Page 105 of 471 FirstFirst ... 55595101102103104105106107108109115155205 ... LastLast
Results 1,041 to 1,050 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1041
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by nguyen manh quoc View Post
    ... h́nh như ở mé cửa Bắc, đường Thủ khoa Huân có bún bung của bà Ba Bủng nấu, nghe nói là ngon lắm.. chỉ tội ngồi cái ghế gỗ bé tí teo lại thấp lè tè.. c̣n chợ vườn Chuối có bún Chả theo lối Hà nội cũng ngon, bún ốc th́ chợ Hoà Hưng. Nói đến Hoà Hưng th́ lại nhớ đến một dăy cửa hàng " cầy tơ...".
    ... nmq biết là nhờ một bà bạn cũng làm "tu bíp", mà lại ham ăn quà,.. và ngồi chồm hổm ở chợ, c̣n hiền thê TV th́ lại ghét quà vặt, cái ǵ "bà ấy ", cũng chê dơ.. ăn rồi đau bụng !!nmq

    Bây giờ th́ đố ai dám ngồi ăn kiểu đó . Bụi bặm từ xe cộ qua lại bay tùm lum mà bà con vẫn ăn uống tỉnh bơ .

    Đúng là Trời sanh , trời dưỡng !

    Tigon

  2. #1042
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Giải trí cuối tuần : CHỒNG LÀ G̀ NHỈ ?




    Chồng là một đấng anh hào
    Là duyên, là nợ Trời trao cho ḿnh
    Chồng là trụ cột gia đ́nh
    “Ba đồng một mớ” Ta rinh về nhà

    Chồng là Bố của Con Ta
    “To đầu mà dại” đến già chưa khôn
    Chồng là loài sống bằng cơm
    Lại ham món phở, bia ôm vỉa hè

    Chồng là một gă lái xe
    Uống nhiều, hút lắm, lè phè ngày đêm
    Chồng là Anh của nhiều Em
    Ga lăng nên hễ có Tiền là vung

    Chồng là cái thế Anh Hùng
    Mát xa, sàn nhảy vẫy vùng khắp nơi
    Chồng là Hào Kiệt trên Đời
    Vợ Ḿnh th́ Sợ, Vợ Người th́ Yêu

    Chồng là Quân Tử hạng siêu
    Cứ Ai phái yếu là Chiều, là Thương
    Chồng là một gă Ương Ương
    Bỏ đi th́ Tội, phải vương cả Đời!

    Copy từ trang mạng " Phu Nhân HQ"

  3. #1043
    Member
    Join Date
    11-05-2011
    Posts
    201

    Cầu Thị Kiều

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Con tim của Saigon là chợ Bến Thành , bởi thế nên nhiều người gọi đó là Chợ Saigon .
    C̣n tiếp...
    Nghe nói thời 69-70 Có xây một cây cầu dành cho người đi bộ từ Ga xe lửa băng qua Công viên Quách Th́ Trang . Đô Thành SG đặt tên là Cầu Thị Kiều dân chúng "phản động" nói đùa là Cầu Thiệu Kỳ.Xong rồi dẹp bỏ
    Có Bạn nào có tư liệu về nó không???

  4. #1044
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by johnchamber View Post
    Nghe nói thời 69-70 Có xây một cây cầu dành cho người đi bộ từ Ga xe lửa băng qua Công viên Quách Th́ Trang . Đô Thành SG đặt tên là Cầu Thị Kiều dân chúng "phản động" nói đùa là Cầu Thiệu Kỳ.Xong rồi dẹp bỏ
    Có Bạn nào có tư liệu về nó không???
    Tôi nhớ cái cầu này rồi : cho người đi bộ , từ ga xe lửa băng qua bến xe buưt , không phải qua bùng binh chợ Saigon đâu

    Nếu ai xem video ngày quân lực 67 , sẽ thấy băng rôn " Toàn Dân Ngưỡng Mộ Chiến Sĩ Anh Hùng " giăng trên cây cầu ấy .

    H́nh như cây cầu gần sập , nên phải gỡ bỏ , để tránh tai nạn .

    Cầu này h́nh như không có tên

    Search Google không thấy " Cầu Thị Kiều " đâu hết

    Tigon

  5. #1045
    Member
    Join Date
    11-05-2011
    Posts
    201

    Nhà Bảo Sanh Hồng Đức???

    Quote Originally Posted by salsa View Post
    Gần Ái Mỹ là một con hẻm thông từ đường Bàn Cờ qua Cao Thắng, trên con hẻm này có một nhà bảo sanh. C̣n Ái Mỹ nh́n xéo qua đâu có nhà bảo sanh nào đâu ? ... c
    Tớ nhớ mang máng ngay góc dối diện Ái Mỹ là sạp Báo bên cạnh là nhà Bảo Sanh Hồng Đức

  6. #1046
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523
    Quote Originally Posted by johnchamber View Post
    Nghe nói thời 69-70 Có xây một cây cầu dành cho người đi bộ từ Ga xe lửa băng qua Công viên Quách Th́ Trang . Đô Thành SG đặt tên là Cầu Thị Kiều dân chúng "phản động" nói đùa là Cầu Thiệu Kỳ.Xong rồi dẹp bỏ
    Có Bạn nào có tư liệu về nó không???



  7. #1047

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Góc đường Phan đ́nh Phùng & Cao Thắng là photo Ái Mỹ, bên cạnh Ái Mỹ là tiệm may Quỳnh Dao. Bên kia đường ngay ở góc đường là tiệm may Elegant, tiêm may Vinh, Phú. Ngày xưa tôi đi may đồ ở Elegant, và Vinh nên c̣n nhớ, có gặp Thái Châu, Thanh Tú tới may đồ ở đây> Ngoài ra sạp báo hay nhà bảo sanh th́ tôi không để ư mấy.

  8. #1048
    Member
    Join Date
    11-05-2011
    Posts
    201

    Cảm ơn Tigon và SilverBullet

    Cảm ơn Tigon và SilverBullet

  9. #1049
    Member
    Join Date
    22-03-2012
    Posts
    30

    Ngă tư

    Quote Originally Posted by ForexNews View Post
    Ngă ba, không phải là ngă tư đâu. Đường Trần b́nh Trọng khi tới đường Nguyễn Trăi là hết. Ngay tại ngă ba này là trường Bác Ái, trường Tàu rất lớn, gồm 4 chương tŕnh, Tàu, Việt, Anh, Pháp. Trường này đa số là con nhà giàu.
    Ngă tư, khg phải ngă ba.

    Trần B Trọng qua Ng Trăi có nhà thờ Chợ Quán, đi tới nữa là Trần H Đạo.

    Tôi ở gần ngă tư Ng Trăi, Trần B Trọng.

  10. #1050
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thời sinh viên ở Sài G̣n

    Trần Trung Đạo

    Tôi từ Đà Nẵng vào Sài G̣n cuối tháng Tám 1972. Nơi tôi ghi danh học đầu tiên là trường Luật. Có thể nói tôi là một trong những tân sinh viên nộp đơn vào năm thứ nhất niên khóa 1972-1973 trễ nhất.

    Ghi danh vào trường Luật không cần phải thi, chỉ cần tŕnh bằng tốt nghiệp Tú Tài phần hai là đủ. Pḥng ghi danh là một khu nhà lụp sụp phía sau trường chung một hàng rào với đại học Kiến Trúc.

    Tôi được phát một thẻ sinh viên tạm. Số sinh viên của tôi dài tới năm số. Tôi không nhớ chính xác nhưng hai số thứ tự đầu đă lên đến trên mười ngàn.

    Trường Luật, được chính thức thành lập dưới thời Đệ nhất Cộng Ḥa, là một trong những trường già nua về cả h́nh thức lẫn chiều dài lịch sử, trong số các trường đại học thuộc Viện Đại Học Sài G̣n. Trường không có nhiều đất trống ngoại trừ khoảng sân không mấy rộng giữa trường. Cổng trường c̣n lại những viên ngói đỏ rêu phong từ khi mới thành lập. Giảng đường chỉ là những pḥng học dài nối nhau. So với các trường trung học như Gia Long, Petrus Kư, trường đại học Luật Khoa Sài G̣n nhỏ hẹp và chật chội hơn nhiều. V́ số thẻ sinh viên của tôi cao trên mười ngàn nên có lần tôi viết câu thơ mô tả trường Luật “mười ngàn sinh viên trong giảng đường vài trăm chỗ / học suốt năm không thấy mặt thầy”.

    Công việc đầu tiên của một tân sinh viên sau khi ghi danh, nhận lớp, là đi mua “cua” tức sách giáo khoa giảng dạy của các thầy, từ dân luật, h́nh luật đến cổ luật. V́ hiếm khi gặp mặt thầy, không có “cua” là rớt.

    Sau khi ghi danh ở Luật, tôi sang ghi danh Ban Kinh Tế khoa Khoa Học Xă Hội ở đại học Vạn Hạnh. Khoa Khoa Học Xă Hội ở Vạn Hạnh phải thi vào nhưng cũng chỉ thi cho đúng thủ tục v́ tôi không nghe ai thi rớt vào khoa Khoa Học Xă Hội ở đại học Vạn Hạnh bao giờ.

    Trường Luật chật hẹp mà sinh viên lại quá đông, chúng tôi thường la cà trong những quán cốc. Nhiều nhất là chung quanh công trường Quốc Tế, thường gọi là Hồ Con Rùa, bên ngoài trụ sở “Tổng Hội Sinh Viên” số 4 Duy Tân hay góc Thư Viện Quốc Gia trên đường Gia Long.

    Các quán cà phê thường không có tên. Ngoài quán cà phê Bà Vú bên ngoài đại học Vạn Hạnh, phần lớn các quán chung quanh trường Luật do sinh viên tự đặt tên bằng địa điểm để dễ hẹn nhau.

    Số sinh viên ghi danh vào Luật cao nhưng bỏ trường ra đi sớm rất đông và thi rớt cũng nhiều. Trong số những người bỏ cuộc có tôi.

    Tôi học cả hai trường và v́ kỳ thi cuối khóa cùng ngày nên tôi không theo đuổi việc học Luật hết năm thứ nhất. Bạn bè tôi phần đông học Luật nên mỗi tuần tôi đều trở lại trường. Ở đó, dưới những gốc me, vỉa phố, bên những ly cà phê đen, cà phê sữa, trên những ghế thấp, cạnh những chiếc bàn vuông, chúng tôi để cho những thao thức về chiến tranh và số phận đất nước có dịp tuôn trào. Tuổi đời c̣n rất trẻ nhưng chiến tranh đă làm chúng tôi già sớm hơn tuổi mười tám của ḿnh.

    Khi sang Vạn Hạnh tôi có dịp học với thầy Trần Văn Tuyên môn Chính Trị Quốc Nội và thầy Vũ Quốc Thông môn Luật Hiến Pháp Đối Chiếu. Đây là hai môn học tôi thích nhất. Luật Sư Trần Văn Tuyên không mang theo sách vở hay tài liệu giảng dạy ǵ và những bài giảng của thầy là kinh nghiệm sống trong thời hoạt động chính trị.

    V́ thầy dạy không theo giáo khoa nên giảng đường lúc nào cũng đông. Sinh viên phải có mặt để ghi lời thầy giảng. Tôi thường t́m cách gần gũi thầy Trần Văn Tuyên để hỏi những chuyện đất nước trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954.

    Thầy Trần Văn Tuyên đơn giản, tóc cắt cao và thường mặc áo sơ-mi trắng ngắn tay.

    Thầy Vũ Quốc Thông th́ khác, lúc nào cũng đường bệ, chuẩn bị kỹ càng và luôn đến lớp với một cặp-táp (le cartable) đầy tài liệu giảng dạy.

    Tôi hay thắc mắc với thầy Vũ Quốc Thông về cách dùng chữ. Ví dụ thầy dùng chữ “Chủ nghĩa Tập Sản” thay cho “Chủ nghĩa Cộng Sản”. Tôi cho rằng khái niệm “Chủ nghĩa Tập Sản” hay “Chủ nghĩa B́nh Sản” được nhắc đến nhiều trước năm 1975, chỉ là một phạm trù thuần kinh tế, nghĩa hẹp nhiều so với chủ nghĩa Cộng Sản vốn là cả một hệ thống triết học giải thích toàn bộ đời sống con người, xă hội và vũ trụ. Thầy chăm chú lắng nghe ư kiến nhưng không thay đổi cách gọi “tập sản” của ḿnh. Thầy Vũ Quốc Thông dạy tận tụy và trích dẫn nhiều từ các sách Pháp, trong đó có cả Tuyển tập Marx-Engel.

    Thầy chúng tôi, Giáo sư Trần Văn Tuyên chết trong tù Cộng Sản năm 1976 và Giáo sư Vũ Quốc Thông chết năm 1987, chỉ một thời gian ngắn sau khi ra khỏi nhà tù.

    T́nh nghĩa thầy tṛ ở miền Nam, dù tiểu học, trung học hay cả đại học đều thắm thiết, thân thương, đáng kính, đáng yêu và đáng nhớ. Tôi cố gắng rất nhiều nhưng không phải là người tự học. Kiến thức của tôi là của các thầy cô trao lại. Đứa sinh viên năm thứ nhất ngày xưa không c̣n trẻ nữa nhưng mỗi khi nghĩ đến các thầy cô tự nhiên thấy ḿnh nhỏ lại thật nhiều.

    Thời gian từ năm 1973 đến năm 1975 là thời gian yên tỉnh. Chương tŕnh b́nh định đại học khá thành công. Mùa hè năm 1973, một nhóm sinh viên chúng tôi đại diện cho trường tham dự trại hè sinh viên toàn quốc do Bộ Giáo Dục và Thanh Niên tổ chức ở Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Đông sinh viên du học cũng về tham dự trại. Dĩ nhiên không có “lănh tụ sinh viên” đường phố nào. Đó là những ngày vui nhất của mùa hè.

    Không chỉ sinh viên Sài G̣n, Vạn Hạnh, Minh Đức mà cả Huế, Cần Thơ, Đà Lạt và các trường đại học tư mới thành lập cũng cử phái đoàn tham dự.

    Buổi tối chúng tôi quây quần trong sân cờ của trường Thiếu Sinh Quân trao đổi kinh nghiệm học hành, chuyện đất nước và hát nhạc Du Ca như có lần tôi đă kể lại trong bài viết Khi bài hát trở về.

    Ngoại trừ các nhóm chống chính phủ bốn mùa của các bà Ni Sư Khất Sĩ Huỳnh Liên, Phong Trào Phụ Nữ Đ̣i Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành, năm 1973, các phong trào sinh viên tranh đấu ở Sài G̣n do Cộng Sản tổ chức phần lớn đă được dập tắt. Các “lănh tụ sinh viên học sinh” mặt nổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đ́nh Ban, Trần Thị Lan, Lê Văn Nuôi, Vơ Như Lanh, Nguyễn Xuân Lập v.v. đă bị kết án và vừa được trao trả tù binh.

    Nhắc đến chuyện trao trả tù binh không thể quên tác phẩm Tù Binh và Ḥa B́nh của nhà văn Phan Nhật Nam, trong đó anh dành trọn một chương để viết về những người mà anh gọi là “Những người lỡ làng”. Hôm đó, buổi chiều ngày 27-3-1973, những “lănh tụ sinh viên” sắp được trao trả về phía Cộng Sản đang tụm nhau ngồi trong một chiếc lều để chờ được nhận.

    Những bài hát của Phạm Thế Mỹ, Trịnh Công Sơn được cất lên từ chiếc lều nhỏ. Họ gồm Vơ như Lanh, Trịnh đ́nh Ban, Cao thị quế Hương, Trần thị Lan, Trần thị Huệ, Nguyễn thành Công. Không ai biết họ hát để nung cao khí thế hay hát để che đi sự lo âu trước tương lai mờ mịt núi rừng đang chờ đợi họ.

    Trong quan điểm đấu tranh giai cấp, dù các anh chị là đảng viên Cộng Sản cũng chỉ là đảng viên thành phố, gốc tiểu tư sản, vừa gia nhập và không được tin tưởng hoàn toàn.

    Nhà văn Phan Nhật Nam tả cảnh anh Nguyễn Thành Công khi tiếp xúc với viên Đại Tá Hungary trong “đôi mắt có vẻ lạc thần, giọng nói đă đượm màu mệt mỏi”. Anh Phan Nhật Nam viết đoạn đó thật cảm động. Anh không giận hay trách móc những tù binh gốc sinh viên anh sắp sửa trao trả mà cảm thông cho sự bồng bột tuổi trẻ của họ nhiều hơn:

    “Phải, tôi hiểu rằng nhóm sinh viên đang ngồi ở dưới tàng cây cao su, đang gảy nên những âm thanh trầm lắng với tiếng hát nhiệt thành trong sáng kia quả t́nh không thể nào là những người cộng sản được. Họ không thể nào là những người cộng sản chuyên chính, dù cho họ đă vào khu học tập, dù đă là cán bộ nội thành làm nhiệm vụ sinh viên vận theo đường lối và kỹ thuật đấu tranh phát xuất từ Cục R, kiểm soát và điều hành bởi ủy viên thanh niên thuộc thành ủy Sài G̣n-Chợ Lớn. Họ cũng không phải là cộng sản dù có chứng minh thư xác nhận là thành viên của đảng lao động, hoặc thành viên của đoàn thanh niên trong mặt trận giải phóng…

    V́ tiếng hát, điệu đàn, nét mặt và lời nói tất cả vẫn là phản ảnh của một hoài băo, hoài băo bất diệt của tuổi trẻ. Muốn thoát khỏi hoàn cảnh bít bùng của đời sống hiện tại, đấu tranh và xây dựng một quê hương rạng rỡ tốt đẹp hơn. Và chính phát xuất từ ư định đẹp đẽ mơ tưởng này, hoài băo của họ đă được đồng hóa với mục tiêu chiến thuật đoản kỳ của cộng sản. Và họ trở thành loại cán bộ tiền phong đắc lực thực hiện những mục tiêu hạn chế trong đường phố Sài G̣n, nơi Giảng Đường, trong ḷng cộng đồng tuổi trẻ Việt Nam.”

    Trong bài viết Những người đi t́m tổ quốc trên talawas năm 2006, tôi cũng viết về các anh chị đó:

    “Thời sôi nổi trong giảng đường đại học, trên đường phố Sài G̣n đă là dĩ văng, giữa rừng cao su Lộc Ninh họ là những thanh niên thành phố đang bước vào một cuộc đời mới ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Như những con cá bị vớt khỏi sông và bỏ vào trong chậu, ngơ ngác, rụt rè, sợ hăi. Họ không c̣n là bè bạn của nhau, không c̣n gọi nhau bằng tên, bằng thứ mà sẽ là đồng chí.

    Đồng chí cũng đồng nghĩa với nghi ngờ, kiếm soát và ḍ xét lẫn nhau.

    Họ hối hận không? Họ thật sự có phải là Cộng sản không? Họ có phân biệt được, dù chỉ là căn bản, những điểm khác nhau giữa xă hội mà họ vừa bỏ lại và xă hội mà họ đang t́m đến không?

    Không ai hỏi và họ cũng sẽ không trả lời thật với ḷng. Có những tâm sự, sống giữ kín chết mang theo, chứ không bao giờ chia sẻ với ai.

    Hồi xưa tôi cũng có cái nh́n khắt khe về những người bỏ đi. Các anh có quyền biểu t́nh, có quyền chống độc tài, chống tham nhũng, chống độc diễn nhưng khi bỏ đi sang hàng ngũ của những người ném lựu đạn vào quán ăn, pháo kích vào trường học, đặt ḿn trên quốc lộ, các anh đă phản bội quyền sống trong hoà b́nh của nhân dân miền Nam.

    Giống như những đứa con lớn lên trong một gia đ́nh nghèo, có bà mẹ bịnh tật, có người cha say rượu hay đánh đập con cái và c̣n một bầy em nhỏ dại. Thay v́ khuyên răn người cha, săn sóc người mẹ, che chở cho đám em khờ, các anh lại bỏ đi, và chẳng những đă bỏ đi mà c̣n dắt kẻ gian về đốt phá nhà ḿnh.”

    Ngày nay, các tài liệu của Đảng đều xác nhận hoạt động của các phong trào chống đối chính quyền VNCH chẳng phải là tự phát chống bất công, độc tài, độc diễn ǵ mà đều được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản trực thuộc Thành ủy Sài G̣n Gia Định nhắm vào mục tiêu duy nhất là đánh sụp chế độ Cộng Ḥa non trẻ ở miền Nam và áp đặt chế độ Cộng Sản độc tài toàn trị trên phạm vi cả nước.

    Tất cả tổ chức, phong trào, tôn giáo, đoàn thể đều được Đảng khai thác, vận dụng một cách tinh vi để phục vụ cho mục đích cuối cùng của đảng Cộng Sản.

    Những tên tuổi, h́nh ảnh được báo chí đối lập và thân Cộng ở Sài G̣n đánh bóng mà nhà văn Phan Nhật Nam nhắc đến chỉ là những khuôn mặt đấu tranh công khai trên đường phố Sài G̣n.

    Họ không biết những đảng viên Cộng Sản ṇng cốt thực sự điều khiển phong trào từ bóng tối là ai. Những kẻ mài dao giết người thường trốn kỹ trong rừng. Những kẻ trao lựu đạn cho sinh viên để ném vào nhà hàng, trường học, chợ búa thường giấu mặt.


    Họ không gọi nhau bằng tên thật, bằng mày tao thân t́nh trong quán cà phê bên ngoài khuôn viên đại học Văn Khoa, Luật Khoa mà gọi bằng bí danh, bằng thứ tự.

    Những “anh ba”, “chị năm” đó bây giờ đang sống trong những biệt thự cao sang, có kẻ hầu người hạ và những chàng sinh viên một thời bồng bột nay chỉ là những “kẻ lạ của hoàng hôn” “lặng nghe những dư âm sâu lắng của quá khứ đọng lại, rồi trôi theo những món ăn với một vị đắng đắng” như anh Hạ Đ́nh Nguyên, một trong những “lănh tụ phong trào sinh viên” đă viết trong bài Về một vị đắng sau buổi họp mặt kỷ niệm “Phong trào Đấu tranh của Thanh niên-Sinh viên-Học sinh Sài g̣n” năm ngoái.

    Khi tôi vào năm thứ nhất, nhiều trong số anh chị tham gia xuống đường vài năm trước vẫn c̣n học năm thứ ba, thứ tư, và qua họ tôi biết con số sinh viên tham gia biểu t́nh không đông như báo chí thân Cộng mô tả và cũng không mang tầm vóc “quốc tế” chỉ với vài chàng thanh niên phản chiến Mỹ như bài kư thổi phồng của anh Huỳnh Tấn Mẫm. So với nhiều chục ngàn sinh viên liên khoa thuộc đại học Sài G̣n và các đại học tư tại miềm Nam thời đó, vài trăm anh chị bị xúi giục xuống đường chỉ là con số nhỏ.

    Thành thật mà nói, phần đông những sinh viên đi biểu t́nh là những người nặng t́nh cảm dành cho đất nước nhưng vô cùng nông nỗi. Các anh chị bất măn trước các bất công trong xă hội và phẩn uất khi nh́n cảnh điêu tàn đổ nát do cuộc chiến gây ra nhưng không nhận thức đúng nguyên nhân sâu xa của thực trạng bi thảm đang diễn ra trên đất nước và không đủ trưởng thành để cân nhắc trước một chọn lựa sinh tử của đời ḿnh.

    Tuổi trẻ ở đâu cũng thế, nhiệt t́nh, phản kháng, cương trực, vô tư, nhưng như tôi có lần đă viết, tại Việt Nam những đặc tính đó của tuổi trẻ bị Đảng Cộng sản lợi dụng tận cùng, không chỉ tiếng hát lời ca, mà c̣n cả thịt xương và từng giọt máu.

    Bài hát quen thuộc trong giới sinh viên trước năm 1975 nói lên một mơ ước chân thành của thế hệ trẻ “Rồi ḥa b́nh sẽ đến, đến cho dân tộc Việt, đôi bồ câu trắng rủ nhau về làng xưa…”, nhưng sau năm 1975, đàn bồ câu đă biến thành bầy kiến gặm nhấm vết thương dân tộc đang mưng mủ.

    Tiếng hát của các anh chị trên đường phố được thay bằng những tiếng rên của những bà mẹ đang bán máu ở các nhà thương. Lời ca của các anh chị sau được thay bằng là tiếng khóc của em thơ trên các vùng kinh tế mới.

    Đất nước ch́m đắm trong độc tài và đói khát. Hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, chết trên biển cả, chết dưới bàn tay hải tặc.

    Các anh các chi, có thể không phải là thủ phạm nhưng không thể phủ nhận là những người đă góp phần gây ra những điêu tàn đổ nát hôm nay. Xin đừng im lặng nữa.

    Nếu không đủ sức để hành động, hăy viết, hăy nói, hăy kể lại cho các thế hệ trẻ những bài học dù thất bại, những ước mơ dù bị phản bội, những kinh nghiệm dù được đổi bằng xương máu của ḿnh.

    Là những người có lương tâm, hôm nay, không có ṭa án nào kết án các anh chị nặng bằng ṭa án lương tâm của chính các anh chị.

    Là những người vốn nặng t́nh cảm, hôm nay, không có t́nh cảm nào cấu xé các anh chị bằng t́nh cảm các anh chị đă từng dành cho đất nước. Xă hội Việt Nam băng hoại, trụy lạc, tha hóa ngày nay là chiếc gương, các anh chị hăy soi vào đó để thấy lại chính ḿnh.

    Chế độ dân chủ non trẻ mà các anh chị góp phần đánh gục, đă quỵ xuống sáng ngày 30-4-1975 nhưng không chết.

    Và tại Việt Nam hôm nay, các gía trị dân chủ quư giá đó không chỉ là của miền Nam thôi, không chỉ là của Việt Nam Cộng Ḥa thôi mà đang là tài sản, hành trang và mục tiêu chung của cả dân tộc.

    http://www.danchimviet.info/archives/59759

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •