Page 14 of 28 FirstFirst ... 410111213141516171824 ... LastLast
Results 131 to 140 of 280

Thread: LÀM SAO GIỮ NƯỚC TRƯỚC HOẠ MẤT NƯỚC ?

  1. #131
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Vấn đề Kampuchia: Tranh chấp lănh thổ 5/8

    4/ Thời kỳ thứ tư, từ 1954 đến 1975.

    Sau thất bại ở hội nghị Genève 1954, Sihanouk nuôi dưỡng ư định trả thù. Ông này dung dưỡng mọi thế lực chống lại chính phủ Bảo Đại, sau này là Ngô Đ́nh Diệm.

    Một số thí dụ, các lực lượng tôn giáo chống ông Diệm được Sihanouk cho phép lập sào huyệt trên đất Miên. V́ vậy để tảo thanh, quân VNCH buộc phải đi vào đất của Cambodge. Các xung đột này bắt đầu từ năm 1955. Dĩ nhiên, Sihanouk lợi dụng các việc này vừa tố cáo VN, trong khi trên thực địa th́ cho người dời cột mốc phân giới sang phía VN. Để trả đũa, ông Diệm tuyên bố hủy bỏ mọi « quyền lịch sử » của Cambodge trên lănh thổ VN.

    Đến năm 1960 th́ lực lượng MTGPMN được thành lập. Tổ chức này cũng xây dựng sào huyệt trên lănh thổ Cambodge, dĩ nhiên dưới sự đồng ư ám thị của Sihanouk. Theo một số tài liệu, phía VNDCCH « nh́n nhận đường biên giới hiện trạng của Cambodge », trong khi MTGPMN, cũng như nhiều cán bộ cấp cao của CSVN, th́ hứa hẹn, nếu thắng được VNCH th́ sẽ trả lại đảo Phú Quốc cho Cambodge.

    V́ các hứa hẹn này các đường ṃn gọi là đường ṃn HCM được Sihanouk đồng ư cho thiết lập. Con đường huyết mạch tiếp tế lương thực và vũ khí cho quân MTGPMN cũng như quân chính qui miền Bắc sau này.

    Quan hệ giữa Sihanouk và VNDCCH thân thiết đến mức độ vào tháng 8 năm 1963, Cambodge tuyên bố chấm dứt ngoại giao với VNCH.

    Sau khi ông Diệm bị đảo chánh 1-11-1963, quan hệ hai bên VNCH và Cambodge vẫn không ấm áp trở lại, mà c̣n tệ hai hơn. Nguyên nhân, người Mỹ chính thức đổ quân vào VN, các cuộc hành quân, càn quét, dội bom trên đất Kampuchia nhằm phá hoại đường ṃn HCM… các việc này gây ra những thiệt hại đáng tiếc cho phía thường dân Kampuchia. Tháng 7 năm 1965, Sihanouk kiện VNCH lên LHQ về việc xâm phạm lănh thổ. LHQ có điều tra nhưng chỉ kết luận rằng VNCH có vào lănh thổ Cambodge sau đó rút về, v́ lư do bên Cambodge có dung chứa các lực lượng đối kháng, chứ VNCH không có xâm chiếm lănh thổ của Cambodge.

    Không hài ḷng kết quả điều tra của LHQ, Sihanouk lên tiếng kêu gọi quốc tế ủng hộ Cambodge, nh́n nhận « đường biên giới hiện trạng » của nước này. Một số nước ủng hộ, trong đó có Pháp. Điều này có thể hiểu v́ Pháp vẫn c̣n cay đắng Mỹ trong việc dành chỗ của Pháp tại Đông Dương, không giúp Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Năm 1966 Pháp ủng hộ Cambodge « trung lập ». Nhưng việc này không thuyết phục được ai v́ tên đất Kampuchia vẫn c̣n nguyên các sào huyệt của MTGPMN cũng như các con đường tiếp tế gọi là đường ṃn HCM.

    Cuối cùng th́ Sihanouk bị tướng Lon Nol lật đổ năm 1970.

    Sau khi lên nắm quyền, Lon Nol yêu cầu tất cả các lực lượng của CSVN rút khỏi Kampuchia. Cũng như bất kỳ một người Cambodge nào khác, Lon Nol cũng rất bài Việt. Trong lúc cuộc đảo chánh, các cuộc thảm sát thường dân VN đă diễn ra, thây người thả đầy trên sông Cửu Long. Một số lớn người Việt phải hồi hương. Việc này càng tạo thêm gánh nặng và sự bất ổn trong xă hội miền Nam.

    Lực lượng Khmer đỏ được thành lập dưới sự yễm trợ và huấn luyện của CSVN. Trên thực tế, vùng phía bắc lănh thổ Kampuchia hoàn toàn do quân đội CSVN kiểm soát. Nhưng trong nội bộ của Khmer đỏ lại có nhánh có tinh thần bài Việt cực kỳ. V́ thế họ ly khai. Những nhóm này cũng giết chóc và khủng bố đồng thời trục xuất người Việt, như những lănh đạo khác của Kampuchia.

    Tóm lại, thời kỳ này đường biên giới, cũng như kiều dân VN sống trên đất Kampuchia, trở thành con tin bị các phía Kampuchia trao đổi quyền lợi chính trị. Trong thời chiến, vấn đề biên giới không kiểm soát được, nhưng dân chúng VN là nạn nhân trực tiếp của các tranh chấp này. Con số nạn nhân VN bị giết phải nói là rất lớn.

  2. #132
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Vấn đề Kampuchia: Tranh chấp lănh thổ 6/8

    5/ Thời kỳ thứ năm từ 1975 đến hôm nay.

    Từ năm 1975 cho đến 1990, ta có thể nói rằng khu vực Đông dương vừa là một chiến trường, vừa là một bàn cờ địa chiến lược của các thế lực quốc tế, gồm có các nước liên hệ trong khu vực và các đại cường Trung Cộng, Liên Xô và dĩ nhiên là Mỹ. Vấn đề biên giới, Cambodge không chỉ có tranh chấp với VN mà c̣n có tranh chấp với Thái Lan về chủ quyền ngôi đền Préah Viheart cũng như ranh giới ngoài biển, từ sau khi lấy lại độc lập năm 1953. Trong thời gian này vấn đề biên giới giữa các bên không chính thức đặt ra, mặc dầu nó luôn là cái cớ để chiến tranh bùng nổ. Nhất là đối với hai nước Việt-Miên.

    Sau khi quân Pol Pot tiến vào Nam Vang, cũng như quân miền Bắc chiếm Sài G̣n. Tháng 6 năm 1975, một phái đoàn của Khmer đỏ gởi đến Hà Nội để nhắc lại những cam kết của CSVN: « nh́n nhận đường biên giới hiện trạng của Cambodge » trong thập niên 60 về vấn đề lănh thổ của Kampuchia. Những người này, theo dự kiến là sẽ kư kết ước với Hà Nội để bảo đảm sự « toàn vẹn lănh thổ » của hai nước. Nhưng nhóm Khmer đỏ thân TQ trong phái đoàn bất đồng ư kiến với nhóm thân Hà Nội. Phe thân Bắc Kinh lên tiếng đ̣i VN trả lại cho họ vùng lănh thổ gọi là « Khmer Krom ». Điều nên biết, chiến thắng ngày 30-4-1975 của CS miền Bắc đă làm cho lănh đạo Bắc Kinh tức tối. Chủ trương của TQ từ xưa nay là chống lại VN thống nhất, cũng như chống lại việc VN quá thân thiện hay lệ thuộc vào Liên Xô. Phía bắc, áp lực của Liên Xô đă trầm trọng, quân Liên Xô đóng dài dài trên biên giới gây áp lực. Biển Hoa Đông th́ bị Nhật, Đài Loan án ngữ. Biển Đông th́ hạm đội Liên Xô đă có mặt tại Cam Ranh. Nếu Kampuchia ḥa hoăn hay thân thiện với VN th́ TQ sẽ không có cách ǵ để phá vỡ thế cô lập. Mặt khác, quyền lợi của Mỹ cũng bị đe dọa, các nước chung quanh như Thái Lan, Mă Lai v.v... sẽ sụp đổ, theo như thuyết Domino của Mỹ. V́ vậy Bắc Kinh, cũng như Mỹ, chắc chắn phải t́m cách đẩy hai bên VN và Kampuchia vào thế đối đầu.

    V́ thế, cả hai đại cường, Mỹ và TQ, một tư bản, một cộng sản, do cùng mục tiêu ngăn chặn Liên Xô bành trướng, lại hợp tác với nhau, ra mặt ủng hộ Pol Pot chống lại VN. Dĩ nhiên, nguyên nhân bên ngoài là tranh chấp đất đai, nhưng bên trong là sự tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược trong khu vực của các đại cường. V́ vậy, như đă nói, lănh thổ trong quảng thời gian này là cái cớ để chiến tranh bùng nổ.

    Để kích thích VN vào ṿng chiến, trong lúc phái đoàn Khmer đỏ c̣n ở Hà Nội th́ quân Khmer đỏ đă đánh chiếm cù lao Poulo Wai trong vịnh Thái Lan. Dọc biên giới th́ quân Khmer đỏ đă sẵn sàng dàn quân ứng chiến. Như thường lệ, những người dân VN sinh sống ở Kampuchia lại trở thành nạn nhân. Trên 150.000 người bị ngược đăi, trục xuất về VN. Con số bị giết không biết là bao nhiêu, nhưng chắc chắn không nhỏ. Tháng 6 năm 1976, VN gởi sứ giả sang Nam Vang hy vọng làm dịu t́nh h́nh, nhưng phía Khmer đỏ đ̣i phải phân định lại biên giới, thay đổi đường biên giới theo các bản đồ của Sở địa dư Đông dương ấn hành năm 1954, trong khi phía VN th́ nh́n nhận đường biên giới hiện trạng là đường biên giới thể hiện trên bộ bản đồ này. Mặt khác, hai bên cũng không đồng thuận về biên giới trên biển.

    Phía Khmer đỏ gia tăng khiêu khích, từ năm 1975 đến 1978, bọn này đă tiến sang VN đánh phá và tàn sát dân chúng ở 25 huyện và 96 xă, gây ra trên 257.000 nạn nhân màn trời chiếu đất. Trong năm 1977, Pol Pot cho quân lính tiến sang Tây Ninh tàn sát dân chúng sinh sống ở đây, nhưng sự phản ứng của quân VN, do thiện chiến hơn, đă làm cho quân Khmer thiệt hại nặng. Và cũng để trả đũa những vụ tàn sát dân lành vô tội sinh sống các tỉnh dọc biên giới, tháng 12 năm 1977, VN mở một cuộc hành quân thần tốc vào tỉnh Svay Rieng khiến quân Khmer đỏ thiệt hại nặng nề. Cuối năm, Pol Pot tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với VN.

    Chiến tranh Việt-Miên bùng nổ. Dưới sự quan sát của các học giả quốc tế, cuộc chiến này là một cuộc chiến « ủy nhiệm ». Pol Pot đánh VN là đánh cho Trung quốc. C̣n VN đánh là đánh cho Liên Xô.

    Tháng 12 năm 1978, quân VN tiến vào Nam Vang, đánh đuổi Pol Pot và thành lập chính phủ thân VN ở đây. Cùng với chính phủ này, VN đă kư kết các hiệp định « các nguyên tắc giải quyết các vấn đề biên giới ». Trên đất liền kư năm 1982, trên biển kư năm 1983.

    Trả lời phỏng vấn báo chí, Nguyễn Cơ Thạch cho rằng VN tôn trọng đường biên giới hiện trạng theo bộ bản đồ Đông dương 1/100.000. Nhưng Sihanouk, năm 1984, tố cáo trước dư luận, qua thủ tướng Thái Lan, rằng VN đă chiếm vùng « mỏ vịt », tức là tỉnh Svay Rieng.

    Về biên giới trên biển, theo nội dung các văn bản tham khảo được th́ hai bên cùng đồng ư "lấy đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia các đảo trong khu vực này", hai bên đồng thuận về « vùng nước lịch sử » trong khu vực đảo Phú Quốc và "sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp… để hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước".

    Đảo Wai được VN trả lại cho Kampuchia.

    Tháng 12 năm 1985 hai bên kư lại « Hiệp ước hoạch định biên giới ». Ngày 10-10-2005 kư thêm « Hiệp ước bổ sung » về biên giới. Hai bên bắt đầu cắm mốc từ năm 2006. Ta thấy tỉnh Svay Riêng, tức vùng Mỏ vịt, vẫn thuộc lănh thổ của Kampuchia. Tức là lời tố cáo của Sihanouk là không đúng.

    Điều nên biết, sau khi quân Pol Pot vào Nam Vang thành lập chính quyền th́ Sihanouk được mời về làm quốc trưởng. Nhưng liền sau đó th́ bị bạc đăi, tính mạng bị đe dọa. Bắc Kinh t́m cách can thiệp và đưa ông này đi Trung Quốc. Ở Bắc Kinh Sihanouk được đối đăi như là một thuợng khách. Bởi v́ lănh đạo Trung Nam Hải biết được giá trị ở con cờ Sihanouk. Ông vua này có thể làm bất cứ điều ǵ để chống lại VN. Cũng v́ lư do này mà đất nước Kampuchia điêu linh, thần dân của ông bị nhà nước Khmer đỏ tiêu diệt gần 1/3, trong đó có họ hàng thân thích của ông.

    Điều trớ trêu là nhà nước này do TQ dựng lên, lúc đó ông là một thành phần của nhà nước này.

    Tuy vậy, hiện nay TQ vẫn là một đồng minh được ưa chuộng tại Kampuchia. Người Việt ở đây bị kỳ thị bao nhiêu th́ người Hoa được ưu đăi bấy nhiêu. Toàn thể huyết mạch kinh tế TQ hiện nay là do 10 gịng họ người Hoa nắm giữ. Liên minh Trung Hoa – Khmer hứa hẹn sẽ bền chặt lâu dài mà chất keo hàn gắn hai bên là tinh thần bài Việt. Vấn đề lănh thổ luôn được các bên sử dụng như là một cái cớ để khích động dân chúng để chống đối VN.

  3. #133
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Vấn đề Kampuchia: Tranh chấp lănh thổ 7/8

    6/ Yếu tố Trung Quốc.

    Như đă nói ở trên, sau 1975, lănh thổ chỉ là cái cớ để TQ kích động khiến Khmer đỏ gây hấn VN. Th́ bây giờ cũng vậy, vấn đề lănh thổ cũng là cái cớ để TQ khích động tinh thần bài Việt trong dân chúng Kampuchia trong thời gian gần đây.

    Vấn đề là biên giới trên đất liền đă được hai bên kư hiệp định và các mốc giới vừa được cắm xong. Hai bên đều thỏa măn với yêu sách của ḿnh, v́ việc phân giới được thực hiện trên tinh thần b́nh đẳng, không ai ép ai. Do đó sử dụng lănh thổ vùng biên giới để kích động đă không c̣n hữu hiệu. Những người Kampuchia hiện nay lên tiếng chống VN thuộc phe Sam Rainsy, một người theo dân tộc chủ nghĩa, rất thân TQ. Lá cờ đầu để những người này trương lên chống VN trước kia là các cột mốc biên giới, nay đổi lại là vùng Khmer Krom và những người dân bản địa sống ở đó.

    Nhưng việc khích động người dân như thế không dễ dàng, nếu không có một cái cớ chính đáng nào đó. Điều này lại do nhà cầm quyền CSVN tạo ra. Đó là chính sách hà khắc của nhà cầm quyền này lên những người dân của họ. Điều này không làm ai ngạc nhiên, v́ chính đồng bào ruột thịt của họ là dân miền Nam cũng bị phân biệt đối xử. Những người dân bản địa (mà nhiều người hiện nay gọi là người Việt gốc Miên) bị truất hữu ruộng đất, và đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến người dân ở đây chống nhà cầm quyền VN.

    Nếu ta xét lại những đ̣i hỏi của những người tổ chức biểu t́nh chống VN ở Nam Vang th́ ta thấy nó không rơ ràng, đôi khi mâu thuẩn. Những yêu sách của họ như buộc VN phải « nh́n nhận sự thật lịch sử », hay nh́n nhận « VN chiếm đất của Kampuchia » đều có vẻ không thực tế.

    Vấn đề là họ đă lầm lẫn giữa quyền sở hữu đất đai của những người dân bản địa bị nhà nước CSVN truất bỏ, với chủ quyền về lănh thổ.

    VN có chủ quyền về lănh thổ ở các khu vực mà dân Khmer gọi là Khmer Krom, điều này đă được củng cố bởi thời gian hàng nhiều thế kỷ qua, cũng như được bảo đảm bởi luật lệ quốc tế. Ư nghĩa của từ chủ quyền ở đây là « quyền lực chủ tể » trên vùng lănh thổ đó chứ không phải là « quyền làm chủ », hay quyền sở hữu vùng lănh thổ đó như nhiều người đă hiểu lầm. Quyền lực chủ tể có thể ban phát quyền sở hữu về đất đai, nhưng cũng có thể truất hữu, hay băi bỏ quyền đó. Vấn đề là nhà nước CSVN lạm dụng « quyền chủ tể » này, truất hữu hàng loạt ruộng đồng, nhà cửa, không chỉ của dân bản địa, mà của nhân dân trên khắp ba miền đất nước, gây sự bất măn cùng cực nơi mọi tầng lớp người dân. Cán bộ CS lạm dụng quyền chức, lấy đất của người thấp cổ bé miệng giao cho những thế lực tài phiệt nhằm trục lợi. Các điều này tạo ra những bất công, làm cho sự thù hận của người dân ngun ngút đến trời cao.

    V́ vậy, do nhập nhằng về khái niệm, những người dân bản địa phẫn uất đă bỏ VN sang sinh sống ở Kampuchia. Tại đây họ được các thế lực bài Việt kích động, trở lại chống VN. Điều cần nhấn mạnh: họ là người VN, sinh đẻ tại VN, tổ tiên của họ đă ở trên vùng đất đó từ lâu đời. Điều ngạc nhiên là đến bây giờ những người này vẫn bị xem là « người Việt gốc Miên ». Tức là chính sách phân biệt giai cấp của CSVN đă đổi màu để biến thành chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

    Trên đất Kampuchia, mặc dầu họ có chung nguồn gốc xa xôi, nhưng họ vẫn là người VN. Để tạo sự tin tưởng nơi người Kampuchia chính gốc, những người dân Việt ly hương này chống VN c̣n cực đoan hơn những người dân Kampuchia chính gốc. Đây là một hiện tượng tâm lư, dễ bị người khác lợi dụng.

    Điều đáng lo ngại là TQ có thể sử dụng lớp người bất măn này, nuôi dưỡng họ, huấn luyện họ. Trong khi kinh tế Kampuchia lại có khuynh hướng phát triển hơn VN. Việc này càng tạo cho Kampuchia một sức hút khiến người Việt đổ xô về đây t́m cách sinh sống. Tất cả các yếu tố này đều nguy hiểm cho VN. Ta không thể bỏ qua viễn tượng, một ngày nào đó, chính những người Việt này được TQ vũ trang để trở về chống lại VN.

    Lúc đó, một VN yếu, kinh tế kém phát triển, kéo theo sự yếu kém về quân sự, có thể dễ dàng bị lệ thuộc vào nước ngoài.

  4. #134
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Vấn đề Kampuchia: Tranh chấp lănh thổ 8/8

    7/ Giải pháp nào?

    Như đă nói, vấn đề bài Việt ở những người dân bản địa VN, vấn đề đ̣i lại đất, là do từ chính sách hà khắc của nhà nước CSVN. Chủ trương « sở hữu tập thể về đất đai » thực ra là để tạo một nguồn kinh tài cho đảng CSVN. Ở VN hiện hữu cái gọi là « quĩ đất ». Lănh đạo có thể sử dụng đất từ các « quĩ » này như là một nguồn tài chánh, tương tự như các mỏ dầu khí, đưa vào ngân sách quốc gia để chi phí điều hành. Việc lạm dụng đă tạo ra tại VN một tầng lớp dân oan, những người trắng tay v́ đất đai bị truất hữu. Việc truất hữu phần nhiều không minh bạch, v́ mục đích của nó không nhằm phục vụ cho quyền lợi của số đông mà chỉ cho một vài cá nhân, tài phiệt. Những người dân oan này phần nhiều là những người dân tộc thiểu số vùng tây bắc, trên tây nguyên, hay ở miền Nam.

    Trong khi việc tạo « quĩ đất » không hề thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại, tệ nạn đầu cơ về nhà đất đă tạo ra những bong bóng tài chính đe dọa sự hiện hữu cũng như các hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Nền kinh tế VN có nguy cơ sụp đổ.

    Khi đă biết được nguyên nhân th́ biện pháp chế ngự hệ quả không phải là việc khó khăn. Đối với những người dân bản địa ở miền Nam, để họ không bỏ nước sang Kampuchia lập tổ chức chống đối, điều nhà nước cần phải làm là cho những người đó thấy là sống ở VN sung sướng, thoải mái hơn là sống ở Kampuchia. Việc này không chỉ áp dụng cho những người dân bản địa, mà cho chung mọi người dân VN. Tức là kinh tế VN phải phát triển hơn Kampuchia. Chế độ VN nhân bản, t́nh người hơn chế độ Kampuchia. Tức là, chỉ c̣n cách duy nhất là thay đổi thế chế chính trị: dân chủ hóa chế độ. Chỉ dưới một chế độ dân chủ VN mới có thể phát triền lành mạnh.

    Tiếp theo là trả lại cho người dân những ǵ đă là của họ. Những ǵ của tổ tiên họ đă tạo ra, đă là của họ, th́ phải trả lại cho họ. Trả ở đây là trả quyền sở hữu đất đai chứ không phải từ bỏ « chủ quyền lănh thổ ». Kế đến là xây dựng một chính sách « ḥa giải dân tộc ». Làm thế nào cho mọi người dân thấy rằng họ được tôn trọng. Tôn trọng về nhân vị là tôn trọng văn hóa, tôn giáo, lịch sử, lề lối sinh hoạt… của người dân đó.

    Sẽ không có biện pháp nào khác. Mọi đàn áp, trừng trị tù tội hôm nay sẽ không dẹp được ngọn lửa căm hờn, mà chỉ làm cho áp lực ngày càng tăng thêm. Một khi nhà nước yếu đi, v́ lư do kinh tế thí dụ vậy, th́ ngọn lửa này sẽ bùng cháy mănh liệt. Nếu được sự tiếp tay của ngoại bang, th́ VN sẽ không có cách nào trấn áp được. Lănh thổ bị phân liệt là điều sẽ đến.

    http://nhantuantruong.blogspot.com.a...-lanh-tho.html

  5. #135
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Trần Trung Đạo: Sam Rainsy, con cờ mới của Trung Cộng trong xung đột Việt-Trung-Miên


  6. #136
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Liên Minh Đông Dương... chắc khó thực hiện...

    Khi Việt cộng xin gia nhập ASEAN, h́nh như lúc đó dư luận cho rằng cho chúng nó vào để chúng nó ngoan ngoăn khi nói chuyện với tụi ḿnh... rồi đến khi Miên và Lào xin vào, th́ dư luận là cho họ vào đi, chứ khi bị bọn Việt cộng eo xách, chúng nó lập ra "hội nhà nghèo" chơi với nhau, có khi cũng gây khó khăn cho chúng ta... tụi nhà giàu Châu Á Thái B́nh Dương sợ mấy nước nhược tiểu Đông Dương chơi màn giống giống như Warsaw Pact ở Đông Âu...

    Người Lào h́nh như bạc nhược hơn người Miên khi đụng đến vấn đề Việt Nam. Ông Vũ Thư Hiên nh́n như có nói, vào cái thời mà mà thằng Duẫn với thằng Thọ chiếm Miên, chiếm Nam Thái Lan, th́ hệ thống chính quyền của Lào là người Việt, hoặc người gốc Việt -- kể cả ông thủ tướng Lào!

    Với t́nh h́nh tranh chấp biên giới hiện tại, chắc người Miên khó ḷng mà tin tưởng được người Việt!

    -- Thật sự mà nói, người Việt sống ở Miên, cư xử như gà quẹt mỏ! Ăn nhờ ở đậu, mà c̣n khi dễ, bắt nạt người ta!

    Những người Miên tôi tiếp xúc đều bảo: VIỆT NAM TỤI BÂY LÀ LŨ MỌI RỢ! CÓ CƠ HỘI TAU CHẶT ĐẦU CHÚNG MẦY!

  7. #137
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Tổ Tiên người Việt sáng suốt...

    Để tồn tại b́nh yên, Việt Nam, bất cứ thể chế nào, phải giành quyền thống trị Miên và Lào, có như vậy Việt Nam mới đỡ lo mối nguy hiểm ở sườn Tây mà tập trung đánh phương Bắc!

  8. #138
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Nên bàn tiếp

    Quote Originally Posted by SilverBullet View Post
    Miên và Lào có "nhu cầu" và "chuyện phải làm" như dân Việt Nam không?

    Nếu trả lời là "CÓ" th́ mới "có chuyện để bàn & làm" !
    Cam' ơn các bạn đă đính chính dùm sự sai lầm về 1 câu nói có tính cách "chiến lược"
    Các bạn mọi khuynh hướng khác nhau nhưng có 1 điểm chung là GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ CSVN .

    Với bạn SB:

    Trả lời thẳng quư bạn là người Cambot cũng có nhu cầu đoàn kết với VN :
    Tương lai tuoi sáng của Camboge . Vietcamlao .

    http://cambodianbrightfuture.blogspo...ietcamlao.html

    Toi thich dùng cach Camlaoviet, danh cho ho cai danh dự và t́nh yeu thuong thật su voi ngụi Khmer.
    Đây cũng là ư tưởng để xoa dịu các cam phẫn của người Khmer và tỏ thiện chí chung sống với nhau trên dùng giải đất mà 2 bên yêu quư .

    Sự thù hận của họ có lư do và cần hoá giải và dễ dàng hoá giải dưa trên Công B́nh , Bác Ái , và Nhân Đạo thực sư th́ mới liên kết được ĐôngDương . Và muốn tồn tại th́ Liên Kết Đông Dương phải thành h́nh ngay từ bây giờ trước tốc độ bành trướng nhann chóng của Trung Cộng .

    "Thua me gỡ bài cào" . Thăng Tầu vừa mất đi Miến Điện, nó sẽ dồn sức vào Đông Dương để thọc sâu xuống Mă Lai và Indonesia . ( Nó c̣n tiếc Indo lọt khỏi tay nó bỏi Sokarno thời 1960 ) .

    V́ vậy Camlaoviet phải ra đời để chống lại mức xâm lược của ṇi Hán .

    cam on SB
    Last edited by Mau_Than_68; 24-11-2014 at 09:33 PM.

  9. #139
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    KHÔNG NÊN LÀM VẬY

    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    Để tồn tại b́nh yên, Việt Nam, bất cứ thể chế nào, phải giành quyền thống trị Miên và Lào, có như vậy Việt Nam mới đỡ lo mối nguy hiểm ở sườn Tây mà tập trung đánh phương Bắc!
    Cám ơn bạn ĐV về loạt bài bạn đóng góp , chính v́ các quan tâm noi' trên mà ta không nên làm như vậy . V́ thực ra điều đó sẽ đến . Nó đến 1 cách tự nhiên v́ dân ta đông gấp 10 lần họ .

    Nhưng ta phải để cái chu tŕnh đó diễn tiến trên căn bản nhân hoà . Tuyệt đối tránh hành động quân phiệt hay phat xít với người ta . Hăy thương những đứa trẻ Khemer bị bạc đăi ở VN, bằng với những trẻ Việt phải bán dâm ở Nam Vang .

    Không đi bước diệt chủng của ṇi Hán, không đồng hoá . Nền van minh nào mạnh tự nó sẽ dẫn đầu . Ví dụ khi Măn Thanh chiếm Tầu, tuy là kẻ chiếm cứ nhưng chỉ có van hoá du mục, nên đă bị van hoá định cư của Hán chinh phục .

    Bằng t́nh người, bằng nhân bản chúng ta chinh phục t́nh cảm của người Cam Bốt rất dễ, xin các bạn lưu ư cho .
    Cam on ĐVNguyen .
    Last edited by Mau_Than_68; 24-11-2014 at 09:33 PM.

  10. #140
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    làm sao giữ nước trước hiểm hoạ Hán hoá ??

    Câu truyện Đông dương giờ đây quả là khó..
    c̣n như ngày xưa, thời kỳ thực dân Pháp đặt chân lấn chiếm Đông Nam Á. Người Pháp, qua các nhà truyền giáo đă nh́n ra các tôn giáo và phe phái đă phân chia vùng ảnh hưởng trầm trọng. Nào là Phật giáo nguyên thuỷ, nào là Tiểu thừa, Đại thừa theo cung cách Ấn độ,tràn xuống giải đất phương nam Á.. rồi đến Đại thừa kiểu Tàu ( Huệ Năng)..cũng từ Ấn độ qua Tàu nhưng theo phong cách của Tàu song song với Khổng Lăo, lại c̣n đồng bóng, thầy bùa, ngải mê tín dị đoan..Dân trí hăy c̣n hoang sơ, cầm quyền theo hệ vua tôi.. Đạo Thiên Chúa lúc ban đầu đă gặp khá nhiều trở ngại bài đạo của giới chức cầm quyền..
    Cũng từ những nguyên nhân tôn giáo kể trên, giữa hai đế quốc Anh và thực dân Pháp đă mặc nhiên tạo vùng đệm là Thái Lan để tôn giáo giao hoà, tạo dễ dàng cho sự du nhập của Thiên chúa giaó ở vùng Đông Nam Á. Sau khi chiếm được lănh thổ tạm gọi là Đông dương, gồm Việt, Miên, Lào. , lúc này t́nh trạng Lào vẫn c̣n là bộ lạc,
    măi đến thời Nhật mới nâng lên hàng quốc gia, v́ từ thời Pháp chiếm, công chức hay giới cầm quyền đều là người Pháp hay người công chức Việt được Pháp gởi qua thi hành công vụ cả hai nước Lào và Cao miên...chữ Pháp ngữ làm căn bản pháp lư... nmq nhớ mang máng như vậy..

    Người Pháp cũng như Nhật đều biết đến tầm quan trọng của dăy núi Trường Sơn, sườn phía Đông th́ đă an phận, c̣n sườn phía Tây cũng cần phải b́nh định, nắm quyền vững chắc, đó là lư do khai thác các plantations của thực dân, tuy là kinh tế nhưng cũng là chiến lược bảo vệ quyền lợi.

    Đối với nước Tàu ở phương bắc của Đông dương, Pháp cố găng dành quyền, xâm lấn vươn lên phía bắc không ngoài việc bảo vệ Đông dương.. hơn nữa khi nh́n đến quyền lợi lớn lao của Á phiện nơi Tam giác vàng qua lớn.. Pháp mặc sức chèn ép nhà Thanh để bảo vệ quyền lợi khai thác than đá vùng Mong cáy, Hongai.. giữ lấy vịnh Bắc Việt ( gulf du Tonkin) lấn chiếm nửa đảo Hải nam về phía nam.. lập đài khí tượng Hoàng sa ( Paracels).. c̣n như Tây Bắc Đông dương, vùng giáp ranh Thái/Miến/Tàu/Việt.. Pháp đă dùng người Thượng làm những sứ quân cai trị vùng Nha phiến này. Nhờ vậy mà Tàu nhà Thanh cũng như Tàu Tưởng ngay cả Tàu Mao cũng chỉ đứng ngoài nh́n vào chứ không có cách nào....

    ... cho đến khi CSVN mở màn Chiến tranh Viẹt Nam(1945).. th́ đó là cơ hội ngàn năm một thuở để không những Tàu Cộng có dịp lấy lại các vùng đất mà nhà Thanh đă mất vào tay Thực dân Pháp, cũng như có cớ giúp đỡ, viện trợ cho CSVN giành độc lập này nọ..

    .. sự thể thay đổi trên thế giới ảnh hưởng đến châu Á, kết liễu bằng trận Điện biên phủ (1954) rồi tiếp theo sau nữa là Tổng tấn công 1975 dưới danh nghĩa thống nhất đất nước.. Th́ nay VN đang lâm vào cảnh hở sường phía Tây.. để cho Tàu Cộng gặp may tràn xuống bằng kinh tế, bằng giao thông. C̣n nay là bằng chủ nghĩa Hán hoá toàn vùng.

    Trở lại vấn nạn Việt nam, sau 1975, CSVN cũng có tham vọng đánh Cam bốt..nhưng bị đàn anh Tàu Cộng đă có mặt trước nên CSVN vất vả mà không nên công truyện ǵ cả. C̣n Lào, CSVN vội đưa Công trụng 9, bổ sung với con em của quân đội VNCH để sang chiếm Thượng Lào, đánh Thái mong chiếm được miền đông bắc Thái và dẹp đám Thượng tay sai của Pháp cũ.. nhưng không thành v́ vướng vào sự có mặt trong vùng này của Tàu Cộng..
    Trên đây là một chút c̣n nhớ.. cũng nhờ cuộc dă ngoạn xuyên Việt bằng đôi chân của chính ḿnh.. nay gơ lên mạng để góp chút ghi nhớ.. quí bạn thấy sai xin hăy sửa chữa cho đúng.. ./. nmq

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. BẠN NGHĨ G̀ VỚI NHỮNG TẤM H̀NH NÀY ?
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 15
    Last Post: 04-10-2014, 12:20 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 09-01-2013, 02:51 AM
  3. Replies: 188
    Last Post: 30-03-2012, 01:31 AM
  4. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 28-06-2011, 05:04 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •