Page 90 of 304 FirstFirst ... 4080868788899091929394100140190 ... LastLast
Results 891 to 900 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #891
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chả biết tay ai làm lá sen?...

    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    ....
    ...thời đó đă xa rồi.. và ngày đó.. các cô đến tuổi cặp kê(lấy chồng).. th́ cứ đến đầu tháng tám (âm lịch).. là lại mong có ai đến chơi (khach đến thăm...thời này lập gia đ́nh do bố mẹ hay như họ hàng kén chọn cho..).. vi vậy thường nói; hồng cốm tốt đôi.
    Cứ tưởng ḷng ḿnh là hương cốm !
    ..... chẳng biết tay ai làm lá sen...??
    quí Bạn vô YOU TUBE... t́m nghe nmq((
    Thơ T́nh »

    Paris Có Ǵ Lạ Không Em?

    Paris có ǵ lạ không em?
    Mai anh về em có c̣n ngoan
    Mùa xuân hoa lá vương đầy ngơ
    Em có t́m anh trong cánh chim

    Paris có ǵ lạ không em?
    Mai anh về giữa bến sông Seine
    Anh về giữa một gịng sông trắng
    Là áo sương mù hay áo em?

    Em có đứng ở bên bờ sông?
    Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
    Anh về có nương theo gịng nước
    Anh sẽ t́m em trong bóng trăng

    Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
    Mỗi lần tan một chút sương sa
    Bao giờ sáng một trời sao sáng
    Là mắt em nh́n trong gió đưa...

    Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
    Tóc em anh sẽ gọi là mây
    Ngày sau hai đứa ḿnh xa cách
    Anh vẫn được nh́n mây trắng bay

    Anh sẽ chép thơ trên thời gian
    Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
    V́ em hay một vừng trăng sáng
    Đă đắm trong ḷng cặp mắt em?

    Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
    Anh đàn mà chả có thanh âm
    Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
    Để lúc xa vời đó~ nhớ nhung

    Paris có ǵ lạ không em?
    Mai anh về mắt vẫn lánh đen
    Vẫn hỏi ḷng ḿnh là hương cốm
    Chả biết tay ai làm lá sen?...


    Tác Giả: Nguyên Sa

  2. #892
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Và đây là bản nhạc : Mời anh Nguyễn Mạnh Quốc cùng nghe


  3. #893
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường

    Thạch Lam

    -
    Chương 1 : NHững Biển Hàng

    Trước hết có hiệu trâu vàng, hẳn thế.

    Ấy là câu chuyện huyền thoại của ông Khổng Minh Không đă được h́nh tượng ra bằng hai cái biển.

    Rồi đến hiệu ḅ vàng, cá chép vàng (cá chép hóa long th́ đúng hơn và con cá này đă trái tật chạy lên Hàng Ngang rồi), con lạc đà không biết đến đây để làm ǵ?, con gà sống kim kê hẳn thôi, con hươu sao, con kỳ lân, con phượng (lai hoàng), con rùa rùa (kim quy), con rùa rùa này về núi rồi, con vịt che ô, con voi (con này cũng về rừng), và con tê giác.

    Các nhà hàng c̣n lâu mới dùng hết được tên các loài vật. Và chúng ta nên nhận rằng trong các con vật đă dùng, không có con nào dữ cả.

    Con tê giác th́ kể là vật dữ, nhưng con tê giác ở Hàng Đào th́ lành lắm: nó không cắn ai bao giờ.

    Không có hổ vàng hay sư tử vàng, chẳng hạn. V́ những con vật trên kia là những con vật thần linh chăng, hay là những con vật chỉ lành có thể gợi ḷng tin của khách mua?

    Con trâu, con hươu, con ḅ ... Những con vật này có làm hại được ai bao giờ đâu?

    Vào nhà con trâu, con hươu mua vải, lụa, chắc không bị hớ, chắc sẽ được nhà hàng tiếp đăi niềm nở và tử tế (như các bà bán hàng Việt Nam biết tiếp khi khách chỉ mặc cả mà không mua, hay muốn mua mà trả rẻ), và nếu họ có bị dại như một con ḅ th́ cũng được an ủi rằng ít ra cũng là một con ḅ vàng.

    Tôi chỉ không hiểu tại sao bỗng dưng lại có con lạc đà. Con vật này h́nh như lạc loài vào đám ấy, giữa những con vật mà nó không quen bao giờ.

    Người phương Tây khinh ai thường gọi: cái anh lạc đà ấy ... Theo nghĩa đó th́ con lạc đà ám chỉ nhà hàng hay khách mua hàng?

    Chúng ta c̣n phải hỏi tại sao con vật khác không được dùng, và tại sao địa phận chúng chỉ có phố Hàng Đào thôi. Lên đến Hàng Ngang, xuống đến Bờ Hồ, là đă không có loài vật rồi (con cá hóa long lên Hàng Ngang là trái với lẽ trời).

    Có một người kể chuyện với tôi rằng đó là tại nhà hàng ganh tị nhau. Nguyên hồi bấy giờ phố hàng Đào c̣n hẹp, nhà hai bên phố không cách nhau xa mấy.

    Có hai ông chủ hiệu to, ngẫu nhiên một hôm cùng có một ư, là lấy con hươu làm biểu hiệu. Hai con hươu cùng treo một lúc.

    Có nhiều sự nhầm lẫn xảy ra về sau, nhưng hai ông cùng ganh, không ông nào chịu đổi con khác. Như thế được một năm. Rồi bỗng nhiên, một ông lấy ngay con báo làm biểu hiện, và phao ngôn lên rằng chỉ ít lâu bữa là báo sẽ cắn hươu chết. Ông chủ hiệu kia tức khí lấy biển hiệu con hổ và phao ngược lại.

    Ông chủ hiệu này chẳng chịu kém đổi ngay con báo ra con sư tử. Ông kia cũng lập tức đổi ra con voi.

    Đến con voi th́ ông này tức quá: v́ không có con nào khỏe hơn con nữa. Voi đứng đầu trong giống vật rồi. Chỉ có cách làm con voi hơn. Thế rồi ông làm con voi to hơn.

    Ông kia cũng chẳng chịu kém, lại làm con voi to hơn nữa. Hai con voi cứ thi nhau mà to măi ra. Phố th́ hẹp, cho nên một ngày kia hai con voi đụng ṿi nhau, lấp cả lối đi.

    Việc đến cửa quan. Ông quan phân xử, bắt voi hai bên đều bé lại, và ra lệnh từ đấy chỉ được dùng những con vật hiền (như voi chẳng hạn) làm biển hàng mà thôi. Những con vật dữ như báo, hổ, gấu, mèo ... đều cấm tiệt.

    Ấy là người ta kể cho tôi nghe câu chuyện như thế. Chuyện chả biết có thật hay bịa, nhưng giảng tại sao người ta không dùng các thú vật dữ th́ có (tuy vậy, con tê giác?), c̣n tại sao các vật chỉ có phạm vi phố Hàng Đào, không lên Hàng Ngang, không xuống Bờ Hồ, th́ tuyệt nhiên không.

    Hết chương 1

    http://www.dactrung.net/Bai-tr-2946-Ha_N%c3%b4?i_Ba_Muoi _Sau_Pho_Phuo`ng.asp x
    Last edited by Tigon; 09-01-2012 at 08:58 PM.

  4. #894
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Xin giải thich...

    Vẫn hỏi ḷng ḿnh là hương cốm
    Chả biết tay ai làm lá sen?...

    Tác Giả: Nguyên Sa

    Toàn bài thơ chỗ nào TX cũng "thông" - theo suy nghĩ cuả mình - nhưng đã bao năm rồi, hai câu cuối vẫn khó hiểu làm sao!
    Bác nmq có câu dẫn giải cho nghĩa "hồng cốm" ;
    Originally posted by nmq: ......).. vi vậy thường nói; hồng cốm tốt đôi.
    Có nghiã là câu trên đề cập đến chuyện lứa đôi? Nhưng muốn nhắn nhủ gì ma nói "vẫn hỏi lòng mình là hương cốm"?
    Còn câu cuối nữa? "lá sen" có liên quan gì đến ...chuyện kia?
    Xin các bạn đọc ...khai trí cho TX, đa tạ.

  5. #895
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Hương cốm và lá sen

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Vẫn hỏi ḷng ḿnh là hương cốm
    Chả biết tay ai làm lá sen?...

    Tác Giả: Nguyên Sa

    Toàn bài thơ chỗ nào TX cũng "thông" - theo suy nghĩ cuả mình - nhưng đã bao năm rồi, hai câu cuối vẫn khó hiểu làm sao!
    Bác nmq có câu dẫn giải cho nghĩa "hồng cốm" ;


    Có nghiã là câu trên đề cập đến chuyện lứa đôi? Nhưng muốn nhắn nhủ gì ma nói "vẫn hỏi lòng mình là hương cốm"?
    Còn câu cuối nữa? "lá sen" có liên quan gì đến ...chuyện kia?
    Xin các bạn đọc ...khai trí cho TX, đa tạ.
    Vân c̣n nhớ một câu vè như thế này khi có trái qúit trong tayth́ vừa xoa qúit vào áo vừa đọc "thần chú":

    "Xoa xoa xuưt xuưt bán quưt chợ Đơ, bán hồng chợ Mỗ, bán cỗ cho vua, bán cua cho làng, mặt trời vàng vàng, cho qúit tôi ngọt"(Đơ và Mỗ là hai làng thuộc tỉnh Hà Đông) ...

    Thi sĩ Nguyên Sa cũng quê ở Hà Đông nên hẳn biết câu "thần chú" trên mà động tác xoa xoa chỉ là một của bàn tay kỳ diệu, nào là ấp ủ, nào là bao bọc, nào là hoà đồng. Mùi thơm của cốm, màu đỏ của hồng, màu xanh của lá sen. Hương vị và màu sắc
    càng đáng chiêm ngưỡng và trân quư, cho nên :
    "Hoa hương càng tỏ sức hồng
    Càng say vẻ ngọc càng nồng tấm yêu"
    Bàn tay quả là kỳ diệu, phải không quí vị?

  6. #896
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Nghe chyện Hà nội.

    Hương cốm là hương thơm của cốm đơn giản vậy thôi, nhất là cốm đầu mùa làm bằng gạo nếp xoan thì thơm lừng.
    Người ta đựng cốm bằng lá sen để bán.
    Hương cốm tức là cốm, cốm còn đây mà người ở đâu ?
    Cứ tưởng tượng nhúm một chút cốm bỏ vào bàn tay nàng, rồi chàng được ăn chút cốm ấy thì đúng là phát... dại.
    Cốm đã thơm mà thịt da em còn thơm hơn....
    TX ơi cô tưởng tượng qúa, chịu cô.

  7. #897
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Vẫn hỏi ḷng ḿnh là hương cốm
    Chả biết tay ai làm lá sen?...

    Tác Giả: Nguyên Sa

    Toàn bài thơ chỗ nào TX cũng "thông" - theo suy nghĩ cuả mình - nhưng đã bao năm rồi, hai câu cuối vẫn khó hiểu làm sao!
    Bác nmq có câu dẫn giải cho nghĩa "hồng cốm" ;


    Có nghiã là câu trên đề cập đến chuyện lứa đôi? Nhưng muốn nhắn nhủ gì ma nói "vẫn hỏi lòng mình là hương cốm"?
    Còn câu cuối nữa? "lá sen" có liên quan gì đến ...chuyện kia?
    Xin các bạn đọc ...khai trí cho TX, đa tạ.
    Em gái ui ,

    Ở Hà Nội , cốm bán rong luôn luôn được gói bằng lá sen .

    Câu đó có nghĩa là " lá sen " được hân hạnh gói " hương cốm " là hoàng tử Bạch Mă nào ?

    Huong cốm = nàng

    Lá sen = chàng

    Đơn giản thế thôi .

    Tigon

  8. #898
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Thật là ..."tủi phận"!

    Ba "quan bác" vừa cho TX ba ..."hèo" về tội dốt văn học nước nhà, đầu có thông nhưng vẫn... xuýt xoa vì bị đòn đau!

    Chị Tigon: Đơn giản thế thôi .

    Bác Peter Phu: đơn giản vậy thôi

    Chị VânNương:nhớ một câu vè như thế này khi có trái qúit

    Nào TX đã có đươc đứng giữa trời Hà Nội với nắm lá sen xanh, gói cốm hồng thơm lừng trong tay, mắt vơ vẩn nhìn xa xăm, mơ chuyện...trăm năm -!- mà biết hai câu thơ ấy "đơn giản" là thế?
    Lại còn cái câu vè quả quýt rất "dân gian" - như vè thằng Bờm - mà đã có bao giờ được nghe? Bên này mình ăn quýt ... Marocco ngọt lừ, có thấy ai đọc"thần chú" đâu nào?

    Cảm ơn các bác thật nhiều, các bác giải thich hay quá, học thêm cái "kỳ diệu cuả bàn tay" ở chỗ nào!!!

  9. #899
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Phố Hàng Đào

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Thạch Lam


    Nguyên hồi bấy giờ phố hàng Đào c̣n hẹp, nhà hai bên phố không cách nhau xa mấy.
    Nhân đọc bài này thấy nhắc đến phố Hàng Đào, tìm hiểu thêm thì thấy phố Hàng Đào quả là rất đặc biệt, xin post bài đọc chi tiết về phố Hàng Đào.



    Hà Nội trên từng con phố: Phố Hàng Đào

    Mỗi du khách khi đặt chân đến Hàng Đào đều cảm nhận được một cái ǵ thật riêng của Hà Nội. C̣n với những người Hà Nội gốc, nh́n Hàng Đào hôm nay dường như trong họ có chút ǵ nuối tiếc.

    Phố Hàng Đào c̣n đó…

    Hàng Đào là một trong những tuyến phố chính của Hà Nội. Đây cũng là một trong những con phố cổ nhất của kinh thành Thăng Long xưa. Ngày nay, Hàng Đào c̣n là một tuyến phố đắt đỏ bậc nhất của Hà Nội khi giá đất nhà mặt phố được giao dịch cả tỷ đồng một mét vuông.



    Phố Hàng Đào đầu thế kỉ XX. Trong đó ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đ́nh cụ Lương Văn Can. Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếp theo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.


    Ngă 5 Hàng Đào nh́n từ trên cao năm 1990

    Từ khi được h́nh thành, Hàng Đào vẫn luôn là con phố kiêu sa bậc nhất đất Kinh kỳ.
    Tại thành Thăng Long xưa, Phố Hàng Đào thuộc phường Đồng Lạc và Đại Lợi, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Phường Đại Lợi tập trung người làng Đan Loan (B́nh Giang, Hải Dương), làng Đ́nh Loan, Đông Cao (Bắc Ninh) chuyên nghề nhuộm tơ lụa có từ thời Trần, Hồ, đến đời Lê đă rất phát triển. Phiên chợ tơ của phố ngày xưa mở vào ngày mồng 1 và 6 âm lịch hàng tháng trở thành một trong những phiên chợ quan trọng nhất của Kinh thành xưa. Phiên chợ thu hút các làng dệt tứ xứ đến mua bán, như the từ La Cả, La Khê, lĩnh từ làng Bưởi ven Hồ Tây, gấm vóc của Vạn Phúc, rồi các giao dịch của thợ nhuộm, thợ cửi, người bán tơ, bán sợi…

    Hàng Đào trở thành một trung tâm nhuộm tơ lụa và nhiễu sầm uất nhất cả nước thời bấy giờ. Hiện nay vẫn c̣n tấm bia có từ năm 1706 ghi rơ tên cụ tổ sư nghề nhuộm cũng là thành hoàng làng tại số nhà 90A. Cái tên “Hàng Đào” cũng bắt đầu từ đặc trưng này (Đào hay điều là đỏ, phố chuyên buôn bán tơ lụa, vải điều nên gọi là Hàng Đào). Sau này khi nghề nhuộm màu chuyển sang phố Cầu Gỗ th́ phố Hàng Đào lại chuyển thành phố bán các hàng tấm: the, lụa, lượt, là, cấp, đũi, băng, sa, xuyến, chồi…

    Thời Pháp thuộc, phố mang tên là Rue de la Soie (phố bán lụa) nhưng người dân vẫn quen giữ và gọi là Hàng Đào. Hàng Đào chủ yếu là nơi sinh sống của những ông quan về hưu. Các bà vợ quan mở cửa hàng buôn bán tơ lụa tại gia. Đầu thế kỷ 20, các thương gia Ấn Độ tới đây buôn bán và cũng mở các cửa hàng tơ lụa, vải vóc. Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây/ Hàng Đào tơ lụa làm say ḷng người. Câu ca dao cổ từ lâu đă khắc sâu vào tâm trí biết bao thế hệ những người con yêu mến đất Thăng Long về h́nh ảnh một con phố buôn bán nổi tiếng của Hà Nội

    Trong các sản phẩm tơ lụa của Hàng Đào th́ nổi tiếng nhất và có truyền thống lâu đời nhất là Yếm Đào. Nửa đầu Hàng Đào xưa là chợ bán yếm nhộn nhịp người bán kẻ mua nhất ở đất Thăng Long.


    Yếm thắm Hàng Đào là một niềm tự hào của phụ nữ Việt
    Theo nề nếp, phụ nữ Việt thường đi chợ mua tơ tằm tự may yếm. Bởi vậy, Thăng Long – Kẻ chợ đă có cả một cái chợ dành cho phường bán yếm. Trong cái chợ rực rỡ “yếm lụa” xa xưa ấy, từ các làng quê, những sản phẩm tuyệt hảo của tơ tằm đă đổ về đây, quyến rũ, bắt mắt đàn bà con gái Thăng Long, đặc biệt là trước những lễ hội. Họ rủ nhau tấp nập chọn tơ tằm may yếm và sắm sửa lụa là gấm vóc để may váy áo tứ thân, năm thân, áo cánh, thắt lưng, khăn vấn và cả đồ trang sức vàng bạc.

    Yếm Việt đẹp đến mức, đầu thế kỉ XX, khi hai họa sĩ “Tây học”: Lê Phổ - Cát Tường phát minh áo dài tân thời, th́ vẻ đẹp tân ḱ, pha trộn hài ḥa Đông – Tây của nó vẫn cứ phảng phất giữ lại vẻ đẹp của chiếc yếm thuở nào.

    Ngày nay, dừng lại ở ngôi nhà số 38, ngước nh́n lên cổng giữa, vẫn thấy hàng chữ Hán màu đen nổi bật trên nền vôi vàng. 5 chữ Hán này là “Đồng Lạc quyến yếm thị”. Đây là ngôi đ́nh của chợ bán yếm lụa ngày xưa, mang tên Đồng Lạc.


    Số 38 Hàng Đào ngày nay đă trở thành trụ sở Ban quản lư Phố Cổ

    Còn tiếp...

  10. #900
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Phố Hàng Đào

    Tiếp theo...

    Khoảng những năm 20 của thế kỉ XX, vải tây thắng thế, quá nửa phố cho thuê bán vải tây, hàng truyền thống vắng hẳn. Rồi dần dần phố không c̣n bán vải nhuộm màu nữa, các chủ hàng có nhiều vốn chuyển sang các loại hàng cao cấp, xa xỉ.

    Ngày nay, Phố Hàng Đào nằm theo hướng bắc - nam, dài khoảng 260m. Phố Hàng Đào được coi là đường trục chính của 36 phố phường. Đầu phía nam của phố sát bờ hồ Hoàn Kiếm, đầu phía bắc giáp phố Hàng Ngang. Phía tây của phố là các nhà mang số chẵn, phía đông là các nhà mang số lẻ, cao thấp theo phong thủy xưa.

    Diện mạo của phố cổ Hàng Đào đă thay đổi nhiều. Vẫn đóng vai tṛ là phố buôn bán chính, sầm uất, đông đúc nhất Hà Nội, nhưng phố Hàng Đào chuyên bán quần áo, sản phẩm du lịch, tiêu dùng như: kim hoàn, thời trang, đồng hồ… phục vụ du khách và người dân Hà thành. Từ năm 2006, UBND quận Hoàn Kiếm cho phép thành lập tuyến phố đi bộ Chợ Đêm Hàng Đào - Đồng Xuân vào các tối thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. Chợ chủ yếu bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tơ lụa truyền thống, đồ lưu niệm, và cả hàng quán giới thiệu văn hóa ẩm thực Hà Nội, thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan. Tuyến phố đi bộ trên Chợ Đêm Hàng Đào - Đồng Xuân đă tạo nên một nét văn hóa hoàn toàn mới của Thủ đô, một nếp sinh hoạt thương mại kết hợp truyền thống với hiện đại.

    Có thể thấy, những nét văn hóa đặc trưng của phố Hàng Đào xưa giờ đă dần mai một nhường chỗ cho sự pha tạp tân thời. Qua phố Hàng Đào, ngước mắt lên cao một chút, vẫn c̣n đó những mái ngói, ô cửa cũ kỹ nhưng đan xen vào là nhà cao tầng, biển hiệu, cửa kính sáng choang… Người Hàng Đào vẫn có câu: Phố bán nhiều đồng hồ nhưng không ai mua được thời gian.

    Người Hàng Đào c̣n đây…

    Phố Hàng Đào là nơi buôn bán lụa là, vóc nhiễu với nhiều màu sắc đẹp đẽ, và người Người Hàng Đào từ lâu vẫn nổi tiếng là người thanh lịch, con người của Kinh Kỳ kiểu cách đến thành cầu ḱ, hào nhoáng. Mặc dù là phố buôn bán nhưng Hàng Đào lại được coi là cái nôi của văn hóa Thăng Long.

    Những người yêu Hà Nội không mấy ai quên được nét đẹp của những cô gái Hàng Đào. Những cô gái Hàng Đào trong quá khứ lúc nào cũng mặt hoa da phấn, ăn mặc chải chuốt, phong cách đoan trang ngay cả khi ngồi bán hàng. Lời nói nhẹ nhàng và cái cười duyên dáng của các cô khiến khách hàng không dễ bỏ đi. Con gái Hàng Đào xưa có biệt tài kinh doanh nhưng là sự kinh doanh khôn ngoan chứ không nhiều chụp giật, bon chen như bây giờ.

    Ông thợ vẽ truyền thần, với gần 40 năm làm nghề ở 51 Hàng Đào bảo chúng tôi rằng: “Trước đây, người Hàng Đào cực kỳ giản dị, nhưng là sự giản dị sang trọng. Cứ nh́n cung cách các bà, các chị, các cô xuống phố, ra chợ là biết ngay. Có một vẻ ǵ đó nhàn nhă, tinh tế, yêu kiều rất khó diễn tả”...


    Phố và người Hàng Đào hôm nay

    Phố Hàng Đào rất cổ kính nhưng cũng rất hiện đại. C̣n đó những di tích cổ của một thời vang bóng : di tích trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại số nhà 10; Miếu Đồng Lạc tại số nhà 31; Đ́nh Hoa Lộc Thị ở số nhà 90A (là đ́nh của người làng Đan Loan, thờ vọng thành hoàng làng Đan Loan là Triệu Xương và phu nhân Phương Dung và ông tổ nhuộm vải xưa); Đ́nh Đồng Lạc ở số nhà 38 thờ thần Bạch Mă, Linh Lang, Cao Sơn… nhưng sự nuối tiếc vẫn là có thật, hiện hữu trong mỗi tâm hồn người Hàng Đào gốc.

    Nguyễn (tổng hợp)
    Trích: dothi.net

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •