Page 47 of 52 FirstFirst ... 37434445464748495051 ... LastLast
Results 461 to 470 of 518

Thread: THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ UKRAINE

  1. #461
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Obama may allow air defense help for Syria rebels

    Obama, ông đă đánh mất 1 đồng minh quan trọng nhất ở khu vực, Arab saudi, v́ ông đă quyết định ngừng chiến dịch tấn công Syria vào phút cuối cùng

  2. #462
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    86
    Quote Originally Posted by pheng View Post
    Obama may allow air defense help for Syria rebels

    Obama, ông đă đánh mất 1 đồng minh quan trọng nhất ở khu vực, Arab saudi, v́ ông đă quyết định ngừng chiến dịch tấn công Syria vào phút cuối cùng
    Cái này là lổi Kerry, đánh hơi thấy sắp sửa vô đánh Syria và chiến thắng nên huyên hoang bày đặt nói là chỉ đánh Syria v́ vũ khí hoá học và Syria phải giao nó ra . Nga mừng húm nói Syria nộp vũ khí hoá học liền . Mỹ và đồng minh quê độ hết tấn công luôn.

  3. #463
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ukraina nh́n từ Việt Nam










    Người trẻ Việt Nam nghĩ ǵ trước cuộc cách mạng dân chủ ở Ukraina?

  4. #464
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mỹ và Nga t́m giải pháp ở Ukraine

    Cập nhật: 10:35 GMT - chủ nhật, 30 tháng 3, 2014




    Ông Kerry sắp xếp cuộc gặp với ông Lavrov qua điện thoại

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chuyển hướng máy bay của ông vào phút chót để tham dự một cuộc thảo luận được sắp xếp vội vã về cuộc khủng hoảng ở Ukraine với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

    Quyết định được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện điện thoại với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tối thứ Sáu ngày 28/3.

    Ông Obama đã kêu gọi ông Putin rút quân khỏi biên giới với Ukraine.

    ‘Không đưa quân vào Ukraine’

    Hôm 29/3, Ngoại trưởng Nga Lavrov phát biểu trên truyền hình Nga rằng Moscow không có ý định đưa quân vào Ukraine.

    Hai ngoại trưởng Nga-Mỹ dự kiến sẽ gặp nhau vào tối Chủ nhật ngày 30/3.

    Tin cho biết ông Kerry đang trên đường bay về Mỹ sau chuyến công du Trung Đông hôm thứ Bảy ngày 29/3 thì ông đột ngột đổi hành trình và ra lệnh cho phi hành đoàn bay đến Pháp.

    Còn tại Simferopol, thủ đô của khu tự trị Crimea của Ukraine, người dân ở đây đã ăn mừng khi đồng hồ được chỉnh lên hai tiếng đồng hồ để đi theo giờ của Nga.

    Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 1 hôm 29/3, ông Lavrov nói: “Chúng tôi tuyệt nhiên không có ý định hay ích lợi gì trong việc tiến qua biên giới Ukraine.”

    Ông cũng nói thêm rằng Nga sẵn sàng ‘bảo vệ quyền của người gốc Nga và người nói tiếng Nga ở Ukraine bằng cách sử dụng mọi phương tiện chính trị, ngoại giao và pháp lý sẵn có’.

    Sau khi cuộc phỏng vấn này được phát sóng, có tin cho biết ông Lavrov trước đó đã điện đàm với ông Kerry. Các quan chức Nga cho rằng phía Mỹ đã chủ động gọi điện.

    Cuộc gọi này diễn ra sau khi hai nguyên thủ Nga-Mỹ đã điện đàm trong một giờ đồng hồ vào tối ngày 28/3. Ông Putin đã chủ ông liên lạc ông Obama, các quan chức Mỹ nói.

    Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết Mỹ mong muốn làm giảm căng thẳng hiện nay.

    “Tổng thống Obama nói rõ rằng việc này chỉ có thể khi nào Nga rút quân và không có hành động nào vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine nữa.”

    Đề xuất của Mỹ đã được đưa ra với sự tham vấn với Ukraine và một vài các quốc gia châu Âu.

    Các phân tích gia nhận định đề xuất này bao gồm Nga chấm dứt dồn quân về biên giớivới Ukraine, triển khai các quan sát viên quốc tế đến đông Ukraine để bảo vệ quyền của người nói tiếng Nga và rút quân Nga ở Crimea về căn cứ.

    Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin đã yêu cầu ông Obama quan tâm đến ‘sự phá hoại của những kẻ cực đoan’ ở Kiev và nhiều khu vực khác ở Ukraine.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...ov_paris.shtml

  5. #465
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by p7pg View Post
    Cái này là lổi Kerry, đánh hơi thấy sắp sửa vô đánh Syria và chiến thắng nên huyên hoang bày đặt nói là chỉ đánh Syria v́ vũ khí hoá học và Syria phải giao nó ra . Nga mừng húm nói Syria nộp vũ khí hoá học liền . Mỹ và đồng minh quê độ hết tấn công luôn.
    Đó là tại triều đai Obama c̣n thế giới chả coi ra ǵ cả ..Dù có "gian khg ngoan" như Bush thiên hạ cũng e dè sờ sợ nữa.


    Quá khứ Mỹ tay đă dính chàm biết phao vu người ta có WND th́ tại sao khg dính chàm tiếp cho thằng Syria vẩn c̣n Vũ khí hóa học cất giấu đâu đó trong nứơc cứ thảy quân vào t́m kiếm lục lọi ..hỏng có thấy thi chuyệy cùng đă xong, dẹp tiêm chế dộ Assad như dẹp tiệm chế độ _Sadam H .

  6. #466
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chủ nhật, 30/03/2014

    Ngoại trưởng Mỹ, Nga sẽ thảo luận về vấn đề Ukraine tại Paris



    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Paris, ngày 29/3/2014

    Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov sẽ họp với nhau chiều tối hôm nay để thảo luận về một giải pháp cho Ukraine.

    Ông Kerry và ông Lavrov dự trù sẽ họp tại tư gia của đại sứ Nga ở Paris tiếp theo sau cuộc điện đàm vào chiều tối thứ Sáu giữa Tổng thống Obama và Tổng thống Putin về sự cần thiết phải có một giải pháp ngoại giao, sau khi Nga sáp nhập bán đáo Crimea.

    Trong những ngày qua, Nga gia tăng đáng kể số binh sĩ, xe tăng và tàu chiến gần biên giới Ukraine, nhưng Ngoại trưởng Lavrov nói trên đài truyền h́nh nhà nước hôm thứ Bảy rằng nước ông không có ư định đưa các lực lượng này sang Ukraine.

    Ông Lavrov nói ông tin là cách thức duy nhất để mang lại ổn định cho Ukraine, nơi có hàng triệu người nói tiếng Nga sinh sống ở các khu vực thuộc miền đông, là có một thỏa uớc liên bang để cho các chính quyền khu vực có nhiều quyền tự trị hơn.


    http://www.voatiengviet.com/content/...e/1882420.html

  7. #467
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927

    Căng thẳng Ukraina: 3 lư do tại sao Crimea sẽ là cái bẫy đối với ông Putin

    Trên bề mặt, việc sáp nhập Crimea nhanh chóng của Tổng thống Vladimir Putin của là một thành công rực rỡ. Lực lượng thân Nga dễ dàng tiếp quản khu vực, và ông Putin đă thấy tỉ lệ ủng hộ cao của ḿnh đă vọt lên trên 70% tổng số dân Nga. Nhiều người Nga hoan hô Putin như một anh hùng đă đứng lên đương đầu với phương Tây, bảo vệ các quyền Nga và sửa chữa một bất công lịch sử.

    Nhưng tập hợp xung quanh lá cờ sau một trận đánh thành công th́ không có ǵ là mới. Thậm chí xếp hạng Tổng thống Mỹ George W. Bush đă tăng tới gần 70% ngay lập tức sau khi cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003. Sau hưng phấn ban đầu, khả năng lớn là ông Putin sẽ “tàn nhanh như hoa hồng”, giống như trường hợp ông Bush sau khi đă giải quyết Iraq. Khi người Nga thấy rằng chi phí kinh tế cao của sự sáp nhập Crimea lớn hơn lợi ích đạt được, chiến thắng của ông Putin chắc chắn sẽ thành zero.

    Vấn đề ở chỗ là mọi việc liên quan đến Crimea diễn ra quá nhanh. Khi Quốc hội Ukraina tước quyền hạn tổng thống của ông Viktor Yanukovych vào ngày 22.3, ông Putin đă phải nhanh tay hành động để tận dụng khoảng trống quyền lực. Nhưng trong sự háo hức thu hồi Crimea, ông Putin có thể phải nhận quả đắng.

    Dưới đây là 3 lư do tại sao việc sáp nhập Crimean sẽ có thể làm hại ông Putin.

    1. Ukraina sẽ trở thành thành viên của NATO.

    Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông George W. Bush, ban đầu Mỹ ve văn Ukraina ư tưởng cho nước này gia nhập NATO, nhưng rồi th́ ông Bush hiểu Ukraina có ư nghĩa thế nào đối với nước Nga, và lùi lại.

    Ông Bush nhận ra không giống như các quốc gia vùng Baltic đă gia nhập NATO vào năm 2004, Ukraina là “đường giới hạn đỏ" của ông Putin. Ông biết rằng ông Putin sẽ không bao giờ tha thứ cho quan điểm cho rằng căn cứ hải quân Biển Đen của Nga – nơi Nga đă thuê của Ukraina kể từ khi Liên Xô tan ră - có thể được thanh lư và biến thành một băi đổ bộ của NATO!

    Tổng thống Barack Obama hiểu thấu đáo hơn so với ông Bush, rằng vai tṛ thành viên NATO cho Ukraina không có giá trị trong một cuộc xung đột lớn với Nga. V́ vậy, chủ đề này không được bàn đến nữa trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

    Nga không sáp nhập Crimea, th́ vai tṛ thành viên NATO của Ukraina sẽ không là vấn đề đáng bàn. Nhưng bây giờ, phương Tây có một lư do thuyết phục để chống lại việc mở rộng có thể trong tương lai của Nga bằng cách mở rộng khuôn khổ an ninh tập thể của ḿnh bao gồm cả Ukraina. Georgia và Moldova chắc chắn sẽ theo bước.

    Kết quả là, một trong những điều mà ông Putin sợ nhất - Ukraina trở thành thành viên NATO – giờ đây gần như sẽ thành hiện thực. Cuối cùng, điện Kremlin chỉ có thể tự trách ḿnh, khi việc sáp nhập Crimea đă chuyển đổi một NATO từ một tổ chức có bộ máy quan liêu cồng kềnh, tŕ trệ mà thiếu một sứ mệnh rơ ràng, thành một khối quốc pḥng có mục tiêu rơ ràng.

    2 . Nga có thể bị cô lập.

    13/15 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết ngày 15.3.2014 tuyên bố rằng cuộc trưng cầu dân ư của người Crimea là không hợp lệ. C̣n lại chỉ có Nga đă bỏ phiếu chống, Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Sau đó là cuộc bỏ phiếu ngày 27.3 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, 100 nước tán thành so với 11 nước phản đối một nghị quyết không công nhận việc sáp nhập của Crimea vào Nga.

    3. Biện pháp trừng phạt của phương Tây và cô lập toàn cầu sẽ đẩy Nga vào một cuộc khủng hoảng kinh tế.

    Ngay cả trước khi sáp nhập Crimea, kinh tế Nga đă tăng trưởng ở mức 1,3% trong năm 2013. Bây giờ, trừng phạt của phương Tây và cô lập toàn cầu có thể khiến vấn đề kinh tế của Nga nghiêm trọng hơn.

    Alexei Kudrin - cựu Bộ trưởng Tài chính, thành viên của Hội đồng kinh tế của tổng thống Nga - cho biết biện pháp trừng phạt có thể khiến Nga mất đi khoảng 200 tỷ USD trong năm nay. Ngày 26.3, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo nền kinh tế của Nga có khả năng suy giảm 1,8% trong năm 2014.

    Xếp hạng chỉ số tín dụng của Nga đă bị hạ, tăng chi phí đi vay đáng kể. Ngoài ra, chính phủ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách sắp xảy ra cùng khả năng giá dầu sẽ giảm, đặc biệt khi Iran lại vào thị trường xuất khẩu dầu trong tháng tới.

    Chi phí hỗ trợ Crimea, ước tính khoảng 5 tỷ USD năm, sẽ làm ngân sách liên bang căng thẳng hơn. Trong khi Mỹ có thể phát hành một lượng trái phiếu kho bạc hầu như không giới hạn để bù thâm hụt ngân sách, Nga, với chỉ số chứng khoán S&P (Standard & Poor's Stock Index) hạ xuống mức "tiêu cực" tuần trước, không có khả năng “xa hoa” kiểu này. Chính phủ Nga sẽ buộc phải cắt giảm chi tiêu, trong đó đặc biệt là sẽ làm tổn hại cho tầng lớp trung lưu và người nghèo.

    Vấn đề sẽ tồi tệ hơn, giá tiêu dùng sẽ tăng nếu đồng rúp mất giá hơn nữa trong bối cảnh trừng phạt kinh tế, ḍng vốn đổ vào và triển vọng đầu tư nước ngoài vào Nga xấu đi. Truyền thông sẽ đổ lỗi cho nước ngoài gây ra các vấn đề kinh tế của Nga, nhưng có lẽ ít người Nga tin rằng mọi yếu tố nước ngoài khiến tiền lương thực tế ở Nga ít đi, người Nga phải trả nhiều tiền hơn cho lương thực thực phẩm, quần áo và các loại dịch vụ.

    Nếu Ukraina và Gruzia gia nhập NATO, vấn đề kinh tế của Nga sẽ chỉ trầm trọng thêm. Kremlin sẽ nói địch thủ ở ngay tại các cửa ngơ của nước Nga – điều một số nhà lănh đạo Nga tin - và tăng thêm chi tiêu quốc pḥng hiện tại đang ở mức lớn thứ ba thế giới.

    Một lần nữa, Nga sẽ phải lựa chọn giữa súng và bơ. Chi tiêu quốc pḥng cao hơn có nghĩa là thâm hụt ngân sách lớn hơn và cắt giảm ngân sách dành cho chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ cấp hưu trí, các dự án cơ sở hạ tầng và tiền lương cho nhân viên chính phủ. Điều đó từng xảy ra trong những năm 1980, đă làm Liên Xô gần như phá sản và có vai tṛ lớn trong sự tan ră của nó vào năm 1991.

    Cuối cùng, một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và nghiêm trọng ở Nga có thể sẽ khiến các phong trào đối lập kích động đám đông tràn ra đường phố phản đối. Putin đă giành chiến thắng ở Crimea, nhưng ông có lẽ sẽ mất ở Ukraina.

    Michael Bohm - sptimesrussia

  8. #468
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Dân Ngu View Post
    .....

    Cuối cùng, một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và nghiêm trọng ở Nga có thể sẽ khiến các phong trào đối lập kích động đám đông tràn ra đường phố phản đối. Putin đă giành chiến thắng ở Crimea, nhưng ông có lẽ sẽ mất ở Ukraina.

    Michael Bohm - sptimesrussia
    Mỹ đă từng bắt tay với Tầu Cộng hạ cho Soviet ră đám,sẳn tiện việc này ,CD thế giới nên tiếp tục cô lập hóa Nga vĩnh viển cho mất đi thế vạc ba chân c̣n hai để tiện bề sổ sách .

    Dân Nga sau khi thụ hưởng cuộc sống Tư Bản hoá họ có tâm lư khg muốn trở về cuốc sống loại "Hợp tác xả ".Từ đó họ có quyền đ̣i hỏi dẹp tiệm chế độ nào tạo cho họ có một mức sống tuột dốc .
    Last edited by Viet xưa; 31-03-2014 at 10:43 PM.

  9. #469
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev thăm Crimea

    Cập nhật: 08:55 GMT - thứ hai, 31 tháng 3, 2014



    Thủ tướng Dmitri Medvedev trong hình đến Sochi lần trước, nay ông là lãnh đạo cao nhất của Nga đến Crimea từ sau khủng hoảng lãnh thổ

    Thủ tướng Liên bang Nga, ông Dmitri Medvedev vừa đến bán đảo Crimea trong chuyến thăm cao cấp nhất của một lãnh đạo từ Moscow kể từ khi Nga sáp nhập nước cộng hòa và vài tuần trước còn thuộc về Ukraine.

    Cùng thời gian, cho đến sáng 31/3/2014, các tin tức từ Paris cho hay hội đàm kéo dài 4 giờ liền giữa hai bộ trưởng ngoại giao Nga và Mỹ không đạt kết quả gì cụ thể.

    Phía Nga đưa ra đề nghị biến Ukraine thành một liên bang với các quyền gần như độc lập cho các vùng sát Nga ở phía Đông, điều Kiev hoàn toàn bác bỏ.

    Thủ tướng Dmitri Medvedev là lãnh đạo cao nhất của Liên bang Nga đến Crimea từ sau khủng hoảng lãnh thổ lớn nhất từ Chiến tranh Lạnh, làm dịch chuyển đường biên giới quốc gia ở châu Âu.

    Về phía Hoa Kỳ, Ngoại trưởng John Kerry yêu cầu Nga cùng Mỹ làm việc với chính phủ Ukraine về các vấn đề ưu tiên như quyền sử dụng ngôn ngữ thiểu số, giải giáp ‘các lực lượng không chính quy' và cải cách Hiến pháp.

    Nhưng Hoa Kỳ cũng muốn Nga giải giới các nhóm vũ trang ‘không chính quy’ đông đảo ở Crimea.

    Hiện tình hình Crimea vẫn còn nhiều diễn biến sau khi có tin chừng 300 nghìn người Tatar, nhóm thiểu số chiếm 15% dân số ở đây họp bàn về quyết định tự trị.

    Không công nhận

    Cả Washington và Brussels cùng đa số thành viên Đại hội đồng Liên hiệp quốc không thừa nhận cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea đầu tiên tuyên bố vùng này ‘độc lập’ khỏi Ukraine rồi nhanh chóng ‘xin vào’ trở thành một bộ phận của Liên bang Nga.

    Cũng sáng 31/3, đài Echo Moskvy trích nguồn ngoại giao nói ông Kerry “đưa ra kế hoạch bốn điểm” cho Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov.

    Theo đó, Mỹ đề nghị Nga rút quân về các căn cứ như thời điểm trước tháng Ba và cho các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đến mọi vùng của Ukraine, gồm cả Crimea.

    Kế hoạch đó cũng yêu cầu Nga thừa nhận kết quả bầu cử tháng Năm nay ở Ukraine và muốn Moscow nói chuyện trực tiếp với chính quyền Kiev.

    Cho tới nay, Nga nói Kiev nằm trong tay các nhóm ‘phát-xít’ nên bác bỏ hội đàm với họ dù chính quyền lâm thời có cả sự ủng hộ của Đảng Các Khu vực vốn đồng ý phế truất ông Viktor Yanukovych khỏi chức tổng thống.

    Cùng ngày, có tin rằng Quốc hội Nga (Duma) sắp họp để bác bỏ thỏa thuận bán khí đốt giá rẻ cho Ukraine hồi 2010.

    Lúc đó, Nga đồng ý như vậy để đổi lại quyền duy trì căn cứ hải quân của Hạn đội Biển Đen ở Crimea.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...a_crimea.shtml

  10. #470
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đàm phán về Ukraine ‘không tiến triển’

    Cập nhật: 04:34 GMT - thứ hai, 31 tháng 3, 2014



    Mỹ và Nga vẫn còn rất khác biệt trên hồ sơ Ukraine

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo không có đột phá nào về vấn đề Ukraine sau nhiều giờ nói chuyện ‘chân thành’ với người tương nhiệm Nga Sergei Lavrov ở Paris hôm Chủ nhật ngày 30/3.

    Ông Kerry cho biết ông đã nói với ông Lavrov rằng Mỹ vẫn xem việc Nga chiếm vùng tự trị Crimea của Ukraine là ‘bất hợp pháp và không chính đáng’.

    Ông nói ông đã nhấn mạnh rằng bất kỳ quyết định nào về tương lai của Ukraine cũng cần phải có sự tham gia của chính quyền Kiev.

    ‘Liên bang và trung lập’

    Trước đó, ông Lavrov đã đặt ra những yêu cầu về một nước Ukraine liên bang và trung lập.

    Phát biểu trước báo giới, ông Kerry nói: “Chúng tôi không chấp nhận một lộ trình đi tới mà không có sự tham gia của chính phủ hợp pháp của Ukraine.”

    Ông cũng nêu lên ‘mối quan ngại sâu sắc’ về sự hiện diện của binh lính Nga tại biên giới với Ukraine mà ông cho rằng đã tạo ra một không khí lo sợ.

    Về phần mình, Ngoại trưởng Nga bác bỏ hoàn toàn việc Nga tính đưa quân vào Ukraine.

    Tại một cuộc họp báo riêng rẽ, ông Lavrov nói ông và người đồng cấp Mỹ đã đồng ý làm việc với Chính phủ Ukraine để đảm bảo quyền của người nói tiếng Nga ở quốc gia này và tước vũ khí ‘các lực lượng không chính quy’.

    Trước đó, phát biểu trên truyền hình Nga, ông Lavrov nói rằng Ukraine cần phải có một Hiến pháp định hình thể chế liên bang và trung lập.

    Bộ Ngoại giao Ukraine nói họ lấy làm tiếc một cách sâu sắc lời phát biểu ‘trịch thượng’ của Nga và cho rằng đây là nỗ lực của Moscow nhằm tan rã Ukraine.

    Cuộc gặp Kerry-Lavrov đã được sắp xếp vội vã sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tối thứ Sáu ngày 28/3.

    Tại cuộc họp báo, ông Kerry đã nhấn mạnh cần phải tìm ‘giải pháp ngoại giao’ cho cuộc khủng hoảng Ukraine.

    “Mỹ và Nga có sự khác biệt ý kiến về nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này – nhưng cả hai chúng tôi đều thừa nhận tầm quan trọng của việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao,” ông nói.

    Ông nói hai nước sẽ làm việc với chính phủ Ukraine về các vấn đề ưu tiên như quyền sử dụng ngôn ngữ thiểu số, giải giáp ‘các lực lượng không chính quy' và cải cách Hiến pháp.

    Phóng viên ngoại giao của BBC Bridget Kendall cho biết đến giờ dường như cả hai phía Mỹ và Nga đều đưa ra những tuyên bố qua mặt nhau về vấn đề Ukraine.

    Mặc dù cuộc thảo luận ở Paris không đem đến đột phá nào, dường như lần đầu tiên cả hai phía đã tìm thấy một điểm chung – ngay cả khi điểm chung nào này là những vấn đề quan tâm của người Nga, phóng viên Kendall nhận định.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...s_failed.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 28-10-2013, 08:02 PM
  2. HIỂM HỌA MẤT NƯỚCĐANG GẦN KỀ
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 27
    Last Post: 23-02-2013, 10:54 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 27-11-2012, 12:49 AM
  4. KIẾN NGHỊ VỀ BẢN THÔNG BÁO CẤM BIỂU T̀NH
    By Cu Cường in forum Tin Việt Nam
    Replies: 11
    Last Post: 20-08-2011, 02:02 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 04-12-2010, 08:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •