Page 116 of 471 FirstFirst ... 1666106112113114115116117118119120126166216 ... LastLast
Results 1,151 to 1,160 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1151
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trong khi Thanh Trắc Nguyễn Văn đă nhẹ nhàng trách hờn người yêu bé nhỏ của quăng đời học tṛ đă vội quên tháng ngày xưa cũ, quên con đường dẫn lối đến trường, t́m vui nơi bờ bến lạ.

    Con đường xưa đi học
    Hai đứa giờ hai nơi
    Em theo người xứ la.
    Anh lưu lạc phương trời.
    Em quên thời áo trắng
    Rơi nỗi buồn đâu đây
    Con đường anh trở lại
    Thăm thẳm một màu mây.


    Thanh Trắc Nguyễn Văn
    ('Con đường xưa đi học')

    Thường khi nói đến tà áo trắng rất nhiều người nghĩ đến mái trường thân yêu, đến phấn bảng học tṛ, đến tiếng ve gọi hè sang, đến hàng phượng vĩ với những bông hoa trĩu nặng thắm đỏ sân trường. Và màu đồng phục cho nhiều trường trung học nữ ở Việt Nam thường là màu trắng. Nhưng cũng có một số ít trường chọn màu xanh. Và màu tím cũng được chiếu cố. Điển h́nh là trường Gia Long đă một thời mang tên là 'Trường Nữ Sinh Áo Tím' từ ngày thành lập vào năm 1915 cho đến 1952. Đến năm 1953, đồng phục áo dài tím được thay thế bằng chiếc áo trắng với phù hiệu của trường - đóa mai vàng - khâu lên trên áo.

    Dù những tà áo dài trắng được ca ngợi nhiều trong thi văn thật sâu đậm nhưng điều này đă không làm xóa mờ nét dáng thanh dịu của tà áo dài xanh biêng biếc mà bao thi nhân, nhạc sĩ cũng đă hoà tiếng ḷng của ḿnh trong từng cơi thi tứ diệu vợi như nhà thơ Mường Mán đă thố lộ tâm t́nh khi nhớ về những ngày xưa cũ.


    Mùa cốm xa rồi hương c̣n đây
    Sâm cầm về đâu cánh nghiêng trời
    Biếc xanh tà áo em qua ngơ
    Gói cả sông hồ thương nhớ ai.


    Mường Mán
    ('Với Xuân Hà Nộí)

    Thử ṿng quanh thế giới âm nhạc, qua những nhạc phẩm Áo Lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên), Ngàn Thu Áo Tím (Hoàng Trọng), Tà Áo Cưới (Hoàng Thi Thơ), Tà Áo Tím (Hoàng Nguyên), Tà Áo Trắng (Trần Ngọc Lân), Tà Áo Đêm Noel (Tuấn Lê), Tà Áo Em Bay (Nguyễn Dũng) v.v. chúng ta hẳn sẽ thấy một số nhạc sĩ đă chuyên chở ḷng ḿnh qua h́nh ảnh tà áo dài trong ḍng nhạc của họ. Đặc biệt nhạc sĩ Đoàn Chuẫn đă đưa h́nh ảnh 'tà áo xanh' vào cung phím rất nhiều. Đối với nhạc sĩ, màu xanh biểu tượng cho những ước mơ, cho những đợi chờ, cho từng gợi nhớ chấp chới trong từng tiết điệu âm giai.

    Anh mong chờ mùa Thu
    Tà áo xanh nào về với giấc mơ
    Mầu áo xanh là mầu Anh trót yêu
    Người mơ không đến bao giờ


    Đoàn Chuẩn- Từ Linh
    ('Thu Quyến Rũ')


    Với bao tà áo xanh, đây mùa thu,
    Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ,
    Lá vàng, từng cánh, rơi từng cánh,
    Rơi xuống âm thầm trên đất xưa..



    Đoàn Chuẩn-Từ Linh
    ( 'Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay')


    Em c̣n nhớ, anh nói rằng:
    Khi nào em đến với anh,
    Xin đừng quên chiếc áo xanh ...



    Đoàn Chuẩn- Từ Linh
    ('Tà Áo Xanh')

    C̣n tiếp...

  2. #1152
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thật vậy, kể từ khi trôi giạt xứ người tôi mới thấy trân quư và lưu tâm đến giá trị của chiếc áo dài Việt Nam. Chiếc áo tiềm ẩn sắc thái quê hương mà những ngày c̣n lê lết ở mái trường Trung học tôi nào để ư đến. Ngày ấy, đă rất nhiều lần v́ ham nhảy dây tôi đă cột vạt trước, vạt sau thành nắm tay để không bị vướng mắc lúc chơi nên bị cha Tổng Giám Thị quở phạt khi thấy tà áo của tôi nhăn nhúm trông thật thảm thương lúc đứng chào cờ.

    Đi t́m cội nguồn của chiếc áo dài Việt Nam thật khó mà khẳng định được là chiếc áo dài thân thương của chúng ta có từ bao giờ. Nhưng dựa vào sự mô tả của chiếc áo dài đầu tiên với dáng h́nh tương tự như chúng ta thấy ngày nay, có người cho rằng áo dài có từ thập niên 30 của thế kỷ thứ XX do họa sĩ Cát Tường tạo kiểu.

    Theo tài liệu th́ trong quyển "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Cristoforo Borri đă mô tả cách trang phục của người Việt vào đầu thế kỷ thứ XVII qua chiếc áo dài rằng, mặc dù sống trong vùng nhiệt đới những người Việt ăn mặc rất kín đáo. Họ mặc năm, sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu. Cái thứ nhất dài đến mắt cá chân, c̣n những cái khác từng lớp và từng lớp khoác ở ngoài, ngắn dần và ngắn dần. Đó chính là chiếc áo mớ ba, mớ bảy của phụ nữ Việt c̣n thấy ở các làng quê Việt Nam như ở Quan Họ / Bắc Ninh. Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa.

    Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài gọi là các dải cánh sen. Lúc đi lại, các dải áo quyện vào nhau khi gió thổi bay tung lên trông thật đẹp mắt.

    Ngún ngỡn như anh thuyền chài
    Áo ngắn mặc ngoài áo dài mặc trong.(*)


    Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất phát từ phương Bắc khi chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong xưng là Vũ Vương vào năm 1744 đă bắt quan, dân phải mặc lễ phục lấy mẫu từ "Tam Tài Đồ Hội" của nhà Minh, Trung Hoa. Tuy nhiên, áo dài không phải là lễ phục mà chỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp khách hay đi chơi.
    Áo dài chớ tưởng là sang
    Bởi không áo ngắn phải mang áo dài (*)

    Trong quyển "Chín Chúa - Mười Ba Vua Triều Nguyễn" xuất bản năm 1997 ông Tôn Thất B́nh cũng viết là chiếc áo dài được h́nh thành từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nguyên chúa Nguyễn Phúc Khoát nghe người Nghệ-An truyền câu sấm: "Bát đại thời hoàn trung nguyên" (tám đời trở về trung nguyên), thấy từ Đoan Quốc Công đến nay vừa đúng tám đời bèn xưng hiệu lấy thể chế áo mũ trong Tam Tài Đồ Hội làm kiểu mà tạo ra chiếc áo dài. Thế là do tinh thần độc lập, muốn dân chúng trong địa phận ḿnh cai trị mang y phục riêng để phân biệt với miền Bắc. Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên cũng có chép sự kiện chúa Vũ Vương ở phương Nam bắt dân gian cải cách y phục vào khoảng năm 1744.


    Giả thuyết vừa nêu trên trái ngược với một bằng chứng cho thấy là chiếc áo dài đă có trước khi chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng Vương. Đó là bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ XVII ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh. Qua bức tượng này chúng ta có thể thấy là chiếc áo dài phụ nữ mặc thời đó cùng với các dải cánh sen, giống mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng như giáo sĩ Borri đă mô tả. Tuy nhiên, nếu dựa theo truyền thuyết th́ tiền thân của chiếc áo dài ngày nay đă có từ thời Hai Bà Trưng. Năm 39 sau Công nguyên, Hai Bà khởi quân đánh đuổi quan Thái thú Tô Định và quân nhà Hán. Khi cưỡi voi lâm trận Hai Bà Trưng đă mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng và trang sức thật lộng lẫy.

    Chiếc áo dài đă trải qua nhiều gian truân theo cùng mệnh nước. Vấn nạn thứ nhất là bao nhiêu mưu toan đồng hóa dân ta của bọn ngoại xâm phương Bắc qua một ngh́n năm bị Trung Hoa cai trị. Thứ đến là ảnh hưởng của thực dân Pháp trong ngót một thế kỷ bị đô hộ.

    Và gần đây nhất, chiếc áo dài thân thương của chúng ta đă chịu sự dập vùi cùng chung với thân phận con người theo hoàn cảnh chính trị và xă hội trên phần đất quê hương Việt Nam. V́ áo dài không thích hợp với công việc lao động cho nên sau năm 1954, chiếc áo dài đă biến mất trên nửa phần đất tổ quốc nơi miền Bắc trong khi tại miền Nam Việt Nam hai tà áo dài vẫn tiếp tục tung bay nơi công sở, trong học đường hay ngoài đường phố. Khi cuộc chiến chấm dứt trên quê hương vào cuối tháng Tư năm 1975 th́ chiếc áo dài cũng cùng chịu chung phận số với người dân miền Nam và chỉ được phục hồi từ dạo cuối thập niên 80 sau khi đất nước được cởi mở dần.

    Mặc dù đă nổi trôi theo ḍng lịch sử nhưng chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam ta không những vẫn trường tồn mà c̣n được hoàn mỹ thêm ra. Điều đó chứng tỏ là tinh thần bất khuất của dân tộc Việt đă được thể hiện qua chiếc áo dài.



    C̣n tiếp...

  3. #1153
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nói đến trang phục phụ nữ đặc thù của những quốc gia Á châu, chúng ta có thể kể đến chiếc Kimono của người Nhật hoặc chiếc áo Sường Xám của người Trung Hoa. Về thẩm mỹ, chiếc Kimono quá kín đáo, quá g̣ bó thân h́nh người phụ nữ, c̣n chiếc áo Sường Xám mặc dù có phần khêu gợi nhưng thiếu phần thanh tao, dịu dàng của phụ nữ. Trong khi đó, chiếc áo dài của ta vừa kín đáo, vừa gợi cảm lại vừa thướt tha, vừa uyển chuyển. Thân áo bó sát lấy thân h́nh, tôn vinh những đường cong mềm mại của vóc dáng người phụ nữ Việt Nam.

    Thêm vào đó, thân áo xẻ hơi cao, để lộ một chút thân ḿnh phía trên cạp quần. Hai tà áo dài xuống ngang nửa ống chân, quấn quít từng bước đi theo làn gió thoảng. Nói chung, áo dài của ta vượt trội hơn những trang phục Á châu khác, bằng chứng là tại hội chợ quốc tế Osaka, năm 1970 tại Nhật Bản, chiếc áo dài phụ nữ Việt Nam với các vạt áo bay lượn trong gió đă được quan khách quốc tế trầm trồ khen ngợi và đem lại vinh dự cho phái đoàn Việt Nam Cộng Ḥa và chiếc áo dài của Trương Quỳnh Mai được chọn là trang phục dân tộc đẹp nhất tại Tokyo vào năm 1995.


    Có phải em mang trên áo bay
    hai phần gió thổi một phần mây
    hay là em gói mây trong áo
    rồi thở cho làn áo trắng bay ?


    Nguyên Sa
    ('TươngTư')

    Về h́nh dạng, chiếc áo dài đă thay đổi rất nhiều qua bao thế kỷ để có được dáng nét mỹ miều như ngày nay. Sau đây ta thử nh́n qua những dạng chính theo thứ tự thời gian.



    Trước hết, ngoại trừ truyền thuyết về Hai Bà Trưng mặc áo hai tà, theo một số nhà nghiên cứu chiếc áo dài đầu tiên là áo Giao Lănh. Áo gồm bốn thân, mặc phủ ngoài yếm lót; nhưng khi mặc, hai thân trước để giao nhau chứ không buộc lại, với thêm một thắt lưng mầu buông thả. V́ chiếc áo này tương tự áo tứ thân về dáng h́nh cho nên có người cho rằng hai loại áo này là một. Vậy ta hăy xét kỹ về chiếc áo tứ thân xem sao, v́ đây là chiếc áo đă tồn tại cả mấy ngh́n năm, mặc cho bao thăng trầm của lịch sử.

    Ngày xưa, v́ kỹ thuật c̣n thô sơ nên vải được dệt thành khổ hẹp. Muốn may thành một cái áo, phải ráp bốn mảnh lại với nhau. Do đó mới có cái tên 'áo tứ thân'. Áo gồm hai mảnh đằng sau khâu lại giữa sống lưng làm thành sống áo, với mép nối của hai thân áo được dấu vào phía trong. Hai thân trước được buộc lại với nhau và để thơng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không cần cài khuy khi mặc. B́nh thường, gấu áo được vén lên, chỉ khi có đại tang, như tang chồng hay tang cha mẹ, mới thả xuống và mép vải để lộ ra ngoài thay v́ dấu vào trong. Áo tứ thân thường được mặc với áo yếm, với một dải vải thắt ngang lưng, đầu vấn khăn và đội nón quai thao.

    Tùy theo mục đích, chiếc áo tứ thân mang màu sắc khác nhau. Ngoài đồng ruộng hay trong những phiên chợ, chiếc áo tứ thân có màu nâu non, nâu già hoặc đen, mặc với váy vải thô nhuộm bùn. Nhưng trong những dịp hội hè đ́nh đám, cưới hỏi, áo được may bằng hàng the, nhiễu, thao, lụa, khoác bên ngoài chiếc yếm đỏ thắm hay hồng đào và phủ lên chiếc váy lĩnh hoa chanh hoặc váy sồi có thắt lưng màu lá mạ hay màu cánh chả bay lượn trong gió. C̣n về yếm, ngoài những màu vừa kể c̣n có màu nâu để mặc đi làm thường ngày ở nông thôn và yếm trắng mặc thường ngày ở thành thị.

    Về ư nghĩa, ta có thể t́m thấy trong các bài tham khảo những lời giải thích là bốn thân của chiếc áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu của hai vợ chồng, và buộc hai tà trước lại với nhau tượng trưng cho t́nh nghĩa vợ chồng âu yếm, quấn quít bên nhau.


    Đêm hè gió mát trăng thanh
    Em ngồi canh cửi c̣n anh vá chài
    Nhất thương là cái hoa lài
    Nh́ thương ai đó áo dài tấm thân
    Gặp người sao có một lần
    Để em thương nhớ tần ngần suốt năm (*)


    Áo tứ thân vẫn c̣n tồn tại ở một số địa phương, nhất là ở thôn quê, cho đến ngày hôm nay.



    C̣n tiếp...

  4. #1154
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đến đời vua Gia Long, vào đầu thế kỷ XIX, kiểu áo ngũ thân bắt đầu phổ biến trong giới phụ nữ quyền quư. Kiểu này giống như áo tứ thân, nhưng kín thân v́ hai vạt trước được may liền thành một vạt lớn dọc theo sống áo như vạt sau; cộng thêm một vạt con nằm dưới vạt trước về phía bên phải. Vạt con nối với hai vạt trước nhờ cổ áo có bâu đệm, và cài kín lại bằng năm chiếc khuy. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay cũng v́ cùng một lư do như thân áo, đó là v́ ngày xưa các loại vải tốt như gấm, lụa chỉ dệt được rộng nhất là 40 cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, trong khi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chiết eo. Gấu áo may vơng, vạt rất rộng, trung b́nh là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉ cao khoảng 2-3 cm.

    Về ư nghĩa th́ ngoài ư nghĩa của bốn thân áo chính như đă nêu trong phần áo tứ thân, thân thứ năm hay vạt con tượng trưng cho người mặc áo. Năm chiếc khuy áo tượng trưng cho Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín, năm đạo làm người theo Khổng Giáo.

    Áo dài năm nút hở bâu
    Để coi người nghĩa làm dâu thế nào (*)


    Từ chiếc áo ngũ thân, chiếc áo dài biến dạng với vạt con được thu gọn lại để trở thành chiếc áo dài mà chúng ta thấy ngày nay. Và dĩ nhiên, hai thân trước và sau không c̣n phải nối sống nữa. Tuy nhiên, nhiều phần của chiếc áo dài đă thay h́nh đổi dạng trong thế kỷ XX. Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo kiểu ngũ thân.

    Khi thực dân Pháp bắt đầu đô hộ nước ta vào cuối thế kỷ XIX, văn hóa Tây Phương cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam, đưa đến việc thay chữ Nho bằng chữ Quốc Ngữ và những đua đ̣i theo văn hóa Tây Phương mà điển h́nh là ở Hà Nội. V́ là một phần của văn hóa Việt Nam cho nên chiếc áo dài truyền thống cũng là đề tài của sự đổi mới. Các màu thông dụng như nâu, đen được thay bằng các sắc màu tươi sáng hơn, gây sôi nổi trong dư luận quần chúng thời ấy.

    Đến khoảng thập niên 1930, chiếc áo dài có một số thay đổi, mà nổi tiếng nhất phải kể đến kiểu áo Lemur của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, một thành viên của Tư. Lực Văn Đoàn. (Chữ Lemur viết trại theo danh từ Pháp 'le mur' có nghĩa là 'cái tường', tương tự như tên 'Cát Tường'). Nhóm Tự Lực Văn Đoàn đă dùng hai tờ báo Ngày Nay và Phong-Hóa để truyền bá tư tưởng cải cách văn hóa, xă hội của nhóm. Cũng trong tờ Phong-Hóa họa sĩ Cát Tường đă cổ vơ cho sự thay đổi về quan niệm trong cách ăn mặc: "Các nhà đạo đức thường nói: Quần áo chỉ là những vật dụng để che thân thể ta khỏi gió mưa, nắng lạnh, ta chẳng nên để ư đến cái đẹp, cái sang của nó làm ǵ. Theo ư tôi, quần áo tuy dùng để che thân thể, song nó có thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái tŕnh độ trí thức của một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục của người nước họ, ta cũng đủ hiểu".

    Kiểu áo Lemur cho thấy ảnh hưởng của Âu châu, mặc dù áo vẫn giữ nguyên phần áo dài với cổ cao, không có eo. Những thay đổi gồm cổ áo khoét h́nh trái tim, cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ; vai bồng; tay nối ở vai, tay măng-sét; gấu áo cắt kiểu sóng lượn nối vải khác màu hay đính ren diêm dúa; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. V́ những đặc tính táo bạo như vậy cho nên có giới nghệ sĩ hay giới ăn chơi thời đó mới dám mặc. Và cũng v́ lư do đó chiếc áo Lemur đă sớm đi vào quên lăng vào khoảng năm 1934. Một điểm khác biệt nữa so với áo dài thời trước đó là vạt áo không c̣n phải nối sống nữa v́ hàng vải nhập cảng có khổ rộng hơn hàng nội hóa thời đó.

    Khi kiểu Lemur lan đến thủ đô Huế, một số các cô tân thời đă chạy theo kiểu này, làm đề tài cho bài vè sau đây:

    Vè vẻ vè ve
    Nghe vè 'mốt' áo
    Bận áo lơ-muya
    Đi giày cao gót
    Xách bóp-tờ-phơi
    Che dù cánh dơi
    Đi chơi Cụ Ngáo
    Ăn cháo không tiền
    Cởi liền lơ-muya!

    Đi đôi với chiếc áo dài mới là một vài cải cách khác, đó là nhiều phụ nữ tân thời không c̣n nhuộm răng đen nữa, tóc vấn trần hoặc búi lỏng và rẽ ngôi lệch. Đây là cơ hội để nhà thơ Tú Mỡ ở Hà Nội nhại bài Mười Thương để châm biếm:

    Một thương tóc lệch đường ngôi
    Hai thương quần trắng, áo mùi, khăn 'san'
    Ba thương hôm sớm điểm trang
    Bốn thương răng mọc hai hàng trắng phau
    Năm thương lược Huế cài đầu
    Sáu thương ô lụa ngả màu thanh thiên
    Bảy thương lắm bạc nhiều tiền
    Tám thương động tí 'nữ quyền' giở ra
    Chín thương cô vẫn ở nhà
    Mười thương... thôi để ḿnh ta thương ḿnh!


    Vào năm 1934, sau khi áo Lemur đến rồi đi, họa sĩ Lê Phổ đă cải tiến kiểu Lemur bằng cách dung ḥa với kiểu áo ngũ thân cũ, bỏ đi những nét Tây phương như không tay phồng, cổ hở, không viền tṛn vạt dài v.v. nhưng ôm sát thân người để hai tà áo mềm mại tự do bay lượn. Đây là kiểu áo rất gần với chiếc áo dài tân thời ngày nay. Những thay đổi từ chiếc áo dài Lê Phổ cho đến ngày nay được tóm tắt như sau:

    - Cuối thập niên 1950, bà Trần Lê. Xuân, vợ ông Ngô Đ́nh Nhu, xuất hiện trước công chúng trong kiểu áo dài cổ khoét kiểu thuyền và tay ngắn. Kiểu áo rất được ưa chuộng .


    - Khoảng thập niên 1960, nhà may Dung Dakao ở Sài G̣n tung ra kiểu áo dài tay Raglan, ráp tay xéo vai do đó bớt được những đường nhăn hai bên nách và đùn vải nơi vai. Đây là một cải tiến quan trọng và được ưa chuộng cho đến ngày nay. Đi với kiểu tay Raglan là nhiều kiểu biến chế lạ mắt như thân áo may bằng hàng dày, nhưng phía ngực và tay lại bằng hàng hàng mỏng; hoặc thân áo và hai tay là hai màu tương phản.

    - Đầu thập niên 70 -75 là thời kỳ của áo dài mini-Raglan. Đó là áo dài raglan may với tà áo cao và gọn. Kiểu này rất được giới trẻ, nhất là các nữ sinh Sài G̣n ưa chuộng măi cho đến ngày miền Nam thất thủ. Đối lại với kiểu mini-Raglan là kiểu maxi-Raglan tha thướt, dịu dàng, rất hợp với các bà.

    Ngoài ra, một số nhà may tại Sài G̣n c̣n tung ra thị trường kiểu áo dài ba tà gồm một vạt sau và hai vạt trước, với nút gài từ cổ xuống eo. Áo ba tà được mặc với quần ống voi, và không được ưa chuộng cho lắm v́ không thích hợp với bản chất nhẹ nhàng của phụ nữ Việt Nam.

    Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy chiếc áo dài có những canh tân quá đáng như hở ngực, hở cổ hoặc chỉ có một tay v.v. như các kiểu áo Tây phương. Những 'phát minh' loại này đă và sẽ bị đào thải nhanh chóng.

    Mong rằng những cải tiến, nếu có, sẽ nhắm vào việc duy tŕ phẩm chất thuần túy của chiếc áo dài quốc hồn quốc túy, vương mang linh hồn dân tộc Việt, cũng như làm tăng thêm giá trị mỹ thuật độc đáo, để cho chiếc áo dài thân thương của chúng ta măi măi không bao giờ bị lấn át bởi các trào lưu thời trang Tây phương, và sẽ giữ vững ngôi vị độc tôn với dáng nét kiêu sa không những ở quê nhà mà c̣n ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

    Nói tóm lại, trải qua mấy ngh́n năm biển dâu chiếc áo dài Việt Nam đă được biến cải từ chiếc áo Giao Lănh mộc mạc thành chiếc áo dài trang nhă, đài các, không những đă chiếm một địa vị quan trọng trong lịch sử lẫn trong văn hóa Việt; một thứ di sản văn hóa mang đủ tính chất nghệ thuật vừa thướt tha, vừa dịu dàng, vừa sang trọng, vừa lăng mạn, tôn vinh nét đẹp của phụ nữ Việt, không c̣n chỉ loanh quanh ẩn núp bên các đường phố Việt Nam, mà c̣n tự hào vươn ḿnh tung bay trên nhiều phố phường dưới bầu trời thế giới hôm nay. Đó là nhờ công lao ǵn giữ của cả dân tộc cũng như công sáng tạo của bao nhà họa kiểu.

    Hoàng hôn đang xuống chậm. Lăng đăng các sắc màu tím hồng hỗn hợp thấm đẫm chân trời. Thấp thoáng dưới bóng chiều bảng lảng, những tà áo dài nhẹ bay trong chiều nắng thu phai.

    Hoàng Huy Giang




    http://chimviet.free.fr/quehuong/chung/hhgn050.htm

  5. #1155
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Áo dài trong thi ca



    Chiếc áo dài với phần trên ôm sát tấm thân thon thả của phụ nữ để hai tà bay lửng lơ cuốn quít theo làn gió trông thật thơ mộng, thật trữ t́nh đă là nguồn cảm hứng cho biết bao tâm hồn nghệ sĩ, phong phú hóa kho tàng thơ, văn, nhạc, họa, nhiếp ảnh trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam như cố thi sĩ Nguyên Sa đă ngất ngây gửi hồn trong hai tà áo người t́nh:

    Có phải em mang trên áo bay
    hai phần gió thổi một phần mây
    hay là em gói mây trong áo
    rồi thở cho làn áo trắng bay ?


    Nguyên Sa

    ('Tương Tư')

    C̣n Nguyễn Tất Nhiên đă hănh diện đề cao nét trang nhă, đài các của tà áo dài Việt Nam đáng là đại diện cho sắc phục phương đông.

    Tháng giêng em áo dài trang nhă
    Tỉnh lỵ c̣n nguyên nét Việt Nam
    Đài các chân ngà ai bước khẽ
    Quyện theo tà lụa cả phương đông


    Nguyễn Tất Nhiên

    ('Tháng Giêng, Chim')




    Khoảng trời xanh với những mộng mơ lăng mạn ươm kín sách vở học tṛ cùng tà áo dài trắng trinh nguyên đă được biết bao tâm hồn thi nhân chở chuyên tâm sự như nhà thơ Luân Hoán đă một thời vướng mắc suy tư, để rồi dù ḍng đời trôi chảy ông vẫn không quên những ǵ đă xảy ra nơi sân trường mắt biếc:

    em có nhớ trong sân trường bữa ấy
    giờ ra chơi em phơi nắng chiều đông
    gió bấc khô làm đôi má se hồng
    cùng chúng bạn em ngồi quanh gốc phượng
    tà áo trắng xoè như đôi cánh lượn
    trải dịu dàng trên cỏ mượt mà xanh


    Luân Hoán

    ('Trong Sân Trường Bữa Ấy)

    Và Bảo Cường cũng cùng một hoài niệm như Luân Hoán đă chắt chiu trong ḷng bao kỷ niệm xa xưa của thời áo trắng:

    Ngày xưa áo lụa tung bay
    Tóc em theo gió vờn mây cuối trời
    Trường Tiền áo trắng tinh khôi
    Em nghiêng nón... giấu nụ cười làm duyên


    Bảo Cường

    ('Áo trắng ngày xưa)



    Trong khi Thanh Trắc Nguyễn Văn đă nhẹ nhàng trách hờn người yêu bé nhỏ của quăng đời học tṛ đă vội quên tháng ngày xưa cũ, quên con đường dẫn lối đến trường, t́m vui nơi bờ bến lạ.


    Con đường xưa đi học
    Hai đứa giờ hai nơi
    Em theo người xứ la.
    Anh lưu lạc phương trời.
    Em quên thời áo trắng
    Rơi nỗi buồn đâu đây
    Con đường anh trở lại
    Thăm thẳm một màu mây.


    Thanh Trắc Nguyễn Văn

    ('Con đường xưa đi học')

    Thường khi nói đến tà áo trắng rất nhiều người nghĩ đến mái trường thân yêu, đến phấn bảng học tṛ, đến tiếng ve gọi hè sang, đến hàng phượng vĩ với những bông hoa trĩu nặng thắm đỏ sân trường. Và màu đồng phục cho nhiều trường trung học nữ ở Việt Nam thường là màu trắng. Nhưng cũng có một số ít trường chọn màu xanh. Và màu tím cũng được chiếu cố.

    Dù những tà áo dài trắng được ca ngợi nhiều trong thi văn thật sâu đậm nhưng điều này đă không làm xóa mờ nét dáng thanh dịu của tà áo dài xanh biêng biếc mà bao thi nhân, nhạc sĩ cũng đă hoà tiếng ḷng của ḿnh trong từng cơi thi tứ diệu vợi như nhà thơ Mường Mán đă thố lộ tâm t́nh khi nhớ về những ngày xưa cũ.


    Mùa cốm xa rồi hương c̣n đây
    Sâm cầm về đâu cánh nghiêng trời
    Biếc xanh tà áo em qua ngơ
    Gói cả sông hồ thương nhớ ai.



    Mường Mán

    ('Với Xuân Hà Nộí)






    Thử ṿng quanh thế giới âm nhạc, qua những nhạc phẩm Áo Lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên), Ngàn Thu Áo Tím (Hoàng Trọng), Tà Áo Cưới (Hoàng Thi Thơ), Tà Áo Tím (Hoàng Nguyên), Tà Áo Trắng (Trần Ngọc Lân), Tà Áo Đêm Noel (Tuấn Lê), Tà Áo Em Bay (Nguyễn Dũng) v.v. chúng ta hẳn sẽ thấy một số nhạc sĩ đă chuyên chở ḷng ḿnh qua h́nh ảnh tà áo dài trong ḍng nhạc của họ. Đặc biệt nhạc sĩ Đoàn Chuẫn đă đưa h́nh ảnh 'tà áo xanh' vào cung phím rất nhiều. Đối với nhạc sĩ, màu xanh biểu tượng cho những ước mơ, cho những đợi chờ, cho từng gợi nhớ chấp chới trong từng tiết điệu âm giai.

    Anh mong chờ mùa Thu
    Tà áo xanh nào về với giấc mơ
    Mầu áo xanh là mầu Anh trót yêu
    Người mơ không đến bao giờ


    Đoàn Chuẩn- Từ Linh

    ('Thu Quyến Rũ')


    Với bao tà áo xanh, đây mùa thu,
    Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ,
    Lá vàng, từng cánh, rơi từng cánh,
    Rơi xuống âm thầm trên đất xưa..


    Đoàn Chuẩn-Từ Linh

    ( 'Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay')

    Em c̣n nhớ, anh nói rằng:
    Khi nào em đến với anh,
    Xin đừng quên chiếc áo xanh ...


    Đoàn Chuẩn- Từ Linh

    ('Tà Áo Xanh')


    http://chimviet.free.fr/quehuong/chung/hhgn050.htm
    Last edited by Tigon; 03-12-2012 at 10:54 AM.

  6. #1156
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy... đang hay mà ..... !!!!

    Xin lỗi trước khi đưa nhận xét ;
    nmq đang đọc một bài hay mà đến chót lại gặp một bài..( có bầu ba tháng... ) nên để ở mục TIN RIÊNG th́ lại cản đường ở đây. Chỉ là ư nghĩ riêng của cá nhân. Cảm phiền./. nmq

  7. #1157
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Tập ảnh Nghệ Sĩ 73 (Nhựt báo Trắng Đen) Sài G̣n














  8. #1158
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642













  9. #1159
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642













  10. #1160
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiếng Hát Vượt Thời Gian của Saigon Thuở Ấy đă bị Alzheimer




    H́nh danh ca Thái Thanh trên b́a một CD ca nhạc.

    Theo tin từ Calitoday ,nữ danh ca Thái Thanh đă bị bệnh Alzheimer và hiện đang tịnh dưỡng trong
    Nursing Home .

    Nói về “ngôi vị” của Thái Thanh trong giới ca sĩ Sài G̣n trước 75 có lẽ không ai chính xác bằng “người trong giới”, đặc biệt là một trong các danh ca hàng đầu thuở ấy – Lệ Thu.

    Năm 1970, nhân chuyến tham dự khai mạc Hội Chợ Osaka, Nhật Bản, Lệ Thu đă trả lời phỏng vấn của báo chí : “Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm phục !“. Cũng chính Lệ Thu, trong một ca khúc hải ngoại nhớ về Sài G̣n, đă “sửa” ca từ của một câu khi hát “Đâu rộn ràng tiếng hát Thái Thanh?” Kiêu ngạo và đắt giá nhất trong giới ca sĩ ngày đó, Lệ Thu chỉ chấp nhận “nghiêng đầu” trước Thái Thanh.

    Sự thật th́ sao ? Mặc dầu Thái Thanh đi trước cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề so với hai diva Lệ Thu và Khánh Ly (cũng như với hầu hết các ca sĩ khác), giọng ca lẫn cách hát của bà vẫn “trẻ trung”, “hiện đại” và “độc đáo” nhất, đặc biệt với những ca khúc này :

    1) CHUYỆN T̀NH BUỒN

    2) ĐẠO CA 8 – GIỌT CHUÔNG CAM LỘ

    3) ĐẠO CA 9 – CHẮP TAY HOA

    4) ĐÊM MÀU HỒNG

    5) NGÀY XƯA HOÀNG THỊ

    6) RU TA NGẬM NGÙI

    7) TẠ ƠN ĐỜI

    8) TIẾNG HÁT TO

    9) T̀NH SẦU DU TỬ LÊ

    Tôi vẫn tin là bạn không cần nh́n các ca sĩ (Việt Nam) “làm tṛ” khi họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái Thanh th́ khác, bạn nên ngắm “khẩu h́nh” của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm (articulate) từng “âm”, từng “chữ” - chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng) trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm; điều đó tác động đến cả cặp lông mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt nữa. Mà không chỉ thế, hăy nh́n thanh quản ở cổ, nh́n hai vai, và tay,.., của người hát.

    Cách “phát âm” / “cấu âm” của Thái Thanh, bắt đầu từ “bộ máy phát âm”, đă tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt, rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như “đang bơi”, hay “đang bay”, (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với bà, là Tất Cả – là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ.

    Yên Huỳnh post (theo Con C̣)



    http://www.baocalitoday.com/index.ph...-ngh&Itemid=53

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •