Results 1 to 5 of 5

Thread: Hồi Tưởng Ngày Mất Nước Và Quăng Đời Tù Ngục Cộng Sản

  1. #1
    Member
    Join Date
    31-03-2011
    Location
    http://letungchau.blogspot.com/
    Posts
    140

    Hồi Tưởng Ngày Mất Nước Và Quăng Đời Tù Ngục Cộng Sản

    Hồi Tưởng Ngày Mất Nước Và Quăng Đời Tù Ngục Cộng Sản (bài 1)


    Bài của Cựu tù A20 Trần Văn Long - để tưởng niệm 40 năm ngày tháng Tư đen
    Nguồn: Thư Viện Phạm Văn Thành



    Tù Chính Trị Trần văn Long trên 1 bản tin của Thông Tin Nhân Quyền Việt Nam 10 tháng 9 năm 2014 (*)




    Tôi sanh ra trên một vùng đồng bằng sông nước miền Tây Nam Việt Nam, lớn lên ở chốn đô thành. Cả đời tôi trôi dạt chẳng được mấy lần trở lại thăm nơi ḿnh đă chôn nhau cắt rốn. Sau ngày mất nước tháng Tư đen 1975, đời tôi như một con thuyền vô định.


    Hồi tưởng này đă khơi lại trong ḷng tôi những đau thương chồng tiếp…. Da thịt tôi cứ giựt lên từng hồi. Cảm xúc lại dâng tràn lên cùng với những uất hận khôn nguôi. Chưa bao giờ tôi nghĩ ḿnh có thể c̣n sống sót để trở lại với đời sống. Dù thời gian trải qua đă gần 40 năm, nhưng thân xác tôi vẫn c̣n in rơ những vết thẹo của xiềng xích lao tù cộng sản. Bao phen từng cận kề với cái chết giờ nghĩ lại lắm lúc tôi không tin chuyện đời ḿnh là có thật.
    Những cảm nhận đời sống khi đă trải nghiệm qua một chặng dài đau thương..tuy ai cũng hiểu rằng giàu sang có số sống chết có mạng nhưng những ư niệm duy tâm chỉ là mặt khuất phía sau, điều quan trọng trước mặt mà chúng ta phải đối đầu mới là đáng kể và sẽ phải c̣n cần rất nhiều nỗ lực của nhiều tầng lớp trí thức tiên phong …sao cho đến cái đích là ngày chiến thắng chung cục của công cuộc giải trừ cộng sản, đem lư tưởng tự do dân chủ đến cho đất nước Việt Nam.

    Chuyện đời tôi tuy tầm thường nhưng như một nhân chứng nhỏ nhoi của một giai đoạn phục quốc kháng cộng sau ngày mất nước tháng Tư đen 1975, tôi chỉ mong sao chuyện tôi kể sẽ đem đến cho người đọc những suy nghĩ, xẻ chia cùng tôi những đau thương cũng như những bi hài lư thú của đời tù trong lao ngục cộng sản.


    Mất Nước

    Gia đ́nh tôi gồm có 13 người anh em. 10 trai và 3 gái. Cha tôi là một thương phế binh từ thời Pháp. 4 người anh lớn của tôi đều đi lính quốc gia VNCH.
    Anh cả thiết đoàn 15 (binh chủng thiết giáp) và đă bị thương khoảng 1972 -1973. Anh đă giải ngũ và là một thương phế binh.
    Anh thứ 3 thuộc sư đoàn 25 bộ binh. Người anh thứ 4 trong binh chủng TQLC (thủy quân lục chiến) đă tử trận Lam Sơn 719 - Hạ Lào. Người thứ 5 TQLC tiểu đoàn 4.
    Gia đ́nh tôi đă hưởng được quy chế Tử Sỹ của chính phủ VNCH, cho nên mấy anh em c̣n lại đều được học ở trường Quốc Gia Nghĩa Tử. Nếu không hưởng được quy chế Tử Sỹ của Chính Phủ th́ một gia đ́nh đông con như thế làm sao lo ăn học cho nổi.
    Tôi là người ít học, bước vào đời rất sớm một phần cũng do cũng muốn phụ giúp cho gia đ́nh. Nhưng với tuổi đời lúc đó c̣n bé quá (17 tuổi) có giúp ǵ được đâu. Lo cho bản thân được là tốt rồi.

    Vào một ngày 30 tháng 4 / 1975 cuộc sống của gia đ́nh đă bị đảo lộn hoàn toàn khi cộng quân thôn tính được miền Nam, lúc đó ai ai cũng nơm nớp lo sợ bị VC trả thù nhất là những gia đ́nh quân nhân.
    Cha tôi đă từng sống qua nhiều giai đoạn biến động của đất nước từ trước khi Việt Nam bị phân chia (1954) cho tới sau này. Ông đă hiểu được thế nào là Cộng Sản cho nên ông đă gom tất cả những sách vở giấy tờ tài liệu ǵ liên quan đến quốc gia (chống cộng) đem đi giấu hoặc đốt sạch.
    Những người anh quân nhân của tôi đă bị VC bắt đi học tập cải tạo. Lúc đó đầu óc tôi rất hoang mang. Chủ thuyết Cộng Sản là cái ǵ mà chỉ mới vào cướp được miền Nam có mấy năm mà họ đă làm đảo lộn tất cả mọi cuộc sống của người dân. Từ một miền Nam ấm no đầy đủ nay mọi nơi mọi chỗ đều lâm vào những cảnh khốn cùng đói kém tủi nhục… Lớp th́ bị đánh tư sản lớp th́ bị lùa đi vùng kinh tế mới.


    Phục Quốc

    Trước những bi kịch đảo điên của thế thời, dù trong ḷng đă mống lên ư niệm phải hành động, tôi cũng chưa hiểu được cách làm thế nào để tham gia những tổ chức phục quốc chống lại bạo quyền đang ra sức tàn hại muôn dân.
    Trong lúc đó người anh kế tôi (là cựu quân nhân TQLC) họp bàn với một số anh em trong đó có tôi: “Chúng ta hăy tham gia vào những tổ chức Dân Quân Phục Quốc”. Nghe nói đâu ở dưới miền Tây c̣n rất nhiều đơn vị quân đội quốc gia không buông súng mà đă vào rừng lập chiến khu. Tôi và anh tôi đă không một chút do dự vào đă tham gia vào tổ chức ấy.
    Tôi đă tham gia vào tổ chức đầu năm 1977. Mục đích của tổ chức là vũ trang chống cộng nhằm lật đổ chính quyền cộng sản, ban đầu gây thế lực bằng cách tuyên truyền rộng ra những tội ác của cộng sản trong dân chúng.

    6 tháng sau chúng tôi được lệnh kết tập đánh chiếm xă Kinh Bẩy Ngàn nhưng không may là anh em chúng tôi đă bị gài bẫy và bị bắt trước khi hành động. Đó là ngày 27/7/1977.


    Tù Ngục

    17 người chúng tôi đă bị địch trói gô lại chẳng khác nào con lợn chuẩn bị lên ḷ mổ. Khởi đầu là cuộc áp tải bằng đường thủy trên những chiếc ghe tắc ráng. Sau 2 giờ ghe cập vào bến tàu th́ họ dẫn tôi và các anh em lên bờ nơi đă có sẵn những chiếc xe để áp tải, chúng tôi bị dồn cứng vào 2 xe. Sau 15 phút họ đă chở chúng tôi đến huyện Cái Răng thuộc tỉnh Cần Thơ. Khi tới nơi tất cả bị giam vào 2 Conex (1). Lúc đó 2 chân bị cùm lại. 2 tay bị trói bằng những sợi dây thừng nên 2 tay đă tê dại đau buốt đến tận óc. Một cảnh tượng im ĺm đến đáng sợ: những chiến sĩ phục quốc chẳng may lọt vào tay giặc đang bị giam cầm hành hạ. Không ai nói với ai lời nào cả.
    Sau một vài giờ định thần lại tôi nh́n ra phía trước cửa chỉ có một ô nhỏ để thông gió mà thôi, phía dưới nền là những tấm ri sắt Mỹ (2) đă rỉ sét và ẩm ướt, thật khốn nổi… Không thể xoay trở vào đâu được, đứng lên cũng không xong nằm xuống cũng không được.
    Tất cả những suy nghĩ đă ch́m vào bóng đêm nhường chỗ lại cho bọn muỗi tha hồ hút máu. Sau một đêm tôi nghĩ chẳng ai trong anh em chúng tôi suy nghĩ được ǵ cả.
    Tới sáng hôm sau th́ mọi người bị kêu lên làm lư lịch chụp h́nh lăn tay, mỗi người được phát một tờ giấy đôi trắng từ tập học tṛ và một cây viết để tự khai báo. Tôi là người nhỏ tuổi nhất trong nhóm. Trong đời người đây là lần đầu tiên tôi phải đo đối diện trước cảnh giam người đến mức độ hèn hạ và tàn nhẫn.
    Sau ngày đó mọi người lại bị lùa về conex trở lại. Lúc đó tôi ước chừng diện tích mỗi conex khoảng 3 mét vuông mà chúng nhét 8 người vào giam chung. Ở một góc conex có một cái thùng nhựa để dành cho tiểu tiện. Mỗi ngày tên quản ngục mở cửa 2 lần cho cơm nước và làm vệ sinh.
    Sau 45 ngày tôi đă được chuyển qua trại khác đó là B4 Trà Ếch, nơi này đă để lại cho tôi những dấu ấn hờn căm không thể phai mờ với những tra tấn nhục h́nh dă man nhất trên thế giới này.

    B4 Trà Ếch

    B4 Trà Ếch là một ḷ quỷ được Việt cộng lập nên khoảng năm 1976 (đă giải tán vào năm 1980 bởi những phát súng phá tan xiềng xích sẽ nói ở bên dưới).
    B4 Trà Ếch được xây dựng bằng những láng dừa vách tre nứa nền đất, thiết kế theo h́nh chữ L. Gồm có 4 láng trại. 3 nam 1 nữ. Mỗi láng trại dài khoảng 10m ngang 4m. Ở giữa sân có một cḥi canh và 4 cḥi canh 4 vách. Sau cḥi canh là một dẫy nhà để quản tù ở.
    Tù nhân khi đến đây, trừ tội phạm h́nh sự, c̣n lại tất cả đều phải bị bịt mắt, 2 chân bị cùm, 2 tay bị trói ngược ra sau bằng những sợi dây kẽm rồi vất lên nền đất ẩm ướt. Tù nhân bị bịt mắt bởi những miếng mo cau hoặc mo dừa được cắt ra. Chỉ chừa mũi và miệng. H́nh thức Việt cộng trấn áp tù nhân như vầy giống như thời Trung cổ.

    Sau một tháng bị xiềng xích thân xác đau ră rời. Tôi tưởng chừng như thân ḿnh bị đứt ra từng mảnh. Thoáng nghĩ trong đầu chẳng lẽ phải chết ở nơi đây một cách đau đớn nhục nhă của một kiếp người thế sao?

    Trong khi chưa làm được ǵ, chưa tính được cách ǵ vượt thoát th́ vào một buổi chiều trung tuần tháng 11/1977, như mọi khi, tên quản tù đến mở cùm cho tù nhân lấy cơm nước và làm vệ sinh cá nhân. Mọi người ai nấy vội vă v́ chỉ được cởi trói trong ṿng 15 phút. Lúc đó tôi đă tụt được sợi dây trói ở phía sau rồi đưa tay ra trước lột tấm mo cau bịt mắt, bước vội ra cửa gặp ngay tên trưởng buồng (cũng là đồng tù như chúng tôi tên là Mười Sung, lúc ấy khá lớn tuổi, ngoài 40, gốc người miền Tây Lục Tỉnh, bị bắt vào B4 Trà Ếch trước tôi chừng 1 năm, không rơ tội ǵ? Hắn c̣n có nghề làm thuốc Nam nữa. V́ tôi thấy hàng ngày hắn được cho đi ra ngoài hái thuốc về bào chế để chữa bệnh cho đám VC quản tù, nhờ công đó hắn mới được giao chức trưởng buồng) đứng sẵn ở đấy, Mười Sung thấy tôi lao ra với vẻ quả quyết mau lẹ, hắn vừa kinh ngạc vừa quát to: “đứng lại đi đâu đó”
    Tôi mặc hắn rồi bỏ chạy vội đến gian nhà quản tù c̣n cách đấy khoảng 20m, khi chân vừa bước lên tới cửa nhà th́ tôi nh́n thấy ngay một khẩu AK47 để trên bàn, không suy nghĩ ǵ nữa, tôi vội chộp lấy, quay người lại và lên đạn rôm rốp, đằng kia, tên trưởng buồng lúc năy càng la gào to lên “có tù trốn trại, trốn trại” để báo động.
    Nghe tiếng la, tên quản ngục liền chạy ṿng qua đầu nhà về nơi cây súng hắn vừa để, th́ ra đây là nơi chúng để súng khi tới giờ mở cùm cho tù đi nhận cơm. Hắn cứ đâm đầu mà chạy về phía tôi. Tôi quát “đứng lại” nhưng hắn bất kể lời tôi, h́nh như lúc đó hắn đang quá hốt hoảng trước sự việc bất ngờ bị tôi cướp súng, hắm cứ cắm đầu chạy tới buộc ḷng tôi phải nổ súng. Những tiếng nổ xé gió bay thẳng vào và hắn đă trúng đạn, ngă xuống!
    Tôi nh́n lại quanh pḥng 1 lượt thấy nguyên một hàng súng trường dựng sát vách. Tôi vội nhào tới chộp thêm một khẩu AR15 nữa, giờ đây tôi mỗi tay một khẩu và chạy ngược trở lại buồng giam hô to với anh em đồng tù: “anh em chạy thoát đi, tôi sẽ cản đường cho”.

    Cảnh tượng lúc đó vô cùng hỗn loạn. Trong khung cảnh tranh tối tranh sáng của buổi ngày sắp tàn, ánh sáng chỉ c̣n lờ nhờ sắp nhường chỗ cho bóng đêm, những tên quản tù khác c̣n giữ súng đă bắt đầu bắn loạn xạ xuống láng trại tù nơi tôi vừa cướp súng. Lợi dụng sự nhập nḥe mờ nhạt của bóng hoàng hôn, tôi càng b́nh tĩnh và mau lẹ tiến lên bắn trả lại từng phát một…vừa bắn vừa tiến đến gần nhà bọn quản tù ở. Khi tôi đến gần quá, bọn chúng vùng bỏ chạy toán loạn. Tên cuối cùng chạy ra khỏi nhà trên tay c̣n cầm khẩu súng ngắn (không rơ loại ǵ) chỉa thẳng vào tôi mà bóp c̣. Lúc đó tôi và hắn c̣n cách nhau có khoảng 3m mà thôi. Nhưng khẩu AK trên tay tôi đă nhanh hơn, khẹt lửa vào người hắn, viên đạn đă trúng vào vai hắn nên cánh tay cầm súng đă xụi xuống, buông súng và hắn quay đầu chạy đi. Lúc đó tôi cũng không biết có bao nhiêu người tù chạy thoát ra được nữa. Về sau mới biết là có khoảng 6 người đă thoát ra được. Và 2 tên VC quản tù bị trúng đạn tôi bắn chỉ bị thương chứ không có ai chết cả.
    Đang là mùa đông nên trời sập tối thật nhanh. Tôi đang c̣n chưa biết suy tính thế nào th́ đă nghe tiếng súng bắn báo động gầm trời. Trong t́nh thế gấp rút tôi không c̣n biết định hướng súng bắn từ chỗ nào, nhưng mặc cho tất cả, tôi chỉ biết cắm đầu mà chạy ra khỏi trại tù một ḿnh mà chẳng thấy bạn tù nào nữa cả. Những bạn tù chạy ra trước tôi rất thông thạo đường xá sông nước vùng này cho nên họ đi khỏi đấy rất nhanh. Chỉ sót lại ḿnh tôi, v́ chạy ra cuối cùng không ai hướng dẫn nên cứ thế ṃ mẫm đi trong đêm tối 2 tay vác 2 khẩu súng.

    Sau một đêm ṃ mẫm trong bóng đêm đến sáng người tôi đói lả v́ từ chiều hôm qua tới giờ chưa ăn được tí ǵ vào bụng, lạnh tê buốt cả tay chân đành bỏ lại 2 khẩu súng bên hông một căn nhà, đi lang thang đến ngă tư đường th́ bị bắt. Bọn công an bộ đội đă phục kích sẵn ở đấy không khó ǵ để nhận ra tôi.
    Như bắt được của, chúng xông tới cả bọn trói gô tôi lại như đ̣n bánh tét. Ngay đó là một trận đ̣n như trời đánh, mặt mũi tôi tối sầm mồm miệng đều tóe máu ra…tôi đi vào cơi hôn mê không c̣n biết trời đất là ǵ nữa.
    Đă bao ngày trôi qua khi tỉnh dậy tôi không tài nào cựa quậy nổi, 2 chân 2 tay đều bị cùm. Một sợi xích sắt to giật ngược 2 tay ra sau, nền đất th́ ẩm ướt, 2 lỗ tai nổ nghe răng rắc thật khốn khổ. Qua được ngày hôm sau chúng lôi tôi dậy kéo sợi xích sau lưng giật ngược lên trần nhà cứ thế mà nó dần như một bầy quỷ đang khát máu, tôi như sống chẳng ra sống mà muốn chết cũng chẳng xong với những nhục h́nh phi nhân kinh hoàng nhất trên đời này…

    (c̣n tiếp bài 2)
    Last edited by Lê Tùng Châu; 11-03-2015 at 10:29 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    31-03-2011
    Location
    http://letungchau.blogspot.com/
    Posts
    140

    Hồi Tưởng Ngày Mất Nước Và Quăng Đời Tù Ngục Cộng Sản (bài 2)

    Bài của Cựu tù A20 Trần Văn Long - để tưởng niệm 40 năm ngày tháng Tư đen (tiếp theo bài 1)
    Nguồn: Thư Viện Phạm Văn Thành


    Tử H́nh rồi Chung Thân

    Cho tới giữa năm 1979 th́ chúng chuyển tôi về khám lớn Cần Thơ.
    Ngày 20/2/ 1981 chúng đưa tôi ra cái gọi là ṭa án tối cao tỉnh Cần Thơ để xử (mà tôi đoán trước cũng phải án từ chung thân đến tử h́nh là cầm chắc) trong 1 phiên xử vật vờ cho xong chỉ vẻn vẹn có 45 phút với án tuyên: “Tội giết người. Trần Văn Long đă cướp súng bắn lại cán bộ để trốn trại v́ mục đích phản cách mạng. Nay tuyên án tử h́nh”
    Sau khi tuyên án xong họ nói với tôi rằng anh có 15 ngày để kháng án.
    Thực vậy, lúc đó, một khi bị kết án tử h́nh th́ phạm nhân được quyền kháng án trong ṿng 15 ngày. Trong phiên phúc thẩm, xét xử lại mà vẫn y án th́ từ 1-3 tháng sẽ bị hành quyết.
    Riêng trường hợp của tôi th́ sau khi bị tuyên án tử h́nh ở lần xử đầu, tôi kháng án.
    10 ngày sau chúng chở tôi bằng xe bít bùng (chuyên dùng chở tù nhân) ra ṭa xét xử lại. Cũng như lần xử trước, phiên xử lại này mau lẹ cũng chỉ chừng 45 phút, như thể một thủ tục để hợp thức cho xong.
    Cả 2 “phiên ṭa” cách nhau có 10 ngày mà thời gian và khung cảnh diễn ra gần y hệt nhau, cùng diễn ra tại một ṭa án, tổ chức ṭa sơ sài chỉ gồm chục công an viên và chừng 2, 3 “quan ṭa” tự làm việc với nhau không hề có bất cứ một thường dân nào đến dự, không có phóng viên báo chí hay bất cứ một sự truyền thông tin tức xử án ǵ ǵ ráo trọi…
    Trước khi tuyên án lần xử sau, ten quan ṭa có hỏi tôi một câu:
    - “Động cơ nào thúc đẩy anh cướp súng bắn lại cán bộ, tại sao anh không vượt ngục một cách b́nh thường mà lại cướp súng bắn lại cán bộ?”
    Tôi trả lời như sau:
    - "Các ông đă từng tuyên truyền là bọn Mỹ ngụy rất tàn ác với nhân dân thế mà trường hợp của tôi và anh em tôi, khi thẩm vấn điều tra chưa kết thúc, các ông đă dùng đủ những nhục h́nh tra tấn man rợ nhất. V́ thế liều lĩnh cướp súng vượt ngục là cách chọn lựa duy nhất của tôi để thoát ngục tù nếu tôi thành công, c̣n bằng không th́ tôi chấp nhận kết thúc cuộc đời ḿnh c̣n hơn phải chịu cảnh nhục h́nh đày đọa dă man của các ông”.
    Sau 15 phút nghị án, bọn họ đă tuyên án Chung Thân cho tôi với một lư do hết sức đơn giản: “xét hành vi của đối tượng chỉ bộc phát và không có tiền án tiền sự, khoan hồng cho đương sự miễn tội chết để có thời gian cải tạo an năn”

    Thực ra việc tôi may mắn thoát án chết của Ṭa VC có 1 ngẫu nhiên liên đới tới 1 vụ “đ́nh đám” thời ấy khiến trại B4 Trà Ếch bị giái tán vào 1980 và có tác động tới “ṭa án” của VC xử tôi vào năm sau đó tức 1981.
    Số là vụ vượt ngục do tôi chủ xướng vừa xảy ra (cuối 1977) th́ sau đó vài tháng (qua năm 1978) từ những đợt “truy quét tệ nạn” xă hội do VC thực hiện ở địa phương đă bắt được một số tội phạm trong đó có con cái của một vài quan chức VC mà nổi bật nhất có 1 con trai của 1 tên “quan” VC làm Viện Kiểm Sát tối cao của ở tỉnh Hậu Giang (tức Cần Thơ). Bọn “tội phạm” xă hội này cũng cỡ khoảng tuổi trang lứa với tôi, phạm tội đánh nhau, hoặc giết người, cướp giựt hay hiếp dâm v.v...
    Bản chất B4 Trà Ếch là 1 ḷ quỷ như đă nói ở trên, đa phần cán bộ, quản giáo ở đây (chừng hơn 100 tên) đều độc ác dă man, cho nên khi có tội phạm mới được đưa vào th́ chúng tha hồ phô diễn đ̣n tra tấn thú tính của chúng. Lần ấy chúng đă quá tay khiến 3 tội phạm mới loại ấy chết đang khi bị tra tấn hành hạ với nhục h́nh cùm 2 chân, 2 tay bị cùm rồi giật ngược lên mái nhà, có lẽ bọn quản tù để quá lâu nên họ không chịu nổi ngất xỉu rồi chết tại chỗ không cứu sống lại được.
    Bắt bớ với lư do truy quét tội phạm xă hội th́ c̣n có thể nhịn chứ tra tấn người để chết tại chỗ khi chưa thành án th́ thân nhân gia đ́nh người chết đâu có chịu im, hơn nữa gia đ́nh 3 người chết ấy lại là “dân cách mạng” đang là quan chức lớn của địa phương.
    Thế là một sự trả thù, thanh trừng giữa Việt cộng với Việt cộng âm thầm diễn ra. Thân tù tội tôi chỉ biết tổng hợp t́nh h́nh và diễn biến để suy luận như sau:
    - Năm 1979 chúng chuyển tôi về khám lớn Cần Thơ.
    - Năm 1980 trại B4 Trà Ếch bị giải tán và đáng ngạc nhiên là chừng hơn 20 tên từ cấp quản giáo cho tới giám thị một thời của B4 Trà Ếch mà tôi nhẵn cả mặt đều bị tống giam ở khám lớn Cần Thơ mà không có nghe thấy trước đó bọn này có bị đưa ra xử ở ṭa nào hay không. Khi bọn này bị đưa vào, 1 vài tên (cai tù cũ ở B4 Trà Ếch) có gặp tôi ở đấy, lúc đó bọn tù mới này làm tạp vụ trong khu nhà bếp của khám lớn Cần Thơ. Tôi gặp mặt bọn chúng hằng ngày.
    Đáng nhớ nhất là tên Sáu Quan, trưởng trại B4 Trà Ếch. Có lần hắn nhận cơm về đến pḥng giam th́ gặp tôi, tôi gọi tên hắn:
    "Ê, Sáu Quan mày với đám em út của mày làm ǵ mà bị vào đây vậy?” Hắn không trả lời mà chỉ gục đầu tránh né tôi rồi đi thẳng.
    Sáu Quan là người địa phương, hắn hơn tôi chừng vài tuổi thôi. Theo tôi được biết từ anh em bạn tù th́ bọn “cựu cai tù” B4 Trà Ếch đa số vô học và là thành phần cộng sản nằm vùng trước 75, một số từng theo VC vào mặt trận giải phóng.

    Câu hỏi của bọn quan ṭa VC hỏi tôi và câu tôi trả lời như nói trên (1981), không ngờ lại đánh trúng mạch diễn biến thanh trừng ngầm ở B4 Trà Ếch c̣n quá mới (1980), tức là bọn quan ṭa VC này cũng đồng t́nh với tôi về tính tàn ác của quản tù B4 Trà Ếch, chính v́ điều đó tôi đă thoát được án tử h́nh.
    Hơn một trăm phạm nhân thời đó đến nay chắc chắn trong số ấy c̣n người sống sót, hôm nay, tôi mong sao sẽ có người đọc được những ḍng hồi tưởng này, để cùng lên tiếng chung với những kư ức đau thương này của tôi.

    C̣n rất nhiều người trong cùng tổ chức Dân Quân Phục Quốc nhưng không hiểu v́ sao lúc đó chúng tách tôi ra xử riêng. Và mấy người chứng kiến vụ tôi cướp súng vượt ngục cũng c̣n sống. Ở B́nh Minh (Vĩnh Long) có anh Tải, ở Cần Thơ có anh Linh, ở ngă 3 Vũng Tàu (thuộc tỉnh Đồng Nai thời 1981) có anh Mến. Ở Bến Tre có 1 người tôi không nhớ tên. Và 1 ở Dầu Tiếng (Tây Ninh). Riêng 2 người ở Bến Tre với Dầu Tiếng rất rành vụ tôi vượt ngục B4 Trà Ếch 1977 bởi họ chứng kiến vụ này.
    Những anh chị em khác cùng vụ Dân Quân Phục Quốc với tôi nay thất lạc nhau khá nhiều, c̣n một anh (cũng có ở A20 nữa) sau khi ra tù chúng tôi vẫn giữ liên lạc, thường gặp thăm viếng nhau, đó là anh Nuôi, đang mưu sinh ở Ngă 3 Vũng Tàu. Anh Nuôi (án chung thân sau bể xuống 18 năm, ra tù trước tôi chừng 2, 3 năm) người Cần Thơ, lớn hơn tôi chừng 3 tuổi, là lính TQLC quân đội VNCH trước 1975.
    C̣n 1 người bạn khác dễ nhớ tên: Trịnh Long Tường, quê Cần Thơ, cùng vụ Dân Quân Phục Quốc với tôi nhưng đă mất liên lạc từ rất lâu….

    Sau thời gian tù ngục cộng sản quá lâu và nhiều năm tháng bị cùm biệt giam đă làm tôi suy nhược khá nhiều, để lại di hại nhiều năm tháng sau này khiến trí nhớ tôi không c̣n minh mẫn, chợt nhớ chợt quên, cho nên hễ nhớ được ǵ là tôi viết ra đây mong sao có khi có các bạn chiến hữu cũ ngẫu nhiên đọc được những ḍng này th́ sẽ liên lạc với tôi để t́m lại bạn bè cũ từng đồng cam cộng khổ một thời.


    A20 Xuân Phước hay Thung Lũng Tử Thần

    Vào cuối của một muà đông năm 1982 tôi đă được chuyển ra trại tù A20 Xuân Phước, Phú Yên, trại tù kinh hoàng c̣n có tên gọi là Thung Lũng Tử Thần.
    2 năm sau, vào 1984 anh em tù riêng đội trọng án lại một lần nữa tổ chức vượt trại -trong đó có tôi- nhưng bất thành đă để lại những mất mát hi sinh đáng tiếc.
    Trại A20 gồm có các phân trại mang tên A, B, C, và D. Mỗi một phân trại cách nhau khoảng 3-5km.
    Phân trại cuối cùng nằm sát chân núi Trường Sơn, khí hậu vô cùng khắt nghiệt, mùa hè th́ nắng như đổ lửa mùa mưa th́ mưa đến thúi đất, muà đông lạnh buốt xương trong cảnh khổ của chốn lao tù cộng với đồi núi âm u ḥa huyện vào những tháng ngày đói khát đă biến trại tù đến mức độ tang tóc!!!
    Phạm nhân nào bị kỷ luật vào mùa đông chỉ cần 14 ngày thôi là sẽ biết đá biết vàng. Trước khi bước vào pḥng kỷ luật, quần áo tù nhân đều bị cởi bỏ hết. Chỉ c̣n độc nhất cái quần lót. Với cái lạnh và đói 2 chân th́ bị cùm đêm xuống th́ muỗi đốt, khi hết hạn kỷ luật chắc chắn sẽ mang bệnh tật hoặc sưng phổi.
    Về chế độ ăn uống của tù nhân A20 th́ đói không thể tưởng tượng nổi với một người b́nh thường ngoài đời. Buổi sáng trước khi đi lao động mỗi người được phát 3-5 lát khoai mỳ khô được luộc nửa chín nửa sống. Buổi trưa và buổi chiều lưng chén cơm và lại 3 lát mỳ khô như bữa sáng, hoặc bo bo. Thực phẩm chỉ có nước muối trường kỳ. 1 tháng hoặc 3 tháng sẽ được ăn một bữa tươi vài ba con cá rô phi kho với muối hoặc vài ba lát thịt heo nhỏ xíu.
    Theo quy định của trại, tù nhân mỗi một tuần lễ được tự túc nấu ăn một lần, được đem vào trại những rau cỏ cóc nhái ǵ ḿnh bắt được ở hiện trường lao động. Ngoài những “tiêu chuẩn” trên th́ hoàn toàn là nước muối anh em thường gọi là “nước đại dương” hoặc “canh đại dương”.
    Về chế độ thăm nuôi 6 tháng được thăm 1 lần. Mỗi một lần thăm gia đ́nh không được gửi quá 9kg. Gia đ́nh nào không đi được gửi bằng bưu phẩm cũng chỉ được 1-3 lần nhưng không quá 6kg. Khi bưu phẩm tới tay th́ hàng quà của thân nhân đă lên mốc xanh mốc đỏ hết.
    Nếu tính theo tuyến đường chính th́ từ quốc lộ 1 vào đến trại là 60km, đường sá rất là hiểm trở cho nên gia đ́nh nào đến thăm được tù nhân th́ phải trải qua đoạn đường rất gian nan.

    Thung Lũng Tử Thần A20 từ 1984 trở về trước cho tới năm 1994 đă thay đổi 3 giám thị trại. Giám thị đầu tiên người Phú Yên tên Yên. Người thứ 2 Nguyễn văn Bàn người bắc. Người thứ 3 là Trần ngọc Bôi người bắc.
    Năm tôi mới đến A20, tù nhân gồm đại đa số viên chức và cấp sỹ quan của chế độ cũ trong đó c̣n đặc biệt có những người của Chiếc Tàu VN Thương Tín -con tàu đă đi thoát khỏi Saigon khi miền Nam thất thủ 1975- đến đảo Guam, một căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái B́nh Dương, rồi lại ngược ṿng mà t́m về trở lại nhà tù cộng sản cùng năm.
    Tôi không biết rơ trại này thành lập vào năm nào nhưng tôi biết được trại được thiết kế và xây dựng với những bàn tay của anh em VN Thương Tín bị VC bắt cầm tù ở đây sau khi con tàu VN Thương Tín quay về Việt Nam, và hầu như họ đă chết rất nhiều ở trại này. Số ít c̣n lại về sau đă được thả hay được chuyển đi đâu đó cũng không ai biết rơ.

    Cảnh khốn cùng trong tù ngục cộng sản với những mức án từ 20 năm đến chung thân th́ ít có ai dám nghĩ rằng ḿnh sẽ có ngày trở về.

    Vào khoảng tháng 10 năm 1984 v́ chịu không nổi những nhục h́nh tinh thần và thể xác…chúng tôi đă rắp tâm vượt ngục.
    Vào một buổi trưa ngồi nói chuyện dưới gốc dừa trước buồng giam, tôi và Thầy Thích Thiện Minh (Thầy Ba) và Bác Sĩ Nguyễn Kim Long.
    Thầy Ba mở lời với tôi rằng:
    - “lần trốn trại trước của Long thất bại mà không chết là may mắn lắm rồi. Có bao giờ Long nghĩ rằng làm cái ǵ để thoát khỏi nơi này không”.
    Tôi trả lời:
    - “cảnh chim lồng cá chậu mà Thầy, nếu có cơ hội con sẽ làm lại”
    Từ buổi mở đầu câu chuyện này và sau những lần tiếp đó nữa, anh em đă bàn cách trốn trại.
    Những phương án được đặt ra: phương cách thứ nhất là sẽ đục tường chui ra và trổ mái nhà. Phương cách thứ hai: chọn giờ tập họp ở trước sân trại để đi lao động, khi xuất trại sẽ bạo động cướp súng giải thoát và trốn. Phần c̣n lại sẽ được phân công, thứ nhất chuẩn bị lương thực v́ địa h́nh ở đây chung quanh toàn là rừng núi. Lương thực th́ bàn cách lấy ở đâu, dự trữ chỗ nào…
    Ngoài nước muối chúng tôi phải mất thời gian 3 tháng để chuẩn bị gồm muối, bột ngọt và một ít thuốc do BS Long bào chế. Cuộc chuẩn bị này mang tính cách quy mô nếu thoát được chúng ta sẽ rút về Lào hoặc Campuchia làm địa cứ. Hoặc trên đường chạy nếu ai lỡ bị lạc lối sẽ gom lại những nơi đă hẹn. Nếu khi đă thoát ra được khỏi trại tù, điều tiên quyết là đừng để bị bắt lại. Đúng hơn là phải chọn cái chết…

    Không may, kế hoạch ấy đă bị lộ. Trong anh em tù đă có người bán tin cho giặc lập công. Người đă phản bội anh em tên là Ngô Ly người gốc B́nh Định.
    Cũng như mọi ngày tập họp mỗi buổi sáng đi làm, chúng tôi chờ cơ hội thuận lợi sẽ ra tay. Nhưng hôm ấy đội vừa xuất trại bỗng có một hiện tượng rất lạ: tất cả các quản tù súng ống đầy đủ đă chận đội chúng tôi lại và đọc từng tên một yêu cầu bước ra khỏi hàng. Lúc đó tôi thầm nghĩ "chết mẹ lộ rồi" không c̣n trở tay kịp.
    Tất cả 10 người đều bị đưa vào khu kỷ luật. 2 chân đều bị cùm hết. 3 ngày sau bọn chúng lôi mỗi người chúng tôi ra dần cho một trận tả tơi và lập biên bản kỷ luật với tội danh âm mưu trốn trại và cướp súng cán bộ.
    3 năm sau, 1987, tôi được thả ra khỏi khu kỷ luật nhưng cũng không c̣n sức để bước ra khỏi cửa. Một cảm giác rất khó tả giữa cái sống và cái chết, tôi đă rơi vào trạng thái hôn mê, khi tỉnh dậy thấy ḿnh đang nằm ở bệnh xá trại. Nh́n bên tay trái mới biết đang được chuyền một b́nh nước biển. Lúc đó tôi thấy một cán bộ y tế trại nói rằng "nó tỉnh rồi rút giây nước chuyền ra" một cảm giác đến nghẹt thở và đau đớn. Trong t́nh cảnh lúc đó có muốn tự kết thúc đời ḿnh cũng không c̣n sức. Thật chua chát khi kể lại.


    Cùm biệt giam

    Ngày đầu tiên bước vào khu biệt giam, pḥng số 1.
    Pḥng số 1 tương đối rộng hơn những pḥng khác khi chân đă đút vào cùm một cảm giác đến rợn người. Trong pḥng giam 4 người, Cha Nguyễn Luân là người đầu tiên tôi gặp và 2 người kia là 2 phạm nhân h́nh sự.
    Cha Luân lên tiếng hỏi tôi rằng làm sao bị kỷ luật, tôi nói rằng âm mưu trốn trại, lúc đó tôi cũng chưa biết đó là Cha Luân. Cha có tướng người cao khoảng 1m75 khuôn mặt hiền từ ăn nói rất nhỏ nhẹ và cũng là người đầu tiên dạy cho tôi Anh Văn.
    Sau đó 2 tháng chúng chuyển tôi và Cha Luân qua pḥng số 4 ở cùng Cha Nguyễn Văn Vàng. Cứ độ 2 tháng họ sẽ đổi người pḥng này qua pḥng khác chứ không giam cố định cùng với nhau như thế quá lâu.
    Một ngày quản tù mở của 2 lần để phát cơm và nước. Những ngày đầu tôi biết rằng cơm tù đă bị chan nước muối ngập vào, cho nên nếu không kịp đổ chắt nước muối ra th́ không thể nào ăn chén cơm ấy được. Nước uống th́ một ngày được chỉ nửa lít mà thôi. 1 tháng quản tù mở cửa cho tù nhân ra tắm 1 lần. Những lần cho ra ngoài tắm, tù thường tranh thủ múc nước uống cho no bụng v́ cảm giác quá khát kéo dài cả tháng trước. Cây cỏ chung quanh bất luận thứ ǵ hái được là cho vào mồm nhai ngấu nghiến trông chẳng khác nào như đàn ḅ ăn cỏ. Cứ 3 tháng bọn chúng cho tù nhân được 1 ít rau sống hoặc rau luộc. Không ai có thể chịu đựng nổi với những tṛ tàn hại nghiệt ngă người tù như thế của Việt cộng trong thời gian lâu dài!!!
    Tới đầu năm 1986 chúng chuyển tôi vào phân trại B, lúc đó Cha Vàng đang bị cùm kỷ luật ở phân trại A.
    Tới cuối năm 1986 Cha Luân đă chết tại phân trại B và cùng lúc này tôi lại bị chuyển ngược trở lại phân trại A, chịu cảnh cùm biệt giam thêm vài tháng nữa chúng mới thả tôi ra (qua 1987). Tổng cộng tôi phải bị ở kỷ luật cùm biệt giam như thế hết 3 năm. Khi ra khỏi cùm giam, th́ tôi đă kiệt sức.

    Những người c̣n lại trong vụ mưu toan vượt ngục cùng với tôi đă bị bọn quản tù trại A20 “truy tố” và bọn chúng đă mở một “phiên ṭa lưu động” xử 4 người: Thầy Thích thiện Minh, BS Nguyễn Kim Long, anh Vũ đ́nh Thụy, Nguyễn Đ́nh văn Long. Những người c̣n lại th́ chúng “miễn truy tố” nhưng bị kiên giam (cùm giam) nhẹ nhất cũng bị từ 2-3 năm.
    Sau đó tôi bị đưa về “đội quản chế nặng” chỉ được đi lao động trong khu vực trại.


    Nổi dậy A20

    Sau thời gian quá dài bị cùm biệt giam, những đau đớn tột cùng của thể xác luôn dằn vặt thân và tâm người tù, thú thật tôi chưa bao giờ dám nghĩ rằng ḿnh sẽ c̣n sống để mà trở về.
    Trong lao tù phi nhân của VC, tôi cũng chẳng bao giờ buồn để ư đến ngày tháng trôi…Một sự im lặng nhẫn nhục đă theo tôi hơn chục năm trường nhưng trong thâm tâm tôi luôn lên tiếng. Im lặng bên ngoài không có nghĩa là chấp nhận cảnh tù đày như thế này măi…
    Thời gian cứ trôi măi tới năm 1994 tôi biết được anh Phạm Văn Thành, một Việt kiều từ Pháp về với mục tiêu gây bạo loạn lật đổ và bị bắt 1993 tại Sài G̣n, VC tuyên án 12 năm và anh Thành bị chuyển ra A20 khoảng sau ngày 3/9/1993. Vào thời điểm 1993 này tôi đă được “bể án” từ chung thân xuống 20 năm và như thế tôi đă ở tù được 17 năm.

    Chính thời gian này trong anh em tù chính trị A20 đă có cuộc sống hơi xáo trộn một tí bởi sự phân chia người tù trong nước và người tù hải ngoại. Ban đầu, sự khác lạ này đă làm cho anh em tù chính trị có những cái e dè trong những khi giao tiếp với những người tù từ hải ngoại về nước đấu tranh và cùng chịu chung cảnh tù đày ở Thung Lũng Tử Thần này…

    Sau vài lần gặp gỡ anh Phạm Văn Thành khi có cơ hội cùng ở chung một pḥng tù, qua chuyện tṛ cởi mở…chúng tôi hạp ư và thân nhau ngay.
    Tháng 4/ 1994, Thành cho tôi hay nhiều phần trăm sẽ có một cuộc thanh tra của một phái đoàn của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đến Việt Nam và thế nào cũng vào trại A20, do đó các anh em tù chính trị bất khuất gồm một số quốc nội và một ít hải ngoại đă lên kế hoạch tổ chức một chiến dịch đấu tranh mang tên “Bảo Vệ Danh Dự Tù Chính Trị" để công khai trực diện tố cáo với “đoàn điều tra” sự phi nhân và vi phạm nhân quyền trầm trọng mà chế độ Hà Nội đă áp dụng ở trại tù A20.
    Với tôi lúc ấy, Thành là người chủ xướng, anh em bàn với nhau rằng, trong chúng ta cần phải có 1 người ra được bên ngoài tức t́m cách được sung vào đội làm rộng (3). Tôi cho Thành hay chuyện sung vào đội làm rộng không khó miễn chúng ta có tiền chung chi để “lo” được đúng chỗ là xong.
    Thời gian ngắn sau tôi đă được sung vào đội làm rộng, chuyển ra tổ chăn ḅ của đội, từ đó tôi đă tiếp cận được với dân chúng bên ngoài trại và dần dà đă bí mật đặt được những trạm mắt xích quan trọng để nhận và chuyển thông tin từ trong tù ra bên ngoài và ngược lại.

    Những thông tin được chuyền vào – ra như thế là cả một vấn đề cẩn thận kín đáo bí mật tuyệt đối, phải cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng, bởi bất cứ một lư do ǵ mà bị lộ ra, bọn quản tù chúng mà bắt được th́ coi như toi mạng tất cả.
    Làm sao đem tin ra – vào trại được là cả một thách thức lớn v́ lúc đó khi đi làm xuất cổng và đến giờ về vào cổng trại, tù nhân đều bị khám xét một cách nghiêm ngặt từ đầu tới chân khó bề dấu diếm bất cứ 1 thứ ǵ. Chi tiết này hôm nay xin cho phép tôi miễn thuật lại ở đây v́ lư do bảo mật cho anh em đang c̣n ở Việt Nam, v́ hiện giờ vẫn chưa phải là thời điểm có thể bạch hóa những bí mật này được, tôi sẽ trở lại kể rơ vấn đề này sau này khi t́nh thế cho phép. V́ thực tế là sau khi VC thả tôi ra tù (1997), nhiều lần đám công an ch́m (nhân viên an ninh của Bộ Nội vụ VC) cố t́m cách khai thác tôi cốt để tôi hé lộ ra chút ít ǵ manh mối xung quanh vấn đề này, nhưng dĩ nhiên họ chẳng thể moi được ǵ. Với tôi th́ đấy là thắng lợi v́ nhờ qua đó tôi hiểu họ chỉ phỏng đoán chứ không hề nắm được bất cứ một bằng chứng nào, bất cứ một manh mối nào trong việc truyền và nhận tin của chúng tôi, điều đó có nghĩa là tính bảo mật của anh em tù chính trị chúng tôi áp dụng cho chiến dịch “Nổi Dậy A20” tháng 10/1994 là hoàn toàn hoàn hảo. Trong chiến dịch đấu tranh của tù nhân chưa từng có dưới chế độ lao tù cộng sản VN năm ấy, tôi là người chỉ thiết lập đường dây thông tin, nhiệm vụ tôi chỉ có thế, phần c̣n lại do Phạm Văn Thành và tất cả anh em sắp xếp và chủ xướng.
    Tôi c̣n nhớ 3 ngày trước ngày xảy ra cuộc viếng thăm của “đoàn điều tra LHQ”, quản giáo cai tù đă chủ động mưu tính đối phó với đoàn, chúng dồn tất cả những người có thành tích chống đối và những án nặng, cộng “nhà 1” và “nhà 2”, cũng như hằng ngày hội sự ra vào chúng đều theo dơi kỹ và lộ rơ biện pháp an ninh rất chặt chẽ hơn thường lệ.
    Trong 3 ngày ấy, chúng đă lừa anh em tù chính trị khi xuất cổng lao động: "hôm nay toàn bộ trại viên phải đi làm thâm tầm", từ ngữ này được áp dụng trong tù do quản giáo trại, có nghĩa là tù nhân đi làm ở lại buổi trưa chứ không về trại như mọi khi. Thật ra, chúng đă lừa anh em đi làm sao cho cách xa trại càng tốt, sát tận chân núi để tránh Phái Đoàn Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế.
    Khi Phái Đoàn kiểm tra bất chợt 4 nhà tù tiêu biểu th́ họ đă bị VC đánh tráo số tù chính trị (là xuất xứ của những thông tin tố cáo cộng sản Hà Nội vi phạm trầm trọng nhân quyền từ trong A20 ra bên ngoài, từ đó mới có sự “thăm viếng” này) bởi 1 đám tù h́nh sự đă được huấn luyện qua loa để che mắt Phái Đoàn. VC cũng tưởng rằng anh em tù chính trị chúng tôi không ai biết ǵ. Nhưng chúng đă lầm to. Thông tin đến với chúng tôi liên tục và sau khi biết việc đánh tráo này 1 ngày khi Phái Đoàn đă rời Việt Nam, anh em chúng tôi đă tuyệt thực và nhất loạt biểu t́nh 3 ngày liền (từ 26 đến 28/10/1994) một cách ḥa b́nh với duy nhất việc hô khẩu hiệu “Tự Do cho VN”, “Nhân Quyền cho VN” bằng cả 3 thứ tiếng Việt, Anh và Pháp (xin bạn đọc xem chi tiết trong loạt các bài cùng Tựa “A20 Ánh lửa giữa đêm trường” của Phạm Văn Thành - by Admin)

    Sau vụ Nổi Dậy này một vài tháng Hà Nội đă chuyển toàn bộ tù chính trị rời khỏi trại A20 một số vào nam và một số ra bắc và như thế kể từ cuối 1994, A20 Thung Lũng Tử Thần không c̣n là trại tù chính trị nữa.


    “Tự Do”

    Kể từ đó anh em mỗi người một phương, riêng tôi và một số anh em được chuyển vào nam: trại Z 30A Xuân Lộc. Tới năm 1996 tôi đă ngă bệnh thập tử nhất sinh nếu không nhờ có những Cha - Thầy của ḍng Đồng Công cứu, có lẽ giờ này mồ đă xanh cỏ rồi và xương đă mục. Đời tôi chưa bao giờ thấy một chế độ nào nào kinh khiếp phi nhân nuôi đám cai ngục và bọn quan lại cộng sản tàn ác + ngu dốt như chế độ Hanoi. Nhờ sự can nhiệp của các Cha - Thầy, bọn chúng mới chịu đưa tôi vào điều trị ở bệnh viện lao phổi Đồng Nai (gần Biên Ḥa) v́ lúc này án tôi chỉ c̣n độ 10 -11 tháng nữa là măn. Tôi đă nằm lại chữa bệnh ở bệnh viện ấy hơn 9 tháng, khi bệnh lành chúng đưa tôi trở lại nhà tù Z 30A trước 1 tuần măn hạn tù.

    Tôi bị bắt vào ngày 27/7/1977 và VC thả tôi sau đúng 20 năm 1 ngày với lư do bị bắt vào ngày 27 nhưng làm biên bản là ngày 28.

    Ngày trở về mái nhà xưa ôi thôi bao cảnh điêu tàn ly tán đổi thay của gia đ́nh đă làm cho tôi như muốn nghẹt thở. Cha mẹ chết hết, anh em th́ ly tán, tôi như kẻ mất thăng bằng chẳng biết đâu mà định hướng cho cuộc đời ḿnh …từ nay không biết sẽ ra sao.
    Ngày tôi trở về với đời “tự do”, thân xác tôi tàn tạ chỉ c̣n được 40kg. Ḥa nhập vào cuộc sống mới thật vô cùng gian nan nếu không nhờ người bạn tù chí t́nh Phạm Văn Thành và nhiều anh em đồng tù cũ hỗ trợ cho tôi đứng vững tạm lúc đầu (mà đại đa số anh em điều cũng rơi vào t́nh trạng bế tắc có khác ǵ tôi) th́ có lẽ tôi đă ngă gục với thứ “tự do” mới kia.



    "Giấy thả tù" vụ bắt lại 1999 của Tù Chính Trị Trần văn Long, đă thụ án 20 năm tại trại A20 Xuân Phước và Z30A Xuân Lộc. Măn án tù 1997. Bị bắt lại (12/1999) v́ đă phối hợp cùng các ông Cựu Trung Úy Không Quân Sư đoàn 2 Đà Nẵng Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Ngọc Vàng và Phan văn Lợi (thường gọi là Bảy Lợi, - án 18 năm - khoảng 7, 8 năm ở A20) tổ chức thăm tù cho những gia đ́nh tù chính trị miền Nam không có khả năng ra Bắc thăm nuôi thân nhân. Viện Kiểm Sát Tối Cao của VC đă buộc phải đ́nh chỉ điều tra vụ bắt lại này và trả tự do cho 4 người sau 17 ngày giam giữ (1999)


    (c̣n tiếp bài 3 và hết)
    Last edited by Lê Tùng Châu; 11-03-2015 at 10:39 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    31-03-2011
    Location
    http://letungchau.blogspot.com/
    Posts
    140

    Hồi Tưởng Ngày Mất Nước Và Quăng Đời Tù Ngục Cộng Sản (bài 3- cuối)

    Bài của Cựu tù A20 Trần Văn Long - để tưởng niệm 40 năm ngày tháng Tư đen (tiếp theo bài 2 và hết)
    Nguồn: Thư Viện Phạm Văn Thành


    Cho tới năm 1999 Phạm Văn Thành đă chủ động vạch kế hoạch ra thăm lại các anh em c̣n kẹt lại ở các trại tù ngoài Bắc. Tôi, anh Tám Vàng và anh Nghĩa đă phối hợp nhau trong một chuyến đi dài thật gian nan nhưng cũng không kém phần thú vị. Một mặt thông báo cho những gia đ́nh anh em thân quen phối hợp cùng đi trong đó có gia đ́nh anh Sỹ gia đ́nh anh Vũ đ́nh Thụy, gia đ́nh anh Lương…
    Gặp lại anh em trong những cảnh tù đầy ḷng dấy lên bao nỗi niềm nghẹn ngào. Tuy nhiên sự gặp mặt đă là một phần khích lệ lớn cho anh em c̣n vướng trong ṿng tù ngục của cộng sản.
    Sau chuyến đi thăm, hỗ trợ bạn tù lần ấy 1 tuần th́ tôi lại bị VC bắt lại trên đường từ Sài G̣n về Biên Ḥa. Chúng đưa tôi về nơi cư trú (B́nh Thạnh, Saigon) đọc lệnh bắt và khám xét, tất cả những h́nh ảnh giấy tờ tiền bạc của tôi đều bị thu hết, trong đó quan trọng là số tiền VC đă thu giữ của tôi đều có lập biên bản và có sự chứng kiến của người dân sung quanh nhưng măi về sau chúng đă cướp luôn của tôi không trả lại một cắc nào. Số tiền ấy cả thảy gồm 4,700 đôla cùng một số giấy tờ.
    Để hăm dọa tôi, chúng lại đưa tôi vào Trại tạm giam B34 Nguyễn Văn Cừ tức đại lộ Cộng Ḥa cũ, Trụ Sở Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia cũ trực thuộc Bộ Nội Vụ VNCH, nằm bên hông Nha Cảnh Sát Đô Thành Saigon trên đường Trần Hưng Đạo (4)
    Sau những lần đối mặt với các cuộc gọi là “thẩm tra”, tôi đă phản đối quyết liệt: “bắt người không có căn cứ chính đáng!”
    Họ trả lời tôi rằng: “anh đă ở tù 20 năm, một điều chúng tôi nhắc nhở anh rằng anh vẫn c̣n phải chịu 5 năm quản thúc cũng có nghĩa rằng mọi sự đi đứng và cuộc sống của anh đều phải thông qua chính quyền, nếu được phép mới được đi lại”
    Thật là phi lư đến mức độ lố bịch, đê hèn.
    Nhờ sự vận động can thiệp của Ủy Ban Nhân Quyền Thượng Viện Úc do Hội Nhân Quyền của các anh em cựu tù A20 hải ngoại và Hội Cựu Sinh Viên Úc Châu, nhà cầm quyền CSVN buộc phải thả tự do cho anh em chúng tôi sau 17 ngày giam giữ không lư do tại trại tù Bộ Nội Vụ 2 c̣n gọi là B34 (xin bạn đọc đón xem chi tiết ở loạt bài Hồi Tưởng của anh Lê Ngọc Vàng, cựu tù A20 án 20 năm, quê Bến Tre sắp đăng - by Admin)

    Sau đó vài hôm tôi đă tŕnh địa phương và làm đơn khiếu nại đ̣i lại số tài sản mà nhân viên an ninh của chế độ đă thu giữ của tôi bất hợp pháp, gần như ăn cướp!!!
    Những lá đơn tôi đă gửi đi 2 nơi: 1 văn pḥng chính phủ; 2: bộ nội vụ. Sau 1 tháng chờ đợi, bọn họ đă trả lời tôi hết sức đơn giản và côn đồ rằng là: “Số tiền và tài sản anh đang có là của những tổ chức phản động nước ngoài, văn pḥng chính phủ xét tịch thu vào công quỹ”.
    Kể từ sau đó mọi sự đi lại kể cả kế sinh nhai của tôi và gia đ́nh đều bị bọn chúng tiểu nhân hèn mạt bám riết, kiểm soát, cản trở, phá thối… một cách triệt để, hèn hạ. Một chế độ từng tự cho ḿnh là chiến thắng miền Nam hơn 30 năm trước nay lại đi cướp tài sản của 1 người tù vừa mới trở về, ngày vào tù là một thanh niên chưa tới 20 tuổi, ngày về th́ đă xấp xỉ 50, thân thể tàn tạ, không nghề nghiệp, không anh em thân thuộc…Chế độ ấy c̣n chủ trương truy bức hăm hại một người cựu tù thế cô, thua cuộc…th́ chế độ đó c̣n thua cả loài súc sinh đê mạt.
    Tới năm 2004 VC lại dở tṛ “cắt hộ khẩu” tôi ḥng tước quyền cơ bản của 1 công dân, một lần nữa tôi lại bị mất quyền tự do trên chính quê hương ḿnh. Những tháng ngày kế tiếp cứ hằng tháng hoặc thỉnh thoảng chúng nó có những lễ hội…chúng đều buộc tôi phải đến trụ sở phường tŕnh diện.
    Nhiều lần tôi đă phản đối sự triệu tập này, ít nhất họ đă mời tôi lên 3 lần gặp người của bộ nội vụ xuống làm việc, qua vài câu chuyện đôi co tôi đă đặt thẳng vấn đề: “các ông muốn ǵ ở nơi tôi?”
    Họ trả lời với tôi rằng:
    - “chúng tôi chỉ muốn nhắc nhở và khuyên anh rằng anh hăy chấm dứt tất cả những việc thăm viếng hỗ trợ những người c̣n trong tù, kể cả chấm dứt liên hệ với những tổ chức của nước ngoài”
    Tôi đă trả lời với họ rằng:
    - “đời tôi không có bạn ngoài những người bạn cùng khổ với tôi là những người bạn đồng tù. Tôi được tự do trước họ v́ thế lương tâm một con người không cho phép tôi bỏ rơi bạn đang c̣n chịu cảnh tù đày hành hạ đói khát trong ngục tối. Về những tổ chức ở nước ngoài, nếu các ông sợ rằng chúng tôi sẽ lật đổ chính quyền các ông chăng hoặc giả các ông thấy rằng sự có mặt của chúng tôi là một nguy hiểm đe doạ các ông hay nói cách khác nếu các ông có đủ bằng chứng về những mối nguy hiểm mà tôi sẽ tạo ra cho chế độ các ông th́ các ông đă bắt lại chúng tôi rồi!!!”
    Họ mở lời chiêu dụ tôi rằng:
    - “nếu anh thực hiện được những yêu cầu của chính quyền th́ chúng tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của anh”
    Tôi đă hỏi ngược lại:
    - “các ông nói đáp ứng cho tôi những ǵ?”
    Nó trả lời:
    - "tất cả những điều ǵ anh muốn".
    Tôi đáp:
    - “Tôi không cần bất cứ ǵ nơi các ông cả. Điều duy nhất tôi cần là tự do”

    Sau nhiều lần không chiêu dụ được, họ đă ra mặt tấn công tôi toàn diện về kinh tế và đời sống. Mọi ngơ ngách mưu sinh của tôi đều bị khóa chặt và phá hoại.

    Tiếp những năm sau đó tôi đă bôn ba khắp nơi khắp miền nhưng cuối cùng không c̣n cách nào khác tôi đành phải chọn một cuộc đời lưu vong trên đất khách.


    Tin và ảnh về Trần văn Long (2011) trên trang http://www.nsvietnam.com/online/tintuc/0327.tvlong.html - ảnh by Admin


    Thailand tháng 3/2015
    Cựu tù A20 Trần Văn Long

    - - - - - - -

    Chú thích của Admin:

    1: Conex: Chữ conex là do bởi sự ghép lại 2 tiếp đầu ngữ của hai chữ container và express. Tạm dịch conex là thùng sắt chứa hàng dùng cho ngành vận chuyển. Trong thời chiến tranh Việt Nam trước năm 75, quân đội Mỹ thường dùng conex để chuyên chở súng đạn, lương thực, dụng cụ, từ Mỹ (và nước Đồng Minh) qua Việt Nam bằng hàng không hoặc đường thủy. Sau chiến tranh, Việt cộng dùng conex để giam tù nhân: có lẽ đây là 1 "sáng kiến" gian ác mà các nhà tư bản Mỹ không sao ngờ tới!

    2: Ri sắt: phiên âm từ chữ "grille" tức "vĩ sắt" của Mỹ dùng để lót phi đạo cho những phi trường dă chiến trong chiến tranh Việt Nam.

    3: làm rộng: một "thuật ngữ" đặc biệt trong nhà tù Việt cộng nếu không chú thích rơ, có thể bạn đọc sẽ nghĩ đây là lỗi đánh máy (ruộng chứ không phải rộng!). Thật ra là làm rộng. Chữ này nhằm chỉ một thứ "quy chế" (do bọn cai tù VC nghĩ ra) có vẻ nhẹ, thoáng hơn dành cho những người tù đă sắp măn án (c̣n trên dưới 1 năm...). Thường ngày, tù nhân phải làm việc lao động khổ sai trong trại dưới sự canh gác của cảnh vệ kè kè với súng ống thường trực. Nhưng những người được cho đi "làm rộng" th́ được đi làm ở những thửa ruộng "của" trại tù nhưng nằm ngoài phạm vi trại. Tù nhân đi làm rộng được khoán việc ở những thửa ruộng bên ngoài đó mà không có cảnh vệ ôm súng đi theo canh gác họ. Họ tự giác đi, tự giác về v́ bọn cai tù tin rằng án sắp măn cho nên họ sẽ không t́m cách vượt ngục cho dù được đi ra ngoài lao động mà không có ai canh gác. Người tù đi làm rộng c̣n được "hưởng" một t́nh trạng quư báu với tù nhân: được giao tiếp xă hội, trao đổi tin tức, chuyện tṛ... với đồng bào ở bên ngoài, nơi những khu dân cư ở lân cận trại mà đa số đồng bào ở quanh đấy cũng đều là nông dân phải hàng ngày làm việc đồng áng của riêng họ.


    Saigon, la rue Catinat đầu thế kỷ 20

    Saigon, la rue Catinat 1950, ngă tư Tự Do - Lê Thánh Tôn. Ṭa nhà 4 tầng mái nhọn là cửa hiệu nổi tiếng La Pagode (xem Card de Visite của La Pagode bên dưới)


    Bộ Nội Vụ thời VNCH (chú ư hàng chữ chỗ mũi tên đỏ) ngă tư Tự Do - Nguyễn Du

    4: (xem các ảnh trên) 164 de la rue Catinat Saigon: Nguyên thủy là Sở Thuế Vụ do thực dân Pháp lập vào cuối thế kỷ 19 ngay ngă tư Catinat - Taberd (Đường Tự Do - Nguyễn Du). Đến năm 1912 được dùng làm “Trésor public” (Ngân khố, Kho bạc). Năm 1917 khi Kho bạc được xây mới trên Đại Lộ Charner (Đại lộ Nguyễn Huệ) thực dân Pháp bố trí cho Sở Mật thám Nam Kỳ và Sở Cảnh sát Trung tâm dùng nơi này làm Poste de Police (Bót Cảnh Sát). Do nằm trên đường Catinat nên người ta thường gọi là “Bót Catinat”. Sau Genève 1954, chính quyền quốc gia đổi la rue Catinat thành đường Tự Do và dùng nơi đây làm trụ sở Bộ Nội Vụ. Đây là đoạn đầu đường Tự Do, từ trong Bộ Nội Vụ -cổng Nguyễn Du- bước ra nh́n chếch sang trái là Nhà Thờ Đức Bà Saigon. Trụ Sở Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia cũ -trực thuộc Bộ Nội Vụ VNCH- cũng tọa lạc ở đây, thời đệ nhất cộng ḥa đă chuyển về đại lộ Cộng Ḥa cũ năm bên hông Nha Cảnh Sát Đô Thành Saigon (trên đường Trần Hưng Đạo)

    *: Admin chú thích ảnh đầu: trong ảnh là sổ "Hộ Khẩu" của ông Trần văn Long, một loại sổ Liên Gia hay sổ Gia Đ́nh thời quốc gia ở miền nam Việt Nam [một gia đ́nh sinh hoạt -không thường lệ lắm -với 1 loạt các gia đ́nh khác trong khu, xóm dưới quyền của 1 Liên Gia Trưởng, trong đó ghi vắt tắt chi tiết các thành viên của gia đ́nh đó, từ ngữ "chủ hộ" của VC th́ thời ấy trong sổ Liên Gia gọi là "Gia Trưởng"].VC đă "cấp" Hộ Khẩu này cho gia đ́nh ông Long vào 28 tháng 4 năm 1997, trong đó, khác với hầu hết các sổ "Hộ Khẩu" b́nh thường, th́ "Hộ Khẩu" của ông Long được ghi các chi tiết rất sơ sài một cách khác thường, chỉ gồm:
    -địa chỉ thường trú: B́nh Thạnh (tỉnh Gia Định cũ) mà không có số nhà.
    -ở ḍng "Nơi thường trú trước khi chuyển đến:: thay v́ là "nơi" th́ cán bộ công an VC chỉ ghi ngày (không nh́n rơ...) /năm 97
    -kư chính sổ "Hộ Khẩu" này là tên Thiếu tá VC "phó Công an Quận B́nh Thạnh": Nguyễn minh Hoàng.
    -trang bên có bút tích của 1 tên VC khác: Hộ gồm (02) hai NK (==> NK tức viết tắt của chữ Nhân Khẩu) và chữ kư với ḍng chữ in sẵn: đại úy Trần hữu Chí
    xin xem chi tiết ở cuối bài này
    Last edited by Lê Tùng Châu; 11-03-2015 at 03:33 PM.

  4. #4
    Member Mr.K1ng's Avatar
    Join Date
    24-09-2013
    Posts
    103
    Tôi gộp chung 3 bài thành 1 bài cho mọi người tiện theo dơi.

  5. #5
    Member
    Join Date
    31-03-2011
    Location
    http://letungchau.blogspot.com/
    Posts
    140
    Quote Originally Posted by Mr.K1ng View Post
    Tôi gộp chung 3 bài thành 1 bài cho mọi người tiện theo dơi.
    OK cám ơn Mod nhé!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 11-03-2013, 03:58 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:53 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 27-12-2010, 05:13 PM
  4. Replies: 9
    Last Post: 15-12-2010, 10:50 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •