Page 45 of 52 FirstFirst ... 35414243444546474849 ... LastLast
Results 441 to 450 of 518

Thread: THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ UKRAINE

  1. #441
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Obama dọa trừng phạt Nga

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa cảnh báo Washington sẽ có thể cấm vận ngân hàng Nga, các ngành tài chính, dầu khí và bán vũ khí nếu Nga có thêm các hành động xâm phạm lănh thổ Ukraine.

    Ông Obama nói Hoa Kỳ đă xác định được một ngân hàng mà nhiều quan chức Nga có liên quan tới Crimea sử dụng và đây là một mục tiêu họ có thể nhắm tới trong tương lai.

    Ông Barack Obamacũng nói Crimea khác với Kosovo v́ người Nga ở Crimea và ở Ukraine nói chung không bị đe dọa tính mạng như người Albania ở Kosovo.

    Tổng thống Hoa Kỳ cũng nói nếu Nga xâm phạm lănh thổ của các nước thành viên NATO, toàn bộ các thành viên của khối sẽ ra tay bảo vệ nước bị xâm phạm theo đúng nguyên tắc "pḥng vệ chung" theo Điều 5 của Hiến chương NATO.

    Ông Obama trả lời các phóng viên rằng Hoa Kỳ không thể có hành động quân sự mỗi lần họ bất đồng với một nước khác nhưng Washington luôn bảo vệ những "nguyên tắc căn bản" về ứng xử quốc tế.

    Trong khi đó Thủ tướng Hà Lan, ông Mark Rutte, nói tại cùng họp báo trực tiếp từ La Hay, rằng cấm vận dầu khí, nếu xảy ra, sẽ ảnh hưởng "rất nặng nề" tới kinh tế Nga.

    Chẳng có gì to tát

    Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng việc Nga có thể bị loại khỏi nhóm G8, tức nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, cũng ‘chẳng nhằm nhò gì’ với Moscow.

    Trong lúc này, lãnh đạo các nước G7 ra tuyên bố bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ở The Hague, Hà Lan, rằng họ sẽ không đến Nga họp thượng đỉnh ở Sochi như dự kiến.

    Ông Lavrov đưa ra tuyên bố này trong cuộc gặp lần đầu tiên với người đồng cấp Ukraine Andriy Deshchytsia kể từ khi Nga có hành động ở Crimea.

    Ông Lavrov đã gặp ông Deshchytsia bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân ở The Hague hôm thứ Hai ngày 24/3.

    Ông nói ông thấy ‘không có gì to tát’ nếu Moscow bị loại khỏi khối G8 do hành động của họ sáp nhập vùng tự trị Crimea của Ukraine.

    “Nếu các đối tác phương Tây của chúng tôi nghĩ rằng tổ chức này quá quý giá, ừ thì cứ thế đi. Ít nhất, chúng tôi không cố bám víu vào nó làm gì,” ông Lavrov phát biểu trong một cuộc họp báo.

    Về cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine, ông Lavrov nói: “Chúng tôi đã đề ra tầm nhìn để thiết lập cuộc đối thoại hữu ích có tính đến tất cả mọi người dân của Ukraine.”

    Trước đó, các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Canada đã ra ‘Tuyên bố Hague’ hôm 24/3 khẳng định rằng các nước sẽ không dự Thượng đỉnh Sochi trên đất Nga và sẽ gặp nhau trong khuôn khổ G7, thay vì G8, vào tháng Sáu ở Brussels.

    Ngoài ra, ngoại trưởng các nước G7 cũng sẽ không đến họp ở Moscow vào tháng Tư.

    “Chúng tôi cùng vào một tổ chức vì chúng tôi có những niềm tin và trách nhiệm chung. Hành động của Nga trong những tuần qua không phù hợp với niềm tin và trách nhiệm chung này,” thông cáo viết.

    Các nước G7 cũng lên án cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 ở Crimea là ‘vi phạm Hiến pháp Ukraine’ và việc Nga sáp nhập Ukraine mà họ gọi là ‘bất chấp luật pháp quốc tế và các nghĩa vụ cụ thể’.

    “Luật pháp quốc tế ngăn cấm việc chiếm đoạt một phần hay toàn bộ lãnh thổ của nước khác thông qua cưỡng ép và sức mạnh,” thông cáo viết, “ Làm như thế là vi phạm các nguyên tắc đã tạo dựng nên hệ thống quốc tế.”

    Các nước G7 cũng ‘ủng hộ mạnh mẽ người dân Ukraine đang khôi phục lại sự thống nhất, dân chủ, ổn định chính trị và thịnh vượng kinh tế’.

    “Chúng tôi khen ngợi nghị trình cải cách tham vọng của Chính phủ Ukraine và sẽ ủng hộ thực thi nghị trình này khi mà Ukraine đang mở ra một chương mới trong lịch sử dựa trên việc cải cách Hiến pháp, bầu cử tổng thống công bằng và tự do vào tháng Năm, thúc đẩy quyền con người và tôn trọng các cộng đồng thiểu số.

    Trong một diễn biến khác, cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko đã bác bỏ tính xác thực của một đoạn hội thoại được thu âm mà bà được cho là đã kêu gọi biến nước Nga thành ‘vùng đất hoang tàn’ và tàn sát người gốc Nga ở Ukraine.

    Bà Tymoshenko nói đoạn băng này, vốn được phía Nga đưa tin nổi bật, là do ‘cơ quan an ninh Nga ngụy tạo.’


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...xpulsion.shtml

  2. #442
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    "Luật pháp quốc tế ngăn cấm việc chiếm đoạt một phần hay toàn bộ lãnh thổ của nước khác thông qua cưỡng ép và sức mạnh. Làm như thế là vi phạm các nguyên tắc đã tạo dựng nên hệ thống quốc tế."

    Tuyên bố của G7

  3. #443
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ Tư, 26/03/2014

    Mỹ cảnh giác trước tuyên bố Nga không tiến vào Ukraine


    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Chuck Hagel cho biết Nga vẫn tiếp tục gia tăng binh lính gần biên giới Ukraine bất chấp những tuyên bố gần đây của Nga nói rằng họ không có ư định tiến vào Ukraine.

    Ông Hagel nói t́nh h́nh trên thực địa dường như trái ngược với những ǵ Bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergei Shoigu nói với ông trong các cuộc hội đàm vào tuần trước.

    Ông Hagel đưa ra phát biểu này hôm thứ Tư trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Philip Hammond tập trung chủ yếu vào t́nh h́nh Ukraine.

    Ông Hammond nói Bộ trưởng Quốc pḥng Nga có thể có ít quyền hành khi nói tới hành động của Nga ở Ukraine:

    "Mọi bằng chứng cho thấy những quyết sách của Nga phần lớn là do cá nhân Tổng thống Putin đưa ra. Những người tham gia khác bao gồm cả Bộ trưởng Shoigu có thể nêu quan điểm nhưng điều đó có thể gây bất đồng. Chúng ta không biết và không thể biết được tất cả những người này có ảnh hưởng tới đâu trong nội bộ,"

    Ông Hammond gọi việc Nga sáp nhập Crimea là "không thể chấp nhận được." Ông cũng cảnh báo nếu sự xâm lăng của Nga tiếp diễn th́ sẽ dẫn đến nhiều hậu quả.

    Mỹ đă áp đặt trừng phạt nhắm vào Nga. Thứ Hai, các nhà lănh đạo các nước Anh, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ư và Nhật Bản cho biết họ đ́nh chỉ tham gia với Nga trong khối G-8 cho đến khi Moscow "đổi đường."

    Hôm thứ Tư, Tổng thư kư NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết ông cùng với Mỹ kêu gọi áp đặt thêm những biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm kế hoạch pḥng thủ được cập nhật, "tăng cường tập trận và triển khai phù hợp."

    Ông đưa ra phát biểu này trong một thông cáo sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama.


    http://www.voatiengviet.com/content/...a/1880078.html

  4. #444
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cờ Nga được kéo lên tại tất cả các đơn vị quân đội ở Crimée



    Các thủy thủ Nga trên chiến hạm Khmelnitsky của Ukraina bị Nga tịch thu tại cảng Sevastopol, 24/03/2014.

    Tham mưu trưởng quân đội Nga, tướng Valeri Guerassinmov, được hăng tin Ria Novosti trích dẫn, thông báo « hôm nay 26/03/2014, cờ của Liên bang Nga đă được kéo lên tại tất cả 193 đơn vị và định chế quân sự tại Crimée "

    Vẫn theo vị chỉ huy này, lễ kéo cờ và hát quốc ca Nga đă được tổ chức trong các doanh trại ở Crimée.

    Phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Nga cho biết, tối hôm qua, binh sĩ Nga đă kiểm soát chiếc tàu quân sự cuối cùng mang cờ Ukraina đang đậu tại Crimée. Như vậy chỉ trong ba tuần, Nga đă hoàn tất việc kiểm soát quân sự bán đảo này.

    Sau khi Matxcơva tuyên bố sáp nhập Crimée vào Nga, binh sĩ Nga và lực lượng dân quân thân Nga bao vây các doanh trại và từng bước kiểm soát các cơ sở trên. Các binh sĩ Ukraina muốn tiếp tục phục vụ quân đội nước này, sau khi giao nộp vũ khí cho quân đội Nga, được chuyển bằng xe lửa đến các đơn vị trên lănh thổ Ukraina.

    Trong bối cảnh đó, hôm qua, chính quyền Ukraina đă quyết định thay Bộ trưởng Quốc pḥng. Tuy nhiên, vụ việc này làm lộ rơ những căng thẳng ngày càng gia tăng bên trong bộ máy quyền lực tại Kiev.

    Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne tường tŕnh :

    « Từ nay, tướng Mikhailo Koval chịu trách nhiệm tái cơ cấu và mang lại bầu nhiệt huyết cho quân đội Ukraina. Bởi v́ sự thất bại nhục nhă của quân đội nước này tại vùng Crimée trở thành một biểu tượng cho sự bất lực của tân chính quyền tại Kiev.

    Người tiền nhiệm là ông Igor Tenioukh, bị chỉ trích là đă không biết tổ chức kháng cự, rút quân, đă phải thừa nhận rằng trong số 18.800 quân Ukraina hiện diện tại Crimée, chỉ c̣n có 4.300 binh sĩ chấp nhận tại ngũ.

    Trước những lời chỉ trích về việc tân chính quyền không hành động, Tổng thống lâm thời Tourtchinov đă đề nghị Quốc hội bỏ phiếu việc ông xin từ chức, thế nhưng đông đảo các nghị sĩ đă bác bỏ đề nghị này. Tuy vậy, có nhiều tiếng nói chỉ trích chính quyền không có một đường lối chính trị rơ ràng. Phải chăng cần chứng minh là chính quyền cứng rắn mà Bộ trưởng Nội vụ Ukraina đă phê phán mạnh mẽ các tổ chức dân quân tự vệ từ chối giao nộp vũ khí ?

    Trong một đợt đi thu gom vũ khí, một thành viên thuộc phe cực hữu đă bị thiệt mạng. Nhóm Pravy Sektor mà nạn nhân vốn là thành viên, tố cáo chính quyền tại Kiev hành động theo mệnh lệnh của Matxcơva, trấn áp các nhà hoạt động cách mạng. Một Bộ trưởng đă coi những kẻ không chịu giao nộp vũ khí là bọn trộm cướp. T́nh trạng cùng tồn tại giữa các phe phái, vốn được phô trương trong thời gian có các cuộc nổi dậy, dường như không thể tiếp tục kéo dài được nữa trước thực tế quyền lực ».

    http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140...n-doi-o-crimee

  5. #445
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    86
    Ukraine không xong thôi quay trở lại Syria .

    http://www.zerohedge.com/news/2014-0...-wanted-banned

    As we noted here, Turkish Prime Minister Erdogan had blocked Twitter access to his nation ahead of what was rumored to be a "spectacular" leak before this weekend's elections. Then this morning, amid a mad scramble, he reportedly (despite the nation's court ruling the bans illegal) blocked YouTube access. However, by the magic of the interwebs, we have the 'leaked' clip and it is clear why he wanted it blocked/banned. As the rough translation explains, it purports to be a conversation between key Turkish military and political leaders discussing what appears to be a false flag attack to launch war with Syria.

  6. #446
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bà Yulia Tymoshenko sẽ tranh cử tổng thống Ukraine

    Bà Yulia Tymoshenko hôm nay tuyên bố sẽ tham gia tranh cử tổng thống Ukraine trong cuộc bầu cử vào ngày 25/5 tới.




    Tại buổi họp báo, bà Tymoshenko xuất hiện với h́nh ảnh chống gậy và không búi tóc như thường lệ. Bà tuyên bố: "Tôi phải giữ chức tổng thống v́ tôi là người duy nhất có thể cho thấy làm thế nào để chấm dứt tham nhũng trên mọi lĩnh vực. Tôi sẽ tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống".

    "Không ai trong số các chính trị gia tranh cử hiểu được một cách sâu sắc t́nh trạng vô luật pháp ở Ukraine và không ai mong muốn kết thúc nó một cách liều lĩnh như tôi", Reuters dẫn lời bà Tymoshenko nói thêm. Bà cũng cam kết sẽ xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh và hy vọng có thể đưa Crimea trở về lănh thổ Ukraine mặc dù khu vực này đă được sáp nhập vào Nga hồi tuần trước.

    Tuyên bố của bà Tymoshenko được đưa ra một tháng sau ông khi ông Viktor Yanukovych bị lật đổ, phe đối lập giành được quyền lực ở quốc hội và trao trả tự do cho bà. Chiến dịch tranh cử tổng thống Ukraine sau đó được tiến hành nhằm cố gắng ổn định lại đất nước sau nhiều tháng bạo loạn. Theo Ủy ban Bầu cử Trung ương Ukraine, thời hạn để các ứng viên đăng kư tranh cử là 4/4 tới và cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 25/5.

    Trong cuộc chạy đua vào ghế tổng thống nước này, bà Tymoshenko sẽ cạnh tranh với nhiều ứng viên. Trong số này có Vitali Klitschko, một trong những lănh đạo của phe đối lập Ukraine và là nhà cựu vô địch đấm bốc thế giới hạng nặng. Các cuộc thăm ḍ dư luận gần đây cho thấy bà Tymoshenko hiện đứng sau Klitschko và tỷ phú chocolate Petro Poroshenko.

    Trước đó, trong bài phát biểu một ngày sau khi được trả tự do, bà Tymoshenko cho biết mình không t́m kiếm cơ hội trở thành thủ tướng trong chính phủ liên minh mới thành lập, và để ngỏ khả năng tranh cử vào vị trí tổng thống. Bà là nữ thủ tướng đầu tiên của Ukraine và từng lănh đạo Tập đoàn năng lượng lớn nhất nước này nên được báo chí đặt biệt danh là "nữ hoàng khí đốt".

    Năm 2004, sau khi rời thương trường, bà tham gia lănh đạo cuộc Cách mạng Cam và tiếp tục giữ cương vị thủ tướng dưới thời tổng thống Viktor Yuschenko. Với danh tiếng có được nhờ cuộc cánh mạng này, bà được b́nh chọn đứng thứ ba trong "Danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất Thế giới" do tạp chí Forbes bầu chọn năm 2005.

    Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, Tymoshenko cũng tham gia tranh cử nhưng thất bại trước đối thủ Viktor Yanukovych. Sau khi ông Viktor Yanukovych lên nắm quyền, cựu thủ tướng bị buộc tội lạm quyền trong một hợp đồng khí đốt với Nga năm 2009 và phải chấp hành án tù 7 năm.

    Hôm 22/2, sau khi phe đối lập giành được quyền lực ở quốc hội, Tymoshenko được trả tự do và xuất hiện ở quảng trường Độc lập trên chiếc xe lăn, sau nhiều năm ngồi tù.



    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gio...e-2970039.html

  7. #447
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    "Luật pháp quốc tế ngăn cấm việc chiếm đoạt một phần hay toàn bộ lãnh thổ của nước khác thông qua cưỡng ép và sức mạnh. Làm như thế là vi phạm các nguyên tắc đã tạo dựng nên hệ thống quốc tế."

    Tuyên bố của G7
    Thôi th́ cứ chờ thời gian coi G7 cấm vận Nga có ép phê làm Nga chùn bước khg? Hay là cứ cái mữm thừa thế xong lên .

  8. #448
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Russia beefs up troops on Ukraine border







    Published on Mar 27, 2014

    CNN reports that U.S. intelligence officials are upping the chances that Russia will invade Eastern Ukraine.

  9. #449
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Cuộc xâm lăng êm thấm nhất của Nga'

    Cập nhật: 10:09 GMT - thứ năm, 20 tháng 3, 2014



    Việc sát nhập Crimea là cuộc xâm lược êm thấm nhất của thời hiện đại.

    Nó đă kết thúc trước cả khi thế giới kịp nhận ra là nó bắt đầu.

    Và cho tới khi một nhóm tay súng thân Nga tấn công căn cứ quân sự nhỏ của quân đội Ukraine ở Simferopol làm một người chết và một người bị thương, mọi chuyện diễn ra mà hoàn toàn không có đổ máu.

    Trong nhiều ngày của tháng Hai, hàng ngàn binh lính tăng viện đă lặng lẽ tới các căn cứ quân sự ở Crimea mà Nga được phép sử dụng theo hiệp ước với Ukraine.

    Những "người t́nh nguyện" dân sự cũng tiến vào.

    Kế hoạch diễn ra bí mật và thành công toàn diện.

    Dấu hiệu rơ ràng đầu tiên về chuyện Crimea bị thôn tính xuất hiện hôm 28/2 khi các điểm kiểm soát được lập ra tại Armyansk và Chongar - hai tuyến đường bộ chính nối Ukraine và bán đảo Crimea.

    Những đường nối này được kiểm soát bởi các tay súng mặc đủ loại đồng phục: quân đội Ukraine, cảnh sát Ukraine, các đồ ngụy trang không kèm phù hiệu. Một số mặc đồ dân sự.

    Khi tôi toan vượt qua chốt Armyansk hôm thứ Bảy 1/3 cùng với một người quay phim của BBC, những người đứng gác có thái độ thù nghịch và đe dọa.

    Họ lấy mất các túi đựng áo giáp của chúng tôi từ thùng để đồ của taxi và sừng sộ kiểm tra va ly, lôi tất cả mọi thứ ra và đánh rơi vài đồ trên đường.

    Họ đưa người quay phim của chúng tôi đi và lấy luôn các thẻ ghi h́nh của camera cùng cả pin.




    Quốc hội Crimea ủng hộ việc về với Nga


    Họ biết họ cần t́m ǵ. Bên vệ đường cũng có những túi đựng áo giáp của những phóng viên toan vượt qua điểm kiểm soát trước chúng tôi.

    Những người đóng chốt chặn tất cả mọi người lại trừ người địa phương.

    Tôi thấy khó biết chuyện ǵ đang diễn ra.

    Chỉ tới khi một trong số họ, người mặc sắc phục cảnh sát, nói "Chào mừng đến với Nga" th́ tôi hiểu - có thể họ mặc sắc phục Ukraine nhưng họ nhận lệnh của Moscow để phong tỏa Crimea.

    C̣n tiếp...

  10. #450
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sang ngày hôm sau, Chủ Nhật 2/3, mọi việc kể như xong.



    Ukraine cũng đă lập các chốt chặn ở biên giới


    Thế giới bên ngoài vẫn chờ tàu chiến của Nga tới và chiếm Crimea.

    Nhưng nó đă âm thầm xảy ra rồi.

    Hôm Chủ Nhật và thứ Hai, các căn cứ quân sự của Ukraine bị những người lính trông dữ dằn chiếm.

    Họ mang những vũ khí hiện đại nhất của Nga nhưng trang phục của họ không mang phù hiệu, quân hiệu hay quân hàm.

    Cùng ở bên họ là những "người t́nh nguyện" - thường là những đàn ông già hơn, nhiều người có vẻ tới từ Nga.\

    Một số người mang quân phục không đầy đủ trong khi những người khác mặc thường phục.

    Họ xếp hàng bên ngoài doanh trại quân đội Ukraine và không cho ai tới gần.

    Có lẽ họ là lính dự bị của Nga. Đó là những người dữ dằn và hung hăng nhưng họ tuân lệnh thượng cấp.

    Nhiều người rơ ràng là nghiện rượu nặng và khi đêm xuống họ chẳng giấu diếm ǵ họ đang say.

    Tuy nhiên, họ giữ kỷ luật. Không có chuyện cướp bóc và cho dù họ có thái độ đe dọa họ không tấn công dân thường.

    Trong những ngày sau đó, những nhóm khác xuất hiện.

    Đây là những người t́nh nguyện thật và họ tới từ Moscow để tham gia điều mà họ gọi là giải phóng Crimea.

    Tôi nói chuyện với ba thành viên của nhóm dân tộc cực đoan.

    Tất cả họ đều tới từ Moscow và họ đều có kế hoạch đi từ Crimea tới hai thành phố có nhiều người nói tiếng Nga Kharkiv và Donetsk.

    Tại sao? Để tỏ t́nh đoàn kết, ông nói.

    Sau đó tôi c̣n gặp một nhóm bảy hay tám người đi xe máy, mặc đồ da và mang biển đề chức vụ - chủ tịch, phó chủ tịch và các chức khác.

    Họ cũng từ Moscow tới và cũng định đi Kharkiv và Donetsk

    "Thật là một ngày tuyệt vời," vị "chủ tịch" nói.

    Nhưng cũng có những người chỉ muốn tham gia để góp vui.




    Việc sáp nhập Crimea được ủng hộ tại Nga

    Hoàn toàn không có dấu hiệu ǵ chứng tỏ chính phủ Nga cử họ tới.

    Trong thời hiện đại, Moscow đă có ba cuộc xâm lược lớn: Hungary hồi tháng 11/1956, Czechoslovakia trong tháng 8/1968, khi hai chính phủ cộng sản có những xu hướng thân phương Tây nguy hiểm; và Afghanistan hồi năm 1979 khi chính phủ thân Cộng sản đang bên bờ vực sụp đổ.

    Đó là những chiến dịch lớn và thô bạo với số lượng lớn xe tăng, đôi khi là sự đổ máu lớn.

    Vụ chiếm Crimea hoàn toàn khác. Đây là sự đột nhập chứ không phải xâm lược.

    Và không giống như ở Hungary, Czechoslovakia và Afghanistan, phần lớn dân số địa phương chào đón [sự đột nhập] này.

    Theo một đối thủ có tiếng của ông Putin, cuộc bỏ phiếu ở Crimea để gia nhập Liên bang Nga là "trưng cầu dân ư dưới họng súng Kalashnikov".

    Nhưng không phải vậy. Kết quả là điều mà đại đa số người nói tiếng Nga ở Crimea thực sự muốn và không cần phải có Kalashnikov trên đường phố.

    Những người muốn giữ Crimea là một phần của Ukraine quá sốc và sợ nên không dám chống lại.


    Nhưng cũng không nghi ngờ ǵ về chuyện đây là cuộc đảo chính nhanh chóng, đáng kể và gần như không đổ máu.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...n_crimea.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 28-10-2013, 08:02 PM
  2. HIỂM HỌA MẤT NƯỚCĐANG GẦN KỀ
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 27
    Last Post: 23-02-2013, 10:54 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 27-11-2012, 12:49 AM
  4. KIẾN NGHỊ VỀ BẢN THÔNG BÁO CẤM BIỂU T̀NH
    By Cu Cường in forum Tin Việt Nam
    Replies: 11
    Last Post: 20-08-2011, 02:02 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 04-12-2010, 08:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •