Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 13

Thread: CHUYỆN 70 NĂM TRƯỚC : TRẬN ĐÓI THÁNG BA NĂM ẤT DẬU 1945

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    CHUYỆN 70 NĂM TRƯỚC : TRẬN ĐÓI THÁNG BA NĂM ẤT DẬU 1945

    Chuyện 70 Năm Trước: Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu 1945


    Phạm Cao Dương, TS




    Đây là trận đói thê thảm nhất và khủng khiếp chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam với hàng triệu người đă bị bỏ mạng, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân chính đă đưa tới biến cố 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền, và t́nh trạng hiện thời của một nước Việt Nam lẽ ra ra đă có tự do, dân chủ và tiến bộ từ bảy mươi năm trước.


    Đây cũng là một trang sử mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nên đọc, t́m hiểu và ghi nhớ. Không đọc, không hiểu và không ghi nhớ trang sử này người ta sẽ không hiểu được bản chất của Cách Mạng Tháng Tám và biến cố Việt Minh cướp chính quyền sau đó.

    Những câu hỏi cần được đặt ra là do đâu có nạn đói này?

    Nạn đói đă diễn ra như thế nào và được người Việt đương thời kể lại ra sao?

    Cộng Sản Việt Minh đă thực sự làm ǵ trước t́nh cảnh thê thảm của đồng bào ta thời đó?


    C̣n tiếp...

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Do đâu có trận đói này?



    Xảy ra dưới thời Vua Bảo Đại và Chính Phủ Trần Trong Kim nhưng thực sự trận đói này đă có nguồn gốc từ lâu trước đó c̣n Chính Phủ Trần Trọng Kim, một cách oan khuất, đă phải lănh chịu tất cả mọi hậu quả, nhất là bị trách cứ là tay sai của Nhật, là bất lực. Trong khi đó th́ Việt Minh dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng Sản đă lợi dụng cơ hội tuyên truyền, xách động quần chúng, cướp chính quyền khi Nhật Bản đầu hàng.

    Nói rằng trận đói này có nguồn gốc từ lâu là v́ đồng bằng Bắc Kỳ và ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh dân số vốn dĩ đă đông, lại tăng thêm nhiều trong những năm cuối thập niên 1930 đầu thập niên 1940 trong khi diện tích canh tác lúa gạo hầu như không thay đổi, kỹ thuật sản xuất cho tới thời điểm này vẫn c̣n lạc hậu, sản lượng lúa gạo trong những năm b́nh thường chỉ vừa đủ cho người dân sống dưới khẩu phần trung b́nh cần thiết cho mỗi cá nhân. Ngô, khoai, sắn, đậu… phải được dùng để ăn độn thêm; nhiều khi những thứ này không c̣n đủ, họ phải ăn cám.


    Chuyện ăn cám đă được Nhà Văn Lăng Nhân ghi trong một bài viết đăng trong Đông Dương Tạp Chí, ngày 13 tháng 11 năm 1937, nhan đề “Lời Người Bán Cám” nguyên văn như sau:


    “Trong mấy năm nay, từ khi xảy ra nạn kinh tế đến giờ, chúng tôi buôn cám thật chạy tay. Những người đến mua không phải là mua về cho lợn, họ mua về để ăn. Gạo đắt quá, ngô khoai cũng đắt, nhiều người nhà quê phải đành ăn cám. Miễn là đầy bụng th́ thôi. Mà ông lại nên biết rằng ăn cám cũng chia làm ba hạng người: Một hạng kiếm được dăm ba xu một ngày, mua cám về nấu lên với rau mà ăn, như lối ăn của lợn nhà giàu. Hạng nữa kiếm được hai ba xu một ngày chỉ chộn cám với nước lă rồi ăn như lối ăn của lợn nhà nghèo. C̣n hạng thứ ba là gồm có những người như ông vừa thấy đó, nghĩa là những người không kiếm được xu nào cả, ngày hai buổi đi ngang qua giẫy hàng cám, dừng lại mỗi nhà một lúc, mặc cả một đôi câu rồi vốc lấy ít cám bỏ mồm làm như để nếm. Cứ thế vừa đi hết giẫy là no.

    “Ở thành Nam là nơi không lụt lội mà c̣n bao nhiêu người ăn cám, không biết ở nơi bèo trôi sóng vỗ người ta được ăn những ǵ?

    “Xét ra người nhà quê phần nhiều phải ăn cám cũng là lẽ tất nhiên. Đi gặt hái một ngày chỉ kiếm được ba xu, khi không phải mùa gặt hái th́ đi đánh giậm, một buổi khéo lắm được mười xóc cua, đem bán ba xu. Ba xu mà nuôi cha già, con dại, ba xu mà vợ đẻ con sài, ba xu mà đóng góp với làng, thật là ăn cám cũng không xong. Nào có được đâu một “số lương ít nhất” như thợ thuyền. Nào có được như thợ thuyền làm có giờ, chơi có buổi! Lại cũng không họp được đoàn thể mà yêu cầu, không đ́nh công được mà phản kháng. Quan bắt đi đê th́ phải bỏ hết mà ra đê, có “cụ” nào về kinh lư th́ lại phải đẵn tre, vác cờ đi hàng chục cây số để bầy hương án, kết cổng chào, tỏ ḷng khuất phục! Bấy nhiêu việc đều là không công .



    T́nh trạng bấp bênh, trên bờ vực của đói kém này dễ trở thành trầm trọng hơn khi có những đại nạn bất ngờ xảy ra như hạn hán, lụt lội, băo táp,[3] côn trùng… phá hại mùa màng hay giặc giă cướp phá trong đó có sự cướp phá các kho thóc của Việt Minh, làm mất an ninh.


    Tất cả những tác tố này đă xảy ra từ những năm trước năm 1945 và đă trở thành trầm trọng hơn với sự bùng nổ của Thế Chiến Thứ Hai và sự hiện diện của quân đội Nhật.

    Nhu cầu tiêu thụ của quân đội Nhật, sự cưỡng bách người dân nộp và tích trữ gạo của cả người Nhật lẫn người Pháp, việc người Nhật ép buộc người dân phải bỏ ruộng trồng lúa để trồng đay, trồng thầu dầu hay đậu phọng và sản xuất thêm rượu do nhu cầu của chiến tranh, nạn máy nay phe Đồng Minh oanh tạc đường biển và đường xe lửa Bắc-Nam hàng ngày khiến gạo từ miền Nam không chở ra để tiếp tế cho miền Bắc như trong những năm b́nh thường, nạn lũng đoạn của gian thương, nhất là gian thương người Tàu là những nguyên nhân chính yếu đă được ghi nhận, đặc biệt là từ sau năm 1943.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 15-04-2015 at 06:56 AM.

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Diễn tiến và thảm cảnh của trận đó́



    Bắt đầu từ mùa đông năm 1944 nạn đói đă lan rộng và trở nên mỗi ngày một trầm trọng hơn. Từ miền quê nạn khan hiếm gạo đă lan đến các thành thị và luôn cả Thủ Đô Hà Nội. Đoàn Thêm, một công chức trẻ của Phủ Toàn Quyền đương thời, một trong số rất nhiều nhân chứng sống đă ghi lại hiện tượng này ở ngay Hà Nội như sau:


    “Từ tháng Chạp (1944) không thấy bóng chị hàng sáo quen vẫn quảy gạo trắng từ ngoại-ô vào Hà – nội bán cho gia đ́nh tôi; nghe nói thôn-quê không c̣n dư để cung cấp cho thành-phố nữa. Nên người nhà tôi phải đi đong gạo tiếp-tế vừa đỏ vừa rắn, lại phải mang thẻ phân phối đứng nối đuôi dài trước tiệm buôn lẻ và chầu chực hàng giờ; có khi đợi lâu quá, đành trả một vài hào (cắc) cho người đến trước để được nhường chỗ. Chỗ đứng cũng bị đầu-cơ do những kẻ chuyên đi choán sớm để buộc người nóng ruột bỏ tiền ra mua quyền ưu-tiên.”


    Nhưng đó chỉ là buổi đầu, sau đó là dân quê rủ nhau tới các thành phố để kiếm ăn, v́ tưởng ở đây thừa gạo dự trữ để cứu trợ, cũng theo lời kể của Đoàn Thêm.


    “Các hội thiện phải lập những trại tạm-trú ở quanh thành phố, như tại xă Giáp- nhất, Giáp-nh́, Giáp-bát, băi cát Phúc-xá bên sông Nhị-hà: hàng ngàn người cầu thực được chứa tại đó, và cấp cháo nấu bằng gạo lạc-quyên. Nhưng số người cứ tăng măi, cứu tế làm sao cho đủ? Bao hành khất hốc-hác như bộ xương ma, được đồng tiền không lấy, chỉ xin cơm. Một ông già đă quá đuối sức vừa nhận nắm xôi chưa kịp bỏ vào mồm, đă lăn ra tắt thở. Nhiều thây gục chết ở đầu hè, góc chợ, được chở ra Nhà xác thủ-đô.


    “Ở nhiều vùng dân chết cả nhà, cả xóm, hay gần cả làng. Hết gạo, hết khoai, hết chó mèo, hết chim, hết chuột, hết củ chuối, người ta làm thịt… con nít. Sự thảm khốc này dĩ nhiên là khó tin. Nhưng tới năm 1947, nhân dịp chạy tản cư về hạt Xuân-trường tỉnh Nam Định, tôi đă có lần bước vào một ngôi nhà trống. Hỏi v́ sao nơi đây hoang vắng, th́ được mách rằng không ai dám đến ở, v́ cả gia đ́nh khổ-chủ đă chết từ năm 1945 sau khi nấu một đứa con nhỏ làm món nhựa mận ăn cho đỡ đói.”


    Chưa hết, bên cạnh cái đói là cái rét. Chưa bao giờ miền Bắc lại rét như vậy. Ngày Tết Nguyên Đán năm Ất Dậu (13/2/1945) nhiệt độ được ghi nhận là 4 độ ở Hà Nội.[7] Ngay cả Văn Cao, tác giả của bài Tiến Quân Ca, nhạc phẩm sau này trở thành quốc ca của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và tiếp theo là của Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ông cũng là tác giả của rất nhiều bài hát trữ t́nh nổi tiếng nhất Việt Nam đương thời và sau này, cũng đă là nạn nhân của cả hai nạn đói và rét này. Người nhạc sĩ được nhiều người kính trọng và yêu mến đă kể lại hoàn cảnh của chính ông như sau:


    “Năm ấy rét hơn mọi năm. Tôi ngủ mặc nguyên quần áo. Có đêm phải đốt dần bản thảo và kư họa để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu…”[8]


    với những ǵ ông nh́n thấy ở Hà Nội, chung quanh ông:


    “Bên một gốc cây bóng những người đói khổ trần truồng loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ ǵ trong một cái vỏ sữa ḅ. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mặt. Có một đứa bé gái. Nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Cháu bé không mảnh giẻ che thân. Nó ngồi ở xa nh́n mấy người lớn sưởi lửa. Cháu tôi. Nó đă chết thật rồi. Có thể nó đă nằm trong số người chết dọc đuờng Nam Định – Hải Pḥng. Tôi bỗng trào nước mắt và quay đi.”


    “Tin từ Nam Định lên cho biết mẹ tôi và các em đă về quê và đang đói. Họ đang phải t́m mọi cách để sống qua ngày như mọi nguời đang chờ một cái chết thật chậm, tự ăn ḿnh như ngọn nến.”[9]


    Chính trong hoàn cảnh bi đát này, Vũ Quí, một cán bộ Cộng Sản, vốn đă theo dơi hoạt động của Văn Cao từ lâu, đă xuất hiện, đưa Văn Cao vào một tiệm ăn và người nhạc sĩ này đă nhận thoát ly, gia nhập Việt Minh, sáng tác bài Tiến Quân Ca và tham gia Đội Danh Dự, ám sát Đỗ Đức Phin…như sẽ được tŕnh bày trong một bài sau.


    Cũng trong năm 1945 này, Nhà Văn Nguyễn Huy Tưởng, ngày 8 tháng 4, đă ghi trong nhật kư của ông khi ông lên thăm Tô Hoài và Nam Cao như sau:


    “Dọc đường toàn những cảnh đói. Tếng khóc như đám ma. Những bà cụ mếu máo, những trẻ trần truồng rúc đầu góc tường, hay nằm trong chiếu, những đôi bố con cũng trần truồng nằm vệ đường, những thây chết cong queo, những cái thai trong bụng mẹ, giơ tay một cách dọa nạt. Muốn chụp ảnh.”


    Rồi non một tháng sau, ngày 12 tháng 5, Nguyễn Huy Tưởng ghi thêm:


    “Nhiều cảnh ăn thịt người. Cảm thấy như mang lỗi khi làm tiểu thuyết giữa lúc số phận đất nước đang nguy ngập chưa biết định đoạt ra sao "


    Vũ Đ́nh Hoè, một trong năm người sáng lập và chủ trương tờ Thanh Nghị đă nói ở trên cũng cho biết:


    “Các báo hàng ngày luôn luôn phản ảnh bức tranh vô cùng ảm đạm của cảnh chết đói đầy đường ở nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ. Từng bọn người rách rưới, thân h́nh khô đét, đen thủi; vợ chồng con cái dắt díu đi ăn xin ở đường phố Hà Nội, hoặc lê la vào các chợ nhặt lá bánh từ các đống rác đầy ruồi nhặng. Xe ḅ của các Hội từ thiện mỗi buổi sáng đi nhặt xác chết, sau khi đă phân phát hết những nắm cơn nhăo, những bát cháo loăng chở trên xe cho những người c̣n lết đi được hoặc c̣n thoi thóp.”


    Đói từ đó đă trở thành đề tài cho văn chương, thi ca và âm nhạc của Việt Nam đương thời và sau này, điển h́nh là Nhạc Sĩ Ngọc Bích với bài hát Con Đ̣ Đưa Xác, Bàng Bá Lân với bài thơ Đói…


    Con số nạn nhân được hầu hết mọi người nói tới là hai triệu. Hai triệu trong số non 10 triệu người bị coi là một con số khủng khiếp v́ nó tương đương với 20% dân số của miền Bắc và của hai tỉnh Thanh Nghệ đương thời. Con số này, tuy nhiên bị nhiều người trong đó có Sử Gia Mỹ David G. Marr và Sử Gia Na Uy Stein Tonnesson cho là phóng đại bởi những nhà tuyên truyền Việt Minh. Ngay Hồ Chí Minh trong bản Tuyên Ngôn Độc lập của ông cũng đưa ra không những con số hai triệu mà c̣n “hơn” hai triệu.


    Thực sự người ta không biết con số nạn nhân là bao nhiêu v́ thống kê chính xác và đầy đủ cho tới nay vẫn chưa t́m ra được nếu không nói là không có. Các quan lại cai trị địa phương do hoàn cảnh vô cùng nhiễu nhương, giao thông trở ngại, khó mà làm chủ được t́nh h́nh. Những con số người ta có được chỉ là vụn vặt của một số phủ, huyện, tỉnh gửi về Phủ Khâm Sai Bắc Bộ chứ không phải của toàn thể các tỉnh miền Bắc, chưa kể Thanh Hóa và Nghệ An. David G. Marr cho rằng con số đáng tin cậy hơn là một triệu, con số theo ông đă khủng khiếp lắm rồi v́ nó tương đương với mười phần trăm dân số trong vùng cho một thời gian ngắn ngủi, vỏn vẹn có năm tháng. Sử gia này cũng viện dẫn những con số trích trong tài liệu dùng cho các viên chức của Chính Phủ Hồ Chí Minh thời đó như một triệu người ở miền Bắc và ba trăm ngàn ở miền Trung. C̣n Stein Tonesson th́ ước lượng thấp hơn, từ nửa triệu đến một triệu.


    Các sử gia khác như Philippe Devillers th́ con số là gần một triệu, Joseph Buttinger là từ một triệu đến 2 triệu, c̣n dẫn theo Toàn Quyền Jean Decoux, là một triệu. Sau này Fredrik Logeval, dẫn theo tài liệu của nhà cầm quyền đương thời, có lẽ là thời Chính Phủ Trần trọng Kim, vào tháng 5 năm 1945, vào lúc nạn đói đă giảm bớt là 380.969 cho miền đồng bằng Bắc Kỳ, và sau một năm với các dữ liệu đầy đủ hơn là một triệu người cho miền Bắc và khoảng 300.000 cho miền bắc Trung Kỳ. Trong những năm sau nữa con số leo lên tới hai triệu người cho khoảng thời gian là năm tháng của năm 1945. Trước đó Sử Gia Alexander B. Woodside đă đưa ra một biên độ lớn hơn là từ 400.000 đến 2 tiệu cho hai năm 1944-1945. Có điều con số hai triệu hay hơn hai triệu đă trở thành chính thức được công bố và được ghi trong sử sách của chính quyền Việt Minh thời đó, coi như tội ác gây ra bởi Thực Dân Pháp và Phát Xít Nhật, một mục tiêu tuyên truyền nhằm thúc đẩy quần chúng nổi lên chống lại không chỉ hai thế lực thống trị Việt Nam thời đó mà luôn cả chính quyền Bảo Đại-Trần Trọng Kim sau này, một chính quyền bị Việt Minh tuyên truyền là bù nh́n, là Việt gian, tay sai của cả Pháp lẫn Nhật, tuyên truyền để dân chúng nổi lên giúp họ cướp chính quyền ngày 19 tháng 8 sau đó.


    Thuật vận động của tổ chức này là “bám vào nạn đói kém, chính sách thu thóc, thu hạt dầu mà gây ḷng phẫn uất của nhân dân, làm cho họ giác ngộ Nhật không giải phóng cho ta đâu, do đó đưa nhân dân ra đường tranh đấu…” Tất cả là nhằm vào mục tiêu chính yếu là cướp chính quyền như họ sẽ thực hiện về sau này, kể cả sau khi Nhật Bản đă đầu hàng và Chính Quyền Bảo Đại – Trần trọng Kim đă đương nhiên trở thành hoàn toàn độc lập.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 15-04-2015 at 05:45 AM.

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chính Phủ Trần Trọng Kim và Công Tác Cứu Trợ



    Cứu đói và luôn cả cứu rét do đó là hai công tác vô cùng khẩn cấp mà Chính Phủ Trần Trọng Kim phải làm và được mọi người trông đợi phải làm ngay từ khi mới được thành lập v́, như đă nói ở trên, nạn đói đă lên đến cực điểm vào tháng Ba năm đó đúng như tên nó được gọi: Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu và v́ “tháng Ba bà già chết rét”. Hành động đầu tiên của chính phủ này là yêu cầu người Nhật băi bỏ sự cưỡng bách bán gạo của họ ở miền Trung và miễn bán cho những ai có dưới 3 mẫu ruộng ở miền Bắc.

    Lư do là v́ sự cưỡng bách này đă làm cho gạo trở thành khan hiếm có tiền cũng không mua được, kể cả trường hợp của các tổ chức cứu trợ. Mặt khác, một Ủy Ban Trung Ương Tiếp Trợ Nạn Nhân Miền Bắc do Từ Cung Hoàng Thái Hậu, thân mẫu của Hoàng Đế Bảo Đại làm Chủ Tịch danh dự, Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế Hồ Tá Khanh, làm Phó Chủ Tịch, trụ sở đặt ở số 43 đường Paul Bert, Hà Nội .

    Tiếp theo, ngày 7 tháng 6, Khâm Sai Bắc Bộ Phan Kế Toại ra nghị định băi lệ nộp thóc cho chánh quyền, đồng thời cấm tích trữ quá 2 tấn thóc hoặc 1 tấn gạo, cho hàng sáo chuyên chở và bán gạo tự do, giá thóc cũng được ấn định từ 100$ đến 130$ mỗi tạ, giá gạo từ 150$ đến 225$ mỗi tạ, so với giá gạo chợ đen ở Hà Nội hồi tháng 5 trước đó là 600$ một tạ gạo xấu, 800$ một tạ gạo tốt .


    Mặt khác, ngày 14 tháng 6, Bộ Trưởng Bộ Tiếp Tế Nguyễn Hữu Thí được đặc phái vào Saigon thu xếp việc vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc và việc di cư một triệu dân từ Bắc bộ và Trung Bộ vô Nam. Đây không phải là một việc làm dễ dàng v́ cả ba đưởng xe lửa, đường bộ và đường biển đều bị không quân phe Đồng Minh thường xuyên oanh tạc. Người ta đă phải dùng các hải cảng nhỏ khác thay v́ Saigon và các thuyền mành của tư nhân để chuyên chở thóc gạo ra Bắc.


    Việt Minh và Các Cuộc Cướp Phá Các Kho Thóc Gạo


    Nỗ lực đem gạo từ Nam ra Bắc tuy nhiên đă không mang lại đưọc những kết quả mong muốn v́ nó nằm ngoài tầm tay của người Việt chưa kể sự phá hoại của chính Việt Minh mà Sử Gia Mỹ David G. Marr đă ghi trong tác phẫm của ông căn cứ vào tài liệu của huyện Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngăi, theo đó Việt Minh đă chặn bắt nhiều thuyền chở gạo từ Nam ra Bắc, lấy hết gạo, đem giấu đi hay chở lên núi cho du kích của họ.[23] Điều này phù hợp với những ǵ hai tác giả Trần Hữu Đính và Lê Trung Dũng viết trong Cách Mạng Tháng Tám 1945, Những Sự Kiện Lịch Sử như sau:


    “Ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ như Cao Bằng, Sơn la, Thái Nguyên, Yên Bái, trong khi các lực lượng vũ trang cùng quần chúng nhân dân khởi nghĩa đánh đồn, chiếm huyện th́ đều tiến hành phá các kho thóc, muối chia cho dân, hoặc tích trữ cho bộ đội, du kích.”[24]


    Mục tiêu sau, mục tiêu “tích trữ cho bộ đội du kích” hầu như ít khi được các tác giả viết về hiện tượng Việt Minh xúi dân phá các kho thóc, gạo nhắc đến mặc dầu ai cũng biết nhu cầu tích trữ thóc gạo để dùng trong các chiến khu của Việt Minh để nuôi cán bộ và du kích ngay từ những ngày đầu là một mục tiêu tối cần thiết bên cạnh các mục tiêu kinh tài khác mà Nguyễn Lương Bằng, từ năm 1943, được Trường Chinh trao cho trách nhiệm kinh tài. Sư kiện này đă được người sau này sẽ là Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà kể lại và được tác giả Thép Mới ghi như sau:


    “Tôi từ làng Thượng Cát chỉ huy các mối buôn, thôi th́ buôn đủ thứ, buôn gạo, buôn khô dầu, buôn dầu ve, dầu trẩu, buôn bè, buôn mật Mai Lĩnh bán vào Hà Nội, buôn gỗ trai làm lược bán về dưới chợ Bằng”[25]


    Nên để ư là Việt Minh ở các chiến khu hồi này rất cần tiền để duy tŕ và phát triển các sinh hoạt của họ v́, cũng theo Nguyễn Lương Bằng qua hồi kư kể trên, vào khoảng cuối năm 1943, đầu năm 1944, khi được Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt phân công “phụ trách dân vận một bộ phận an toàn khu, phụ trách binh vận và phục trách về tài chính”, ông có hỏi “quỹ của Đảng ta c̣n bao nhiêu tiền” th́ được Trường Chinh trả lời “Tất cả c̣n hai mươi bốn đồng.”


    Câu hỏi được đặt ra ở đây là những hoạt động kinh tài này có ảnh hưởng ǵ tới sự gia tăng của giá bán và nạn khan hiếm lúa gạo hay không và lượng gạo do những tổ chức của Nguyễn Lương Bằng bán ra có phải là gạo cướp từ các kho chứa của nhà nước đương thời hay không? Câu trả lời phần nhiều là có.


    Tác giả Vũ Ngự Chiêu cũng nhắc tới sự cản trở của Việt Minh khi ông nói về việc họ cung cấp tin t́nh báo cho các oanh tạc cơ Mỹ vào lúc lực lượng này gia tăng hoạt động nhắm vào các đường giao thông khiến cho Chính Phủ Trần Trọng Kim phải dùng xe đạp để chuyển tin tức. Sử gia này cũng nhắc tới sự kiện Bộ Trưởng Xă Hội Vũ Ngọc Anh bị máy bay Mỹ bắn chết ngày 23 tháng 7 và việc Việt Minh xúi giục nông dân phá các kho thóc ở các địa phương.


    Sự thực th́ hành động xúi bẩy dân chúng phá các kho thóc ở các địa phương này nằm trong chủ trương của Việt Minh. Bằng chứng là trong Lời Kêu Gọi của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Chống Nạn Cứu Đói với nguyên văn “…ai là người đương đói khổ, phải rủ nhau kéo đến phủ huyện, tỉnh trưởng, đốc lư đ̣i phát gạo; chẹn các xe lương và phá những kho thóc của giặc Nhật mà ăn…”hay “Đói! Đói! Phải giữ lấy thóc gạo. Phải phá những kho thóc gạo của giặc”hay “Đói! Đói! Phải đánh đuổi Nhật Pháp mới khỏi đói”


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 15-04-2015 at 06:55 AM.

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hiện tượng phá các kho thóc gạo từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1945 do Việt Minh xúi bẩy và được Mặt Trận ghi nhận như những thành tích lớn lao của họ đă xảy ra ở rất nhiều nơi và được đăng trên các báo Cứu Quốc và Cờ Giải Phóng.


    Một vài trường hợp điển h́nh người ta có thể kể là ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Đề Thám (tức Bắc Giang) ngày 13 tháng 3, phủ Thuận Thành, tỉnh Ngô Gia Tự (tức Bắc Ninh) ngày 15 tháng 3, tỉnh Tán Thuật (tức Hưng Yên) liên tiếp các ngày 9, 10, 12, 14 tháng 5 và 8 tháng 6, tỉnh Vĩnh Phúc ngày 16 tháng 5, tỉnh Nguyễn Thái Học (tức Vĩnh Yên) ngày 13 tháng 6 …[29] Điều không kém đáng chú ư là qua những h́nh ảnh trong các phim tuyên truyền sau này được phổ biến, những người cướp phá các kho thóc gạo có thân h́nh mập mạp, khoẻ mạnh thay v́ ốm đói như đương thời được chụp hay tả lại.


    Hành động thúc đẩy dân chúng hay tự ḿnh phá kho thóc, kèm theo với sự xúi bẩy dân chúng không nộp thuế, đ̣i phát gạo…này đă được Việt Minh “kết hợp với phong trào đấu tranh vũ trang trong toàn quốc”. Thay v́ gây khó khăn cho người Nhật hay người Pháp, họ đă gây ra rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho các nhà cầm quyền địa phương đương thời, đặc biệt là các tổng lư và các tri phủ, tri huyện là những người trực tiếp lo việc coi giữ các kho thóc gạo trong địa phương của họ, từ đó cho Chính Phủ Trần trọng Kim.


    Lư do là v́ các kho thóc gạo ở các địa phương không phải là chỉ là của người Nhật mà c̣n là kho dự trữ để điều ḥa giá cả trên thị trường trong tổ chức chính quyền của các vua nhà Nguyễn. Nhiều người đă bị bao vây, đánh đập hay bị giết v́ đằng sau những người dân thuần túy là những đội danh dự, những cán bộ và những du kích vơ trang Việt Minh. Mặt khác, khi xúi người dân đi cướp các kho thóc này, Việt Minh đă biến những người dân thật thà, vô tội này thành những kẻ phạm tội và bị truy tố. Không c̣n cách nào để trốn tránh pháp luật, những con người khốn khổ và ngây thơ này đă phải bỏ lên chiến khu cùng với những ǵ họ cướp được.


    Trường hợp của “chú Thấu” trong hồi kư của Nhà Văn Vũ Thụy Hoàng là một trường hợp điển h́nh.[30] Cuối cùng th́ bằng cách cướp phá các kho thóc gạo, ngoài mục tiêu tâm lư, Việt Minh c̣n vừa được gạo, vừa được người. Cũng cần phải để ư là các tỉnh có các kho thóc bị cướp kể trên không phải là những tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định, Thái B́nh, Hà Đông…, nơi nạn đói hành hoành mà là các tỉnh ở miền trung du không xa các cứ địa của Việt Minh là mấy. Người dân ở các tỉnh đồng bằng này, v́ bị đói nhiều ngày, lê không nổi, nằm chết dọc đường khi kéo nhau lên các tỉnh hay phủ huyện lỵ ở miền suôi chưa nổi, sức đâu mà kéo lên các tỉnh ở tít trên các miền trung du này để cướp phá các kho thóc như được kể. Họ cũng không thể lên đó để lănh thóc hay gạo hay cơm, cháo từ tay các cán bộ. Việt Minh cũng khó có thể đem thóc hay gạo xuống các tỉnh miền suôi để phát cho họ.


    Trường Chinh sau này khi viết về hiện tượng cướp các kho thóc gạo cũng đă đưa ra những con số và h́nh ảnh mà người đọc không thể không nghĩ là ông đă phóng đại:”Hàng ngh́n kho thóc của Nhật ở Bắc-bộ và Bắc Trung-bộ bị quần chúng chiếm chia cho dân nghèo. Nạn đói được giải quyết bằng phương pháp cách mạng. Nông dân Bắc-giang, Thái-nguyên, Bắc-cạn v.v… nổi dậy chiếm đồn điền của Pháp, Nhật và tiến hành chia đất.”[31] Câu hỏi được đặt ra là những thóc gạo cướp được đă được chở đi đâu nếu không phải là lên chiến khu như trường hợp xảy ra ở Quảng Ngăi cho thóc gạo chở từ Nam ra Bắc để cứu đói hồi c̣n chiến tranh và luôn cả sau này, sau biến cố 19 tháng 8.


    Cuối cùng cướp phá các kho thóc gạo cũng là một cái cớ được Việt Minh triệt để nhắm vào để lên án sự bất lực của Chính Phủ Trần Trọng Kim nhằm xách động quần chúng nông thôn nổi lên cướp chính quyền khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt và cơ hội đến với họ. Sự thực th́ nạn đói đă không kéo dài. Ngay từ tháng 5 nhờ vụ lúa chiêm được mùa và với nhu cầu lương thực không c̣n nhiều như trước do con số người chết quá cao, nạn đói giảm dần để sang đến tháng 6 th́ gần như không c̣n nữa.[32] Tất cả đă xảy ra trước khi Việt Minh cướp chính quyền hay nói cách khác, Việt Minh không những không đóng góp được ǵ tính cực vào nỗ lực cứu đói trong thời gian này mà c̣n cản trở những hoạt động của chính phủ Trần Trọng Kim cũng như của các nhà cai trị địa phương thời đó.


    Thay Cho Lời Kết



    Ngày Tết là ngày gia đ́nh sum họp. Sum họp không phải chỉ trong gia đ́nh nhỏ gồm có vợ chồng con cái mà là sum họp cả đại gia đ́nh nội ngoại và luôn cả tổ tiên, cả người c̣n sống lẫn người đă chết. Bữa cơm cúng chiều ba mươi Tết là để mời Các Cụ về và ngày mùng bốn hóa vàng là để tiễn Các Cụ đi.


    Cho tới nay, v́ thiếu những thống kê chính xác, ta không biết chính xác con số các nạn nhân của Trận Đói Tháng Ba Năm Ất Dậu 1945 là bao nhiêu. Một triệu, hai triệu. hơn nữa hay ít hơn. Tất cả đều có thể. Cũng vậy, với các con số nạn nhân của những biến cố bi thảm sau đó như cuộc thanh toán các đảng phái quốc gia sau ngày Việt Minh Cướp Chính Quyền 19 Tháng 8, cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Hai Cuộc Chiến Tranh “Chống Pháp”, “Chống Mỹ”, Phong Trào Vượt Biên, Vượt Biển sau năm 1975…Ba triệu, bốn triệu, năm triệu hay hơn nữa. Tất cả cũng đều có thể. Nhưng có một điều đúng nếu không nói là rất đúng là không một gia đ́nh Việt Nam nào, nhất là ở Miền Bắc, là không mất mát. Đau thương tràn ngập mọi nhà, chết chóc đầy ngập các hang cùng ngơ hẻm, từ rừng sâu, núi thẳm đến biển cả, đại dương.


    Câu hỏi được đặt ra là hồn oan của những nạn nhân kể trên, khởi đầu là hai triệu nạn nhân, nói theo Hồ Chí Minh, của Nạn Đói Tháng Ba Năm Ất Dận 1945, sau 70 năm đă được giải thoát hay chưa? Đă có ai hàng năm lập đàn tràng để giải oan cho họ chưa? Nếu chưa, xin Quư Vị hăy vui ḷng dành một phút sau khi đọc bài này để suy ngẫm và tưởng nhớ tới họ coi như một cách giải oan cho họ cũng như giải oan cho hàng triệu người khác đă bị lợi dụng và bị hy sinh sau đó. Cầu mong lịch sử sẽ không c̣n tái diễn dù dưới h́nh thức nào đi chăng nữa!


    Để kết thúc bài này, người viết xin gửi tới Quư Độc Giả những câu đầu và câu cuối của bài Con Đ̣ Đưa Xác của hai tác giả Ngọc Bích và Nguyễn Văn Đức sau đây mà Quư Độc Giả có thể mở nghe dễ dàng trên các trang mạng, để thấy những cảm giác thê thảm đến độ ghê rợn của người đương thời:


    Gió thổi th́ thầm, mưa bay lâm râm. Ai chở con đ̣ bên ḍng sông vắng? Ai khóc tỉ tê trên ḍng trường giang? Đ̣ sang ngang, dưới ánh trăng vàng. Gió thu hiu hắt nức lên từng cơn. Nặng nề một chiếc thuyền con, Âm thầm chở mấy vong hồn qua sông. Trăng lên, mây tan! Sao trăng đẹp thế này! Mà trên sông vắng, Con đ̣ cay đắng đưa xác người về đâu? Ô hô! Ô hô! Con ơí mười mấy tuổi đầu, V́ chưng đói rét ngậm sầu thác oan! ….. Trôi về đâu? Con đ̣ xác! Lấp vào đâu? Nỗi niềm thương! Mang mang trong mây tan! Phiêu linh có một bóng ông già Tay chèo tay lái, Ḷng buồn tê tái, Ḷng buồn tê tái đem chôn đàn con! Trôi về đâu? Con đ̣ xác! Lấp về đâu? Nỗi niềm thương!


    Chuyện Việt Minh, dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng Sản, lợi dụng nạn đói tháng ba năm Ất Dậu, xúi giục các nông dân vô tội nổi loạn cướp phá các kho thóc gạo rồi sau đó theo đảng này cướp chính quyền với những hứa hẹn chia ruộng đất và không c̣n phải đóng thuế nữa là một điều dễ hiểu
    . Điều đáng tiếc là người chết không c̣n sống lại để thấy hiện trạng của đất nước Việt Nam 70 năm sau đó như thế nào.


    TS Phạm Cao Dương


    Tuần lễ tiễn Ông Táo lên chầu Trời, Tết Ất Mùi 2015


    http://cuucshuehn.net/?language=vi&n...1945-2015-6804
    Last edited by Tigon; 15-04-2015 at 06:45 AM.

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trách nhiệm của người Nhật Bản


    Nếu không có những cuộc xâm lược của Phát Xít Nhật và sự thống trị của người Pháp th́ đă không có những cuộc oanh tạc, phong tỏa của phe Đồng Minh và có thể chắc chắn nạn đói khủng khiếp đă không bao trùm lên thân phận người Việt sinh sống ở miền Bắc thời đó, tạo thành kư ức tàn khốc qua bao nhiêu thế hệ con cháu Lạc Hồng!

    GS Trần Gia Phụng nhận định: Tại Nhật Bản, Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima ngày 6-8-1945 đă giết chết 130.000 người, và quả bom thứ nh́ xuống Nagasaki ngày 9-8-1945, giết chết 75.000 người. Số tử vong của cả hai vụ ném bom nầy cộng lại khoảng trên 200.000 người. Thế mà người Nhật ghi nhớ măi măi và cho đến nay vẫn c̣n có người oán hận. So với số người chết trong nạn đói 1945 ở Việt Nam, con số đó mới chỉ bằng một phần mười mà thôi.

    Trong bài viết nhan đề "Nhật Bản và chiến tranh Việt Nam" (trong sách Những câu chuyện Việt sử, tập 3, 2002), nhân dịp Tokyo University of Foreign Studies [Đại Học Đông Kinh Nghiên Cứu Ngoại Vụ] tổ chức hội luận ngày 14-1-2002, về đề tài "The Memory of the War: The Vietnam War, which is not a Hollywood Movie" [Hồi kư chiến tranh: Chiến tranh Việt Nam không phải là một phim Hollywood], GS Trần Gia Phụng đă nhận xét:

    Dưới thời Đệ nhất Cộng Ḥa, Nhật Bản kư kết thỏa ước với Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) ngày 13-5-1959 trả 39 triệu Mỹ kim để bồi thường thiệt hại trong thế chiến thứ nh́, chứ không phải về vấn đề nạn đói, và giúp VNCH vay 7,5 triệu Mỹ kim để tái thiết đất nước. Nhật Bản c̣n viện trợ cho VNCH xây dựng đập Đa Nhim. Sau năm 1975, theo tin các báo, Nhật Bản giúp Nhà Nước Việt-Nam hiện nay xây dựng cầu Cần Thơ qua sông Hậu, thi hành từ 2001.

    Khi kết luận bài đó, GS Trần Gia Phụng đặt câu hỏi: Nhật Bản đă xin lỗi Cao Ly về những bạo hành trong thời gian chiếm đóng và về vấn đề bắt phụ nữ làm nô lệ t́nh dục trong thế chiến II. Nhật Bản cũng đă xin lỗi Trung Hoa về biến cố Nam Kinh tháng 11-1937 giết hại khoảng 300.000 người.

    Tại sao Nhật Bản chưa xin lỗi Việt Nam về nạn đói năm 1945 với hai triệu người chết đói? Tại sao các nhà cầm quyền Việt-Nam - trước cũng như sau 1975 - đă không đ̣i hỏi Nhật Bản phải xin lỗi Việt Nam như Trung Hoa và Cao Ly đă làm? Có phải v́ món tiền viện trợ quá lớn lao từ phía Nhật Bản mà chính quyền Việt-Nam qua các chính thể khác nhau đă im hơi lặng tiếng đối với vấn đề đau thương nầy!

    Hăy đốt một nén hương ḷng yêu thương, từ bi để khóc than những oan hồn lịch sử này, nhất là trong khi bên trời Âu, người ta đă nhắc măi đến nhiều trại tù giết người tàn bạo của Đức Quốc xă ở Dachau, Auchwitz, … Ai bồi thường chiến tranh cho cái oan khiên này của dân tộc Việt thấp cổ bé họng!

    Nhân dịp Xuân Ât Dậu 2005 trở về, GS Trần Gia Phụng đề nghị các tổ chức người Việt hải ngoại hăy cùng nhau tổ chức lễ tưởng niệm hai triệu người Việt đă từ trần oan uổng trong nạn đói năm Ất Dậu 1945 mà nguyên nhân chính là do con người đă gây ra cho con người, trong đó ba tác nhân chính là Phát Xít Nhật, thực dân Pháp và phong trào kháng chiến Việt Minh.

    “Ta nhớ măi cái thời kỳ đen tối!
    Quên làm sao tội lỗi kẻ xâm lăng!
    Quên làm sao mối thù hận khôn cùng!
    Quên sao được hai triệu người chết đói!”

    (Bàng Bá Lân).


    Nguồn : Internet

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thơ " Đói " của Bàng Bá Lân :

    Thi sĩ Bàng Bá Lân đă ghi lại cảnh chết đói kinh hoàng đó như sau:


    ĐÓI.

    Thơ Bàng Bá Lân

    Năm Ất Dậu tháng ba c̣n nhớ măi
    Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!
    Những thây ma thất thểu đầy đường,
    Rồi ngă gục không đứng lên v́... đói!
    Đói từ Bắc Giang đói về Hà Nội,
    Đói ở Thái B́nh đói tới Gia Lâm.
    Khắp đường xa những xác đói rên nằm
    Trong nắng lửa, trong bụi lầm co quắp.
    Giữa đống giẻ chỉ c̣n đôi hố mắt
    Đọng chút hồn sắp tắt của thây ma;
    Những cánh tay gầy quờ quạng khua khoa
    Như muốn bắt những ǵ vô ảnh.
    Dưới mớ tóc rối bù và kết bánh,
    Một làn da đen sạm bọc xương đầu.
    Răng nhe ra như những chiếc đầu lâu,
    Má hóp lại, răng hằn sâu gớm ghiếc,
    Già, trẻ, gái, trai, không c̣n phân biệt,
    Họ giống nhau như là những thây ma,
    Như những bộ xương c̣n dính chút da,
    Chưa chết đă bốc xa mùi tử khí!
    Mùi nhạt nhẽo, nặng nề, kỳ dị.
    Một mùi tanh lộn mửa thoảng mà kinh.
    (Mùi tanh hôi ám ảnh măi bên ḿnh
    Khiến cả tháng ăn không c̣n ngon bữa!)
    Những thây đó cứ xỉu dần, tắt thở,
    Nằm cong queo, mắt vẫn mở trừng trừng.
    Tṛng con ngươi c̣n đọng lệ rưng rưng,
    Miệng méo xệch như khóc c̣n dang dở.
    Có thây chết ba hôm c̣n nằm đó,
    Ruồi tám phương bâu lại khóc vo vo...
    Rồi ven đường đôi nhát cuốc hững hờ
    Đắp điếm vội những nấm mồ nông dối!
    Đói tự Bắc Giang đói về Hà Nội,
    Đói ở Thái B́nh đói tới Gia Lâm.
    Rải ven đường những nấm mộ âm thầm
    Được đánh dấu bằng ruồi xanh cỏ tốt.
    Có nấm mộ quá nông, trơ hài cốt,
    Mùi hôi tanh nồng nặc khắp không gian,
    Sau vài trận mưa nước xối chan chan.
    Ôi, thịt rữa xương tan phơi rải rắc!
    Tại Hà Nội cũng như bao tỉnh khác.
    Những thây ma ngày lết đến càng đông,
    Đem ruồi theo cùng hơi hướm tanh nồng,
    Rồi ngă gục khắp đầu đường cuối ngơ.
    Thường sớm sớm cửa mỗi nhà hé ngỏ
    Rụt rè xem có xác chết nào chăng!
    Từng chiếc xe ḅ bánh rít khô khan
    Mỗi sáng dạo khắp nẻo đường nhặt xác.
    Xác chồng chất lù lù như đống rác,
    Đó đây tḥ khô đét một bàn chân
    Hai cánh tay gầy tím ngắt teo răn,
    Giơ chới với như níu làn không khí
    Như cầu cứu, như vẫy người chú ư...
    Có hơi thở tàn thoi thóp chưa thôi,
    Có tiếng cựa ḿnh, tiếng nấc... những tṛng ngươi
    Nh́n đẫm lệ người chôn chửa chết!
    Bốn ngoại ô mở ra từng dẫy huyệt
    Được lấp đầy bằng xác chết... thường xuyên.
    Ruồi như mây bay rợp cả một miền...
    Chết!Chết! Chết! Hai triệu người đă chết!...

    (1957)

    ...
    Last edited by Tigon; 15-04-2015 at 07:14 AM.

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cảnh đói ăn ở Thái B́nh

    Giám Mục Bùi Tuần kể lại (3): chiều hôm ấy, đi bộ từ Thái B́nh về Thượng Phúc. Đường vắng, thỉnh thoảng gặp những thân người tuy ốm o, lê bước, ngẩn ngơ, mệt mỏi, đi kiếm ăn. Họ đi một ḿnh hay đi chung gia đ́nh, t́m bới kiếm ăn ở những đám cỏ hay những đống rác bụi cây.

    Đến gần một bờ sông, Giám Mục Bùi Tuần thấy ba người gầy guộc nằm bất động. Một phụ nữ trẻ tuổi tuy đă chết, tay vẫn c̣n ôm đứa con nhỏ cũng đă chết, nhưng miệng vẫn c̣n ngậm vú mẹ. Một người đàn ông trẻ tuổi nằm sát bên đứa nhỏ đă chết, nhưng tay anh như đang cố với t́m chiếc chiếu rách cạnh bên, để đắp cho vợ con. Anh ngấp ngoái chết!

    Theo GS Lê Văn Lăng, vào thời điểm đó Thái B́nh được mệnh danh là “vựa lúa” của miền Bắc với những cánh đồng “c̣ bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi”. Nhưng trớ trêu thay, chính ở trên mảnh đất ph́ nhiêu đó, cái đói đến với tầng lớp “lê dân” mới thật dữ dội kinh khiếp nhất, vượt quá sức chịu đựng b́nh thường của con người. Tất cả những ǵ ăn được người ta đă ăn hết rồi, đến lượt gia súc chó mèo cũng phải “hy sinh” cho bao tử của chủ.

    Sau khi không c̣n ǵ bỏ vào bụng nữa, người dân lam lũ bắt đầu ùn ùn kéo nhau vào trung tâm thị xă với áo quần rách rưới. Có người gần như trần truồng, v́ đă bán những bộ áo quần lành lặn để đổi lấy gạo ăn. Cái đói cái rét như cắt thịt thúc giục họ tiến bước về phía trước. Những người đói quá lả gục xuống để rồi không bao giờ trỗi dậy nữa. Hai bên đường, thây người chết đói ngă ra như rạ. Dù vậy, họ vẫn đổ xô về thị xă Thái B́nh bất chấp một ṿng đai linh tráng bao quanh khu vực thị xă ngăn cản.

    Thời điểm đó, GS Lê Văn Lăng dạy học ở trường tư thục Pascal. Hôm nào đến trường, giáo sư cũng nhặt được hai ba xác trẻ em đă chết cóng từ đêm trước và cùng với học sinh, mang đi chôn sau trường.

    Nguồn : Internet

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nạn đói ở Kiến Xương


    Một hôm, GS Lê Văn Lăng đi qua Kiến Xưong, bắt gặp một người đàn ông có dáng dấp lực điền đang gánh một gánh khá nặng, phía trên đậy một chiếc nón lá rách. Bỗng nghe có tiếng như âm thanh của trẻ sơ sinh. Th́ ra trong thúng có khoảng chục em bé mới sinh c̣n đỏ hỏm mà vài đứa đă chết. Người đó gánh chúng từ một vùng làng xa xôi định đến Duyên Hà gởi cho các bà phước từ thiện chuyên nuôi trẻ em mồ côi ở cách đó ba mươi cây số. Nhưng nhà nuôi trẻ đă đóng cửa từ lâu!

    Tại chợ Kiến Xương lúc bấy giờ, rất nhiều xác chết nằm la liệt, trong số đó có một phụ nữ đă chết không biết từ bao giờ, nhưng đứa con vẫn c̣n sống, đang bám vào ngực mẹ mà bươi bươi đôi vú một cách cuống quưt rồi nhai lấy nhai để không thôi. Sau đó vài giờ em bé cũng chết, để theo kịp mẹ về nơi chín suối hầu thoát khỏi cuộc đời khổ đau nầy!

    Một bữa nọ GS Lê Văn Lăng có dịp đi ngang qua Cầu Bo thấy có vẻ khác lạ ở đầu cầu, người ta ṭ ṃ đến xem. Th́ ra có khoảng ba bốn gia đ́nh đang luộc thịt những người hàng xóm để ăn, xương tay xương chân vứt ngang bên cạnh!

    Ban đêm mùa đông rét mướt lạnh lẽo, thỉnh thoảng nghe tiếng ré lên của trẻ con. GS Lê Văn Lăng phóng vội ra ngơ với cây đèn băo trên tay, bắt gặp xác đứa trẻ bị người lớn hút máu nóng với que tre cắm trong cuống họng.

    http://cuucshuehn.net/?language=vi&n...1945-2015-6804

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cảnh phát bánh chưng ở Thái B́nh


    Một ông phú hộ trong vung giúp cho nhóm từ thiện của GS Lê Văn Lăng mười tạ gạo nếp để gói bánh chưng phát cho những người đói ăn, nhân dịp Tết nguyên đán 1945 gần kề. Rồi có nhiều người tham gia, kẻ góp của, người giúp công… để làm việc lợi ích cho cộng đồng. Chiến dịch “làm và nấu bánh chưng” thu hút hơn 500 người tự nguyện gói bánh chưng và đă “sản xuất” được hơn 6.500 bánh mà mỗi bánh nặng khoảng một kilô.

    Sau khi công việc nấu bánh chưng hoàn tất th́ chuyện nhỏ “phân phát bánh” cho những người thực sự đói ăn đă trở nên một vấn đề nghiêm trọng. Người ta nghĩ cách đem bánh chưng ra khu nghĩa địa rồi chỉ mở hé cổng cho từng người vào thôi. Người nào được phân phát bánh chưng sẽ đánh dấu + trên tay. Ban đầu công việc có vẻ suông sẻ và trật tự, v́ chưa có nhiều người biết.

    Nhưng độ nửa giờ sau, thật quá đỗi kinh hoàng khi nghe thấy tiếng chạy của hàng ngàn người từ các làng lân cận kéo đến, vừa chạy vừa la: “Phát bánh chưng chưa! Phát bánh chưng chưa!” với âm thanh ồn ào và náo nhiệt chưa từng thấy. Họ leo tường vào nghĩa địa một cách chóng vánh. Rồi hàng ngh́n người chen chúc dẫm đạp lên nhau và dẫm lên cả bánh chưng. Tiếng người gọi nhau ơi ới lẫn tiếng khóc thét của trẻ con trong khu vực nghĩa địa mênh mông đó.

    Khi đám đông rút đi, dưới mặt đất nào là bánh chưng bị dẫm đạp nát nhoẹt, có vài ba xác trẻ em bị chèn đè dẫm đạp đến chết. Khi c̣n lại vài bánh chưng người ta phát cho các em quá đói, gầy g̣ trần trụi đứng ngoài giơ tay xin. Chúng vồ lấy ăn ngấu nghiến cả lá gói.

    Lúc bấy giờ các nhà giáo phải nhờ đến ông Đốc Quưnh là một viên quan trông coi về giáo dục toàn tỉnh Thái B́nh. Sáng hôm sau, ông Đốc Quưnh đóng bộ veston cà vát cẩn thận có batoong bên cạnh, c̣n bà vợ th́ mặc áo dài. Hai người đi trên hai chiếc xe kéo rất sang trọng và chất lên mỗi xe độ 50 bánh chưng rồi lên đường trực chỉ các làng xa xôi ở ngoại thành. Khi chỉ đi ra ngoại thành được non nửa cây số, xe của quan Đốc và phu nhân bị đám đông níu kéo lại.

    Khi nghe tiếng la réo: “Phát bánh chưng! Phát banh chưng!” vang lừng từ đầu thôn đến cuối xóm, quan Đốc điên tiết lên, dùng batoong phất lia lịa vào đám đông để mở đường. Nhưng xe vẫn không thể nào tiến đi được v́ bị bao vây bởi hàng trăm con người rách rưới đói khát đă lâu ngày. Họ dẫm đạp, chen lấn, dày xéo lên nhau để cướp giật bánh chưng.

    Khi tàn cuộc “phát bánh chưng bất đắc dĩ”, hai chiếc xe kéo sang trọng đă bị găy nát thảm thương. Hai ông bà quan Đốc th́ quần áo rách bươm, măt mày bùn đất bê bết ngao ngán lắc đầu. Bánh chưng th́ rơi nhăo nhoẹt lẫn với bùn đất. Anh đánh xe th́ mặt mũi bầm tím, cọng thêm xác vài ba đứa trẻ kiệt sức v́ bị dẫm đạp trong cơn hỗn loạn. Kể từ hôm đó không ai thấy tăm dạng ngài Đốc Quưnh đâu nữa.

    Nguồn : Internet

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 21-08-2014, 08:31 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 28-09-2011, 05:09 PM
  3. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  4. Replies: 6
    Last Post: 07-12-2010, 12:21 PM
  5. Replies: 23
    Last Post: 08-10-2010, 01:55 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •