Page 27 of 304 FirstFirst ... 172324252627282930313777127 ... LastLast
Results 261 to 270 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #261
    Vân Nương
    Khách

    Hồn Bướm Mơ Tiên - phần III

    Hồn Bướm Mơ Tiên PIII

    Khái Hưng

    Ngọc nấn ná ở chơi chùa Long Giáng đă mười hôm, t́nh thân mật đối với chú tiểu Lan một ngày một thêm khăng khít, đến nỗi cả chùa sư cụ cho chí ông Thiện, bà Hộ, đều biết rằng hai người là một cặp tri kỷ, ư hợp tâm đầu.

    Từ hôm nói chuyện với chú tiểu ở trên gác chuông, mối hoài nghi của Ngọc một ngày một tăng. Trí nghĩ lúc nào cũng nhắc tới câu hỏi:
    - Gái hay trai?
    Hỏi rồi lại tự trả lời:
    - Chả có lẽ là gái, những lời bàn về đạo Phật của chú tiểu có ư khinh bỉ cánh phụ nữ... Nhưng ta cũng ngốc tệ! Phải, nếu hắn là gái th́ hắn càng cần phải làm thế để giấu ta chứ... Đích rồi, chính hắn là gái.

    Hôm ấy Ngọc hai tay chắp sau lưng, thung thăng đi bách bộ dưới rặng thông già.
    - Ta hẹn cho ta mười hôm nữa là cùng, phải t́m ra sự bí mật này.
    Lúc ấy có tiếng ai gọi:
    - Thầy phán!
    Ngọc quay đầu lại. Một bà lăo cắp rổ chè tươi rảo bước đi tới.
    - Bà cụ gọi tôi?
    - Thầy có phải ở chùa Long Giáng không?
    - Phải, cụ hỏi điều ǵ? Hay cụ muốn bán chè?
    - Tôi nhờ thầy bảo giùm chú Lan cho rằng đừng chờn vờn đến nhà tôi nữa mà có ngày què cẳng.

    - Sao vậy cụ?
    Bà lăo mặt hầm hầm tức giận:
    - Ai lại đă tu hành c̣n ghẹo gái...
    - Cụ lầm đấy? Chẳng khi nào chú Lan lại bậy thế.
    Chả khi nào! Con cháu nhà tôi từ ngày nó gặp chú ấy nó sinh ốm, sinh đau, mất ăn, mất ngủ.
    Ngọc cười:
    - Thế th́ lỗi ở cháu cụ, chứ ở đâu chú Lan! Đừng ngờ cho người ta tội nghiệp, cụ ạ.
    - Nếu nh́n nó, chú ấy không cười cợt nhí nhănh th́ đâu nên nỗi.
    - Được, cụ để tôi về bảo chú ấy cho.
    Bà lăo vui vẻ:
    - Vâng, thầy giúp cho. Tôi chào thầy ạ.

    - Không dám, chào cụ.
    Ngọc chau mày, lo lắng tự hỏi:
    - Lạ nhỉ, có lẻ hắn là trai thật sự ư? ... Mà sao hắn lại không phải là trai? Trí ta tiêm nhiễm tiểu thuyết quá, hóa quẩn mất rồi.
    Ngọc loay hoay suy nghĩ vừa đi vừa nh́n xuống đất. Bỗng nghe tiếng sột soạt trong vườn chè bên con đường hẻm. Kiễng chân nh́n qua hàng rào, thấy chú Mộc đương buộc bó cành khô, Ngọc chào:
    - Ḱa, chú tiểu.
    Chú Mộc chưa kịp đáp lại, chàng đă lấy tay rẽ một lối bước vào vườn:
    - Chú đă nhặt đủ hai ôm rồi à? Đưa lạt tôi bó giúp cho một bó.
    - Thôi, ông để mặt tôi, không bẩn áo.
    Ngọc ngắm chú Mộc từ chân đến đầu, mủm mỉm cười. Chú Mộc ngước mặt thấy chàng cười chẳng hiểu chi cũng cười, có biết đâu rằng Ngọc đang so sánh chú với chú Lan, một người quê mùa cục mịch, một người trắng trẻo xinh xắn. Ngọc thốt nhiên hỏi:

    - Sao tên chú ấy lại là Lan nhỉ? Như tên con gái ấy.
    Mộc giảng nghĩa:
    - Lan là tên cụ đặt cho. Tên chú ấy chính là Thận kia.
    - Sao cụ lại đổi tên cho chú ấy thế nhỉ? Tên Thận cũng hay chứ.
    - V́ ai mới tu hành cũng phải bỏ tên cũ, rồi sư tổ đặt cho một tên mới, chọn trong các giống huê, chẳng hạn huê lan, huê quỳ, huê hồng...
    Ngọc nghĩ thầm:
    - Ra ta lầm to, ta cứ tưởng Lan là tên con gái, té ra chỉ là một tên sư cụ đặt cho. Khen thay sư cụ cũng khéo t́m được cái tên xứng đáng...
    Chú tiểu lại nói:
    - Chú đặt cho chú ấy cái tên Lan là v́ chú ấy tới chùa vào đầu mùa xuân.
    Ngọc muốn gợi chuyện:
    - Nghe đâu chú ấy không được đứng đắn th́ phải.
    - Không, chú ấy đứng đắn lắm, mộ đạo lắm.
    Ngọc lẩn thẩn hỏi:
    - Chú ngủ cùng buồng với chú Lan chứ?
    - Không tôi vẫn ngủ ở nhà trai. C̣n chú Lan, cụ tin yêu giao cho giữ buồng kho, nên hôm nào cũng ngủ trong buồng kho, cài then kỹ lưỡng lắm. Nhiều hôm đêm khuya gọi, lay thức ǵ rất khó khăn.
    Một tia ngờ nẩy trong trí Ngọc: làm ǵ mà cẩn thận quá thế? Thôi, chắc hắn là con gái rồi.
    ( hết phần III )

  2. #262
    Vân Nương
    Khách

    Hồn Bướm Mơ Tiên - phần IV

    Ngọc ở nương chè về, dáng điệu buồn rầu đứng tựa cột hiên chùa, nh́n vơ vẫn. Dưới chân đồi, thẳng cửa Tam Quan trông ra, con đường đất đỏ ng̣ng ngoèo đi tít về phía rặng tre xanh biếc, bao bọc mấy xóm xa xa. Bên đường lạch nước vẳng lặng phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh như tấm kính dài.

    Cảnh đẹp bỗng gợi ḷng thích hội họa của Ngọc.
    Xưa nay chàng đi chơi đâu cũng thường đem theo giấy cùng hộp màu thủy họa. Chàng liền xuống nhà trai mở va li lấy các họa cụ lên ngồi vẽ.

    Đương hư hoáy trộn pha màu, nghe có tiếng cười khúc khích sau lưng, Ngọc quay lại và kêu: "Chú Lan!" Đương buồn, gặp chú tiểu, chàng lại thấy ḷng vui. Chàng cũng chẳng hiểu v́ sao cứ vắng chú lâu lâu, là cảm thấy ḿnh nhớ vơ, nhớ vẫn như thiếu cái ǵ mà không nhận ra. Song ở nơi hẻo lánh không mấy ai biết nói câu chuyện cho ra câu chuyện th́ hai người trí thức làm ǵ mà chẳng chóng thành một cặp tri kỷ. Cái đó có chi lạ!

    Chú Lan nghiên đầu ngắm nghía bức tranh rồi b́nh phẩm:
    - Cây đại ông vẽ sao không có ngọn?
    - Không cần có ngọn.
    - Vẽ thế sái.
    Ngọc mỉm cười:
    - Nhưng gần quá th́ trông sao đủ toàn thân cây được?
    - Thêm vào chứ! Mà cảnh của ông không có người.
    - Ấy tôi cũng biết thế, chính tôi đương muốn t́m một người làm kiểu mẫu hộ. Hay chú đứng cho tôi vẽ nhé?
    - Cứ nghĩ ra mà vẽ không được à?
    - Cũng được, nhưng không đẹp, v́ không giống hệt dáng bộ... đi, chú làm ơn ra đứng tựa gốc cây đại cho một lát.
    - Vâng, th́ ra. Nhưng ông vẽ mau lên nhé.
    Ngọc đặt cái b́a cứng lên hai đùi, cầm bút ch́ ngồi nghĩ ngợi:
    - Chú nh́n ngang về phía rặng đồi bên tả. Được đấy. Chú đứng yên cho.
    Độ mười lăm phút sau, Ngọc hai tay cầm giơ bức tranh. Nhắm một mắt lại ngắm nghía rồi mủm mỉm cười:
    - Xong rồi, cảm ơn chú.
    Lan vội vàng bước lại gần ngưỡng cửa, chỗ Ngọc ngồi. Thoạt nh́n, chú kinh ngạc:

    - Chết! Sao lại vẽ tôi mặc áo tứ thân như con gái thế?
    - Không hề chi. Tôi chỉ mượn chú làm mẫu để vẽ một người con gái đẹp thôi mà.
    Chú Lan có dáng không bằng ḷng, nguây nguẩy quay đi. Ngọc vội giật lại:
    - Này chú, chú giận tôi đấy à?
    Lạnh lùng, chú tiểu đáp:
    - Ông khinh tôi quá. Lần này không biết là lần thứ mấy, ông chế riễu tôi, ông coi tôi như một người con gái.
    - Không phải là tôi dám khinh chú. Chỉ v́ chú đẹp trai lắm kia. Mọi lần, tôi không nhớ, nhưng lần này th́ tôi xin lỗi chú, quả thực tôi không có ư ǵ chế riễu chú, tôi chỉ muốn vẽ bức tranh cổ tích.
    Chú Lan tuy giận mà cũng không nhịn được bật cười:
    - Tranh cổ tích th́ cần ǵ có h́nh tôi?
    - Ấy thế mới vẽ chú ra một người con gái... Chính tôi muốn thuật lại bằng nét bút sự tích bà công chúa đời đức Nhân Tôn xuất gia đầu Phật, câu chuyện chú kể cho nghe bữa nọ ấy mà...

    - À ra thế.
    - Đây chú coi: công chúa vừa tới chùa, đứng tựa gốc đại già, nh́n về phía Thăng Long, nghĩ tới đức vua cha cùng hoàng hậu, rầu rầu giọt lệ rơi trên má...

    - Thế th́ ông vẽ sai rồi. Công chúa quả quyết đi tu, mới tới chùa là vui đạo Phật ngay...
    - Truyện thực tế vẫn thế. Nhưng tôi muốn tả cái tâm t́nh công chúa lúc bấy giờ đương phân vân nửa muốn quay về nơi đế đô v́ sơ cha mẹ nhớ thương, nửa muốn ở lại mà tu thành quả phúc.
    Lan mỉm cười, Ngọc thấy Lan cười cũng cười theo, rồi nói luôn:
    - Lúc bấy giờ có tiếng chuông chùa ngân nga như để đánh tỉnh cơn mê, như để gột rửa linh hồn trần tục của công chúa...
    Lan lại cười:
    - Ông vẽ sao được tiếng chuông?
    - Vẽ được. Nghĩa là vẽ công chúa, con mắt lờ đờ ngước nh́n trời như đương nghe chuông chùa mà cầu khấn đức Thích già Mâu ni, xin ngài cứu vớt cho thoát được chốn trầm luân.

    - Nếu ông vẽ được thế th́ khéo lắm. C̣n vẽ công chúa mặc áo tứ thân th́ chắc ông theo sự tích Phật và Phật tổ khi đă rời bỏ cung điện, liền cởi bộ gấm đổi lấy áo cà sa của một vị ḥa thượng...

    Ngọc tuy không hiểu sự tích Phật cũng trả lời liều:

    - Ấy chính thế.

    Một lúc lâu, hai người ngồi im lặng trên thềm hiên chùa, mỗi người như đương theo đuổi một ư tượng riêng.

    Về phía đông nam mấy trái đồi phản chiếu ánh chiều tà nhuộm một sắc da cam. Nền trời xanh nhạt, lơ thơ mấy áng mây hồng. In trên cánh đồng lúa chín, màu vàng thẫm, con c̣ trắng thong thả bay về phía tây, đôi cánh lờ đờ cất lên đập xuống loang loáng ánh mặt trời. Bên cái quán gạch cũ, ẩn núp dưới đám mây đen, trên con đường hẻm, và ba đứa mục đồng cưỡi trâu hát ngêu ngao trở về trong xóm.

    Ngọc cất tiếng hỏi Lan:
    - Trong cảnh này tôi tưởng tượng như c̣n thiếu một thứ ǵ.
    - Ấy là ông tưởng tượng đó thôi.

    - Phải. Cái cảnh đẹp thế kia, êm đềm thế kia, dịu dàng thế kia, tôi coi vẫn như không có linh hồn. Cũng như lúc năy chú b́nh phẩm bức tranh của tôi, chê rằng thiếu vẻ hoạt động v́ không có vẽ người...
    Lan cười hỏi:
    - Vậy thiếu cái ǵ?
    - Thiếu ái t́nh... v́ cảnh yên lặng, diễm lệ này. Tạo hóa chỉ để riêng cho những người biết yêu thưởng thức.
    Lănh đạm Lan trả lời:
    - Không phải. Thiếu tiếng chuông, v́ đến giờ thỉnh chuông rồi mà tí nữa tôi quên bẵng.

    Dứt lời Lan vội vàng cắm đầu chạy. Ngọc gọi: Đợi tôi với!
    Rồi cũng chạy theo sau.

    Khi lên đến đầu thang gác chuông, bỗng Lan kêu rú lên một tiếng, lùi lại. Ngọc vừa bước tới, thành thử Lan ngă ngay vào ḷng chàng. Ngọc ôm bạn lim dim cặp mắt:
    - Cái ǵ thế?
    Câu hỏi như đánh thức linh hồn chú tiểu. Chú giật ḿnh ẩy mạnh Ngọc ra rồi chạy tuột xuống chân thang. Ngọc theo xuống:
    - Cái ǵ mà chú sợ hăi quá thế?
    Lan thở hồng hộc ngồi xệp xuống bậc thang, nói không ra tiếng:

    - Con.... rắn!
    Ngọc ngơ ngác:
    - Con rắn à? Chú trông thấy ở đâu? To hay bé?
    Lan, mặt c̣n tái như gà cắt tiết, nhưng đă hơi hoàn hồn, mỉm cười gượng, trả lời:
    - Bằng cái đũa cả ấy. Nó có đốm hoa.... Giời ơi! Hú vía!
    - Chú để nó đấy cho tôi.
    Ngọc quay đi t́m khí giới. Mấy phút sau chàng trở lại đem theo một cây đ̣n sóc. Lan đă hết sợ, ngăn lại:
    Thôi, ông đừng đánh người phải tội. Ở nhà chùa không được sát sinh.
    - Thế nó cắn ḿnh nó có phải tội không.
    Vừa nói chàng vừa xăm xăm chạy lên thang. Khi chàng gần tới nơi, Lan ngửa mặt trông, lo lắng:
    - Ông hăy đứng lại nh́n quanh xem nó nằm ở chỗ nào đă, chẳng nhở vô ư dẫm phải nó, nó cắn th́ khốn.
    Ngọc theo lời, kiễng chân nh́n khắp một lượt rồi cúi xuống gọi:
    - Chú Lan! Cứ lên. Nó chạy rồi, không thấy nó đâu nữa.
    Chàng rón rén bước lên rồi xem xét lại một lượt khắp các xó gác chuông. Chú Lan cũng đă tới, nhớn nhác nh́n chung quanh chưa hết sợ.

    - Bây giờ th́ chú cư yên tâm niệm Phật thỉnh chuông. Rắn có trở lại đă có tôi tiếp chiến.
    Câu nói khôi hài đă khiến hai người cười ran.
    Rồi Lan bắt đầu thỉnh chuông. C̣n Ngọc th́ chống đ̣n sóc tựa vào tường, đứng khoanh tay, phưỡn ngực hút thuốc lá, trông ra dáng một tay hào hiệp và có vẻ tự phụ bênh vực được một người yếu đuối đă saÜn ḷng kư thác sự bảo hộ cho ḿnh.

    Đêm hôm ấy, Ngọc trằn trọc loay hoay trên chiếc giường tre, không sao ngủ được, trong ḷng nghĩ vẫn, nghĩ vơ. V́ lúc chú tiểu sợ hăi ôm chầm lấy Ngọc, Ngọc có một cảm giác khác thường. Cảm giác ấy vẫn c̣n man mác trong ḷng. Ngọc tự hỏi: "Sao khi anh em bạn ta đùa ôm ta như thế, ta không thấy tim hồi hộp? ... À phải rồi, chỉ v́ ta yên trí rằng chú Lan là con gái".
    Ngọc bỗng bật cười, cười sằng sặc. Đêm khuya thanh vắng, Ngọc tự nghe tiếng cười của ḿnh khanh khách giữa khỏang im lặng th́ rùng ḿnh ghê sợ.
    Nằm măi không ngủ được, Ngọc liền dậy mặc quần áo đi bách bộ ngoài hiên. Hôm ấy vào hạ tuần, trăng vừa mọc, trông như cặp sừng trâu treo ngược trên đỉnh đồi. Cũng là trăng khuyết nhưng đối với trí tưởng tượng của Ngọc th́ trăng thượng tuần trông dịu dàng âu yếm mà trăng hạ tuần trông lạnh lẽo buồn tẻ.

    Ngọc đi đi lại lại không biết bao nhiêu lượt trên hiên nhà trai. Khi tới pḥng chứa là chỗ chú Lan ngủ th́ như có sức mạnh thiêng liêng ǵ giữ chàng lại. Chàng dừng bước đứng lắng tai nghe. Không một tiếng ǵ lạ, chàng lại đi.

    Một lần, Ngọc áp má vào cánh cửa buồng. Bỗng cánh cửa mở tung ra, làm Ngọc suưt té nhào. Th́ ra buồng kho không có ai. Ngọc đứng nh́n quanh khắp một lượt, nghĩ thầm:

    "Quái! chú này đêm khuya đi đâu thế? Được, ta cứ thung thăng bách bộ, thế nào hắn cũng trở về buồng." Khi đến đầu hiên bên kia, Ngọc trông lên chùa trên, nhác thấy ở chỗ khe cửa ṭ ṿ có một vật đen đen vừa đi vụt qua. Liền lần tới, se sẽ ẩy cửa bước vào.

    Trong chùa lờ mờ tối. Trên bàn thờ, ngọn đèn dầu lạc leo lét chiếu ánh. Một cái bóng đen với bó hương tỏa khói.

    Ngọc trụt giầy rơm, rón rén lại gần, th́ thấy chú Lan cắm hương vào bát hương, rồi quỳ trên bục gỗ, chấp tay lâm râm cầu khẩn. Ngọc tuy núp sau cái cột ngay bên cạnh, nhưng v́ Lan khấn nhỏ quá, không nghe rơ; chỉ thỉnh thỏang lọt vào tai Ngọc những mẩu câu, đại khái "Phù hộ cho đệ tử... đủ nghị lực... xa chốn trầm luân..." Lạ nhất là luôn luôn Ngọc nghe rơ Lan nhắc đến tên ḿnh đi liền với một tên khác, h́nh như Thi th́ phải.

    Ngọc liền ở chỗ ẩn núp đi ra, định đến vỗ vai chú tiểu. Nhưng bấy giờ tâm trí để cả vào sự cầu nguyện, Lan không biết rằng Ngọc lại gần, thành thử chàng đứng ngay sau lưng mà chú vẫn không ngờ. Ngọc bỗng giật ḿnh kinh sợ, v́ chàng vừa nghe chú tiểu khấn một câu ghê gớm:

    "Đệ tử đă dốc ḷng tin mộ đạo, không ngờ nay mới biết ḷng trần tục vẫn chưa rũ sạch. Nhưng đệ tử xin thề ở trước mặt đức Từ bi..."

    Nghe tới đó, Ngọc rón rén lui về phía cửa, rồi lẳng lặng bước ra.
    (Hết phần IV)

  3. #263
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Một bản nhạc nổi tiếng ở Hà Nội ngày xưa : Đôi Mắt Huyền



    Một bản nhạc rất xưa của Thông Đạt , người Hà Nội thường nghe .
    Nổi tiếng qua thát Anh Ngoc , Thái thanh , Tâm Vấn ...

    Mời các bạn nghe tạm với giọng ca Hà Thanh .

    Nhạc của Hà Nội ngày xưa rất êm dịu , đi vào ḷng người như một cơn gió thoảng .

    Xem truyện Hồn Bướm Mơ Tiên , trong lúc nghe nhạc Hà Nội , không thành TIÊN là ǵ ?

    Tigon

  4. #264
    Thim7CM
    Khách

    Đọc Truyện, nghe Nhạc, lại có Thơ

    Xin mời quí độc giả đi vào sương khói Đường thi :

    Thanh Bình Điệu

    Vân tưởng y thường hoa tưởng Dung,
    Xuân phong phất hạm lộ hoa nồng
    Nhược phi Quần ngọc sơn đầu kiến,
    Hội hương dao-đài nguyệt hạ phùng.

    Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương
    Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường
    Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự,
    Khả lin Phi-Yến ỷ tân trang.

    Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
    Thường đắc quân vương đái tiếu khan
    Giải thức xuân phong vô hạn hận,
    Trầm-Hương-Đình bắc ỷ lan can.

    Lý Bạch
    ---
    Dịch nôm

    Mây tưởng áo xiêm hoa tưởng mặt,
    Được gió xuân khí chất tốt bừng
    Trên Quần Ngọc đã thấy chăng
    Hoặc Dao-đài gặp dưới trăng ngày nào

    Một cành đỏ tốt hương một khối
    Buồn mây mưa trên núi Vu Sơn
    Hỏi Hán cung đã ai hơn
    Hoạ chăng Phi-Yến mới toan sánh cùng.

    Khuynh quốc với danh hoa vừa thích
    Đấng quân vương khúc khích vui cười
    Gió xuân xiết nỗi bùi ngùi.
    Trầm-Hương-Đình bắc dựa ngoài lan can.
    ---
    Trong truyện Ngọc và Lan đã đến hồi yêu nhau.

    Ở đây mến cảnh mến thầy,
    Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng trần.

    Nàng phải dựa vào gió xuân

    Gió xuân đưa kệ tan niềm tục
    Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời...

  5. #265
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Những giờ phút tuyệt vời!

    Hết lời cám ơn chị Vân Nương, chị Tigon, và thím 7CM. Với ...chén chè đậu đỏ đường phèn trên tay, (cẩn thận múc cho mình một chén đầy trước khi đọc chuyện Hà Nội!) TX đã có những giây phút đầy đủ hương vị VN.

  6. #266
    Vân Nương
    Khách

    Chén chè đậu đỏ ngon thiệt là ngon

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Hết lời cám ơn chị Vân Nương, chị Tigon, và thím 7CM. Với ...chén chè đậu đỏ đường phèn trên tay, (cẩn thận múc cho mình một chén đầy trước khi đọc chuyện Hà Nội!) TX đã có những giây phút đầy đủ hương vị VN.
    Thế thì chị Tiếng Xưa cho chị Tigon, thímBCM, và Vân mỗi người một chén nha. Thưởng thức chén chè ngọt lịm xong rồi, ngày mai Vân sẽ kể tiếp. Truyện từ phần này trở đi càng ngày càng mùi các chị ạ .

  7. #267
    Vân Nương
    Khách

    Hồn Bướm Mơ Tiên Phần V

    Trong chùa Long Giáng kẻ tới, người lui, có vẻ tấp nập nhộn nhịp.

    Dưới nhà ngang đối diện với nhà trai, ông Hộ và ba, bốn người làng đến giúp việc đứng bên chiếc bàn dài, kẻ lau lá mít kẻ đóng oản, tiếng kêu chí chát. Chốc chốc lại thấy có người đội voi giấy, ngựa giấy và những h́nh nhân đến.

    Ngọc tuy lần đầu được mục kích quang cảnh ấy ở chùa, nhưng cũng chẳng lưu ư tới. Ḷng chàng đương băn khoăn về câu chuyện tối hôm qua, nên nhớt nhác chàng đi t́m Lan để ḍ cho ra bí mật.

    Lên trên chùa chàng gặp chú Lan đương cầm phất trần phẩy bụi ở các pho tượng, c̣n chú Mộc th́ lúi húi lau các cây đèn nến và b́nh hương, ống hoa. Ngọc lại gần hỏi:
    - Chùa ta sắp có việc ǵ mà có vẻ náo nhiệt thế?
    Chú Mộc quay lại trả lời:
    - Hôm nay bắt đầu làm chay cho vong linh ông Hàn.
    - Thảo nào ở nhà tổ thấy nhiều đồ mă thế.
    Ngọc chỉ hỏi, chỉ nói cho qua quưt, nhưng bao tinh thần đều chăm chú cả vào Lan, mong cho chú Mộc bỏ đi để được ở lại một ḿnh với Lan. Im một lúc lâu, chàng lại vơ vẫn hỏi Mộc:
    - Chú không xuống nhà giúp việc đóng ỏan?
    - Không phải việc của tôi.
    Câu trả lời cộc lốc khiến Ngọc khó chịu. May sao, chú Lan như giúp nguyện vọng của chàng, bỗng bảo chú Mộc chạy qua xuống nhà tổ xem sư cụ có truyền điều ǵ không, v́ hai người cắm cúi suốt từ sáng sớm đến giờ ở trên chùa. Ngọc nghĩ thầm: "Hắn vô t́nh hay hắn muốn ở lại một ḿnh với ta? " Song tuy được như ḷng ước mong mà chàng cũng chẳng biết hỏi câu ǵ? Quái lạ, trước chàng mới ngờ bạn là gái th́ đứng trước mặt bạn, cử chỉ ngôn ngữ c̣n được tự nhiên. Nay đoán chắc bạn là gái rồi th́ lại thấy ḿnh bẽn lẽn, ngượng nghịu. Có lẽ đó là tính nhút nhát của con người có giáo dục, có lương tâm. Hay đó chính là ái t́nh?

    Ngọc mủm mỉm cười. Trong ḷng sung sướng, chàng đương t́m cách khai mào câu chuyện. Bỗng có tiếng guốc lộp cộp. Ngoảnh lại, th́ sư cụ đă đến gần, cười bảo Ngọc:

    - Cháu lên đây để nghỉ ngơi, cần được yên tĩnh mà gặp tuần chay thế này chắc phiền cho cháu lắm nhỉ?

    - Bạch cụ, cũng không sao ạ. Nhưng cháu ở chùa làm phiền cụ và làm khó nhọc cho các chú tiểu, tới nay đă hơn nửa tháng, nên cháu muốn xin phép cụ mai cháu về Hà Nội.
    Ngọc vừa nói vừa nh́n Lan xem Lan có tỏ ra vẻ mặt vui, buồn chăng, nhưng vẫn thấy Lan điềm nhiên đứng cầm phất trần phẩy bụi, không hề lưu ư đến ḿnh.
    Sư cụ ngẫm nghĩ một lát, rồi trả lời:
    - Nếu cháu sợ chuông trống làm ầm ỹ th́ bác chả dám giữ.
    - Bạch cụ, không phải thế.
    - Hay cháu sợ ngăn trở việc học của cháu. Nếu chỉ có thế th́ cháu cứ kê các tên sách cháu cần dùng, vài hôm nữa bác bảo chú Lan về Hà Nội lấy lên cho cháu.
    Ngọc ngỏ lời xin về là chỉ để ḍ ư tứ Lan, nên thấy sư cụ giữ th́ đứng im. Sư cụ biết Ngọc thuận ở lại quay ra bảo Lan:
    - Xong việc làm chay, chú về Hà Nội...
    Ngọc vội đỡ lời:
    - Bạch cụ, cháu đă đem đủ các sách rồi.
    - Thế th́ càng hay. À, này cháu, bác nghe nói Tây người ta cũng dịch kinh Phật, có phải không?
    - Bạch cụ, vâng. Nhất là một quyển của người Đức, cháu nghe nói có giá trị lắm, nhưng cháu chưa đọc.
    - Cháu biết tiếng Đức à?
    - Bạch cụ không, nhưng sách ấy có bản dịch chữ Pháp.
    - Vậy th́ cháu nên mua mà xem để biết qua đạo Phật.
    Ngọc nh́n Lan mỉn cười:
    - Bạch cụ, để rồi cháu nhờ chú Lan giảng cho cũng đủ.
    - Chú ấy đă biết ǵ. Nhưng cháu c̣n bận bao nhiêu thứ. Khi nào thi đỗ đă rồi hăy khảo cứu về đạo Phật cũng được. Cháu chỉ nên biết rằng đạo Phật huyền bí lắm, chứ những điều trông thấy ở trước mắt không phải là điều cốt yếu của đạo Phật đâu. Cho chí những việc lễ bái, đàn chay cũng là phải có để khuyên đàn bà và những kẻ vô học làm điều thiện đó thôi.

    Sư cụ đứng nh́n quanh một lượt rồi hỏi chú Lan:
    - Chú Mộc đâu?
    - Bạch cụ, chú Mộc vừa xuống nhà Tổ.
    - Chú ấy chưa đi mời các sư ông chùa Long Vân, Hàm Long đến dự lễ à?
    - Bạch cụ, chưa.
    - Thôi chú ở lại sửa soạn, quét tước để ta bảo chú Mộc đi ngay kẻo muộn.
    Sư cụ vội vàng đi ra.
    Ngọc đứng ngắm chú Lan làm việc, cố t́m cách gợi câu chuyện bí mật. Chàng đến gần nói:

    - Tôi xin về, cụ chưa cho về, chán quá!
    Lan không quay lại, trả lời:
    - Ông quen ở nơi đô hội náo nhiệt, lên đây thấy cảnh chùa chiền tịch mịch chắc buồn lắm.
    - Không phải thế. Tôi chỉ sợ tôi ở đây lâu làm phiền chú, mà lại phiền cả cho tôi.
    - Sao lại phiền đến tôi được, thưa ông? C̣n như ở đây có ai làm phiền ông th́ ông cứ lên bạch cụ.
    Nghe câu trả lời gióng giẳng. Ngọc mủm mỉm cười, rồi bạo dạn nh́n thẳng vào mắt chú Lan và nói:
    - Có ǵ phiền đâu, chỉ v́ trước kia tôi yêu một người h́nh dung, diện mạo như hệt chú...
    Chú Lan điềm nhiên nói tiếp:
    - Nên nay ông gặp tôi lại nhớ tới, A di đà Phật, người t́nh nhân của ông, phải không?
    - Chính thế! T́nh nhân của tôi tên là Thi.
    Lan khẽ hỏi:
    - Tên là Thi?
    Chú mặt ngẫm nghĩ, rồi ngẩng phắt lên mạnh bạo nhắc lại:
    - Tên là Thi, thưa ông?
    - Phải, tên là Thi, Chú là lạ chăng?
    - Cũng hơi lạ.
    Lan chỉ mỉm cười không trả lời. Ngọc càng ngờ lắm giả vờ kể lể chuyện riêng:
    - Tôi yêu cô Thi, sắp sửa hỏi làm vợ th́ bỗng cô ấy đi đâu mất. Dáng chừng chú cũng quen biết cô ta nên cho là một sự lạ chứ ǵ? Có người bảo tôi rằng cô ấy đi tu, nên tôi cứ lần ṃ các chùa chiền để đi t́m...

    Lan nghe tới đó cười khanh khách nói tiếp theo:

    - Vậy ra ông tới chùa Long Giáng chỉ có một mục đích ấy? Nhưng cô Thi tôi quen biết chắc không phải là cô Thi của ông đâu, xin ông đừng vội mừng. Đáng lẽ ở trước cửa từ bi chẳng nên nói tới câu chuyện nhăng nhít, nhưng xin Ngài cũng thấu nỗi khổ tâm của kẻ tu hành này mà tha thứ cho. Ông nghe câu chuyện của tôi sắp kể đây xin giữ bí mật cho, nhé!
    - Được, tôi xin giữ bí mật.
    - Có ǵ đâu! Gần đây, một người thiếu nữ hơi có chút nhan sắc, hễ gặp tôi là thả lời cḥng ghẹo, tôi van thế nào cũng không được. Tên cô ấy là Thi. V́ thế thường thường đêm khuya tôi vẫn lên Chùa cầu nguyện đức Thích ca phù hộ và giáng phép mầu nhiệm cho cô ta tỉnh ngộ mà buông tha cho kẻ tu hành này ra.

    Ngọc nghe câu chuyện, ngẫm nghĩ: "Có lẽ nào lại thế? Hay hắn biết ta đă khám phá được sự bí mật của hắn nên hắn bịa ra câu chuyện ấy? " Đă toan hỏi căn vặn, th́ bỗng chú Lan nói một ḿnh:
    - Chết chửa! Chưa bảo ông Hộ đi mượn bàn.
    Rồi chú hấp tấp chạy xuống nhà.
    Lan tưởng làm thế để đánh trống lảng, nhưng ngờ đâu càng khiến Ngọc đoán chắc chú là gái. V́ Ngọc nhận ra rằng hễ khi nào câu chuyện đến chỗ nguy hiểm là Lan t́m cớ nọ cớ kia để xa lánh. Ngọc mừng thầm nói một ḿnh: "Có tài thánh cũng không giấu nổi ta".
    Vừa nói rứt câu đă thấy Lan ở dưới chạy lên, nét mặt thản nhiên tươi cười. Ngọc ỡm ờ hỏi:
    - Chắc tối hôm nay làm chay có chạy đàn, th́ thế nào cô Thi cũng đến xem nhỉ?
    Lan vô t́nh không hiểu:
    - Cô Thi nào?
    - Cô Thi của chú, chú đă quên rồi.
    - Nam vô A di đà Phật! Ông chớ nói đùa, nhỡ đến tay cụ th́ c̣n ra sao?
    - Nhưng chuyện có thực đâu mà chú sợ... Chú ạ, cô Thi của chú yêu chú, mà chú không thể yêu được, c̣n cô Thi của tôi, th́ tôi yêu mà cô lại không thể yêu được tôi, hay cô không muốn yêu tôi.
    Chú Lan nghiêm sắc mặt trả lời:
    - Nếu ông c̣n muốn tôi nói chuyện với ông th́ xin từ nay ông đừng đem những chuyện bậy bạ kể cho tôi nghe nữa.
    - Xin vâng. Chỉ v́ tôi coi chú là người bạn thân của tôi nên mới dám ngỏ tâm sự với chú. Nhưng chú không muốn nghe th́ thôi, can chi mà chú phải giận.
    Lan, mặt đỏ bừng, trách Ngọc:
    - Xin ông biết cho rằng v́ tôi thấy ông là người có lễ độ, có học vấn nên thỉnh thỏang muốn đem đạo Phật ra bàn cùng ông, cho rộng kiến thức. Nhưng nếu chỉ là câu chuyện bất chính, phạm tới tám điều răn th́ xin từ nay ông tha cho.
    Ngọc cười gượng:
    - Thôi, xin lỗi chú.
    ( Hết phần V)
    ____________________ ____________________

  8. #268
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    92
    Quote Originally Posted by Anenf View Post
    Nghe thấy nhắc đến món chả cá mà Anenf lại thấy thèm, chắc ngày mai phải đi ăn mất thôi. Cũng khá lâu rồi.

    Anenf xin post bài giới thiệu về Chả cá Lă Vọng.
    .
    Lâu lắm rồi mới ghé qua topic này. Hôm trước có ghé qua HN và được bạn dẫn đến chổ này để ăn chả cá. Tụi này ngồi ở tầng trên v́ nhà hàng có rất đông khách. Chả cá ăn với mắm nêm trộn lẫn vài nhành Húng Dủi và Th́ Là ăn cũng bắt miệng lắm. Rau thơm ở ngoài bắc chỉ toàn là Húng Dủi, nhưng lại rất nhỏ (so với trong Nam hay ở bên này) và họ cho rất ít. Cung cách phục vụ th́ không được niềm nở cho lắm!

    Nhưng thất vọng nhất là đi ăn Bánh Tôm Hồ Tây. Bánh chiên toàn bột và có vài con tép nhỏ hơn nửa ngón tay út. Thua xa Bánh Tôm Cổ Ngư ở nhà hang Vân (OC) hay Lemongrass (SJ). Đây là nhận xét của đám bạn HN (mới) khi dẫn họ đi ăn.

  9. #269
    Vân Nương
    Khách

    Hồn Bướm Mơ Tiên Phần VI

    Hồn Bướm Mơ Tiên - Phần Sáu
    ---
    Luôn hai tối các nhà sư ở những chùa lân cận tiếp được giấy mời của sư cụ Long Giáng về tề tựu đến dự lễ rất đông.

    Ngoài sân chùa, ở giữa bày ba tầng án thư chồng lên nhau theo h́nh bậc thang. Hai bên cũng đều có án thư. Nến thắp linh tinh, ánh sáng phản chiếu vào những mặt kính tṛn ở các mũ giấy bày la liệt, trong lấp lánh tựa những ngôi sao.

    Đêm nào các nhà sư cũng cắt lượt nhau tụng kinh đến tận hai, ba giờ sáng, hoặc ngồi ở chiếu giữa, hoặc đứng sát các án thư bên. Cứ xong một lần tụng niệm lại có đánh trống lớn, trống con, thanh la, năo bạt, nghe rất là inh ỏi.

    Đêm thứ ba vào đàn giải kết.

    Sư cụ chùa Long Giáng v́ già yếu, mà việc đàn chay lại khó nhọc, nên một đồ đệ của cụ là sư ông chùa Long Vân đứng chủ trương. Sư ông ngồi ở chiếu giữa, tụng kinh một lúc lại chạy ṿng quanh đàn vài ṿng, nhanh hay chậm tùy theo nhịp trống. Sau lưng sư ông gần hai chục người chạy theo, nào tiểu, nào văi, nào thiện nam, tín nữ cùng là những người nhà sự chủ.

    Đứng ngắm một tràng người, tay chấp ngực chạy lượn quanh co, khi tiến, khi lui rất nhẹ nhàng, ăn nhịp, như lăn trên đôi bánh xe nhỏ, Ngọc tưởng tượng đến những người bằng giấy trong chiếc đèn kéo quân đêm hôm rằm tháng tám.

    Chạy xong một tuần, sư ông lại vào chiếu giữa múa mênh quyết ấn trông rất dẻo tay, rồi cầm kéo cắt những đồng tiền kết giấy thành h́nh người và treo lủng lẳng ở ba hàng giây chăng quanh bàn. Mỗi lần cắt bốn, năm đồng kỳ cho hết là tan đàn.

    Trong khi ấy th́ những người t́ tùng hoặc ngồi lễ ở sau lưng sư ông, hoặc đứng sang một bên, lẩn vào chỗ người đi xem.

    Ngọc đứng chờ ở một xó, hễ thấy chạy xong một lần lại vẫy gọi chú Lan nhờ giảng nghĩa hộ. Đến lần thứ ba, thứ tư, Ngọc chỉ gật sẽ một cái, Lan đă vội chạy lại.
    Ngọc cười, hỏi Lan:
    - Này chú, sau lại có cả hai người kia cũng chạy đàn?
    - Hai người nào?
    - Một người gánh một gánh cỏ và một người buộc con ngựa giấy vào ḿnh trông như cưỡi ngựa vậy, nhất nghe tiếng nhạc kêu càng thấy hệt lắm.
    - Đấy là người giữ ngựa và người cắt cỏ cho ngựa ăn, đi theo hầu thầy Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Đàn này tức là ôn những sự tích đi lấy kinh.
    Bấy giờ có tiếng ai the thé trả lời ở sau lưng:
    - Sự tích ấy tôi cũng biết, chép trong chuyện Tây Du chứ ǵ?
    Ngọc quay lại thấy một cô xinh xắn, nước da bánh mật, con mắt ti hí, vận gọn gàng như phần nhiều các cô gái quê vùng Bắc. Chàng nói đùa một câu:
    - Cô bảo cô biết sự tích th́ cô thử kể lại cho tôi nghe xem nào?
    Cô kia cho là Ngọc chế nhạo, cúi đầu không trả lời. Ngọc đoán ngay là cô con gái phải ḷng chú, liền lại hỏi:
    - Có phải cô Thi của chú đây không?
    - Nam mô A di đà Phật!
    Ngọc chưa kịp hỏi câu thứ ba, chú Lan đă vội vă trông đàn, v́ lúc bấy giờ cắt kết xong, sư ông đă trở ra sân để chạy. Ngọc nh́n theo thấy người con gái ban nảy cũng chạy, liền ngay đằng sau chú Lan, nét mặt hớn hở, khiến chàng không thể nhịn cười được.
    Đàn vừa tạm nghỉ, Ngọc lại ngay chỗ hai người, mỉm cười và khen ngợi:
    - Chú chạy đẹp quá, nhất có cô... Cô ǵ, à cô Thi, chạy theo sau càng đẹp lắm.
    Người con gái nghe gọi đến tên Thi th́ ngơ ngác nh́n Ngọc rồi lại nh́n chú Lan. Ngọc thấy thế nhớ ngay đến câu chuyện khấn khứa đêm hôm nào. Chàng nghĩ thầm: "Thôi đích rồi, hắn bịa ra câu chuyện để chống chế chứ ǵ." Tuy biết vậy chàng vẫn vờ như không lưu ư đến vẻ mặt ngạc nhiên của cô gái quê. Không những thế, chàng c̣n cố làm lạc hẳn câu chuyện đi và vẫn vơ hỏi cô kia:
    - Cô biết chuyện Tây Du à?
    - Vâng, tôi biết! Em tôi vẫn mượn sách của con ông Bá về nhà đọc, tôi được nghe... Truyện vui lắm kia... nhỉ, chú Lan nhỉ?
    Lan nghiêm nghị trả lời:
    - Tôi không biết mà tôi xin cô đừng nói chuyện với tôi nữa, tôi nghe chuyện cô đâu.
    Cô ả cười, ngả nghiêng cái đầu và cất giọng nủng nịu:
    - Không nghe tôi cũng cứ nói.
    Chú tiểu càng giận:
    - Mà tôi bảo cho cô hay, cô không được phép vào trong đàn. Chỉ các sư, các tiểu, các văi, cùng người nhà sự chủ là được phép chạy đàn mà thôi.
    Cô kia vẫn nhoẻn cặp môi đỏ thắm quết trầu:
    - Tôi cứ chạy...Tôi sắp xin làm văi kia.
    Ngọc thấy cô ả đỏng đảnh quá cũng phải gượng và đâm cáu:

    - Rơ khéo cô này, người ta đă xuất gia tu hành lại c̣n cứ trêu chọc người ta măi.
    Cô gái quê xấu hổ đứmg im. Lan mỉm cười nh́n Ngọc như để cảm ơn, rồi nói luôn:
    - Phải không, ông? Người ta đă xuất gia tu hành th́ không nên trêu ghẹo người ta nữa chứ?
    - Phải lắm.
    Ngọc trả lới ngớ ngẩn như vậy v́ trí chàng đương bận tới câu hỏi của Lan. Chàng cho câu hỏi rất đáng ngờ và có một ư nghĩa trực tiếp đối với ḿnh, chứ không liên can ǵ đến cô kia. Tuy đoán chắc thế, chàng vẫn tảng lờ như không biết ǵ hết, v́ chàng đă nghĩ ra được một kế rất diệu sắp đem thi hành.

    Đến đàn thứ năm, chú Lan mỉm cười gật chào Ngọc ở lại để vào chạy đàn. Nhưng Ngọc giữ vẻ mặt lănh đạm, rồi quay sang phía cô gái quê, ghé mồm vào tận tai, th́ thầm:
    - Cô ở lại, đừng vào trong đàn nữa, tôi nói cho cô nghe một câu chuyện hay.
    Cô ả đỏ bừng mặt không trả lời, nh́n theo Lan. C̣n chú tiểu th́ có dáng tức giận lắm.
    Trong khi chạy đàn, hễ chú Lan đến gần chỗ hai người đứng th́ Ngọc lại làm bộ ghé gần vào cô láng giềng chuyện tṛ thân mật. Ngọc hỏi:
    - Tên cô là Thi, phải không?

    - Không, tên em có là Thi đâu? Em là Vân kia mà. Ban năy em thấy ông gọi em là Thi, em buồn cười quá....
    - À, ra là cô Vân. Nhưng cô chớ nói với chú Lan rằng tôi biết tên cô là Vân nhé, chú ấy ghen đấy. Vậy, này cô Vân, sao chú Lan tu hành mà cô cứ trêu ghẹo chú ấy thế?
    Vân giả vờ không nghe rơ, nh́n đi nơi khác.
    Ngọc nói lại:
    - Quyến rũ người tu hành, tội chết!
    Câu chuyện đến đấy th́ chú Lan ở trong đàn đi ra, mặt hầm hầm, đứng gần lại chỗ hai người. Ngọc làm bộ như không trông thấy chú, vẫn cứ nghiễm nhiên th́ thầm với Vân.
    Lan cười gằn:
    - Này cô...kia, khuya rồi đi về chứ, chẳng mai bà cô chửi chết.
    Ngọc không để Vân kịp trả lời, nói đỡ ngay:
    - Th́ việc ǵ đến chú đấy, để mặc cô ấy xem chứ.
    Nhưng Vân nói sẽ với Ngọc:
    - Thôi để em về, không chú Lan giận.
    Ngọc cũng hỏi sẽ:
    - Cô sợ chú Lan giận à?

    Rồi chàng nói to cốt để Lan nghe tiếng:
    - Chốc nữa, có sợ tối th́ tôi đưa về tận nhà.
    Lan nguẩy một cái quay đi nơi khác. Vân tưởng chú giận ḿnh đứng nói chuyện với trai, liền từ biệt ra về.
    Nàng vừa đi khỏi, Ngọc đă thấy Lan lại gần, ôn tồn bảo bạn:
    - Tính ông trai lơ lắm.
    - Việc ǵ đến chú đấy.
    - Nhỡ cụ biết, cụ quở chết.
    - Ai dám mách mà cụ biết? Vả cụ biết cũng chẳng sao. Cụ đi tu chứ tôi có đi tu đâu. Nhưng chú th́ chú vô ơn lắm.
    - Thế nào là vô ơn?
    - Cô Thi phải ḷng chú, tôi có ư giúp việc tu hành của chú thành chánh quả, nên v́ chú tôi muốn quyến rủ cô ta để cô ta buông tha chú ra...
    Lan đỏ mặt:
    - Đứng trước người tu hành mà ông ăn nói tự do quá.
    Ngọc lạnh lùng đáp:
    - Xin chú đại xá cho.
    Nói xong quay lưng đi thẳng. Lan gọi với:
    - Ông đi đâu đấy?
    Ngọc ngoái cổ lại, cười gằn:
    - Tôi đi đâu th́ can ǵ đến chú?
    - Lại đi...
    Lan như tắc họng không nói được, hai giọt nước mắt long lanh dưới cặp mi đen quầng.
    (Hết phần VI)

  10. #270
    Bạn đọc
    Khách

    Lời bàn của một bạn đọc

    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    Hồn Bướm Mơ Tiên - Phần Sáu
    ---
    Bấy giờ có tiếng ai the thé trả lời ở sau lưng:
    - Sự tích ấy tôi cũng biết, chép trong chuyện Tây Du chứ ǵ?
    Ngọc quay lại thấy một cô xinh xắn, nước da bánh mật, con mắt ti hí, vận gọn gàng như phần nhiều các cô gái quê vùng Bắc. Chàng nói đùa một câu:
    - Cô bảo cô biết sự tích th́ cô thử kể lại cho tôi nghe xem nào?
    Cô kia cho là Ngọc chế nhạo, cúi đầu không trả lời. Ngọc đoán ngay là cô con gái phải ḷng chú, liền lại hỏi:
    - Có phải cô Thi của chú đây không?
    - Nam mô A di đà Phật!
    Ngọc chưa kịp hỏi câu thứ ba, chú Lan đă vội vă trông đàn, v́ lúc bấy giờ cắt kết xong, sư ông đă trở ra sân để chạy. Ngọc nh́n theo thấy người con gái ban nảy cũng chạy, liền ngay đằng sau chú Lan, nét mặt hớn hở, khiến chàng không thể nhịn cười được.
    Đàn vừa tạm nghỉ, Ngọc lại ngay chỗ hai người, mỉm cười và khen ngợi:
    - Chú chạy đẹp quá, nhất có cô... Cô ǵ, à cô Thi, chạy theo sau càng đẹp lắm.
    Người con gái nghe gọi đến tên Thi th́ ngơ ngác nh́n Ngọc rồi lại nh́n chú Lan. Ngọc thấy thế nhớ ngay đến câu chuyện khấn khứa đêm hôm nào. Chàng nghĩ thầm: "Thôi đích rồi, hắn bịa ra câu chuyện để chống chế chứ ǵ." Tuy biết vậy chàng vẫn vờ như không lưu ư đến vẻ mặt ngạc nhiên của cô gái quê. Không những thế, chàng c̣n cố làm lạc hẳn câu chuyện đi và vẫn vơ hỏi cô kia:
    - Cô biết chuyện Tây Du à?
    - Vâng, tôi biết! Em tôi vẫn mượn sách của con ông Bá về nhà đọc, tôi được nghe... Truyện vui lắm kia... nhỉ, chú Lan nhỉ?
    Lan nghiêm nghị trả lời:
    - Tôi không biết mà tôi xin cô đừng nói chuyện với tôi nữa, tôi nghe chuyện cô đâu.
    Cô ả cười, ngả nghiêng cái đầu và cất giọng nủng nịu:
    - Không nghe tôi cũng cứ nói.
    Chú tiểu càng giận:
    - Mà tôi bảo cho cô hay, cô không được phép vào trong đàn. Chỉ các sư, các tiểu, các văi, cùng người nhà sự chủ là được phép chạy đàn mà thôi.
    Cô kia vẫn nhoẻn cặp môi đỏ thắm quết trầu:
    - Tôi cứ chạy...Tôi sắp xin làm văi kia.
    Ngọc thấy cô ả đỏng đảnh quá cũng phải gượng và đâm cáu:

    - Rơ khéo cô này, người ta đă xuất gia tu hành lại c̣n cứ trêu chọc người ta măi.
    Cô gái quê xấu hổ đứmg im. Lan mỉm cười nh́n Ngọc như để cảm ơn, rồi nói luôn:
    - Phải không, ông? Người ta đă xuất gia tu hành th́ không nên trêu ghẹo người ta nữa chứ?
    - Phải lắm.
    Ngọc trả lới ngớ ngẩn như vậy v́ trí chàng đương bận tới câu hỏi của Lan. Chàng cho câu hỏi rất đáng ngờ và có một ư nghĩa trực tiếp đối với ḿnh, chứ không liên can ǵ đến cô kia. Tuy đoán chắc thế, chàng vẫn tảng lờ như không biết ǵ hết, v́ chàng đă nghĩ ra được một kế rất diệu sắp đem thi hành.

    Đến đàn thứ năm, chú Lan mỉm cười gật chào Ngọc ở lại để vào chạy đàn. Nhưng Ngọc giữ vẻ mặt lănh đạm, rồi quay sang phía cô gái quê, ghé mồm vào tận tai, th́ thầm:
    - Cô ở lại, đừng vào trong đàn nữa, tôi nói cho cô nghe một câu chuyện hay.
    Cô ả đỏ bừng mặt không trả lời, nh́n theo Lan. C̣n chú tiểu th́ có dáng tức giận lắm.
    Trong khi chạy đàn, hễ chú Lan đến gần chỗ hai người đứng th́ Ngọc lại làm bộ ghé gần vào cô láng giềng chuyện tṛ thân mật. Ngọc hỏi:
    - Tên cô là Thi, phải không?

    - Không, tên em có là Thi đâu? Em là Vân kia mà. Ban năy em thấy ông gọi em là Thi, em buồn cười quá....
    - À, ra là cô Vân. Nhưng cô chớ nói với chú Lan rằng tôi biết tên cô là Vân nhé, chú ấy ghen đấy. Vậy, này cô Vân, sao chú Lan tu hành mà cô cứ trêu ghẹo chú ấy thế?
    Vân giả vờ không nghe rơ, nh́n đi nơi khác.
    Ngọc nói lại:
    - Quyến rũ người tu hành, tội chết!
    Câu chuyện đến đấy th́ chú Lan ở trong đàn đi ra, mặt hầm hầm, đứng gần lại chỗ hai người. Ngọc làm bộ như không trông thấy chú, vẫn cứ nghiễm nhiên th́ thầm với Vân.
    Lan cười gằn:
    - Này cô...kia, khuya rồi đi về chứ, chẳng mai bà cô chửi chết.
    Ngọc không để Vân kịp trả lời, nói đỡ ngay:
    - Th́ việc ǵ đến chú đấy, để mặc cô ấy xem chứ.
    Nhưng Vân nói sẽ với Ngọc:
    - Thôi để em về, không chú Lan giận.
    Ngọc cũng hỏi sẽ:
    - Cô sợ chú Lan giận à?

    Rồi chàng nói to cốt để Lan nghe tiếng:
    - Chốc nữa, có sợ tối th́ tôi đưa về tận nhà.
    Lan nguẩy một cái quay đi nơi khác. Vân tưởng chú giận ḿnh đứng nói chuyện với trai, liền từ biệt ra về.
    Nàng vừa đi khỏi, Ngọc đă thấy Lan lại gần, ôn tồn bảo bạn:
    - Tính ông trai lơ lắm.
    - Việc ǵ đến chú đấy.
    - Nhỡ cụ biết, cụ quở chết.
    - Ai dám mách mà cụ biết? Vả cụ biết cũng chẳng sao. Cụ đi tu chứ tôi có đi tu đâu. Nhưng chú th́ chú vô ơn lắm.
    - Thế nào là vô ơn?
    - Cô Thi phải ḷng chú, tôi có ư giúp việc tu hành của chú thành chánh quả, nên v́ chú tôi muốn quyến rủ cô ta để cô ta buông tha chú ra...
    Lan đỏ mặt:
    - Đứng trước người tu hành mà ông ăn nói tự do quá.
    Ngọc lạnh lùng đáp:
    - Xin chú đại xá cho.
    Nói xong quay lưng đi thẳng. Lan gọi với:
    - Ông đi đâu đấy?
    Ngọc ngoái cổ lại, cười gằn:
    - Tôi đi đâu th́ can ǵ đến chú?
    - Lại đi...
    Lan như tắc họng không nói được, hai giọt nước mắt long lanh dưới cặp mi đen quầng.
    (Hết phần VI)
    - Cái pha Ngọc thử lòng Lan thú vị nhưng Lan ngây thơ không biết. Còn Ngọc thì trong lòng rất sung sướng biết rằng mình đang được yêu và càng càng tin rằng Lan là gái. nhất là khi nghe thấy Lan thốt ra :

    - Lại đi...
    Đối với Ngọc đó là một bài thơ não nùng.... một trời thắm thiết, hờn trách, yêu đương..
    Thế rồi, lại nhận xét thấy "Lan như tắc họng không nói được, hai giọt nước mắt long lanh dưới cặp mi đen quầng. "
    Ngọc chắc chắn phải cảm động biết rằng Lan đã mất nhiều đêm ít ngủ để thao thức vì mình.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 11 users browsing this thread. (0 members and 11 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •