Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 39

Thread: “The worst new members”của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    " Nhân Quyền " ở đây nữa nè :




    Anh Nguyễn Chí Đức bị công an đạp túi bụi vào mặt khi anh đi biểu t́nh chống Trung Cộng xâm lược

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Xem clip này rơ hơn : VN có nhân quyền hay không ?




    Các tổ chức nhân quyền phê b́nh Việt Nam nhưng chính phủ nước họ bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam tại LHQ

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lo ngại về thành viên HĐ Nhân quyền


    Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Algeria và Việt Nam đã được bầu vào cơ quan theo dõi nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ), bất chấp những quan ngại về hồ sơ nhân quyền của các nước này.

    Các nhóm vận động đã lên án việc bầu chọn các thành viên mới này vào Hội đồng Nhân quyền gồm 47 đại diện.

    Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói một số tân thành viên đã không cho phép các giám sát viên của LHQ vào điều tra các vụ bị cho là lạm dụng.

    Đại hội đồng LHQ hôm thứ Ba 12/11 đã bầu tổng số 14 thành viên mới tham gia Hội đồng Nhân quyền đóng tại Geneva.

    'Cần giải thích'Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Việt Nam, Algeria và Cuba được bầu mà không vấp phải cản trở nào, nhưng các nhóm nhân quyền nói đó là các quốc gia mà chính Hội đồng Nhân quyền cần phải theo dõi.

    Human Rights Watch, đóng trụ sở tại New York, đã nêu tên năm quốc gia, gồm Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Việt Nam và Algeria, là các nước đã không cho các giám sát viên nhân quyền của LHQ vào điều tra.

    "Những nước vốn không cho các chuyên gia của LHQ mà Hội đồng Nhân quyền chỉ định vào cần phải giải thích rõ ràng," bà Peggy Hicks, giám đốc pháp lý toàn cầu của tổ chức này nói.

    Thế còn UN Watch, một tổ chức thường xuyên chỉ trích cách hoạt động của LHQ, cũng cáo buộc những nước này là vi phạm có hệ thống quyền của công dân các nước đó.

    Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm nay, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều cam kết tôn trọng nhân quyền trong đó có quyền chính trị và bảo đảm thị trường kinh tế tự do trong nỗ lực vận động Hoa Kỳ đồng ý để Việt Nam gia nhập Hiệp định Thương mại xuyên Thái B́nh Dương – TPP.

    Với kết quả bầu hôm 12/11, Việt Nam lần đầu tiên vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ.

    Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh long trọng cam kết Việt Nam sẽ "thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên LHQ".

    Các tân thành viên sẽ tham gia Hội đồng trong nhiệm kỳ ba năm, bắt đầu từ 2014. Đây là cơ quan chuyên theo dõi tình trạng lạm dụng nhân quyền trên thế giới.

    UN Watch đã ra lời chỉ trích chung đối với Hội đồng Nhân quyền, cáo buộc cơ quan này đã lặp đi lặp lại việc phê phán Israel trong lúc lại không ra một nghị quyết chỉ trích Trung Quốc, Nga hay Ả rập Saudi.

    Hội đồng Nhân quyền được thành lập năm 2006 nhằm thay thế Ủy hội Nhân quyền của LHQ, vốn đã bị mất uy tín rộng khắp.

    Thế nhưng hội đồng này đang đối diện với những lời chỉ trích tương tự như ủy hội từng bị, với việc bầu chọn các nước có hồ sơ nhân quyền đáng nghi vấn vào làm thành viên.

    Nam Sudan và Uruguay đã không giành được ghế trong cuộc bầu chọn đầy cạnh tranh để đại diện cho khối các nước châu Phi.

    Các khu vực khác không có đua tranh.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...concerns.shtml

  4. #24
    Member QuanTran's Avatar
    Join Date
    21-03-2011
    Posts
    222
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    " Nhân Quyền " ở đây nữa nè :




    Anh Nguyễn Chí Đức bị công an đạp túi bụi vào mặt khi anh đi biểu t́nh chống Trung Cộng xâm lược
    Đúng là bọn CS đă không thực hiện 'nhân quyền' với anh Nguyễn Chí Đức, v́ đây không phải là 'nhân quyền' mà là 'nhân ... cước'. Trong những trường hợp với các nhà dân chủ khác, họ có dùng 'nhân quyền' nên người nào người nấy khi được thả ra th́ ... bằm ḿnh bằm mẩy hết!:)

  5. #25
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hy vọng ǵ khi VN là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ

    Sau thời gian tự ứng cử và thực hiện chiến dịch vận động tranh cử trên trường quốc tế để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, VN đạt được kết quả như mong muốn vào hôm thứ Ba, 12/11/13.

    Câu hỏi đặt ra là Đại hội đồng LHQ dựa vào những tiêu chuẩn nào để bầu chọn VN vào danh sách 14 thành viên mới cho nhiệm kỳ 3 trong khi những tổ chức đánh giá nhân quyền độc lập như Human Rights Watch (Theo dơi Nhân Quyền), Amnesty International (Ân xá Quốc Tế), RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới)…liên tục tỏ ư quan ngại về t́nh h́nh vi phạm nhân quyền tại VN.

    Phó Tổng Biên tập Báo SGGP, ông Kha Lương Ngăi, cho đài ACTD biết quan điểm của ḿnh khi đón nhận tin VN vừa chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ:

    “Có lẽ người ta bầu vào không dựa theo tiêu chuẩn nào cả mà người ta bầu có ngụ ư là cho vào để buộc VN phải ḥa nhập với thế giới văn minh tiến bộ. VN phải công nhận quyền tự do dân chủ của người dân”.

    Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, cũng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, nhà báo Lư Kiến Trúc cho rằng phong trào đ̣i hỏi nhân quyền và dân quyền ở VN đang dâng lên rất cao và xu thế tất yếu của cộng đồng ở nước ngoài đ̣i hỏi cho người dân trong nước là yếu tố quan trọng buộc chính quyền Hà Nội không có lựa chọn nào khác hơn phải chấp nhận chiều hướng tự do dân chủ cho VN. Tuy nhiên, sự kiện VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ không hẳn chỉ mang lại sự lạc quan. Nhà báo Lư Kiến Trúc nói:


    “Đối với chúng tôi làm truyền thông nhận thấy điều đó có 1 phần lạc quan nhưng cũng có 1 phần rất bi quan. Lạc quan là chúng ta nhận thấy nhờ sự tranh đấu của người Việt hải ngoại và kể cả trong nước th́ yếu tố nhân quyền bây giờ th́ người Cộng Sản ở VN bắt buộc phải chấp nhận. C̣n bi quan là khi họ đă vào chân trong LHQ, họ có thể lớn giọng và cao giọng nói rằng ‘Đây LHQ công nhận chúng tôi là nước có nhân quyền và dân quyền’. Bi quan này sẽ vẽ cho chúng ta thấy con đường sắp tới sẽ rất khó khăn trong công cuộc tranh đấu đ̣i hỏi thêm nữa về nhân quyền và dân quyền cho người dân VN của chúng ta”.

    Lạc quan, v́ sao?

    Tại Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, một trong những người thành lập “Tập hợp Dân chủ Đa nguyên” lên tiếng Hội đồng nhân quyền LHQ không đặt nặng vấn đề chọn lựa thành viên, th́ đây chỉ là 1 tổ chức tương đối mờ nhạt và c̣n kém hiệu lực so với cả các tổ chức nhân quyền độc lập, nhưng có thể hy vọng rằng VN một khi trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ sẽ bị chất vấn và sẽ bị đặt trước vấn đề nhân quyền 1 cách tích cực hơn. Ông Nguyễn Gia Kiểng lư luận:
    “T́nh h́nh đang thay đổi. Nghĩa là thế giới đang chứng kiến 1 trào lưu dân chủ mới, 1 làn sóng dân chủ mới. Các quốc gia dân chủ trên thế giới tỏ ra tích cực hơn về mặt nhân quyền. Ví dụ như chính quyền Mỹ mới đây cũng đă cảnh giác Hà Nội phải cải tiến 1 cách nhanh chóng về điều kiện nhân quyền. Có lẽ trong tâm lư mới, trong bối cảnh thế giới mới, mọi quốc gia nhưng trước hết là những thành viên của Hội đồng Nhân quyền phải chịu những áp lực lớn hơn”.

    Hơn ai hết, những người dấn thân cho tự do dân chủ ở VN, những người đang cất lên tiếng nói yêu cầu Nhà nước phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người mà trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp…đang gặp phải sự bắt bớ, sự đối xử hà khắc v́ bị cho là vi pham pháp luật về tội tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân chống phá Nhà nước nói ǵ khi VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Anh Nguyễn Lân Thắng, người hoạt động tích cực cho tự do dân chủ trong nước chia sẻ:

    “Tôi phải nói là hết sức vui mừng khi VN trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền. Việc này nghe thực ra có vẻ sốc nhưng thực ra rất là vui cho những người hoạt động về nhân quyền, về tự do dân chủ. Bởi v́ khi VN đặt ở vị thế Hội đồng Nhân quyền LHQ th́ mọi hành xử của chính quyền sẽ được cộng đồng quốc tế cũng như các cơ quan thông tin ngôn luận sẽ chăm chú theo dơi rất kỹ. Điều đó sẽ đặt VN vào cái thế phải hành động đúng đối với các tiêu chuẩn nhân quyền mà không thể tự ư biện minh cho những việc xảy ra do các đặc thù ở VN. Tôi nghĩ VN quan trọng nhất bây giờ là phải đạt được sự tiến bộ, sự hiểu biết chung về vấn đề nhân quyền theo những giáo tŕnh phổ quát của nhân loại. Rất hy vọng chính quyền hiểu biết và sẽ hành xử xứng đáng với vị trí đă giành được trong kỳ bầu cử vừa qua”.

    Có phải những người đă và đang là nạn nhân của t́nh trạng vi phạm nhân quyền ngay nơi quê nhà sẽ tin tưởng vào 1 viễn ảnh lạc quan hơn qua những lời chia sẻ vừa rồi? Có phải người dân trong nước có đủ niềm tin về 1 ngày mai cuộc sống của họ được tốt đẹp hơn khi VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đa số những người mà đài RFA tiếp xúc đều bày tỏ 1 niềm lạc quan trong hy vọng v́ theo họ thể diện của 1 quốc gia không chỉ đơn thuần là những lời tuyên bố suông.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013162349.html

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mù hết rồi sao ?



    Đại diện các nước chúc mừng Việt Nam trúng cử với số phiếu bầu cao nhất.

    Photo courtesy of nld.com.vn

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Dzô Hội đồng Nhân quyền.




    Tranh Babui.

  8. #28
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

    Ngày 14 Tháng 11, Năm 2013


    Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đă trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đă mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.


    Theo nghị quyết 60/251 của UNHRC, với vai tṛ thành viên, quốc gia Việt Nam trong đó bao gồm cả chính quyền lẫn hơn 90 triệu công dân phải có nghĩa vụ ǵn giữ những giá trị nền tảng cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà Việt Nam đă tự nguyện cam kết. Nghĩa vụ này đă được Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh xác nhận sau khi Việt Nam đắc cử vào UNHRC: “thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia là thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liệp Hiệp Quốc”.


    Trước sự kiện này, Mạng Lưới Blogger Việt Nam cho rằng:


    Để thật sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC, Việt Nam phải thực hiện những nghĩa vụ và cam kết này bằng những hành động cụ thể và không chỉ dừng lại ở những tuyên bố của một số quan chức chính phủ. Cụ thể là Việt Nam phải:


    1. Đồng ư với 7 yêu cầu từ Liên Hiệp Quốc - nhưng chưa được đáp ứng bởi chính phủ Việt Nam - để Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến Việt Nam điều tra những tố giác vi phạm nhân quyền.


    2. Chấm dứt mọi hành vi tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá đối với mọi công dân Việt Nam như đă kư kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc vào ngày 7 tháng 11 năm 2013.


    3. Trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ chỉ v́ thực thi quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác dựa trên những nền tảng giá trị, tiêu chuẩn phổ quát từ các công ước của Liên Hiệp Quốc.


    4. Hủy bỏ những điều luật có nội dung mơ hồ và bị diễn giải tùy tiện như Điều 258, Bộ luật H́nh sự với nội dung: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân...”


    5. Chấm dứt t́nh trạng độc quyền trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, đảm bảo quyền tự do thành lập các cơ quan báo chí, cơ quan xuất bản của mọi cá nhân, tổ chức, gỡ bỏ tường lửa ngăn chặn sự truy cập của người sử dụng vào các trang mạng xă hội, đồng thời chấm dứt hiệu lực của Nghị đinh 72/2013/NĐ-CP với các nội dung siết chặt tự do biểu đạt và thông tin trên mạng.


    Trong vị trí và vai tṛ của những công dân tự do và với quan niệm Việt Nam trở thành thành viên của UNHRC đồng nghĩa với “đất nước Việt Nam với tất cả hơn 90 triệu công dân Việt Nam” trở thành thành viên của UNHRC, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ tham gia, đóng góp vào việc ǵn giữ những giá trị nền tảng cao nhất trong việc đẩy mạnh và bảo vệ nhân quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà Việt Nam đă tự nguyện cam kết. Cụ thể là MLBVN sẽ khởi xướng và kêu gọi sự tham gia của mọi tầng lớp công dân Việt Nam cùng nhau:


    1. Xuống đường công khai phổ biến các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đă kư kết, cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xă hội và văn hóa, Công Ước Chống Tra Tấn và các văn bản khác có liên quan.


    2. Công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy nhân quyền dưới nhiều h́nh thức như thảo luận nơi công cộng, dă ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ / lái xe đạp v́ nhân quyền.


    3. Cử đại diện đến các văn pḥng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói riêng và tổ chức Liên Hiệp Quốc nói chung để đệ tŕnh về t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam và những đề nghị, yêu cầu cải tiến để nhân dân Việt Nam thật sự được hưởng những quyền làm người phổ quát và đất nước Việt Nam thực sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC.


    4. Phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân để xúc tiến xây dựng một cơ sở dữ liệu trực tuyến nhằm lưu trữ những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để các tổ chức, cá nhân quan tâm (bao gồm cả các cơ quan chính phủ) dễ dàng tham khảo nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, đồng thời làm tṛn nghĩa vụ và cam kết của một thành viên trong Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.


    5. Công khai và chính thức ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam vào ngày 10 tháng 12 - Ngày Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng.




    Mạng Lưới Blogger Việt Nam
    tuyenbo258.blogspot. com
    tuyenbo258@gmail.com


    http://danlambaovn.blogspot.com/2013...gger-viet.html

  9. #29
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quốc tế phản ứng về việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ

    Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên tiếng bày tỏ quan ngại trước việc Việt Nam ngày 12/11 thắng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc giữa lúc những tai tiếng về vi phạm nhân quyền của Hà Nội không ngừng leo thang.

    Tại cuộc biểu quyết hôm qua, Việt Nam lần đầu tiên được Đại Hội đồng Liên hiệp quốc khóa 68 chọn là một trong số 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc với 184/193 quốc gia bỏ phiếu tán thành.

    Cùng bước vào nhiệm kỳ 3 năm tại Hội đồng với Việt Nam c̣n có những nước lâu nay cũng bị quốc tế lên án về thành tích nhân quyền như Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê-út, hay Cuba.


    Tổ chức Theo dơi Nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở ở New York cho rằng với thành tích nhân quyền tệ hại, Việt Nam không thể trở thành một thành viên hữu ích trong Hội đồng.

    Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch, ông Phil Robertson nói với VOA Việt ngữ:

    “Tôi nghĩ Việt Nam sẽ đóng một vai tṛ như một thành viên tiêu cực trong Hội đồng và bênh vực cho các chính phủ bị Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tố cáo là vi phạm nhân quyền. Tôi hy vọng Hà Nội sẽ chứng minh rằng tôi sai. Thế nhưng, cho tới thời điểm này, chưa có một dấu hiệu nào cho thấy chính phủ Việt Nam sẽ thay đổi chính sách nhân quyền bởi v́ họ gia nhập vào Hội đồng.”

    Human Rights Watch cũng bất b́nh trước thể lệ Việt Nam được bầu chọn vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong một ‘cuộc thi’ mà các ứng viên không phải cạnh tranh.

    Ông Phil Robertson tiếp lời:

    “Sau khi Jordan rút lui, chỉ c̣n 4 nước trong khu vực cho 4 ghế ở Hội đồng và như vậy hoàn toàn không có một cuộc chọn lựa mang tính cạnh tranh. Với sự ủng hộ của ASEAN, Việt Nam được hậu thuẫn mạnh mẽ. Chúng tôi hết sức quan ngại khi một nước vi phạm nhân quyền tồi tệ với chiến dịch leo thang đàn áp những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động như Việt Nam lại được chọn vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Điều này chứng tỏ các yêu cầu cơ bản quy định các nước thành viên trong Hội đồng phải có thành tích bảo vệ nhân quyền và hợp tác với thế giới trong lĩnh vực nhân quyền, các tiêu chí ấy, đă không được tôn trọng."


    Human Rights Watch nói các nước cần phải cho Việt Nam hiểu rơ rằng đă là một thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Việt Nam có nghĩa vụ cải thiện nhân quyền, cụ thể nhất là phải phóng thích tù nhân lương tâm, hủy bỏ những điều luật mơ hồ trấn áp quyền tự do ngôn luận của công dân như 258, 79, 88 trong Bộ Luật H́nh sự.

    Phó Giám đốc đặc trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch:

    “Việt Nam giờ đây phải chứng tỏ cho quốc tế thấy rằng họ xứng đáng với chiếc ghế trong Hội đồng và tôn trọng các luật lệ quy ước của Hội đồng bằng những bước cải thiện nhân quyền thật cụ thể.”

    Liên đoàn Quốc tế v́ Nhân quyền (FIDH) gồm 178 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới tỏ ra hoài nghi về khả năng cải thiện nhân quyền của Việt Nam trong thời gian tới sau khi Hà Nội có được ghế tại Hội đồng Nhấn quyền Liên hiệp quốc.


    Bà Julie Gromellon, đại diện FIDH tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.xBà Julie Gromellon, đại diện FIDH tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
    Bà Julie Gromellon, đại diện FIDH tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva phát biểu với VOA Việt ngữ:

    “Việt Nam đă không chứng tỏ những cam kết cải thiện nhân quyền trước khi trở thành thành viên của Hội đồng. Cho nên, chúng tôi không nghĩ rằng một khi được ghế rồi th́ họ sẽ cải thiện. Thậm chí, thành tích nhân quyền của Hà Nội c̣n có thể sẽ tệ đi v́ họ sẽ cảm thấy thuận tiện đàn áp hơn nữa một khi đă lọt được vào Hội đồng. Tôi không nghĩ thực trạng nhân quyền Việt Nam sẽ sớm có những thay đổi.”

    Bà Gromellon kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực để buộc Việt Nam trong tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền phải cải thiện chính thành tích nhân quyền của ḿnh trước khi nói tới chuyện tham gia bảo vệ hay kêu gọi các nước khác bảo đảm nhân quyền.


    . Tổ chức UN Watch có trụ sở ở Geneva, cơ quan theo dơi các hoạt động toàn diện của Liên Hiệp Quốc, nói kết nạp các quốc gia vi phạm nhân quyền có tiếng như Việt Nam, Trung Quốc làm thành viên Hội đồng Nhân quyền chẳng khác nào cho ‘kẻ chuyên phóng hỏa đứng đầu sở cứu hỏa’.

    Tuy nhiên, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp cho rằng để Hà Nội gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng có thể có tác dụng ‘tích cực’.

    Ông Vơ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban:

    “Sự tiêu cực và nghịch lư khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đối với chúng tôi lại là một điều tích cực. Tích cực ở chỗ rằng bây giờ một quốc gia đă ngồi trong Hội đồng theo nguyên tắc không thể nào đàn áp nhân quyền như Việt Nam đă đàn áp từ trước tới nay, nhất là trong lĩnh vực tự do ngôn luận. Thành ra, nếu có một sự kiện đàn áp trong nước th́ các tổ chức phi chính phủ đều có thể nói thẳng lên cho dư luận, công luận thế giới biết rằng một quốc gia ngồi trong Hội đồng Nhân quyền mà lại đi đàn áp nhân quyền.”

    Truyền thông nhà nước dẫn lời Ngoại trưởng Phạm B́nh Minh tuyên bố việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền với tỷ lệ cao là sự ghi nhận của quốc tế đối với các thành tựu gần đây của Hà Nội trong việc thực thi các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa-xă hội của công dân.

    Quốc tế phản ứng về việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ



    Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam nói đây không phải là lần đầu tiên các nước bị xem là ‘đao phủ nhân quyền’ lại được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

    Ông Vơ Văn Ái cho biết từ khi bắt đầu hoạt động tại Hội đồng Nhân quyền năm 1986 tới nay, ông chứng kiến nhiều nước vi phạm nhân quyền hay phản nhân quyền chiếm được ghế thành viên trong Hội đồng này.

    Tất cả 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc sẽ bắt đầu nhiệm kỳ 3 năm từ ngày 1/1/2014.

    Hội đồng gồm 47 nước đại diện cho tất cả các khu vực là cơ quan chủ chốt và quan trọng nhất của Liên hiệp quốc trong việc thăng tiến và bảo vệ quyền con người trên thế giới.

    http://www.voatiengviet.com/content/...q/1789306.html

  10. #30
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt Nam vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ: vui hay buồn ?

    Ngày 12/11/2013 vừa qua, Việt Nam được bầu làm thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ) Liên Hiệp Quốc (LHQ) với một tỷ lệ rất cao. Thực t́nh mà nói, căn cứ vào cơ cấu của HĐNQ cũng như các ứng viên cho kỳ này, giới đấu tranh trong và ngoài nước không lấy làm ngạc nhiên lắm, nhưng dù ǵ đi chăng nữa đây cũng là một “tin không vui” cho chúng ta, những người yêu chuộng và tôn trọng nhũng giá trị phổ quát của nhân loại. Tuy nhiên, sau những xúc động ban đầu, chúng ta hăy b́nh tâm xem xét mọi khía cạnh của vấn đề - nhưng từ nhăn quan của 184 nước đă bỏ phiếu cho VN để thấy rằng họ không hoàn toàn “bị lừa bịp” và cũng để thấy rằng con đường chúng ta đang lựa chọn cho dù c̣n nhiều chông gai nhưng vẫn có những cơ hội, những hy vọng nhất định.

    Vài nét về các định chế nhân quyền LHQ

    Ít được nhắc đến như Hội Đồng Bảo An (HĐBA), nhưng Hội Đồng Kinh Tế Xă Hội (viết tắt là ECOSOC) là một cơ cấu cực kỳ quan trọng của LHQ. ECOSOC có nhiệm vụ về các vấn đề liên quan đến kinh tế và xă hội toàn cầu. Năm 1946, ECOSOC đă thành lập Ủy ban Nhân Quyền (UBNQ) có nhiệm vụ kiểm soát việc tôn trọng các điều khoản đă ghi trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của LHQ.

    UBNQ gồm 53 thành viên chia thành: châu Âu: 15, châu Phi: 15: châu Mỹ: 11, châu Á: 12. UBNQ nhóm họp hàng năm vào tháng 3, khóa họp kéo dài 6 tuần tại trụ sở ở Genève. Trong khóa họp này, ngoài 3000 đại diện các nước thành viên c̣n có sự hiện diện của 200 tổ chức phi chính phủ. Đây là điểm hết sức quan trọng, v́ qua đó UBNQ muốn lắng nghe tiếng nói khác với các tiếng nói "chính thống".

    Khác với HĐBA, các quyết nghị của UBNQ không mang tính ràng buộc nhưng vị thế của UBNQ quan trọng ở chỗ là nó liên quan đến một vấn đề vồ cùng nhậy cảm với tất cả các quốc gia, cho dù đó là thành viên hay không của HĐBA, cho dù đó là một cường quốc hay một nước kém phát triển, cho dù đó là một quốc gia trong thời chiến hay thời b́nh. Đó là vấn đề nhân quyền. Mà nhân quyền (đối tượng của UBNQ) khác chiến tranh (đối tượng của HĐBA) ở chỗ đó là những khái niệm trừu tượng hơn, do con người đặt ra và diễn giải tùy tiện. Chính v́ thế nên UBNQ thường xuyên là diễn đàn cực kỳ căng thẳng.

    Một trong những phiên họp gay go nhất đă xảy ra vào năm 2001 tại Durban (Nam Phi). Chủ đề của phiên họp là bàn về nạn kỳ thị. Tuy nhiên kỳ thị ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng chứ không đơn thuần là kỳ thị về màu da, về chủng tộc và hơn nữa, v́ mang tên là UBNQ nên chắc chắn nội dung cũng sẽ đi đến hoặc xoay quanh vấn đề nhân quyền. Chính v́ hiểu theo nghĩa rộng ấy nên phạm vi ảnh hưởng của nó lan toả khắp năm châu và đặc biệt là như vấn đề Tây Tạng và Pháp Luân Công.

    Ngay trước ngày khai mạc, "đánh hơi" thấy mũi dùi hướng vào ḿnh, Trung Quốc đă tích cực "đi đêm", vận động hành lang để một mặt triệt tiêu tất cả các hướng tấn công đến từ các hiệp hội như Ân Xá Quốc Tế, Quan sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), đồng thời xúi giục các nước Phi châu cũng nằm trong danh sách bị cáo, các nước Ả Rập nhằm làm "ch́m xuống" vấn đề Tây Tạng. Hội nghị Durban được khai mạc trong một không khí cực kỳ căng thẳng. Mặc dù chủ đề của hội nghị đặt trọng tâm vào vấn đề kỳ thị, và mở rộng ra sang các quyền con người, nhưng các nước trong khối Ả Rập đă biến diễn đàn thành một ṭa án kết tội Israel. Nhiều quan sát viên, và kể cả bà Tổng Thư Kư Mary Robinson cũng chán nản, bất lực trước t́nh trạng bát nháo và thô bạo của một số quốc gia Ả Rập và Phi Châu.

    Nhiều ngày sau, với sự kiên tŕ và mềm mỏng của ban chủ tọa cũng nhu của Liên Hiệp Âu Châu, Hội nghị cũng dần tiến đến việc thông qua một số nội dung quan trọng. Đến lúc này Trung Quốc tung ra một đ̣n mới: kết hợp vói các nước như Burundi, Cuba, Indonesia, Nigeria, Qatar, Myanmar, Sudan, Việt Nam thành một khối được các quan sát viên gọi là "like-minded", tạm dịch là "cùng hội cùng thuyền" hay nói toạc ra là "một băng đảng" v́ các nước trên đang nằm trên danh sách đen của UBNQ. Nhóm này chiếm một trọng lượng đáng kể trong nên thao túng hoàn toàn hội nghị, đồng thời dựa trên một nguyên tắc là không được xâm hại đến chủ quyền quốc gia nhằm triệt tiêu mọi mũi dùi nhắm vào họ. và cuối cùng Durban đă không đạt được mục tiêu ban đầu của ḿnh.

    Sau thất bại này, bà Mary Robinson từ chức. Đúng ra là bà ta đă thấy sự vô hiệu quả của UBNQ trước sự thao túng của một số quốc gia thành viên, nhưng bà Robinson cố gằng thuyết phục những nước c̣n lại đưa ra một văn bản đánh dấu cho Hội nghị Durban.

    Sự thao túng của nhóm các nước "băng đảng" lên đến đỉnh điểm khi họ đi đêm để loại Mỹ ra khỏi UBNQ trong nhiệm kỳ 2002 và bầu chủ tịch mới là...Libye của Khadafi. Xướng ngôn viên của đài truyền h́nh A2 của Pháp trong bản tin 20giờ đă thốt lên: "Xin quư thính giả nghe rơ, đây không phải là một tṛ đùa, nhưng Libye vừa được bầu vào ghế chủ tịch UBNQ LHQ...".

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 19-12-2012, 11:31 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 14-11-2012, 02:39 PM
  3. Replies: 14
    Last Post: 10-06-2012, 10:47 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 04-03-2012, 08:52 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 05-11-2010, 02:31 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •