Page 99 of 304 FirstFirst ... 49899596979899100101102103109149199 ... LastLast
Results 981 to 990 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #981
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thạch Lam - nhà văn của 36 phố phường

    Nói tới Hà Nội , là phải biết Hà Nội xưa có 36 phố phường . Và nhắc tới 36 phố phường , th́ không thể quên Thạch Lam .

    Hăy cùng t́m hiểu về Thạch Lam và thành quả văn học của ông , đă để lại cho đời :




    Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)



    Thạch Lam là một trong những nhà văn chiếm được nhiều cảm t́nh của người đọc. Các tác phẩm văn chương của ông tuy ít (ông mất năm 32 tuổi ) nhưng có giá trị nghệ thuật cao nên ông vẫn đứng vào hàng ngũ các nhà văn lớn của nền văn chương cận đại Việt Nam.

    Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, ông sinh ngày 7/7/1910, tại Hà Nội, trong một gia đ́nh công chức, gốc quan lại.

    Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đ́nh ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái B́nh và tiếp tục học tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đ́nh chuyển ra Hà Nội.

    Sau khi đỗ bằng Thành chung năm 1927 và học một năm ở Trường Canh nông, Thạch Lam xin vào học ở Trường Albert Saraut - trường dành riêng cho con em Tây và các gia đ́nh quan lại, giàu có. Năm 1931, Thạch Lam đỗ bằng Tú tài phần thứ nhất. Sau đó ông theo anh trai là Hoàng Đạo vào Sài G̣n và bắt đầu viết văn, làm báo.

    Năm 1933, Thạch Lam lập gia đ́nh và về ở trong một căn nhà đơn sơ nhưng ấm cúng tại làng Yên Phụ.

    Cũng trong năm này, anh trai Thạch Lam là Nhất Linh thành lập nhóm “Tự lực văn đoàn.” Thạch Lam cùng Hoàng Đạo tham gia nhóm này. Tự lực văn đoàn là một nhóm thanh niên trí thức gồm bảy người: Nhất Linh (tức Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (là Trần Khánh Dư), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) và Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu).

    Tham gia Tự lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Khái Hưng, Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với hiện thực và t́nh cảm nghiêng về người nghèo. Trong bài giới thiệu tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” , Thạch Lam viết:

    "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho ḷng người được thêm trong sạch và phong phú hơn." Đó có thể coi là Tuyên ngôn văn học của Thạch Lam. Quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của ông, hầu như không một trang viết nào lại không thắm đượm tinh thần đó.

    Được coi là một trong những cây bút chính của nhóm Tự Lực văn đoàn, song trước sau văn phong Thạch Lam vẫn chảy riêng biệt một ḍng. Đề tài quen thuộc của nhóm Tự Lực văn đoàn là những cảnh sống được thi vị hóa, những mơ ước thoát ly mang mầu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đ́nh quyền quư.

    Thạch Lam, trái lại, đă hướng ng̣i bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xă hội đương thời. Khung cảnh thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng ...

    Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, ảm đạm của số kiếp lầm than - đó là mẹ Lê, người đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn; là bác Dư phu xe ở phố Hàng Bột; là Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô; là cô Tâm hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn.

    Tất cả những cảnh, những người ấy đều được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn hết sức chân thực. Tác phẩm của Thạch Lam v́ thế có nhiều yếu tố hiện thực, tuy nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, lăo Hạc của Nam Cao, hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất Tố... Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam chính là ở ḷng nhân ái và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông.

    Nhân vật của Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam. Thạch Lam đôi khi c̣n đặt nhân vật của ḿnh vào vùng ranh giới tranh chấp giữa cái thiện và cái ác, để rồi tự bản thân con người bằng việc thức tỉnh của lương tri, của phẩm giá, xác lập chỗ đứng tốt đẹp cho ḿnh trong cuộc sống đầy bùn nhơ của xă hội cũ. Đó là trường hợp của nhân vật Thanh trong truyện ngắn “Một cơn giận” hoặc Thành trong truyện ngắn “Sợi tóc.”

    Sáng tác của Thạch Lam rất gần với văn học hiện thực phê phán và phản ánh sự phân hóa theo hướng tiến bộ của văn xuôi lăng mạn thời kỳ Mặt trận dân chủ. Tuy nhiên, do chưa thật hiểu biết sâu sắc về đời sống nhân dân lao động, t́nh cảm trong tác phẩm của ông chân thành song c̣n trừu tượng.

    Thạch Lam có sở trường viết truyện ngắn. Văn phong của ông giản dị, trong sáng, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, thâm trầm. Nhiều người cho rằng ông là người đầu tiên biết khai thác chất thơ trong đời sống hàng ngày.

    Truyện của Thạch Lam xa lạ với mọi thứ hấp dẫn bề ngoài, nhiều truyện dường như không có cốt truyện song vẫn có sức lôi cuốn riêng.

    Ông là cây bút có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thể loại văn xuôi trong văn học Việt Nam

    Các tác phẩm chính của Thạch Lam như tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” được xuất bản vào năm 1937; “Nắng trong vườn”, xuất bản vào năm 1938; “Sợi tóc”, 1942; truyện dài “Ngày mới”, xuất bản vào năm 1939; b́nh luận văn học “Theo gịng”, 1941; bút kư “Hà Nội băm sáu phố phường”, 1943...

    Hầu hết sáng tác của ông được đăng báo trước khi in thành sách.

    Thạch Lam mất ngày 27/6/1942 v́ căn bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi./.

    http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Tha...07/2057.vnplus

  2. #982
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tiếp tục giới thiệu " Quà Hà Nội " thuở xua .( Thạch Lam )

    Người Hà Nội, ăn th́ ngày nào cũng ăn, nhưng thường không để ư. Nếu chúng ta về ở các tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Pḥng, Nam Định nữa, chúng ta mới sẽ biết quà ở Hà Nội ngon là chừng nào.

    Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, bún ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi.

    Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ một thứ khác nhau; ăn quà cũng là một nghệ thuật: ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy, mới là người sành ăn.

    Tang tảng sáng, tiếng bánh tây đă rao, lẫn với tiếng chổi quét đường. Đó là quà của những thợ đi làm sớm.

    Rồi, có từng độ, phố xá vang lên tiếng rao "bánh rán nóng, trinh một, xu đôi" của một lũ trẻ con. Cái bánh rán vừa cứng vừa xấu, thật là giảm thanh thế của quà Hà Nội, do một cửa hàng nào đó muốn kiếm lời, cứ muốn bắt thiên hạ ăn bánh rán lúc c̣n ngái ngủ.

    Này đây mới là quà chính tông: bánh cuốn, ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng. Nhưng là bánh cuốn Thanh Tŕ mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Vị bánh thơm, bột mịn và dẻo. Bánh chay th́ thanh đạm, bánh mặn đậm v́ chút mỡ hành.

    Người bán bánh cuốn Thanh Tŕ đội mẹt và rổ trên đầu, từng tụm năm, bảy người từ phía Ḷ Lợn đi vào trong phố, dáng điệu uyển chuyển và nhanh nhẹn.

    Rồi mùa nực th́ hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. ờ, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi. Mà có đắt ǵ đâu! ăn một, hai xu là đủ rồi.

    Mùa rét th́ xôi nóng, hăy c̣n hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ. Và có ai ngẫm nghĩ kỹ cái vị hành khô chưng mỡ ở trong bát ngô nếp bung non; hành gịn và thơm phức, những hạt ngô béo rưới chút nước mỡ trong...

    Ngô bung (xôi lúa) th́ có nhiều hàng ngon, nhưng ngon nhất và đậm vị nhất là ngô bung của một bà già trên Yên Phụ.

    Cứ mỗi sáng, bà từ ô xuống phố, theo một đường đi nhất định, đă ngoài hai mươi năm nay, để các nhà muốn ăn cứ việc sai người ra đứng chờ.

    Bà đội thúng ngô, tay thủ vào cái áo cánh bông, và cất lên cái tiếng rao, tựa như không phải tiếng người, một tiếng rao đặc biệt và kỳ lạ: "êéé... éc", "?é... ééc..."

    Đối với các bà, các cô đi chợ, cô hàng vải, cô hàng cau v.v... là những người ưa món quà ǵ vừa rẻ vừa ngon, lại vừa no lâu -các cô khó tính, sành ăn và hay xét nét lắm -đă có món quà của cô hàng cơm nắm lẳng lơ với hai quang thúng bỏ chũng.

    Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, tự quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng, tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm, cô hàng trông cũng ngon mắt như quà của cô vậy. Cơm nắm từng nắm dài, to nhỏ có, nằm trên chiếc mẹt phủ tấm vải màu trắng tinh để che ruồi, muỗi. Con dao cắt sáng như nước, và lưỡi đưa ngọt như đường phèn. Cơm cắt ra từng khoanh, cô hàng lại cẩn thận gọt bỏ lớp ngoài, rồi lại cắt ra từng miếng nhỏ, vuông cạnh và dài, để bày trên đĩa. Cô muốn xơi với ǵ? Với chả mới nhé hay gị lụa mịn màng?

    Các cô vừa ăn vừa nhai nhè nhẹ và thong thả vừa hỏi han thân mật cô hàng: cùng bạn làm ăn cả, một gánh nuôi chồng nuôi con, đóng góp th́ nhiều. 'u cũng là cái phận chứ biết làm thế nào.

    Đối với các bà ăn dở và thích của lạ miệng, -và độc nữa -đă có bà hàng tiết canh và ḷng lợn. Một mâm đầy những bát tiết canh đỏ ối, ng̣ng ngoèo sợi dừa trắng, điểm xanh mấy lá húng tươi. Thế mà họ ăn ngon lành, một lúc hai, ba bát. Rồi đánh thêm một đĩa vừa ḷng vừa dồi, cổ hũ với tràng gịn. ăn xong quệt miệng đứng dậy, bước đi thành chậm chạp.


    C̣n tiếp...
    * * *

  3. #983
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sao bằng ra đầu phố ăn một bát phở bă của anh hàng phở áo cánh trắng, gilet sđen, và tóc rẽ mượt?

    Nồi nước sôi sùng sục tỏa mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở ngon -cả Hà Nội không đâu làm nhiều -, th́ nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu gịn chứ không dai, chanh, ớt, với hành tây đủ cả.

    Chả c̣n ǵ ngon hơn bát phở như thế nữa. ăn xong bát thứ nhất, lại muốn ăn luôn bát thứ hai. Và anh hàng phở chả phải gánh nặng đi đâu cả, chỉ việc đỗ một chỗ nhất định, cũng đủ bán một ngày hai gánh như chơi. Và người hàng phố t́m dấu hiệu để gọi tên anh cho dễ nhớ: anh phở Trọc, anh phở Bêrê, anh phở Mũ Dạ, anh phở Cao... và dặn thằng nhỏ chớ mua hàng khác về "ông không ăn mà chết đ̣n".

    Phở là một thứ quà thật đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng ở Hà Nội mới có, nhưng chính là v́ chỉ ở Hà Nội mới ngon.

    Đó là thứ quà suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền.

    Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tối.

    Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu.

    Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ : phố Hàng Cót, phố ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc v.v...

    Bây giờ nhiều tài năng trẻ trong nghề phở mới nhóm lên, và trái lại, những danh vọng cũ trên kia không chắc có c̣n giữ được "hương vị xứng kỳ danh" nữa. Có người nào thử chịu khó đi khảo nếm lại một lượt xem sao?

    Một ṿng quanh Hà Nội bằng vị phở, chắc có lắm điều mặn, chát, chua, cay đấy. Nhưng có một nơi phở rất ngon mà không có ai nghĩ đến và biết đến: ấy là gánh phở trong nhà thương.

    Trong nhà thương vốn có một bà bán các thứ quà bánh ở một gian hàng dựng dưới bóng cây. Cái quyền bán hàng đó là quyền riêng của nhà bà, có từ khi nhà thương mới lập.

    Bà là người ngoan đạo nên tuy ở địa vị đặc biệt đó bà cũng không bắt bí mọi người và ăn lăi quá đáng. Thức ǵ bán cũng ngon lành, giá cả phải chăng. Nhưng gánh phở của bà th́ tuyệt: bát phở đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm, trông thực muốn ăn. Nước th́ trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Tau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tùy thích, nhà hàng đă khéo chiều: ai muốn ăn mỡ gầu, có, muốn ăn nạc, có, muốn ăn nửa mỡ, nửa nạc, cũng có sẵn sàng.

    Cứ mỗi buổi sáng, từ sáu giờ cho đến bảy giờ,
    -chỉ trong quăng ấy thôi, v́ ngoài giờ là gánh phở hết -, chung quanh nồi nước phở, ta thấy tụm năm tụm ba, các bệnh nhân đàn ông và đàn bà, các bác gác san, các thầy y tá, và cả đến các học sinh trường Thuốc nữa. Chừng ấy người đều hợp ḷng trong sự thưởng thức món quà ngon, nâng cách ăn phở lên đến một nghệ thuật đáng kính.


    C̣n tiếp...

  4. #984
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cùng một thứ quà nước và mặn như phở, Hà Nội c̣n có hàng ḿ và mằn thắn.

    Hai món này chắc hẳn là món ăn của người Tàu, cho nên hễ người Tàu làm th́ ngon hơn, cũng như họ làm ngon nhiềumón khác.

    Cái chí của người Việt Nam ta cũng khác: món quà bán th́ cứ muốn bán cho rẻ và nhiều, thích thế để xiêu ḷng khách c̣n cái phẩm có tốt hay không, không quan tâm đến. Cho nên bát mằn thắn của ḿnh th́ có đủ cả rau thơm, sà síu, đôi khi mấy miếng dồi, và một phần chia tám quả trứng vịt.

    Mằn thắn th́ làm rất to bột, nặn xuề x̣a để trông càng to hơn, nhưng nhân th́ hết sức kín đáo và nhỏ bé, v́ được một tí thịt chỗ bạc nhạc, mua rẻ của các hàng thịt lậu ôi ở ngoại ô, lúc trút hàng bán rẻ.

    Nước cũng rất nhiều nữa, dềnh lên như ao sau trận mưa, nhưng nhạt ví như nước bèo. ấy thế mà tất cả chỉ bán có năm xu. Tưởng đắt hàng là phải.

    Thế mà không : người Hà Nội ăn quà sành, nên khó mà lấy nhiều hoa mắt người ta được. Có lẽ người bán nghĩ rằng quà rao là sực tắc, hai thanh tre già gơ vào với nhau như tiếng guốc đi của một gái về đêm, mà sực tắc chính là hai tiếng Tàu Thực đắc mà ra. Thực đắc là ăn được, cho nên quà chỉ cốt ăn được, không cốt ǵ ăn ngon.

    Về thức quà này, tôi lại nhớ đến một câu chuyện nhiều ư nghĩa, và có thể là một bài học hay cho người ḿnh. Trong lúc mọi người bán hàng Việt Nam vai lê gánh đi khắp phố ṃn đốt tre v́ tiếng gọi mà vẫn không bán được mấy, th́ bỗng nhiên một hôm ở một phố Hà Nội nhỏ hẹp và đông đúc, nẩy ra một chú khách bán hàng rất dở người.

    Chú ta cũng bán ḿ với mằn thắn, cũng với giá năm xu, nhưng ḿ th́ chỉ có ḿ không và mằn thắn chỉ có mằn thắn trần, đủ mười lăm cái. Nhưng nước rất trong và rất ngọt, ḿ th́ đậm vị và dẻo, mằn thắn th́ bột mềm và mỗi cái có nhân một con tôm. ăn măi vẫn ngon không thấy chán.

    Bác bán không cần gánh đi đâu, và cũng không cần ǵ bát. Ai muốn ăn đến hàng mà ăn, ai muốn mua đem bát lại mà mua, và người nhà mang về, chứ một bực thang ngắn bác cũng không chịu bước lên.

    Bác bán hàng cửa quyền như thế, người ta tuy tức v́ cái làm bộ kiêu kỳ của bác, chê v́ quà của bác đắt hơn quà của các hàng thường, nhưng người ta vẫn phải mua, v́ quà của bác ngon. Người mua ngày dần đông: một gánh bác bán không đủ, phải làm hai gánh, rồi ba, rồi bốn, rồi năm, sáu.

    Mỗi gánh bác lại thuê một người bán, mỗi tháng công năm đồng. Những người này bèn nghĩ cách ăn bớt: một lượng bát ḿ bác bán, cứ ba bó ḿ th́ họ bớt lại một; mười lăm cái mằn thắn th́ họ bán có người hai.

    Nhưng mặc ḷng, hàng bác vẫn bán chạy. Mỗi gánh ít nhất bác cũng lăi được ba đồng một ngày. Sáu gánh vị chi là mười tám, một tháng lăi năm trăm hơn.

    Sáu tháng sau khi bác ở Hải Pḥng đặt chân lên Hà Nội, bác đă nghiễm nhiên trở nên một người giàu. Thế mới biết nghề ǵ là không có lăi, mà cái nghề chúng ta tưởng là hèn mọn ấy lại chóng làm cho người ta giàu hơn chán vạn nghề khác. Miễn là thức hàng bán xứng với đồng tiền, đừng lừa dối người mua, của ngon th́ người ta ăn, đắt rẻ không kỳ quản.

    Đó là một sự thực giản dị trong nghề buôn bán, mà tiếc thay, nhiều nhà buôn người ḿnh không biết đến, hoặc người ḿnh làm tồi bán rẻ hoặc họ đánh lừa được người mua th́ lấy làm sung sướng.

    Tôi quên nói nốt rằng chú khách mằn thắn trên kia, giá cứ giữ lối bán gánh như thế th́ không sao. Có tiền, chú lại muốn làm ông chủ hiệu: Chú mở hàng cao lâu to ở phố Mă Mây. Cái chí này không có ǵ là đáng trách. Nhưng chú lại muốn giống các ông chủ khác ở chỗ đánh bạc : chú đánh phán thán, rồi chú thua.

    Ba tháng sau, chú vỡ nợ. Nhưng đấy là tại chú, chứ không tại cái cửa hàng của chú, và cái phương pháp bán hàng của chú vẫn giữ quyền giá trị khiến chúng ta nên theo.

    Sau khi vỡ nợ, trắng tay trở về, chú lại ghé lưng xuống gánh lấy gánh hàng mằn thắn cũ: tiếng vẫn rao vang, và miệng vẫn tươi cười như trước: Đó là một tấm gương mà chúng ra lại càng nên theo nữa.

    http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/13858

  5. #985
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Vẫn quà Hà Nội

    Kể về các thứ quà mặn, th́ Hà Nội c̣n nhiều : nào bún riêu, bún chả, thang cuốn, nem chua, nào miến lươn và bún ốc.

    Mỗi thứ, tất nhiên có một vị riêng, và cả đến mỗi tháng lại cũng có cái ngon riêng nữa.

    Tôi thích nhất cô hàng bún ốc; không phải v́ món hàng cô tôi thích ăn, -xin thú thực rằng tôi sợ các bác ốc lắm -nhưng v́ tôi thích nh́n người ta ăn, v́ nghe thức quà của cô là cái điểm không thể thiếu được của một cảnh b́nh dân hoạt động trong các ngơ con và trên các bờ hè.

    Người ta xúm lại ăn quà bún ốc một cách mới ngon lành làm sao!

    Có ai buổi trưa vắng hay buổi đêm khuya, đi qua các nhà cô đào, và các chị em thanh lâu, thấy họ ăn cái quà ấy một cách chăm chú và tha thiết đến đâu không?

    Nước ốc chua làm nhăn các nét mặt tàn phấn và mệt lả, miệng ớt cay làm xoa xuưt những cặp môi héo hắt, và khiến đôi khi rỏ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ t́nh.

    Cô hàng ốc có một cái dụng cụ, một đầu là búa, một đầu là dùi nhọn. Một cái gơ nhẹ, và một cái trở tay, là con ốc nguyên cả ruột đă gọn gàng rơi ḿnh vào bát nước.

    Cô thoăn thoắt rút ốc không kịp, trông thấy người ta ăn ngon lành, chính cô cũng sinh thèm. ấy cô có thú thực với tôi như thế.

    Cùng họ nhà bún, riêu cua và thang cuốn vốn là quà sở trường của các bà. (Mà nghiệm ra cái triết lư sâu sắc này : thứ quà nào bán cho các bà bao giờ cũng đắt hàng, v́ hai lẽ: một là v́ các bà nội trợ bao giờ cũng sẵn tiền, hai là các bà ăn quà đă thành tục ngữ, ca dao).

    Lạ có một điều : nhà ḿnh làm lấy, dù bà vợ khéo tay đến đâu, ăn cũng không thấy ngon bằng mua của các hàng rong, nhất là hai thứ thang và riêu.

    Tại sao vậy? Có ai t́m ra cái lẽ triết lư thứ ba không?

    Miến lươn là thức quà ăn bổ âm, nhiều người bảo thế. Đàn ông th́ không hay tin, nhưng đàn bà th́ dễ tin lắm.

    Thế cho nên đă thấy nhiều ông chồng không thích ăn lươn, mà vẫn bị các bà vợ ép cho ăn dù tiền các bà ấy trả lấy.

    T́nh nghĩa đằm thắm của vợ chồng đôi khi có thể lấy nhiều ít miến lươn mà đo được.

    Ấy ,suưt nữa đi khỏi các thứ quà cốt bún, mà tôi quên không nói đến thứ quà bún quan trọng và đặc điểm nhất của Hà Nội băm sáu phố phường: đó là thức quà bún chả.

    Phải, cái thức quà tầm thường đó, sáu tỉnh đường trong, bốn tỉnh đường ngoài, chẳng có đâu ngon bằng ở kinh đô.

    Ai cũng phải công nhận như thế, hay ít ra những người sành thưởng thức.

    Một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói, ô lên Hà Nội, đă phải ứng khẩu đọc hai câu thơ như thế này, khi ngửi thấy mùi khói chả:

    Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long

    Bún chả là đây có phải không?


    Mà cảm hứng thế là chí phải. Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm, th́ ngài dễ thành thi sĩ lắm.

    Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài, và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều cái quyến rũ đáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng.

    Những thứ rất là tầm thường, rất giản dị mà đi gần nhau sao lại sinh ra được mùi vị riêng như thế?

    Ai là người đầu tiên đă nghĩ ra bún chả? Người đó đáng được chúng ta nhớ ơn và kính trọng ngang, hay là hơn với người tạo nên được tác phẩm văn chương... Có lẽ người kia c̣n làm ích cho nhân loại hơn là người này nữa. Tiếc thay tên người tài tử đó thất truyền, để không kê liệt vào cái sổ vàng của những danh nhân "thực vi đạo".

    Thứ bún để ăn bún chả, sợi mảnh và cuộn từng lá mỏng, khác với các thứ bún thường. Chả phải thịt ba chỉ, mà phải dùng cặp tre tươi nướng mới ngon.

    Quái, sao nước chấm của các hàng bún chả ngon thế! Có lẽ họ dùng nước mắm hạng vừa, nghĩa là không quá chua, cho nên thành ngon chăng? Nước chấm ấy mà điểm thêm mấy giọt chanh vào th́ tuyệt: có thể thấm nhuần được cả bún, cả rau, cả chả mà không mặn, không gắt như nước chấm của nhà. Nhưng bún chả Hà Nội đặc biệt có lẽ v́ cái rau húng Láng. V́ chỉ có rau húng ở Láng là có mùi vị húng, đem trồng chỗ đất khác, sớm chậm rồi cũng đổi mùi bạc hà


    -Viết đến đây tôi lại nhớ đến bác Tú Mỡ thường mời bạn hữu ăn và thường khoe là ḿnh ẩn dật ngay trong rừng húng

    -Thế cho nên bún chả th́ phải là bún chả Hà Nội mới đủ vị cho người thưởng thức và phải là bà bún chả xưa vẫn ngồi trước đền Bạch Mă, Hàng Buồm, mới là bà bán hàng ngon. (Tất nhiên c̣n nhiều các hàng khác ở phố cũng ngon chẳng kém, nhưng tiếng tăm chưa nổi đó thôi.)

    http://ttvnol.com/tacphamvanhoc/13858

  6. #986
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Mới sáng tinh mơ, bụng thì ...rỗng, chỉ toàn nước cà-phê, đọc một lượt bài này là em muốn ...nấu phở ăn ngay, chị Tigon à!
    Nhất la mấy hôm nay trời bắt đầu lạnh quá - -18độ C !!! - chỉ có bát phở là mới đủ sức làm mình quên cái giá lạnh mùa đông.
    Thạch Lam viết phóng sự hay - ký sự? - rất chi tiết,
    Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, tự quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng, tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm, cô hàng trông cũng ngon mắt như quà của cô vậynhưng
    không rườm rà, dễ đọc, pha lẫn sự khôi hài nhẹ nhàng, không cay độc, và dễ hình dung ra những gì ông miêu tả.
    Mằn thắn th́ làm rất to bột, nặn xuề x̣a để trông càng to hơn, nhưng nhân th́ hết sức kín đáo và nhỏ bé,....
    Nước cũng rất nhiều nữa, dềnh lên như ao sau trận mưa, nhưng nhạt ví như nước bèo
    Bên cạnh đó ông còn có những nhận xét tâm lý về con người thật sâu sắc, cũng vậy, rất ...khoan nhượng và thông cảm hơn la chỉ trích.
    Với hàng phở "độc quyền" cuả nhà thương thì ông có nhận xét:
    Bà là người ngoan đạo nên tuy ở địa vị đặc biệt đó bà cũng không bắt bí mọi người và ăn lăi quá đáng.
    Còn những chủ "gánh mì" người mình làm ăn không ...tới nơi, ông nhẹ nhàng phê bình:
    Cái chí của người Việt Nam ta cũng khác: món quà bán th́ cứ muốn bán cho rẻ và nhiều, thích thế để xiêu ḷng khách c̣n cái phẩm có tốt hay không, không quan tâm đến
    Cả đến cái tính cao kỳ cuả ông "các chú" cũng đươc ...châm chước:
    Bác bán hàng cửa quyền như thế, người ta tuy tức v́ cái làm bộ kiêu kỳ của bác, chê v́ quà của bác đắt hơn quà của các hàng thường, nhưng người ta vẫn phải mua, v́ quà của bác ngon.
    Đi một vòng chợ "nghía" sáng nay đủ no ...hơi rồi chị Tigon, thôi, không ...đi thêm nữa mà chết thèm!
    Phải cảm ơn ông nhà văn này, không biết ông có "háu ăn" không, nhưng nhờ có những bài viết cuả ông ma ngaỳ nay chúng ta mới có "tài liệu" để hiểu biết thêm về văn hoá "Quà Hà Nội", một phần "nghệ thuật ăn quà" cuả người VN.
    Thắc mắc không biết ngaỳ nay, con người ta có gì khác, có gì vẫn thế, so với ngaỳ ấy?

  7. #987
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Ngày xưa, ngày nay...

    Muốn biết ngaỳ nay khác ngaỳ xưa ra sao, chúng ta có thể mượn những baì viết cuả người trong nước mang tính cách "độc lập", cũng phần nào trả lời đươc những thắc mắc hôm nay.

    Chị Tigon vừa đăng loạt bài về "ăn uống", xin đươc đăng bài kế, ít nhiều liên quan đến đề tài cũng ...ăn uống ba ngaỳ Tết?

    Phố Bát Đàn


    Bát Đàn là con phố mà những giá trị văn hóa truyền thống xưa dường chỉ c̣n được gợi nhắc, giữ lại qua tên phố và mái đ́nh cổ kính nằm khiêm nhường bên một góc phố nhỏ.
    Phố Bát Đàn dài 248m, nối từ phố Hàng Bồ đến phố Phùng Hưng, chạy ngang ngă tư Hàng Điếu - Hàng Gà và phố Đường Thành. Bát Đàn ngày nay thuộc hai phường Hàng Bồ và Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    Thời Pháp thuộc, phố được gọi là Hàng Chén (Rue Vieille des tasses). Nơi đây nguyên là phần đất của các thôn Nhân Nội và Tân Khai, đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
    Bát Đàn – Con đường gốm sứ xưa chỉ c̣n trong tên phố

    Phố Bát Đàn trước đây chia làm hai đoạn:

    Đoạn thuộc đất thôn Tân Khai, được xây dựng từ khoảng năm 1920. Ở vị trí đầu phố, giáp với phố Phùng Hưng và Đường Thành là khu đất cũ của ngôi trường tiểu học Cửa Đông.

    Đoạn thuộc đất thôn Nhân Nội, là một phố có từ xưa, chuyên bán các loại bát, đĩa, ấm, chén, vại, chum, lộc b́nh bằng đồ đàn (tức là đồ gốm), nên thành tên Bát Đàn như ngày nay. Những người kinh doanh đồ đàn phần lớn là dân gốc ở hai làng Phượng Dực và Đồng Quan (huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội).

    Đồ gốm sứ nơi đây đă nổi tiếng khắp đất kinh kỳ Thăng Long. Các loại bát, đĩa, chum vại đều được người dân buôn bán ở phố Bát Đàn đặt mua từ làng gốm Bát Tràng và Phù Lăng bên kia sông Hồng mang về bán. Sản phẩm đồ gốm sứ được đặt làm thủ công tỉ mẩn, kỳ công. Làng Bát Tràng sử dụng đất sét trắng c̣n làng Phù Lăng lại dùng đất sét đỏ hồng.

    Tuy nhiên, cả hai loại đất khi được dùng để làm đồ sành, gốm sứ đều phải là loại đặc biệt, có độ dẻo. Lấy được đất về, người thợ phải phơi cho đất bạc mầu trộn lẫn các lần đất, đập thành những viên nhỏ bằng ngón chân cái rồi mới cho "ngậm" nước, sau đó xéo tṛn, nề đất, chọn sạn, phá, sa cho tới khi đất phải nhuyễn mịn như một miếng gị mới thôi. Một miếng đất trước khi chuốt phải nề, xéo tới chục lần mới thành khoanh cho lên bàn xoay nắn thành sản phẩm.

    Nghệ nhân gốm sứ cũng tùy vào kích cỡ, họa tiết của người kinh doanh bên phố Bát Đàn yêu cầu mà pha chế đất với tỉ lệ khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Chính v́ vậy mà chất lượng cũng như các họa tiết hoa văn trên các sản phẩm gốm ở phố Bát Đàn xưa được người dân đất kinh kỳ rất ưa chuộng.

    Cửa hàng đồ Đàn thường đơn giản: đồ đàn thường bày ngay trên mặt đất, sát tường là mấy giá hàng nhiều tầng bày lọ lộc b́nh, bát buộc từng dây, ấm sứ.

    Về sau, do thông thương thuận tiện, phố Bát Đàn buôn bán thêm hàng sứ Trung Quốc và Nhật Bản. Hàng sứ Trung Quốc, Nhật Bản tuy không được làm công phu như đồ gốm Bát Tràng nhưng lại có những họa tiết mới lạ nên đồ gốm truyền thống bày bán tại Bát Đàn dần dần bị thu hẹp. Vào khoảng những năm 20, 30 của thế kỷ XX, phố có thêm một số cửa hàng làm đồ da như va li, cặp sách, túi xách, đồ du lịch. Ở đầu phố giáp Hàng Thiếc có mấy nhà bán thừng, dây gai, vơng, chăo bện được làm bằng đay và gai.

    Theo thời gian, phố Bát Đàn sầm uất xưa với hàng gốm sứ dần bị những mặt hàng khác chen lấn, len lỏi và nghề kinh doanh gốm sứ bị lu mờ, mai một và mất hẳn. Đến nay, Bát Đàn chỉ c̣n là cái tên gợi nhắc một thời phố phường nơi đây nhộn nhịp với đủ các mặt hàng gốm sứ truyền thống nổi tiếng đất Thăng Long xưa.

    Trích từ dothi.net


    Còn tiếp....

  8. #988
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Phố Bát Đàn.

    Tiếp theo.....

    Bát Đàn – Nét đẹp văn hóa chỉ c̣n đọng lại bên mái đ́nh hơn ngh́n năm tuổi

    Nếu như tên phố Bát Đàn gợi lên một phần cuộc sống của người dân đất Thăng Long th́ mái đ́nh nằm khiêm nhường bên góc phố nhỏ lại là minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu đời của con phố này.

    Bát Đàn ngày nay thuộc làng Nhân Nội xưa. Căn cứ trên những tư liệu cổ mà các cụ già trong làng Nhân Nội (phố Bát Đàn ngày nay) c̣n lưu giữ th́ Nhân Nội là một trong số ít những làng được h́nh thành từ cách đây hơn 1000 năm, từ khi Lư Thái Tổ dời đô ra Thăng Long làng Nhân Nội cũng có từ đó. Làng Nhân Nội với lịch sử gắn liền với Thăng Long thành đă chứng kiến nhiều dấu tích thăng trầm của lịch sử. Con đường xưa, phố phường xưa…tất cả chỉ c̣n lưu lại qua mái đ́nh Nhân Nội (tức Đ́nh Vàng Bát Tràng xưa). Đ́nh Nhân Nội hiện nay mang biển số nhà 33 phố Bát Đàn.


    Mái đ́nh hơn 1000 năm tuổi nằm khiêm nhường bên góc phố Bát Đàn.

    Đ́nh thờ thần Long Đỗ Đại Vương, biệt hiệu Bạch Mă Đại Vương. Vị thần nằm trong “Tứ trấn Thăng Long”. Đ́nh Nhân Nội được làm theo hai nếp chữ “Nhị”: tiền tế và hậu cung.

    Cổng đ́nh cũng là cửa ra vào tiền tế. Phía ngoài cổng xây các trụ đắp câu đối, đỉnh trụ đắp nghê, chính giữa đắp h́nh cuốn thư, trong có 4 chữ Hán “Nhân Nội Linh từ”. Trong nhà đặt hương án và đồ bát bửu.

    Hậu cung cũng được làm một gian ṿm lợp mái ống. Bên trong xây bệ thờ đặt tượng Phật, ngai thờ bài vị của thần Bạch Mă, hai bên là tượng Mẫu…
    Trong đ́nh đồ thờ đều được sơn son thiếp vàng.
    Sau bao thăng trầm của lịch sử, trải qua nhiều biến cố đổi thay, đ́nh Nhân Nội c̣n lưu giữ một số di vật đáng quư như: 17 đạo sắc phong cho thần Bạch Mă. Sắc phong sớm nhất là Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710) và muộn nhất là Duy Tân thứ 3 (1909). Bên cạnh đó c̣n có Long ngai bài vị thờ Bạch Mă đại vương, nghệ thuật đầu thế kỷ XX, với những nét chạm đẹp, thanh thoát. Đây là những di vật có giá trị về sử liệu, nghệ thuật. Ngoài ra, c̣n có các vũ khí cổ, các hoành phi câu đối, đều được sơn son thiếp vàng. B́nh đồng, lư hương đồng, tượng Phật hầu hết đều thuộc nghệ thuật thế kỷ XX. Sự nhóm họp các tượng trong một thể tổng hợp giữa thần và phật, phản ánh quan niệm “tam giáo” của người Việt.

    Hàng năm, tại ngôi đ́nh này đều diễn ra 2 lần Lễ hội vào ngày 13/2 và 13/8 (ngày sinh và hoá của thánh), để tưởng nhớ công lao to lớn của vị thần Long Đỗ đă giúp vua Lư Thái Tổ gây dựng nên thành Thăng Long xưa đặt nền móng cho mảnh đất Hà Nội nay. Đồng thời, Lễ hội cũng là dịp những người con thế hệ sau của phố Bát Đàn biết về nguồn gốc tổ tiên và những nét đẹp văn hóa cổ xưa cần được trân trọng, giữ ǵn.

    Ngày nay, những dấu tích văn hóa của Bát Đàn xưa chỉ c̣n vương vấn trên mái đ́nh cổ hay một vài ngôi nhà rêu phong cũ…Nhưng đó là những dấu tích gợi lên một phần chiều sâu văn hóa, chiều dài lịch sử của mảnh đất ngh́n năm văn hiến mà mỗi người con Hà Nội luôn muốn t́m về.

    Còn tiếp....

  9. #989
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Phở Ha Nội hôm nay?

    Và Bát Đàn – Hương phở xưa thơm măi đến ngày nay

    Bát Đàn với mái đ́nh cổ, phố gốm sứ xưa giờ chỉ c̣n lại trong tâm thức mỗi người con Hà Nội, nhưng ở con phố nhỏ này vẫn c̣n lưu giữ được món ăn mang đầy đủ tinh hoa ẩm thực của người Hà Thành.

    “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là v́ chỉ ở Hà Nội mới ngon" (Thạch Lam). Cùng với phở Th́n, phở Phú Xuân, phở Gia Truyền – Bát Đàn đă làm nên nét ẩm thực tinh tế, độc đáo của người dân đất kinh kỳ. Phở Gia Truyền Hà Nội đă tồn tại hơn nửa thế kỷ. Không gian quán chật hẹp, mọi thứ đều cũ kĩ cổ xưa, từ biển hiệu, bàn ghế cho đến cách phục vụ. Tất cả dường như không thay đổi, bụi thời gian phủ mờ trên từng góc quán, làm sờn mỗi góc bàn.

    Phở Bát Đàn chứa đựng cả chiều sâu văn hóa, lịch sử.
    Có lẽ, người Hà Nội ngày nay luôn t́m đến phở Gia Truyền không phải chỉ v́ hương vị rất khác mà ở không gian cổ xưa đó họ muốn t́m một chút hương vị Hà Nội xưa c̣n vương vấn đâu đây trong góc quán nhỏ.

    Nếu một lần đến với Hà Nội và muốn cảm nhận cuộc sống của Hà Nội xưa, chầm chậm, nhẹ nhàng nhưng b́nh yên th́ bạn hăy mua một tờ báo, xếp hàng chờ đợi và ngồi trong góc quán cổ xưa. Hít hà hương vị phở đậm đà, hơi mặn và không chanh chỉ có vị thanh của dấm giữa không gian nhỏ hẹp,cũ kỹ, bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống cách đây hơn nửa thế kỷ của người Hà Thành xưa trên con phố này. Tất cả vẫn vẹn nguyên cái không khí êm đềm, nhẹ nhàng, vẹn nguyên nét ẩm thực tinh tế mà ẩn chứa chiều sâu văn hóa lịch sử của người dân đất Thăng Long hào hoa, thanh lịch xưa.
    Hết.
    Trích từ dothi.net

  10. #990
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Hà Nội ngày tháng cũ

    Quote Originally Posted by Tigon View Post

    Hồ Gươm vừa là trái tim của Hà Nội, vừa là trái tim của cả đất nước. Đến nơi đây, du khách sẽ được đến với Tháp Bút, cầu Thê Húc, Tháp Hoà Phong, đền Bà Kiệu, những địa danh đă phủ lên ḿnh hàng trăm, ngh́n lớp thời gian.

    Đêm thu, đến Hồ Gươm bao quanh bởi màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ như thực như mơ. Nhịp sống cứ trôi và Hồ Gươm vẫn tồn tại. Ngắm đêm Hồ Gươm dù chỉ một lần cũng khiến người ta phải nhớ để rồi yêu và thổn thức...












    Xin gửi chị Tigon

    Hà Nội ngày tháng cũ

    Hà Nội ngày tháng cũ
    có bóng trăng thơ in trên mặt hồ
    Hà Nội ngày tháng cũ
    có tiếng oanh ca bên bờ tường vi
    Hà Nội ngày tháng cũ
    có dáng em tôi áo trắng nghiêng nghiêng đường chiều
    tiếng guốc lưa thưa lao xao khua trên vỉa hè
    mùa thu theo gió heo may
    Hà Nội người có nhớ Tháp Bút chơ vơ liễu xanh vật vờ
    Hà Nội người có nhớ hương lan vương vương bên hồ Thuyền Quang
    Hà Nội người có nhớ chiếc ao xanh lam thơ ngây cô em học tṛ
    Áo trắng Tây Sơn Trưng Vương em tan trường về
    đường về nẻo phố hẹn ḥ

    ai ra đi mà không nhớ về
    trường thi ngày ấy ta bên nhau
    ai ra đi mà không nhớ về
    hồ Gươm mù bóng gương xưa
    nhớ hàng Bạc, nhớ qua hàng Đào
    nhớ cơn mưa phùn bay ngang thành phố
    bên em cùng đội mưa mà đi
    đội mưa mà đi mà đi

    Hà Nội ngày tháng cũ
    măi măi theo tôi trôi trên biển đời
    Hà Nội ngày tháng cũ
    như mây như mưa trong cuộc t́nh tôi
    Hà Nội ngày tháng cũ
    c̣n sống măi chiếc ao xanh lam áo trắng nghiêng trên mặt hồ
    chiếc lá cô đơn lang thang trôi trên vỉa hè
    dù đường xưa vắng ... ai chờ
    Last edited by Mau_Than_68; 21-01-2012 at 03:11 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •