Page 16 of 19 FirstFirst ... 61213141516171819 LastLast
Results 151 to 160 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #151
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    1. Các Sách Tin Mừng, hay c̣n gọi là Phúc Âm:
    …..
    [3] - Tin Mừng Lu-ca (Luke)
    Trong thư gởi các tín hữu ở Cô-lô-xê (Colossae, một thành phố thuộc miền Tiểu Á) thánh Phao-lô có nhắc đến thánh Lu-ca như sau: “Anh Lu-ca, thầy thuốc (physician) yêu quư, và anh Đê-ma (Demas) gửi lời chào anh em”, (Cl 4,14). Thánh sử Lu-ca là môn đồ và là bạn đồng hành với thánh Phao-lô cho đến khi thánh Phao-lô tử v́ đạo.

    Thánh Lu-ca, tác giả Tin Mừng Lu-Ca và sách Công vụ Tông Đồ, gốc ở An-ti-ô-khi-a (Antioch, thuộc Syria cổ; nay là Antakya ở Thổ Nhĩ Kỳ) và mất ở Hy-lạp ở tuổi 84, không rơ năm sinh. V́ là một người “đạo theo” nên thánh Lu-ca viết Tin Mừng Lu-Ca nhằm giúp các người ngoại giáo trở lại như ḿnh, hay muốn trở lại, hiểu rơ thân thế và giáo lư của Chúa Giê-su hơn.

    Sách Tin Mừng Lu-Ca được viết ở Roma trong khoảng 80–90 sCN, theo nhiều nhà chú giải Thánh Kinh.
    Nội dung chính của Tin Mừng Lu-ca có thể được chia làm 5 phần như sau (với các tiểu đề có đánh số 1, 2, 3… được lấy theo theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn):

    Lời tựa, (Lc 1, 1-4).
    I. Tin mừng thời niên thiếu, (Lc 1, 5-2,52):
    a. Sứ thần Gáp-ri-en (Gabriel) truyền tin cho ông Da-ca-ri-a (Zechariah) về việc ông Gio-an Tẩy Giả (John the Baptist) sẽ được sinh ra, (Lc 1, 5-25).
    b. Sứ thần Gáp-ri-en truyền tin cho Đức Ma-ri-a (Mary) về việc Chúa Giêsu sẽ được sinh hạ, (Lc 1, 26-38).
    c. Đức Ma-ri-a viếng thăm bà Ê-li-sa-bét (Elizabeth), (Lc 1, 39-45).
    d. Bài ca "Ngợi Khen" (Magnificat) Đức Chúa của Đức Ma-ri-a, (Lc 1, 46-56).
    e. Ông Gio-an Tẩy Giả ra đời, chịu phép cắt b́, (Lc 1, 57-66).
    f. Bài ca "Chúc Tụng" (Benedictus) Đức Chúa của ông Da-ca-ri-a, (Lc 1, 67-80).
    g. Đức Giêsu ra đời ở Bê-lem (Bethlehem). Những người chăn chiên đến viếng thăm, (Lc 2, 1-20).
    h. Đức Giêsu chịu phép cắt b́ (Circumcision) và được đặt tên là Giêsu, (Lc 2, 21-21).
    i. Tiến dâng (Presentation) Đức Giêsu cho Thiên Chúa trong Đền Thờ, (Lc 2, 22-38).
    j. Đức Giêsu tiếp tục sống ẩn dật tại Na-da-rét (Nazareth), (Lc 2, 39-40).
    k. Đức Giêsu ở tuổi 12 đối đáp với các bậc thầy DoThái trong Đền Thờ, (Lc 2, 41-52).

    II. Sứ vụ của Chúa Giêsu tại Ga-li-lê, (Lc 3,1 – 9,50):
    1. Khai mạc: Ông Gio-an Tẩy giả rao giảng. Đức Giêsu chịp phép rửa (Baptism). (Lc 3, 1-4, 13):
    a. Ông Gio-an Tẩy giả rao giảng và bị bỏ tù, (Lc 3, 1-20).
    b. Đức Giêsu chịp phép rửa, (Lc 3, 21-22).
    c. Gia phả (Genealogy) Đức Giêsu Kitô, (Lc 3, 23-38).
    d. Đức Giêsu chịu cám dỗ, (Lc 4, 1-13).

    2. Na-da-rét (Nazareth) và Ca-phác-na-um (Capernaum), (Lc 4, 14-44):
    a. Đức Giêsu bắt đầu rao giảng ở Ga-li-lê, (Lc 4, 14-15).
    b. Đức Giêsu không được ủng hộ tại quê hương Na-da-rét, (Lc 4, 16-30).
    c. Đức Giêsu giảng dạy tại Ca-phác-na-um (Capernaum) và chữa lành một người bị quỷ ám, (Lc 4, 31-37).
    d. Đức Giêsu chữa bà mẹ vợ ông Si-môn (Simon), (Lc 4, 38-39).
    e. Đức Giêsu chữa lành nhiều người đau yếu, (Lc 4, 40-41).
    f. Đức Giêsu rời Ca-phác-na-um và đến rao giảng tại miền Giu-đê (Judea), (Lc 4, 42-44).

    3. Phép Lạ. Môn Đồ. Tranh Luận, (Lc 5, 1-6, 11):
    a. Đức Giêsu kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên ở Ghen-nê-xa-rét (Gennesaret): Si-môn Phê-rô (Simon or Peter), An-rê (Andrew), Gia-cô-bê (James) và Gio-an (John), (Lc 5, 1-11).
    b. Đức Giêsu chữa người bị phong hủi, (Lc 5, 12-16).
    c. Đức Giêsu chữa người bại liệt, (Lc 5, 17-26).
    d. Đức Giêsu kêu gọi ông Lê-vi (Levi), (Lc 5, 27-32).
    e. Tranh luận về việc ăn chay, (Lc 5, 33-39).
    f. Tranh luận về các hành động (bứt lúa ăn, chữa người bại tay) trong Ngày Sa-bát (Sabbath), (Lc 6, 1-11).

    4. Bài giảng khai mạc, (Lc 6, 12-49):
    a. Đức Giêsu tuyển chọn mười hai Tông Đồ trong số các môn đệ, (Lc 6, 12-16).
    b. Dân chúng khắp nơi kéo đến nghe Đức Giêsu và xin được chữa lành, (Lc 6, 17-19).
    c. Bài giảng khai mạc: Các mối phúc thật và các mối hoạ, (Lc 6, 20-26).
    d. Yêu thương kẻ thù, (Lc 6, 27-36).
    e. Phải có ḷng nhân từ và chớ xét đoán người khác, (Lc 6, 37-42).
    f. Cây nào trái ấy, (Lc 6, 43-45).
    g. Phải thực hành lời Đức Giêsu dạy, (Lc 6, 46-49).

    5. Phép lạ. Ông Gio-an Tẩy Giả thỉnh vấn. (Lc 7, 1-8, 3):
    a. Đức Giêsu chữa người nô lệ của một đại đội trưởng (Centurion) ở Ca-phác-na-um, (Lc 7, 1-10).
    b. Đức Giêsu cho con trai một bà goá ở thành Na-in (Nain) sống lại, (Lc 7, 11-17).
    c. Câu hỏi của ông Gio-an Tẩy Giả (“Thầy có thật là Đấng phải đến không”?) và câu trả lời của Đức Giêsu, (Lc 7, 18-30).
    d. Đức Giêsu phán đoán về thế hệ của Người, (Lc 7, 31-35).
    e. Người phụ nữ tội lỗi đă được tha thứ và đă yêu mến Chúa nhiều, (Lc 7, 36-5).
    f. Những người phụ nữ Ga-li-lê đi theo Đức Giêsu, (Lc 8, 1-3).

    6. Các dụ ngôn và phép lạ, (Lc 8, 4-56):
    a. Dụ ngôn người gieo giống, (Lc 8, 4-8).
    b. Tại sao Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà nói, (Lc 8, 9-10).
    c. Giải nghĩa dụ ngôn người gieo giống, (Lc 8, 11-15).
    d. Dụ ngôn cái đèn, (Lc 8, 16-18).
    e. Gia đ́nh đích thực của Đức Giêsu, (Lc 8, 19-21).
    f. Đức Giêsu dẹp yên biển động, (Lc 8, 22-25).
    g. Đức Giêsu chữa người bị quỷ ám tại Ghê-ra-xa (Gerasenes), (Lc 8, 26-39).
    h. Đức Giêsu chữa người đàn bà bị băng huyết và cho con gái ông Gia-ia (Jairus) sống lại, (Lc 8, 40-56).

    7. Cuối sứ vụ ở Ga-li-lê, (Lc 9, 1-50):
    a. Đức Giêsu sai mười hai Tông Đồ đi giảng, (Lc 9, 1-6).
    b. Vua Hê-rô-đê (Herod) nghĩ ǵ về Đức Giêsu, (Lc 9, 7-9).
    c. Các Tông Đồ trở về. Đức Giêsu hoá bánh ra nhiều, (Lc 9, 10-17).
    d. Ông Phê-rô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô của Thiên Chúa, (Lc 9, 18-21).
    e. Đức Giêsu tiên báo cuộc Thương Khó lần thứ nhất, (Lc 9, 22-22).
    f. Điều kiện phải có để theo Đức Giêsu, (Lc 9, 23-27).
    g. Đức Giêsu hiển dung (Transfiguration), (Lc 9, 28-36).
    h. Đức Giêsu chữa đứa trẻ bị kinh phong, (Lc 9, 37-43*).
    i. Đức Giêsu tiên báo cuộc Thương Khó lần thứ hai, (Lc 9, 44*-45).
    j. Ai là người lớn nhất trong các môn đệ, (Lc 9, 46-48).
    k. Nhân danh Đức Giêsu mà trừ quỷ (Exorcist), (Lc 9, 49-50).

    III. Hành tŕnh của Chúa Giêsu lên Giê-ru-sa-lem, (Lc 9, 51-19, 27):
    1. Sai môn đệ đi truyền giáo. Luật yêu mến. Lời cầu nguyện, (Lc 9, 51-11,13):
    a. Một làng miền Sa-ma-ri (Samaria) không đón tiếp Đức Giêsu, (Lc 9, 51-56).
    b. Đức Giêsu đ̣i hỏi môn đệ phải bỏ mọi sự nếu muốn theo Người, (Lc 9, 57-62).
    c. Đức Giêsu sai bảy mươi hai môn đệ đi giảng, (Lc 10, 1-12).
    d. Trách mắng các thành Kho-ra-din (Chorazin) và Bết-xai-đa (Bethsaida) không biết ăn năn sám hối, (Lc 10, 13-16).
    e. Bảy mươi hai môn đệ đi giảng trở về, (Lc 10, 17-20).
    f. Đức Giêsu ngợi khen Chúa Cha, (Lc 10, 21-22).
    g. Đặc ân dành cho các môn đệ, (Lc 10, 23-24).
    h. Điều răn lớn nhất, (Lc 10, 25-28).
    i. Dụ ngôn người Sa-ma-ri tốt lành, (Lc 10, 29-37).
    j. Hai chị em Mác-ta (Martha) và Ma-ri-a (Mary), (Lc 10, 38-42).
    k. Kinh "Lạy Cha", (Lc 11, 1-4).
    l. Ví dụ về 1 người bạn xin bánh, (Lc 11, 5-8).
    m. Cứ xin th́ sẽ được, (Lc 11, 9-13).

    2. Tranh luận về sứ mạng Đức Giêsu, (Lc 11, 14-12, 48):
    a. Đức Giêsu và quỷ vương Bê-en-dê-bun (Beelzebul), (Lc 11, 14-26).
    b. Hạnh phúc thật, (Lc 11, 27-28).
    c. Dấu lạ ngôn sứ Giô-na (Jonah), (Lc 11, 29-32).
    d. Hai lời nói về cái đèn, (Lc 11, 33-36).
    e. Đức Giêsu hạch tội các người Pha-ri-sêu và các luật sĩ, (Lc 11, 37-54).
    f. Hăy dạn dĩ xưng danh Đức Giêsu, (Lc 12, 1-12).
    g. Đừng thu tích của cải cho ḿnh, (Lc 12, 13-21).
    h. Tin tưởng vào Thiên Chúa quan pḥng, (Lc 12, 22-34).
    i. Phải sẵn sàng tỉnh thức, (Lc 12, 35-48).

    3. Kêu gọi hối cải, (Lc 12, 49-13, 35):
    a. Đức Giêsu: "Thầy đến để gây chia rẽ", do kẻ tin người không, (Lc 12, 49-56).
    b. Hăy giảng ḥa với đối phương cho kịp thời, (Lc 12, 57-59).
    c. Kêu gọi ăn năn sám hối, (Lc 13, 1-5).
    d. Dụ ngôn cây vả không ra trái, (Lc 13, 6-9).
    e. Đức Giêsu chữa một phụ nữ bị quỷ làm c̣ng lưng ngày sa-bát, (Lc 13, 10-17).
    f. Dụ ngôn hạt cải, (Lc 13, 18-19).
    g. Dụ ngôn nắm men trong bột, (Lc 13, 20-21).
    h. Muốn được cứu thoát hăy chiến đấu để qua cửa hẹp. Thiên Chúa ruồng bỏ người Do thái bất trung và kêu mời dân ngoại, (Lc 13, 22-30).
    i. Hê-rô-đê muốn giết Đức Giêsu, (Lc 13, 31-33).
    j. Đức Giêsu thương xót thành Giê-ru-sa-lem, (Lc 13, 34-35).

    4. Khiêm nhường. Bỏ ḿnh. Ḷng thương xót của Thiên Chúa. (Lc 14, 1-15, 32):
    a. Đức Giêsu chữa người mắc bệnh phù thũng ngày sa-bát, (Lc 14, 1-6).
    b. Khi anh được mời đi ăn cưới: "Hăy ngồi chỗ cuối", (Lc 14, 7-11).
    c. "Khi đăi khách, hăy mời những người nghèo khó", (Lc 14, 12-14).
    d. Dụ ngôn khách được mời xin kiếu, (Lc 14, 15-24).
    e. Những điều kiện làm môn đồ Đức Giêsu, (Lc 14, 25-33).
    f. Muối mà nhạt đi th́ lấy ǵ ướp nó cho mặn lại? (Lc 14, 34-35).
    g. Dụ ngôn con chiên bị mất, (Lc 15, 1-7).
    h. Dụ ngôn đồng bạc bị đánh mất, (Lc 15, 8-10).
    i. Dụ ngôn người cha nhân hậu, (Lc 15, 11-32).

    5. Về của cải. Luật cộng đoàn. (Lc 16, 1-17, 10):
    a. Dụ ngôn người quản gia bất lương, (Lc 16, 1-8).
    b. Trung tín trong việc sử dụng tiền của, (Lc 16, 9-13).
    c. Đức Giêsu khiển trách người Pha-ri-sêu ham tiền, (Lc 16, 14-15).
    d. Dùng sức mạnh mà vào Nước Thiên Chúa, (Lc 16, 16-16).
    e. Lề Luật sẽ không bao giờ ra vô hiệu, (Lc 16, 17-17).
    f. Vấn đề ly dị, (Lc 16, 18-18).
    g. Dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô (Lazarus) nghèo khó, (Lc 16, 19-31).
    h. Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngă, (Lc 17, 1-3*).
    i. Nếu người anh em xúc phạm đến anh, nếu nó hối hận, th́ hăy tha cho nó, (Lc 17, 3*-4).
    j. Sức mạnh của ḷng tin, (Lc 17, 5-6).
    k. Phục vụ cách khiêm tốn, (Lc 17, 7-10).

    6. Ngày của Con Người sự cầu nguyện, (Lc 17, 11-18, 14):
    a. Mười người phong hủi, (Lc 17, 11-19).
    b. Vương quốc Thiên Chúa (Kingdom of God) đang đến, (Lc 17, 20-21).
    c. Ngày của Con Người (Son of Man), (Lc 17, 22-37).
    d. Dụ ngôn quan toà bất chính và bà goá quấy rầy, (Lc 18, 1-8).
    e. Dụ ngôn người Pha-ri-sêu và người thu thuế, (Lc 18, 9-14).

    7. Cuối cuộc hành tŕnh, đến Giê-ri-khô (Jericho), (Lc 18, 15-19, 27):
    a. Đức Giêsu và các trẻ em, (Lc 18, 15-17).
    b. Người thủ lănh giàu có, (Lc 18, 18-23).
    c. Người giàu có khó vào Nước Thiên Chúa, (Lc 18, 24-27).
    d. Phần thưởng dành cho ai bỏ mọi sự mà theo Đức Giêsu, (Lc 18, 28-30).
    e. Đức Giêsu tiên báo cuộc Thương Khó lần thứ ba, (Lc 18, 31-34).
    f. Đức Giêsu chữa người mù tại Giê-ri-khô (Jericho), (Lc 18, 35-43).
    g. Ông Da-kêu (Zacchaeus) người thu thuế ở Giê-ri-khô tin theo Đức Giêsu, (Lc 19, 1-10).
    h. Dụ ngôn mười nén bạc, (Lc 19, 11-27).

    IV. Sứ vụ của Chúa Giêsu tại Giê-ru-sa-lem, (Lc 19, 28-21, 38):
    1. Vào thành Giê-ru-sa-lem, (Lc 19, 28- 47):
    a. Đức Giêsu vào Giê-ru-sa-lem với tư cách là Mê-si-a (Messiah), (Lc 19, 28-40).
    b. Đức Giêsu thương tiếc thành Giê-ru-sa-lem, (Lc 19, 41-44).
    c. Đức Giêsu đuổi những người đang buôn bán trong Đền Thờ, (Lc 19, 45-46).
    d. Đức Giêsu giảng dạy tại Đền Thờ, (Lc 19, 47-47).

    2. Tranh luận tại Giê-ru-sa-lem, (Lc 20, 1-21,4):
    a. Câu hỏi về quyền bính của Đức Giêsu, (Lc 20, 1-8).
    b. Dụ ngôn những tá điền sát nhân, (Lc 20, 9-19).
    c. Nộp thuế cho Xê-da (Caesar), (Lc 20, 20-26).
    d. Câu hỏi về kẻ chết sống lại của người Xa-đốc (Sadducees), (Lc 20, 27-40).
    e. Đức Kitô là Con và cũng là Chúa của vua Đavít (David), (Lc 20, 41-44).
    f. Đức Giêsu khiển trách các kinh sư (Scribes), (Lc 20, 45-47).
    g. Hai đồng tiền nhỏ của bà goá, (Lc 21, 1-4).

    3. Diễn từ cánh chung, (Lc 21, 5-38):
    a. Nhập đề: tiên báo sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem, (Lc 21, 5-7).
    b. Những điềm báo trước thời chung cuộc, (Lc 21, 8-19).
    c. Cơn khốn khổ tận cùng, (Lc 21, 20-24).
    d. Con Người quang lâm, (Lc 21, 25-28).
    e. Dụ ngôn cây vả, (Lc 21, 29-33).
    f. Phải tỉnh thúc và cầu nguyện, (Lc 21, 34-36).
    g. Những ngày sau hết của Đức Giêsu ở Giê-ru-sa-lem, (Lc 21, 37-38).

    V. Cuộc Thương Khó và Phục sinh của Đức Giêsu, (Lc 22, 1-24,53):
    1. Các biến cố trước khi bị bắt, (Lc 22, 1-46):
    a. Âm mưu hại Đức Giêsu. Giuđa t́m cách nộp Thầy, (Lc 22, 1-6).
    b. Chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua (Passover), (Lc 22, 7-13).
    c. Đức Giêsu lập phép Thánh Thể (), (Lc 22, 14-20).
    d. Đức Giêsu tiên báo Giuđa sẽ nộp Thầy, (Lc 22, 21-23).
    e. Vai tṛ của các Tông Đồ, (Lc 22, 24-30).
    f. Đức Giêsu tiên báo: ông Phêrô sẽ chối Thầy, nhưng sẽ trở lại, (Lc 22, 31-34).
    g. Giờ chiến đấu quyết liệt, (Lc 22, 35-38).
    h. Tại núi Ô-liu (Mount of Olives), (Lc 22, 39-46).

    2. Cuộc thương khó của Đức Giêsu, (Lc 22, 47-23, 56):
    a. Đức Giêsu bị bắt, (Lc 22, 47-53).
    b. Ông Phêrô chối Thầy. Đức Giêsu bị đánh đập, (Lc 22, 54-65).
    c. Đức Giêsu ra trước Thượng Hội Đồng (Sanhedrin), (Lc 22, 66-71).
    d. Đức Giêsu ra trước toà tổng trấn Phi-la-tô (Pilate), (Lc 23, 1-5).
    e. Đức Giêsu ra trước mặt vua Hêrôđê (Herod), (Lc 23, 6-12).
    f. Giêsu lại ra trước toà tổng trấn Phi-la-tô và bị kết án tử h́nh, (Lc 23, 13-25).
    g. Trên đường Thương Khó lên núi Sọ (Skull), (Lc 23, 26-32).
    h. Đức Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá, (Lc 23, 33-43).
    i. Đức Giêsu trút hơi thở cuối cùng, (Lc 23, 44-49).
    j. Mai táng Đức Giêsu, (Lc 23, 50-56).

    3. Đức Giêsu phục sinh, (Lc 24, 1-53):
    a. Ngôi mộ trống. Thiên thần báo tin Đức Giêsu sống lại, (Lc 24, 1-12).
    b. Đức Giêsu hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem 7 dặm, (Lc 24, 13-35).
    c. Đức Giêsu hiện ra với các Tông Đồ tại Giê-ru-sa-lem, (Lc 24, 36-43).
    d. Những lời chỉ bảo sau hết cho các Tông Đồ, (Lc 24, 44-49).
    e. Đức Giêsu được rước lên trời từ Bê-ta-ni-a (Bethany), (Lc 24, 50-53).

    (C̣n tiếp)

    *
    **

    Bản văn sách Tin Mừng Lu-ca :
    Sách Tin Mừng Mác-cô theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Tin Mừng Lu-ca hay Tin Mừng Theo Thánh Luca theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Tin Mừng Lu-ca hay Luke theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Các thành phố chính ở Palestine nơi Chúa Giêsu rao giảng về Nước Trời theo Tin Mừng Lu-ca



    Các phép lạ trên thiên nhiên của Chúa Giêsu




    Các phép lạ chữa lành của Chúa Giêsu




    Mộ của thánh Lu-ca


  2. #152
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Đại cương về Tin mừng Nhất Lăm

    I. Tin mừng Nhất Lăm là ǵ?
    Sau khi đọc ba sách Tin Mừng Mát-thêu (Matthew), Mác-cô (Mark) và Lu-ca (Luke), chắc bạn đọc cũng đă thấy bố cục và nội dung ba sách này vừa có nhiều điểm giống nhau vừa có một số điểm khác nhau. Các điểm giống nhau và khác nhau của ba Phúc Âm này tạo nên vấn đề được gọi là Tin mừng Nhất Lăm. Tin Mừng Nhất Lăm chỉ liên quan đến ba sách Tin Mừng Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca.

    “Nhất” có nghĩa là một; “Lăm” có nghĩa là ngắm xem, ví dụ: Triển lăm; Thưởng lăm; Du lăm.
    Tiếng La-tinh của Nhất Lăm là σύνοψις synopsis, có nghĩa là "nh́n chung với nhau”.


    Từ quyển sách vừa nêu, các nhà nghiên cứu Thánh Kinh đă dùng đến danh từ Nhất Lăm (Synopsis) và quan tâm việc nghiên cứu vấn đề này hơn trước.
    Trước khi nêu lên các giả thuyết giải thích vấn đề Nhất Lăm, chúng ta cần xem ba sách Tin mừng Nhất Lăm có những điểm giống và khác nhau như thế nào.

    II. Nội dung của các sách Tin Mừng Nhất Lăm
    Nội dung của ba sách Tin Mừng Nhất Lăm (Synoptic Gospels) đă được thống kê theo biểu đồ sau đây:


    A. Nội dung giống và khác nhau trong ba sách Tin Mừng Nhất Lăm:
    Theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Tin Mừng Mác-cô có 678 câu. Theo các tỷ lệ trong biểu đồ trên, Tin Mừng Mác-cô:
    Có 678x0.76 = 515 câu có nội dung giống như nội dung trong hai sách Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca;
    Có 678x0.18 = 122 câu có nội dung giống như nội dung trong sách Tin Mừng Mát-thêu;
    Có 678x0.03 = 20 câu có nội dung giống như nội dung trong sách Tin Mừng Lu-ca và
    Có 678x0.03 = 20 câu, chỉ có trong Mác-cô, nhưng không có trong hai sách Lu-ca và Mát-thêu.

    Tin Mừng Mát-thêu có 1,071 câu, tính tương tợ:
    Có 493 câu có nội dung giống như trong hai sách Tin Mừng Mát-cô và Lu-ca;
    Có 257 câu có nội dung giống như trong sách Tin Mừng Lu-ca;
    Có 107 câu có nội dung giống như trong sách Tin Mừng Mát-cô và
    Có 214 câu, chỉ có trong Mát-thêu, nhưng không có trong hai sách Lu-ca và Mát-cô.

    Tin Mừng Lu-ca có 1,151 câu, tính theo lối ước tính tương tợ:
    Có 472 câu có nội dung giống như trong hai sách Tin Mừng Mát-cô và Mát-thêu;
    Có 265 câu có nội dung giống như trong sách Tin Mừng Mát-thêu;
    Có 12 câu có nội dung giống như trong sách Tin Mừng Mát-cô và
    Có 403 câu, chỉ có trong Lu-ca, nhưng không có trong hai sách Mát-thêu và Mát-cô.

    B. Nội dung giống nhau trong ba sách Tin Mừng Nhất Lăm
    B1. Các nội dung sau đây có trong cả ba sách (Triple Tradition) Tin Mừng Nhất Lăm:
    1. Ông Gioan Tẩy Giả.
    2. Đức Giêsu chịu phép rửa và chịu cám dỗ.
    3. Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên.
    4. Quê hương không chấp nhận Đức Giêsu.
    5. Đức Giêsu chữa bà mẹ vợ ông Phêrô, người bị phong hủi, và người bại liệt.
    6. Đức Giêsu kêu gọi người thu thuế.
    7. Tranh luận về việc ăn chay.
    8. Đức Giêsu chữa người bị bại tay ngày sabát.
    9. Đức Giêsu sai các Tông Đồ đi giảng.
    10. Đức Giêsu và quỷ vương Bê-en-dê-bun (Beezebul).
    11. Dụ ngôn một kẻ mạnh, tội phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau. Ai thuộc gia đ́nh của Đức Giê-su? Các dụ ngôn người gieo giống, cái đèn, hạt cải.
    12. Đức Giêsu dẹp yên biển động.
    13. Đức Giêsu chữa lành hai người bị quỷ ám.
    14. Đức Giêsu chữa người đàn bà bị băng huyết và cho con gái một kỳ mục sống lại.
    15. Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất.
    16. Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa.
    17. Đức Giêsu hiển dung hay biến h́nh.
    18. Đức Giêsu chữa đứa trẻ bị kinh phong do quỷ nhập.
    19. Đức Giêsu và các trẻ em.
    20. Người thanh niên giàu có.
    21. Đức Giêsu tiên báo cuộc Thương Khó.
    22. Đức Giêsu chữa người mù tại Giê-ri-khô (Jericho).
    23. Đức Giêsu vào Giêrusalem với tư cách là Đấng Mê-si-a.
    24. Đức Giêsu đuổi những người mua bán trong Đền Thờ.
    25. Nộp thuế cho Xê-da.
    26. Đức Giêsu hạch tội người Pha-ri-sêu.
    27. Cuộc quang lâm (Parousia) của Con Người (Son of Man).
    28. Đức Giêsu lập phép Thánh Thể, trăi qua Thương khó, bị đóng đinh trên Thập giá và được mai táng.
    29. Ngôi mộ trống và sự Phục Sinh của Đức Giêsu.
    30.Đức Giêsu sai các môn đệ đi đến với muôn dân.

    B2. Hai ví dụ về nội dung giống nhau trong ba sách Tin Mừng Nhất Lăm


    Trong ví dụ “Đức Giêsu chữa người mắc bệnh phong” có nhiều từ và câu có cả trong ba sách. Ví dụ câu: “nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”, “ giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi” có y chang trong cả ba sách.

    C. Nội dung giống nhau giữa hai sách (Double Tradition) Tin Mừng Lu-ca và Mát-thêu:
    Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin nêu ra nội dung chỉ có trong hai sách Lu-ca và Mát-thêu. Phần có chung trong hai sách Mát-thêu và Mát-cô, cũng như trong hai sách Lu-ca và Mát-cô không được nêu ra trong bài viết này.

    C1. Các nội dung sau đây chỉ có trong hai sách Tin Mừng Lu-ca và Mát-thêu, nhưng không có trong Tin Mừng Mác-cô:
    1. Ông Gio-an Tẩy Giả rao giảng về sám hối.
    2. Chúa Giêsu chịu cám dỗ (Mác-cô chỉ tóm tắt hai câu).
    3. Bài giảng trên núi (Matthew 5, 1-7,29) hay trên đồng bằng (Lu-ca 6,17-49).
    4. Đức Giê-su chữa đầy tớ của một đại đội trưởng.
    5. Câu hỏi của ông Gio-an Tẩy Giả và câu trả lời của Đức Giê-su.
    6. Đức Giêsu chúc dữ cho các thành quanh hồ Galilê v́ đă chứng kiến các phép lạ mà không sám hối.
    7. Đức Giê-su tạ ơn Chúa Cha.
    8. Khi thần ô uế trở về.
    9. Các dụ ngôn về men trong bột, về con chiên lạc, về tiệc cưới, về những yến bạc, và về người đầy tớ trung tín.
    10. Đức Giêsu hạch tội các kinh sư và người Pha-ri-sêu.
    11. Đức Giêsu thương xót Jerusalem.

    C2. Hai ví dụ về nội dung giống nhau giữa hai sách Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca:


    Trong ví dụ “Ông Gio-an Tẩy Giả rao giảng về sám hối” có rất nhiều từ và câu y chang cả trong hai sách.

    D. Nội dung chỉ có trong mỗi sách Tin Mừng, nhưng không có trong hai sách c̣n lại.
    Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin nêu ra nội dung chỉ có trong sách Tin Mừng Lu-ca, nhưng không có trong hai sách kia. Phần riêng biệt của Mát-thêu và Mát-cô không được nêu ra trong bài viết này.

    D1. Về các phép lạ
    Đức Giêsu đă làm cả thảy 32 phép lạ. Có 6 phép lạ chỉ thấy Tin Mừng Lu-ca tường thuật:
    1. Đức Giêsu làm cho ông Si-môn (Simon) bắt được rất nhiều cá, (Lc 5, 4-7).
    2. Đức Giêsu làm cho con trai một bà goá ở thành Na-in (Nain) sống lại, (Lc 7, 11-17).
    3. Đức Giêsu chữa người mắc bệnh phù thũng ngày sa-bát, (Lc 14, 1-6).
    4. Đức Giêsu chữa lành mười người phong hủi, (Lc 17, 11-19).
    5. Đức Giêsu chữa lành tai bị chém đứt của tên đầy tớ của Thượng Tế, (Lc 22,50-51).
    6. Đức Giêsu chữa một phụ nữ bị quỷ làm c̣ng lưng ngày sa-bát, (Lc 13, 10-17).

    D2. Về các dụ ngôn
    Đức Giêsu đă dùng cả thảy 37 dụ ngôn khi rao giảng. Riêng Tin Mừng Lu-ca đă nói đến 14 dụ ngôn riêng biệt; Các dụ ngôn này không có trong hai sách Mát-thêu và Mát-cô:
    1. Dụ ngôn người Sa-ma-ri tốt lành, (Lc 10, 25-37).
    2. Dụ ngôn về 1 người bạn xin bánh, (Lc 11, 5-8).
    3. Dụ ngôn về nhà phú hộ, (Lc 12, 16-21).
    4. Dụ ngôn về một chủ nợ kia có hai con nợ, (Lc 7, 41-43).
    5. Dụ ngôn cây vả không ra trái, (Lc 13, 6-9).
    6. Khi anh được mời đi ăn cưới: "Hăy ngồi chỗ cuối", (Lc 14, 7-14).
    7. Dụ ngôn về người muốn xây một cây tháp, (Lc 14, 28-33).
    8. Dụ ngôn đồng bạc bị đánh mất, (Lc 15, 8-10).
    9. Dụ ngôn người con sống phóng đăng, (Lc 15, 11-32)
    10. Dụ ngôn người quản gia bất lương, (Lc 16, 1-8).
    11. Dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô (Lazarus) nghèo khó, (Lc 16, 19-31).
    12. Dụ ngôn về những đầy tớ vô dụng, (Lc 17, 7-10).
    13. Dụ ngôn quan toà bất chính và bà goá quấy rầy, (Lc 18, 1-8).
    14. Dụ ngôn người Pha-ri-sêu và người thu thuế, (Lc 18, 9-14).

    Tự Điển Bách Khoa Công Giáo (The Catholic Encyclopedia) c̣n nói đến đoạn sau đây chỉ có trong Lu-ca: “Hành tŕnh của Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem, (Lc 9, 51-19, 27)”.

    III. Giải thích nguyên do của tính nhất lăm trong các sách Tin mừng Mát-thêu, Mác- cô và Lu-ca.
    A. Giải thích theo cảm quan b́nh thường
    A1. Các nội dung giống nhau:
    Cả ba thánh sử Mát-thêu, Mác- cô và Lu-ca đều viết về sứ vụ của Chúa Giê-su, nghĩa là viết về các lời rao giảng và các việc Người làm, nhất là các phép lạ, cho nên có những phần giống nhau là điều dễ hiểu. Tuy vậy với các câu giống nhau 100% th́ khó giải thích theo theo cảm quan b́nh thường được.

    A2. Các nội dung khác nhau:
    Cùng một nhân vật lịch sữ là Chúa Giê-su, nhưng do ba tác giả tường thuật hiển nhiên là phải có những phần khác nhau. Đặc biệt là ba tác giả viết Phúc âm nhằm phục vụ cho các cộng đoàn tín hữu khác nhau:
    Thánh Mát-thêu viết cho các độc giả Ki-tô hữu sống ở Xy-ri Pa-lét-tin từ đạo Do-thái trở lại.
    Thánh Mác-cô viết cho các tín hữu không phải là gốc Do-thái (Gentiles) sống ngoài xứ Pa-lét-tin.
    Thánh Lu-ca viết cho các người ngoại giáo trở lại được hiểu sâu xa hơn về Chúa Giê-su.

    Giải thích theo cảm quan b́nh thường không lư giải thỏa đáng các điểm giống và khác nhau trong các Tin Mừng Nhất Lăm. Do đó nhiều học giả Thánh Kinh đă đưa ra nhiều giả thuyết để lư giải vấn đề Nhất Lăm. Các giải thích theo lối này dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo của các Tin Mừng Nhất Lăm

    B. Giải thích theo nguồn tài liệu tham khảo
    Các giải thích theo nguồn tài liệu tham khảo đều dựa vào nhiều giả thuyết, như giả thuyết hai nguồn, ba nguồn và nhiều nguồn. Các giả thuyết này lại dựa vào một giả thuyết khác là Tin Mừng Mác-cô có trước nhất (Marcan priority) hay Tin Mừng Mát-thêu có trước nhất (Matthaean priority).
    Trong bài viết này chúng tôi chỉ xin tŕnh bày vắn tắt về giả thuyết hai nguồn và ba nguồn dựa vào giả thuyết là Tin Mừng Mác-cô có trước nhất.

    B1. Thuyết hai nguồn


    B2. Thuyết ba nguồn


    B3. Kết luận của Ủy ban Kinh Thánh của Giáo hoàng (Pontifical Biblical Commission) về các thuyềt hai và ba nguồn nói trên.
    Ủy ban Kinh Thánh của Giáo hoàng được thành lập từ năm 1902 bởi Giáo hoàng Leo XIII có mục đích giúp các Giáo hoàng về các vấn đề liên quan đến Thánh Kinh.

    Ngày 19 tháng 6 năm 1911, Ủy ban Kinh Thánh của Giáo hoàng đưa ra ư kiến về Tin Mừng Mát-thêu trong sắc lệnh (Decree) “Quaestiones de evangelio secundum Matthaeum, On the Gospel according to Matthew”. Trong sắc lệnh này Ủy ban Kinh Thánh của Giáo hoàng xác định Tin Mừng Mát-thêu có trước hết. Tin Mừng Mát-thêu mà Ủy ban Kinh Thánh của Giáo hoàng muốn nói là bản Tin Mừng Mát-thêu bằng tiếng A-ram, cũng do Thánh Mát-thêu viết, nay đă thất truyền. Tin Mừng Mát-thêu mà ngày nay chúng ta đọc cũng do Thánh Mát-thêu viết, nhưng bằng tiếng Hy lạp. Một số nhà chú giải Thánh kinh cho rằng Tin Mừng Mát-thêu bằng tiếng Hy lạp chỉ là một bản dịch có sửa đổi của bản bằng tiếng A-ram.

    Ngày 26 tháng 6 năm 1912, Ủy ban Kinh Thánh của Giáo hoàng đưa ra ư kiến về Tin Mừng Nhất Lăm trong thông báo “De quaestione synoptica, Concerning the synoptic question”. Trong thông báo vừa nói, Ủy ban Kinh Thánh của Giáo hoàng cho rằng v́ các thuyết hai và ba nguồn đă được đề cập ở trên đều dựa vào giả thuyết Tin Mừng Mác-cô có trước hết (điều này trái với xác tín của Ủy Ban là Tin Mừng Mát-thêu bằng tiếng Aram có trước hết), nên các thuyết này “không c̣n đứng vững” (no longer tenable, từ của The Catholic Encyclopedia, trong bài “Synoptics - The synoptic question and the biblical commission”).

    C. Một giả thuyết khác
    (Phần sau đây đến hết bài viết được trích từ bài viết “Dẫn Nhập Vào Các Sách Tin Mừng Nhất Lăm” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ):

    V́ thế, xin đề nghị một giả thuyết khác của vài học giả chú trọng đến tính cách phức tạp của ba Sách Tin Mừng Nhất Lăm: truyền thống, các cộng đoàn, những nguồn văn, các tác giả và soạn giả ...

    1. Truyền thống
    Mới đầu, tiếng dùng trong truyền thống là tiếng A-ram; sau đó là tiếng Hy-lạp (Cv 6,1tt nói đến những người theo văn hoá Hy-lạp). Truyền thống bắt đầu với Đức Giê-su và tiếp diễn ... Giáo huấn của Người được thích nghi và giải thích lại nhằm đáp ứng những nhu cầu mới. Một số đơn vị văn chương được sửa chữa lại cho hợp với hoàn cảnh cụ thể của các cộng đoàn. Truyền thống là một yếu tố luôn hoạt động trước, trong và sau khi soạn thảo Sách Tin Mừng. Với thời gian, có một số văn kiện đầu tiên được soạn thảo bằng tiếng A-ram và Hy-lạp.

    2. Mát-thêu
    Mát-thêu bằng tiếng A-ram ra đời trước hết. Đó là một thứ sơ đồ tóm kết lời rao giảng của các Tông Đồ và huấn giáo tại Pa-lét-tin. Sau một thời gian, cuốn sách này được dịch ra tiếng Hy-lạp và theo giám mục Pa-pi-át thành Hi-ê-ra-pô-li (trước năm 120), có nhiều bản dịch Hy-lạp. Chắc chắn tác giả của Mát-thêu hiện thời đă sử dụng bản dịch Hy-lạp, Mác-cô hiện thời cũng như truyền khẩu, khi soạn thảo. Ngoài ra, có thể Mát-thêu và Lu-ca đều có một nguồn chung bằng tiếng A-ram, rồi được dịch ra tiếng Hy-lạp. Có học giả cho rằng h́nh như nguồn chung đó gồm những dụ ngôn và danh ngôn của Đức Giê-su. Chắc Mát-thêu c̣n sử dụng những nguồn khác để viết ra vài đoạn, chẳng hạn những tŕnh thuật về thời thơ ấu ... Như thế, các nguồn của Mát-thêu là truyền khẩu, những văn kiện đầu tiên, Mát-thêu A-ram, các bản dịch Hy-lạp của Mát-thêu A-ram, Mác-cô hiện thời, nguồn chung với Lu-ca, các bản dịch Hy-lạp của nguồn chung đó.

    3. Mác-cô
    Sách Tin Mừng thứ hai (Mác-cô) ra đời sớm hơn các sách Tin Mừng Nhất Lăm khác (Mát-thêu, Lu-ca). Nhưng tác giả không phải là một Tông Đồ; ông chỉ là một đồ đệ của thánh Phê-rô. Ông đă sử dụng bản dịch Hy-lạp của Mát-thêu A-ram.
    Như thế, các nguồn của Mác-cô gồm có huấn giáo của thánh Phê-rô và bản dịch Hy-lạp của Mát-thêu A-ram.


    4. Lu-ca
    Hầu hết các học giả đều công nhận: Mác-cô là nguồn văn chính yếu của Lu-ca. Tác giả Lu-ca đă sửa chữa bản văn cách tự do thoải mái để cho in tác phẩm của ḿnh. Sự kiện này cắt nghĩa những điểm khác biệt giữa Lu-ca và Mác-cô. Có thể Lu-ca đă có trong tay bản dịch Hy-lạp của Mát-thêu A-ram, khi viết Sách Tin Mừng thứ ba. Lu-ca c̣n sử dụng nguồn chung với Mát-thêu và nhiều nguồn khác nữa (chẳng hạn truyền thống ...).

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 17-05-2016 at 09:49 PM.

  3. #153
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    1. Các Sách Tin Mừng, hay c̣n gọi là Phúc Âm:
    …..
    [4] - Tin Mừng Gio-an (John)
    Cùng tường thuật sứ vụ của Chúa Giêsu, nhưng Tin Mừng Gio-an (Ga) khác với các Tin Mừng Nhất Lăm.
    Tin Mừng Gio-an bỏ qua các sự kiện sau đây được tường thuật trong Tin Mừng Nhất Lăm: Chúa Giêsu chịu sư cám dỗ, sự biến h́nh của Chúa Giêsu, các phép lạ đuổi quỉ, bài giảng trên núi. Theo các Tin Mừng Nhât Lăm Chúa Giêsu đă dùng cả thảy 37 dụ ngôn. Trong Tin Mừng Gio-an không thấy nói đến một dụ ngôn nào!

    Sau đây là một số các sự kiện được Tin Mừng Gio-an tường thuật, nhưng các Tin Mừng Nhất Lăm không nói đến:
    Dấu lạ đầu tiên tại tiệc cưới ở Ca-na: nước biến thành rượu, (Ga 2, 1-12).
    Cuộc đối thoại của Đức Giêsu với ông Ni-cô-đê-mô (Nicodemus), (Ga 3, 1-21).
    Người phụ nữ ở Sa-ma-ri (Samaria), (Ga 4, 1-42).
    Dấu lạ thứ hai ở Ca-na: Đức Giêsu chữa con của một sĩ quan cận vệ nhà vua, (Ga 4, 46-54).
    Anh La-da-rô (Lazarus) sống lại, (Ga 11, 1-44).
    Những diễn từ cuối cùng, (Ga 13,31-17,26) ….

    C̣n nhiều điểm dị biệt khác; ở trên chỉ là môt ít ví dụ. Có người nói 90% nội dung về cuộc đời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Gio-an không thấy được nói đến trong Tin Mừng Nhất Lăm!

    Tin Mừng Gio-an theo truyền thống Thiên Chúa Giáo là do Tông đồ Gio-an, “môn đồ được Chúa Giêsu thương mến” viết vào khoảng năm 90-100 sCN. Một số chương có thể do các môn đệ của thánh Gio-an viết, ví dụ chương 21.

    Nơi Tin Mừng Gio-an được viết theo truyền thống có thể là Ê-phê-xô [(Ephesus, Miền Tiểu Á (Asia Minor) cũ], nhưng nhiều người cho là ở An-ti-ô-khi-a (Antioch, thủ đô Syria cũ), hay một số khác lại cho là ở Alexandria, Ai-cập.

    Nội dung chính* của Tin Mừng Gio-an có thể được chia ra 4 phần chính như sau:

    Phần I - Thánh Thi Mở Đầu:
    Ngôi Lời (The Word) đang đến với trần gian, (Ga 1,1-18).

    Phần II: Sách của những dấu lạ** (The book of Signs), (Ga 1,19 – 12,50):
    I. Khi mạc khải khởi đầu, (Ga 1,19-51):
    1. Lời chứng của ông Gio-an Tẩy Giả (John the Baptist) về bản thân, (Ga 1,19-28).
    2. Lời chứng của ông Gio-an Tẩy Giả về Đức Giêsu, (Ga 1, 29-34).
    3. Các môn đệ đầu tiên: An-rê (Andrew), Si-môn Phê-rô (Simon Peter), Phi-líp-phê (Philip) Na-tha-na-en (Nathanael), (Ga 1, 35-51).

    II. Từ Ca-na (Cana) đến Ca-na, (Ga 2,1-4,54):
    1. Dấu lạ đầu tiên tại tiệc cưới ở Ca-na: nước biến thành rượu, (Ga 2, 1-12).
    2. Đức Giêsu thanh tẩy Đền Thờ ở Giê-ru-sa-lem (Jerusalem), (Ga 2,13-25).
    3. Cuộc đối thoại của Đức Giêsu với ông Ni-cô-đê-mô (Nicodemus), (Ga 3, 1-21).
    4. Lời chứng cuối cùng của ông Gio-an Tẩy Giả, (Ga 3, 22-30).
    5. Đấng từ trên cao mà đến, (Ga 3, 31-36).
    6. Người phụ nữ ở Sa-ma-ri (Samaria), (Ga 4, 1-42).
    7. Đức Giêsu trở lại Ga-li-lê (Galilee), (Ga 4, 43-45).
    8. Dấu lạ thứ hai ở Ca-na: Đức Giêsu chữa con của một sĩ quan cận vệ nhà vua, (Ga 4, 46-54).

    III. Đức Giêsu và những ngày lễ lớn của người Do thái, (Ga 5,1-10,42):
    1. Đức Giêsu và ngày sa-bát (Sabbath), (Ga 5, 5, 1-47):
    a. Đức Giêsu chữa một người đau ốm ở hồ nước tại Bết-da-tha (Bethesda) trong ngày sa-bát, (Ga 5, 1-18).
    b. Diễn từ về công việc của Chúa Con, (Ga 5, 19-47).

    2. Đức Giêsu trong dịp lễ Vượt Qua (Passover), (Ga 6, 1-71):
    a. Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều cho 5000 người ăn, (Ga 6, 1-15).
    b. Đức Giêsu đi trên mặt Biển Hồ, (Ga 6, 16-21).
    c. Diễn từ về Đức Giêsu là Bánh đem lại Sự Sống, (Ga 6, 22-59).
    d. Nhiều môn đệ không c̣n đi theo Đức Giêsu nữa, (Ga 6, 60-66).
    e. Ông Phê-rô tuyên xưng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa, (Ga 6, 67-71).

    3. Đức Giêsu trong dịp lễ Lều (Tabernacles), (Ga 7,1-10,21):
    a. Đức Giêsu lên Giê-ru-sa-lem dự lễ Lều, (Ga 7, 1-13).
    b. Đức Giêsu giảng dạy trong Đền Thờ, (Ga 7, 14-24).
    c. Dân chúng tranh luận về Đức Giêsu có phải là Đấng Mê-si-a (Messiah), (Ga 7, 25-30).
    d. Quan quân được sai đi bắt Đức Giêsu, (Ga 7, 31-36).
    e. Đức Giêsu là nước hằng sống, (Ga 7, 37-39).
    f. Dân chúng lại tranh luận về nguồn gốc của Đấng Mê-si-a, (Ga 7, 40-52).
    g. Người phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại t́nh (Ga 7, 53-8, 11).
    h. Đức Giêsu là ánh sáng cho trần gian, (Ga 8, 12-12).
    i. Tranh luận với người Pha-ri-sêu (Pharisees) về lời chứng (Testimony) của Đức Giêsu liên quan đến bản thân Người, (Ga 8, 13-30).
    j. Đức Giêsu và ông Áp-ra-ham (Abraham), (Ga 8, 31-59).
    k. Đức Giêsu chữa một người mù từ thuở mới sinh, (Ga 9, 1-41).
    l. Vị Mục Tử nhân lành, (Ga 10, 1-21).

    4. Đức Giêsu trong dịp lễ Cung hiến (Dedication) Đền Thờ, (Ga 10, 22-42).

    IV. Đức Giêsu đi đến Giờ của Ngài và vinh quang, (Ga 11, 1-12, 50):
    1. Anh La-da-rô (Lazarus) sống lại, (Ga 11, 1-44).
    2. Các thủ lănh Do thái quyết định giết Đức Giêsu, (Ga 11, 45-54).
    3. Lễ Vượt Qua cuối cùng, (Ga 11, 55-57).
    4. Những cảnh chuẩn bị, (Ga 12,1-12,50):
    a. Đức Giêsu được xức dầu thơm tại Bê-ta-ni-a (Bethany), (Ga 12,1-11).
    b. Đức Giêsu vào Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Mê-si-a, (Ga 12, 12-19).
    c. Giờ của Đức Giêsu đang đến, (Ga 12, 20-36).
    d. Kết luận về sứ vụ Đức Giêsu, (Ga 12, 37-43).
    e. “Chính Chúa Cha, Đấng đă sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói ǵ, tuyên bố ǵ”, (Ga 12, 44-50).

    Phần III: Sách Vinh Quang (The book of Glory), (Ga 13,1 – 20,31):
    I. Bữa ăn cuối cùng của Đức Giêsu và các môn đệ, bữa tiệc ly, (Ga 13, 1-38):
    1. Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ, (Ga 13, 1-20).
    2. Đức Giêsu loan báo Giu-đa (Judas) sẽ phản bội, (Ga 13, 21-30).
    3. Điều răn mới: “anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em”, (Ga 13, 31-35).
    4. Tiên báo ông Phê-rô chối Chúa, (Ga 13, 36-38).

    II. Những diễn từ cuối cùng, (Ga 14,1-17,26):
    1. Diễn từ giă biệt lần I, (Ga 14,1-31):
    a. Diễn từ trong bữa tiệc ly: Đức Giêsu là đường đến với Chúa Cha, (Ga 14, 1-14).
    b. Hứa sai Đấng bàu chữa, (Ga 14, 15-26).
    c. B́nh an Chúa ban, (Ga 14, 17-31).

    2. Diễn từ giă biệt lần II, (Ga 15,1-16,33):
    a. Cây nho đích thật, (Ga 15, 1-17).
    b. Các môn đệ và sự thù ghét của thế gian, (Ga 15, 18-27).
    c. Các môn đệ sẽ bị ngược đăi, (Ga 16, 1-4).
    d. Đức Giêsu loan báo Người sắp ra đi và sẽ gửi Đấng Bảo Trợ đến, (Ga 16, 5-28).
    e. Đức Giêsu tiên báo việc môn đệ sẽ phải gian nan khốn khó, (Ga 16, 29-33).

    3. Lời cầu nguyện của Đức Giêsu, (Ga 17,1-26).

    III. Bài tường thuật cuộc Thương Khó, (Ga 18,1-19,42):
    1. Bị bắt trong vườn Cây Dầu, (Ga 18,1-18):
    a. Đức Giêsu bị bắt giữ, (Ga 18, 1-14).
    b. Ông Phê-rô chối Thầy, (Ga 18, 15-18).

    2. Tại nhà thượng tế Kha-nan (Annas), (Ga 18,19-27):
    a. Đức Giêsu bị điệu ra trước các ông Kha-nan và Cai-pha (Caiaphas), (Ga 18, 19-24).
    b. Ông Phê-rô lại chối Thầy, (Ga 18, 25-27).

    3. Trước toà Phi-la-tô (Pilate), (Ga 18,28-19,16):
    a. Đức Giêsu bị điệu ra trước tổng trấn Phi-la-tô, (Ga 18, 28-19, 11).
    b. Đức Giêsu bị kết án tử h́nh, (Ga 19, 12-16).

    4. Khổ h́nh thập giá, (19,17-37):
    a. Đức Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, (Ga 19, 17-30).
    b. Đức Giêsu bị lưỡi đ̣ng đâm thâu, (Ga 19, 31-37).

    5. Đức Giêsu được mai táng, (Ga 19, 38-42).

    IV. Đức Giêsu sống lại, (Ga 20,1-31):
    1. Những lần Đức Giêsu hiện ra, (Ga 20,1-29):
    a. Ngôi mộ trống, (Ga 20, 1-10).
    b. Đức Giêsu hiện ra với bà Ma-ri-a Mác-đa-la (Mary of Magdala), (Ga 20, 11-18).
    c. Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ [không có Tô-ma (Thomas)], (Ga 20, 19-23).
    d. Đức Giêsu lại hiện ra với các môn đệ (có Tô-ma) và bảo với Tô-ma, người đă không tin Đức Giêsu sống lại: “V́ đă thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20, 24-29).

    2. Kết luận thứ nhất: “những điều đă được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người”, (Ga 20, 30-31).

    Phần IV - Lời bạt, (Ga 21, 1-25):
    1. Đức Giêsu hiện ra lần thứ ba với 7 môn đệ ở bờ Biển Hồ Ti-bê-ri-a (Sea of Tiberias), (Ga 21, 1-14):
    a. Mẻ cá bất thường, (Ga 21, 1-8; 10-11).
    b. Bũa ăn với các môn đệ, (Ga 21, 9; 12-14).

    2. Đức Giêsu nói về ông Si-môn Phê-rô và Người Môn Đệ Thương Mến, (Ga 21, 15-23):
    a. Ông Si-môn Phê-rô với sứ mạng mục tử và sẽ tử v́ Đạo, (Ga 21, 15-19).
    b. Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến, (Ga 21, 20-23).

    3. Kết luận thứ hai: “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đă viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực. C̣n có nhiều điều khác Đức Giêsu đă làm. Nếu viết lại từng điều một, th́ tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra”. (Ga 21, 24-25).

    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Chú thích:
    1. Nội dung chính* của Tin Mừng Gio-an
    Dàn bài có chi tiết của Tin Mừng Gio-an trong bài viết này gồm có:
    a. Các tiêu đề chính, hay các Phần I, II, III và IV, được ghi theo mục “Outline” của Sách The New Jerome Biblical Commentary - 1st Edition, trang 950-951.
    b. Các tiêu đề phụ cho các tiêu đề chính được ghi theo mục “Lược đồ Tin Mừng Gioan” của Giám Mục Nguyễn Văn Khảm ở đây.
    c. Các tiêu đề chi tiết cho các đoạn trong bản văn được ghi theo các tiêu đề trong Tin Mừng Gio-an theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, các tiêu đề trong sách John theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và các chú giải trong sách The New Jerome Biblical Commentary.

    2. Dấu lạ**
    Trong Tin Mừng Gio-an, danh từ “Dấu lạ” (Sign) được dùng thay cho danh từ “Phép lạ” (Miracle) của các sách Tin Mừng Nhất Lăm. Chúa Giêsu đă làm cả thảy 31 phép lạ, trong đó Tin Mừng Mát-thêu tường thuật cả thảy 18/31, Tin Mừng Mác-cô tường thuật cả thảy 16/31, Tin Mừng Lu-ca tường thuật cả thảy 18/31. Tin Mừng Gio-an tường thuật cả thảy 8/31 “Dấu lạ” (với 5/31 “Dấu lạ” chỉ có trong Tin Mừng Gio-an mà không có trong các Tin Mừng Nhất Lăm). Theo nhiều nhà chú giải Thánh Kinh, “Dấu lạ” cũng là “Phép lạ” nhưng có ư nghĩa sâu hơn. Ví dụ: Ư nghĩa của dấu lạ bánh hoá nhiều, (Ga 6,1-15), sẽ được Đức Giê-su mặc khải trong diễn từ bánh sự sống (Ga 6,25-59).
    Bạn đọc có thể đọc thêm về “Dấu lạ” qua bài viết “Dấu lạ (sêmeion) trong Tin Mừng Gio-an” của Lm. Tiến sĩ Giu-se Lê Minh Thông, O.P. ở đây.
    Bạn đọc có thể nghe thêm về “Dấu lạ” qua bài giảng “3. Khám phá ư nghĩa dấu chỉ - dấu lạ” của Giám Mục Nguyễn Văn Khảm ở đây.



    Bản văn sách Tin Mừng Gio-an :
    Sách Tin Mừng Gio-an theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Tin Mừng Gio-an hay Tin Mừng Theo Thánh Yoan theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Tin Mừng Gio-an hay John theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .



    Thánh sử Gio-an


    John the Evangelist - Tranh của Francisco Pacheco (1608, Museo del Prado).


    Các thành phố chính ở Palestine nơi Chúa Giêsu rao giảng theo Tin Mừng Gio-an



    Các thành phố trên bản đồ Google hiện nay có liên quan đến bốn sách Tin Mừng


    1. Rome, thủ đô nước Ư (Rô-ma, trong h́nh chữ nhật màu đỏ), là nơi:
    a. Tin Mừng Mác-cô được viết;
    b. Tin Mừng Lu-Ca được viết;
    c. (Có giáo đoàn được thánh Phao-lô (Paul) gởi thư, “Thư Gửi Tín Hữu Rô-ma”.)
    2. Ephesus, (Ê-phê-xô, trong h́nh tṛn màu đỏ), 3 cây số hướng tây nam của thành phố Selçuk, tỉnh İzmir Province, Thổ Nhỉ Kỳ hiện nay, là nơi:
    a. Thánh sử Gio-an mất và mộ của Ngài cũng ở đây.
    b. Tin Mừng Gio-an được viết, nơi được dự đoán thứ nhất;
    c. (Có giáo đoàn được thánh Phao-lô gởi thư, “Thư Gửi Tín Hữu Ê-phê-xô”.)
    3. Antioch (An-ti-ô-khi-a, trong tam giác màu đỏ), nay là thành phố Antakya của Thổ Nhỉ Kỳ, là nơi:
    a. Sinh quán của thánh sử Lu-ca;
    b. Tin Mừng Mát-thêu được viết;
    c. Tin Mừng Gio-an được viết, nơi được dự đoán thứ hai, sau Ephesus.
    4. Capernaum (Ca-phác-na-um, trong h́nh tṛn màu xanh), nơi phía tây và gần bắc biển hồ Ga-li-lê (Galilee), là nơi sinh sống của thánh sử Matthew.
    5. Bethsaida (Bết-xai-đa, trong h́nh tṛn màu xanh), nơi phía đông và gần bắc biển hồ Ga-li-lê, là nơi sinh của thánh sử Gio-an.
    6. Cyrene, Libya (Ky-rê-nê, trong h́nh chữ nhật màu đỏ), là nơi sinh và nơi mất của thánh sử Mác-cô (theo https://en.wikipedia.org/wiki/Mark_the_Evangelist).
    7. Alexandria, Ai-cập (A-lê-xan-ri-a, trong tam giác màu đỏ), là nơi:
    a. Thánh sử Mác-cô qua đời, (theo http://www.biography.com/people/saint-mark-40933).
    b. Tin Mừng Gio-an được viết, nơi được dự đoán thứ ba, sau Ephesus và Antioch theo “Introduction - The Gospel according to John” trong bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.


    Mộ của thánh sử Gio-an Tông Đồ

    Last edited by Truc Vo; 23-05-2016 at 08:34 AM.

  4. #154
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    1. Các Sách Tin Mừng, hay c̣n gọi là Phúc Âm:
    …..
    [5] Sách Công vụ Tông Đồ (Acts)
    Ngoài Tin Mừng Lu-ca, thánh sử Lu-ca (Luke) c̣n viết Sách Công vụ Tông Đồ (Cv) với mục đích tóm tắt những bước đầu của Ki-tô giáo, từ ngày thành lập cho đến khi trở thành một tôn giáo quớc tế.
    Qua tác phẩm này chúng ta biết được ngày Giáo Hội được khai sinh tại Giê-ru-sa-lem là ngày lễ Ngủ Tuần, hay lễ Thánh Thần Hiện Xuống, vào khoảng năm 29 sCN. Chúng ta cũng được biết khoảng năm 50 sCN, Ki-tô giáo đă tách ra khỏi Do Thái giáo qua biến cố kỳ họp Công Đồng lần thứ nhất tại Giê-ru-sa-lem (Xin xem post # 47 ở đây).

    Sách Công vụ Tông Đồ được viết khoảng năm 80 – 90 sCN, sau Tin Mừng Lu-ca. Cho đến nay chúng ta cũng chưa biết rơ sách này được viết ở đâu, có người cho rắng sách được viết ở Rome (Rô-ma), Ư, có người cho là sách được viết ở A-khai-a (Achaia), Hy lạp.

    Nội dung chính của sách Công vụ Tông Đồ có thể chia ra năm phần chính như sau:

    I. Giáo Hội được khai sinh tại Giê-ru-sa-lem và phát triển trong tác động của Thánh Thần, (Cv 1,1-8,3):

    1. Hoạt động của các Tông Đồ, (Cv 1,1 - 2,41):
    a. Đức Giê-su hứa ban Thánh Thần (the Spirit) cho các Tông Đồ, (Cv 1, 1-5).
    b. Đức Giê-su lên trời, (Cv 1, 6-12).
    c. Cộng đoàn tín hữu đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem, (Cv 1, 13-14).
    d. Chọn ông Mát-thi-a (Matthias) thay thế ông Giu-đa (Judas), (Cv 1, 15-26).
    e. Giáo Hội được khai sinh tại Giê-ru-sa-lem: Ngày lễ Ngủ Tuần, Thánh Thần đang đến, (Cv 2, 1-13).
    f. Ông Phê-rô (Peter) giảng cho dân chúng trong ngày lễ Ngủ Tuần, (Cv 2, 14-36).
    g. Những người trở lại đầu tiên, (Cv 2, 37-41).

    2. Sinh hoạt của Hội Thánh sơ khai, (Cv 2,42 - 5,42):
    a. Cách sống tập thể của cộng đoàn tín hữu đầu tiên, (Cv 2, 42-47).
    b. Ông Phê-rô chữa lành một người què, (Cv 3, 1-10).
    c. Bài giảng của ông Phê-rô giảng cho dân chúng, (Cv 3, 11-26).
    d. Ông Phê-rô và ông Gio-an (John) ra trước Thượng Hội Đồng (Sanhedrin), (Cv 4, 1-22).
    e. Cộng đoàn tín hữu cầu nguyện trong cơn bách hại, (Cv 4, 23-31).
    f. Lối sống tập thể của cộng đoàn Ki-tô hữu đầu tiên, (Cv 4, 32-37).
    g. Vợ chồng Kha-na-ni-a (Ananias) và Xa-phi-ra (Sapphira), hai gia đ́nh thành viên của cộng đoàn, nói dối cộng đoàn và lừa dối Thánh Thần, (Cv 5, 1-11).
    h. Các Tông Đồ làm phép lạ, (Cv 5, 12-16).
    i. Các Tông Đồ bị bắt và được giải thoát, (Cv 5, 17-21).
    j. Các Tông Đồ lại bị bắt và ra trước Thượng Hội Đồng, (Cv 5, 22-33).
    k. Ông Ga-ma-li-ên (Gamaliel), một người Pha-ri-sêu (Pharisee) có chân trong Thượng Hội Đồng, lên tiếng đ̣i thả các Tông Đồ và các Tông Đồ được thả, (Cv 5, 34-42).

    3. Hội Thánh lớn mạnh; các trợ tá; ông Tê-pha-nô (Stephen) tử đạo tiên khởi, (Cv 6,1 - 8,3):
    a. Lập nhóm Bảy người trợ tá (Assistants) giúp các Tông Đồ, (Cv 6, 1-7).
    b. Ông Tê-pha-nô, thầy trợ tế (Deacon) của giáo đoàn bị bắt, (Cv 6, 8-15).
    c. Diễn từ của ông Tê-pha-nô, (Cv 7, 1-54).
    d. Ông Tê-pha-nô bị ném đá chết: vị thánh tử v́ đạo đầu tiên. Ông Sao-lô (Saul, sau này là Paul) bắt đạo, (Cv 7, 55-60).
    e. Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem bị khủng bố, (Cv 8, 1-3).


    II. Cuộc bách hại và sự phát triển của Giáo Hội tại Giu-đê (Judea) và Sa-ma-ri (Samaria), (Cv 8,4 - 9,31):
    1. Ông Phi-líp-phê (Philip) ở Sa-ma-ri; viên thái giám xứ Ê-thi-ốp (Ethiopian eunuch), (Cv 8,4-40):
    a. Ông Phi-líp-phê đến Sa-ma-ri, (Cv 8, 4-8).
    b. Thầy phù thuỷ (Magician) Si-mon (Simon) ở Sa-ma-ri, (Cv 8, 9-25).
    c. Ông Phi-líp-phê làm phép rửa cho một viên thái giám người Ê-thi-óp, (Cv 8, 26-40).

    2. Ông Sao-lô trở lại, (Cv 9,1-31):
    a. Ông Sao-lô được kêu gọi trở lại với Thiên Chúa và làm Tông Đồ, (Cv 9, 1-19).
    b. Ông Sao-lô rao giảng tại Đa-mát (Damascus), (Cv 9, 20-25).
    c. Ông Sao-lô tới thăm Giê-ru-sa-lem, (Cv 9, 26-30).
    d. Thời kỳ Hội Thánh được yên ổn trong khắp miền Giu-đê (Judea), Ga-li-lê (Galilee) và Sa-ma-ri, (Cv 9, 31-31).

    III. Dân ngoại: Ông Phê-rô (Peter) và Co-nê-li-ô (Cornelius). Thành lập Hội Thánh ở An-ti-ô-khi-a (Antioch). Ông Ba-na-ba (Barnabas) và Sao-lô (Saul). (Cv 9, 32 – 12,25):
    1. Hoạt động mục vụ của ông Phê-rô, (Cv 9,32-11,18):
    a. Ông Phê-rô chữa lành Ê-nê (Aeneas), một người tê bại, ở Lút-đa (Lydda, c̣n gọi là Lốt), (Cv 9, 32-35).
    b. Ông Phê-rô làm cho bà Ta-bi-tha (Tabitha), một ngựi chết, sống lại, (Cv 9, 36-43).
    c. Thị kiến của ông Co-nê-li-ô (Cornelius), một đại đội trưởng người Rô-ma, ở Xê-da-rê (Caesarea), (Cv 10, 1-8).
    d. Thị kiến của ông Phê-rô ở Gia-phô (Joppa), (Cv 10, 9-33).
    e. Ông Phê-rô tới và giảng tại nhà ông Co-nê-li-ô ở Xê-da-rê, (Cv 10, 34-43).
    f. Ông Phê-rô làm phép rửa cho những người ngoại (Gentiles) đầu tiên, (Cv 10, 44-48).
    g. Ở Giê-ru-sa-lem, ông Phê-rô tự biện minh việc ông làm phép rửa cho những người ngoại không chịu cắt b́ ở Xê-da-rê, (Cv 11, 1-18).

    2. Hội Thánh tại An-ti-ô-khi-a, (Cv 11,19-30):
    a. Thành lập Hội Thánh ở An-ti-ô-khi-a [Antioch, thủ phủ của tỉnh Xy-ri (Syria) thuộc đế quốc Rô-ma] gồm rất nhiều dân ngoại trở lại Đạo; Chính tại An-ti-ô-khi-a mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Ki-tô hữu, (Cv 11, 19-26).
    b. Ngôn sứ A-ga-bô (Agabus) tiên báo sẽ có nạn đói lớn trong khắp cả thiên hạ. Ông Ba-na-ba (Barnabas) và ông Sao-lô, từ Hội Thánh ở An-ti-ô-khi-a, được cử đi Giê-ru-sa-lem đem quà giúp đỡ anh em tín hữu ở Giê-ru-sa-lem, (Cv 11, 27-30).

    3. Hội Thánh Giê-ru-sa-lem bị bách hại; thánh Gia-cô-bê tông đồ tử đạo, (Cv 12, 1-25):
    a. Vua Hê-rô-đê (Herod) bách hại Ki-tô giáo: Thánh Gia-cô-bê tông đồ tử đạo; Ông Phêrô bị bắt và được cứu cách lạ lùng, (Cv 12, 1-19).
    b. Cái chết của vua Hê-rô-đê do Thiên Chúa phạt, (Cv 12, 20-23).
    c. Ông Ba-na-ba và ông Sao-lô trở về lại An-ti-ô-khi-a, đem theo thánh sử Mác-cô (Mark), (Cv 12, 24-25).


    IV. Hành tŕnh truyền giáo lần I của ông Ba-na-ba và ông Sao-lô. Công đồng Giê-ru-sa-lem, (Cv 13,1 - 15,41):
    1. Hành tŕnh truyền giáo lần I của ông Ba-na-ba và ông Sao-lô, (Cv13,1-14,28):
    a. Ông Ba-na-ba và ông Sao-lô được cử đi truyền giáo, (Cv 13, 1-3).
    b. Thầy phù thủy Ê-ly-ma (Elymas) tại đảo Sưp (Cyprus Quê hương của Ba-na-ba (x. 4,36).), (Cv 13, 4-12).
    c. Hai ông đến An-ti-ô-khi-a thuộc miền Pi-xi-đi-a (Pisidia, khác với An-ti-ô-khi-a ở Syria), (Cv 13, 13-15).
    d. Ông Phao-lô giảng cho người Do-thái trong hội đường, (Cv 13, 16-43).
    e. Ông Phao-lô và ông Ba-na-ba hướng về dân ngoại, (Cv 13, 44-52).
    f. Ông Phao-lô và ông Ba-na-ba loan báo Tin Mừng tại I-cô-ni-ô (Iconium), (Cv 14, 1-7).
    g. Ông Phao-lô chữa một người bại chân tại Lưt-ra (Lystra), (Cv 14, 8-20). ; Lystra là quê hương của ông Ti-mô-thê (16,1-2).
    h. Ông Phao-lô và ông Ba-na-ba quay trở về An-ti-ô-khi-a (ở Syria), chấm dứt sứ mệnh truyền giáo đầu tiên (lần I), (Cv 14, 21-28).

    2. Họp Công Đồng đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem, (Cv 15, 1-41):
    a. Họp Công Đồng đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem, (Cv 15, 1-12).
    b. Diễn từ của ông Gia-cô-bê (James) về 4 điều kiêng cử, (Cv 15, 13-21).
    c. Thư của các Tông Đồ nói về quyết định của Công Đồng Giê-ru-sa-lem về 4 điều kiêng cử, (Cv 15, 22-29).
    d. Các đại biểu đến An-ti-ô-khi-a (ở Syria) để nghe đọc thư của các Tông Đồ, (Cv 15, 30-35).
    e. Ông Phao-lô và ông Ba-na-ba chia tay, (Cv 15, 36-41).

    V. Các hành tŕnh truyền giáo cho dân ngoại của ông Phao-lô, (Cv 16, 1-28,31):
    1. Hành tŕnh truyền giáo lần II của ông Phao-lô, (Cv 16,1-18,17):
    a. Ông Phao-lô đến Đéc-bê (Derbe) và Lưt-ra (Lystra), đem ông Ti-mô-thê (Timothy) đi làm phép cắt b́, (Cv 16, 1-5).
    b. Ông Phao-lô đi qua I-cô-ni-ô (Iconim), Trô-a (Troas) trong miền Tiểu Á (Asia Minor), (Cv 16, 6-10).
    c. Ông Phao-lô đến Châu Âu vào Phi-líp-phê (Philippi), (Cv 16, 11-15).
    d. Ông Phao-lô và ông Xi-la (Silas) bị bắt giam ở Phi-líp-phê, (Cv 16, 16-24).
    e. Các nhà truyền giáo được giải thoát cách lạ lùng, (Cv 16, 25-40).
    f. Ông Phao-lô gặp khó khăn với người Do-thái tại Thê-xa-lô-ni-ca (Thessalonica), (Cv 17, 1-9).
    g. Ông Phao-lô lại gặp khó khăn ở Bê-roi-a (Beroea), (Cv 17, 10-15).
    h. Ông Phao-lô giảng ở A-thê-na (Athens), (Cv 17, 16-21).
    i. Diễn từ của ông Phao-lô trước Hội đồng A-rê-ô-pa-gô (Areopagus), (Cv 17, 22-34).
    j. Thành lập Hội Thánh Cô-rin-tô (Corinth), (Cv 18, 1-11).
    k. Người Do-thái đưa ông Phao-lô ra toà ông Ga-li-on (Gallio) ở tỉnh A-khai-a (Achaia), (Cv 18, 12-17).

    2. Hành tŕnh truyền giáo lần III của ông Phao-lô, (Cv 18,18-21,26):
    a. Ông Phao-lô trở về An-ti-ô-khi-a (ở Syria) và bắt đầu cuộc hành tŕnh thứ ba, (Cv 18, 18-23).
    b. Ông A-pô-lô (Apollos) ở Ê-phê-xô (Ephesus), (Cv 18, 24-28).
    c. Môn đệ của ông Gio-an Tẩy Giả (John the Baptist) tại Ê-phê-xô, (Cv 19, 1-7).
    d. Thành lập Hội Thánh Ê-phê-xô, (Cv 19, 8-10).
    e. Những người Do-thái làm nghề trừ quỷ (Exorcists), (Cv 19, 11-20).
    f. Các dự định của ông Phao-lô, (Cv 19, 21-22).
    g. Thợ bạc ở Ê-phê-xô gây rối loạn, (Cv 19, 23-40).
    h. Ông Phao-lô rời Ê-phê-xô đi Ma-kê-đô-ni-a (Macedonia) và Hy-lạp (Greece), (Cv 20, 1-6).
    i. Ở Trô-a, ông Phao-lô làm cho một người chết sống lại, (Cv 20, 7-12).
    j. Từ Trô-a đến Mi-lê-tô (Miletus), (Cv 20, 13-16).
    k. Diễn từ của ông Phao-lô giă biệt các kỳ mục trong Hội Thánh Ê-phê-xô ở Mi-lê-tô, (Cv 20, 17-38).
    l. Ông Phao-lô đến Tia (Tyre), (Cv 21, 1-6).
    m. Ông Phao-lô đến Pơ-tô-lê-mai (Ptolemais) và Xê-da-rê (Caesarea), (Cv 21, 7-14).
    n. Ông Phao-lô và ông Gia-cô-bê (James) ở Giê-ru-sa-lem, (Cv 21, 15-26).

    3. Hành tŕnh truyền giáo lần IV của ông Phao-lô, (Cv 21, 27- 28,31):
    a. Ông Phao-lô lô bị bắt ở Giê-ru-sa-lem và bị giải đi Xê-da-rê (Caesarea), (Cv 21, 27- 26,32):
    • Ông Phao-lô bị bắt ở Giê-ru-sa-lem, (Cv 21, 27-40).
    • Ông Phao-lô tự bào chữa trước người Do-thái ở Giê-ru-sa-lem, (Cv 22, 1-21).
    • Ông Phao-lô bị bắt, bị đánh đ̣n, nhưng nhờ nói là công dân Rô-ma nên được thả, (Cv 22, 22-29).
    • Ông Phao-lô ra trước Thượng Hội Đồng, (Cv 22, 30-23,11).
    • Người Do-thái âm mưu giết ông Phao-lô, (Cv 23, 12-22).
    • Ông Phao-lô bị giải đi Xê-da-rê (Caesarea), (Cv 23, 23-35).
    • Tổng trấn Phê-lích (Felix) xử vụ kiện ông Phao-lô, (Cv 24, 1-9).
    • Ông Phao-lô tự biện hộ trước tổng trấn Phê-lích của Rô-ma, (Cv 24, 10-21).
    • Ông Phao-lô bị giam ở Xê-da-rê, (Cv 24, 22-27).
    • Ông Phao-lô kháng cáo lên hoàng đế Xê-da (Caesar), (Cv 25, 1-12).
    • Ông Phao-lô ra tŕnh diện vua Ác-ríp-pa (Agrippa) khi vua đến Xê-da-rê, (Cv 25, 13-27).
    • Diễn từ của ông Phao-lô trước mặt vua Ác-ríp-pa, (Cv 26, 1-23).
    • Phản ứng của cử tọa: “Người này không làm chi đáng chết hay đáng bị tù.”, (Cv 26, 24-32).

    b. Tù nhân Phao-lô truyền giáo trên đường bị áp giải đến Rô-ma, (Cv 27, 1-28,16):
    • Ông Phao-lô bị áp giải đi Rô-ma, (Cv 27, 1-8).
    • Ông Phao-lô gặp băo và bị đắm tàu, (Cv 27, 9-44).
    • Ông Phao-lô tại đảo Man-ta, (Cv 28, 1-10).
    • Từ Man-ta, ông Phao-lô tới Rô-ma, (Cv 28, 11-16).

    c. Ông Phao-lô bị tù ở Rô-ma, nhưng vẫn làm chứng cho Đức Ki-tô tại Rô-ma, (Cv 28,17-31):
    • Ông Phao-lô tiếp xúc với kiều bào Do-thái ở Rô-ma, (Cv 28, 17-22).
    • Ông Phao-lô tuyên bố với kiều bào Do-thái ở Rô-ma, (Cv 28, 23-31).

    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Bản văn sách Sách Công vụ Tông Đồ:
    Sách Sách Công vụ Tông Đồ theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Sách Công vụ Tông Đồ hay Công Vụ Các Tông Đồ theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Sách Công vụ Tông Đồ hay Acts theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .



    Hành tŕnh truyền giáo lần I của ông Saul, hay Paul, và ông Barnabas:




    Hành tŕnh truyền giáo lần II của Thánh Phao-lô (Paul):




    Hành tŕnh truyền giáo lần I và II của Thánh Phao-lô trên bản đồ Google hiện nay:


    Các tên (có màu đỏ) trên bản đồ này (và 2 bản đồ sau cùng) là tên dùng trong Thánh Kinh. Nhiều tên dùng trong Thánh Kinh hiện nay đă thay đổi, tuy một số ít vẫn giữ tên cũ. Tên có thể đổi, nhưng vị trí trên bản đồ th́ tương đối chính xác.
    Một số thành phố trong bản đồ trên cần được đặc biệt lưu ư:
    Tarsus (Tác-xô): Thành phố sinh quán của Thánh Phao-lô;
    Các thành phố Philippi (Phi-líp-phê), Thessalonica (Thê-xa-lô-ni-ca), Corinth (Cô-rin-tô), Ephesus (Ê-phê-xô) và Rome (Rô-ma, trong h́nh sau cùng) là các thành phố có các giáo đoàn Thánh Phao-lô đă gởi các thư: “Thư Gủi Tín Hữu Phi-líp-phê”, “Thư Gủi Tín Hữu Thê-xa-lô-ni-ca I”, “Thư Gủi Tín Hữu Thê-xa-lô-ni-ca II”, “Thư Gủi Tín Hữu Cô-rin-tô I”, “Thư Gủi Tín Hữu Cô-rin-tô II”, “Thư Gủi Tín Hữu Ê-phê-xô” và “Thư Gủi Tín Hữu Rô-ma”.
    Riêng các thành phố Antioch (An-ti-ô-khi-a), Rome (Rô-ma) và Ephesus (Ê-phê-xô) cũng đă được lưu ư trong post # 153.



    Hành tŕnh truyền giáo lần III (Third Missionary Journey) và IV (Journey to Rome) của Thánh Paul:




    Hành tŕnh truyền giáo lần III của Thánh Phao-lô trên bản đồ Google hiện nay:




    Hành tŕnh truyền giáo lần IV của Thánh Phao-lô khi bị áp giải về Rome trên bản đồ Google hiện nay:

    Last edited by Truc Vo; 29-05-2016 at 04:33 AM.

  5. #155
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    1. Các Sách Tin Mừng, hay c̣n gọi là Phúc Âm:
    …..
    [6]. Thư Gửi Tín Hữu Rô-ma (Romans)
    Khoảng cuối năm 57 sCN, thánh Phao-lô đến Cô-rin-tô (Corinth) và gặp vợ chồng A-qui-la (Aquila), người Do-thái, và Pơ-rít-ki-la (Priscilla hay Prisca = Pơ-rít-ca ) vừa mới từ Rô-ma (Rome) đến v́ hoàng đế Cơ-lau-đi-ô (Claudius) đă ra lệnh cho mọi người Do-thái phải rời Rô-ma.V́ cùng làm nghề dệt vải lều (Tent-maker) bằng lông dê nên thánh Phao-lô đến ở nhà ông A-qui-la và bà Pơ-rít-ca tại Cô-rin-tô trong khoảng18 tháng.

    Giáo đoàn Rô-ma không do thánh Phao-lô thành lập, nhưng nhờ ông bà A-qui-la và Pơ-rít-ca thánh Phao-lô đă biết giáo đoàn có lục đục giữa cộng đồng Ki-tô hữu gốc Do-thái và cộng đồng Ki-tô hữu gốc dân ngoại (Gentils, không phải là người Do-thái).
    Vào lúc đó thánh Phao-lô có ư định đi giảng đạo tại Tây ban Nha và sẳn dịp ghé thăm giáo đoàn Rô-ma. V́ lư do này thánh Phao-lô gửi thư cho giáo đoàn Rô-ma tự giới thiệu ḿnh trước, giới thiệu công việc sẽ rao giảng Tin Mừng của Chúa Giê-su cho giáo đoàn. Cũng nhân đó thánh Phao-lô nêu lên vấn đề thần học “ơn công chính hóa*” hầu mong ḥa giải các xung đột về giáo lư bên trong giáo đoàn.

    Thánh Phao-lô viết cả thảy 14 thư gửi cho các giáo đoàn và các cá nhân. Nhiều nhà chú giải cho rằng Thư Rô-ma là thư quan trọng nhất về vấn đề giáo lư thần học trong số các thư.

    Thư Rô-ma (Rm) được viết tại Cô-rin-tô khoảng 57-58 sCN. Sách có thể được chia làm 5 phần như sau:

    I. Phần mở đầu và lời chào, (Rm 1, 1–15):
    1. Lời mở đầu, (Rm 1, 1-7).
    2. Tạ ơn Thiên Chúa, (Rm 1, 8).
    3. Cầu xin được dịp tốt đến thăm anh em ở Rô-ma, (Rm 1, 9-15).

    II. Phần giáo lư thần học: Con người được cứu độ nhờ đức tin, (Rm 1, 16 – 11, 36):
    1. Đề tài bức thư: Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có ḷng tin. Sự công chính của Thiên Chúa. (Rm 1, 16-17).

    2. Người ngoại (Gentils) và người Do-thái (Jews) phải chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, (Rm 1, 18-3, 20):
    a. Người ngoại (Gentiles) phải chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa v́ họ đă thờ h́nh tượng, buông theo dục vọng mà làm những điều ô uế; ḷng họ đầy bất chính, xấu xa, tham lam, độc ác đủ thứ; nào là ganh tị, giết người, căi cọ, mưu mô, thâm hiểm; nào là nói hành nói xấu, vu oan giá hoạ. (Rm 1, 18-32).
    b. Người Do-thái cũng phải chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa v́ Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm, (Rm 2, 1-11).
    c. Những người sống dưới Luật Mô-sê mà phạm tội, th́ sẽ bị xét xử theo Luật đó. Người ta được Thiên Chúa coi là công chính, không phải v́ nghe biết Lề Luật, nhưng là v́ tuân giữ Lề Luật, (Rm 2, 12-24).
    d. Nếu người không được cắt b́ mà giữ những điều Luật dạy, th́ tuy họ không được cắt b́, Thiên Chúa chẳng coi họ như đă được cắt b́ sao? Phép cắt b́ chính hiệu là phép cắt b́ trong tâm hồn, theo tinh thần của Lề Luật chứ không phải theo chữ viết của Lề Luật. (Rm 2, 25-29).
    e. Mặc dầu có lời hứa của Thiên Chúa, sự bất trung bất tín của một số người Do-thái không thể làm cho những lời hứa của Thiên Chúa ra lỗi thời, (Rm 3, 1-8).
    f. Mọi người, Do-thái cũng như Hy-lạp, đều bị tội lỗi thống trị, (Rm 3, 9-20).

    3. Con người trở nên công chính nhờ tin vào Chúa Giê-su, (Rm 3, 21–5, 21):
    a. Thiên Chúa cho thấy Người là Đấng Công Chính. Mọi người được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công tŕnh cứu chuộc thực hiện trong Đức Giê-su. (Rm 3, 21-26).
    b. Vai tṛ của đức tin: người ta được nên công chính v́ tin, chứ không phải v́ làm những ǵ Luật dạy. (Rm 3, 27-31).
    c. Ông Áp-ra-ham (Ápraham) được nên công chính v́ đă tin, (Rm 4, 1-12).
    d. Ông Áp-ra-ham được nên công chính không phải v́ ông được cắt b́ và giữ Lề Luật, (Rm 4, 13-17).
    e. Ḷng tin của ông Áp-ra-ham và ḷng tin của chúng ta: chúng ta sẽ được kể là công chính, v́ tin vào Đấng đă làm cho Đức Giê-su, Chúa chúng ta, sống lại từ cơi chết, (Rm 4, 18-25).
    f. Một khi nên công chính nhờ đức tin, con người được bảo đảm ơn cứu độ. Đức tin, Hy vọng và T́nh yêu. (Rm 5, 1-11).
    g. V́ A-đam, mà tội lỗi đă xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết. Nhưng nhờ Đức Giêsu đă thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống. (Rm 5, 12-21).

    4. Công chính hóa và đời sống Ki-tô hữu, (Rm 6, 1–8, 39):
    a. Phép rửa giải phóng khỏi tội lỗi, nghĩa là khỏi chết, khỏi làm nô lệ tội lỗi và làm cho mọi người được sống đời đời trong Đức Giê-su, (Rm 6, 1-23).
    b. Người tín hữu được giải thoát khỏi Lề Luật, chúng ta phục vụ Thiên Chúa theo tinh thần mới, chứ không theo bản văn cũ của Lề Luật, (Rm 7, 1-6).
    c. Vai tṛ của Lề Luật: Lề Luật là thánh, và điều răn cũng là thánh, (Rm 7, 7-13).
    d. Cuộc chiến đấu nội tâm: “Sự thiện tôi muốn th́ tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.” Tội lỗi và Sự Chết, (Rm 7, 14-25).
    e. Không sống theo tính Xác Thịt (Flesh), nhưng sống theo Thần Khí (Spirit). (Rm 8, 1-13).
    f. Nhờ Thần Khí hướng dẫn, chúng ta được làm con Thiên Chúa, (Rm 8, 14-17).
    g. Vinh quang mà Thiên Chúa sẽ dành cho chúng ta, (Rm 8, 18-27).
    h. Ư định cứu độ và t́nh yêu của Thiên Chúa, (Rm 8, 28-39).

    5. Người ngoại và người Do-thái trong chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa, (Rm 9, 1–11, 36):
    a. Nỗi ưu phiền và đau khổ của thánh Phao-lô dành cho Ít-ra-en (Israel), (Rm 9, 1-5).
    b. Thiên Chúa không thất tín với Ít-ra-en, (Rm 9, 6-13).
    c. Thiên Chúa không bất công với Ít-ra-en, (Rm 9, 14-24).
    d. Chứng nhân của các ngôn sứ (Prophets), (Rm 9, 25-29).
    e. Thất bại của Ít-ra-en có nguồn gốc từ sự chối từ của riêng ḿnh, (Rm 9, 30-10, 21).
    f. Thiên Chúa vẫn trung tín với Ít-ra-en: Phần c̣n sót lại (“số sót”, Remnant) của Ít-ra-en luôn trung tín và đă trở thành Ki-tô hữu, (Rm 11, 1-10).
    g. Thiên Chúa sẽ khôi phục Ít-ra-en; Sự bất tuân của Ít-ra-en chỉ trong một giai đoạn. (Rm 11, 11-15).
    h. Ít-ra-en vẫn là dân Thiên Chúa chọn, (Rm 11, 16-24).
    i. Ít-ra-en sẽ trở lại, (Rm 11, 25-32).
    j. Ca tụng thánh ư nhiệm mầu của Thiên Chúa, v́ muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại và quy hướng về Người. (Rm 11, 33-36).

    III. Phần khuyên nhủ thực hành và khích lệ, (Rm 12, 1-15, 13):
    1. Thực hành sự công chính, (Rm 12, 1-13, 14):
    a. Cách thức xứng hợp để thờ phượng Thiên Chúa: hăy hiến dâng thân ḿnh làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp ḷng Thiên Chúa, (Rm 12, 1-2).
    b. Sống khiêm nhường và bác ái trong cộng đoàn, không được giả h́nh giả bộ. Anh em hăy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với t́nh huynh đệ, coi người khác trọng hơn ḿnh. (Rm 12, 3-13).
    c. Bác ái đối với mọi người, kể cả thù địch. Đừng để cho sự ác thắng được ḿnh, nhưng hăy lấy thiện mà thắng ác. (Rm 12, 14-21).
    d. Phục tùng chính quyền (Authority), (Rm 13, 1-7).
    e. Yêu thương là chu toàn Lề Luật: Đă yêu thương th́ không làm hại người đồng loại, (Rm 13, 8-10).
    f. Người tín hữu là con cái ánh sáng, hăy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả măn các dục vọng, (Rm 13, 11-14).

    2. Bác ái là khoản nợ của kẻ mạnh đức tin (cộng đồng Ki-tô hữu gốc dân ngoại) đối với kẻ yếu đức tin (cộng đồng Ki-tô hữu gốc Do thái). (Rm 14, 1-15, 13):
    a. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. (Rm 14, 1-12).
    b. Bác ái đối với những người yếu đức tin, (Rm14, 13-15, 13)

    IV. Phần kết, (Rm 15, 14 – 16, 27):
    1. Công việc phục vụ dân ngoại của thánh Phao-lô, (Rm 15, 14-33):
    a. Công việc phục vụ dân ngoại của thánh Phao-lô: rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp ḷng Thiên Chúa. (Rm 15, 14-21).
    b. Dự định mấy chuyến đi của thánh Phao-lô: đến thăm anh em ở Rô-ma, sang Tây Ban Nha (Spain) và đi Giê-ru-sa-lem để đem của cải vật chất mà tín hữu miền Ma-kê-đô-ni-a (Macedonia) và miền A-khai-a (Achaia) đă có nhă ư lạc quyên đóng góp để giúp những người nghèo trong số dân thánh ở Giê-ru-sa-lem. Thánh Phao-lô xin giúp lời cầu nguyện, (Rm 15, 22-33).

    2. Lời giới thiệu chị Phê-bê (Phoebe) và các tái bút, (Rm 16, 1-23):
    a. Thánh Phao-lô giới thiệu chị Phê-bê (Phoebe, thuộc Hội Thánh Ken-khơ-rê, Cenchreae. Phoebe là người được thánh Phao-lô tin tưởng trao “Thư Rô-ma” đem đến cho giáo đoàn Rô-ma.) và chào thăm chị Pơ-rít-ca và anh A-qui-la, và rất nhiều người khác, (Rm 16, 1-16).
    b. Tái bút lần thứ nhất: Khuyên nhủ coi chừng những kẻ gây chia rẽ và làm cớ vấp ngă, (Rm 16, 17-20).
    c. Tái bút lần thứ hai: Chào thăm lần cuối các anh Ti-mô-thê (Timothy), Lu-ki-ô (Lucius), Gia-xon (Jason), Xô-xi-pát-rô (Sosipater) và nhiều người khác, (Rm 16, 21-24).

    V. Vinh tụng ca (Doxology) Thiên Chúa, (Rm 16, 25-27):
    “Chỉ ḿnh Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giê-su Ki-tô. A-men. (Rm 16, 27).”

    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Chú thích về ơn công chính hóa*:
    Công chính là một khái niệm thần học, một nội dung quan trọng trong Thư Rôma.
    Công chính là một nội dung thần học làm cho anh em Tin Lành tách rời khỏi Ki-tô giáo. (Xin xem “Sự công chính hóa” trong post 69 ở đây.)

    Để hiểu rơ công chính, chúng ta cần phải đọc thật nhiều. Nhưng đọc những vấn đề thần học thật không dễ dàng chút nào đối với phần đông chúng ta.
    Trong chú thích này chúng tôi cố gắng tŕnh bày thật đơn giản ư nghĩa của công chính là ǵ, để từ đó bạn đọc có thể tự ḿnh t́m hiểu thêm theo các tài liệu gợi ư ở phần sau.

    Tự điển Merriam Webster định nghĩa “justification” (công chính hóa) như sau:
    “Justification: the act, process, or state of being justified by God.”

    Xin tạm dịch:
    “Công chính hóa: hành động, quá tŕnh, hoặc t́nh trạng đang được công chính bởi Thiên Chúa.”

    Merriam Webster cũng định nghĩa “justified” như sau:
    “To be justified is to declared legally righteous.”
    Xin tạm dịch: “Được công chính, trở nên công chính: là được tuyên bố ngay thẳng, đạo đức và công bằng một cách hợp pháp”.

    Tự điển bách khoa toàn thư Wikipedia định nghĩa “justification” như sau:
    “Justification, in Christian theology, is God's act of removing the guilt and penalty of sin while at the same time declaring a sinner righteous through Christ's atoning sacrifice.” = (“Sự công chính, trong thần học Kitô giáo, là hành động của Thiên Chúa loại bỏ tội lỗi và h́nh phạt của tội lỗi đồng thời tuyên bố người tội lỗi đó là công chính nhờ sự hy sinh chuộc tội của Chúa Kitô của Thiên Chúa.”)

    Tự Điển Bách Khoa Công Giáo định nghĩa “justification” như sau:

    “Justification: A biblio-ecclesiastical term; which denotes the transforming of the sinner from the state of unrighteousness to the state of holiness and sonship of God.” = (“Công chính là một thuật ngữ theo Kinh thánh và theo Giáo hội; Công chính biểu thị sự biến đổi của các tội nhân từ trạng thái bất chính đến trạng thái của sự thánh thiện và làm con Thiên Chúa.”)

    Để có thêm khái niệm về ơn công chính hoá, xin bạn đọc đọc các tài liệu sau đây:

    “Ơn Công Chính Hoá Theo Thư Rôma Của Phaolô” - Montfort Nguyễn Xuân Pháp CT ở đây.

    Đây là một bài nên đọc để hiểu rơ thêm về Thư Rô-ma.

    Ngoài ra bạn đọc có thể đọc thêm bài “Con Người Được Nên Công Chính Nhờ Đức Tin Hay Việc Làm Của Đức Tin?” - Nguyên Phan, MF ở đây.

    Tài liệu chính thức của Giáo hội Công giáo về công chính là nội dung của phiên họp thứ sáu (ngày 13 tháng 1 năm 1547) của Công đồng Trent ở đây. Tài liệu này mô tả một cách rơ ràng tất cả các thông tin cần thiết về quá tŕnh, nguyên nhân, kết quả, và phẩm chất của công chính.

    Tóm lại công chính hóa là một việc làm của Thiên Chúa ban cho con người sự tha thứ mọi tội lỗi và cho con người giao ḥa làm một với Thiên Chúa.



    Bản văn sách Thư Gửi Tín Hữu Rô-ma:
    Sách Thư Gửi Tín Hữu Rô-ma theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư Gửi Tín Hữu Rôma theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Thư Rô-ma hay Romans theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .


    Vị trí các giáo đoàn thánh Phao-lô đă gởi thư:


    Tên Việt, theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, của các thành phố thánh Phao-lô đă gởi thư: Rome (Rô-ma), Philippi (Phi-líp-phê), Thessalonica (Thê-xa-lô-ni-ca), Corinth (Cô-rin-tô), Ephesus (Ê-phê-xô), Colossae (Cô-lô-xê) và Galatia (Ga-lát).


    Một vài thông tin về các thư của thánh Phao-lô:


    Về “Thư Gửi Tín Hữu Ga-lát” đa số các nhà chú giải cho rằng thư chỉ gửi cho các giáo đoàn ở phía bắc Galatia. Một số cho là thư chỉ gửi cho các giáo đoàn ở phía nam Galatia hay gửi cho cả hai.


    Toàn bộ khuôn viên Đền Thánh Phaolô Ngoại Thành (Saint Paul Outside the Walls) nơi chứa mộ thánh Phao-lô:



    Mặt tiền Vương Cung Thánh Đường “Saint Paul Outside the Walls”, nơi chứa mộ thánh Phao-lô:



    Mộ thánh Phao-lô bên trong Vương Cung Thánh Đường “Saint Paul Outside the Walls”:



    Bartholomew, Thượng Phụ Giáo Chủ Giáo Hội Chính Thống Đông Phương ở Constantinople -Turkey, và Benedict, Giáo Hoàng Giáo hội La Mă, cầu nguyện trước mộ thánh Phao-lô ngày 28 tháng 6, 2008.
    Sợi xích sắt đă dùng để xích chung thánh Phaolô và người lính canh giử Ngài khi thánh Phao-lô bị cầm tù tại Roma được đặt trong ḥm nhỏ có mặt kính bên hông, bên cạnh các bó hoa.
    Thánh tích (Relics) thánh Phao-lô được đặt bên dưới và bên trong h́nh chữ nhật có kính dày bên trên (h́nh chữ nhật có 1 lỗ h́nh vuông trong h́nh).

  6. #156
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [7]. Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô (1 Corinthians)
    Giáo đoàn Cô-rin-tô (Corinth) được thánh Phao-lô (Paul) gầy dựng khoảng năm 51 sCN, nhân chuyến đi truyền giáo lần thứ hai, (50 – 52 sCN), của Ngài.
    Hơn 5 năm sau, trong chuyến đi truyền giáo lần thứ ba, (53 – 58 sCN), thánh Phao-lô ở Ê-phê-xô (Ephesus) hơn hai năm, (56-57 sCN).

    Ê-phê-xô cách Cô-rin-tô 250 dặm (miles), hay 402 cây số, nên người qua lại giữa hai thành phố này cũng không hiếm.

    Trong khi đang ở Ê-phê-xô, thánh Phao-lô nghe nói giáo đoàn Cô-rin-tô có nhiều chuyện lộn xộn như chia bè kết phái, đạo đức suy thoái… nên thánh Phao-lô phái hai ông Ti-mô-thê (Timothy, người sau này thánh Phao-lô gửi 2 thư: Thư 1 gửi ông Ti-mô-thê và Thư 2 gửi ông Ti-mô-thê) và Ê-rát-tô (Erastus) sang Cô-rin-tô chấn chỉnh.

    Hai ông đi chưa được bao lâu th́ giáo đoàn Cô-rin-tô cử một phái đoàn do ông Tê-pha-na (Stephanas, người được thánh Phao-lô rữa tội trong đợt đầu tiên tại Cô-rin-tô) cầm đầu đem thư từ Cô-rin-tô sang thỉnh vấn thánh Phao-lô về một số vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày.

    Sau khi nhận được thư của giáo đoàn Cô-rin-tô, thánh Phao-lô liền viết thư, “Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô”, viết vào Lễ Vượt Qua năm 57, và sai môn đệ Ti-tô (Titus, người sau này thánh Phao-lô gửi Thư Ti-tô) cầm thư qua Cô-rin-tô trao cho giáo đoàn.

    Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô có 16 chương, gồm hai phần chính:

    Trong phần thứ nhất, chương 1-6, thánh Phao-lô quở trách tín hữu Cô-rin-tô v́ những lỗi lầm của họ và sửa chữa các sự lạm dụng như nạn chia bè kết phái, trường hợp loạn luân tai tiếng con lấy mẹ kế của cha, các vụ kiện cáo ở toà của dân ngoại v.v…

    Trong phần thứ hai, chương 7-16, thánh Phao-lô giải quyết những vấn đề mà họ gửi thư thỉnh vấn Ngài như vấn đề hôn nhân và độc thân, ăn đồ cúng cho các ngẫu tượng v.v…
    Nhân tiện thánh Phao-lô c̣n giảng giăi các đề tài khác như việc cử hành tiệc Thánh Thể, các ân điển của Thánh Thần, kẻ chết sống lại và nêu vấn đề quyên góp để giúp các tín hữu nghèo của giáo đoàn ở Giê-ru-sa-lem (Jerusalem).

    Sách Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô (1Cr) có thể được chia ra 6 phần như sau:

    I. Phần mở đầu và lời chào, (1 Cr 1, 1–9):
    1. Lời mở đầu, (1Cr 1, 1-3).
    2. Tạ ơn Thiên Chúa, (1 Cr 1, 4-9).

    II. Các rối loạn trong giáo đoàn Cô-rin-tô, (1Cr 1, 10-6, 20):
    A. Sự chia rẽ trong giáo đoàn, (1Cr 1, 10–4, 21):
    1. Các tín hữu chia rẽ nhau do bè phái, (1Cr 1, 10-17).
    2. Sự khôn ngoan của thế gian và sự khôn ngoan theo Kitô giáo, (1 Cr 1, 17-31).
    3. Năng lực rao giảng của thánh Phao-lô, (1 Cr 2, 1-5).
    4. Sự khôn ngoan đích thực, (1 Cr 2, 6 - 3, 4).
    5. Vai tṛ thực sự của người rao giảng Lời Chúa, (1 Cr 3, 5 - 4, 5).
    6. Áp dụng các điều trên cho tôi, anh A-pô-lô và anh em tín hữu ở Cô-rin-tô, (1Cr 4, 6 - 13).
    7. Cuộc thăm viếng của Ti-mô-tê có mục đích nhắc cho anh em những quy tắc hướng dẫn đời sống trong Đức Ki-tô, (1Cr 4, 14 - 21).

    B. Các rối loạn về đạo đức trong giáo đoàn, (1Cr 5, 1–6,20):
    1. Trường hợp loạn luân với vợ của cha ḿnh và cách đối phó, (1Cr 5, 1-8).
    2. Đừng đi lại với các kẻ dâm đăng, tham lam, thờ ngẫu tượng, quen chửi bới, say sưa rượu chè hoặc trộm cắp, (1Cr 5, 9-13).
    3. Về việc kiện nhau ở ṭa đời của những người trong anh em, (1Cr 6, 1-11).
    4. Về tội tà dâm, (1Cr 6, 12-20).

    III. Trả lời các câu hỏi của giáo đoàn Cô-rin-tô, (1Cr 7,1–11,1):
    A. Hôn nhân và độc thân, (1Cr 7, 1–40):
    1. Lời khuyên cho những người lập gia đ́nh, (1Cr 7, 1-16):
    a. “Chuyện vợ chồng” (Sexual relations) trong hôn nhân, (1Cr 7, 1-9).
    b. Hôn nhân và vấn đề ly dị, đặc ân thánh Phao-lô*, (1Cr 7, 10-16).

    2. Cuộc sống mỗi người do ơn gọi của Thiên Chúa chỉ định, (1Cr 7, 17-24).
    3. Đồng trinh và độc thân: Lời khuyên cho các trinh nữ và các bà góa, (1Cr 7, 25-40).

    B. Vấn đề ăn thịt cúng cho các ngẫu tượng, (1Cr 8, 1–11,1):
    1. Không ăn thịt cúng cho các ngẫu tượng, v́ ăn là làm cớ cho những người yếu đuối sa ngă, (1Cr 8, 1-13).
    2. Gương của ông Phao-lô Tông đồ: khước từ quyền lợi của ḿnh, (1Cr 9, 1-27).
    3. Cảnh báo chống lại sự cả tin của những người yếu đuối, (1Cr 10, 1-13).
    4. Cảnh báo chống lại việc thờ ngẫu tượng, (1Cr 10, 14-22).
    5. Vấn đề ăn thịt cúng. Cách giải quyết. (1Cr 10, 23-11,1).

    IV. Các vấn đề trong phụng vụ của giáo đoàn Cô-rin-tô, (1Cr 11,2–14,40):
    A. Trang phục cho phụ nữ và đàn ông khi cầu nguyện, (1Cr 11, 2-16).
    B. Về các tiệc Thánh thể của Chúa Giê-su: không nên ăn uống no say, lo ăn bữa riêng của ḿnh trước các tiệc Thánh thể, (1Cr 11, 17-34).
    C. Về các ân điển của Thánh Thần (Spiritual gifts), (1Cr 12,1–14,40):
    1. Về các ân huệ của Thánh Thần hay đặc sủng, (1Cr 12, 1-3).
    2. Đặc sủng tuy nhiều, nhưng chung một gốc từ Thánh Thần, (1Cr 12, 4-11).
    3. So sánh với thân thể: một thân thể nhưng nhiều bộ phận khác nhau, (1Cr 12, 12-30).
    4. Bài ca đức mến: đức tin (Faith), đức cậy (Hope), đức mến (Love), cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến, (1 Cr 12, 31-13, 13).
    5. Thứ bậc các đặc sủng: “Người nói tiên tri (prophesy) th́ cao trọng hơn người nói các tiếng lạ (speaks in a tongue)”, (1Cr 14, 1-12).
    6. Kẻ nói tiếng lạ th́ phải xin cho được ơn giải thích, (1Cr 14, 13-19).
    7. Chức năng của các đặc sủng, (1Cr 14, 20-25).
    8. Quy luật thực tiển của các đặc sủng: phải nhằm xây dựng Hội Thánh, (1Cr 14, 26-40).

    V. Vấn đề kẻ chết sống lại, (1Cr 15,1–58):
    A. Đức Ki-tô đă sống lại: “Đức Ki-tô đă chết v́ tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đă được mai táng, và ngày thứ ba đă trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh”, (1Cr 15, 1-11).

    B. Sự sống lại của người chết: “Chúng tôi rao giảng rằng Đức Ki-tô đă từ cơi chết trỗi dậy, th́ sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại?” - Sự sống lại của Đức Ki-tô bảo đảm cho sự sống lại của tín hữu: “Như mọi người v́ liên đới với A-đam mà phải chết, th́ mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống”, (1Cr 15, 12-34).

    C. Cách thức kẻ chết sống lại, (1Cr 15, 35–58):
    1. Cách thức kẻ chết sống lại là một mầu nhiệm, (1Cr 15, 35-53).
    2. Bài ca khải hoàn: trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích, (1Cr 15, 54-58).

    VI. Kết luận, (1Cr 16,1–24):
    1. Vấn đề lạc quyên giúp tín hữu Ki-tô ở Giê-ru-sa-lem, (1Cr 16, 1-4).
    2. Các hành tŕnh rao giảng Tin Mừng của thánh Phao-lô trong tương lai, (1Cr 16, 5-9).
    3. Những lời dặn ḍ, chăm sóc các cộng sự viên trung nghĩa của thánh Phao-lô như Ti-mô-thê, A-pô-lô, gia đ́nh Tê-pha-na… (1Cr 16, 10-18).
    4. Thăm hỏi và lời cầu chúc cuối cùng, (1Cr 16, 19-24).


    (C̣n tiếp)

    *
    **


    Chú thích về đặc ân thánh Phao-lô*:
    Đặc ân Thánh Phao-lô là tên gọi một phương thế tháo gỡ hôn phối của Giáo Hội.
    Xin xem các bài viết sau đây để hiểu thêm về đặc ân Thánh Phao-lô:

    1). Đặc Ân Thánh Phaolô và Đặc Ân Thánh Phêrô

    2). Đặc Ân Thánh Phao-lô Là Ǵ?

    3). Chú thích về rẫy vợ*, trong post # 148 ở đây.



    Bản văn sách Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô:
    Sách Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô hay Thư Thứ Nhất Gửi Tín Hữu Corinthô theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô hay 1 Corinthians theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .


    Vị trí thành phố Corinth cổ thời thánh Phao-lô ở thế kỷ I sCN

    Thành phố Corinth có giáo đoàn mà thánh Phao-lô gửi thư là thành phố Corinth cổ (Ancient Corinth). Với khoảng 90,000 dân vào năm 400 tCN, thành phố Corinth cổ này là thành phố lớn nhất và quan trọng nhất của Hy-lạp vào lúc bấy giờ. Lúc đó Hy-lạp được gọi là xứ A-khai-a (Achaia).
    Năm 146 tCN đế quốc La-mă phá hủy toàn bộ thành phố Corinth cổ và năm 44 tCN, La-mă cho xây lại thành phố Corinth cổ và đặt thành phố Corinth cổ làm thủ đô của tỉnh A-khai-a.
    Năm 1848 làng mạc quanh thành phố Corinth cổ đă bị một trận động đất tiêu hủy. Từ đó thành phố Corinth mới (New Corinth) được xây dựng, cách thành phố Corinth cổ 3 km (1.9 miles) về hướng đông bắc.
    Thành phố Corinth mới này hiện nay vẫn có tên là Corinth trên bản đồ Google.

    Thành phố Corinth hiện nay thuộc Hy Lạp trên bản đồ Google


    Thành phố Corinth hiện nay cách thành phố Corinth cổ 3 km (1.9 miles) về hướng đông bắc.


    Hành tŕnh truyền giáo lần II của Thánh Phao-lô (Paul):



    Hành tŕnh truyền giáo lần III của Thánh Phao-lô trên bản đồ Google hiện nay:



    Quan niệm của thánh Phao-lô về Đức Mến, hay T́nh Yêu:

    Last edited by Truc Vo; 08-06-2016 at 09:44 AM.

  7. #157
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [8]. Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô (2 Corinthians)
    “Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô” được viết sau thư “Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô” khoảng vài tháng, cũng vào năm 57, và được viết ở Ma-kê-đô-ni-a (Macedonia), có thể là ở Phi-líp-phê (Philippi) hay Thê-xa-lô-ni-ca (Thessalonica).

    Trong cuộc hành tŕnh truyền giáo lần III, khi từ Trô-a (Troas) qua Ma-kê-đô-ni-a, thánh Phao-lô đă gặp ông Ti-tô trở về từ Cô-rin-tô ở đây. Ông Ti-tô cho thánh Phao-lô biết tác dụng rất tốt đẹp của “Thư nước mắt chan hoà” (Xin xem “Thánh Phao-lô viết bao nhiêu thư cho tín hữu Cô-rin-tô” bên dưới) trên giáo đoàn Cô-rin-tô.

    Phấn khởi v́ tác dụng tốt đẹp của “Thư nước mắt chan hoà”, thánh Phao-lô viết tiếp “Thư 2 gửi tín hữn Cô-rin-tô” và cũng nhờ ông Ti-tô (Titus) và hai người khác, trong đó có thánh sử Lu-ca (Luke, tác giả sách Tin Mừng Lu-ca và Công Vụ Tông Đồ) đem thư này đi Cô-rin-tô.

    Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô có 3 phần lớn:
    Phần một, các chương 1-7, thánh Phao-lô nhắc lại những sự việc đă xảy ra và phân trần về cách xử sự của ḿnh.
    Phần hai, các chương 8-9, thánh Phao-lô kêu gọi tổ chức lạc quyên giúp giáo đoàn ở Giê-ru-sa-lem (Jerusalem).
    Phần ba, các chương 10-13, thánh Phao-lô tự biên hộ về sứ vụ tông đồ của ḿnh.

    Sách “Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô”, (2 Cr), có thể được chia ra các phần chính như sau:

    I. Phần mở đầu và lời chào, (2 Cr 1, 1–11):
    1. Lời chào thăm, (2 Cr 1, 1-2).
    2. Chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa ngay trong đau khổ, (2 Cr 1, 3-11).

    II. Ông Phao-lô phân trần về cách xử sự của ḿnh, (2 Cr 1, 12-7,16):
    1. Sự chân thành và kiên tŕ của ông Phao-lô, (2 Cr 1, 12-14).
    2. Chương tŕnh dự định thăm viếng Cô-rin-tô của ông Phao-lô, (2 Cr 1, 15-22).
    3. Lư do khiến ông Phao-lô dời lại việc thăm viếng Cô-rin-tô, (2 Cr 1, 23-2, 4).
    4. Cư xử làm sao với người xúc phạm, (2 Cr 2, 5-11).
    5. Nỗi lo của ông Phao-lô khi không gặp ông Ti-tô ở Trô-a, (2 Cr 2, 12-13).
    6. Sứ vụ tông đồ (Apostolate): lư thuyết và thực hành, (2 Cr 2,14-3,6).
    7. Sự tương phản của sứ vụ trong Giao ước Cũ và Giao ước Mới, (2 Cr 3,7-4,6).
    8. Gian truân và hy vọng trong công việc Tông Đồ, (2 Cr 4, 7-18).
    9. Vận mệnh trong tương lai của chúng ta, (2 Cr 5, 1-10).
    10. Sứ vụ ḥa giải giữa nhân loại và Thiên Chúa của Tông Đồ, (2 Cr 5,11-6,10).
    11. Ông Phao-lô thố lộ tâm t́nh và cảnh cáo ảnh hưởng ngoại đạo, (2 Cr 6,11-7,4).
    12. Ông Phao-lô hân hoan gặp lại ông Ti-tô ở Ma-kê-đô-ni-a và nhận tin tốt ở Cô-rin-tô từ ông Ti-tô, (2 Cr 7, 5-16).

    III. Kêu gọi lạc quyên trợ giúp giáo đoàn Giê-ru-sa-lem, (2 Cr 8,1-9,15):
    1. Kêu gọi ḷng hảo tâm của tín hữu Cô-rin-tô trợ giúp giáo đoàn Giê-ru-sa-lem, (2 Cr 8, 1-24):
    a. Tấm gương về ḷng quảng đại của tín hữu ở Ma-kê-đô-ni-a, (2 Cr 8, 1-5).
    b. Giới thiệu ông Ti-tô và các bạn đồng hành trong công việc lạc quyên, (2 Cr 8, 6-24).

    2. Kêu gọi sự mau mắn sẵn sàng của xứ A-khai-a (Achaia) trợ giúp giáo đoàn Giê-ru-sa-lem, (2 Cr 9, 1-5).
    3. Phần thưởng của ḷng quảng đại, (2 Cr 9, 6-15).

    IV. Ông Phao-lô thanh minh về sứ vụ tông đồ của ḿnh, (2 Cr 10, 1- 13,10):
    1. Ông Phao-lô trả lời những kẻ trách ông nhu nhược, (2 Cr 10, 1-11).
    2. Ông Phao-lô trả lời những kẻ trách ông đầy tham vọng, (2 Cr 10, 12-18).

    3. Ông Phao-lô bắt buộc phải tự khen ḿnh, (2 Cr 11, 1-33):
    a. Rao giảng mà không trở nên gánh nặng cho anh em, (2 Cr 11, 1-10).
    b. Ông Phao-lô nói về hạng tông đồ giả, (2 Cr 11, 12-21).
    c. Niềm kiêu hănh của Phao-lô: Lao động và điểm yếu của ông, (2 Cr 11, 22-33).

    4. Tự hào và khiêm tốn của một tông đồ, (2 Cr 12,1-10).
    5. Mối quan tâm vô vị lợi của một tông đồ đối với Giáo Hội, (2 Cr 12, 11-18).
    6. Cảnh báo trước về việc thăm viếng Cô-rin-tô lần tới, lần thứ ba, (2 Cr 12, 19 -13,10).

    V. Kết Luận
    Những lời dặn ḍ, thăm hỏi và lời cầu chúc cuối cùng, (2 Cr 13, 11-13).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô:
    Sách Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô hay Thư Thứ Hai Gửi Tín Hữu Corinthô theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô hay 2 Corinthians theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .



    Chú thích: “Thánh Phao-lô viết bao nhiêu thư cho tín hữu Cô-rin-tô?”
    Theo quy điển Thánh Kinh của Giáo hội Công giáo, thánh Phao-lô chỉ viết hai thư gửi cho tín hữu Cô-rin-tô là “Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô” và “Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô”. Qua nghiên cứu văn bản, các nhà chú giải Thánh Kinh đă cho rằng thánh Phao-lô viết ít nhất là bốn thư gửi cho tín hữu Cô-rin-tô; Sách Sách The New Jerome Biblical Commentary ở trang 816 c̣n cho rằng thánh Phao-lô viết ít nhất là năm thư.

    Trong cuộc hành tŕnh truyền giáo lần III, khi đang ở Ê-phê-xô, thánh Phao-lô đă gởi “Thư 1 gửi tín hữn Cô-rin-tô”. Trong thư này thánh Phao-lô đă viết ở câu 9, chương 5 như sau: “Trong thư đă gửi cho anh em, tôi có viết là đừng đi lại với những kẻ dâm đăng”, (1Cr 5,9). Các nhà chú giải Thánh Kinh đă dựa câu này và một số câu khác và cho rằng trước lá “Thư 1 gửi tín hữn Cô-rin-tô”, thánh Phao-lô đă viết cho giáo đoàn Cô-rin-tô một lá thư khác, đươc gọi là “Thư tiền quy điển”, thư này được viết ở Ê-phê-xô hay trên đường đến Ê-phê-xô.

    Sau khi nhận được thư này, giáo đoàn Cô-rin-tô cử một phái đoàn do ông Tê-pha-na (Stephanas) cầm đầu đem thư từ Cô-rin-tô sang thỉnh vấn thánh Phao-lô về một số vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày. Sau khi nhận được thư của giáo đoàn Cô-rin-tô và được biết giáo đoàn Cô-rin-tô có nhiều vấn đề lộn xộn chia rẽ, thánh Phao-lô liền viết “Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô”, viết vào Lễ Vượt Qua năm 57. Thư này được viết ở Ê-phê-xô.
    Trong cuộc hành tŕnh truyền giáo lần III, khi đang ở Ê-phê-xô, sau khi đă gởi “Thư 1 gửi tín hữn Cô-rin-tô”, thánh Phao-lô cho ông Ti-mô-thê qua Cô-rin-tô để xem xét t́nh h́nh và ổn định giáo đoàn Cô-rin-tô.

    Sau khi biết hiệu quả “Thư 1 gửi tín hữn Cô-rin-tô” không như mong muốn, mối liên hệ giữa thánh Phao-lô và tín hữn Cô-rin-tô trở nên xấu hơn, thánh Phao-lô đă từ Ê-phê-xô dùng tàu qua Cô-rin-tô để tự ḿnh giải quyết vấn đề của giáo đoàn Cô-rin-tô. Chuyến đi này là lần thăm thứ 2 của thánh Phao-lô với Cô-rin-tô. (Lần thăm thứ nhất ở chặn đường 16/22 trong hành tŕnh truyền giáo lần II của thánh Phao-lô). Chuyến đi này được gọi là “chuyến đi trong đau khổ” (Painful visit). Mặc dù sách Công vụ Tông Đồ không đề cập đến chuyến thăm này, Thánh Phao-lô đă nói về chuyến thăm thứ hai này trong (2 Cor 13, 2): “Tôi đă nói với những kẻ trước đây đă phạm tội và mọi người khác, và hôm nay khi vắng mặt, tôi cũng xin nói lại như đă nói khi có mặt lần thứ hai, là: nếu đến lần nữa, tôi sẽ không nương tay”.
    Kết quả của chuyến thăm này không được như thánh Phao-lô mong muốn.

    Khi trở lại Ê-phê-xô, thánh Phao-lô đă viết một lá thư gửi tín hữu Cô-rin-tô (sau “Thư 1 gửi tín hữn Cô-rin-tô”). Thư này được gọi là “Thư nghiêm khắc” (Severe letter) hay “Thư nước mắt chan hoà”. Thánh Phao-lô cũng nhờ ông Ti-tô đem thư này đến Cô-rin-tô.
    Sau khi Ti-tô đem “Thư nước mắt chan hoà” đi Cô-rin-tô th́ tại Ê-phê-xô xảy ra vụ thợ kim hoàn ở Ê-phê-xô gây rối loạn, (Cv 19, 23-40). Do đó thánh Phao-lô rời Ê-phê-xô và đến Trô-a. Ở Trô-a thánh Phao-lô mong t́m gặp ông Ti-tô trở về từ Cô-rin-tô, nhưng không gặp. Thánh Phao-lô bèn từ bỏ Trô-a và qua Ma-kê-đô-ni-a và gặp ông Ti-tô trở về từ Cô-rin-tô ở đây.

    Ông Ti-tô cho thánh Phao-lô biết tác dụng rất tốt đẹp của “Thư nước mắt chan hoà” trên giáo đoàn Cô-rin-tô.
    Phấn khởi v́ tác dụng tốt đẹp của “Thư nước mắt chan hoà”, thánh Phao-lô viết tiếp “Thư 2 gửi tín hữn Cô-rin-tô” và cũng nhờ ông Ti-tô và hai người khác, trong đó có thánh sử Lu-ca (Luke, tác giả sách Tin Mừng Lu-ca và Công Vụ Tông Đồ) đem thư này đi Cô-rin-tô.

    Như vậy thánh Phao-lô đă viết tất cả 4 thư gửi tín hữu Cô-rin-tô, trong đó hiện chỉ c̣n lại hai thư trong quy điển là “Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô” và “Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô”, các thư , “Thư tiền quy điển” và “Thư nước mắt chan hoà”, nay đă thất truyền. Sách The New Jerome Biblical Commentary trang 817 cho rằng các chương 10-13 của “Thư 2 gửi tín hữn Cô-rin-tô” là một phần của “Thư nước mắt chan hoà”.

    Ngoài ra thánh Phao-lô cũng đă đến giáo đoàn Cô-rin-tô tất cả là 3 lần.

    Hành tŕnh truyền giáo lần III-b (có tới Corinth lần 2) của Thánh Phao-lô trên bản đồ Google:


    Các thư thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rin-tô:
    Thư I: “Thư tiền quy điển”, thư này được viết ở Ephesus hay trên đường đến Ephesus.
    Thư II: thư 1 theo quy điển, “Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô” (1 Corinthians), được viết ở Ephesus;
    Thư III: “Thư nước mắt chan hoà” ("severe letter"), được viết ở Ephesus và
    Thư IV: thư 2 theo quy điển, “Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô” (2 Corinthians), được viết ở Ma-kê-đô-ni-a , (Philippi hay Thessalonica).

    Những lần thánh Phao-lô đến Cô-rin-tô:
    Lần 1: Chặn đường 16/22 trong hành tŕnh truyền giáo lần II (Xin xem post # 154 ở đây);
    Lần 2: Chặn đường 8/38 trong hành tŕnh truyền giáo lần III-b, h́nh trên;
    Lần 3: Chặn đường 18/38 trong hành tŕnh truyền giáo lần III-b, h́nh trên.


    Tài liệu tham khảo cho chú thích này:
    1. Sách The New Jerome Biblical Commentary trang 1336 và 816.
    2. Epistles to the Corinthians
    3. Second Epistle to the Corinthians
    4. The Epistles to the Corinthians



    Các địa danh chính được nói đến trong “Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô”:



    Tên tiếng Việt của các địa danh trên, theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ: Macedonia (Ma-kê-đô-ni-a, là một tỉnh của đế quốc Rô-ma, có Thessalonica, Thê-xa-lô-ni-ca, là thủ phủ), Troas (Trô-a), Asia (A-xi-a, là một tỉnh của đế quốc Rô-ma, có Ephesus, Ê-phê-xô, là thủ phủ), Corinth (Cô-rin-tô) và Achaia (A-khai-a, là một tỉnh của đế quốc Rô-ma, có Corinth là thủ phủ).


    Các địa danh được nói đến trong “Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô” trên bản đồ Google hiện nay:



    Thánh Phao-lô bị hoàng đế Nero chém đầu:


    “Vào năm 64, dưới thời hoàng đế Nero, một trận hỏa hoạn đă thiêu rụi hầu như toàn bộ thành Rome. Tin đồn cho là chính Nero ra lệnh phóng hỏa để ông xây dựng một thành phố khác tráng lệ huy hoàng hơn. Để xoa dịu dân chúng, ông đă qui tội cho những người theo Chúa Giêsu đốt thành Rome và từ đó cuộc bách hại trở nên khốc liệt. Trong bối cảnh trên, thánh Phaolô lúc đó đang bị canh giử ở Rome, bị chém đầu vào khoảng năm 67 tại Aquae Salviae.” (Trích từ “Di tích Thánh Phaolô tại Roma: Nơi tử đạo và Đền Thánh Phaolô Ngoại Thành” - Hien Quang.)


    Nhà thờ nơi thánh Phao-lô bị chém đầu:


    Trụ cột nơi hành quyết thánh Phao-lô (ở giữa h́nh) bên trong “Church of martyrdom of Saint Paul” hay “Nhà Thờ St Paul at the Three Fountains”.


    Những sự vật hữu h́nh th́ chỉ tạm thời, c̣n những thực tại vô h́nh mới tồn tại vĩnh viễn.


    “V́ thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu h́nh, nhưng đến những thực tại vô h́nh. Quả vậy, những sự vật hữu h́nh th́ chỉ tạm thời, c̣n những thực tại vô h́nh mới tồn tại vĩnh viễn”. (2Cr 4,18), theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
    Last edited by Truc Vo; 16-06-2016 at 12:47 AM.

  8. #158
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [9].Thư Ga-lát (Galatians)
    Trong một bài viết về “Thư Ga-lát”, L.m Giuse Nguyễn Quốc Thắng đă viết như sau:
    “Thánh Phaolô đă rao giảng Tin Mừng cho vùng trung tâm của Tiểu Á, được biết đến dưới cái tên là Galat. Ngài đă đă giúp họ tin vào Chúa Kitô nhưng không bao lâu sau khi ngài rời Ga-lát, các Kitô hữu gốc Do thái đến và nói với họ rằng muốn làm người Kitô hữu tốt th́ trước hết phải là người Do thái tốt bằng cách chịu phép cắt b́ và tuân giữ luật Môsê.
    Hơn nữa, sự tự do được Thánh Phaolô nhân danh Tin Mừng rao giảng bị một số người lẫn lộn với sự phóng túng về luân lư, mỗi người cảm thấy được tự do muốn làm những ǵ ḿnh thích mà không bị hạn chế nào.
    Được thông tin về sự nghiêm trọng của vấn đề, Thánh Phaolô viết thư này vào năm 56. Ngài hiểu rằng bản chất đích thực của Tin Mừng bị đặt thành vấn đề. V́ thế, thư đặt ra những câu hỏi hóc búa như “ Làm thế nào mà anh em có thể nghi ngờ giáo huấn mà anh em đă lănh nhận? Điều ǵ làm cho người ta nên công chính- Tuân giữ Lề Luật hay tin vào Đức KiTô? Người tin vào Đức KiTô phải sống như thế nào?”


    Thánh Phao-lô viết ở câu 2 chương 1 trong Thư Ga-lát như sau: “kính gửi các Hội Thánh miền Ga-lát”. “Các Hội Thánh miền Ga-lát” là các hội thánh nào?

    Các nhà chú giải Kinh Thánh chia làm hai nhóm chính: nhóm I chủ trương “Các Hội Thánh miền Ga-lát” là các giáo đoàn thánh Phao-lô đă thành lập ở miền nam Ga-lát, hay c̣n được gọi là Ga-lát hạ, trong hành tŕnh truyền giáo lần I trong các năm 45-49, như ở Antioch/Pisidia, Iconium, Lystra và Derbe.

    Nhóm II chủ trương “Các Hội Thánh miền Ga-lát” là các giáo đoàn thánh Phao-lô đă thành lập ở miền bắc Ga-lát, hay hay c̣n được gọi là Ga-lát thượng, trong hành tŕnh truyền giáo lần II trong các năm 50-52, hay trong hành tŕnh truyền giáo lần III trong các năm 53-58, như ở Pessinus, Ancyra và Tavium. Ban biên dịch sách New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và sách The New Jerome Biblical Commentary thuộc nhóm II này. Xin xem các bản đồ cuối bài viết này và nhất là bản đồ “Các hành tŕnh truyền giáo I, II và III của thánh Phao-lô theo sách The New Jerome Biblical Commentary” và chú thích ở dưới bản đồ.

    Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ đưa ra ư kiến khác với hai nhóm trên trong “Dẫn nhập Thư Ga-lát” như sau:
    “Có người chủ trương thư Ga-lát gửi cho cả hai miền Ga-lát thượng và hạ. Thực ra, chính thư Ga-lát cho thấy thánh Phao-lô chống lại những người tín hữu gốc Do-thái quá khích. Từ quan điểm này, chúng ta thấy trong Pl 3,2 hoặc 2 Cr 10-13, thánh Phao-lô luôn biện hộ sứ mệnh Tông Đồ của ḿnh. Như thế, không nên giới hạn độc giả của thư Ga-lát vào một miền nhất định. Hơn nữa, thư của các Tông Đồ có tính cách luân lưu và thời đó chưa có phương tiện in ấn để dễ dàng phổ biến, các Tông Đồ viết thư nhằm giải đáp một vấn đề thời sự cho một miền nhất định, nhưng cũng có dụng ư phổ biến sang các miền lân cận.”

    Cũng giống như “Thư Gửi Tín Hữu Rô-ma”, chủ đề chính của Thư Ga-lát là “Ơn công chính hoá nhờ đức tin”, nhưng trong Thư Ga-lát vấn đề thần học này chỉ là phát thảo. Trong “Thư Gửi Tín Hữu Rô-ma”, “Ơn công chính hoá nhờ đức tin” được phát triễn có hệ thống và đầy đủ hơn.

    Thư Ga-lát được viết ở Ê-phê-xô (Ephesus) trong khoảng từ năm 54 đến 57. Thư Ga-lát, (Gl), có thể được chia làm 5 phần như sau:

    I. Nhập đề, (Gl 1, 1-10):
    1. Lời mở đầu, (Gl 1, 1-5).
    2. Thánh Phao-lô bảo vệ Tin Mừng mà Ngài đă rao giảng và bảo vệ sứ mạng tông đồ của ḿnh, (Gl 1, 6-10).

    II. Thánh Phao-lô, Tin Mừng Ngài đă rao giảng, và thánh Phê-rô (Peter), (Gl 1, 11-2, 21):
    1. Ơn gọi của thánh Phao-lô, (Gl 1, 11-24).
    2. Thánh Phao-lô là tông đồ cho dân ngoại (Gentiles), (Gl 2, 1-21):
    a. Công đồng Giê-ru-sa-lem, (Gl 2, 1-10).
    b. Thánh Phê-rô (Peter) và thánh Phao-lô tại An-ti-ô-khi-a (Antioch), (Gl 2, 11-14).
    c. Đức Tin và Hành Động, (Gl 2, 15-21).

    III. Kinh Thánh làm chứng cho Tin Mừng Phao-lô rao giảng, (Gl 3, 1-4, 31):
    1. Công chính hoá nhờ đức tin, (Gl 3, 1-29):
    a. Kinh nghiệm của tín hữu Ga-lát: Anh em đă nhận được Thần Khí v́ đă làm những ǵ Luật dạy, hay v́ đă tin nhờ được nghe?, (Gl 3, 1-5).
    b. Kinh Thánh làm chứng: Gương Áp-ra-ham đă tin Thiên Chúa, và v́ thế Thiên Chúa kể ông là người công chính; không ai được nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ Lề Luật, (Gl 3, 6-14).
    c. Lời hứa hơn Lề Luật: Thiên Chúa đă dùng một lời hứa mà ban ân huệ cho ông Áp-ra-ham, (Gl 3, 15-20).
    d. Thời của Lề Luật đă qua và thời của Đức Tin đă đến, (Gl 3, 21-29).

    2. Chúng ta được làm con cái của Thiên Chúa, (Gl 4, 1-31):
    a. Không c̣n phải là nô lệ nữa, chúng ta được làm con cái của Thiên Chúa, (Gl 4, 1-11).
    b. Kêu gọi tín hữu Ga-lát phục hồi ḷng trung thành với Tin Mừng mà thánh Phao-lô đă rao giảng, (Gl 4, 12-20).
    c. Phúng dụ về Nô Lệ và Tự Do của tín hữu Ki-tô giáo: Ha-ga (Hagar, người mẹ nô lệ sinh ra Ít-ma-en, Ishmael, theo lẽ tự nhiên) và Xa-ra (Sarah, người mẹ tự do sinh ra I-xa-ác, Isaac, do lời Thiên Chúa hứa); Chỉ với I-xa-ác, lời hứa của Thiên Chúa mới được thực hiện, (Gl 4, 21-31).

    IV. Khuyên nhủ thực hành, (Gl 5, 1-6,10):
    1. Sự quan trọng của Đức Tin, (Gl 5, 1-6).
    2. Tự do của người tín hữu, tự do theo nghĩa tôn giáo, (Gl 5, 7-12).
    3. Tự do đích thực: Tự do để phục vụ trong yêu thương, (Gl 5, 13-26).
    4. Đời sống của Cộng đoàn tín hữu Dân Chúa: sống bác ái và nhiệt thành, (Gl 6, 1-10).

    V. Kết thúc: Lời kêu gọi cuối thư. “Cắt b́ hay không cắt b́ chẳng là ǵ cả, điều quan trọng là trở nên một thụ tạo mới”. (Gl 6, 11-18).

    (C̣n tiếp)
    *
    **

    Bản văn sách Thư Ga-lát :
    Sách Thư Ga-lát theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư Ga-lát hay Thư Gửi Tín Hữu Galat theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư Ga-lát hay Galatians theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .



    Tỉnh Galatia, ở trung tâm vùng Tiểu Á (Asia Minor), thuộc đế quốc La Mă thời thánh Phao-lô:

    Vùng Tiểu Á, nay thuộc Thổ Nhỉ Kỳ, được chia làm 6 tỉnh dưới thời đế quốc La Mă ở thế kỷ I sCN.
    Kinh Thánh mô tả các khu bên trong hoặc một phần bên trong tỉnh Galatia (Ga-lát) gồm Phrygia (Phy-ghi-a, một khu vực chia sẻ với Asia, A-xi-a), Pisidia (Pi-xi-đi-a) và Lycaonia (Ly-cao-ni-a, khu chia sẻ với Cappadocia).
    Vài thành phố cần được lưu ư: Ephesus (Ê-phê-xô, nơi thánh Phao lô viết các thư “Thư gửi tín hữu Ga-lát”, “Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô” và “Thư gửi tín hữu Phi-líp-phê”), Ancyra (nay là thủ đô Ankara của Thổ Nhỉ Kỳ) là thủ phủ của tỉnh Galatia và Tarsus (Tác-xô, sinh quán của thánh Phao-lô) là thủ phủ của tỉnh Cilicia (Ki-li-ki-a).


    Các giáo đoàn ở Galatia thời thánh Phao-lô:

    Các giáo đoàn ở bắc Galatia: Pessinus, Ancyra và Tavium (trong các h́nh ellip màu đỏ chúng tôi đă thêm vào).
    Các giáo đoàn ở nam Galatia: Antioch/Pisidia, Iconium, Lystra và Derbe (trong các h́nh ellip màu xanh chúng tôi đă thêm vào).
    Ranh giới trong bản đồ nền thuộc thế kỷ IV sCN nên không thể hiện chính xác ranh giới Galatia thời thánh Phao-lô.


    Các giáo đoàn ở Galatia trên bản đồ Google hiện nay

    Các giáo đoàn ở bắc Galatia: Pessinus, Ancyra và Tavium (trong h́nh ellip màu đỏ). Các giáo đoàn này thánh Phao-lô đă thành lập trong chuyến hành tŕnh truyền giáo lần II, trong các năm 50-52, hay trong chuyến hành tŕnh truyền giáo lần III, trong các năm 53-58. Xin xem “Các hành tŕnh truyền giáo lần I, II và III của thánh Phao-lô theo sách The New Jerome Biblical Commentary” ở dưới đây.
    Các giáo đoàn ở nam Galatia: Antioch/Pisidia, Iconium, Lystra và Derbe (trong h́nh ellip màu xanh). Các giáo đoàn này thánh Phao-lô đă thành lập trong chuyến hành tŕnh truyền giáo lần I, trong các năm 45-49.


    Các hành tŕnh truyền giáo I, II và III của thánh Phao-lô theo sách The New Jerome Biblical Commentary:

    H́nh chụp từ sách “The New Jerome Bible Handbook”, trang 230.

    Theo h́nh trên, trong các hành tŕnh truyền giáo lần II, trong các năm 50-52, và lần III, trong các năm 53-58, thánh Phao-lô có ghé Pessinus (thuộc bắc Galatia, trong h́nh ellip màu đỏ chúng tôi đă thêm vào), theo sách “The New Jerome Biblical Commentary”. Điều này dựa vào 2 câu (Cv16, 6) và (Cv 18, 23) sau đây:
    Trong hành tŕnh truyền giáo lần II, sách Công Vụ Tông Đồ viết: (sau khi rời An-ti-ô-khi-a/Pi-si-di-a), “Các ông đi qua miền Phy-ghi-a (Phrygia) và Ga-lát (Galatia), v́ Thánh Thần ngăn cản không cho các ông rao giảng lời Chúa ở A-xi-a (Asia)”, (Cv16, 6). Xin xem bản tiếng Anh ở đây: (Acts 16: 6).

    Trong hành tŕnh truyền giáo lần III, sách Công Vụ Tông Đồ viết:
    (Cv 18, 23): “Sau khi ở đó một thời gian, ông ra đi, lần lượt qua miền Ga-lát (Galatia) và Phy-ghi-a (Phrygia) và làm cho tất cả các môn đệ được vững mạnh.” Xin xem bản tiếng Anh ở đây: (Acts 18:23).

    Câu sau đây hàm ư là trước đây, so với lúc viết Thư Ga-lát, thánh Phao-lô đă từng ghé bắc Galatia, hoặc là ghé trong hành tŕnh II, dựa vào câu (Cv 16,6), hay là ghé trong hành tŕnh III, dựa vào câu (Cv 18,23) nêu ở trên:
    “Anh em biết: nhân khi thân xác bị đau ốm, tôi đă loan báo Tin Mừng cho anh em lần đầu tiên”, (Ga 4, 13).

    Bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ dịch câu 13 chương 4 như sau: “you know that it was because of a physical illness that I originally preached the gospel to you”, (Gal 4:13).

    Bản dịch New American Bible Revised Edition chú thích từ “originally trong câu (Gal 4:13) như sau: “Originally: this may also be translated “formerly” or “on the first (of two) visit(s)”; cf. Acts 16:6; 18:23”. (cf. có nghĩa là xem thêm, tiếng la-tinh confer.)
    Last edited by Truc Vo; 19-06-2016 at 02:58 AM.

  9. #159
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [10]. Thư Ê-phê-xô (Ephesians)
    Theo truyền thống của Giáo hội Công giáo, thánh Phao-lô (Paul) đă viết thư gửi cho tín hữu ở Ê-phê-xô (Ephesus) vào năm 60 khi Người ở tù tại Rô-ma (Rome) lần thứ nhất trong các năm 60-63. Ngoài Thư Ê-phê-xô, trong đợt ở tù tại Rô-ma lần thứ nhất này thánh Phao-lô c̣n viết các thư Cô-lô-xê (Colossians) và Phi-lê-môn (Philemon). Giữa hai thư Ê-phê-xô và Cô-lô-xê có rất nhiều điểm giống nhau về cấu trúc, về đề tài v.v…

    Trong “Dẫn nhập Thư Ê-phê-xô”, ở phần “Nội dung”, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết:
    “Không kể phần mở đầu (1,1-2) và phần kết (6,21-24), nội dung chính của Ê-phê-xô là tŕnh bày mầu nhiệm Thiên Chúa thực hiện chương tŕnh cứu độ mà Người đă sắp đặt từ bao đời trước. Mầu nhiệm đó là “quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một Thủ Lănh là Đức Ki-tô” (1,10). Nội dung này được khai triển thành hai phần :
    1. Phần một (1,3 – 3,21) : chiêm ngưỡng công tŕnh Thiên Chúa thực hiện trong Đức Ki-tô (1,3 – 2,10) ; cho thấy Thiên Chúa đă kết hợp những người không phải là Do-thái (độc giả thư Ê-phê-xô) với dân Do-thái, để làm thành một dân mới của Người như thế nào (2,11 – 3,21).
    2. Phần hai (4,1 – 6,20) : khuyên độc giả sống hiệp nhất, xứng với đời sống mới, đời sống kết hợp với Đức Ki-tô, qua những tương quan cụ thể trong đời sống hằng ngày : giữa cộng đoàn Ki-tô hữu, trong gia đ́nh, trong xă hội ..”
    .

    Thư Ê-phê-xô (Ep) có thể được chia làm 4 phần chính như sau:

    I. Lời mở đầu, (Ep 1, 1-2).

    II. Kế hoạch của Thiên Chúa đă được mạc khải và được hoàn thành, (Ep 1,3-3,21):
    1. Thánh thi ca ngợi Thiên Chúa về các phước lành mà Ngài đă ban cho tất cả các tín hữu, (Ep 1, 3-14):
    a. Kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, (Ep 1, 3-6).
    b. Hoàn thành thông qua Đức Ki-tô, (Ep 1, 7-10).
    c. Thừa kế thông qua Thánh Thần, (Ep 1, 11-14).

    2. Giáo Hội là Thân Thể Đức Ki-tô, (Ep 1, 15-23).
    3. Chính do ân sủng mà chúng ta được cứu độ, (Ep 2, 1-10).
    4. Người Do-thái và người ngoại được ḥa giải với nhau và với Thiên Chúa, (Ep 2, 11-22).
    5. Thánh Phao-lô là người phục vụ mầu nhiệm Đức Ki-tô, (Ep 3, 1-13).
    6. Lời cầu xin của thánh Phao-lô cho các tín hữu, (Ep 3, 14-21).

    III. Những lời khuyên cụ thể cho đời sống, (Ep 4, 1-6,20):
    1. Kêu gọi hiệp nhất trong một Thân Thể Giáo Hội, (Ep 4, 1-16).
    2. Đời sống mới trong Đức Ki-tô, (Ep 4, 17-24).
    3. Các quy luật cho đời sống mới, (Ep 4,25-5,5).

    4. Gia đ́nh sống đạo, (Ep 5, 6-6,9):
    a. Nhiệm vụ sống trong Ánh Sáng, (Ep 5, 6-20).
    b. Người vợ và người chồng, (Ep 5, 21-33).
    c. Con cái và cha mẹ, (Ep 6, 1-4).
    d. Nô lệ và ông chủ, (Ep 6, 5-9).

    5. Cuộc chiến chống lại cái ác, (Ep 6, 10-17).
    6. Liên tục cầu nguyện, (Ep 6, 18-20).

    IV. Kết luận: Tin tức. Lời chào cuối thư, (Ep 6, 21-24).

    (C̣n tiếp)
    *
    **



    Bản văn sách Thư Ê-phê-xô:
    Sách Thư Ê-phê-xô theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư Ê-phê-xô hay Thư Gửi Tín Hữu Êphêsô theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư Ê-phê-xô hay Ephesians theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .



    Giáo đoàn ở Ephesus là một trong bảy giáo đoàn được thánh Phao-lô gửi thư:


    Giáo đoàn ở Ephesus trong tỉnh Asia của đế quốc La Mă.


    Giáo đoàn Ephesus, vị trí chính xác ở tọa độ (37.941111, 27.341944), trên bản đồ Google hiện nay:


    Ephesus là thủ phủ của Asia. Ephesus là nơi Tin Mừng John (Gio-an) được viết, nơi thánh sử Gio-an mất và mộ của Ngài cũng ở đây, xin xem h́nh cuối trong post # 153 ở đây. Ephesus c̣n là nơi có ngôi nhà của Đức Trinh Nữ Maria (House of the Virgin Mary) ở vào lúc cuối đời.


    Ngôi nhà của Đức Trinh Nữ Maria ở vào lúc cuối đời tại Ephesus:


    House of the Virgin Mary, đă được phục chế và nay được dùng như một nhà nguyện.

    Ngôi nhà đă được phát hiện ở thế kỷ 19 dựa theo các mô tả theo thị kiến (Vision) của Anne Catherine Emmerich (1774-1824), một nữ tu Công giáo La Mă sống ở Đức và chưa từng biết Ephesus. Các lời theo thị kiến của Anne Catherine Emmerich về House of the Virgin Mary về sau được xuất bản thành sách “Mary's House”.
    Năm 1881, Julien Gouyet, một linh mục người Pháp, sử dụng cuốn sách của Emmerich để t́m kiếm House of the Virgin Mary ở Ephesus và đă t́m thấy nó dựa trên các mô tả trong sách. Ông đă không xem trọng phát hiện của ḿnh, nhưng một nữ tu khác, xơ Marie De Mandat-Grancey, vẫn kiên tŕ cho đến khi hai linh mục khác cũng dựa sách “Mary's House” và theo cùng con đường như linh mục Julien Gouyet và xác nhận kết quả này.
    Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ tuyên bố ủng hộ hoặc chống lại tính xác thực của ngôi nhà, nhưng các tín hữu Công Giáo vẫn duy tŕ các cuộc cuộc hành hương đến đây kể từ khi phát hiện ra nó. Nhiều tín hữu Công Giáo tin rằng Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, đă được thánh sử Gio-an (John, tác giả Tin Mừng Gio-an và sách Khải Huyền) đưa đến ngôi nhà này và sống ở đó vào lúc cuối đời trên dương thế cho đến khi Hồn Xác Đức Maria được đưa về Trời. Trước khi được thánh Gioan đưa về đây sống, Đức Maria đă sống ở Loreto nước Italy (Xin xem Basilica della Santa Casa).
    Ngôi nhà House of the Virgin Mary được một số giáo hoàng đến viếng, sớm nhất là Giáo Hoàng Leo XIII vào năm 1896 và gần đây là Giáo Hoàng Benedict XVI vào năm 2006. Năm 1951 Giáo Hoàng Pius XII tuyên bố ngôi nhà House of the Virgin Mary là Nơi Thánh (Holy Place).
    Nữ tu Anne Catherine Emmerich được Thánh Giáo Hoàng John Paul II phong Chân Phước ngày 3 tháng 10 năm 2004.


    Bảy Hội Thánh được nói đến trong sách Khải Huyền (Revelation), (Kh 1,4-3,22):

    Bảy Hội Thánh ở Asia ở phía tây vùng Tiểu Á (Asia Minor, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) gồm: Ephesus (Ê-phê-xô), Smyrna (Xi-miếc-na), Pergamum (Péc-ga-mô), Thyatira (Thy-a-ti-ra), Sardis (Xác-đê), Philadelphia (Phi-la-đen-phi-a) và Laodicea (Lao-đi-ki-a).
    Trong sách “Lịch sử Giáo hội Công giáo”, ở Chương Một “Giáo Hội Thời Sứ Đồ”, phần “II. Thánh Phaolô trên đường truyền giáo”, đoạn “3. Hành tŕnh thứ ba (52-57) của thánh Phaolô”, sau khi tường thuật việc làm của thánh Phaolô trong 3 năm ở Ephesus , Lm. Bùi Đức Sinh viết:
    “Trong ba năm trời, Chúa chúc lành cho công cuộc của Phaolô, cho ngài làm nhiều phép lạ và thu được nhiều kết quả. Đang khi đó, các cộng sự viên của ngài đi truyền giáo ở các thành phố lân cận, như Colosse, Hierapoli, Laodicea, và các nơi xa hơn như Smyrna, Pergamo, Mileto.”

    Điều này cho chúng ta thấy rất có thể là “Bảy Hội Thánh theo sách Khải Huyền” là do “các cộng sự viên của” thánh Phaolô thành lập, khi thánh Phaolô lưu trú ở Ephesus khoảng 3 năm trong “Hành tŕnh thứ ba (52-57) của thánh Phaolô”.



    Bảy Hội Thánh theo sách Khải Huyền (trong e-líp màu đỏ), trên bản đồ Google hiện nay:


    Colosae (Cô-lô-xê), trong e-líp màu xanh đậm, là giáo đoàn cũng được thánh Phao-lô gửi thư, “Thư Cô-lô-xê” hay “Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê”, năm 60 khi Ngài ở tù tại Rô-ma.

    Trong “Dẫn nhập Thư Ê-phê-xô”, ở phần “Độc giả”, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ viết:
    “Khó xác định độc giả thư Ê-phê-xô, bởi v́ ở đầu thư (1,1) những chữ “tại Ê-phê-xô” không có trong các bản chép tay cổ (P 46, B, S...) và trong các giáo phụ xưa nhất (O-ri-giê-nê, Téc-tu-li-a-nô). Theo sách Công Vụ, thánh Phao-lô có đến Ê-phê-xô và ở lại đó một thời gian ít là ba năm, trong chuyến đi truyền giáo lần thứ ba (x. Cv 19,8.10.22 ; 20,31) ; vậy mà đọc thư Ê-phê-xô, người đọc lại thấy dường như thánh Phao-lô chưa giáp mặt các độc giả bao giờ (1,15 tt ; 4,21 ; 3,2-4), những lời khuyên nhủ, nhắn tin chung chung; không thấy nói đến những vấn đề hoặc những khó khăn cụ thể của giáo đoàn này. Cuối thư không có tên của một cộng sự viên nào (khác với thư mục vụ, Ga-lát, Rô-ma).
    V́ thế đúng hơn, đây là một thư luân lưu gửi cho nhiều giáo đoàn Tiểu Á, những giáo đoàn này có liên hệ chặt chẽ với nhau, chuyển cho nhau đọc các thư của thánh Tông Đồ (x. Cl 4,16)”.


    (Các chữ viết tắt trong đoạn văn trên:
    P 46 = Bản viết tay trên giấy cói P46.
    B = Codex Vaticanus.
    Xin xem thêm post # 34 ở đây.
    S = Codex Vaticanus_354.
    x. = xem.
    tt = tiếp theo.
    Cv = sách “Công Vụ Tông Đồ”.
    . = và.
    ; = rồi.
    (x. Cv 19,8.10.22 ; 20,31) = xem sách “Công Vụ Tông Đồ” chương 19 câu 8 và câu 10 và câư 22 rồi chương 20 câu 31.
    (1,15 tt ; 4,21 ; 3,2-4) = sách Ê-phê-xô chương 1 câu 15 và các câu tiếp theo rồi chương 4 câu 21 rồi chương 3 từ câu 2 đến câu 4.
    Cl = sách “Thư Cô-lô-xê”.
    (x. Cl 4,16) = xem sách “Thư Cô-lô-xê” chương 4 câu 16.)

    Theo bài viết “Epistle to the Ephesians”, mục “IV - To whom addressed” trong Tự Điển Bách Khoa Công Giáo th́ độc giả của “Thư Ê-phê-xô” có thể là 4 nhóm giáo đoàn sau đây:

    1. Bảy Hội Thánh theo sách Khải Huyền (trong e-líp màu đỏ), là độc giả đối tượng của Thư Ê-phê-xô theo H. Holtzmann (1832-1910), một nhà thần học Tin Lành người Đức.

    2. Hai giáo đoàn Laodicea và Colossae (trong e-líp màu xanh) là độc giả đối tượng của Thư Ê-phê-xô theo Godet (1812-1900, một nhà thần học Tin Lành người Thụy Sĩ), Haupt (1858-1926, một học giả người Mỹ gốc Đức về ngôn ngữ và văn minh Assyria và Babylonia), Zahn (1838-1933, một học giả Thánh Kinh người Đức), và Belser.

    3. Tất cả các giáo đoàn ở Tiểu Á (Asia Minor), tức các giáo đoàn trong e-líp màu đỏ, trong e-líp màu xanh đậm, cọng với các giáo đoàn ở nam Galatia (trong e-líp màu xanh lá cây) và bắc Galatia (trong e-líp màu hồng), theo B. Weiss.

    4. Tất cả các giáo đoàn có tín hữu có gốc từ dân ngoại (Gentile) theo Von Soden (1852-1914), một học giả Thánh Kinh người Đức.
    Last edited by Truc Vo; 23-06-2016 at 12:00 PM.

  10. #160
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    (Tiếp theo Bài 8)

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    …..
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    …..
    [11]. Thư Phi-líp-phê (Philippians)
    Theo sách Công Vu Tông Đồ, (Cv 16,9-40), Phi-líp-phê là giáo đoàn Kitô hữu đầu tiên ở Châu Âu thánh Phao-lô thành lập trong chuyến hành tŕnh truyền giáo lần II, 50-52 sCN, cùng với các ông Xi-la (Silas), Ti-mô-thê (Timothy), (Cv 15,40; 16,3; Pl 1,1), và thánh sử Lu-ca (Luke), (Cv 16,10–17).

    Trong cuộc hành tŕnh truyền giáo lần III, 53-58 sCN, khi thánh Phao-lô đang ở Ê-phê-xô (Ephesus) th́ giáo đoàn Phi-líp-phê gởi một phái đoàn do ông Ê-páp-rô-đi-tô (Epaphroditus) cầm đầu đem tiền đến cứu trợ thánh Phao-lô (Paul) và cũng có nhă ư gửi ông Ê-páp-rô-đi-tô đến trợ giúp thánh Phao-lô trong việc truyền giáo. Giáo đoàn Phi-líp-phê rất quảng đại, đă giúp đở tài chánh cho thánh Phao-lô nhiều lần [hai lần ở Thê-xa-lô-ni-ca (Thessalonica), (Pl 4, 14-16), một lần ở Cô-rin-tô (Corinth), (2 Cr 11, 8-9), và một lần ở Rô-ma (Rome), (Pl 4, 10-18)].

    Khi đến ở Ê-phê-xô, ông Ê-páp-rô-đi-tô chẳng may bị bệnh rất nặng, nhưng may mắn thoát chết. Để tín hữu Phi-líp-phê không c̣n lo lắng ǵ về t́nh trạng ốm đau của ông Ê-páp-rô-đi-tô, thánh Phao-lô gửi ông Ê-páp-rô-đi-tô về lại giáo đoàn Phi-líp-phê. Nhân cơ hội này thánh Phao-lô gửi thư cho giáo đoàn Phi-líp-phê, nhờ ông Ê-páp-rô-đi-tô đem thư theo.
    Qua ông Ê-páp-rô-đi-tô thánh Phao-lô cũng đă biết giáo đoàn Phi-líp-phê có một số vấn đề như có những nhà truyền giáo đến rao giảng Tin Mừng nhưng lại tŕnh bày một sứ điệp khác với sứ điệp thánh Phao-lô tŕnh bày, trong giáo đoàn cũng có sự xích mích giữa hai chị Ê-vô-đi-a (Euodia) và chị Xin-ti-khe (Syntyche) v.v…

    Nội dung “Thư Phi-líp-phê” của thánh Phao-lô theo Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ như sau:
    “Mở đầu (1,1-11), thánh Phao-lô vui mừng khi nghĩ đến anh em tín hữu ở Phi-líp-phê. Tiếp theo đó, người thông báo cho anh em biết một số tin tức liên quan đến hoàn cảnh của người : tương lai mù mịt. Nhưng dù thế nào đi nữa, sống hay chết, người vẫn coi Đức Ki-tô là trên hết và luôn luôn gắn bó với Đức Ki-tô (1,12-26). Thánh Phao-lô khuyên anh em sống đức tin vững vàng và sống hiệp nhất với nhau, theo gương hạ ḿnh vâng phục Thiên Chúa của Đức Giê-su (1,17 – 2,18). Trong khi chờ ngày gặp lại, ông Ê-páp-rô-đi-tô và ông Ti-mô-thê là gạch nối liên lạc giữa thánh Phao-lô với cộng đoàn Phi-líp-phê (2,19-30).
    Rồi thánh Phao-lô khuyên anh em tín hữu đề pḥng những người không trung tín với Tin Mừng. Người xin anh em noi gương người: trở nên giống Chúa Giê-su Ki-tô (ch. 3).”


    Nhiều nhà chú giải Thánh Kinh cho rằng Thư Phi-líp-phê gồm 3 thư nhỏ gộp lại:
    Thư A (Pl 4, 10-20): cảm ơn về việc cộng đoàn Phi-líp-phê trợ giúp tiền bạc, khuyên anh em hăy sống trong ḥa hợp; thư được viết trong tù ở Ê-phê-xô;
    Thư B (Pl 1,1 – 3,1a; 4,4-7. 21-23): phần dài nhất, cũng được viết trong tù ở Ê-phê-xô. Trong thư này thánh Phao-lô chỉ dẫn cho tín hữu Phi-líp-phê con đường giải thoát chân chính.
    Thư C (Pl 3,1b – 4,3. 8-9): được viết sau khi ra khỏi tù. Trong thư này, thánh Phaolô quan tâm đặc biệt đến hai việc là chống lại những thầy dạy giả hiệu và giàn xếp sự bất hoà giữa hai phụ nữ có vai tṛ hướng dẫn trong cộng đoàn.

    Nói chung lại th́ Thư Phi-líp-phê, (Pl), được viết trong khoảng các năm 56-57 khi thánh Phao-lô ở tù tại Ê-phê-xô. Sách Công Vụ Tông Đồ không nói rơ thánh Phao-lô ở tù tại Ê-phê-xô vào lúc nào. Theo sách The New Jerome Biblical Commentary ở trang 1336, nhóm biên tập cho rằng thánh Phao-lô đă ở tù tại Ê-phê-xô, dựa vào các câu sau đây: (1 Cr 15, 32), (2 Cr 1,8-9), (2 Cr 11,24-27) và (Pl 1,20-26).

    Thư Phi-líp-phê có thể đượcc chia làm 5 phần chính như sau:

    I. Lời mở đầu, (Pl 1, 1-11):
    1. Lời chào thăm, (Pl 1, 1-2).
    2. Tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho anh em, (Pl 1, 3-11).

    II. Tin tức về thánh Phao-lô và các lời chỉ dẫn tín hữu Phi-líp-phê, (Pl 1, 12-2,30):
    1. Hoàn cảnh của thánh Phao-lô, (Pl 1, 12-26):
    a. Đang bị cầm tù chính v́ Đức Ki-tô, (Pl 1,12-13) ;
    b. Có một số người tranh chấp v́ ḷng ganh tị, (Pl 1,14-20) ;
    c. Chưa biết kết thúc sẽ ra sao, nhưng “tôi hoàn toàn vững tin. Bây giờ cũng như mọi lúc, Đức Ki-tô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết”, (Pl 1, 21-26).

    2. Mong anh em kiên định trong đức tin, (Pl 1, 27-30).
    3. Hăy duy tŕ sự hợp nhất trong tinh thần khiêm nhường, (Pl 2, 1-11).
    4. Vâng phục và gắng sức lo sao cho ḿnh được cứu độ, (Pl 2, 12-18).
    5. Ông Ti-mô-thê (Timothy) và thánh Phao-lô; hy vọng có thể sớm cử anh Ti-mô-thê đến với anh em, (Pl 2, 19-24).
    6. Gửi ông Ê-páp-rô-đi-tô về lại với anh em và đem thư này cho anh em; Sứ mạng của ông Ê-páp-rô-đi-tô, (Pl 2, 25-30).

    III. Con đường giải thoát chân chính, (Pl 3,1-21):
    1. Lời nhắc nhở kết thúc, (Pl 3, 1-1).
    2. Hăy coi chừng những thầy dạy giả hiệu, những kẻ giả danh cắt b́, (Pl 3, 2-4).
    3. Tự truyện của thánh Phao-lô, (Pl 3, 5-6).
    4. Sự công chính của Thiên Chúa, (Pl 3, 7-11).
    5. Luôn lao ḿnh về phía trước, hướng về Chúa Ki-tô, (Pl 3, 12-16).
    6. Các ứng xử sai lầm và mục tiêu của chúng ta, (Pl 3,17-21).

    IV. Lời khuyên cuối cùng và cám ơn, (Pl 4, 1-20):
    1. Lời khuyên cuối cùng: anh em hăy sống trong ḥa hợp, (Pl 4, 1-9).
    2. Cám ơn tín hữu Phi-líp-phê v́ đă được anh em cứu trợ, (Pl 4, 10-20).

    V. Kết luận: Những lời thăm hỏi, cầu chúc an vui và b́nh an, (Pl 4, 21-23).

    (C̣n tiếp)
    *
    **



    Bản văn sách Thư Phi-líp-phê :
    Sách Thư Phi-líp-phê theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Sách Thư Phi-líp-phê hay Thư Gửi Tín Hữu Philip theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.

    Sách Thư Phi-líp-phê hay Philippians theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ .



    Giáo đoàn ở Phillipi là một trong bảy giáo đoàn được thánh Phao-lô gửi thư:

    Giáo đoàn ở Phillipi trong tỉnh Macedonia của đế quốc La Mă thời thánh Phao-lô.

    Năm 356 tCN vua Philip II của Ma-kê-đô-ni-a (Macedonia) đánh chiếm thành phố Philippi (về sau mới có tên này)rồi đặt tên thành phố theo tên của ông là Philippi. Vua Philip II của Macedonia là cha của A-lê-xan-đê Đại Đế (Alexander the Great) của đế quốc Ma-kê-đô-ni-a (Macedonia Empire, 800–146 tCN).

    Vào năm 42 tCN, Philippi nổi danh với trận đánh, “Trận Philippi”, là trận đánh với hơn 200,000 quân của cả hai bên, trận đánh cuối cùng trong các cuộc chiến tranh của nội bộ của Cọng Hoà La Mă, 509-27 tCN, trước khi thành đế quốc La Mă (Roma), 27-1453 tCN.

    Vào thời thánh Phao-lô, thành phố Philippi là một thành phố nằm dọc theo con đường thương măi và quân sự của tỉnh Ma-kê-đô-ni-a thuộc đế quốc La Mă.
    Năm 473, thành phố Philippi đă bị người Ostrogoth bao vây, tuy không thể chiếm được Philippi, nhưng người Ostrogoth đă đốt cháy các làng xung quanh Philippi.
    Năm 619 sCN một trận động đất lớn đă phá hủy hầu hết thành phố Philippi.
    Trong các năm 1359-1451sCN, đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ cai trị Macedonia, từ đó thành phố Philippi coi như bị bỏ hoang và nay chỉ c̣n lại những tàn tích (Ruins).
    Năm 2011 người Hy Lạp cho thành lập thành phố tự trị Filippoi bao quanh những tàn tích của thành phố Philippi cổ. Kiểm tra dân số năm 2001 cho thấy Filippoi có 10,827 dân.



    Vị trí của thành phố Philippi cổ, hiện nay là Filippoi thuộc Hy Lạp (Greece), trên bản đồ Google:


    Thành phố Philippi cổ nay chỉ c̣n lại những tàn tích.



    Tàn tích của thành phố Philippi cổ:


    Tàn tích của thành phố Philippi cổ: Vương Cung Thánh Đường thánh Phao-lô (The Basilica of St. Paul).



    Tàn tích của Philippi: Rạp hát lộ thiên của thành phố Philippi cổ:

    Last edited by Truc Vo; 27-06-2016 at 08:30 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •