Page 15 of 19 FirstFirst ... 5111213141516171819 LastLast
Results 141 to 150 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #141
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [39]. Sách Giô-na (Jonah)
    Theo sách 2 Vua, (2 Kgs 14:25) hay (2V14, 25), Ngôn sứ Giô-na (Jonah) hoạt động ở vương quốc Ít-ra-en (Israel) phía bắc, thời vua Gia-róp-am II (Jeroboam II, trị v́ 786-746 tCN). Vào thời đó thành phố Ni-ni-vê (Nineveh) chưa là thủ đô của đế quốc Tân Át-sua (Neo-Assyrian Empire); Ni-ni-vê chỉ là thủ đô của Tân Át-sua kể từ năm 705 tCN đến 612 tCN. Năm 612 tCN là năm liên quân của người Babylon và Medes tiêu hủy Ni-ni-vê.

    Tân Át-sua là đế quốc đă tiêu diệt vương quốc Ít-ra-en phía bắc năm 721 tCN và đánh cướp Jerusalem của vương quốc Giu-đa (Judah) phía nam vào năm 701 tCN. Do đó Tân Át-sua là kẻ thù của dân Do Thái lúc bấy giờ.

    Trong bối cảnh như trên, theo nội dung sách Giô-na, ngôn sứ Giô-na được ơn gọi của Thiên Chúa sang Ni-ni-vê giảng đạo:
    “1 Có lời ĐỨC CHÚA phán với ông Giô-na, con ông A-mít-tai, rằng: 2 “Hăy đứng dậy, đi đến Ni-ni-vê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết rằng sự gian ác của chúng đă lên thấu tới Ta”.

    V́ chỉ là môt câu chuyện dụ ngôn, nên sách Giô-na không nói rơ Thiên Chúa đă ra lệnh cho ngôn sứ Giô-na đi Ni-ni-vê giảng đạo năm nào.

    Do Ni-ni-vê là kẻ thù của Ít-ra-en nên ngôn sứ Giô-na không muốn đi. Giô-na t́m cách trốn Chúa bằng cách qua một xứ khác bằng thuyền. Khi thuyền đi trên biển, một cơn băo lớn xảy ra. Giô-na biết là v́ ông nên Thiên Chúa đă tạo ra cơn băo. Do đó, Giô-na bảo các thuỷ thủ trên thuyền hăy ném ông xuống biển để Thiên Chúa cho băo ngừng. Khi bị ném xuống biển Giô-na bị một con cá lớn nuốt vào bụng. Ở trong bụng cá ba ngày ba đêm, Giô-na cầu nguyện xin Thiên Chúa cứu thoát ông. Và Thiên Chúa đă nhậm lời ông, cho con cá vào đất liền và nôn ông ra khỏi bụng nó.

    Sau đó Giô-na đi đến Ni-ni-vê. Ông cảnh báo dân Ni-ni-vê phải hối cải, nếu không Ni-ni-vê sẽ bị tiêu hủy. Dân chúng Ni-ni-vê nghe theo ông nên Ni-ni-vê không bị Thiên Chúa phá hủy vào thời điểm đó. Giô-na thấy Thiên Chúa không phạt Ni-ni-vê nên ông buồn, v́ Ni-ni-vê là kẻ thù của dân tộc ông. Thiên Chúa nói với Giô-na là Người chăm sóc tất cả mọi dân tộc, chứ không phải chỉ chăm sóc dân Do thái, vốn là dân riêng của Thiên Chúa.

    Ngôn sứ Giô-na không phải là tác giả sách Giô-na (Gn).
    Sách Giô-na do môt người khác viết vào khoảng cuối thế kỷ V trước Công nguyên, thời hậu lưu đày ở Ba-by-lon. Chủ đề chính của sách là Thiên Chúa luôn luôn chăm sóc tất cả mọi dân tộc, nếu phạm tội nhưng biết ăn năn hối cải th́ sẽ được Thiên Chúa tha thứ. Tác giả đă mượn tên của vị ngôn sứ Giô-na mà đặt tên cho tác phẩm của ông và đă tưởng tượng ra một câu truyện có nhiều chi tiết không có thật trong lịch sữ.

    Trong phần Dẫn Nhập sách Giô-na, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết:
    “Sách Giô-na vẫn được xếp vào bộ “12 ngôn sứ nhỏ” trong quy điển Do thái giáo Pa-lét-tin. Nhưng ai cũng thấy sách này không giống như các sách ngôn sứ khác, mà chỉ là một câu chuyện hài hước, dí dỏm, châm biếm về một vị ngôn sứ. Ông Giô-na con ông A-mít-tai là một ngôn sứ thời vua Gia-róp-am II của vương quốc Ít-ra-en (786-746 tCN), được nói đến trong 2 V 14,25.
    Cuốn sách mang tên Giô-na kể lại cuộc phiêu lưu của ông khi ông được sai đi rao giảng cho thành Ni-ni-vê, thủ đô của đế quốc Át-sua, kẻ thù truyền kiếp của Ít-ra-en. Những yếu tố phóng đại (thành phố rộng ba ngày đàng, cả người lẫn thú vật đều khoác áo vải thô, ăn chay ...), thậm chí hoang đường (con cá nuốt ông Giô-na vào bụng rồi mửa ông ra trên bờ ...) cho thấy đây không phải là một tŕnh thuật lịch sử.

    Những nhận định trên đây khiến ta có thể coi sách Giô-na là một câu chuyện, một dụ ngôn dài, mượn danh một vị ngôn sứ trong lịch sử Ít-ra-en.”


    Trong phần Introduction của sách Giô-na, bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ viết: “As to genre, it has been classified in various ways, such as parable or satire”. (Xin tạm dịch: “Về thể loại, sách Giô-na đă được phân loại theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như chuyện dụ ngôn hay châm biếm”.)

    Nội dung chính của sách Giô-na được Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ tóm tắt như sau (với cách đánh số được chúng tôi thay đổi để phù hợp chung với các bài trong tài liệu này):

    “Bố cục được đánh dấu bằng hai tŕnh thuật về lệnh Thiên Chúa truyền cho Giô-na: (Gn 1,1-3) và (Gn 3,1-4).

    I. Lần sai đi thứ nhất (Gn 1,1 – 2,11):
    1. Giô-na và các thuỷ thủ (Gn 1,1-16):
    a. Giô-na nghe lệnh và đi trốn (Gn 1,1-3).
    b. Cơn băo, phản ứng của các thuỷ thủ và của Giô-na (Gn 1,4-16).

    2. Giô-na và con cá lớn (Gn 2,1-11):
    a. Con cá nuốt Giô-na vào bụng rồi mửa ông lên bờ theo lệnh Thiên Chúa (Gn 2,1.11).
    b. Lời cầu nguyện của Giô-na trong bụng cá (Gn 2,2-10).

    II. Lần sai đi thứ hai (Gn 3,1 – 4,11):
    1. Dân thành Ni-ni-vê thống hối (Gn 3,1-10):
    a. Hoạt động của ngôn sứ (Gn 3,1-4).
    b. Phản ứng của toàn thành phố (Gn 3,5-10).

    2. Ông Giô-na nổi giận và Thiên Chúa t́m cách hoán cải tâm hồn ông (Gn 4,1-11):
    a. Ông Giô-na nổi giận và từ chối đối thoại với Thiên Chúa (Gn 4,1-5).
    b. Thiên Chúa cho ông một bài học thực tế và mời gọi ông suy nghĩ lại về thái độ khoan dung tha thứ của Thiên Chúa (Gn 4,6-11).”


    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Giô-na:
    Sách Giô-na theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Giô-na hay Yôna theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Giô-na hay Jonah theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Đế quốc Tân Át-sua vào thời của ngôn sứ Jonah, hay duới thời vua Gia-róp-am II (Jeroboam II, trị v́ vương quốc Israel 786-746 tCN)



    Assyrian Empire bắt dân Do thái lưu đày sang các vùng của đế quốc Át-sua trong các năm 745-715 tCN.



    Các cuộc hành tŕnh của ngôn sứ Jonah theo sách Jonah


    Hành tŕnh có màu xanh đậm từ Gia-phô (Joppa) đến Tác-sít (Tarshish) để trốn ơn gọi của Thiên Chúa, (Jon 1:3).
    Hành tŕnh có màu đỏ từ Joppa đến Nineveh theo ơn gọi của Thiên Chúa.


    Vị trí của Nineveh trên bản đồ Google hiện nay


    Nineveh ngày nay chỉ c̣n là Nineveh Ruins (Tàn Tích của Nineveh) nằm bên trong thành phố Mosul của Iraq. Mosul cách Baghdad 400 km (250 miles) về hướng bắc. Từ ngày 10 tháng 6 năm 2014, Mosul đă bị Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS, ISIS hay ISIL) chiếm đóng. Ngôi mộ nỗi tiếng của ngôn sứ Jonah tại Mosul, Prophet Yunus Mosque, hay The Mosque of the Prophet Yunus (Jonah), đă bị IS giật ḿn tiêu hủy ngày 24 tháng 7, 2014.


    Ngôn sứ Jonah dưới nét vẽ của Michelangelo


    The Prophet Jonah, tranh vẽ trên trần của Michelangelo (Sistine Chapel Ceiling, 1508–1512)

  2. #142
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [40]. Sách Mi-kha (Micah)
    Ngôn sứ Mi-kha (Micah, c̣n được gọi là Micheas) người gốc ở Mô-re-sét (Moresheth, c̣n gọi là Moresheth-Gath, cách Giê-ru-sa-lem (Jerusalem) khoảng 40 km về phía tây nam) thuộc vương quốc Giu-đa (Judah).

    Theo sách Mi-kha (Mk), ngôn sứ Mi-kha thi hành sứ mạng ngôn sứ vào thời các vua cai trị vương quốc Giu-đa ở phía nam là Giô-tham (Jotham, trị v́ 740-736 tCN), A-khát (Ahaz, trị v́ 736-716 tCN), Giơ-khít-ki-gia (Hezekiah, trị v́ 716-687 tCN). Theo nhiều nhà chú giải Kinh Thánh, ngôn sứ Mi-kha thực tế chỉ thi hành sứ mạng ngôn sứ vào giữa những năm 725-687 tCN, phần lớn thời gian dưới thời vua Giơ-khít-ki-gia.

    Nhiều nhà chú giai Kinh Thánh cho rằng ngôn sứ Mi-kha chỉ viết 3 chương đầu của sách Mi-kha, sau khi vương quốc Ít-ra-en (Israel) ở phía bắc bị đế quốc Át–sua (Assyria) đánh chiếm năm 721 tCN; các chương c̣n lại có thể do môn đệ của ông hay người khác viết. Do sách đă trải qua một quá tŕnh h́nh thành phức tạp nên nhiều người cho rằng sách được hoàn tất trong thời gian lưu đày, 587-538 tCN, hoặc sau thời gian lưu đày, sau 538 tCN.

    Ngôn sứ Mi-kha cảnh báo vương quốc Giu-đa và vương quốc Ít-ra-en về những tội ác của họ. Thiên Chúa sẽ trừng phạt họ nếu họ không hối cải: Sa-ma-ri (Samaria), thủ đô của vương quốc Ít-ra-en, sẽ bị hủy diệt, kế đến sẽ là Giê-ru-sa-lem, thủ đô của vương quốc Giu-đa sẽ bị cướp phá. Từ Xi-on (Zion) trong sách này có thể được hiểu đồng nghĩa với Giê-ru-sa-lem. Danh từ Ít-ra-en khi dùng không có “vương quốc” đi trước có thể hiểu là đất nước Do thái gồm vương quốc Ít-ra-en phía bắc và vương quốc Giu-đa phía nam.
    Sau cùng khi dân trở lại thờ phụng Thiên Chúa, Do thái sẽ trở lại là một dân tộc hùng mạnh.

    Các tiên báo nổi tiếng của ngôn sứ Mi-kha là Chúa Giêsu sẽ được sinh ra ở Bê-lem (Bethlehem), (Mk 5, 1), vương quốc Ít-ra-en sẽ bị tiêu diệt, (Mk1, 5-7), và vương quốc Giu-đa sẽ bị cướp phá, (Mk 1, 8-9). Các tai ương của vương quốc Ít-ra-en năm 721 tCN và của vương quốc Giu-đa năm 701 tCN đều đă xảy ra dưới thời ngôn sứ Mi-kha thi hành sứ mạng ngôn sứ của ḿnh.

    Câu văn mang nhiều tâm tư của ngôn sứ Mi-kha là câu (Mk 6,8): “Hỡi người, bạn đă được nói cho hay điều nào là tốt, điều nào ĐỨC CHÚA đ̣i hỏi bạn: đó chính là thực thi công bằng, quư yêu nhân nghĩa và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa của bạn.”

    Sách Mi-kha có thể được chia ra bốn phần chính như sau:
    • Mô tả vắn tắt nội dung sách Mi-kha, (Mk1,1).

    I. Các sấm ngôn trừng phạt, (Mk 1,2-3,12):
    1. Sấm ngôn tiên báo số phận của Sa-ma-ri, (Mk 1,2-7).
    2. Sấm ngôn tiên báo số phận của Giê-ru-sa-lem, (Mk 1,8-9).
    3. Bài ai ca khóc 12 thành miền đất thấp của Giu-đa, (Mk 1,10-16).
    4. Sấm ngôn chống sự tham lam của những người có thế lực, (Mk 2,1-5).
    5. Ngôn sứ đấu khẩu với đối phương là các ngôn sứ giả, (Mk 2,6-11).
    6. Lời hứa Ít-ra-en sẽ được tái thống nhất, (Mk 2,12-13).
    7. Chống các thủ lănh và những người cai trị tham nhũng áp bức dân, (Mk 3,1-4).
    8. Chống các ngôn sứ giả hám lợi, các tiên tri khất thực (Mk 3,5-8).
    9. Cảnh báo cho các thủ lănh chính trị và tôn giáo của Giê-ru-sa-lem về viễn cảnh điêu tàn của Xi-on, (Mk 3,9-12).

    II. Các sấm ngôn của sự cứu rỗi, (Mk 4,1-5,14):
    1. Triều đại vua tương lai của mọi dân tộc sẽ là Đức Chúa ở Xi-on, (Mk 4,1-5).
    2. Đàn chiên “số sót” (Remnant) tản mác sẽ được tập hợp ở Xi-on, (Mk 4,6-8).
    3. Xi-on bị bao vây, lưu đày và sẽ được giải thoát, (Mk 4,9-10).
    4. Các dân địch thù thất bại trước Xi-on, (Mk 4,11-13).
    5. Giai đoạn suy vi và vinh quang của vương triều Nhà Đa-vít; Đấng Messiah sẽ được sinh ra ở Bê-lem Ép-ra-tha (Bethlehem-Ephrathah). (Mk 4,14-5,3).
    6. Chính Ngài là sự b́nh an và Ngài sẽ chiến thắng Át-sua, (Mk 5,4-5).
    7. Vai tṛ tương lai của số c̣n sót lại, “số sót”, của Ít-ra-en ở giữa chư dân, (Mk 5,6-7).
    8. Đức Chúa sẽ loại bỏ các trở ngại cho đức tin Giao ước, (Mk 5,8-14).

    III. Thông báo về ngày phán xét, (Mk 6,1-7,7):
    1. Đức Chúa kiện cáo dân Ít-ra-en, (Mk 6,1-8).
    2. Chống sự gian giảo của cư dân thành Giê-ru-sa-lem, (Mk 6,9-15).
    3. Giê-ru-sa-lem sẽ bị phạt v́ tội lỗi của ḿnh - Gương đổ nát hoang tàn của Sa-ma-ri, (Mk 6,16).
    4. Lời than van: Một xă hội đảo điên, (Mk 7,1-7):
    a. Bất công xă hội và hậu quả là Thiên Chúa phạt, (Mk 7, 1-6).
    b. Thái độ của ngôn sứ, (Mk 7,7).

    IV. Niềm tin vào tương lai của Thiên Chúa, (Mk 7,8-20):
    1. Xi-on bị kẻ thù sỉ nhục, (Mk 7,8-10).
    2. Lời sấm tiên báo ngày hồi phục của Giê-ru-sa-lem, (Mk 7,11-13).
    3. Lời nguyện cho các dân phải xấu hổ, (Mk 7,14-17).
    4. Bài thánh ca xin Thiên Chúa thứ tha, (Mk 7,18-20).


    (C̣n tiếp)
    *
    **


    Bản văn sách Mi-kha:
    Sách Mi-kha theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Mi-kha hay Mica theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Mi-kha hay Micah theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Vương quốc Israel và Judah thời ngôn sứ Micah bắt đầu thi hành sứ mạng ngôn sứ


    Cuối thời rao giảng của ngôn sứ Micah v́ vương quốc Israel bị Át-sua tiêu diệt năm 721 tCN, nên Do Thái chỉ c̣n lại vương quốc Judah.


    Ngôn sứ Micah


    The Prophet Micah, tranh của Moretto da Brescia, khoảng năm 1550.

  3. #143
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [41]. Sách Na-khum (Nahum)
    Ngay trước khi Ni-ni-vê (Nineveh), thủ đô của đế quốc Át-sua (Assyria), sụp đổ năm 612 tCN, ngôn sứ Na-khum (Nahum) đă nói ra lời tiên tri của ḿnh về sự hủy diệt của thành phố mà dân Do thái luôn nguyền rủa này. Ngôn sứ Na-khum, theo sách Na-khum (Nk) có gốc ở thành phố En-cốt (Elkosh). Cho đến nay người ta không rơ En-cốt ở đâu. Theo The Catholic Encyclopedia, có thể nói Na-khum có gốc ở biên giới hai bộ lạc Giu-đa và bộ lạc Si-mê-ôn (Simeon) trong vương quốc Giu-đa.

    Sách Na-khum đă được biên soạn vào giữa những năm 663-612 tCN. Năm 663 tCN là năm Át-sua đánh chiếm thành phố Nô A-môn (No-amon) của Ai cập (Egypt), được sách Na-khum nói đến trong (Nk 3,8-11); Nô A-môn là Tép-bơ (Thebes) theo cách gọi của người Hy Lạp (Greek). Năm 612 tCN là năm Ni-ni-ê của Át-sua bị liên quân Ba-by-lon (Babylon) và Mê-đi (Medes) tiêu diệt, đă được ngôn sứ Na-khum tiên báo trong (Nk 2,2).

    Ngôn sứ Na-khum viết về Át-sua, môt nước vốn là kẻ thù của dân Do thái. Dân của Ni-ni-vê rất độc ác với các nước láng giềng. Do vậy Thiên Chúa gởi các kẻ thù của Át-sua đến tiêu diệt Ni-ni-vê. Thiên Chúa muốn chấm dứt sự ác độc của Ni-ni-vê. Nhưng Thiên Chúa sẽ cứu giúp Do thái là dân riêng của Người. Và Do thái sẽ trở lại là một quốc gia hùng mạnh.

    Sách Na-khum có thể được chia ra hai phần chính như sau:

    • Lời giới thiệu: Lời sấm về Ni-ni-vê, (Nk 1,1).
    I. Lời mở đầu, (Nk 1,1-2,1):
    1. Thánh vịnh - Cơn thịnh nộ của Đức Chúa, (Nk 1,2-8).
    2. Các sấm ngôn nói về sự cứu chuộc Giu-đa và trừng phạt Át-sua, (Nk 1,9-2,1):
    b. Về Giu-đa, (Nk 1,9-10).
    c. Về Át-sua, (Nk 1,11).
    d. Lời sấm về Giu-đa, (Nk 1,12-13).
    e. Lời sấm về vua Át-sua, (Nk 1,14).
    f. Tin mừng cho Giu-đa: b́nh an sẽ đến với Giu-đa, (Nk 2,1).

    II. Ni-ni-vê bị sụp đổ, (Nk 2,2-3,19):
    1. Na-khum tả cuộc tấn công vào Ni-ni-vê, (Nk 2,2-11).
    2. Bản án Thiên Chúa dành cho con sư tử Át-sua, (Nk 2,12-14).
    3. Bản án Thiên Chúa dành cho Ni-ni-vê đàng điếm , (Nk 3,1-7).
    4. Bài học về thành phố Nô A-môn của Ai cập, (Nk 3,8-11).
    5. Ni-ni-vê chuẩn bị đối phó với quân thù tấn công, nhưng vô ích, (Nk 3,12-17c).
    6. Điếu văn cho Ni-ni-vê, (Nk 3,18-19).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách Na-khum:
    Sách Na-khum theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Na-khum hay Nahum theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Na-khum hay Nahum theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Đế quốc Át-sua (Assyrian) thời ngôn sứ Nahum


    Trong h́nh trên, vương quốc Judah được vẽ trong đường đứt đoạn: vương quốc Judah không nằm trong sự cai trị của đế quốc Át-sua.
    Năm 701 tCN, vua Xan-khê-ríp (Sennacherib) của Át sua định đánh chiếm vương quốc Giu-đa, nhưng thất bại, [Xin xem (2Kgs 18:13-19:37) hay (2V18,13-19,37)]. Vua Xan-khê-ríp bại trận rút về Ni-ni-vê (Nineveh). Các con Xan-khê-ríp dùng gươm đâm ông chết [Xin xem (2Kgs 19:36-37) hay (2V19,36-37)].


    Sơ đồ thành Nineveh thời ngôn sứ Nahum


    Thành Nineveh có 15 cổng. Cung điện của vua Xan-khê-ríp (Sennacherib, trị v́ Assyria 705–681 tCN) và vua Ashurbanipal (trị v́ 669–633 tCN) nằm bên trong thành Nineveh.


    Sơ đồ Tàn Tích thành Nineveh (Nineveh Ruins) trên bản đồ Google hiện nay


    Nineveh Ruins (trong h́nh ellipse màu vàng) nằm bên trong thành phố Mosul của Iraq. Các cổng thành Nineveh được đánh dấu bằng các ṿng tṛn màu đỏ. (Về vị trí của Mosul ở Iraq, xin xem post # 141).


    Ngôn sứ Nahum


    Ngôn sứ Nahum, 1888 - Tranh của James Tissot.


    Vị trí của ngôi mộ của ngôn sứ Nahum ở Alqosh trên đất nước Iraq hiện nay


    Alqosh, nơi có ngôi mộ của ngôn sứ Na-khum, cách Mosul khoảng 50 kilometres (31 miles) về phía bắc.


    Mộ ngôn sứ Nahum


    Mộ ngôn sứ Nahum được phủ vải màu xanh trong h́nh trên. Bên ngoài chỉ là những đổ nát do chiến tranh trong thời gian gần đây với IS, ISIS hay ISIL.

  4. #144
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [42]. Sách Kha-ba-cúc (Habakkuk)
    Trong phần giới thiệu sách Habakkuk, các dịch giả sách New American Bible Revised Edition 2011 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ viết như sau:
    “Habakkuk is the only prophet to devote his entire work to the question of the justice of God’s government of the world.”
    Xin tạm dịch:
    “Chỉ có ngôn sứ Kha-ba-cúc là vị tiên tri dành toàn bộ công việc của ḿnh cho câu hỏi về đức công chính của Thiên Chúa trong cách vận hành thế giới.”

    Vấn nạn của ngôn sứ Kha-ba-cúc (Habakkuk) cũng là thắc mắc của dân Giu-đa lúc bấy giờ. Và cũng có thể là vấn nạn của chúng ta trong cuộc sống hiện nay.

    Trong phần Dẫn Nhập Sách Kha-ba-cúc, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết:
    “Những lời sấm này được gửi đến dân Giu-đa đang thắc mắc về đức công chính của Thiên Chúa. Họ không hiểu tại sao Thiên Chúa là Đấng Thánh và là Đấng Chính Trực mà lại để dân ngoại tội lỗi xâm phạm Đền Thờ là nơi Người ngự, tàn sát dân riêng Người tuyển chọn”.

    Ngôn sứ Kha-ba-cúc là ai mà dám hạch hỏi Thiên Chúa như vậy?

    Ngôn sứ Kha-ba-cúc (Habakkuk), theo nhiều nhà chú giải Kinh Thánh, hoạt động ngôn sứ trong khoảng thế kỷ thứ 7 tCN, vào thời gian đế quốc Ba-by-lon (Neo-Babylonian Empire) của người Can-đê (Chaldean) hùng mạnh nhất. Cũng theo nhiều nhà chú giải Kinh Thánh, Kha-ba-cúc có gốc ở vương quốc Giu-đa (Judah) và sách Kha-ba-cúc (Kb) được hoàn tất vào khoảng 605-600 tCN, trước khi vua Ba-by-lon là Na-bu-cô-đô-nô-xo (Nebuchadnezzar II, trị v́ 605–562 tCN) đánh chiếm và cướp phá Đền thờ ở Giê-ru-sa-lem năm 587 tCN.

    Trong sách, Kha-ba-cúc đối thoại với Thiên Chúa về các thắc mắc của ông như tại sao kẻ xấu không bị trừng phạt, tại sao Thiên Chúa dùng kẻ hung dữ để trừng phạt người tốt hơn; Kha-ba-cúc nêu lên những lời chúc dữ cho dân Can-đê, kẻ áp bức và cuối cùng là lời Kha-ba-cúc cầu xin Đức Chúa can thiệp.

    Sách được chia ra ba phần chính sau đây, (phần lớn dựa theo Introduction và Commentary trong bài viết về sách Habakkuk trong The New Jerome Biblical Commentary - 1st Edition, các trang 261-264.):

    • Tên sách, (Kb 1,1).
    I. Cuộc đối thoại giữa ngôn sứ Kha-ba-cúc và Thiên Chúa, (Kb 1,2-2,4):
    1. Cuộc đối thoại lần thứ nhất, (Kb 1,2-11):
    a. Lời phàn nàn của ngôn sứ: Không c̣n công lư bên trong Giu-đa, (Kb 1,2-4)
    b. Thiên Chúa trả lời Kha-ba-cúc: Người Can-đê (Chaldean) sẽ là dụng cụ để sửa phạt của Thiên Chúa*, (Kb 1,5-11).

    2. Cuộc đối thoại lần thứ hai, (Kb 1,12-2,5):
    a.Lời phàn nàn của ngôn sứ: Làm sao Thiên Chúa chí công lại dùng kẻ dữ hại người lành, (Kb 1,12-17)
    b.Thiên Chúa trả lời Kha-ba-cúc: Người lành sẽ sống nhờ ḷng trung tín,
    (Kb 2,4): “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngă gục, c̣n người công chính th́ sẽ được sống, nhờ ḷng thành tín của ḿnh.” - (Kb 2,1-5**).

    II. Năm lời nguyền rủa, chúc dữ cho bạo quyền Can-đê, kẻ áp bức, (Kb 2,5-20):
    1. Lời mở đầu, (Kb 2,5-6a).
    2. Lời nguyền rủa thứ nhất: chống lại sự tham lam tiền bạc (Greed), (Kb 2,6b-8).
    3. Lời nguyền rủa thứ hai: chống lại tính kiêu căng, ngạo mạn (Presumption), (Kb 2,9-11).
    4. Lời nguyền rủa thứ ba: chống lại tính khoác lác (Vainglory) và bạo lực (Violence), (Kb 2,12-14).
    5. Lời nguyền rủa thứ tư: chống lại tội làm suy thoái phẩm giá con người (Degradation of Human Dignity), (Kb 2,15-17).
    6. Lời nguyền rủa thứ năm: chống lại sự tôn thờ ngẫu tượng (Idolatry), (Kb 2,18-20).

    III. Bài Thánh Ca (Canticle) của ngôn sứ Kha-ba-cúc, (Kb 3,1-19):
    1. Tựa đề: Lời cầu nguyện của ngôn sứ Kha-ba-cúc, theo điệu Ai ca (Shigyonot), (Kb 3,1).
    2. Giới thiệu: Xin Đức Chúa can thiệp, cho tái diễn các công tŕnh trong quá khứ, (Kb 3,2).
    3. Sự xuất hiện của Đức Chúa để cứu dân của Người, (Kb 3,3-15):
    a. Đức Chúa xuất hiện và phản ứng của các tạo vật, (Kb 3,3-7).
    b. V́ con dân của ḿnh, Đức Chúa giao chiến với các lực của Hổn Mang như sông, biển, sấm sét, (Kb 3,8-15):
    • Chuẩn bị cho cuộc chiến, (Kb 3,8-9).
    • Phản ứng của thiên nhiên, (Kb 3,10-11).
    • Gánh nặng của cuộc chiến, (Kb 3,12-13).
    • Đức Chúa Chiến thắng, (Kb 3,14-15).

    4. Kết luận: Ḷng tin nơi Thiên Chúa, (Kb 3,16-19):
    a. Nỗi lo lắng và sợ hăi của ngôn sứ, (Kb 3,16-17).
    b. Đức Chúa đầy yêu thương và công b́nh -
    (Kb 3,18): “Nhưng phần tôi, tôi nhảy mừng v́ ĐỨC CHÚA,
    hỷ hoan v́ Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.”
    - (Kb 3,18-19).


    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Chú thích:[*]: Chú giải các câu (Hb1:5–7) trong bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ như sau:

    “*[1:5–7] Habakkuk interprets the Babylonian defeat of Egypt at Carchemish (605 B.C.) as the answer to his complaint: the Lord will send the Chaldean empire against Judah as punishment for their sins.”

    Xin tạm dịch: “Kha-ba-cúc giải thích việc Babylon đánh bại Ai Cập (Egypt) ở Các-cơ-mít (Carchemish) năm 605 tCN là câu Thiên Chúa trả lời khiếu nại của ông: Thiên Chúa sẽ gửi người của đế quốc Can-đê (Chaldean) đến trừng phạt Giu-đa như là h́nh phạt cho tội lỗi của họ”, (trong các năm 597 tCN và 587 tCN).

    [**]: Chú giải các câu (Kb 2,1-4), hai anh em Linh mục Bernard Hurault và Louis Hurault viết và được Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch lại trong sách “Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người”, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2012, trang 1542 như sau:
    “Câu trả lời của Đức Chúa: Đến một ngày, người ta sẽ thấy rơ người tốt lành và kẻ xấu không được đối xử như nhau. Những ai luôn trung thành sẽ được cứu thoát.”


    Bản văn sách Kha-ba-cúc:
    Sách Kha-ba-cúc theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Kha-ba-cúc hay Habacuc theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Kha-ba-cúc hay Habakkuk theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Vương quốc Giu-đa thời ngôn sứ Kha-ba-cúc, trước khi bị đế quốc Chaldean đánh chiếm


    Đế quốc Chaldean cũng là đế quốc Babylon, v́ đế quốc Babylon lúc đầu là do những người thuộc bộ lạc Chaldea gây dựng nên.


    Đế quốc Tân-Ba-by-lon (Can-đê) [Neo-Babylon (Chaldean) Empire], màu vàng, trong các năm (626-539 tCN).


    The Neo-Babylon (Chaldean) Empire: (626-539 BCE)


    Đế quốc Tân-Ba-by-lon (Can-đê) [Neo-Babylon (Chaldean) Empire], màu vàng nhạt, khoảng năm 600 tCN.


    Đế quốc Ba-by-lon (Babylon Empire), màu gạch, khoảng năm 1750 tCN và đế quốc Tân-Ba-by-lon (Can-đê) [Neo-Babylon (Chaldean) Empire], màu vàng nhạt, khoảng năm 600 tCN, sau khi đánh chiếm Giu-đa.


    Tượng ngôn sứ Kha-ba-cúc


    Statue of Habakkuk Tượng do Donatello sáng tác, hiện ở trong the Museo dell'Opera del Duomo, Florence, Ư.


    "Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài, c̣n Ngài cứ đứng nh́n cảnh khổ đau?"


    Lời phàn nàn thứ nhất của ngôn sứ: Sự công chính suy thoái
    “2 Cho đến bao giờ, lạy ĐỨC CHÚA,
    con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe,
    con la lên: “Bạo tàn !” mà Ngài không cứu vớt? 3 Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài,
    c̣n Ngài cứ đứng nh́n cảnh khổ đau?
    Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn,
    chỗ nào cũng thấy tranh chấp và căi cọ. 4 V́ thế, Luật không được tuân giữ,
    công lư chẳng c̣n thấy xuất hiện,
    v́ kẻ gian ác bủa vây người công chính
    nên chỉ c̣n thứ công lư vạy ṿ.” (Kb 1,2-4)


    "Người công chính th́ sẽ được sống, nhờ ḷng thành tín của ḿnh"


    “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngă gục, c̣n người công chính th́ sẽ được sống, nhờ ḷng thành tín của ḿnh.” (Kb 2,4)
    Last edited by Truc Vo; 11-04-2016 at 01:51 AM.

  5. #145
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [43]. Sách Xô-phô-ni-a (Zephaniah)
    Ngôn sứ Xô-phô-ni-a (Zephaniah) sống ở vương quốc Giu-đa (Judah) vào khoảng thế kỷ thứ 7 tCN. Xô-phô-ni-a hoạt động ngôn sứ hầu hết dưới thời vua Giô-si-gia (Josiah) cai trị Giu-đa trong những năm 640-609 tCN.

    Trước Giô-si-gia, Giu-đa đă được cai trị bởi hai vua bất trung với Thiên Chúa là Mơ-na-se (Manasseh, trị v́ 687-642 tCN) và A-môn (Amon, trị v́ 642-640 tCN). Các vua này thờ thần Ba-an (Baan), lập ra cô đồng và thầy bói; họ làm nhiều điều dữ trái mắt Đức Chúa. Đó là thời kỳ hỗn loạn, đầy dẫy bất tín và vô luân. (Xin xem (2V21,1-26)).

    Khi vua Giô-si-gia lên ngôi, ông đă bắt tay vào việc cải cách tôn giáo ở Giu-đa: cho thanh tẩy Đền Thờ, khử trừ các cô đồng và thầy bói, phá các ngẫu tượng ở Giu-đa.

    Ngôn sứ Xô-phô-ni-a thấy cuộc cải cách tôn giáo của vua Giô-si-gia chưa có kết quả như ư, nên ông lên tiếng. Ông cảnh cáo dân chúng Giu-đa. Ông tiên báo những tai họa sắp đến cho Giê-ru-sa-lem nếu dân không cầu nguyện, ăn năn hối cải.

    Trong sách Xô-phô-ni-a (Xp), ngôn sứ nêu ra vấn đề “Ngày của Đức Chúa” là ngày Thiên Chúa hạch tội các nước có nhiều tội ác như thờ các thần ngoại, áp bức các dân nghèo v.v. Khi việc trừng phạt xảy ra, Thiên Chúa sẽ che chở những ai tin tưởng nơi Người; Thiên Chúa sẽ cứu số ít người sống sót đó. Thiên Chúa sẽ làm cho “số sót” này vui mừng và “số sót” này là niềm hy vọng của Ít-ra-en trong tương lai.

    Sách Xô-phô-ni-a được nhiều người cho là đă hoàn tất trong khoảng 640-622 tCN, trước khi Ni-ni-vê (Nineveh) của Át-sua (Assyria) bị Ba-by-lon (Babylon) và Mê-đi (Medes) tiêu diệt năm 612 tCN.

    Theo Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, sách Xô-phô-ni-a có thể được chia ra làm bốn phần như sau:

    • Lời mở đầu, (Xp 1,1).
    I. Ngày của Đức Chúa tại Giu-đa (Judah), (Xp 1,2-2,3):
    1. Lời mở đầu liên quan đến vũ trụ, (Xp 1,2-3).
    2. Hạch tội thờ các thần ngoại bang, (Xp 1,4-7).
    3. Hạch tội các quan chức triều đ́nh, (Xp 1,8-9).
    4. Hạch tội những kẻ buôn bán ở Giê-ru-sa-lem (Jerusalem), (Xp 1,10-11).
    5. Hạch tội những kẻ không tin, (Xp 1,12-13).
    6. Ngày của Đức Chúa*, (Xp 1,14-18).
    7. Kết luận: Kêu gọi trở lại, (Xp 2,1-3).

    II. Hạch tội chư quốc, (Xp 2,4-15):
    1. Kẻ thù ở phương Tây: quân Phi-li-tinh (Philistines), (Xp 2,4-7).
    2. Kẻ thù ở phương Đông: Mô-áp (Moab) và Am-mon (Ammon), (Xp 2,8-11).
    3. Kẻ thù ở phương Nam: Cút (Cushites hay Ethiopians), (Xp 2,12).
    4. Kẻ thù ở phương Bắc: Át-xua (Assyria), (Xp 2,13-15).

    III. Hạch tội Giê-ru-sa-lem, (Xp 3,1-8):
    1. Hạch tội các nhà lănh đạo quốc gia, (Xp 3,1-5).
    2. Bài học của các nước, (Xp 3,6-8).

    IV. Các lời hứa, (Xp 3,9-20):
    1. Các dân tộc trở lại, (Xp 3,9-10).
    2. Thiểu số Ít-ra-en (Israel) c̣n sót lại, (Xp 3,11-13).
    3. Thánh vịnh mời gọi Xi-on (Zion) vui mừng, (Xp 3,14-18).
    4. Những kẻ tản lạc được hồi hương, (Xp 3,19-20).

    (C̣n tiếp)

    *
    **


    [*]: Chú giải về Ngày của Đức Chúa (The Day of the Lord), (Xp 1,14-18):


    Sau đây là các chú giải về Ngày của Đức Chúa, hay Ngày của Yavê, của một số sách chú giải Kinh Thánh:

    1. “Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước” - Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, bản in năm 1999, trang 1658:
    Ngày của Đức Chúa là ngày Thiên Chúa ngự đến sửa phạt dân tội lỗi.”

    2. “Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người” - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, bản in năm 2012, trang 1548:
    “Ngôn sứ Xô-phô-ni-a giới thiệu về Ngày của Đức Chúa với giọng đe dọa (x. Am 5,18). Người Do-thái vẫn cho rằng việc Đức Chúa ngự đến sẽ là một cuộc giải thoát cho dân được tuyển chọn. Điều này sẽ cho phép họ tiếp tục sống mà không cần đến công bằng và niềm tin. C̣n ngôn sứ th́ biết rằng Đức Chúa sẽ thực hiện ư định của Người; ơn cứu độ của Người không giống như người ta tưởng, và sẽ bắt đầu bằng việc tiêu diệt những người không chịu hối cải.”

    3. “Kinh Thánh ấn bản 2011” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, bản in năm 2011, trang 2044-2045 (Có thể xem trong phần Dẫn Nhập Sách Xô-phô-ni-a trên Internet ở đây, xin ghi danh miễn phí.):

    “Ngày của Đức Chúa: Ngày của Đức Chúa là một chủ đề lớn trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước (x. Am 5,18-20 ; Ge 4,9-17 ; Dcr 12,1 tt ; Is 2,6-22 ; Ed 7,7-27 ; Ml 3,2-5.19-21 ; Cv 2,20 ; 1 Cr 1,8 ; 2 Cr 1,14 ; 1 Tx 5,2 ; 2 Tx 2,2 ; 2 Pr 3,10 ...). Tuy nhiên, nơi sách Xô-phô-ni-a, Ngày của Đức Chúa được diễn tả một cách thật đặc biệt làm cho lời sấm về Ngày của Đức Chúa của ông trở thành nổi tiếng. Chính bản văn này (Xp 1,14-18) đă gợi hứng cho thánh thi “Dies irae” thời Trung Cổ. Ngày của Đức Chúa nơi sách Xô-phô-ni-a là một ngày tận diệt có tầm vóc vũ trụ. Ngày đó như một “trận lụt hồng thuỷ” thứ hai, nhằm thanh tẩy và tuyển lựa cho Chúa một trời mới, một đất mới và một dân mới (x. Xp 1,2-3.7.14-18). Nhưng ngày đó lại không kết thúc một cách bi thảm; “số c̣n sót lại” là một nốt nhạc vui, một niềm hy vọng mới cho cả Thiên Chúa lẫn con người.”

    Các chữ viết tắt ở trên:
    x. = xem, Am5 18-20 = Sách A-mốt (Amos) chương 5 từ câu 18 đến 20, Ge = Giô-en (Joel), Dcr = Da-ca-ri-a (Zechariah), tt = tiếp theo, Is = I-sai-a (Isaiah), Ed = Ê-dê-ki-en (Ezekiel), Ml = Ma-la-khi (Malachi), Cv = Công vụ Tông Đồ (Acts of the Apostles), 2 Cr = 2 Cô-rin-tô (2 Corinthians), 1 Tx = 1 Thê-xa-lô-ni-ca (1 Thessalonians), 2 Pr = 2 Phê-rô (2 Peter), Xp = Xô-phô-ni-a (Zephaniah).
    “Thánh thi “Dies irae” thời Trung Cổ”: Xin xem bài ca “Dies irae” trong Requiem Mass bên dưới.

    4. Kinh Thánh Trọn Bộ - Bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2007, trang 2283:
    “Ngày của Yavê: Coi Am5 18-20 Ys 2 6-22 Yô 2 1-11. Ngày tỏ bày quyền phép đáng kinh hoàng của Yavê.”

    Các chữ viết tắt ở trên:
    Am5 18-20 = Sách Amos chương 5 từ câu 18 đến 20, Ys = Isaya (Isaiah), Yô = Yôel (Joel).

    5. Trong phần Introduction của sách Zephaniah, bản dịch “New American Bible Revised Edition” của Giáo hội Công giáo Hoa kỳ có viết:
    “Described as the day of the Lord, the day of judgment is pictured as a time of darkness, of anguish and distress, of destruction and plunder of cities, and of threat to all life, human and animal alike.”
    Xin tạm dịch:
    “Được mô tả như là ngày của Chúa, ngày phán xét thường được phát họa như thời khắc đen tối, thời khắc của sự thống khổ và phiền năo, thời khắc của sự hủy diệt và cướp bóc các thành phố, và thời khắc của các mối đe dọa đối với mọi sự sống, con người và động vật như nhau.”

    6. Sách “The International Bible Commentary”, A Catholic and Ecumenical Commentary for the Twenty-First Century, Collegeville (Minnesota), The Liturgical Press, 1998, trang 1176 viết:
    “Although Zephaniah played no important role in Judaism or in the early Church the passage on the day of the Lord (1:14-18) deeply influenced Christianity. A Franciscan (possibly Thomas of Celano [1255] composed a poem based on the Vulgate: Dies irae, dies illa, which served as the sequence in Requiem Mass from the fourteenth c. C.E. until 1969. The song for the final commendation at funeral Masses, Libera me, Domine, was also inspired by Zephaniah’s passage. Now that the severe notion of the day of the Lord is no longer popular, other texts, mainly chosen from Zeph 3:9-20, which contained Zephaniah’s promises of salvation, are used in the lectionary, especially during Advant.”

    Xin tạm dịch theo ư:
    “Mặc dù Zephaniah không đóng vai tṛ quan trọng trong Do Thái giáo hay trong Giáo Hội ban đầu, đoạn văn về Ngày của Chúa (1: 14-18) ảnh hưởng sâu sắc trong Kitô giáo. Một tu sĩ ḍng Phanxicô (có thể là Thomas Celano sáng tác bài thơ “Dies irae, dies illa” [năm 1255 sCN] dựa trên (các chữ đầu của câu Zephaniah 1,15) trong bản dịch Phổ Thông (Vulgate của Thánh Jerome), bài thơ này đă được phổ nhạc làm thành bài thánh ca trong chuỗi các bài ca trong Requiem Mass (Lễ Mồ = lễ làm phép xác người chết trong nhà thờ trước khi đem đi chôn, hay lễ cầu nguyện cho người đă chết sau một thời gian để tưởng nhớ) từ thế kỷ XIV sCN cho đến năm 1969. Bài hát áp chót trong chuổi các bài trong Requiem Mass, bài “Libera me, Domine”, cũng được lấy cảm hứng từ đoạn Zephaniah nói trên. Ngày nay khái niệm khắc khe trong ngày của Chúa không c̣n được nhiều người ái mộ nữa, các đoạn văn khác, chủ yếu được chọn trong (Zeph 3: 9-20), trong đó có lời hứa cứu độ của Thiên Chúa nói với Zephaniah, được sử dụng trong các bài đọc, đặc biệt là trong Mùa Vọng.”

    Xin nói thêm về bài ca “ Dies irae” (Day of Wrath = Ngày của sự Phẫn Nộ) được nói đến trong chú giải của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ trong “Kinh Thánh ấn bản 2011” và của sách “The International Bible Commentary” đă nói ở trên.

    Hai câu gợi hứng cho bài hát là hai câu 15 và 16, trong bản dịch Vulgate của Thánh Jerome:
    “15 dies irae dies illa dies tribulationis et angustiae dies calamitatis et miseriae dies tenebrarum et caliginis dies nebulae et turbinis
    16 dies tubae et clangoris super civitates munitas et super angulos excelsos”

    Bản dịch hai câu trên sang Anh ngữ của Douay-Rheims như sau:
    “That day is a day of wrath, a day of tribulation and distress, a day of calamity and misery, a day of darkness and obscurity, a day of clouds and whirlwinds,
    A day of the trumpet and alarm against the fenced cities, and against the high bulwarks.”

    Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR dịch sát như sau:
    “15 Ngày ấy, ngày chấn nộ! Ngày bĩ cực, quẫn cùng.
    Ngày tai bay cùng họa ập. Ngày tối tăm và hắc ám.
    Ngày mây đặc và sương mù.
    16 Ngày tù và (gióng tiếng) và ḥ la xung trận,
    trên các thành kiên cố, trên các giác đài cao vọi.”

    Các từ đầu trong câu 15 bằng tiếng La-tinh,“ Dies irae, dies illa”, được Thomas Celano dùng làm tựa đề cho bài thơ.
    Bài thơ này về sau được Wolfgang Amadeus Mozart (1756– 1791) phổ nhạc trong bộ Requiem của Mozart, xin nghe ở đây.
    Bài thơ này cũng được Giuseppe Verdi (1813–1901) phổ nhạc trong bộ Requiem của Verdi, xin nghe ở đây.

    Các độc giả Thiên Chúa Giáo thuộc lớp gần được gọi là “thất thập cổ lai hy”, lúc c̣n trẻ cũng đă rất quen thuộc với bài hát bằng tiếng La-tinh sau đây khi đi “dự lễ mồ”, xin nghe ở đây, hay ở đây. Khi c̣n nhỏ, mỗi khi nghe bài hát này tôi thấy rờn rợn trong người, dù chẳng hiểu bài ca nói ǵ!

    Bạn đọc có thể đọc toàn bộ lời ca bằng tiếng La-tinh và tiếng Anh và nghe bản “Dies irae, dies illa” bằng tiếng La-tinh ở đây.

    Sau Công Đồng Vatican II (1962-1965), v́ Giáo Hội Công Giáo “thấy” bài “Dies irae, dies illa” nghe năo nùng quá, nên sau cuộc cải cách về phụng vụ (Liturgical reforms, 1969–1971) Giáo Hội Công Giáo đă thay bài “Dies irae, dies illa” bằng các bài hát tràn đầy hy vọng và vui tươi hơn trong Requiem Mass.


    Bản văn sách Xô-phô-ni-a:
    Sách Xô-phô-ni-a theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Xô-phô-ni-a hay Sôphônya theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Xô-phô-ni-a hay Zephaniah theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Vương quốc Judah thời ngôn sứ Zephaniah



    Ngôn sứ Xô-phô-ni-a


    The prophet Zephaniah, Thế kỷ XVIII, Tu viện Kizhi, Karelia, bắc Russia.

  6. #146
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [44]. Sách Khác-gai (Haggai)
    Ngôn sứ Khác-gai (Haggai) sống ở vương quốc Giu-đa (Judah), hoạt động ngôn sứ trong thời gian rất ngắn, chỉ chừng 4 tháng, từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 18 tháng 12 năm 520 tCN, dưới thời vua Đa-ri-ô I (Darius I, trị v́ 522–486 tCN) của đế quốc Ba tư thứ nhất (First Persian Empire, hay Achaemenid Empire, 550 tCN–330 tCN; Ba tư là I-ran ngày nay).

    Vào lúc bấy gờ, Giu-đa thuộc quyền đô hộ của đế quốc Ba tư.
    Đền Thờ I, First Temple, c̣n gọi là Đền Thờ của vua Sa-lo-mon (Solomon), do vua Sa-lo-mon xây dựng năm 957 tCN và bị đế quốc Tân Ba-by-lon (Neo-Babylonian Empire, 626 tCN–539 tCN) phá hủy năm 587 tCN.

    Một năm sau khi đánh bại đế quốc Tân Ba-by-lon, năm 538 tCN vua Ky-rô (Cyrus) của đế quốc Ba Tư ra chiếu chỉ cho phép dân Do thái bị Ba-by-lon đày ở Ba-by-lon từ năm 587 tCN được hồi hương để tái thiết Đền Thờ, được gọi là Đền Thờ II, Second Temple.

    Người Sa-ma-ri [Samari, xin xem “Nguồn gốc dân Samari”, (2V17,24-41)], đề nghị giúp người Giu-đa cùng tái thiết Đền Thờ II nhưng bị người Giu-đa từ chối. Từ đó người Sa-ma-ri viết thơ cho vua Ba tư Ác-tắc-sát-ta I (Artaxerxes I) cáo gian người Giu-đa xây lại thành Giê-ru-sa-lem để mưu làm phản. Người Sa-ma-ri cản trở trong 19 năm, từ năm 538 tCN đến năm 520 tCN, việc tái thiết Đền Thờ II dưới thời các vua Ky-rô, vua Xéc-xét (Xerxes) và vua Ác-tắc-sát-ta I của đế quốc Ba tư. Do đó công việc xây Đền Thờ II phải ngưng cho đến năm 520 tCN, dưới triều vua Đa-ri-ô I mới lại tiếp tục. (Xin xem Er 4,1-23).

    Chính vào giai đoạn tiếp tục xây Đền Thờ II (520-515 tCN) này ngôn sứ Khác-gai đă thi hành sứ vụ ngôn sứ của ḿnh.

    Sau khi hồi hương, người Do thái chỉ lo xây cất nhà ở của riêng ḿnh mà lơ là việc tái thiết Nhà Chúa. Nhờ sự cổ vơ của hai ngôn sứ Khác-gai và Da-ca-ri-a (Zechariah), thống đốc tỉnh Giu-đa là Dơ-rúp-ba-ven (Zerubbabel) và thượng tế Giê-su-a (Jeshua) đứng ra chỉ huy tiếp tục xây Đền Thờ II.
    Theo sách Khác-gai ngày khởi công tái thiết Đền Thờ là ngày 18 tháng 12 năm 520 tCN (Xin xem Kg 2, 18) và Đền Thờ II đă hoàn tất vào năm 515 tCN. Đền Thờ II về sau bị đế quốc La Mă (Roman Empire) phá hủy năm 70 sCN.

    Sách Khác-gai (Kg) được viết trong khoảng năm 520 tCN, trước khi Đền Thờ II, được dân Do thái hồi hương từ Ba-by-lon (Babylon) tái thiết xong năm 515 tCN. Đặc biệt của sách là mỗi khi ngôn sứ Khác-gai tuyên sấm, sách đều có ghi rơ ngày tháng năm.

    Sách Khác-gai (Kg) có thể được chia ra hai phần chính như sau:

    I. Tái thiết Đền Thờ II, (Kg 1,1-15):
    1. Mở đầu, (Kg 1,1).
    2. Lời sấm thứ nhất: Sấm ngôn kêu gọi tái thiết Đền Thờ, (Kg 1,2-11):
    a. Thiên Chúa khiển trách dân v́ thái độ hờ hững của họ không chịu tái thiết Đền Thờ, (Kg1, 2-4).
    b. Thiên Chúa trừng phạt dân bắt họ phải chịu mất mùa và hạn hán, (Kg1, 5-6).
    c. Thiên Chúa ra lệnh tái thiết Đền Thờ: “7 ĐỨC CHÚA các đạo binh phán thế này: Các ngươi hăy để tâm suy cho kỹ về lối sống của các ngươi. 8 Hăy lên núi, đưa gỗ về tái thiết Đền Thờ cho Ta. Ta sẽ vui thích và tỏ vinh quang Ta ở đó, ĐỨC CHÚA phán”. (Kg1, 7-11).

    3. Lời sấm thứ hai: Đáp ứng của ban lănh đạo, gồm tổng đốc Dơ-rúp-ba-ven cùng thượng tế Giê-su-a, và người dân: “Họ đă đến và làm việc trong Đền Thờ ĐỨC CHÚA các đạo binh, Thiên Chúa của họ”. (Kg1,12-15a).

    II. Tương lai tốt đẹp do tái thiết Đền Thờ II, (Kg1,15b-2,1-23):
    1. Lời sấm thứ ba: Sự đảm bảo và những lời hứa, (Kg 1,15b -2:1-9):
    a. Thiên Chúa sẽ thực hiện lời hứa của Người, (Kg 1,15b -2:1-5).
    b. Thiên Chúa hứa sẽ làm cho Đền Thờ mới vinh quang rực rỡ hơn Đền Thờ thời vua Sa-lô-môn, (Kg 2, 6-9).

    2. Lời sấm thứ tư: Các quyết định và các phước lành trong tương lai, (Kg 2:10-19):
    a. Hạch hỏi các tư tế vi phạm luật tinh sạch khi tế lễ, (Kg 2:10-14).
    b. Thiên Chúa hứa cho dân Giu-đa được mùa và mọi phúc lành, nếu họ xây lại Đền Thờ cho Người. (Kg 2:15-19).

    3. Lời sấm thứ năm: Lời hứa thẳng cho Dơ-rúp-ba-ven: Dơ-rúp-ba-ven sẽ là ṿng ấn tín (signet ring, xin xem chú giải của câu 2:23: * [2:23] Like a signet ring:..., cuối Chapter 2) của Thiên Chúa. Tuy hứa thẳng cho Dơ-rúp-ba-ven, nhưng lời sấm hướng tới một tương lai lâu dài, nhắm đến Đấng Cứu Độ, Đức Giê-su Ki-tô sẽ xuất hiện sau này, (Kg 2, 20-23).

    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Bản văn sách Khác-gai:
    Sách Khác-gai theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Khác-gai hay Haggai theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Khác-gai hay Haggai theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.



    Judah vào thời ngôn sứ Khác-gai



    Ngôn sứ Khác-gai


    Prophet Haggai, khoảng 1470 - Tranh chạm trổ trên giấy của Baccio Baldini (1436-1487), Ư.
    Last edited by Truc Vo; 18-04-2016 at 03:54 AM.

  7. #147
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [45]. Sách Da-ca-ri-a (Zechariah)
    Ngôn sứ Da-ca-ri-a (Zechariah) sống ở vương quốc Giu-đa (Judah), cùng thời với ngôn sứ Khác-gai (Haggai). Ngôn sứ Da-ca-ri-a hoạt động ngôn sứ trong khoảng 2 năm, 520-518 tCN, dưới thời vua Đa-ri-ô I (Darius I, trị v́ 522–486 tCN) của đế quốc Ba tư (Persian, I-ran ngày nay). Được ơn gọi làm ngôn sứ sau Khác-gai 2 tháng, Da-ca-ri-a cùng với Khác-gai có trách nhiệm động viên, đôn đốc dân Do-thái tái thiết Đền Thờ sau thời lưu đày ở Babylon trở về. Vào lúc bấy gờ, Giu-đa thuộc quyền đô hộ của đế quốc Ba tư.

    Sách Da-ca-ri-a (Dcr) gồm có hai phần I và II, hay c̣n gọi là Da-ca-ri-a I, gồm các chương (Dcr 1-8) và Da-ca-ri-a II, gồm các chương (Dcr 9-14).

    Da-ca-ri-a I do ngôn sứ Da-ca-ri-a viết một thời gian ngắn sau năm 518 tCN, nhưng trước khi Đền Thờ II tái thiết xong năm 515 tCN.

    Da-ca-ri-a II không do ngôn sứ Da-ca-ri-a viết; có thể là các môn đệ của Da-ca-ri-a hay người khác viết khoảng từ năm 330 tCN, năm khởi đầu thời đại Hy-lạp của A-lê-xan-đê Đại Đế (Alexander the Great), đến năm 167 tCN, năm anh em nhà Ma-ca-bê (Maccabeus) khởi nghĩa chống lại nhà Xê-lêu-xít (Seleucides).

    Về nội dung, Da-ca-ri-a I quan tâm đến việc tái thiết Đền Thờ, cổ vơ dân Do thái tái thiết Đền Thờ; Da-ca-ri-a I với thị kiến nhắn nhủ người Do thái quy tụ quanh Đền Thờ, nhắn nhủ về cách ăn chay đẹp ḷng Thiên Chúa, và phải thức tỉnh chờ đợi ơn cứu độ thời Đấng Cứu Thế Mê-si-a (Messiah).

    Da-ca-ri-a II tiên báo về Đấng bị đâm thâu, các biến cố đau thương trước ngày cánh chung*, cuộc chiến thời cánh chung và Thiên Chúa sẽ chiến thắng. Theo Lm. Nguyễn Thế Thuấn, “Phần thứ hai này của sách khá quan trọng nhất là bởi giáo lư về thời cứu chuộc của nó: Sự phục hưng nhà Đavit, sự chờ đợi một vị vua Mêsia khiêm nhu và an ḥa”, (Kinh Thánh Trọn Bộ - Bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2007, trang 2190).

    Sách Da-ca-ri-a có thể được chia ra hai phần chính như sau:
    I. Phần Thứ Nhất, hay Da-ca-ri-a I, (Dcr 1,1-8,23):
    1. Đoạn mở đầu: Khuyên nhủ sám hối, (Dcr 1,1-6).
    2. Tám thị kiến** và các sấm ngôn liên quan, (Dcr 1,7-6,15):
    a. Thị kiến thứ nhất: các kỵ mă, (Dcr 1,7-17).
    b. Thị kiến thứ hai: sừng và thợ rèn, (Dcr 2,1-4).
    c. Thị kiến thứ ba: người đo, (Dcr 2,5-9).
    d. Hai lời kêu gọi dân lưu đày, (Dcr 2,10-17).
    e. Thị kiến thứ bốn: mặc y phục cho ông Giê-su-a (Joshua), (Dcr 3,1-9a).
    f. "Chồi non" xuất hiện, (Dcr 3,8-10).
    g. Thị kiến thứ năm: chân đèn và những cây ô-liu, (Dcr 4,1-14).
    h. Ba lời nói liên quan đến ông Dơ-rúp-ba-ven (Zerubbabel), (Dcr 4,6b-10).
    i. Thị kiến thứ sáu: cuốn sách bay, (Dcr 5,1-4).
    j. Thị kiến thứ bảy: người đàn bà trong cái thùng, (Dcr 5,5-11).
    k. Thị kiến thứ tám: chiến xa, (Dcr 6,1-8).
    l. Đội triều thiên cho ông Giê-su-a, (Dcr 6,9-15).

    3. Các sấm ngôn khác về chay tịnh và về tương lai, (Dcr 7,1-8,23):
    a. Bài nói chuyện với phái đoàn của Re-ghem Me-léc (Regem-melech) từ Bethel dự trù cho buổi lễ kết thúc bảy mươi năm lưu vong, (Dcr 7,1–14):
    • Thắc mắc về việc ăn chay tưởng nhớ Đền Thờ I bị phá huỷ năm 587 tCN, (Dcr 7,1-3).
    • Khuyến dụ từ các bài học lịch sử, (Dcr 7,4-14).

    b. Các sấm ngôn hứa hẹn cho tương lai, (Dcr 8,1-23):
    • Bảy sấm ngôn về sự phục hồi của Giu-đa và Si-ôn: Thiên Chúa sẽ vĩnh viễn ở Giê-ru-sa-lem (Jerusalem). Người sẽ tập họp con cái Ít-ra-en (Israel) tản mác khắp bốn phương về Giê-ru-sa-lem để hưởng hạnh phúc bên Người. (Dcr 8,1-17).
    • Sấm ngôn trả lời về vấn đề ăn chay, (Dcr 8,18-19).
    • Hai sấm ngôn về viễn ảnh ơn cứu độ thời Đấng Mê-si-a: Các dân tộc sẽ tiến về Giê-ru-sa-lem v́ Thiên Chúa hiện diện ở đây. (Dcr 8, 20-23).

    II. Phần Thứ Hai, hay Da-ca-ri-a II, (Dcr 9,1-14,21):
    1. Sưu tập I các lời sấm phác thảo quá tŕnh quan pḥng của Thiên Chúa với con người xuống đến thời điểm xuất hiện Đấng Mê-si-a, (Dcr 9,1-11,17):
    a. Đất mới cho Ít-ra-en, (Dcr 9,1-8).
    b. Đấng Mê-si-a, vị vua hoà b́nh xuất hiện ở Giê-ru-sa-lem, (Dcr 9-10).
    c. Tái thiết Ít-ra-en, (Dcr 9,11-17).
    d. Trung thành với Đức Chúa sẽ được hưởng hạnh phúc, (Dcr 10,1-2).
    e. Ít-ra-en được giải phóng và được trở về, (Dcr 10,3-12*-11,3).
    f. Ngụ ngôn nói về các mục tử và đàn chiên, mục tử xấu sẽ tạo đàn chiên xấu, (Dcr 11,4-17).

    2. Sưu tập II các lời sấm chỉ ra những vinh quang đang chờ đợi Ít-ra-en trong thời cánh chung, cuộc xung đột cuối cùng và chiến thắng của vương quốc của Thiên Chúa. (Dcr 12,1-14,21):
    a. Giê-ru-sa-lem được giải thoát và được đổi mới, (Dcr 12,1-14*-13,6).
    b. Phân loại mục tử và đàn chiên; số sót sẽ vào Giao ước chung cuộc, (Dcr 13,7-9).
    c. Cuộc chiến thời cánh chung. Giê-ru-sa-lem toàn thắng, (Dcr 14,1-21).


    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Chú thích:
    [*] = Ư nghĩa của “cánh chung”:
    “Cánh chung” có thể được hiểu nôm na là ngày phán xét chung sau cùng của Thiên Chúa, sau khi tận thế.
    Cánh chung là danh từ Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR, xử dụng đầu tiên khoảng năm 1973 khi Ngài dịch Kinh Thánh Tân ước lúc làm Giáo Sư Thánh Kinh tại Học Viện Ḍng Chúa Cứu Thế Đà Lạt và được bổ nhiệm làm Bề Trên nhà Ḍng tại đó.
    Xin các bạn đọc bài “Tiểu Dẫn vào Tân Ước” của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, các đoạn sau “(Các sách Tân Ước diễn lại lời Rao giảng) - 1 - Thánh sử và cánh chung” ở đây.

    Bạn đọc có thể đọc thêm các bài viết về “cánh chung” ở đây, hay ở đây hay ở đây.


    [**] = Ư nghĩa của 8 thị kiến:
    Sách The Collegeville Bible Commentary, Old Testament, Collegeville (Minnesota), The Liturgical Press; First edition (1992) với tác giả BERGANT, Dianne, (Ed.) và cọng sự, viết nơi trang 603 về ư nghĩa của 8 thị kiến như sau:
    “The “night” visions of First Zechariah are regarded as some of the most difficult passages of the Old Testament.” (Các thị kiến trong (một) đêm của Phần Thứ Nhất, hay Da-ca-ri-a I (First Zechariah), được coi là một trong những đoạn khó hiểu nhất của Cựu Ước).
    Sách nói trên đă dành 9 trang, từ trang 603 đến 611, để giải thích ư nghĩa của 8 thị kiến!

    Sau đây chúng tôi xin ghi lại các chú giải về 8 thị kiến (xin rê chuột vào khung chứa bản văn bên trái rồi đọc chú giải bằng tiếng Pháp ở khung bên phải) trong bản dịch La Bible Des Peuples của hai linh mục Bernard Hurault và Louis Hurault và được Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch và in lại nơi các trang 1556, 1558 và 1559 trong sách “Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người”, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2012.

    Chúng tôi cũng xin ghi lại các chú giải về 8 thị kiến của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ được in trong “Kinh Thánh ấn bản 2011” - Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, bản in năm 2011; bạn đọc có thể đọc các chú giải này trong bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011” online.

    Bạn đọc cũng có thể đọc ư nghĩa của toàn bộ 8 thị kiến trong Tự Điển Bách Khoa Công Giáo, The Catholic Encyclopedia, ở đây, sau phần Contents and interpretation - Part first (chapters 1-8).
    Sau đây là các chú giải 8 thị kiến của hai linh mục Bernard Hurault và Louis Hurault (sẽ được in nghiêng và có màu xanh ) và của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (sẽ được in đứng trong “” và có màu b́nh thường):

    Thị kiến thứ nhất: các kỵ mă, (Dcr 1, 7-17).
    Ông Da-ca-ri-a nhận được một loạt những thị kiến ban đêm, trong đó kế hoạch của Thiên Chúa đă được định đoạt và phán quyết ở trên trời, nay được mặc khải cho ông. Các biến cố này chắc chắn sẽ xảy ra.
    Thị kiến thứ nhất, 1,7-17 từ bên ngoài, xem ra không có ǵ giả thiết Ngày của Đức Chúa đang đến gần. Nhưng Đức Chúa canh thức và Người không quên Giê-ru-sa-lem.


    “Phần ghi lại tám thị kiến 1,7 – 6,8 được sắp xếp rất cân đối. Ba thị kiến đầu (các kỵ mă, sừng và thợ rèn, người đo) tŕnh bày việc chuẩn bị tái thiết thời Đấng Mê-si-a. Hai thị kiến trung tâm (mặc y phục cho ông Giô-suê, chân đèn và những cây ô-liu) liên quan tới việc cai trị cộng đoàn dân mới. Ba thị kiến sau cùng (cuốn sách bay, người đàn bà trong cái ê-pha, chiến xa) gợi lên những điều kiện để tái thiết thời sau hết.”

    Thị kiến thứ hai: sừng và thợ rèn, (Dcr 2, 1-4).
    Thị kiến thứ hai, 2,1-4 các sức mạnh sắp phá hủy các quyền lực chính trị thù địch, nay đă sẵn sàng.

    “Thị kiến này nói lên quyết định của Thiên Chúa : muốn phục hồi Ít-ra-en phải tiêu diệt quân thù của Ít-ra-en. Thiên Chúa sẽ báo thù gấp bội thay cho dân Ít-ra-en (x. 1,15).”

    Thị kiến thứ ba: người đo, (Dcr 2, 5-9).
    Thị kiến thứ ba, 2,5-9 nếu, ngay bây giờ, dân Do-thái phải bảo vệ Giê-ru-sa-lem bằng các tường thành, th́ Thiên Chúa sẽ sớm ban cho thành được tuyệt đối an toàn.

    “Thị kiến thứ ba bảo đảm lời hứa của Thiên Chúa trong 1,16. Ngôn sứ Da-ca-ri-a muốn nói cho dân lưu đày biết Thiên Chúa tái thiết thành Giê-ru-sa-lem làm nơi cư ngụ an toàn cho họ, v́ chính Chúa là tường luỹ bảo vệ họ.”

    Thị kiến thứ bốn: mặc y phục cho ông Giê-su-a, (Dcr 3, 1-10).
    Thị kiến mới này về thượng tế Giê-su-a xem ra báo trước một cuộc canh tân chức tư tế. Ban đầu, ông Giê-su-a đồng hoá với dân, v́ thế ông mặc tang phục để đền tội cho dân. Sau đó là lời loan báo chức tư tế tương lai, chức tư tế của Chúa Ki-tô, Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người.

    “Công cuộc tái thiết Đền Thờ cần có người lănh đạo tinh thần. V́ thế, thị kiến này cho thấy vai tṛ quan trọng của vị thượng tế. Vị thượng tế này không do loài người đặt lên, mà do chính Thiên Chúa. Ông có nhiệm vụ đi theo đường lối của Chúa và dạy cho dân sống như thế. Đó cũng là một đ̣i hỏi sau thời lưu đày. Tôn giáo phải tinh ṛng. Do-thái giáo sau này h́nh thành gồm ba yếu tố : Đền Thờ, Lề Luật và vai tṛ của thượng tế, ngày sa-bát.”

    Thị kiến thứ năm: chân đèn và những cây ô-liu, (Dcr 4,1-14).
    Thị kiến thứ năm: Ít-ra-en mới sẽ phục tùng chính quyền và giáo qưyền và cả hai quyền này đều sẽ trung thành với Thiên Chúa.

    “Thị kiến thứ năm xem ra tối nghĩa. Cc. 4,1-5 thị kiến về trụ đèn và hai cây ô-liu. Trụ đèn, được đặt trong Đền Thờ, ở đây ám chỉ Đền Thờ. Cây ô-liu ám chỉ ông Giô-suê và ông Dơ-rúp-ba-ven. Các ông có nhiệm vụ xây dựng Đền Thờ cũng như bảo vệ Đền Thờ. Cc. 4,10b-14 : giải thích trụ đèn và hai cây ô-liu. Thị kiến này nhấn mạnh vai tṛ lănh đạo xă hội và tôn giáo liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng không nói đến tái lập vương triều Đa-vít ngay tức thời.”

    Thị kiến thứ sáu: cuốn sách bay, (Dcr 5,1-4).
    Thị kiến thứ sáu: những kẻ gian ác và quân trộm cắp sẽ bị trục xuất khỏi thành mới.

    “Thị kiến này nhằm mục đích thanh tẩy dân khỏi mọi điều bất công và gian dối. Thiên Chúa đă đặt các nhà lănh đạo trong công cuộc tái thiết Đền Thờ, th́ Người cũng biến đổi ḷng dân, thay đổi xứ sở, sau bao năm vắng bóng Thiên Chúa. Tội lỗi tràn ngập xứ sở, phải tẩy trừ. Tội chống lại Thiên Chúa (thề gian), tội chống lại anh em (trộm cắp) đi ngược với Giao Ước. Đă đến lúc tội lỗi phải bị tiêu huỷ.”

    Thị kiến thứ bảy: người đàn bà trong cái thùng, (Dcr 5,5-11).
    Thị kiến thứ bảy: chính cái xấu cũng sẽ bị loại trừ.

    “Thị kiến thứ bảy cùng ư nghĩa với thị kiến trên. Qua thị kiến này, Thiên Chúa cho biết Người sẽ trừng phạt tội ác của xă hội Giu-đa và tẩy sạch tội ác khỏi xứ này.”

    Thị kiến thứ tám: chiến xa, (Dcr 6,1-8).
    Thị kiến thứ tám: các sứ giả của Chúa đă chuẩn bị thực hiện kế hoạch cứu độ của Người.

    “Thị kiến sau cùng này song song với thị kiến thứ nhất. Tuy nhiên khác một ít điểm: chiến xa thay v́ ngựa, núi thay cây sim, màu sắc ngựa. Thị kiến này kết thúc một viễn tượng tốt đẹp mở ra: tất cả tội lỗi bị huỷ diệt và Thiên Chúa trút cơn thịnh nộ của Người xuống Ba-by-lon và đưa dân Chúa trở về cố hương.”


    Bản văn sách Da-ca-ri-a:
    Sách Da-ca-ri-a theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Da-ca-ri-a hay Zacarya theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Da-ca-ri-a hay Zechariah theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.



    Đế quốc Ba Tư dưới thời ngôn sứ Da-ca-ri-a


    Judah không c̣n là một vương quốc (kingdom) độc lập; Judah chỉ là một tỉnh (district) của đế quốc Ba Tư (có tên là Yehud Medinata) với tổng đốc Dơ-rúp-ba-ven (Zerubbabel) do Ba Tư bổ nhiệm năm 520 tCN.


    Ngôn sứ Da-ca-ri-a dưới nét vẽ của Michelangelo


    The Prophet Zechariah, tranh vẽ trên trần của Michelangelo (Sistine Chapel Ceiling, 1508–1512)


    Mộ của ngôn sứ Da-ca-ri-a


    Mộ của ngôn sứ Da-ca-ri-a nằm trong Kidron Valley, phía đông Giê-ru-sa-lem ở giữa Temple Mount và Mount of Olives của Do thái.


    Hăy nói sự thật với nhau!


    “Đây là những điều các ngươi sẽ thi hành: Hăy nói thật với nhau! Nơi công môn, hăy xử án theo t́nh ngay lẽ phải trong ôn ḥa”. (Bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.)
    Last edited by Truc Vo; 23-04-2016 at 08:54 PM.

  8. #148
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước
    …..
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    …..
    [46]. Sách Ma-la-khi (Malachi)
    Đa số các nhà chú giải Thánh Kinh đều cho rằng sách Ma-la-ki (Ml) là của một tác giả vô danh. Ma-la-ki không phải là tên riêng, mà chỉ là tên một chức vụ. Theo tiếng Do thái, Ma-la-ki có nghĩa là “thần sứ của Ta”.

    Sách Ma-la-khi đă được viết để chấn chỉnh các hành vi lỏng lẻo trong tôn giáo và xă hội của người Do Thái - đặc biệt là các tư tế - trong thời kỳ hậu lưu đày, thời kỳ sau năm 538 tCN.

    Trong sách Ma-la-khi, tác giả nêu lên t́nh yêu của Thiên Chúa đối với Ít-ra-en. Tác giả kết án các tư tế bất xứng, kết tội hôn nhân với các sắc dân không phải Do thái, kết tội nhiều người ly dị vợ chồng không có lư do chính đáng. Tác giả cũng nói đến thuế thập phân (hay 10%) hàng năm đóng cho Đền Thờ. Cuối cùng sách Ma-la-khi nói về ngày của Đức Chúa, hay là ngày phán xét chung cuối cùng; trong ngày đó Chúa Giê-su sẽ đến thế gian lần II để phán xét chung mọi người, thưởng phạt sẽ công minh: người công chính sẽ khải hoàn và người xấu xa tội lỗi sẽ bị trừng phạt. Trước ngày phán xét chung, tiên tri Ê-li-a (Elijah) sẽ trở lại để báo trước, để chuẩn bị tâm hồn cho mọi người.

    Sách Ma-la-ki đă được viết khoảng năm 450 tCN, là thời điểm tác giả sách Ma-la-ki đă tuyên sấm.

    Nội dung chính của sách Ma-la-khi được Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ tóm tắt như sau (chúng tôi chỉ thay đổi chút ít về cách thức tŕnh bày để phù hợp chung với các bài trong tài liệu này):

    I. Giới thiệu, (Ml 1,1)
    II. T́nh thương của Thiên Chúa đối với Ít-ra-en: Người Do-thái nghi ngờ t́nh thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa trả lời: việc Người giáng phạt Ê-đôm là điều chứng tỏ Người vẫn yêu thương họ và yêu thương họ hơn hết. (Ml 1,2-5).
    III. Cáo tội các tư tế: Yêu thương dân riêng của Người không phải là làm ngơ trước những việc xấu xa họ làm. Như một người cha đầy t́nh hiền phụ, Người răn đe và sửa dạy họ. Trước hết, Người sửa dạy các tư tế: Các ông đă dám dâng cho Người những con vật tàn tật làm lễ tế và đă xao lăng bổn phận được giao phó. (Ml 1,6 – 2,9).
    IV. Hôn nhân hỗn hợp và ly dị: Người cũng sửa dạy cả dân chúng. Họ đă dám đi cưới vợ ngoại bang cũng như đă rẫy vợ*. Đó là hai tội mà vị ngôn sứ lớn tiếng tố cáo. (Ml 2,10-16).
    V. Ngày của Đức Chúa: Có tội cần phải được thanh tẩy. Thiên Chúa sẽ đến thanh tẩy cả con cái Lê-vi lẫn toàn dân trong Ngày trọng đại của Người. (Ml 2,17 – 3,5).
    VI. Nộp thuế thập phân cho Đền Thờ: Mọi hoạt động của đời sống tôn giáo đều kết thúc ở đỉnh cao phụng tự. Để chu toàn được công việc đó và trong khi chờ đợi ngày của Chúa đến, người ta có bổn phận nộp đầy đủ thuế thập phân cho Đền Thờ một cách quảng đại. Nếu họ chu toàn, Thiên Chúa sẽ ban cho họ muôn phúc lành. (Ml 3,6-12).
    VII. Người công chính khải hoàn trong ngày Đức Chúa: Trong ngày Đức Chúa ngự đến, Người không chỉ thanh tẩy (Ml 3,1-5), Người c̣n đón nhận và làm cho những kẻ kính sợ Người được hân hoan vui sướng. Người công chính sẽ chà đạp kẻ gian ác như bụi dưới bàn chân. (Ml 3,13-21).
    VIII. Lời khuyên cuối cùng: Thiên Chúa khuyên họ hăy ghi nhớ Luật Mô-sê và hăy thi hành những chỉ thị và phán quyết của Người. Người sẽ sai Ê-li-a đến để chuẩn bị tâm hồn họ săn sàng đón nhận ngày Người ngự đến. (Ml 3,22-24).

    *
    **
    (Hết phần các sách Cựu Ước. Các kỳ tới: các sách Tân Ước)



    Chú thích về rẫy vợ*:
    Rẫy vợ (divorce) có nghĩa là ly dị, ly hôn vợ. V́ vấn đề ly dị trong hôn nhân Công Giáo đang là một vấn đề c̣n nóng hổi, nên chúng tôi cũng xin có đôi điều liên quan đến vấn đề này.

    Trong Giáo hội Công giáo, theo giáo luật việc ly dị thay đổi theo thời gian:

    1. Thời Đệ Nhị Luật, hay Thứ Luật, Luật Mô-sê cho phép ly dị:
    “1 Một người nào lấy vợ và đă cưới hỏi rồi, nếu xảy ra là nó không được vừa mắt chồng nữa, v́ chồng gặp thấy nơi nó có điều ǵ thô bỉ; vậy chồng đă viết cho nó ly thư, mà trao tay nó và đă thải hồi khỏi nhà ḿnh; 2 và khi nó ra khỏi nhà chồng mà đi th́ lại đă thuộc về một người chồng khác.3 Nhưng người chồng sau chán ghét nó và viết cho nó ly thư mà trao tay nó và đă thải hồi khỏi nhà ḿnh, hay là người chồng sau, người đă lấy nó làm vợ, chết đi,4 th́ người chồng đầu hết, người đă thải hồi nó, không thể lấy nó làm vợ ḿnh lại lần nữa, sau khi nó đă bị ra uế tạp, v́ đó là điều quái gở trước nhan Yavê và ngươi không được làm cho đất mang tội, đất mà Yavê Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi làm cơ nghiệp.” (Tl 24,1-4).

    2. Thời ngôn sứ Ma-la-khi, Thiên Chúa phán:
    “V́ chưng Ta ghét việc ly dị - Yavê Thiên Chúa của Israel đă phán - và kẻ lấy áo che đậy bạo hành - Yavê các cơ binh đă phán - Hăy coi chừng trên sinh khí các ngươi. Các ngươi chớ phản bội.” (Ma 2,16).

    3. Thời Tân Ước, Chúa Giê-su minh định một cách dứt khoát:
    “3 Biệt phái đến gặp Ngài, để thử Ngài, họ nói: "Có được phép rẫy vợ ḿnh v́ bất kỳ cớ nào không?" 4Đáp lại, Ngài nói: "Các ông lại đă không đọc sao: Từ khởi nguyên, là nam là nữ, Tạo hóa đă dựng nên chúng,5và Người đă phán: Bởi thế mà đàn ông sẽ bỏ cả cha mẹ ḿnh và khắn khít với vợ và cả hai chúng sẽ nên một thân xác? 6Cho nên họ không c̣n là hai, mà là một thân xác. Vậy điều Thiên Chúa đă phối hợp, th́ người ta chớ có phân ly." (Mt 19, 3-6).

    Hay trong một đoạn khác, cũng trong Tin Mừng của thánh Mát-thêu (Matthew):
    “31 Có bảo rằng: ai rẫy vợ th́ hăy cho vợ ly thư. 32 C̣n Ta, Ta bảo các ngươi: mọi kẻ rẫy vợ - trừ phi là nó dâm bôn - là làm cho vợ ngoại t́nh; và ai cưới người vợ ly dị là phạm tội ngoại t́nh.” (Mt 5, 31-32).

    4. Thời hiện tại: Luật của thời Tân Ước vẫn c̣n hiệu lực, tuy hướng giải quyết có thay đổi chút ít.
    Trước lễ Phục Sinh, 3 tháng 4/2016, trên mạng có nhiều bàn tán về việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho những người Công Giáo ly dị được tái hôn, ĐGH Phanxicô sẽ cho phép những người công giáo ly dị rồi tái hôn được phép rước lễ, hay rước Ḿnh Thánh Chúa Giê-su v.v… Xin xem bài “Pope Francis makes it easier for Catholics to remarry” ở đây, hay bài “Thái độ của Giáo hội về người li dị rồi tái hôn” ở đây.

    Để hiểu rơ về việc các giáo dân ly dị hay ly dị rồi tái hôn có được xưng tội rước lễ không, trước hết xin bạn đọc đọc 3 bài viết sau đây của Lm JB Lê Ngọc Dũng để hiểu chút ít về giáo luật hiện nay áp dụng cho các trường hợp này:

    Tín Hữu Ly Dị Có Được Rước Lễ Không?
    Tín Hữu Ly Dị Tái Hôn Có Được Xưng Tội Không?
    Theo Giáo Luật, Đấng Bản Quyền Có Thể Cho Phép Người Ly Dị Tái Hôn Được Rước Lễ Không?

    Ngày 8 thánh 4 năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương), đă được kư ngày 19 tháng 3 năm 2016, trong đó Ngài đề cập đến một số vấn đề nhạy cảm như ly dị rồi tái hôn, hôn nhân đồng tính, vấn đề phá thai v.v…Tông huấn là ǵ? Xin nghe Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm giải thích tông huấn là ǵ ở đây.

    Đối với những người đă ly dị, điều (hay số) 243 trong tông huấn Amoris Laetitia được viết như sau:

    “243. It is important that the divorced who have entered a new union should be made to feel part of the Church. “They are not excommunicated” and they should not be treated as such, since they remain part of the ecclesial community. These situations “require careful discernment and re¬spectful accompaniment. Language or conduct that might lead them to feel discriminated against should be avoided, and they should be encour¬aged to participate in the life of the community. The Christian community’s care of such persons is not to be considered a weakening of its faith and testimony to the indissolubility of marriage; rather, such care is a particular expression of its charity”.

    Trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo dịch sang tiếng Việt điều 243 như sau:

    “Điều quan trọng là những người đă ly dị, người phải gắn ḿnh với một cồng đoàn mới, nên cảm thấy họ là một phần của Giáo hội. “Họ không gánh vạ tuyệt thông” và họ không nên bị đối xử như vậy, v́ họ vẫn là một phần của cộng đoàn dân Chúa.Những trường hợp này “đ̣i hỏi một mối quan tâm sâu sắc và một sự hiệp thông mang tính tôn trọng. Nên tránh những lời nói và hành vi có thể gây cho họ cảm giác bị phân biệt đối xử; đồng thời, họ cần được khuyến khích tham gia các hoạt động của đời sống cộng đồng. Sự quan tâm của cộng đồng Kitô hữu dành cho những người này không nên trở thành những nhân tố làm suy giảm ḷng tin và ảnh hưởng tới những chứng nhân cho ḷng trung tín trong đời sống hôn nhân; ngược lại, sự quan tâm đó nên là biểu hiện cụ thể cho tính nhân đức của nó”.

    Điều 305 nói về những người sống trong các t́nh huống "bất thường", hay những người ly dị rồi tái hôn như sau:
    “305 For this reason, a pastor cannot feel that it is enough simply to apply moral laws to those living in “irregular” situations, as if they were stones to throw at people’s lives. …. …. Because of forms of conditioning and mitigating factors, it is possible that in an objective situation of sin – which may not be subjectively culpable, or fully such – a person can be living in God’s grace, can love and can also grow in the life of grace and charity, while receiving the Church’s help to this end. 351”

    Xin tạm dịch sang tiếng Việt:
    “V́ lư do này, một mục tử không thể cảm thấy đủ khi chỉ biết đơn giản áp dụng các luật đạo đức cho những người sống trong các t́nh huống "bất thường", như thể chúng là các viên đá ném vào cuộc sống những người này .... Do bởi những điều kiện và các yếu tố giảm nhẹ, có thể do một t́nh trạng phạm tội khách quan - có thể do không chủ quan có tội, hoặc hoàn toàn như vậy - một người có thể sống trong ân sủng của Thiên Chúa, có thể yêu và cũng có thể phát triển trong đời sống của ân sủng và bác ái, khi nhận được sự giúp đỡ đến cùng của Giáo Hội. 351”

    Sự trợ giúp của Giáo Hội ở đây là ǵ? Chú thích số 351 giải thích rơ, đó là sự trợ giúp của các bí tích Giải Tội và bí tích Thánh Thể:

    Xin tạm dịch chú thích 351 sang tiếng Việt:
    “Trong một số trường hợp, điều này có thể bao gồm sự giúp đỡ của các bí tích. Do đó, "Tôi muốn nhắc nhở các linh mục rằng ṭa giải tội không phải là một pḥng tra tấn, mà là một cuộc gặp gỡ với Ḷng Thương Xót của Chúa". Tôi cũng sẽ chỉ ra rằng Bí Tích Thánh Thể không phải là một phần thưởng cho người hoàn hảo, nhưng là một phương thuốc mạnh mẽ và là chất dinh dưỡng cho những người ốm yếu."”

    Trang mạng của Giáo phận Đà Lạt tóm lược 10 điểm đáng lưu ư của tông huấn Amoris Laetitia, trong đó điểm đáng lưu ư về li dị rồi tái hôn như sau:

    Những người Công giáo li dị rồi tái hôn cần phải được dự phần trọn vẹn trong giáo hội.
    Bằng cách nào? Bằng cách nh́n vào những đặc điểm trong t́nh trạng của họ, nhớ lại những ‘yếu tố giảm nhẹ’, bằng cách khuyên nhủ họ trong ‘diễn đàn nội bộ’ nghĩa là một cuộc nói chuyện riêng giữa linh mục với người đó hoặc cặp vợ chồng đó, và c̣n bằng cách tôn trọng để cho lương tâm của người đó quyết định ḿnh sẽ được dự phần trong giáo hội đến mức độ nào. ‘Việc rước lễ không được nhắc đến ở đây, nhưng rước lễ là một khía cạnh truyền thống trong việc ‘dự phần’ trong giáo hội’. Các cặp vợ chồng li dị rồi tái hôn cần phải được cảm thấy ḿnh là một phần của Giáo hội. ‘Họ không bị dứt phép thông công, và không nên bị đối xử như thế, bởi họ vẫn là một phần của giáo hội’.”




    Bản văn sách Ma-la-khi:
    Sách Ma-la-khi theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Ma-la-khi hay Malaki theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Ma-la-khi hay Malachi theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Ngôn sứ Ma-la-khi


    The Prophet Malachi, Tranh của Duccio di Buoninsegna, c. 1310.


    Ta sẽ sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi, trước khi Ngày của ĐỨC CHÚA đến.


    “Này Ta sẽ sai đến cho các ngươi, tiên tri Êlya trước khi Ngày của Yavê đến, (ngày) lớn lao và đáng sợ.” (Ml 3,23 theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.)

    Trong các bản dịch tiếng Việt của Giáo Hội Tin Lành, sách Ma-la-khi có 4 chương, thay v́ 3 chương như trong các bản dịch tiếng Việt của Giáo Hội Công Giáo. Các câu th́ vẫn như nhau, chỉ khác nhau ở cách đánh số các câu.

  9. #149
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    1. Các Sách Tin Mừng, hay c̣n gọi là Phúc Âm:
    [1]. Sách Tin Mừng Mát-Thêu (Matthew)
    Theo thứ tự các sách Phúc âm trong Giáo Hội Công giáo, sách Tin Mừng Mát-Thêu (Mt) được xếp đầu tiên, nhưng sách này không phải là Phúc âm được viết trước hết. Theo nhiều nhà chú giải Kinh Thánh, sách Phúc âm được viết đầu tiên là Tin Mừng Mác-cô (Mark).

    Thánh Tông Đồ Mát-thêu, một “người thu thuế”, là tác giả sách Tin Mừng mang tên Ngài và sách này được viết ở (Antioch), thủ phủ của tỉnh Syria của La Mă (nay là thành phố Antakya của Thổ Nhỉ Kỳ), khoảng năm 80 sCN.

    Nội dung chính của Tin Mừng Mát-Thêu là 5 bài giảng về Nước Trời (Kingdom of God) trong đó bài giảng nổi tiếng nhất là Bài giảng Trên Núi. Kèm theo mỗi bài giảng là phần kể truyện.

    Trong khoảng 33 năm sống nơi trần thế, Chúa Giê-su chỉ dành khoảng 3 năm để rao giảng giáo lư của Người, trong đó hầu hết thời gian ở miền Ga-li-lê (Galilee), quanh thành phố Ca-phác-na-um (Capernaum, nay vẫn c̣n giữ tên này) và các vùng lân cận, tuy có lúc cũng có tới lui rao giảng ở Giê-ru-sa-lem (Jerusalem).

    Khoảng 10 ngày cuối cùng trong đời, Chúa Giê-su đă trở về Giê-ru-sa-lem để trải qua cuộc Thương Khó (The Passion) cứu chuộc tội lỗi chúng ta.

    Tin Mừng Mát-Thêu có thể được chia ra 4 phần chính sau đây:

    I. Gia phả và thời thơ ấu của Chúa Giê-su, (Mt 1,1 – 2,23):
    1. Gia phả Đức Giêsu Kitô kể từ Áp-ra-ham (Abraham), (Mt 1, 1-17). (Xin xem post # 46, III. Nguồn gốc Kitô giáo, ở đây).
    2. Đức Giê-su được sinh ra tại Bê-lem (Bethlehem), miền Giu-đê (Judea), (Mt 1, 18-25).
    3. Các đạo sĩ đến kính bái Đức Giê-su Hài Nhi, (Mt 2, 1-12).
    4. Ông Giu-se đưa Đức Giê-su và mẹ Người trốn sang Ai-cập (Egypt) để tránh vua Hê-rô-đê (Herod) sắp t́m giết, (Mt 2, 13-18).
    5. Từ Ai-cập trở về Na-da-rét (Nazareth) miền Ga-li-lê, Ít-ra-en, (Mt 2, 19-23).

    II. Sứ vụ của Chúa Giê-su tại Ga-li-lê, (Mt 3,1 – 18,35):
    1. Công bố Nước Trời, (Mt 3,1-7,29):
    A- Chuẩn bị cho sứ vụ công khai của Chúa Giêsu, (Mt 3,1 – 4,25):
    a. Ông Gioan Tẩy Giả rao giảng, (Mt 3, 1-12).
    b. Đức Giêsu chịu phép rửa, (Mt 3, 13-17).
    c. Chúa Giêsu chịu cám dỗ, (Mt 4, 1-11).
    d. Đức Giêsu lánh qua miền Ga-li-lê, (Mt 4, 12-17).
    e. Đức Giêsu kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên, (Mt 4, 18-22).
    f. Đức Giêsu giảng dạy và chữa bệnh, (Mt 4, 23-25).

    B-Hiến chương Nước Trời: Bài giảng (thứ nhất) trên núi, (Mt 5,1-7,29):
    a. Phần mở đầu, (Mt 5,1-16):
    • Tám mối phúc thật, (Mt 5, 3-12).
    • Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian, (Mt 5, 13-16).

    b. Các đạo lư mới, (Mt 5, 17-48):
    • Đức Giêsu kiện toàn Luật Mô-sê, (Mt 5, 17-20).
    • Đừng giận ghét, (Mt 5, 21-26).
    • Chớ ngoại t́nh, (Mt 5, 27-30).
    • Đừng ly dị, (Mt 5, 31-32).
    • Đừng thề thốt, (Mt 5, 33-37).
    • Chớ trả thù, (Mt 5, 38-42).
    • Phải yêu kẻ thù, (Mt 5, 43-48).

    c. Cung cách hành đạo mới, (Mt 6, 1-18 ):
    • Bố thí cách kín đáo, (Mt 6, 1-4).
    • Cầu nguyện nơi kín đáo, (Mt 6, 5-8).
    • Kinh "Lạy Cha", (Mt 6, 9-15).
    • Ăn chay cách kín đáo, (Mt 6, 16-18).

    d. Các rao giảng khác, (Mt 6, 19-7,12):
    • Của cải trên trời, (Mt 6, 19-21).
    • Đèn của thân thể, (Mt 6, 22-23).
    • Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của, (Mt 6, 24-24).
    • Tin tưởng vào Chúa quan pḥng, (Mt 6, 25-34).
    • Đừng xét đoán kẻ khác, (Mt 7, 1-6).
    • Hăy xin, t́m và gỏ cửa, (Mt 7, 7-11).
    • Hăy làm cho người ta những ǵ anh em muốn người ta làm cho ḿnh, (Mt 7, 12).

    e. Kết luận bài giảng trên núi, (Mt 7, 13-7,29):
    • Khung cửa hẹp, (Mt 7, 13-14).
    • Các tiên tri giả, (Mt 7, 15-20).
    • Môn đệ chân chính của Đức Giêsu, (Mt 7, 21-27).
    • Dân chúng sửng sốt về lời giảng của Đức Giêsu, (Mt 7, 28-29).

    2. Rao giảng về Nước Trời, (Mt 8,1-10,42):
    A. Bằng các phép lạ, (Mt 8,1-9,38):
    a. Đức Giêsu chữa người bị phong hủi, (Mt 8, 1-4).
    b. Đức Giêsu chữa đầy tớ của một đại đội trưởng, (Mt 8, 5-13).
    c. Đức Giêsu chữa bà mẹ vợ ông Phêrô, (Mt 8, 14-15).
    d. Đức Giêsu chữa lành nhiều kẻ ốm đau, (Mt 8, 16-17).
    e. Người môn đệ phải bỏ mọi sự, (Mt 8, 18-22).
    f. Đức Giêsu dẹp yên biển động, (Mt 8, 23-27).
    g. Đức Giêsu chữa lành hai người bị quỷ ám, (Mt 8, 28-34).
    h. Đức Giêsu chữa người bại liệt, (Mt 9, 1-8).
    i. Đức Giêsu kêu gọi ông Mat-thêu, (Mt 9, 9-13).
    j. Tranh luận về việc ăn chay, (Mt 9, 14-17).
    k. Đức Giêsu chữa người đàn bà bị băng huyết và cho con gái một kỳ mục sống lại, (Mt 9, 18-26).
    l. Đức Giêsu chữa hai người mù, (Mt 9, 27-31).
    m. Đức Giêsu chữa người câm bị quỷ ám, (Mt 9, 32-34).
    n. Đức Giêsu thương dân chúng lầm than, (Mt 9, 35-38).

    B. Nhờ các môn đồ: Bài giảng (thứ hai) về sứ mệnh truyền giáo, (Mt 10,1-42):
    a. Sứ mệnh và nhiệm vụ của các Tông Đồ Đức Giêsu sai đi giảng, (Mt 10, 1-16).
    b. Đức Giêsu tiên báo những cuộc bách hại, (Mt 10, 17-25).
    c. Hăy can đảm, đừng sợ trước các bách hại, (Mt 10, 26-33).
    d. Đức Giêsu: Nguyên nhân gây chia rẽ do kẻ tin người không, (Mt 10, 34-36).
    e. Từ bỏ ḿnh để theo Đức Giêsu, (Mt 10, 37-39).
    f. Phần thưởng cho những ai đón tiếp anh em, (Mt 10, 40-42).

    3. Mầu nhiệm Nước Trời, (Mt 11,1-13,52):
    A. Sự chống đối từ người Do-thái, (Mt 11,1-12,50):
    a. Nhập đề, (Mt 11,1).
    b. Thánh Gioan Tẩy Giả hỏi về Đấng sẽ đến và Đức Giêsu trả lời, (Mt 11, 2-15).
    c. Đức Giêsu nghĩ ǵ về người đồng thời, (Mt 11, 16-19).
    d. Đức Giêsu chúc dữ cho các thành quanh hồ Galilê v́ đă chứng kiến các phép lạ mà không sám hối, (Mt 11, 20-24).
    e. Đức Giê-su ngợi khen Chúa Cha, (Mt 11, 25-27).
    f. Hăy mang lấy ách của tôi v́ ách tôi êm ái, (Mt 11, 28-30).
    g. Môn đệ bứt lúa ăn ngày sabát, (Mt 12, 1-8).
    h. Đức Giêsu chữa người bị bại tay ngày sabát, (Mt 12, 9-14).
    i. Đức Giêsu, người tôi trung của Thiên Chúa, (Mt 12, 15-21).
    j. Đức Giêsu và quỷ vương Bê-en-dê-bun (Beezebul), (Mt 12, 22-32).
    k. Miệng nói vạch tội đáy ḷng, (Mt 12, 33-37).
    l. Dấu lạ (Sign) từ ngôn sứ Giô-na (Jonah), (Mt 12, 38-50).

    B. Các ví dụ mạc khải Nước Trời: Bài giảng (thứ ba) bằng 7 dụ ngôn về Nước Trời, (Mt 13,1-52):
    a. Dụ ngôn người gieo giống, (Mt 13, 1-9).
    b. Tại sao Đức Giêsu dùng dụ ngôn? (Mt 13,10-17).
    c. Giải nghĩa dụ ngôn người gieo giống, (Mt 13, 18-23).
    d. Dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng lúa, (Mt 13, 24-30).
    e. Dụ ngôn hạt cải, (Mt 13, 31-32).
    f. Dụ ngôn men trong bột, (Mt 13, 33-33).
    g. Tại sao Đức Giêsu dùng dụ ngôn? (Mt 13, 34-35).
    h. Giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng, (Mt 13, 36-43).
    i. Dụ ngôn kho báu, ngọc quư và chiếc lưới, (Mt 13, 44-50).
    j. Cái mới lẫn cái cũ, (Mt 13, 51-52).

    4. Nước Trời ở trần gian, (Mt 13,53-18,35):
    A. Các sự kiện khác nhau làm chấm dứt việc rao giảng ở Galilê, (Mt 13,53-17,27):
    a. Đức Giê-su về thăm Na-da-rét: Người không làm nhiều phép lạ tại quê huơng, v́ đồng huơng cứng ḷng không tin. (Mt 13, 53-58).
    b. Ông Gioan Tẩy Giả bị chém đầu, (Mt 14, 1-12).
    c. Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất, (Mt 14, 13-21).
    d. Đức Giêsu đi trên mặt nước, (Mt 14, 22-33).
    e. Đức Giêsu chữa nhiều người đau ốm tại Ghen-nê-xa-rét (Gennesaret), (Mt 14, 34-36).
    f. Tranh luận về truyền thống Biệt phái (Tradition of the Elders), về sự trong sạch và uế tạp, (Mt 15, 1-20).
    g. Đức Giêsu chữa con gái người đàn bà Ca-na-an (Canaan), (Mt 15, 21-28).
    h. Đức Giêsu chữa nhiều bệnh nhân ven Biển Hồ Ga-li-lê, (Mt 15, 29-31).
    i. Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều lần thứ hai, (Mt 15, 32-39).
    j. Người Do-thái đ̣i dấu lạ (sign) từ trời, (Mt 16,1-4).
    k. Men (Leaven) Pha-ri-sêu (Pharisees) và Xa-đốc (Sadducees), (Mt 16, 5-12).
    l. Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, (Mt 16, 13-20).
    m. Đức Giêsu lần thứ nhất tiên báo cuộc Thương Khó, (Mt 16, 21-23).
    n. Điều kiện phải có để theo Đức Giêsu, (Mt 16, 24-28).
    o. Đức Giêsu hiển dung (Transfiguration), (Mt 17, 1-8).
    p. Câu hỏi về ngôn sứ Ê-li-a (Elijah) phải đến trước để dọn đường cho Đấng Mê-si-a, (Mt 17, 9-13).
    q. Đức Giêsu chữa đứa trẻ bị kinh phong do quỷ nhập, (Mt 17, 14-21).
    r. Đức Giêsu lần thứ hai tiên báo cuộc Thương Khó, (Mt 17, 22-23).
    s. Đức Giêsu và ông Phê-rô nộp thuế cho đền thờ, (Mt 17, 24-27).

    B. Sinh hoạt trong Hội Thánh: Bài giảng (thứ tư) về Giáo Hội, (Mt 18, 1-35):
    a. Ai là người lớn nhất trong Nước Trời? , (Mt 18,1-5).
    b. Đừng làm cớ cho người ta sa ngă, (Mt 18, 6-9).
    c. Dụ ngôn về con chiên lạc, (Mt 18, 10-14).
    d. Sửa lỗi anh em trên nền đức ái, (Mt 18, 15-20).
    e. Dụ ngôn về tên đầy tớ mắc nợ không biết thương xót, (Mt 18, 21-35).

    III. Sứ vụ của Chúa Giê-su tại Giê-ru-sa-lem, (Mt 19,1 – 25,46):
    1. Rao giảng trên đựng đi đến Giê-ru-sa-lem, (Mt 19,1– 20,34):
    a. Hôn nhân và ly dị, (Mt 19, 1-12).
    b. Đức Giêsu và các trẻ em, (Mt 19, 13-15).
    c. Người thanh niên giàu có, (Mt 19, 16-30).
    d. Dụ ngôn về các thợ làm vườn nho, (Mt 20, 1-16).
    e. Đức Giêsu lần thứ ba tiên báo về cuộc Thương Khó, (Mt 20, 17-19).
    f. Bà mẹ của hai người con ông Dê-bê-đê (Zebedee), (Mt 20, 20-28).
    g. Đức Giêsu chữa hai người mù tại Giê-ri-khô (Jericho), (Mt 20, 29-34).

    2. Vào Giê-ru-sa-lem và tranh luận, (Mt 21,1-22,14):
    a. Đức Giêsu vào Giêrusalem với tư cách là Đấng Mê-si-a, (Mt 21, 1-11).
    b. Đức Giêsu đuổi những người mua bán trong Đền Thờ, (Mt 21, 12-17).
    c. Cây vả không ra trái bị chúc dữ, (Mt 21,18-22).
    d. Câu hỏi về quyền bính của Đức Giêsu, (Mt 21, 23-27).
    e. Dụ ngôn về hai người con, (Mt 21, 28-32).
    f. Dụ ngôn về những tá điền sát nhân, (Mt 21, 33-46)
    g. Dụ ngôn về tiệc cưới, (Mt 22, 1-14).

    3. Phe chống đối t́m cách bẫy Đức Giêsu, (Mt 22, 15-23,39):
    a. Nộp thuế cho Xê-da, (Mt 22, 15-22).
    b. Vấn đề kẻ chết sống lại, (Mt 22, 23-33).
    c. Điều răn quan trọng nhất, (Mt 22, 34-40).
    d. Đức Kitô là Con và cũng là Chúa của vua Đa-vít, (Mt 22, 41-46).
    e. Đức Giêsu hạch tội các kinh sư (Scribes) và người Pha-ri-sêu, (Mt 23,1-36).
    f. Đức Giêsu thương xót thành Giê-ru-sa-lem, (Mt 23, 37-39).

    4. Bài giảng (thứ năm) về thời cánh chung (Eschatological), (Mt 24, 1-25,46):
    a. Tiên báo Đền Thờ sẽ bị phá hủy, (Mt 24, 1-3).
    b. Những cơn đau đớn khởi đầu, (Mt 24, 4-14).
    c. Cơn gian nan khốn khổ tại Giê-ru-sa-lem, (Mt 24, 15-25
    d. Cuộc quang lâm (Parousia) của Con Người (Son of Man), (Mt 24, 26-31).
    e. Bài học của cây vả (Fig Tree), (Mt 24, 32-36).
    f. Phải canh thức và sẵn sàng, (Mt 24, 37-44).
    g. Dụ ngôn người đầy tớ trung tín, (Mt 24, 45-51).
    h. Dụ ngôn mười trinh nữ, (Mt 25, 1-13).
    i. Dụ ngôn những yến bạc (Talents), (Mt 25, 14-30).
    j. Khung cảnh cuộc phán xét chung, (Mt 25, 31-46).

    VI. Cuộc Thương Khó và Sự Sống Lại (Resurrection) của Chúa Giê-su, (Mt 26, 1–28,20):
    1. Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, (Mt 26,1 – 27,66):
    a. Âm mưu hăm hại Đức Giêsu, (Mt 26, 1-5).
    b. Đức Giêsu được xức dầu thơm tại Bê-ta-ni-a (Bethany), (Mt 26, 6-13).
    c. Giu-đa (Judas) mưu phản Đức Giêsu, (Mt 26, 14-16).
    d. Chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua (Passover), (Mt 26, 17-19).
    e. Đức Giêsu tiên báo Giu-đa sẽ nộp Thầy, (Mt 26, 20-25).
    f. Đức Giêsu lập phép Thánh Thể (Eucharist hay Communion), (Mt 26, 26-29).
    g. Đức Giêsu tiên báo thánh Phê-rô sẽ chối Thầy, (Mt 26, 30-35).
    h. Đức Giêsu cầu nguyện tại vườn Ghết-sê-ma-ni (Gethsemane), (Mt 26, 36-46).
    i. Đức Giêsu bị bắt, (Mt 26, 47-56).
    j. Đức Giêsu ra trước Thượng Hội Đồng (Sanhedrin), (Mt 26, 57-68).
    k. Thánh Phê-rô chối Thầy, (Mt 26, 69-75).
    l. Đức Giêsu bị giải đến tổng trấn Phi-la-tô (Pilate), (Mt 27, 1-2).
    m. Giu-đa thắt cổ tự vẫn, (Mt 27, 3-10).
    n. Đức Giêsu ra trước ṭa tổng trấn Phi-la-tô, (Mt 27, 11-26).
    o. Đức Giêsu phải đội ṿng gai, (Mt 27, 27-31).
    p. Đức Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá, (Mt 27, 32-38).
    q. Đức Giêsu bị nhục mạ trên thập giá, (Mt 27, 39-44).
    r. Đức Giêsu trút linh hồn, (Mt 27, 45-56).
    s. Mai táng Đức Giêsu, (Mt 27, 57-61).
    t. Lính canh mồ Đức Giêsu, (Mt 27, 62-66).

    2. Sự Phục Sinh của Chúa Giê-su, (Mt 28,1 – 28):
    a. Ngôi mộ trống, (Mt 28, 1-8).
    b. Đức Giêsu hiện ra với các phụ nữ, (Mt 28, 9-10).
    c. Các thượng tế lừa đảo phao tin thất thiệt, (Mt 28, 11-15).
    d. Đức Giêsu hiện ra cho 11 môn đệ tại Ga-li-lê, và sai các môn đệ đi đến với muôn dân, (Mt 28, 16-20).

    (C̣n tiếp)

    *
    **

    Bản văn sách Tin Mừng Mát-Thêu:
    Sách Tin Mừng Mát-Thêu theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Tin Mừng Theo Thánh Matthêô theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Matthew theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Palestine thời Chúa Giê-su

    Nazareth: Quê quán của Chúa Giê-su.
    Bethlehem: Nơi Chúa Giê-su được sinh ra.
    Carpernaum: Nơi Chúa Giê-su rao giảng chính ở miền Galilee.
    Jerusalem: Nơi Chúa Chúa Giê-su trải qua Cuộc Thương Khó.

    Các thành phố chính ở Palestine nơi Chúa Giê-su rao giảng theo Tin Mừng Matthew.


    H́nh từ sách “The International Bible Commentary”, trang1268.

    “Tuần thánh” của Chúa Giê-su ở Jerusalem

    H́nh đa giác màu trắng là thành Giê-ru-sa-lem. Ư nghĩa của các số trong h́nh với các sự kiện theo thứ tự thời gian như sau:
    1 = Từ giữa làng Bết-pha-ghê (Bethphage) và Bê-ta-ni-a, cách Giê-ru-sa-lem độ 2.5 cây số, Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Mê-si-a, (Mt 21,1-11).
    2 = Đức Giê-su đuổi những người mua bán trong Đền Thờ, (Mt 21, 12-17).
    3 = Đức Giê-su lập bí tích Thánh Thể, (Mt 26, 26-29).
    4 = Đức Giêsu cầu nguyện tại vườn Ghết-sê-ma-ni (Gethsemane) ở chân núi Ô-liu (Mount of Olives), và bị bắt tại đây, (Mt 26, 36-56).
    5 = Đức Giêsu ra trước Thượng Hội Đồng, (Mt 26, 57-68).
    6 = Đức Giêsu bị giải đến dinh tổng trấn Phi-la-tô (Pilate), (Mt 27, 1-2).
    7 = Đức Giê-su bị giải đến vua Hê-rô-đê, (Lc 23,7-11), (Lc 23,7-11).
    8 = Vua Hê-rô-đê trả Đức Giê-su lại cho tổng trấn Phi-la-tô, và Chúa Giê-su bị kết án tử h́nh, (Lc 23,15).
    9 = Gôn-gô-tha, nghĩa là Đồi Sọ, hay Can-vê (Golgotha or Calvary) nơi Đức Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá, và trút linh hồn, (Mt 27, 32-38).


    Chúa Giê-su với Bài giảng Trên Núi về Hiến Chương Nước Trời, (Mt 5,1-7,29)


    The Sermont on the Mount, tranh của Carl Bloch - Thế kỷ XIX.

  10. #150
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    1. Các Sách Tin Mừng, hay c̣n gọi là Phúc Âm:
    …..
    [2]. Sách Tin Mừng Mác-cô (Mark)
    Tin Mừng Mác-cô (Mc) là Phúc âm được viết trước các Phúc âm khác như Phúc âm Mát-thêu (Matthew), Lu-ca (Luke) và Gio-an (John). Các Phúc âm vừa nêu đều nhiều hay ít chịu ảnh hưởng của Tin Mừng Mác-cô.

    Tác giả là thánh sử Mác-cô, không phải là tông đồ của Chúa Giê-su mà chỉ là môn đệ của 2 thánh Phê-rô (Peter) và Phao-lô (Paul) tông đồ. Thánh sử Mác-cô là người gốc ở Cyrene, Libya; không rơ năm sinh, nhưng mất năm 68 sCN. Cũng có tài liệu nói quê quán của Thánh sử Mác-cô là ở Giê-ru-sa-lem (Jerusalem).

    Nội dung chính của Tin Mừng Mác-cô cũng tương tự nội dung của Tin Mừng Mát-thêu là kể lại cuộc đời của Chúa Giê-su với các giáo lư về Nước Trời (Kingdom of God) được rao giảng ở Palestine cũng như các phép lạ Người làm, cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Người.

    Tin Mừng Mác-cô được viết ở Rome, thủ đô của nước Ư, vào khoảng giữa các năm 50 và 67 sCN, trước khi Đền Thờ ở Giê-ru-sa-lem bị đế quốc La Mă phá hủy năm 70 sCN.

    Nội dung chính của Tin Mừng Mác-cô có thể được chia làm 4 phần như sau:

    I. Giai đoạn dọn đường cho sứ vụ của Đức Giê-su, (Mc 1,1-13):
    1. Ông Gio-an Tẩy Giả (John the Baptist) rao giảng, (Mc 1,2-8).
    2. Đức Giê-su chịu phép rửa và được tuyên bố là Con Thiên Chúa, (Mc 1,9-11).
    3. Đức Giê-su chịu cám dỗ trong sa mạc, (Mc 1,12-13).

    II. Sứ vụ của Đức Giê-su tại Ga-li-lê (Galilee), (Mc 1,14 – 7,23):
    1. Ở Ca-phác-na-um (Capernaum), (Mc 1,14-45):
    a. Đức Giêsu bắt đầu công việc rao giảng tại Ga-li-lê, (Mc 1,14-15).
    Đức Giê-su kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên, (Mc 1,16-20).
    b. Đức Giêsu giảng dạy tại Ca-phác-na-um và chữa lành một người bị quỷ ám, (Mc 1, 21-28).
    c. Đức Giêsu chữa nhạc mẫu ông Si-môn (Simon), (Mc 1, 29-31).
    d. Đức Giêsu chữa cho nhiều người, (Mc 1, 32-34).
    e. Đức Giêsu âm thầm rời Ca-phác-na-um và đi khắp miền Ga-li-lê, (Mc 1, 35-39).
    f. Đức Giêsu chữa người bị phong hủi, (Mc 1, 40-45).

    2. Xung đột với các kinh sư (Scribes), (Mc 2,1-3,6):
    a. Đức Giêsu trở lại Ca-phác-na-um và chữa lành 1 người bại liệt, (Mc 2, 1-12).
    b. Đức Giêsu kêu gọi ông Lê-vi (Levi, tức Tông Đồ Mát-thêu, Matthew), (Mc 2, 13-17).
    c. Tranh luận về việc ăn chay, (Mc 2, 18-22).
    d. Các môn đệ bứt lúa trong ngày sa-bát (Sabbath), (Mc 2, 23-28).
    e. Đức Giêsu chữa người bị bại tay trong ngày sa-bát, (Mc 3, 1-6).

    3. Thành lập Nhóm Mười Hai. Các lời vu cáo. (Mc 3, 7-35):
    a. Dân chúng tấp nập đi theo Đức Giêsu, (Mc 3, 7-12).
    b. Đức Giêsu thành lập Nhóm Mười Hai Tông Đồ, (Mc 3, 13-19).
    c. Các kinh sư vu cáo Đức Giêsu lấy quyền Bê-en-dê-bun (Beelzebul) mà trừ quỷ, (Mc 3, 22-30).
    d. Gia đ́nh đích thật của Đức Giêsu, (Mc 3, 31-35).

    4. Các ví dụ về Nước Trời, (Mc 4, 1-34):
    a. Dụ ngôn người gieo giống, (Mc 4, 1-9).
    b. Tại sao Đức Giêsu dùng dụ ngôn? (Mc 4, 10-20).
    c. Dụ ngôn cái đèn, đấu đong, (Mc 4,21-25).
    d. Dụ ngôn hạt giống tự mọc lên, (Mc 4, 26-29).
    e. Dụ ngôn hạt cải, (Mc 4, 30-34).

    5. Các phép lạ ven Biển Hồ Ga-li-lê, (Mc 4, 35-34):
    a. Đức Giêsu dẹp yên trận cuồng phong trên biển, (Mc 4, 35-41).
    b. Đức Giêsu chữa người bị quỷ ám ở Ghê-ra-sa (Gerasene), (Mc 5,1-20).
    c. Đức Giêsu chữa một người bị băng huyết (Hemorrhage) và cho con gái ông Gia-ia (Jairus) sống lại, (Mc 5, 21-43).

    6. Đến lúc phải rời bỏ Ga-li-lê, (Mc 6, 1-8,26):
    a. Đức Giêsu về thăm Na-da-rét (Nazareth) và không được người đồng hương ủng hộ, (Mc 6, 1-6).
    b. Đức Giêsu sai Nhóm Mười Hai đi giảng, (Mc 6, 7*-13).
    c. Vua Hê-rô-đê (Herod) nghĩ ǵ về Đức Giêsu, (Mc 6, 14-16).
    d. Ông Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết, (Mc 6, 17-29).
    e. Đức Giêsu làm cho bánh hoá nhiều lần thứ nhất, (Mc 6, 30-44).
    f. Đức Giêsu đi trên mặt biển hồ Ga-li-lê, (Mc 6, 45-52).
    g. Đức Giêsu chữa nhiều người ở Ghen-nê-xa-rét (Gennesaret), (Mc 6, 53-56).
    Tranh luận về những truyền thống của người Pha-ri-sêu (Pharisees), (Mc 7, 1-13).
    h. Cái ǵ làm cho con người ra ô uế? (Mc 7, 14-23).
    i. Đức Giêsu chữa con gái một bà gốc Phê-ni-xi xứ Xy-ri (Syrophoenician), (Mc 7, 24-30).
    j. Đức Giêsu chữa người vừa điếc vừa ngọng ở miền Thập Tỉnh (Decapolis), (Mc 7, 31-37).
    k. Đức Giêsu làm cho bánh hoá nhiều lần thứ hai, (Mc 8, 1-10).
    l. Người Pha-ri-sêu yêu cầu Đức Giêsu một dấu lạ (Sign) từ trời để thử Người, (Mc 8, 11-13).
    m. Môn đồ chậm hiểu. Men (Leaven, chỉ những ư xấu, những thái độ thù nghịch) của Pha-ri-sêu và của Hê-rô-đê, (Mc 8, 14-21).
    n. Đức Giêsu chữa người mù ở Bết-xai-đa (Bethsaida), (Mc 8, 22-26).

    7. Đức Mê-si-a (Messiah): Sứ mạng thống khổ, (Mc 8, 27-9,50):
    a. Ông Phê-rô (Peter) tuyên xưng đức tin về Đức Giêsu, (Mc 8, 27-30).
    b. Đức Giêsu loan báo lần thứ nhất về cuộc Thương Khó (Passion) và Phục Sinh (Resurrection), (Mc 8, 31-33).
    c. Những điều kiện để theo Đức Giêsu làm môn đệ, (Mc 8, 34-38).
    d. Đức Giêsu biến h́nh (Transfiguration) trên núi, (Mc 9, 2-8).
    e. Câu hỏi về ông Ê-li-a (Elijah) phải đến trước Đấng Mê-si-a, (Mc 9, 9-13).
    f. Đức Giêsu chữa đứa trẻ bị quỷ ám mắc bệnh động kinh, (Mc 9, 14-29).
    g. Đức Giêsu loan báo lần thứ hai về cuộc Thương Khó và Phục Sinh, (Mc 9, 30-32).
    h. Ai là người lớn hơn hết trong Nước Trời (Kingdom of God)? (Mc 9, 33-37).
    i. Người trừ quỉ lạ mặt, (Mc 9, 38-41).
    j. Đừng làm cớ cho người khác và cho ḿnh sa ngă, (Mc 9, 42-50).

    III. Sứ vụ của Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem, (Mc 10, 1-13,37):
    1. Ngang qua Phêrê (Perea) và Yuđê (Judea), (Mc 10, 1-31):
    a. Vấn đề ly dị, (Mc 10, 1-12).
    b. Đức Giêsu và các trẻ em, (Mc 10, 13-16).
    c. Người giàu có muốn theo Đức Giêsu, (Mc 10, 17-31).

    2. Đoạn cuối hành tŕnh đi Giê-ru-sa-lem, (Mc 10, 32-52):
    a. Đức Giêsu loan báo lần thứ ba về cuộc Thương Khó và Phục Sinh, (Mc 10, 32-34).
    b. Lời xin của hai môn đệ Gia-cô-bê (James) và Gio-an (John), hai người con ông Dê-bê-đê (Zebedee), (Mc 10, 35-45).
    c. Đức Giêsu chữa người mù ở Giê-ri-khô (Jericho), (Mc 10, 46-52).

    3. Vào thành Giê-ru-sa-lem, (Mc 11, 1-26):
    a. Đức Giêsu vào Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Mê-si-a, (Mc 11, 1-11).
    b. Cây vả không sinh trái bị chúc dữ, (Mc 11, 12-14).
    c. Đức Giêsu xua đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ, (Mc 11, 15-19).
    d. Cây vả bị khô héo. Đức tin và cầu nguyện, (Mc 11, 20-26).

    4. Những tranh luận tại Giê-ru-sa-lem, (Mc 11, 27-12, 44):
    a. Người Do Thái chất vấn Đức Giêsu về thẩm quyền của Người, (Mc 11, 27-33).
    Dụ ngôn những người làm vườn nho sát nhân, (Mc 12, 1-12).
    b. Vấn đề nộp thuế cho hoàng đế Xê-da (Caesar), (Mc 12, 13-17).
    c. Nhóm Xa-đốc (Sadducees) nêu vấn đề người chết sống lại, (Mc 12, 18-27).
    d. Điều răn đứng hàng đầu, (Mc 12, 28-34).
    e. Đấng Kitô là con và là Chúa của vua Đavít (David), (Mc 12, 35-37).
    f. Đức Giêsu lên án các kinh sư, (Mc 12, 38-40).
    g. Tiền dâng cúng của bà goá nghèo, (Mc 12, 41-44).

    5. Bài giảng về cánh chung (Eschatological discourse), (Mc 13, 1-37):
    a. Đức Giêsu tiên báo Đền Thờ sẽ bị phá hủy, (Mc 13, 1-4).
    b. Các cơn đau đớn khởi đầu sẽ tiên báo sắp đến hồi chung cục, (Mc 13, 5-13).
    c. Những ngày gian nan đau khổ cùng cực tại Giê-ru-sa-lem, (Mc 13, 14-23).
    d. Con Người (Son of Man) quang lâm (Parousia), hay xuống thế lần thứ hai, (Mc 13, 24-27).
    e. Dụ ngôn cây vả, (Mc 13, 28-31).
    f. Phải tỉnh thức và sẵn sàng, (Mc 13, 32-37).

    IV. Cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Đức Giê-su, (Mc 14,1 – 16,20):
    1. Biến cố xảy ra trước khi Đức Giêsu bị bắt, (Mc 14,1 – 52):
    a. Người Do Thái âm mưu hăm hại Đức Giêsu, (Mc 14, 1-9).
    b. Giu-đa (Judas) phản bội Đức Giêsu, (Mc 14, 10-11).
    c. Chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua (Passover), (Mc 14, 12-16).
    d. Đức Giêsu báo Giu-đa sẽ phản bội, (Mc 14, 17-21).
    e. Đức Giêsu lập bí tích Thánh Thể (Eucharist hay Communion), (Mc 14, 22-26).
    f. Đức Giêsu tiên báo ông Phê-rô sẽ chối Người, (Mc 14, 27-31).
    g. Đức Giêsu cầu nguyện tại vườn Ghết-sê-ma-ni (Gethsemane), (Mc 14, 32-42).
    h. Đức Giêsu bị bắt, (Mc 14, 43-52).

    2. Cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, (Mc 14,53 – 15,47):
    a. Đức Giêsu ra trước Thượng Hội Đồng Do-thái (Sanhedrin), (Mc 14, 53-65).
    b. Ông Phê-rô chối Thầy, (Mc 14, 66-72).
    c. Đức Giêsu ra trước tổng trấn Phi-la-tô (Pilate) và bị kết án tử h́nh, (Mc 15, 1-15).
    d. Quân lính nhạo báng Đức Giêsu, (Mc 15, 16-20).
    e. Đức Giêsu vác thập giá lên đồi Gôn-gô-tha (Golgotha) và bị đóng đinh trên thập giá, (Mc 15, 21-32).
    f. Đức Giêsu chết trên thập giá, (Mc 15, 33-41).
    g. Đức Giêsu được mai táng, (Mc 15, 42-47).

    3. Đức Giêsu sống lại và hiện ra cho nhiều người, (Mc 16, 1-20):
    a. Sự Phục sinh của Đức Giêsu, (Mc 16, 1-8).
    b. Đức Giêsu hiện ra với bà Ma-ri-a Mác-đa-la (Mary Magdalene), (Mc 16, 9-11).
    c. Đức Giêsu tỏ ḿnh ra dưới một h́nh dạng khác cho hai môn đệ trên đường đi về quê, (Mc 16, 12-13).
    d. Đức Giêsu tỏ ḿnh ra cho chính Nhóm Mười Một Tông Đồ, (Mc 16, 14-18).
    e. Chúa Giêsu lên trời (Ascension), (Mc 16, 19-20).

    (C̣n tiếp)

    *
    **

    Bản văn sách Tin Mừng Mác-cô :
    Sách Tin Mừng Mác-cô theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Tin Mừng Mác-cô hay Tin Mừng Theo Thánh Marcô theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Tin Mừng Mác-cô hay Mark theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.



    Thánh sử Mác-cô, tác giả Tin Mừng Mác-cô.


    Các thành phố chính ở Palestine nơi Chúa Giê-su rao giảng về Nước Trời theo Tin Mừng Mác-cô.


    Mark’s Palestine - H́nh chụp từ sách “The International Bible Commentary”, A Catholic and Ecumenical Commentary for the Twenty-First Century, Collegeville (Minnesota), The Liturgical Press, trang 1331.
    So với Tin Mừng Mát-thêu, Tin Mừng Mát-cô tường thuật nhiều hơn về việc Đức Giêsu về thăm Na-da-rét, quê hương của Người, rồi đi các làng chung quanh mà giảng dạy. H́nh tương tợ trong post # 149 bên trên không có Nazareth.


    Vườn Ghết-sê-ma-ni, nơi Chúa Giê-su cầu nguyện trước khi bị bắt.



    Nhà thờ chứa mộ của Chúa Giê-su.



    Church of the Holy Sepulchre.
    Từ thế kỷ IV, Hoàng đế Constantine I hay Constantinus Đại đế, của đế quốc La Mă ra lệnh cho vị giám mục điạ phương xây “Nhà thờ Mộ Thánh” (Church of the Holy Sepulchre) nơi được tin là Chúa Giê-su bị đóng đinh, được mai táng và phục sinh. Nhà thờ này hiện nay nằm trong khu vực Thiên Chúa giáo (Christian Quarter) trong Thành Cổ Jerusalem. Bạn đọc có thể vào các đường link đă cho ở trên để biết nhiều thánh tích bên trong.


    Mộ của Chúa Giê-su.


    Mộ của Chúa Giê-su (gian nhỏ, nơi trung tâm h́nh) ở nơi trang trọng nhất bên trong “Nhà thờ Mộ Thánh”.


    Bàn thờ nơi Chúa Giê-su bị đóng đinh (The Altar of the Crucifixion).


    Bàn thờ ngay nơi xưa kia Chúa Giê-su bị đóng đinh bên trong “Nhà thờ Mộ Thánh”.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •