Page 2 of 9 FirstFirst 123456 ... LastLast
Results 11 to 20 of 83

Thread: ANH HÙNG VÀ KẺ BỘI PHẢN" TRONG QUÂN LỰC VNCH,” MỘT TIẾNG NÓI MỚI VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

  1. #11
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by nguyenthiep View Post
    Trích :
    Về phần Phạm Văn Đính, trong giai đoạn cuối của hành quân Lam Sơn 719, được lệnh đưa đơn vị đến Khe Sanh để yểm trợ và đóng cửa căn cứ. Ṿng vây Bắc Việt xiết chặt, t́nh thế hiểm nghèo. Phạm Văn Đ́nh 2 lần nhận được yêu cầu của phía Bắc Việt: Đầu hàng để được toàn mạng. Trung tá Phạm Văn Đính quyết định đầu hàng, ở tuổi 35, khi c̣n 2 tháng nữa th́ được vinh thăng đại tá. “Kẻ Bội Phản” là chương sách nói về trường hợp của trung tá Phạm Văn Đính

    Người đầu hang ở Lam sơn 719 là Ông khác . C̣n Ông Phạm văn Đính Trung đoàn trưởng của Sư đoàn 3, đầu hang năm 1972 ở Trại Caroll khi quân BV vậy chặt và 2 lần kêu gọi đầu hàng(nếu tôi nhớ không lầm) .
    Info của nguyenthiep về cuộc chiến ở căn cứ Carroll ===> Credible hơn..

    Đây nét mặt thỏn mỏ dơi của kẻ đầu hàng tụi nón cối :




    Đây dung nhan hớn hở (mừng như nghe tin má đi chợ mua bánh về) của PVD sau khi đầu hàng, lên giọng dạy đời đàn em thuộc hạ của ḿnh phải "do that ,do this"


  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674



    Đại úy Harry Trần Ngọc Huế được Tướng Creighton Abrams, Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, gắn huy chương “Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc” (Gallantry Cross with Silver Star), sau trận Mậu Thân 1968




    Bàn tay chỉ c̣n hai ngón nguyên vẹn của Harry Trần Ngọc Huế và những tấm huy chương.




    Harry Trần Ngọc Huế: “Lúc đó, chúng tôi chiến đấu với tinh thần sống tự do hay là chết.”




    Cựu hắc báo Harry Trần Ngọc Huế đứng cạnh bức h́nh mà cựu cố vấn David Wiseman đă cầm để đi t́m ông trong một thời gian dài.


    http://batkhuat.net/tl-chienbinh-anhdung.htm

  3. #13
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Tác giả đă mời và gặp Trung tá Phạm Văn Đính tại Mỹ , không lẽ lại viết sai ?

    Anh Thiệp t́m lại nguồn rồi email cho tác giả biết là họ sai
    Cũng có thể trong lúc phỏng vấn kẻ có gốc "cầu vinh" ăn nói xạo ke (nhất là sau khi được hưỏng ơn mưa móc của lủ 1-SVPK, nhào vô môi trường QD nón cối hỏng xạo ke gian dối là hỏng phải đặc trưng của CSBV) với người phỏng vấn.

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Người hùng : Trần Ngọc Huế




    Và kẻ phản bội Phạm Văn Đính,

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  6. #16
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Về việc Trung Tá Đính đem 600 binh sĩ đầu hàng ( trong lúc 1000 binh sĩ không chịu ), tôi không dám có ư kiến

    Nhưng việc ông THAY ÁO th́ không chấp nhận được

    Ông đă nhận quân hàm Trung Tá Quân Đội Nhân Dân , và c̣n đi chiêu dụ các sĩ quan bạn đầu hàng th́ đúng là KẺ PHẢN BỘI như tác giả của cuốn sách , Tiến Sĩ Wiest , đặt tựa
    Đây chính là kẻ đần độn khi đầu hàng , nếu đầu hàng dựa theo tiêu chuẩn "khao khát tiến thân" th́ phải có quân hàm cao hơn Trung Tá,đằng này quân hàm đă có sẳn ở QLVNCH rồi. Chứng tỏ tụi 1-SVPK khg bao giờ tin tưởng đối phương đầu hàng hay chiêu hồi cả.


    Có lẽ tụi nón cối cũng thấy quá rỏ nét phản phúc của tên Tá PVD này rồi nên chúng mới "tiên hạ thủ vi cường" cho đứng chựng ở chổ Trung Tá và cho vào chỗ chả có quyền lực ǵ cả ..

    Thành thât mà nói hỏng phải bênh vực hay thiên vị tụi nón cối ǵ cả nếu công tâm , công bằng ở vô shoe mấy thầy chuyên đi coi tướng nét mặt ,nh́n tướng nét mặt tên Trung Tá "hàng" PVD thấy quá rỏ (Thời điễm trong h́nh chụp) sự phản phúc so với nét tướng mặt của tên nón cối đứng sờ vai (trong h́nh đầu ) him.


    - Nếu đầu hàng dựa theo tiêu chuẩn "sợ chết" th́ tiếng tăm càng nhơ nhuốt tèm lem như Chuôt Chù dính nước Cống v́ một khi vấn thân vào đời binh nghiệp th́ phải biết và chấp nhận sự chết đến bất cứ lúc nào, c̣n sợ thi đi lính đi tráng cái con mẹ ǵ nữa..Đi lính v́ muốn lảnh lương Tá hay muốn ăn hối lộ à ..

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện Hai Người Lính :Heroism and Betrayal in the ARVN



    B́a tác phẩm Vietnam’s Forgotten Army. Đại úy Trần Ngọc Huế đang được Đại tướng Abrams gắn huy chuơng. Bên phải là Thiếu tá Phạm Văn Đính. Người sĩ quan Hoa Kỳ đứng phía sau là Đại úy cố vấn cho đại đội Hắc Báo William Joe Bolt. Bolt hồi hưu với cấp bậc Trung tướng

    Một Quân Đội Bị Bỏ Quên: Anh Hùng và Bội Phản Trong Quân Đội VNCH, là một cuốn sách viết về hai người lính và binh nghiệp của họ trong cuộc chiến Việt Nam. Hai người lính — trong trường hợp này là hai sĩ quan — Trung tá Phạm Văn Đính và Thiếu tá Trần Ngọc Huế. Trung tá Đính và Thiếu tá Huế, hai ngôi sao sáng đang lên của quân lực VNCH. Hai người đang xă thân chiến đấu chống lại một chủ nghĩa mà họ thù ghét từ lúc mới lớn. Nhưng vào những giờ cuối cùng trong đời binh nghiệp, hai người chọn hai lối đi khác nhau: Thiếu tá Huế chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi bị bắt làm tù binh; Trung tá Đính, dưới áp lực của địch, đầu hàng để khỏi bị bắt làm tù binh ( nhưng sau đó đă quay súng vào anh em , khoác áo Trung Tá Quân Đội Nhân Dân )

    T́nh tiết trong Một Quân Đội Bị Quên giống như một cuốn tiểu thuyết, nhưng tất cả đều sự thật; đều có thể kiểm chứng được.

    Đường binh nghiệp của Tr/T Đính và Th/T Huệ gần như đi song song với nhau: cả hai là sĩ quan tác chiến; đều là chỉ huy trưởng những đơn vị vang tiếng của quân lực VNCH. Và đoạn cuối binh nghiệp của cả hai cũng giống nhau, khi bị chấm dứt trong hai trận đánh khốc liệt nhất của chiến tranh Việt Nam: Th/T Huế trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971; Tr/T Đính vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972.

    Tr/T Phạm Văn Đính tốt nghiệp khóa 9, Liên Trường Vơ Khoa Thủ Đức; T/T Trần Ngọc Huế, khóa 18, Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam, Đà Lạt. Ra trường hai người về phục vụ ở miền Trung — nơi sanh ra và lớn lên của Huế và Đính. Đính phục vụ ở tiểu đoàn 3/trung đoàn 3/ sư đoàn 1 Bộ Binh; Huế, TĐ1/ Tr.Đ1/ SĐ1BB. Sau vài năm nếm mùi binh lửa ở vị trí thấp nhất của một sĩ quan mới ra trường, cả hai được hoán chuyển về đơn vị mới, với nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Đầu năm 1965, Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân, tư lệnh sư đoàn 1BB, quyết định thành lập một đại đội xung kích, có khả năng phản ứng nhanh để đáp ứng những trường hợp khẩn cấp ở Vùng I. Đại đội này c̣n phải có khả năng trinh sát như một đại đội thám báo/ viễn thám của sư đoàn. Đại đội tân lập đó được đặt tên Hắc Báo, nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tư lệnh sư đoàn. Và Trung úy (lên Đại úy vài tháng sau đó) Đính được danh dự chọn làm Đại đội trưởng đầu tiên.

    Đại đội Hắc Báo của sư đoàn 1BB có lẽ là một trong những đơn vị cấp đại đội được nhắc đến tên nhiều nhất trong quân lực VNCH. Thành h́nh vào tháng 2-1965, đại đội có năm trung đội tác chiến (năm 1968 có sáu trung đội) ; có một đơn vị không vận cơ hữu ứng trực 24 tiếng đồng hồ một ngày, gồm năm trực thăng chuyên chở và hai trực thăng vơ trang yểm trợ. Đại đội có một toán cố vấn Mỹ và Úc Đại Lợi đi kèm. Sự có mặt của các cố vấn ở cấp đại đội cho thấy sự quan trọng của đơn vị này: thông thường cố vấn chỉ có mặt ở cấp tiểu đoàn trở lên. Từ lúc thành h́nh cho đến ngày VNCH thất thủ, đại đội Hắc Báo chưa bao giờ thất bại với những công tác giao phó. Từ những công tác giải cứu phi công bị rớt trong ḷng đất địch, cho đến những cuộc đột kích vào những binh trạm của CSBV ở thung lũng A Shau, ở Co Roc, hay xa hơn bên kia biên giới Lào. Đại tướng Creighton Abrams, tư lệnh MACV, nhiều lần nhắc đến tên đại đội Hắc Báo trong những buổi họp tham mưu cuối tuần (ghi lại trong The Abrams Tapes, của Lewis Sorley). Ít có một đại đội nào của quân lực VNCH có danh tiếng vang tận đến Bộ Quốc Pḥng Mỹ ở Hoa Thịnh Đốn như đại đội Hắc Báo. Cuối năm 1971, trong cao điểm của chương tŕnh Việt Nam Hóa, phó giám đốc Nha Nghiên Cứu và Biến Chế của Bộ Quốc Pḥng, Leonard Sullivan — đang làm việc trực tiếp cho Bộ trưởng quốc pḥng Melvin Lair — sang Việt Nam nghiên cứu một kế hoạch ít tốn kém để ngăn chận đường xâm nhập Hồ Chí Minh. Trong lần viếng thăm Trung tướng Hoàng Xuân Lăm và Thiếu tướng Phạm Văn Phú vào trung tuần tháng 10-1971, Sullivan cho biết Bộ trưởng đă Laird thông báo là Không Quân Hoa Kỳ sẽ không c̣n tài chánh để tiếp tục dội bom ngăn chận bằng B-52 vào năm tới. Thay vào đó, bộ quốc pḥng Mỹ đề nghị một phương cách ngăn chận khác là dùng những đại đội như đại đội … Hắc Báo để đột kích những binh trạm của CSBV trên đuờng ṃn Hồ Chí Minh! Tiếp theo, Sullivan đề nghị quân đoàn I nên lập thêm vài đại đội Hắc Báo nữa và đưa vào Vùng II để đột kích những binh trạm ở vùng ba biên giới Việt-Miên-Lào. Nhưng hai vị tư lệnh quân đoàn và sư đoàn cho biết họ chỉ có thể thực hiện lời yêu cầu nếu có lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Hơn nữa, nhân sự của đại đội Hắc Báo không phải dể có. Trung tá Nguyễn Xuân Lộc, trưởng Pḥng 2 Sư Đoàn 1BB, cho biết nhân sự của Hắc Báo đến từ hai đại đội thám báo của trung đoàn 3 và 54. Nghĩa là hai trung đoàn này không có đại đội thám báo như hai trung đoàn 1 và 2 của SĐ 1BB, để có chổ cho nhân sự của đại đội Hắc Báo. Tóm lại, lập ra một đại đội như đại đội Hắc báo không phải là chuyện đơn giản (Đọc thêm: Điện tín của Trung tướng Welborn G. Dolvin, tư lệnh Quân Đoàn XXIV, gởi Đại tướng Creighton Abrams, tư lệnh MACV. Secret DNG 2997 Eyes Only, 20 October 1971. Subject: Visit to MR 1 of Mr. Leonard Sullivan; về vai tṛ của Phó giám đốc Leonard Sullivan, đọc Bernard C. Nalty, The War Agaisnt Truck.). Liên hệ và thành tích của Đính với đại đội thiện chiến và lừng danh như Hắc Báo, làm độc giả khó giải thích được hành động đầu hàng CSBV sau này của ông.

    Trong thời gian Đính chỉ huy đại đội Hắc Báo, Trung úy Huế, sau khi tốt nghiệp khoá śnh lầy ở Mă Lai Á, được về làm sĩ quan tùy viên cho Tướng Chuân ở Sư Đoàn 1BB. Cùng phục vụ cho một vị tư lệnh, Đính và Huế thường gặp nhau, t́m hiểu về nhau. Sau những biến động liên tục ở miền Trung năm 1966; sau nhiều lần tư lệnh của Quân Đoàn I và Sư Đoàn 1 BB bị thay đổi, nhiệm sở của Đính và Huế cũng bị thay đổi theo, nhưng thay đổi theo chiều hướng khả quan. Khi Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng về coi SĐ 1 BB, ông đề bạt Đính về làm tiểu đoàn trưởng TĐ 2/ Tr.Đ 3, kiêm luôn quận trưởng Quảng Điền. Nhiệm vụ của Th/T Đính lúc đó là vừa đáng giặc, vừa b́nh định. Về phần Huế, dù có chọn lựa để được thuyên chuyển một đơn vị không tác chiến, để hưởng thụ một đời sống gia đ́nh (vừa mới lấy vợ), anh xin đổi về một đơn tác chiến: đại đội Hắc Báo. Về làm Đại đội phó Hắc Báo được chừng hai tháng th́ Tướng Trưởng bổ nhiệm Huế làm Đại đội trưởng, thay vào chổ của Đính. Một lần nữa, Huế và Đính lại làm việc chung cho một ông thầy, cùng ở chung một sư đoàn. Sự liên hệ, quen biết liên tục đó làm tăng thêm ngỡ ngàng về sau, sau khi hai người trở thành kẻ thù — dù kẻ thù trong yên lặng.

    Trong hai năm 1968 và 1969, phục vụ ở Sư Đoàn 1BB, đường binh nghiệp của Tr/T Đính và Th/T Huế được thăng hoa. Hai đơn vị của Huế và Đính có công tiếp cứu bộ tư lệnh sư đoàn 1 BB của Tướng Trưởng, và một phần nào đó, có công giải tỏa thành nội và dựng lại lá cờ VNCH ở kỳ đài Đại Nội vào trận Mậu Thân 1968. Dựa vào những ǵ hai nhân vật chánh trong tác phẩm kể lại, TĐ2/ 3 của Đính là đơn vị triệt tiêu những điểm kháng cự cuối cùng của cộng sản ở kỳ đài; và đại đội Hắc Báo là đơn vị bảo vệ bộ tư lệnh Sư Đoàn 1 BB trong giờ phút kịch liệt nhất của trận Mậu Thân. Cũng trong trận này, liên hệ của hai người gắn chặc nhau hơn khi tiểu đoàn 2/3 và đại đội Hắc Báo cùng được giao nhiệm vụ chung là giải tỏa một góc chiến trường của thành nội Huế.


    Năm 1969. Trần Ngọc Huế bây giờ mang Thiếu tá, rời đại đội Hắc Báo về coi tiểu đoàn 2/2; trong khi đó Đính đă là Trung tá, vẫn c̣n coi tiểu đoàn 2/3. Năm 1969 tiểu đoàn của Tr/T Đính liên quan đến một trận đánh mănh liệt, nhưng không được bao nhiêu báo chí nhắc đến: Trận Động Ấp Bia — mà báo chí và các quân nhân tham dự đặt cho một tên rất biểu tượng là Đồi Hamburger Hill (Thịt Bằm). Theo báo chí và phần lớn sách sử về chiến tranh Việt Nam, trận Hamburger Hill kết thúc khi lính của một trong ba tiểu đoàn Nhảy Dù Mỹ — sau hơn 10 ngày giao chiến ác liệt — triệt tiêu những lô cốt cuối cùng của trung đoàn 29 CSBV trên đỉnh đồi cao 937 thước và làm làm chủ ngọn đồi. Nhưng theo tác giả Wiest, và theo một số sử liệu chúng ta có thể t́m được, th́ tiểu đoàn 2/ trung đoàn 3 của Trung tá Đính là đơn vị lên được đỉnh đồi trước nhất. Trận đánh này, lúc khởi đầu, chỉ có một tiểu đoàn Nhảy Dù Mỹ phục trách, nhưng sau hơn một tuần quần thảo, bộ tư lệnh Sư Đoàn 101 Nhảy Dù quyết định lấy ngọn đồi bằng mọi giá. Tướng Trưởng, trong tinh thần hợp tác Việt-Mỹ, gởi tiểu đoàn 2/3 của Trung tá Đính để phụ lực vào cuộc tấn công cuối cùng. Bốn tiểu đoàn đánh bốn hướng từ chân đồi lên, và lính của tiểu đoàn 2/3 có mặt trên cao điểm của đỉnh đồi trước nhất. Trong tác phẩm, tác giả Wiest trích lời của Đại tướng Abrams trong buổi họp tham mưu ở MACV ngày 24 tháng 5-1969. Tướng Abrams nói tuy các cơ quan truyền thông nói là lính Nhảy Dù Mỹ chiếm được ngọn đồi, nhưng ông có tin riêng nói lính VNCH là đơn vị được vinh dự đó (Tác giả Wiest trích lời của Abrams trong The Abrams Tapes của tác giả Lewis Sorley. Cũng trong buổi họp đó, Tướng Abrams có nhắc lại chuyện đại đội Hắc Báo và trận đánh chung quanh kỳ đài thành nội Huế năm 1968). Điều đáng tiếc, tác giả Wiest kết luận, là đơn vị VNCH không được tuyên dương như sự thật đă xảy ra.

    Sau trận Hamburger Hill Tr/T Đính về làm sĩ quan hành quân cho bộ tư lệnh Sư Đoàn 1BB Tiền Phương (Đây là một đơn vị gồm trung đoàn 2/ SĐ1BB và một lữ đoàn TQLC VNCH, được lập ra để trám vào chổ của những đơn vị TQLC Mỹ rút đi trong chương tŕnh Việt Nam Hóa. Đơn vị này nằm dưới quyền chỉ huy của Đại tá Vũ Văn Giai, Tư lệnh phó sư đoàn). Thiếu tá Huế th́ vẫn coi tiểu đoàn 2, trung đoàn 2, đóng quân sát vùng giới tuyến. Là một đơn vị nằm dưới quyền điều khiển của SĐ 1 BB Tiền Phương, con đường binh nghiệp của Huế và Đính lại gặp nhau. Tháng 5-1970, Tướng Trưởng yêu cầu Đại tá Giai đưa Trung tá Đính về trung đoàn 54/ SĐ1BB với chức vụ trung đoàn phó. Trong khi đó Huế và tiểu đoàn 2/2 vẫn hoạt động ở hướng bắc Đông Hà.
    Ở chương 4 của tác phẩm, chương nói về thành tích của Huế và Đính trong năm 1968, tác giả Andrew Wiest đặt tên là, “Thời của Những Người Hùng.”

    C̣n tiếp...

  8. #18
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Đại bác 175 ly ở căn cứ Carroll

    Chương 4 ghi lại một số dữ kiện để đưa độc giả đến hai chương nồng cốt 8 và 9, làm tiền đề cho quyển sách: anh hùng và bội phản.

    Chương 8 “Shattered Lives and Broken Dreams: Operation Lam Son 719,” nói về giấc mơ chiến thắng của Huế bị tan vỡ— và những mảnh vụng của cuộc đời theo sau đó.

    Và chương 9, “The Making of a Traitor,” nói về sự phản bội của Trung tá Đính khi ông đầu hàng cộng sản vào năm 1972 trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa. Ở chương này, tác giả Wiest đă cố gắng giải thích những sự kiện và hoàn cảnh chung quanh quyết định đầu hàng của Tr/T Đính.

    Giấc mơ chiến thắng của Thiếu tá Trần Ngọc Huế tan vỡ vào mùa Xuân năm 1971 ở Hạ Lào.

    Đầu tháng 2-1971, khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh qua những căn cứ hậu cần của CSBV trên đường xâm nhập Hồ Chí Minh xảy ra, đơn vị của Th/T Huế vẫn c̣n hoạt động ở vùng phi quân sự, và trung đoàn 54 của Tr/T Đính vẫn lo an ninh ở phía nam cố đô Huế. Mặc dù Sư Đoàn 1BB là một trong ba lực lượng chính của cuộc hành quân, trong thời gian đầu BTL Sư Đoàn 1BB chỉ xử dụng hai trung đoàn. Nhưng đến cuối tháng 2, t́nh h́nh thay đổi bất lợi ở mặt trận Hạ Lào. Sau cuộc hội thảo với Tổng thống Thiệu ở Sài G̣n ngày 28 tháng 2, Tướng Hoàng Xuân Lăm quyết định thay Sư Đoàn Nhảy Dù bằng Sư Đoàn 1BB, làm đơn vị chính đánh vào Tchepone. Ngày 2 tháng 3 đơn vị của Huế, TĐ 2/2; TĐ 3/2; và một ban tiền trạm của trung đoàn 4 được trục thăng vận đến Khe Sanh để chuẩn bị nhảy vào Tchepone. Sau khi các tiểu đoàn của trung đoàn 1 liên tiếp thiết lập các cứ điểm dây chuyền Lolo, Liz và Sophia ở hướng nam dẫn về Tchepone để chuẩn bị cho mục tiêu chánh.

    Ngày 6 tháng 3, TĐ 2 và 3 của trung đoàn 2 nhảy vào Tchepone theo đúng lịch tŕnh của kế hoạch. Hơn 120 trực thăng đưa hai tiểu đoàn 2/2 và 3/2 vào cứ điểm — một băi đáp trực thăng — có tên là Hope ở hướng bắc của Tchepone. Chỉ gặp một vài kháng cự nhỏ sau khi đổ quân, tiểu đoàn của 2/2 của Th/T Huế bung ra lục soát và tiến vào Tchepone. Đến ngày 8, tiểu đoàn 2/2 báo cáo họ đă nằm bên trong thị trấn. Sau hai ngày lục soát, thay v́ hai tiểu đoàn sẽ được trực thăng vận ra khỏi Tchepone như kế hoạch nguyên thủy, Tướng Lăm ra lệnh cho tiểu đoàn của Huế tiến sâu về phía nam, vượt qua sông Xe Pone, rồi hành quân lục soát về hướng các cứ điểm Sophia, Liz, và LoLo. Tại đây họ sẽ nhập chung với quân của trung đoàn 1, rồi cả hai trung đoàn sẽ được trực thăng vận về khu vục đường 914 ở để phá hủy binh trạm 33. Sau khi hành quân ở đó từ bảy đến mười ngày, Sư Đoàn 1 BB sẽ theo thứ tự rút về biên giới Việt Nam.

    Tại sao lại có sự thay đổi trái ngược như vậy?

    Tại sao không “nhảy vào Tchepone ... đái một cái rồi nhảy ra …” như những ǵ báo chí đă viết về mục đích của cuộc đột kích vào Tchepone như chúng ta thường đọc qua?

    Theo tác giả Wiest, phấn khởi v́ những chống trả yếu ớt của địch ở chung quanh Tchepone, Tướng Lăm quyết định kéo dài nhiệm vụ của trung đoàn 1 và 2 thêm 10 ngày nữa. Đây không phải là ư kiến riêng của Tướng Lăm. Những tài liệu giải mật sau này cho thấy, ba ngày sau khi quân VNCH đặt chân xuống Tchepone, Tướng lăm bay về Sài G̣n họp với tổng thống Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên. Trong buổi họp ngày 9 tháng 3, Tổng thống Thiệu muốn TQLC và Sư Đoàn 1BB bỏ ra bảy đến 10 ngày hành quân ở khu vực đường 914/ binh trạm 33, một vị trí khoảng chín cây số tây nam căn cứ Bản Đông/ A Loui trên đường 9 (Điện văn, Top Secret MAC 02455 Eyes Only, Đại tướng Abarms gởi Trung tướng Sutherland, 9 March 1971; điện văn, Top Secret QTR 0306 Eyes Only, Trung tướng Sutherland gởi Đại tướng Abarms, 10 March 1971).


    Băi đáp LoLo, 5-3-1971. Một ngày trước khi 2/2 của Th/T Trần Ngọc Huế nhảy vào Tchepone

    Ngày 11, từ bải đáp Liz, tiểu đoàn 2/2 của Huế được trực thăng vận đến bải đáp Brown ở khu vực đường 914. Tại đây tiểu đoàn lục soát về phía nam cho đến ngày 14. Nhưng ngày 14 tháng 3 cũng là ngày địch quân đồng loạt phản công trên mọi hướng. Đến hôm đó, CSBV đă tụ đủ quân để tấn công liên tục vào tất cả căn cứ hỏa lực hay băi đáp ở phía nam đường 9. Ở phía nam đường 9 — mặt trận của Sư Đoàn 1 BB và Lữ Đoàn 147 TQLC — cộng quân có Sư Đoàn 2 và 324B, cộng với hai binh trạm (một binh trạm tương đương một trung đoàn), một số quân hơn là đủ để ngăn chận mọi kế hoạch rút quân của VNCH. Từ sáu giờ sáng ngày 14, cứ điểm LoLo và chung quanh phía nam Tchepone, bốn tiểu đoàn của trung đoàn 1 bị CSBV tấn công liên tục.

    Đến ngày 17 trung đoàn quyết định phải di tản. Tiểu đoàn 4/1 ở lại chận hậu cho ba tiểu đoàn kia được trực thăng vận khỏi mặt trận. Khi đến lượt TĐ 4/1 di tản, trung đoàn phải yêu cầu B-52 đánh bom cách vị trí tiểu đoàn chừng 500 mét (so với khoảng an toàn thông thường là 1.000-1.500 mét) để ngăn chận những đợt tấn công của cộng quân, hầu có th́ giờ lên trực thăng. Nhưng tiểu đoàn chỉ có 83 quân nhân thoát khỏi LoLo; tiểu đoàn phó và tiễu đoàn trưởng th́ ở lại LoLo vĩnh viễn.

    Cùng ngày, ở khu vực đường 914, bốn tiểu đoàn của trung đoàn 2 cũng chuẩn bị rời mặt trận. Ngày 18, TĐ 5/2 được bốc về Khe Sanh trước, trong khi ba tiểu đoàn 2, 3, và 4 được lệnh di chuyển theo hướng đông về cứ điểm Delta I để tiếp tục được di tản. Trên đường về Delta I, ba tiểu đoàn chạm địch liên tục. Khi biết không thể tiến về điểm hẹn ở Delta I, Huế cho tiểu đoàn nằm lại tại một cao điểm và dàn quân ra chuẩn bị tử thủ.

    Tối đêm 19, cộng quân tấn công bằng pháo và hỏa tiễn trước, tiếp theo đó là quân bộ binh có trang bị súng phun lữa ồ ạt xung phong.

    Trưa ngày 20, trung đoàn xin bộ tư lệnh tiền phương ở Khe Sanh, bằng mọi cách phải cho trực thăng phải hạ cánh di tản ba tiểu đoàn c̣n lại trước khi họ bị tiêu diệt. Nhưng với gần 1,400 phi vụ trực thăng vơ trang; 11 phi vụ B-52; và 270 phi vụ oanh tạc chiến thuật trong ngày, hỏa lực đó chỉ đủ giảm áp lực của địch đủ để trực thăng đáp xuống bốc được tiểu đoàn 3. Tiểu đoàn 2 và 4 phải chờ những phi vụ di tản ngày hôm sau.

    Nhưng ngày ngày hôm sau là một ngày quá trễ cho Huế và những quân nhân c̣n lại. Trong cao điểm của những cuộc tấn công đêm đó, Huế bị trúng đạn súng cối và ngất lịm. Trong lúc loa phóng thanh của địch vang dội những lời kêu gọi đầu hàng, bộ chỉ huy sư đoàn ra lệnh cho tiểu đoàn 2/2 phải đánh mở đường máu để di tản.

    Khi lính của Huế chuẩn bị đến khiêng ông đi, T/T Huế từ chối, biết rằng ḿnh sẽ là một gánh nặng cho toán quân rút đi. Huế ra lệnh cho họ đánh mở đường máu rời mặt trận.

    Tiểu đoàn phó Nguyễn Hữu Cước chào vĩnh biệt Huế trước khi dẩn toán quân 60 người c̣n lại đánh mở đường máu rút quân. Vài phút sau, Huế trở thành một trong những tù binh cao cấp bị bắt tại mặt trận Hạ Lào. (Theo lời Th/T Huế kể lại, sau khi thành công nhảy vào Tchepone, ông được đặc cách vinh thăng Trung tá. Chuẩn tướng Phạm Văn Phú trực tiếp chuyển tin đó dến ông. Sau khi bi bắt làm tù binh, Th/T Huế khai chức vụ ông là Thiếu tá. Nhưng sĩ quan thẩm vấn của CSBV nói ông đă là Trung tá, theo những ǵ họ nghe được trên hệ thống truyền tin của loan truyền ngoài mặt trận của VNCH)

    con` tiếp...
    Last edited by Tigon; 23-10-2013 at 05:24 AM.

  9. #19
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ở bên kia biên giới, Tr/T Đính theo dơi tất cả diễn biến. Trong những ngày cuối cùng của hành quân Lam Sơn 719, Đính đưa tiểu đoàn 2 của trung đoàn 54 đến Khe Sanh để yểm trợ và đóng cửa căn cứ Khe Sanh. Nh́n những chiến tích — và chiến bại — của Lam Sơn 719, Đính suy nghĩ nhiều về một cuộc chiến không tương lai, và thân phận của những quân nhân trong cuộc chiến. Cảm nghĩ đó, tác giả Wiest thuật lại theo những ǵ Tr./T Đính kể.

    Trong chương 9, “The Making of A Traitor,” tác giả Wiest viết sơ qua về cuộc tổng tấn công của CSBV vào mùa Hè năm 1972, nhưng tác giả viết sâu hơn khi nói về hoàn cảnh chung quanh việc Tr./T Đính đầu hàng. Dựa vào những cuộc phỏng vấn với các cố vấn của trung đoàn và sư đoàn có mặt tại chiến trường; dựa vào các nhân vật — những sĩ quan trong ban tham mưu của trung đoàn 56/SĐ 3BB — c̣n sống, như Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, Trung tá Trung đoàn phó Vĩnh Phong; Đại úy Nguyễn đ́nh Nhu, trung đoàn 56; Trung úy Mai Xuân Tiểm, ban 3 trung đoàn; Thiếu tá Tôn Thất Măn, tiểu đoàn trưởng TĐ 1/56. ...

    Với những lời kể của nhân chứng, Andrew Wiest viết lại hoàn cảnh đưa đến quyết định đầu hàng tập thể của trung đoàn 56 tại căn cứ Carroll.

    Nhưng những ǵ Tr./T Đính thuật lại sau cuộc chiến có phải là những lư do để chạy tội? Đính và hơn 600 quân nhân của trung đoàn 56/ SĐ3BB phải đầu hàng v́ không c̣n lối thoát, v́ bị bỏ rơi, hay chính Tr./T Đính là người đă vẽ cho họ một bức tranh bi đát, rồi thuyết phục họ đầu hàng?


    Mỗi độïc giả sẽ là một chánh án đối với Tr./T Đính, sau khi thẩm định sự kiện và hoàn cảnh được tŕnh bày trong sách.

    Người điểm sách này xin nói trước: trước khi đọc tác phẩm Vietnam’s Forgotten Army, người viết đă có một định kiến về hành động đầu hàng của Tr./T Đính: đó là hành động của một sĩ quan chủ bại, chưa đánh đă chạy. Và sau khi đọc tác phẩm, người viết vẫn không hoàn toàn đồng ư với lư do đầu hàng của ông Trung tá:

    Thông cảm? Có.

    Chấp nhận? Không!



    Gần nửa năm sau cuộc hành quân Lam Sơn 719, để gia tăng quân số thay vào khoảng trống của các đơn vị Mỹ rút quân, tháng 10-1971 bộ tổng tham mưu thành lập Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Sư đoàn tân lập này chỉ có một trung đoàn làm rường cột chánh, hai trung đoàn c̣n lại là lính thuyên chuyển từ các đơn vị khác, tân binh tuyển mộ từ các lực lượng Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ, hay một đôi khi là những quân nhân ṭng phạm được ân xá để trở lại quân ngũ. Trong ba trung đoàn 2, 56 và 57 của Sư Đoàn 3BB, chỉ có trung đoàn 2 lấy ra từ Sư Đoàn 1BB, là đơn vị có kinh nghiệm chiến trường lâu nhất. Với một sư đoàn như vậy, không vị sĩ quan nào muốn nhận chức sư đoàn trưởng. Sau cùng, chuẩn tướng Vũ Văn Giai nhận chức tư lệnh sư đoàn. Theo lời ông kể, ông là một “tư lệnh kém may mắn của một sư đoàn không không ai muốn nhận.” Và khi t́m sĩ quan về chỉ huy trung đoàn, tướng Giai t́m những thuộc viên cũ đă làm việc chung với ông: Tr/T Đính được mời về làm chỉ huy trưởng trung đoàn 56.


    Cuối năm 1971 đầu năm 1972, quân đội Hoa Kỳ đă rút khỏi Vùng I. C̣n lại chỉ là những đơn vị tiếp vận và cố vấn. Hơn 80 ngàn lính TQLC Hoa Kỳ có mặt ở Vùng I vào giữa năm 1969, bây giờ chỉ c̣n khoảng 500. Để pḥng thủ năm tỉnh của Vùng I, tướng Hoàng Xuân Lăm cho SĐ 1BB giữ phía tây thành phố Huế; SĐ 2BB giữ ba tỉnh ở phía nam; và sư đoàn yếu nhất, SĐ 3 BB, được giao nhiệm vụ trấn giữ hai hướng bắc và tây Quảng Trị. Trung đoàn 57 phụ trách bên phải quốc lộ 1, hướng bắc Cửa Việt; trung đoàn 2, bên trái quốc lộ 1, bắc Cam Lộ; và, trung đoàn 56, phía nam đường 9, gần những căn cứ Khe Gió, Carrol, Mai Lộc. Để yểm trợ và phụ giúp thêm cho SĐ 3BB, Vùng I cho hai lữ đoàn TQLC đóng ở những tiền đồn dọc theo ṿng cung tây nam đường 9, gần biên giới Lào, như là ṿng đai pḥng thủ đầu tiên cho trung đoàn 56. V́ trung đoàn 56 c̣n mới, để tiếp tục huấn luyện các tiểu đoàn tân lập của Tr./Đ 56, và tránh t́nh trạng đóng quân ù ĺ một chổ, tướng Giai cho thay đổi vị trí của hai trung đoàn 2 và 56 theo chu kỳ: trung đoàn này đến vùng trách nhiệm của trung đoàn kia, và ngược lại. Đó là lối bày binh và trận liệt ở Vùng I khi CSBV đồng loạt tấn công — và CSBV tấn công vào ngay thời điểm bất ngờ và nguy hiểm nhất.

    Chín giờ sáng ngày 30 tháng 3-1972 Tr./Đ 2 và 56 hoán chuyển trại và vùng trách nhiệm. Tr./Đ 56 của Đính từ căn cứ C2 ở bắc Cam Lộ di chuyển về hướng nam, thay thế Tr/Đ 2 ở căn cứ Carroll, căn cứ hỏa lực Fuller và Khe Gió. Mười một giờ ba mươi, khi đoàn quân c̣n đang di chuyển, một số chưa kịp qua sông (sông Cam Lộ, trên đầu đường 9), chỉ có một đại đội tác chiến và đại đội chỉ huy vừa vào trong căn cứ Carroll th́ địch quân tấn công. Pháo 130 ly của địch bắn tràn ngập các mục tiêu. Không phải chỉ có Tr./Đ 2 và 56 bị tấn công, tất cả các căn cứ trên toàn Quảng Trị bị tấn công. Ở hướng bắc SĐ 308 CSBV chia làm bốn mũi vược qua vĩ tuyến 17 đánh thẳng vào Tr./Đ 57; ở hướng tây từ biên giời Lào, SĐ 304 và một trung đoàn thiết giáp đánh vào các tiền đồn của lữ đoàn 147 TQLC ở Núi Ba Hô và Sarge. Ngày hôm đó, mặt trận bắc và tây bắc Quảng Trị hoàn toàn trong biển lửa: CSBV bắn 2.000 quả đạn chung quanh căn cứ Fuller, Khe Gió, Carroll trong tổng số 11.000 trái trong 24 tiếng đầu của chiến dịch.

    Với cuộc hoán chuyển vị trí đang diễn ra khi cộng sản tấn công, ba tiểu đoàn của Tr./Đ 56 chỉ có một phần bên trong những căn cứ đă được chỉ định. Hai tiểu đoàn 1/56 và 2/56 vẫn c̣n kẹt giữa đường và đang bị pháo của địch quân kèm lại một chổ; tiểu đoàn 3/56 ở Khe Gió và 1/2 (tiểu đoàn 1 của trung đoàn 2, chưa rời trại khi cộng quân tấn công) ở Fuller cũng không di chuyển được v́ bị pháo. Bộ binh CSBV tấn công hai căn cứ suốt ngày 30. Trưa 31, Khe Gió và Fuller thất thủ. Lực lượng ở hai căn cứ này mở đường máu rút về hướng đông nam, về căn cứ Carroll. Với hệ thống truyền tin bị phá hủy, Đính gần như hoàn toàn bất lực trong việc điều động các cánh quân đang phân tán. Không phải chỉ có trung đoàn 56 của Đính là nằm trong hoàn cảnh ngặc nghèo: bên trái của căn cứ Carroll, ở hướng tây và tây nam, hai căn cứ hỏa lực Núi Ba Hô và Sarge — ṿng đai bảo vệ của Carroll — sắp bị tràn ngập. Mười giờ rưởi đêm 31, tiểu đoàn 4 TQLC ở căn cứ hỏa lực Núi Ba Hô di tản. Khi Núi Ba Hồ di tản th́ căn cứ Sarge ở phía nam cũng không thể giữ được. Bốn giờ sáng đêm đó, sau khi khẳng định được t́nh h́nh ở hướng bắc, bộ chỉ huy TĐ 4 TQLC ở Sarge cũng rút đi. Hai toán quân TQLC đều di tản về căn cứ Mai Lộc, ba cây số hướng nam căn cứ Carroll, nơi có bản doanh của lữ đoàn 147 TQLC. Bây giờ chỉ c̣n Carroll và Mai Lộc nằm trên hướng tiến quân của SĐ 304 về Quảng Trị.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 23-10-2013 at 05:23 AM.

  10. #20
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Tigon View Post




    Màu cờ ba sọc đỏ trên nền Vàng mà bị loại như PVD cư ngụ lâu năm trong QLVNCH th́ làm ô danh quá , nên Trời xui Đất khiến mới có chuyện PVD làm chuyện "Ngưu tầm ngưu, mă tầm mă" ..

    V́ màu cờ quá đẹp về nét tinh thần chiến đấu (ngoại trừ lúc về sau này có tên phản tướng thời NDD là DVM chui lên làm TT lại một lần nữa làm nhơ đi màu cờ này) nên trong một binh đoàn tại Nhật (mà Quân đội Nhật tiêu biểu cho cái ǵ? Cho sự chiến đấu đến giọt máu, đến lưỡi lê ..đến viên đạn cuối cùng mới chịu thua đối thủ của họ) ,họ chọn làm màu cờ hiệu, cờ quân giai của đội họ .(hỏng hiểu sao họ thích một sọc đỏ, hai sọc đỏ, ngay cả ba sọc đỏ trên nền cờ vàng nữa, họ thích hết sọc đỏ sang SỌC XANH TẤT CẢ ĐA SỐ TRÊN NỀN CỜ VÀNG) )


    Các bạn có thể cho rằng vô t́nh họ chọn trùng hợp cũng được, hay hữu ư cũng được ..

    C̣n những ai cho rằng màu cờ này í ẹ khg tốt lắm th́ ..thử ráng t́m cái đám lính Nhật này mà dùng tài Hùng Biện của đai học Sorbonne, tài "cái lưỡi khg xương" của trường luật Harvard thử ra chinh phục, dụ dổ họ thay đổi màu cờ hiệu của đội quân họ ...coi họ chịu làm khg ?


    Nếu bạn nào thấy xí xôi xí xào tiếng Nhật chán quá :D có thể forward lẹ đến phút 5:55-->5:58 th́ thấy liền ..

    NB :

    Xin nhắc nhở những du khách cầm sổ thông hành 1-SVPK, nếu lở đi lạc, ngao du sơn thuỹ vào Kanagawa Prefecture th́ đừng nên đụng chạm (hay nói lời miệt thị) đến cờ Ba sọc đỏ trên nền Vàng, thứ nhất tụi lính trong đoàn quân của clip trên mà thấy được, họ sẽ nhào ra cho ăn đ̣n nhừ tử theo tiêu chuẩn sẳn sàn sống chết mí nhau :

    "Ta khg chết ,th́ ngươi chết" (đừng bao giờ ngu xuẩn đến độ chọc tức tinh thần Kamikazé của họ đă bị đông lạnh từ 1945 đến nay phải bắt buộc "ră đá" nhé)

    Thứ nh́, chưa kể theo lệ làng dân Nhật trong XH đen của Hắc Long Đảng khu Takeyama, Kanagawa ,họ rất ghét người Việt có gốc 1-SVPK v́ tiền lệ ăn cắp trong shopping họ ..Họ có quyền làm trong kiểu cách XH đen của họ ..để trừng trị nữa...

    Vào chổ này phải biết uốn theo lệ làng mà trân trọng màu cờ Vàng ba sọc đỏ của ngừơi ta .. Các cháu ngoan choàng khăn đỏ của "bác ngu cắt chia hai lảnh thổ" mới tập tểnh "Trưởng giả học làm Sang" đi du lịch qua Nhật có hiểu chưa ??? hiễu chưa ??
    Last edited by Viet xưa; 23-10-2013 at 02:58 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 21
    Last Post: 28-11-2012, 01:27 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2012, 07:04 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 08-08-2011, 10:54 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 09-07-2011, 06:02 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 03-12-2010, 02:52 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •