Page 104 of 471 FirstFirst ... 45494100101102103104105106107108114154204 ... LastLast
Results 1,031 to 1,040 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1031
    Member
    Join Date
    17-08-2010
    Posts
    167
    Quote Originally Posted by salsa View Post
    Gần Ái Mỹ là một con hẻm thông từ đường Bàn Cờ qua Cao Thắng, trên con hẻm này có một nhà bảo sanh. C̣n Ái Mỹ nh́n xéo qua đâu có nhà bảo sanh nào đâu ? Ở góc CT/Pdp đối diện góc Ái mỸ là một tiệm phở và góc kia là 1 tiệm cà phê hủ tíu. Góc xéo với Ái Mỹ th́ không có tiệm quán ǵ hết nhưng xích lên 1 chút trên PDP th́ có 1 sap. bán báo.

    Có một nhà bảo sanh đối diện ra.p Dại Đồng va một cái nữa o kế hay gần rạp Việt Long. Một trong 3 nhà bảo sanh này có 1 cái tên là Nhà Bảo Sanh Cô Mụ Mười nhưng tui không nhớ là cái nào.

    Đối diện trụng Ô Ro có một tiệm bán tranh là nhà của thằng bạn tên Quy, học PKy', o ngay đầu hẻm nho nhỏ . Cách vài căn la tiêm mướn sách Cả nh Vân rat noi tieng.
    Nhà bảo sanh gần Ái Mỹ là nhà Bảo Sanh Cô Mười, thông 2 mặt đường mặt trước Phan Đ́nh Phùng mặt sau là hẻm thông từ đương Bàn cờ ra Cao Thắng. Bảo Sanh ở cạnh rap Viêt Long là "Đức Chính"
    Góc Bàn Cờ và Phan Đ́nh Phùng là Chùa "Kỳ Viên Tự" Chùa này năm 2004 hoặc 2005 ǵ đó nghe nói có 1 "Việt Kiều" đến đề nghị phá đi xây lại, có người xin hùn tiền nhưng VK này đ̣i xây 1 ḿnh, sau khi phá đi nó lấy sắt thép bán được hơn 1 tỉ rồi biến mất. Báo hại chùa phải giăng lều để cúng kiếng, năm 2008 có xây lại được ít nhiều đến năm 2011 đúc cái xườn 3 , 4 tầng ǵ đó không biết bây giờ đă xong chưa. Bên này của đường Bàn cờ là tiệm thuốc tây Phan Đ́nh Phùng sau đổi thành ngân hàng. Đối diện với chùa Kỳ Viên xéo về phía Cao Thắng là chi nhánh ngaan hàng Tín Nghĩa.

  2. #1032
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by bvinh View Post
    Đó là trường Cao Đẳng Sư Phạm.
    Tôi ở gần đó, ngă tư Ng Trăi và T B Trọng.
    Góc đường Cộng Hoà và Thành Thái là căn nhà 2 tầng nhỏ , dùng là Trung Tâm Thính Thị , tới đó để tập nghe tiếng Anh .

    Ngă tư Nguyễn Trăi và Trần B́nh Trọng có mấy cái quán cóc nhậu .

    Bạn thân của tôi ở 100 Nguyễn Biểu , sau 1975 mất liên lạc , thư về cũng không thấy trả lời .

    Cuối đời , rất mong muốn t́m lại được nó

    Tigon

  3. #1033

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Góc đường Cộng Hoà và Thành Thái là căn nhà 2 tầng nhỏ , dùng là Trung Tâm Thính Thị , tới đó để tập nghe tiếng Anh .

    Ngă tư Nguyễn Trăi và Trần B́nh Trọng có mấy cái quán cóc nhậu .

    Bạn thân của tôi ở 100 Nguyễn Biểu , sau 1975 mất liên lạc , thư về cũng không thấy trả lời .

    Cuối đời , rất mong muốn t́m lại được nó

    Tigon
    Ngă ba, không phải là ngă tư đâu. Đường Trần b́nh Trọng khi tới đường Nguyễn Trăi là hết. Ngay tại ngă ba này là trường Bác Ái, trường Tàu rất lớn, gồm 4 chương tŕnh, Tàu, Việt, Anh, Pháp. Trường này đa số là con nhà giàu.

  4. #1034
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by ganhaque View Post
    Nhà bảo sanh gần Ái Mỹ là nhà Bảo Sanh Cô Mười, thông 2 mặt đường mặt trước Phan Đ́nh Phùng mặt sau là hẻm thông từ đương Bàn cờ ra Cao Thắng. Bảo Sanh ở cạnh rap Viêt Long là "Đức Chính"
    .
    Đường Cao Thắng có 2 nhà Bảo Sanh : Đức Chính và Đức Huệ ( có bà con với nhau ). Đức Huệ ở gần ngă 3 Cao Thắng + Trần Quư Cáp . Các cháu nhà tôi đều được sinh ra ở Đức Huệ . Sau 1975 , các em gái và em dâu tôi cũng vào Đức Huệ , Bà chủ vẫn c̣n nhớ và hỏi thăm tôi .

    Từ trong hẻm tôi ở , có ngơ thông ra cả 4 đường : Cao Thắng - Hồng Thập Tự , Nguyễn Thiện Thuật , và Phan Đ́nh Phùng .

    Hồi Tết Mậu Thân , mấy chú cán Cộng chạy vào đây rồi chịu bị bắt , v́ đâu có biết lối ra .

    tigon

  5. #1035
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Con tim của Saigon là chợ Bến Thành , bởi thế nên nhiều người gọi đó là Chợ Saigon .

    Ngắm chợ Bến Thành , người ta nh́n vào các quảng cáo , cái đồng hồ , nh́n trời nh́n mây , nhưng có mấy ai để ư đến những bức h́nh hoa quả , hoặc thú vật ...gắn trên tường thành khu chợ : những bức h́nh đó được gọi là những bức phù điêu :

    T́m lại tác giả những bức phù điêu chợ Bến Thành

    Nằm ở trung tâm Saigon, chợ Bến Thành đă trở nên quá quen thuộc với mỗi người dân Sài G̣n, cũng như đối với du khách trong và ngoài nước. Theo ḍng thời gian, kiến trúc của chợ Bến Thành có nhiều thay đổi. Tuy thế, dáng vẻ và phần đầu của mặt tiền chợ vẫn giữ được như xưa. Trong ḷng nhiều thế hệ, chợ như là một biểu tượng của Saigon.

    Quen thuộc là vậy, có thể nhiều người quan sát thấy những bức phù điêu trang trí chợ Bến Thành với h́nh con ḅ, con cá đuối, nải chuối...

    Nhưng có lẽ, ít người biết tác giả của những bức phù điêu đó là ai?



    T́m lại người xưa

    Trong quá tŕnh t́m về lịch sử trường Mỹ nghệ Biên Ḥa, cũng như ḍng gốm Biên Ḥa xưa. Tôi cũng may mắn t́m gặp lại được hai nghệ nhân gốm Biên Ḥa, những người đă trực tiếp gắn những bức phù điêu ở chợ Bến Thành năm xưa.

    Mùa hè năm 2007, qua lời giới thiệu của một chị làm trong ngành gốm, tôi được gặp ông Nguyễn Trí Dạng (Tư Dạng), một nghệ nhân gốm Biên Ḥa xưa, hiện sống tại phường Thống Nhất, thành phố Biên Ḥa

    . Qua vài lời nói chuyện làm quen. Tôi liền hỏi ông ngay: “Cháu nghe nói trường ḿnh, trường Mỹ nghệ Biên Ḥa, ngày xưa có làm phù điêu trang trí cho chợ Bến Thành?”.

    Ông Tư Dạng trả lời ngay: “Đúng, làm năm 1952, mẫu là sáng tác của ông Mậu; tôi và một người bạn là hai người trực tiếp lên Sài G̣n gắn những bức phù điêu đó”.


    C̣n tiếp...

  6. #1036
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Nguyễn Trí Dạng (trái) và Vơ Ngọc Hảo, hai nghệ nhân đă trực tiếp gắn những bức phù điêu chợ Bến Thành

    Được gợi về những năm tháng xa xưa, ông hào hứng kể lại vô số chuyện cũ. Chuyện về những người thầy, những thợ bạn và những sản phẩm gốm Biên Ḥa xưa.

    Đó là những chuyện không xưa lắm, nhưng lớp trẻ ngày nay khó h́nh dung về một ngôi trường nổi tiếng một thời với ḍng gốm mỹ nghệ Biên Ḥa. Sinh ra trong một gia đ́nh có truyền thống về gốm mỹ nghệ, nên từ rất nhỏ ông đă có dịp tiếp xúc với những người nghệ nhân của trường Bá nghệ, càng quan sát ông càng đam mê những đất, men.

    Năm 14 tuổi, ông vào học trường Mỹ nghệ Biên Ḥa, sau 4 năm học tập, ông tốt nghiệp năm 1950, và cũng là khóa học tṛ cuối cùng của trường dưới sự điều hành của ông bà Balick. Sau khi ra trường, ông làm việc liên tục tại Hợp tác xă Mỹ nghệ Biên Ḥa cho đến khi được tuyển vào trường Kỹ thuật Biên Ḥa, năm 1966, để làm thầy dạy ban gốm của trường.

    Cả đời ông gắn liền với nghề gốm, hiện nay ở tuổi 76, ông vẫn làm những sản phẩm gốm cho những đơn hàng nhỏ, lẻ.

    Gặp được người nghệ nhân thứ nhất, tôi tiếp tục đi t́m người nghệ nhân thứ hai đă tham gia gắn những bức phù điêu đó. Sau nhiều cuộc t́m kiếm, cùng với sự hướng dẫn chỉ đường của ông Tư Dạng, tôi cũng t́m được người nghệ nhân này, gặp được ông tại Cù Lao Phố (Biên Ḥa) vào một ngày trung tuần tháng 10.

    Ông là Vơ Ngọc Hảo, sinh năm 1932 tại Tân Thành, Biên Ḥa. Vào học trường Mỹ nghệ Biên Ḥa năm 1945, sau bốn năm học tập, ông tốt nghiệp ban gốm của trường vào ngày 11.07.1949

    . Sau khi tốt nghiệp, ông ra làm thợ cho Hợp tác xă Mỹ nghệ Biên Ḥa đến năm 1961, sau đó ông làm cho công ty cấp nước thành phố đến khi nghỉ hưu. Hiện nay, ông sống tại B́nh Lục, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

    Tại Cù Lao Phố, vào một ngày tháng 10.2007, hai người nghệ nhân mỹ nghệ Biên Ḥa năm nào, sau nhiều năm xa cách, ngày nào lên gắn những phù điêu tóc hăy c̣n xanh nay mái đầu đă bạc. Gặp lại, hai ông ôn lại những kỷ niệm năm xưa về mái trường Mỹ nghệ, nay chỉ c̣n trong kư ức. Và nhớ lại những ngày đi gắn những bức phù điêu, đó là những kỷ niệm không thể nào quên. Người viết bài này được phép ngồi cạnh hai vị nghệ nhân, dịp này xin thuật lại đôi điều về những kư ức đó!

    C̣n tiếp...

  7. #1037
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kư ức c̣n lại



    Phù điêu h́nh ḅ và heo (cửa Đông)

    Tôi đọc được một trang nhật kư của một nghệ nhân mỹ nghệ Biên Ḥa ghi:“Ngày 1.9 (âm lịch) mưa cả ngày. Qua ngày 2.9 nước lên lẹ cấp kỳ. Nước xuống lần cho tới ngày 17.9. Đâu về đó”. Đó là những ḍng chữ ghi lại nhật kư trận lũ lịch sử Nhâm Th́n (1952) tại Biên Ḥa.




    Phù điêu h́nh ḅ và vịt (cửa Đông)

    Sau trận lũ lụt Nhâm Th́n, ba ông Phạm Văn Ngà (Ba Ngà), Nguyễn Trí Dạng (Tư Dạng) và Vơ Ngọc Hảo được Hợp tác xă Mỹ nghệ Biên Ḥa cử lên Sài G̣n để gắn những bức phù điêu chợ Bến Thành.

    Những bức phù điêu này được nhà thầu chợ Bến Thành đặt trường Mỹ nghệ Biên Ḥa làm. Thầy Lê Văn Mậu được giao sáng tác theo đơn đặt hàng, được sự giúp của những người thầy và những nghệ nhân lành nghề bên Hợp tác xă Mỹ nghệ Biên Ḥa như: Sáu Sảnh, Tư Ngô, Hai Sáng, chủ Thạch, anh Tóc...

    Thầy Lê Văn Mậu sáng tác trực tiếp lên đất, sau đó chỉnh sửa với sự góp ư của những người nghệ nhân. Rồi những bức phù điêu đó, nhằm để tránh những sự vênh méo ở những sản phẩm có độ nung cao như gốm Biên Ḥa, chúng được cắt ra theo từng miếng nhỏ riêng, để đem mang đi chấm men, đi nung.

    Ḷ đốt bằng củi thỉnh thoảng gây “hỏa biến” ở những đồ gốm, đặc biệt có ở những bức phù điêu chợ Bến Thành những màu men trắng ta, trắng ngà ngà vàng mỡ gà rất đẹp, rất hiếm gặp. Do những miếng nhỏ của những bức phù điêu được đặt ở nhiệt độ không đều nhau, tuy trong cùng một ḷ nung, nên khi ra ḷ nó có miếng màu nhạt, màu đậm là vậy.


    C̣n tiếp...

  8. #1038
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Posts
    62

    ... bún bung ...bà Ba Bủng...

    ... h́nh như ở mé cửa Bắc, đường Thủ khoa Huân có bún bung của bà Ba Bủng nấu, nghe nói là ngon lắm.. chỉ tội ngồi cái ghế gỗ bé tí teo lại thấp lè tè.. c̣n chợ vườn Chuối có bún Chả theo lối Hà nội cũng ngon, bún ốc th́ chợ Hoà Hưng. Nói đến Hoà Hưng th́ lại nhớ đến một dăy cửa hàng " cầy tơ...".
    ... nmq biết là nhờ một bà bạn cũng làm "tu bíp", mà lại ham ăn quà,.. và ngồi chồm hổm ở chợ, c̣n hiền thê TV th́ lại ghét quà vặt, cái ǵ "bà ấy ", cũng chê dơ.. ăn rồi đau bụng !!nmq

  9. #1039
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Phù điêu h́nh cá đuối và nải chuối (cửa Tây)

    Trước khi đóng thùng mang lên Sài G̣n bằng những chiếc xe công nhông. Những mẫu gốm của phù điêu chợ Bến Thành được mang từ trường trong (ngày nay là địa điểm trường CĐ Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai) ra sắp ngoài trường ngoài (ngày nay là địa điểm trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai), bởi ḷ nung gốm được đặt ở trường trong.

    Những mẫu gốm của phù điêu được đem sắp ngay chỗ cột cờ, chỗ văn pḥng thầy Mă Phiếu (trưởng pḥng hành chánh trường Mỹ nghệ Biên Ḥa) bước ra, sắp ra ở đó.

    Thầy Lê Văn Mậu, chắp tay sau lưng, đi qua đi lại coi xem tấm nào nó bị vênh mới cho đục sau lưng cho nó mỏng để cho nó bằng. Xong xuôi đâu đó mới xếp vào thùng chuyển lên Sài G̣n.

    Rồi xuống dưới đó, chợ Bến Thành, nhà thầu khi họ xây dựng họ chừa lại những mảng tường cho ḿnh để gắn những phù điêu. Và họ cũng làm sẵn cho ḿnh những giàn giáo, những cô công nhân trộn cho những hồ vữa sẵn để ḿnh chỉ tập trung gắn những phù điêu. Ông Phạm Văn Ngà, người thợ cả chỉ đạo gắn những bức phù điêu cho hai người thợ trẻ, ông Tư Dạng và Hảo, làm những công việc cần làm để gắn những bức phù điêu lên.

    Từng tấm, từng tấm, gắn từ những tấm ở dưới trước rồi dùng những cây chỏi để giữ cho nó gắn chặt với hồ vữa, đến khi hoàn thành một bức phù điêu, kiểm tra lại xem chổ nào c̣n hở th́ trét hồ cho kín. Nh́n thấy công việc cũng không khó khăn lắm, cộng với nhiều công việc đang đợi ḿnh ở Biên Ḥa, nên ông Ba Ngà về trước, để lại những tấm phù điêu đó cho hai người thợ trẻ tiếp tục công việc.



    Phù điêu h́nh ḅ và cá (cửa Nam)

    Những thuận lợi ban đầu, khi ở Sài G̣n họ tạo điều kiện cho ḿnh, nhưng bên cạnh đó gặp cũng không ít khó khăn. Ở cái cửa chính kế ga xe lửa, chổ này về khuya cá biển về họ mần rầm rầm hơi nó bốc lên mà nó hôi tanh, muốn ói vậy, trong khi đó ḿnh phải ngủ trên... những chiếc đồng hồ nơi cửa chính này.

    Ban ngày th́ nắng chang chang, sáng có sương mù tối đến mưa phùn, những giấc ngủ lạnh buốt là thế nhưng những người nghệ nhân Biên Ḥa này luôn cố gắng để hoàn thành công việc được giao. Theo trí nhớ của hai nghệ nhân gốm, th́ thời gian hoàn thành 12 bức phù điêu cho bốn cửa của chợ Bến Thành khoảng hai tháng trở lại chứ không có hơn, cũng mau lắm!



    Phù điêu h́nh vịt (cửa Bắc)

    Khi những bức phù điêu đă tương đối hoàn tất th́ người thợ cả Ba Ngà xuống xem, chỉnh sửa lại đôi chổ c̣n thiếu sót. Hai người thợ trẻ hoàn thành công việc được giao, họ phấn khởi, đó là những kỷ niệm một thời nay khó phai mờ trong kư ức!


    C̣n tiếp...

  10. #1040
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lê Văn Mậu - tác giả những bức phù điêu

    Lê Văn Mậu (1917 - 2003) là một nhà giáo nhân hậu và một điêu khắc gia tài hoa. Sinh năm 1917 tại Vĩnh Long. Năm 1930, lên Sài G̣n ở nhà người cậu là bác sĩ Quế để học trung học. Sau khi đậu Diplôme vào năm 1934, Lê Văn Mậu lên Biên Ḥa xin học điêu khắc trong dịp hè với ông Balick, hiệu trưởng trường Mỹ nghệ.

    Ông bà Balick là thân chủ bác sĩ Quế nên rất quí thầy và sắp xếp cho thầy ở Cù Lao Phố. Khi ông Balick hứa sẽ xin cho thầy học bổng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương th́ thầy quyết định bỏ học ban tú tài mà theo học trường Mỹ nghệ.

    Trong thời gian học ở đây, những mẫu sáng tác của thầy được Hợp tác xă Mỹ nghệ Biên Ḥa chọn để đưa vào sản xuất. Sau những năm tháng học tập, thầy đậu hạng nhất ḱ thi tốt nghiệp khóa ngày 2.7.1937.



    Đoàn Trường Kỹ thuật Biên Ḥa tham dự khóa hội thảo về giáo dục năm 1965 tại Sài G̣n (Lê văn Mậu đầu tiên, bên trái)

    Được ông Balick giới thiệu, cuối năm 1937, thầy đă vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương không phải qua thi tuyển. Năm 1940, báo Pháp La volonté indochinoise nhận xét phê b́nh:

    “Tác phẩm Đám rước của ông Mậu, do cách bố cục và sự t́m ṭi trong cách thể hiện, đă báo hiệu một nghệ sĩ tài năng”. Sau nhiều trăn trở tính suy, mùa hè năm 1942, thầy quyết định thôi học một năm trước khi thi tốt nghiệp, ông hiệu trưởng E. Jonchère cho thầy một chứng chỉ với nhận xét rất tốt.

    Theo thư mời của ông Balick, Lê Văn Mậu trở thành giáo viên dạy môn điêu khắc và môn vẽ cho trường Mỹ nghệ Biên Ḥa kể từ năm 1944, là người thế chân cho thầy Nhứt (Đặng Văn Quới) nghỉ hưu. Từ đó thầy gắn bó với trường Mỹ nghệ, với Biên Ḥa tṛn nửa thế kỷ. Cuộc đời nhà giáo của thầy phẳng lặng êm đềm. Năm 1963, thầy được cử làm hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Biên Ḥa, nhưng với tên mới là trường Kỹ thuật Biên Ḥa.

    Năm 1973, trường Kỹ thuật Biên Ḥa có sự xáo trộn, thầy xin thôi chức hiệu trưởng và thầy thuyên chuyển về trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài G̣n làm giảng viên môn điêu khắc. Sau 1975, thầy tiếp tục dạy tại trường cũ, nhưng có tên mới là ĐH Mỹ thuật Tp.HCM, cho đến khi nghỉ hưu.

    Ông Nguyễn Hoàng, hiệu trưởng nhận xét: “Ông là người thầy đă đóng góp nhiều công sức để đào tạo cho đội ngũ điêu khắc ở miền Nam ”.

    Trong sự nghiệp sáng tác của ḿnh thầy Lê Văn Mậu đă sáng tác hàng trăm tác phẩm lớn nhỏ. Hiện nay được lưu giữ trân trọng tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Đồng Nai, sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Chỉ xin kể một số tác phẩm tiêu biểu của thầy: Đức mẹ Maria (1951, Nhà thờ Biên Ḥa), Napoléon xem binh thư (1954, Pháp), Phật Thích Ca(1954, Chùa Xá Lợi), Bóng xế tà (1964, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh), Đại thần Phan Thanh Giản (1964, Vĩnh Long), Tượng trưng tài nguyên và kinh tế Biên Ḥa (1967), Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1968, đặt trước chợ Rạch Giá), Đài phun nước Cá hóa long (1968 - 1970, Công trường Sông Phố, Biên Ḥa), Hùng Vương dựng nước (1989, Khách sạn Continental, Thành phố Hồ Chí Minh)… Thầy ba lần làm tượng VIP đáng nhớ: tượng Cựu hoàng Bảo Đại (1948), tượng Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm (1959) và tượng Bà Sáu Thiệu (1970-1973). Và thầy đă sáng tác rất nhiều mẫu mă phục vụ cho những sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Ḥa.


    Bài và ảnh: Nguyễn Minh Anh (Cựu sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai)

    http://dongnai.vncgarden.com/cam-nha...ieuchobenthanh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •