Page 13 of 52 FirstFirst ... 39101112131415161723 ... LastLast
Results 121 to 130 of 518

Thread: THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ UKRAINE

  1. #121
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Ưu tiên gỡ rối'


    Để gỡ rối cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine, nhất là sau khi có hành động can thiệp quân sự của Nga ở bán đảo Crimea, chính quyền Kiev cần phải xác định ba công việc ưu tiên để tiến hành, theo Phó giáo sư Minh.

    Ba ưu tiên này bao gồm việc sớm đạt đồng thuận giữa hai miền Đông - Tây và nội bộ, thứ hai là đàm phán với Liên minh Châu Âu và Nga để đảm bảo cho Ukraine có một cơ chế ḥa nhập ổn định vào châu Âu trong bối cảnh mới và thứ ba, để đạt được hai ưu tiên đầu tiên, phải đảm bảo không để cho xung đột lan rộng và xấu thêm.

    Nhà nghiên cứu nói: "Thứ nhất là phải ổn định t́nh h́nh nội tại trong đất nước Ukraine, t́m được sự đồng thuận giữa vùng miền Tây và vùng miền Đông Ukraine, đảm bảo có sự đồng thuận, bởi v́ nếu không có sự đồng thuận, th́ các nước bên ngoài tiếp tục tác động t́nh h́nh ở Ukraine...,

    "Đạt được sự đồng thuận rồi, bước thứ hai chính là có một cuộc đàm phán với Liên minh Châu Âu và cả nước Nga để đảm bảo cho đất nước Ukraine không những phát triển một cách ổn định mà c̣n có thể hội nhập vào trong một không gian của châu Âu ở trong bối cảnh mới."

    "Vấn đề đầu tiên là đối nội, c̣n vấn đề thứ hai là đối ngoại, thế nhưng để làm được điều đó, có lẽ đảm bảo bây giờ không cho xung đột được tiếp tục lan rộng, không làm cho t́nh h́nh ngay trong nội tại ở Ukraine, cũng như ở vùng bán đảo Crimea bị phát triển theo triều hướng xấu."

    Theo nhà phân tích, điểm thứ ba là một nội dung khó đối với chính phủ hiện nay ở Ukraine, và theo ông nước này phải kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

    "Phải kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm bảo cho t́nh h́nh ở Ukraine phải được ít nhất giữ như nguyên trạng bây giờ, nhưng quan trọng nhất là không được tiến triển theo chiều hướng xấu, tức là có một cuộc xung đột vũ trang," ông Minh nói với BBC.

    Giải pháp cho Crimea

    Riêng về vấn đề Crimea, Phó giáo sư Minh cho rằng v́ tính chất địa chính trị và lịch sử đặc biệt này, bán đảo này sẽ phải có một quy chế đặc biệt.

    Ông nói: "Crimea là một trong những khu vực rất đặc biệt, ở đây nó gắn liền với lực lượng hải quân của nước Nga, nước Nga có sự đồn trú ở đây khá lâu dài, có ảnh hưởng rất lớn ở khu vực này.

    "Cho nên vấn đề khu tự trị hay nước Cộng ḥa tự trị Crimea, nó chắc chắn phải có một quy chế. Quy chế ấy là tự trị hay gọi là hành chính đặc biệt, cần phải được sự thỏa thuận rất rơ ràng."

    Nhưng nhà nghiên cứu cho rằng thỏa thuận cũng không thực sự dễ dàng.


    "Trong một thời gian dài lực lượng của Nga đóng giữ ở đây và có ảnh hưởng rất lớn. V́ vậy giờ đây họ không dễ dàng từ bỏ vị trí đó. Các nhà chính trị sẽ đưa ra kịch bản của ḿnh, nhưng điều quan trọng phải có được ư kiến của người dân, tôn trọng ư kiến của người dân.

    Tới hôm Chủ nhật, t́nh h́nh cuộc xung đột liên quan Ukraine đă có những diễn biến phức tạp hơn, với việc chính quyền Ukraine đă tuyên bố đặt quân đội và các lực lượng vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, các lực lượng dự bị quân đội được huy động.

    Trong khi đó, Liên minh châu Âu, Nato, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế lên tiếng quan ngại về hành động can thiệp của Nga với chủ quyền của Ukraine. Nato cho rằng Nga đe dọa ḥa b́nh ở châu Âu, yêu cầu Nga xuống thang căng thẳng và Tổng thư kư Liên hợp Quốc Ban Ki-moon đề nghị các bên kiềm chế.

    Hôm thứ Bảy, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Putin, ông Putin đă khăng khăng cho rằng Nga có quyền tiến hành can thiệp để bảo vệ các quyền lợi của Nga ở Ukraine, cũng như an toàn, an ninh cho các công dân Nga, kiều dân Nga ở quốc gia láng giềng của ḿnh.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl..._ukraine.shtml

  2. #122
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Nga và phương Tây sẽ phải đàm phán'

    Cuộc khủng hoảng ở Ukraine khó t́m được một giải pháp ổn định lâu dài, trừ phi các quốc gia liên quan, trong đó có Nga và phương Tây t́m ra được một thỏa hiệp dung ḥa được các lợi ích chính trị, kinh tế và an ninh cho các bên, theo một nhà phân tích từ Việt Nam.

    Trao đổi với BBC hôm 02/3/2014, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Minh, nguyên Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng Nga đă can thiệp quân sự vào Crimea, Ukraine v́ không muốn các lợi ích của ḿnh ở quốc gia láng giềng bị ảnh hưởng.

    Tuy nhiên, vẫn theo nhà phân tích, có thể về thực chất Nga đang tính toán một khả năng gây áp lực bằng hành động này trước khi đạt được một thỏa thuận ngoại giao cho phép đảm bảo các quyền lợi, lợi ích của Nga được tôn trọng.

    'Đánh dễ, rút khó'

    Ông Minh nói: "Việc quyết định tham gia vào một cuộc chiến tranh, hay một cuộc xung đột là một trong những việc khó khăn nhất. Bởi v́ người ta biết tiến hành chiến tranh th́ dễ, nhưng rút ra khỏi các cuộc chiến tranh thường rất là khó."

    "Khả năng một là sẽ xảy ra rất nhanh và chớp nhoáng, đó là phương án hành động nhanh và kết thúc nhanh, đặt mọi sự việc trong việc đă rồi, đó là một cách.

    "C̣n cách thứ hai là khả năng câu giờ tức là chờ đợi phản ứng của các bên, rồi xem các khả năng nên hay không nên."

    Theo nhà nghiên cứu khả năng thứ hai sẽ nhiều hơn là khả năng thứ nhất, ông nói:

    "Khả năng kéo dài có thể là một tháng cho tới hai tháng chẳng hạn, chứ c̣n hành động phản ứng nhanh chóng, tôi nghĩ là ít, chỉ trừ trường hợp mọi con đường dẫn đến sự ḥa giải không có."

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ukraine1.shtml

  3. #123
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nga, Ukraina tăng cường tư thế chiến tranh

    Các đoàn xe chở binh sĩ Nga tỏa ra khắp bán đảo Crimea của Ukraina hôm Chủ nhật.

    Binh sĩ Nga tiến chiếm các vị trí chiến lược trên khắp bán đảo Crimea hôm Chủ nhật.

    Để ứng phó, hôm thứ Hai Ukraina ra lệnh 1 triệu quân nhân dự bị ra tŕnh diện.

    Tân Thủ tướng của Ukraina Arseniy Yarsenyuk nhận định về t́nh h́nh căng thẳng đang gia tăng như sau:

    “Chúng ta đang ở trên bờ vực của thảm họa. Không có lư do ǵ để Liên bang Nga xâm lăng Ukraina.”

    Tại Crimea, binh sĩ Nga bao vây các phi trường, các căn cứ quân sự, và đào hào để kiểm soát xa lộ độc nhất nối liền đất liền Ukraina với bán đảo Crimea. Thủ tướng Ukraina mô tả về hành động quân sự của Nga:

    "Đây quả thật là một sự tuyên chiến với đất nước của tôi. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Putin nhanh chóng triệt thoái quân đội của ông.”

    Không có tiếng súng ở Crimea. Tuy nhiên 2 căn cứ quân sự của Ukraina đă bị bỏ trống và viên đô đốc cao cấp nhất của Ukraina ở Crimea, xuất hiện trong một video được đưa lên YouTube, cam kết trung thành với nhà lănh đạo của vùng chủ trương ly khai.

    Các giới chức quân đội Ukraina nói rằng Nga đề nghị cấp hộ chiếu Nga cho các sĩ quan Ukraina đóng quân ở Crimea.

    Hai nhà lănh đạo quốc hội Ukraina nói, hôm Chủ nhật, rằng Ukraina động viên quân đội để thương thảo với Nga trong tư thế mạnh.

    Hôm Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Nga công bố sơ lược về cuộc điện đàm kéo dài 90 phút giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

    Trong cuộc điện đàm, ông Putin nói, “Nga duy tŕ quyền bảo vệ các quyền lợi và khối dân nói tiếng Nga” ở Ukraina. Cuộc điện đàm được thực hiện một khoản thời gian ngắn sau khi quốc hội Nga cho phép ông Putin đưa binh sĩ đến bất cứ nơi nào ở Ukraina.

    Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry đă chỉ trích gay gắt hành động xâm lăng của Nga ở Crimea trong các cuộc phỏng vấn trên 3 đài truyền h́nh hôm Chủ nhật.

    Trong chương tŕnh “Meet the Press” của đài truyền h́nh NBC, nhân vật ngoại giao cap cấp nhất của Hoa Kỳ nói rằng ông đă hội đàm với tất cả các Bộ trưởng Ngoại giao các nước trong khối G-8, ngoại trừ Nga. Ông dự đoán, “Họ đơn thuần sẽ cô lập Nga. Họ sẽ không giao tiếp với Nga theo cách giao dịch b́nh thường như thường lệ.”

    Được biết biện pháp cụ thể duy nhất, cho đến hiện giờ là Hoa Kỳ, Anh, Canada và Pháp nói rằng họ sẽ ngừng chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh khối G-8 được dự kiến diễn ra vào tháng 6 ở Sochi, thành phố của Nga trên bờ Biển Đen cách bán đảo Crimea 400 kilomet.

    Tại Brussels, Tổng thư kư liên minh NATO Anders Fogh Rasmussen cũng lên án hành động quân sự của Nga.

    Ông nói trước Hội đồng Bắc Đại tây dương, một cơ chế đại diện cho tất cả 28 nước đồng minh như sau:

    “Những ǵ Nga đang làm ở Ukraina vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc và đe dọa nền ḥa b́nh và an ninh ở châu Âu. Nga phải ngưng các hoạt động quân sự và các lời đe dọa.”

    Tại Moscow và thành phố St. Petersburg, hàng ngàn người xuống đường để chính thức hậu thuẫn các cuộc biểu t́nh ủng hộ việc đưa quân đội Nga vào Crimea.

    Các cuộc biểu t́nh phản chiến nhỏ hơn diễn ra tại 2 thành phố này, kết quả đă có khoảng 300 người bị bắt.

    Các cuộc thăm ḍ dư luận cho thấy phần lớn người Nga tin rằng bán đảo có đông đảo cư dân nói tiếng Nga của Ukraina nên thuộc về Nga. Các gợi ư đưa ra hôm Chủ nhật là về mục tiêu của Nga ở Crimea.

    Thông tấn xă Nga loan tin một cuộc trưng cầu dân ư được dự định vào ngày 30 tháng 3 ở Crimea sẽ cho cử tri quyền lựa chọn, hoặc tiếp tục là vùng tự trị trong lănh thổ Ukraina hoặc sát nhập vào Nga.

    Song song với việc này Hạ viện Nga (viện Duma) trong tuần tới sẽ thảo luận một dự luật mới để Nga sát nhập các vùng lănh thổ mới dễ dàng hơn. Theo luật này, các cuộc trưng cầu dân ư địa phương sẽ vượt qua các hiệp định quốc tế.



    http://www.voatiengviet.com/content/...h/1862609.html

  4. #124
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    Ukraina hiện dịch chỉ có 130.000 quân , trang bị vũ khí nhẹ , thiếu quân dụng hỗ tợ đánh đêm ( kính hồng ngoại ) , tầu ngầm chỉ có 1 cái , nhưng thiếu cơ phận thay thế . hơn phân nửa số máy bay không hoạt động được ...

    Tướng Ukraina chỉ huy căn cứ hải quân tại Crimea , giao căn cứ cho Nga và bỏ đi . Thủ tướng lâm thời Ukraina ra lệnh truy nă viên tướng ấy về tội phản quốc...

    Cho nên nh́n đúng thực trạng , th́ hiện nay Nga với 150.000 quân sát biên giới , sẵn sàng tràn sang ; Quân đội Ukarian không đủ sức kháng cự ; Cho nên nền độc lập của Ukraina chỉ c̣n nhờ vào hỏa tiễn nguyên tử để tự vệ .

    Và quan trọng nhất , ngân khố Ukraina bị rỗng , cho nên Ukraina phải tạm thời hoăn binh với Nga , Ukraina phải đi hẳn với tây phương để nhận viện trợ trước . Crimea tính sau .

    Chứ Ukraina đâu đánh du kích được , không thể kêu gọi toàn dân nổi dậy , v́ quân Nga chỉ dừng lại tại Crimea . Mà tấn công th́ Ukraina không đủ lực .

    Đồng thời từ năm 2008 Nga đă xây dựng căn cứ hải quân gần đó , trên phần đất của nước Nga , và đưa chiến hạm về đó . Cho nên về lâu về dài th́ các chiến hạm quan trọng không nằm trên đất Ukraina nữa .

    Nga cũng không ngồi yên đă chuẩn bị sát nhập Crimea vào Nga : " Thông tấn xă Nga loan tin một cuộc trưng cầu dân ư được dự định vào ngày 30 tháng 3 ở Crimea sẽ cho cử tri quyền lựa chọn, hoặc tiếp tục là vùng tự trị trong lănh thổ Ukraina hoặc sát nhập vào Nga. ".

    Mà ai cũng biết cách bỏ phiếu trong chế độ cộng sản , 99% dân đồng ư , kể cả người mù cũng gạch đúng chỗ ...nhờ đảng ủy chỉ chỗ dùm ...

    Cho nên chỉ c̣n cách , là Ukraina kêu gọi quốc tế vào kiểm soát thùng phiếu , may chăng kéo dài thời gian , và tạo cớ cho khối Nato ra vô dễ dàng.

    ==================== =====

    Thủ tướng Ukraina ra tuyên cáo , nếu quân Nga bước ra khỏi ranh giới vùng Crimea , đi vào các vùng đất khác của Ukraina , chiến tranh sẽ nổ ra . Lời cảnh cáo này cũng như lời tuyên chiến báo động đỏ cấp cao cho Nga .

    " it threatened war against Moscow if the Kremlin made further incursions into Ukrainian territory ...

    Read more: http://www.smh.com.au/world/ukraine-...#ixzz2usYEKL7G
    Last edited by mongem; 03-03-2014 at 01:38 PM.

  5. #125
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TÓM TẮT T̀NH H̀NH UKRAINE

    Cho tới Chúa Nhật 2/3/2014

    Ukraine kêu gọi tổng động viên, Hội Đồng Bảo An bất lực, Âu-Mỹ cứng rắn

    Ukraine tuyên bố sẽ tổng động viên toàn bộ lính dự bị sau khi Nga đe dọa đưa quân vào Ukraine.

    Quốc hội Nga hôm thứ Bảy bỏ phiếu cho phép quân Nga tiến vào Ukraine, một bước đi bị Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi là “vi phạm chủ quyền của Ukraine”.

    Trong cuộc điện đàm kéo dài đến 90 phút hôm thứ Bảy ngày 1/3 giữa ông Obama và Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ cảnh báo Nga sẽ bị cô lập về chính trị nếu họ tiếp tục biện pháp quân sự ở Ukraine.

    Trong diễn biến mới nhất, hôm Chủ nhật, Tổng thống tạm quyền Ukraine, Olexander Turchynov, ra lệnh tổng động viên và không cho phép máy bay quân sự đi vào không phận Ukraine.

    Vào trưa Chủ nhật 2/3, Nato sẽ tiến hành cuộc họp khẩn cấp để bàn về t́nh h́nh Ukraine.

    Căng thẳng đang lên cao ở Ukraine, không chỉ ở bán đảo Crimea, nơi có nhiều người Nga sinh sống.

    Hôm thứ Bảy đă xảy ra nhiều cuộc biểu t́nh ủng hộ Nga tại nhiều thành phố của Ukraine.

    Ở Donetsk, vốn là cứ điểm truyền thống của tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, khoảng 7.000 người xuống đường.

    Họ định chiếm ṭa nhà chính quyền chính ở đây nhưng không thành công.

    Tại Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, hơn chục người bị thương trong đụng độ giữa người thân và chống Nga.

    Cuộc điện đàm kéo dài đến 90 phút hôm thứ Bảy ngày 1/3 giữa ông Obama và ông Putin là lần đối đầu trực tiếp hiếm hoi giữa hai nhà lănh đạo Nga và Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

    “Tổng thống Obama bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Nga rơ ràng xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Ukraine,” thông cáo của Nhà Trắng cho biết.

    Obama đă nói với Putin rằng hành động của Nga là ‘vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có các nghĩa vụ của Nga được quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và vi phạm thỏa thuận đặt căn cứ quân sự mà họ kư với Ukraine hồi năm 1997’.

    Trước đó, ông Obama đă kêu gọi ông Putin đưa quân trở lại doanh trại của họ trên bán đảo Crimea.

    Tổng thống Hoa Kỳ cũng đề nghị triển khai các quan sát viên quốc tế do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) chỉ định đến Ukraine để đảm bảo an toàn cho người dân gốc Nga, theo AFP.

    Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho chính phủ lâm thời ở Kiev và cam kết sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nato và OSCE để giúp nước này vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế đang ngày sâu sắc.

    Trong khi đó, bộ máy an ninh của ông Obama đă nhóm họp ở Nhà Trắng để cân nhắc các lựa chọn đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine – một ngày sau khi ông Obama cảnh báo rằng Nga sẽ phải ‘trả giá’ cho hành động của ḿnh.

    Trong cuộc điện đàm với Putin, Obama nói rằng phía Mỹ ngay lập tức sẽ dừng tham gia vào các cuộc thảo luận chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G8 dự kiến sẽ diễn ra tại Sochi của Nga vào tháng Sáu.

    Tổng thống Mỹ cũng đă điện đàm với Tổng thống Francois Hollande của Pháp và Thủ tướng Stephen Harper của Canada về vấn đề Ukraine.

    Lên án Nga bằng ‘những ngôn từ mạnh mẽ nhất’, Thủ tướng Harper đă triệu hồi đại sứ Canada ở Moscow và cảnh báo rằng nước ông sẽ theo bước Washington trong việc tẩy chay Thượng đỉnh G8.

    Tổng thư kư NATO Anders Fogh Ramussen nói rằng hành động của Nga đang đe dọa đến ḥa b́nh và ổn định của châu Âu, và kêu gọi Nga “giảm” căng thẳng trong khu vực.

    Anh quốc tiếp nối Hoa Kỳ hoăn tham gia các cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh kinh tế của nhóm G8.

    Trong lúc này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đă tham gia một cuộc họp qua điện thoại với 6 người đồng cấp ở châu Âu và Canada. Tham dự cuộc họp này c̣n có bà Catherine Ashton, đại diện chính sách đối ngoại của EU, và đại sứ Nhật tại Washington để ‘phối hợp bước tiếp theo’.

    Trong một thông cáo sau đó, ông Kerry cảnh báo rằng Moscow đang đe dọa ḥa b́nh và an ninh không chỉ của Ukraine mà c̣n của cả khu vực.

    Nếu Nga không làm giảm căng thẳng th́ điều này sẽ ‘ảnh hưởng nghiêm trọng’ đến quan hệ với Mỹ, ông Kerry nói.

    Ngoại trưởng Kerry dự kiến sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Nga bên lề các cuộc thảo luận ở Rome vào tuần tới.
    Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ba Lan, Canada đều bày tỏ thái độ khá cứng rắn.

    Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Ban Ki moon đă điện đàm với nguyên thủ Nga và kêu gọi Moscow tiến hành đối thoại trực tiếp với Kiev.

    Tối hôm qua 1/3, Hội Đồng Bảo An đă nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận t́nh h́nh Ukraine. Tại hội nghị, đại sứ Mỹ Samantha Power đă yêu cầu Nga rút quân khỏi Crimea và đề nghị đưa quan sát viên Liên Hiệp Quốc tới đây. Thế nhưng, Hội Đồng Bảo An không ra được một quyết định nào.

    Cuộc họp của Hội Đồng Bảo An có mục đích làm dịu t́nh h́nh cuộc khủng hoảng Ukraine. Thế nhưng, cuộc họp đă diễn ra hết sức căng thẳng. Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc họp, Hoa Kỳ, Anh và Pháp đă phải đấu tranh với Nga trong suốt hai tiếng đồng hồ để phiên họp có thể diễn ra công khai và đại sứ của Ukraine có thể tham dự và phát biểu.

    Đại sứ Ukraine đă kêu gọi Liên Hiệp Quốc ngăn chặn hành động xâm lược của Nga. Bị thúc ép trước nhiều câu hỏi, đại diện Nga không đưa ra lời giải thích về sự hiện diện của quân đội Nga tại vùng Crimea và cáo buộc Châu Âu, Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này do đă ủng hộ phe đối lập Ukraine.

    Hoa Kỳ đề nghị gửi các quan sát viên của Liên Hiệp Quốc tới Crimea. Thế nhưng, Hội Đồng Bảo An không ra một quyết định nào, v́ Nga đe dọa phủ quyết.

    Đối với các đồng minh của Ukraine, cuộc họp này của Hội Đồng Bảo An sẽ cho phép cô lập Nga và chứng tỏ rằng t́nh h́nh tại Crimea vẫn được theo dơi.

    Nhằm phối hợp lập trường ngăn chặn Nga can thiệp quân sự vào Ukraine, ngoại trưởng các thành viên Liên Hiệp Châu Âu sẽ họp khẩn cấp vào ngày mai 3/3. Ngay chiều nay 2/3, Ngoại trưởng Hy Lạp, nước làm Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu và đồng nhiệm Anh Quốc tới Kiev để gặp các lănh đạo mới của Ukraine.

    Một trong những áp lực của phương Tây là cảnh báo Moscow về nguy cơ bị cô lập trên trường quốc tế. Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, hành động can thiệp quân sự của Nga sẽ tác động sâu sắc đến quan hệ Mỹ-Nga và sự hiện diện của quân đội Nga tại Ukraine là một mối đe dọa đối với ḥa b́nh và an ninh khu vực.

    Trả lời phỏng vấn RFI, ông Pascal Boniface, Giám đốc viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp cho rằng việc đe dọa tẩy chay G8 không có tác dụng.

    "Hoàn toàn không có tác dụng ǵ cả, bởi v́ ông Putin chỉ tin vào việc đọ sức và ông ta biết rằng về mặt quân sự, các nước phương Tây sẽ không làm ǵ.

    "Do không muốn có rủi ro là phải đối mặt với những leo thang quân sự, ông Putin cho triển khai lực lượng, bằng cách củng cố các lực lượng quân sự đă có mặt trong khu vực Crimea. Ông ta muốn nh́n xem phản ứng của Obama. Việc Tổng thống Mỹ đe dọa không tham dự Thượng đỉnh G8, theo tôi, ít có tác dụng đối với ông Putin".

    Trong khi đó, hôm nay, để làm dịu t́nh h́nh, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabus kêu gọi tân chính quyền Ukraine phải chú ư tới thực tế của đất nước, nơi vốn có đông đảo cộng đồng người nói tiếng Nga và rất thân Nga:

    "Tân chính quyền Ukraine cần phải tôn trọng sự đa dạng của Ukraine. Mọi người đều biết là có một phần dân cư nước này nói tiếng Nga và rất thân thiết với Nga và một bộ phận gần gũi, thân Châu Âu.

    "Chúng ta cần làm rơ và muốn mọi người chia sẻ nhận thức này. Không nên đặt vấn đề hoặc là Nga hoặc là Châu Âu mà cần nhấn mạnh là đối với Ukraine, th́ phải chú ư cả hai mặt, Châu Âu và Nga. Chúng tôi ủng hộ sự toàn vẹn lănh thổ Ukraine, nhưng cần phải tôn trọng thực tế đa dạng của Ukraine".

    Cuộc khủng hoảng Ukraine đă khiến hơn hàng trăm ngàn người chạy sang Nga lánh nạn.

    Lực lượng biên pḥng Nga hôm nay cho biết trong tháng Giêng và tháng Hai, đă có khoảng 675,000 người Ukraine vào Nga do t́nh h́nh chính trị bất ổn tại Ukraine. Nếu cuộc khủng hoảng chính trị tiếp tục, sẽ có hàng trăm ngàn người Ukraine chạy vào Nga và sẽ gây ra thảm họa nhân đạo.

    Theo thống đốc vùng Briansk, ở gần biên giới chung giữa hai nước, th́ trong thời gian qua, có một làn sóng người Ukraine chạy sang Nga và muốn ở lại đây cho đến khi t́nh h́nh tại Ukraine trở lại b́nh thường.

    Trước cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ Mỹ-Nga, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Chuck Hagel cũng đă gọi điện cho người tương nhiệm Nga Sergei Shoigu.

    Một quan chức quốc pḥng của Mỹ nói với AFP rằng Washington ‘không có thay đổi ǵ’ về bố trí lực lượng của họ ở châu Âu.

    Lực lượng biên pḥng Ukraine báo cáo tất cả biên giới của nước này, ngoại trừ Crimea, vẫn ổn định, sau khi quốc hội Nga cho phép đưa quân đến Crimea.

    - BBC, VOA, RFI

  6. #126
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chú thích.- "Theo t́nh h́nh th́ nếu Nga dừng lại và chỉ chiếm Crimea th́ sẽ bị du kích Tatars đánh ăn ngủ không yên, hơn nữa quân Ukraine đâu để yên cho mà chiếm dễ vậy, do đó chiến tranh chắc chắn lan rộng ra khỏi vùng Crimea và Nga sẽ sa lầy là một điều thấy rơ.

    Năm 1979, Nga xâm lăng Afghanistan nhưng thất bại đưa tới kiệt quệ kinh tế. Quân đội Ukraine thiện chiến hơn Geogia nhiều nên dễ ǵ ăn hiếp theo kiểu ỷ lớn hiếp nhỏ. Đó là những ǵ ḿnh thấy trước mắt.

    Nói về Obama khi dọa Putin mà tên gấu nầy vẫn hung hăng th́ Obama làm được ǵ? Chắc chắn quân đội Mỹ và Nato sẽ không giúp ǵ Ukraine, nhưng Mỹ có thể đóng băng tiền bạc, tài sản của cá nhân Putin ở nước ngoài. Lời đề nghị nầy được một số b́nh luận gia đưa ra trên các phương tiện truyền thông ngày hôm nay.

    Nguyễn Thùy Trang - on FB

  7. #127
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Nga hiện đang đàm phán với một số quốc gia để mở căn cứ hải quân, mà 1 trong những nước đó là VN
    Điều không cần bàn căi là vị trí của VN c̣n quan trọng hơn là Ukraine, nên

    - Nếu VN để cho Nga mở căn cứ hải quân, dù nấp dưới bất kể h́nh thức nào, th́ VN sẽ được ǵ và t́nh h́nh VN sẽ ra sao?
    - Liệu Mỹ và đồng minh có để cho Nga nhảy vào VN hay không?

    Singapore mà ḷ đầu ra bàn thảo với Nga th́ gia đ́nh họ Lư sẽ không c̣n cơ hội

  8. #128
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Điều trước tiên phải nói tới là nếu VN để cho Nga lập căn cứ hải quân ở VN th́ coi như VN mất trắng Hoàng sa và biển động, v́ Nga đă tuyên bố rơ ràng là ủng hộ TQ trong vấn đề biển đông

    Thêm một lần nữa, CSVN đứng trước quyết định, mất đảng hay mất nước, h́nh như phải nói lại là đường nào cũng mất đảng, chỉ là giải pháp cứu cái ghế mà thôi, nhưng không phải v́ thế mà gia đ́nh và bản thân được yên, lănh đạo CSVN nếu theo Nga có muốn ra khỏi nước cũng khó, dù là nước Kampuchia hay Lào

    H́nh như lănh đạo CSVN không ư thức được tất cả hồ sơ vi phạm nhân quyền của họ, cho tới bây giờ chưa được đưa lên tới toà án, th́ chỉ v́ lư do chính trị, mà nếu thế th́ sẽ xẩy ra bất kể lúc nào nếu họ theo Nga, chỉ cần hồ sơ cải tạo th́ tất cả lănh đạo CS hiện nay đă bị truy đuổi bất kỳ ở đâu
    Last edited by pheng; 03-03-2014 at 01:49 PM.

  9. #129
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927
    Quote Originally Posted by pheng View Post
    - Nếu VN để cho Nga mở căn cứ hải quân, dù nấp dưới bất kể h́nh thức nào, th́ VN sẽ được ǵ và t́nh h́nh VN sẽ ra sao?
    - Liệu Mỹ và đồng minh có để cho Nga nhảy vào VN hay không?
    Ư thứ nhất: Phe cộng sản ở Việt nam sẽ yên tâm hơn, phe dân chủ sẽ gặp khó khăn, phe thân Nga sẽ chiếm ưu thế, phe thân Tầu sẽ bị loại dần.

    Ư thứ hai: Mỹ và đồng minh sẽ không làm được ǵ, đứng xem mà thôi v́ chẳng có cớ ǵ phản đối.

    Quote Originally Posted by pheng View Post
    Điều trước tiên phải nói tới là nếu VN để cho Nga lập căn cứ hải quân ở VN th́ coi như VN mất trắng Hoàng sa và biển động, v́ Nga đă tuyên bố rơ ràng là ủng hộ TQ trong vấn đề biển đông
    Không đâu, Trung quốc muốn chiếm trọn vẹn biển đông và coi nó là của ḿnh, họ không muốn ai nhẩy vào đó v́ họ sẽ khó ḷng bành trướng được. Hoàng sa coi như sự đă rồi, c̣n Trường sa th́ không ai dám động vào, nếu Trung quốc động vào Việt nam sẽ đánh, Nga đă âm thầm hỗ trợ từ lâu trong việc cung cấp những vũ khí bí mật cho Việt nam để cân bằng ảnh hưởng với Tầu.
    Nga có hợp tác cùng Việt nam khai thác dầu khí nên Trung quốc đành phải chấp nhận mà trong ḷng th́ không vui nhưng cũng không thể phản đối. Đường lưỡi ḅ coi như bị phá sản.
    Nga vào Việt nam th́ hạm đội Nam hải của Trung quốc sẽ bị Nga Mỹ cùng soi, Mỹ có căn cứ ở Phillipines. Tầu khó chịu nhưng cũng không có cách nào để giải quyết.

    Thêm một lần nữa, CSVN đứng trước quyết định, mất đảng hay mất nước, h́nh như phải nói lại là đường nào cũng mất đảng, chỉ là giải pháp cứu cái ghế mà thôi, nhưng không phải v́ thế mà gia đ́nh và bản thân được yên, lănh đạo CSVN nếu theo Nga có muốn ra khỏi nước cũng khó, dù là nước Kampuchia hay Lào
    Không mất đảng cũng chẳng mất nước mà phe bảo thủ sẽ bị gạt ra ŕa, phe cải cách thân Nga sẽ thắng thế, Trung quốc cũng không thể làm ǵ được.

    H́nh như lănh đạo CSVN không ư thức được tất cả hồ sơ vi phạm nhân quyền của họ, cho tới bây giờ chưa được đưa lên tới toà án, th́ chỉ v́ lư do chính trị, mà nếu thế th́ sẽ xẩy ra bất kể lúc nào nếu họ theo Nga, chỉ cần hồ sơ cải tạo th́ tất cả lănh đạo CS hiện nay đă bị truy đuổi bất kỳ ở đâu
    Cộng sản không sợ ǵ cái gậy nhân quyền, nếu sợ họ đă không dám vi phạm.

  10. #130
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nga thắt chặt kiểm soát Crimea

    Cập nhật: 11:30 GMT - thứ hai, 3 tháng 3, 2014



    Binh lính được cho là của Nga ở bên ngoài Simferopol

    Nga thắt chặt ṿng kiềm tỏa quân sự trên vùng Crimea và thực tế đang kiểm soát vùng này bất chấp đề nghị rút lui của phương Tây.

    Hàng ngàn lính Nga đang trấn giữ vùng này và cũng có tin về việc dịch chuyển xe thiết giáp và tàu.

    Bảy nước công nghiệp phát triển đă lên án việc Moscow "vi phạm chủ quyền của Ukraine".

    Ukraine đă lệnh tổng động viên, phát giấy triệu tập quân sỹ và đề nghị quốc tế ủng hộ.

    Nga nói họ bảo vệ lợi ích của người nói tiếng Nga tại Crimea và ở những nơi khác tại Ukraine sau khi Tổng thống Victor Yanukovych bị lật đổ trong tháng trước.

    Cuộc khủng hoảng đă ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Nga hôm thứ Hai với chỉ số MICEX ở Moscow giảm 9% vào đầu giờ buôn bán.

    Đồng rúp Nga giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đô la và Ngân hàng Trung ương Nga tăng mức cho vay từ 5,5% lên 7%.


    Phóng viên BBC Mark Lowen tại Sevastopol nói Crimea giờ coi như thuộc quyền kiểm soát quân sự của Nga cho dù họ chưa tốn viên đạn nào.

    Anh nói hai căn cứ quân sự lớn của Ukraine đă bị bao vây và các nơi trọng yếu như sân bay cũng bị chiếm.

    Hàng ngàn lính tinh nhuệ của Nga mới tới đă có số lượng áp đảo sự hiện diện quân sự của Ukraine.

    Những ụ chắn đường cũng được lập ra để ngăn cách Crimea với phần c̣n lại của Ukraine.

    Lính biên pḥng Ukraine thông báo họ thấy có nhiều xe thiết giáp tập trung ở phía bên kia của eo biển ngăn cách Nga và Crimea.

    Binh lính thân Nga cũng đă chiếm quyền kiểm soát bến phà sang Nga ở vùng viễn đông Crimea.

    Một số dịch vụ điện thoại di động cũng bị chặn.

    'Vi phạm chủ quyền'

    Chỉ huy hải quân Ukraine hôm thứ Hai đă khẳng định trung thành với Ukraine, hăng tin Interfax-Ukraine tường thuật, bất chấp cố gắng của nhóm thân Nga toan vào trụ sở hải quân ở Simferopol để buộc họ thay đổi quan điểm.

    Phóng viên BBC ở Sarah Rainsford ở Kiev nói chính phủ lâm thời đă kêu gọi có sự ủng hộ quốc tế để buộc quân đội Nga rời Crimea.

    Cô nói Ukraine đă tổng động viên quân đội cho dù họ hy vọng sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng trong ḥa b́nh.



    Người ủng hộ chính phủ lâm thời ở Kiev giơ tay chào khi nghe quốc ca




    Người biểu t́nh ở New York phản đối Nga

    Nam giới tại khắp Ukraine đă nhận được giấy triệu tập và sẽ bắt đầu luyện tập 10 ngày bắt đầu từ thứ Hai.

    Phóng viên của BBC cũng nói người dân rất giận dữ trước hành động của Nga và nhiều người Ukraine nói họ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ lănh thổ cho dù về mặt quân sự Ukraine không phải là đối thủ có thể sánh được với Nga.

    Hôm Chủ Nhật các nước công nghiệp phát triển đă lên án việc Nga tăng cường quân đội.

    Trong một tuyên bố từ Nhà Trắng, nhóm G7 lên án "Liên bang Nga vi phạm rơ ràng chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Ukraine".

    Tuyên bố cũng nói: "Chúng tôi tạm thời quyết định ngưng việc chuẩn bị cho Thượng đỉnh G8 ở Sochi vào tháng Sáu."

    Các bộ trưởng G7 nói họ sẵn sàng "ủng hộ tài chính mạnh mẽ cho Ukraine."

    Bộ Tài chính Ukraine nói nước này cần 35 tỷ đô la trong ṿng hai năm tới.

    'Bên bờ thảm họa'

    Trong khi đó các hoạt động ngoại giao vẫn tiếp tục để giải quyết khủng hoảng.

    Ngoại trưởng của Liên minh châu Âu sẽ có phiên họp khẩn ở Brussels.

    Liên Hiệp Quốc nói Phó Tổng Thư kư Jan Eliasson sẽ tới Ukraine để "trực tiếp xem xét t́nh h́nh tại chỗ."

    Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon sẽ gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Geneva vào thứ Hai.

    Ngoại trưởng Anh William Hague đă tới Kiev để đàm phán với chính phủ mới.

    Ông nói cuộc khủng hoảng ở Ukraine là lớn nhất mà châu Âu đối mặt với trong thế kỷ này.



    Ông Hague (phải) tới Kiev hôm thứ Hai c̣n ông Kerry sẽ tới vào thứ Ba

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ tới Ukraine vào thứ Ba. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama coi hành động của Nga là vi phạm luật lệ quốc tế và đe dọa cho an ninh và ḥa b́nh.

    Thủ tướng lâm thời của Ukraine Arseniy Yatsenyuk cảnh báo đất nước ông "đang bên bờ vực thảm họa".

    Moscow không công nhận chính quyền hiện nay ở Kiev sau cuộc lật đổ ông Yanukovych.

    Quyết định hồi tháng Mười Một của ông Yanukovych về việc bỏ quan hệ gần gũi hơn với EU để đi về phía Nga đă gây ra biểu t́nh lớn ở Kiev.


    Xung đột bạo lực đă diễn ra và hàng chục người đă bị bắn chết trong đụng độ với cảnh sát.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...e_russia.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 28-10-2013, 08:02 PM
  2. HIỂM HỌA MẤT NƯỚCĐANG GẦN KỀ
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 27
    Last Post: 23-02-2013, 10:54 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 27-11-2012, 12:49 AM
  4. KIẾN NGHỊ VỀ BẢN THÔNG BÁO CẤM BIỂU T̀NH
    By Cu Cường in forum Tin Việt Nam
    Replies: 11
    Last Post: 20-08-2011, 02:02 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 04-12-2010, 08:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •