Results 1 to 3 of 3

Thread: Bốn Mươi Năm Nh́n Lại: Giải Tỏa Bí Ẩn V́ sao Mỹ bỏ rơi VNCH?

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    168

    Bốn Mươi Năm Nh́n Lại: Giải Tỏa Bí Ẩn V́ sao Mỹ bỏ rơi VNCH?


    Bốn Mươi Năm Nh́n Lại: Giải Tỏa Bí Ẩn V́ sao Mỹ bỏ rơi VNCH?


    Bài viết của Lê Quế Lâm

    Chiều chủ nhật 12/4/2015, nhân dịp phát hành Tập san 9, Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu có tổ chức cuộc thảo luận đề tài “Việt Nam: 40 năm nh́n lại” (1975-2015). Thuyết tŕnh viên là Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc pḥng Úc, Đại học NSW là chuyên gia về các vấn đề VN. Ông tŕnh bày ba điểm: Tự do, dân chủ, nhân quyền tại VN. T́nh h́nh tranh chấp Biển Đông. Đảng CSVN trước đại hội XII. Đông đảo nhân sĩ, trí thức, đồng hương hằng ưu tư đến quê hương đất nước ở Sydney đă đến tham dự. Ông Chủ nhiệm Báo Việt Luận có yêu cầu người viết đóng góp với độc giả VL một bài nhận định.

    Nh́n lại đất nước trong 40 năm qua là một đề tài quá rộng lớn, không thể tŕnh bày trong một bài báo được. Người viết chỉ đề cập đến khía cạnh nhân quả của lịch sử. V́ nhân quả là qui luật bất di bất dịch của lịch sử. Tạo nhân ǵ tất nhận quả nấy! Những ǵ xảy ra trong 4 thập niên qua là hậu quả của cái nhân trước đó. Do đó, trước khi tŕnh bày cái quả: Nh́n Lại 40 Năm Qua, người viết xin đề cập đến cái nhân tức bối cảnh nào đă đưa đến bước ngoặc lịch sử 30/4/1975. Và từ cái nhân (sau khi nh́n lại quá khứ) có thể tiên liệu được những ǵ sẽ xăy ra trong tương lai.

    Bối cảnh lịch sử trước ngày 30/4/1975: Giữa tháng 5/1969 tại hội nghị bốn bên của cuộc ḥa đàm Paris, Trưởng đoàn MTGPMN là Trần Bửu Kiếm đưa ra đề nghị: công việc MNVN sẽ do nhân dân MNVN quyết định không có sự can thiệp từ bên ngoài. Đề nghị này phù họp với lập trường của Mỹ, nhưng không được Hà Nội chấp nhận. V́ thế, Trần Bửu Kiếm mất chức, bà Nguyễn Thị B́nh thay thế. Từ đó Mỹ t́m cách nói chuyện với LS và TQ để áp lực Hà Nội. Tháng 9/1971 HK không dùng quyền phủ quyết để ngăn chận Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa gia nhập LHQ. TQ trở thành Ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An ngang hàng với HK và LS, càng củng cố vai tṛ mà họ tự nhận là lănh tụ các nước Thế giới Thứ ba. Với ngón đ̣n ngoại giao trên, HK đă tranh thủ được TQ.

    Cuối tháng 2/1972 Chủ tịch Mao Trạch Đông mời TT Nixon viếng thăm TQ. Khi Nixon đề cập “nước nào trong hai siêu cường hạt nhân là nguy hiểm hơn”, Mao không trả lời thẳng mà nói rằng “Hiện nay vấn đề xâm lược do Mỹ hay xâm lược do Trung Quốc gây ra là tương đối nhỏ, v́ các ông muốn rút một phần quân đội của các ông về đất ḿnh, c̣n quân đội của chúng tôi th́ không kéo ra nước ngoài”. Nhận định của Mao cho thấy LS là mối quan tâm lớn của Bắc Kinh đối với an ninh thế giới. Thông cáo chung Thượng Hải kết thúc chuyến công du của tổng thống Mỹ tại TQ nêu rơ: “Cả hai bên đều không mưu cầu bá quyền và đều phản đối bất cứ nước nào hay tập đoàn nào cố gắng thiết lập bá quyền đó ở khu vực Châu Á”.

    Ngày 20/5/1972, TT Nixon đến Mạc Tư Khoa họp thượng đỉnh với Tổng bí thư Brezhnev. Lănh tụ hai siêu cường cam kết giảm bớt xung đột, chấm dứt đối đầu, chấp nhận nguyên tắc bất can thiệp, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc. Đó là giải pháp giúp các cường quốc rút khỏi các khu vực tranh chấp, tạo bầu không khí hiểu biết lẫn nhau để phát triển mối thân hữu trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Một loạt dự án hợp tác được vạch ra, LS yêu cầu Mỹ giúp 8 tỷ đô la để khai thác Siberia. Hai bên đă kư thỏa ước lịch sử về “Hạn chế Vũ khí Tấn công Chiến lược” (SALT). Thỏa ước này sẽ được hai bên thương thảo tiếp qua ba giai đoạn để giảm thiểu tối đa và đi đến loại trừ hoàn toàn hiểm họa chiến tranh nguyên tử.
    Kết quả cụ thể của việc b́nh thường hóa quan hệ Đông Tây là “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại ḥa b́nh ở VN” được kư kết 8 tháng sau đó. Chiến tranh VN chấm dứt, HK rút khỏi ĐNÁ là mối quan tâm lớn đối với Bắc Kinh. CSVN sẽ xé bỏ HĐ Paris để thực hiện Nghị quyết Đại hội III năm 1960: giải phóng MN để tăng cường phe XHCN ở ĐNÁ. Nơi đây từ 1971 các nước ASEAN đă tuyên bố trung lập. TQ không thể chấp nhận cục diện mới: CSVN mang ảnh hưởng LS vào ĐNÁ. V́ thế, tháng 6/1973 khi Lê Duẩn đến Bắc Kinh, Mao đă khuyến cáo Duẩn “Cách mạng miền Nam VN nên “chia làm hai bước. Gộp lại làm một, người Mỹ không chịu đâu. Vấn đề là trong tay chính quyền Nguyễn Văn Thiệu c̣n có mấy chục vạn quân”. TT Chu Ân Lai c̣n nói: “Trong một thời gian chưa thể dứt khoát là 5 năm hay 10 năm, Việt Nam và Đông Dương nghĩ ngơi được th́ càng tốt; tranh thủ thời gian đó mà nhân dân miền Nam VN, Lào và Campuchia thực hiện ḥa b́nh, trung lập một thời gian”. TQ cam kết sẽ viện trợ VN trong 5 năm tới ở mức kim ngạch như năm 1973.

    Sau đó đích thân TT Chu Ân Lai sang Hà Nội để truyền đạt thông điệp trên cho giới lănh đạo CSVN. Lê Duẩn lên án TQ đă cấu kết với Mỹ phản bội cách mạng VN, nhưng “chúng tôi không sợ, chúng tôi sẽ giải phóng MNVN, thống nhất đất nước”. Thấy được ư định của Duẩn, nên tháng 11/1973 khi Kissinger đến Bắc Kinh thảo luận t́nh h́nh MNVN, giới lănh đạo Bắc Kinh đă khuyên Mỹ “Đừng thua ở Việt Nam, đừng rút lui khỏi Đông Nam Á” Không thuyết phục được Mỹ, ngày 19/1/1974 TQ đánh chiếm Hoàng Sa trước khi CS Bắc Việt chiếm MNVN. Về phần HK, v́ Quốc hội cắt giảm quân viện cho VNCH, nên tháng 2/1974, Kissinger cùng đại sứ Mỹ tại Sàig̣n là Martin đến Paris gặp Lê Đức Thọ. Mỹ đề nghị với BV: VNCH sẽ rút khỏi Vùng 1 và 2, giao phần đất này cho MTGPMN

    Trong lúc HK cắt giảm tối đa quân viện cho VNCH th́ Hà Nội được LS hứa hẹn cung cấp nhiều chiến cụ mới. Sau chuyến viếng thăm BV của tướng Viktor Kuliko, Tổng tư lịnh Quân lực LS hồi tháng 12/1974, số lượng chiến cụ của Nga được chở đến Hà Nội bằng đường biển tăng gấp 4 lần. Trong hồi kư cựu TT Nixon viết rằng: “Suốt năm 1974 Nga Sô ào ạt đổ quân cụ, lương thực vào miền Bắc, c̣n Quốc hội Mỹ th́ cắt viện trợ cho miền Nam VN. Cắt giảm quá nhiều đến nổi đại sứ Martin trong một cuộc điều trần ở Ủy ban Ngoại giao Thượng viện phải la lên: cắt quân viện nhiều sẽ mời Bắc Việt tổng tấn công”.

    Ngày 10/3/1975 CSBV mở cuộc tấn công, Ban Mê Thuột thất thủ. V́ thiếu quân viện, hai ngày sau TT Thiệu gọi Tr/tướng Ngô Quang Trưởng Tư lịnh Quân đoàn I vào Sàig̣n, chỉ thị tướng Trưởng rút bỏ Vùng 1. Ngày hôm sau, TT Thiệu đến Cam Ranh chỉ thị tướng Phạm Văn Phú rút lui khỏi Vùng 2. Tướng Trưởng không thi hành lịnh của TT Thiệu, ông quyết tâm bảo vệ vùng địa đầu giới tuyến. Trong khi đó, việc di tản chiến thuật khỏi Cao nguyên gặp trở ngại v́ lực lượng di tản bị kẹt tại sông Ea Pa (Cheo Reo) và sông Ba (Phú Bổn), v́ thiếu cầu phao. Trong thời điểm khẩn trương này, Tr/tướng Đồng Văn Khuyên Tổng cục trưởng Tiếp Vận lại đưa thân phụ đi Nhật chữa bịnh ung thư. Thảm cảnh của cuộc di tản chiến thuật trên liên tỉnh lộ 7 càng làm cho quân dân Vùng 1 thêm hốt hoảng. Họ t́m mọi cách để chạy vào Nam như thác lũ th́ làm sao tướng Trưởng giữ được Vùng 1. Ngày 30/3/1975 Đà Nẵng lọt vào tay CS.

    Ngày 2/4/1975 TT Trần Thiện Khiêm từ chức. Ngày 21/4/1975 đến lượt TT Thiệu từ chức. Hai ngày sau, TT Gerald Ford tuyên bố tại viện Đại học Tulane: “Vai tṛ của Mỹ tại Việt Nam kể như đă chấm dứt và nước Mỹ sẽ không trở lại một cuộc chiến mà riêng đối với Mỹ đă coi là xong rồi”. Tân Tổng thống Trần Văn Hương triệu hồi Quốc Vụ Khanh đặc trách ḥa đàm Nguyễn Xuân Phong từ Paris về nước để cùng Đại sứ Pháp đi Hà Nội thảo luận việc thi hành HĐ Paris 1973…Nhưng BV từ chối, họ chỉ chấp nhận nói chuyện với lănh tụ Lực lượng thứ ba là Dương Văn Minh. Khi ông Minh cầm quyền, ông cử người tiếp xúc với cộng sản trong trại Davis ở Tân Sơn Nhất để thương thảo. Họ trả lời thời điểm thương thuyết đă qua, ông Minh phải đầu hàng. 10 giờ sáng 30/4/1975 ông Minh ra lịnh buông súng và mời đại diện MTGPMN vào Sàig̣n để ông bàn giao chính quyền VNCH. Đại diện quân CSBV buộc ông phải đầu hàng vô điều kiện.

    Khi CSBV mở chiến dịch Tây Nguyên, bức tử Ban Mê Thuột, ngay sau đó TT Thiệu ra lịnh rút lui khỏi Vùng 1 và 2. Người viết tin tưởng MTGPMN sẽ tiếp thu phân nửa lănh thổ phiá Bắc do VNCH trao lại. Trong thế cân bằng lực lượng, hai bên miền Nam sẽ duy tŕ được ḥa b́nh để xúc tiến việc thành lập Hội đồng Quốc gia Ḥa giải Ḥa hợp dân tộc, tổ chức cuộc tuyển cử tự do để người dân MN thực hiện quyền tự quyết của họ. Chính quyền MN do nhân dân bầu chọn sẽ hiệp thương với chính quyền miền Bắc để thống nhất nước nhà theo tinh thần HĐ Genève 1954. Tiến tŕnh đó bất thành, v́ HK chủ trương bỏ rơi VNCH để thực hiện chiến lược của họ: đưa CSVN vào thế đối đầu với TC sau khi Mỹ rút khỏi VN. Và trong nội bộ CSVN cũng sẽ có mâu thuẫn xung đột giữa Cộng sản Miền Bắc và MTGPMN.

    Ba nhân vật chính của Biến cố Miền Trung tháng Ba 1975 đều giữ im lặng đến ngày nhắm mắt. Đó là Tr/tướng Trưởng, kế đó là TT Thiệu và nhân vật cuối cùng là Tr/tướng Khuyên vừa qua đời ngày 23/3/2015, đúng 40 năm sau cuộc triệt thoái miền Trung đưa đến biến cố 30/4/1975. Tướng Khuyên giữ nhiệm vụ cộng tác chặt chẽ với HK trong việc yểm trợ QLVNCH từ 1965 đến 1975. Trong thời điểm khẩn trương, rất cần sự yểm trợ của ông để việc di tản chiến thuật thành công, ông lại vắng mặt v́ một lư do không chính đáng.

    Ngày từ chức, TT Thiệu nói với Mỹ “Các ông bắt chúng tôi làm một việc mà các ông đă không làm nổi với nửa triệu binh hùng tướng mạnh và chi phí cả 300 tỷ mỹ kim trong sáu năm trời. Nếu tôi không nói rằng các ông đă bị cộng sản đánh bại ở VN th́ tôi cũng xin thưa rằng các ông cũng không thắng được họ. Các ông đă t́m một lối tháo lui trong danh dự. Các ông để các chiến sĩ của chúng tôi chết dưới làn mưa đạn của địch. Đó là hành động vô nhân đạo của một đồng minh vô nhân đạo”. Qua đó cho thấy TT Thiệu đă hiểu rơ HK không thắng CS nên rút lui. V́ thế, ông cũng phải ra lịnh lui quân, không để binh sĩ VNCH chết một cách vô ích. Hai tướng nổi tiếng trong sạch Ngô Quang Trưởng và Đồng Văn Khuyên đă gián tiếp giúp ông thực hiện chiến lược của Mỹ. MNVN sụp đổ, vai tṛ lịch sử của VNCH kể như đă chấm dứt. Lịch sử dân tộc bước sang một trang mới.

    Nh́n lại 40 năm 1975-2015: Sau khi thống nhất đất nước, Đảng Lao Động VN chứa đựng tư tưởng Mao được đổi tên là Đảng CSVN. Tên nước VNDCCH đổi thành Cộng ḥa XHCN Việt Nam xây dựng thể chế theo khuôn mẫu của LS. Để tiến lên XHCN, Hà Nội chủ trương đánh tư sản, đa số là người Việt gốc Hoa. Mối hiềm khích giữa Bắc Kinh và Hà Nội bùng nổ khi TQ nêu vấn đề “nạn kiều”, tố cáo chính quyền VN xua đuổi, bài xích và khủng bố người Hoa. TQ coi đó là phản bội t́nh hữu nghị Việt Hoa và kêu gọi Hoa kiều ở VN trở về nước.

    Từ đầu năm 1978, TQ bắt đầu chiến dịch cô lập VN, tuyên bố chấm dứt toàn bộ viện trợ kinh tế và kỹ thuật, gọi về nước tất cả chuyên gia và cán bộ kỹ thuật TQ đang công tác ở VN. Tháng 6/1978 Hà Nội gia nhập khối Comecon (Tổ chức hợp tác kinh tế các nước XHCN Đông Âu). Đầu tháng 11/1978 Lê Duẩn đến Mạc Tư Khoa cùng Breznhev kư Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Sô. Ba tháng sau, trong mùa Giáng sinh 1978 Hà Nội đưa quân sang Nam Vang lật đổ chế độ Pol Pot được TQ hậu thuẫn. Đặng Tiểu B́nh lên án CSVN là phường vong ân bội nghĩa. Ngày 17/2/1979 ông hạ lịnh tấn công VN để dạy CSVN một bài học. Từ đó tạo ra cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba giữa các đảng CS: TC ủng hộ Khmer Đỏ chống CSVN để bảo vệ nền độc lập và trung lập của Campuchia.

    Ngày 4/10/1979 Bộ Ngoại giao Cộng ḥa XHCN/VN công bố “Sự thật về Quan hệ VN-TQ trong 30 năm qua”, “vạch trần bộ mặt phản động của Bắc Kinh đối với CSVN. TQ “đă lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện: từ chỗ coi LS là đồng minh lớn nhất, đi đến chỗ coi LS là kẻ thù nguy hiểm nhất. Từ chỗ coi đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất, đi đến chỗ coi đế quốc Mỹ là đồng minh tin cậy, cấu kết với đế quốc Mỹ và trắng trợn tuyên bố TQ là NATO ở phương Đông”.

    Sau khi HK rút khỏi VN, Đặng Tiểu B́nh đă báo động một nguy cơ mới đe dọa ḥa b́nh ở ĐNÁ xuất phát từ mưu đồ bành trướng của LS. Do đó từ Đại hội XI (8/1977) mục tiêu chống bá quyền của Đảng CSTQ tập trung vào LS. Họ đề xướng thành lập một Mặt trận thống nhất chống bá quyền mà mục tiêu là LS. Trong mặt trận này, Thế giới thứ ba là thành phần chủ lực, thế giới thứ hai là đồng minh và ngay cả HK cũng có thể hợp tác. Chính v́ đó từ 1977 giới lănh đạo Bắc Kinh luôn bày tỏ muốn thấy mối quan hệ Mỹ Trung phát triển hơn nữa.

    Liên minh chống bá quyền LS do TQ phát động đă h́nh thành sau khi Nhật chấp nhận điều khoản chống bá quyền được ghi trong Hiệp ước ḥa b́nh hữu nghị kư kết với TC ngày 12/8/1078. Cuối năm 1978, CSVN xâm lược Cam Bốt. TQ thiết lập bang giao với Mỹ (1/1/1979) Cuối tháng Giêng 1979 Đ​.​
    T​.​
    B​ình​
    viếng thăm Mỹ, ông kêu gọi thành lập liên minh HK, TC, Nhật, Tây Âu và các nước Thế giới thứ ba chống mưu đồ bành trướng bá quyền LS.

    T́nh h́nh càng thêm nghiêm trọng khi LS đưa quân xâm lược Afghanistan -một nước trung lập trái độn giữa LS và TQ. Bộ trưởng Quốc Pḥng TQ​,​
    Cảnh Tiêu cho rằng “Sự xâm lược của VN ở Campuchia và LS ở Afghnistan là thách thức chiến lược và đ̣i hỏi phải có một sự trả lời chiến lược”. Ông khẳng định đối tượng chiến tranh của Bắc Kinh là “đại bá” LS và “tiểu bá” VN. Bắc Kinh tuyên bố không gia hạn Hiệp ước Đồng minh Tương trợ mà Mao đă kư với Stalin năm 1950. TC c̣n hô hào loại trừ chủ nghĩa bá quyền ra khỏi Đông Âu, ủng hộ kế hoạch vũ trang nguyên tử của Tây Âu, tự nhận là thành viên thứ 16- thành viên không chính thức của khối NATO ở phương Đông.

    Đứng vào quĩ đạo Sô Viết và đưa quân chiếm đóng Campuchia, Hà Nội bị Bắc Kinh đe dọa trừng phạt “làm cho VN đổ máu đến chết”. Một mặt họ công khai kêu gọi “Cộng đồng quốc tế tăng cường ủng hộ và giúp đỡ các lực lượng yêu nước Campuchia”. Mặt khác TC hứa chi viện cho Pol Pot chiến đấu đến cùng, để làm cho CSVN bị sa lầy ở Campuchia và kiệt quệ v́ cuộc chiến này. Tháng 6/1980 khi đến Mạc Tư Khoa nhận giải thưởng Lenin, Lê Duẩn than văn “Ở tuyến đầu chống đế quốc và phản động quốc tế, VN phải đối phó với một kẻ thù rất độc ác và phải vượt qua rất nhiều khó khăn”.

    Để thoát khỏi cuộc chiến Campuchia, Hà Nội bắn tiếng thương lượng mật với TQ và HK. Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đă gởi công hàm đến Ngoại trưởng TQ Ngô Học Khiêm đề nghị những cuộc mật đàm nhằm b́nh thường hóa bang giao. Dù Hà Nội không đặt bất cứ điều kiện tiên quyết nào, nhưng TC đ̣i một điều kiện duy nhất là bộ đội CSVN phải rút khỏi Campuchia. Ngô Học Khiêm bác bỏ hội đàm song phương về vấn đề Campuchia với lập luận: “Chúng tôi không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của VN, nhưng chúng tôi cương quyết chống chính sách xâm lược và bành trướng của chính quyền VN”.

    Thất bại với TQ, Hà Nội muốn HK đóng một vai tṛ tích cực hơn trong việc văn hồi ḥa b́nh ở Đông Dương. Từ 1982 đến 1986, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đă nhiều lần hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage, ông khẳng định: Mỹ đưa quân vào VN không phải như người Pháp làm trước đó. Mỹ không muốn biến VN thành một thuộc địa và không có ham muốn lănh thổ. Mỹ xâm lược VN v́ sợ sự bành trướng của LS và TC xuống ĐNÁ. V́ thế ông đă nói thẳng: “Hoa Kỳ đă có thể gây chiến tranh ở vùng này th́ họ cũng có thể đem lại ḥa b́nh ở đây”.

    Chính sự mời gọi này mà đúng 10 năm sau khi rời bỏ ĐD, chính quyền Reagan mới quan tâm đến t́nh h́nh ở đây. Bộ trưởng Quốc pḥng Caspar Weinberger tuyên bố trước Hội đồng thế giới sự vụ vùng Bắc California (World Affairs Council of Northern California) tháng 4/1985: “HK không có ác ư đối với nhân dân VN nhưng HK không bao giờ tha thứ các chính sách xâm lược và thực dân của chế độ Hànội đối các nước lân bang. HK kêu gọi Hànội cố gắng trở nên một hội viên có trách nhiệm của cộng đồng nhân loại: hăy theo đuổi chính sách đối ngoại thực sự độc lập và hăy để các nước lân bang được hưởng tự do và độc lập”. Weinberger cam kết “HK sẽ không bao giờ tham chiến trở lại, trừ phi với một quyết định chiến thắng” v́ “chính sách và các cam kết của Mỹ tại ĐNÁ hiện và sẽ được đặt trên một sự lượng định sáng suốt về các quyền lợi quốc gia của HK, các quyền lợi mà HK cương quyết bảo vệ”.

    Từ khi CSVN gây bất ổn định ở ĐNÁ và để LS xử dụng hai căn cứ quân sự có tầm vóc chiến lược do HK xây dựng ở Cam Ranh và Đà Nẳng, đây là lời lẽ cứng rắn nhất cảnh cáo Hà Nội nhớ rằng ĐNÁ là nơi tập trung những quyền lợi kinh tế và chiến lược của HK. Chỉ trừ Bắc Triều Tiên và ba nước Đông Dương, c̣n tất cả các nước trong khu vực Á châu/Thái B́nh Dương đều là đồng minh hoặc thân hữu của HK và họ có mối giao thương mậu dịch lớn nhất nơi đây so với các khu vực khác trên thế giới.

    Bị quốc tế bao vây và cô lập, Hà Nội chỉ c̣n dựa vào LS và khối CS Đông Âu. Mỗi năm LS chi viện cho CSVN 3,5 tỉ đôla, nhưng t́nh trạng kinh tế của VN ngày càng bi đát v́ số viện trợ này chỉ để yểm trợ cuộc chiến ở Campuchia. Ngoài sự dính líu vào cuộc chiến ở Afghanistan mà Gorbachev gọi đó là “vết thương rướm máu”, hàng năm, LS c̣n phải viện trợ 13 tỉ đôla cho VN, Cuba, Nicaragua, Mozambique, Angola, Ethiopia. Đây là một gánh nặng cho LS khi mức phát triển kinh tế đang suy thoái trầm trọng. Để LS khỏi sụp đổ, Gorbachev đề ra kế hoạch “cải tổ và tái thiết” (glasnost và perestroika) đồng thời phải giảm bớt căng thẳng để b́nh thường hóa bang giao với TC và thương thảo với Mỹ về tài giảm vũ trang để tránh chạy đua với HK chế tạo vũ khí pḥng thủ chiến lược (SDI) đây là phương cách “trừ chiến tranh nguyên tử mà không dùng vũ khí nguyên tử”.

    Lập trường của TT Reagan là việc hạn chế vũ trang phải đi liền với việc giảm thiểu mối đe dọa do chủ nghĩa bá quyền gây ra. C̣n Đặng Tiểu B́nh đ̣i LS phải đáp ứng trọn vẹn ba điều kiện tiên quyết để cải thiện bang giao hai nước. Đó là giàm quân dọc biên giới Sô Trung, rút quân khỏi Afghanistan vô điều kiện và áp lực CSVN chấm dứt cuộc xâm lược và rút hết quân khỏi Campuchia. Ba điều kiện tiên quyết trên đều được Gorbachev đáp ứng. Cuối năm 1989 Hồng quân LS và bộ đội CSVN đều rút khỏi Afghnistan và Camphuchia. Mục tiêu chống bá quyền của TQ đă thành công kéo theo sự sụp đổ bá quyền của LS ở Đông Âu và các nước Cộng ḥa thuộc Liên bang Sô Viết. Cộng sản Liên Sô cáo chung.

    Nhiều người cho rằng HK đă thắng chiến tranh lạnh không tốn một giọt máu, nhưng ít ai để ư đến chiến lược của Mỹ. Trong Thế chiến II, HK đă đánh bại Quốc xă Đức, Phát xít Ư, Quân phiệt Nhật và sau chiến tranh c̣n làm phá sản Đế quốc Anh và Thực dân Pháp, song Anh Pháp vẫn là đồng minh của Mỹ. Ở Châu Á, Trung Hoa Dân Quốc của Thống chế Tưởng Giới Thạch là đồng minh với Anh Mỹ chiến thắng Nhật, nhưng khi Thế chiến II chấm dứt, CS Liên Sô trở thành đối thủ của Mỹ. THDQ không có khả năng giúp Mỹ đương đầu với LS. Chỉ có đối thủ của Tưởng là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu B́nh mới đủ sức chống LS. V́ thế năm 1949, Mỹ ngưng viện trợ T​.​
    G​.​
    T​hạch​
    , giúp M​.​
    T​.​
    Đ​ông​
    chiếm Hoa Lục. HK đă chuẩn bị con bài “CS chọi CS” trong chiến tranh lạnh. Bốn mươi năm sau, bất chiến tự nhiên thành, HK trở thành siêu cường duy nhất.
    ***
    Để áp lực CSVN rút quân khỏi Cam Bốt, Gorbachev khuyến cáo Nguyễn Văn Linh quay về hợp tác với Bắc Kinh để giải quyết cuộc chiến Campuchia. Đầu tháng 9/1990, bộ ba lănh tụ tối cao của CSVN là Nguyễn Văn Văn Linh, Lê Đức Anh và Đỗ Mười đến Thành Đô găp Giang Trạch Dân và Lư Bằng. CSVN đưa ra giải pháp Đỏ: Hun Sen hợp tác với Pol Pot lănh đạo Cam Bốt để xây dựng XHCN. TQ thay LS lănh đạo các nước XHCN chống đế quốc Mỹ. Trần Quang Cơ Thứ trưởng Ngoại giao tham dự cuộc họp Thành Đô nhận xét: “Đây là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Chiến lược của TQ là đặt ưu tiên cao nhất vào việc tranh thủ Mỹ, phương Tây và ASEAN để phục vụ mục tiêu “bốn hiện đại hóa”. Cố vấn Phạm Văn Đồng tự nhận “đă bị hố” song Nguyễn Văn Linh chống chế: “dù TQ là bành trướng song họ là xă hội chủ nghĩa”.

    Thập niên trước, trong tài liệu “Sự thật quan hệ VN-TQ trong 30 năm qua” CSVN đă vạch rơ mục tiêu chiến lược của TQ là “chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và chủ nghĩa bá quyền nước lớn”. Và “trong hàng ngh́n năm qua, nước VN đă bị các hoàng đế TQ xâm lược hàng chục lần, nhân dân VN hiểu rơ những ư đồ đen tối của những người lănh đạo TQ, cho nên không một phút nào là không cảnh giác đối với họ”. Nay chỉ v́ XHCN v́ sự sống c̣n của Đảng CSVN mà những người lănh đạo CS tự nguyện đến Thành Đô giúp TQ “bành trướng đại dân tộc” từ 5 sắc dân thành 6: Hán-Măn-Mông-Hồi-Tạng-Việt. Nếu không, VN cũng là một thuộc địa của TQ. V́ thế ông Nguyễn Cơ Thạch nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đă nhận xét: “Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đă bắt đầu”.

    Về phần HK, để mở đầu việc b́nh thường hóa bang giao, họ đ̣i Hà Nội phải đáp ứng ba yêu cầu: -Hợp tác với quốc tế để tái lập ḥa b́nh ở Cam Bốt để nước này trở thành một quốc gia trung lập. -Giải quyết thỏa đáng vấn đề MIA/POW. -Phóng thích tất cả tù cải tạo, cho họ đến Mỹ định cư. Ngày 23/10/1991 Hiệp định ḥa b́nh Cam Bốt được kư kết tại Paris, sau đó là cuộc tuyển cử dân chủ tự do được tổ chức năm 1993 dưới sự giám sát của LHQ. Từ đầu năm 1990 các đợt HO lần lượt đến Mỹ, các trại tập trung cải tạo dân quân cán chính VNCH đóng cửa năm 1992.​ ​
    Ngày 3/2/1994 HK quyết định băi bỏ lệnh cấm vận đối với VN. Ngày 11/7/1995 TT Bill Clinton và TT Vơ Văn Kiệt tuyên bố b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Mỹ.
    Trong thời gian làm thủ tướng (8/1991-9/1997) ông Vơ Văn Kiệt chủ trương VN hội nhập với thế giới. Ông mời cựu TT Lư Quang Diệu làm cố vấn kinh tế, VN được Nhật viện trợ, thiết lập bang giao với Đại Hàn ngày 22/12/1992. Sau khi b́nh thường hóa bang giao với Mỹ, VN gia nhập khối ASEAN, kư hiệp ước hợp tác với Cộng đồng Âu châu (EU). Lúc bấy giờ CSVN chuẩn bị nhân sự cho Đại hội VIII (năm 1996), nhiều cán bộ lăo thành đề nghị Bộ chính trị để ông Kiệt làm tổng bí thư nếu ông Đỗ Mười chịu rút lui v́ đă 80 tuổi. Phan Văn Khải nhận xét “Ông Kiệt làm Tổng bí thư, VN sẽ đổi mới nhanh chóng v́ ông luôn nhất quán ủng hộ cái mới. Ông chán đến tận cổ mô h́nh XHCN miền Bắc và ông làm tất cả để phá nó”.

    Ba nhân vật của Thành Đô là Linh-Mười-Anh không chấp nhận chủ trương “chệch hướng XHCN”, nên ngăn chận ông Kiệt làm TBT. Đỗ Mười tiếp tục là TBT, nhưng chỉ một năm rưởi sau, Mười và Anh lấy lư do lớn tuổi và áp lực ông Kiệt cùng rút lui với họ. Tướng Lê Khả Phiêu làm TBT từ tháng 12/1997. Phương châm “16 chữ” và “bốn tốt” ra đời trong thời gian này, Đảng CSVN đă kư với TQ hai hiệp ước lănh thổ trên bộ và vịnh Bắc Việt năm 1999 và 2000. VN mất một phần đất và biển vào tay TQ, điển h́nh là thác Bản Giốc và ải Nam Quan. Đó là hai hiệp ước bán nước để Đảng CSVN giữ t́nh đồng chí và hợp tác toàn diện, lâu dài với TQ, nhưng một biến cố mới xảy ra.

    Sau gần bốn thập niên rút khỏi ĐNÁ, ngày 22/7/2009 Ngoại trưởng HK, bà Hillary Clinton đến Thái Lan tham dự một loạt hội nghị với các nước ĐNÁ. Trong cuộc họp báo khi vừa đến Bangkok bà Clinton tuyên bố với các nước ASEAN “Tôi muốn gửi một thông điệp rất rơ ràng là Hoa Kỳ đă trở lại”. HK trở lại ĐNÁ khi t́nh h́nh tại đây trở nên sôi động​,​
    khi TQ tuyên bố coi biển Đông là vùng “quyền lợi cốt lơi” của họ.

    Cuối tháng 5/2011, TQ đưa ba tàu hải giám vào hải phận VN, cắt dây cáp thăm ḍ dầu khí của tàu B́nh Minh 02 thuộc Tổ hợp Dầu khí Quốc gia (Petro VN). Hành động này khiến người dân ph​ẫ​
    n nộ, tổ chức biểu t́nh chống TQ ở Hà Nội và Sàig̣n. TT Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng “khẳng định chủ quyền không thể tranh căi của VN đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” và “Nhân dân VN có đủ ư chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ ǵn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của ḿnh”. Tháng 3/2012 TT Nguyễn Tấn Dũng đưa dự thảo “Luật biển VN” ra Quốc hội biểu quyết. Ngày 21/6/1012 Quốc hội đă thông qua Luật Biển xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VN.

    Từ khi HK trở lại châu Á, trong nội bộ lănh đạo VN diễn ra cuộc tranh chấp quyền lực giữa TT Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bắc Kinh càng áp đảo VN ở biển Đông, uy tín của N​.​
    T​.​
    D​ũng​
    càng lên cao. Tháng 5/ 2014 TQ đưa giàn khoan HD 981 vào hải phận VN, TT Dũng tuyên bố với báo chí ở Manila: “VN không đánh đổi chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ ḥa b́nh, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc”.

    Đầu tháng Giêng 2015, trong Hội nghị TƯ 10 khóa XI để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XII năm tới, TT Nguyễn Tấn Dũng giành được số phiếu tín nhiệm cao cao nhất của tập thể Ủy viên TƯ Đảng. TBT Nguyễn Phú Trọng đứng hạng 8. Như vậy TT NTD sẽ là lănh tụ Đảng và mới đây Tỉnh ủy An giang truyền đạt: Hội nghị TƯ 10 mới rồi khẳng định: “Đảng lấy quốc gia dân tộc làm đầu” và “dân là gốc”.

    Cuối tháng 6/2006 Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm thủ tướng. Năm tháng sau, ông hội đàm với TT George W. Bush khi tổng thống Mỹ đến Hà Nội tham dự hội nghị thượng đỉnh khối APEC (14/11/2006). Sau cuộc hội đàm, hai ông bước ra tiền đ́nh gặp gỡ báo chí, TT Bush tiết lộ: ông thủ tướng Việt Cộng có con trai học ở Mỹ và rễ là Việt kiều Mỹ. Giữa thủ đô Hà Nội, có sự hiện diện của Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào, TT Bush muốn giới thiệu TT Nguyễn Tấn Dũng như là người thân Mỹ, vốn là​
    ( thằng ) ​ Việt Cộng tức MTGPMN.

    Bốn thập niên trước, Mỹ thừa nhận MTGPMN là một trong hai thế lực chính ở MNVN, sau đó bỏ rơi VNCH. Ngày 30/4/1975 tổng thống cuối cùng của VNCH là Dương Văn Minh mời MTGPMN vào Sàig̣n để ông bàn giao chính quyền MN. Đây là chiến lược của Mỹ: lấy CS miền Nam để chống CS Miền Bắc. Bốn mươi năm sau MTGPMN đă thắng CSVN. Người xưa có câu “Thời thế tạo anh hùng” nay nhờ biển Đông và thế cờ chiến lược của Mỹ đă tạo ra Nguyễn Tấn Dũng. Được thế ngoại lực cũng chưa đủ, người được gọi là anh hùng phải có bản lĩnh mới tạo được thời cơ và thế lực cho ḿnh. NTD xứng danh là “Anh hùng tạo thời thế” giúp ông có thêm nội lực, mới xoay chuyển được thế trận để phục vụ mục tiêu của ḿnh.

    Để đưa đất nước tiến lên XHCN, NTD đề xuất Bộ chính trị thành lập các Tập đoàn nhà nước và tổng công ty như: Tập đoàn than và khoáng sản VN (Vinacomin) khai thác bâu xít ở Tây Nguyên, Tổng Công ty Hàng hải VN (Vinalines), Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin), Tập đoàn Điện lực VN (EVN) Tập đoàn dầu khí VN (PetroVN) và hàng chục cơ sở khác do thủ tướng trực tiếp quản lư. Phần lớn đều làm ăn thua lổ, việc xây dựng XHCN kể như thất bại. Bộ chính trị mượn h́nh thức phê và tự phê để kỷ luật NTD. Ông Dũng thừa nhận khuyết điểm nhưng cho đó là khuyết điểm chung của tập thể BCT. C̣n cán bộ sa đọa mất phẩm chất, đó là do cơ chế của Đảng tạo ra. V́ thế tập thể BCT và đồng chí X xin nhận một h́nh thức kỷ luật của Ban Chấp hành TƯ Đảng. C̣n cán bộ điều hành đất nước, thực hiện những chính sách lớn của Đảng, vốn được Đảng dành cho nhiều đặc quyền, đặc lợi trở nên giàu có lớn. Đa số là Ủy viên TƯ Đảng lại ủng hộ NTD.

    V́ XHCN mà CSVN tạo ra ba cuộc chiến tàn khốc kéo dài nửa thế kỷ. V́ XHCN nên VN phản bội TQ để theo LS. Khi LS sụp đổ, cũng v́ XHCN, CSVN lại theo TQ, bị TQ khống chế nặng nề. Nay, những chủ trương lớn của Đảng để xây dựng XHCN đă thất bại. Chính TBT Nguyễn Phú Trọng đă nói: “Xây dựng XHCN c̣n lâu dài lắm. Đến cuối thế kỷ này không biết đă có CHXH hoàn thiện ở VN hay chưa?” Đó là lư do để Đảng đ́nh chỉ việc xây dựng XHCN. Xă hội chủ nghĩa lại là mục tiêu chính của Đảng, như thế vai tṛ của Đảng CSVN kể như chấm dứt.
    Nhờ những lợi điểm trên, TT Nguyễn Tấn Dũng trở thành người của thời thế. Nay ông trở thành nhân vật có uy quyền nhất trong Đảng CSVN, ông sẽ thực hiện lời hứa của ḿnh trong Thông điệp đầu năm 2014: “Đổi mới thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền và quyền làm chủ thực sự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện cho ḿnh và quyền sở hữu tài sản”. Những điểm trên, nay được TƯ Đảng chấp nhận “lấy quốc gia dân tộc làm đầu, lấy dân là gốc”. Và đó sẽ nội dung chính của Cương lĩnh Đảng Đại hội XII: đặt lợi ích Quốc gia Dân tộc là tối thượng, xây dựng Nhà nước pháp quyền Của Dân, Do Dân và V́ Dân.

    Mười lăm năm sau biến cố 30/4/1975, Thế giới Tự do chiến thắng Quốc tế Cộng sản. Bốn mươi năm sau, Miền Nam dân chủ tự do thắng Miền Bắc CS độc tài, thống nhất được ḷng dân, mang lại dân chủ tự do cho cả nước. Đất nước bước vào một trang sử mới. Đó là chiến lược của Mỹ khi họ bỏ rơi VNCH, sau khi đă kết thúc chiến tranh VN. Điều 1 của HĐ Paris 1973 đă ghi rơ: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của nước VN như HĐ Genève 1954 đă công nhận”. Điều 12: “Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tư do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh”. Và điều khoản áp chót: “Theo truyền thống của ḿnh, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam”.​ ​
    Mới đây, Đại sứ Mỹ ở VN Ted Osius tuyên bố: VN sẽ là nơi được Mỹ đầu tư nhiều nhất ở ĐNÁ để VN trở thành một quốc gia hùng mạnh.

    Nh́n lại lịch sử 40 năm qua, người viết chỉ có hoài băo “Phù thế giáo một vài câu thanh nghị” (Chí làm trai/Nguyễn Công Trứ) Ván bài chính trị đă lật ngữa; gặp thời thế thế thời phải thế. Đất nước sẽ Độc lập, Dân chủ, Phú cường. Dân tộc Tự do Hạnh phúc.

    Sydney 23/4/2015
    Lê Quế Lâm

  2. #2
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Bốn mươi năm nh́n lại;.. số phận của Việt Nam !!

    nmq cảm ơn quí khách Mai Hân đă post lên một bài xă luận rất quan trọng, dựa trên bài viết của ông Mặc Lâm theo chủ ư (main interpretations) của một vị Giáo sư Carl Thayer của Đại học Úc châu. Bài viết rất đáng trân quí. Nhưng có lẽ dựa trên các facts diplomatics chứ không thấy chỗ dựa thực tế (economic aids). V́ rằng CSVN có thể nuôi chiến tranh nhân lực c̣n khí tài, hậu cần.. th́ cũng cần có quốc gia đứng ra chống lưng vừa viện trợ quân sự lại c̣n phải cho vay kinh tế.
    Trên quả địa cầu này chưa thấy nước nào viện trợ cho không cả, mà đa phần nhằm vào tài nguyên sẽ được dự phần khai thác ưu đăi.
    Mong rằng nmq hiểu sai, xin quí Bạn, thông hiểu chính trường giải đáp góp phần cho kẻ hèn được hiểu rơ hơn, trước hiện t́nh đất VN đang trong ṿng quay rối ren như tơ ṿ . Cảm ơn . nmq

  3. #3
    Member Jeffreyvnlk's Avatar
    Join Date
    05-04-2012
    Posts
    240
    Ôn cố trí tân
    Bài học: VNCH không có chống cộng chuyên nghiệp (CCCN)
    - CCCN k có chuyện cán bộ VNCH làm nội gián cho VC và Bắc Việt từ cấp cao tới cấp thấp, từ chiến lược tới chiến thuật
    -CCCN k có chuyện anh làm quan chức VNCH em cũng làm quan chức cộng sản và vẫn liên hệ cá nhân với nhau lấy cớ là anh em gia đ́nh, bàn thờ bát hương.
    - CCCN là chống cộng đến cùng, bất kể người đó là yêu nước hay k yêu nước, tự hào dân tộc ít hay là nhiều
    - Cụ Diệm là chống cộng số 1 vậy mà CIA giải mật vẫn cho rằng cụ Diệm có tư tưởng cộng sản (mặc dù chả biết CIA có nói láo hay k nhưng hiện tại biết vậy th́ biết vậy)
    - CCCN là k bỏ chạy 75, kháng chiến U minh, dạt ra Côn đảo. Hăy nhớ lại kháng chiến Indo , Sukarno bị đàn áp khốc liệt, bị Hà lan nhốt tù nhưng do tinh thần CCCN mà Mỹ ép Hà Lan trao trả độc lập. 2 năm sau, 47 Sukarno được thả ra và lên làm tổng thống nước CH INdo non trẻ
    - Thế nào là giấc mơ Mỹ ? Là tự làm. Vợ của đồng chí Zukerbeg facebook tuy học hành giỏi gian nhưng có thành đạt theo đúng tiêu chuẩn Mỹ k ? KHông. Lấy chồng giàu k phải là ước mơ Mỹ rồi. K thể có chuyện cụ Diệm dặn " các toa đi chống cộng th́ nhớ làm vửa phải để c̣n kịp rút bảo vệ qua khi có đảo chính" Việc chính th́ bỏ bê, việc phụ lại chăm chỉ.Xem ra CCCN chỉ có biệt kích Lôi Hổ, lính dù. Đáng tiếc VCNH k thành lập nhiều lực lượng đặc nhiệm như Mỹ ngày nay, SOCCOM và USSOCOM. PHượng hoàng của CIA làm khá tốt nhưng chẳng hiểu sao tịt. CIA chặn đường TRường sơn khá tốt k hiểu sao k mở rộng tiếp (cha đẻ 3D chết càn v́ cách đánh này). Đáng ra đặc nhiệm phải chiém 3/4 quân lực VNCH.Rồi cơ quan đặc vụ chống cộng của NGô Đ̀nh Cẩn và Trần Kim Tuyến sao k tiếp tục tồn tại ?Tụi Mỹ sai lầm là áp dung đánh nhau dàn quân đàng hoàng như hồi thế chiến 2 th́ mặc kệ tụi Mỹ.Tại sao VNCH k có sáng kiến chi ? Có nhưng lại k phát huy ? Omg, có VK c̣n khoe thời đó mở tiệm giặt cho lính Mỹ, tiền lẻ họ để quên cũng đủ xây 3 cái nhà.Trời ơi, chống cộng cả thế giới mà đi lo lượm cắc ? Nghiệp dư 200% , đáng ra phải giả lại tiền họ và dâng gà vịt để tạ ơn họ đă đến VN.
    - Nhà thờ CÔng giáo Mỹ c̣n động viên lính Mỹ là các chiến binh của Christ. Vậy mà cơ sở đặc t́nh của cộng sản cũng có từ các nhà thờ CG VN mà ra cả. Các nhà thờ Tin lành Mỹ c̣n ca ngợi William Calley (vụ Mỹ Lai) là đấng Christ tái sinh. Ôi chao, sư săi biểu t́nh tối ngày, sinh viên băi khóa, cán bộ VNCH ca ngợi cọng sản th́ nhiều mà chăm làm ăn chống cộng th́ it
    - Trong tất cả các cuộc chiến, tuyên truyền là số 1. Hăy chỉ xem ai là người có vị trí cao trọng trong VNCH phụ trách tuyên tuyền để thu hút được nhân tâm, khối óc, con tim của người dân Miền Nam tích cực tham gia chống cộng ? Hay VNCH k sắm nổi loa nói về các tội ác cộng sản cho dân nghe ?

    Cho tới giờ VK chống cộng vẫn không chuyên nghiệp.Phải chăng trí thức VNCH k có môn Chống cộng Học ? Có giáo sư tiến sĩ nào chuyên ngành về chống cộng chưa ?Mỹ đẻ ra Domino vậy các chiến lược gia VNCH đẻ ra được học thuyết ǵ ? Trong khi đó ,Ấp chiến lược là chôm của Anh.Đặc nhiệm là chôm sáng kiến CIA. Đa tạ nếu cho xem 1 clip về các trí thức tranh biện về phương pháp luận chống cộng ? Ủa, ngồi Cali nơi "land of free home of brave" chắc sẽ có nhiều tư tưởng hay. C̣n k nói ra được th́ chứng tỏ không hiểu biết nhiều. K hiểu biết nhiều th́ làm sẽ không bao nhiêu

    Xem thêm:
    https://phutchot.wordpress.com/2014/...oi-viet-ra-no/
    Last edited by Jeffreyvnlk; 27-04-2015 at 04:55 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 15
    Last Post: 27-12-2012, 07:32 AM
  2. Phố đèn đỏ hay cả nước đèn đỏ?
    By NAS in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 17-01-2012, 10:41 AM
  3. Bằng cấp dỏm (ngay cả tại Mỹ)
    By TuDochoVietNam in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 6
    Last Post: 08-08-2011, 07:10 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 08-02-2011, 09:43 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •