Page 3 of 9 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 83

Thread: ANH HÙNG VÀ KẺ BỘI PHẢN" TRONG QUÂN LỰC VNCH,” MỘT TIẾNG NÓI MỚI VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện Hai Người Lính :Heroism and Betrayal in the ARVN ( tiếp......)

    Ngày 31 tháng 3-1972 Tr./T Đính liên lạc với Chuẩn tướng Vũ Văn Giai để xin tiếp viện. “Nếu không được tiếp viện, căn cứ chỉ có thể giữ được vài ngày nữa thôi.” Đính báo cáo với Tướng Giai. “Ráng chờ, sẽ có tiếp viện,” Tướng Giai trả lời. Hôm sau, 1 tháng 4, Tướng Lăm đích thân gọi Đính. Lạc quan v́ nghĩ rằng ḿnh sẽ có tin vui, nhưng Tướng Lăm chi ra lệnh vắn tắt, là Sư Đoàn 3BB và Quân Đoàn I không c̣n ǵ để tiếp viện.

    Trung đoàn 56 phải giữ căn cứ Carroll bằng mọi giá! Chỉ có vậy, chỉ có vậy từ người tư lệnh quân đoàn. Cùng ngày, những cánh quân di tản hay những cánh quân bị kẹt v́ pháo kích lần lượt về được bên trong căn cứ Carroll, trong đó có cánh quân dưới quyền chỉ huy của Trung đoàn phó Vĩnh Phong.

    Tường tŕnh của Trung tá Phong làm cho Đính bi quan thêm: Sư Đoàn 308 CSBV đang truy kích họ. Sự bi quan trở thành thất vọng khi tin tức qua hệ thống truyền tin cho biết hai trung đoàn 2 và 57 trên đường di tản về Đông Hà; và bộ chỉ huy Sư Đoàn 3 BB sẽ rời căn cứ Ái Tử về Quảng Trị để tránh tầm đại bác 130 ly của cộng quân từ bên kia sông Bến Hải bắn qua.

    Tối ngày 1 tháng 4, với tất cả quân di tản tụ về, căn cứ Carroll bay giờ có khoảng 1,500 tay súng trong ṿng đai pḥng thủ (có tường tŕnh nói quân số bên trong căn cứ trước giờ đầu hàng là 1,800 quân).

    Đọc đến đoạn này trong Vietnam’s Forgotten Army, không ít đọc giả sẽ có chút thông cảm cho hoàn cảnh Trung tá Đính, như tác giả Wiest ít nhiều đă có — theo sự nhận xét của người điểm sách. Chúng ta có thể thấy được sự lo sợ và hoang mang của Tr/T Đính: Đường tiếp viện toàn bị cắt đứt; đối diện với một lực lượng của địch lớn hơn ba đến bốn lần về nhân lực cũng như hỏa lực; và bộ chỉ huy h́nh như đă bỏ trung đoàn, hay sẽ dùng trung đoàn như một lực lượng tế thần để đ́nh trệ đường tiến quân của đối phương. Trong ư nghĩ của Đính, quân lệnh cuối cùng của Trung tướng Lăm có hàm ư như vậy.

    Nhưng nh́n lại địa h́nh và t́nh h́nh của mặt trận ở hướng tây và tây bắc Quảng Trị, quân lệnh của Tướng Giai và Tướng Lăm không phải không có ư nghĩa. Những căn cứ nhỏ như Núi Ba Hô, Sarge, C2, C3, hay Mai Lộc có thể di tản được v́ đó là những căn cứ nhỏ, không có địa h́nh thuận lợi để pḥng thủ. Nhưng căn cứ Carroll th́ hoàn toàn khác. Đây là một căn cứ có thể cầm cự một hay là hai trung đoàn địch dể dàng.

    Tên chánh thức của căn cứ là Camp James J. Carroll. Tên căn cứ đến từ tên một đại úy TQLC Hoa Kỳ tử trận trong cuộc hành quân Prarie ở khu vực đó vào năm 1966. Trong cao điểm của cuộc chiến Việt Nam, căn cứ Carroll là căn cứ pháo binh quan trọng của TQLC Hoa Kỳ ở bắc đường 9. Từ căn cứ Carroll, đại bác 175 ly của Lục Quân và đại bác ṇng 8 inches của TQLC bắn yểm trợ cho căn cứ Khe Sanh (cách đó 20 cây số về hướng tây nam) và thường xuyên đấu súng với những pháo đội 130 ly của CSBV ở bên kia sông bến Hải (20-22 cây số hướng bắc).

    Trước khi trao lại cho quân lực VNCH, căn cứ là nơi đóng quân của bốn tiểu đoàn pháo binh Hoa Kỳ (hai tiểu đoàn của trung đoàn 12 pháo binh TQLC; hai tiểu đoàn của liên đoàn 94 pháo binh Lục Quân). Căn cứ rộng đủ để chứa hơn 2,000 quân và một ṿng đai pḥng thủ qui mô. Địa h́nh của căn cứ rất lư tưởng để pḥng thủ: Xây theo h́nh ngũ giác trên một ngọn đồi trống, quân pḥng thủ bên trong Carroll có thể quan sát bốn hướng: địch quân không thể tấn công bằng bộ binh mà không bị phác giác từ xa 500-1,000 mét.

    Địch quân có thể pháo kích — như họ đang làm — nhưng tấn công bằng quân bộ bịnh th́ lại là một chuyện khó khăn nếu quân trú pḥng quyết định tử thủ.

    Ngày 1 tháng 4, như đă nói ở trên, căn cứ Carroll có 1,500-1,800 tay súng bên trong và một lực lượng pháo binh gồm 26 khẩu đại bác từ 105 cho đến 175 ly, với vài chiến xa hạng nhẹ có trang bị đại bác 40 ly (loại thiết giáp tương tự như M.41, gọi là “Duster,” trang bị hai khẩu 40mm và một đại liên 30 trên pháo tháp). Nh́n từ quan điểm pḥng ngự, lực lượng này có thể gây thiệt hại đáng kể cho mọi cuộc tấn công — hay ít nhất có thể cầm chân một lực không nhỏ của CSBV.

    Sáng Chủ Nhật ngày 2 tháng 4, vùng I được một phi tuần B-52 yểm trợ. Bom bỏ hướng tây bắc ṿng đai bên ngoài của căn cứ. Liền sau cuộc dội bom, CSBV tấn công căn cứ từ ba hướng. Nhưng với địa h́nh kiên cố của căn cứ, CSBV bỏ cuộc sau vài tiếng tấn công biển người. Tác giả Wiest viết, cuộc tấn công biển người bị đẩy ngoài công sự một cách dể dàng bằng ḿn và súng cá nhân. Cuộc tấn công bị coi thường đến độ vị trung tá cố vấn Mỹ đang có mặt bên trong căn cứ, trả lời với tiền sát viên không quân là ông chưa cần yểm trợ không lực trong lúc đó v́ không có mục tiêu nào thích đáng (đọc, Trial By Fire: the 1972 Easter Offensive, Americas Last Vietnam Battle, của Dale Andradé).

    Sau cuộc tấn công vào buổi sáng, Đính gọi về bộ tư lệnh sư đoàn xin yểm trợ. ) Trung tá Cương trả lời là ông không thể trả lời cho Đính được; và Chuẩn tướng Giai th́ đang ở Đông Hà thị sát t́nh h́nh. (Người viết bài muốn chú một chi tiết về cuộc đối thoại giữa hai Trung tá Cương và Đính: Một độc giả đă liên lạc với Trung tá Cương (sau khi đọc bài viết này lần đầu tiên). Trung tá Nguyễn Hữu Cương, nói ông không có nhận điện thoại, và cũng không có mặt ở bộ tư lệnh sư đoàn lúc đó. Đó là lời xác nhận của Trung tá Cương.

    Trong sách, tác giả Wiest trích theo sách cuả Dale Andradé. Người viết ghi chú ở đây để cảm ơn sự bổ túc của độc giả). Chuẩn tướng Giai th́ đang ở Đông Hà thị sát t́nh h́nh. Cũng như lần nói chuyện trước, không ai có một câu trả lời rơ ràng về số phận của Trung Đoàn 56. Hai giờ trưa, cộng quân tấn công lần thứ nh́: lần này địch tiến gần được hàng rào pḥng thủ hơn lần trước, nhưng vẫn không làm được ǵ. Trong khi cuộc tấn công đang diễn ra, Đính nghe trên hệ thống truyền tin một sĩ quan CSBV muốn nói chuyện với ông. Người trên hệ thống truyền tin nói ông ta đang quan sát mặt trận. Ông nói số phận của Đính và quân lính dưới quyền đang nằm trong t́nh trạng nguy hiểm. Nếu Đính và quân của trung đoàn đầu hàng th́ họ sẽ được đón tiếp và bảo vệ an toàn. Nếu không tất cả sẽ bị tiêu diệt. Chưa đầy một tiếng sau, một tư lệnh mặt trận lên máy truyền tin nói chuyện với Đính một lần nữa. Người tự nhận là tư lệnh mặt trận cho biết đây là lần đề nghị cuối cùng trước khi họ tấn công. Đính yêu cầu CSBV ngưng bắn và cho thêm giờ để quyết định.

    Ba giờ trưa, Đính tập hợp 13 sĩ quan chỉ huy của trung đoàn trong hầm chỉ huy để quyết định. Đính mở lời trước, cho biết t́nh thế rất tuyệt vọng. Căn cứ không thể cầm cự trước sự tấn công liên tục của địch quân. Sau đó Đính nói ra ư nghĩ thật của ḿnh, là “Nếu tiếp tục chiến đấu, nhiều người sẽ chết. Và nếu chúng ta có bị thương, có chết, để có được một chiến thắng, th́ cũng không ai lo cho chúng ta sau đó. Chúng ta bây giờ phải tự lo lấy thân.” Tiếp theo Đính nói về đề nghị của địch. Sau đó ông hỏi tất cả muốn tử thủ, đánh mở đường máu, hay đầu hàng? Nếu tất cả các sĩ quan có mặt đồng ư tiếp tục đánh th́ ông sẽ nghe chiều theo ư họ.


    Trong số sĩ quan hiện diện, chỉ có Thiếu tá Tôn Thất Măn (khóa 12 Thủ Đức, TĐT 1/56) lên tiếng đ̣i đánh đến cùng.



    Số sĩ quan c̣n lại yên lặng không ư kiến. Trước sự yên lặng của các sĩ quan, Đính nói về gia đ́nh của họ … về viễn ảnh những vui mừng khi họ được sống sót trở về. Sau đó — theo tác giả Wiest viết — họ bỏ phiếu để quyết định: tất cả đều đồng ư đầu hàng, chỉ có Thiếu tá Tôn Thất Măn không bỏ phiếu.

    Với quyết định đă được đồng thuận, Đính đi qua lô cốt của hai sĩ quan cố vấn Mỹ để thông báo. Nhưng Thiếu tá Joseph Brown và Trung tá William Camper không đồng ư. Camper đề nghị trung đoàn dùng những chiếc thiết giáp có trong căn cứ đánh bung ra ṿng đai mở đường máu. Đính không chịu, nói vô ích. “Tôi muốn giết ông Trung tá [Đính] ngay tại chổ”, Trung tá Camper kể lại sự tức giận của ông khi Đính nằng nặc đ̣i đầu hàng. Sau khi nói với Trung tá Đính là nếu ông ta đầu hàng th́ trách nhiệm của hai người cố vấn đă hết. Camper gọi về trung tâm hành quân của Sư Đoàn 3BB cho biết “nhiệm vụ của ông ta không c̣n cần ở căn cứ Carroll nữa, và xin được di tản.”

    May mắn, một trực thăng C-47 trên đường tiếp tế đạn cho căn cứ Mai Lộc bay ngang qua đó, ghé lại bốc hai sĩ quan Hoa Kỳ và 30 người lính không chịu đầu hàng và muốn đi theo hai sĩ quan Mỹ.

    Khi chiếc trực thăng cất cánh th́ cờ đầu hàng đă bay trên căn cứ Carroll. Trung tá Đính dẫn toán quân 600 người ra khỏi trại đi đến điểm hẹn với địch. Bên trong, số quân không chịu đầu hàng c̣n lại rút đi về hướng đông. Trong nhóm quân không chịu theo Tr./T Đính là Pháo Đội B của TĐ 1 Pháo Binh TQLC. Đây là pháo binh đi kèm TĐ 4 TQLC, họ đóng nhờ trong căn cứ Carroll.

    Theo tường tŕnh của cố vấn Mỹ sau này, Pháo Đội B hạ ṇng đại bác xuống bắn thẳng cho đến khi bị tràn ngập. Tất cả toán quân rút đi, về đến pḥng tuyến VNCH được khoảng 1,000 người, trong đó có một tiểu đoàn c̣n nguyên vẹn.

    Tối đêm đó Đính và 600 quân đến một địa điểm gần căn cứ Khe Gió. Ở đây một sĩ quan CSBV ra đón họ. Ngày hôm sau, 3 tháng 4, Đính lên lên đài phát thanh CSBV đọc lời kêu gọi quân nhân VNCH đầu hàng như ông đă làm.


    Thiếu tá Huế bị đưa về Bắc được hơn một năm th́ Trung tá Đính cũng được CSBV đem ra bắc để tiếp tục thực hiện kế hoạch tuyên truyền của họ. CSBV đề nghị Đính gia nhập quân đội CSBV th́ sẽ được phục hồi chức vụ Trung tá trong quân đội của họ. Đính đồng ư. Đính làm như vậy chỉ để — theo lời Đính kể — giúp đỡ 600 quân nhân đầu hàng bị đưa về miền bắc. Những quân nhân này đang phục vụ công tác lao động ở các đơn vị hậu cần CSBV.

    Trở thành một sĩ quan cộng sản, Đính có lương và nhà ở, và làm việc như một sĩ quan văn pḥng ở Hà Nội. Sau này, sau khi VNCH thất thủ, Đính đă phục vụ trong công tác tuyên truyền cho CSBV. Một trong những công tác là làm giảng viên ở những trại tập trung quân đội VNCH.

    Về phần Huế, sau sáu tháng bị nhốt ở Hỏa Ḷ, ông bị đưa về trại tù Sơn Tây. Trong thời gian ở Sơn Tây, CSBV đưa Đính và Trung tá Vĩnh Phong vào nói chuyện với một số tù binh. Trong buổi gặp mặt đó, bên phía tù binh VNCH ngoài Huế c̣n có Đại tá Nguyễn Văn Thọ và Thiếu tá Trần Văn Đức của lữ đoàn 3 Nhảy Dù.

    Trong lần nói chuyện đĩ phía bên kia không thẳng lời chiêu dụ Huế và hai sĩ quan Nhảy Dù. Nhưng họ có hàm ư là nếu ba người sĩ quan đầu hàng th́ sẽ có được một đời sống thoăi mái hơn là đời sống của tù binh. Sau đó, Huế và một số sĩ quan được đưa về Hà Nội để chiêu dụ thêm một lần nữa. Nhưng một lần nữa Huế từ chối không theo về bên kia.

    Hai năm sau, cuộc đời của Thiếu tá Huế bị thêm một “tai nạn” nữa. Sau khi Hiệp Định Paris 1973 được kư kết: Là một tù binh, tên của ông được nằm trong bản trao trả tù binh chính thức. Nhưng chỉ vài giờ trước khi được giao trả về miền nam, CSBV giữ ông lại. V́ ông bị bắt ở Hạ Lào, nên nói “một cách kỹ thuật,” ông là tù binh của Pathet Lào!

    Huế bị giam đến năm 1983 mới được trả tự do.

    Theo lời kể của Huế, trước khi gia đ́nh ông được phép rời Việt Nam sang Mỹ, Tr./T Đính có t́m vào Sài G̣n gặp Huế. Đính muốn khi Huế đến Mỹ và khi gặp lại những sĩ quan cố vấn, nên giải thích hoàn cảnh đă làm cho ông phải đầu hàng —Những hoàn cảnh mà Th/T Huế cho là không chính đáng để đầu hàng.

    Tài liệu căn bản của Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN đến từ phỏng vấn những nhân vật có liên quan đến sự kiện. Sử liệu trong tác phẩm không quan trọng hay mới lạ trên quan điểm sử học. Nhưng đó là sự lôi kéo của tác phẩm: tác giả tạo được một tác phẩm lư thú dựa trên những ǵ rất ít ông đă t́m được. Andrew Wiest là giáo sư sử học tại đại học Southern Mississippi. Ông đă có một thời gian giảng dạy tại trường Cao Đẳng Không Quân (Air War College), nơi đào tạo sĩ quan cấp tướng tương lai cho Không Quân Hoa Kỳ. Vietnam’s Forgotten Army là tác phẩm thứ ba về chiến tranh Việt Nam của tác giả.

    https://sites.google.com/site/gdvbdl/chuyn-hai-ngi-lnh
    Last edited by Tigon; 23-10-2013 at 10:16 AM.

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Theo www.nhohue.org th́

    *Năm 12 tuổi Trần Ngọc Huế đă vào trường Thiếu Sinh Quân, lớn lên ông tốt nghiệp trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt

    Được đào luyện bởi hai trường nổi tiếng , hèn chi Trung Tá Huế có được khí khái hào hùng , can trường của người lính VNCH .

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    WE FOUGHT IN THE SPIRIT OF " LIVING IN THE FREEDOM OR DIE "

    Trần Ngọc Huế


  4. #24
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sư đoàn 101 nhảy dù Hoa Kỳ kết nạp hội viên danh dự Việt Nam


    Một ngày trước Quốc Lễ Chiến Sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ, một người Việt Nam đă được Sư Đoàn 101 Nhảy Dù danh tiếng kết nạp làm hội viên danh dự của một trong những Tổng Hội Cựu Chiến Binh nổi tiếng nhất của quân đội Mỹ.

    Buổi lễ kết nạp được tiến hành tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, Virginia.

    Nhân vật đó là ai? Đă cống hiến như thế nào cho lư tưởng của ḿnh? Và sự kết nạp ấy có ư nghĩa ra sao, đối với những người đă từng trải qua cuộc chiến Việt Nam? Biên tập viên Thiện Giao có mặt tại chỗ và ghi nhận như sau.



    Trung Tá Trần Ngọc Huế (phải) và một cựu chiến sĩ Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Velasquez đến từ California. Photo by Tín Nguyễn.


    Đại đội trưởng Hắc Báo

    Trên đại lộ dẫn vào nghĩa trang quốc gia Arlington buổi sáng ngày Chủ Nhật 25 tháng Năm trước lễ Chiến Sĩ Trận Vong, tại địa điểm dành riêng cho Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ, một cựu quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Ḥa đă được kết nạp trở thành thành viên danh dự của một trong những sư đoàn nổi tiếng nhất thế giới.

    Cựu trung tá Trần Ngọc Huế, nguyên đại đội trưởng đại đội Hắc Báo Sư Đoàn 1 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa phát biểu trong buổi lễ dành cho ḿnh, rằng đối với ông, hôm nay, một lần nữa là ngày “Hội Ngộ của Định Mệnh.”

    Những ngày ấy, hơn 40 năm trước, tên tuổi của nhân vật này được nhắc đi nhắc lại và lan truyền trong các đơn vị của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù. Mọi người đều biết về phẩm chất can trường của trung tá Huế.

    Ô. Charles K. Gailey


    Và rằng, hôm nay, mọi người có mặt tại đây, dưới đôi cánh đại bàng của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù, để một lần nữa nghiêng ḿnh trước những người anh hùng đă hy sinh cho danh dự và v́ lư tưởng tự do.

    C̣n tiếp...

  5. #25
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người Việt nhận Silver Star của quân đội Mỹ

    Quyết định kết nạp cựu trung tá Trần Ngọc Huế làm hội viên danh dự Tổng Hội Cựu Chiến Binh Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ được tuyên đọc bởi ông Charles K. Gailey, Chủ Tịch Chi Hội khu vực Washington D.C.

    Trong diễn văn của ḿnh, ông Gailey phát biểu rằng: “Cựu trung tá Huế, từng phục vụ tại Sư Đoàn 1 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, đă tham gia nhiều cuộc hành quân hỗn hợp chung cùng Sư Đoàn 101 Nhảy Dù. Sự phối hợp chung được triển khai thành công trong nhiều cuộc hành quân tại tỉnh Quảng Trị, đặc biệt trong nỗ lực tái chiếm Huế giai đoạn sau Tết Mậu Thân 1968.”

    Trong buổi lễ kết nạp trung tá Huế, một cựu chiến binh của Sư Đoàn 101, đến từ California, đă đến chào và ôm thật chặt đồng minh Việt Nam của ḿnh.

    “Những ngày ấy, hơn 40 năm trước, tên tuổi của nhân vật này được nhắc đi nhắc lại và lan truyền trong các đơn vị của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù. Mọi người đều biết về phẩm chất can trường của trung tá Huế.

    Đến khi tin tức loan đi cho biết ông được trao tặng huân chương Silver Star từ tay Đại Tướng Creighton Abrams th́ mọi người đều nói: thật là tuyệt vời, một người Việt Nam nhận huy chương Silver Star của quân đội Hoa Kỳ.”

    Hồi tưởng những chiến trường chung

    Đứng bên tượng đài biểu tượng Đại Bàng của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù, trung tá Trần Ngọc Huế kể về những chiến trường chung của các đồng minh ngày xưa.

    Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, cựu trung tá Huế chỉ huy đại hội Hắc Báo thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Trong giai đoạn này, đơn vị của ông đă thực hiện nhiều cuộc hành quân hỗn hợp chung cùng các lữ đoàn 1, 2, và 3 thuộc Sư Đoàn 101 Nhảy Dù.

    Chúng tôi chỉ có một số rất ít những thành viên danh dự được kết nạp. Và chúng tôi chọn ông làm hội viên danh dự để vinh danh những nghĩa vụ mà ông ấy đă làm cho quốc gia của ông ấy.

    Đại Tá hồi hưu Joe R. Alexander


    Cựu trung tá Huế nói rằng, ông nhớ nhất là hai trận đánh trong đó đơn vị của ông được tăng phái cho Lữ Đoàn 2 của Sư Đoàn 101 tại vùng Quảng Điền, làng Phước Yên giai đoạn 2, chiến cuộc Mậu Thân 1968.

    Vào giai đoạn đó, người chỉ huy Lữ Đoàn 2 là đại tá Cushman, về sau hồi hưu với cấp bậc trung tướng.

    Đại Đội Hắc Báo lúc ấy phát hiện Tiểu Đoàn 9, Trung Đoàn 90 của phía Bắc Việt đang ém sâu tại Phước Yên. Trung tá Huế kể lại:

    “Chúng tôi tấn công, c̣n phía Sư Đoàn 101 có nhiệm vụ bao vây. Trong 2 ngày chiến đấu, chúng tôi bắt sống 112 tù binh và hầu như xóa sổ tiểu đoàn 9.”

    Cuộc hành quân này sau đó trở thành mặt trận mẫu cho Quân Lực VNCH và quân đội các đồng minh trong những t́nh huống dùng lực lượng nhỏ, cấp đại đội phát hiện tiểu đoàn địch, dùng hỏa lực và lực lượng bao vây để tiêu diệt.

    Vinh danh những nghĩa vụ cho quốc gia

    Phát biểu tại buổi lễ kết nạp thành viên danh dự Trần Ngọc Huế, Đại Tá hồi hưu Joe R. Alexander, người đă từng tham chiến tại Việt Nam trong giai đoạn Chiến Dịch Mậu Thân, và nay là chủ tịch Tổng Hội Cựu Chiến Binh Sư Đoàn 101 Nhảy Dù, cho biết.

    “Trước hết là những đóng góp của trung tá Huế cho những nỗ lực của chúng tôi trong chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy rằng, điều đúng đắn nhất để làm, là trao vinh dự này đến ông ấy, dựa vào những ǵ ông đă làm cùng với Sư Đoàn 101.

    Chúng tôi chỉ có một số rất ít những thành viên danh dự được kết nạp. Và chúng tôi chọn ông làm hội viên danh dự để vinh danh những nghĩa vụ mà ông ấy đă làm cho quốc gia của ông ấy
    .”

    Bài phát biểu tiếp nhận tư cách hội viên của trung tá Trần Ngọc Huế có nhắc đến thành ngữ “cuộc hội ngộ của định mệnh.” Ḍng chữ ấy khiến cử tọa nhớ lại lời phát biểu của thiếu tướng tư lệnh đầu tiên của sư đoàn.

    Năm 1942, tư lệnh đầu tiên, là thiếu tướng William C. Lee đă nói với những chiến binh đầu tiên của sư đoàn tân lập, rằng “101 chưa có lịch sử; những đă có một hội ngộ của định mệnh.”

    Cựu trung tá Trần Ngọc Huế sinh năm 1942. Ông tốt nghiệp trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trở thành sĩ quan tác chiến và được thăng cấp rất nhanh trong giai đoạn chiến tranh.

    Một đêm cuối tháng Ba năm 1971, trong khuôn khổ chiến dịch Lam Sơn 719, Trần Ngọc Huế lúc đó đang ở Tchepone, bị thương và ngất lịm.

    Ông ra lệnh cấp dưới mở đường máu thoát thân, để ông lại trận địa nhằm tránh gây cản trở trên đường tháo lui. Sau đó, ông bị phía Bắc Việt bắt làm tù binh.


    Sau nhiều lần chiêu dụ trung tá Huế hợp tác, nhưng bất thành, phía miền Bắc giam giữ ông cho đến năm 1983.

    Sau đó ông được trả tự do, về sống tại Sài G̣n cho đến ngày sang định cư Virginia, Hoa Kỳ.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...008135423.html

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trách nhiệm của Tr/Tá Đính : trích bài " Trả lại sự thật cho lịch sử"



    *2. Tinh thần và khả năng chiến đấu:

    Chỉ 3 ngày sau khi VC mở trận đánh, căn cứ Holcomb của TĐ8/TQLC đă bị VC tràn ngập . Ngay sau đó, việc đầu hàng của Tr/tá Đính, Tr/đoàn trưởng Tr/đoàn 56 tại căn cứ Tân Lâm cùng 1500 binh sĩ dưới quyền đă làm chấn động tinh thần quân nhân các cấp khiến nó trở thành một phản ứng dây chuyền trong những tuần lễ tiếp theo đối với các đơn vị khác . Hiện tượng này đă được lập lại trong cuộc di tản ồ ạt vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/75 tại Miền Trung trước khi mất nước .

    http://batkhuat.net/tl-sd3bb-cuocluibinh.htm

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    HUẾ – CỐ ĐÔ, TRUNG TÁ, và CUỘC HỘI NGỘ 45 NĂM SAU

    Cựu Trung Tá Harry Trần Ngọc Huế không thể ngờ có ngày gặp lại nhà báo Mỹ từng đi theo đơn vị Hắc Báo mà ông là đại đội trưởng cách đây 45 năm. Đặc biệt hơn nữa là cuộc hội ngộ xảy ra trên một chiến hạm Mỹ trùng tên với ông và tên của thành phố mà ông từng chiến đấu để chiếm lại từ tay Cộng quân.

    “Tạ ơn Thượng Đế, không ngờ tôi gặp lại ông sau 45 năm. Đây là một cuộc hội ngộ mà tôi nghĩ không bao giờ có được,” ông Huế tâm sự với nhật báo Người Việt khi được hỏi về cuộc hội ngộ của ông với ông Eugene Patterson trên chiến hạm USS Hue City mới đây. “Ông là phóng viên chiến trường, c̣n tôi là lính VNCH, tuổi tác cách biệt nhau, cuộc đời hai người khác nhau. Sau cuộc chiến, ông trở về Mỹ, c̣n ḿnh bị tù đày. Ơn trên cho ḿnh gặp lại là huyền diệu vô cùng.”

    Ông Huế tâm sự thêm: “Cuộc đời là ô trọc, t́nh bạn, t́nh người thật là cao quư.”

    Trong một email gởi cho nhật báo Người Việt, nhà báo Eugene Patterson, một chủ biên đă về hưu, từng được giải thưởng Pulitzer và hiện là chủ tịch kiêm tổng giám đốc tờ báo The St. Petersburg Times ở St. Petersburg, Florida, viết: “Tôi gặp Harry lần đầu vào một ngày của tháng 12, 1964. Lúc đó tôi là phóng viên Mỹ đi theo đơn vị của ông trong một trận đánh với Việt Cộng ở thung lũng A Shau. Lúc đó Harry là thiếu úy trong một đơn vị tác chiến phản ứng rất nhanh như những con hắc báo và tên này gắn liền với đại đội của ông sau này.”

    Harry là tên mà trung úy Thủy Quân Lục Chiến Mỹ John R. “Dutch” Schwartz, trước đây là cố vấn của đại đội Hắc Báo, đặt cho ông Huế.

    Lúc đó, ông Huế 22 tuổi. C̣n ông Eugene Patterson 41 tuổi, đang làm cho báo The Atlanta Constitution tường thuật những ǵ liên quan đến cuộc sống của hơn 21,000 cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam.




    A hero of Vietnam finds victory in defeat


    Trong bài báo mang tựa đề “A hero of Vietnam finds victory in defeat” đăng trên nhật báo The St. Petersburg Times số ra ngày 20 tháng 9, 2010, nhà báo Eugene Patterson viết về người cựu sĩ quan QL VNCH như sau: “Trong khi nhiều người Mỹ t́m cách hàn gắn vết thương chiến tranh bằng một cách nào đó th́ Harry cảm thấy vinh dự trong lúc tham dự một buổi lễ tại một căn cứ hải quân Mỹ.”

    “Chúng ta thắng cuộc chiến,” nhà báo này tường thuật lời ông Huế, một người từng bị thương năm lần và bị giam 13 năm trong nhà tù Cộng Sản, nói.


    “ Nhà cầm quyền Hà Nội biết Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Họ phải dân chủ hóa, đoàn kết đất nước và làm bạn với Hoa Kỳ bởi v́ kẻ thù của kẻ thù ta là bạn ta,” nhà báo Eugene Patterson trích lời ông Huế nói.

    Và ông kể câu chuyện gặp ông Huế trong trận chiến ở thung lũng mà Cộng quân pháo kích vào Huế. Lúc đó, cố vấn Mỹ của đại đội Hắc Báo là ông John R. “Dutch” Schwartz, hiện đang sống ở Clearwater Beach, Florida.

    “Chúng tôi nghe đạn bắn liên tục như tiếng đàn dương cầm và núp vào bụi cây. Lúc đó, thiếu úy Harry đang nằm, bỗng đứng dậy bắt đầu tấn công. ‘Không được, Harry’, Schwartz la lên. Thiếu úy Harry quỳ xuống, tiếp tục bắn. Trung úy Schwartz ném một quả lựu đạn… Trực thăng trên trời bắn xuống như mưa… Trung úy Schwartz và thiếu úy Harry cùng đứng lên bắn…” Nhà báo Patterson viết.


    “...Cách đó khoảng 70 thước, từ trong bụi rậm, một cán binh Việt Cộng mặc áo đen và quần đùi màu xám đứng lên đối diện chúng tôi, cầm súng máy bắn về phía đại đội Hắc Báo. Tuy nhiên, lính của Harry đă bắn ngay đầu đối thủ và tiếp tục hành quân xuống thung lũng,” ông Patterson kể tiếp.

    “Lúc ngồi nghỉ, Harry đưa tôi một miếng bánh ḿ, bên trong có kẹp miếng thịt chua chua, ngọt ngọt. Tôi định hỏi đó là ǵ, nhưng rồi vẫn ăn…” Ông Patterson kể.


    C̣n tiếp...

  8. #28
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Theo lời kể của ông Patterson, trong trận chiến đó, ông đă chứng kiến ông Huế can đảm và anh hùng như thế nào. Và để bảo vệ ông Patterson, ông Huế đă tặng ông bộ quần áo ngụy trang của ḿnh. Ông Huế cũng tặng nhà báo Mỹ cái khăn quàng cổ của ông.

    “Món quà duy nhất mà tôi tặng Harry là cái áo lạnh phi công của tôi, v́ trời hôm đó nóng quá. Hơn 40 năm sau, ông viết thư cho tôi và c̣n nhớ ông tặng tôi cái khăn ngay tại chiến trường và nhắc lại cái áo lạnh làm giúp ông giữ ấm người trong nhiều năm sau đó. Ông c̣n viết rằng đó là kỷ vật quư giá nhất mà ông không bao giờ nghĩ có người tặng cho ông,” ông Patterson viết tiếp.

    “Và bây giờ, thật là khó tin, tôi đă gặp lại người anh hùng trẻ tuổi đó, tại Florida, bây giờ là cựu trung tá, 68 tuổi, mất ba ngón tay,” ông Patterson viết.

    Cựu Trung Tá Trần Ngọc Huế là nhân vật chính trong cuốn “Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN (Quân đội bị bỏ quên của Việt Nam: Chủ nghĩa anh hùng và sự phản bội trong QLVNCH)” của tác giả Andrew Wiest, giáo sư sử học thuộc đại học University of Southern Mississippi, do New York University Press xuất bản năm 2008, nói về cuộc đời ông Huế với truyền thống gia đ́nh nhiều đời chống ngoại xâm. Ông bị Cộng Sản bắt, nhưng không chịu khuất phục trong khi một nhân vật khác, Phạm Văn Đính, cũng bị bắt, sau cùng đi theo địch chống lại đồng đội cũ.

    Theo tác giả, trong trận tái chiếm thành phố Huế năm 1968, đại đội Hắc Báo ban đầu có 250 binh sĩ. Sau khi chiến thắng, họ bị mất gần 200 người. Ngoài ra, trong lực lượng TQLC Mỹ, 142 người thiệt mạng, 857 người bị thương. QLVNCH có tổng cộng 384 người chết, 1,800 người bị thương. Phía Cộng quân mất khoảng 5,000 người. Hơn 3,000 thường dân thiệt mạng.

    Về cái tên “Harry” của ông Huế, cựu cố vấn đại đội Hắc Báo John R. “Dutch” Schwartz giải thích qua một email viết cho nhật báo Người Việt rằng: “Lúc đó là năm 1964, có năm sĩ quan trong đại đội Hắc Báo và tôi đặt cho mỗi người một biệt hiệu bằng tên Mỹ bởi v́ tôi không thể nhớ và phát âm tên của họ cho đúng. Hồi đó tôi cũng không biết là người Việt Nam đặt tên họ trước tên gọi, tôi tưởng ‘Huế’ là họ của ông. ‘Harry Hue’ nghe cũng hay hay, nên tôi đặt ông là ‘Harry.’”

    “Nếu tôi biết họ của ông là Trần th́ tôi sẽ đặt tên ông là ‘Tommy’. Tôi rất vui là tên ‘Harry’ gắn liền với ông trong nhiều năm như vậy,” ông John R. “Dutch” Schwartz.

    Về con người của ông Huế, ông John R. “Dutch” Schwartz viết: “Tất cả chúng tôi đều biết về Harry và thành tích của ông. V́ thế, tôi không muốn đi vào chi tiết mà chỉ muốn nói một điều: Một trong những vinh dự trong cuộc đời của tôi là được biết và cùng chiến đấu với người đàn ông can đảm và anh hùng này. Harry từng làm vẻ vang đất nước của ông và bây giờ ông đang làm vẻ vang nước Mỹ.”

    Lần đến Florida kỳ này là lần thứ ba ông Trần Ngọc Huế được ban chỉ huy tàu USS Hue City mời một cách đặc biệt trong 19 lần kỷ niệm.

    Ông Huế cho biết hai lần trước ông không đi được v́ phải lo chăm sóc người vợ. Lần này ông mới đi được.

    Hôm gặp nhau ở khách sạn trong câu lạc bộ hải quân trước khi xuống tàu USS Hue City, ông Patterson đă hỏi cô tiếp tân nhà hàng Việt Nam nào ngon nhất trong vùng và mời ông Huế đến đó ăn tối, theo lời ông Huế kể.

    Ông kể tiếp: “Ông luôn đi bên cạnh tôi, như gặp lại cố nhân. Ông nói chuyện rất có t́nh, chân thật. Trong những bữa ăn sau, tôi đ̣i trả tiền, ông không chịu, nói rằng trong chiến trận, tôi chia sẻ miếng ăn cho ông th́ bây giờ là lúc ông đền đáp lại. Thật sự mà nói, ḿnh thấy cách người ta đối xử ḿnh cũng cảm động.” [ĐD]

    http://forum4.aimoo.com/aitubinhdien...-1-430635.html


    Xem thêm chi tiết trên báo Mỹ :

    http://www.tampabay.com/news/militar...defeat/1122720

  9. #29
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Theo lời kể của Tr/Tá Trần Ngọc Huế :


    Trước khi gia đ́nh ông được phép rời Việt Nam sang Mỹ, Tr./T Đính có t́m vào Sài G̣n gặp Huế.

    Đính muốn khi Huế đến Mỹ và khi gặp lại những sĩ quan cố vấn, nên giải thích hoàn cảnh đă làm cho ông phải đầu hàng —Những hoàn cảnh mà Tr/T Huế cho là không chính đáng để đầu hàng.

  10. #30
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Tr/tá Trần Ngọc Huế tham dự đại hội Khoá 18 Trường Vơ Bị Quốc Gia VN, tổ chức trong 2 ngày cuối tuần 19, 20 tháng 11, 2010.( Phu nhân đă qua đời sau cơn bạo bệnh )

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 21
    Last Post: 28-11-2012, 01:27 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2012, 07:04 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 08-08-2011, 10:54 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 09-07-2011, 06:02 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 03-12-2010, 02:52 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •