Anh em c̣n nhớ trạm nầy, Phó bắn Chánh chết tươi .




Càng về những ngày cuối năm, chợ “c̣” giao thông kỳ dị nằm kề Trạm cảnh sát giao thông Suối Tre (Long Khánh, Đồng Nai) càng nhộn nhịp. Mọi việc chỉ do vài cá nhân “chợ trời” thực hiện, nhưng lạ lùng thay, họ đă “chạy” rất tài t́nh những vụ xử phạt vi phạm giao thông, thỏa măn mọi nhu cầu của cánh lái xe, với điều kiện phải… có tiền!
Chung bạc triệu, việc ǵ cũng xong
Giữa tháng 12.2013, gặp chúng tôi, lái xe tên Phan H kể: “V́ đi sai làn đường, tôi bị CSGT Suối Tre thổi phạt hành chính 1 triệu đồng và “treo” giấy phép lái xe 30 ngày. Do cần phải có bằng lái chạy xe những ngày cuối năm, không thể chờ hơn, nên tôi ṃ mẫm lên Long Khánh t́m cách nộp phạt, lấy bằng ra sớm...”.

Theo anh H, giới lái xe đường dài thường xuyên ngang qua tỉnh Đồng Nai, không lạ ǵ đường dây chuyên nhận tiền chung chi để lấy bằng lái trước hạn khi bị xử phạt. Và chỉ cần chung chi từ 1 triệu đồng trở lên, th́ việc ǵ cũng xong... Thật vậy, tùy theo mức phạt của mỗi lái xe, giá chung chi có thể từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/vụ việc.


Ba “c̣” giao thông đang ngồi bên nhau trong quán cà phê.
Thí dụ: Giấy phép lái xe bị giam 30 ngày, người bị phạt muốn lấy ra sớm phải chung 1,5 triệu đồng. Tương tự, bị giam bằng lái 60 ngày, mức tiền chung chi là 2,5 triệu đồng...

Theo chỉ dẫn của một vài lái xe, anh H gặp một người đàn ông gần 50 tuổi - có tên là “c̣” T - nổi tiếng chạy bằng lái xe ở khu vực Suối Tre. “C̣” T tiếp anh H ngay tại quán càphê nằm kề Trạm CSGT Suối Tre. Dứt khoát và chuyên nghiệp, “c̣” . ra giá với anh H “1,5 triệu đồng, tôi sẽ lấy bằng lái của ông ra ngay.

Giấy tờ phạt của ông đâu, đưa tôi làm ngay!”. Không đ̣i hỏi anh H phải ứng tiền phạt 1 triệu đồng như trong quyết định xử phạt đă ghi , “c̣” T cầm giấy tờ phạt của anh H đi vào trạm... Anh H định bước theo, “c̣” T cản ngăn: “ông cứ ngồi yên ở quán, không nên vào trong trạm”. Hơn một giờ chờ đợi, bỗng xuất hiện một gă đàn ông lạ hoắc chạy xe máy đến trước quán càphê và ra ám hiệu cho anh H chạy xe máy theo sau.

Trạm CSGT Suối Tre.
Con đường ngoằn ngoèo vào một rừng cao su rậm rạp; bất ngờ, gă đàn ông rồ máy xe chạy mất dạng. Anh H đinh ninh bị lừa, bỗng thấy “c̣” T đă dựng xe máy bên gốc cây, bước ra vẫy tay gọi và x̣e ra một giấy chứng nhận lái xe rồi hỏi: “Có phải bằng lái của ông?”. Anh H nh́n vào bằng lái, xác nhận đúng.

Như thỏa thuận , anh H móc bóp đưa “c̣” T 1,5 triệu đồng tiền chung chi và 1 triệu đồng mà “c̣” T đă ứng trước nộp phạt cho anh. Xong việc, đường ai nấy đi.

Nhân chứng thứ hai là lái xe N.C. Anh C chạy xe khách quá tốc độ, nên bị CSGT phạt nặng là 5 triệu đồng và bị “treo” bằng lái 30 ngày. Không thể chờ được, v́ phải kiếm tiền nuôi vợ con, anh C buộc phải cậy nhờ “c̣” T Giống như anh Phan H, anh C phải chung chi cho “c̣” T 1,5 triệu đồng, cộng tiền nộp phạt 5 triệu đồng để lấy được bằng lái sớm trước hạn...
Tấp nập chợ… “c̣” giao thông
Theo hướng dẫn của giới lái xe, vào một ngày cuối tháng 12.2013, chúng tôi có mặt tại quán càphê không bảng hiệu, nằm dưới tán rừng caosu, kề sát Trạm CSGT Suối Tre. Một điều dễ nhận ra là, ngoài quán cà phê lợp lá sơ sài, được bao bọc tứ bề là những cánh rừng caosu bạt ngàn, không hề có một quán xá, hộ kinh doanh nào khác...


Các "c̣" ngồi và nằm chờ... "mối".
Quán càphê sát nách, như... "anh em song sinh" của Trạm CSGT Suối Tre. Chủ quán càphê là một phụ nữ trên 50 tuổi, vừa pha chế càphê, vừa bưng bê phục vụ khách, vừa... làm đủ mọi việc "không tên" liên quan đến môi giới, mời mọc, kết nối các lái xe với những “c̣” giao thông vạ vật uống càphê mỗi ngày tại đây.

Qua t́m hiểu, chúng tôi được biết có đến 3 nhóm “c̣” giao thông đang làm ăn ngầm ngay tại quán càphê này. Đó là nhóm “c̣” T, nhóm “c̣” H và nhóm “c̣” do chính chủ quán cầm đầu. Tưởng chúng tôi là khách đi đường, bà chủ quán xởi lởi cho biết: Nhờ đất của gia đ́nh mà chị có chỗ bán quán, không phải thuê mướn ǵ cả.

Nhưng không ngần ngại đ̣i tiền đậu xe tại băi trước mặt, tùy loại xe mà tính giá, từ 10.000 - 20.000 đồng/chiếc”. Thật dễ dàng nhận biết giữa các lái xe với các tay “c̣” giao thông tại quán càphê này. Quan sát suốt buổi sáng, chúng tôi nhận thấy người, xe ra vô “giao dịch” tại quán thật nhộn nhịp...

Trước quán là 2 chiếc xe du lịch (một mang biển số TPHCM, một mang biển số tỉnh Khánh Ḥa) đang đậu; trong quán là 2 “khổ chủ” của chúng đang lân la bắt chuyện với các “c̣”...


C̣" T. đang cầm trong tay một quyết định xử phạt của một lái xe.
Trong khi đó, có tới 2 - 3 thanh niên mà ai cũng nhẵn mặt đó là “c̣” giao thông, sà đến vồn vă bắt chuyện, tư vấn cho những lái xe vừa vào quán với bộ dạng ngơ ngác, lạ lẫm... Khi “tư vấn” cách nào nộp bản photocopy ghi rơ từng điều khoản vi phạm được quy định trong Luật Giao thông đường bộ, từng mức phạt cho từng lỗi vi phạm mà CSGT vẫn thường xuyên áp dụng phạt đối với các lái xe vi phạm, từ mức phạt thấp đến mức phạt cao...

Một “c̣” lớn tiếng khẳng định: “Bọn tui nói là có sách, mách là có chứng.

Anh em nói thiệt, bọn tui nói là bọn tui làm được”. Việc trưng ra các giấy tờ trên cũng nhằm thể hiện sự rạch ṛi của từng mức phạt ứng với từng... giá tiền chung chi, nhằm cho cánh lái xe biết rằng, “chúng tôi rất ṣng phẳng, giá cả thống nhất dựa trên quy định của luật, không để anh em (lái xe) thiệt tḥi, mà chúng tôi (“c̣” giao thông) cũng có đồng ra, đồng vô... đôi bên đều có lợi” - một “c̣” giao thông nói.

Do mức độ tấp nập khác thường, đồng thời, nhu cầu sao chép văn bản cấp thời khi thỏa thuận, giao kèo giữa “c̣” giao thông với cánh lái xe, bà chủ quán đă trang bị hẳn một máy photocopy, thật tiện lợi cho việc photocopy tài liệu, giấy tờ, không cần phải chạy gần chục cây số ra trung tâm thị xă Long Khánh.

Một chiếc xe chở khách 52 chỗ mang biển số 76 B- xxxx, bất thần dừng trước quán càphê. Phụ xe tay cầm một xấp giấy tờ chạy vội vào quán... Xem ra giữa phụ xe với chủ quán rất quen biết, chủ quán hỏi: “Tính tiền chưa?”. Phụ xe đáp: “Dạ rồi, 1 triệu 2 cô ạ”. Chủ quán nhận xấp giấy tờ, rồi trao cho phụ xe xấp giấy tờ khác...

Anh ta vội chạy trở lại xe và xe khách lăn bánh... Ước chừng có đến hàng chục ôtô (phần lớn là xe tải và xe khách) đă ghé dừng tại quán càphê hoặc đậu dọc quốc lộ kề Trạm CSGT Suối Tre trong một buổi sáng.


Rất ít người vào nộp phạt trong Trạm CSGT Suối Tre.
Theo đó, chúng tôi đă ghi được rất nhiều xe mang biển kiểm soát của nhiều tỉnh - thành khác nhau như: 60 C - 04xxx, 49H-99xx, 86H-13xx, 60A-11xxx, 51C-35xxx, 54X-63xxx, 79A-03xxx, 60L-81xx, 86C-019xx...

Điều lạ lùng và bất b́nh thường ở đây mà chúng tôi nhận thấy: Rất nhiều xe vào quán càphê - mà có người ví von là “chợ “c̣” giao thông Suối Tre” - để làm thủ tục nộp phạt. Tuy nhiên, thật oái oăm, mới 15 giờ, nhưng trong văn pḥng chính của trạm CSGT Suối Tre lại... vắng hoe, thưa thớt người vào nộp phạt theo đúng quy định.

Mặt khác, băi giữ xe ăn theo quán càphê cũng tấp nập không khác ǵ trong quán. Hầu hết chuyện trả treo, ra giá, trao đổi giấy tờ... cũng diễn ra ở băi giữ xe này, giữa các lái xe với các “c̣” giao thông. Không cần người vi phạm vào nộp phạt, mà thay vào đó, chuyện nộp phạt, lấy biên bản, bằng lái ra là do... “c̣” giao thông.

Lănh đạo công an Đồng Nai không hay biết !?
V́ sao “chợ “c̣” giao thông” bát nháo như vậy lại tồn tại giữa thanh thiên bạch nhật suốt thời gian dài, lại nằm sát nách Trạm CSGT Suối Tre? Ngày 27.12.2013, liên lạc với thượng tá Trần Tiến Đạt - Chánh văn pḥng và thượng tá Vơ Văn Nghĩa - Phó chánh thanh tra Công an tỉnh Đồng Nai, cả hai ông đều trả lời không hay biết ǵ về cái gọi là “c̣” giao thông, “c̣” nộp phạt và chạy bằng lái ra sớm, đang diễn ra ở khu vực Trạm CSGT Suối Tre.

Theo thượng tá Trần Tiến Đạt: “nếu có hiện tượng trên, chúng tôi sẽ báo cáo Ban giám đốc xử lư nghiêm những cá nhân liên quan... Không thể bao che sai phạm cho bất cứ ai, nếu họ vi phạm quy định luật pháp”.

http://laodong.com.vn/phong-su/nhon-...tre-171191.bld