai gượng cười, cúi xuống bế con lên hôn rất nồng nàn. Nàng có ngờ đâu t́nh xưa c̣n ẩn trong t́nh mẩu tử, và cái hôn kia chỉ là cái hôn tiếc một quảng đời đă mất.

    Hết chương XIII
    ____________________ ____________________

  4. #594
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Quote Originally Posted by CảThộn View Post
    Mai gượng cười, cúi xuống bế con lên hôn rất nồng nàn. Nàng có ngờ đâu t́nh xưa c̣n ẩn trong t́nh mẩu tử, và cái hôn kia chỉ là cái hôn tiếc một quảng đời đă mất.
    Dường như tui chưa hề được đọc 1 câu chuyện t́nh trong chia ly rưồng bỏ mà lại nhẹ nhàng, lăng đăng như mây trời thế này.

    Giọng văn Khái Hưng thật tuyệt

  5. #595
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    NỬA CHỪNG XUÂN - tiếp theo

    CHƯƠNG XIV - Một Bức Tranh

    Nhưng sáu năm, sáu năm ṛng bặt vắng tin tức nay bỗng lại có bức thư của Lộc?

    Chắc trong đời Lộc, đă xảy ra sự ǵ phi thường.

    Thực vậy.

    Hôm Lộc nhận được bức thư gửi cho Mai trong đựng cái giấy bạc hai chục, th́ chàng căm tức đến mất ăn mất ngủ. Chàng không ngờ một người chàng yêu thương chiều chuộng, kính trọng đến thế mà lại nỡ lừa dối chàng một cách khốn nạn, đê hèn đến thế.

    Song chàng cũng chỉ mới ghen tuông, ngờ vực mà thôi. Đương tra xét ḍ la, th́ thốt nhiên Mai và Huy bỏ nhà trốn đi. Mai đi đâu? Chàng tự hỏi rồi lại tự trà lời: "C̣n đi đâu nữa? Đi với t́nh nhân, đi với người gửi cho hai chục bạc chứ c̣n đi đâu?'

    Trong ḷng chàng bỗng nảy ra sự thù ghét, thù ghét cả loài người. Loài người trời ơi! Cái người mà chàng tưởng chỉ có t́nh yêu trong sạch, ai ngờ lại tà dâm đến như thế.

    Lộc giận quá, uất lên bực tức muốn khóc mà không khóc được. Chàng cũng chẳng nghĩ ǵ đi t́m kiếm.

    Chàng cười chua chát nói một ḿnh: "T́m1... Khốn nạn!"

    Chiều hôm ấy, chàng cáo ốm, xin phép nghỉ ở nhà. Bữa cơm chiều chàng không ăn. Rồi bảy giờ tối lại phố H. thăm mẹ.

    Nhác thấy hai con mắt sâu hoắm, đen quầng, hai má hốc hác, th́ bà Án chạnh ḷng thương và hối hận rằng ḿnh đă quá tàn nhẫn. Song nghĩ đến cái diệu kế vừa thi hành đă có kết quả ngay, th́ không thể không mừng thầm trong dạ. Bà vờ hỏi Lộc:

    - Con sao thế?

    Lộc không nghe rơ... Bà lại hỏi:

    - Con ốm đấy à?

    Lộc ngồi phịch xuồng ghế bưng mặt khóc nức nở:

    - Bẩm mẹ... con...

    Bà Án lại gần an ủi:

    - Con có điều ǵ cứ nói cho mẹ hay, can chi lại để bụng cho thêm khổ.

    Rồi bà để cho Lộc khóc, v́ bà biết rằng khóc được như thế th́ sự đau đớn sẽ theo ḍng lệ mà tiêu tan đi. Một lát sau, bà vờ hỏi:

    - Mẹ nghe nói độ này con ham mê cờ bạc. Hay con lại thua thay, rồi mang mắc nợ vào đấy?

    Lộc lau nước mắt rồi ngẫm nghĩ:

    - Bẩm mẹ... con có... đánh bạc bao giờ đâu!

    Rồi Lộc đem đầu đuôi câu chuyện kể với mẹ câu chuyện mà bà Án đă biết, từ bức thư đựng tờ giấy bạc hai chục cho đến khi Mai đi trốn. Bà Án ngồi nghe con, chốc chốc lại thở dài. Cái thở dài của người mẹ thương con, hay cái thở dài của người đàn bà bị lương tâm cắn rứt? Bà để Lộc nói... nói nữa... thỉnh thoảng chỉ thêm một câu!

    - Khôn nạn!

    Lộc đăm đăm nh́n mẹ, nói tiếp:

    - Con xin mẹ tha tội cho con. Chỉ v́ con không vâng lời mẹ...

    Ba tháng sau, Lộc cưới vợ. V́ bổn phận mới, Lộc mỗi ngày quên t́nh ái xưa.

    Chẳng bao lâu h́nh ảnh Mai đă xóa nḥa trong ư nghĩ, đến nỗi hôm gặp Mai ở nhà họa sĩ Bạch Hải đi ra, chàng không c̣n cảm thấy ḿnh ghen tuông, mà sự khinh bỉ lănh đạm đối với kẻ đă lừa dối ḿnh, càng ăn sâu vào tâm hồn.

    Ngày qua.... tháng qua.... năm qua.... thời giờ lạnh lùng qua. Và cũng thời giờ lạnh lùng qua những mẫu đời vô vị của Lộc. Vô vị và trông rỗng.

    Mà Lộc vẫn yêu vợ, yêu v́ bổn phận. Song ái t́nh của con người ta chỉ một lần có... Ái t́nh thứ nhất, Mai đă mang đi, nó đă bị chôn sâu trong tim, trong linh hồn kẻ mà chàng không thể không yêu được nữa, mà khốn thay! Chàng vẫn không thể yêu được.

    Ái t́nh v́ bổn phận ba năm đầu đă đem đến cho vợ chồng Lộc hai thằng con. Song có sinh mà không có dưỡng, chúng đều chết cả.

    Cuộc đời nhạt nhẽo càng thêm nhạt nhẽo. Đối với bà án th́ đó lại là một cuộc đời hết hy vọng. Tập quán bắt buộc bà luôn luôn nghĩ tới những ư tưởng nối dơi tông đường, đầy đàn cháu chắt. Thế mà hai đứa thừa trọng tôn của bà lại kế tiếp nhau mà chết. Đau đớn cho bà biết bao!

    Bà sinh ra lo sợ, lo sợ tương lai... Đă hai năm nay, con dâu bà không thấy thai nghén nữa... Hai đứa cháu bà chết, sự đó xảy ra, biết đâu lại không bởi ḷng quả báo.... ḷng oán giận của linh hồn.... Xưa nay bà thường nghe chuyện nhiều người rẫy vợ, bỏ con, rồi sau không thể có con với người vợ khác được nữa. Bà cố t́m chứng cớ cho cái thuyết lư ấy, và thấy có nhiều người ở vào t́nh cảnh đó thật.

    Nào có thế thôi đâu! Con dâu bà, bà tự kén chọn lấy, trước kia ngoan ngoăn nết na là thế, mà mấy tháng nay v́ buồn bực, khổ sở, sinh ra gắt gỏng, hỗn xược với bà. Bà là người tôn trọng Khổng giáo và những điều ngũ luân ngũ thường, bà chịu sao nổi sự bất hiếu, bất mục ấy của con dâu? Đến nỗi nhiều khi bà nghĩ lẩn thẩn nói một ḿnh:

    - Chỉ thương hại con Mai.

    Câu ấy đă một vài lần lọt vào tai Lộc, khiến chàng sinh nghi hoặc, ngờ rằng có sự bí mật ǵ mà mẹ giấu ḿnh.

    Chàng đương để ư ḍ xét th́ t́nh cờ một hôm về chơi Hà Nội (Lộc vừa được bổ tri huyện Thạch Hà) chàng đến xem những bức tranh các nhà danh họa bày bán ở trường Mỹ Thuật. Đứng trước bức tranh sơn một mỹ nhân mơ mộng chàng ngây ngất như bị thôi miên. Chàng nghĩ thầm: "Mai? Đích Mai rồi".

    Cái nhan sắc t́nh tứ, dịu dàng, e lệ, âu yếm được nét bút nhà danh họa vờn chải càng thêm t́nh tứ, dịu dàng, e lệ, âu yếm, khiến Lộc lặng người đứng ngắm, mơ màng trong giấc mộng xưa.

    Đống than hồng phủ tro tàn bị cái que cời rẽ ra, lại bùng bùng bốc lửa nóng rực hơn xưa. T́nh yêu thương đă hầu như vùi sâu, như nguội lạnh ở trong ḷng, nay đứng trước ảnh người xưa, Lộc bỗng lại thấy nồng nàn, ngùn ngụt...

    Bao t́nh cảm của năm, sáu năm về trước đă hầu như chết hẳn trong ky ức, nay thốt nhiên ngổn ngang sống lại.

    Lộc ngắm bức tranh rất lâu, mà chàng cũng chỉ ngắm có một bức tranh ấy...

    Tiếng ai cười ở sau lưng, khiến chàng quay vội lại. Một người ngả đầu chào hỏi.

    - Thưa ông, bức tranh có được không?

    - Thưa ông, đẹp lắm!... Bức tranh này của ông?

    - Vâng, của tôi.

    Lộc vụt nhớ hôm gặp Mai cũng vận bộ quần áo vẽ trong tranh nhà một người phố B... đi ra. Chàng đăm đăm nh́n họa sĩ, hỏi:

    - Ông ở phố B... thưa ông, có phải không?

    - Vâng, tôi là Bạch Hải ở phố B... ông có thư thả mời lại chơi.

    Lộc mỉm cười, khen:

    - Chắc người làm kiều mẫu cho ông cũng đẹp lắm!

    Mắt Bạch Hải long lanh chớp sau cặp kính sáng trong:

    - Đẹp lắm1 Đẹp hơn người trong bức tranh nhiều!

    Lộc hỏi lẩn thẩn:

    - Chắc là người yêu của ông?

    Bạch Hải thở dài:

    - Người yêu trong mộng!

    Lộc tỏ ư kinh ngạc:

    - Sao vậy, thưa ông?

    - V́ cô Mai tôi vẽ đây là một người có trái tim sắt đá, không ai làm chuyển nổi.

    Lộc mỉm cười. Chàng mỉm cười v́ câu nói của họa sĩ có vẻ cầu kỳ, bóng bẩy, hay v́ một lẽ khác, v́ lẽ khoái lạc! chàng vui Vẻ hỏi họa sĩ:

    - Thưa ông bức tranh này ông bán bao nhiêu tiền? Sao không thấy để giá như ở các bức khác?

    Câu trả lời lạnh lùng khô khan như nhát búa gơ xuống bàn:

    - Tôi không bán!

    Thất vọng, Lộc hỏi gạn:

    - Sao đă bày ở đây, ông lại không bán?

    - Không, không thể bán được.

    - Đáng tiếc! Giá ông cho tôi bức tranh này, th́ bao nhiêu tôi cũng mua.

    - Không, thưa ông, ông trả bao nhiêu tôi cũng không bán.

    Họa sĩ cố t́m được một câu ư vị:

    - Ai lại bán một kỷ niệm êm đềm của đời ḿnh bao giờ? Trừ khi ông là ông Lộc.

    Mặt Lộc tái dần.... Bạch Hải đăm đăm nh́n chàng như đem hết khoa tâm lư ra mà quan sát diện mạo. Thốt nhiên, họa sĩ hỏi Lộc:

    - V́ cớ ǵ, ông lại cần mua bức tranh ấy?... C̣n chán bức họa khác đẹp hơn, sao ông không mua?

    - Hay chính ông là ông Lộc?

    Lộc cười gượng, chối:

    - Không.

    Rồi ngả đầu chào:

    - Kính chào ông, chắc ông c̣n nhiều tranh ở nhà. Chiều nay ông có cho phép tôi lại xem không?

    Bạch Hải vui mừng:

    - Tôi lấy làm hân hạnh mời ông lại chơi.

    Chàng giơ tay bắt tay Lộc Và nói tiếp:

    - Vậy chiều nay năm giờ tôi chờ ông đấy. Thế nào ông cũng lại nhé?

    - Xin vâng.

    Năm giờ kém một khắc, Lộc đă tới cổng nhà Bạch Hải kéo chuông. Một người đầy tớ gái xinh xắn, y phục gọn gàng dễ trông, ra mở cổng, Lộc hỏi:

    - Có phải đây là nhà họa sĩ Bạch Hải không?

    Lộc hỏi thế cho có câu hỏi, v́ chàng thấy người đầy tớ gái cứ trừng trừng nh́n ḿnh mỉm cười, chứ cái cổng nhà Bạch Hải th́ không bao giờ chàng quên được. Nó đă in hẳn vào tâm tư chàng cùng với cái h́nh ảnh của Mai lững thững từ trong nhà đi ra, năm năm về trước.

    - Tôi hỏi có phải đây là nhà ông Bạch Hải không?

    - Vâng, thưa ông hỏi ǵ? Ông tôi đi vắng.

    Lộc chau mày ngẫm nghĩ đă toan quay gót. Chàng tru trừ mở đông hồ ra xem giờ và nói :

    - Ông Bạch Hải hẹn tôi năm giờ hôm nay lại chơi.

    Người đây tớ gái, nét mặt vẫn tươi như bông hoa, hỏi lại:

    - Thưa ông, thế đă đến năm giờ chưa?

    - C̣n mười phút nữa.

    - Thế th́ mời ông vào ngồi chờ ông tôi ở buồng khách. Chắc ông tôi cũng sắp về...

    Lộc theo vào pḥng khách, một gian pḥng nhỏ hẹp, bài trí theo kiểu Tàu.

    Trên tường chính giữa, treo từ gần sát trần đến tận chạm mặt bệ ḷ sưởi, một bức tranh chấm phá bằng mực tầu, và bồi vải theo kiểu Tầu. Mới thoạt trông, Lộc cho là một bức thuỷ họa cổ, bồi lại. Nhưng người mỹ nữ ôm cây đàn tỳ bà, Cặp mắt đăm đăm, buồn rượi, chàng ṭ ṃ ngắm kỷ th́ té ra đó là ảnh Mai vận y phục Tàu. Càng nh́n, Lộc càng bứt rứt khó chịu, trong ḷng thấy áy náy, hồi hộp. Rồi bức tranh ấy, Lộc ngắm tới những bức nhỏ vẽ phác nét ch́ và đóng khung gỗ treo khắp bốn phía tường toàn thấy vẽ Mai trong các dáng điệu khác nhau, hoặc ngồi tư lự, hoặc đứng bên hồ, hoặc nghiêng ḿnh trên kỷ dài, mỉm cười mơ mộng.

    - Mời ông xơi nước ạ, ông tôi đă về.

    Lộc quay lại, người đầy tớ gái đặt xuống bàn cái khay: trong đựng hai chén nước.

    - Cám ơn... chị, ông Bạch Hải đă về đấy à?

    - Vâng, Xin mời ông xơi nước, ông tôi sắp ra... Ḱa! ông tôi ḱa.

    Họa sĩ ở buồng bên kia mở cửa bước ra, giơ tay bắt tay khách và xin lỗi. Đông hồ treo trên tường thong thả buông năm tiếng. Lộc ngước mắt nh́n mỉm cười:

    - Thưa ông, ông có lỗi ǵ? Chính tôi mới có lỗi v́ đă đến sớm quá. Ông hẹn năm giờ, mà năm giờ kém mười lăm tôi có ở đây.

    - Mời ông xơi nước rồi ta lên pḥng hội họa.

    Thấy Lộc ṭ ṃ đưa mắt nh́n tranh, Bạch Hải vờ như không để ư tới. Kỳ thực, Chàng đương ngấm ngầm quan sát diện mạo người ngồi trước mặt mà chàng đoán chắc là Lộc, đột ngột chàng hỏi:

    - Thưa ông, ông trông có giống không?

    Vô t́nh Lộc đáp:

    - Thưa ông, giống lắm.

    Thấy họa sĩ mỉm cười, Lộc nói chữa liền.

    - Giống như hệt bức tranh ông bày ở trường Mỹ Thuật.

    - Trừ bức tranh chấm phá ra, xin ông chọn lấy một bức. Ông ưng bức nào , tôi xin biếu.

    Lộc lộ vẻ vui mừng:

    - Xin cám ơn ông. Tôi toan hỏi mua một bức.

    Bạch Hải tỏ ư không bằng ḷng:

    - Tôi đă nói với ông rằng những bức tiêu tượng của cô Mai, không bao giờ tôi bán.

    Rồi họa sĩ nói lang sang chuyện khác ngay, phàn nàn người Việt Nam không biết chuộng mỹ thuật, không có con mắt my thuật. Bỏ hàng trăm ra mua bộ pḥng khách lố lăng, hay cái thông, cái bát cổ đời Khang Hy, Thành Hóa th́ không tiếc, chứ giá có đứng trước một bức danh họa của chàng, và trông thấy cái phiếu mă giá trăm rưởi, hai trăm đă kêu la rằng đắt. Chàng nói:

    - Bao giờ cho ḿnh dám trả một bức tranh tới hàng vạn bạc như người Âu Mỹ?

    Lộc ngồi tiếp chuyện đưa đà để chờ dịp gợi nói đến Mai. Nhưng nào họa sĩ có để cho chàng kịp hỏi. Hết phàn nàn, họa sĩ lại b́nh phẩm tranh, b́nh phẩm người, nào người Âu, người Tàu, người Việt Nam, người đời xưa, người đời nay. Lộc sốt ruột, đưa mắt nh́n đồng hồ. Kim đă chỉ gần sáu giờ. Chàng đứng dậy cáo biệt.

    Hoa sĩ vội mời:

    - Ấy! Ta c̣n lên gác xem pḥng hội họa chứ, đấy mới có nhiều tranh đẹp... Và tôi c̣n kể chuyện cô Mai cho ông nghe kia mà!

    Lộc thở mạnh, khoan khoái, mỉm cười. Chàng đến chơi chỉ cột có một việc: nghe chuyện Mai.

    Chương XIV còn tiếp

  6. #596
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    NỬA CHỪNG XUÂN - tiếp theo

    CHương XIV tiếp theo


    Chủ đưa khách lên gác tới pḥng hội họa. Nói pḥng chứa tranh th́ đúng, v́ ở đấy để ngổn ngang, treo la liệt không biết bao nhiêu là bức tranh nữa: bức dựng ở tường, bức đặt trên giá, bức không khung, bốn cái đinh đóng sơ sài vào tường kẻ hoa màu xanh nhạt.

    Họa sĩ trỏ một cái ghế thấp, mời khách ngồi và nói:

    - Đó, ông coi, một cô Mai đă làm kiểu vẽ cho biết bao bức tranh của tôi.

    Chàng thở dài nói tiếp:

    - Sung sướng nhất trên đời là người được lấy Mai làm vợ.

    Lộc cảm động, hối hận:

    - Thưa ông, thế mà người ấy đương sung sướng bỗng v́ một sự xảy ra đă phải chịu suốt đời khổ sở.

    Bạch Hải ngơ ngác nh́n Lộc không hiểu. Lộc lại nói luôn:

    - V́, thưa ông, người chồng ấy chính là tôi.

    Bạch Hải luống cuống:

    - Thưa ông, tôi vô ư, Xin ông tha lỗi cho.

    - Thưa ông, ông dạy quá lời. Hôm nay đến thăm ông, tôi chỉ ước ao được ông cho nghe chuyện cô Mai.

    - Thế ra chính ông là ông Lộc, là ông Tham Lộc đấy?

    - Vâng.

    - Vậy th́ để tôi nộp lại món tiền này.

    Bạch Hải vừa nói vừa mở ví lấy đưa cho Lộc cái giấy bạc hai chục.

    Lộc ngơ ngác hỏi:

    - Tiền nào thế thưa ông ?

    - Rối ông sẽ biết.

    - Nhưng nếu ông không nói rơ số tiền ở đâu ra th́ không khi nào tôi dám nhận.

    - Cũng được. tôi xin tuân ư ông.

    Bạch Hải chống tay vào cằm ngẫm nghĩ như đương góp nhặt chắp nối những mẩu chuyện sắp kể. C̣n Lộc th́ trong khi chờ đợi, chàng cố soát trong kư ức xem có cho ai vay số tiền hai chục ấy không. Chàng sực nhớ tới cái giấy bạc đựng trong phong b́ của người kư tên Ng.Y. gửi cho Mai. Hay họa sĩ chính là Ng.Y?... Nhưng nếu họa sĩ Ng.Y thời lẽ ǵ lại đưa trả Lộc hai chục bạc? Họa chăng chàng đ̣i lại hai chục bạc th́ c̣n có lư. Lộc đương băn khoăn tự hỏi và sống lại những quăng đời đă qua th́ tiếng Bạch Hải làm chàng giật ḿnh nhớ tới thời hiện tại.

    - Năm năm về trước, một sự ngẫu nhiên khiến tôi gặp cô Mai. Xin lỗi ông, tôi quen mồm cứ gọi bà ấy là cô Mai.

    - Thưa ông, điều đó không hề ǵ.

    - Buổi đầu, cô Mai đối với tôi cũng chỉ là một người đẹp, một người kiều mẫu hiếm có, ngày hai buổi cô đến đây ngồi theo các kiểu chỗ tôi vẽ... Thế thôi. Cô lại ít nói, hỏi câu nào trả lời câu ấy, không hay chuyện tṛ vui vẻ như phần nhiều các cô kiểu mẫu. Cái dáng điệu buồn rầu của cô, tôi cho cô giấu một sự bí mật ǵ về t́nh ái... Ấy là tôi đem khoa tâm lư ra đoán thôi.

    "Cái đẹp và cái buồn là hai thứ dễ cảm ḷng người, nhất là khi lại hợp với cái dịu dàng ngây thơ... Đến nỗi hai tuần sau, đứng trước mặt Mai, tôi mất hết tính tự nhiên, từ ngôn ngữ cho chí cử chỉ. Xin ông tha thứ cho, nếu tôi đem sự thực ra kể chuyện hầu ông nghe.

    Lộc vội đáp:

    - Thưa ông, chính tôi xin ông kể hết sự thực cho tôi nghe, dù sự thực ấy có sống sượng đi nữa cũng mặc ḷng.

    - Thưa ông, tôi vẫn tự phụ là một nhà tâm lư học, thế mà đến tôi, tôi cũng không hiểu tôi... nghĩa là một tuần lễ sau cùng, tôi chẳng vẽ được một tí ǵ ra hồn...

    Bạch Hải ngừng lại như ngượng với Lộc mà chàng đă biết là chồng của Mai.

    Lộc liền nhắc:

    - Thưa ông, thế rồi sao?

    - Thế rồi một hôm bỗng cô Mai không đến nữa... Cô ấy biết... Cô ấy thông minh lắm.... tôi xin thú thực rằng cái đó cũng tại tôi, v́ tôi dại dột gửi cho cô một bức thư...

    "Ba hôm tôi khổ sở...

    "Ngày thứ tư, không chịu nổi nhớ thương, tôi ṃ xuồng Thụy Khuê , th́ chính hôm ấy tôi tỉnh giấc mộng.

    "Nằm trên vơng, trong một gian nhà tiều tụy, cô Mai đương hát ru con. Thấy tôi đến, cô đứng phắt dậy lạnh lùng nh́n.

    "Tôi hỏi:

    "Cô bế con ai?

    "Cô đáp rất khẽ:

    "- Con tôi.

    "Thưa ông, thực tôi không ngờ cô Mai lại là một người đă có chồng có con..."

    Lộc cảm động thở dài. Bạch Hải nghĩ một lát lại kể:

    "- Tôi hỏi cô Mai sao không đến đằng nhà, th́ cô nói không cần tiền nữa, cô chỉ cốt kiếm đủ trả nợ thôi. Tôi gắt:

    "- Cô tưởng dễ dàng như thế được ư?

    "Cô chỉ nghĩ đến trả nợ xong, c̣n bức tranh bỏ dỡ của tôi, cô tính sao?

    "Cô Mai có vẻ ngần ngại, nhưng h́nh như cũng hiểu ra. Bỗng đăm đăm nh́n đứa con bế trong ḷng, nước mắt cô dàn dua hai bên má. Tôi hôi hận xin lỗi và chào cô để đi. Nhưng cô lại bảo tôi:

    "- Mời ông hăy ngồi cho, tôi thưa câu chuyện. Tôi cũng biết bức tranh đó ông vẽ chưa xong, và tôi thốt nhiên bỏ không đến nữa như thế thật không phải với ông. Nhưng chiều hôm ấy tôi gặp... chồng tôi ở cổng nhà ông th́ tôi vụt nhớ tới bổn phận của tôi. Vẫn biết bao giờ tôi cũng nghĩ tới bổn phận, nhưng tôi không muốn để ai ngờ được ḷng đoan chính của tôi.

    "Mai đem hết chuyện kể cho tôi nghe từ hôm cụ Án đến nhà cô, khẩn khoan nói năng xin rời bỏ ông ra..."

    Mặt tái mét, Lộc ấp úng hỏi:

    - Mẹ tôi.... đến?

    - Vâng, cụ đến và v́ cụ, Mai đă hy sinh ái t́nh, hạnh phúc, lạc thú của gia đ́nh. Khốn nạn! Bụng mang, dạ chửa, em thời đau ốm, bơ vơ trên đường đời, không chỗ nương nhờ, không nơi trú ẩn.

    Bạch Hải ngưng lại v́ thấy Lộc hai tay ôm đầu, ngồi khóc như một đứa trẻ con.

    - Xin lỗi ông, tôi làm phiền ḷng ông...

    Lộc ngửng đầu, cặp mắt đỏ ngầu, cất tiếng nói như thét:

    - Tôi là một thằng khôn nạn!

    - Thế ra ông không biết ǵ hết ư ?

    - Nào tôi có biết ǵ đâu!

    - Tội nghiệp! Cô Mai ngờ ông bàn mưu với cụ Án đề đuổi cô đi.

    Lộc hoảng hốt rú:

    - Thôi, khổ tôi rồi! Cái giấy bạc hai chục... Tôi ngờ oan cho người ta... Trời ơi, giờ tôi mới nghĩ ra... Chính mẹ tôi gửi đến...

    Bạch Hải không hiểu, bỡ ngỡ hỏi:

    - Cái giấy bạc hai chục nào?... Tờ giấy bạc này chăng?

    - Không! Không phải thế! Nhưng câu chuyện rồi ra sao, xin ông làm phúc kể nốt cho tôi nghe nhờ.

    - Lúc quẫn bách may cho Mai gặp được hai người cứu giúp, một người...

    Lộc lắng hết tinh thần để hết tên hai người sung sướng ấy, Bạch Hải nói luôn:

    - Là bà bán hàng quà ở trường Bưởi và người nữa... một cô gái giang hồ.

    Lộc nhắc lại:

    - Gái giang hồ?

    Bạch Hải mỉm cười:

    - Vâng, gái giang hồ. Chính cô gái giang hồ ấy đă thân đi mời t́nh nhân làm thầy thuốc đến chữa cho cậu Huy và mấy tháng sau đă trông nom săn sóc cho Mai mẹ tṛn con vuông. Lại chính v́ món tiền thuốc nên Mai đă chịu đến làm kiểu mẫu cho tôi để kiếm tiền trả nợ. Kể tới đoạn này cho tôi nghe, cô Mai cảm động lắm, và cũng v́ thế mà tôi được cái hân hạnh cô đến làm kiểu mẫu thêm cho mười hôm nữa. Cô ứa nước mắt bảo tôi:

    "- Chỉ v́ hai chục bạc mà tôi đến mỗi ngày. Hai chục ấy thế nào cũng phải hoàn lại. Đó là món nợ thứ nhất trong đời tôi.

    "Thực bấy giờ tôi cũng không hiểu cô nợ ai, chỉ biết cô lại đến làm kiểu mẫu cho tôi mười buổi nữa. Rồi hôm thứ mười, khi đă nhận tiền công, cô nhờ tôi đem sô tiền hai chục bạc này lại nộp cho ông, nói là hăy xin trả ông cái món nợ thứ nhất.

    "Xin ông tha thứ cho tôi, số tiền ấy tôi không mang ngay đằng ông, là v́ tôi sợ nhỡ ông hỏi chuyện tôi lại buột miệng nói ra, mà cô Mai th́ bắt tôi phái giữ kín, không được để ông biết, chỉ có một việc là đưa ra nộp ông sô tiền mà thôi.

    "Và c̣n điều này tôi xin thú thực ngày ấy tuy bị cô Mai cự tuyệt như cô đă cự tuyệt ông đốc Minh, tôi vẫn hy vọng rằng một ngày kia tôi sẽ cảm động được ḷng cô v́ thế tôi không muốn gặp ông là người - xin ông tha thứ cho - tôi vừa... ghét, vừa sợ, nhất là sợ... tôi chỉ sợ ông thân lại đón cô Mai.... v́ tôi biết cô Mai vẫn thương yêu ông lắm.

    "Bây giờ tôi đă kể đầu đuôi câu chuyện cho ông nghe th́ hẳn ông không thể từ chối không nhận món tiền hai chục này được nữa".

    Lộc lau nước mắt, cười gượng:

    - Vâng, tôi xin vui ḷng mà nhận. Tôi sẽ giữ làm kỷ niệm, v́ nó sẽ nhắc tôi luôn luôn nhớ đến... những sự đau đớn lặng lẽ của loài người. Sau hết, tôi xin hỏi ông một điều nữa:

    - Bây giờ Mai ở đâu?

    Bạch Hải đáp:

    - Tôi chỉ biết bây giờ.... bà ấy ở với em làm giáo học, nhưng không rơ ở đâu.

    Lộc ngả đầu chào, cáo biệt rồi giơ tay bắt tay Bạch Hải và cám ơn đi cám ơn lại. Chàng có vẻ vội vàng, ra cổng gọi xe bảo kéo mau tới nhà Học chánh.

    Măi lúc xe đỗ, Lộc mới sực nhớ hôm đó chủ nhật, các công sở đều nghỉ việc.

    Và lúc bấy giờ đă gần bảy giờ chiều th́ dẫu là ngày thường cũng chẳng nơi công sở nào c̣n mở cửa. Lúc quá hấp tấp, nóng nẩy, chàng quên bẵng rằng có là ngày chủ nhật ḿnh mới về chơi được Hà Nội.

    Lộc xuống xe, đứng thừ người, buồn rầu nh́n qua hai cánh cổng thưa then khép chặt dưới những cành cây leo hoa tím. Rồi chàng lại bước lên xe bảo kéo.

    Anh xe cắm đầu chạy, chẳng biết khách đi đâu, mà Lộc cũng chẳng biết ḿnh đi đâu.

    Chiều hôm ấy, Lộc không ăn cơm. Lần ṃ đi t́m các chỗ quen biết đề t́m tin tức của Huy.

    Măi chín giờ tối mới có người bạn mách nhà và viết thư giới thiệu một người làm thư kư ở nhà Học chánh.

    Hỏi được chỗ ở của Huy, Lộc như cất hẳn gánh nặng bên ḷng. Chàng thấy đỡ khổ, lương tâm đỡ làm bứt rứt, rồi sự sung sướng lại man mác bên ḷng. Có lẽ v́ chàng đă biết rằng người xưa không đến nỗi bị lầm than, đầy đọa như chàng vẫn tưởng. Hay v́ tưởng niệm nhắc tâm trí ôn tới quăng đời âu yếm, dịu dàng khi xưa, chàng lại hy vọng đến một tương lai tốt đẹp?

    Bây giờ Lộc mới thấy đói, về khách sạn uống cốc sữa, ăn cái bánh. Rồi chàng lên buồng ngủ gọi bồi lấy giấy, bút mực, viết thư.... Song cảm động quá, chàng viết chẳng ra văn. Viết xong lại xé đến ba bốn lượt.

    Khi đă xé hết mấy tờ giấy, Lộc ngồi hút thuốc lá, nh́n khói, nghĩ vơ vẫn... Đêm khuya yên lặng, chuông đồng hồ nhà thờ lớn nghe rơ mồn một. Lẩn mẩn, Lộc đếm đủ mười hai tiếng dè dè như ướt đầy nước mắt. Lộc vặn tắt đèn lên giường nằm.

    Hết chương XIV

  7. #597
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Z-28 View Post
    Dường như tui chưa hề được đọc 1 câu chuyện t́nh trong chia ly rưồng bỏ mà lại nhẹ nhàng, lăng đăng như mây trời thế này.

    Giọng văn Khái Hưng thật tuyệt
    Đúng vậy , anh Z-28

    Đó là lư do mà Tigon thích tiểu thuyết của Khái Hưng , mà không thích Nhất linh .

    Trong tác phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên , Khái Hưng dùng hai chữ " lá rụng " đơn độc , đứng một ḿnh , nhưng hàm bao ư nghĩa , cô đọng

    Khi xem truyện , lời văn cũng giữ một vị trí quan trọng không thua nội dung câu chuyện .

    Cái thú của thuật đọc tiểu thuyết là ở chỗ đó .

    Tigon

  8. #598
    Member
    Join Date
    12-04-2011
    Posts
    617

    Nói với Việt Kiều

    Đàn bà con gái ǵ mà nói giữa chốn đông người "Tôi không có khe" (care); "Vẫn c̣n ở chỗ cũ đây, chứ tôi đâu có mu (move)".

    Tác giả Chung Mốc hiện đang cư trú tại Thủ Đức, Việt Nam, gửi bài qua một thân hữu chuyển đến. Trước 1975, tại miền Nam, ông là một nhà giáo, một huynh trưởng sáng giá. Bài viết của ông, như tựa đề, viết theo cách nh́n của bà con quê nhà nh́n những Việt kiều Mỹ khi họ về thăm lại quê quán.



    Tháng Năm, nóng toé khói.
    Ai đă từng đi xa quê hương đều ước mong có dịp trở về, hoài niệm làm người ta xao xuyến đến cháy ḷng. T́m về từ vật chất đến tinh thần, để thấy những cái tưởng mất đi vĩnh viễn nay lại t́m gặp, cái xưa tầm thường nay trở nên quí giá.
    Tôi may mắn thường có dịp đón tiếp thân nhân cùng bạn bè về thăm nhà, nhận thấy song song với nỗi vui mừng khi tái ngộ, c̣n có vài điều tưởng giữa chúng ta, TA và TÂY tự điều chỉnh, để ngày sum họp niềm vui thêm trọn vẹn.
    Tôi nhận thấy có mấy dạng Việt Kiều:
    - Người giàu (Có lẽ là giàu thật) quan niệm đi 5 về 10, xênh xang áo gấm về làng, họ hàng cũng được thơm lây. Hàng xóm có ḷng đố kỵ cho là nổ : Hồi xưa nghèo không có đôi dép mà đi, giờ tha đi đâu cũng kè kè chai nước lọc, vô nhà ai cũng không dám uống nước dù là nước trà; nước giếng, nước mưa th́ chê hôi. Họ đâu c̣n nhớ tới những ngày kinh tế mới, những ngày đi đào kinh thuỷ lợi nghiêng nón múc một ít nước đục ngầu mà uống. Bây giờ cứ đ̣i vào nhà hàng máy lạnh sang thiệt là sang để ăn uống cho an toàn khỏi sợ đau bụng, nhưng nếu họ chịu quá bộ ra chỗ đang rửa chén tô, nơi nhà bếp đang lặt rau, làm cá băm thịt, th́ tưởng chưa có nơi nào mất vệ sinh hơn thế nữa !
    Tôi lấy làm ngạc nhiên và hănh diện khi người ḿnh mới qua tới xứ người, người lâu th́ vài ba chục năm, người mới th́ chỉ năm hay mười năm mà nay ai cũng là bác sĩ, kỹ sư, chủ hăng chủ tiệm, tiếng Tây tiếng Mỹ phun phèo phèo, mà h́nh như không có ai làm thợ hết cả (?).
    Nếu quả thực như thế th́ Mỹ trắng Mỹ đen quá kém, nay họ lại phải xin đi làm công cho người ḿnh nhiều quá, chứ như ở VN mà mấy anh Campuchia qua đây lập nghiệp, không chịu làm cu ly khuân vác từ đời cha tới đời con th́ cũng c̣n khuya mới ngóc đầu lên nổi.
    Có người qua Mỹ đă lâu nhưng c̣n e ngại v́ tài chánh eo hẹp chưa muốn về thăm quê, v́ ngoài tiền vé máy bay ra, c̣n tiền quà cáp, xe cộ tiêu xài. Nhưng họ đâu biết rằng có tiền cho thân nhân đă quí, nhưng gặp lại người thân sau bao nhiêu năm xa cách c̣n quí hơn nhiều lắm.
    Vẫn biết rằng trong đám thân nhân "yêu vấu" kia thế nào cũng có người nói xấu sau lưng: "Việt Kiều về quê mà Trùm Ṣ thế th́ về làm quái ǵ". Cũng may số người này không nhiều.
    - Người nghèo (Có thể là nghèo giả) than van quá trời v́ sợ người nhà ṿi tiền, mà có người ṿi tiền thật, mè nheo đủ thứ. Họ không chờ cho đến khi gặp mặt mà thư, điện tới tấp khiến mẹ cha, anh em con cái phát chán, v́ người ta biết tiền gửi về sẽ bị tiêu pha một cách lăng nhách bởi những người chuyên vô công rỗi nghề, từ sáng tới tối xách xe chạy ṿng ṿng.
    Thái độ và cử chỉ bên TÂY th́ lịch sự nhă nhặn, cưng chiều vợ con hết mức (theo kiểu nịnh nghề bà lắm nạc) khiến phe TA ở quê nhà xốn con mắt lắm. Nhưng khốn nỗi TA lại cộc cằn thô lỗ, gia trưởng y như xưa, y như cách đây hàng thế kỷ. Hôm nay nhà có cơm khách, khách hỏi:
    - C̣n các cháu đâu, không ra dùng cơm luôn thể?
    - Các bác cứ xơi tự nhiên, các cháu đă có rồi.
    Các bác đang xơi, các cháu thập tḥ ở cửa, Bố quát:
    - Xuống bếp ăn với mẹ!
    Đứa con giơ tay lên trời:
    - Xin thề là dưới bếp hết cả nước lẫn cái rồi bố ạ!!!
    *
    Bên TÂY gặp nhau ôm hôn chùn chụt, bên TA mà làm thế có ngày chả c̣n răng ăn cháo. Hôm anh tôi về, thấy mấy trự Việt Kiều gặp người đi đón ở phi trường, lợi dụng cơ hội ôm hôn tùm lum, ảnh nói có nhiều người làm tṛ khỉ quá.
    Rồi sau đó ít hôm ảnh lại nói sao Việt Kiều về cứ phải chứng tỏ ḿnh là Việt Kiều cho oai, lúc nào cũng thấy đeo cái túi mề gà trước bụng, đàn ông lại c̣n mang quần có dây đeo vai cứ như mấy anh bồi nhà hàng. Họ nói chuyện với nhau hay với con cái cứ xổ tiếng Mỹ làm người nhà phải nghệt mặt ra. Mà làm như thế nghĩ cũng chả ích lợi ǵ, chỉ tổ cho nhà hàng chém thẳng tay.
    Việt Kiều thường phê b́nh người trong nước đổ đốn, không chịu làm ǵ cả chỉ ăn nhậu. Nói của đáng tội, cái đó cũng có nhưng v́ họ chưa có cơ hội tiếp xúc với những Giám Đốc trẻ không rượu bia thuốc lá; có trách nhiệm, năng lực và ḷng tự trọng; những người thợ quần quật với công việc nặng nề; những nông dân chân lấm tay bùn đă làm nên những thay đổi và ấm no hơn những ngày cũ.
    *
    Việt kiều lớn đă thế c̣n Việt Kiều con, tụi nhỏ về đây gặp khí hậu, thời tiết khác lạ, ăn ngủ trái múi giờ dễ sinh ra dị ứng ốm đau, làm ông bà cha mẹ lo sốt vó.
    Thái độ tụi nó cũng kỳ dị lắm, h́nh như nó không thích được nâng niu âu yếm, đụng vào người là nó co rúm lại, mà người ḿnh có thương th́ mới rờ rẫm bóp mông, bóp đít khen nó mập, trắng hồng coi dễ thương hết sức. Ban đầu tôi tưởng tụi nó chê ḿnh ở bẩn, nhưng sau này mới biết là làm vậy không nên, nếu là ở Mỹ có thể bị kết tội child abuse ǵ đó.
    Tụi nhỏ nói tiếng Việt không rành, nó ú ớ bảo là đau bụng, đưa thuốc cho uống cả tiếng sau mới nói là nó "wrong", nó bị đau cổ họng cơ. Có nhiều đứa lư sự và phá trời thần, trẻ con VN mà nói tay đôi với người lớn thế th́ có mà nát đít, c̣n trẻ Việt Kiều nó được tự do tranh luận nếu nó nhận thấy người lớn nói sai. Về VN mà nó làm cứ như ở nhà nó, cái máy quay phim, dàn máy hát ở quê nhà quí lắm, dành dụm biết bao lâu mới mua được, nhưng con cháu Việt Kiều về xài rồi nó quăng vất tứ tung, chọc ghẹo nhau chạy tới chạy lui làm đổ dàn am-pli, cả nhà thấy xót quá mà không ai dám nói ǵ!
    Nói sang cái ăn mới ngộ, đăi Việt Kiều ở nhà hàng, TA ép TÂY ăn thịt.
    TÂY than thở: "Tại sao lại ép chúng tôi những thứ mà hàng ngày phải ăn mấy chục năm nay?"
    Không lẽ kêu măng luộc, rau đay cua rốc, cà pháo mắm tôm, rau muống xào đập tỏi v.v...
    Những thứ đó quê tôi có đầy ra, bước ra đàng sau vườn loáng một cái có cả rổ, bây giờ thường để cho heo ăn mà thôi, ai nỡ ḷng nào đem ra đăi Việt Kiều.
    Việt Kiều con th́ khác hẳn, vào bàn nó ngồi im như tượng, mặt buồn như Đức Mẹ Sầu Bi ngồi dưới chân thánh giá, hỏi ăn ǵ th́ chỉ lắc đầu. Thấy mấy ông kêu đồ nhậu rắn rùa, chim chuột ... đặc sản, nó chỉ con thạch sùng (thằn lằn) trên tường mà hỏi: "Con đó có ăn không ?"
    Người lớn thích ăn tiết canh, mua con heo, con vịt về cắt tiết hay thọc huyết, nh́n thấy cảnh đó nó kinh hăi ôm nhau khóc thét lên.
    C̣n về thịt cầy, nó dặn là đừng bao giờ đánh lừa nó ăn một miếng, bởi v́ ăn thịt chó, tim sẽ đau đớn như phạm tội vậy.
    Về tới SG thả tụi nó vào khu siêu thị th́ như cá gặp nước, tụi nó hoạt bát hẳn lên, nói líu lo v́ trong đó có bán đồ ăn khoái khẩu của nó.
    Ở quê tôi c̣n có một thứ mà mỗi nhà có Việt Kiều về thăm th́ phải lo trước, đó là cái bàn cầu ngồi theo lối Mỹ, nhà cầu kiểu cũ trẻ con ngồi không quen cứ ngă bổ chửng ra. Nhớ hồi cách đây hơn 10 năm, cầu cá dồ chưa bị cấm, có ông Việt Kiều đang ngồi th́ bị cầu sập, ông đứng giữa đ́a khóc ầm lên kêu Trời kêu Phật, kêu cả thánh quan thầy.
    Một cái đáng sợ nữa cho Việt Kiều là muỗi. Xưa kia muỗi chỉ có mùa, bây giờ nhờ kinh tế thị trường nên có quanh năm, nó lại theo trào lưu khủng bố của thế giới nên không kêu vo ve nữa mà chuyên âm thầm đánh du kích, cắn xong một phát là chỗ đó ngứa không chịu nổi. Đối với người trong nước không hiểu v́ đă chịu muỗi chích hoài nên cơ thể quen nọc ngứa, hay là tại v́ thịt Việt Kiều thơm (tắm bằng xà bông Dove), hay tại muỗi vẫn c̣n thù dai đối với Đế Quốc, mà cho dù là ban ngày sáng sủa đàn muỗi không cắn ai, lại cứ xà quần bên Việt Kiều như đàn trực thăng sắp đổ quân vậy.
    Đi với Việt Kiều nhí th́ thật là thê thảm, cho dù bôi thuốc chống muỗi rồi đó, nhưng dính mũi nào là làm độc mũi đó, có khi mưng mủ sưng to như trái chùm ruột. Tôi có đứa cháu kiên nhẫn ngồi đếm được 108 mụn trên một cái chân nhỏ bé !!!
    C̣n trục trặc ngôn ngữ Việt giữa người trong và ngoài nước nữa chứ. Có nhiều Việt Kiều nghe không hiểu được những từ ngữ "mới". Hồi sau 75 tôi có dịp tiếp xúc với cán bộ hay người miền Bắc mới vô, nghe họ nói tôi buồn cười lắm mà không dám cười, sau đó nhái chơi, rồi dần dần nó ngấm vào giọng nói lúc nào không hay, bây giờ có những chữ mà loay hoay măi không nhớ ra chữ cũ để thay thế.
    Thí dụ: Hôm nay tôi tranh thủ đến thăm anh (cố gắng). TV hôm nay bị sự cố kỹ thuật (trục trặc). Nhưng đến câu "Họ có mặt bằng cho thuê" th́ tôi đành chịu không t́m ra chữ nào để thay.
    Có anh về nước cầm máy chụp h́nh hay quay phim th́ thấy cái ǵ hơi lạ là bấm máy liên hồi, thấy người ta nói đi xe khách chất lượng cao (high quality); xe tham quan (tourist); cửa hàng chuyên bán ổn áp (survolter) là cười khinh khỉnh, nhưng chúng tôi thấy họ nói pha tiếng Mỹ lại càng kỳ quái hơn: Đem cái xe tới tiệm để estimate, anh thợ sửa xe dốt nát đâu biết tiếng Tây tiếng U ǵ đâu, nghe vậy bèn tháo tung chiếc xe ra; bảo tun-ấp th́ nghe giống như "ốc" nên lấy đồ nghề ra siết tất cả những con ốc lại. Đàn bà con gái ǵ mà nói giữa chốn đông người "Tôi không có khe" (care); "Vẫn c̣n ở chỗ cũ đây, chứ tôi đâu có mu (move)".
    Cười, bởi v́ khe và mu là những chữ dùng để chỉ cơ quan sinh dục của đàn bà.
    Có lần được tháp tùng về thăm quê cũ của mẹ tôi ngoài Bắc, gặp đứa em họ đang phụ trách một đoàn thể trong xứ đạo, nó hỏi xin cái máy kích. Tôi hỏi cần đẩy hay kéo cái ǵ, nó giải thích th́ ối giời ơi! đó là cái am-pli và cặp loa để phát thanh, ở ngoài Bắc gọi là cái máy kích âm !!!
    Bây giờ họ c̣n hay nói tắt. Hỏi gia đ́nh thế nào? Trả lời dạo này gia đ́nh chúng em VẤT lắm (vất vả); Món này ăn ngon CỰC (cực kỳ); Thợ xây quát phu hồ: "Lấy cho tao bao Xi (xi măng) !!!
    Chữ "bị" ở thế thụ động (passive voice) lại được nói: "Ông ta hơi bị giỏi đấy" ; Món này ăn hơi bị ngon v.v... Ban đầu tôi tưởng chỉ là cách dùng chữ cho khôi hài, không ngờ có những nhà văn lớn dùng trong văn chương nghiêm túc nữa đấy. Thật quái đản !!!
    Hôm xem lậu cuốn băng Thuư Nga, thấy ông Nguyễn Ngọc Ngạn nói xỏ người ở nước ngoài hay nói chữ là, thay v́ nói "Rất đẹp" th́ lại nói "Rất là đẹp". Tôi th́ tiếng Anh dốt nát, đành dịch ra là "Very is beautiful"!
    Ngày xưa c̣n đi học mà làm luận văn xài chữ: th́, là, mà, bị v.v... lung tung như kiểu này chắc thầy vă cho rách mép.
    Ở VN bây giờ từ quan cho tới anh cùng đinh khố rách đều nghiện chữ "Nói chung" cũng như mấy anh Việt Kiều hay dùng chữ "You know" vậy.
    Hỏi thăm gia đ́nh khoẻ không th́ được trả lời: "Nói chung cũng tốt. Mẹ tôi c̣n đang nằm bệnh viện c̣n vợ tôi th́ mới chết tuần rồi".
    Hăy nghe đài BBC phỏng vấn mấy quan chức, hay đọc trong bản báo cáo của mỗi cơ quan, đoàn thể, mỗi ngành không bao giờ thiếu chữ "Nói chung":
    - T́nh h́nh chỗ nào cũng vậy, nói chung là tốt, nhưng trong đó c̣n có một vài bộ phận yếu kém tồn tại ...
    Tôi tới thăm gia đ́nh người bạn mới từ nước ngoài về, bố bảo con gọi mẹ ra đây. Thằng con chạy vào trong hét toáng lên: "Momy, dady muốn momy bây giờ". Hồi lâu sau nó lại chạy ra bảo: "Momy đang rửa he".
    Tôi ngạc nhiên ngẫm nghĩ măi mới hiểu là má nó đang gội đầu (hair).
    Tháng rồi có mấy đứa cháu từ Úc về chơi, tôi dẫn đi ăn nghêu ở Ngă Sáu, trong đĩa nghêu luộc chín há vỏ ra, có con thịt rớt ra ngoài chỉ c̣n cái vỏ không, đứa bé cầm cái vỏ ngắm nghía một hồi rồi tặc lưỡi: "Không có ai".
    Ôi ngôn ngữ Việt của Việt Ta và Việt Tây sao mà rắc rối, biến hoá làm vậy!
    Ngày vui qua mau rồi cũng đến ngày tiễn đưa người nhà ra phi trường. Người c̣n ở VN khoái tiễn đưa lắm, lư do là lúc đó người đi rất ngậm ngùi, c̣n bao nhiêu tiền trong túi cũng móc ra cho hết, thương lắm cơ.
    Việt Kiều con ra tới phi trường th́ mừng lắm, chúng nhảy cỡn lên múa máy tay chân rồi la to:
    - Thoát khỏi Việt Nam rồi! Thoát Việt Nam rồi!
    Vậy th́ tôi c̣n mong ǵ khi chúng lên, học hành thành tài rồi về giúp đỡ quê hương?

    *Link: http://www.rfviet.com/forum35/showthread.php?t=111935

  9. #599
    sở không
    Khách

    Đôi ḍng thơ thẫn

    Hôm nay đọc đến chương hai tác phẩm "Tắt đèn" của bác CảThộn sở không xin họa một bài thơ góp vui:

    Chương tiếp hay ghê Bác Thộn à
    Em mà gọi Cả chẳng hay đâu
    Tưởng đâu cụ Cả...Chánh không được
    Xuốt buổi Thuốc Phiện với Tiết Canh
    Tính thuế ngày xưa cũng kỹ thật
    Người nhà Cả Lư mà không tha
    Tính thêm phần ruộng ai sai đúng
    Chánh phán: làm nhanh cấm xúm quanh

    sở không
    Last edited by sở không; 30-07-2011 at 08:53 PM.

  10. #600
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    NỬA CHỪNG XUÂN - tiếp theo

    Chương XV - Hai Quan Niệm

    Sáng hôm sau, khi về tới huyện, Lộc đi thẳng vào nhà trong, tuy ở Công đường các thầy thơ lại đă đương lúi húi làm việc, và dân đă đứng đợi đông đen nghịt ở ngoài hiên.

    Nét mặt bơ phờ, chàng vào buồng nằm nghỉ, v́ đêm hôm trước, chàng thức suốt sáng không chợp mắt.

    Thấy Chàng kêu ốm, vợ buồn rầu theo vào buồng, hỏi thăm. Lộc biết vợ có tính hay lo sợ nên cười gượng nói:

    - Không, tôi không sao đâu, chỉ nhức đầu qua loa thôi, thế nào lát nữa cũng khỏi.

    Vợ vẫn không được yên ḷng nói đi mời thầy lang th́ chàng gạt:

    - Ấy, để vậy th́ tôi khỏi, chớ mợ mà đi rước thầy lang về th́ bệnh lên rầm rầm ngay bây giờ.

    Câu nói đùa khiến người vợ cười khanh khách rồi vui vẻ hỏi:

    - Cậu đi Hà Nội sao không mua lấy vài cân lên để mẹ xơi.

    - Ấy, tôi quên đấy mợ ạ.

    Hai người lặng yên, hai tâm hồn cùng đương rung động bởi những ư nghĩ ngấm ngầm.

    Lộc lấy làm lạ rằng vợ bỗng lại có cái tính ôn tồn đáng quư như mấy năm mới cưới. Phải, ba năm đầu, ái t́nh chân thật lặng lẽ của người vợ trẻ đă đem đến trong gia đ́nh chàng nền hạnh phúc êm đềm đầm ấm. Bà Án luôn mồm khen ngợi và kể lể với con những đức tính tốt của nàng dâu. Muốn đẹp ḷng mẹ, chàng đă đổi hẳn, lạnh lùng buồn tẻ, chứ không vui cười nhanh nhẹn như xưa.

    Trong khi ấy, vợ chàng vẫn hết sức chiều chuộng để cố độc chiếm ái t́nh mà kẻ khác đă cướp mất, hay đương cùng ḿnh ngấm ngầm san sẻ. Đoạn t́nh sử của Lộc, nàng đă rơ từ ngày chưa cùng chàng nên chồng vợ.

    Những hôm nàng thấy chồng ít nói, ít cười, lúc nào cũng có dáng tư lự là những hôm nàng mất ăn, mất ngủ, nhưng lại là những hôm nàng trở nên một người đàn bà hoàn toàn âu yếm, vui vẻ đảm đang.

    Biết Lộc kính yêu mẹ, nàng để hết tâm trí vào sự phụng dưỡng mẹ chồng, nhẹ nhàng từ lời nói cho đến dáng điệu, nhẫn nại đến nỗi đôi khi bà Án quá nóng nảy mắng nhiếc oan, nàng cũng chỉ ngọt ngào xin lỗi.

    Lộc thấy vậy, càng ngày càng thêm vị nể vợ. Có khi chàng đương buồn bực về một việc ǵ, thoáng thấy vợ, chàng phải cố làm ra mặt vui tươi để vợ khỏi khổ sở, khỏi ngờ vực rằng ḿnh tưởng tới Mai.

    Nhưng mọi sự đều có giới hạn. Nhất là sự miễn cưỡng tự ép ḿnh làm việc ǵ để tới một mục đích khó khăn. Sau ba năm, chịu biết bao nhẫn nhục, lại đau đớn v́ cái chết của hai đứa con, vợ Lộc h́nh như đổi hẳn tính nết. Mềm mại dịu dàng, nàng trở nên cau có, gắt gỏng; vâng lời kính cẩn, nàng đổi ra hỗn xược, vô lễ...Như thế trong gần một năm nay rồi, Lộc cũng hơi lấy làm khó chịu nhưng chàng chỉ khuyên can, an ủi chứ không hề mắng, trách giận dữ bao giờ.

    Nay bỗng thấy vợ lại trở lại có tính nết ngôn ngữ, cử chỉ ngày xưa th́ chàng hỏi sao không cảm động!

    - Cậu ạ, mẹ đi lễ đền Vân đấy.

    Sau một tiếng thở dài, chàng trả lời vắn tắt:

    - Thê à?

    Ngẫm nghĩ một lát, nàng lại nói:

    - Đền Vân có tiếng anh linh lắm, cậu ạ.

    - Thê à?

    - Tôi xin theo hầu mẹ, nhưng mẹ không cho đi.

    - Đi làm quái ǵ?

    Câu trả lời cộc cằn của chông khiến vợ lấy làm lạ. Nàng gợi đến chuyện bà Án cũng chỉ v́ khác hẳn mọi lần, lúc chàng mới về, nàng không thấy chàng hỏi tới mẹ, người mẹ mà chàng kính yêu, người mẹ có đủ oai quyên bắt con phải cùng nàng kết hôn. Thế mà nay đi chơi về chàng không hề hỏi qua một câu, không biết rằng mẹ vắng nhà nữa. Chắc đă xay ra sự ǵ đây? Người đàn bà, nhất là người yêu bao giờ cũng là một nhà tâm ly học trông rơ ḷng người, như là trông vào trang giấy có chữ:

    - Cậu ơi, cậu lo nghĩ điều ǵ thế?

    Lộc nh́n vợ đáp:

    - Không, có điều ǵ đâu!

    Muốn tránh sự ngờ vực của vợ, Lộc đứng dậy mặc quần áo ra công đường.

    Ngồi bàn giấy, Lộc chống tay nghĩ ngợi. Dân cầm đơn vào kêu, chàng vẫy tay trỏ sang buồng thầy lục Sự. Rồi chàng lấy giấy viết Cho Huy bức thư, bức thư bị Mai xé vụn...

    Hôm ấy măi quá mười hai giờ, cả nhà mới ăn cơm sáng, v́ c̣n chờ bà Án đi lễ về nhưng Lộc ăn trước để c̣n đi nghỉ trưa. Đó là một sự ít khi xảy ra.

    Mọi lần dầu trễ đến đâu, Lộc cũng chờ mẹ về, mới ăn cơm.

    Lộc cố ư tránh mặt mẹ, h́nh như không muốn cùng mẹ nói tới câu chuyện đau đớn có thể làm giảm ḷng kính yêu của chàng đối với mẹ, và làm hư tổn ḷng tự ái của mẹ đối với ḿnh.

    Nằm trong buồng, vờ ngủ nghe tiếng cười, cấu nói của mẹ, chàng tưởng tượng có giấu bao sự lừa dối ở trong. Chàng kinh hoảng lấy tay bịt lại. Lúc buông tay ra, tiếng nói nhu ḿ êm ái của vợ như an ủi ḷng chàng được đôi chút. Nàng nói với mẹ chồng:

    - Bẩm mẹ, nhà con chỉ cảm xoàng đấy thôi, không can ǵ!

    Bà Án đáp:

    - Cũng nên cẩn thận, quẻ thẻ tôi xin cho cậu ấy không được tốt. Cung gia trạch và cung tật bệnh không được yên.

    Cơm nước xong mọi người đều đi nghỉ. Cái huyện nhỏ ở giữa làng bị vùi sâu trong bầu không khí yên lặng, lạnh lùng. Thỉnh thoảng chiếc xe lượn qua cổng, tiếng cút kít, một dịp kéo dài rồi xa xa như biên vào quăng sương mù, càng làm tăng vẻ tịch mịch của nơi thôn dă.

    Có ai rón rén vào pḥng. Lộc vờ nhắm mắt ngủ say.

    Một bàn tay mát, đặt trên trán chàng, rối tiếng giày lại se sẽ rón rén từ trong pḥng bước ra ngoài. Lộc chẳng cần trông thấy cũng biệt đó là vợ vào thăm bệnh ḿnh.

    Lộc lấy làm khó nghĩ... Một người vợ vừa hiền hậu, vừa khôn khéo, chàng không thể không trọng được. Đă bao lần bà Án khuyên chàng lấy vợ lẽ, nhưng chàng chỉ có một lời từ chối: "Bẩm thời này, lấy vợ lẽ, người ta cười cho".

    Lộc nói thế, nhưng chính Lộc không nghĩ thế. Lộc chỉ thương hại, v́ nể người vợ đă thành thực yêu mến chàng. Ái t́nh ấy, chàng không thể đáp lại bằng một ái t́nh nồng nàn buổi đầu xuân. Nay ái t́nh của chàng chỉ có thể đầm ấm mà thôi, chàng nỡ nào c̣n đem san sẻ với một người vợ lẽ.

    Nhiều khi khuyên bảo con không được bà Án nói sẵng:

    - Hay tôi gọi con Mai về cho anh nhé?

    Lộc chỉ đỏ bừng mặt mà không đáp, khiến bà án tưởng c̣n lưu luyến Mai lắm.

    Thực ra Lộc cho Mai là một người bỏ đi, nhất là từ hôm gặp nàng ở cổng nhà họa sĩ Bạch Hải. Song chàng cũng tự an ủi rằng cuộc đời đày đọa chính nàng đă chuộc lấy, nào chàng có chút trách nhiệm ǵ...

    - Trời ơi!

    Tiếng kêu rú lên của Lộc khiến vợ ở pḥng ngoài chạy vội vào. Nhưng thấy chàng vẫn nằm yên, càng cho là chồng nói mê, nên lại bước ra ngay.

    Lộc kêu lên như thế, là v́ lúc đó trí chàng ôn lại quăng đă qua; Mai rời bỏ nhà chàng trốn đi. Lương tâm chàng cắn rứt. Chàng hối hận lấy làm thẹn, lấy làm buồn v́ những cử chỉ tàn ác của mẹ... Một người bụng mang dạ chửa mấy lời của họa sĩ Bạch Hải c̣n văng vẳng bên tai chàng... Lộc mỉm cười nghĩ thầm: "Cũng c̣n may cho ta, cho mẹ ta mà Mai chống lại được sự cám dỗ, mà Mai chịu nổi sức đè nén của sự nghèo hèn, đói rét... Nếu không th́ cái trách nhiệm nặng nề... nay ai mang cho?

    Nhưng biết rằng Mai vẫn giữ được tiết sạch giá trong giữa lúc lầm than, đói khát cũng chẳng hay ǵ cho Lộc. Ḷng chàng chỉ thêm phiền mà ḿnh không thể yêu đường hoàng được nữa th́ phỏng có ích ǵ?

    "Thà rằng nó bậy bạ, khôn nạn, đê hèn!"

    Tính ích kỷ tự nhiên của loài người đă dấn vào tâm trí chàng giữa lúc phân vân những y nghĩ vô lư ấy.

    Phái! Thà rằng có một quăng chông gai ngáng hẳn con đường ân ái của hai người! Chứ quay về đường cũ th́ khó khăn lắm, th́ không thể được nữa. V́ vợ chàng kia, một người đàn bà đă phó thác tính mệnh và linh hồn trong tay chàng.

    "Thà rằng nó bậy bạ, khôn nạn, đê hèn".

    Vợ chàng không có chỗ nào khiến chàng có thể ghét được. Tuy một đôi khi nàng căi lại mẹ chàng, song cũng nên nhận xét rằng có một gia đ́nh nào con dâu không bao giờ vô phép với mẹ chồng? Chàng thở dài lẩm bẩm" "Với lại cũng tại mẹ ta nữa kia".

    Từ khi cưới đến nay, lần này là lần thứ nhất, Lộc nghĩ tới lỗi của mẹ đối với vợ. Chàng tưởng tượng mẹ chàng ra một người đàn bà cay nghiệt, cứng cỏi trong khuôn phép lễ nghi, không bao giờ cảm động khi đứng trước những sự đáng thương tâm nhưng ở ngoài ṿng luân lư cổ.

    "Cái đó chỉ v́ giáo dục, v́ tập quán, chứ nào phái lỗi của mẹ ta!"

    Không ǵ đáng cảm động, đáng đau ḷng cho ta bằng khi ta t́m hết các lẽ đề tự làm thầy căi cho người mà ta phái kính mến. Một đằng th́ lương tâm nó dơng dạc buộc tội, nào nó có xét đến t́nh mẫu tử? Một đằng th́ lời nói văn hoa bóng bẩy cố t́m những sự kiện có thể làm nhẹ bớt tội lỗi của mẹ. Lộc thở dài:

    "Phải, bao nhiêu sự lầm lỡ của mẹ ta nguyên do chỉ ở chỗ quá suy tôn cổ tục, quá thiên trọng tập quán. Mẹ ta đuổi Mai cũng chỉ v́ thế, chứ khi nào mẹ ta tàn ác được đến thế?" ( Sai, tại vì tính tham và lòng ích kỷ của con người)

    Chương XV còn tiếp

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •