Page 5 of 9 FirstFirst 123456789 LastLast
Results 41 to 50 of 83

Thread: ANH HÙNG VÀ KẺ BỘI PHẢN" TRONG QUÂN LỰC VNCH,” MỘT TIẾNG NÓI MỚI VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

  1. #41
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    ....
    ...



    Về phần viên cựu trung tá ( cả quân lực VNCH lẫn quân đội nhân dân Việt Nam ) Phạm văn Đính, sau khi chiến tranh chấm dứt đă trở về đời sống dân sự, định cư ở thành phố Huế quê hương của cả ông Đính lẫn ông Huế.

    Ông Đính vẫn tham gia chính quyền mới với chức vụ nhỏ trong một cơ quan chuyên trách về thể thao, rồi sau đó là một cơ quan kinh tế.
    Năm 1989, ông Đính “từ quan”, ra làm doanh nghiệp riêng. Ông mở một công ty vận chuyển nhỏ có tính cách gia đ́nh cùng với các con.
    Th́ phải đạo giang hồ rồi ..

    Cở ṇng cốt như tướng Giáp c̣n bị đẩy vào chổ "xưỡng đẻ " để trổ tài binh nghiệp,huống chi là loại "chim đổi cành" như Trung tá Đ này th́ phải như vậy rồi ..Ai mà tin tưỡng cho vào những chỗ "clé" .



    Năm 2001, tương đối thành công trong doanh nghiệp của ḿnh, ông Phạm văn Đính đến Mỹ, theo lời mời của sử gia Andrew Wiest để trả lời những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến phần đời quan trọng nhất của ông Đính, và nhất là về quyết định đầu hàng của ông.

    Trong khi ở chính trên quê hương của ḿnh, với chính quyền mà ông đă đầu hàng, tiết kiệm biết bao sinh mạng của cả hai bên tham chiến, ông Đính không được phép kể về sự kiện ấy.
    Trong thể chế độc Đảng của VC nếu cho phép "ông Đính kể về sự kiện ấy" th́ thành thể thế dân chủ rồi .

    Khi đến Mỹ, ông Đính cũng không được những người từng một thời là chiến hữu của ông, cấp chỉ huy của ông, thuộc quyền của ông, chấp nhận. Họ gọi ông là kẻ phản bội.

    Họ gọi là kẻ phản bội là đúng theo định nghĩa rồi (khi vào đời binh nghiệp lúc xung trận chưa dùng tới viên đạn nào để phản công lại,liền nghe lời dụ khị của địch quân chẳng khác nào Nữ nhi thất học nghe lời ba hoa chích choè tán tĩnh của thợ chuyên đi "săn gái lên giường",khi Tổng tư Lệnh tối cao của QD chưa cho phép đầu hàng mà tự ư làm theo ư ḿnh xem như căi lại lệnh trên khg phản bội th́ là ǵ ?) thứ này mà theo tinh thần Samurai gặp lại cấp trên th́ cấp trên bắt phải tự mổ bụng tạ tội.


    Chỉ có phe 1- SVPK mới giả bộ khoái chí (chớ khoái chí thiệt th́ cho Đ làm job ngon sau khi đầu hàng rồi chớ đâu phải loại job thể thao , kinh tế ) gọi theo định nghĩa khác là :

    Kẻ tuấn kiệt (v́ biết "thời vụ" ra hàng) .

    Trở về nước, ông Đính đă qua đời năm 2007 v́ tai biến mạch máu năo.

    Cho đến chết, bàn tay ông ch́a ra với những chiến hữu năm xưa vẫn không có ai nắm lấy.



    http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,62353,63856

    KHG biết phe 1-SVPK có nhớ ơn Trung Tá Đ khg vậy ? (cũng nhờ Trung Tá Đ đầu hàng mà tiết kiệm dùm khg biết bao nhiêu xương máu cho phe dép râu nón cối đó ) vinh danh đặt tên cho 1 con đương nào đó đi hay là vẩn c̣n khinh bĩ trong ḷng nghĩ rằng kẻ phản bội VNCH được th́ cũng có thể phản bội lại ta (v́ câu "giang sơn dễ đổi bản năng khó dời ").

    Thiệt là kỳ cục phe bên dân sự phản bội như ni cô Huỳnh Liên th́ VC đặt tên đường vinh danh ngon lành c̣n phe nhà binh phản bội th́ ra đi để lại ô danh ..ê chề .
    Last edited by Viet xưa; 23-10-2013 at 02:57 PM.

  2. #42
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhận định của T.Vấn & Bạn Hữu :

    30 năm sau cuộc chiến tranh, sau những quăng đời đánh đu giữa sống và chết, hai người đă từng một thời là chiến hữu, từng song hành trên mọi khúc rẽ đau thương của đất nước, cuối cùng đă đi về hai phía khác hẳn nhau.

    *Ông Trần Ngọc Huế đặt chân đến Mỹ để cố quên hết đi quá khứ đau thương, đầy chia ly và gian khổ, và mong ước lập lại cuộc đời mới trên mảnh đất tự do. Ông đi về phía tương lai.

    *Ông Phạm văn Đính, đến Mỹ với tâm trạng muốn mở một con đường đến với những chiến hữu cũ, để ông có thể có cơ hội kể lại câu chuyện đau thương 30 năm xưa, tại sao ông đang là một người hùng của quân lực VNCH, bỗng trở thành kẻ phản bội. Ngược với ông Huế, ông Đính bước lùi về quá khứ, thứ quá khứ thật chua chát của ḿnh, thứ quá khứ vẫn ngày đêm tra tấn ông, cho đến chết. Ông chưa hề được tha thứ, bởi những chiến hữu của ḿnh. Và, cũng có lẽ, bởi chính ông.


    http://t-van.net/

  3. #43
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Đúng vậy . H́nh như chưa có một cuốn sách nào viết riêng về vai tṛ của các cố vấn Hoa Kỳ, họ cũng thuộc thành phần bị bỏ quên
    Tâm lư "bỏ quên" các cố vấn hay quân sư quạt mo này b́nh thừơng thôi ...

    Cũng như thiên hạ đi coi cinema thường thường nhớ tên tài tử đóng phim, ít khi nào nhớ tên đạo diễn hay cố vấn về kỷ thuật, ánh sáng, âm thanh ..vv .


    - Khi thấy cô đào có nét mặt đẹp quá TRÊN MÀN ẢNH ,quần chúng chỉ say mê sắc đẹp cô đào này và biết tên tuổi liền chớ nào thèm biết đến công lao của cố vấn Makeup đâu.(thật ra SAU KHI CHÙI HẾT MAKEUP CÔ TA ĐÂU CÓ ĐẸP NHƯ VẬY)

    - Người ta chỉ nhớ tên tuổi Obama là người ra lệnh giết Osama BL thôi ,chớ nào thèm biết tên tuổi cố vấn đưa ra đề nghị này.

    Riêng về lên plan giết BL biết bao nhiêu cố vấn làm việc đằng sau cái plan đó ..họ chuẩn bị plan này ngay từ triều đại Bush .... chả ai thèm biết tên đến .

    - Cũng như trận DBP thiên hạ chỉ biết đến tên tuỗi VNG chớ ai mà thèm để ư tên các cố vấn chệt nga đằng sau làm chi.

  4. #44
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by thuongdan View Post
    Một thời gian ngắn sau khi chiến tranh chấm dứt, ông Đính vẫn c̣n được VC cho mang quân phục và đeo lon trung tá đến các trại tù binh Cồn Tiên, Ái Tử ở tỉnh Quảng Trị, nơi giam giữ các sĩ quan QLVNCH để diễn tṛ tuyên truyền theo chỉ thị cấp trên mà ông ấy đă thần phục.
    Như quả chanh đă vắt cạn nước, sau đó ông Đính được chúng cho giữ một chức vụ cỏn con là trông coi sân vận động Tự Do Huế do sở thể dục thể thao B́nh Trị Thiên quản lư.

    thuongdan
    Chứng tỏ Vc cũng bày đặt diễn "thông minh" biết đi theo bài bàn chính trị căn bản:

    «Tức là kẻ phản bội bên kia theo bên ḿnh ,dù diễn hay quá xá Trung thành đến cở nào th́ ḿnh cũng khg bao giờ cho vào chổ clé».

    V́ đó là bài bản đề pḥng Trung tá Đ giở tṛ "ngựa quen đường củ, đĩ quen hơi giai " lần nữa ..

    V́ dể hiểu con người như Tr tá Đ đâu phải do VC chúng đào tạo nên ,chỉ là thành phần "chim đổi cành đậu" th́ làm sao chúng tin đây !! ...nhất là tụi lính Bộ Đội chính quy càng khinh bĩ bản năng "sợ chết" của Tr T Đ, chúng nào thèm nói ra ngoài miệng làm chi.

    Cái ngu đần của kẻ phản bội là khg nh́n xa , sau khi phản bội là cả hai bên chả ai đều tin cả .

    Cả hai bên đều coi như là thứ phaỉ "đề cao cảnh giác" thuờng trực lên red level (như US Homeland Security lâu lâu họ bật "đề cao cảnh giác" tụi AL Q lên red level vậy đó )
    Last edited by Viet xưa; 23-10-2013 at 04:00 PM.

  5. #45
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    kẻ phản bội hay ; đem thân về.. với trào đ́nh...

    ngày xưa.. trong truyện Kiều c̣n có Từ Hải.. rồi đến gần đây nhất.. Mậu Thân c̣n có thượng tá Tám Hà.. và những ai nữa..!! Quá khứ là kinh nghiệm thật, .. làm gương .. cho tương lai tránh xa đổ vỡ !! ./. nmq

  6. #46
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396
    Huỳnh Cự, Lê Xuân Chuyên, Xuân Vũ .

  7. #47
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Anh Hùng Hay Phản Bội? - Heroism Or Betrayal?

    Anne Khánh Vân

    Sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, Anne Khánh Vân hiện sống tại miền Đông và làm việc cho AECOM, một công ty quốc tế. Cô là tác giả đă nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007.

    Bài mới lần này của cô kể về buổi ra mắt sách của tác giả Andrew Wiest, cuốn “Vietnam’s Forgotten Army- Heroism and Betrayal in the ARVN” ở Virginia. “

    Ông Wiest thuộc lớp tuổi không can dự ǵ tới chiến tranh Việt Nam. Khánh-Vân cũng vậy. Nhưng giống mà cũng khác. Ông Wiest là người Mỹ. Việt Nam dù chiến tranh hay hoà b́nh, bất quá với ông chỉ là một đề tài... nghiên cứu.

    Khánh Vân viết và biến tựa đề cuốn sách thành... câu hỏi.

    Một t́nh cờ đặc biệt, nhân vật chính trong sách của Andrew West được kể trong bài này, ông Trần Ngọc Huế, là một trong ba diễn giả tại cuộc thuyết tŕnh hội thảo về “Sự Thật Tết Mậu Thân 68” khai diễn tại Việt Báo Gallery trưa Thứ Bẩy tuần này.

    ***

    Tựa đề "Vietnam's Forgotten Army - Heroism and Betrayal in the ARVN" của tác giả Andrew Wiest khiến Khánh-Vân ṭ ṃ… Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Khánh-Vân chỉ mới vào đời có... 8 tháng, chưa đạt mức "9 tháng ḍ ḍ biết đi." Làm sao h́nh dung nổi một quân lực bị bỏ quên của Việt Nam Cộng Ḥa ra sao, rồi người anh hùng và kẻ phản bội trong cái quân lực ấy là thế nào.



    Ra mắt sách “Vietnam’s Forgotten Army”:
    Giáo sư sử học Andrew West và nhân vật chính trong sách,
    Trung tá Trần Ngọc Huế cùng các đồng đội Việt Mỹ của ông


    Xem thêm về tác giả: Ông ta sinh năm 1961. Vậy là chiến tranh Việt Nam đă có từ trước khi ông ta vào đời. Lúc nó kết thúc, ông ta chỉ mới 14 tuổi, c̣n lâu mới đến tuổi nhập ngũ. Tuy hơn nhau cả chục tuổi, nhưng cái ông Wiest này và Khánh-Vân vẫn cùng lứa tuổi không thể dự phần vào cuộc chiến. A, th́ ra ông ta thuộc một thế hệ mới của người Mỹ muốn nh́n lại chiến tranh Việt Nam. Để xem ông ta nh́n ra sao.

    Chính điều này đă khiến Khánh-Vân quyết định đến dự buổi ra mắt sách của ông tại thành phố Falls Church, VA, Chủ Nhật, 17 tháng Hai, 2008 .

    ***

    C̣n tiếp...

  8. #48
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngồi ở những hàng ghế đầu trong buổi ra mắt sách là các nhân vật quan trọng: Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, ông Thiếu Tướng hồi hưu Creighton Abrams –con trai cố Đại Ttướng Abrams, tư lệnh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam -ông Trung Tướng hồi hưu William J. Bolt - nguyên cố vấn đơn vị Hắc Báo tại Huế hồi Tết Mậu Thân, tác giả, các nhân vật chính trong sách, các đồng đội Việt - Mỹ của họ và giới truyền thông. Về phía người Việt, có giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, chị Dương Nguyệt Ánh… Phần đông khách đến tham dự ở độ tuổi chú bác của Khánh-Vân. Số ít người trẻ trang lứa Khánh-Vân, có thể đoán là con cháu của khách có mặt.

    Cái đinh của buổi ra mắt sách dĩ nhiên phải chính là tác giả. Ông Andrew Wiest là một giáo sư tiến sĩ sử học có tiếng, đồng giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Tranh và Xă Hội tại đại học Southern Mississippi. Tại đại học, ông dạy về chiến tranh Việt nam và đă đích thân đưa các sinh viên của ông viếng thăm Việt Nam để t́m hiểu chiến trường của hơn 30 năm trước. Ông Wiest kể lại rằng tại Việt Nam, ông đă t́nh cờ gặp bác Phạm Văn Đính, một người từng là Trung Tá Trung Đoàn Trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, đă đầu hàng cộng quân trong trận "mùa hè đỏ lửa" năm 1972 tại Quảng Trị. Trước khi phải đầu hàng, bác Đính từng được đại tướng Abrams -tư lệnh Mỹ tại VN- trao tặng nhiều huy chương cao quư của quân lực Mỹ. Đơn vị của bác Đính từng lập chiến công lớn tại nhiều chiến trường, từ trận đánh nổi tiếng Hambuger Hill (Đồi Thịt Băm, đă được dựng thành phim) tới trận Mậu Thân tại Huế.

    "Tôi thấy ông ta đúng là một bí ẩn phải t́m hiểu," tác giả Andrew West kể rằng ông đă vận động mời được bác Đính từ Việt Nam sang Hoa Kỳ để trả lời phỏng vấn và chuyện tṛ đầy đủ hơn; đồng thời ông cũng đi hỏi rất nhiều người về bác Đính. "Tất cả đều bảo tôi nếu muốn hiểu rơ hơn về câu chuyện của Đính th́ phải t́m cho ra một người tên Trần Ngọc Huế." Họ là đồng đội của nhau, từng chiến đấu bên nhau, nhưng kết thúc cuộc đời binh nghiệp khác nhau.




    Tác giả Anne Khánh Vân và khoa học gia Dương Nguyệt Ánh.


    Tác giả Andrew Wiest đă t́m bằng được bác Huế, phỏng vấn thêm hàng chục nhân chứng liên hệ, và bỏ ra 7 năm dài để hoàn tất tác phẩm "Vietnam’s Forgotten Army". B́a cuốn sách có h́nh hai sĩ quan VNCH đứng bên nhau cùng nhận huân chương Mỹ do Tướng Abrams gắn thêm trên ngực áo đă mang đầy huân chương chiến công.

    Hai người ấy là bác Trần Ngọc Huế và Phạm Văn Đính, một người là anh hùng, một người là phản bội. Bác Huế đang sống tại Virginia; c̣n bác Đính th́ sau khi thăm Hoa Kỳ, trở về Việt Nam và qua đời.


    C̣n tiếp...

  9. #49
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Buổi ra mắt sách và chuyện tṛ qua thứ tự nhiều mục, nhưng Khánh-Vân nhớ nhất khi người đồng đội Mỹ của bác Trần Ngọc Huế, cựu trung tá David Wiseman, kể lại những kỷ niệm cũ.

    Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Hạ Lào, 1971, sau khi Trung Đoàn trưởng Trần Ngọc Huế bị trọng thương, trung đoàn biệt kích Hắc Báo của bác đă bị bao vây. Để không gây cản trở cho đồng đội trên đường rút lui, bác Huế đă ra lệnh đồng đội hăy để bác lại một ḿnh ở trận địa. Bác Huế bị bắt làm tù binh và mất tích. D. Wiseman sau đó đă về Mỹ và làm việc trong Tổng Hành Dinh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

    Mọi người cứ nghĩ bác Huế đă chết nhưng người đồng đội D.Wiseman này th́ không tin như vậy. V́ luôn nhớ lời đă hứa với bác Huế sẽ giúp đỡ gia đ́nh bác Huế nếu bác có mệnh hệ ǵ nên ông đă miệt mài ḍ t́m tung tích bác Huế, kể cả sau khi Saigon thất thủ 1975. Ông cứ mang h́nh bác Huế đến hỏi khắp các gia đ́nh thuyền nhân và cựu quân nhân Việt Nam trong nước Mỹ, nhất là vùng Virginia...

    Ṛng ră gần 20 năm... giờ "linh" cuối cùng đă đến. Tháng 7, 1990, ông Wiseman dự một dạ tiệc dành cho Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị. Trong buổi tiệc, khi tấm ảnh bác Huế được chuyền đi từng bàn th́ một cựu tù nhân, ông Ngô Đức Ấm -anh họ của bác Huế gái- đă nhận ra bác Huế và xác nhận với ông Wiseman rằng bác Huế bị tù 13 năm và đă được thả; hiện đang cư ngụ tại Saigon.

    Bác Huế vô cùng xúc động khi nhận được thư của người đồng đội Mỹ. Ông Wiseman vẫn nhớ những thói quen cũ của bạn; ông hỏi trong thư viết cho bác Huế, "Ông c̣n hút thuốc Salem như trước không? Ông cần ǵ?" - [COLOR="#FF0000"]Bác Huế trả lời: "Tôi chỉ cần tự do!"[/COLOR]


    Cựu trung tá Wiseman, sau đó đă huy động nhiều bạn bè, tiến hành làm thủ tục HO giúp mang bác Huế cùng gia đ́nh sang Mỹ. Trong suốt thời gian chờ đợi được sang Mỹ, hàng tháng ông Wiseman đă lén lút gửi về cho bác Huế 100 đô để giúp bác sinh sống và làm giấy tờ. Hơn một năm sau, gia đ́nh bác Huế lên máy bay sang Hoa Thịnh Đốn. Ông Wiseman đến thăm, một tay xách bao gạo, tay kia bao nước mắm...


    Bác Huế đă mượn của State Department $4,000 đô để mua vé máy bay cho gia đ́nh sang Hoa Kỳ. Không đầy một năm sau, gia đ́nh bác Huế đă đi làm và hoàn lại $4,000 cho State Department.

    Năm 1992, bác Huế và gia đ́nh đă được người Chỉ Huy Trưởng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ mời đến trong buổi lễ phục hồi 2 huy chương US Bronze và US Silver Star - Silver Star là huy chương cao quư nhất mà chính phủ Hoa Kỳ có thể trao tặng cho một người ngoại quốc.

    Khánh-Vân nh́n bác Huế và người đồng đội Mỹ đứng bên nhau kể chuyện cũ mà ḷng không khỏi xúc động. Những người đồng đội khác màu da, khác tiếng nói này thương quư và tương trợ nhau như anh em v́ họ có cùng một lư tưởng và đă anh dũng chiến đấu, sống chết cho lư tưởng ấy.

    Cầm cuốn sách trong tay, Khánh-Vân đọc lời tựa sách do Thượng Nghị Sĩ Jim Webb viết, "Câu chuyện của Trần Ngọc Huế và Phạm Văn Đính không là những câu chuyện dễ cảm nhận. Một người đă trả giá đắt cho ḷng trung thành nhưng ḷng luôn thanh thản về danh dự; người kia, ngược lại đă chọn con đường ít đau đớn hơn, nhưng lại phải đối diện với hồi cuối phức tạp."

    Từng là một Thuỷ Quân Lục Chiến trong chiến tranh Việt Nam, Thượng nghị sĩ Jim Webb có nhiều bạn chiến đấu người Việt. Năm 1991, sau khi từ Việt Nam trở về, ông đă viết cho The New York Times "Our Saigon Friends Still Need Help" (By James Webb; Published: April 29, 1991, Kỷ niệm 30 tháng Tư 1991) và là một trong những ân nhân của chương tŕnh HO. Tôi nhớ anh Lê Q. Tùy, người bạn thân gần với Thượng nghị sĩ, đă có lần kể với tôi như vậy.

    TNS Jim Webb cũng là người đă kư thư can thiệp với Toà Lănh Sự Mỹ ở Saigon, giúp Khánh-Vân trong 10 ngày có thể làm xong thủ tục đưa được ba má từ Saigon sang Hoa Kỳ để kịp dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ tháng 8 năm 2007. Trong buổi ra mắt sách, Khánh-Vân đă có dịp được cám ơn ông khi tṛ chuyện. Thật bất ngờ khi thấy vị Thượng Nghị Sĩ nguyên Bộ Trưởng Hải Quân, nhà văn, đạo diễn danh tiếng của nước Mỹ, không chỉ nói giỏi tiếng Việt mà c̣n biết... xem tướng. Ngay khi thấy Khánh-Vân tới chào, ông hỏi:

    "Gia đ́nh cô có phải gốc bắc 54 không... v́ khuôn mặt cô có nét người bắc?" TNS Jim Webb vừa nói bằng tiếng Việt, vừa đưa tay lên diễn tả khuôn mặt.

    Khánh-Vân thưa với ông rằng ḿnh có mẹ là bắc kỳ 54 và ba là nam kỳ.

    Nếu "nửa Nam nửa Bắc" như Khánh-Vân mà khuôn mặt lộ nhiều nét bắc kỳ hơn th́ rơ ràng "gen" bắc kỳ hơi... trội. Chuyện này mà kể lại cho cho ông ngoại... bắc kỳ di cư của ḿnh nghe, chắc ông ngạc nhiên lắm. Khánh-Vân nghĩ, và nhớ ông ngoại…




    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 23-10-2013 at 09:46 PM.

  10. #50
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi đă rời khỏi buổi ra mắt sách, h́nh ảnh ông ngoại, khuôn mặt ông, vóc dáng ông, cùng mấy chữ "Anh hùng và phản bội" trong tựa đề cuốn sách, không hiểu sao vẫn theo Khánh-Vân măi.

    Trước hết, xin sơ lược về ông ngoại bắc kỳ di cư của Khánh-Vân.
    Bỏ cả nhà cửa quê hương, di cư vào tận miền nam để lánh nạn mà lánh cũng không nổi. Đó là lời than của ông ngoại mà Khánh-Vân thường nghe từ nhỏ. Cái nạn mà ông ngoại muốn lánh là nạn cộng sản đang độc quyền cai trị cả nước theo kiểu của họ. Khi khôn lớn hơn, Khánh-Vân hiểu thêm vậy.

    Trong số con cháu ông bà ngoại, có 4 người chết v́ Cộng sản; những người c̣n sống sót th́ đều đă ít nhiều ngồi tù. Có lần Khánh-Vân hỏi mẹ, "Tại sao ông ngoại chửi Cộng sản hoài vậy? Con có cảm tưởng ông ngoại đau cái ǵ dữ lắm..." Nghe mẹ kể lại những chuyện từ đời xửa đời xưa, Khánh-Vân mới phần nào hiểu thêm về ông ngoại của ḿnh. Trước khi căm thù cộng sản, chính ông từng hoạt động với họ.


    Đó là chuyện từ cái thời của "ba ngày lễ lớn", mà như bọn học tṛ cùng trang lứa tại Saigon sau 1975, Khánh-Vân từng phải học thuộc ḷng. Đại khái, theo sử sách cộng sản, đó là ngày cách mạng tháng Tám, 19-8, ngày Việt Minh dành được chính quyền; tiếp theo là mùng 2 tháng 9 năm 1945, ngày "Bác Hồ" tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà; rồi tới ngày toàn quốc kháng chiến, ngày bùng nổ cuộc chiến tranh Pháp-Việt.

    Vào cái thời xa xưa kể trên, v́ thiết tha với viễn ảnh một nước Việt Nam Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, ông ngoại đă hoạt động rất gắn bó với phía Việt Minh. Công việc của ông lúc ấy là trông coi thuốc men trong ngành quân y Pháp. Nhờ vị trí này, ông đă t́m mọi cách gom "thuốc tây" –thuốc men của Pháp- để chuyển ra chiến khu tiếp tế cho Việt Minh. Thuốc men trong bệnh viện thường xuyên được thay thế mỗi khi gần hết "đát". V́ trong nghề, ông biết số thuốc này vẫn c̣n hiệu nghiệm cả một năm sau ngày hạn. Thay v́ phải huỷ thuốc, ông kín đáo gom lại. Số thuốc này được gửi giúp các anh em Việt minh đau bệnh trong rừng núi.


    Trong vài năm cuối cuộc chiến, chính phủ kháng chiến của Việt Minh dần lộ diện là cộng sản, thi hành nhiều biện pháp tàn bạo. Hàng loạt sự việc không ngờ đă xảy ra và gia đ́nh người thân của ông ngoại Khánh-Vân bị Việt Minh đối xử tồi tệ: đốt nhà, bắt người và chôn sống… Ông ngoại bắt đầu hiểu bộ mặt thật của Cộng Sản và căm thù từ đó.

    Là dân miền Nam từng phải qua thời trung học dưới chế độ cộng sản, Khánh-Vân vốn dị ứng với hai tiếng "anh hùng." Nào "chủ nghĩa anh hùng cách mạng," nào "bộ đội anh hùng," "nhân dân anh hùng," nào "ra ngơ gặp anh hùng, vào nhà gặp dũng sĩ…" Mọi loa đài sách báo cứ thế mà ra rả suốt ngày, nghe tới phát ớn. Vậy mà không hiểu sao khi dự buổi ra mắt sách "Vietnam's Forgotten Army - Heroism and Betrayal in ARVN", mấy tiếng "anh hùng và phản bội" tự nhiên thấy sống động trở lại. Và khi nhớ ông ngoại, Khánh-Vân bỗng thấy ḿnh muốn hỏi: Ông ngoại thân yêu của con, ông là anh hùng hay là kẻ phản bội?

    Ông ngoại đă làm việc trong quân y viện Pháp để thu gom thuốc tây tiếp tế cho Việt Minh. Nh́n từ phía người Pháp, việc làm của ông là phản bội. Nh́n từ phía Việt Minh, việc làm của ông là anh hùng. Vậy là cùng một người, một việc, có thể vừa là anh hùng, vừa là kẻ bội phản, tuỳ theo cách nh́n từ hai phía khác nhau.

    Ông đă từng cùng hoạt động với Việt Minh, từng là anh hùng theo cách nh́n của họ, nhưng rồi chính ông cũng đă rời bỏ họ. Khi Việt Minh chiếm miền Bắc, ông phải bỏ quê hương, mang cả gia đ́nh di cư vào Nam và đă lên án "bọn Cộng Sản chỉ vắt chanh bỏ vỏ, không từ một thủ đoạn tàn ác nào để đạt được mục đích." Như vậy th́ với cả hai phía, ông ngoại Khánh-Vân đều có thể vừa là anh hùng, vừa là kẻ bội phản.

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 21
    Last Post: 28-11-2012, 01:27 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2012, 07:04 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 08-08-2011, 10:54 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 09-07-2011, 06:02 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 03-12-2010, 02:52 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •