Page 17 of 27 FirstFirst ... 7131415161718192021 ... LastLast
Results 161 to 170 of 264

Thread: MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ

  1. #161
    Tran Truong
    Khách

    Những tháng năm cuồng nộ _ Khuất Đẩu

    Đêm hôm đó, tôi đốt một đống lửa bên cạnh nấm mồ bằng lá của anh. Gần đó vợ con anh đang nằm ngủ. Xa xa vọng lại tiếng máy bay trinh sát và khu rừng đôi lúc sáng lên dưới ánh hoả châu buồn bă.

    Sáng hôm sau chúng tôi lên đường. Một cuộc hành tŕnh vất vả mà có lẽ suốt đời chị không bao giờ quên được. Cuộc hành tŕnh giữa những xác chết đă bắt đầu hôi thối. Dù can đảm và chịu đưng đến mấy cũng có lúc chị phải bật khóc. Chân chị phồng rộp. Nhiều đoạn tôi phải ghé lưng cơng chị đi. Đứa bé trên lưng chị ngật ngừ v́ bị sốt.

    Năm ngày sau, chúng tôi cũng ḅ được ra khỏi rừng và đến được những xóm làng nghèo nàn thưa thớt. Dù vậy, những người ở đây cũng đă giúp chúng tôi thoát chết.

    Khi tôi đưa được chị đến Tuy Hoà th́ cờ MTGPMN đă tung bay ngạo nghễ. Tôi t́m cách đón xe cho chị về Nha Trang. Đứa bé đă biết hấp háy nh́n tôi khi tôi đặt một ngón tay lên trán bé để từ biệt. Chị không nói lên lời, nước mắt lặng lẽ nhỏ xuống mặt con. Tôi chúc chị lên đường b́nh yên. C̣n tôi, con đường trước mặt chắc chắn là không b́nh yên một chút nào.

    Giữa những con phố đầy cờ nửa xanh nửa đỏ, mọi người mệt mỏi trở về sau khi đă cố sức chạy theo quân miền Nam mà không kịp. Hay đúng hơn là cũng không c̣n biết chạy đi đâu nữa. Lịch sử đang viết tiếp những ḍng dữ dội. Hết Phan Rang, Phan Thiết, đến Long Khánh, Biên Hoà rơi rụng như những đồng bạc vô hồn trong tay một con bạc tháu cáy. Sài G̣n bị bao vây bởi một số lớn những máy cày giả làm xe tăng. Tổng thống một ngày Dương văn Minh chỉ kịp ghi cái dấu chấm nhỏ vào lịch sử bằng cách tuyên bố đầu hàng vô điều kiện !

    Dù sao th́ cũng đă hoà b́nh, tuy rằng con chim bồ câu một cánh th́ xanh, một cánh th́ đỏ. Từ đây các bà mẹ không phải đêm đêm ra thắp nhang giữa trời, cầu xin Trời Phật chở che cho con trai khỏi phải bị ḥn tên mũi đạn. Các chị vợ lính khỏi phải ngất xỉu v́ nhận giấy báo tử của chồng. Và lúa chín sẽ có người chờ gặt !

    Trở về !

    Hai tiếng nghe náo nức làm sao !

    Trên đường về làng, nhộn nhịp những người hồi cư. Vẫn gồng vẫn gánh, vẫn tay xách nách mang, vẫn luộm thuộm rách rưới như ngày nào bỏ cả nhà cửa ruộng đồng mà đi. Sau bao nhiêu năm dấp dúi bên hông phố chợ, những con người của đồng ruộng cũng chẳng giàu có văn minh hơn chút nào. Đôi mắt ai cũng mờ đi ít nhiều. Giọng nói c̣n đục và buồn hơn. Biết sống làm sao đây khi ruộng đồng cỏ lác cao ngập đầu người. Những đồng lương ít ỏi của những đứa con đi lính xẻ chia đă không c̣n nữa. Trên đầu đứa nào cũng cao lêu nghêu một cái mũ nguỵ quân nguỵ quyền.

    Tôi đă gặp các ông hương kiểm, hương bộ, các ông biện, ông … Với cây gậy trong tay các ông run rẩy đi theo con cháu. Chừng ấy năm chạy loạn, chừng ấy năm sống bụi sống bờ, các ông hăy c̣n liêu xiêu bước đi đă là may. Đem được cái nắm xương về với quê nhà th́ con chim hoà b́nh màu ǵ cũng được !

    Đă tới làng rồi đây !

    Tôi lội qua sông leo lên cái mô đất bên cầu. Giữa cây cỏ hoang vu, một cây khế đúng là đă mọc trên chỗ cô tôi nằm. Những bông khế đầu mùa tim tím đang lặng lẽ toả hương. Tôi cứ tưởng ḿnh sẽ phải khóc nức nở khi được quỳ trên mộ của cô. Nhưng thật lạ, tôi lại thấy ḷng ḿnh rất ấm áp. Như thể tôi đang gặp lại cô. Tôi nói thầm: Con đă về rồi, thưa Mẹ !

    Trong lúc tôi đang loay hoay thắp nhang cho cô th́ có tiếng đạn lên ṇng và có tiếng quát :

    – Mày là thằng Được chó đẻ phải không ?

    Tôi nói :

    – Đúng, Lê văn Được là tôi.

    – Đi theo tao !

    Tôi nói:

    – Để tôi thắp cho cô tôi cây nhang đă !

    Nhưng bọn họ túm nắm nhang vừa mới đốt ném vào bụi.

    – Đi ngay ! Không nhang khói ǵ hết. Đồ chó đẻ mà cũng bày đặt nhang với khói !

    Tôi bị dí súng vào lưng bắt phải đi đến trụ sở Uỷ ban quân quản lúc này đang che tạm trên nền nhà ông Chánh nhạc. Một người hơn 30 tuổi đầu đội mũ tai bèo, lưng đeo súng colt xô ghế đứng dậy hỏi tôi :

    – Hừ, thằng chó đẻ mày có biết tao không ?

    Tôi không trả lời. Thực ra tôi biết. Nó là thằng Khấu con ông Năm Qườn chăn vịt. Ngày trước ở làng người ta gọi đùa ông là thiếu tá v́ dưới cây sào của ông lúc nào cũng có cả mấy trăm con vịt đẻ. Bà vợ ông cũng đẻ nhiều như vịt, nhiều đến nỗi ông không nhớ hết tên con. Để khỏi nhầm, ông gọi kèm với một đặc điểm nào đó. Như Sủng lé, Mận c̣i, Khấu thẹo …

    Một lần đuổi theo mấy con vịt lạc bầy, ông đă bị nước lụt cuốn trôi. Khấu thẹo thay cha nắm cây sào. Chẳng biết có phải v́ lư lịch chăn vịt mấy đời mà nay nó được chăn dắt dân làng An Định lúc này cũng đang lao nhao chẳng khác ǵ một bầy vịt đói.

    Múa cây colt trong tay như một viên thiếu tá thực thụ, nó nói :

    – Giải phóng đă từ lâu rồi sao mày c̣n ôm chân đế quốc ?

    Tôi nói:

    – Hôm nay mới mùng 10 tháng 5.

    – Tao nói từ khi giải phóng B́nh Định kia !

    – Nhưng nay cũng đâu đă hết hạn.

    – Mày căi lư với tao hả. Nếu không gông cổ mày tới đây, đă chắc ǵ mày chịu tŕnh diện. Mày có biết cái tội của mày lớn đến chừng nào không ?

    – Tôi trốn không được th́ phải đi lính vậy thôi. Tôi nào đă bắn chết ai đâu !

    – Mày đem chó khui hầm bắt đồng chí Thảnh và nhiều đồng chí khác mà không bắn giết ai à ? Những đồng chí ấy đáng giá cả trăm cả ngàn người. Lại c̣n đồng chí Khứ nữa. Mày ác đến độ để lũ chó kéo xác cho lũ giặc xem.

    – Ông ấy cố lết ra miệng cống uống quá nhiều nước nên chết. Tôi muốn cứu cũng không được.

    – Vậy là mày nói đồng chí ấy ngu ?

    – Không. Tôi nghe người ta nói bị thương mà uống nước nhiều là chết không kịp ngáp.

    Thế là hắn quát:

    – Tống cổ nó vào xà lim.

    Thực ra đó là cái nhà tắm của cô Thảnh đă bỏ hoang từ khi có một thằng phải gió nằm trên mái nh́n trộm. Sau bao nhiêu năm dưới bom đạn chẳng hiểu sao nó vẫn c̣n ! Nó đầy cóc đầy nhái và trên tường đầy những h́nh vẽ tục tĩu. Tôi bị trói, một tay quặt ra sau lưng, một tay ṿng sau ót, hai chân không bị cùm nhưng cột vào một khúc cây nên chỉ có trời mới cứu được. Tôi cố chịu trận suốt đêm.


    Còn tiếp ...

  2. #162
    Tran Truong
    Khách

    Những tháng năm cuồng nộ _ Khuất Đẩu

    Sáng hôm sau chúng đem tôi ra trước dân, thực ra là trước một đám du kích, chỉ lèo tèo vài cụ già ốm yếu. Tôi biết là ḿnh đang bị đem ra đấu tố. Tôi được cởi trói, nhưng bị bắt quỳ chống hai tay xuống đất. Tiếng Khấu thẹo:

    – Ḅ tới đây !

    Tôi ḅ tới. Hắn thảy một gói ǵ hôi hôi trước mặt bảo ăn đi. Tôi không ăn, cả bọn cùng cười. Hắn chế nhạo :

    – Chó mà chê cứt à ?

    Tôi im lặng v́ biết những ǵ sắp xảy ra. Đó là sau khi bị làm nhục đủ điều sẽ ăn đấm ăn đá, bị báng súng nện vào đầu, gậy đập vào lưng và sau cùng là bị quẳng xác xuống sông. Y như chó chết.

    Tôi đang chờ đợi cái kết thúc cuộc đời một cách khôn nạn như thế th́ có đứa đến nói nhỏ vào tai Khấu thẹo ǵ đó. Hắn bực bội chửi thề, rút súng bắn lên trời mấy phát. Hắn chỉ thẳng vào mặt tôi, nói :

    – Tội của mày đáng băm vằm ra trăm mảnh chứ không phải chỉ có mỗi lá gan như của thằng Mậu thôi đâu. Trước đây th́ mày đă nát xương với tao rồi. Nhưng nay hoà b́nh th́ để Trên xử. Mày đă hại các cụ lớn th́ hăy để phần cho các cụ trị mày. Thôi đưa nó lên Huyện. Đồ chó đẻ !

    Bọn chúng không bắt tôi phải đi theo kíểu chó. Nhưng hai tay bị trói, lại có cả tiểu đội du kích áp tải, nên dọc đường đi, mọi người nh́n tôi thương hại như nh́n một tử tội trên đường ra pháp trường.

    Tại Uỷ ban quân quản huyện, tôi được đối xử nhân đạo hơn. Người ta cho tôi ăn, dĩ nhiên là cơm độn. Rồi người ta đưa giấy bút bảo tôi kê khai những tên biệt kích Mỹ. Tôi nào nhớ hết. Vả lại tôi cũng chỉ nhớ mang máng một vài đứa. Tôi định viết hai chữ : không biết, nhưng nhớ lại hồi bị giam ở quận, nếu không khai bậy vài tên sẽ bị đánh nhừ đ̣n, nên tôi phịa ra cả một danh sách dài với những tên Mỹ và Nùng mà dù có thắp đuốc đến năm 2000 cũng không t́m ra được.

    Có danh sách ấy người ta coi tôi như thằng thủ ngữ Đực dạo nào. Nghĩa là từ tôi sẽ phăng ra bọn biệt kích mà người ta tin là c̣n được cài lại để chống phá Cách mạng. Tôi được phép mua thuốc hút, được mua bia nếu muốn. Cứ như tiêu chuẩn của cán bộ cao cấp. Nhưng rồi tôi phát hoảng khi nhớ lại rằng, cũng chính v́ thế mà thằng thủ ngữ Đực đă bị đem ra bắn bỏ ở đồng cây Sanh !

    Cũng may là người ta có quá nhiều việc phải làm, nào đổi tiền, nào cải tạo công thương nghiệp, nguỵ quân nguỵ quyền … nên người ta quên mất cái danh sách bậy bạ của tôi. Sau đó, người ta đưa tôi đi cải tạo , mặc dù tôi không phải là sĩ quan. Tôi bị ghép vào tội ác ôn gây nợ máu với nhân dân. Cái danh sách ở làng An Định đi học tập, chẳng những tên tôi đứng đầu mà c̣n gạch đít màu đỏ đến những hai lần.

    Đến trại K ….

    Một tháng sau, người ta rà soát lư lịch thấy tôi chỉ là một thằng lính chó nên đuổi về. Nhưng vừa về tới làng th́ Khấu thẹo bảo tôi bỏ trốn, lại thộp cổ đưa đi. Lại đuổi về. Rồi lại bị áp giải đưa lên. Đá qua đá lại như thế, sau cùng người ta ném tôi vào chung với bọn ma cô đĩ điếm, bọn anh chị cướp giật trước đây.

    Có vào đây mới biết địa ngục là có thật. Nó ở ngay trên cái trần gian này chứ không cần phải xuống tận âm phủ. Chẳng biết do ai đồn thổi mà chúng tưởng tôi đă từng làm chủ bar nên rất giàu. Có đứa c̣n bảo tôi đi biệt kích Mỹ đă từng nhảy sô ra Bắc nên tiền tử và tiền thưởng để đâu cho hết. Cứ sau khi cán bộ quản giáo vừa quay lưng là chúng lôi tôi ra tẩm quất bằng những cái lên gối muốn ói máu, những cái thúc cùi chỏ đến nghẹn thở.

    Rồi chúng bắt tôi uống một thứ nước quỷ quái ǵ đó, nửa như nước đái ḅ nửa như nước rửa thớt để tôi nôn thốc nôn tháo ra. Không thấy ǵ, chúng lại bắt tôi uống một thứ nước khác đau thắt ruột, rồi bắt một đứa ngồi xem tôi ỉa có hột xoàn hay không. Chúng hành hạ tôi suốt cả tháng trời đến nỗi chỉ c̣n là cái xác khô nằm trong xó.
    Cán bộ tưởng tôi chết cho đem đi chôn. Bọn chúng không thèm đào lỗ, chỉ quăng tôi xuống suối. Có một người ṃ cá vớt được, cho tôi uống nước gừng và quế. Nhờ đó tôi sống lại được, một ḿnh ḅ về trại.

    Măi sau này chúng mới biết tôi là đứa không mẹ không cha, mới sinh đă bị đem thả trôi sông, đi lính chỉ là lính chó ! Từ đó, chúng coi tôi như cùng một giuộc, nghĩa là cùng bị cuộc đời chó má chà lên đạp xuống không biết bao nhiêu lần. Chẳng những chúng thôi hành hạ mà c̣n chia chác, khi miếng đường khi điếu thuốc. Chúng c̣n bảo khi ra tù chúng sẽ bày cho mánh làm ăn !

    Tôi cố gắng cải tạo thật tốt, nghĩa là cố gắng giữ đúng nội quy của trại. Sáng nhận một củ khoai nhỏ bằng ngón tay để đánh thức cái dạ dày đă ngủ yên. Rồi vác rựa vào rừng để chặt cây hay vác cuốc xuống ruộng tuỳ theo đội. Trưa về, đúng một chén cơm trộn bo bo và một phần tư con mắm thối. Chiều lại đi vào rừng, lại xuống ruộng. Lại một chén khô rốc gọi là cơm và một phần tư cái xác thối gọi là mắm. Tối xem TV để thấy cả nước đang hăng say xây dựng XHCN !


    Còn tiếp ...

  3. #163
    Tran Truong
    Khách

    Những tháng năm cuồng nộ _ Khuất Đẩu

    Sau cùng đến giờ ngủ. Cứ tưởng với cái thân xác đói khát mệt rũ người ra, đứa nào cũng sẽ ngủ như chết. Nhưng trong đêm tối đủ thứ tiếng động lịch kịch. Tiếng rên, tiếng khóc, đôi khi tiếng thét như một đường gươm. Tôi co quắp người bịt tai lại như con trút. Có những cảnh cưỡng dâm khủng khiếp như trong cái buồng tắm của bar thằng Hậu !

    Mặc dù năm nào tổng kết, tôi cũng được coi là tiến bộ, được đề nghị cho ra trại. Nhưng địa phương vẫn cứ bảo là tôi cần phải cải tạo nữa, không chịu nhận. Sau nhiều lần như vậy, quản giáo đâm gắt: cái làng An Định chết tiệt, có giỏi th́ lên đây mà cải tạo. Nhờ vậy tôi được cho về sau đúng 5 năm giáo dưỡng ! Nếu tính ra thiên thu th́ biết mấy ngàn cái thiên thu trong một đời người !

    Khi về đến làng, việc trước nhất của tôi là đến thăm mộ cô Sáu. Lần này th́ tôi khóc nức nở như một đứa bé bị lạc mất mẹ. Đến những mười lăm năm kể từ ngày cô mất, giờ tôi mới được b́nh yên ngồi bên cạnh mộ cô, thực ra là ngồi trên chỗ cô nằm mà chỉ có mỗi cây khế thay cho bia mộ. Tôi bồi hồi nhớ lại những ngày sống bên cô. Những lần đi mót lúa, đi mua mía và cái áo mới cổ vuông. Đó là những ngày êm đẹp nhất. Tôi thiếu cơm, thiếu áo nhưng không bao giờ cảm thấy thiếu Mẹ.

    Cái cḥi của cô đương nhiên không c̣n. Cái rẻo đất ấy người ta cũng không cho làm nhà. Tôi được anh Cộng trưởng tràng ngày nào , giờ là trưởng ban thôn cho ở tạm trong nhà kho của HTX. Rồi tôi được giao cho việc giữ sổ sách, mỗi ngày được 10 điểm, quy ra thóc là được 500 g.

    Mọi việc có vẻ êm xuôi như thế là nhờ Khấu thẹo không c̣n ngồi trên cái ghế chủ tịch nữa. Anh ta sau mấy năm được cho đi học bồi dưỡng nhưng không qua được cái bổ túc công nông cấp 1 bèn chửi đổng: Đù mẹ, thà làm thằng chăn vịt sướng hơn làm thằng cán bộ. Anh ta lại tậu một bầy vịt và dưới cây sào của anh, bầy vịt ngoan ngoãn để cho anh đếm dễ dàng hơn là làm mấy con tính cộng trừ nhân chia.

    Đời sống ở HTX so ra cũng chẳng khác ǵ mấy ở trại giáo dưỡng. Cũng sáng đánh kẻng ra đồng. Trưa đánh kẻng về, chiều lại đánh kẻng ra. Lúa thóc đến mùa được đưa hết vào những cái kho to đùng mới cất trên các g̣ đầy mồ mả. Ban quản trị HTX nắm hết tất cả ruộng trong làng, trở thành một đại địa chủ c̣n to gấp trăm lần ông tổng Bá. Chỉ khác một điều là anh có thể cầm cuốc đứng nhơi nhơi cho hết giờ rồi về. Và tối đến anh có thể đi ăn trộm !

    Cứ đem theo một cái bao cát rồi nằm sấp trên bờ ruộng mà trườn đi. Chân th́ đạp tay th́ tuốt. Tuốt, tuốt măi cho đến khi đầy bao hay chảy máu tay th́ thôi. Năm Quầng, Sáu Quẳng mà có sống lại cũng phải cúi đầu bái phục ! Ở trại giáo dưỡng tội ăn cắp của tập thể là bị bỏ đói, nhiều lần th́ bị cùm chân. Nhưng ở làng th́ chẳng ai làm ǵ anh v́ gần như cả làng cùng đi ăn trộm như thế.

    Biết bỏ đói ai, cùm ai bây giờ ! Với lại cũng phải làm ngơ cho người ta sống chứ. Một hạt lúa bây giờ cơng đủ thứ trên lưng. Nào quỹ này quỹ nọ, nào phải mua nông cụ, nào tái sản xuất, nào xây dựng kênh mương và phải nuôi mấy chục người trong Ban quản trị nên công điểm tụt dần mỗi ngày công chưa được vài lạng.

    C̣n đói hơn hồi chín năm. Và để có cái áo cho con, cái quần cho vợ, trai tráng trong làng kéo nhau đi buôn. Ngày xưa, chợ là của đàn bà, bây giờ chợ là của đàn ông. Bởi v́ chẳng những phải biết khiêng biết vác mà c̣n phải biết chạy. Chạy và chạy. Nếu chạy không giỏi th́ bị quản lư thị trường và thuế vụ tịch thu ! Bây giờ có hàng ngàn ông Khứ đang ngày đêm chực chờ ŕnh rập ở các bến xe, các con tàu, các sân ga, các ngơ vào thành phố …

    Ham vui và cũng đi một lần cho biết Sài G̣n, tôi đă theo bọn họ thử làm con buôn ! Với 20 kư gạo buộc trên lưng, ăn ngủ nằm ngồi cũng không được rời ra, trông cứ như một cái bướu. Bọn họ, kẻ th́ mang giỏ gà, kẻ th́ mang heo con. Buồn cười nhất là cái anh bán heo. Anh ta mang hai con heo trên lưng cứ như Phạm Công mang hai con ra trận. Cốt Đột thấy thương quá bèn cắt cho cái đầu rồi băi binh. Nhưng thuế vụ th́ không. Anh ta bị rượt chạy mà không trốn vào đâu được v́ hai con heo cứ măi kêu éc éc !

    Cả bọn trốn vào các nhà gần ga. Khi con tàu mệt nhọc ḅ tới, có cả trăm con người với đủ thứ lỉnh kỉnh trên lưng cùng đè nó ra mà leo lên. Bọn trên tàu sập cửa, bọn dưới đất liền phá cửa. Một cuộc hỗn chiến như du kích tập đánh xáp lá cà. Kẻ lên được th́ chết ngộp trong hơi người, hơi heo gà mắm muối. Kẻ chưa lên th́ cố đu theo như những con nhái. Trên mui đương nhiên là đặc kín người. Thỉnh thoảng có kẻ ngủ quên hay qua cầu bị gạt rơi xuống !

    Xe qua Vân Canh như đi vào một cuộc phục kích của thổ phỉ. Một cơn mưa cây và than trút vào các toa. Ai không tránh được th́ đành ôm cái đầu máu hay cái tay găy ! Xe qua Suối Dầu là mưa chuối cây. Xe vào Phan Thiết là mắm muối, là cá khô …


    Còn tiếp ...

  4. #164
    Tran Truong
    Khách

    Những tháng năm cuồng nộ _ Khuất Đẩu

    Ph́ pḥ, è ạch măi đến hai ngày đêm, con tàu mới lết nổi tới Sài G̣n. Cái thành phố khổng lồ gần như đang bị bao vây , sống lây lất nhờ bọn con buôn đem những thứ không ăn được như lốp xe, vải vóc, thuốc trừ sâu … đổi lấy những thứ ăn được. Một cuộc bán buôn chụp giựt diễn ra dưới sự bố ráp của đủ thứ lực lượng. Tu huưt kêu toét toét … Mặc kệ ! Đạn bắn chỉ thiên kêu chóc chóc ! Cũng mặc kệ ! Bị rượt đuổi như chuột … Mặc kệ tuốt ! Vừa chạy vừa bán. Vừa trốn vừa bán. Đang té ngă cũng cứ bán.

    Tôi bị đạp ngă nhào. Chưa kịp ngồi dậy đă bị đè nghiến. Chỉ nghe một tiếng rẹt, cái cục gạo dính chặt suốt mấy ngày trên lưng bỗng biến mất. Khi tôi đứng lên được th́ một gă đeo băng đỏ quát vào mặt : Cút xéo đi, đồ con buôn !

    Cái cảnh ấy ngày nào cũng diễn ra dưới ánh nắng mặt trời nóng bỏng và buồn bă của phương nam . Thế rồi, bỗng dưng bức tường Bá Linh kiên cố là thế lại sụp đổ. Các nước Đông Âu rơi rụng y hệt như những thành phố Miền Nam năm 75. Liên xô thành tŕ Cách mạng vô sản thế giới cũng tan ră theo như tuyết tan trên sông Vônga.

    Cả nước bàng hoàng !


    Người ta không c̣n thách thức: Ai thắng ai nữa, mà làm một cuộc Đổi Mới là trả ruộng lại cho dân ! Thực ra là chia và tôi cũng được đúng 475 thước. Bây giờ, tôi có nhiều cục đất để ném chó ỉa , và không c̣n bị gọi bằng thằng như trước nữa. Nhưng bấy nhiêu ruộng đất đó cũng chỉ đổi đời bằng tiếng gọi ông chứ nghèo vẫn hoàn nghèo. Tôi dành 75 thước cất một cái nhà chỉ lớn hơn cái lều cô Sáu tôi một chút, c̣n lại suốt năm cặm cụi trên mảnh đất đó như con gà bươi măi trên cát.

    Những nhà khác được chia nhiều hơn v́ có đông nhân khẩu. Nhưng cũng lại đông hơn những cái miệng há ra đ̣i ăn như những con chim tu hú trong các tổ chim sáo ! Và cũng chẳng hơn ǵ tôi, cũng lại nghèo, có khi c̣n thê thảm hơn v́ ốm đau phải đem cầm thế, bán lần bán hồi rồi cũng lại trắng tay.

    Một ngày tháng ba, một chiếc xe kêu lạch cạch chở một chiếc quan tài về làng. Mọi người nhấp nhỏm kéo ra xem. Té ra, đó là thằng Hậu. Nó không mặc áo đại tang, nhưng trông nét mặt buồn rũ ra, ai cũng biết người nằm trong ḥm là cha nó.

    Trong làng, gần như ai cũng mang ơn nó nên hỏi thăm rối rít. Câu chuyện của nó đúng là có một kết thúc quá buồn. Bao nhiêu tài trí, khôn lanh, chỉ trong một buổi sáng đă không gỡ nỗi cái mũ kinh tài cho Việt cộng. Sau 75, một cái mũ khác to hơn, nặng hơn : cái mũ làm tay sai cho giặc, làm nhục phụ nữ Việt Nam anh hùng (mở bar chứa gái), đă đưa nó tới cái vùng ma thiêng nước độc gọi là kinh tế mới. Ở đó với hai bàn tay không, với vợ con đau ốm, nó thực sự quỵ xuống.

    Cũng có lần nó được một vài người quen cũ thương t́nh cho đi vượt biên. Chiếc thuyền mỏng manh như một cái mo cau cố sức trườn tới hải phận quốc tế. Rất nhiều tàu đi qua, có tàu to như cái xóm Miễu, ban đêm đèn thắp sáng choang. Nhưng chẳng tàu nào chịu dừng, mặc cho nó và những người trên tàu tung mũ nón, kêu gào đến khản cổ. Măi mấy ngày sau mới có một tàu thả ca nô xuống. Nhưng khi lên tàu, hóa ra là tàu Liên xô ! Bọn nó bị đưa vào Đà Nẵng, rồi bị tống giam v́ tội phản quốc.

    Ra tù, vợ con nó trôi dạt chẳng biết đi đâu, chỉ c̣n mỗi ông già nằm thoi thóp mong thấy mặt con rồi mới chết. Có lẽ linh cảm cái tai nạn tán gia bại sản, nên trong những ngày mà nó rủng rỉnh tiền bạc, ông cụ đă dành dụm ky cóp những đồng tiền ăn quà, mua được mấy chỉ vàng. Nhờ vậy, nó mới đủ tiền thuê một chiếc xe than đưa xác ông cụ về quê.

    Sau đám tang nó ở lại làng một vài ngày. Nó có đến nhà tôi một lần, ăn một bữa cơm không độn bo bo và uống một chút rượu mía thay cho rượu úyt ky pha coca. Tôi quá nghèo chẳng biết lấy ǵ giúp đỡ nó.

    Bây giờ đă là năm 2000.

    Mặt trời vẫn mọc. Nắng vẫn vàng như mật ong. Trời vẫn xanh màu xanh muôn thuở. Chẳng có ǵ là đă đến ngày tận thế. Chúa cũng chỉ hù dọa mà thôi . Dù sao được sống đến cái năm mà cả thế giới hồi hộp đón chờ cũng thật là hạnh phúc. Các ông già đă được con cháu lần lượt khiêng qua bên kia sông. Tôi tṛn sáu mươi tuổi. Cũng sắp được lên lăo làng.

    Từ một đứa bé bị thả trôi sông, trải qua sáu mươi năm, trở thành một ông già thật là dài. Những tháng năm cuồng nộ đă đi qua đời tôi như một bầy ngựa điên. Nhiều lúc tôi tưởng đă bị chúng giẫm đạp cho nát tan. Tôi bị tung lên, bị quật xuống, bị đá qua bên này, bị đạp qua bên nọ. Nhưng cuộc đời dù khốc liệt đến đâu vẫn có cách san sẻ riêng của nó. Tôi kể ra đây câu chuyện cuối cùng để kết thúc những trang hồi kư buồn nhiều hơn vui này.

    Một buổi chiều, trời cũng đẹp như chiều hôm nay. Đó là ngày giỗ kỵ của cô Sáu tôi. Đám giỗ ngay tại cái mô đất cô nằm. Bên cạnh cây khế giờ đă xum xuê hoa trái, tôi đặt một đĩa cơm vắt và muối rang, là hai thứ mà cô tôi thích v́ cho rằng đó là những thứ quư nhất trên đời.

    Tôi đang lâm râm khấn khứa, bỗng có cảm giác nóng ran một bên má. Tôi quay lại. Đứng trên cầu là một người đàn bà đang lặng nh́n tôi. Hai hàng nước mắt sáng lên trong nắng cùng những sợi tóc bạc. Tôi kêu lên thảng thốt :

    – Chị Thảo ! Có phải chị Thảo không ?

    Chị gật đầu.

    Tôi sụp lạy. Vừa lạy cô tôi, vừa lạy tạ đất trời . Khi tôi ngẩng đầu lên, một người con trai cao lớn ở đâu đến đứng sau lưng chị. Tôi nghe tiếng nói như từ trong mơ hay từ một cơi trời nào đưa lại :

    – Chào cha đi con !

    Lần này th́ tôi khóc . Đứa con trai ôm lấy tôi, áp cái đầu đang muốn nổ tung v́ bất ngờ vào cái ngực vững chải của nó. Một lúc sau nó mới ngửa mặt tôi ra, hôn lên cái trán đă bắt đầu nhăn nheo thay cho một lời chào .

    Khuất Đẩu

  5. #165
    Tran Truong
    Khách

    Việt Kiều Hồi Hương

    Tác giả tham gia VVNM gần đây và được giải danh dự năm 2016. Ông là một nhà giáo, một sĩ quan QLVNCH, một chuyên viên về hưu, đang sinh sống tại Orange County. Bài viết mới của tác giả là một hồi kư về chuyện Việt Kiều hồi hương.

    * * *

    Má tôi thường dí dỏm “Một thằng Việt Kiều và một bầy Việt gian” để mắng yêu đám con cháu tụ họp ăn nhậu rần rần mỗi lần tôi về Việt Nam thăm gia đ́nh.

    Năm 1998 tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên sau 25 năm xa xứ.

    Ngồi trên máy bay mà ḷng tôi hồi hộp v́ bấy lâu nay, Việt Kiều bị xem là “bọn ngụy, là thành phần phản bội quốc gia, làm tay sai cho địch, thù hằn với cách mạng”, bỗng nhiên được vinh danh thành “Việt Kiều yêu nước” .

    Ư nghĩa và cảm xúc của cụm từ “Việt Kiều” thay đổi theo thời gian với bao vui buồn vinh nhục, kẻ thương người ghét, kẻ khen người chê. Việt Kiều có thể phân biệt giữa Việt Kiều “chui” và Việt Kiều “ bay”.

    Việt Kiều “chui”, phải trốn chui trốn nhủi liều chết mà đi, được danh hiệu Việt Kiều phải trả bằng mồ hôi, nước mắt, tội tù, và cả sinh mạng của ḿnh. C̣n Việt Kiều “bay” ung dung ra đi, được người đưa kẻ đón, bay vù là tới đích. Rồi tiệc tùng khoản đăi, tiếp đón vui mừng. Nhưng nói chung chung, Việt Kiều là … Việt Kiều. Có ai phân biệt Việt Kiều “chui” hay Việt Kiều “bay” bao giờ ?

    Theo định nghĩa Việt Kiều là người Việt Nam ở ngoại quốc (overseas Vietnamese) một khi trở lại Việt Nam sẽ là người Việt, nên phải chịu sự quản trị của chính quyền VN. Điều nầy đúng cho các “Việt Kiều bay” v́ họ song tịch, nhưng đối với các “Việt Kiều Chui”, họ đâu c̣n là công dân của CHXHCNVN nữa nhưng vẫn “được xử đẹp” khi vừa đặt chân đến phi trường Tân Sơn Nhất.

    Tội nghiệp “Việt Kiều chui”, chui đi rồi lại chui về, chui cách nào cũng khổ !

    *

    Khi bang giao Việt Mỹ vừa được thành lập (July 11, 1995) quyết định về Việt Nam là cả một sự liều lĩnh. Có người c̣n trăn trối trước ngày ra đi; hồi hương mà c̣n hơn ngày nào vượt biển ! Việt Kiều bị kiểm soát theo dõi chặt chẽ. Đến phi trường phải khai báo với hải quan tất cả những ǵ mang theo kể cả nhẫn cưới, đồng hồ cho đến cái quẹt zippo. Khi rời Việt Nam nếu thiếu sót món nào sẽ được “mời” đi “làm việc”.

    Anh bạn ngồi sát tôi trên phi cơ kể lại rằng bạn gái anh đă về năm trước, phải giấu tiền trong quần lót để mang về cho gia đ́nh đang đói khổ. Tội nghiệp cô gái đang xinh đẹp trở thành người khuyết tật, đi đứng khó khăn.

    Tôi có người bạn phải trở về Mỹ sớm một tuần, bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Anh “đăng kư di trú” ở Sai g̣n, rồi về tỉnh thăm gia đ́nh bên vợ, ngủ lại đêm. Sáng sớm hôm sau có công an đến t́m, “mời” anh tŕnh diện gấp. Có thể công an chỉ “mời” anh để nhắc nhở đăng kư chỗ ở mới, nhưng khi được “mời” anh teo quá, vọt luôn về Mỹ, thề không bao giờ trở lại cái xứ quá lịch sự , hay mời mọc nầy.

    Phi cơ vừa đổ xuống phi trường Tân Sơn Nhất tự nhiên cảm giác hồi hộp chuyển sang lo lắng. Tôi thấy bồn chồn, cái cảm giác sợ sệt, bất an bỗng chợt đến, nhất là khi thấy cờ đỏ treo rợp khắp nơi, cái màu “ấn tượng” làm tôi thấy ớn lạnh.

    Máy bay đậu xa tít ngoài phi đạo. Mọi người tự khệ nệ hành lư xách tay của ḿnh đi bộ vào phi trường. Thuở ấy không có cầu quây, cũng không có xe bus. Người nào cũng mang theo mấy túi xách tay căng phồng v́ cố nhét thêm cái bàn chải đánh răng, cục kẹo, cục xà bông cho gia đ́nh.

    Rồi đến màn làm thủ tục. Lúc ấy là thời buổi “kinh tế”, cái ǵ cũng hiếm, nên các Quan ở phi trường tiết kiệm cho quốc gia kể cả tiếng nói và nụ cười, mặt lạnh như tiền, chỉ lườm lườm nh́n mặt từng người. Quan cầm hết giấy tờ rồi cắm đầu, giúi mắt vào cái hộ chiếu, lặng thinh, như đang đợi chờ ở tôi điều ǵ. Không khí nặng nề. V́ là lần đầu tiên về xứ nên tôi lớ ngớ như đang đứng trước vành móng ngựa, mắt nh́n vẩn vơ mấy con thằn lằn trên trần nhà.

    Khá lâu sau, ngài lừ đừ ngước mắt nh́n tôi, mở miệng bắt đầu thẩm vấn. Tôi cứ vểnh tai “xin lỗi” măi, v́ Quan nói rất nhanh, lí nhí trong miệng, h́nh như tiếng Việt, giọng Bắc mà tôi chưa bao giờ nghe. Quan thấy tôi cứ lớ ngớ măi mất th́ giờ nên cho đi qua. “Khù khờ” nhiều khi cũng có lợi.

    Những lần kế tiếp tôi về Việt Nam với gia đ́nh. Bà xă tôi muốn được yên thân như bao hành khách khác, khuyên tôi nên “ Dĩ ḥa vi quí ”, nhưng tôi nhất định không nghe v́ nghĩ rằng “Hối lộ cho bọn nầy để được yên thân, nhục nhả lắm”. Ḿnh chửi người ta ăn hối lộ bây giờ lại chính ḿnh xúi họ ăn ! Tôi nhất định đóng vai “khù khờ”, đứng ĺ như lần trước.

    Nhưng lần nầy Quan c̣n ĺ hơn tôi, không thèm mở miệng. Thấy t́nh h́nh không ổn, bà xă kéo tôi về sau, giả lả chào hỏi rồi ch́a tay như bắt tay Quan, trong bàn tay bà lộm cộm tí quà ! Tôi làm ngơ không “ thèm” thấy, vừa quê, vừa nhục, nhưng lại mừng v́ được bà xă nhanh nhẩu cứu bồ. Đợi khi qua khỏi ải tôi hùng hổ cự nự bà, y như một tên hảo hán: “các bà chỉ giỏi cái miệng thày lay, để đàn ông người ta làm việc”. Bà im rơ, không thèm trả lời, nh́n tôi bằng cái đuôi mắt !


    Còn tiếp ...

  6. #166
    Tran Truong
    Khách

    Việt Kiều Hồi Hương

    Thêm mấy trạm xét nữa phải qua , trước khi đến trạm nhập cảnh mà tôi gọi là trạm “thông cảm”, cách xa chừng vài mươi thước, nhưng phải đi ḷng ṿng mấy lượt mới đến, trông giống như ở các phi trường quốc tế ở các xứ văn minh, to lớn lắm ...

    Trạm nầy các Quan ngồi thụp trong cái hộp, chỉ ló nửa cái đầu và cái mũ kết. Quan ở trạm nầy h́nh như không ai biết nói. Họ chỉ nh́n và bổn phận kiều dân phải “thông cảm” họ đang nghĩ ǵ. Nơi đây tôi đă một lần lỡ dại, bị giữ lại v́ không biết “thông cảm”, không biết “dằn” chiếu khán bằng đô. Quan nổi giận, chơi tôi liền tại chỗ. Ngài đưa cho mấy cái mẫu đơn hất cầm về phía cái bàn trống. Ngài phán:

    _ “Nàm nại cái đơn này”.

    Tôi ngạc nhiên, th́ ra ngài biết nói chứ đâu có bịnh hoạn ǵ ! Tôi cự nự :

    _ “Tôi có visa sao phải làm lại ?”

    Quan vẩn không nh́n tôi, nói trổng không :

    _ “Bảo nàm t́ nàm”

    Tôi đă nóng mũi chửi thầm “nàm t́ nàm” sợ ǵ, rồi loay hoay làm lại 3 cái đơn cho gia đ́nh 3 người. Làm xong, nh́n quanh mọi người đều đă đi hết, chỉ c̣n lại gia đ́nh tôi. Tôi sinh lo “Chết cha rồi, c̣n mấy cái va-li chưa lấy ...” Tôi lính quưnh vội nộp đơn. Quan vẫn không thèm nh́n tôi, cũng không thèm đọc đơn, phán :

    _ “Nộp ba tấm h́nh”

    “Mồ tổ nội mày, làm sao tao có sẵn ba tấm h́nh mà nộp ?!” tôi chửi thầm.

    Tôi thấy nóng mặt, rịn mồ hôi trán, định chơi xả láng cho đă tức rồi đến đâu th́ đến. Có cái cùi chỏ thúc vô hông, bà xă tôi lườm cho một cái, rồi nháy nháy một mắt, ư muốn nói “để đó cho bà lo !” Đang hùng hổ tôi xếp re. Bà đă nắm sẵn trong ḷng bàn tay tờ giấy bạc cuộn tṛn, làm như vô t́nh với tay bỏ rơi xuống bàn.

    Quan vẫn oai nghi, b́nh chân như vại, mặt vẫn lạnh như đồng, dằn 3 cái sổ thông hành đă đóng dấu visa. Vẫn không thèm nói, chỉ khoát tay ra dấu cho đi, c̣n dạy dỗ theo :

    _ “Nhớ nhé, nần sau nhớ nàm tốt nhé”.

    Chỉ tội cho tôi, bị bà xă cằn nhằn dài dài v́ tội anh hùng không đúng chỗ; và từ đó bà phụ trách luôn “khâu giao tế” ở phi trường.

    Hỗn độn nhất là ở cái trạm hải quan, nơi kiểm soát hành lư. Mặc t́nh cho mọi người chen chúc xô đẩy. Nhiều người không biết luật giang hồ, va li bị mở tung để lục xét, đồ đạc lung tung. Các bà vừa xếp đồ vừa lầm bầm chửi rủa. Có ông tức quá vất cả đồ xuống đất, văng vảy tung tóe, miệng chửi thề ỏm tỏi !! Riêng tôi từ lúc được bà xă truất phế thành “phó thường dân”, mọi chuyện đều tốt đẹp hơn. Bà xă tôi biết “nàm tốt” nên chúng tôi được tống khứ ra khỏi trạm thật nhanh để trống chỗ cho mối khác.

    Có một lần khác, được tin ba tôi nhập viện v́ bị tai biến mạch máu năo, đang trong t́nh trạng coma. Nóng ḷng như lửa đốt, tôi phải bay về Việt Nam gấp nên không kịp làm chiếu khán. Tôi đi đường bằng một chiếu khán tạm và được cho biết là chiếu khán chính thức sẽ được cấp khi đến phi trường TSN. Dĩ nhiên là tôi phải trả một giá rất cao cho dịch vụ chiếu khán tạm nầy. V́ bắt buộc nên tôi phải đi nhưng “đánh lô tô” trong bụng.

    Tới phi trường TSN, họ giữ luôn sổ thông hành rồi “mời” tôi về nghỉ ở một khách sạn để chờ giải quyết. Khách sạn nầy sao rất lạ, có cổng sắt đóng kín mít, lại có lính gác ? Anh lính gác cũng đặc biệt, mặc đồ lính nhưng mang dép cao su và bỏ áo ngoài quần, ngồi gác chân lên bàn.


    Còn tiếp ...

  7. #167
    Tran Truong
    Khách

    Việt Kiều Hồi Hương

    Căn pḥng nhỏ xíu, sơn màu vàng với cái giường con, khi nằm c̣n ló hai bàn chân ra ngoài. Người tôi ướt mem “mồ hôi mẹ mồ hôi con” với cái nóng Sài G̣n hâm hấp. Bóng đèn điện ở giữa pḥng th́ lù mù, nhấp nhá khi tối khi sáng theo điệu “tăng gô”.

    Đợi cả buổi chiều không thấy ai tiếp xúc, bị đói run và khát nước khô cả cổ, tôi nhờ anh lính gác mua giùm chai nước, 2 tô hủ tiếu và gói thuốc, tôi và hắn cứa đôi. Bây giờ tôi đă khá hơn, biết cách “nàm tốt”. Không có tiền Việt Nam, tôi đưa hắn tờ $ 20 đô, không thấy anh đưa lại tiền thối nhưng tôi không dám hỏi. Tô hủ tiếu nhỏ xíu, gắp một đũa là hết sạch. Tôi húp hết nước lèo vẩn c̣n đói. Hủ tiếu gơ Sài G̣n thế mà ngon lạ, nhưng giá cả th́ không rẻ, mắc gấp mấy lần hơn ăn ở khách sạn năm sao !

    Trời đă tối, tôi bắt đầu thấy lo. Khoảng 8 giờ có người đến gặp tôi. Anh chàng ăn mặc lịch sự nhưng tôi phải vểnh tai nghe cho kịp v́ anh nói rất nhanh, giọng Bắc lạ lắm. Bên Mỹ tôi phải vểnh tai ráng nghe v́ họ nói tiếng Mỹ, c̣n ở đây anh bạn nói tiếng Việt Nam nhưng tôi c̣n ngố hơn ! Anh đề nghị để anh lo mọi chuyện, tốn $200, bảo đảm ra tức khắc. Tôi nghe mùi khó ngửi, biết đang gặp bọn bất lương nên từ chối.

    Suốt đêm hôm đó tôi không ngủ được, ôm cái bụng đói thao thức nh́n cái bóng đèn chớp chập chờn điệu “Tăng gô” chuyển sang “x́ lô rock”, vừa giận ḿnh ngu, vừa tức ḿnh bị gạt, lại vừa sợ : “ Cá nằm trên thớt, không biết bị chặt kiểu nào đây ? ”

    Sáng hôm sau, sau một ngày một đêm bị bỏ đói, tôi được trả lại hết giấy tờ thêm giấy chiếu khán, nhưng phải trả $40 cho khách sạn “không sao”, và các cước phí khác, tổng cộng khoảng $80. Tắm hơi được khuyến măi miễn phí. Một khi cá đă vào rọ rồi, không trầy vi cũng tróc vảy. Tôi kéo vali ra đường, đứng lơ ngơ như con bị bỏ chợ, chửi thầm ḿnh : “ bỏ tật mầy ngu nghe lời chúng hứa, sao không nhớ lời Tổng Thống Thiệu nói ! ”

    Chuyện dài phi trường nó xưa như trái đất nhưng nói hoài không hết. Nhưng phải công nhận là có sự tiến bộ. Ngày nay đến phi trường không c̣n thấy “ớn lạnh” như xưa nữa. Hồi xưa Quan “dọa” để ăn. Lần lần Quan ăn nhờ “thông cảm”. Sau đó th́ quan “xin xỏ” đàng hoàng. Thà thế mà vui cả đôi bên, không thấy tức trong ḷng.

    Một lần khác tôi đưa bà mẹ vợ về Việt Nam ăn tết. Các Quan vui vẻ xin tiền ĺ x́ :

    _ “Tết nhất đến “dồi”, xin bác cứ “ń x́” vô tư ạ.”

    Mẹ tôi nhanh nhảu móc túi lấy mớ giấy bạc nhét vào tay họ. Tôi thấy vậy cự nự bà :

    _ “Má nầy, chỉ tập chúng nó ăn bẩn rồi quen”

    Mẹ tôi vừa kéo tay tôi đi nhanh hơn, vừa đi vừa cười tủm tỉm :

    _ “Má đâu có ngu, giấy một đồng đó con !”

    Viêt Kiều ngày nay càng ngày càng “lém”, hù dọa họ không sợ, xin xỏ họ làm lơ. Các quan ở phi trường sống được là nhờ “dưới hốt trên nâng”, nếu dưới không hốt th́ lấy ǵ mà nâng lên trên ! Các quan “bần cùng sinh đạo tặc” nên gần đây xuất hiện chiêu mới, rạch toẹt các va li mà chôm chỉa th́ tụi bây có chạy đàng trời !

    Bị hành hạ, bóc lột, bị đối xử lạnh lùng vô cảm, Việt Kiều vẩn ùn ùn kéo nhau về nước. Điều đáng buồn là cách đối xử “kém văn hóa” nầy chỉ áp dụng cho “Khúc ruột ngàn dậm” mà thôi. Tôi thấy các hành khách người Á châu như Đại Hàn, đám Tàu ngố mặc quần “xà lỏn” áo thun đi dép chệt nghênh ngang qua ải. Người Âu người Mỹ không ai dám đụng đến. Chỉ tội nghiệp cho đám “mít” hồi hương là con cừu non béo bở một khi đă lạc vào trong đám sói, mặc t́nh chúng giỡn mồi.


    Còn tiếp ...

  8. #168
    Tran Truong
    Khách

    Việt Kiều Hồi Hương

    Nắng Saigon như đổ lửa. Các thân nhân đến đón Việt Kiều bị chặn ngoài sân bởi cái hàng rào sắt. Giữa trời nắng chang chang hàng trăm người già trẻ bé lớn đứng lố nhố, chen lấn nhau, tay ngoắc miệng kêu, ráng vươn cổ, nhón gót để nh́n thấy thân nhân đang bước ra khỏi cửa phi trường.

    Sao bao năm thương nhớ, nhiều bà mẹ vừa trông thấy con đă ̣a lên khóc. Mấy cô cậu trẻ, miệng réo om ṣm, tay ngoắc lia, ngoắc lịa “Em đây nè chị Hai..hu. hu, anh Ba.. hu… hu…” rồi với tay ra ngoài rào sắt nắm áo người thân miệng mếu máo. Kẻ hân hoan người sụt sùi, gia đ́nh sum hợp bùi ngùi, cảm động làm sao mà kể xiết.

    Chú Út và anh Bảy đem ghe đến đón tôi ở chợ quận. Lúc ấy (1998) phương tiện giao thông đường bộ gần như không có. Mọi di chuyển đều bằng ghe.

    Hai mươi lăm năm rồi mới gặp lại nhau, trông ai cũng già đi. Chú Út ngày nào là cậu thư sinh trung học, bây giờ trông dạn dày sương gió. Anh Bảy, chàng Thượng Sĩ Quân Cảnh Tư Pháp oai nghi, nay tóc đă hoa râm, tay chân chai cứng, cái khắc khổ của người nông dân tay lấm chân bùn. Ba anh em nh́n nhau không biết nói ǵ. Chú Út rơm rớm nước mắt: “Anh Chín khỏe” rồi nghẹn lời. Anh Bảy bóp vai tôi thật mạnh như muốn tỏ hết t́nh thương và sự vui mừng, mắt ai cũng rưng rưng ngấn lệ.

    Khi đến nhà, tôi không thể nhận ra bờ sông trước nhà nơi mà ngày xưa tôi cùng hai người anh lặn hụp cả ngày, tắm sông, câu cá.

    Cả nhà tề tựu đón Việt Kiều về xứ. Con nít chạy lăng xăng phụ khuân vác mấy cái va li. Mấy bà vừa lo cơm nước vừa chạy vô chạy ra thăm hỏi. Mấy ông khề khà lai rai rượu đế. Hôm nay nhà vui như có giỗ.

    Ba tôi lúc ấy đă mù, ngồi trên bộ ván đợi con. Hai tay ba bóp nhẹ tay tôi, từ bàn tay cho đến vai, xem con ḿnh mập ốm ra sao, sau bao năm xa cách. Nước mắt tôi chải dài trên má, nhưng cố gắng không bật thành tiếng khóc trước mặt mọi người đang quây quần. Má tôi nước mắt lưng tṛng, tay bà nắm tay tôi không rời. Ngồi cạnh ba tôi, bà lắc tay ông rồi nói: “ông dặn tui không được khóc khi gặp thằng Chín nó về, nhớ nhen”.

    Trong khóe mắt sâu thẩm của ba tôi đọng đầy nước mắt. Tôi không dằn ḷng nổi nữa, chạy vội ra sau nhà bật thành tiếng khóc. Có ngờ đâu anh Bảy cũng giống như tôi, trốn mọi người, đang đứng khóc sau nhà. Hai anh em nh́n nhau rồi cùng chùi nhanh nước mắt, trở vào nhà xúm xít cùng anh em, rót rượu cụng ly chúc mừng nhau, “dô, dô” vui như hội.

    *

    Quê hương là cái nôi nuôi ta khôn lớn, là nơi mà những hạt giống yêu thương được gieo trồng, nẩy mầm, ăn sâu thành cội rễ. Đó là cái gốc Việt. Việt Kiều tha hương như đám chim lạc bầy khát khao được bay về tổ ấm để t́m lại những hạt giống yêu thương đó, cái mà mà họ thiếu thốn ở xứ người.

    Rồi theo thời gian, những Việt Kiều lớn tuổi lần lượt ra đi, âm thầm mang theo với họ những h́nh ảnh đẹp của quê hương ngày xưa. Giấc mộng ngày vinh quang trở về với quê cha đất tổ đành gởi lại cho đàn con. Nhưng tiếc thay đàn con, những Việt Kiều hậu bối, đă thay đổi rồi. Dưới mắt họ, Việt Nam xa lạ quá, nó có ǵ đâu mà lưu luyến, để mà về !

    Cả người Việt Nam trong xứ nếu có cơ hội c̣n muốn bỏ xứ mà đi. Phong trào xuất ngoại đang rần rộ trong mọi giới. Các đại gia t́m nơi rửa tiền. Thành phần trí thức, giới trẻ đi t́m đất lành chim đậu. Giới b́nh dân, v́ bát cơm manh áo, phải chấp nhận “xuất khẩu lao động”, xuất khẩu “ô sin”. Nhưng cái quốc nhục là phong trào xuất khẩu “gái giống” sang Tàu, Đài Loan, Đaị Hàn dưới h́nh thức cô dâu. Thật đau đớn thay cho con cháu bà Trưng, bà Triệu ngày nay !

    Mặc ai bỏ xứ ra đi, mặc ai không màng trở lại, Việt Kiều khắp nơi vẫn ùn ùn kéo nhau về xứ.

    Họ có thể là những “Việt Kiều cô đơn” luôn canh cánh bên ḷng nỗi buồn viễn xứ muốn hồi hương để gặp lại người thân, t́m lại hương vị quê hương, muốn nh́n lại nơi chôn nhau cắt rún của ḿnh. Việt kiều nầy ngày nay là “loài quí hiếm”, rất khó t́m.

    Họ có thể là những “Việt Kiều áo gấm về làng”, là thành phần trẻ đă tạo được đời sống ổn định, tài chính dồi dào, nay “Vinh quy bái tổ” để giúp đỡ thân nhân, xun xoe cùng hàng xóm láng giềng.

    Họặc họ là những “Việt Kiều du khách”. Họ muốn nh́n thấy và khám phá Việt Nam, hoặc để t́m nơi vui chơi giải trí, hàng tốt, giá bèo.

    Nhưng thành phần cần suy ngẫm là những “Việt Kiều cơ hội” thành phần đă chóng quên dĩ văng đau thương quay về họp tác với CSVN v́ tiền. Đồng tiền đă biến họ thành những “Việt Kiều vong bản”, đă góp tay xây dựng chế độ CS đề cùng nhau rút rỉa xương tủy Việt Nam.

    Từ ngày viễn xứ, tôi xem ḿnh như là con chim Việt lạc bầy nh́n lại quê hương với một nỗi niềm riêng. Việt Nam thay đổi quá nhiều, quá nhanh, đến đổi tôi không c̣n theo kịp nữa. Sau 44 năm lưu vong nh́n lại quê hương, sao thấy ḿnh xa lạ. Tôi tự hỏi có phải chăng tôi đă tách rời khỏi quê hương hay chính quê hương đang từ bỏ những con chim lạc bầy ?

    Tôi thấy xót xa trong ḷng mỗi khi nghe câu hát nhạc của sĩ Lam Phương:

    "Ngày xưa tôi quen từng viên đá quanh sân trường”

    “Nay sao nghe khác từ tên đường !”

    Tôi thấy ḿnh lạc lỏng v́ đă bỏ quê hương xứ sở mà đi, nhưng sao có những người trẻ tại Việt Nam như cô giáo Lam cũng thấy lạc lõng giữa quê hương của ḿnh ? Cô đă viết lên niềm đau ray rứt trong tim qua bài thơ “Đất nước ḿnh ngộ quá phải không anh” đă làm rung động bao trái tim :

    Đất nước ḿnh ngộ quá phải không anh

    Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn

    Bốn ngàn tuổi mà vẫn c̣n bú mớm

    Trước những bất công vẫn không biết kêu đ̣i …

    Đất nước ḿnh lạ quá phải không anh

    Những chiếc bánh chưng vô cùng ḱ vĩ

    Những dự án và tượng đài ngh́n tỉ

    Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay …

    Đất nước ḿnh buồn quá phải không anh

    Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc

    Rừng đă hết và biển th́ đang chết

    Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa …

    Đất nước ḿnh thương quá phải không anh

    Mỗi đứa trẻ sinh ra đă gánh nợ nần ông cha để lại

    Di sản cho mai sau có ǵ để cháu con ta trang trải

    Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu …

    Đất nước ḿnh rồi sẽ về đâu anh

    Anh không biết em làm sao biết được

    Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước

    Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu … ???

    Niềm đau ray rứt nầy không phải của riêng cô, mà là của hằng triệu trái tim, là niềm đau chung của dân tộc Việt Nam, kể cả những người Việt lưu vong khắp nơi trên thế giới, những người c̣n gọi Việt Nam là “đất nước ḿnh”.


    Chú Chín Cali

  9. #169
    tran truong
    Khách

    Xin đừng nói đến chính trị ! Bài của người con gái miền Trung

    Hai ngày sau khi CNN phát sóng phóng sự Vietnam Internet Crackdown, một người quen sơ gặp tôi tại siêu thị và nói với tôi một cách rất bí mật:

    - Anh vừa thấy em trả lời phỏng vấn trên CNN. Sao em gan quá vậy? Em nói như vậy mà không sợ an ninh sẽ làm khó dễ sao?

    Tôi hỏi lại: - Em nói cái gì sai mà phải sợ khó dễ hả anh?

    - Ờ thì em không nói sai, nhưng mà em phải biết là Việt Nam có hẳn nguyên một bộ phận ngồi chắt lọc thông tin trên thế giới đưa ra, em nói vậy là em chết rồi.

    Tôi không biết nói gì ngoài câu: - Dạ, cám ơn anh, em biết rồi.

    _ Mà em nói như vậy để làm gì, có được lợi ích gì đâu ? Ở Việt Nam, ai cũng đổ tội cho CƠ CHẾ, nhưng không ai có ư định thay đổi cơ chế đó cả !

    Đến câu này thì tôi nghẹn, thật sự nghẹn vì không biết phải chọn câu trả lời nào cho thích hợp, bởi theo những gì tôi biết thì người nói chuyện với tôi có bằng MBA ở Mỹ, có gia sản, có sự nghiệp.Có lẽ khi có những thứ đó thì người ta không cần tự do ? Nếu tôi được lựa chọn ... liệu tôi sẽ như thế nào ? Câu hỏi này lẩn quẩn trong đầu tôi nhiều ngày nay.

    Bạn bè xung quanh ai cũng nói, "mày quan tâm đến những thứ đó làm gì ? tập trung vào chuyên môn đi".

    Ừ thì cũng đã từng rồi đó, cũng có việc làm ổn định, cũng kiếm được tiền như mọi người, cũng ăn chơi sa đà, đàn đúm, cũng la cà và la đà không thua kém ai, và rồi thấy ngứa mắt, ngứa miệng thì lên tiếng . Dù chuyệ̣n đó xét cho cùng không ảnh hưởng gì đến mình, nhưng cứ thấy ức ức không chịu được, và rồi thấy mình bất lực khi không thể hoà mình vào dòng chảy của cơ chế.

    Bạn nói, mình có quá nhiều tham vọng khi tham gia viết bài trên blog (ý của bạn chắc là tham vọng chính trị nhưng bạn không nói ra). Tôi lại nghĩ, đó là trách nhiệm, với chính bản thân mình, và với tương lai của con mình.

    Không thể nào tách rời chính trị và xã hội, bởi tất cả mọi chính sách tác động ảnh hưởng đến đời sống xã hội đều do đường lối chính trị mà ra.

    Bạn thử nghĩ đi, những ngày vừa qua, cả nước điêu đứng vì cúp điện liên tục, người người khổ sở, nhà nhà mệt mỏi, doanh nghiệp than trời vì không thể sản xuất ... xã hội rối loạn .Quyền lợi của mình không được bảo đảm, tụi mình biết kêu ai ?


    Bạn chắc hẳn sẽ nói, "sao cái gì mày cũng lôi chính trị vô hết vậy?" khi tôi đưa ví dụ này ra.
    Nhưng bạn thử nghĩ đi, cơ chế độc quyền, phân phát theo kiểu mậu dịch quốc doanh có phải bắt nguồn từ thể chế chính trị mà nước ta đang theo đuổi không ?

    Bạn và tôi có sự lựa chọn nào khác ngoài những thứ người ta trao cho mình không ? Hãy thử nghĩ đi, nếu bạn có sự lựa chọn khác liệu bạn có chấp nhận như chúng ta đang bị ép buộc phải chấp nhận không ?

    Thể chế chính trị nơi mà ta đang sống, buộc cả xã hội phát triển theo định hướng của nó .Vậy làm sao có thể tách rời hai khái niệm xã hội và chính trị ra riêng biệt ?

    Một đất nước chỉ thực sự tiến bộ khi mà mọi công dân luôn vận động cùng xã hội, quan tâm đến xã hội, quan tâm đến sự phát triển của quốc gia.
    Vậy quan tâm và có thái độ chính trị đúng đắn đối với đất nước mình đang sống thì có gì là sai ?

    Chính trị - hai từ này thường khiến người ta liên tưởng đến sự khô khan, cứng nhắc, cùng những âm mưu và tham vọng hơn là trách nhiệm và lương tâm.
    Ở Việt Nam, nhiều người né tránh khi bàn đến chủ để này vì muốn yên thân, và để khỏi phải bị "vạ lây".


    Những người tham gia đòi quyền tự do, bình đẳng, những người đấu tranh vì công bằng và lẽ phải trong xã hội ở đất nước mình đang sống không ít thì nhiều đều bị gán ghép vì "động cơ chính trị", và kết quả là nhiều người đón nhận sự hy sinh đầy ý nghĩa của họ với ánh nhìn ngờ vực và thương hại.

    Không nói đến những điều cao siêu, chỉ bày tỏ lòng tự hào dân tộc, khẳng định chủ quyền đất nước, kêu gọi giữ lấy màu xanh cho môi trường và an ninh cho quốc gia, bày tỏ sự phẫn nộ trước sự bành trướng xâm lược của Bắc Kinh . Đều bị xem là dại dột và ngông cuồng, là lợi dụng quyền tự do (vốn dĩ không có)..

    Buồn không ? Đau không ?

    Hạnh phúc - không đơn giản chỉ là cơm no và áo mặc, nó còn là sự tự do trong suy nghĩ, tự do được bày tỏ cảm xúc yêu - ghét, nóng - lạnh của mỗi con người.

    Sự nồng nhiệt hay ơ hờ trong lòng mỗi người dân đều phải được chính phủ xem xét, bởi khi người dân quay lưng với chính đất nước ḿnh th́ thực sự quốc gia đó đã bị diệt vong.


    Bạn tôi nói: "tao không hy vọng gì ở đất nước mình".
    Một bạn khác lại hẹn: "Tao sẽ về khi Việt Nam thay đổi".

    Hãy thử nghĩ đi, khi chúng ta không hy vọng gì nữa, không muốn quay về nữa, thì hai tiếng Việt Nam có phải đã bị nhạt nhoà ngay từ trong tâm thức rồi không?

    Sẽ chẳng có gì thay đổi, khi chính bản thân chúng ta không có thái độ và trách nhiệm thật rõ ràng với xã hội mà mình đang sống, với nơi mình đã sinh ra.

    Một hòn đá to cản đường không thể tự biến mất khi chúng ta ngồi không niệm thần chú, cũng như sự thay đổi, nó không xuất hiện từ những lời cầu nguyện, bạn hiểu không ?

    Bởi vậy, đừng bao giờ đặt ra câu hỏi "nói để làm gì ?" Mà hãy tự vấn lương tâm mình "nếu chúng ta không nói, thì mọi chuyện rồi vẫn y như cũ sao ?".

    Những người đi trước, nếu họ cũng cân nhắc thiệt hơn, cũng đặt câu hỏi "được gì ?" "để làm gì ?", thì có lẽ, họ đã chọn sự im lặng và thoả hiệp.
    Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, và chắc chắn là chúng ta không hề cô đơn khi chọn cho mình một thái độ rõ ràng. Tôi tin vào điều đó, bạn ơi !


    Tác giả blogger Mẹ Nấm

    .................... .

    Tất cả những người có mặt trong buổi lễ trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm sáng ngày 29 tháng 3 năm 2017 đă đồng loạt đứng dậy vỗ tay khi Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách Chính trị sự vụ, ông Thomas Shannon, xướng tên Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam, cũng là người duy nhất không thể có mặt tại buổi lễ.

    Không phải v́ lư do địa lư hay sức khoẻ, mà v́ cô đang bị giam cầm trong nhà tù Việt Nam, v́ tội dám “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ luật H́nh sự Việt Nam từ tháng 10 năm 2016.



    Bà Melania Trump trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm cho một phụ nữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 29/3/2017. Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không có mặt v́ đang bị giam cầm ở Việt Nam.

    ..........

    Thực tình ,khi nghe ai thở câu : đừng nói tới chính trị . Tôi tự nhiên đánh giá người đó ngay tút suỵt .
    Một là ngu , hai là hèn .Thế thôi .

    " Thoạt mới sinh ra ,đà khóc choé

    Trần thế vui , sao chẳng cười khì "

    Vâng chỉ mới lọt lòng ,em bé đã biểu lộ thái độ chính trị rồi . Em đòi hít thở , em đòi quyền sống . Dù chỉ là vô thức , là tự nhiên .
    Lớn lên hoà nhập vào xã hội . Mọi sinh hoạt đều liên quan chặt chẽ tới chính trị . Ngay cả ăn ,ngủ ,đ... ,ỉa . Nói cách khác bất kỳ hành động , cử chỉ ngôn ngữ khi tác động đến người khác đều mang tính chính trị .
    Cho nên đừng dối mình dối người khi nói hoặc nghĩ rằng mình không dính dáng đến chính trị . Khác chăng là ở thái độ chính trị của mỗi người .

  10. #170
    Tran Truong
    Khách

    Thư từ học trò

    Em chào cô .

    Em suy nghĩ nhiều về chuyện có mạo muội và đường đột quá không , khi viết thư cho cô như thế này.

    Sau buổi học đầu tiên trong chương tŕnh cao học, mọi người trong lớp có một buổi họp nhỏ về việc đóng góp tiền mua quà cho thầy cô sau mỗi môn học và quà cho giáo vụ. Một số anh chị tương đối lớn tuổi đang bàn luận khá sôi nổi về việc đóng góp bao nhiêu, chị lớp trưởng đề nghị "giá sàn" là 50.000/môn học.

    Một bạn bằng tuổi em đứng lên có ư kiến phản đối về việc đó.

    Không khí trở nên rất căng thẳng. Nhiều anh chị đứng lên giải thích cho chúng em về cái "lệ" đằng sau cái luật, về việc chúng em chưa đi làm nên chưa hiểu chuyện, c̣n ngây thơ nên chưa quen đó thôi, rằng đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn ... Chị lớp trưởng liên tục nói "đây là một vấn đề rất nhạy cảm ...".

    Cô ơi, vấn đề không phải là bao nhiêu tiền, v́ tụi em đă ra trường mà không phải đi làm ngay để kiếm tiền, có thể học bao nhiêu và bao lâu tùy thích. Nhưng em không tin rằng một vấn đề nhạy cảm lại có thể được mọi người bàn luận dễ dàng và sôi nổi như thế. Sự gian trá, giả dối thật đáng sợ, nhưng c̣n đáng sợ hơn là khi tất cả mọi người đều coi sự gian trá, giả dối ấy là b́nh thường.

    Cô ơi, không phải chưa đi làm có nghĩa là em chưa hiểu tất cả những chuyện này.

    Chúng em không phải là mọt sách ngây thơ chỉ biết đến tháp ngà khoa học của ḿnh.

    Nhưng em đă hi vọng và tin tưởng rất nhiều, vào sự trong sạch và nề nếp ở nơi này, nơi mà kiến thức là quyền lực duy nhất. Vậy mà, ngay ở đây, những lí do như : bận đi làm, đă có gia đ́nh ... đang được viện dẫn và những giờ học tập, nghiên cứu thật sự đang bị đánh đổi bằng việc tạo ra những mối quan hệ tốt với giảng viên nhằm xin xỏ, chạy chọt.

    Trước đây, ba em học ngành Y. Ba em bỏ học năm thứ 3 v́ nhiều lí do. Ba luôn nói với em, giá ngày đó có ai đó nói cho ba biết rằng nhất định sẽ có sự thay đổi, rằng xă hội sẽ trả công xứng đáng với năng lực và nhân phẩm của ḿnh.

    Ba nói, dù có những lúc sự dối trá, chạy chọt đầy rẫy, nhưng con luôn phải tin rằng nhất định sẽ có sự thay đổi. Phải có niềm tin vào lẽ phải và sự thật. Những người sống trung thực và dũng cảm dù chỉ chiếm 5% , nhưng chính họ - chính 5% đó đă, và sẽ tiếp tục làm thay đổi thế giới.

    Em sợ nhất là trở thành một người ngu dốt, v́ ngu dốt sẽ dẫn đến yếu hèn. Em không muốn làm một con người sống đớn hèn và chạy chọt. Em đă tin tưởng và sống như những ǵ ba em khuyên.


    Nhưng cô ơi, thỉnh thoảng em thấy thật yếu đuối và cô đơn. Như lúc này đây, trong một thời buổi mà sống lương thiện thôi đă khó biết bao rồi, huống hồ sống và trở thành một trí thức chân chính.

    Nhưng mà nhất định sẽ có sự thay đổi, phải không cô ?


    Sinh viên cũ của cô

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •