Page 4 of 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Results 31 to 40 of 63

Thread: Ông Lê Hiếu Đằng và Nhà báo Phạm Chí Dũng ra khỏi đảng

  1. #31

  2. #32
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828

    Vui à ??

    Trong nước có tới trên 3triệu Đảng Viên CỘNG ,mà một hai tên bỏ Đảng có nghĩa ǵ đâu mà bạn ḿnh có vẻ hớn hở ?? LHĐ gần ngủm rồi , chết th́ làm sao c̣n đeo, bám theo được mà không bỏ ?? Viết trên mảnh giấy vụn vài lời như vậy ,coi như giởn chơi thôi ; chứ có phải gửi đơn từ lên thượng cấp mà xin ra khỏi Đảng đâu .
    Phải chi một vài tên CA bỏ Đảng c̣n hay hơn cái bọn hết thời nầy !
    Bỏ hay ở ǵ Đảng cũng cóc cần lo hay chú ư đâu . Sá chi ḿnh . Kệ cha chúng

  3. #33
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Bùi Tín đang mỉm cười

    Quote Originally Posted by Ba Búa View Post
    Trong nước có tới trên 3triệu Đảng Viên CỘNG ,mà một hai tên bỏ Đảng có nghĩa ǵ đâu mà bạn ḿnh có vẻ hớn hở ?? LHĐ gần ngủm rồi , chết th́ làm sao c̣n đeo, bám theo được mà không bỏ ?? Viết trên mảnh giấy vụn vài lời như vậy ,coi như giởn chơi thôi ; chứ có phải gửi đơn từ lên thượng cấp mà xin ra khỏi Đảng đâu .
    Phải chi một vài tên CA bỏ Đảng c̣n hay hơn cái bọn hết thời nầy !
    Bỏ hay ở ǵ Đảng cũng cóc cần lo hay chú ư đâu . Sá chi ḿnh . Kệ cha chúng
    Bùi tín đang mỉm cười nghĩ bụng:
    Hậu sinh khả úy. Nó học sách của mình kỹ thế.

  4. #34
    Member
    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    613
    Bọn Tư lệnh quân khu 7 (quân khu Sài gòn) + bọn giám đốc Sở CA tpHCM xé thẻ đảng thì lúc đó mới đáng mừng.


    Quote Originally Posted by Ba Búa View Post
    Trong nước có tới trên 3triệu Đảng Viên CỘNG ,mà một hai tên bỏ Đảng có nghĩa ǵ đâu mà bạn ḿnh có vẻ hớn hở ?? LHĐ gần ngủm rồi , chết th́ làm sao c̣n đeo, bám theo được mà không bỏ ?? Viết trên mảnh giấy vụn vài lời như vậy ,coi như giởn chơi thôi ; chứ có phải gửi đơn từ lên thượng cấp mà xin ra khỏi Đảng đâu .
    Phải chi một vài tên CA bỏ Đảng c̣n hay hơn cái bọn hết thời nầy !
    Bỏ hay ở ǵ Đảng cũng cóc cần lo hay chú ư đâu . Sá chi ḿnh . Kệ cha chúng

  5. #35
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Ba Búa View Post
    Trong nước có tới trên 3triệu Đảng Viên CỘNG ,mà một hai tên bỏ Đảng có nghĩa ǵ đâu mà bạn ḿnh có vẻ hớn hở ?? LHĐ gần ngủm rồi , chết th́ làm sao c̣n đeo, bám theo được mà không bỏ ?? Viết trên mảnh giấy vụn vài lời như vậy ,coi như giởn chơi thôi ; chứ có phải gửi đơn từ lên thượng cấp mà xin ra khỏi Đảng đâu .
    Phải chi một vài tên CA bỏ Đảng c̣n hay hơn cái bọn hết thời nầy !
    Bỏ hay ở ǵ Đảng cũng cóc cần lo hay chú ư đâu . Sá chi ḿnh . Kệ cha chúng
    Th́ cứ để từ từ , một tên rồi một tên nữa ...

    Phải chi Vơ Nguyên Giáp làm như LHĐ trước khi chầu ông bà nhỉ ?

  6. #36
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    " Bỏ Đảng là một cú sốc rất lớn "

    thứ sáu, 6 tháng 12, 2013



    Ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng cần cảm thông với những người đang 'lưỡng lự'


    Bỏ Đảng đồng nghĩa với thừa nhận sai lầm hay tiếp tục ở lại đang là một cuộc đấu tranh tư tưởng và nội tâm rất lớn trong nhiều gia đ́nh của các Đảng viên, trong đó có 'gia đ́nh tôi', theo chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, thành viên Mạng lưới những người viết blog Việt Nam.

    Theo ông Lân Thắng, người sinh trưởng trong một gia đ́nh trí thức có nhiều người gắn bó và đóng góp với Đảng Cộng sản ở Việt Nam, những người c̣n chưa thể công khai tuyên bố ly khai đảng cộng sản cần nhận được sự cảm thông của cộng đồng và xă hội.

    Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 06/12/2013 từ Hà Nội nhân sự kiện một quan chức cao cấp của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, luật gia Lê Hiếu Đằng và Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, vừa ly khai Đảng, ông Lân Thắng nói:

    "Tôi nghĩ rằng sự đấu tranh tâm lư để có một quyết định ra khỏi Đảng đó là một quyết định rất lớn," blogger này phân tích.

    "Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổ. Bởi v́ họ phải thừa nhận những sai lầm của ḿnh"

    Ông Lân Thắng dẫn lại quan niệm của một quan chức trong ngạch giảng dạy và tuyên huấn quân sự của Đảng, Đại tá, Phó Giáo sư Trần Đăng Thanh, cho rằng các đảng viên cần trung thành với đảng v́ lư do 'bảo vệ sổ hưu' như một lực cản.

    Nhưng theo nhà hoạt động sinh năm 1975, c̣n có một lực cản rất lớn khác làm những ai đang cân nhắc bỏ Đảng phải tính tới.

    "Theo như cách hiểu của ông Trần Đăng Thanh, cũng một phần tâm lư là bảo vệ sổ hưu, ông nói.

    "Nhưng mà tôi nghĩ một phần sâu thẳm hơn ở sâu thẳm những người đảng viên kỳ cựu là họ rất khó vượt qua ḿnh."

    "Bởi v́ cả cuộc đời của họ, họ hy sinh cho lư tưởng cộng sản, họ hy sinh thực sự cả sinh mạng của ḿnh cho Đảng cộng sản."



    Mặc cảm 'xấu hổ'

    Theo ông Thắng, một hậu duệ của gia đ́nh Nguyễn Lân, những Đảng viên này đang chịu một mặc cảm tâm lư 'xấu hổ' khi nh́n lại quá khứ hợp tác và phục vụ cho Đảng.




    Ông Thắng (trái) rút ra các nhận xét từ quan sát chính gia đ́nh ông và nhiều gia đ́nh trí thức, đảng viên khác

    Blogger nói thêm: "Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổi,

    "Bởi v́ họ phải thừa nhận những sai lầm của ḿnh, v́ vậy tôi nghĩ việc đánh giá người ta có dám tuyên bố ly khai ra khỏi Đảng một cách công khai hay không th́ ḿnh cần phải có một cái nh́n khách quan và nhân văn."

    Theo ông Thắng cộng đồng và xă hội cần phải có sự 'thông cảm chứ không nên chỉ trích những người Đảng viên mà người ta chưa dám ra'.

    Ông giải thích thêm về nguyên nhân tâm lư ở những trường hợp này:

    "Bởi v́ có những người ngoài chuyện cá nhân, họ c̣n vướng víu rất nhiều vào vấn đề con cái họ c̣n ở trong hệ thống nhà nước,

    "Và cái việc bố mẹ mà làm th́ họ rất sợ ảnh hưởng đến công việc của con cái."

    Khi được hỏi căn cứ vào đâu mà blogger đi đến nhận định quan sát này, ông Thắng cho hay đây là trải nghiệm ngay chính từ những trăn trở bản thân và từ trong gia đ́nh của ông.

    'Đảng tổn thất lớn về mặt chính danh'

    Blogger Nguyễn Lân Thắng nói Luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Phạm Chí Dũng bỏ Đảng CSVN là một 'tổn thất rất lớn' về mặt chính danh của Đảng và tiên đoán một phong trào ly khai sắp 'ồ ạt' diễn ra.

    Ông nói: "Tôi rút ra được điều đó từ quan sát từ chính gia đ́nh tôi, cũng như là từ những gia đ́nh xung quanh mà tôi biết, những gia đ́nh trí thức, cũng như những gia đ́nh có Đảng viên có cống hiến cho Cách mạng."

    Ông Thắng sinh trưởng trong gia đ́nh tộc họ 'Nguyễn Lân', với ông nội của ông là một giáo sư, học giả thuộc thế hệ 'tiền bối' trong lĩnh vực văn hóa, cổ học.

    Ông có cha mẹ và nhiều người chú, bác, anh chị em họ hàng v.v... là các nhà khoa học có tiếng trong cả nước, có người là quan chức quan trọng, có người là Đại biểu Quốc hội.

    C̣n tiếp...

  7. #37
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mâu thuẫn 'lư tưởng'

    Ông giải thích với BBC về quyết định không lựa chọn con đường phục vụ Đảng và nhà nước như một số thành viên khác trong gia đ́nh.

    "Thực ra có thể con đường đi của tôi khác với những người ở trong gia đ́nh, thế nhưng tôi không bao giờ có ư oán trách ǵ, bởi v́ mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi người có một sự lựa chọn cá nhân, và ḿnh cũng phải thông cảm với điều đó."



    Ông Nguyễn Lân Thắng sinh ra trong một gia đ́nh có nhiều người đỗ đạt và phục vụ cho Đảng và chính quyền

    Nhà hoạt động v́ nhân quyền nói khi đi theo con đường đă chọn, ông luôn sẵn sàng cho 'mọi điều có thể xảy ra'.

    "Hiện tại tôi không nghĩ một điều ǵ quá hai tháng, bởi v́ t́nh h́nh ở Việt Nam rất là bất ổn và ḿnh vẫn chưa biết chắc được như thế nào," ông Thắng nói.

    "Thế nhưng những công việc mà tôi làm nó cũng xuất phát từ tiếng gọi của lương tâm và tôi cứ làm thôi, c̣n sự bất trắc có thể đến với tôi bất kỳ lúc nào. Và tôi đă chuẩn bị tinh thần để đón những điều xấu nhất có thể xảy ra."

    Nhà hoạt động trên mạng xă hội cũng chia sẻ rằng sự khác biệt giữa ông và nhiều thành viên khác trong gia đ́nh về chính kiến và sự nghiệp là một 'mâu thuẫn về mặt lư tưởng.

    "Tôi nghĩ đây không phải là một mâu thuẫn trực tiếp, mà đây là một mâu thuẫn về mặt lư tưởng, thực ra ở trong gia đ́nh tôi, tất cả mọi người cũng vẫn rất tôn trọng tôi, những công việc mà tôi làm,

    "Có thể có những người cũng không đồng ư đâu, nhưng họ không bao giờ có một chỉ trích trực tiếp những vấn đề của tôi."

    'Tổn thất to lớn'

    Nhận định với BBC hôm thứ Sáu về tác động của việc hai ông Lê Hiếu Đằng và Phạm Chí Dũng rời bỏ Đảng, ông Thắng nói.

    "Tôi nghĩ Đảng chưa bao giờ ở t́nh thế hiểm nghèo như thế này bởi những người trí thức tương đối có tiếng tăm, tương đối có uy tín ở trong xă hội, mà bây giờ họ tuyên bố ly khai khỏi Đảng, một cách chính thức,

    "Đây là một tổn thất vô cùng lớn về mặt tính chính danh của Đảng, lúc này uy tín của Đảng không c̣n ǵ nữa, thực sự không c̣n ǵ nữa."

    Blogger cũng tiên đoán về một phong trào ly khai Đảng ở Việt Nam có thể xảy ra trong thời gian tới đây:

    "Hành động của ông Lê Hiếu Đằng và ông Phạm Chí Dũng có thể cũng dẫn đến một phong trào ly khai khỏi Đảng một cách ồ ạt, diễn ra với một số lượng lớn, và lúc đó sự cầm quyền của Đảng sẽ bị lung lay một cách rất dữ dội."

    'Chưa ai biết điều ǵ xảy ra ở phía trước với bối cảnh của Việt Nam như hiện nay, t́nh h́nh sẽ c̣n thay đổi rất mạnh và rất nhiều. Và mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở đây," ông nhấn mạnh.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._leaving.shtml

  8. #38
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhà báo Phạm Chí Dũng: 'Đảng chỉ c̣n mang bóng h́nh của các nhóm lợi ích'

    Sau luật gia Lê Hiếu Đằng, tối qua 05/12/2013, nhà báo tự do đồng thời là nhà b́nh luận tên tuổi, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đă viết bức tâm thư từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Kèm theo đó là hành động cụ thể với lá đơn xin ra đảng gởi đến nơi đang làm việc là Viện Nghiên cứu Phát triển TP/ HCM
    .
    Bức thư bày tỏ nỗi thất vọng trước vai tṛ độc đoán về chính trị của đảng, đă dẫn xă hội Việt Nam đến t́nh trạng như ngày nay. Quốc nạn tham nhũng, sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu chính trị, hố phân hóa giàu nghèo, xă hội suy đồi toàn diện…chứng tỏ sự lănh đạo của đảng đă thất bại cay đắng.

    Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, đảng Cộng sản hiện thời chỉ c̣n mang bóng h́nh và hơi thở của các nhóm lợi ích. Lời thề trung thành với đảng của anh đă bị thực tế phủ nhận, đă đến lúc những người như anh cần phải nhận chân rằng vai tṛ của đảng không phải là vĩnh viễn.

    Anh cho rằng việc từ bỏ đảng Cộng sản là một trong những con đường ngắn nhất để đến gần với nhân dân, và một công dân tốt có ư nghĩa hơn nhiều so với một đảng viên tồi.

    * * *

    RFI Việt ngữ đă có hân hạnh được nhà b́nh luận Phạm Chí Dũng tiếp chuyện tối qua, ngay sau khi vừa viết xong bức tâm thư.


    RFI : Xin chào anh Phạm Chí Dũng. Thưa anh, v́ sao anh lại quyết định từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, và theo như bức tâm thư th́ đây là một quyết định khó khăn trong đời phải không ?

    Đây là một quyết định khó khăn trong đời tôi, khó thể nói là dễ dàng được. V́ đối với những người hai mươi năm tuổi đảng như tôi, th́ tôi nghĩ cũng như nhiều người khác thôi, họ có một cái rào cản vô h́nh nằm trong năo trạng và có lẽ nằm cả trong tim nữa. Có một sự ràng buộc vô h́nh mà khó dứt áo ra đi. Điều đó ăn sâu vào từ những năm tháng được đào tạo trong môi trường của Nhà nước được gọi là Nhà nước xă hội chủ nghĩa.

    Và tôi cũng như nhiều người khác chịu một mối dây liên hệ, một mối dây ràng buộc để khi quyết định rời bỏ môi trường cũ th́ đó là một sự khó khăn. Điều đó giải thích v́ sao mà nhóm Kiến nghị 72 từ đầu năm 2013 đă đưa ra những kiến nghị có thể nói rất cải cách, mang tính chất động trời như vậy, nhưng vẫn chưa hề diễn ra một hiện tượng thoái đảng theo đúng nghĩa - điều mà nhiều người đang mong chờ và cho là cần thiết.

    C̣n đối với cá nhân tôi th́ thực ra như tôi đă tŕnh bày trong bức tâm thư, ḷng tin của tôi đối với đảng Cộng sản đă mất từ những năm 2000. Lúc đó t́nh h́nh đă xấu, suy thoái kinh tế và vấn đề đạo đức xă hội đă lan tràn. Tất nhiên chưa tới mức như ngày nay, nhưng mà t́nh trạng tham nhũng và lộng quyền, lạm quyền, lợi dụng quyền hành trong giới quan chức lúc đó đă khá phổ biến, và tham nhũng lúc đó đă đến mức gần như không thể chống nổi nữa.

    Sau thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đến thời những Tổng bí thư khác th́ tôi không c̣n niềm tin nữa, và thấy công cuộc chống tham nhũng gần như là thất bại. Khi đó niềm tin của tôi đối với quyền năng của đảng đă gần như chấm dứt.

    Nhưng từ đó đến nay đă mười năm mà không có một chút cải cách nào khác, và t́nh h́nh thậm chí c̣n tệ hơn rất nhiều, như tôi đă tŕnh bày trong bức tâm thư.

    Đây là một cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện, và suy đồi toàn xă hội. Không c̣n niềm tin ở đảng Cộng sản, và đảng Cộng sản cũng không xứng đáng với vị trí lănh đạo đất nước, khi để đất nước tàn tạ như ngày hôm nay. Thế th́ trách nhiệm một đảng viên cần phải làm ǵ ? Giữ khư khư quan điểm đối với đảng, hay giữ tuyệt đối ḷng trung thành đối với đảng chỉ trên danh nghĩa, và chỉ làm lợi cho cá nhân ḿnh ?

    Với cá nhân tôi, và tôi nghĩ có lẽ là với nhiều đảng viên khác, họ không chấp nhận điều đó. Chỉ có khác nhau là có người th́ lên tiếng, có người im lặng, có người lựa lúc mà nói, và có những người về hưu rồi mới nói. Hiện nay có khoảng từ 35 tới 40% số đảng viên về hưu không sinh hoạt đảng. Đó là một hiện tượng mà chính con số của một số cơ quan đảng trung ương đă phải thừa nhận.

    Điều đó cho thấy là đảng không hấp dẫn, không thuyết phục người ta bằng lư luận, và bị phản bác bởi thực tế. Thực tiễn quá khác với những ǵ trong lư luận mà đảng vẫn thường nêu ra. Và thực tiễn ngày nay lại càng trái khoáy với những điều mà giới triết gia của đảng Cộng sản đang nêu ra.

    Tôi cho rằng một sự trung thành mù quáng là không thể chấp nhận được, và hơn nữa, khi biết sự thực hoàn toàn không trung thành với nhân dân, là một sự trung thành giả dối. Cho nên tôi vẫn quan niệm là, thôi, thà là một công dân tốt c̣n có ư nghĩa hơn rất nhiều lần so với một đảng viên tồi.

    V́ vậy thực ra trong tôi đă manh nha ư định xin ra khỏi đảng từ lâu, từ những năm 2005-2006. Nhưng tôi vẫn bị ám ảnh bởi một sự ràng buộc, một nỗi sợ hăi mơ hồ. Nỗi sợ hăi đó từ cấp trên xuống cấp dưới, từ thượng tầng kiến trúc đi tới tận cơ sở, và người ta khó thoát ra được.

    Nếu như không có sự việc anh Lê Hiếu Đằng chính thức từ bỏ đảng như hôm 4/12, th́ tôi cũng không biết là bản thân ḿnh có thể quyết định được vào lúc nào sẽ chính thức từ bỏ đảng. Nhưng tôi phải cám ơn anh Lê Hiếu Đằng, và chiều nay cùng với một số anh em đi vào thăm anh Đằng, tôi muốn hỏi anh coi như là ư chung quyết, v́ anh là lớp người đi trước – là tiền bối, tôi chỉ là hậu bối thôi. Và tôi thầm nghĩ ư kiến của anh sẽ là chung quyết đối với tôi.

    Khi thấy anh nói về việc anh từ bỏ đảng, và một giọt nước mắt long lanh trong khóe mắt của anh, th́ tôi quyết định ngay : thôi, tới lúc rồi, và không thể chần chừ được nữa. Ít nhất cá nhân ḿnh cũng phải bày tỏ chính kiến về việc này. Và ḿnh phải thể hiện, nếu không phải là trách nhiệm của một công dân tốt, th́ ít nhất cũng phải là một người biết vượt qua được rào cản vô h́nh nào đó. Hay nói cách khác là vượt qua được nỗi sợ hăi.

    Và đó là một cách - như tôi tŕnh bày - con đường ngắn nhất để có thể đưa những đảng viên c̣n lương tâm đến gần gũi với nhân dân, với những người dân nghèo và có thể chia sẻ với họ nhiều hơn. Như vậy c̣n hơn là t́nh trạng vẫn sinh hoạt đảng nhưng sinh hoạt một cách giả tạo, lời nói không đi đôi với việc làm.

    RFI : Thưa anh, có lẽ một trong những lư do khiến người ta dù không đồng t́nh nhưng vẫn không muốn rời đảng là v́ gắn liền với chức vụ và quyền lợi, v́ lâu nay tiêu chuẩn chính cho việc thăng tiến trong nghề nghiệp là đảng viên chứ không phải năng lực ?


    Điều đó hoàn toàn đúng trong xă hội Việt Nam và trong giới công chức, viên chức Việt Nam. Thường đối với cấp sở, ngành, chuyên viên, cán bộ b́nh thường có thể không phải đảng viên, nhưng từ cấp phó pḥng trở lên chắc chắn phải là đảng viên. Trong giới báo chí cũng vậy, đội ngũ ban biên tập đương nhiên phải là đảng viên.

    Và cũng đúng là thực tế có khá nhiều người – tôi cho là từ 70 đến 80% - bị phụ thuộc vào chức vụ và quyền lợi. Cho nên điều rất dễ thấy trong hiện trạng xă hội Việt Nam hiện nay là rất nhiều người than thở, bức xúc về đủ thứ, về chính cấp trên của họ và chính sách của Nhà nước. Thậm chí họ có thể chỉ trích công khai đối với đảng – chỉ trích trong các quán cà phê, cả trong cuộc họp nữa.

    Nhưng bảo ra khỏi đảng th́ họ không đồng ư. Họ không lên tiếng, không có chính kiến về chuyện đó. Thâm tâm họ không muốn ra khỏi đảng v́ họ bị ràng buộc về quyền lợi và chức vụ như vậy.

    Chúng ta cũng có thể thấy một hiện tượng rất đặc trưng là trong việc bỏ phiếu cho Hiến pháp năm 2013 mới diễn ra cách đây không lâu, đă gần như tuyệt đối 100% đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thuận. Cho những điều mà trước đó thậm chí có nhiều đại biểu cho là bất công ! Chẳng hạn như vấn đề thu hồi đất đối với các dự án kinh tế xă hội, hay vấn đề kinh tế quốc doanh là chủ đạo - là một vấn đề cực kỳ bất hợp lư trong t́nh h́nh hiện nay.

    Nhưng mà họ vẫn bỏ phiếu thuận, v́ sao ? Thứ nhất, v́ họ bị thói quen ràng buộc, năo trạng tŕ trệ ràng buộc. Thứ hai, họ bị sự im lặng lâu ngày ràng buộc. Và thứ ba, họ bị quyền lợi của họ ràng buộc. Đó là quyền lợi đại biểu, dù là quyền lợi nhỏ ở cấp địa phương, cơ sở nhưng vẫn là quyền lợi.

    Và họ ngại. Họ sợ sự thay đổi, sợ va chạm. Sợ đụng độ với những thế lực mới, và trong những hoàn cảnh mới bắt buộc họ phải thay đổi thói quen của họ, và không c̣n đem lại, không c̣n giữ ǵn được cho họ quyền lợi như cũ nữa.

    RFI : Thưa anh, như luật gia Lê Hiếu Đằng nói, có lẽ đảng Cộng sản đă trở thành một thứ tập đoàn lợi ích ?

    Tôi cho là có nhiều nhóm lợi ích đang tồn tại trong đảng Cộng sản. Và vô t́nh hay hữu ư, những người xưng danh nghĩa là cộng sản đang dung dưỡng, nuôi dưỡng và thậm chí là tổ chức cho những nhóm lợi ích như vậy.

    Cho nên trong bức tâm thư tôi mới nói là, nói tới đảng Cộng sản bây giờ chúng ta chỉ thấy h́nh bóng và hơi thở của những nhóm lợi ích. Đó là những nhóm lợi ích kinh tế, và trên nữa là những nhóm thân hữu về mặt chính trị. Đặc biệt về sau này những nhóm lợi ích kinh tế và thân hữu chính trị có khuynh hướng kết chặt với nhau càng ngày càng bền vững, càng gắn chặt và càng trục lợi.

    Hậu quả của sự trục lợi đó th́ 90 triệu người dân Việt Nam phải chịu. Và toàn bộ lực lượng vũ trang, bao gồm cả công an và quân đội, cũng phải gánh chịu những đợt tăng giá vô tội vạ của những tập đoàn độc quyền kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

    RFI : Theo như những ǵ mà chính quyền nói và làm, có lẽ cái tên « Cộng sản » không c̣n đúng nữa ; thực trạng Việt Nam hiện giờ rơ ràng là một nền kinh tế theo kiểu tư bản ?

    Cách đây hai mươi năm, từ thời mở cửa đă có một câu dân gian là « Đảng viên nhan nhản, nhưng mà cộng sản không có bao nhiêu ». C̣n về sau này th́ người ta không nói tới điều đó nữa, mà người ta nói thẳng ra là không c̣n cộng sản nữa !

    Có một số người vẫn phê phán chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, tôi thấy hơi oan uổng. Tại v́ thâm tâm tôi đánh giá là thế hệ già đă gần như qua đi rồi. Những người tốt nhất, những người trung thành và chính thống nhất của chủ nghĩa cộng sản thời chiến đă gần như đă đi qua. Nhiều người đă đi vào cơi vĩnh hằng, những người c̣n lại th́ đă rất lớn tuổi.

    Số đó có thể họ có một năo trạng khác biệt với một số quan điểm cởi mở. Nhưng phải thừa nhận là trong số họ có nhiều người tốt. Họ tổt về mặt đạo đức, họ giữ được đạo lư, và nếp sống của họ trong sạch hơn hẳn so với nhiều cán bộ đảng viên cao cấp hiện nay.

    C̣n nhiều đảng viên cao cấp lại là một tầng lớp mới, mà người ta gọi là « tư sản đỏ ». Tư sản đỏ vẫn là một khái niệm được duy tŕ cho tới nay và không hề mờ nhạt, thậm chí c̣n được đề cao hơn nữa. Chẳng hạn ở Trung Quốc người ta gọi là tầng lớp « thái tử », tức là c̣n hơn cả tư sản đỏ. Đó là một tầng lớp vua chúa, một thứ vua chúa của thời hiện đại.

    Hiện nay nói về chủ nghĩa cộng sản hoặc chế độ cộng sản ở Việt Nam, th́ rất đau buồn là theo cá nhân tôi đánh giá, gần như không c̣n h́nh bóng của những ǵ tốt đẹp nhất - nếu xét theo phương diện tốt nhất của chủ nghĩa cộng sản, mà chỉ c̣n các nhóm lợi ích mà thôi, và những quyền lợi riêng tư.

    Hoặc những người được coi là tốt nhất hiện nay, nếu không dính dáng về vấn đề vật chất, th́ cũng bị che mờ bởi một bức màn giáo điều, kinh viện. Họ gần như không thoát ra được điều đó. Và nếu không thoát ra được, họ sẽ không gần gũi dân chúng. Do đó sự xa cách đối với người dân càng làm cho vị trí của họ trở nên mờ nhạt trong ḷng dân chúng, và làm mất niềm tin của dân đối với chế độ.

    RFI : Như vậy, như trong thư anh đă nói, đă đến lúc phải nhận chân vai tṛ của đảng Cộng sản không phải là vĩnh viễn ?

    Tôi cho là như vậy ! Không có một đảng nào tồn tại vĩnh viễn, và đă đến lúc người ta cũng cần thấy rằng – nói như một triết gia Hy Lạp cổ đại – không thể đứng giữa hai ḍng nước được.

    Việt Nam không phải đứng giữa hai ḍng nước mà giữa nhiều ḍng nước, giữa cả một ḍng xoáy của thời đại. Nhà nước Việt Nam sẽ tồn tại như thế nào trong ḍng xoáy thời đại đó, khi trong ḷng bản thân Nhà nước cũng là một ḍng xoáy khổng lồ ?

    Có thể nói đó là cái thế nội công, ngoại kích mà Nhà nước Việt Nam đang phải đối mặt, và đối mặt một cách hết sức nguy hiểm. Trong ḷng dân tộc, t́nh cảm phẫn nộ của dân chúng đang dâng lên như sóng triều, và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

    Ở bên ngoài, Nhà nước Việt Nam không gặp được nhiều thuận lợi, hoặc nói cách khác là rất ít thuận lợi trong các mối quan hệ quốc tế. Người ta nh́n Việt Nam bằng con mắt xem thường. Xem thường về nhiều thứ, trong đó đặc trưng là xem thường về bản lĩnh chính trị và đạo lư chính trị đối với giới chính khách Việt Nam. Thế th́ c̣n làm ăn ǵ được nữa.

    Đó là một sự thay đổi mà Nhà nước Việt Nam cần phải có, nếu không muốn bị người khác thay đổi. Nói tóm lại, những người đề cập tới việc cần phải thay đổi điều 4 Hiến pháp của đảng Cộng sản Việt Nam, tôi cho là có lư. V́ đă đến lúc cần xem xét, cần phải có một đối trọng chính trị nào đó, để mọi thứ phải được kiểm soát lẫn nhau theo cơ chế tam quyền phân lập.

    Ít nhất là như vậy th́ mới có thể chống tham nhũng được. Bởi nếu không chống tham nhũng th́ chắc chắn là đảng sẽ sụp đổ. Lúc đó sẽ không ai giơ tay ra cứu đảng nữa, đặc biệt là dân chúng th́ sẽ quay lưng với đảng.

    RFI : Thưa anh, nhưng cũng có quan điểm là phải c̣n ở trong hàng ngũ mới có thể đấu tranh được ?

    Đó là một quan điểm tồn tại cách đây mươi, mười lăm năm. Người ta cố gắng suy nghĩ rằng cần phải ở trong hàng ngũ, để đấu tranh. Và lúc đó tôi cũng suy nghĩ như vậy ! Tôi cũng cho là có thể đấu tranh được, và dù sao tiếng nói vẫn c̣n được cấp trên nghe tới. Tôi nhớ cách đây mười lăm năm, một số ư kiến của tôi vẫn được cấp trên tiếp nhận và có xem xét.

    Nhưng mà cách đây mười năm th́ đó là một sự vô vọng ! Đă không có sự tiếp nhận một kiến nghị nào cả. Một số anh em đảng viên tâm huyết mà tôi biết có kiến nghị nhiều, cũng như vậy. Lúc đó họ phải xem lại, một số những người bạn tôi đă thoái đảng. Thực chất họ không xin ra khỏi đảng nhưng không sinh hoạt đảng, coi như là một cách từ bỏ đảng, thế thôi.

    C̣n đối với tôi th́ lúc đó tôi phải suy nghĩ. Ḿnh c̣n nằm trong nội bộ, c̣n sinh hoạt đảng, nhưng ḿnh không đóng góp được cái ǵ cả. Và ḿnh tiếp tục phải chịu trận những cuộc sinh hoạt đảng với không khí im lặng hoàn toàn.

    Tức là những buổi sinh hoạt hàng tháng vẫn phải duy tŕ thường xuyên. Sau khi đọc bản nghị quyết và hỏi có đồng chí nào giơ tay có ư kiến ǵ không, th́ khá nhiều, hoặc hầu hết mọi người đều im lặng. V́ mọi người đều biết rằng nghị quyết đă như thế, mọi thứ sẽ được thông qua, sẽ không có ǵ thay đổi cả. Góp ư kiến cũng chẳng để làm ǵ. Và thế là người ta im lặng. Im lặng hết từ cuộc họp này đến cuộc họp khác, và tôi cũng vậy.

    Tôi là người im lặng nhiều nhất. Tại v́ tôi biết không để làm ǵ cả. Đó là sự im lặng mà tôi cho là đă phủ trùm lên cả Quốc hội vào thời nay. Đó là một thói quen im lặng, mà chỉ có những người ở trong nội bộ mới hiểu được nguồn cơn sâu xa của sự im lặng đó đến từ đâu.

    RFI : Anh có nghĩ là sẽ có những người hưởng ứng theo không ?

    Tôi hy vọng là sẽ có những người đồng cảm với tôi. Tôi không biết là họ có hưởng ứng hay không, tôi làm như thế v́ ít nhất đây là vấn đề của cá nhân tôi, tôi phải giải quyết. Phải thể hiện chính kiến, và tôi cho đó là một cách để có thể dứt khoát theo con đường gần gũi với nhân dân, với người dân nghèo nhiều hơn.

    Nhưng theo tôi biết th́ trong giới hưu trí hiện nay cũng rất bức xúc, nhiều người bất măn. Họ có nhiều lư do để họ bỏ sinh hoạt đảng, thoái đảng hoặc từ bỏ đảng. Tôi cho nếu không phải là anh Lê Hiếu Đằng th́ sau này cũng sẽ có những người khác đi tiên phong trong việc nêu ra thực tế vấn đề, nhận chân ra vấn đề, để thay đổi vấn đề.

    Đừng nghĩ rằng ra khỏi đảng là hành vi chống đảng. Đó cũng là một hành động b́nh thường theo điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi, hoặc là bất cứ đảng phái chính trị nào trên thế giới. Đă có vào th́ có ra, chuyện đó hết sức b́nh thường. Nhưng mà ở Việt Nam, trong thể chế độc tài chính trị th́ đó lại là một điều phạm húy, cho nên người ta e sợ.

    Nhưng nếu như có một số người cũng cùng làm điều này, cũng cùng thoái đảng, từ bỏ đảng, cùng phát biểu chính kiến của ḿnh và nêu rơ tại sao ḿnh làm như vậy đủ để thuyết phục những người khác, th́ tôi nghĩ sẽ trở thành một hiện tượng b́nh thường. Không phải là một hiện tượng chính trị, mà đó sẽ là một hiện tượng xă hội, và thậm chí c̣n là một hiện tượng văn hóa nữa.

    RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà b́nh luận Phạm Chí Dũng đă nhận trả lời RFI Việt ngữ.


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...cua-cac-nhom-l

  9. #39
    Member Mr.K1ng's Avatar
    Join Date
    24-09-2013
    Posts
    103
    từ xưa cho chí bây giờ.
    Cộng sản đâu có ngọn cờ chính danh ,
    xảo danh ma ,quỉ hoành hành
    dẫn đưa đất nước tan tành giờ đây ,
    em hăi hùng , bọn mặt trây .
    tàn bạo ,độc ác trên thây đồng bào ,
    Cà vạt ,áo vét bảnh bao .
    nói lời nhân nghĩa thấp cao ,thuộc ḷng
    nét vui ,phấn khởi như đồng ,
    làm nhầm nhiều kẻ ngu vong sự nh́n ,
    Hăi hùng em thấy quỉ tin .
    mồn kia uống máu, mồn vin sự lành .,
    làm sao em dám cùng anh ,
    chung nhà hết kiếp mong manh tơ đào ,
    Lỡ khi quỉ chúa vận vào ,
    thịt con ,thịt vợ ,thịt nào anh tha ?.
    Thôi ,thôi em phải chạy xa ,
    thà ngừa từ trước ,để ra cùng đường ,.
    chào anh cái mă dễ thương ,
    cho em bai lấy con đường của em .

  10. #40
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Xin góp thiển ý

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Không ăn năn cho những sai lầm trong 40 năm , mà lại tiếc nuối "hơn 40 năm đóng góp cho Đảng "

    C̣n ai muốn vỗ tay khen ngợi ông này không ?
    Tôi không vỗ tay khen, nhưng xin quí vị nhìn "sự cố" với nhiều khiá cạnh khác nhau, ba bề, bốn bên.
    Giả thử ông Đằng nói ra là vô cùng ăn năn, hối hận việc làm trong quá khứ thì ngộ nhỡ bị "đi mò tôm" thì sao.
    NHiều người có ý tưởng và ước muốn rằng mọi biến chuyển phải khởi từ người bên trong. ông Đẳng đã thoả mãn điều kiện này đấy thôi. Tuy ông ta đã già và bệnh nhưng ít nhất biết đâu là bước đầu khời xướng, để các người trẻ theo sau. Kết quả là dòng sông CS chuyên chính đã chia ra hai nhánh một nhánh mới như "Gô bát Chiu"
    Yesin đã hình thành. Que sera sera.
    Mạo muội thô thiển vài lời. Xin quí vị uyên thâm đừng quở.
    Last edited by CảThộn; 07-12-2013 at 02:33 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 15-05-2013, 07:40 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 04-08-2012, 10:23 PM
  3. Replies: 16
    Last Post: 31-05-2012, 03:45 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Replies: 14
    Last Post: 29-06-2011, 03:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •